icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1710 >

VN phải thấy rõ bản chất bành trướng của TQ, và tính lưỡng lự bất nhất của Mỹ trong chiến lược

Subject: ***_TQ_lợi_dụn g_rồi_lấn_lướt _Mỹ_như_thế_nào_kể_từ_1972_?
From: Dân Việt
Date: Wed, August 31, 2016 3:45 pm

Cả Mỹ và TQ đều không thể ngăn cản VN trong đại thắng giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước, sau 15 năm dài 1960 - 1975 chiến đấu gian lao nhưng hào hùng oanh liệt.

Nhưng trong việc gỡ thế khó chiến lược cho Mỹ
TQ đã thông gian với Mỹ để trao đổi ảnh hưởng tại Biển Đông .

Nay TQ mạnh lên, Mỹ yếu dần TQ muốn nhân đấy thay Mỹ làm bá chủ khu vực .

Việc TQ bành trướng xuống Biển Đông khởi đầu từ nhượng bộ của Mỹ
sau khi TT Nixon năm 1972 đến TQ cầu cứu Mao để tìm cách gỡ rối thế trận tại VN .

- Chính Mỹ đã bật đèn xanh cho TQ chiếm nốt phần còn lại (phía tây) của Hoàng Sa

- Chính Mỹ đứng về phía TQ ủng hộ chế độ diệt chủng Pol Pot đánh thọc sườn VN.

- Chính Mỹ giúp TQ về tài chính và khí tài quân sự .

- Chính Mỹ lờ đi việc TQ chiếm các bãi đá Trường Sa năm 1988 .

TQ được đàng chân, lân đàng đầu tại Biển Đông, hay nói theo lối Mỹ,
"you give them an inch, they take a mile "
"anh nhích cho nó một chút xíu, nó đòi lấy cả một dặm đường !"

Chính Mỹ qua chiến lược toàn cầu hóa giao thương, - lôi kéo TQ vào quĩ đạo kinh tế của Mỹ và EU - đã giúp TQ mạnh lên để ngày càng thách thức Mỹ tại khu vực .

VN phải thấy rõ bản chất bành trướng của TQ và tính lưỡng lự bất nhất của Mỹ trong chiến lược bao vây TQ .

Ngay cả việc Mỹ bao vây Nga, dồn Nga vào thế thủ tại Đông Âu đã có tác dụng ngoài ý muốn là đẩy Nga và TQ vào cùng một thế đối đầu với Mỹ:

- Nga đối đầu Mỹ tại Syria và Trung đông
- TQ đối đầu Mỹ tại Tây Thái Bình Dương .


VN phải thận trọng giữ thế cân bằng chiến lược, không thể để nước mình bị xé đôi như Ukraine, hay rách bươm như Syria .

VN mới đây, qua Chủ Tịch nước, đã cảnh báo trước thế giới, rằng chiến tranh tại Biển Đông sẽ mang lại thua thiệt cho tất cả mọi bên liên hệ .

VN tuy nhỏ nhưng "có võ", biết phòng thân nhưng chỉ dụng võ nếu TQ nổi điên, làm ẩu tại Biển Đông.

Việt Dân

Chuyên gia: “Việt Nam có tên lửa, tàu ngầm Nga, sức mạnh quân sự lớn nhất Đông Nam Á

Sputnik dẫn phát biểu của nhà Đông phương học Nga nổi tiếng, giáo sư sử học Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg đánh giá: Xét cho cùng thì chính nhờ vào nước Mỹ trong năm 1974 đã bắt đầu bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ đã "bật đèn xanh" cho Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa sau khi rút hết quân đồn trú của quân đội miền nam Việt Nam bố trí ở đó, Mỹ đã im lặng trong năm 1988 khi Trung Quốc chiếm quần đảo Trường Sa. Không có lý do nào để hy vọng vào Mỹ. Hãy xem những gì đang xảy ra trên thực tế. Mà trên thực tế người Mỹ muốn để các nước khác kiềm chế Trung Quốc trong khu vực”.


Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép với đường băng,nhà chứa máy bay và các công trình quân sự khác

Ông Kolotov nói: “Họ (Mỹ) chỉ bảo vệ các lợi ích riêng của mình, và lợi ích của Việt Nam và Mỹ không phải luôn luôn trùng hợp với nhau. Cần phải nhớ rằng ý tưởng về cái gọi là "đường 9 đoạn" trong Biển Đông do Quốc Dân Đảng đề xướng trong năm 1947. Và Mỹ cũng dính đến vụ việc bởi vì khi đó Quốc Dân Đảng nằm dưới sự ảnh hưởng mạnh của Mỹ" (Mỹ lúc ấy không tích cực phản đối đường lưỡi bò của chế độ TQ Tưởng Giới Thạch . nth-fl).

Theo ý kiến của chuyên gia Nga, trên thế giới hiện nay cần phải bảo vệ lập trường của mình không chỉ trên lời nói mà còn bằng những hành động cụ thể. Ông Kolotov nêu rõ: "Trong một thời gian dài Việt Nam đã kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, thông qua các kênh ngoại giao, nhưng những tuyên bố như vậy không có ảnh hưởng gì tới Trung Quốc. Bắc Kinh đã thực hiện những bước đi đơn phương, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, nhằm mở rộng vùng kiểm soát của mình, bắt đầu xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng quân sự ở đó. Việt Nam đã hết kiên nhẫn và bắt đầu bố trí trên một số đảo các vũ khí để bảo vệ lợi ích của mình.

Giáo sự Kolotov đánh giá, sự cân bằng quyền lực trong khu vực đã thay đổi rất nhiều có lợi cho Trung Quốc. Việt Nam đang thực hiện những bước đi nhỏ đầu tiên để chấn chỉnh tình trạng này. Hà Nội không muốn để tái diễn các sự kiện năm 1988.

Vị chuyên gia Nga khẳng định: “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, và nếu xét thấy cần thiết họ có quyền di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của mình. Việt Nam sở hữu không chỉ một số lượng hạn chế các hệ thống tên lửa của Israel đang được đưa ra các hòn đảo. Việt Nam còn có các hệ thống tên lửa mạnh hơn của Nga, các tàu ngầm và các loại vũ khí hiện đại khác. Không nên quên rằng, Việt Nam là quốc gia với sức mạnh quân sự lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, và trong thế kỷ XX Việt Nam không thua một cuộc chiến tranh nào".


Tên lửa chống hạm Bastion-P của Việt Nam


Tên lửa Extra của hải quân Việt Nam


Tên lửa diệt hạm Klub-S trang bị cho tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam

Giáo sư Vladimir Kolotov cho rằng Việt Nam đã thực hiện bước đi trong ván cờ chính trị khu vực. Đã đến lúc hành động. Trong các cuộc thảo luận nên đưa ra những luận chứng mới để các đối tác nghe rõ hơn ý kiến của các chính trị gia và các nhà ngoại giao Việt Nam.

An Công-VT