Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 2: Hèn Với Giặc, Ác Với Dân

Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 2:

Thế Nào Là Hèn Với Giặc -Ác Với Dân

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ75.php

23-Jun-2017

(Đây là bài nói chuyện trực tuyến lần thứ hai trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us. Phần video theo sau ở dưới bài)

Đất nước Việt Nam được ở trong thanh bình quá lâu rồi, sinh ra những tiêu cực, cần những trí tuệ đóng góp để mạnh dạn sửa sai. Nhưng nếu chỉ đứng như người bàng quan, chỉ biết xổ ra những lời trống rỗng, phá thối thì không phải là thái độ của một người có lương tâm. Trước những hiểm họa hiện nay, đất nước đang cần những người có tâm có tình, góp xương góp máu, hoặc có trí tuệ góp sức, góp công xây dựng hoặc bảo vệ, chứ không cần những người đứng ở ngoài chống tay lo chửi.

Thay vì ra sức khắc phục những tiêu cực xã hội, nhiều người còn làm ra cho tình trạng tồi tệ hơn. Những người bất mãn này dại dột quay ra đi theo ca ngợi những kẻ đã từng theo giặc, để cho ngoại bang dội bom lên đầu lên cổ nhân dân ta ngày trước, và khi giặc chạy thì họ chạy theo giặc. Bây giờ những kẻ hèn nhát đó còn đóng vai trò làm "thầy" từ xa, dạy chính quyền cách "trị quốc" bằng cách chạy theo ngoại bang mà họ thích. Họ cũng thành công được một số người nghe theo, chỉ vì có tiền gửi về cho một số kẻ bất mãn, phá thêm cho nát chuyện mà thôi.

Gần đây, cụm từ "Hèn với Giặc, Ác với Dân" được nhắc khá nhiều bởi những người chống đối chính quyền Việt Nam. Đối với cá nhân tôi, hình ảnh và bằng chứng cụ thể cho cụm từ này có thể thấy rõ rệt trong lịch sử cận đại. Vì thế nên tôi có chút hứng thú bàn về đề tài này theo các đề mục như sau. Xin đọc lại lịch sử để biết ai là người thực sự Hèn với Giặc, thực sự Ác với Dân.

1. Định nghĩa "giặc" và "liên minh giặc", và vài thí dụ:

2. Thế nào là HÈN với Giặc?

- 2.1 Theo giặc làm quan làm vua, hoặc giúp giặc: có chức vị, hay không chức vị.

- 2.2 Thời khắc Mỹ bỏ miền Nam. Việc Dương Văn Minh đầu hàng bị đánh giá oan.

- 2.3 Thói quen nói ngược của đám con chiên quá khích

- Những cụm từ: Tà đạo, man di, tội đồ dân tộc, Việt gian, hèn tướng.

3. Cụm từ "Ác với Dân" đi với cụm từ "Hèn với giặc"

- Thời Pháp tiến chiếm VN:

- Thời kháng chiến chống Pháp 1945-1954:

- Thời TT Ngô Đình Diệm

- Thời TT Nuyễn văn Thiệu

4. Bối Cảnh Tổng Quát: Sự tranh chấp quyền lực giữa Vatican và Pháp.

5. Những Lá Thư Ô Nhục:

 

Trước hết tôi xin lần lượt nói rõ về những danh từ riêng biệt trong cụm từ trên.

A.- Định nghĩa "giặc" và liên minh giặc.

Từ  giặc trong bài viết này xin được hiểu là giặc xâm lăng. Theo Việt Nam Tự Điển Của ông Lê Văn Đức và một nhóm văn hữu thì:

Giặc xâm lăng là giặc cướp nước, binh đội nước ngoài đến giựt nước, chiếm đóng.”

Hiểu rộng ra, từ “giặc” cũng bao gồm cả những kẻ có những hoạt động chống lại đất nước hay làm nguy hại đến chủ quyền độc lập của dân tộc. Thí đụ như:

(1) làm gián điệp thu thập  tin tức tình báo chiến lược cung cấp cho một hay nhiều thế lực ngoại thù như trường hợp Linh-mục Dòng Tên Alexander de Rhodes, Giám mục Pellerin, Giám mục Pigneau De Behaine, linh mục Legrand de la Leray

(2) Khi giặc tiến đến tấn công đất nước thỉ họ nổi loạn làm nội ứng và tiếp tay cho giặc, như trường hợp tập thể con chiên người Việt nổi loạn làm nội ứng cho Liên Minh Xâm Lược  Pháp – Vatican trong những năm 1858-1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954..

Liên Minh Pháp-Vatican là giặc xâm lăng. Sách sử đều ghi lại rõ ràng rằng Giáo Hội La Mã gửi các nhà thuyết khách đến triều đình Pháp uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục Pháp (tất cả 3 lần) xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam với tựa đề là “Vatican Trong Nỗ Lực Thuyết Phục Pháp Đánh Chiếm Việt Nam” (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_05.php).

Bằng chứng cho sự liên minh này là chính Giám Mục Puginier khẳng định rằng:

"Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng."

B. Thế nào là HÈN với Giặc?

“Hèn là  nhát, khiếp nhược.” Hiểu rộng ra thì hèn là những hành động làm mất liêm sỉ hay làm mất phẩm giá của con người. Thí dụ như cúi rạp người xuống trước mặt một viên chức của giặc để xin xỏ một cái gì hoặc là có những ngôn từ hay hành động quỵ lụy, khúm núm, nịnh nọt đối với quân giặc, hoặc gọi hay nhận giặc là cha mẹ.

- Cái nhìn khinh bỉ của quan thày người Pháp đối với bọn con chiên Việt gian phản quốc: Thấy rằng gần như toàn thế dân ta NẾU không chống THÌ CŨNG bất hợp tác với chính quyền Pháp – Vatican, những người Pháp có quyền lực ở Việt Nam khi đánh chiếm nước ta hồi thế kỳ 19 đưa ra nhận xét rất tiêu cực về họ. Xin xem lại bản văn sử dưới đây (phần B.1.3) do Tiến-sĩ Nguyên Xuân Thọ biên soạn trong sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897.

Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”. “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

Nhà sử học Cultru kết luận:

Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…”

“… Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á.” Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: Tự Xuất Bản, 1995), tr. 101-102

- Giới tu sĩ người Việt phải quỳ mọp xuống hôn hít giầy của các nhà truyền giáo người Âu Châu. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Tại Bùi Chu, ngày lễ Thánh Đa Minh, tất cả các linh-mục người Việt, bất kể hạng tuổi nào, phải sụp lạy trước mặt các thừa sai, kể cả đối với mấy người còn trẻ măng, hoặc chỉ là thầy phó tế thôi, và phải hôn kính giầy của các thừa sai đó, để giúp mình nhớ lại lời thánh Phaolô: "Phúc đức thay bàn chân các nhà truyền giáo." Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 53.

- Chuyện Tòa thánh đánh rắm bọn con chiên người Việt cũng khen thơm. Chuyện này được Giáo-sư Nguyễn Văn Trung, cũng là một giáo dân Ki-tô giáo nói rõ như sau:

Điểm lại tình hình của Giáo Hội Việt Nam, có những điều trông thấy mà đau đớn lòng! Thực vây, chuyện giáo dân bị coi như cỏ rác thường ngày ở huyện. Chuyện đau lòng hơn cả là chuyện các ngài chủ chăn chơi nhau thay vì chơi với nhau ngày càng phơi trần ra. Sự sa đoạ trong Giáo Hội càng ngày càng tăng thêm….

Người dân chỉ có quyền vâng lời, đóng góp và hầu hạ các Đấng, các bậc trong Hội Thánh. Ai vâng lới dưới 100% có thể bị coi là rối Đạo và bị loại trừ dưới mọi hình thức, nhất là không vâng lời về chuyện chính trị và tiền bạc thì xem như là lúa đời, phạm tội cực trọng, đáng sa hoả ngục đời đời chẳng cùng Amen. Thật ra, chính trị và tiền bạc đã và đang là nguyên nhân chính gây nên sự mất bình an, sa đọa và làm hoen ố hình ảnh tươi đẹp của Giáo Hội Việt Nam.

Thượng bất chính hạ tắc loạn: Ai có dịp gần gũi các giám mục Việt Nam đều có chung nhận xét rằng về cá nhân, các ngài có vẻ đạo mạo, cởi mở, dễ mến, trừ một ít vị tỏ ra cao ngạo, khép kín, quan liêu. Nhưng trong lề lối làm việc của các giám mục thường rất độc tài, độc đoán. Trong đối xử thường tỏ ra kỳ thị, ban phát ân huệ, coi thường bề dưới, ganh tị và kèn cựa với đồng liêu để lập công với Tòa Thánh. Những điểm nổi bật nhất là tiền hậu bất nhất, việc làm không đi đôi với lời rao giảng, trọng ngoại khinh nội, tham phú phụ bần, vô cùng sợ hãi Tòa Thánh, đến nỗi có những linh mục nói rằng “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm.” Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa? Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 115-116.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm cúi xuống hôn nhẫn Hồng Y Spellman (trái) ở New York đầu thập niên 1950, và hôn nhẫn Hồng Y Agagianian ngày 18 tháng 2 năm 1959, tại dinh Độc Lập trong dịp lễ dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ (phải)

Chú thích dưới hình bên trái như sau:

"The Cardinal's Vietnam involvement started in the early 1950's when he met Ngo Dinh Diem, then a layman at a [Roman Catholic] Catholic seminary in New York. Spellman helped propel Diem into the leadership of South Vietnam but broke with him before Diem's assassination. He did not, however, lessen his support of the war effort." ["sự tham gia vào Việt Nam của Hồng Y Spellman bắt đầu vào những năm 1950 khi ông gặp Ngô Đình Diệm, lúc đó chỉ là một giáo dân Công giáo La Mã tại một chủng viện ở New York. Hồng Y Spellman đã giúp thúc đẩy Diệm lãnh đạo miền Nam Việt Nam. Nhưng Hồng Y đã cắt đứt liên hệ với Diệm trước khi Diệm bi sát hại. Tuy nhiên, vị Hồng Y này không hề giảm bớt việc ủng hộ chiến tranh."]

- Câu nói đi vào lịch sử của ông Ngô Đình Diệm: Khi còn đang được Vatican vận động với các chính khách Hoa Kỳ để được đưa về Việt Nam cầm quyền. Các chính khách Hoa Kỳ dọ ý hỏi Ngô Đình Diệm, nếu được chọn lên cầm quyền thì giải quyết tình hình Việt Nam (vào thời điểm cuối năm 1950) như thế nào. Ngô Đình Diệm trả lời: "Tôi tin tưởng vào quyền lực của Vatican, và cực lực chống Cộng". Câu này chứng tỏ ông không có chủ kiến gì cả, không có khả năng chính trị, nhưng thói quen nô lệ ngoại bang, và chỉ làm theo lệnh truyền của Vatican mà thôi.

Các con chiên và linh mục tỏ "lòng sùng đạo" với các thừa sai Âu Mỹ

B. 1 Đi theo giặc làm quan làm vua, hoặc giúp giặc: có chức vị, hay không chức vị.

- Triều đình Huế, từ các Vua Đồng Khánh trở về sau đều là những người được giặc đưa lên ngồi trên ngai vàng làm vua bù nhìn để cho chúng thống trị và bóc lột dân ta đến tận xương tận tủy.

- Những người Việt Nam làm quan  cho chính phủ Bảo Hộ Pháp – Vatican cũng như cho triều đình Huế dưới thơi các ông vua bù nhìn trên đây đều làn những người làm quan cho giặc xâm lăng Pháp và Vatican. Dân ta gọi họ là Việt Gian, những quân phản quốc.

- Từ khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican xua quân tấn công đánh chiếm và thống trị Việt Nam cho đến tháng 3/1945 cũng như khi chúng đem quân tái chiếm Đông Dương vào tháng 9 năm 1945 cho đếng tháng7 năm 1954, tập thể con chiên người Việt luôn luôn sát cánh kề vai với liên minh giặc cướp khốn nạn này để chống lai tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta. Với những hành động như vậy, người Việt Nam cũng như nhân dân thế giới đều khẳng định họ (tập thể con chiên người Việt) là tập thể những người phản quốc hay Việt gian bán nước cho giặc. Bản văn sử dưới đây là bằng chứng bất khả phủ bác cho sự thật này:

Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”. “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

Nhà sử học Cultru kết luận:

Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…”

“… Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á.” Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: Tự Xuất Bản, 1995), tr. 101-102.

B.2 Vào lúc Mỹ bỏ rơi miền Nam.

Vào khi gần một triệu quân đội Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ đã rút khỏi miền Nam, các Quân Khu I, Quân Khu II, hoàn toàn lọt vào quân đội miền Bắc, Quân Khu III và Quân Khu IV đang ở trong gần như thất thủ, một triệu quân miền Nam gần như đã rã ngũ tan hang. Trong khi đó thì Quân Đội Miền Bắc đã tiến sâu vào đến Cầu Sàigòn (Tân Cảng) và Tân Sơn Nhất, các Tướng, Tá nắm giữ các chức vụ chỉ huy đều bỏ đơn vị, bỏ lính, trốn chạy, các nhân viên cao cấp chính quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đều đã chuẩn bị chu đáo lên máy bị chuồn ra khỏi nước. Trong tình trạng cả chính quyền và quân đội đều tan rã từng mảnh và khắp mọi nơi ở miền Nam đều hỗn loạn như vậy, thì ông Dương Văn Minh được Mỹ đưa lên làm tổng thống miền Nam để cho họ cuốn gói ra đi cho êm thắm. Thực trạng này được ông Vân Xưa ghi lại như sau:

Đoàn xe rút lui khỏi Kontum

Đoàn xe rút lui khỏi Kontum giữa tháng 3, 1975

Quyền lực Nhà nước vứt bỏ trên đường phố: Trước ngày Sài Gòn thất thủ, trong hoàn cảnh dân chúng thờ ơ, binh sĩ buông súng, tập đoàn cầm đầu nhà nước hối hả lo việc thoát thân, các cơ chế nhà nước bề ngoài tuy còn nguyên vẹn, nhưng quyền lực nhà nước đã bị vứt bỏ trên đường phố, chẳng ai đoái hoài đến. Dân ngoài phố sợ bọn vô lại làm càn trong những ngày không còn phép nước, nên càng mong thời cuộc kết liễu gấp. Mọi người sẵn sàng chấp nhận một cuộc đổi mới, dù không tin rồi sẽ an lành, nhưng không còn tránh được. Chế độ tham nhũng cuốn cờ, ít ra đây cũng là điều làm mọi người thỏa dạ.

Ai cũng biết thủ đô đang bị vây hãm, bà con có thể bị pháo kích, bị tấn công. Quân đội Cộng Hòa đã tan hàng, binh sĩ cởi giáp quăng súng khắp các ngõ hẻm thành phố, trực thăng Mỹ di tản rầm rộ trên bầu trời. Ông Trần Văn Hương mấy ngày trước nhận làm cầu thang cho Thiệu/Khiêm nhẹ mình lên máy bay chạy trốn, lại lẩm cẩm lên giọng kháng cự, tử thủ, khi Chính phủ đã nhàu như giấy bị nhai, khi quân lực không còn xương sống, khi nhà nước mềm như xác chết! Ông làm gì được đây, và làm với ai đây?” Vân Xưa, Đầu Hàng Ngày 26/4/2009 (http://sachhiem.net/LICHSU/V/VanXua.php).

Dân chúng nhốn nháo rủ nhau xin máy bay Mỹ chở đi.

Ngày ông Dương Văn Minh đầu hàng, 30 tháng 4, 1975

Với thực trạng như vậy, ông Dương Văn Minh đã can đảm đứng ra nhận lãnh trách nhiệm làm tổng thống miền Nam để tránh cho  hơn hai triệu dân  Sàigòn thoát khỏi tình trạng “hỗn quân hỗn quan” cùng với “bọn lính đánh thuê có sẵn súng đạn  trong tay mà lâm vào cảnh đường cùng” và bom đạn của quân đội miền Bắc  trong các cuộc hành quân đánh dẹp bọn  tàn dự của “kiêu dân Công Giáo thời Ngô Đình Diệm” được chế độ quân phiết Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu nuôi dưỡng. Vào đọc bài viết “Đầu Hàng” (ngày 29/4/2009) của tác giả Vân Xưa đã được phổ biến trang nhà sachhiem.net (http://sachhiem.net/LICHSU/V/VanXua.php), độc giả sẽ thấy rõ hơn về thực trạng hỗn loạn ở miền Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 như thế nào!

Với những hành động dũng cảm như vậy, ông Dương Văn Minh phải là người hết lòng vì nước mới làm được như vây! Ông quả thật là một người mà nhân dân Việt Nam ta phải kính mến và nhớ ơn. Thế mà sang Mỹ rồi, họ lại nói ngược, gọi ông Dương Văn Minh là HÈN.

B.3 Thói quen nói ngược của đám con chiên quá khích.

Lịch sử cũng như kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, tập thể con chiên người Việt có “thói quen nói ngược”. Họ đem những việc làm tội ác do chính Giáo Hội La Mã và chính họ đã làm để gán cho những cá nhân hay thế lực hoặc tổ chức mà họ thù nghịch để tung hỏa mù, lạc dẫn dư luận, làm cho “vàng thau lẫn lộn”, khiến cho người đời và hậu thế  lẫm lẫn không biết đâu là “thực”, không biết đâu là “giả”. Mục đích của họ là để che giấu hay xí xóa những khu rừng tội ác mà Giáo Hội La Mã đã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua và đặc biệt là đã liên tục chống lại dân tộc và đất nước Việt Nam ta từ thế kỷ 16 cho đến ngày nay. Dưới đây là một số thành tích “nói ngược” của Giáo Hội La Mã và tập thể con chiên  người Việt:

- Gọi tất cả các tôn giáo khác và những người thuộc các tín ngưỡng là “tà đạo”, “tà giáo”, “man di”, “mọi rợ” trong khi chính cái bản chất của đạo Ca-tô là “tà giáo”, là “tà đạo”.

- Gọi ông Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc, còn gọi Đảng Cộng Sản là Việt gian! Về Cụ Hồ đã có hàng rừng bài viết cả người trong nước, lẫn người trên thế giới, và được nhiều nước trên thế giới tôn kính, nể phục, nhất là các nước cựu thù. Về Đảng Cộng Sản đã được chúng tôi trình bày đày đủ trong Chương 45 với nhan đề là “Tình Hình Việt Nam Từ Ngày 9/3/1945 đến Ngày 19/12/1946, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH45.php), và  (2) bài viết “Về Đảo Ngược Danh Dự Ông Hồ Chí Minh” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ020.php). Trong khi đó thì chính họ là Việt gian phản quốc với hàng rừng tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam liên tục từ giữa thế kỷ 19 cho đến nay, như đã trình bày sơ lược ở trên.   

Trong lúc đó, ông Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cả hai tổ chức  Cộng Sản Việt Nam (ra đời vào năm 1930) và  Mặt Trận Việt Minh (ra đời vào năm 1941) với mục đích hoàn thành các nhiệm vụ lịch sử:

a.-/ Đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. (Cũng nên biết, các thế hệ tiền nhân trong những năm 1858-1945 cũng đã liều chết hy sinh trọn đời để theo đuổi nhiệm vụ lịch sử trọng đại này, nhưng tất cả đều thất bại, chỉ thành nhân chứ không thành công.)

b.-/ Đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatịcan đòi lại Miền Nam cho tổ quốc.

Ngoài 2 nhiệm lịch sử trọng đại trên đây, họ còn hoàn thành 2 nhiệm vụ khác nữa là:

a.-/ Đánh bại hơn 600 ngàn quân xâm lươc Trung Quốc vào đầu năm 1979 để bảo toàn lãnh thổ của đất nước

b.-/ Đánh tan giặc Miên Pol Pót, đem lại an ninh cho nhân dân ta ở miền Nam.

Cho thấy, những người gọi Cụ Hồ Chí Minh là tội đồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam là Việt gian là những người nói ngược không biết hổ ngươi chút nào.

C. Cụm từ "Ác với Dân" đi với cụm từ "Hèn với giặc"

Thật vậy, hễ theo giặc thì khúm núm, nịnh bợ để được giặc cho công ăn việc làm, hoặc hứa hẹn một viễn cảnh danh lợi. Những kẻ hèn này phải lập công với giặc, tức quan thầy của mình. Công lớn nhất là giúp giặc đánh cho được đồng bào nghĩa quân kháng chiến. Thí dụ những sự kiện trong lịch sử như sau:

Thời Pháp tiến chiếm VN:

- Con chiên Trần Bá Lộc dẫn quân đi tiêu diệt lực lượng kháng chiến ở Kiên Giang dưới quyền lãnh đạo của ông Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá).

- Con chiên Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân tiêu diệt lực lượng kháng chiến của cụ Phan Đình Phùng (ở Vụ Quang). Khi đến nơi, cụ Phân Đình Phùng bị bệnh qua đời, Ngô Đình Khả ra lệnh đào mả cụ Phan, lấy xác đốt thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông Lam Giang để trả thù.

- Linh mục Trần Lục dẫn 5 ngàn lính đạo ở Phát Diệm tiếp viện cho giặc Pháp tiêu diệt căn cứ kháng chiến của nhân dân ta ở Ba Đình, dưới quyền lãnh đạo của cụ Đinh Công Tráng.

- Quan tri phủ Ngô Đình Diệm ở Hòa Đa đốt đít phạm nhân để tra tấn lấy khẩu cung.

Linh mục Nguyễn Lạc Hóa, biệt khu Hải Yến

(trái:) Linh mục Trần Lục với mề đai đầy người do Pháp thưởng công đánh nghĩa quân kháng chiến

(phải:) linh mục Nguyễn Lạc Hóa vừa hợp tác với giặc Mỹ đánh Việt Cộng ở biệt khu Hải Yến. Ảnh năm 1962 - Historicimages.com

Thời kháng chiến chống Pháp 1945-1954:

- LM Albert Cao, lm Vũ Đức Luận, lm Mai Đức Tín, lm Lương Huy Hân, lm Nguyễn Quang Ân, và lính đạo Phát Diệm của lm Hoàng Quỳnh. Lính đạo bắt những người tình nghi là Việt Minh đem mổ bụng, lấy mật hòa rượu, lấy gan nướng, ngồi nhậu. Họ gọi đó tiệc gan người.

Thời TT Ngô Đình Diệm:

- Rải chất độc Da Cam từ năm 1962 - 1971

- Ngô Đình Cẩn bạo chúa miền Trung lập ra các nhà giam rùng rợn Chín Hầm.

- LM Nguyễn Lạc Hóa, lãnh chúa, biệt khu Hải Yến ở Cà Mau.

- Kiêu dân CG thời NĐD (tác giả Trần Lâm)

(trên:) Biệt khu Hải Yến ở Cà Mau, cảnh thảm sát ngày 21/12/1961 tại ấp Kết Nghĩa, xã Tân Hưng -

(dưới:) Khu biệt giam Chín hầm của bạo chúa Ngô Đình Cẩn

Thời TT Nguyễn Văn Thiệu

- LM Đinh Xuân Hải, lãnh chúa họ đạo Tân Sơn Nhì (1963).

- Chiến dịch Phượng Hoàng giết dân kinh khủng. DVD có tựa là "Chiến Tranh Việt Nam - Những Điều Chưa Biết" do Daniel Costelle biên soạn, với đạo diễn Isabelle Clarke, Việt Nam Films phát hành. Vụ thảm sát ở Mỹ Lai. Vụ giết người ở Thạnh Phong, Bến Tre.

 

D. Bối Cảnh Tổng Quát: Sự tranh chấp quyền lực giữa Vatican và Pháp.

Cũng nên biết, từ  giữa thập niên 1620 cho đến thập niên 1850, giáo triều Vatican đã kiên trì  ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục Pháp  liên kết với Giáo Hội La Mã thành một liên minh chính trị và quân sự, giống như một công ty hợp doanh, để cùng đánh chiếm và thống trị Việt Nam.

Phần đóng góp của Đế Quốc Vatican là công lao thu thập các tin tức tình báo chiến lược, móc nối với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican để thành lập đạo quân thứ 5 năm hờ chờ sẵn để tiếp ứng vào khi đoàn quân viễn chinh Pháp – Vatican từ ngoài khơi tiến vào, và tìm những người Việt mang quốc tịch Vatican cung ứng cho nhu cầu làm tay sai tai mắt cũng như cung ứng cho bộ máy đàn áp và cai trị nhân dân ta.

Phần đóng góp của Đế Quốc Pháp là bỏ tiền ra bao giàn cho cuộc chiến, cung ứng quân đội và hoạch định kế hoạch hành quân tấn chiếm Việt Nam.

Thế nhưng, khi đã đánh chiếm được nước ta rồi và khi tiến đến thiết lập bộ máy cai trị, thì chúng (Pháp và Vatican) bắt đầu hục hặc, tranh  nhau hơn thua, và bắt đầu gầm gừ và tính chuyện dùng những thủ đoạn thâm độc để hất cẳng nhau hầu có thể  nắm thế thượng phong hay chiếm đôc quyền cai trị đất nước ta. Tình trạng này bắt đầu bùng nồ gần như công khai vào đầu thập niên 1890. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong tiết mục số 11, trong Chương Dẫn Nhập, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA: TXB, 1999) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Về chủ trương chính trị,  Tòa Thánh Vatican vẫn giữ vững quan niệm bảo thủ là phải thực thi đúng theo tinh thần sắc chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454), theo đó thì Vatican tự phong, cho là có quyền coi trái đất là của riêng của Giáo Hội La Mã và cho rằng giáo hoàng có quyền ban cấp cho bất kỳ tín đồ nào của giáo hội nếu có khả năng hay quyền lực, thì được:

“toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của giáo hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh”: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) tr. 14-15.

Kế Hoạch Puginier: Cũng theo đúng tinh thần của sắc chỉ này, Giám-mục Puginier, người đại diện của Hoàng Đế Vatican tức Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) tại Bắc Việt vào thập niên 1860 (trong thời vua Tự Đức) đã đúc kết thành một sách lược mà sau này các nhà viết sử gọi là Kế Hoạch Puginier.

Theo kế hoạch này, Vatican đã có chủ trương tiêu diệt nền văn hóa tam giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trong đó nền đạo lý Khổng Mạnh và giai cấp Nho sĩ bị liệt kê vào hàng kẻ thù số 1vì rằng phong trào kháng chiến đánh đuổi quân xâm lăng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican lúc bấy giờ phần lớn đều do giới Nho sĩ lãnh đạo.

Cũng theo kế hoạch này, nước Việt Nam phải được xé ra làm nhiều tiểu quốc theo biên giới sắc tộc thiểu số và theo biên giới địa lý Bắc Trung Nam. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican làm quốc vương (thủ lãnh) để thiết lập một chế độ đạo phiệt làm tay sai của Vatican. Rồi từ đó, các chính quyền này sẽ ban hành những luật lệ chuyên chính áp đặt đạo Ca-tô làm quốc giáo và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ca-tô Tô,  giống như Hoàng Đế Constantine I (306-337) và Hoàng Đế Theodosius I (379-395) của Đế Quốc La Mã đã làm vào thế kỷ thứ 4. (Độc giả có thể tìm đọc Kế Hoạch Puginier ở trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988, tr. 377-414) do Tiến-sĩ Cao Huy Thuần biên soạn.

Cũng nên biết trong thời 1885-1945, kế hoạch này của Vatican bị Pháp cản trở, cho nên bị thất bại. Sau đó,  khi đem quân tái chiếm Đông Dương vào tháng 9 năm 1945, thấy rằng Pháp không còn đủ sức mạnh đối đầu với quân đội Kháng Chiến Việt Minh, Giáo triều Vatican liền lợi dụng cơ hội này, đưa ra đề nghị dùng Bảo Đại (đã thành hôn với nữ chiên Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào (tức Nam Phương Hoàng Hậu) lên thành lập chính quyền bù nhìn làm tay sai cho giặc để tiến hành kế hoạch thâm đôc Puginier trên đây. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 50 với nhan đề là “Vatican Cấu Kết Với Pháp Thi Hành Chính Sách Chia Để Trị, Và  Đưa Tín Đồ Da Tô Lên Nắm Chính Quyền”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net và sachhiem.org; (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH50.php).

Trong khi đó, thì Pháp, ngay từ hồi Cách Mạng 1789 đang tiến hành, “Quốc Hội Pháp có nhiều người chịu ảnh hưởng tư tưởng của các triết gia có khuynh hướng chỉ trích và lên án Giáo Hội La Mã. “[The Assembly, many of whose members were influenced by the philosophes, tended to be highly critical of the church.] ” Carlton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Co., Inc.. 1893), tr. 35.

Họ (người Pháp cấp tiến) thù ghét chính sách Ki-tô hóa vì chính sách này quá ư bạo ngược. Họ ghê tởm chính sách ngu dân và nhồi sọ của Vatican với mục đích làm cho tín đồ trở thành cuồng tín, hiếu chiến, luôn luôn có thái độ trịch thượng và hợm hĩnh với ý tưởng hão huyền là “dân Chúa”, “con Chúa”.

Trong lịch sử Pháp quốc, từ đầu thập niên 1870, các nhân vật chính trị thắng thế trên sân khấu chính trị tại Pháp quốc cũng như các vị tướng lãnh chỉ huy đoàn quân viễn chinh tiến chiếm Việt Nam và các nhân vật được chính quyền Pháp gửi sang Đông Dương nắm giữ các chức vụ Toàn Quyền Đông Dương, Khâm Sứ Trung Kỳ, Thống Sứ Bắc Kỳ và Thống Đốc Nam Kỳ, hầu hết đều là những người có tinh thần chống Giáo Hội La Mã. Chúng ta thấy tại chính quốc Pháp thì có những nhân vật như Jules FerryLéon GambettaLéon Blum, các nhân vật quân sự như Đô Đốc PageĐô Đốc BonardĐô Đốc RieunierĐại Tá Bernard cho đến các chính trị gia nắm quyền chủ chốt trong bộ máy cai trị Đông Dương như Paul Beau, Paul BertPierre Pasquier, v.v…  đều là những người hăng say chống Giáo Hội La Mã và thường tỏ ra khinh rẻ các ông tu sĩ hoạt động cho Giáo Hội tại Đông Dương vào thời bấy giờ. Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 2 viết:

Paul Bert là đảng viên “Cộng Hòa” từng bị phe cực hữu và bảo thủ kết án như kẻ chống Giáo Hội một cách điên cuồng,” và “kẻ thù quyết liệt của Giáo Hội.” Tội lỗi lớn nhất của Bert là khi giữ ghế Bộ Trưởng Giáo Dục trong chính phủ Ferry, Bert đã cổ võ và phát động một chính sách giáo dục quốc gia phi tôn giáo. Theo Bert, nước Pháp không còn trách nhiệm hoằng dương hay rao giảng một tôn giáo nào, và cũng không công nhận một tôn giáo nào làm quốc đạo. Ra trước Hạ Viện Pháp, Bert tuyên bố: “Tôi muốn chinh phục dân An Nam bằng bàn tay mở rộng và thanh gươm đeo bên hông.” Chính Đạo, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn – Tập 2 (Houston, TX: 2000), tr. 471.

Cũng vì thế mà những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican dù là linh mục, dù là những người làm tay sai tai mắt đắc lực cho chính quyền Bảo Hộ như bọn Trần Bá Lộc, Linh-mục Trần Lục, Huyện Sĩ, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Cố Ân, v.v… cũng đều bị quan thày thực dân Pháp khinh rẻ vô cùng. Xin xem lại bản văn sử Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: Tự Xuất Bản, 1995), tr. 101-102), trong tiết Mục 1 ở trên.

Vì thế mà hai thế lực Pháp và Vatican dù đồng minh với nhau, nhưng  luôn luôn không ưa nhau, hục hặc với nhau và tìm đủ mọi cách để giành thế thượng phong, chiếm ưu thế hầu có thể thi hành chính sách cai trị của phe mình. Phe thực dân Pháp đã thắng thế, luôn luôn cầm trịch trong bộ máy cai trị tại Đông Dương, và chỉ để cho Vatican một số quyền lợi về kinh tế cùng những ưu thế trong xã hội và việc tuyển dụng người vào làm việc do thám,  chỉ điểm trong bộ máy đàn áp nhân dân ta. Nhờ vậy mà Kế Hoạch Puginier của phe Vatican không được Phe thực Dân Pháp chấp thuận toàn bộ, chỉ tiến hành việc hủy bỏ dùng chữ Hán trong các công văn giấy tờ hành chánh, và thay vào đó bằng chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ. Ngày nay, các tài liệu này đã được giải mật khiến cho người ta mới biết rõ bộ mặt thật ghê tởm về cái Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa mà các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã mang đến cho dân tộc Việt Nam.

Càng về sau phe Thực dân Cấp Tiến Pháp càng thắng thế ở cả chính quốc Pháp cũng như ở Đông Dương và muốn loại bỏ hết quyền lực của Vatican ra khỏi sân khấu chính trị tại Việt Nam. Vì thế mà đảng Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng Hội (với Vatican ở hậu trường) được Giáo Hội La Mã và các nhà truyền giáo Ca-tô ở Việt Nam triệt để ủng hộ và kêu gọi giáo dân tích cực tham gia. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi nhận trong bài viết Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) như sau:

"Thời gian này (từ 1890 trở về sau), Hội truyền giáo đã phát triển và củng cố tổ chức chặt chẽ theo hàng dọc, từ các giáo phận xuống giáo xứ, họ đạo. Hầu hết các họ đạo tại các xã thôn đều do các giáo mục (curé) bản xứ trông nom. Mỗi giáo phận là một tiểu vương triều tự trị, với những luật lệ riêng. Dưới sự hướng dẫn của các linh mục, giáo dân trở thành kiêu dân, hoành hành bất kể luật pháp. Alphonse Louis Klingler ở Nghệ An và Martin ở Thanh Hoá chỉ là những thí dụ tiêu biểu.

Không những chỉ lấn áp dân chúng, đập phá chùa chiền, cướp đoạt ruộng đất, công điền công thổ tại các xã lẫn lộn người Lương và giáo dân, “thập tự quân” còn kéo nhau đi làm tiền cả thân nhân Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu, hay cựu Phụ chính Ðại thần Trương Quang Ðãn, vì tư gia họ đã dùng gỗ lim, mới bị ra lệnh cấm đẵn để dành độc quyền cho các nhà khai thác.

Các quan lại chẳng ai dám phản ứng, vì phạm lỗi với các giáo sĩ hay linh mục bản xứ sẽ lập tức bị cách chức, hay quở phạt.

Trước viễn ảnh rạn nứt khó tránh giữa chế độ Bảo hộ Pháp và Hội truyền giáo – đồng thời, để tạo áp lực với các viên chức “rối đạo” – các giáo sĩ tìm cách móc nối, ăn rễ vào Hoàng tộc và những phong trào kháng PhápMột mặt, giới quan lại xuất thân thông ngôn được yểm trợ ngày một thăng tiến nhanh trong triều đình, hầu gây ảnh hưởng với vua và Hoàng tộcMặt khác, một số tìm cách liên kết với tổ chức Duy Tân Hội của Phan Bội Châu và Cường Ðể, dòng dõi duy nhất của Hoàng tử Cảnh. Sự ủng hộ của số giáo sĩ, giáo dân từ Vinh tới Quảng Nam–kể cả nhóm Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Mai Lão Bạng, v.. v...– liên hệ không nhỏ với bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa Giáo Hội và phe tả khuynh Pháp.

Tuy nhiên, tưởng cũng cần nhấn mạnh, khối giáo dân – hoặc ít nữa các nhóm thiểu số giáo sĩ và giáo dân tham vọng– không đoàn kết, nhất trí như có thể ngộ nhận. Ðường nứt rạn lớn nhất là giữa hai giáo phận gốc Espania – có liên hệ chặt chẽ với Manila (Philippines), và Roma – và các giáo phận của Hội Truyền giáo Pháp. Thêm nữa, ý thức chủng tộc cũng tách biệt dần giáo dân Việt và giáo sĩ ngoại quốc – đặc biệt là các giáo sĩ Pháp. Sau gần nửa thế kỷ được Pháp “giải phóng” (nói theo ngôn ngữ của Petrus Key năm 1859), giáo mục và giáo dân Việt vẫn bị xếp loại tín hữu hạng nhì. Triều đình Ki-tô Ðông Dương vẫn do các “cha triều” Pháp thống trị. Chưa một “linh mục triều” người Việt nào được lên chức Giám mục. Nói cách khác, Hội truyền giáo Pháp tự nó cũng là một tiểu vương triều “trắng” bảo hộ tiểu vương quốc Ki-tô “vàng.” Hội truyền giáo cũng không chỉ có con chiên người Việt. Các giáo sĩ bắt đầu mở mang họ đạo tới những vùng sơn cước ở Trung và Bắc Kỳ. Từ thập niên 1900, toàn thể Ðông Dương đã chia làm 7 giáo phận. Tại Bắc Kỳ, thêm giáo phận “Haut Tonkin” (Ðàng Ngoài Cao), để lo việc Ki-tô hoá dân thiểu số. Tại Trung Kỳ, hai giáo phận Ðông Ðàng Trong và Tây Ðàng Trong nỗ lực Ki-tô hoá các sắc tộc Ê-đê, Gia-rai, Sê-đăng, v.. v... trên cao nguyên.”   Vũ Ngự Chiêu.“Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.” chuyenluan.net Tháng 6/2006.

 

E. Những Lá Thư Ô Nhục

E.1 Bối cảnh lá thư của Petrus Trương Vĩnh Ký gửi Tổng Chỉ huy Hạm đội Pháp (Rigault de Genouilly) xin tấn công Việt Nam:

Năm 1816, vua Gia Long quyết định đưa Hoàng tử Đảm lên làm Đông Cung Thái Tử để chuẩn bị nối ngôi vào  khi nhà vua băng hà. Quyết định bị bọn giáo sĩ Ki-tô thân cận với nhà vua và Lê Văn Duyệt phản đối mãnh liệt. Các nhà truyên giáo Ki-tô phản đối quyết định này của Vua Gia Long vì họ muốn rằng ngội vị ngai vàng của nhà Nguyễn phải được dành cho ngành trưởng của nhà Nguyễn là con chiên Hoàng Tôn Đán, con trai trưởng của con chiên Hoàng Tử Cảnh. Hoàng tử Cảnh là đứa con tinh thần của Giám-mục Bá Đa Lộc. Dã tâm của các giáo sĩ Ki-tô khi Hoàng Tôn Đán được đưa lên ngôi trên ngai vàng, thì họ sẽ có một con chiên làm vua của nước Việt Nam và  họ sẽ có thể  tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân Việt Nam trù trên xuống dướng bằng một chiếu chỉ của nhà vua. Thế nhưng, vua Gia Long vẫn cương quyết làm theo ý của ông, và Thái Tử Đảm biết rõ chuyện này.

Năm 1820, Vua Gia Long băng hà và Thái Tử Đảm lên kế ngôi lầy vương hiệu là Minh Mạng, cho nên nhà vua trở nên rất lạnh nhạt với bọn giáo sĩ Ki-tô. Có thể vì lý do này mà bọn truyện giáo mới quay ra xúi giục tập thể con chiên người Việt gây bạo loạn chống lại triều đình Huế.  Sự kiện này được  sách sử ghi lại như sau:

Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị Vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

Cũng vì thế mà vua Minh Mạng ban hành lệnh cấm đạo. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đày đủ trong bài viết co nhan đề là “Nguyên Nhân Triều Đình Huế Ban Hành Lệnh Cấm Đạo”. Bài viết này có thể đọc onlinr trên sachhiem.net và sachhiem.org: (http://sachhiem.net/NMQ/VANHOAXD/NMQvh00.php)

Lệnh cấm đạo được ban hành rồi  thì bọ giáo sĩ người Âu và  các con chiên bản địa  trong các xóm đạo các cố gắng tìm đủ mọi cách đầy mạnh những hành động chống đối triều đình Huế  và gây bạo loạn. Tình trạng này khiến cho tình hình đất nước ta trở nên vô cùng căng thẳng giữa một bên là nhóm thiêu số con chiên Ki-tô và một bên là đại khối nhân dân ta với phong trào Bình Tây Sát tả nổi lên khắp nơi để chống lại bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất chúa” này. Trước khí thế cương quyết chống bọn tà giáo Ki-tô này, con chiên Petrus Trương Vĩnh Ký mới viết lá thư gửi viên sĩ quan người Pháp chỉ huy chỉến tầu đang có mặt ở trong vùng biển Việt Nam với nội dung thỉnh cầu giặc gấp rút khai hoản tấn công chiếm đóng Việt Nam để cứu nguy bọn con chiên mang dòng máu phản quốc truyền tử lưu tôn này.

Trước cảnh nước mất nhà tan, Trương Vĩnh Ký đã không tham gia phong trào đánh đuổi thực dân như bao nhiêu người khác. Trái lại ông còn viết thư cho viên trung tá thực dân nói trên, yêu cầu giúp đỡ để tiêu diệt quân dân Việt Nam mà họ Trương gọi đó là kẻ thù. Hành động Việt gian của ông Pétrus Ký được sách “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 1” (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr. 130, ghi rõ như sau:

[Thư của Pétrus Ký gửi cho vị Tổng Chỉ huy Hạm đội Pháp: “Hãy thương xót chúng tôi, Hãy thương xót chúng tôi. Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi” … “Và tuy nhiên, nỗi đau đớn của chúng tôi đã thúc đẩy chúng tôi cầu khẩn đến quyền lực của Ngài và bộc bạch từ tận đáy sâu tấm lòng của chúng tôi đến sự cẩn trọng và khôn ngoan của Ngài.”]

"32.- SHM (Vincennes) GG2 99:2. Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ky sau này, cũng cùng một nhận xét. Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho Grand Chef et vous, très honorables officiers de la flotte française: "Ayez pitié de nous; Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touché!” … "Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse." Thư tháng 2/1859. Petrus Key gửi Grand Chef; SHM (Vincennes) GG2 99:2.

Phóng ảnh Thư ông Trương Vĩnh Ký gửi trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry. (Trích bài Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Lại Gọi Là Yêu Nước? của Bùi Kha)

Thư nói trên viết tay vào cuối tháng 3.1859, lúc Trương 22 tuổi, trong đó có đoạn như sau:

"... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù* của chúng ta..." (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. Vũ Ngự Chiêu sưu tập).

http://img.tongiaovadantoc.com/2011/12/15/14/57/TVK-1.JPG 

Nhằm giảm số trang, tôi chỉ cắt một đoạn thư viết tay của họ Trương và vài đoạn tài liệu khác như trên.

[Nguồn: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại’, Chánh Đạo, Tập I (1892-1924), in lần thứ hai. Văn Hóa, Hoa Kỳ].

 

E.2 Bối cảnh Lá thư của Vua Thành Thái gửi quan Toàn Quyền Đông Dương

Vào thời điểm này, ông vua bù nhìn Đồng Khánh qua đời vào ngày 28/1/1889, Nguyễn Phúc Bửu Lân (tức Nguyễn Phúc Chiêu), sinh ngày 14/3/1879, được người Pháp chọn đưa lên làm vua vào ngày 2/2/1889, lúc đó mới có 10 tuổi lấy vương hiệu là Thành Thái  (bị truất phế ngày 3/9/1907 – tại vị 18 năm 213 ngày).

Lợi dụng cơ hội này, giáo triều Vatican mới tìm cách vận  động Pháp  đưa con chiên ngoan đạo Ngô Đình Khả (thân phụ của Ngô Đình Diệm) vào năm giữ chức Tổng Quản Cấm Thành (Surintendent du Palais, có lẽ là Lưu Kinh Đại Thần) [Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993), tr 304)] để lôi kéo ấu quân Thành Thái vào phe để  chuẩn bị thế cờ  hất cẳng Pháp hầu nắm độc quyền cai trị Việt Nam, giống như Vatican đã hất cẳng Tây Ban Nha ra khỏi các chính quyền tại các quốc Châu Mỹ La-tinh hồi thế kỷ 19. Thủ đoạn này được chính ông Lữ Giang, người theo Ca-tô Rô-ma giáo, ghi lại trong sách Những Bí Ẩn Lịch Sử Đằng Sau Cuộc Chiến Việt Nam  - Quyển I, như sau:

Lúc đó, Pháp đã nắm hết quyền hành nên Thành Thái chỉ lo ăn học và giải trí. Cụ Ngô Đình Khả được cử làm Phụ Đạo và Cố Vấn cho vua Thành Thái. Năm 1904, cụ được được cử làm Tổng Quản Cấm Thành, trông coi tử Cấm Thành…

Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biên pháp kịp thời. Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng Thành Thái đi một hướng khác.” Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đằng Sau Cuộc Chiến Việt Nam  - Quyển I (Garden Grove, CA: TXB, 1999), tr  395.

Chúng ta thấy trong đoạn văn thứ hai trên đây, ông Lữ Giang nói rõ rằng, “Cụ Ngô Đình Khả đã hướng Thành Thái đi một hướng khác” có nghĩa là Ngô Đình Khả theo hướng đi của Vatican chống Pháp, biến Thành Thái  thành con cờ chống Pháp để phục vụ cho quyền lực và quyền lực của  Vatican, chứ không phải chống Pháp vì dân tộc Việt Nam.

Không biết người Pháp có biết âm mưu này của giáo triều Vatican hay không, hay là họ biết nhưng họ lại dùng kế sách tương kế tựu kể để rồi giải quyết bằng cách thộp  cổ cả Thành Thái và Ngô Đình Khả luôn một mẻ. Và cuổi cùng, vào đầu tháng 9 năm 1907, vua Thành Thái bị Pháp truất phế, đem đi giam ở Vũng Tầu trong một thời gian rồi  đày đi biệt xử, sống lưu vong trong đảo Reunion ở Phi Châu. Chính Ngô Đình Khả cũng bị giáng chức và bị cho về vườn (Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr.171.

Trong thời gian bị giam ở Vũng Tầu, vua Thành Thái có viết lá thư đế ngày 17/11/1914 gửi Toàn Quyền Đông Dương. Trong lá thư này, Thành Thái đã dùng những lời lẽ cực kỳ hèn hạ, nặng tính quy lụy và khúm núm đối với viên Toàn Quyền Đông Dường để xin xỏ một vài ân huệ. Dưới đây là nguyên văn lá thư này:

Đọc Thư Vua Thành Thái gửi quan Toàn Quyền Đông Dương. (Trích link)

Vua Thành Thái

Ngày 17 Novembre 1914

Quan Toàn Quyền Đông Dương Hà Nội

Bẩm Quan lớn

Nguyên hồi 2 nhà nước bảo tôi vô đất Nam Kỳ, thì monsieur le Resident Supérieur en Annam nói cùng tôi rằn(g), hãi (hãy) gắng mà tuân lệnh hai nhà nước đặn(g) được vô xứ Nam Kỳ tránh tiếng ít lúc đã, làm chi lâu ngày thì hai nhà nước cũng suy nghĩ lại cho mà về Huế làm chức Hoàn(g) Phụ vậy.

Từ ngày ấy đến nay kể đã có tám năm rồi, khi đời monsieur Klobukowski thì tôi có kêu nài một lần rồi, mà ông ấy nói rằn(g) để thong thả đã, kẻo nay còn ít ngày lắm cho chưa được; từ hồi đó tới nay cũng đã có 5 năm rồi, nên nay tôi dám xin kêu nài một lần nữa, xin nhờ quan lớn xin cho tâu cùng Đức Giám Quốc ra ơn cho tôi trở về xứ tôi làm một prince như các ông prince khác vậy chớ tôi không dám ước ao chuyện gì hết cho khỏi đau đớn, kẻo tôi ở xứ Nam Kỳ hay đau đớn cực khổ lắm, vả lại sa majesté Duy Tân cũng thường buồn rầu than khóc với tôi hoài, nói rằn(g) con một đường cha một ngả khốn khổ lắm, vậy xin Đức dám (giám) quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn(g) về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc (biệt) xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn dữ (giữ) phép tắc luôn luôn trung với mẫu quốc luôn luôn, trăm lậy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn nầy cho tôi với thì tôi cam đức quan lớn cho tới cùng.

Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ nhu mà tôi gởi cho Triều Đình Annam đặn(g) tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn xin tha tội mà nhậm lời xin của tôi.

Nay muôn kính

Ký tên Bửu Lân 

Sau đây là bản sao lá thư hai trang.

Thư vua thành thái

bức thư của vua thành thái gửi Toàn Quyền Đông Dương

Trich từ trang 681-682, Chương 19, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã – Quyển Hai (Tacoma, WA: TXB., 1999) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Dù là một ông vua bù nhìn đi nữa nhưng ông vua bù nhìn Thành Thái lại không biết giữ thể diện cho cá nhân của ông ta và quốc gia Việt Nam. Vì thế ông ta mới “cùng các đại thần qua Tòa Khâm chúc Tết (GG0),”  đi “du ngoạn thành phố với xe hơi, có khoảng 30 phụ nữ cưỡi ngựa hộ tống,” “ Gây những chuyện đáng tiếc với hai phụ nữ Pháp” để rồi viết thư cho Toàn Quyền Đông Duơng, kẻ thù của dân tộc, lạy lục đến cả “trăm lậy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn nầy cho tôi với thì tôi cảm đức quan lớn cho tới cùng”  hầu mong được trở về Huế  “ làm một prince như các ông prince khác”.  Một ông vua của một nước có bốn ngàn năm văn hiến mà hành động như vậy thì thử hỏi đâu còn là quốc thể của dân tộc Việt Nam. Ông Vua Thành Thái mà Ngô Đình Khả tỏ hết lòng trung thành là như vậy đó.

Đã thế, khi bị lưu đày ở Reunion, vua Thành Thái lại có hành động lọan luân,gian díu với con dâu là bà Mại Thị Vàng, với vụa vua Duy Tân. Sự kiện này được ghi trong sách Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 4.

E.3 Bối cảnh lá thư của Giám Mục Ngô Đình Thục

Sau vụ thất bại bị mất chức Thượng Thư Bộ Lại tại triều đình Huế vào năm 1933, anh em Ngô Đình Diệm liền tìm cách gia nhập Đảng Việt Nam Quang Phục của Cường Để do Nhật đỡ đầu để chống Pháp với hy vọng nếu thành công, thì Cường Để sẽ được Nhật đưa lên Ngai vàng thay thế Bảo Đại, và Ngô Đình Diệm sẽ được Nhật cho  nắm giữ chức vụ thủ tướng. Hành động phản trắc này đã khiến cho Pháp ra lệnh bắt giam Ngô Đình Diệm. Vì thế mà Ngô Đình Thục mới viết là thư đề ngày 21/8/1944 gửi Toàn Quyền DeCoux trong đó ông kể công thân phụ của ông là con chiên Ngô Đình Khả đã liều thân cùng tên Việt gian Nguyễn Thân dân quân thập tự bản địa đi tiêu diệt lực lượng nghĩa qưân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Phan Đình Phùng tại chiến Khu Vụ Quang (Hà Tĩnh) và đã sinh gần như trọn đời cho sự nghiệp thực dân của nước Pháp để khẩn khoản xin tha cho người em Ngô Đình Diệm. Dưới đây là nguyên văn lá thư “rất hèn với giặc” này:

Đọc Thư Giám Mục Ngô Đình Thục gửi Đô Đốc JEAN DECOUX, Toàn Quyền Đông Dương.

Bản dịch lá thư:

 Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944

 Thưa Đô Đốc,

Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.

Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.

Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].

Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục nầy ngay.

Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.

Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.

Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.

Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.

Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.

NGÔ ĐÌNH THỤC

______________

Bản chụp lá thư:

Ảnh http://dcvonline.net/2013/05/21/vu-ngu-chieu-nhung-nghien-cuu-lich-su-lien-quan-den-ho-chi-minh/

Bản đánh máy lại.

[Theo Tuyển Tập "1963-2013 Năm Mươi Năm Nhìn Lại" (2013), trang 94: "Tài liệu Pháp ngữ dưới đây do Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu phát hiện trong lúc ông nghiên cứu tại Trung Tâm Văn Khố Hải Ngoại (CAOM, Aix-en-Provence, Pháp) và được phổ biến lần đầu tiên trên Tạp chí Lên Đường (Houston, Texas) năm 1989"].

Vicariat Apostolique de Vinh Long

(Cochinchine)

Vinh Long, le 21 Aout 1944

Amiral,

Je viens d’apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire, que deux de mes frères ont été l’objet de poursuites judiciaires à Hué. N’ayant recu de Hué depuis longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu’on m’a rapporté corespondait à la vérité.

Mais, en pensant a la peine immense et à la juste indignation que vous avez du éprouvées, si ce qu’on leur imposait était fondé, je m’empresse de vous écrire, pour vous exprimer, Amiral, ma grande douleur en l’occurence.

S’il était prouvé que leur activité a pu nuire aux intérêts de la France, je la désapprouve du fond du coeur, comme évêque, comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh.

Cette déclaration n’a pas pour but, Amiral, de sauvegarder ma situation personnelle: car ce sera avec joie que je quitterai mon évêché si tôt qu’il sera constaté que mon humble personne pourrait porter préjudice aux intérêts de la Religion.

Elle n’a pour objet que de vous montrer que vous n’avez pas accordé votre bienveillante confiance à un indigne ou à un ingrat. Amiral, je n’ai jamais tant regretté mon éloignement de Hué. Là j’aurais pu mieux conseiller mes frères et, à, l’occasion, m’opposer à leur desseins, si vraiment ils en ont concu de nuisibles aux intérêts de la France .

Je puis hélas me tromper, mais je vous confesse, Amiral, que je ne puis croire, jusqu’à preuve du contraire, qu’ils se sont montrés si rebelles aus traditions de notre famille, qui s’était attachée à la France dès le début, tandis que les aieux et les pères des mandarins actuels, presque tous, combattaient contre elle, et ne s’étaient décidés pour elle que lorsqu’il n’avait plus que profit à le faire.

Mes frères eux-mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon envoyé à cet effet à Phan Rang où Diệm défendait énergiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires communistes envoyés de la Cochinchine.

Certes, leur dévouement dans le passé n’est pas l’excuse de leur imprudences actuelles; s’il est prouvé qu’elle est coupable. Mais je crois ne pas faire en vain appel à votre miséricordieuse clémence en leur faveur, qui juge du présent sans pourtant oublier le passé. Celà en considération des services que mon père Ngô Đình Khả a eu l’honneur de rendre à la France au péril de sa vie, et de la longue conduite de mes frères faite d’un dévouement sans bornes à la France , sans peur de sacrifier leur vie pour elle.

En vous exprimant de nouveau, Amiral, toute la douleur que je ressens dans cette affaire, je vous prie d’agréer mes hommages les plus respectueux.

NGO DINH THUC

 _______________

Kết Luận:

Qua những trang sử cận đại vừa được ôn lại, cho thấy vẫn còn nhiều người ngày nay vô tình hay cố ý chạy theo cách nói ngược không biết ngượng, nằm trong kế hoạch dài hạn của tập đoàn Vatican. Họ chỉ lo chống phá đất nước, nhất là những thành phần đã từng chạy theo giặc, nịnh nọt, cầu xin để được làm tay sai cho giặc, nay quay lại chửi những người từng ở trong các tổ chức ái quốc, chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc là "hèn với giặc". Những người từng ở trong thành phần dội bom lên đầu lên cổ nhân dân, từng ác độc tra tấn những người dân theo kháng chiến bây giờ quay lại chửi cái tập thể từng là nạn nhân của họ là Ác với Dân.

Nói lên những điều này, chúng tôi không có ý biện minh cho những gì tiêu cực đang xảy ra trên đất nước ngày nay. Đó là vấn đề khác, mà chúng tôi không đủ hiểu biết để đóng góp xây dựng hay sửa chữa. Chỉ mong những bài học lịch sử này soi sáng cho những người muốn thật tâm đóng góp cho sự thịnh vượng chung của đất nước.

Nguyễn Mạnh Quang

 


Phụ Lục: Video

 

Video 1. Thế nào là Hèn với Giặc, Ác với Dân? - những bằng chứng cụ thể

https://youtu.be/fKTEz-dcGV8

 

Video 3. Những lá thư Hèn Với Giặc trong lịch sử

https://www.youtube.com/edit?o=U&video_id=3T1aWSJbCdE