icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1507 >

Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc

Subject: ***_Mao:_Vị_thánh_lỗ i_lầm_của_Trung_Quốc
From: Mike Wilson
Date: Thu, May 19, 2016 4:48 pm


Mao Zedong 毛泽东

1. TQ đánh mất vị thế và nhân cách của nó - vào cuối đời nhà Thanh - khi nó bị phân thây cai trị bởi phương tây

2. Tệ hơn nữa, TQ đã đánh mất linh hồn của nó dưới thời Mao, 1949 – 1976

3. Vậy linh hồn văn hóa của TQ là gì ?
- TẤT CẢ ĐỀU DỒN VÀO MỘT CHỮ "NHÂN", nhân túy, nhân bản, nhân ái, nhân văn ...

4. Mao là một thiên tài chiến lược về du kích chiến và chiến tranh nhân dân
nhưng trong cội rễ tâm thức, Mao vẫn "bất nhân" - và toàn bộ sách lược chính trị của Mao là bất nhân về đối nội cũng như đối ngoại

Sự bất nhân đối ngoại của Mao hiển lộ rõ qua vai trò TQ trong chiến tranh VN và trong chiến tranh Việt - Hoa 1979, 1988

Ngược lại, so với bản chất của chế độ CSTQ, chế độ CSVN không bao giờ "bất nhân" như vậy - dù đối nội hay đối ngoại !

VN không hề giết dân hàng triệu người như TQ (cải cách ruộng đất là lỗi lầm duy nhất, chỉ làm chết vài ngàn dân do sai lầm thù hận cá nhân - đã được lãnh đạo thú nhận, sửa sai, và không hề lặp lại)

VN lại còn làm một nghĩa cử "đại nhân" là cứu vớt dân Campuchia khỏi nạn Khmer Rouge diệt chủng trong khi chính VN đang bị khốn khó trăm bề,
lại còn bị Mỹ và TQ hợp sức trả thù, rửa hận !!!

5. Cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa do Mao đề xướng và giật giây
đã xóa bỏ mọi tàn tích văn hóa tốt đẹp của TQ và lý tưởng "nhân ái, khoan hòa" của dân TQ

6. TQ ngày nay chỉ sống để "rửa nhục" bằng mọi giá - và chỉ biết dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự để giành ngôi bá chủ thiên hạ

7. TQ ngày nay chỉ biết kiếm tiền qua giao thuơng và sẵn sàng đe dọa những ai không nhường nhịn họ .

8. Sự băng hoại đạo đức của TQ hiện có hai mặt :

- Một là, do chính sách bất nhân của Mao đã làm thui chột linh hồn quốc dân TQ

- Hai là, do sức ép cạnh tranh vật chất quá độ của kinh tế thị trường và tư bản chủ nghĩa ngoại nhập

Phải thấy rõ hai mặt của một vấn đề, mà không chỉ bênh vực tư bản chủ nghĩa, hay chỉ phê bình cộng sản chủ nghĩa

nth-fl
_______________
http://www.viethaingoai.net/mao-vi-thanh-loi-lam-cua-trung-quoc.1.html

Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc

...

Sau khi chính quyền Quốc Dân Đảng sụp đổ vào năm 1949, nước “Trung Hoa mới” của Mao xuất hiện. Gần như ngay lập tức, ông ta đưa ra một chiến dịch đàn áp những người “phản cách mạng”, khiển trách một tỉnh vì đã “quá khoan dung, không giết đủ.”

Giết chết “kẻ thù” không phải là mục đích duy nhất. Mao muốn [người dân] thấm nhuần sự tuân phục bằng cách khiến cho càng nhiều người chứng kiến sự khủng bố càng tốt. Như ông ta đã nói vào năm 1951: “Nhiều nơi không dám giết bọn phản cách mạng với quy mô lớn trước công chúng. Tình trạng này phải được thay đổi.”

Vào những năm đầu thập niên 1950, hàng triệu người dân Bắc Kinh đã được lệnh phải chứng kiến 30.000 vụ kết án và hành quyết. Thật vậy, chỉ trong năm 1950 và 1951, đã có khoảng ba triệu người chết do bị hành quyết, tra tấn, hoặc tự tử.

Rất nhiều người Trung Quốc đã được gửi đến các trại lao động, nơi tù nhân phải lao động chân tay rất khắc nghiệt để “thay đổi thói quen và tư duy tư sản” của họ. Năm nào cũng có khoảng 10 triệu “người lao động” như vậy. Trong suốt thời gian Mao cầm quyền, ước tính có 27 triệu người chết trong các trại lao động.

Gần 38 triệu người đã chết vì đói và lao lực trong phong trào Đại Nhảy vọt (1958-1961) khét tiếng nhằm bắt kịp với phương Tây. Mao đã phản ứng như thế nào? “Khi thực hiện tất cả các dự án này, một nửa dân số Trung Quốc có thể phải chết. Nếu không phải một nửa, thì một phần ba, hoặc một phần mười – 50 triệu người – phải chết… Nhưng người ta không thể đổ lỗi cho tôi mỗi khi có người chết.”

Mao phát động Cách mạng Văn hóa (1965-1976) để trả thù những kẻ dám phản đối những chương trình “điên rồ” của mình, khiến hàng triệu người chết.
Mao cũng ra lệnh cho đất nước phải tiêu diệt “Bốn cái cũ”: ý tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ. Kết quả là, Hồng vệ binh đã phá hủy những bộ sách cổ, những món đồ cổ vô giá, các di tích trên khắp đất nước, và gần như tất cả các tu viện Phật giáo ở Tây Tạng.

Người ta ước tính tổng cộng hơn 70 triệu người đã chết trong nước “Trung Hoa mới” của Mao. Còn các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay thì tự hào tuyên bố đó là thành tựu của họ.

Khi Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka đến Trung Quốc vào năm 1974, ông đã cúi đầu tạ lỗi trước Chủ tịch Mao, xin lỗi vì những đau khổ mà quân xâm lược Nhật Bản gây nên. Mao đáp lại bằng câu nói nổi tiếng: “Không cần phải xin lỗi. Chúng tôi còn phải cảm ơn nước ông. Bởi nếu không có cuộc xâm lược của các ông, phe Cộng sản chúng tôi đã không giành chiến thắng.”

Vậy còn nước “Trung Hoa mới” ngày nay, với những tòa nhà chọc trời, hệ thống đường cao tốc hiện đại, và chủ nghĩa tư bản không kiểm soát? Thực tế không lấp lánh như vẻ ngoài của nó. GDP bình quân đầu người hàng năm tại Thượng Hải, thành phố hàng đầu Trung Quốc, vẫn ở mức 3.000 USD (năm 2005-NBT), một con số rất nhỏ so với Đài Loan và Hồng Kông. Năm mươi năm cai trị tồi tệ của cộng sản đã biến nơi từng là thành phố tiên tiến nhất ở châu Á thành một kẻ đứng bên lề (a distant also‑ran).
Các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc cần phải thừa nhận quá khứ của mình và từ bỏ Mao cũng như các di sản cộng sản. Đất nước cần một hiến pháp mới – một hiến pháp coi trọng dân chủ thực sự.

Người dân Trung Quốc từ lâu đã sẵn sàng cho việc này. Việc duy trì danh xưng “cộng sản” trong khi phục hồi chủ nghĩa tư bản và khăng khăng rằng Mao “bảy phần đúng”, mặc cho tất cả các sai lầm và tội ác của ông ta, chính là nền tảng của sự băng hoại đạo đức đang tấn công Trung Quốc ngày nay.

Sự băng hoại đạo đức của TQ hiện có hai mặt :

Một là, do chính sách bất nhân của Mao đã làm thui chột linh hồn quốc dân TQ

Hai là, do sức ép cạnh tranh vật chất quá độ của kinh tế thị trường và tư bản chủ nghĩa ngoại nhập

Phải thấy rõ hai mặt của một vấn đề, mà không chỉ bênh vực tư bản chủ nghĩa,
hay chỉ phê bình cộng sản chủ nghĩa


nth-fl

Như thể nếu Đức Quốc xã hiện vẫn còn nắm quyền, và các nhà lãnh đạo đương thời cho rằng Hitler chỉ “ba phần sai”. Trung Quốc xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn; và cần phải trở nên tốt đẹp hơn để tìm lại vinh quang xưa kia của mình.

Sin-ming Shaw là cựu nghiên cứu viên tại Đại học Oxford, và gần đây nhất là học giả thỉnh giảng tại Đại học Michigan tại Ann Arbor.
Copyright: Project Syndicate 2005 – Mao, The False God

Nguồn: Sin‑ming Shaw, “Mao, The False God”, Project Syndicate, 27/06/2005.
Nguyễn Thị Kim Phụng