icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1706 >

Ý kiến khác về tiếng Anh “ba rọi” của người Việt bây giờ

Subject: Re:_Thảm_họa_tiếng_Anh_ “ba_rọi”_của_người_Việt_bây_giờ
From: Wissai2
Date: Sat, August 27, 2016 11:20 pm

Đừng quan tâm đến việc Người Việt mượn từ ngữ Tiếng Anh. Ngữ Vựng chỉ là một phần yếu và hời hợt nhất của ngôn ngữ. Cách phát âm và văn phạm mới là những điểm quan trọng và ít thay đổi theo thời gian. Từ ngữ là do đa số người nói định đoạt. Nếu thịnh hành vì lẹ và tiện.

Tiếng Anh mượn từ ngữ rất nhiều từ những dân mà Người Anh tiếp xúc. 60% từ ngữ Tiếng Anh có gốc từ Tiếng Pháp (ảnh hưởng của sự đô hộ của Người Pháp gốc Normandie vào khoảng trên 100 năm) hoặc trực tiếp từ Tiếng La Tinh (thời Trung Cổ và Phục Hưng khi học giả muốn làm giàu Tiếng Anh). Có một học giả nói với tôi rằng nếu Pháp không cai trị nước Anh hơn 100 năm, Tiếng Anh có lẽ giống như Tiếng Hoà Lan ngày nay. Nói về Hoà Lan, nếu xài "Holland" là muốn nói đến Nước Hoà Lan là sai vì chữ đúng là The Netherlands gồm có North Holland and South Holland.

Khi Đế Quốc Anh bành trướng trong 300 năm, Người Anh mượn từ ngữ của dân thuộc địa. Hậu quả là Tiếng Anh rất giàu ngữ vựng, có khả năng diễn tả chính xác những gì người sử dụng muốn nói/viết, nhưng ngược lại xài cho đúng chữ trong Tiếng Anh rất khó vì có nhiều từ đồng nghĩa, nhưng mỗi chữ có một nghĩa riêng biệt. Tiếng Anh rất dễ học lúc ban đầu, nhưng càng lên cao càng khó. Ngay cả ký giả và nhiều dân có bằng Cữ Nhân và Cao Học khi nói và viết vẫn phạm nhiều lỗi. Qua cách viết Tiếng Anh, chúng ta biết ngay trình độ của người viết về tiếng này.

Tiếng Pháp dù có Hàm Lâm Viện bảo vệ, nhưng dân chúng vẫn mượn từ ngữ từ Tiếng Anh (vì gần biên giới và TV) và Tiếng Mỹ (vì ảnh hưởng báo chí và điện ảnh).

Wissai
canngon.blogspot.com
______________________
On Aug 27, 2016, at 10:09 PM, Tran Quang Dieu wrote:

Thảm họa tiếng Anh “ba rọi” của người Việt bây giờ
Đào Văn Bình
26-Aug-2016

LTS: Trước đây khá lâu, những người Việt ở hải ngoại còn phân biệt tiếng Việt xưa với tiếng Việt trong nước ngày nay. Một số người tỏ ra kỳ thị, phân biệt những từ ngữ mới ở trong nước là "tiếng Việt Cộng". Rồi tiến sang giai đoạn kế, cách đây ít năm, người ta còn tranh luận nhau thế nào là tiếng Việt trong sáng, và hô hào duy trì "tiếng Việt trong sáng" (mặc dù chưa ai đồng ý với nhau về định nghĩa). Nay thì cả trong nước lẫn ngoài nước, người ta không còn biết mình đang nghe tiếng Việt hay tiếng Anh, tiếng Việt bị gãy khúc vá víu, chẳng còn chỗ nào nguyên để nói đến trong hay đục! Ở ngoài nước thì lớp người trẻ không có nhiều điều kiện để thực tập tiếng Việt, nên ngọng nghịu tiếng Việt, xen tiếng Anh để lấp đi đã đành. Còn bên trong nước cũng đua đòi nói tiếng Anh. Mặc dù được phát xuất từ hai nguyên nhân khác nhau, tình trạng cả hai bên đều bị khuyết tật gần giống nhau. Bài viết sau đây mô tả thảm trạng này rất chính xác. Đọc phần kết luận thấy đau buồn biết bao! (SH)

...
http://sachhiem.net/DAOVB/VH/DaovBinh_TiengViet4.php