icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1440 >

Ki-tô Giáo hay Thiên Chúa Giáo?

Subject: Ki-tô_Giáo_hay_Thiên_ Chúa_Giáo?_/_
From:
Date: Sat, April 16, 2016 5:53 pm

Ki-tô Giáo hay Thiên Chúa Giáo?
Trần Tiên Long
http://sachhiem.net/TTL/TranTL38.php

From: "qtran"
Date: Sun, February 10, 2013 9:42 am
Subject: Kính gởi hai ông Trần Quang Diệu, ông Trần Tiên Long cùng chư vị!

Kính thưa ông/bà Hoang Thaovy,

Xin chân thành cám ơn ông/bà Hoang Thaovy về những ý kiến trao đổi. Tôi nghĩ, một bài viết luôn luôn có người khen, kẻ chê, đó là chuyện đương nhiên. Chỉ tiếc là nhiều người trong chúng ta khi chê thì lại không trình bày tại sao nhưng chỉ nhắm việc mạt sát và đánh phá tư cách cá nhân. Có thể nói ông/bà là một biệt lệ hiếm hoi mà tôi bắt gặp trong diễn đàn này khi bàn về những vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Ở bài này, tôi xin góp ý với ông/bà về hai danh từ Ki-tô giáo và Thiên Chúa giáo nằm trong nhóm Độc Thần giáo (Monotheism). Trong phần bàn dưới đây, khi tôi dùng danh từ thần là để chỉ tất cả các hữu thể thiêng liêng mà chẳng ai thấy, chẳng ai biết, chẳng ai hiểu; những thứ mà thiên hạ thường cho rằng con ếch ngồi đáy giếng thường hay thích bàn chuyện trên trời. (SH: xem mô hình 1)

Từ Christianity thường được dịch là Ki-tô giáo vì có gốc chữ Christ. Không có một từ ngoại quốc nào khác để chúng ta dịch là Thiên Chúa giáo. Nhưng nếu gọi Christ hoặc là Ki-tô hoặc là Thiên Chúa thì, như vậy, Ki-tô giáo cũng chính là Thiên Chúa giáo. Đó là những tôn giáo tôn thờ Đức Giê-su, bao gồm Công giáo, Anh giáo, Chính Thống giáo và các hệ phái Tin Lành (SH: xem mô hình 2). Còn Hồi giáo và Do Thái giáo không nằm trong nhóm Ki-tô giáo hoặc Thiên Chúa giáo vì họ không tin Đức Giê-su là Thiên Chúa. Bởi vậy, người ta không bao giờ gọi các tín đồ của Hồi giáo và Do Thái giáo là Christians. Nhưng tất cả các tôn giáo vừa kể trên đều nằm trong nhóm Độc Thần giáo (Monotheism).

mô hình 1

mô hình 2

Cách phân biệt như trên là dựa vào ngôn ngữ và văn hóa của người Âu Mỹ. Nhưng cái rắc rối của người VN chúng ta là hay lẫn lộn dùng danh từ Thiên Chúa giáo để bao gồm cả Hồi giáo và Do Thái giáo vì hai tôn giáo này cũng tôn thờ Thiên Chúa. Nếu muốn dịch sang tiếng ngoại quốc thì chúng ta sẽ bị ở thế kẹt vì không có một từ nào tương đương, ngoài từ Monotheism. Người Âu Mỹ, khi họ muốn nói về những tôn giáo tôn thờ Thiên Chúa, dĩ nhiên bao gồm cả Hồi giáo và Do Thái giáo, thì họ thường dùng danh từ Độc Thần giáo (Monotheism). Tuy nhiên, cũng có một từ khác nhưng không mấy phổ biến đó là Abraham giáo (Abrahamism). Có thể hiểu Abraham giáo là Thiên Chúa giáo, bao gồm tất cả những tôn giáo phát xuất từ một ông tổ chung là Abraham; nhưng chắc chắn Abraham không phải là Thiên Chúa nên không có lý do gì để dịch từ Abrahamism là Thiên Chúa giáo.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều học giả đã đặt vấn đề về danh xưng Độc Thần giáo không mấy chính xác này, bởi vì Công giáo không phải là một tôn giáo độc thần. Đúng hơn, Công giáo phải là Đa Thần giáo (Polytheism) bởi vì họ thờ rất nhiều thần như Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần; và mỗi thần có mỗi công việc khác nhau, giống như trong thần thoại của các tôn giáo đa thần. Ngoài ra, họ còn có nhiều thần thánh khác nữa như đức mẹ Maria, các thiên thần, các thánh… Các thần thánh này họ tin cũng có khả năng làm các phép lạ, ban ơn phước cho họ, giống hệt như các thần của những tôn giáo thuộc nhóm đa thần như Ấn giáo và các tôn giáo của người cổ Hy Lạp hay cổ Ai Cập ở miền Trung Đông.

Sự lẫn lộn về danh xưng các tôn giáo này xuất phát từ một não trạng tư duy của người Công giáo có khuynh hướng muốn gom tất cả các thần của các tôn giáo khác vào một thần mà họ gọi là Thiên Chúa, bao gồm Giê-su, Allah, Yahweh, Chúa Trời… Nhưng cái kẹt là mỗi thần có mỗi tính nết và thuộc tính thường hay mâu thuẫn lẫn nhau. Thiên Chúa có nhân tính (personal God) của Ki-tô giáo không thể tương hợp với Thiên Chúa Allah của Hồi Giáo, Thiên Chúa Yahweh của Do Thái giáo, và càng không thể tương hợp với ông trời của Việt Nam.

Để tránh những rắc rối vừa nêu trên, xin đề nghị chúng ta chỉ nên dùng danh từ Ki-tô giáo hay Thiên Chúa giáo cho những tôn giáo tôn thờ Đức Giê-su mà thôi. Không nên dùng danh từ Thiên Chúa giáo để bao gồm cả Hồi giáo và Do Thái giáo vì đã có từ Độc Thần giáo rồi. Như vậy, nên hiểu Ki-tô giáo cũng chính là Thiên Chúa giáo, và chỉ bao gồm các tôn giáo tôn thờ Đức Giê-su. Hoặc chúng ta đừng dùng danh từ Thiên Chúa giáo nữa vì đã có danh từ Ki-tô giáo rồi. Phạm trù của hai danh từ này thì hoàn toàn giống nhau, không có gì khác biệt, vì cả hai đều là từ dịch của cùng một nguyên ngữ ngoại quốc Christianity.

Có một sự kiện không thể phủ bác rằng có nhiều từ của nền văn hóa Âu Mỹ khi dịch sang tiếng Việt không thể chuyển tải được đầy đủ ý nghĩa, bởi vì dịch chính là phá hủy (traduire c’est trahir). Đó là lý do đôi khi người ta không cần phải dịch nghĩa nhưng chỉ phiên âm cho tiện việc ở cái thời mà truyền thông có thể đi tới tận ngõ ngách bằng vận tốc ánh sáng. Ngay danh từ Công Giáo cũng phát xuất từ một não trạng muốn thống trị thiên hạ. Ngày nay, có nhiều học giả đã điều chỉnh lại, chỉ đơn giản gọi Công giáo là Ca-tô Rô-ma giáo do phiên âm từ tiếng La-tinh của từ Catholica Romana. Họ cũng không muốn tiếp tục dịch từ God là Thiên Chúa nữa, nhưng gọi là Gót cho hàm đủ ý nghĩa của một từ có nguồn gốc từ một nền văn hóa khác biệt. Cách gọi này là do phiên âm thay vì phiên dịch, cũng giống như chúng ta phiên âm gọi Maria là đức Ma-ri-a vậy.

Đã có nhiều bài viết của các tác giả bàn về danh xưng Công Giáo này nên tưởng chẳng cần phải tốn thêm thì giờ để bàn lại. Tôi thường đọc ở trang nhà http://sachhiem.net/ nên nhận thấy rất dễ tra cứu những bài của Gs. Trần Chung Ngọc, vậy xin chép một vài cái links sau đây cho những ai muốn tìm hiểu thêm.

Trân trọng,

Trần Tiên Long
Ngày 10-2-2013

1. Lại Vẫn Là "Công Giáo"

Tôi Đọc: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Chữ 'Công Giáo' Của Đa Minh Phan Văn Phước (Trần Chung Ngọc)
http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN133.php

2. Đạo Thiên Chúa; Ki-Tô; Công Giáo; Tin Lành, Đạo Nào Đúng ? (Trần Chung Ngọc) http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN132.php

3. Phiếm Luận Về Danh Xưng "Công Giáo"
[Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ] (Trần Chung Ngọc)

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN131.php