icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1086 >

RFI - Nạn buôn thuốc giả kiếm lời nhanh hơn buôn ma túy nhiều !

From: usaelection@googlegroups.com [mailto:usaelection@googlegroups.com] On Behalf Of van tran
Sent: Tuesday, September 15, 2015 6:56 PM
To: Undisclosed recipients:
Subject: 1 DĐKTTG ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY THỨ BA 15/09/2015.

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY THỨ BA 15/09/2015.
http://vi.rfi.fr/

Nạn buôn thuốc giả kiếm lời nhanh hơn buôn ma túy nhiều !
Hôm qua là ngày Thế giới chống nạn thuốc giả. Báo Le Figaro dành tới ba bài viết nói về hiện tượng đáng lo ngại này. Kể từ năm 2013, từ khi nước Pháp cho phép kinh doanh trên mạng các loại dược phẩm, nạn thuốc giả đã nhân lên gấp đôi tại Pháp, và thường thì thuốc giả đến từ Ấn Độ, Brazil, và nhất là từ TC .
Theo Bác sĩ Bernard Leroy, Giám đốc Viện nghiên cứu IRACM, sở dĩ nạn thuốc giả tăng vọt là vì các đường dây buôn lậu kiếm lời nhanh gấp 10 lần so với buôn ma túy. Hiện giờ trên tổng số dược phẩm được lưu hành phân phối trên thế giới, có tới khoảng 10% là thuốc giả. Đó chỉ là một con số trung bình, vì tại Âu Châu chỉ có 1% dược phẩm lưu hành là thuốc giả, trong khi con số này lên tới 30% tại Nam Mỹ, 60% tại châu Phi. Tháng Sáu vừa qua, cảnh sát quốc tế Interpol đã phá vỡ một mạng lưới buôn lậu tịch thu các khối hàng tương đương với 72 triệu euro.
Còn theo Giáo sư Marc Gentelini, Chuyên gia Tư vấn cho Fondation Chirac, chuyên tài trợ các dự án Y tế và phát triển, thì hàng năm trên thế giới có khoảng 600.000 ca tử vong vì bệnh sốt rét, nhưng trong đó, có tới 1/3 tức là 200.000 người đã chết vì dùng thuốc giả, không có tác dụng trị bệnh sốt rét. Hiện giờ loại thuốc giả bán chạy nhất trên mạng vẫn là Thần dược Viagra.
Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là người tiêu dùng có thể tìm thấy trên mạng đủ loại thuốc, từ thuốc ngừa tới trụ sinh, từ thuốc trị viêm gan cho tới trị ung thư. Người dùng thuốc cứ tưởng rằng mình đang chữa bệnh, nhưng thật ra trong trường hợp tốt nhất thì bệnh vẫn như cũ, vì thuốc giả không hề hiệu nghiệm gì cả. Còn trong trường hợp xấu nhất, thì bệnh sẽ nặng thêm. Có lẽ vì thế mà khẩu hiệu đấu tranh năm nay là ‘‘Thuốc giả mua ngoài đường không cứu ai, mà chỉ đi hại người’’ !
Kampuchea thu hút giới ghiền cờ bạc Trung Quốc.

Về Á châu , kể từ cuối năm 2014, một hãng Hàng không mới tên là Bassaka Air mở đường bay trực tiếp từ Macao tới Phnom Penh. Kể từ khi chính quyền Bắc Kinh TC tăng cường kiểm soát các sòng bài tại Macao, thì khách TC ít còn đến Macao, mà lại sang Kampuchea không phải là để thăm viếng đền đài Angkor, mà chủ yếu là để chơi cờ bạc.
Tuần báo Courrier International trích dẫn tờ Phnom Penh Post cho biết: trong sáu tháng đầu năm nay, đã có hơn 335.000 du khách TC vào Kampuchea, tức đã tăng thêm 22% so với cùng thời kỳ năm trước. Tại NagaWorld, sòng bạc lớn nhất Vương quốc Khmer, số khách hàng cũng đã tăng thêm 25%.
Theo Phnom Penh Post: Kampuchea đang trở thành điểm đến ưa thích của giới ghiền cờ bạc TC. Chính quyền Phnom Penh cũng muốn khuyến khích đối tượng du khách này, tìm cách thu hút họ qua việc tổ chức các Tour du lịch, với sự hợp tác của các Công ty lữ hành và các sòng bài.
Theo lời Chuyên gia Wolfgang Georg Arlt: thế mạnh của Kampuchea là nước này nằm gần TC, và nhất là về mặt luật pháp, Kampuchea dễ dãi hơn nhiều so với Macao. Các tour ‘‘Du lịch cờ bạc’’ được tổ chức rất khéo, trong cách luồn lách luật lệ. TC hạn chế công dân Hoa lục chuyển nhiều tiền ra nước ngoài. Các Công ty du lịch lách luật bằng cách mở ra nhiều Công ty môi giới, du khách bỏ tiền vào các tài khoản, khi đến Kampuchea họ sẽ rút tiền mặt từ những quỹ trung gian ấy, mà không cần dùng tới thẻ tín dụng ngân hàng.
Trước sự phát triển của các Tour du lịch cờ bạc, sòng bài NagaWorld bắt đầu tổ chức trực tiếp nhiều Tour du lịch cũng như các dịch vụ rước đón du khách từ phi trường về thẳng sòng bài. Chỉ tiếc một điều theo báo Phnom Penh Post: tiền của du khách chỉ vào túi các sòng bạc chứ các ngành dịch vụ khác ít được hưởng lợi. Thành phần du khách này sẽ ít khi nào mà rời khỏi sòng bạc, mà mọi chi phí ăn ở đều được thanh toán cho các tập đoàn Casino ./.