Vài Ý Kiến Về Lá Thư Của GS Mai Thanh Truyết Trên Diễn Đàn Thư Tín

Vài Ý Kiến Về Lá Thư Của Ông Mai Thanh Truyết Trên Diễn Đàn Thư Tín

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ48.php

23-May-2014

Vài lời đầu:

Đang dọn dẹp hộp thư như công việc hàng ngày, bỏ vào hộp Spam một lô những lá thư không quen, vô tình tôi thấy bức thư ngắn dưới đây của Giáo-sư Mai Thanh Truyết viết và gửi ngày 9 tháng 5 năm 2014 (xem Phụ Lục dưới bài).

Tôi được biết và nhớ tên ông Mai Thanh Truyết rất nổi tiếng do bài viết CÂU CHUYỆN DA CAM / DIOXIN VIỆT NAM, mà mục đích là bênh vực Hoa Kỳ, chứng minh rằng Chất Da Cam "không phải là một loại vũ khí giết hoặc gây tai hại cho con người," để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi phải đền bù gì cho Việt Nam! Chúng tôi cũng biết rằng chất độc Da Cam là một trong những hóa chất độc hại mà Hoa Kỳ trong thời chiến tranh đã đổ lên ruộng đồng trên đất nước Việt Nam, làm tiêu tan sinh lực của đất nước.

Chính "chính phủ Mỹ đã bỏ ra $13.7 tỷ đô-la để đền bù cho hơn một triệu cựu quân nhân dự cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều người trong số này đã bị nhiễm độc bởi chất độc trừ sâu bọ" (Agent Orange: Birth Defects Plague Vietnam; U.S. Slow To Help,) được trích dẫn trong "Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam" của GS Trần Chung Ngọc.) Về hậu quả của Chất độc Da Cam, xin đọc TS Nguyễn Văn Tuấn, "Chất độc da cam và dị tật bẩm sinh", "Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Việt Nam: Qui mô và tầm ảnh hưởng", ...; TS. Bác sĩ Vũ Chiến Thắng trong "Tác Động Của Chất Độc Hóa Học Của Mỹ Sử Dụng Trong Chiến Tranh Đối Với Môi Trường Và Con Người Ở Việt Nam"; Pierre Journoud trong bài "Les Ravages De L’agent Orange" (bản dịch "Những Tàn Phá Của Chất Độc Da Cam", của GS Trần Chung Ngọc),... Chỉ có ông Mai Thanh Truyết đem cái bằng kỷ sư Hóa Học đứng ra biện hộ ngược lại để bênh vực Hoa Kỳ!

Ở đây chúng tôi không có ý tranh cãi vấn đề liên quan đến chuyên môn của ông, nhưng chỉ biết rằng thái độ bênh vực một cường quốc để chống lại nước mẹ của ông trong bài viết như thế là thái độ mà trước đây GS Trần Chung Ngọc có đề cập trong bài "CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM - Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong".

Trở lại chuyện lá thư của GS Truyết mới gửi ra trong tháng 5 này. Đó chỉ là sự nhấn mạnh và phóng đại cho bài "Suy nghĩ về một Chính Sách Giáo Dục mới Nhị Thể - Giáo Dục" đăng trên Blog cá nhân của ông: (a). Đại ý chê bai tất cả khía cạnh của giáo dục Việt Nam hiện nay, và ca ngợi nền Giáo Dục vủa VNCH (dựa trên vỏn vẹn con số thống kê về lợi tức đầu người mà không hề lý đến nhiều điều kiện hoàn cảnh khác, như miền Nam lúc đó lệ thuộc hoàn toàn viện trợ của Hoa Kỳ chẳng hạn, bằng chứng là miền Nam không có quyền làm được một viên đạn để bảo vệ nước nhà,...)

Đọc lá điện thư của ông, tôi không thể không có vài lời với tác giả. Phạm vi của bài viết này chỉ chú trọng chứng minh phản biện những điểm mà GS Truyết nhấn mạnh trong thư. Do đó gồm có các đề mục ngắn gọn như sau: - Căn bản và kiến thức tổng quát của GS Mai - - Về mấy điều GS nêu trong lá thư: - Về giáo dục: Có hay không tính chất “nhân bản”, "dân tộc", và "khai phóng"? - Về Chính sách NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG được Đệ I CH khởi xướng và Đệ II CH…, - Tinh thần Dân chủ Lập pháp... Và, liên hệ đến đề tài, hiện tượng Kiêu Dân Công Giáo - sau cùng là Kết luận.

Những điều chúng tôi trình bày dưới đây không có mục đích ngăn trở những sự nghiên cứu để cải cách nền giáo dục hiện nay. Bất cứ lúc nào và trong xã hội nào cũng cần có sự phát triển và xây dựng, sửa đổi để tiến lên, để tốt hơn, để giảm bớt bất công, để tiến bộ theo trào lưu văn minh của thế giới. Cũng chính vì thế, chúng ta cần học những bài học đúng đắn, phải biết những khuyết điểm của thời đã qua là đâu, và chớ bao giờ nên thụt lùi trở lại vào những vết mòn lỗi lầm được biến hóa và thăng hoa thành thần tượng. Trong tinh thần đó, chúng tôi xin được phản biện lại những điểm nhấn mạnh trong thư của GS Mai Thanh Truyết như sau.

I. Căn bản và kiến thức tổng quát của GS Mai Thanh Truyết

Trước tiên, chúng tôi xin được nói về căn bản và kiến thức tổng quát, nhất là lãnh vực lịch sử và chính trị của Giáo-sư Mai Thanh Truyết. Lý do là vì những ý kiến trong lá thư của Giáo Sư đều dựa trên những điều không đúng với lịch sử.

Được biết Giáo Sư Mai Thanh Truyết được du học ở Pháp (Besançon), sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa học, ông đã về  Việt Nam làm Giảng sư kiêm Trưởng ban Hóa học tại Đại Học Sư Phạm Saigon vài năm trước năm 1975.(b) Ngoài ra ông còn làm Giám Đốc Học vụ Viện Đại Học Cao Học Tây Ninh, VN.

Theo 1 bài viết trên blog cá nhân của ông năm 2008 (c), ông hiện là Giám Đốc nhà máy xử lý nước thải BKK Corp., West Covina, CA., Giám Đốc kiểm soát An Toàn và Phẩm Chất Weck Laboratories Inc. Industry City, CA, Giám đốc Kỹ Thuật Environmen(tal-SH) D Consultant Services, LA., Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tại HK. Chúng tôi không thấy ghi thời hạn cho mỗi chức vụ là bao lâu. Tuy nhiên, với thành tích làm việc của Giáo Sư kể ra như trên, không ai nghi ngờ về kiến thức hoặc khả năng chuyên môn của Giáo Sư, nhưng cũng nói lên rằng Giáo Sư không có thời gian nghiên cứu về những vấn đề xã hội, lịch sử và chính trị.

Kiến thức xã hội, nhất là về lịch sử và chính trị, là một khía cạnh mà chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam (dù là trường công lập hay các trường tư thục, nhất là trường đạo) vẫn xem nhẹ: giờ học quá ít, và hệ số thấp, cộng với sự kiện thiếu tài liệu, sách vở,.... Kết quả là những người theo các ban Toán hay Khoa Học (Ban A hoặc Ban B) nói chung thường rất kém kiến thức về các môn sử và công dân. Lý do: họ không được học hay đọc toàn bộ các bài học lịch sử thế giới, cũng không hề học hết toàn bộ các bài học quốc sử.

Vì thiếu quá nhiều dữ kiện nên kiến thức bị mất quân bình, do đó những người nằm trong trường hợp nói trên, trong một số trường hợp, sẽ mất khả năng phân biệt giữa ý kiến (opinions) và sự kiện (facts), giữa thuận lý và nghịch lý, giữa yêu nước và phản quốc. Trong nhiều bài viết của chúng tôi, người viết đã chứng minh các ông Hoàng Ngọc Thành, Phạm Cao Dương, Trần Gia Phụng, Tôn Thất Thiện, Nguyễn Gia Kiểng, Tiến-sĩ Hồng Lĩnh Hồ Nam Trân, Dr. Nguyễn Thị Thanh, Tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh,... đều ở vào trường hợp này cả.

II. Về mấy điều GS Mai Thanh Truyết nêu trong lá thư gửi các diễn đàn:

Có ba điều trong bức điện thư của GS Truyết "tung những thành quả của MIỀN NAM để làm "chiến cụ" trong việc giải thể cơ chế chuyên chinh ":

- giáo dục: nhân bản - dân tộc - khai phóng

- Chính sách NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG hoàn chỉnh (!)

- Tinh thần Dân chủ Lập pháp ..

Tất cả đều sai lầm, không đúng với sự thực lịch sử, nhưng Giáo Sư lại dùng nó làm tiền đề từ đó diễn dịch và suy luận thêm. Tất nhiên, kết luận làm sao có thể đúng được? Dưới đây là phần chứng minh sự sai lầm của các tuyên bố trên.

 

A. Về giáo dục:

Cần biết lối lý luận nhảy vọt của GS Truyết như thế nào. Từ một điều ước mơ, hay một lời tuyên hứa từ một Đại Hội nghị giáo dục toàn quốc (dưới vĩ tuyến 17) năm 1958, chấp nhận 3 nguyên tắc "phải nhân bản - phải dân tộc - phải khai phóng" (xem Bài đọc thêm: Bài 1: Suy nghĩ về một Chính Sách Giáo Dục mới Nhị Thể - Giáo Dục, ở dưới bài "Nguyên Do và Thách Thức trong Giáo Dục Việt Nam" do chính Giáo Sư viết trên http://maithanhtruyet.blogspot.com), ông đi đến tuyên bố "thành quả" giáo dục miền Nam là nhân bản - dân tộc - khai phóng!

Rõ ràng là ông đưa ra những điều ông mơ tưởng rồi ông kết luận rằng nền giáo dục ở miền Nam trong những năm 1958-1975 đã thực hiện được những điều ông mơ tưởng. Vậy thực tế là sao?

1). Có hay không tính chất “nhân bản”?

Trong cả hai  cuốn Hán Việt Tự Điển của tác Đào Duy Anh và Việt Nam Tự Điển của tác giả Lê Văn Đức đều không đưa ra định nghĩa về từ kép “nhân bản”, nhưng có nói đến “Thuyết Nhân Bản” hay “Nhân Bản Chủ Nghĩa” (Humanism). Chủ thuyết này chủ trướng “lấy con người làm gốc trong vũ trụ, cũng gọi là nhân loại là trọng tâm”. Theo sách sử, chủ thuyết này xuất hiện ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 14 với mục đích chống lại chủ thuyết “Thần quyền chỉ đạo thế quyền” và “chính sách bất khoan dung” (Policy of Intolerance) của Giáo Hội La Mã bằng chính sách cưỡng bách con người làm nộ lệ phục vụ cho Chúa mà thực sự là làm nô lệ cho giáo hội và giai cấp tu sĩ.

Sách sử ghi nhận về chủ thuyết này như sau:

"Theo thời gian, Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là  thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giáo Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” (1)

Chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963 là con đẻ của Giáo Hội La Mã. Vì thế mà bản chất của nó là chế độ đạo phiệt Ca-tô là điều không thể tránh được là nó phải theo “chủ thuyết thần quyền chỉ đạo thế quyền”, và “chính sách bất khoan dung” (đối với các tôn giáo và nền văn hóa khác nó). Xem Chúa là trên hết, cho đến đỗi "thà mất nước hơn mất Chúa," thì làm sao có thể gọi là "nhân bản"? Ông Ngô Đình Nhu đã tuyên bố rằng:

"Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Tổng Giám Mục (Thục) là sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới. Còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả Miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết" (2)

Trong thực tế, họ cũng đã nói  theo đuổi chính sách cưỡng bách nhân dân miền Nam phải phục vụ  Chúa và “làm tôi tớ hèn mọn” cho Giáo Hội La Mã. Nếu có người nào bất khuất, không chịu khuất phục thì lập tức bị nó gán cho tội là “Cộng Sản” và sát hại thẳng tay, chẳng có chút gì là nhân bản cả.

Con số số nạn nhân bị chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa tàn sát lên đến hơn 300 ngàn người. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ (với nhiều bản văn sử dẫn chứng) nơi các trang 127-131, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004). Ngoài ra họ Ngô đã  hồ hởi đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt.  Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”(9) Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam(Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

 “Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam  và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.” Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171

Chính vị tội ác trời không dung đất không tha như vậy, cho nên sách sử "Tyrants - History’ s 100 Most Evil Deposts & Dictators"(3) mới ghi nhân ông Ngô Đình Diệm là một trong số một trăm tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Điều này cho  thấy rõ chế độ Đê Nhất Cộng Hòa  ở Miền Nam là một chế độ vô cùng dã man, cực kỳ phi nhân, chẳng có một chút gì là “nhân bản” hay nhân tính cả.

2). Có hay không tính chất “dân tộc”?

Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức định nghĩa “dân tộc là dân một nước hay một bộ lạc, cùng chung một tiếng nói hay chữ viết, một phong tục, sống chung nhau dưới một tổ chức cai trị,  và ràng buộc nhau về quyền lợi và phận sự.”

Khi một chế độ chính trị nêu cao chữ “dân tộc” có nghĩa là chế độ đó được thành lập để phục vụ cho quyền lợi chung của toàn thể mọi người trong cộng đồng dân tộc, chứ không phải để phục vụ riêng cho cá nhân, gia đình,  phe đảng, một nhóm thiểu số nào hay tôn giáo của nhà cầm quyền. Thế nhưng, sách sử và những chứng nhân đương thời đã khẳng định rằng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam là một chế độc tài gia đình và tôn giáo trị và luôn luôn để lộ ra cho mọi người thấy rằng họ là thần dân của Vatican, chứ không phải là người của dân tộc hay tổ quốc Việt Nam.

Người ta đã không tiếc lời chỉ trích tính cách độc tài gia đình Ca-tô giáo trị (tức ngược với "dân tộc") của anh em nhà Ngô một cách vô cũng gay gắt.

- 1. Nhà văn  Nguyễn Ngọc Ngạn ghi nhận rằng:

“Mấy ngàn giáo dân ở đây, không ai bảo ai, nhưng trong lòng mỗi người đều ngầm mang một  cái ý niệm về trật tự trên dưới: Nhất Chúa, nhì cha, thư ba Ngô Tổng Thống! Cho nên đôi khi cả những tội phạm liên quan đến hình sự, như trộm cắp, đánh lộn, v.v…người ta cũng không cần nhờ đến pháp luật, mà chỉ giáo phó cho cha xứ phân xử.” (4)

- 2. Trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm, Linh-mục Trần Tam Tỉnh cũng viết:

Chính phủ Công Giáo" càng ngày càng lộ liễu khi ngành công binh, từng đoàn quân xa và vật liệu của chính phủ đưa ra xử dụng trong việc cất nhà thờ, chủng viện, các nhà cho thuê thuộc tòa giám mục, khi các cán bộ nông thôn và công chính được phái đi lo việc trồng dương liễu và dừa cho đức cha, khi các binh sĩ được biệt phái thường trực tại văn phòng Công Giáo Tiến Hành, khi các giám mục có chỗ danh dự đứng bên cạnh tổng thống trong các nghi lễ công cộng, hay là trong các cuộc duyệt binh, khi chính phủ phê nhận luật gia đình của bà Nhu, em dâu của Diệm, áp dụng trong một nước mà 90% dân không phải là Công Giáo - các khoản luật gần giống như trong Giáo luật. Khỏi nói tới việc dựng tượng Đức Mẹ do tay tổng thống, có giám mục nọ kia phụ vào, tại nhiều điểm ranh giới để "nhờ Đức Mẹ che chở đất nước khỏi nạn Cộng Sản." (5)

- 3. Trong cuộc biểu tình cuộc của các con chiên từ các trại định Bùi Phát, Lăng Cha Cả, Xóm Mới, Tam Hà, Tam Hiệp, Hố Nai, Gia Kiệm, Dốc Mơ, v. v… kéo nhau về tập trung tại hàng rào cửa Bộ Tổng Tham Mưu tại Đường Võ Tánh (Gia Định)  vào chiều ngày 27/8/1964, Linh-mục Hoàng Quỳnh và đồng bọn hô lớn khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để kích động đám con chiên này để làm áp lực với các Tướng Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm (đang họp ở bên trong Bộ Tổng Tham Mưu) với hy vọng họ sẽ phải nhượng bộ mà phục hồi quyền lực cho đám dư đảng Cần Lao (sau ngày Cách Mạng 1/11/1963).(6)

- 4. Sách sử cho thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975, Giáo Hội La Mã, chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu  cũng như hầu hết giới tu sĩ áo đen và hầu hết tập thể con chiên luôn luôn đứng về phía Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta.  Ảnh hưởng tôn giáo trị còn ảnh hưởng cho đến ngày nay ở các xóm đạo.

Mới đây, trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 18/5/2014 của tập thể con chiên trong Giáo Xứ Nghệ An chống Trung Quốc về hành động đặt giàn khoan dầu lửa ở Hoàng Sa, chúng ta chỉ thấy họ trương cờ của Quốc Gia Vatican, chứ tuyệt nhiên họ không trương một lá cờ quốc gia Việt Nam nào cả.(7)

Các sự kiện nêu lên trên đây cho thấy rằng tập thể con chiên người Việt luôn luôn để lộ ra cho mọi người thấy rằng họ là thần dân của Vatican, chứ không phải là người của dân tộc hay tổ quốc Việt Nam, và trong lòng họ hoàn toàn không có chỗ đứng cho đất nước và dân tộc Việt Nam.   

Còn rất nhiều điều ghê gớm hơn nữa. Để biết rõ bộ mặt thật phi dân tộc của chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, xin độc giả tìm đọc Chương 92 có tựa đề là “Vấn Nạn Giáo Hội La Mã”, sách Lịch Sử và Hô Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.
(http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH92_3.php)

Thế mà các nhà viết sử tôn vinh chế độ VNCH không có một bài nào nói về bàn tay thô bạo của Giáo Hội La Mã can thiệp vào nội tình Việt Nam. Họ cũng không biết được vai trò  của những con chiên được các chính quyền miền Nam tôn vinh lại là những quân phản quốc, điển hình là Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Đỗ Hữu Phương Tổng Đốc Phương, Trần Bá Lộc (Tổng Đốc Lộc), Huỳnh Tịnh Của, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, v.v…

Một sự kiện khác nữa là chính quyền Miền Nam đã công khai đem nước Việt Nam dâng cho đế quốc thần linh Vatican dưới danh nghĩa là "Dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ" [Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr.126-127]

3). Có hay không tính chất “khai phóng”?

GS Truyết nói, “Mục tiêu giáo dục Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng của Đệ Nhứt Cộng Hòa và Đệ Nhị cộng Hòa bổ túc mục tiêu thứ tư là Khoa học.” Đây là câu nói tuyên truyền về chính sách giáo dục của các chính quyền đạo phiệt Ca-tô tay sai của Vatican ở miền Nam trong những năm 1954-1975.

GS Truyết nhắc lại lời nói này giống y hệt như các con chiên nhắc lại từ “Amen” vào các giờ lễ ở trong các nhà thờ, chứng tỏ ông không biết gì về cái bản chất “đóng kín” trong chính sách giáo dục của chính quyền thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì ông đã không học môn lịch sử, không đọc những tài liệu nói về lịch sử hay các hồi ký của các nhà trí thức nói về những việc làm bất minh và bất chính của các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975.

Cần định nghĩa từ kép "khai phóng" trước khi đánh giá một nền giáo dục. Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh: “khai phóng” là buông thả ra – Công khai  - Thông thương cùng các nước khác”. Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức (phát hành tại Sàigòn trong thời 1954-1975) ghi rõ như sau:

Khai phóng (động tự): (1) Thả cho tự do: Mậu dịch tự do, (2) tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ và xã hội, thâu thái văn hóa thế giới; nền giáo dục Việt Nam phải có tính cách khai phóng.”

http://www.timsach.com.vn/viewSACHXUA14_656_Lich_Su_The_Gioi_C2.htmlMệnh đề chót  trong định nghĩa này hàm ý nền giáo dục ở miền Nam  “không có tính cách khai phóng.” Bộ sách “Lịch Sử Thế Giới” do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn, xuất bản vào năm 1956 bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu chỉ vì có một linh mục yêu cầu Bộ Giáo Dục phải tịch thu và cấm lưu hành với lý do là bộ sách này có “nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người” “có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng.” Sự kiện này được chính tác giả nạn nhân là cụ Nguyễn Hiến Lê kể lại chi tiết trong chú thích(8) dưới bài viết này.

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ mục tiêu giáo dục của hai chế độ Đệ nhất Cộng Hòa và Đệ Nhị Cộng Hòa chẳng có gì là “Khai Phóng” cả.

B.  Về Chính sách NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG được Đệ I CH khởi xướng và Đệ II CH…

Tài liệu lịch sử cho thấy “Chương Trình Cải Cách Điền Địa” (sau đó đó đổi thành “Chương Trình Người Cày Có Ruộng” mà chính cá nhân tôi có làm việc ở trong đó từ ngày 22/8/1960 cho đến ngày 14/4/1961).

Chương trình này là do  Hoa Kỳ chủ trương, và dùng tiền viện trợ đài thọ cho tất cả mọi tốn phí, rồi ra lệnh và đốc thúc chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành. Thế nhưng, chương trình này bị phù phép của Giáo Hội La Mã ở hậu trường để  qua mặt Hoa Kỳ bằng nhiều thủ đoạn trong đó có thủ đoạn tránh né không rớ (đụng) tới 370 ngàn mẫu Anh ở Nam Bộ của Giáo Hội La Mã. Sách Việt Nam Niên Biểu  1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 viết:

 “Thứ Ba, 5/7/1956.- Sàigòn: Diệm tiếp Reinhardt và Barrows về kế họach cải cách ruộng đất. Tham dự có Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống) và Ladejinsky, cố vấn cải cách ruộng đất của Diệm . VNCH trù tính mua lại khoảng 1 triệu mẫu đất của chủ điền rồi bán lại cho dân. Mỗi chủ điền từ nay chỉ được sở hữu từ 60 đến 200 mẫu. (Trước đây, khoảng 6 ngàn chủ điền làm chủ 45% đất ruộng miền Nam, vào khoảng 1 triệu mẫu). Dự trù giá mua một mẫu tư 5 ngàn tới 15 ngàn đồng, như thế sẽ cần một ngân khỏan 7 tỉ đồng hay 200 triệu Mỹ kim. Sẽ trả chủ điền 10-15% bằng tiền mặt, sau đó trả bằng trái phiếu quốc gia từ 10 tới 15 năm. Thơ yêu cầu Mỹ cho vay hay viện trợ từ 10 tới 20 triệu MK để trả trước cho chủ điền. (Trong thư gửi PTT Richard Nixon ngày 6/7/(1956), tăng lên từ 20 tới 30 triệu). Nông dân sẽ phải trả tiền mua đất trong vòng 5 năm, không phải trả tiền lời (FRUS,1955-1957, I: Tài liệu 337).” (10)

Cũng nên biết là khi vừa đưa ông Diệm lên cầm quyền, Hoa Kỳ cho rằng muốn ổn đinh xã hội thì phải xoá bỏ tình trạng bất công về ruộng đất ở nông thôn, và muốn làm được như vậy, thì phải thực hiện một chương trình cải cách ruộng đất bằng cách cắt giảm số ruộng đất của những thành phần đại địa chủ để bán lại cho anh em nông dân với giá rẻ và trả dài hạn hầu giúp cho các anh em nông dân nghèo có ruộng cày để mưu sinh. Vì thế mà vào năm 1956, Hoa Kỳ mới quyết định dành hẳn một khoản tiền đặc biệt để chi phí cho chương trình này và ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành. Mục đích của việc làm này là tranh thủ để đuợc sự ủng hộ của đại khối nông dân nghèo khổ. Sách VietnamA Dragon Embattled viết rõ ràng như sau:

"Hơn nữa, hàng trăm ngàn anh em nông dân được Sở Nông Nghiệp Tín Dụng giúp đỡ bằng cách cho vay tiền làm vốn mà trước kia họ phải vay của bọn chủ nợ tư nhân với giá cắt cổ. Nhưng vì không có đại diện thực sự của họ cho nên đại khối nông dân ở nông thôn vẫn tiếp tục là nạn nhân (bị bóc lột) của giới địa chủ và viên chức chính quyền. Giá nộp tô hợp pháp được quy định là 25% mà hầu như khắp nơi không có ai quan tâm hay để ý tới. vì rằng tá điền thường cho là nếu không quá 30% là may mắn lắm rồi. Ngay cả những năm sau năm 1960, khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phát động cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam là lúc tranh giành lòng dân, lôi kéo nhân dân về phía mình, mà tình trạng này vẫn như vậy. Các ông địa chủ có quân lính trở lại các vùng do Việt Minh kiểm soát trước đó để đòi nông dân phải nộp tô cho họ với giá cao hơn giá chính quyền ấn định. Chỉ có sự đồng thuận hay tiếp tay của chính quyển thì giới địa chỉ mới làm được như vậy.

Anh em nông dân bất mãn vì không được quyền chiếm hữu những đất đai không có chủ mà chính họ đã liên tục canh tác cho đến lúc đó. Đây là sự thực. Ngay cả với 43 ngàn giáo dân Bắc Kỳ đến định cư ở Cái Sắn cũng chống lại những khế ước về chính sách nộp tô như vậy, nhất là lúc đó chính quyền đã cắt giảm tiền trợ cấp định cư cho họ.

Việc thi hành chương trình cải cách điền địa một cách vụn vặt và chắp vá trong một pham vi hạn hẹp như vậy đã gây tai hại cho việc cải tiến về chính trị của đất nưỡc. Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy rõ những lời cao rao rằng chế độ của ông Ngô Đình Diệm là một chế độ cách mạng chỉ là những lời tuyên truyền giả dối rỗng tuếch. Ông Diệm không có khả năng nhận thức được rằng cuộc cách mạng quốc gia chỉ có thể hoàn thành được vào khi mà tất cả những tàn dư của chế độ thuộc địa cũ đã bị quét sạch, và bằng những chương trình cách mạng cấp tiến về xã hội và kinh tế. Đối với đại khối nông dân, trong thời chế độ thực dân thuộc địa, giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột họ là một sự thực. Vì thế cho nên, chỉ khi nào chế độ thực dân thuộc địa bị xóa bỏ thì khi đó mới có thể chấm dứt được chế độ địa chủ bóc lột giai cấp nông dân.

Trong thực tế, vì không bị loại bỏ bởi chương trình cải cách điền địa, giai cấp địa chủ đã từng cấu kết với chế độ thực dân thuộc địa trong nhiều thập niên, đã thành công trong việc đòi lại những quyền lợi của họ trong thời chế độ Diệm. Tối đại đa số trong số 6,300 địa chủ (đa số là nhũng địa chủ vắng mặt) chiếm hữu 45% ruộng lúa ở miền Nam. Đại đa số những địa chủ này không bị ảnh hưởng bởi chương trình cải cách điền địa của chính phủ, vi rằng họ chỉ làm chủ vào khoảng 300 mẫu, giới hạn mà luật lệ nhà nước quy định cho phép được giữ lại (không bị truất hữu), Tuy nhiên, ngay cả trong số 2,500 địa chủ chiếm hữu 40 phần trăm ruộng lúa ở miền Nam, cho tới cuối năm 1962, cũng chỉ có 1,584 địa chủ bị truất hữu một phần ruộng đất của họ mà thôi. Ruông đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới.”(11)

Chắc chắn là GS Truyết không hề biết gì về những thủ đoạn gian trá và sự bỉ ổi của chương trình “người cày có ruộng” ở miền Nam dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975,  cho nên ông mới viết ra những lời ca tụng chương trình này một cách hết sức quá đáng như trong điện thư của ông.

C. Tinh thần Dân chủ Lập pháp do hai Giáo sư Nguyễn văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy khơi mở cho đồng bào miền Nam thời Đệ II CH:

Là người sống ở miền Nam từ đầu năm 1955 cho đến chiều tối ngày 29/4/1975, ngoại trừ thời gian từ ngày 13/9/1966 – 20/9/1969 (thời gian tôi du học ở Hoa Kỳ), tôi không hế thấy cái tinh thần dân chủ lập pháp do hai giáo sư Nguyễn văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy được cụ  thế hóa ra thành sự thực như thế nào. Nhưng theo sách The Politics of Heroin in Southeast Asia  trong đó có một đoạn nói về cái quốc hội lập pháp trong thời Đệ II Cộng Hòa (thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu) với nguyên văn như sau:

“Tại Hạ Viện, Tổng Thống Thiệu trông cậy vào những thành viên của Khối Độc Lập để lo việc mà cả và trả tiền (cho những dân biểu làm tay sai cho ông), hơn là chính cá nhân ông thương lượng trực tiếp hay qua các ông tướng cố vấn quân sự của ông. Khối Độc Lập trong hạ viện được thành lập từ năm 1967, gồm toàn những tín đồ Da-tô người Bắc Kỳ di cư hung hăng chống Cộng. Mặc dù, trên danh nghĩa là độc lập, nhưng ngay sau khi vừa mới được thành lập, vị lãnh tụ của khối này là Dân Biểu Nguyễn Quang Luyện đến gặp Tổng Thống Thiệu và “hứa miệng” là ủng hộ tổng thống để được hưởng những ân huệ (không nói rõ những thứ ân huệ này.) Khối này có ảnh hưởng ra ngoài cả những thành viên của khối và tất cả các thành viên của khối đều nắm giữ những chức vụ quan trọng như là các chức chủ tịch của các ủy ban trong hạ viện, thí dụ như ủy ban vận động quyên tiền gây quỹ, hay viên chức liên lạc thông tin những lệnh truyền của trưởng khối cho các thành viên trong khối; vỏn vẹn chỉ có 19 thành viên, Khối Độc Lập nắm giữ 6 trong số 16 chức vụ chủ tịch ủy ban tại hạ viện. Thí dụ, trong kỳ thảo luận về luật bầu cử tổng thống vào năm 1971, thành viên của Khối Độc Lập là Dân Biểu Phạm Hữu Giao lo việc vận động cho điều khoản 10 được thông qua. Điều khoản gây tranh luận sôi nổi này đòi hỏi cá nhân nào muốn ra ứng cử tổng thống thì phải có tối thiểu 40 chữ ký của các dân biểu quốc hội. Mục đích của điều khoản này là giúp cho Tổng Thống Thiệu dễ dàng làm cho Phó Tổng Thống Kỳ không thể ra tranh cử được. Những ngày đầu trong việc thảo luận điều khoản này, Dân Biểu Phạm Hữu Giao đã mà cả kèo nài với các dân biểu thuộc các sắc tộc thiểu số là 350 Mỹ kim một phiếu và phần lớn các phiếu của các dân biểu gốc Cao Mên là 700 Mỹ kim. Tuy nhiên, vào ba ngày tranh luận sôi nổi sau cùng trước khi bỏ phiếu, giá tiền mỗi lá phiếu nhẩy vọt lên từ 1,000 tới 1,800 Mỹ kim để tranh thủ cho có đủ túc số 75 phiếu hầu thông qua điều khoản này.

Trung thành với Tổng Thống Thiệu hình như có nhiều lợi lộc. Không có dân biểu đối lập nào có liên hệ nghiêm trọng đến một vụ buôn lậu nào. Tất cả dân biểu tại hạ viện có liên hệ đến việc buôn bán bạch phiến và vàng lậu đều thuộc Khối Độc Lập hoặc là trong hiện tại hoặc là trong quá khứ. Lý do thật là đơn giản. Các ông dân biểu đối lập thường thường không có đủ tiền cần thiết để chi phí cho những chuyến đi xuất ngoại như vậy, và cũng không được bảo đảm lúc trở về “sẽ được tiếp đãi lịch sự khi đi qua cửa ải quan thuế.” Tuy nhiên, các ông dân biểu thân chính quyền được tài trợ bằng một khoản tiền (đặc biệt) hoặc là tiền để dành trong những tháng bỏ phiếu và có quyền được cấp hộ chiếu xuất ngoại bốn (4) lần trong một năm, một đặc ân dành cho các dân biểu đuợc xuất ngoại vào những ngày Quốc Hội nghỉ, không nhóm họp. Kết quả là đã có những buổi vui chơi yến tiệc của các ông dân biểu thân chính quyền ở ngoại quốc với danh nghĩa bề ngoài là đi công tác cho chính quyền. Trong năm 1969-1970 các ông dân biểu vui chơi yến tiệc ở ngoại quốc này đã sử dụng tới 821.000 (821 ngàn) Mỹ kim để mua hàng hóa quốc ngoại. Một dân biểu thân chính quyền thuộc loại nổi đã lưu lại ở ngoại quốc tới 119 ngày trong năm 1969, 98 ngày trong năm 1970, và 75 ngày trong ba tháng đầu của năm 1971.”(12)  

Ngoài bản văn sử trên đây, còn nhiều hơn nữa. Xin đọc Chương 91 có tựa đề là “Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo hội La Mã.

Hạ Viện  là một bộ phận quan trọng trong ngành lập pháp của chế độ Đệ II Cộng Hòa mà như vậy. Còn như có gì  tốt đẹp hơn, xin GS Mai Thanh Truyết trình bày đầy đủ cho mọi người được biết để rộng đường dư luận.

III. Nạn Kiêu Dân Công Giáo

Tu sĩ và con chiên Ca-tô  tay sai của Giáo Hội La Mã tác oai tác quái:

Nhắc lại ý tưởng mà GS Truyết đề cao "Tinh thần Dân chủ Lập pháp do hai Giáo sư Nguyễn văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy khơi mở cho đồng bào miền Nam thời Đệ II CH".

Thực tế thì sao? Có dân chủ, có tự do, thì giải thích làm sao những biến cố liên tục xảy ra, chống sự đàn áp của chính quyền, đòi tự do, bình đẳng tôn giáo, đòi dân chủ, rồi đòi nhân quyền,.. . Một vài hình ảnh sau đây cũng đủ làm tiêu biểu cho cái mà GS Truyết đòi đem làm "chiến cụ" trong việc giải thể cơ chế chuyên chinh vô sản và độc tài của Đảng Cộng sản (sic!).

1970 Miền Nam VN – Sinh Viên học sinh biểu tình đòi Chính Quyền phải tôn trọng tự do nhân quyền theo Hiến Pháp

1970 Tại Miền Nam: Nhân Dân Sinh Viên Học Sinh biểu tình bất bạo động chống lại nhà cầm quyền bắt bớ giam cầm nhân dân trái pháp luật.

Miền Nam: Sinh viên biểu tình đốt bích chương tranh cử Tổng Thống của liên danh Thiệu - Hương, năm 1971

Sinh viên biểu tình năm 1972, bị đưa ra tòa án, Lê Văn Nuôi đã cắt tay lấy máu viết lên tường tòa án "Tự Do hay là chết".

Các nhà sư biểu tình đi tuần hành ngoài đường phố Sài Gòn, 1967 sắc luật 23/67 phản đối chia rẽ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất

Nếu đổ tất cả cho Việt Cộng đứng đàng sau, vậy tại sao nhiều giới người được hưởng Dân Chủ, Tự Do lại phải nghe theo Việt Cộng là thành phần phải trốn tránh pháp luật của chính quyền VNCH?

Thực chất, Đệ Nhị Cộng Hòa chỉ là Đệ Nhất Cộng Hòa nối dài, trong đó đảng áo đen (Ca-tô giáo) và Đảng Ka Ki (quân đội) tranh giành quyền lực và Đảng Phục Hưng Miền Nam chầu rìa và được cho ăn có trong Bộ Giáo Dục. Cả ba đảng này làm cho miền Nam Việt Nam vốn đã tan nát lại càng  tan nát thêm vì các bản chất kỳ thị và chia rẽ trong  các cơ quan chính quyền, trong quân đội và trong các phạm vi sinh hoạt xã hội. Nạn chia rẽ hết sức trầm trọng về tôn giáo (tu sĩ áo đen và tập thể con chiên Ca-tô trở thành kiêu dân, tác oai tác quái, nắm độc quyền hất hết các sinh hoạt trong xã hội và đại khối nhân dân phi Ca-tô trở thành công dân hạng nhì.

Ngoại trừ thủ đô Sàigòn và các thành phố lớn, các vùng nông thôn (do chính quyền kiểm soát) được đặt dưới quyền sinh sát của các ông linh mục lãnh chúa hay bọn tay sai. Đặc biệt là những tỉnh thuộc Liên Khu V, Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu) trong các khu dinh điền, trong các khu trù mật và trong các ấp chiến lược(13) là những nơi mà chính quyền đang cho tiến hành Kế Họach Kitô Hóa. Chứng nhân đương thời và sách sử  đều ghi nhận rằng:

Bà Cả Lễ và ông Ngô Đình Cẩn nắm độc quyền cung cấp gạo cho miền Trung và tự ý tăng giá gạo để cắt cổ người dân, nắm độc quyền bao thầu cung cấp thực phẩm cho các trung tâm huân luyện binh sĩ, các trường sĩ quan và hạ sĩ quan trong toàn lãnh thổ. Ngoài ra, ông Cẩn còn nắm độc quyền bao thầu các dịch vụ xây cất các doanh trại và các cở sở của chính quyền.

Giám-mục Phạm Ngọc Chi lãnh khoản tiền 38 triệu đô la tiền viện trợ Mỹ để tùy nghi sử dụng.

Linh-mục Đinh Xuân Hải nổi tiếng về vụ bắt nạt dân và ăn cướp đất của dân ở Phú Thọ Hòa (Tân Bình, Gia Định). Đó là chưa nói đến nghề ăn cắp hàng Mỹ của Linh mục Hải và tay chân. Báo chí Sài Gòn một thời gian đã tường thuật rõ ràng về việc Linh mục Hải sai tay chân dùng thanh gỗ đóng đinh 10 phân đánh túi bụi lên thân thể một Thiếu tá phòng vệ an ninh phi cảng Tân Sơn Nhất, khi ông Thiếu tá này phát hiện ra hành động trộm cắp hàng hóa PX Mỹ cùng kẽm gai, cọc sắt từ phi trư ờng Tân Sơn Nhất ra xóm đạo của Linh mục Hải. Ông Thiếu tá Không quân phải nằm điều trị tại nhà thương gần nửa năm trời vẫn chưa bình phục. Trong khi đó Linh mục Hải và thủ túc mặt vẫn vênh váo nhậu Martell với thịt cầy, tuyên bố “thằng nào không biết điều thì cứ nhìn cái gương thằng Ng. [tên vị Thiếu tá bị hành hung].”

Linh-mục Vũ Thạch Nghi ở Bình Thủy (Cần Thơ) đồng mưu với môt ông tá Không Quân ở Bình Thủy về vụ ăn cắp xác máy bay đem bán, bị phát giác.

Linh-mục Nguyễn Lạc Hóa nổi tiếng là một lãnh chúa áo đen ở Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu).

Linh-mục Tô Đình Sơn nổi tiếng trong các chiến dịch "làm sáng danh Chúa" và tàn sát hàng chục ngàn nạn nhân ở Phú Yên.

Linh-mục Nguyễn Bá Lộc, một lãnh chúa áo đen khét tiếng ở Cái Sắn về những hành động bắt nạt dân lương trong vùng và làm học bạ giả, rồi ép hiệu trưởng trường Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) phải ký tên ở dưới trong những học bạ này để bán cho khách hàng.

Linh mục Trần Đình Vận khét tiếng là một hung thần ở Dốc Mơ, Long Khánh về thành tích bắt nạt dân lương và bóc lột đòng bào, xây ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam Việt Nam.

Linh-mục Tông ở Chương Thiện  là một trong những hung thần đối với người dân bên lương ở các vùng chung quanh.

Linh-mục Cao Văn Luận nắm độc quyền trong dịch vụ cho sinh viên xuất ngọai du học và cấp học bổng cho sinh viên du học.

Linh-mục Trần Dzu và Linh-mục Nguyễn Quang Lãm là hai tên hung thần trong ngành báo chí, cánh tay nối dài của bộ tuyên truyền của Giáo Hội và của chế độ.

Giám-mục Nguyễn Văn Thuận ăn cắp vỏ đồng đại bác đem bán lấy một số tiền lên đến 800,000,000 (8 trăm triệu đồng)

Bà Ngô Đình Nhu nắm độc quyền bao thầu cung cấp quân nhu và văn phòng phẩm cho quân đội và chính quyền. Những năm 1958-1960, một cái bút chì lọai số 02 giá ở ngoài thị truờng là 02 đồng, giá thành tính với chính phủ (tiền viện trợ Mỹ) là 20 đồng.

Ông Ngô Đình Nhu và sau đó Tướng Ngô D. nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và bạch phiến từ miền Trung chuyển vận về Chợ Lớn phân phối

Tướng Đỗ Cao Trí nổi danh về tội ác cướp đoạt vợ người, ăn cướp, vơ vét của dân vào những khi hành quân. Theo một nhân chứng, có lần ông Trí còn định bắt một ông Tướng Tư lệnh Sư đoàn phải nạp tiền; nhưng ông này không chịu.

Tướng Nguyễn Văn Toàn nổi tiếng về tham nhũng, được báo chí miền Nam phong cho tước “Quế Tướng công” trong thời gian nắm Tư lệnh Sư đoàn 2. Thành tích bức hiếp gái tơ của “Quế Tướng công” cũng lừng danh thiên hạ.

Ông Nguyễn Văn Bửu (em chồng của một người chị hay em của ông Ngô Đình Diệm), tay đầu nậu kinh tài của Đảng Cần lao, nắm độc quyền các đường hàng hải chạy trong nước và quốc ngoại, độc quyền dịch vụ khai thác quế, tôm đông lạnh. Sau năm 1963, tài sản của Bửu được Tướng Edward Lansdale ước lượng vào khoảng 400 triệu Mỹ Kim; nhưng chẳng hiểu lọt vào tay ai.

Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giám đốc Mật vụ, một tay kinh tài khác của Đảng Cần Lao ở miền Nam, nắm độc quyền xuất cảng lông vịt, v.v...

Vụ "Còi Hụ Long An" trong thời chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu đã đi vào lịch sử.

Bán chức vụ trong chính quyền cũng như trong quân đội gần như công khai và phổ quát và còn ghê gớm hơn cả nghịệp vụ bán thánh (simony) trong giáo triều Vatican thời Trung Cổ. Tất cả các vị thế (position) từ anh cảnh sát đưng canh tại một trạm kiểm sóat, lính văn phòng, lính ma (có tên và giấy tờ là lính nhưng vẫn ở nhà), lính kiểng, sĩ quan sợ chiến đấu xin được làm ở văn phòng hay hậu cứ, cho đến các chức vụ chỉ huy như đại đội trưởng, chi khu trưởng, quận trưởng, tiểu khu trưởng, tỉnh trưởng, tư lệnh sư đoàn, quân khu và các chức vụ bên hành chánh trong các bộ đều có giá phải mua cả.

Còn nhiều nữa, xin đọc Chương 2, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Trên đây là nói về giới tu sĩ và các con chiên có quyền thế. Còn các con chiên bạch định thuộc loại dốt nát, vô học hành sử như thế nào? Những chứng nhân đương thời và các nhà viết sử ghi nhận rằng họ là một thứ “kiêu dân” ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Đây là một sự thật hiển nhiên và được học giả Trần Lâm nói rõ trong bài viết “Kiêu dân Công Giáo Thời  Ngô Đình Diệm”. Xin đọc http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TranLam3.php. Sự thực về chính quyền Đệ Nhất cũng như  Đệ Nhị Cộng Hòa và tình cảnh khốn khổ của đại khối nhân dân  phi Ca-tô ở  miền Nam  trong những năm 1954-1975 là như thế đó !

IV. Kết Luận:

Từ những phân tích trên đây, ta có thể kết luận rằng chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 hoàn toàn không có tự do, hoàn toàn không thể gọi là nhân bản, nếu không nói là phi nhân, khi chính GS Truyết bênh vực kẻ tiêu diệt mầm sống của dân tộc trong vụ kiện Chất Độc Da Cam, hoàn toàn không có căn bản dân tộc, và hoàn toàn không có tính cách khai phóng.

Nếu tôi có điều gì không đúng, xin Giáo Sư chỉ giáo.

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang – Ngày 20/5/2014

 


CHÚ THÍCH

(1) Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p. 294. Nguyên văn: “As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.” 

(2) Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

(3) Nilgel Cawthorne, Tyrants History’ s 100 Most Evil Deposts & Dictators (London: Arcturus, 2004), 167-168.  

(4) Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18.

(5) Trần Tam Tỉnh, Thập Giáp Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978)  tr. 126-128.

(6) Chu Văn Trinh, Văn Sử Địa (Tavares, FL: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr 80

(7) . Nicholas Trần, “Cờ Bay! Cở Bay! (Một Lá Cở Vô Tổ Quốc, Một Lá Cờ Chết, Và Một Lời Nói Dối Trắng Trợn.)” Nguồn: http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/Namgiao.php

(8) Nguyễn Hiến Lê, Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Văn Học, 1993), TR 354-356 (http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgHienLe.php). Nguyên văn:

Từ mấy năm trước, tôi đã mua được vài bộ Histoire Universelle của Wells, Histoire de l’humanité của H. Van Leon, đọc rất hấp dẫn, tôi tính sẽ dịch hoặc tóm tắt. Đầu niên khóa 1955-1956, chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp có thêm môn Lịch Sử Thế Giới dạy trong bốn năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp Đệ Lục, Đệ Ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép cua (courrs). Ông đồng ý.  Và chúng tôi phân công: Tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp Đệ Thất và Đệ Tứ; ông viết hai cuốn giữa cho lớp Đệ Lục và Đế Ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong sáu tháng xong; tôi bỏ vốn ra xuất bản, năm 1955 in xong trước kỳ tựu trường tháng chín.  Bộ đó bán khá chạy, sau tôi nhường cho nhà Khai Tri tái bản./

Một chuyện đáng ghi là vì bộ đó mà năm 1956 (chúng tôi) bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát là “đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là một tín đồ tín đồ Công Giáo.

Sau, một linh mục ở Trung yêu cầu bộ giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách của tôi được Bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi, cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta….

Hồi đó, bộ lịch sử của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản.

Một hôm bà láng giềng cho tôi hay: ”Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi, như rình cái gì. Hôm qua, một người vào nhà tôi hỏi: “Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: “Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô hỏi. Rồi họ đi.” Vậy là mật vụụ rình tôi mà tôi không biết.”

(9) GHLM - Chương 63: Ngô Đình Diệm, Con Người Và Tội Ác

(10) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu  1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa 1996),  tr.98.

(11) Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933. [Nguyên văn: "Furthermore, the plight of hundreds of thousands of peasants was eased by the National Agrarian Credit Office, which was created in April, to supply peasants in temporary needs funds with loans previously obtainable only at usurious rates. But the absence of any kind of democratic representation of the peasnts meant that the rural masses continued to be victimized by landlords and government officials. The legal rent of 25% of crop was widely disregarded - tenants considered themselves lucky if their rent was no more 30 per cent. Even after 1960, when insurrection made the struggle for peasant loyalty the overriding political issue, abusive treatemt of peasants remained widespread. Landlords, returning with the army to former guerrilla-held regions, extracted rents far above the legal limit. Since this was possible only with the help or acquiescence of the Saigon appointed local officials, the peasants more often than not regretted having returned to government control. The peasants also resented not getting the ownership of formerly unocuppied land, but instead being settled on it as tenants. This was true even of land which the refugees, largely through their own efforts, had opened for cultivation. "At the Cái Sắn development in southwestern Vietnam, for example there was so much resistance to tenancy contracts by the 43.000 resettled refugees that the government cut off daily subsistence payment in order to bring the refugees around."

The narrow scope and the fragmentary execution of the agrarian reform, so fateful for the country's political evolution, reveal a great deal about Diem's political philosophy and the hollowness of his claim that his was a revolutionary regime. Diem was unable to see that Vietnam's national revolution could be completed and all remenants of colonialism wiped out only through radical economic and social reforms. For the peasant masses, exploitation under feudal land regime had been the dominant reality of colonialism. Colonialism, therefore, would not end for them until landlordism was abolished.

Far form being eliminated by a thorough agrarian reform, the landlords, for decades the associates of the colonial regime, were in fact the group that, more than any other, succeeded in asserting its interests under Diem. A maximum of 6,300 persons (most of them absenteee landlords) owned 45 per cent of all rice land in the South. The vast majority of them were not at all affected by the land-transfer program, since they owned less than the approximately 300 acres the law permitted them to retain. But even of the 2,500 who owned 40 per cent of the Southern rice land, only 1,584 had been partly expropriated by late 1962.  (Land held by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer."] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933.”

(12) Alfred McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books, 1972), pp. 201-202. Nguyên văn: “In the lower house, President Thieu relied on members of the Independence Bloc to do the bargaining and make the payments, rather than negotiating personally or working through his military advisers. Consisting almost entirely of North Vietnamese Catholic refugees, this bloc has maintained a militantly anti-Communist position since it was formed in 1967. Although the bloc is nominally independent, its leader Rep. Nguyen Quang Luyen met with President Thieu soon after it was formed and “verbally agreed” to support the president in exchange for unspecified favors. The bloc has influence far beyond its numerical strength, and all its members occupy key positions as committee chairmen, fund raisers, or whips; with only nineteen members, the Independence Bloc controls six out of lower house’s sixteen committee chairmanships. During the debates over the 1971 election law, for example, it was an Independence Bloc member Pham Huu Giao who floor managed the passage of article 10. This controversial clause required a minimum of forty Congressional signatures on every nominating petition for upcoming presidential election and made it possible for President Thieu eliminate Ky from the running. Early in the debates, Rep. Pham Huu Giao reported tied down a few hill tribe votes for as little $350 apiece and most of Cambodian minority’s ballots for a mere $700 each. However, in the three days of intense bargaining preceding the final balloting, the price jumped from $1.000 to $1.800 for final handful that completed the proposal’s winning tally of seventy five votes.

Loyalty to Thieu seems to have its benefits. No opposition members have even implicated in a sreious smuggling case. All lower house representatives implicated in the heroin and gold traffic are either present or past members of the Independence Bloc. The reason for this is simple; opposition deputies often lack the necessary capital to finance such trips, and are not guaranteed “courtesy of the port” when they return. However, pro-government deputies who are bankrolled by an official travel grant or savings from months of voting the right way are able to take advantage of their four exit visas per year, a privilege guaranteed all deputies for foreign travel during the legislative holidays. The result has been an orgy of foreign junketeering on the part of pro-government deputies. In 1969-1970 junketeering representatives purchased $821.000 worth of foreign currency for their travel. One pro-government representative was abroad for 119 days in 1969, 98 days in 1970, and 75 days during the first three months of 1971.”

(13) Nguyễn Mạnh Quang, "Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation" (Houston, Texas: Đa Nguyên, 2004), trang 138 -148

_____________________

Tham Khảo:

a- Mai Thanh Truyết's Blog

b- GS Mai Thanh Truyết thuyết trình ngày 05.05.2012 tại Paris

c- Mai Thanh Truyết: "CÂU CHUYỆN DA CAM/DIOXIN VN"


Bài đọc thêm:

- Nói Về “Lối Thoát Cho VN” Với Ts Mai Thanh Truyết (Trần Khách Quan)


Phụ Lục:

Điện thư của GS Mai Thanh Truyết (envirovn@gmail.com)

 

Subject: Re: [Daploisongnui] "Cụ Riệm" Cụ Nhu & "CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM"...! FW: Fw: Lời tiên tri của ông Ngô Đình Nhu
From: Tuy Hoa <tuyhoa555@yahoo.com>
Date: Fri, May 09, 2014 1:08 pm
To: Truyet Mai <envirovn@gmail.com>,  …


On Friday, May 9, 2014 6:38 AM, Truyet Mai <envirovn@gmail.com> wrote:

​​“Cùng tất cả Quý Vị trên các Diễn Đàn,

Thiết nghĩ, ngay từ giờ phút nầy, trước sự xâm lăng trực diện của Tàu Cộng qua việc lấp đặt giàn khoan dầu trong hải phận Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào việc CHỐNG TÀU DIỆT CỘNG.

Nói những khuyết điểm của hai nền Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa trong lúc nầy không cần thiết, mà trọng tâm của chúng ta là tung những thành quả của MIỀN NAM để làm "chiến cụ" trong việc giải thể cơ chế chuyên chinh vô sản và độc tài của Đảng Cộng sản Bắc Việt ngay từ bây giờ.

Đó là:

A.-/ Mục tiêu giáo dục Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng của Đệ nhứt Cộng Hòa và Đệ Nhị cộng Hòa bổ túc mục tiêu thứ tư là Khoa học.

B.-/ Chính sách NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG được Đệ I CH khởi xướng và Đệ II CH bổ túc hoàn chỉnh.

C-/ Tinh thần Dân chủ Lập pháp do hai Giáo sư Nguyễn văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy khơi mở cho đồng bào miền Nam thời Đệ II CH.

Đó là ba đòn tấn công vào tử huyệt của Cộng sản Bắc Việt trong chính sách giáo dục vô cảm và băng hoại, cũng như sự tàn độc của chính sách cải cách ruộng đất của họ sau khi chiếm miền Bắc năm 1956, và sự cai trị sắc máu mang âm hưởng của thời Trung cổ ngày hôm nay áp đặt lên dân tộc Việt Nam.

Nhân ngày Lễ Mẹ, xin tất cả cùng khơi mở ba suy nghĩ trên để cùng CHỐNG TÀU DIỆT CỘNG.

Mai Thanh Truyết -  Người con Việt”.