Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 4: Giáo Dục Thời Việt Nam Cộng Hòa

Đề tài nói chuyện kỳ 4:

Giáo Dục Thời Việt Nam Cộng Hòa

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ79.php

15-Jul-2017

Đây là bài nói chuyện trực tuyến lần thứ tư trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us, ngày 15 tháng 7, 2017.

Dàn bài:

A.-/ Nhập Đề: (BBT SH) Giới thiệu và định nghĩa GD Khai Phóng

B.-/ Nhận xét chính sách giáo dục ở miền Nam thời 1954-1975

1.-/ Người của Vatican đảm trách việc biên soạn chính sách giáo dục ở miền Nam. LM Raymond Jaeger đảm trách sửa lại môn lịch sử & công dân theo Vatican

2.-/ Những đặc tính của chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam: Phi nhân bàn, Phản dân tộc, đóng kín (nhồi sọ, không khai phóng).  Thí dụ

3.-/ Bậc Đại học (cử nhân và cao học)

4.-/ Chủ đích chính sách ngu dân ở miền Nam  thời 1954-1975.

Kế sách 1: Dùng phương pháp sư phạm độc thoại, không dạy cho HS dùng phân biệt khác nhau giữa sự kiện và ý kiến.

Kế sách 2: Bưng bít và bóp méo những sự thật lịch sử, nhất là trong thời cận và hiện đại, đặc biệt là việc giáo triều Vatican can thiệp vào nội tình Việt Nam đã bị che dấu.

Kế sach 3: Không dạy trọn vẹn những bài học lịch sử thế giới

Kế sách 4: Hạn chế thời lượng dành cho môn lịch sử và Công Dân,

Kế sách 5: Hạ thấp môn Sử Địa và Công Dân xuống làm môn học phụ với hệ số 1. Loại bỏ môn lịch sử ra khỏi các kỳ thi viết Tú Tài I và Tú Tài II

Kế sách 6: Kiểm soát gắt gao môn lịch sử thế giới và khủng bố tác giả biên soạn sách này. Chuyện ông Nguyễn Hiến Lê. Kể từ cuối 1955 không còn môn LS thế giới..

C.-/ Hậu quả của chính sách giáo dục ở miền Nam.

- Học sinh không học lịch sử và công dân. Không biết bổn phận công dân đối với quốc gia là làm sao.

- Không biết phân tích giữa lời tuyên bố và thực chất ra sao.  Thí dụ: Nước bảo hộ bảo rằng nước ta ”độc lập” thì tin ngay.

- Tư tưởng vọng ngoại. Không xem tổ quốc trên hết, chỉ bảo vệ tự ái và danh dự cho phe phái mà thôi.

D. Đề nghị

E. Kết Luận: Sản phẩm của một nền giáo dục lệ thuộc ngoại bang không thể là một nền giáo dục tốt.

 

-- o0o --

Phần giới thiệu của SH:

I.  Lý do chọn đề tài này.

- Được nhắc đến trên nhiều mạng xã hội. Do những vấn đề về nhu cầu thích nghi với nhịp sống của thế giới, cả Âu lẫn Á, nhu cầu về mọi mặt, cả về khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, nhân văn, khoa học tự nhiên, và xã hội học, vấn đề giáo dục luôn luôn được nhắc đến như là một vấn đề thiết yếu cần cải tiến để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại. Chúng tôi không có mục đích tham dự vào công việc to tát và nặng nề này.

II. Nhưng có một khuynh hướng rất tệ hại, là thay vì tìm con đường mới mẻ và thích ứng hợp thời, có nhiều người, không biết trẻ hay già, lại quay ngược về quá khứ, tưởng tượng rằng có lẽ "bên thua cuộc" hay hơn. Và do đó để công sức và thời gian hiếm hoi của mình đi tìm những quyển sách của thời VNCH, cả nửa thế kỷ trước mà nghiên cứu và quảng bá. Xem để biết là điều tốt, nhưng nói rằng nó có giá trị tốt đẹp để mà ... bắt chước thì thật là một ý nghĩ điên rồ.

III- Sự hiểu lầm tệ hại này một phần là do tác dụng của sự tuyên truyền của những kẻ muốn phục hồi địa vị trong lịch sử nước nhà, mà nếu không thì họ không là gì cả. Việc này chúng tôi cần nhắc lại lá thư tuyên truyền trong những năm gần đây của GS Mai Thanh Truyết.

Lá thư đề ngày 09 tháng 5, 2014 của ông Mai Thanh Truyết tuyên truyền như sau:

Nói những khuyết điểm của hai nền Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa trong lúc nầy không cần thiết, mà trọng tâm của chúng ta là tung những thành quả của MIỀN NAM để làm "chiến cụ" trong việc giải thể cơ chế chuyên chinh vô sản và độc tài của Đảng Cộng sản Bắc Việt ngay từ bây giờ.

Đó là:

A.-/ Mục tiêu giáo dục Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng của Đệ nhứt Cộng Hòa và Đệ Nhị cộng Hòa bổ túc mục tiêu thứ tư là Khoa học.

B.-/ Chính sách NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG được Đệ I CH khởi xướng và Đệ II CH bổ túc hoàn chỉnh.

C-/ Tinh thần Dân chủ Lập pháp do hai Giáo sư Nguyễn văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy khơi mở cho đồng bào miền Nam thời Đệ II CH.

Đó là ba đòn tấn công vào tử huyệt của Cộng sản Bắc Việt trong chính sách giáo dục vô cảm và băng hoại...

Rõ ràng lá thư của Giáo Sư Mai Thanh Truyết kêu gọi như trên là thư tuyên truyền có mục đích chính trị rõ ràng. GS Nguyễn Mạnh Quang đã có bài phản biện đối với nội dung lá thư tuyên truyền này, và đã được công bố trong bài “Vài Ý Kiến Về Lá Thư Trên Diễn Đàn Thư Tín”, phổ biến trên trang nhà sachhiem.net năm 2014

Lần này- Chúng tôi mời nhà giáo Nguyễn Mạnh Quang nói về đề tài này vì ở trong nghề, và ông có thẩm quyền phê phán giáo dục VNCH. Ông tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm tại Đại Học Sài Gòn và Đại Học OHIO ở Hoa Kỳ với bằng Cao Học Giáo Dục (dường như trong nước gọi là Thạc Sĩ). Ngành chuyên môn của ông là Sử Địa và Công Dân. Ông du học Hoa kỳ 3 năm, dạy học 8 năm ở VN, và dạy ở các trường Trung Học cấp III tại Hoa kỳ, 23 năm. 

- Vì muốn phản biện lối tuyên truyền trên cho giáo dục VNCH, chúng tôi chú trọng vào ba cụm từ Khai Phóng, Nhân Bản, và Dân Tộc mà ông Mai Thanh Truyết quảng bá.

 

A.-/ NHẬP ĐỀ

Khái niệm Nhân Bản, Dân Tộc có lẽ dễ hiểu, nhưng cụm từ "Khai Phóng" trong Giáo Dục có lẽ cần một khái niệm rõ rệt:

Xin trích một vài đoạn trong bài "Nền giáo dục khai phóng là gì?" của Dr. Mortimer J.Adler, bản dịch đăng trên trang web Chúng Ta:

"Các môn học khai phóng, theo truyền thống, đều nhằm phát triển những năng lực trí tuệ của con người, những năng lực trí tuệ và trí tưởng tượng mà không có chúng thì ta không thể hoàn tất được một công việc trí tuệ nào.

Truyền thống khai phóng có từ chương trình giảng dạy thời Trung Cổ. Nó bao gồm hai phần:

- Phần đầu, tam khoa, bao gồm Ngữ pháp, thuật Hùng biện, và Luận lý. Nó dạy nghệ thuật đọc và viết, nghệ thuật nghe và nói, và nghệ thuật tư duy hợp lý.

- Phần còn lại, cao đẳng tứ khoa, bao gồm Số học, Hình học, Thiên văn học, và âm nhạc (không phải loại âm nhạc có thể nghe được rõ ràng, mà là nhạc học được hình dung như một môn toán học). Nó dạy nghệ thuật quan sát, tính toán, và đo lường làm thế nào để hiểu khía cạnh định lượng của mọi vật. Dĩ nhiên là ngày nay chúng ta sẽ thêm vào nhiều bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội nữa. Đấy là những gì đã được thực hiện qua nhiều nỗ lực hiện đại khác nhau nhằm cách tân nền giáo dục khai phóng.

Mục đích của nền giáo dục khai phóng lại không phải là sản sinh ra những nhà khoa học. Nó cố tìm cách để phát triển những con người tự do biết cách sử dụng trí tuệ của mình và có thể độc lập suy nghĩ. Mục đích hàng đầu của nó không phải là phát triển khả năng chuyên môn, dù một nền giáo dục khai phóng là không thể thiếu được đối với bất kỳ một nghề chuyên môn về đầu óc nào. Nó sản sinh ra những công dân có thể sử dụng quyền tự do chính trị của họ một cách có trách nhiệm. Nó phát triển những con người trí thức có thể sử dụng thời gian rỗi của họ một cách hữu ích. Nó là một nền giáo dục cho tất cả những người tự do, dù họ có ý định trở thành nhà khoa học hay không.

Vấn đề giáo dục là làm thế nào để sản sinh ra những con người tự do, chứ không phải một đám những nhà kỹ thuật được đào tạo mà không có tri thức. Chỉ có nền học vấn khai phóng tốt nhất mới có thể hoàn tất được điều này. Nó phải bao gồm tất cả môn học nhân văn cũng như toán học và khoa học. Nó phải loại trừ việc chỉ đơn thuần đào tạo kỹ thuật và ngành nghề."

Những đoạn văn đó có thể cho ta một khái niệm Thế Nào Là Giáo Dục Khai Phóng.

Trong bài viết “Suy Nghĩ Về Một Chính Sách Giáo Dục Mới: Nhị Thể Giáo Dục (Dual Education) đăng trên việtbao.com ngày 15/06/2013 (https://vietbao.com/a206065/suy-nghi-ve-mot-chinh-sach-giao-duc-moi-nhi-the-giao-duc-dual-education), tác giả Giáo-sư Tiến sĩ Mai Thanh Truyết viết (tuyên bố):

“…. nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.”

Là một giáo viên được đào tạo về ngành chuyên môn giảng dạy môn Lịch Sử, Địa Lý và Công Dân tại các lớp Cấp III (Đệ Nhị Cấp) và đã hành nghề này liên tục 34 năm  tại các trương Trung Học Cấp III từ niên học 1964-1965 cho đến hết niên 1997-1998 ở Việt Nam, cũng như ở Hoa Kỳ, tôi nhận thấy lời tuyến bố trên đây của ông Mai Thanh Truyết là chỉ dựa vào bản văn khoa trương về chính sách giáo dục ở miền Nam trong những năm 1954-1975, chứ hoàn toàn không đúng hay trái ngược với thực tế. Vấn đề này đã được chúng tôi trinh bày khá đầy đủ trong bài viết có tựa đề “Vài Ý Kiến Về Lá Thư Trên Diễn Đàn Thư Tín”, phổ biến trên trang nhà sachhiem.net: (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ48.php ngày 23/4/2014. Tính đến nay đã hơn 3 năm rồi mà vẫn không thấy ông Truyết phản hồi.

Hôm nay, được Ban Biên Tập sachhiem.net yêu cầu chúng tôi xin trình bày về đề tài “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa” hay Giáo Dục Tại Miền Nam Việt Nam Trong Những Năm 1954-1975.  

B.-/ CHỦ ĐÍCH CỦA CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1954-1975

1.-/ Người Của giáo Triều đảm trách việc biên soạt chính sách giáo dục của miền Nam Việt Nam: Trong bữa cơm chiều được tổ chức  tại Khách Sạn Mayflower ở Washington D.C. vào tháng 10 năm 1950, ông Ngô Đình Diệm  tuyên bố với các nhà chính khách Hoa Kỳ rằng rằng,  ông “tin tưởng vào quyền lực của  Vatican và cực lực chông cộng” NẾU ông được Hoa Kỳ và Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền. [Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 23.]. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ là khi ông Diệm được đưa về Việt Nam cầm quyền, thì tất cả mọi công việc làm hay chính sách quản lý nhân dân ta đều được làm theo lệnh truyền của Vatican hay do người Vatican đảm nhiệm.

Linh mục Raymond de Jaegher và Nghị viên John Leonard Pilcher

Ảnh của Thư viện Harry S. Truman Library & Museum với chú thích: "Father Raymond de Jaegher (left) and Congressman John L. Pilcher (right) talking during Pilcher's Congressional delegation visit to Vietnam, Date: November 10, 1961" (dịch: Cha Raymond de Jaegher (bên trái) và Nghị sĩ John L. Pilcher (bên phải) đang nói chuyện trong dịp đoàn đại biểu Quốc Hội Hoa Kỳ của ông có chuyến thăm Việt Nam, ngày 10 tháng 11, 1961)

Chính vì thế mới có chuyện một cán bộ của giáo triều Vatican là Linh Mục Raymond de Jaegher (người Bỉ) đặc trách công việc biên soạn chính sách giáo dục của miền Nam  trong những năm 1954-1975. Có như thế thì chính sách giáo dục ở miền Nam mới đúng như rập khuôn của  đường lối giáo dục của Giáo Hội La Mã mà giáo-sư Lý Chánh Trung đã ghi nhận:

“Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr.66.

Đến đây, thiết tưởng chúng ta cũng nên biết vai trò của Linh-mục Raymond de Jaegher trong công viiệc vận động các nhà chính khách có thế lực trong chính trường Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền và việc chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm nhờ Linh-mục Raymond Jaegher mời họ Tưởng đến Sàigòn và trao cho công việc sửa lại môn sử và công dân trong chương trình giáo dục bậc tiểu và trung học với mục đích trên đây. Bản văn dưới đây cho ta thấy rõ vai trò của Linh-mục Raymond de Jaegher trong vấn đề này:

"Trên Nhật Báo Tự Do số 952, ra ngày 29/2/1960, trong bài "Một học giả Trung Quốc với vấn đề đính chính sử liệu Việt Nam" do ông Quang Triết dịch ra Việt văn từ bài viết bằng Hoa văn đăng trong Trung Ương Nhật Báo, xuất bản tại Đài Loan ngày 26/1/1960, để cống hiến độc giả Việt Nam, nơi phần giới thiệu tác giả Tưởng Quân Chương, chúng ta đọc được: "Học giả Tưởng Quân Chương là một giáo sư, sử gia ở Đài Loan; năm trước được Linh-mục Raymond de Jeagher - Giám Đốc Hiệp Hội Tự Do Thái Bình Dương tại Việt Nam, Cố Vấn Đặc Biệt của Tổng Thống Ngô Đình Diệm về Hoa Kiều Vụ - mời qua Saigon để biên soạn sách giáo khoa Hoa văn về môn sử ký, địa lý và công dân giáo dục". Chúng tôi ghi lại đây (và nhấn mạnh) để độc giả biết thêm về nhân vật Raymond de Jeagher ."Vô Danh. "Cùng Suy Gẫm Trong im Lặng Nhân Mùa 30/4/2002."Hoa Sen số 46 ngày 15/5/2002: 95-122. Bài viết này cũng đã được đưa lên http://www.giaodiem.com. May 31. 2002.. (1) . Đoạn này cũng tìm thấy trên mạng http://www.tqlcvn.org/.

Sự liên hệ giữa Linh mục Raymond de Jaegher và ông Ngô Đình Diệm được sử gia Bernard B. Fall ghi lại mấy dòng vắn tắt như sau:

"Nhưng thời cơ chưa tới. Diệm rời Hoa Kỳ vào tháng 5-1953 và đến ở trong tu viện Benedictine thuộc Saint-André-les-Bruges, cũng là một trung tâm quan trọng của các hoạt động truyền giáo trong vùng Viễn Đông. Sự liên hệ chặt chẽ giữa ông Diệm và Linh Mục Raymond de Jaegher, một tu sĩ người Bỉ, một người trong những năm gần đây thường hành động như là một trong những quân sư cho ông Ngô Đình Diệm, có thể kể từ thời gian này." ("But the time was not yet ripe. Diem left the United States in May, 1953, to return to Belgium, where he took up quarters at the Benedictine monastery of Saint-André-lès-Burges, which is also a key center of missionary activities in the Far East. His close association with Father Raymond de Jaegher, a Belgian priest who has in recent years often acted as one of his advisers, may date from that period. "Bernard Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), tr 243.

Trong cuốn Đảng Cần Lao, ông Chu Bằng Lĩnh nói về mối liên hệ giữa ông Ngô Đình Diệm và Linh-mục Raymond de Jaegher như sau:

"Cha Jaegher là một linh-mục người Bỉ, đã ở Mỹ lâu năm và là người làm chính trị hơn là làm linh mục. Ông đã hướng dẫn ông Diệm từ thời Bảo Đại bị Nhật thúc đẩy ông Diệm làm thủ tướng thời Nhật đảo chánh Pháp. Và cũng chính ông đã ngăn cản ông Diệm tham dự nội các Trần Trọng Kim. Đến khi ông Diệm bị Việt Minh bắt xộ khám, chính Cha Jaegher đã tích cực vận động với Tòa Thánh La Mã yêu cầu Hồ Chí Minh phóng thích ông Diệm. Sau đó, ông Diệm  được Tòa Thánh La Mã đưa đi Pháp, rồi Mỹ. Trong khi ông Diệm nằm ở nhà Dòng tại Mỹ thì Cha Jaegher hoạt động với các chính giới Âu Châu, nhất là tại Bỉ, để chính phủ Hoa Thịnh Đốn đưa ông Diệm về nước làm thủ tướng Việt Nam. Cũng nhờ cha này làm áp lực với bà Nam Phương Hoàng Hậu mà ông Bảo Đại đã phải tấn phong ông Ngô Đình Diệm." Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), tr 146.(2)

Các đoạn văn trích dẫn trên đây cho chúng ta thấy sự liên hệ thắm thiết giữa Linh-mục Raymond de Jaegher (tức là Giáo Hội La Mã) và ông Ngô Đình Diệm.

2.-/ Những đặc tính của chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam: Vì chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam do người của giáo triền Vatican biên soạn cho nên nó mới có những đặc tính phù hớp với chính sách ngu dân của giáo triều Vatican. Đó là những đặc tính:

a.-/ Phi nhân bản:  Bằng chứng  là:

Thư nhất ,các chính quyền miền Nam Việt Nam quyết tam thi hành chính sách Ki-tô háa bằng bạo lực theo chỉ tiêu mà ông Ngô Đình Nhu đã tuyến bố:

Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chố mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.”Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

Thứ hai   “Hồ hời tán đồng với quân đội Mỹ cho rải 77 triệu lít chất độc Da Cam xuống đồng ruông và rừng cây ở miền Nam Việt Nam (Trung và Nam Bộ) gây ra tác hại nguy hiểm cho 2.63 triệu mẫu Tây (ha) và gần 5 triệu người sống trong 52.585 thôn ấp.”Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35 và 171.,

b.-/ Phản dân tộc: Bằng cớ là  lời tuyên bố với các nhà chính khách Hoa Kỳ trong một bữa cơm chiều trong Khác Sạn Mayflower vào cuối tháng 10 năm 1950 rằng, “ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và cực lực chống Cộng”. Lê Hữu Dàn, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997) Fremont, CA: TXB, 1997), 23. Rồi khi được Mỹ và Vatican đưoa lêm cầm quyền thì ông cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể tại Sàigòn và thánh 2 năm 1959 và mời vị khâm sử  đại diện của giáo triều Vatican là Hồng Y Agagianian đến là chủ tế của buổi lế này để dân nước Việt Nam cho giáo triều Vatican được ngụy tạo là”dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.” Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr 126-127.

c.-/ Đóng kín (phi khai phóng). Bằng chứng là chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh tịch thu và cấm lưu hành bộ sách lịch sử thế giới  do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn và khung bố tinh thần tác giả Nguyễn Hiến Lê. Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr 99-101, và Nguyễn Hiến Lê, Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (Hà Nội:Nhà Xuất Bản Văn Hóa, 1993), tr 354-356.

Những người thấu hiểu lịch sử thế giới, thường thấy những ác tính này ở trong các tôn giáo độc thần, đặc biệt là đạo Ki-tô hay Giáo Hội La Mã là tiêu biểu. Giáo hội này  tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền” do bọn lưu manh buôn thần bán thánh bịa đặt ra đủ mọi thứ tín lý hoang đường nhằm lừa bịp người đời để trục lợi, rồi dùng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt khiến cho nạn nhân không còn khả năng sử dụng lý trí để nhìn ra những mánh mung hay thủ đoạn bất chính, đại gian, đại ác và dã man trên đây của cái “tôn giáo ác ôn” này. 

Cũng vì thế mà sau thới kỳ Cách Mạng Dân Chủ (Demarcatic Revolutions), hầu như tất cả các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đều đã ghi vào trong hiến pháp của họ điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” và quyết định giành lấy quyền làm chính sách giáo dục và phải thi hành chính sách giáo dục tự do khai phóng để cho các nhà giáo được tự do giảng dạy,  khai tâm học sinh và được tự do nói lên những sự thật lịch sử (1) về tính cách hoang đường và bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô, và (2) về những rặng núi tội ác của Giáo Hôi La Mã mà chính Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) trong những năm 1993-2004  đi đến đâu cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra có tới hơn một trăm lần,  rồi chính ông ta và các nhân vật chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đã phải đứng ra cáo thú những rặng núi tội ác này trong một buổi lễ vô cùng long trọng được tổ chức tại Quảng Trường Peter trong kinh thành Rome vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000. Khi buổi lễ này được tiến hành, có tới cả mấy trăm ngàn người chứng kiên tại chố và nhiều triệu người theo dõi sự cố này qua các màn ảnh truyền hình ở khắp nơi trên thế giới. Sự cố này đã được 6 tác giả Bùi Kha, Hoàng Nguyên Nhuận, Trần Chung Ngọc, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Mạnh Quang và Lâm Hồng Thể trình bày khá đầy đủ  trong bài viết của họ đăng trong cuốn Vaican Thú Tội Va Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000). Các bài viết này được biên soạn theo phương pháp biên khảo mà họ đã tiếp thu được từ các lớp học Khoa Học Xã Hội (Social Science) tại các đại học mà phần lớn là ở Hoa Kỳ.

Thế nhưng, ái oăm thay! Hầu hết bọn quạ đen và tập thể con chiên người Việt lại không biết đế sự cố vô cùng quan trọng này, và nếu có biết họ cũng làm như là không biết!

Có bị bịt mũi rồi mới cảm thấy không khí là tối cần thiết cho sự sống. Có bị nhốt tù rồi mới cảm thấy tự do là quý giá vô cùng. Tương tự như vậy, có từng là sinh viên sư phạm và là nhà giáo đã từng dạy học môn Sử và Công Dân ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, rồi lại có cơ hội tìm hiểu chính sách giáo dục tự do và khai phóng ở Bắc Mỹ, thì mới  có thể nhìn ra những sai lầm có chủ ý trong chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở miền Nam trong những năm 1954-1975, và mới thấy chính sách giáo dục tự do khai phóng thật sự là vô cùng cao đẹp. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng trong các chương sách  trong Mục XXII này.

3.-/ Bậc Đại Học (Cử Nhân Và Cao Học): Trên đây là phần trình bày về môn Sử, Địa và Công Dân hay khoa học xã hội ở bậc trung học trong chính sách giáo dục của miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Dưới đây là phần trình bày một vài thiếu sót có chủ tâm của chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 về việc dạy các môn học này ở bậc đại học.

Theo sự tìm hiểu và kinh nghiệm bản thân, người viết nhận thấy rằng, khác với ở Hoa Kỳ, tại miền Nam Việt Nam:

a.-/ Sinh viên đại học không được dạy phương cách viết điểm sách.

b.-/ Sinh viên đại học không  được dạy (1)  phương cách viết bài khảo luận, (2) viết tiểu luận, (3) viết luận án. Các ông bà giáo sư, giảng sư phụ trách giảng dạy môn học lịch sử, xã hội đềuđể mặc cho sinh viên tự lo lấy, muốn viết thế nào tùy ý.

c.-/ Sinh viên không được khuyến khích thảo luận. Xin xem bài tường thuật của một cựu học sinh, sinh viên "Xin hãy đối thoại với học trò" ghi lại trong phần Phụ Lục.

d.-/ Nhà trường không  cung ứng giáo sư cố vấn cho sinh viên.

e.-/ Khi ghi danh vào học ở bậc cao học, muốn được thâu nhận vào học, sinh viên phải tự tìm lấy giáo sư bảo trợ. Nếu không tìm được giáo sư bảo trợ, thì sẽ không được thâu nhận vào học. Phải có giáo sư bảo trợ, sinh viên mới được thâu nhận vào học. Khi được thâu nhận rồi, sinh viên chỉ phải làm việc với giáo sư bảo trợ, mà không phải theo học một khóa học nào ở trong lớp của nhà trường, chỉ cần chọn một đề tài viết tiểu luận và tự lo liệu lấy trong việc viết tiểu luận này. Như vậy, ngoài vỉệc lo viết một bài tiểu luận này, sinh viên không được học hỏi một khóa học nào khác. 

f.-/  Ở miền Nam Việt Nam,  trong  ngành kỹ thuật như  phân khoa kỹ sư, sinh viên không bị đòi hỏi phải theo học một khóa học nào về khoa học xã hội  (social science).

Trái lại, ở Hoa Kỳ  hoàn toàn khác hẳn. Ai đã từng theo học bậc cử nhân (undergraduate school) và cao học (graduate school), đều biết rằng nhà trường:

a.-/ Cung ứng giáo sư cố vấn cho tất cả các sinh viên.

b.-/ Bắt buộc sinh viên phải lấy một khóa học dạy về phương cách viết khảo luận, tiểu luận và luận án.

c.-/ Trong mỗi khóa học, giáo sư đều chỉ định sinh viên phải đọc từ 1 đến 5 cuốn sách liên quan đến môn hoc và chọn 1 hay 2 hoặc 3 trong những sách đó để viết book report (điểm sách) nộp cho giáo sư. Điểm của các book reports sẽ được tính chung vào tổng số điểm của toàn khóa học để quyết định khả năng của sinh viên trong việc cho điểm A, B hay C.  

d.-/ Trong mỗi khóa học, giáo sư đều chỉ định sinh viện phải viết từ 1 đến 3 bài khảo luận với đề tài liên hệ đến môn học. Mỗi bài khảo luận ngắn nhất là khoảng 12 trang đánh máy (single space) và dài nhất vào khoảng từ 25 đến 30 trang.

e.-/ Sinh viên không thuộc ngành sử học hay thuộc bất cứ ngành nào, cũng phải lấy ít nhất là 45 tín chỉ theo tam cá nguyệt (quarter credits) về môn khoa học xã hội. Thí dụ ngành kỹ sư (bất kể là kỹ sư thuộc ngành công chánh, điên, cơ khí, luyện kim, hóa học, v.v…), tổng số  tín chỉ cho toàn thể chương trình học kỹ sư (bậc cử nhân) là từ 180 đến 185 tín chỉ (credits) theo hệ thống tam cá nguyệt trong đó có tới từ 45 đến 48 tín chỉ về môn khoa học xã hội.

f.-/ Sinh viện bậc cao học, ngoài việc viết tiểu luận, tùy theo phân khoa, sinh viện  phải theo học ít nhất là từ 15 đến 18 khóa học. Các khóa học này nếu tính theo chế độ tam cá nguyệt thì ít nhất là 48 tín chỉ, nếu tính theo chế độ lục cá nguyệt là 36 tín chỉ. Như vậy, một sinh viên có bằng cao học ở Hoa Kỳ có trình độ học cao hơn sinh viên có bằng cao học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 ít nhất  là (1) 15 khóa học hay 48 tín chỉ tam cá nguyệt trong lãnh vực chuyên môn, và (2) khả năng viết các bài khảo luận.  

4.-/Những độc kế trong chính sách ngu dân ở miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975: Những độc kế này nằm trong những kế sách chung của Giáo Hội đã được hoạch định từ trước và đã được thi hành ở bất cứ nơi nào mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới. Trong những năm 1954-1975, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội, tất nhiên là những kế sách này phải được áp dụng triệt để. Những kế sách đó là:

Kế sách 1: Dùng  Phương Pháp sư phạm độc thoại: Phương pháp này  được các nhà tuyền giáo Ki-tô  áp dụng triệt khi họ rao truyền tín lý Ki-to và khi họ giảng thuyết về tôn giáo của họ.  Vì phục vụ cho chính sách Ki-tô hỏa miền Nam của giáo triều Vatican, cho nên các nhà làm chính sach giáo dục ở miền Nam trong những năm 1954-1975 chí dạy cho các giao viên phụ trách môn Lịch Sử, Địa Lý  và Công Dân các thức giảng bài theo phương pháp độc thoại mà thôi.. Phương pháp này đã được các ông truyền giáo Da-tô sử dụng trong việc rao giảng tín lý Ki-tô như chúng ta thường thấy vào những giờ lễ trong các nhà thờ. Phương pháp này đòi hỏi hoc sinh phải chấp nhận những luận cứ hay tất cả những gì ghi sẵn trong bài học và học thuộc lòng để thực hành, không được thắc mắc, không được tìm hiểu sự vật. 

Chủ đích của phương pháp này là tạo cho học sinh có thói quen thụ động không sử dụng lý trí vào việc phân tách và lý luân để tìm hiểu sự vật. Cũng vì vậy mà những lớp người theo học các trường học qua phương pháp dạy học này trở thành thụ động lười suy nghĩ. Gặp khi có việc gì cần phải giải quyết, thì có họ khuynh hướng trông nhờ vào người khác giải quyết giùm. Đây là nguồn gốc của tinh thần vọng ngọai và là cha đẻ của đặc tính vong bản của những người này.

Mặt khác, nhà trường không dạy học sinh cho biết phương cách viết một bài "điểm sách " (book report) và cũng không dạy cho học sinh biết cách viết một "bài khảo luận " (term paper). Trong kế sách này, chương trình giáo dục VNCH không dạy cho học sinh phân biêt sự khác nhau giữa một bên là "ý kiến" (opinions) tức là quan niệm của một cá nhân hay một nhóm người về một vấn đề gì, và một bên là "sự kiện" (facts) tức là một vật hiện hữu hay một sự việc đã xẩy ra trong quá khứ.

Tất cả những người đã từng học qua các bậc tiểu, trung và đại học (bậc cử nhân) ở Việt Nam, đều nhận thấy rằng thày giáo thường đến lớp vào đúng lúc chuông reo hay trống điểm giờ học vừa đứt. Ngay khi vừa tới lớp, việc đầu tiên là xóa bảng (nếu chưa xóa), rồi nhập đề bằng câu nói giới thiệu bài học mới, và lấy phấn viêt tên đề tài và dàn bài lên bảng cho học sinh nhìn thấy rõ đề tài sắp sửa được nghe giảng. Ở bậc trung học, nếu là các môn văn chương và khoa học xã hội, sau khi làm những công việc trên đây, ông thày bắt đầu lên giọng giảng bài và nói thao thao bất tuyệt khoảng chừng 20 đến 25 phút, chỉ ngưng lại khi có một học trò yêu cầu nhắc lại hay yêu cầu giảng lại chỗ nào chưa hiểu hay không hiểu. Thì giờ còn lại là chép bài theo lời ông thày đọc cho học sinh ghi để mang về nhà học cho thuộc lòng. Ở bậc đại học, trong lúc giáo sư giảng bài, sinh viên ráng mà ghi bài hoặc là mua "cours" đã in sẵn hoặc sách giáo khoa mang về học thuộc lòng để chuẩn bị làm bài thi vào cuối niên học. Một hình ảnh khác nữa là khi vào lớp, ông thày ngồi vào ghế với cái bàn trước mặt ở trên bục giảng. Tiếp theo là mở cuốn sách giáo khoa cầm sẵn trong tay, lật đến trang có bài học ngày hôm đó rồi giới thiệu với học sinh bài học mới và yêu cầu học sinh chép bài. Nếu có dư thì giờ, ông thày chuyển sang mục khảo học sinh từng câu một với mục đích làm cho học sinh nhớ bài. Hinh ảnh này được Giáo-sư Lý Chánh Trung kể lại kinh nghiệm bản thân của ông ở Trường Trung Học Taberd như sau:

 "Bây giờ, vào trường Taberd là thế giới của đạo giáo. Đạo giáo bao trùm đời sống và việc học. Kinh kệ khởi đầu và kết thúc mỗi hoạt động. Mỗi buổi sáng, nửa giờ đầu luôn luôn dành cho giáo lý.

Phương pháp là học và trả thuộc lòng. Ông thày chỉ một chú học trò và gõ thước cái cốp, chú này đứng dậy trả câu thứ nhất: "Hỏi: Đức Chúa Trời là gì? - Thưa: Đức Chúa Trời là đấng tạo nên trời đất muôn vật..." (bằng tiếng Pháp). Thước lại gõ cái cốp và chú học sinh thứ hai đứng dậy... cho đến khi hết bài. Tôi là thằng làm biếng tổ, sáng nào cũng co rúm người, cố làm cho mình nhỏ lại như hột cát để thoát khỏi cái nhìn của Sư huynh.

Nhưng cái cực hình kinh khủng nhất là đầu lớp học buổi trưa, học sinh phải lần nguyên một chuỗi tràng hạt. Trời nóng như thiêu, giọng kinh trầm trầm kéo dài như không bao giờ dứt, đứng yên một chỗ không cục cựa, tôi cảm thấy tứ chi ngứa ngáy như có trăm ngàn con kiến đang bò lên.

Nhưng riết rồi cũng quen và một khi đã thuộc kinh tôi cũng ê-a hằng giờ với mấy đứa kia, không còn bực bội nữa: Tiên học lễ, hậu học." Lý Chánh Trung, Tìm Về Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1972), tr. 24-25.

Cũng nên biết, trong các quốc gia  theo chính sách giáo dục tự do và khai phóng như ở Hoa Kỳ, phương pháp dạy học là phương pháp thảo luận.

Kế sách 2 Bưng bít và bóp méo tất cả những sự thật lịch sử.

Cũng nên biết chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã là phải "diệt tận gốc, trốc tận rễ" các tôn giáo và nền văn hóa bản địa.  Muốn làm được như vậy, trước hết phải khai quang (tẩy não bằng cách "bóp méo sự thật lịch sử" ) rồi mới tiến hành cấy vào đầu (nhồi sọ) nạn nhân (người dân bản địa)  nền văn hóa Da-tô (ươm trồng tinh thần "sống đạo theo Đức Tin Kitô"). Linh Mục Raymond de Jaegher, một cán bộ "biệt kích văn hóa", được Giáo Hội La Mã trao cho trách nhiệm này vào khi ông Diệm đã được Hoa Kỳ  và Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền. Một trong những công việc quan trọng trong việc này là "phải biên soạn lại các sách giáo khoa về các môn sử ký, địa lý và công dân giáo dục" trong các chương trình học ở các bậc tiểu và trung học ở miền Nam Việt mà thoạt đầu là áp dụng cho các trường học của người Trung Hoa ở miền Nam, rồi sau đó sẽ áp dụng cho tất cả các trường Việt. Chương trình học này sẽ được thi hành song hành với Kế Hoạch Ki-tô Hóa nhân dân ta bằng bạo lực. Đây là nguyên nhân TẠI SAO Linh-mục Raymond de Jaegher cho mời ông Tưởng Quân Chương đến Saigon với mục đích duy nhất là "biên soạn sách giáo khoa về môn sử ký, địa lý và công dân giáo dục."

Nói về sách lược "bóp méo sự thật lịch sử" của Tòa Thánh Vatican, chúng ta thấy trong sách Việt Nam Giáo Sử của Linh-mục Phan Phát Huồn có một câu văn xác nhận việc làm bất chính này của Giáo Hội La Mã. Nguyên văn câu văn này như sau:

"Phần đông các sử gia cho những chuyện của Giáo-sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường..." (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử - Quyển I (Sàigon: Cứu Thế Tùng Thư,1965), tr 39. (3)

Sử gia Vũ Ngự Chiêu (bút hiệu Nguyên Vũ) viết trong cuốn Ngàn Năm Soi Mặt viết về phương cách và mục đích "bóp méo sự thật lịch sử" của Giáo Hội La Mã như sau:

"Nguồn tư liệu thứ ba là báo cáo, thư từ của các giáo sĩ Pháp và nhóm lính đánh thuê do Giám-mục Pierre Pigneau de Béhaine tuyển mộ giúp Nguyễn Chủng (Nguyễn Ánh).

1.-/ Một số tư liệu này đã được các tác giả Pháp công bố trong đầu thế kỷ XX, nhưng phần lớn là những "lời đồn" hoặc "nghe kể". Adrien Launay, tác giả Documents historiques sur la mission de Cochinchine, 1771-1823 (tập III, 1925) đã sao chép lại khá nhiều báo cáo của các giáo sĩ ở Bắc Đàng Trong và Đàng Ngoài về nhà Tây Sơn, đặc biệt là vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngoài ra, các biên khảo của Charles B. Maybon [Les marchants européens en Cochinchine et au Tonkin (1660-1775)] và Geroges Taboulet [La geste francaise en inbdochine: Histoire par les textes de la France en indochine dès origines à 1914] cũng giới thiệu nhiều tư liệu gốc. (Taboulet đã tặng cho Văn Khố Sử Học Hải Quân Pháp tại Chateaux de Vincennes toàn bộ tư liệu của ông). Tuy nhiên, những tác phẩm đều có nhược điểm, và sử dụng phải cẩn trọng. ...

Sử dụng loại tài liệu truyền giáo này không dễ.

a.- Trước hết, các nhà truyền giáo không có ý định viết sử. Họ chỉ thuật lại mọi sự kiện dưới ánh sáng của mục tiêu tối hậu là truyền giáo. Người và vật bởi thế được đo đếm bằng chiếc giường truyền giáo mà mỗi giáo sĩ mang theo trên lưng, bắt các tác nhân lịch sử nằm lên chiếc giường đó, và độc giả của họ sẽ được chứng kiến cảnh họ chặt cắt bớt những gì quá khổ hoặc kéo dài, giang rộng nạn nhân của họ cho hợp với kích thước chiếc giường truyền giáo. Nói cách khác, họ không khách quan như có người tưởng nghĩ; ngược lại, các tư liệu của họ chứa đầy tư tâm. Tiêu biểu là trường hợp gọi Quang Trung Nguyễn Huệ là "Tiếm Vương", "Đệ Nhất Ác Chúa", hay "Tân Atilla", tức viên tướng giặc Huns đã tàn phá đế quốc Roma trong thế kỷ V.

b.- Thứ hai, nhiều tin tức chỉ là những tin đồn, nên ngày tháng và nội dung chưa hẳn chính xác. Đặc biệt là ngày tháng. Thí dụ như việc ngày quân Thanh kéo vào Đại Việt, hay Tôn Sĩ Nghị vào tới Thăng Long, nếu so sánh với sử liệu Việt Hoa, tư liệu của các giáo sĩ sai biệt hàng tháng." (4)

Dã tâm thâm độc của Giáo Hội La Mã là cố tình không đưa vào chương trình những môn học cần thiết để mở mang kiến thức của trẻ em, và sửa lại những dữ kiện lịch sử để phục vụ cho mưu đồ hủy diệt văn hóa bản địa. Tình trạng này đã làm cho học sinh dù là đã học qua bậc đại học và có học vị như ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng và tất cả những người tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều ở trong  tình trạng dốt nát về lịch sử, không biết những kiến thức cần phải biết mà các em học sinh trung học ở các nước dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều phải học và đều biết. Những kiến thức đó là lịch sử thế giới, nhất là lịch sử Âu Châu thời Trung Cổ và những việc làm bất chính, đại gian, đại ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua.

Kế sách 3: Không dạy trọn vẹn những bài học lịch sử thế giới.- Không cho dạy môn sử thế giới theo dòng thời gian liên tục từ thuở hồng hoang cho đến ngày nay ở tất cả những nơi nào nằm dưới quyền thống trị của Giáo Hội. Theo đúng chủ thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền” (tôn giáo chỉ đạo chính quyền), Giáo Hội La Mã đòi hỏi các chế độ đạo phiệt Da-tô tại các địa phương phải có trách nhiệm đối với Tòa Thánh Vatican trong việc quản lý tất cả mọi công việc nội trị theo đúng chủ thuyết trên đây. Một trong những trách nhiệm đó là phải theo dõi và kiểm sóat chặt chẽ môn học lịch sử trong chương trình học trong toàn vùng lãnh thổ. Các chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) và quân phiiệt Da-tô Nguyền Văn Thiệu (1967-1975) cũng không đi ra ngòai trách nhiệm này. Chính vì  vậy mà môn lịch sử trong chuơng trình học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 bị kiểm sóat chặt chẽ, tất cả những bài học lịch sử nào bị coi là bất lợi cho Giáo Hội  thì phải hoặc là loại bỏ, hoặc là phải sửa lại để không làm tổn thương hay nguy hại đến uy tín của giáo hội. Môn sử thế giới rơi vào tình trạng hầu như không thể nào sửa lại được theo ý muốn của Giáo Hội, cho nên phải bị loại bỏ ra khỏi chương trình học ở bậc trung học. Về  lý do TẠI SAO Giáo Hội lại có chủ trương như vậy, các nhà viết sử chuyên về lịch sử Giáo Hội La Mã đều cho rằng:

a.-/ Nếu đưa môn sử thế giới vào trong chương trình trung học có nghĩa là dạy cho học sinh sẽ biết rõ sự xuất hiện của địa cầu ở trong vũ trụ và bầy người đầu tiên ở trên địa cầu này cách đây  cả mấy trịệu năm về trước và dạy cho học sinh biết rõ thuyết tiến hóa (Evolutionism) của nhà bác học Chalres Robert Darwin (1809-1882) được phát minh và công bố vào năm 1859. Khi mà học sinh hay người dân dưới quyền biết rõ những sự thật lịch sử trên đây, thì tất nhiên là họ sẻ không còn tin hay chấp nhận các tín lý láo khoét trong đạo Kitô mà Giáo Hội đã và Giáo Hội đang dồn nỗ lực để hoằng dương. Đó là những tín lý (1) thủy tổ loài người ông Adam và bà Eva (được nặn ra bằng đất sét), (2) Tội Tổ Tông, (3) "chúa Ba Ngôi, (4) thuyết cứu chuộc, (5) Bà Maria Đồng Trinh, v.v…

b.-/ Nếu đưa môn sử thế giới vào trong chương trình trung học có nghĩa là phổ biến những bài học lịch sử thế giới thuộc về (1) thời Trung Cổ, (2) Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Religious Reformation 1309-1648), (3) Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason - 1500-1789),Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ(The Age of Democratic Revolutions - 1603-1815), Các Phong Trào Nhân Dân Đòi Cải Cách  Xã Hội (Movements of Social Protest 1800-1900). Nếu phổ biến những bài học này, thì chẳng hóa ra Giáo Hội đã tự phơi bày cho học sinh và người đời nhìn thấy rõ những tội ác của Giáo Hội chống lại nhân lọai trùng trùng như những rặng núi Hy Mã Lạp Sơn trong gần hai ngàn năm qua,  và  cũng là để lộ cho người đời nhìn thấy rõ lòng uất ức căm thù của nhân dân thế giới đối với  Giáo Hội và tập đoàn giáo sĩ  trong hệ  thống quyền lực của Giáo Hội  từ giáo triều Vatican cho đến các ông tu sĩ tại các địa phương.

Vì những lý do trên đây, Giáo Hội nhất quyết không cho môn sử thế giới vào trong chương trình học ở bậc trung học. Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 ở vào trường hợp này.

Kế sách 4: Hạn chế thời lượng dành cho môn lịch sử và Công Dân - Hạn chế và sửa lại những sự kiện lịch sử Việt Nam, nhất là trong thời cận và hiện đại để cho học sinh không nhìn thấy bàn tay tội ác của Giáo Hội  La Mã chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay qua các ông truyền giáo, tu sĩ và và tín đồ Da-tô người Việt.

Trong bất cứ quốc gia nào ở trên thế giới, lịch sử đất nước là môn học chính trong chương học ở bậc tiểu và trung học. Đây là một quy luật bất thành văn trong nền văn minh nhân loại, ngọai trừ trường hợp đất nước ở trong tình trạng bị thế lực ngọai xâm thống trị như trường hợp nước ta trong thời kỳ “trăm năm nô lệ giặc Tây”.

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, môn lịch sử Hoa Kỳ là môn học chính ở bậc trung học và thời lượng dành cho môn sử, địa lý và công dân  chiiếm tới 1/6 tổng số thời lượng trong chương trình học ở bậc trung học. Trong những năm 1954-1975, Việt Nam bị chia là làm hai miền Bắc và miền Nam theo hai chế độ chính trị khác nhau. Đáng lý ra, dù là theo chế độ chính trị nào đi nữa, môn sử Việt Nam phải là một môn học chính trong chương trình học ở bậc trung học. Môn lịch sử Việt Nam không những là môn học chính, mà còn được coi là hàng đầu trong các môn học chính trong chương trình học ở bậc trung học, và thời lượng dành cho môn sử, địa và công dân cũng lên tới 1/6 tổng số thời lượng trong chương trình học ở bậc trung học.

Thời lượng dành cho môn sử, địa và công dân trong chương trình học ở bậc trung học tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963  quá ít, nếu so với các nước khác. Có người cho rằng tình trạng này được phỏng theo chương trình học ở bậc trung học của thời 1948-1954 của chính quyền Bảo Đại. Suy cho cùng, chúng ta thấy rằng chương trình học ở bậc trung học trong vùng Pháp - Vatican kiểm soát trong những năm 1947-1954 cũng là phỏng theo chương trình học của Pháp và của Giáo Hội áp dụng trong những năm 1862-1945 ở miền Nam và trong toàn lãnh thổ Đông Dương trong những năm 1885-1945. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng  đã biết được  thế lực nào (Pháp hay Vatican) đã có chủ trương hạn chế cả thời lượng lẫn những bài học trong môn sử thế giới và sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Thực ra, độc kế ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã chủ trương đã  được thi hành ở toàn cõi Đông Dương từ giữa thập niên 1860 và dân dần áp dụng cho toàn lãnh thổ Đông Dương cho đến năm 1945, rồi lại tiếp tục trong thời Kháng Chiến 1945-1954, và miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Trong các thời kỳ này, mỗi niên học có 34 tuần (giống như ở Hoa Kỳ). Ở bậc trung học từ lớp 6 đến lớp 12, mỗi tuần, học sinh phải có mặt ở trong 25 giờ. Mỗi giờ khoảng 50 phút. Trong số 25 giờ học này, có 1 giở sử và địa, 1 giờ công dân. Như vậy là một niên học có 68 giờ công dân và sử địa môt năm. Tổng chung 12 niên học có 68 x 12 hay 816 giờ sử, địa và công dân. Như đã trình bày ở mấy chương trước, thời lượng của môn học này (sử, địa và công dân)  ở Hoa Kỳ là 1125 giờ. Cách biệt 349 giờ, thời lượng về các môn học này ở Việt Nam hiện nay còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ.

Dựa vào những dữ kiện trên đây, nếu đem so sánh thời lượng dành cho môn sử, địa và công dân trong chương trình học ở bậc  trung học ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam hiện nay, thời lượng dành cho môn sử, địa và công dân ở miền Nam trong những năm 1954-1975 chỉ bằng ngót nghét 70% (so với Hoa Kỳ) và trên 60 % so với Việt Nam hiện nay.

Kế sách 5:  Hạ thấp môn Lịch Sử và Công Dân xuống hành môn học phụ với hệ số 1, trong khi đó thì các môn học chính như Việt Văn, Ngoại Ngữ Chính, Toán, Lý, Hóa, Sinh Vật (Biology và Botany) đều có hế số 4 hay hệ số 5. Môn Ngoại Ngữ Phục cũng có hệ số 2 hay hệ số 3. Chế độ hệ số này gây nên một tình trạng bất bình đẳng, nhất bên trọng nhất bên khinh giữa các môn học chính và các môn học phụ trong cả 4 ban:  Ban A (khoa Học Thực Nghiệm) ,  Ban B (Khoa Học Toán),  Ban C (Văn Chương),  Ban D (Cổ Ngữ). .  Vì rằng ngoại trừ Ban C và Ban D, trong các ban A, B,  môn sử địa và công dân đếu bị coi là môn phụ và bị quy định cho hệ số 1, trong khi các môn chính trong các ban này  đều có hệ số 4 và các môn học khác đều có hệ số 3 hay hệ số 2. Tình trạng này đã khiến cho rất nhiều học sinh bỏ qua, không cần học môn sử địa và công dân, để dành thì giờ "gạo" những môn chính. Cũng vì thế mà học sinh miền Nam Việt Nam), đặc biệt nhân là các học sinh theo Ban A và Ban B sau khi học hết lơp 12 dù là có bằng Tú Tài 2 hay không, rất kém về sử địa và công dân. Cũng nên biết rằng, có tới gần 90% học sinh trung học ở miền Nam trong những năm 1954-1975 chọn ban A hay ban B. 

 a. Loại bỏ môn Lịch Sử và Công Dân ra khỏi các kỳ thi Tú Tài I và Tú Tài II. Kế sách này là cho học sinh coi các môn học chính là ưu tiên số 1, rồi  dành trọn thì giời vào “gạo” các môn học chính, không còn quan tâm đến việc học môn Lịch Sử và Công Dân. Sau khi biết chắc đã đậu kỳ thi viết,  các em mới tìm sách đọc lướt qua, nhớ đượccái gì hay cái đó, để rồi khi vào vấn đáp, các em sẽ gãi đầu, gãi tai ca bài ca con cá, và không rất ít có vị giám khảo lại đành lòng cho điểm 0 (Zero)  với ý đồ cố tình đánh rớt thí sinh. Người sắt đá lắm thì cũng cho điểm tối thiểu là 05/20 để cho các em không bị rớt.

Trong khi đó, các trường Trung Học Cấp II và Cấp III ở Hoa Ky, các môn học Lịch Sử và Công Dân được coi là môn học chính, ngang hàng với các môn Anh Văn (quốc văn của họ), Toán cũng các môn khoa học, và mỗi khóa học bất cứ môn học nào, các học sinh đều trài qua các ky thi giữa khóa học (Mid-term tests) và cuối khóa học (final test) giống như nhau theo lối chấm điểm A (4), B (3), C (2), D (1) và  F (1). A là tối ưu hay ưu, B là là bình hay bình thứ, C là thứ, D là vớt, và F là rớt. Học sinh bị cho điểm F của môn học nào thi phải học lại môn học đó.

b. Các trường trung học tư thục ở miền Nam hồi đó cũng coi nhẹ môn học Lịch Sử và Công Dân:  Vi những kế sách trên đây, cho nên các trường trung học tư thục không quan tâm đến đưa môn học Lịch Sử và Công Dân vào trong chương học, NẾU có, thì cũng chỉ là hình thức cho lấy lệ mà thôi.

c. Tại các trường đào công chức như Quốc Gia Hành Chánh, các trường đào tạo  sĩ quan quân đội như Trường Võ Bị  Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Trương Đào Tạo Sĩ Quan Không Quân, Trường Đào Tạo Sĩ Quan Hải Quân, Trường Đào Tạo Sĩ Quan Cảnh Sát, v.v…, đều không đòi hỏi các ứng viên phải làm một bài làm về lịch sử.

Nói về các trường tư thục ở miền Nam Việt Nam hồ đó, con số trường tư thục giảm thiểu tới mức độ hầu như không còn nữa, ngọai trừ một số rất ít trường của người ngoại quốc dạy theo chương trình học của Hoa Kỳ hay của Pháp. Tại Hoa Kỳ, ở bậc tiểu học và trung học, cũng có một số các trường tư thục do các hệ phái tôn giáo làm chủ với mục đích CHO THÊM VÀO chương trình học môn giáo lý. Thường thường những gia đình thuộc loại "Ngoan đạo" và giầu có mới có thể cho con theo học các trường tư thục. Ngòai ra, cũng có những gia đình giầu có nhưng không phải "ngoan đạo" cũng cho con theo học ở một trường tư thục mà họ tin rằng nhà trường có kỳ luật hơn và có chương trình học thích hợp với ý muốn của họ. Dù sao, tỉ lệ trường tư thục ở bậc tiểu và trung học ở Hoa Kỳ cũng không lên tới quá 10%. Hơn nũa, theo luật lệ Hoa Kỳ, các môn học (trong đó có môn sử, địa và công dân) trong chương trình học ở các bậc tiểu và trung học phải giống như chương trinh học ở các trường công lập. Nếu không theo đúng quy luật  chung của chính quyền, nhà trường có thể bị rút giấy phép họat động.

Cũng nên nhớ rằng ở Hoa Kỳ, luật pháp do đại biểu của nhân dân làm ra. Nói theo kiểu ví von, mọi quyền lực hay luật pháp ở Hoa Kỳ đi từ dưới đi lên giống như người ta đi từ chân một cái kim tự tháp đi lên tới đỉnh. Nếu nhà trường (trường tư) không theo đúng luật thì sẽ bị dân tố cáo  rồi có thể bị rút giấy phép họat động và không có thế lực nào bao che được cả.

Khác với ở Hoa Kỳ và khác với Việt Nam hiện nay, tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, tùy theo từng địa phương, con số các trường tư thục ở bậc trung học, nếu dựa trên căn bản con số học sinh, có thể lến tới từ 50% đến 80%. tồng số các học sinh trong vùng. Trong các tỉnh ở miền Nam như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Déc, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Gia,, Sóc Trang, Bạc Liêu, Cà Mâu, tỉ lệ học sinh theo học các trường tư thục có thể  vào khoảng 40% đến 50%. Nhưng ở các đô thị lớn như Đô Thành Sàigòn - Chợ Lớn Gia Định, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ, các trường tư thục chiếm một tỉ lệ cao hơn, như ở Sàigòn, tỉ lệ học sinh theo học các trường tư thục đặc biệt là ở bậc trung học lên đến hơn 70 % đến 90%.

Tại các trường tư thuc thủ đô Sàigon Chợ Lớn và Gia Định có những đặc tính:

a./ Hầu hết các trường được thành lập với mục đích làm ăn kiếm tiền hay gọi là kinh tài hay kinh doanh. Do đó tất cả mọi nỗ lực như muớn giáo viên, giảm bớt giờ học của các môn phụ và đặc biệt là “lobby” (chạy chọt với bộ cho lọt những thiếu sót hay những vi phạm luật lệ mở trương của Bộ Giáo Dục) đều nằm trong sự tính toán của ban giám đốc của nhà trường để vừa "tăng thu và giảm chi tối đa", vừa có thể tồn tại và cạnh tranh với các trường tư thục khác.

b.-/ Cũng vì mục đích trên đây, tại nhiều trường  trung học tư thục, có những lớp học, có tới hơn 100 học sinh dồn vào trong một phòng học, trong khi đó các lớp học ở các trường công lập không bao giờ được vuợt quá 65 học sinh.  Cũng nên biết, ở Hoa Kỳ, luật lệ quy định mõi lớp học ở bậc trung học ở trong một phòng học là từ 31 đến 34 học sinh.

c.-/ Tại Sàigòn - Chợ Lớn và Gia Định, gần 80% học sinh thuộc các trường tư thục này nằm trong tay kiểm soát của Giáo Hội La Mã hay của tín đồ Da-tô. Chúng ta thấy Giáo Hội và tín đồ Da-tô làm chủ các trường tư thục như La San (ở Đường Hiền Vương), Taberd (cũng ở Đường Hiền Vương?),  Đăc Lộ ở Ngã Tư Bẩy Hiền, Lê Bảo Tinh ở góc Đường Trương Minh Giảng và Trần Quang Diệu, Thomas hay Nhà Thờ Ba Chuông ở Trương Minh Ký gần Lăng Cha Cả, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè) , Bác Ái (ở Đương Nguyễn Trãi), St. Paul (ở Đường Cường Để), và còn nhiều trường khác nữa mà người viết không nhớ hay không biết. Dĩ nhiên là môn sử trong các trường này không thế nào đi ngược với ý muốn của Giáo Hội La Mã  như chúng tôi đã trình bày ở trên.

d.-/ Kỷ luật các trường tư rất là lỏng lẻo, nhưng các trường đạo tương đối có kỷ luật hơn.

e.-/ Nhà trường chỉ chú trọng đến các môn chính, và  chỉ mướn các giáo viên có tiếng, trả lương cao đển dạy các môn chính, để  làm miếng mồi câu học sinh. Còn các môn phụ như sử địa, công dân, vẽ, nhạc, nữ công gia chánh, thể dục, v.v.. đều bị coi nhẹ và nhiều trường còn lờ đi. Vì các môn học phụ  không được chú trọng, cho nên nhà trường thường hay mướn những  người thiếu khả năng để trả lương rất thấp.

Nói cho rõ hơn, ở các trường tư thục, ban giám đốc hay các ông chủ trường không quan tâm đến việc mướn những giáo viên có khả năng hay có phẩm chất cao để dạy các môn phụ (trong đó có môn sử, địa và công dân). Trong thực tế, học sinh cũng không mấy quan tâm đến các môn học phụ, cho nên cũng không quan tâm đến khả năng hay phẩm chất của các giáo viên dạy các môn phụ.

Ngoài các trường tư thục trên đây, ở Đô Thành Sàigòn Chợ Lớn và Gia Định trong những năm 1955-1975,  còn có những lớp là gọi là "lớp luyện thi". Các lớp học này chỉ dạy những môn học chính, không dạy các môn phụ. Thí dụ như các lớp luyện thi Ban B thì chỉ dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Pháp Văn hay Anh Văn, Việt Văn (lớp 11) hay Triết (lớp 12), lớp luyện thi Ban A thì chỉ có các môn Vạn Vật, Toán, Lý, Hóa,  Anh Văn hay Pháp Văn, Việt Văn  (lớp 11) hay Triết (lớp 12). Rất ít có các lớp luyện thi Ban C, và nếu có thì các lớp này chỉ dạy Anh Văn, Pháp Văn, Văn Chương hay Triết, và cũng không dạy môn Sử, Địa và Công Dân, nếu có thì cũng chỉ là "hãn hữu" mà thôi.

Cũng nên biết trong các kỳ thi này, thí sinh phải đạt được số điểm tối thiểu là 50 % của tổng số điểm tối đa của các môn thi. Việc tính điểm này không đơn giản vì chế độ hệ số. Theo cách tính điểm này, người ta tính điểm bằng cách đem số điểm bài làm của từng môn thi của thí sinh nhân với hệ số của môn ấy, rồi đem số thành của các môn thi của thí sinh này cộng lại để tính xem:

a.-/ Nếu  thí sinh đạt được số điểm bằng 50% (10/20) hay lên đến 69%  của tổng số điểm thì được coi như là đậu với hạng Thứ.

b.-/ Nếu thí sinh đạt được số điểm bằng 70% (14/20) hay lên đến 79% của tổng số điểm thì được xếp hạng Bình Thứ.

c.-/ Nếu thí sinh đạt được số điểm bằng 80% (16/20) hay lên đến 89%  của tổng số điểm thì đuợc xếp hạng Bình.

d.-/ Nếu thí sinh đạt được số điểm bằng 90% (18/20) trở lên đuợc của tổng số điểm thì được xếp hạng Ưu .

Chế độ hệ số này gây nên một tình trạng bất bình đẳng, nhất bên trọng nhất bên khinh giữa các môn học chính và các môn học phụ trong cả 4 ban:  Ban A (khoa Học Thực Nghiệm) ,  Ban B (Khoa Học Toán),  Ban C (Văn Chương),  Ban D (Cổ Ngữ). .  Vì rằng ngoại trừ Ban C và Ban D, trong các ban A, B,  môn sử địa và công dân đếu bị coi là môn phụ và bị quy định cho hệ số 1, trong khi các môn chính trong các ban này  đều có hệ số 4 và các môn học khác đều có hệ số 3 hay hệ số 2. Tình trạng này đã khiến cho rất nhiều học sinh bỏ qua, không cần học môn sử địa và công dân, để dành thì giờ "gạo" những môn chính. Cũng vì thế mà học sinh miền Nam Việt Nam), đặc biệt nhân là các học sinh theo Ban A và Ban B sau khi học hết lơp 12 dù là có bằng Tú Tài 2 hay không, rất kém về sử địa và công dân. Cũng nên biết rằng, có tới gần 90% học sinh trung học ở miền Nam trong những năm 1954-1975 chọn ban A hay ban B. 

Như vậy, ta có thể đi đến kết luận hơn 90% học sinh trung học ở miền Nam Việt Nam hầu như không học sử, địa và công dân. Ngay cả học sinh cán Ban C và D dù cho môn sử địa và công dân đuợc coi là môn chính, thì chương trình sử cũng bị giới hạn: Không được học môn sử thế giới, không được học toàn bộ lịch sử Việt Nam đặc biệt là thời cận và hiện đại. Những bài học  sử còn lại lại bị  diễn dịch sai lạc để khỏi lộ (phơi bày) ra những việc làm bất chính của Giáo Hội đối dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 cho đến ngày nay. 

Kế sách 6: Kiểm soát gắt gao môn Sử Thế Giới và khủng bố tác giả biên soạn sách giáo khoa về môn học này:  Như đã trình bày ở trên, đối với Giáo Hội La Mã, môn sử thế giới là "một môn học cấm kị". Do đó, ở miền Nam Việt Nam trong những nắm 1954-1975, sách sử thế giới trở thành "một thứ vô cùng nguy hiểm không khác gì "một thứ đồ quốc cấm". Cũng vì thế mà trong chương trình học, môn này bị bỏ quên và nếu có, thì cũng chỉ là hình thức, nói phớt qua. Vì lý do này mà các tiệm sách lớn như nhà sách Khai Trí và Xuân Thu ở Sàigon hầu như không có bán một cuốn sử thế giới bằng tiếng Việt. Sử thế giới bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng  không có.

Vì  môn sử thế giới là “một môn hoc  cấm kị), cho nên sau khi biên sọan và phổ biến bộ sử thế giới được ít lâu (không biết là mấy tuần lễ hay mấy tháng), học giả Nguyễn Hiến Lê liền bị một tín đồ Da-tô ở Cần Thơ  "mạt sát là đầu óc đầy rác ruởi", "một linh mục ở Trung yêu cầu bộ giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ sách đó", và đặc biệt là ông còn bị mật vụ của chế đô đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm theo dõi để khủng bố tinh thần. Chuyện này được trình bày đày đủ ở Chương 72 ở trên.

Kể từ đó cho đến tháng 4 năm 1975, ở miền Nam Việt Nam, môn sử thế giới gần như không được đưa vào trong chương trình học ở bậc trung học, ngòai trừ một số bài học đã được chọn lọc từ thời Cách Mạng Pháp 1789 và đã đươc uốn nắn hay biến chế  theo ý muốn của Giáo Hội. Cũng từ đó, chúng ta thấy không có một cuốn sử thế giới nào được bày bán ở các tiệm sách, và cái gương học giả Nguyễn Hiến Lê bị sỉ vả và bị khủng bố tinh thần  đã khiến cho các nhà viết sử học chán nản, không còn  nghĩ đến việc biên sọan một bộ sử thế giới bằng tiếng Việt nữa.

C.-/ Hậu Quả Chính sách Giáo Dục Ở Miền Nam trong những năm 1954-1975

- Học sinh không học lịch sử và công dân. Không biết bổn phận công dân đối với quốc gia là làm sao.

- Không biết phân tích giữa lời tuyên bốthực chất ra sao.  Thí dụ: 1. Nước bảo hộ bảo rằng nước ta ”độc lập” thì tin ngay. Thí dụ 2: Ông Mai Thanh Truyết dựa vào kỳ nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia năm 1958 tại Sài Gòn tuyên bố ba nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc”, và “khai phóng”. Thế là ông tuyên truyền giáo dục VNCH là như thế, không cần biết thực tế ra sao.

-   Tư tưởng vọng ngoại. Không xem tổ quốc trên hết, chỉ bảo vệ tự ái và danh dự cho phe phái mà thôi. Mới có câu “thà mất nước chứ không mất Chúa”

- Quen bị nhồi sọ, nhiều người VN ở hải ngoại hơn 40 năm, vẫn xem “Chống Cộng” là “chính nghĩa”. Xem Đảng Dân Chủ là Thân Cộng, ai chỉ trích Đảng CH thì bị họ chụp mũ ngay.

Do chủ trương thi hành chính sách giáo dục bất túc như trình ở trên đã đưa đên hậu quả vô cùng trầm trọng đối với những0 thanh thiếu niên tiếp nhận sở học (ở các trương công lập cũng như các trường tụ thụ và đặc biệt là các trường đạo), dù cho  đã trở thành các nhà trí thức khoa bảng (có những cáp bằng đại học ơ Việt Nam hay ở ngoại quốc) thi họ cũng tro thành những người:

a.- Rất yếu kém về lịch sử và kiến thức tổng quát và không có khả năng viết một bài khảo luận có liên hệ đến lịch sử. Bằng chứng là:

a1.-/ Gần 18 ông trí thức khoa bảng mà chúng tôi nêu đích danh trong bài viết “Những Bài Phản Biện Không Thể Phủ Bác” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ69.php) đã im lặng (không trả lời chúng tôi) vì không thể giải thích được  những điều  sai lầm (không đúng với sự thật) trong các bài viết của họ mà chũng tội đã nêu lên (trong bài viết phản biện của chúng tôi). Cho đến này, tính ra có tới từ 3 năm cho đếngần 20 năm rồi, họ vẫn thủ khẩu như bình.

a2.-/ Anh bạn giáo viện được tôi giớ thiệu vào làm việt chung vơi tôi tại Nha Học Chánh Tacoma (phụ trách day ESL) kể lại cho tôi biết, “người con trai của anh (sinh ở Hoa Kỳ, lúc đó đang là sinh viên năm thứ hai tại Washingtion Univerrsity ở Seattle) bào rằng, “kiến thức của bố bất quân bình”. Tôi biết ró anh có bằng BS về môn Toán ở một đại học ở Hoa Kỳ, những vì tiếp nhận sở học bậc tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam. Vì thế mà người con trai cua anh mới nói rằng “Kiến thức của anh ở vào tình trạng bất quân bình.”

b.-/ Hung dữ, ưa thích  bạo hành như ông Ngô Đình Diệm mà sử gia Bernard B. Fall đã ghi nhận:

"Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này:  Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta  về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã  giống như người  Kitô Tây Ban Nha," thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ  dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã." Bernard F. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 236.  Nguyên văn: "Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind:  His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French “culture by stressing "our common faith,"  Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism.” 

c.-/ Cung cách phát ngôn và viết lách với  giọng điệu cao ngạo, tự cao, tự đại, hết sức hợm hĩnh và rất thiếu văn hóa.  Đọc các bài viết của các tác giả con chiên như Chu Tất Tiến, Dr Nguyễn Thị Thanh, Trương Phú Thứ, v.v…, chúng ta sẽ thấy rõ sự kiện này. Chẳng hạn như con chiên Chu Tất Tiến đã viết những lời thiếu văn hóa trong mấy đoạn văn dưới đây:

Trong các bài viết của hai tên TAY SAI CỘNG SẢN RẺ TIỀN, HẠNG BÉT kia, thì đầy dẫy những câu nói có tính cách chửi bới đối tượng, mạ lị nhân vật. Ngoài ra, tên của các nhân chứng bị phiên dịch tầm bậy tầm bạ với mục đích là làm nhục nhân chứng ấy. Tóm lại, các tài liệu được trích dẫn trong bài chỉ là những bài viết tấn công, bôi lọ, bươi móc làm nhục đối tượng của một kẻ thù căm ghét đối tượng mà viết ra. Loại tư tưởng này ta thường thấy ở các chợ cá Trần Quốc Toản, chợ Cầu Ông Lãnh khi hai bà bán cả xắn quần lên, chống tay vào hông mà xa xả chửi nhau. Như thế, các bài viết được dẫn chứng này hoàn toàn không có giá trị.

“2-Khi dẫn chứng một tài liệu lịch sử, phải viết rõ tài liệu lịch sử nào, tác giả là ai, viết vào thời nào, trong cuốn sách nào, được xuất bản tại đâu, năm nào, và điều trích dẫn nằm ở trang mấy.

Thí dụ như muốn trích dẫn cuốn sách về Trần Chung Ngọc, một kẻ tay sai cộng sản rẻ tiền, hạng bét, phải viết như sau:

-Bà Ba Béo. Trần chung Ngọc, tay sai rẻ tiền và hạng bét. Nhà xuất bản Cọng Rau Muống. California. 2010, trang 40100.

Tên tác giả là : Bà Ba Béo, viết chữ thường. Tựa cuốn sách viết nghiêng, có gạch đít. Các chữ khác viết thường.

Trong các "tài liệu" mà hai tên Tay sai rẻ tiền, hạng bét này không có theo nguyên tắc đó, chứng tỏ chúng học không tới đâu, hoặc bị đuổi học giữa chừng.

3-Tác giả là ai? Có được kính trọng không? Có uy tín (credit) không? Có dậy học hay làm việc ở đâu không? Hay chỉ là một tên tào lao, vớ vẫn? Môt tên hận đời đen bạc, viết để chửi đời chơi cho đỡ tức? Một tên tâm thần, bệnh hoạn? Vì thế, khi đọc những dòng chữ đề tên tác giả mà hai tên tay sai rẻ tiền, hạng bét kia trưng ra, người đọc không biết hắn là ai, chưa từng nghe đến tên. Kết luận: hắn có thể chỉ là môt tên đặc công Cộng Sản nằm vùng, thực hiện chiến dịch tấn công tôn giáo mà thôi. Còn tên linh mục Trần Tam Tỉnh là một tên linh mục bệnh hoạn tình dục, theo Cộng Sản, nên đã bị lột áo từ khuya. Sau khi bị lột áo, viết tùm lum cho hả nỗi nhục bị tống xuất ra khỏi đạo(*)”Bắc Kỳ Di Cư, “Dù Cho Có 1 Triệu Trần Chung Ngọc.” Ngày 26/11/2010. Nguồn: (http://sachhiem.net/EMAILS/SH/Sachhiem35.php)

TÓM LẠI,

Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975,  học sinh các lớp Cấp 1 (bậc tiểu học), Cấp 2 (Trung Học Đệ Nhất Cấp) và Cấp 3 (Trung Học Đệ Nhị Cấp):

a.-/  Không được dạy sử dụng lý trí để phân biệt sự khác nhau giữa ý kiến (opinions) và sự kiện (facts), giữa đúng và sai, giữa phải và trái, giữa thuận lý và nghịch lý, giữa nguyên nhân và hậu quả, v.v…

b.-/ Không được dạy phương cách viết các bài (1) điểm sách (book reports), (2) khảo luận (term papers), tiểu luận, (thesis), luận án tiến sĩ (dissertations)

c.-/ Không được học trọn vẹn các bài học lịch sử thế giới ở bậc trung học.

d.-/ Không được học trọn vẹn các bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Những bài học về những hoạt động của giáo triều Vatican và của con chiên tích cực làm tay sai cho Liên Minh giặc Pháp – Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam bị giấu nhẹm.

e.-/ Các trường đạo dưới quyền quản lý của Giáo Hội La Mã, học sinh bị cưỡng bách phải học môn giáo lý và học theo phương pháp nhồi sọ với sự khủng bố kèm theo để cho học sinh hiểu là nếu không chịu học môn giáo lý thì tương lai sẽ bế tắc.

E.-/ ĐỀ NGHỊ

8.-/ Đề Nghị một số biện pháp làm cho dân ta ý thức được vấn nạn  Giáo Hội La Mã: Phần trình bày trong Tiết Mục B trên đây cho thấy rõ ràng là cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã là giáo triều Vatican có chủ trương dung dưỡng và bao che cho toàn bộ giới tu sĩ mặc sức trổ tài dụ dỗ và cưỡng hiếp (1) các trẻ em vị thành niên (mà đã số là  con chiên trong đạo Ki-tô, (2) nữ tu, và (3) các chị em phụ nữ nói chung.

Vì giáo triều Vatican có chủ trương như vậy, cho nên con số nạn nhân bị bọn quạ đen này cưỡng hiếp mới lên tới 40 triệu người. Với con số khổng lồ nạn nhân bị những thằng dâm tặc áo chùng đen cưỡng hiếp như vậy, ấy thế mà những thằng “hắc y dâm tặc” này lại được Giáo Hội La Mã và bọn Việt cừu tôn vinh là “Chúa Thứ Hai”, là “những người thánh thiện”, trong đó có nhiều thằng khốn nạn này khi chết đi lại được Giáo Hội La Mã phong thánh.

Nói là “phong thánh”, nhưng thực sự là Hội Đồng Giám Mục của mỗi thằng dâm tặc hay tội đồ của các quốc gia nạn nhân  bản địa của chúng phải trả cho giáo triều Vatican  một khoản tiền kếch sù là với giá tiền là “550 ngàn đến 822 ngàn Mỹ kim” (xem thêm "Bugged Priests and Sainthood For Sale"). Sự kiện này sách  Merchants In The Temple (New York: Hanry Holt And  Company, 2015) nói rõ rằng, “Ước lượng giá mua  trung bình cho việc chạy chọt mua tước vị chân phước hay chuẩn thánh cho một người vào khoảng 500 ngàn Euros (550 ngàn Mỹ kim) tới 750 ngàn Euros (822 ngàn Mỹ kim)” Gianluigi Nuzzi, Merchants In The Temple (New York: Hanry Holt And  Company, 2015), p. 33.

Là một nhà giáo sử học và đã hoàn thành một số  khá nhiều tác phẩm có nội dung nói về những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng các nước Âu Mỹ đã sử dụng những biện pháp cứng rắn sau đây:

A .-/ Phòng Ngừa: Để  phòng ngừa những mưu đồ và hành động tái lập chế độ đạo phiêt Ca-tô như nước Anh đã làm.

1.-/ Không cho phép các nhà truyền giáo Ca-tô và Tin Lành hoạt động trong lãnh thổ các nước Nga, Do Thái.

2.-/ Cương quyết không thiết lập  quan hệ ngoại giao với Vatican như các nước Nga, Ấn Độ, Do Thái, Soudan, Trung Phi, v.v…,

Tất cả các biện pháp đó được coi như là cứng rắn đối với đạo Kitô, nhưng vẫn chưa phải là biện pháp tích cực để tận diệt cái mầm mống của mối đại họa Ki-tô đã biến con người thành hạng súc sinh như đã trình bày ở trên. Hậu họa có thể xẩy ra thảm kịch như trường hợp Tổng Thống Louis Napoleon của Pháp hồi đầu thập niên 1850, và trường hợp anh em tên con chiên Ngô Đình Diệm của miền Nam Việt Nam hồi giữa thập niên 1950. Vì thế, chúng tôi xin trân trọng thỉnh cầu chính quyền Việt Nam chấp thuận đề nghị của chúng tôi với một số biện pháp để bảo vệ sự an toàn cho người dân trong nước một cách hữu hiệu hơn với hy vọng “bọn dâm tặc áo chùng đen” khó có thể lộng hành đánh phá chính quyền và hãm hiếp các nạn nhân của chúng như chúng đã và đang tiếp tục làm.

B.-/ Thi hành các biện pháp cứng rắn đối với giới tu sĩ và con chiên Ki-tô. Như đã trình bày trong các bài viết trước đây, từ năm 1976 cho đến ngày nay, giới linh mục và các xóm đạo hay giáo khu, con chiên Ki-tô đã liên tục gây bạo loạn và đánh phá chính quyền, cho nên chúng tôi đề nghị:

Thứ nhất, chính quyền Việt Nam nên theo gương tất cả các quốc gia trên đây để biện soạn một chính sách hết sức cứng rắn đối với (1) Vatican, (2) giới tu sĩ Ca-tô người Việt giống như Cách Mạng Pháp đã làm, (3) đối với con chiên Ca-tô người Việt như người Anh đã làm vào năm 1691.

Thứ hai, các nhà trí thức và học giả nên dành thì giờ để biên soạn một tập sách (có thể là một bộ sách) để trình bày đầy đủ những luận cứ bất khả phủ bác và bằng chứng cho thấy rằng, tất cả các sách trong Cựu Ược và Tân Ước của đạo ki-tô là những “loạn thư” làm nguy hại đến (1)  phúc lợi cũng như nhân cách và đạo lý của con người, (2) trật tự và an ninh trong xã hội, và (3)  sự tồn vong của đất nước và dân tộc.

Lý do là tất cả những lời lẽ trong tất cả trong các loạn thư này  cũng như những lời dạy đại lưu manh của giáo triều Vatican hay của bọn quạ đen đều có chủ tâm kích động lòng tham lam ích kỷ của con người khiến cho những phường hạ lưu, đê tiện, tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực dễ dàng nhắm mắt tin theo, rồi lao đầu vào làm những việc làm phi luân, phi nhân, phi nghĩa và đại nghịch bất đạo (hại cha, hại mẹ, hại tất cả những người thân thương ruột thịt, phản lại cả tổ quốc và dân tộc của họ với hy vọng sẽ đạt được những tham vọng bất chính.

Chính quyền hãy vì sự tồn vong của đạo lý, văn hóa, và văn minh của nhân loại mà ra lệnh cấm nghiêm ngặt việc ấn loát, lưu hành và lưu giữ những cuốn loạn thư mà họ gọi là "thánh kinh", hoặc "cảnh báo" như chính quyền Hồng Kông đã làm. Xem bài Các Nhà Chức Trách Hồng Kông Toan Tính Xếp Kinh Thánh Vào Loại Phi Luân, và Bible drawn into sex publication controversy [More than 800 Hong Kong residents have called on authorities to reclassify the Bible as “indecent” due to its sexual and violent content.. The complaints said the holy book “made one tremble” given its sexual and violent content, including rape and incest. If the Bible is similarly classified as “indecent” by authorities, only those over 18 could buy the holy book and it would need to be sealed in a wrapper with a statutory warning notice.]  Nguồn: (sachhiem.net/TONGIAO/tgT/TinFox.php).

Thứ ba, tăng thời lượng của các môn Sử Địa và Công Dân lên 5 giờ một tuần trong chương trình học từ lớp 6 hay 7 cho đến hết 12 (ngang bằng thời lượng dành cho môn Social Studies (Sử, Địa và Công Dân) ở các  lớp học  tại các trường Middle Schools và High Schools (từ lớp 7 cho đến hết lớp 12) ở Hoa Kỳ.

Thứ tư, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành một văn thư đòi hỏi các giáo viên phụ trách các môn học Sử Địa và Công Dân:

a.-/ Phải dùng phương pháp đối thoại  để giảng bài ở trong các lớp học (chứ không được dùng phương pháp độc thoại để giảng bài như ở các trường trung và tiểu học ở miền Nam trong những năm 1954-1975). Dùng phương pháp đối thoại để giảng bài có nghĩa là cứ mỗi đầu niên học hay đầu khoá học, các em học sinh được ông thày phụ trách dạy các môn Sử, Địa Và Công Dân phân phối cho mỗi người một cuốn sách giáo khoa (do nhà trường cung cấp) mang về giữ bên mình trong toàn niên học hay toàn khóa học, có kèm theo một trang giấy nói rõ cho các em biết ngày nào trong tháng nào sẽ thảo luận những đề tài nào nằm trong chương nào ở trong sách. Học sinh phải đoc trước các đề tài sắp thảo luận, và phải vào thư viện tìm đọc thêm những bài viết có liên hệ đến đề tài đó để chuẩn bị tư tưởng trước. Đến giờ học, giáo viên nêu lên những vấn đề trong đề tài để cho cả lớp cùng thảo luận và giáo viên có trách nhiệm phải giải thích cặn kẽ những chi tiết liên hệ đến các đề tài đó!

b.-/ Giảng dạy cho các học sinh biết (1) phương cách phân biệt sự khác nhau giữa sự kiện (facts) và ý kiến (opinions), giữa phải và trái, giữa thuận lý và nghịch lý, giữa hành động yêu nước và hành động phản quốc, v.v… và (2) phương cách viết (a) một bài  điểm sách (a book report), (b) một bài luận văn (essay) (c) một bài khảo luận (a term paper), (d) một bài  tiểu luận (thesis), và (4)  một luận án tiến sĩ (dissertation hay doctorate thesis).

Thứ năm, trong phần thời cận và hiện đai trong sách sử Việt Nam, phải có thêm phần “Bàn Tay Của Giáo Hội La Mã Can Thiệp Vào Nội Tình Việt Nam Một Cách Vô Cùng Thô Bạo”. Phần này gồm ít nhất là 4 chương:

1.-/ Một chương nói rõ những hoạt động gián điệp của các nhà truyền giáo ở Việt Nam.

2.-/ Một chương nói về những hoạt động của  Vatican 3 lần vận động Pháp cấu kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

3.-/ Một chương nói về những hoạt động của Vatican vận động và cấu kết với Hoa Kỳ đưa con chiên Ngô Đình Diệm  về cầm quyền ở miền Nam vào năm 1954 làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican với mưu đồ duy trì Việt Nam mãi mãi ở tình trạng chia đôi, và biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt rồi dùng bạo lực của nhà nước để cưỡng bách toàn thể nhân dân Việt Nam phải theo đạo ca-tô  trong vòng mười năm:

Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

4.-/ Một chương nói về 26 tội danh tiêu biểu trong các khu rừng tội ác chống lại nhân loại do giáo triều Vatican chủ mưu và chủ động. (Những tội danh này đã được chúng tôi trình bày đày đủ trong Chương 4 “Một Số Tội Danh Tiêu Biểu Trong Các Khu Rừng Tội Ác Của Giáo Hội La Mã”, sách Bộ Mặt Thật Cực Kỳ Ghê Tởm Của Giáo Hội La Mã và Tập Thể Việt Cừu”.  Sách này sẽ được phổ biến trong một ngày gần đây trên Fb Nguyễn Mạnh Quang và sachhiem.net.)

Thứ sáu, Bộ Giáo Dục Đào Tạo phát động hay ra lệnh biên soạn một cuốn hay sách bộ lịch sử thế giới giống như các sách lịch sử thế giới được sử dụng tại các trường trung học ở Hoa Kỳ và được lưu giữ trong các thư viện trong các trường trung học và  các thu viện trong các thành phố ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tất cả các sách lịch sử thế giới, ngòai các phần (parts) cần thiết [mỗi phần gồm nhiều chương (chapters)], nói về những biến cố theo dòng lịch sử của nhân loại,  đều có  thêm một phần (Part) nói về những rặng núi tội ác mà Giáo Hội La Mã đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Phần này gồm 3 chương: 

1.-/ Một chương nói sơ qua về Lịch Sử  Giáo Hội La Mã và những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua.

2.-/ Một chương nói về tất mọi thành phần trong giới tu sĩ Ca-tô đều vừa là một bạo chúa vô cùng gian ác  và hết sức dã man,  vừa là một thằng ác qủy dâm tặc cực kỳ khủng khiếp. Xin đọc lá thư kêu cứu của cô Lữ Thi Thu Nga đề ngày  03/01/2012  gửi Giám Dominique Rey, Giáo Phận  Toulouse, Pháp (http://sachhiem.net/TONGIAO/tgB/Bacaytruc00.php).

3.-/ Một chương nói về những khu rừng tội ác phàn dân tộc và phản tổ quốc của bọn con chien người Viêt  đã có tiền án phản quốc.

Thứ bảy, để giảm thiểu  con số nạn nhân bị bọn quạ đen hay “đại diện Chúa” hoặc  “Chúa Thứ Hai” dụ dỗ và hãm hiếp, chính quyền trung ương nên ra lệnh cho các chính quyền địa phương tại các tỉnh, huyện, xã và thôn (làng) dùng những bảng báo động với hàng chữ  các trẻ em và chị em  phụ nữ coi chừng! Ở đây có bọn dâm tặc áo đen” dựng ở các nơi ở gần Nhà Thờ Ki-tô và những nơi có bọn dâm tặci này thường lui tới.

Thứ tám, thiết lập các“trung tâm phục hồi nhân tính” tại các địa phương dành cho những người bất hạnh đã bị súc vật hóa thành những con chiên (cừu non) chỉ còn biết gục mặt “làm tôi tớ hèn mọn” cho Giáo Hội La Mã  mà đành lòng  phản lại dân tộc, phản lại đất nước như lịch sử đã chứng minh. Thời gian ở lại thụ huấn tại các trung tâm này được quyết định tùy theo (1) vai trò, (2) chức vụ của học viên trong đạo Ki-tô và (3) tùy theo khả năng tiếp thu của học viên.

Có như vậy thì mới có hy vọng (1)  phục hồi được nhân tính của tập thể con chiên vốn đã mang  nặng  căn bệnh phản quốc truyền tử lưu tôn, và  (2) giúp cho dân ta nhận thức được bộ mặt thật cực kỳ khủng khiếp của Giáo Hội La Mã,  hiểu được  TẠI SAO  nhà báo Long Ân lại than phiền rằng:

“Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” Trích trong Mục Thiên Hạ Phong Trần, Nguyệt San Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ra ngày 30/12/1994.

 Mong lắm thay!

 

________________

CHÚ THÍCH:

(1) Vô Danh, Tlđd.,

(2) Chu Bằng Linh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: M? Vi?t Nam, 1993), tr 146.

(3) Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử - Quyển I (Sàigon: Cưu Thế Tùng Thu,1965), tr 39.

(4) Vũ Ngự Chiêu, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa: 2002), tr 280-281.

 

________________________________________

Sau đây là phần nói chuyện đăng trên youtube.com

 

kênh Giải Độc Chính Trị: https://www.youtube.com/watch?v=BDE28KZdk3o, kênh Phú Lâm Châu: https://youtu.be/dn5BMtderLI

Nguyễn Mạnh Quang

PHỤ LỤC:

_________________

Xin hãy đối thoại với học trò

Hà Dương Dực

Tôi là một cựu học sinh, cựu sinh viên muốn kể lại suy tư, thắc mắc một thời đi học, cùng một hai việc mình làm cách đây đã 50 năm rồi. Đây không phải là bài bàn về lý thuyết giáo dục, hay chương trình giáo dục, nhưng hàm ý trong nhan đề đã muốn nói rằng lý thuyết hay chương trình giáo dục, ở thời nào chăng nữa nếu muốn tốt đẹp cũng cần có đóng góp của giới đi học. Giới đi học chúng tôi muốn nói tới là học sinh, sinh viên trên 18 tuổi, tuổi coi như đã là người lớn vì đã có thể đi lính. Để biện minh cho suy nghĩ đó chúng tôi xin dài dòng về trải nghiệm cá nhân thời đi học. Dài dòng vì muốn nhân đó gián tiếp đề cập tới một hai khía cạnh xã hội miền Nam trước 1975.

Năm 1954 khi di cư vô Nam thì tôi thi và được vô học Trường trung học Chu Văn An. Trường CVA là trường từ Hà Nội di cư vô, học sinh đại đa số là dân Bắc Kỳ.

Kỷ niệm đầu tiên với CVA là rủ nhau đi phá Majestics. Majestics là tòa nhà cao tầng ở cuối đường Tự Do (bây giờ là "Đồng Khởi") trong đó có rạp chớp bóng và trên lầu hồi đó là nơi cư ngụ của phái đoàn liên hiệp của Chính phủ miền Bắc do Văn Tiến Dũng cầm đầu. Không biết từ đâu học sinh CVA được cổ động đi phá Majestics và đuổi VTD về Bắc. Tôi được Nguyễn Mạnh Cường (sau này có tục danh là Cường râu) rủ đi nhưng thật may hay không may tôi bị cảm cúm nặng nên không đi được.

Sau này tôi mới rõ đó chỉ là những thủ thuật chính trị không có giá trị cao, những học sinh chủ chốt tham gia về sau cũng không hề được đãi ngộ hay được huấn luyện để trở nên thành phần cán bộ nòng cốt của chính quyền.

Giai đoạn từ 1954 tới 1956 là thời gian tôi học qua 2 năm đệ nhị mới thi đỗ Tú tài 1. Hai năm đệ nhị qua đi không có gì đặc biệt nhưng năm đệ nhất thì tý nữa là tôi bị đuổi học. Số là năm đó tôi làm Trưởng ban Văn nghệ lớp đệ nhất B3. Trường CVA có các ban văn nghệ từng lớp, lại có ban văn nghệ toàn trường (hồi đó Trần Huy Bích làm Trưởng ban Văn nghệ toàn trường CVA) mà công việc chính của các ban đó là viết bích báo, diễn kịch, ca hát... nhân một hai dịp lễ, Tết... Tôi không nhớ các hoạt động như ca hát hay diễn kịch có được chỉ đạo không vì tôi không tham gia vào các hoạt động đó. Nhưng việc viết bích báo thì hoàn toàn tự do, không có giáo sư hay bất cứ ai kiểm duyệt tờ báo trước khi in. Trưởng ban Văn nghệ là người chịu trách nhiệm về tờ bích báo.

Ban Văn nghệ Đệ Nhất B3 niên khóa 1956-1957 gồm có:

Hai bạn đã mất: Nguyễn Văn Thư và Nguyễn Mạnh Linh.

Hiện còn sống có: Hà Dương Dực (ở Cali), Lê Trọng Duật (ở Anh), Nguyễn Mạnh Hùng (ở Washington DC), Nguyễn Công Khanh (ở Washington State), Nguyễn Như Nguyên (ở Texas), Tạ Chí Đại Trường (ở Cali) và Nguyễn Khánh Vân(ở Úc) (vì sợ trùng tên nên tôi đề thêm địa chỉ cho đỡ lẫn).

Chín người chúng tôi đặt tên cho tờ bích báo của lớp là Cửu Long Giang.

Tôi không còn giữ được tờ báo nào và cũng không nhớ là ra được mấy số, nhưng số sau cùng có bài của tôi và Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi viết một bài chỉ trích hệ thống giáo dục thời đó là không đúng, là sai, cần phải sửa đổi. Tôi không nhớ là mình chê những thiếu sót gì của hệ thống giáo dục đó, chê như thế nào; nhưng bài báo đã làm thầy Hiệu trưởng Vũ Ngô Sán và vài giáo sư nổi giận. Tôi nghe nói là quý vị đã định đuổi tôi nhưng nhờ có hai giáo sư can thiệp nên tôi vẫn còn được học. Hai giáo sư bênh vực chúng tôi là GS Nguyễn Văn Trung dạy triết và Luật sư, GS Nguyễn Văn Nghị dạy Pháp văn. GS Nghị không có dạy lớp tôi học. Nhưng tôi và anh Hùng cũng được nghe khoảng nửa giờ dạy bảo của GS toán thầy Bạch Văn Ngà. Thầy bắt hai chúng tôi đứng lên để nghe lời dạy bảo.

Các thầy hồi đó cho là chúng tôi còn trẻ mà láo lếu dám phê bình cả hệ thống giáo dục của Chính phủ. Đăng bài phê bình đó đã không có hiệu quả như chúng tôi mong muốn là có bàn cãi, bàn cãi trong giới đi học, dạy học và bàn cãi trong giới phụ huynh, trí thức... về chương trình chúng tôi phải học; mặt khác cũng không có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề như có anh lo lắng. Chúng tôi đều không bị trù dập và đại đa số đỗ cuối năm (có một anh trượt vì bị bệnh). Tôi còn đỗ hạng bình thứ.

Đó là thử nghiệm đầu tiên ở tuổi 20 của chúng tôi đối với chính thể miền Nam vào năm 1956. Phải nói rõ là khi chúng tôi viết bài báo thì không có ý nghĩ cao xa gì, nó chỉ thuần túy là tiếng nói của học sinh đối với chương trình mình phải học. Chúng tôi cũng đã ở lứa tuổi trên 19, 20 rồi, bắt chúng tôi học cái gì thì cũng phải cho chúng tôi biết, hiểu cái lý của nó thì chúng tôi mới có sự hăng say và cũng phải cho phép chúng tôi nêu thắc mắc. Đó là suy tư cần thiết để trưởng thành. Nhưng chúng tôi đã lầm, xã hội VN thời đó chưa chấp nhận đối thoại giữa thầy và trò, nhất là sự đối thoại chạm tới gốc rễ của vấn đề.

Vào dịp Tết năm 1962, khi học Luật năm thứ ba thì tôi đứng ra tổ chức tất niên và tôi làm thử nghiệm lần thứ hai. Phải nói tiệc tất niên năm đó ở trường Luật Sài Gòn rất đẹp, rất vui... Nhiều anh chị em đã góp sức cùng chung vui vì mọi người đều biết rằng học xong là chúng tôi sẽ bị động viên đi lính. Ngay cả bạn hữu không học Luật cũng tới giúp sức như anh Đặng Bá Huy, anh giúp trang trí làm đẹp sân trường cho buổi tiệc tất niên. Nhiều anh chị đã lo các việc lặt vặt cần thiết cho tổ chức một tiệc vui rất chu đáo. Các chị năm đó rất vui vẻ trổ tài ca nhạc, tiếng đàn của chị Nguyễn Hữu Thống đã góp phần không nhỏ... Anh Nguyễn Hữu Thụy học năm thứ hai Luật rất xuất sắc trong vai táo quân, mọi người rất tán thưởng. Một đêm vui tất niên không thể nào quyên.

Phải nói ngay lập trường chính trị hồi đó của tôi là không tán thành chính sách độc tài, gia đình trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng cũng không tán thành việc muốn thống nhất đất nước bằng võ lực của người cộng sản ngoài Bắc. Tôi mong muốn có mọi sự thay đổi từ bên trong chính quyền, từ giới trí thức...

Vì vậy tôi đã dùng bài diễn văn khai mạc tiệc tất niên để nói lên một nguyện vọng nho nhỏ, rất nho nhỏ là: sinh viên Luật thì phải khen cái đáng khen và phải chê cái đáng trách. Chúng tôi chỉ mong khi các tốt cái xấu, nhất là cái xấu được nêu ra rõ ràng, minh bạch thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

Bài diễn văn được đưa trình GS Khoa trưởng Vũ Quốc Thúc, GS Thúc yêu cầu tôi bỏ câu đó nhưng tôi xin phép không bỏ.

Anh bạn Hoàng Đức Phi (HĐP) xung phong đứng lên đọc bài diễn văn khai mạc. Chúng tôi được ngay hai gọi GS lên giáo huấn, tựu trung đều cho rằng chúng tôi còn trẻ chưa từng trải... chưa thể nói như vậy được, mỗi GS nói chừng 15 – 20 phút.

Chúng tôi phải cám ơn các vị GS trường Luật vì dầu sao quý vị cũng không vì thế mà đánh trượt chúng tôi. Tôi vẫn ra trường với bằng Cử nhân để nhận giấy động viên như đã dự trù. Động viên vô Khóa 14 Thủ Đức năm đó có 19 anh Cử nhân Luật vì một số đã nại nhiều lý do để xin hoãn. Anh HĐP bỏ đi, sang Pháp qua ngả Cao Miên. Anh Phi có bàn bạc với tôi và rủ cùng đi nhưng tôi quyết định ở lại và đi lính.

Ở tuổi 26, tôi đã có thể vừa đi lính vừa lấy vợ rồi xin biệt phái ở Sài Gòn nhưng tôi đã không có đủ can đảm làm như vậy. Tôi chỉ có can đảm đi lính, không có đủ can đảm vừa đi lính vừa lấy vợ.

Trong 19 anh Cử nhân Luật thì anh Hoàng Phùng Võ vì có tiếng trong nghề dạy học nên được một vị tướng ở miền Trung mời về làm gia sư. Mười bảy anh được biệt phái ở Sài Gòn vô các bộ như Bộ Kinh tế 3,4 anh, vô khối Hành chánh Tài chánh Không quân, 2 anh, vô Nha Quân pháp...

Tôi chọn lựa bộ binh và được đưa ra Sư đoàn 1. Tôi ở Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 1 hậu cứ ở Gio Linh, tôi đóng đồn ở Lao Bảo và hành quân ở các quận Hiệp Đức, Quế Sơn, Bạch Mã... khoảng chưa tới một năm. Khi Trường Võ bị Đà Lạt thiếu giáo sư văn hóa thì tôi nhận được sự vụ lệnh chuyển về đó, khi đó tôi cũng được vị Đại tá, Chỉ huy phó Quân đoàn 1 (?) cũng cùng lúc được bổ nhiệm về làm Chánh võ phòng cho Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, muốn tôi theo ông để lo văn thư cho ông. Ổng hứa nếu tôi theo ông thì ông bảo đảm là tôi không bao giờ phải ra trận nữa, nhưng ông cho tôi lựa chọn giữa Sài Gòn và Đà Lạt; tôi đã chọn Đà Lạt.

Kể ra nếu tôi quả tình muốn được biệt phái thì cũng không khó. Hồi đó ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Phó tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế. Ông Thơ lại rất quý bố tôi, khi đó làm Tổng giám đốc Nha Công kỹ nghệ. Anh họ tôi Ông Hà Dương Hoán khi đó là Đại tá chỉ huy khối Hành chánh Tài chánh Không quân.

Ở thời điểm đó chúng tôi nhận định rằng chính thể miền Nam dầu sao cũng có tự do hơn ở miền Bắc; vậy thì vẫn phải bảo vệ.

Đi lính, không sợ, không trốn tránh trách nhiệm, không đùn đẩy trách nhiệm đó cho người khác là trách nhiệm của thanh niên, nhất là thanh niên Việt Nam với quá khứ bốn ngàn năm giữ nước. Như đại đa số thanh niên VN mọi thời đại tôi không trốn trách nhiệm.

Đừng hỏi tôi được gì, mất gì khi làm bổn phận đi lính.

Hai mươi tuổi chúng tôi phê bình chương trình trung học, 26 tuổi chúng tôi đòi hỏi sinh viên Luật phải khen cái đáng khen, chê cái đáng trách. Quả thật tuổi trẻ nhiều hoài bão, nhiều ước mơ, và chúng tôi đã được dạy bảo nhưng những lời dạy bảo không có tính thuyết phục vì căn bản không dựa trên trao đổi tương kính, thân ái, bình đẳng, tự do. Chúng tôi hy vọng đóng góp rất nhỏ nhưng không được.

Đã 50 năm trôi qua, tình hình đất nước đã khác, nhận thức cũng phải khác, nhưng tôi tin rằng ngày nay không thiếu thanh niên, học sinh có những mong mỏi nhỏ nhoi như của chúng tôi ngày đó. Vì chẳng qua đó là tâm lý bình thường, tâm lý tò mò thắc mắc, muốn học hỏi, muốn thử thách ý kiến của mình, muốn mài giũa để tiến lên, muồn cuộc đời tốt đẹp hơn, và sẵn sàng nhận trách nhiệm.

Ngày đó điều chúng tôi nói đã rơi vào hư không.

Thời nào cũng vậy, nước nào cũng thế, nếu thanh niên ở tuổi đi lính để bảo vệTổ quốc lại không được phép đối thoại với quý vị về những vấn đề của quốc gia mà chúng tôi phải hy sinh để bảo vệ thì quý vị có nghĩ rằng quý vị đã đối xử với con cháu một cách công bình không?

Quý vị trí thức, Giáo sư ngày nay có vấp vào khuyết điểm của thời xưa hay không? Cây cam trồng ở phương Nam thì ngọt, trồng ở phương Bắc thì chua, hẳn là quý vị đã nghe nói truyện cổ tích đó.

Thanh niên là Con Người. Con Người còn trẻ rất cần một khung cảnh xã hội cởi mở thích hợp để trưởng thành, để sẵn sàng làm bất cứ gì cần thiết cho xã hội, cho Đất Nước, cho Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Chúng tôi có quyền nói lên tiếng nói chân thành nho nhỏ không? Chúng tôi có đáng được phép đối thoại với quý vị không?

Tôi không được đọc hết các bài quý vị trong nước viết về giáo dục, về văn hóa, về "trồng người"... nhưng tôi mong cho thanh niên ngày nay may mắn hơn chúng tôi ngày xưa, xin đừng nói một chiều, xin nhìn thấy hoài bão của học sinh, sinh viên, chúng tôi là con người. Xin nhìn qua tấm gương trong sáng để thương lấy đám con cháu của quý vị.

Trong tinh thần tương kính thân ái bình đẳng tự do, đối thoại Thầy/Trò là cần thiết.?*

H.D.D.

* Chúng tôi không dùng dấu "phảy" giữa các chữ:tương kính thân ái bình đẳng tự do là có ý nghĩ rằng đó là bốn nhân tố không thể thiếu, không thể chia rẽ trong đối thoại Thầy/Trò.

Dấu chấm sau câu trên chứng tỏ chúng tôi tin như vậy. Dấu hỏi là để bày tỏ sự kính trọng của chúng tôi đối với quý vị Giáo sư, học sinh, sinh viên trong nước, và sẵn sàng nghe ý kiến khác.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguồn: https://boxitvn.blogspot.com/2012/09/xin-hay-oi-thoai-voi-hoc-tro.html