icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1151 >

Giáo Hội Trong Cơn Bão Bùng - Lỗi Tại Chúng Ta Mọi Đàng


qtran [qtran@ec.rr.com]

Subject: GIÁO HỘI TRONG CƠN BÃO BÙNG
From: "qtran"
Date: 10/28/15 4:54 pm

Lỗi Tại Chúng Ta Mọi Đàng



Kính thưa quí độc giả,

Ở thời điểm vô số hồ sơ mật của Ngũ Giác Đài đã được bật mí, vậy mà những tàn dư Cần lao Công giáo vẫn còn tiếp tục viết lại lịch sử. Quanh năm suốt tháng, một giọng điệu trơ trẽn cứ được lặp đi lặp lại hoài, rằng Phật giáo đã làm mất miền Nam VN. Ngay cái tựa bài “Cả Miền Nam Bị Chúc Dữ” của tác giả Quốc Anh dưới đây cũng đủ nói lên cái tâm cảnh nô lệ cuồng tín giáo điều của những kẻ hoài Ngô. Vừa vào đề, tác giả viết:

“Khi thủ đô Sài gòn chính thức thất thủ vào lúc 11h30 sáng ngày 30/4/75, nhiều người Công giáo luận bàn: “Thiên chúa đã dùng bàn tay cộng sản để trừng phạt những kẻ sát hại tôi tớ của Ngài, cũng như khi xưa Ngài đã trừng phạt dân Do Thái gần hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt vì nhạo báng và giết hại con một của Ngài treo trên cây Thập giá…”. Đó có phải là điềm báo ứng nhản tiền tương xứng?” (Hết trích).

Nếu việc mất miền Nam là do thánh ý của Thiên Chúa thì người Công giáo cần phải cám ơn người Cộng sản; bởi vì nhờ họ mà ý Chúa đã được thể hiện, trả thù cho dòng họ Ngô. Nó còn chứng minh Thiên Chúa mà người Công giáo đang tôn thờ thì có đầu óc rất bệnh hoạn và cùng cực hung ác. Vì việc làm của một vài người nên Thiên Chúa đã nổi giận, trừng phạt cả toàn dân miền Nam VN, rồi xem đó như là một sự trừng phạt công bằng.

Lập luận Thiên Chúa trừng phạt dân Do Thái vì cái tội giết Chúa cũng là một lập luận một thời rất thịnh hành, nằm trong chiến thuật bài Do Thái của Hội “thánh” Công giáo Vatican. Nếu vậy thì người Công giáo cần phải cám ơn cả dân Do Thái, vì chính nhờ họ mà Chúa Giê-su mới có cơ hội chết và chuộc cái tội tổ tông cho loài người.

Và nếu mọi sự đều do thánh ý Chúa thì chúng ta chiến đấu để làm gì? Chẳng lẽ ý muốn của con người phàm tục có thể thắng được thánh ý của Thiên Chúa sao? Đó là di hại nghiêm trọng của một quan điểm ngược ngạo.

Tôi tin rằng nếu nền Đệ I Cộng Hòa không độc tài gia đình trị và tôn giáo trị thì chắc chắn đã không có ngày Cách Mạng 1/11/1963, đưa đến cái chết tức tưởi của cả một gia đình và một chế độ. Quyết định nhúng tay hay chủ mưu của Hoa Kỳ chỉ là hệ quả của một nền độc tài gia đình trị và tôn giáo trị, chứ không phải là nguyên nhân chính yếu đưa đến cuộc Cách Mạng 1963. Một khoảng thời gian dài 12 năm, kể từ ngày có những phong trào đấu tranh của Phật Giáo, đến ngày có biến cố 30/4/1975, và sự kiện cả hai vị tổng thống của hai nền Cộng Hòa đều là những con chiên Công giáo, đã phản bác một cách thuyết phục mọi vu khống và xuyên tạc có ác ý đối với một tôn giáo đã đi vào lòng dân tộc suốt chiều dài của lịch sử.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật, tôi xin chuyển vào diễn đàn bài viết của một Linh mục Công giáo Trần Tam Tĩnh, viện sĩ Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Canada, giải thích rõ ràng tại sao chúng ta thua cuộc. Đọc xong bài này, hy vọng rằng những tàn dư Cần lao Công giáo sẽ tự đấm ngực ăn năn như trong kinh Cáo Mình mà họ vẫn thường đọc hằng ngày: Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi mọi đàng!

Trân trọng,

Trần Tiên Long
_____________________________

GIÁO HỘI TRONG CƠN BÃO BÙNG


Linh mục Trần Tam Tĩnh


(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”, Chương III - Việt dịch từ “Dieu et César”)

.... (trích) vài đoạn tiêu biểu. Xin đọc toàn bài ở link)

Người ta đã viết nhiều về Ngô Đình Diệm như một «người hùng Đông Nam Á», là «Côngxtantanh châu Á», là «Klôvít mới trong lịch sử Giáo hội». Theo dư luận của những người đã từng cộng tác với ông, Diệm là một người liệm khiết, độc tài, phong nho, và «trung cổ». Cổ lổ, ông càng tỏ ra cổ lổ hơn, khi tự cho mình là «Người Chúa chọn» để cứu dân. Là người độc thân từng sống gần chục năm trong tu viện, chủng viện, tại Việt Nam cũng như tại Mỹ, ông gần gủi với thuyết thiên chủ [théocratie] hơn là dân chủ [démocratie]. Là cha của nước Cộng hòa, ông chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Cần Lao, được thành lập và khuynh loát bởi ông em Ngô Đình Nhu, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong trào Cách mạng Quốc gia. Phong trào này được tổ chức theo cơ cấu của một chính thể quốc gia, có tất cà các bộ chân rết như bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, khiến bất cứ ai muốn được thành tỉnh trưởng, quận trưởng, xã trưởng, giáo sư hay công chức, đều phải là đảng viên Cần Lao. Hệ tư tưởng của Đảng và Phong trào là «thuyết Nhân vị», chỉ có một trường đào tạo duy nhất là «Trung tâm đào tạo nhân vị’, do người anh của tổng thống là Giám mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Bất kỳ là Công giáo hay không, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản, con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những điều lầm lạc của Phật giáo, Khổng Giáo, về các tội ác của Cộng sản… Cuộc «tẩy não» này do chính các linh mục thực hiện, họ là những người chỉ biết triết học kinh viện tây Âu và «đã tiếp thụ tại Rôma cái khái niệm về Phật giáo do các cố cựu thừa sai dạy cho» (lời thú nhận của giám mục Thục).

Vị giám mục này, anh của tổng thống, niên trưởng của hàng Giáo phẩm, đã hóa thành trí não tuyệt vời của chế độ. Người ta tìm tới ông để xin xỏ ân huệ, đặc quyền. Giám mục làm như hiện thân của Giáo hội, cũng như ông em là hiện thân của Nhà nước. Thật không phải vô cớ mà thiên hạ hàn tán về «óc hiếu thắng của Giáo hội» và chủ nghĩa gia đình trị của nhà họ Ngô. Đáp lại các lời chỉ trích, giám mục Thục nói năm 1963 rằng «Trên bàn giấy của tôi nằm chồng chất những lô đơn xin tôi can thiệp cho họ ơn này ơn nọ, khổ thay, thường chỉ là thế tục, từ chóp bu của Giáo hội, băng qua các đồng nghiệp của tôi trong hàng giám mục (…) và xuống cho tới những tầng lớp thấp nhất của quần chúng, bất phân màu da và tôn giáo (tôi có thể kể ra tên tuổi đáng kính như hồng y Feltin và đức cha Rô-đanh (Rodhain). Tôi không thể dửng dưng trước những lời kêu xin của họ. Cho nên có sự ăn qua giữa cái thiêng liêng và cái phàm tục! Ở vào địa vị tôi, các ông sẽ xự sự thế nào?» (ICI, 15.4.1963).

Từ 1955 đến 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi công chúng gồm 90% là ngoài công giáo mà bị kiểm hãm dưới một thứ «chính phủ công giáo». Khắp nơi, ở thành phố cũng như nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế.

Tại các vùng Công giáo di cư, cha xứ là toàn quyền, là những ông vua tuyệt đối. Giám mục Ngô Đình Thục cũng phải thừa nhận những chuyên hà lạm của các nhà độc tài áo đen. Trong một lá thư gởi cho một bạn cũ, ông viết: «Người ta có cả trăm hồ sơ, tố cáo các linh mục ăn cắp tiền của di cư, bằng những danh sách ma, bằng cách tẩy xóa sổ sách, bằng cách thu xếp để chiếm đoạt tiền bạc của chương trình Cải cách ruộng đất, hoặc bán hàng viện trợ Mỹ (theo các lời tố cáo của chính bà con di cư) hay là giữ tiêu riêng các khoản tiền họ nhận để xây dựng nhà ở cho bà con di cư: Nhà nước (và cả Giáo quyền) dễ dãi cứ nhắm mắt làm ngơ cái vụ đó, bởi vì linh mục rất cần cho việc huy động dân chúng trong cuộc chống Cộng.”

.....
.....