Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)

Diễn Biến Chính Trị Ở Libya

Trong Thời Gian Gần Đây

Lý Thái ghi

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiTS06.php

20 tháng 3, 2011

Trung Đông vẫn là lò lửa của thế giới từ mấy thế kỷ nay. Không ai có thể chối cãi những lý do xui khiến những bàn tay nước ngoài liên tiếp đặt vào đó: Từ tôn giáo, đến dầu lửa, và buôn bán vũ khí,... Xét ra lý do nào cũng không xấu thì ác!

Thời nay người ta vẫn nghe các nước gọi là tiên tiến rêu rao về "trào lưu tiến hóa của nhân loại", "thời đại của dân chủ, nhân quyền,..." Quan sát các cuộc nổi dậy gần đây và những sự can thiệp hay không can thiệp của ngoại quốc, khiến người ta suy nghĩ về thực chất của một vài cuộc nổi dậy, và viễn ảnh của các cuộc cách mạng dây chuyền. Có phải tất cả các cuộc cách mạng gần đây đều có động lực tiến đến dân chủ, hay chỉ là muốn có sự thay đổi để thay đổi, hoặc có thể tệ hơn, đi bước lùi? Có đúng là cách mạng theo chiều hướng đẹp hay không?

Rồi khi quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dùng sức mạnh đàn áp chính quyền Libya trong mấy ngày qua, người ta bắt đầu chán ngán cho tính cách chính đáng của tổ chức quốc tế này, và đặt ra nhiều câu hỏi. Có phải Libya sẽ bị chia cắt để rồi chìm đắm trong thảm cảnh chiến tranh lâu dài dưới hình thức nội chiến để được thống nhất đất nước? Một nửa Libya sẽ được "dân chủ" chăng? Đổi lại với tai ách mà Libya phải gánh chịu, số lượng vũ khí sẽ được mua bán, có lợi cho các công ty sản xuất vũ khí, và các công ty khai thác dầu hoả! Thái độ dùng bạo lực không chính đáng, chủ trương "mạnh được yếu thua?", "cá lớn nuốt cá bé" của Hội Đồng Bản An LHQ chứng minh rằng các anh cả thế giới đang làm gương bất chính, bất chấp lẽ phải.

Nhiều bài bình luận cố ý che đậy một số nguyên nhân thầm kín không đẹp đẽ gì để hướng dẫn bạn đọc theo lối suy nghĩ mà họ muốn, nên chắc chắn có thiên kiến. Ở đây chúng tôi chỉ sưu tầm để ghi xuống các mốc thời gian những diễn biến chính trị gần đây ở Libya để mong cống hiến một bức tranh không đề.

 

Sunday March 20

Quân lực Anh duy trì việc tấn kích Gaddafi sang tới đêm thứ hai liên tiếp, bắn tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu phòng không của Libya..

Các tên lửa này được bắn ra từ tầu ngầm HMS Triumph, một loại tầu ngầm loại Trafalga nằm tiềm phục ờ Địa Trung Hải, ngoài khơi Libya.

Hoả tiển Tomahawk của Hoa-kỳ bắn vào các mục tiêu phòng không của Libya

Cuộc tấn kích xẩy ra ngay sau khi chính quyền Libya loan báo ngưng bắn nhưng bị Luân Đôn và Washington hòai nghi.

Một tòa nhà trong khu vực Gaddafi cư ngụ ở Tripoli là một trong những mục tiêu bị trúng đạn các quân lực Anh, Mỹ và Pháp tiếp tục tấn kích vào các hệ thống phòng không của Libya.

Sau khi nhận ra có nhiều người dân trong vùng mục tiêu, các phi cơ Tornado GR4 đánh bộ của Hoàng Gia Anh không tấn công nữa.

Ông David Cameron nói rằng những cuộc tấn công quân sự vào Libya sẽ hoàn tòan phù hợp với quyết định của Liên Hiệp Quốc, khi mà ông phải đương đầu với áp lực để làm sáng tỏ cho mọi người biết Gaddafi có phải là mục tiêu hay không.

Friday March 19

Thủ Tướng (Anh) đi Paris để tham dự một nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Paris với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới. Cuộc họp kết thúc bằng câu ông Cameron tuyên bố “đã đến lúc phải hành động.”

Cùng với các quốc gia đồng minh Âu Châu và Bắc Mỹ, một số các quốc gia Á Rập ký một thông cáo chung cam kết rằng, “tất cả những việc làm cần thiết” để chấm dứt mọi sư vi phạm trầm trọng hàng loạt luật nhân đạo do hành động của Gaddafi đối với người dân của ông ta.

David Cameron
Thủ Tướng Anh

Các nước Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy đang gửi phi cơ (đi tham dự hành quân), đồng thời Ý Đại Lợi cũng sẽ cho phép các căn cứ không quân như Sigonella ở Sicily and Aviano ở phía bắc để thi hành các phi vụ.

Vào khoảng 20 chiến đấu cơ Rafale and Mirage của Pháp đã được gửi đi tuần thám trên vùng trời Benghazi sau khi quân đội trung thành với Gaddafi vi phạm quyết đinh của Liên Hiệp Quốc (về vùng cấm bay) và tấn công các căn cứ của phe nổi loạn.

Nói chuyện ở ngoài Downing Street, ông Cameron tiết lộ rằng quân lực Anh đang hành động trên không phận Libya.

Cơ quan MoD tiết lộ tầu ngầm Anh đã phóng đi (bắn ra) một số hỏa tiễn Tomahawk nhắm vào các mục tiêu phòng thủ của Libya.

Các phản lực cơ Tornado GR4 đã bay 3 ngàn dặm từ căn cứ Không Lực Hòang Gia Anh Marham ở Norfolk đã phóng hỏa tiễn Stormshadow đến tấn công các mục tiêu và đã bay trở về. Cuộc hành quân này được các máy bay VCR 10 và Trustar tiếp nhiên liệu trên không cũng như máy bay E3D canh chừng và hộ tống.

Friday March 18

Các phi cơ chiến đấu của Hoàng Gia Anh được phái tới Địa Trung Hải chuẩn bị tham dự các cuộc hành quân để thực thi “vùng cấm bay” trên không phận Libya.

Chính quyền Gaddaafi phản ứng bằng cách loan báo một cuộc ngưng bắn ngay tức thì và “ngưng các cuộc hành quân”.

Phe nổi loạn báo cáo rằng ngay sau khi chính quyền Gaddafi loan báo ngừng bắn, quân đội của Gaddafi vàn còn tiếp tục tấn kích các thành phố Misrata và Ajdabiya do phe nổi lọan kiểm soát.

Tổng Thống Barack Obama cảnh cáo Gaddafi rằng những điều kiện của Liên Hiệp Quốc “không thể thương lượng” và gừi cho Libya một tối hậu thư nói rằng, “Nếu Gaddafi không tuân hành quyết định của Liên Hiệp Quốc, cộng đồng quốc tế sẽ áp đặt hậu quả, và quyết định này của Liên Hiệp Quốc sẽ được thực thi bằng những hành động quân sự."

Thursday March 17

Hội Đồng Bảo An Liên Hiêp Quốc chấp thuận quyết định cho phép “áp đặt một vùng cấm bay và tất cả những biện pháp cần thiết” để thực thi hầu bảo vệ người dân sống trong cảnh lo sợ bị chính quyền Libia tấn công. Quyết định này được 10 hội viên bỏ phiếu thuận vơi 5 hội viên không bỏ phiếu.

Wednesday March 16

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc khởi sự bàn thảo việc áp đặt “vùng cấm bay” trên không phận Libya . Liên Đoàn Á Rập, Anh và Pháp ủng hộ quyết định này do Lebanon đệ trình, trong khi đó thi Nga và Đức tỏ ý hoài nghi.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là ông Ban Ki-moon kêu gọi cả chính quyền Libya và phe nổi loạn hãy ngưng bắn ngay tức thì.

Những người chống đối trèo lên nóc tòa Đại Sứ Libya ở Knightsbridge, giữa thủ đô Luân Đôn. Các sĩ quan (cảnh sát?) được báo động vào lúc 2:50 sáng sau khi một nhóm người leo tới mái của tòa nhà này.

Tuesday March 15

Quân đội của Gaddafi khởi sự tấn kích thành phố Aidabiya ở phía đông để tái chiếm thành phố này từ trong tay loạn quân.

Friday March 4

Cảnh sát quốc tế phân phát “tờ thống báo màu da cam” báo động toàn thế giới chống lại Gaddffi và 15 người cộng tác thân cận.

Thursday March 3

Giám Đốc (Viện Trưởng) Trường Kinh Tế Luân Đôn (LSE) từ chức vì sư liên hệ của trường đại học này với gia đình Gaddafi. Trường LSE giao quyền cho một cơ quan độc lập để điều tra về mối quan hệ của nhà trường với Libya và với người con trai của Gaddafi là Saif. Saif học tại đại học này.

Saturday February 26

Máy may vận tải của Hoàng Gia Anh chuyển vận 150 công nhân hãng dầu của người Anh từ các vùng sa mạc phía nam Benghazi, Libya đến Malta. Chuyến bay chót của chính quyền Anh quốc rời khỏi thủ đô Tripoli đi Luân Đôn Gatwick.

Thursday February 24

Nga và Cộng Đồng Âu Châu cùng công bố bản tuyên ngôn chung lên án các chính quyền Bắc Phi và Trung Đông về việc sử dụng bạo lực để đàn áp các cuộc biểu tình hoa bình.

Qua màn truyền hình, người ta thấy Gaddafi dùng điện thoại nói chuyện, ông qui trách nhiệm cho al Qaida về các cuộc nổi lọan của giới trẻ.

Giá dầu trên toàn cầu tăng lên, giá dầu sống Brent lên đến 119 Mỹ kim một thùng. Đây là lần đầu tiên tăng giá cao như vậy kẻ từ tháng 8/2008, lức đó giá dầu sống là 98 Mỹ kim một thùng.

Wednesday February 23

Chính quyền Anh quốc khởi đầu cuộc di tản ra khỏi Libya mà trước đó đã đình hoãn.

Tuesday Febđaruary 22

Đài truyền hình của nhà nước đã loan truyền lời thề của Gaddafi sẽ chiến đấu đến “giọt máu cuối cùng” và kêu gọi những người ủng hộ ông hãy “tràn ra đường phố ” tấn công (những người chống đối) ngay trong hang ổ của họ”.

Monday February 21

Đại công ty dầu lửa BP loan báo đình chỉ mọi hoạt động ở Libya.

Friday February 18

Trong cố gắng diễn hành tiến đến tư dinh Đại Tá Muammar Gaddafi' có 35 người chống đối bị lực lượng an ninh bắn và đã được đưa đi bệnh viện điều tri.

Thursday February 17

Phe chống đối khởi sự biểu tình và lực lượng an ninh sử dụng những người núp bắn và lửa đàn áp thẳng tay

 

nguồn http://web.orange.co.uk/article/news/timeline_of_events_in_libya_crisis

 


Các bài liên hệ đến tình hình Trung Đông


Khổ thân cho Obama! (Lữ Giang)
Mối Thù Khôn Nguôi Của Các Dân Tộc Hồi Giáo Đối Với Các Nước Âu Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
Sự Xáo Trộn Ở Ai Cập Ảnh Hưởng Lớn Đến Tình Hình Trung Đông (Nguyễn Mạnh Quang)
Thách Thức Về Đạo Đức Của Hoa Kỳ Ở Ai Cập (R. Hurst/AP)
Quốc Vương Jordan Giải Tán Chính Phủ Giữa Khi Đang Có Những Cuộc Phản Đối (AP)
Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)
Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)