●   Bản rời    

Bà Đốc Nguyễn Thị Thanh: Here We Go Again! (Trần Chung Ngọc)

BÀ ĐỐC THANH:

HERE WE GO AGAIN !!

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt052.php

16 tháng 12, 2010

Tôi được trang nhà Sách Hiếm chuyển cho bài của bà Đốc Thanh nói là để trả lời tôi. Tôi đã quên bà Đốc Thanh từ lâu, có nhiều người tôi không muốn nhớ, vì sức chứa trong cái đầu óc chật hẹp của tôi khá giới hạn. Sách Hiếm nói gửi cho tôi với tính cách thông tin để biết với lời khuyên: không thể đối thoại với một người như bà Đốc Thanh, nhưng không cho biết lý do tại sao lại không thể. Đọc xong rồi tôi mới biết là Sách Hiếm nhận xét rất đúng. Nhưng chẳng mấy khi được một trí thức Ca-tô chiếu cố, nên tôi cũng muốn thử đối thoại chơi với bà Đốc cho vui. Gọi là đối thoại cho vui chứ “lý luận” một đàng thì dựa hoàn toàn vào “đức tin”, còn một đàng thì dựa trên lý trí, lô-gíc và tài liệu, mà chúng ta đã biết, đức tin và lý trí là hai con đường, con đường đi tới mê tín, con đường đi tới hiểu biết.. [Joseph L. Daleiden, a Catholic Scholar, in “The Final Superstition”, page 238: Reason Vs. Faith: a path to knowledge, a path to superstition]

Qua bài phân tích một số đoạn chọn lọc trong bài của bà Đốc Thanh, vì bài của bà ta dài và có nhiều đoạn lập lại những điều đã trình bày từ trước, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt này. Có vẻ như bà Đốc Thanh phát dị ứng với Giao Điểm và Sách Hiếm và muốn chính thức đối thoại với TCN và NMQ. Gs NMQ chắc chẳng hề bận tâm để đối thoại với một người không thể đối thoại. Nhưng đối với tôi, được hân hạnh đối thoại với bà Đốc kể ra cũng là chuyện khá thú vị. Thôi thì chúng ta đấu lý với nhau một chút để mua vui cho độc giả.

Mở đầu bà Đốc Thanh viết:

Bà Đốc Thanh: Tôi xin phép Quý vị, cho tôi trả lời ông Trần Chung Ngọc, vì trong bài dưới ông TCN tỏ ăn nói biết đều, nên tôi cũng muốn chiêu hồi ổng. Tôi luôn chủ trương ‘dĩ hòa vi quí’ và Chúa của tôi dạy phải ‘thương yêu người và thương yêu ngay cả kẻ thù’. Tôi nói vậy là tình thật mong ông TCN đừng tự ái. Vì TCN và NMQ viết bài luôn có thái độ tự cao tự đại, coi như những gì mình nghĩ mình viết ra là chân lý, người đời phải học hỏi và nghe theo. Sau đây là bài tôi trả lời TCN.

TCN: Chúng tôi chỉ đưa ra những sự thật lịch sử dựa trên các tài liệu, còn độc giả muốn tin hay không là tùy họ, chúng tôi không bắt buộc ai phải tin, điển hình là bà Đốc Thanh đâu có tin. Chúng tôi chưa bao giờ nói là chúng tôi cao như thế nào và lớn như thế nào, chỉ làm công việc nghiên cứu trí thức dựa trên các tài liệu đã thành văn, nên không làm gì có chuyện tự cao, tự đại. Có nhiều người thường đóng sập cửa vào mặt sự thật ngay cả khi chính sự thật đến gõ cửa. Bà Đốc không nên nói bừa về những ý tưởng trong đầu óc người khác trong khi bà chẳng biết gì về họ nhưng lại cứ suy đoán ý tưởng của họ theo ý tưởng của mình. Những người theo Ca-tô Rô-ma Giáo thường hay dẫn chứng lời Chúa của họ dạy: “thương yêu người và thương yêu ngay cả kẻ thù’. Nhưng họ chẳng bao giờ biết đến những câu của Chúa như:

Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Matthew 10: 34-36: Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.

Luke 12: 51-53: Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.

Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)

Chúng ta đã thấy, cái mà các tín đồ Ca-tô cho là “thương yêu người và thương yêu ngay cả kẻ thù’ của Giê-su thực chất là như thế nào. Chẳng trách là, Giám mục John Shelby Spong, một Giám mục rất nổi tiếng, được mời thuyết trình ở nhiều đại học và trên TV, và hiện vẫn còn là Giám mục, đã đưa ra một nhận định về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

(There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

[Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

Chắc bà Đốc Thanh không biết tại sao mà Giám mục Spong và Jim Walker lại đưa ra những nhận định như trên. Tôi có thể nói cho bà biết: đó là vì họ đã đọc kỹ Tân Ước và trong đầu óc của họ không còn cái mà Mục sư Ernie Bringas gọi là “điểm mù tôn giáo”. Tôi sẽ giải thích điều này về sau. Nhưng ai muốn tin là Giê-su luôn luôn “làm theo lời nói”, thực sự “thương yêu người và thương yêu ngay cả kẻ thù’ từ đáy lòng, thì cức việc tin, “no problem” đối với tôi.

Bà Đốc Thanh: Thưa ông tôi mới được người bạn gởi cho tôi bức thư ông bình phẩm bài viết “Thư ngỏ kính gởi các vị Mục tử và toàn thể Kitô hữu” của tôi. Ông nói “Hoan Hô Bà Đốc” làm tôi cười thầm về chữ hoan hô của ông, và ông gọi tôi là bà Đốc, cũng như ông gọi đạo CG là Catô hay Gia Tô làm tôi nghĩ đến lòng ‘kỳ thị nam nữ’, hay có thể ông còn luyến tiếc chữ Giatô dịch từ tiếng Tàu thời xưa hay thời Pháp thuộc. Người ta dịch từ tiếng Tây docteur là Đốc Tờ, nên ông và Sách Hiếm gọi tôi là bà Đốc. Ông còn nhớ thời đó người ta gọi giáo sư là gì? Là ông Đồ, thầy Đồ hay ông ‘trợ giáo’. Người Miền Trung chúng tôi gọi GS Ngọc là ông ‘Trợ Ngọc’ hay thầy Trợ Ngọc. Vậy lùi lại 100 năm tôi là ‘bà Đốc Thanh’, ông là ‘ông Đồ Ngọc’ theo ý ông nhé.

TCN: Chỉ bằng vào đoạn trên tôi cũng có thể biết là kiến thức của bà Đốc Thanh ở trình độ nào. Có vẻ như bà Đốc Thanh gọi tôi là ông Đồ để trả đũa, vì tôi gọi bà ta là “bà Đốc”, nhưng bà ta không biết trong nền văn hóa Việt Nam, “ông Đồ” là một biểu tượng rất được kính trọng. Tại sao? Vì ông Đồ thường là một nhà Nho, thấm nhuần đạo đức Nho Giáo, giỏi thư pháp, dạy chữ thánh hiền cho hậu thế, cho nên rất được xã hội Việt Nam tôn trọng. Ở thành phố Saigon có cả một phố “ông Đồ”và hàng năm vào dịp gần Tết, tinh thần “ông Đồ” ngày càng phát huy truyền thống cao quý của ông Đồ. Chắc bà Đốc chưa bao giờ đọc đến bài thơ “Ông Đồ Già” của Vũ Đình Liên cho nên mới viết lên câu có ý miệt thị vai trò của “ông Đồ”. Còn bà muốn gọi tôi là ông Đồ hay “trợ giáo” [sic, trợ giáo là “giáo viên phụ”] thì tùy, tôi chẳng quan tâm.

Bà Đốc Thanh: Khi NMQ và TCN còn đánh bi đánh đáo ngoài đường tôi đã suy nghĩ những điều tôi viết hôm nay rồi đó.

TCN: Năm nay tôi 81 tuổi, tuổi Canh Ngọ. Lúc tôi đánh bi đánh đáo ngoài đường là lúc tôi vào khoảng 9, 10 tuổi. Vậy cách đây 70 năm bà đã suy nghĩ để trả lời tôi vì bà biết trước là sẽ có TCN và NMQ ở trên cõi đời và họ sẽ viết những gì. Có phải như vậy không? Bà Đốc ơi là bà Đốc. Tôi không biết rõ tuổi bà, nhưng rất có thể là khi đó bà còn chưa sinh ra. Nếu không biết chắc thì đừng có viết.

Bà Đốc Thanh: Bây giờ tôi xin trả lời ông Trần Chung Ngọc. Ông TCN là người vô thần tuy ông là Tỳ Kheo Phật Giáo, và chúng tôi, CG tức là những người có Đức tin vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Phải ví như chúng ta là hai loài vật khác nhau như chim trên trời với cá dưới nước, hoàn toàn có tư tưởng, niềm tin và cuộc sống khác nhau. Bản chất, hiểu biết, tình yêu, niềm tin mổi người sâu thẳm khác nhau, không có đáp số chung. Tôi hỏi ông chúng ta có thể thảo luận với nhau trong cái khác biệt như vậy để tìm một đáp số chung tương đối không ? Giả như tôi có một tình yêu tuyệt vời, trong lúc ông chưa biết tình yêu là gì, thì làm sao ông hiểu được, cảm nghĩ được mầu nhiệm tình yêu, cái hạnh phúc trong tình yêu, mà ông khuyên tôi từ bỏ tình yêu….. Chĩ khi nào ông có phúc găp được tình yêu khi đó ông mới hiểu…

TCN: Thưa bà Đốc. Thứ nhất, bà Đốc chẳng hiểu thế nào là vô thần. Tôi đã viết vài bài về “vô thần”, gần đây nhất là bài Những Huyền Thoại Về Cộng Sản Vô Thần”, đăng trên hai trang nhà:

http://giaodiemonline.com/2010/12/cs.htm;
http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN104.php

Thứ nhì tôi không phải là một Tỳ Kheo Phật Giáo, tôi có cạo đầu đi tu đâu mà là Tỳ Kheo. Tôi tin là có thần, chỉ là không tin vào vị thần tào lao của Ki Tô Giáo mà thôi. Tại sao lại là tào lao? Vì đọc Cựu Ước cũng như Tân Ước tôi thấy tư cách của Thần Cha cũng như của Thần Con còn thua nhiều người thường nữa. Có cần tôi chứng minh không? Thần mà tôi tin là các Thần Hoàng Làng, được sắc phong của nhà Vua vì có công với nước, hoặc có công phát triển công nghệ trong làng xóm. Thần khác mà tôi tin là “Ông Thiện” và “Ông Ác” đứng canh Chùa. Ông Thiện là vị thần khuyên con người lành thiện, “khuyến thiện”, còn ông Ác là dùng lưỡi gươm trí tuệ để răn đe những kẻ u mê, cuồng tín đừng làm việc ác, “trừng ác”. Biểu tượng của Ki Tô Giáo là con cá (Fish). Con cá thì chỉ có thể sống ở dưới nước, không bao giờ biết được bầu trời xanh rộng và thế giới bên ngoài. Do đó, con cá cần phải thoát xác con cá thì mới có thể sống ở thế giới bên ngoài được. Bà nói đúng, các tín đồ Ca-tô là những con cá, còn người ngoại đạo là những con chim tự do ở ngoài trời. Các thừa sai thực dân khi xưa như Alexandre de Rhodes tới Việt Nam lừa bịp dân ngu bằng những chuyện hoang đường cũng tự nhận là đến để vớt những mẻ cá. Hãy đọc Alexandre de Rhodes trong cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo, trang 54:

Các tông đồ kiên trì giảng Phúc Âm, đưa vào lưới rất nhiều cá (các tân tòng) đến nỗi không thể nào kéo lên được, nên đã kêu gào trong thư gửi về bề trên ở Ma cao để xin phái các cha đến viện trợ, dù có gửi tới hai chục thì vẫn còn những mẻ cá lớn lao và tốt đẹp để săn sóc.

Vì Nhật Bản vẫn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng nên bề trên tin rằng Chúa cho phép sự ác đó để mở cửa cho Đàng trong nhận Phúc Âm [do các thừa sai được phái đến].

Đây có phải là lời lẽ của một tên điên ngu đạo, cuồng tín không, với câu: Chúa cho phép sự ác đó [ở bên Nhật] để mở cửa cho Đàng trong [ở Việt Nam] nhận Phúc Âm.

Thảo luận không phải là để tìm ra mẫu số chung mà để tìm ra lẽ thật dựa theo lô-gíc, lý trí, và sự hiểu biết thông thường của con người. Tình yêu không phải là bao giờ cũng tuyệt vời, có loại tình yêu mù quáng, phi lý trí.

 

Bà Đốc Thanh: Tôi có nhắc đến trong “bài” câu Chúa Giêsu nói “Thà mầy nói không thì không đi, mầy nói có thì có đi, chứ mầy nói có có, không không thì Tao mữa mầy ra.”

TCN: Nếu Chúa Giê-su của bà thực sự nói một câu hạ cấp như trên thì những người tin vào một Chúa như vậy đối với tôi là những kẻ không có đầu óc, tin nhảm tin nhí vào một nhân vật không đáng tin.

 

LTS: Đến đây bà BS Nguyễn Thi Thanh chia từng đoạn và đánh số thứ tự những chỗ bà muốn phê bình hay chất vấn bài viết của GS Trần Chung Ngọc. Tòa soạn xin phép dùng lại những số thứ tự này để ghi những câu trả lời hay phê phán của GS Trần Chung Ngọc. Những con số không nhất thiết liên tục vì GS Trần Chung Ngọc không cần trả lời tất cả những chỗ không thành vấn đề. Để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng, chúng tôi đem đoạn đối thoại của bà Đốc Nguyễn Thị Thanh xuống dưới để khỏi lẫn với phần đối thoại trong bài này. Xin bạn đọc bấm những số ghi chú nếu muốn xem phần thư của bà BS Nguyễn Thị Thanh.

BBT SH xin cảm phục sự nhẫn nại của GS Trần Chung Ngọc. SH cho rằng "mê sảng" (từ của GS Trần Chung Ngọc), là tình trạng không thể đối thoại. Người dùng lý trí thì "đối diện với vấn đề", nhìn thẳng vào người mê sảng, trong lúc người mê sảng thì "xa xăm" ở nơi nào khác, họ không thể nghe, không thể đối đáp vào câu chuyện, và tiếp tục dùng lời mê sảng để mô tả cái "thế giới xa xăm" không ai biết đó! (SH)

 

► (Đoạn 1)

TCN: Ý định kiện cáo của bà và ông Thiện Ý là “con kiến đi kiện củ khoai”. Do đó tôi đã viết bài “Khổ Thân Củ Khoai Tôi” nhưng Chu Tất Tiến không đủ trình độ hiểu nên tưởng là tôi viết bậy. Khi bà muốn lên án người nào thì phải có chứng cớ. Vậy tại sao bà không dẫn chứng những đoạn nào mà tôi moi móc, soi mói, dày xéo, mạt sát, xuyên tạc… với ý đồ tiêu diệt Đức tin của người CG. Bà nói là chúng tôi đánh phá đạo CG là sai, chính đạo CG đã tự đánh phá chứ chẳng có ai ở ngoài đạo đánh phá cả. Tôi hỏi bà một câu: Hẳn nhiên người Âu Châu cũng như người Mỹ không đọc những bài bằng tiếng Việt của chúng tôi. Vậy tại sao đạo CG của bà lại suy thoái một cách thê thảm ở khắp nơi trên thế giới, trừ vài nơi nghèo khổ, chậm tiến? Suy thoái như thế nào?

Sau đây là vài sự kiện:

Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Gót không hề hiện hữu” (At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.) Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn. 7000 tín đồ mới có một linh mục. Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ nhật. Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có khoảng sáu trăm ngàn tín đồ bỏ đạo (according to the National Conference of Brazilian Bishops, some 600000 Catholics leave the Church each year.) Và chính Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI cũng đã nhiều lần thú nhận: “Âu Châu ngày nay sống như là không biết đến Gót và cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi của Giê-su”

Bà thấy không ? Âu Châu đã tỉnh nhưng trên thế giới vẫn còn nhiều người mê. Họ là những người như thế nào, có cần ai nói rõ ra không? Mặt khác, giáo hội CG đã quảng cáo rất nhiều “cái tốt” của CG rồi, phần lớn là dối trá, lừa bịp. Chúng tôi là người ngoại đạo, tại sao phải quảng cáo những sự dối trá thêm cho CG. Chúng tôi chỉ đưa ra những sự thật về CG qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh của chính những bậc lãnh đạo CG và các học giả, những sự thật mà giáo hội thường giấu kín tín đồ.. Bà cho rằng sự hiểu biết về đạo CG của bà đúng hơn của họ hay sao? Thánh kinh bà còn chẳng biết đọc nữa là những nghiên cứu sâu thẳm về CG. Có bao giờ bà được nghe giảng trong nhà thờ những đoạn trong Thánh Kinh không thể đọc được, hay những câu Chúa Giê-su phán một cách ác độc, vô trách nhiệm, hay lịch sử các Giáo hoàng, hay lịch sử tàn bạo của CG? Tất cả là do giới thức giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội phanh phui ra chứ trước những sự kiện lịch sử đó thì Giáo hội chủ trương “yên lặng là vàng”.

 

► (Đoạn 3)

TCN: Tôi có cảm tưởng là đầu óc bà Đốc không được bình thường cho nên viết chẳng ra đâu vào đâu cả . Bản chất khoa học là mò mẫm, nhưng mỗi khi khoa học mò mẫm ra điều gì thì lại dồn Thiên Chúa vào trong cái khe hẹp (narrow gap) mà Thiên Chúa ẩn nàu trong đó. Khoa học mò mẫm ra thuyết Big Bang mà chính Giáo hoàng John Paul II cũng phải công nhận, kết quả mò mẫm này đã phá tan huyền thoại về Thiên Chúa sáng tạo. Khoa học mò mẫm ra được thuyết Tiến Hóa mà GH John Paul II cũng đã công nhận. Kết qua sự mò mẫm này là phá tan thuyết Thiên Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh của Thiên Chúa. Khoa học mò mẫm ra được vũ trụ vận hành như thế nào, kết quả những quan niệm về vòm trời và trăng sao trong Thánh Kinh đều là sản phẩm của những bộ óc ngu dốt. Nhưng có vẻ như bà Đốc vẫn còn mê mẩn với những cái đã bị đào thải. Câu hỏi của bà về “không hiểu biết” và “mê tín” hơi ngớ ngẩn vì cái biết của thiên hạ thì vô hạn, cái biết của cá nhân thì rất hữu hạn, cho nên không có một người trí thức nào lại cho rằng điều mà mình không hiểu biết là điều vớ vẩn, mê tín. Điều mà mình không hiểu biết thì có thể học hỏi để hiểu biết nếu mình có đủ khả năng để hiểu. Còn mê tín là tin vào những điều không có thực, không phù hợp với kiến thức thời đại của con người. Sau đây là vài định nghĩa của mê tín (superstition). Đọc xong bà hãy tự vấn lương tâm xem mình có mê tín hay không? Tôi có thể nói trước là có và tôi sẽ chứng minh khi bình luận mấy đoạn sau của bà.

an irrational belief arising from ignorance or fear [Một niềm tin phi lý bắt nguồn từ thiếu hiểu biết hay sợ hãi]
wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn

Superstition is a credulous belief or notion, not based on reason, knowledge, or experience. [Mê tín là khái niệm hay sự cả tin, không đặt căn bản trên lý trí, hiểu biết, hoặc kinh nghiệm]
en.wikipedia.org/wiki/Superstition

A belief in something not justified by reason or evidence. [Sự tin vào một cái gì mà không biện minh được bằng lý trí hay bằng chứng]

www.godonthe.net/dictionary/s.html

The foundation of superstition is ignorance, the superstructure is faith and the dome is a vain hope. Superstition is the child of ignorance. [Nền tảng của mê tín là thiếu hiểu biết, kiến trúc thượng tầng là đức tin và cái mái vòm của nó là một niềm hi vọng hão huyền. Mê tín là con đẻ của sự thiếu hiểu biết].

www.merriam-webster.com/dictionary/superstition

90% điều tốt lành thánh thiện, hay cái xấu bé tí [sic], của GHCG nằm ngay trong 7 núi tội ác của GHCG mà Giáo hoàng John Paul II đã xưng thú cùng thế giới ngày 12.3.2000 tại chính Tổng Hành Dinh Vatican.

► (Đoạn 5)

TCN: Nguyên thủy con chiên là vật tế thần trong những thời đại chưa khai hóa, đặc biệt là trong truyền thống Do Thái, chứ có gì là quý báu. Con chiên chỉ có thể đi theo sự dẫn giắt của người chăn chiên, nghĩa là tuyệt đối theo đức vâng lời. Bề trên bảo sao làm vậy dù làm bậy cũng cứ làm. Lịch sử CG thế giới cũng như CG Việt Nam đã chứng tỏ như vậy. Sau đây là một đoạn của Linh Mục James Kavanaugh viết về thực chất huyền thoại về cái chết của Giê-su để cứu độ nhân loại trong bài Huyền Thoại Cứu Rỗi
[http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php] :

Đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he/she has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận huyền thoại về cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một cách diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).

Tôi không muốn được “cứu rỗi” hay rửa sạch tội lỗi trong máu của bất cứ ai. Tôi được cứu khỏi cái gì? Tôi cũng không chấp nhận huyền thoại về một Gót đòi hỏi đối xử với con của mình là Giê-su bằng một loại công lý vô tình cảm và đòi hỏi hắn phải chết để chuộc tội cho tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng có gì hấp dẫn hơn vì ông ta đã vinh quang làm cho con ông ta sống lại. Tôi không thể yêu một ông Cha như vậy và cũng chẳng có gì cần phải biết ơn một đứa con như vậy. Tôi không yêu cầu ông ta phải chịu đau khổ vì tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy.

Bà Đốc Thanh cũng nên đọc thêm bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go) của Giám Mục John Shelby Spong: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php. Tôi không nghĩ rằng bà Đốc Thanh có thể hiểu đạo hơn Giám Mục Spong hay Linh Mục Kavanaugh, và đó là sự khác biệt giữa người “tin đạo” và người “hiểu đạo”.

 

► (Đoạn 6)

TCN: Đọc đoạn này chúng ta thấy Sách Hiếm quả đã nhận xét đúng: Không thể đối thoại với một người như bà Đốc Thanh. Vấn đề tôi đặt ra là, theo cái hiểu của bà Đốc về Chúa Thánh Thần, không phải là cái hiểu của tôi, công năng của Chúa Thánh Thần, nhân danh là linh hồn của Chúa Giê-su, là gì. Có phải là để hướng dẫn giáo hội, hay tín đồ đi theo con đường mà Chúa Thánh Thần muốn có phải không? Ba Ngôi Thiên Chúa là Một, tôi tạm chấp nhận cái lý luận điên rồ toán học này (mathematical insanity). Vậy thì Chúa Thánh Thần cũng là bậc toàn năng. Tôi tin rằng bà Đốc chỉ nhắc lại như con vẹt chứ chẳng hiểu toàn năng là gì. Tôi không muốn giảng cho bà Đốc thế nào là toàn năng. Bà Đốc hãy nhìn ra thế giới bên ngoài với tất cả những bất toàn của nó thì sẽ thấy Thiên Chúa của bà toàn năng như thế nào. Tội tổ tông là một huyền thoại của người Do Thái nay đã không còn bất cứ một giá trị nào trong thế giới của sự hiểu biết ngày nay. Giáo hoàng John Paul II đã chính thức công nhận trước thế giới thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, cho nên đã ném tội tổ tông vào “trash bin” rồi. Có thể bà Đốc không biết đến những diễn biến trong chính giáo hội của bà, hay có biết cũng coi như không biết, vì công nhận như vậy là Giáo hoàng đã ném đi cặp nạng Thiên Chúa của bà Đốc rồi. Tôi hỏi bà Đốc một câu: Có thật là “Còn ơn Đức Chúa Thánh Thần ban, mọi người đều có quyền tự do nhận lãnh hay không” hay không. Trong bí tích rửa tội cho con nít, ông Linh mục năm lần bảy lượt đuổi Satan ra khỏi đứa bé để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần, không biết đang ở đâu, Bến Hải hay Cà Mâu, được ông Linh mục gọi về để vào ngự trong người đứa con nít. Đứa bé ở cái tuổi chỉ biết bú, tè, ị đùn, có được tự do nhận hay không nhận lãnh Chúa Thánh Thần hay không? Trong vài bí tích khác, Chúa Thánh Thần cũng được gọi về để cưỡng nhét vào ngự trong người các nạn nhân. Trong cuốn Đức Tin Công Giáo tôi có bình luận về Chúa Thánh Thần như sau:

Các tín đồ Ca-tô chỉ có thể chọn một trong hai điều sau đây. Một là tin vào hiệu năng của bí tích rửa tội qua quyền phép ảo thuật của linh mục hay giám mục mô tả trong nghi thức rửa tội. Vậy thì tất cả những tội lỗi của Ca-Tô Giáo đối với nhân loại là tội của Chúa Ba Ngôi, vì sau khi rửa tội, Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã thay SaTăng tới ngự trong tâm hồn của các tín hữu Ca-Tô. Người giáo hữu đã trở nên đền thờ nơi Chúa ngự. Những hành động của các tín đồ Ca Tô, do đó, đều không phải là do Sa Tăng có quyền khuấy khuất, vì Sa Tăng đâu có còn trong người nữa, mà chính là do sự hướng dẫn tâm linh của Chúa Thánh Thần. Vả chăng, giáo hội thường dạy các con chiên: Giáo hoàng là do sự mạc khải linh ứng của Chúa Thánh Thần cho các Hồng y trong việc tuyển lựa giáo hoàng, giáo hoàng được Thánh linh chỉ đạo, không thể sai lầm về đức tin hay đạo đức, và giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô cho nên không thể sai lầm. Nhưng nay giáo hoàng John Paul II đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi mà giáo hội đã phạm đối với nhân loại và xin được tha thứ. Và chúng ta cũng đã biết đạo đức của một số Giáo hoàng trong lịch sử giáo hội là như thế nào. Vậy, đúng ra điều này phải được giải thích là chính Chúa Thánh Thần ngự trong các giáo hoàng, trong các tín đồ Ca-Tô, trong giáo hội, đã là nguồn gốc của mọi tội lỗi mà giáo hội cũng như những cá nhân trong giáo hội gây ra.

Hai là tin rằng tất cả những tội lỗi của giáo hội Ca- Tô đối với nhân loại không phải do Chúa chủ mưu, mà chính là do Sa Tăng khuấy khuất. Điều này đưa đến sự vô hiệu của bí tích rửa tội. Quyền năng đuổi bỏ Sa Tăng của linh mục là quyền giả tạo, vì đã năm lần bảy lượt đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mà sau cùng Chúa Thánh Thần vẫn bị đánh bạt ra khỏi người đứa trẻ. Nói tóm lại, dù trong lễ rửa tội, linh mục đã làm đủ mọi cách, sử dụng mọi quyền phép Chúa ban cho, theo như những lời "giáo hội dạy rằng" mà thực chất là để ngự trị đám tín đồ thấp kém, tội tổ tông vẫn không rửa được, Chúa vẫn thua Sa Tăng, đứa trẻ khi lớn lên vẫn không đủ sức chống nổi Sa Tăng, tâm hồn người đã rửa tội vẫn không có Chúa ngự. Những ân sủng mà linh mục thay Chúa ban cho người chịu phép rửa tội chỉ là những bánh vẽ ở trên trời, và lẽ dĩ nhiên, chẳng làm gì có sự sống đời đời, cứu cánh chung cùng của "bí tích" rửa tội, như các ông linh mục thường hứa hẹn khi làm lễ.

Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin." 7

[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 98-99: We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.]

Thật vậy, sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 95:

Đức Chúa Thánh Thần hằng ở cùng Giáo hội và hoạt động trong đó. Người (Chúa Thánh Thần là Người?) soi sáng cho Giáo hội khỏi xa chân lý. Người thánh hóa Giáo hội bằng đổ ơn xuống tràn đầy.

Toàn là những lời khoa trương trống rỗng. Vậy các “tiến sĩ Thần học” trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng cùng “tòa thánh” đã xưng thú, trong đó có các tội ác của tập thể Ca-Tô, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên? Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để thánh hóa giáo hội? Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần “hằng ở cùng giáo hội”“soi sáng cho giáo hội” hay “thánh hóa giáo hội”. Tất cả những luận điệu thần học mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh và ngu dốt của quần chúng thông thường.

Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann đã nhận ra những điều hoang đường về vai trò của Chúa Thánh Thần ngự trong giáo hội cùng hiện diện trong các “bí tích” và viết:

Nhưng Chúa Thánh Thần này không phải là cái Tâm Linh để ngự trong giáo hội hay cá nhân, vì nó muốn lưu chuyển tới đâu thì tới, chứ không phải là tới chỗ mà giáo hội hay bất cứ cá nhân nào muốn nó phải tới. Do đó, chúng ta có thể cho rằng, giáo hội chỉ là một sản phẩm của cái tâm linh của chính mình.

[Uta Ranke-Heineman, Putting Away Childish Things, p. 212: But this Spirit is no Spirit to be possessed, because it blows where it wills and not where the Church or anyone else wants it to. We can assume, therefore, that the Church is merely a product of its own spirit.]

 

► (Đoạn 6a)

TCN: Vậy thì cứ làm tội đi, rồi xưng tội, thế là lại trở lại nguyên vẹn cao cả. Và rồi lại tiếp tục phạm tội, rồi đi xưng tội và lại thành cao cả. Cái “bí tích” xưng tội này chỉ khuyến khích con người làm thêm tội ác. Bởi vậy một số Linh mục phạm tội ấu dâm, xưng tội với bề trên và được bề trên che chở, thuyên chuyển đi giáo xứ khác và lại tiếp tục phạm tội ấu dâm. Họ đâu có cần chừa tội vì họ đã có cái mùa hộ mệnh rồi, chỉ cần xưng tội là đủ. Chúng ta hãy đọc nhận định của 3 Linh mục lâu năm trong nghề về bí tích xưng tội:

Linh mục Joseph McCabe viết về "bí tích" xưng tội như sau:

Toàn phần cuộc hành lễ "bí tích thống hối", mà nhiều người khác gọi là xưng tội, thật là vô dụng và ngớ ngẩn đối với trẻ con. Bí tích này chỉ để "làm cho chúng thuần đi". Rồi sau đó, ít nhất là mỗi năm một lần, chúng phải quỳ dưới chân của một linh mục để xưng tội, nếu không sẽ bị vĩnh viễn đầy hỏa ngục.

Thật là hiển nhiên, bí tích này cũng như bí tích hôn phối, được tạo ra với mục đích chính là để kiểm soát hoàn toàn con chiên.

Sau vài lời cổ võ, tôi làm dấu chữ thập với tính cách ma thuật, và nhắc lại cái công thức trang nghiêm tha tội: không phải là "Chúa tha tội cho con", mà là "Cha tha tội cho con".

Bí tích xưng thú tội chắc sẽ giúp một số người, nhưng đại để hạ thấp những người khác; nó chỉ là một sự cần thiết đau khổ, vô thưởng vô phạt đối với tuyệt đại đa số. Cái tính chất tai hại của nó là sự ngu đần khó tin được. Nó được chính thức bày đặt ra trong thế kỷ 13, như là một giáo điều bắt buộc bởi các linh mục muốn kiểm soát hoàn toàn Âu Châu, mà tín đồ Ca-Tô tin như là Chúa đặt ra. Cái ý nghĩa chủ yếu của nó - quyền tha tội của một linh mục trẻ tay đã được thoa dầu - thật là thô thiển. Nó chẳng phải là, như một số người ngoại đạo nhiều tình cảm đôi khi tưởng, một phương cách tốt để cổ súy đạo đức.

[Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 71-74: The whole performance of "the sacrament of penance", and others call the practice of confession, is useless and stupid in the case of children. It merely "breaks them in". From that moment they must at least once a year, under pain of eternal damnation, kneel at the feet of a priest and confess their sins.

It is quite obvious that, like the sacrament of marriage, this also was, in the main, instituted in order to bring the laity under more perfect control.

After a few words of exhortation, I made the magic sign of the cross in the air, and repeated the solemn formula of absolution: not "God absolves thee," but "I absolve thee from thy sins".

The sacrament of penance no doubt helps some people; it rather debases others; it is just a painful necessity, doing neither good nor harm, to the great majority. Its essential evil is its almost incredible stupidity. It was quite openly instituted in the thirteenth century, as an obligatory practice, by priests who wanted to bring all Europe under absolute control; yet the Catholic persuades himself that Christ founded it. It central idea - the forgiveness of sin by a youth whose hands have been oiled - is grotesque. It is not even, as sentimental people outside the Church sometimes imagine, a good human device for promoting morality...]

Linh Mục Emmett McLoughlin trong cuốn Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca-Tô đã viết về bí tích xưng tội trong chương 14 như sau:

Xưng Tội: Bước Đầu Tiên Trong Sự Nô Lệ Hóa Đầu Óc Con Người:

Mặc dù những lời long trọng tuyên bố, cam đoan của Giáo hội Ca-Tô, rằng giáo hội là giáo hội duy nhất do Chúa thành lập, rằng giáo hội là hội thánh, có thể và đích thực tạo sự thánh thiện trong những tín đồ, giáo hội Ca-Tô Rô-Ma trong quá khứ đã thất bại trong việc nâng cao trên đầu ngọn cờ đạo đức. Và trong thời đại này của chúng ta, giáo hội tiếp tục chứa chấp, che dấu nhiều người phạm trọng tội và nhiều kẻ tội lỗi hơn các giáo hội khác, hơn cả đám người không theo tôn giáo nào..

Một sự giải thích có ý nghĩa về phần lớn những sự phạm tội của tín đồ Ca-Tô Rô-Ma nằm ngay trong cấu trúc của đạo Ca-Tô. Qui tắc ứng xử của giáo hội được xây dựng trên những lễ tiết và sự mê tín hơn là trên ý niệm tôn giáo chân thật, đạo đức theo lý trí, tự học, và tự kiểm.

Cái lễ tiết quan trọng nhất để kiểm soát và phục hồi cách ứng xử của tín đồ là lễ xưng tội, còn được gọi là nhiệm tích thống hối. Nó là tột đỉnh của sự mê tín trong cái túi chứa những đồ lừa bịp và bùa phép của giáo hội từ nhiều thế kỷ.

Lễ tiết xưng tội là một sự mê tín mà tự điển Webster đã định nghĩa như sau:

Một thái độ phi lý khốn cùng của đầu óc hướng về siêu nhiên, thiên nhiên hoặc Thiên Chúa bắt nguồn từ vô minh, từ sự sợ hãi phi lý cái mình không biết hay không hiểu, một sự thận trọng bệnh hoạn, một niềm tin vào ảo thuật hoặc may mắn, vào sự hướng dẫn hoặc dẫn giải về thiên nhiên sai lầm của tôn giáo vô ngộ (unenlightened); ..bất cứ niềm tin, quan niệm, hành động hay sự thực hành nào phát xuất từ một tâm cảnh như trên..một ý tưởng phi lý cố định.. một khái niệm được duy trì mặc dù có những bằng chứng đối ngược.

Thật là bất hạnh cho những tín đồ Ca-Tô sùng tín vì định nghĩa này áp dụng quá đúng cho cái mà chúng ta được dạy là một bí tích được Chúa Ki-Tô thành lập để làm sạch hoàn toàn những linh hồn tội lỗi và khôi phục chúng về “trạng thái được ân huệ”.

[Emmett McLoughlin, Crime and Immorality in The Catholic Church, chapter 14, p. 215:

Confession - The First Step in Mental Enslavement:

In spite of her protestations that she is the only divinely founded church, that she is holy, that she can and does produce holiness in her members, the Roman Catholic Church has failed in the past to hold aloft the banner of morality. And in our time, she continues to harbor more criminals and sinners than other churches, more even than among people who renounce all religion..

A significant explanation for much of Roman Catholic lawlessness lies in the structure of Catholicism. Its code of behavior is built upon ritual and superstition rather than upon true religion, reasoned ethics, self-education and self-control.

The most important ritual for the control and rehabilitation of the behavior of Roman Catholics is the ceremony of Confession, also called the Sacrament of Penance. It is the epitome of superstition in the Church's centuries-old bag of magic tricks and amulets.

For the ritual of confession is a superstition, a word that Webster defines as follows:

An irrational abject attitude of mind toward the supernatural, nature or God proceeding from ignorance, unreasoning fear of the unknown or mysterious, morbid scrupulosity, a belief in magic or chance or the like, misdirected or unenlightened religion or interpretation of nature;...any belief, conception, act or practice resulting from such a state of mind...a fixed irrational idea...a notion maintained in spite of evidence to the contrary.

It is unfortunate for devout Catholics that this definition applies so exactly to what all of us were taught to be a sacrament established by Christ himself for the complete cleansing of souls fouled by sin and their restoration to a "state of grace".]

Linh mục Georges Las Vergnas có bàn về các bí tích trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma trong cuốn Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Rô-Ma. Sau đây là một đoạn điển hình:

Điều quan trọng là phải đọc đúng, không được sai lầm. Một linh mục có thể đọc lên công thức thuộc loại bí tích này mà không cần hiểu nó, và ngay cả không cần phải tin nó, nhưng để cho ảo thuật vận hành, ông ta phải làm cái gì mà giáo hội làm. Tuy nhiên, nếu ông ta nói sai một chữ thì bí tích sẽ không có tác dụng gì cả. Theo nguyên tắc, cái tinh thần của câu “Vừng ơi! Hãy mở cửa đi” (Las Vergnas ví những câu làm phép của giới linh mục với câu phù phép trong chuyện “A-li-ba-ba và những tên ăn trộm, ăn cướp.” TCN) không hề thay đổi.

Những bí tích không những chỉ vô lý mà còn có tính cách phỉ báng. Rabelais đã chẳng nói: Tôi gọi đó là “nhạo báng Thần”.

Tôi còn cho rằng tất cả “lòng mộ đạo” Ca-Tô chỉ là tập hợp những trò lừa bịp và cách thức để biến đổi linh mục thành một tên “lang băm” và tín đồ thành kẻ đần độn.

que la magie opère, it doit vouloir faire ce que fait l’Eglise. Mais s’il change une syllable rien ne va Linh mục biết rõ sự đần độn của con người là vô tận: họ khai thác điểm này.

[Georges Las Vergnas, Pourquoi J’ai Quitté L’Église Romaine, p. 51: Ce qui importe, c’est de prononcer sans erreur. Un prêtre peut dire la formule sacramentelle sans la comprendre, et même sans y croire, mais pour plus. Le “Sesame ouvre-toi” est, en principle, invariable..

Les sacrements ne sont pas seulement absurdes mais blasphématoires; j’appelle ca “moque-Dieu” dirait Rabelais.

J’en dis d’ailleurs autant de toute la “piété” catholique, assemblage de trucs et de recettes qui transforment le prêtre en charlatan et le fidèle en imbécile..

Le prêtre sait que la bêtise humaine est inepuisable: il en profite.]

Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận, không ai biết rõ đạo mình hơn những ngưòi ở trong đạo và nhận ra thực chất của nhiệm tích xưng tội. Linh mục Joseph McCabe và linh mục Emmett McLoughlin là người ở trong giáo hội lâu năm và đã làm lễ xưng tội cho không biết bao nhiêu tín đồ Ca-Tô. Nhận định của họ khó có thể nghi ngờ vì mục đích viết sách của họ là để vạch trần những mê tín dị đoan phi lý trong giáo hội chứ không phải là để phỉ báng đạo Ki-Tô. Lẽ dĩ nhiên, đối với giáo hội thì họ, hoặc bất cứ ai đưa ra những nhận định trái ngược với chủ trương kìm hãm tín đồ trong vòng mê tín của giáo hội đều là những kẻ phản đạo hay rối đạo. Nhưng đối với giới trí thức, họ là những người được kính trọng hơn là các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, và linh mục không còn lương tâm trí thức. Nhiều người thú nhận bỏ giáo hội CG không có nghĩa là bỏ đạo, mà chỉ bỏ một định chế bất lương (dishonest institution).

Chúng ta cũng nên nhớ, trong những thế kỷ 18, 19, khi mà giáo hội Ca-Tô đồng hành với các thế lực thực dân để đi truyền đạo trong những nước yếu kém bị thực dân xâm chiếm, thì nhiệm tích xưng tội là phương tiện hữu hiệu nhất để các giám mục, linh mục khai thác lòng mê muội của đám tín đồ cùng dân làm công tác tình báo. Chuyện này rõ ràng nhất ở Việt Nam. Lý do chính mà Tôn Thất Thuyết ra đạo luật chống Ca-Tô Giáo năm 1885 là vì “chính cái nhiệm vụ lấy tin tức tình báo của những cộng đồng Ca-Tô mới thật đáng sợ” (Xin đọc Trần Lục: Thực Chất Con Người và Sự Nghiệp của Bùi Kha và Trần Chung Ngọc, trang 121).

 

► (Đoạn 7)

TCN: Giáo hội Ca-tô có truyền thống là bưng bít sự thật trước đám con chiên ở dưới. Giáo hội cũng nổi tiếng là không sợ tội lỗi mà chỉ sợ sự thật (theo Samuel Butler). Cho nên khi chúng tôi đưa ra những sự thật về Ca-tô Rô-ma Giáo trong tinh thần xây dựng thì những người không dám đối diện với sự thật lại cho là chúng tôi chủ tâm phá hoại Ca-tô Giáo. Chủ trương của chúng tôi là giải hoặc Ki Tô Giáo, nghĩa là bày tỏ những sự thực về Ki Tô Giáo để cho người dân khỏi bị mê hoặc bởi những điều không thật. Thật ra thì các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội, đã “đánh phá” Giáo hội từ 200 năm nay rồi. Họ đánh phá bằng cách nào? Nghiên cứu kỹ Thánh Kinh, những giáo lý không có cơ sở trong Thánh Kinh mà Giáo hội bịa đặt ra bắt tín đồ phải tin, điển hình là các “bí tích”, hay Giáo hội là do Chúa thành lập, và lịch sử ô nhục đẫm máu của Giáo hội v…v… Kết quả là đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Giáo nói riêng. Chúng tôi chỉ làm công việc là đưa ra một số tài liệu nhỏ nhoi trong hàng núi các tài liệu về Ki Tô Giáo để cho người Việt đọc, vì từ trước tới nay, vì những khúc mắc lịch sử, không có ai làm việc này, một thiếu sót trong lãnh vực học thuật. Công việc của chúng tôi là theo tinh thần Từ Bi. Từ là cho vui, và Bi là cứu khổ. Giúp kiến thức đúng cho con người là cung cấp cho họ một nguồn vui không thể tả, và giúp họ cất bỏ được gánh nặng xiềng xích tâm linh qua hiểu biết thì chẳng phải là cứu khổ thì là gì?

 

► (Đoạn 9)

TCN: Vấn đề là ai phong? Trong bí tích xưng tội thì linh mục nói “Cha tha tội cho con” chứ đâu có nói “Chúa tha tội cho con”. Nếu các LM, GM và cả ĐTC cũng luôn luôn phải xưng tội thì điều này có nghĩa là từ ĐTC trở xuống cứ làm tội luôn luôn rồi lại xưng tội luôn luôn cho hết tội. Chúa ở đâu mà phán đoán? Chúa chỉ có trong đầu bà Đốc và các con chiên chứ đã có ai biết Chúa ở đâu và đã phán đoán ai và phán đoán như thế nào? Ca-tô Giáo có truyền thống là mang con ngáo ộp Chúa ra để đe dọa tín đồ về những chuyện không tưởng. Bao nhiêu Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục làm bậy, họ đâu có sợ Chúa phán đoán, vì nếu sợ thì họ đã chẳng làm. Họ chỉ mê hoặc con chiên để con chiên sợ mà vâng lời họ thôi, vì họ tự ban cho cái quyền thay Chúa.

 

► (Đoạn 10)

TCN: Quả thật bà Đốc đã bị Giáo hội thuần hóa như con cừu, chỉ biết lập lại những luận điệu của Giáo hội để coi nhẹ vấn đề tội lỗi trong Giáo hội, đồng thời mang chức thánh ra nhử con chiên. Chúng tôi hối cải về cái gì, vì đã đưa ra những sự thật bất khả phủ bác về GHCG? Chúng tôi thà làm một người thường của nước Nam còn hơn làm thánh của Vatican. Bà Đốc thử mô tả cái ơn thánh thiêng của Chúa xem nó là như thế nào. Đó chỉ là những lời nói trống rỗng (empty words). Những lời nói khoa trương như vậy có bao nhiêu giá trị. Mà đọc Tân Ước tôi chẳng thấy Chúa Giê-su thánh thiêng ở chỗ nào. Trái lại, tôi thấy đúng như Giám Mục John Shelby Spong và Jim Walker đã nói ở trên: “nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người thiển cận, đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.”. Có cần tôi phải trích dẫn từng câu từng chữ của Chúa nói không?

 

► (Đoạn 17)

TCN: Sự kiện: Chúa Giê-su đã chết từ 2000 năm nay rồi và bây giờ chẳng ai biết ông ta ở đâu, Bến Hải hay Cà Mâu? Người ta bảo ông ta sống lại và bay lên trời ngồi bên phải Cha ông ta, chuyện mà chẳng có mấy người có đầu óc còn tin, kể cả một số lãnh đạo trong CG và các nhà thần học, nhưng có ai biết là hai Cha Con ông ta ngồi ở đâu. Tất cả chỉ là những chuyện hoang đường của thời bán khai ở Do Thái, vì trong Thánh Kinh thiên đường là ở trên cái vòm bằng đồng thau, như cái chảo úp. Ngày nay, trước những khám phá về vũ trụ của khoa học, Giáo hội lại giải thích lắt léo là vũ trụ vô biên, rộng khoảng 3.7 tỷ năm ánh sáng, nên làm sao mà thấy được. Nếu không thấy thì làm sao biết ông ta hiện ngồi bên tay phải của Cha ông ta. Không biết ông ta ở đâu thì làm sao có thể nói là “chức LM đến từ Chúa Giê-su”. Ai phong chức Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám mục hay Chúa. Chức Thánh không tùy thuộc vào người được hưởng là xấu hay tốt. Vậy xấu như các Giáo hoàng giết người, loạn luân, ăn cắp, ăn cướp, hay như các LM can tội loạn dâm, biển thủ công quỹ v…v… cũng đều mang chức Thánh cả? Chẳng trách là có một số Việt Gian cũng mang chức thánh.. Các phép Bí Tích trong GHCG đều là Thánh hết cả?? Thánh ở chỗ nào, nói lên nghe. Giáo hội bày đặt ra các bí tích để nắm giữ đầu óc tín đồ. Thật ra thì trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma, "bí tích" hay "nhiệm tích" là những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng bí mật của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan. Đó là “đức tin” công với “đức vâng lời” trong Ca-tô Giáo. Trong Ca-Tô Giáo, có 7 "bí tích" chính qua những lễ tiết và nghi thức đượm màu mê tín như: rửa tội, thêm sức, xưng tội và giải tội, ban thánh thể, truyền chức linh mục, hôn phối, và xức dầu. "Bí tích” Truyền Chức Linh Mục đột nhiên biến một người học nghề linh mục trong vài năm thành một người có quyền thay Chúa để thực hiện những phép lạ trong 6 "bí tích" còn lại. Với quyền năng tự tạo này của giới chăn chiên như linh mục, giám mục v..v.. , giáo hội có thể dùng 6 bí tích kia để ngự trị, kiểm soát, và mê hoặc tín đồ từ ngày sinh, bắt đầu bằng bí tích rửa tội, cho đến ngày chết, bằng bí tích xức dầu.

Không ai biết rõ hơn linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm, khi ông viết:

“Bí tích”, lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.

Nó đúng là như vậy trong bí tích “dòng thánh” hay là phong chức linh mục.. Nghi thức (truyền chức linh mục) chỉ là một tập hợp những hành động huyền bí với những lời cầu nguyện cổ lỗ có tính cách rối răm, mê hoặc và lạ lùng đối với khán giả bên ngoài. Người ta cho là nó có hiệu lực đến độ sau đó ông linh mục có thể ra lệnh cho quỷ đi đâu thì đi, tha tội, và biến mẩu bánh thành Chúa Ki-Tô. Đó là điều người láng giềng Ca-Tô của bạn tin thật như vậy.

[Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p.70: The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd. So it is with the sacrament of “holy orders” or the ordination of the clergy. The ritual is a maze, a stupendous collection of archaic prayers and mysic actions, to the onlooker. It is supposed to be so potent that henceforward the priest can order devils about, forgive sins, and turn bread into Christ. This your Catholic neighbor literally believes.]

Học giả Ca Tô Henri Guillemin, trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn nhận xét về bí tích rửa tội trong Ca-Tô giáo như sau:

"Ngày nay, người nào nói đến "Rô-Ma" là nói đến Vatican, đến Tòa Thánh, đến Giáo hội Ca-Tô trong trung tâm quyền lực của họ... Đối với những nhà tiên tri, Rô-Ma chính là biểu tượng của các thói xấu và những sự ô nhục, và Sách Khải Huyền trong Thánh Kinh đã biến thành phố của các vua La mã khi xưa thành con "quái vật có 7 đầu và 10 sừng", "con điếm nổi danh", "mẹ đẻ của những sự đồi bại "...

.. Cái giáo hội mà ngày nay đang suy sụp , bị ngự trị bởi một giáo hoàng thuộc thời Trung Cổ, và theo ý tôi, dù ông ta có thay đổi kỹ thuật (để lừa dối tín đồ) đi chăng nữa, cũng không thể làm gì được để ngăn chặn sự tàn lụi một cách dứt khoát và mau chóng trong thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới cái dạng thái Rô-Ma của nó, một giáo hội phải dùng đến ảo thuật để thực hiện hai "bí tích chính" của mình. Mới đầu, với một chút nước và vài câu đối thoại khôi hài, Giáo hội giật đứa trẻ sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ giam cầm đứa trẻ trong cái "tội tổ tông" (tác giả muốn nói đến bí tích "rửa tội". TCN), rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN).

[Henri Guillemin, Malheureuse Église: Qui dit "Rome" aujourd'hui désigne le Vatican, le Saint-Siège, l'Église catholique dans son centre et son gouvernement... Rome, pour les prophètes, c'est le symbole même des vices et des infamies, et l'Apocalypse fait de la ville des Césars la "Bête" immonde, "aux sept têtes et dix cornes", la "prostituée fameuse", "la mère des abominations".

Cette Église, qui aujourd'hui s'effondre, est régie par un pontife de type médiéval qui, même s'il amendait sa technique, ne peut plus rien, à mon sens, pour empêcher de disparaitre, pratiquement et assez vite, au cours du troisième millénaire, du moins sous sa forme "romaine", une Église qui, pour ses deux "grands sacrements", recourt à la magie. Elle arrache d'abord, avec un peu d'eau et la comédie d'un dialogue, le nouveau-né aux griffes du Démon refermées sur lui par le "péché originel", puis, au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...]

Sau khi luận về 6 bí tích, linh mục Joseph McCabe đã đưa ra nhận xét châm biếm sau đây:

Đó là 6 trong 7 bí tích, sự vinh quang và bông hoa đặc biệt của tín ngưỡng Ca-Tô, hệ thống tỉ mỉ nhất về ảo thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được. Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ. Trong nghi thức thực hành và ý tưởng căn bản trong đó, chúng cũng xa lạ và đối ngược với tất cả vấn đề tâm linh trong thời hiện đại như là thuật biến chế kim loại trong thời Trung Cổ và thuật chiêm tinh. Đây là tập hợp những niềm tin mà tín đồ Ca-Tô thông thường tin rằng một ngày nào đó họ sẽ cải đạo toàn thể Hiệp Chủng quốc (Mỹ). Ở mức độ tinh tế, tín đồ Ca-Tô nói rằng, đây chính là tập hợp những niềm tin mà Thiên Chúa Ki-Tô quan tâm hết sức để duy trì chúng trong sắc thái tinh khiết của chúng cho nên Ngài bỏ qua những sự khủng khiếp của thời Trung Cổ và tất cả những sự đồi bại của các giáo hoàng và chế độ giáo hoàng.!

[Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p. 70: These are six of the seven sacraments, the glory and distinctive flower of Catholic belief, the most elaborate system of magic which any civilized religion ever invented. From first to last they are designed to enhance the power and prestige of the clergy. In their ritual and their fundamental ideas they are as alien from, as antagonistic to, the whole spirit of modern times as is alchemy or astrology. This is the set of beliefs to which the simple Catholic believes he will one day convert the whole United States! In fine, this is the set of beliefs which God, the Catholic says, was so deeply concerned to maintain in their purity that he overlooked all the horrors of the Middle Ages and all the corruptions of the Pope and the Papacy!]

 

► (Đoạn 18)

TCN: Đúng là bà Đốc đã bị tẩy não kỹ cho nên mới ngụy biện như trên. Chúng ta còn nhớ khi Giáo hoàng John Paul II và bộ tham mưu của ông ta, trong đó có Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, xưng thú 7 núi tội ác của Giáo hội đối với nhân loại, thì Giáo hội đã dùng những lời hoa mỹ như là “theo đức thống hối cao cả của Giáo hội” hay để “thanh tẩy ký ức” để Giáo hội trở nên thánh thiện hơn. Mọi tội lỗi của Giáo hội đều có tác dụng để Giáo hội soi vào mà trở nên thánh thiện hơn. Đó là những luận điệu hoang đường mà Giáo hội nhồi vào đầu óc của đám tín đồ không có mấy đầu óc. Bà Đốc cũng không ra ngoại lệ, chỉ nhắc lại những luận điệu ngụy biện phi lý của Giao hội. Tài liệu mật chính thức của Giáo hội mới bị phanh phui ra gần đây đã chứng tỏ là chính sách của Giáo hội là bao che, bưng bít các vụ loạn dâm của giới giáo sĩ trong nhiều thập niên vừa qua. Khi không còn che dấu được nữa thì Giáo hoàng đưa ra bộ mặt đau khổ trong khi chính Giáo hoàng đã chủ mưu trong những vụ bao che này.

Người nói câu rất mất dạy về Phật Giáo là Hồng Y Ratzinger, nay là Giáo hoàng Benedict XVI, chứ không phải là JPII. Hãy tìm hiểu xem ông ta nói gì về Phật Giáo.

 

► (Đoạn 20)

TCN: Bà Đốc nói sai rồi. Những điều tôi viết ra về lịch sử GHCG chiếm một phần lớn lịch sử giáo hội chứ không phải là phần nhỏ đâu. Bà có thấy tôn giáo nào có một lịch sử ô nhục và đẫm máu như vậy không? Tôi không nói đến đến những trường học và cơ sở từ thiện của Giáo hội vì giáo hội đã quảng cáo nhiều rồi để che dấu những việc đồi bại sau hậu trường của giáo hội. Hơn nữa không phải chỉ có GHCG mới có những trường học, bệnh viện hay cơ sở từ thiện. Phần lớn những cơ sở này của Giáo hội là để kiếm lời và dụ người vào đạo. Ngay cả dòng tu thừa sai bác ái của bà Teresa mà giáo hội quảng cáo rất nhiều cũng vậy. Tại sao nhiều trường học CG ở Mỹ phải đóng cửa? Vì dân chúng tránh bị nhồi sọ, đi học các trường công nên Giáo hội không còn kiếm được tiền. Văn minh Ki Tô Gíao là chuyện lông rùa sừng thỏ. Trong thời Trung Cổ, CG nắm toàn quyền giáo dục quần chúng nhưng xã hội thoái hóa đến mức tàn bạo và người ta gọi đó là thời đại hắc ám hay thời đại man rợ trí thức. Giáo hội đã nổi tiếng là kẻ thù của khoa học và y học, bà không biết sao? Hãy đọc lại lịch sử của Giáo hội đi. Copernicus, Bruno, Galilei, Darwin v…v… đã bị giáo hội bạo hành hay chống đối như thế nào. Chính những thời đại suy lý, thời đại phân tích, thời đại khai sáng đã văn minh hóa Giáo hội và tước đi khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội thanh gươm để giết người và bó củi để thiêu sống người. Một câu hỏi: tại sao Phật giáo ra đời trước CG cả 800, từ hơn 500 năm trước thời đại thông thường ngày nay (common era) cho đến thời Constantine vào thế kỷ thứ 4, mà trong lịch sử truyền đạo không làm đổ một giọt máu trong khi lịch sử CG lại tàn bạo như vậy? Bà hãy cố trả lời sao có thể biện minh cho cái lịch sử bạo tàn của Giáo hội đi.

 

► (Đoạn 25)

TCN: Bà Đốc Thanh nói là đã học thuộc lòng Kinh Cựu Ước? Xạo vừa vừa thôi bà Đốc ơi. Ở trên đời này chẳng có ai học thuộc lòng Cựu Ước, người ta chỉ mang những câu vụn vặt ngoài ngữ cảnh để giảng cho đám tín đồ ngu ngơ. Bà Đốc có biết rằng, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác ngày nay. Thế mà gọi là Thánh Kinh.

Chắc có độc giả, nhất là những tín đồ Ki Tô, những người chưa từng đọc Thánh Kinh, không thể tin được như vậy. Xin hãy mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc, đọc từ đầu đến cuối, đừng bỏ sót phần nào. Đọc xong sẽ thấy rằng tất cả những chuyện không nên đọc như trên đều nằm trong Thánh Kinh. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong Thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ, và chắc chắn là bà Đốc Thanh chẳng bao giờ dám đọc:

- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên mà tác giả đều là những người sống trong quốc gia phần lớn theo Ki Tô Giáo, Mỹ, đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. Vì thế nên Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:

Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường như bà Đốc Thanh) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó – đừng nói là đọc cả cuốn.

Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi.”

(Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it – much less reads all of it.

If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

Nhưng rõ ràng hơn cả là những đoạn sau đây của Jack Bays viết trong cuốn Hình Bóng Của Quỷ (The Shadow Of The Demon), trg. 6-7, về những điều độc ác phi lý trong Thánh Kinh, những điều đã làm nguồn cảm hứng cho những hành động của Giáo hội Ca Tô sau này:

“Theo Thánh Kinh, hơn 99% những sự trừng phạt của Chúa Cha là đổ lên đầu những người vô tội – những người không hề dính líu gì tới những trường hợp để Chúa phải trừng phạt.

Vì Adam ăn một trái táo mà cả nhân loại bị đày đọa: “Vì sự xúc phạm của một người, cả nhân loại bị kết án và luận phạt” (Rom: 5:18). Những tư tưởng như vậy là từ đầu óc của một người man rợ không hề có một mảy may ý niệm nào về công lý.

Chúng ta được biết Thần Ki Tô mang 10 tai họa đến cho dân Ai Cập vì tim của Vua Ai Cập (Pharaoh) trai cứng (nghĩa là tàn nhẫn. TCN). Những người dân này không liên quan gì tới việc Pharaoh có trái tim trai cứng. Tuy vậy, gia súc của họ bị chết hết, mùa màng hư hại, vườn tược suy sụp, nhà cửa đổ nát, và tất cả những đứa con sinh đầu lòng đều bị giết. Nếu là lỗi của Pharaoh thì chỉ mình Pharaoh phải gánh chịu tai họa mà thôi. Và chúng ta cũng biết, chính Thiên Chúa đã làm cho trái tim của Pharaoh trai cứng.

Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa đã dạy dân mà Ngài đặc biệt chọn (Do Thái) làm tội ác và giúp dân này thực hiện những tội ác. Thiên Chúa giúp Jacob lừa dối cậu của hắn ta (Gen: 30: 27-43), và Thiên Chúa dạy dân ngài chọn (Do Thái) đi lừa dối dân Ai Cập trong một cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử (Exo: 11: 2-4). Dân Ai Cập không trả công đủ cho dân Do Thái (đang làm nô lệ ở Ai Cập. TCN), cho nên, bài học luân lý vĩ đại của Thiên Chúa là: nếu chủ ngươi không trả công xứng đáng cho ngươi thì ngươi hãy ăn cắp của chủ để bù vào sự thiệt hại này.

Những chuyện này trong Thánh Kinh chứng tỏ những người viết Thánh Kinh có đầu óc của những dân man rợ, không có một ý niệm nào về công bằng và bác ái. Trong những cuộc chiến tranh chiếm đất phát động bởi “dân được Thiên Chúa chọn”, lệnh truyền ra là phải giết sạch mọi người, già hay trẻ. Ít ra là trẻ thơ không có tội tình gì và tội lỗi duy nhất của những người lớn tuổi là họ có đất đai và con gái mà những kẻ man dại, liều lĩnh, muốn chiếm hữu. Những nạn nhân này cũng là người có tín ngưỡng khác, và sự khoan nhượng tín ngưỡng của người khác là điều mà Thiên Chúa quyết định cấm, theo như Thánh Kinh. Dân “thánh Chúa” được lệnh phải tiêu diệt tất cả những ai không cùng tín ngưỡng. Thánh Kinh dạy chúng ta là phải giết ngay cả con trai, con gái, cha, mẹ chúng ta nếu những người này không theo tôn giáo của chúng ta. (Phục Truyền 13: 6-10).”

(More than 99% of all the punishment meted out by God, according to the Bible, was upon innocent people – people not even accused of having anything to do with the incidents that brought on the punishment.

Because Adam ate a certain apple all mankind is doomed: “By the offense of one, judment came upon all men to condemnation” (Rom: 5:18). Such thoughts came from the mind of a savage who never had the slightest conception of justice.

We are told that God brought the ten scourges upon the Egyptians because Pharaoh’s heart was hardened. These people had nothing to do with the hardening of Pharaoh’s heart. Yet their stock was killed, their crops ruined, their orchards destroyed, their buildings broken down, and their first born killed. If it was Pharaoh’s fault then he alone should have suffered. As the story goes it was God who hardened his heart..

According to the Bible, God taught his chosen people crime and aided them in it. He helped Jacob cheat his uncle (Gen: 30: 27-43), and he taught and helped his chosen people defraud the Egyptians in the largest con game in history (Exo: 11: 2-4). The Egyptians did not pay the Israelites enough, so the great moral lesson seems to be that if your boss does not pay you enough you are supposed to steal from him to make up for it.

These stories show that the Bible writers had the minds of barbarians with no conception of mercy or justice. In the wars of conquest waged by the “chosen people of God”, the command was for slaughter of old and young. At least the children were innocent of anything wrong and the only sin for which adults were being punished was that they had lands and young daughters that these wild, ruthless barbarians wanted. The victims had different religious ideas, too, and religious tolerance was positively forbidden by God according to the Bible. The “holy people” were to exterminate all who had a different religion. The Bible commands that son, daughter, father or mother be killed if they differ with us in religion. (Deut: 13: 6-10)).

Ấy thế mà các tín đồ Ca-tô cứ mở miệng ra là ca tụng Thiên Chúa thương yêu loài người, Ca-tô Giáo là đạo của bác ái v… v…, thật là không biết ngượng.

 

► (Đoạn 27)

TCN: Tôi chán trả lời bà Đốc rồi, vì bà chẳng biết đến sự khác biệt giữa vô thần và CS. Vô thần đã có từ trên 2000 năm nay trong khi CS mới xuất hiện trên trái đất mới có 100 năm. Bà hãy đọc lại bài “Những Huyền Thoại Về CS Và Vô Thần” đăng trên Sách Hiếm và Giao Điểm mà tôi đã dẫn ở trên. Hơn nữa bà cũng nên đọc bài “Không Thần Và Có Thần: Hai Anh Em Thích Anh Nào?” trên http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN11.php.

Bà Đốc Thanh kể luôn Hitler vào đám người vô thần cho vui thôi. Thực chất Hitler là người vô thần hay hữu thần. Hitler không phải là người “vô thần”. Tháng 10, 1933, Hitler tuyên bố: “Chúng tôi tin chắc rằng dân chúng cần đến và đòi hỏi Đức Tin Ki Tô Giáo. Do đó chúng tôi gánh vác việc chống phong trào “vô thần”, và không phải với vài lời tuyên bố lý thuyết: chúng tôi đã dẹp đi phong trào này.” [We were convinced that the people need and require the Christian faith. We have therefore undertaken the fight against the atheistic movement, and that not merely with a few theoretical declarations: we have stamped it out. (October 1933)] Khi đưa ra chính sách tiêu diệt dân Do Thái, Hitler đã từng tuyên bố: Tôi chỉ thực hiện những điều giáo hội Công giáo muốn từ hơn ngàn năm nay nhưng không thực hiện được.” Và năm 1941, năm tiến quân vào Nga Sô, Hitler nói với tướng Gerhart Engel: “Bây giờ cũng như trước, tôi là một tín đồ Công giáo và sẽ là như vậy mãi mãi.” [And in 1941, the year he rolled into Russia, Hitler told General Gerhart Engel: “I am now as before a Catholic and will always remain so.] Cũng hiển nhiên là Vatican chưa từng tuyệt thông [excommunicate] Hitler. Thật là đẹp mặt bà Đốc với loại kiến thức như vậy.

Những người Ki Tô Giáo thường được tẩy não, nhồi sọ từ nhỏ là những người không tin vào Thiên Chúa của họ là “vô thần”, và vô thần có nghĩa là vô đạo đức của Ki Tô Giáo, nếu Ki Tô Giáo có cái thực sự gọi là đạo đức, và do đó có thể làm tất cả những điều ác vì không còn sợ Thiên Chúa của họ, nếu thực sự có một Thiên Chúa. Nhưng nếu chúng ta đọc lịch sử giới hữu thần và so với giới vô thần, chúng ta sẽ thấy rằng đạo đức của giới hữu thần thực sự thua xa đạo đức của giới vô thần. Lịch sử Ki Tô Giáo đã chứng tỏ như vậy. Tại sao? Bởi vì Ki Tô Giáo tin vào cuốn Thánh Kinh của họ, và trong Thánh Kinh, những điều luân lý đạo đức chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với những phần vô đạo đức, phi luân. Stephen Courtois, chủ biên cuốn “Le Livre Noir Du Communisme” bị đồng nghiệp của ông ta tố cáo là đã ngụy tạo, thổi phồng các con số để đi đến con số 100 triệu nạn nhân của “tất cả các nước CS”, những nạn nhân của quyền lực và chính trị CS chứ không phải là nạn nhân vì lý chủ trương vô thần của CS. Nhưng mình Ca-tô Rô-Ma Giáo đã giết khoảng 200 triệu người vô tội, gồm cả già, trẻ, lớn, bé và phụ nữ. Bà Đốc nghĩ sao về những sự kiện lịch sử này.

 

► (Đoạn 28)

TCN: Lại cái mửng rửa sạch tội lỗi và tha thứ để trở nên thánh thiện hơn. Luận điệu lừa bịp này ai có thể tin nổi? Chuyện Chúa sống lại là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường. Chuyện đó được Giáo hội cấy vào đầu óc tín đồ, những người vốn không có mấy đầu óc. Tôi mệt với bà Đốc quá đi thôi, vì không nghe lời Sách Hiếm khuyên: Không thể đối thoại với một người như bà Đốc Thanh. Bà Đốc tin ở chuyện Chúa sống lại và xây dựng GHCG, nhưng tôi thì tôi tin chuyện khi Chúa còn sống không hề có ý định xây dựng một giáo hội nào. Vậy thì tôi đọc Phúc Âm khi Chúa còn sống nhưng trước hết hãy xem Giáo hội dạy tín đồ như thế nào:

Giáo hội Ca-Tô Rô-ma dạy tín đồ rằng: “Giáo hội Ca-Tô của họ là do Chúa Giê-su thành lập, truyền lại cho Tông Đồ Phê-Rô làm Giáo Hoàng, và rồi các Giáo Hoàng kế tiếp là những người kế vị Phê-rô, là đại diện của Chúa Ki-Tô (Vicars of Christ) trên trần v..v…” Giáo hội dựa vào một câu trong Tân ước, Matthew 16: 18-19: “…Ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta, dầu các cửa hỏa ngục cũng không chống lại được, Ta sẽ giao cho ngươi những chìa khóa nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, thì cũng cầm buộc trên trời, còn sự gì con tháo cởi dưới đất thì cũng tháo cởi trên trời…” để tự đóng vai trò kế vị Giê-su trong giáo hội do chính Giê-su lập ra. Gần đây, trong bức thư gửi các tín đồ Ca-Tô ở Trung Quốc, Giáo Hoàng Benedict XVI cũng khẳng định vai trò này như sau: Tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh”. Nhưng sự thật có phải như vậy không?

Sự thật là, ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều cho rằng giáo điều Chúa Giê-su thành lập giáo hội, Phê-rô làm giáo hoàng đầu tiên, và các giáo hoàng tiếp theo đều là kế vị của Phê-rô v..v.. như trên chỉ là những luận điệu thần học ngụy tạo của Giáo hội, và Giáo Hoàng cũng như các “bề trên” trong Giáo hội đã dùng nó để nhốt các tín đồ, vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh, vào một ngục tù tâm linh. Vì mơ tưởng vào cái bánh vẽ trên trời nên các tín đồ phải tin tất cả những gì giáo hội nói và được dạy phải tuyệt đối tuân phục các “bề trên” của họ, và các “bề trên” của họ cũng phải tuyệt đối tuân phục đại diện của Chúa trên trần, nghĩa là giáo hoàng. Hãy “quên mình trong vâng phục”, đó là lời dạy căn bản trong Ca Tô Giáo Rô-ma, và điều ngụy tạo trên đã tạo thành cấu trúc quyền lực của giáo hội. Sự tuân phục mù quáng vô điều kiện này được giáo hội gọi bằng một mỹ danh: “Đức vâng lời”.

Đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô thì câu Matthew 16: 18-19 trong Tân Ước ở trên rõ ràng là được thêm thắt sau này với mục đích thiết lập quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo Ca-Tô trước đám đông tín đồ thấp kém ở dưới. Nghiên cứu kỹ Thánh Kinh, các chuyên gia đã vạch ra rằng câu trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhiều đoạn trong Thánh Kinh, với tư tưởng của Giê-su, khi Giê-su còn sống, và nhất là không thích hợp với tư cách của Phê-rô. Chứng minh?

Đọc Thánh kinh, chúng ta thấy rõ là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

Matthew 16: 27-28: “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”.

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại”

Mark 13:30: “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”.

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”.

John 14: 3: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.”

Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Tân Ước, chúng ta hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống? Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, như được viết rõ trong Tân Ước.

Như vậy, có phải là giáo hội đã thêm thắt câu “..ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta…” vào trong Tân Ước để lừa dối tín đồ là giáo hội do chính Chúa Giê-su thành lập và các giáo hoàng đều là những người kế thừa Phê-rô? Chúng ta cũng nên biết rằng, 4 Phúc Âm trong Tân ước được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su đã chết và mãi đến thế kỷ 4, 27 sách trong Tân ước bằng tiếng Hi Lạp mới được công nhận là chính thức thuộc Tân ước, và rồi được dịch ra tiếng Latin và sau cùng mới được dịch ra các thứ tiếng khác nhau. Việc thêm thắt, ngụy tạo những đoạn trong cuốn Tân Ước không phải là khó khăn gì. Nhưng thật ra, mánh mưu thêm thắt câu trên không chỉ tạo quyền lực cho Giáo hoàng mà còn cho toàn thể giới chăn chiên. Thật vậy, Giáo hội đã biến câu trên thành những quyền lực thế tục rất hoang đường và phi lý cho giới giáo sĩ. Thí dụ, trong nghi lễ phong chức linh mục, ông Giám mục đặt tay lên đầu vị tân linh mục và phán: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ.” [Giáo Lý Công Giáo, Bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, trang 231], làm như ông Linh mục mới quyến quyền tha tội hay trừng phạt tất cả mọi người trên thế gian. Có gì hoang đường hơn, thế mà đám con chiên cứ cắm đầu cắm cổ tin nhảm tin nhí như vậy. Theo tinh thần câu ngụy tạo mà Chúa truyền cho Phê-rô thành lập giáo hội ở trên, điều này có nghĩa là các Linh mục nắm quyền muốn cho ai lên Thiên đường thì cho, và lẽ dĩ nhiên, trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, tập đoàn chăn chiên, từ Giáo hoàng xuống tới các Linh mục, ai cũng đều nắm trong tay những chìa khóa của nước trời, nếu có cái gọi là nước trời. Hiển nhiên đây là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, xét đến vấn đề đạo đức của một số không nhỏ thuộc giới chăn chiên, từ các giáo hoàng xuống tới các linh mục. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận là, chính điều này đã tạo nên một tâm cảnh sợ sệt, khúm núm, quỵ lụy “bề trên”, “quên mình trong vâng phục” trong đám tín đồ thấp kém, vì họ tin rằng các “bề trên” của họ thực sự nắm trong tay cái chìa khóa của nước trời, một nước chỉ hiện hữu trong nền thần học của giáo hội để khuyến dụ tín đồ. Thật ra thì, theo Giám Mục James A. Pike trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], trang 109:

Cái nhìn về thế giới của Giê-su là cái nhìn của thời đại đó. Quan niệm về “Nước Trời” mà Giê-su thường nói đến đã được đưa vào đạo Do Thái từ 5 thế kỷ trước khi Giê-su sinh ra, do ảnh hưởng của Zoroaster

[Jesus’ world-view was that of His time. The concept of the Kingdom of God which He stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence.]

Điều này có nghĩa là, quan niệm về một “Nước Trời” không phải là của Giê-su mà Giê-su chỉ lập lại một quan niệm cổ xưa của dân tộc Do Thái, một dân tộc có quá nhiều bất hạnh trong suốt giòng lịch sử cho nên luôn luôn khát vọng một quốc gia độc lập, tràn đầy sữa và mật như các Rabbi Do Thái đã từng hứa hẹn với dân Do Thái như vậy để an ủi những bất hạnh dân Do Thái đang gánh chịu, và dạy họ rằng hãy giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa của họ thì một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ đoái thương và cho họ được hưởng một cuộc sống trong “Nước Trời’ dưới sự cai quản của chính Thiên Chúa của họ. Đây là một niềm tin nguyên thủy, đặc thù của dân tộc Do Thái, không liên quan gì đến bất cứ dân tộc nào khác. Nhưng khi Ki Tô Giáo bành trướng trên thế giới thì họ đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về một “Nước Trời” chung cho mọi người, nhưng không ngoài điều kiện là phải tin vào Thiên Chúa và phải làm theo ý Chúa, thực sự chỉ là ý của giáo hội, vì chẳng có ai biết được ý Chúa là như thế nào.

Thứ nhì, đọc kỹ Thánh Kinh, chúng ta còn thấy, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phê-rô (Matthew 16:19), chỉ 4 câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phê-rô là Satan: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta”. Cũng vì sự mâu thuẫn và phi lý trong hai câu gần sát nhau trong Thánh kinh mà Lloyd Graham đã bình luận như sau:

Như vậy là giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô, người mà, chỉ 4 câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan. Vậy, nếu giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan – một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu. (Xét đến lịch sử đẫm máu đầy tội ác của Ca-Tô Giáo mà giáo hoàng John Paul II và Tòa Thánh Vatican đã phải xưng thú 7 núi tội ác trước nhân loại và xin được tha thứ thì câu bình luận của Graham ở trên không phải là không có căn bản. TCN).

Câu chuyện về Phê-rô thậm vô nghĩa – một người chết như mọi người mà lại có quyền lực trên khắp nhân loại trong muôn đời muôn kiếp. Trong những vấn đề tôn giáo, tín đồ Ca-Tô thật là nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ có thể nhẹ dạ đến mức tin rằng, trước khi có Ki Tô Giáo, những bậc thông thái như Pythagoras, Plato, Socrates…cần đến cái tên đánh cá Do Thái ngu đần này (Phê-rô) để đầy đọa hay cứu vớt linh hồn họ hay không? Nhất định là không, và chúng ta [ngày nay] cũng vậy.

[Graham, Lloyd, Deceptions & Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995, p.: 438: Thus the Catholic Church is founded on Peter whom, four verses later, Jesus openly calls Satan. Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan – a fact we have long expected. Peter’s story is the veriest nonsense – one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity. In things religious, Catholics are indeed credulous but can they be so credulous as to believe that pre-Christian sages like Pythagoras, Plato, Socrates…require this ignorant Jewish fisherman to bind and loose theirs souls? No, and neither are we.]

Đối với chúng ta, một câu hỏi tất nhiên cũng phải được đặt ra: người Việt Nam chúng ta, từ tổ tiên muôn đời đến chúng ta, có cần đến sự đầy đọa hay cứu vớt linh hồn từ cái tên đánh cá Do Thái Phê-rô, không những ngu đần mà còn hèn nhát, như được viết trong Tân Ước không? Và chúng ta có cần đến vai trò của người tự nhận là kế vị Phê-rô, và tại sao cần, khi mà vai trò Giáo hoàng đầu tiên của Ca-Tô Giáo Rô-ma, Phê-rô, rõ ràng chỉ là sự ngụy tạo thần học của Giáo hội?

Thứ ba, Thánh Kinh viết rõ, Phê-rô là mẫu người coi lời Chúa như không có, phản phúc và hèn nhát. Trước ngày Giê-su bị bắt, Giê-su bảo Phê-rô hãy thức cùng Giê-su để cầu nguyện cùng Giê-su, và Giê-su đi ra chỗ khác cầu nguyện. Tân Ước viết rõ, Giê-su cũng sợ chết, không muốn chết nên cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu có thể đừng bắt con phải uống chén đắng này” [nghĩa là đừng bắt con phải chết] (Matthew 26: 38-39: , nhưng khi trở lại thì Phê-rô đã ngủ khì (Matthew 26: 40).. Khi Chúa bị bắt, vì sợ bị kết tội đồng lõa, Phê-rô đã ba lần chối Chúa, thề là không hề biết Chúa (Matthew 26: 70, 72, 74) Khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá thì Phê-rô trốn biệt. Một người tư cách như vậy mà Chúa lại chọn để thành lập giáo hội hay sao? Chúa không có môn đồ nào tốt hơn và hiểu biết hơn tên đánh cá Phê-rô hay sao?

Trước những bằng chứng không thể phủ bác như trên ở ngay trong Thánh Kinh, Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-tô, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng, trang 83, cho rằng “câu chuyện ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm” và trích dẫn lời của Albert Camus, cho rằng “Giê-su đã riễu cợt cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê-rô khi bảo Phê-rô là vững như phiến đá”. Rồi Daleiden kết luận:

Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê-rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào sau.

[Daleiden, Joseph, The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994, p. 83: It is not surprising, therefore, to learn that many biblical scholars believe the evidence indicates that this reference to Peter, like many other New Testament passages, was inserted at a later date.]

Nhưng không phải chỉ có các học giả mới nhận ra sự phi lý trong câu chuyện về Phê-rô, mà chính những nhà Thần học nổi danh trong giáo hội Ca-Tô cũng phải thừa nhận rằng thuyết Chúa thành lập giáo hội và trao quyền cho Phê-rô chỉ là ngụy tạo.

Hans Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, cũng phải viết như sau:

Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống. Và vì sự sắp tới của Nước Trời này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng của Do Thái. Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào. Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau. [Một tôn giáo như Ca-Tô Giáo Rô-ma ngày nay]

[Kung, Hans, Christ Sein (1976), p.338-339: The historical Jesus.. counted on the world’s coming to an end in his own lifetime. And for this coming of God’s kingdom he doubtless did not want to found a special community distinct from Israel, with its own creed, its own cult, its own constitution, its own office…All this means that in his own lifetime Jesus never found any church. He had no idea of founding and organizing a large-scale religious operation that would have to be created…]

Và Uta Ranke-Heinemann, nữ Giáo sư Thần học Công Giáo đầu tiên trong Giáo hội Ca-Tô, cũng viết:

Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền. Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm. Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội… Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.

Trong chương 21, chương ngụy tạo trong phúc âm John – nghĩa là chương được thêm vào phúc âm chính sau này – ý tưởng về một vai phó đã được phát triển rõ ràng. Phê-rô trở thành kẻ chăn đàn chiên của Giê-su. Như là đại diện của Giê-su, người chăn chiên thực sự lúc đầu, hắn thay thế Giê-su trong nhiệm vụ này. Ngay sau đó, giáo hội nghĩ rằng điều quan trọng không phải là con người Phê-rô. Giáo hội quyết định rằng chức vụ của Phê-rô là nền tảng của Giáo hội, do chính Giê-su thiết lập vĩnh viễn. Với quan niệm này chúng ta có những giáo hoàng là kế thừa Phê-rô và là phụ tá của Giê-su, và chế độ giáo hoàng là nền tảng của giáo hội.

[Uta Ranke-Heinemann, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 217: The Church has turned Jesus into its propagandist. For this reason we take everything that presupposes or dicusses or promotes the existence of a Church as interpolation by the authors of the Gospels into Jesus’ original sayings. That includes Jesus’ hailing Peter as the rock on which he will build his church (Matt. 16:18), since Jesus never meant to found a church… It’s not Jesus who’s speaking here; it’s the early church, which was interested in having such a leadership position and authority figure because of its growing hierarchical structure. In the inauthentic chapter 21 of John – that is, in a later addition to the actual gospel – the idea of a deputy is already clearly developed. Peter becomes the shepherd of the flock of Christ. He takes over the functions of Jesus, the former and actual shepherd, as his representative. Shortly afterward, the Church began to think that the important thing was not the person of Peter. The Church decided that the office Peter held was the bedrock foundation of the Church, and that Jesus established it permanently. With this concept we have the popes as Peter’s successors and Christ’s deputies, and the papacy as the foundation of the Church.]

Một nhận định chính xác về thực chất Giáo hội Ca Tô Rô Ma là của Linh Mục Joseph McCabe. Linh mục Joseph McCabe là một học giả nổi tiếng về bộ sử 8 cuốn: A Complete Outline of History. Bộ sử này được dùng trong các đại học Mỹ trong nhiều thập niên. Nhưng nổi tiếng hơn cả là một bộ sách Thế Lực Đen Quốc Tế “The Black International” (Chỉ Ca Tô Giáo Rô-ma) gồm gần 20 cuốn sách mỏng, viết về mọi mặt của Ca Tô Giáo Rô-ma. Tác phẩm dài nhất và đầy đủ về cấu trúc của chế độ Giáo hoàng, Thực chất giới Linh Mục, Học thuật Công Giáo (Catholic Scholarship), Các lễ tiết, bí tích mê tín trong Ca Tô Giáo Rô-ma v..v.. là cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Ca Tô Rô-ma (The Truth About The Catholic Church, Girard, KS; Haldeman Julius, 1942). Cuốn sách này gồm có hai phần: Phần đầu nói về Lịch sử Giáo Hội Rô-ma (The History Of The Roman Church), và Phần hai nói về Giáo Hội Ngày Nay (The Church Today). Ngay chương đầu, Linh mục Joseph McCabe viết:

Trong tất cả những chuyện giả tưởng vẫn còn được ẩn núp dưới cái dù dột nát “Chân lý Ca Tô Giáo”, truyền thuyết về chế độ giáo hoàng được thành lập bởi Chúa và hệ thống giáo hoàng thật đúng là lì lợm và có tính cách lãng mạn nhất. Chẳng có quyền lực thần thánh nào, mà chỉ là một chuỗi những ngụy tạo và cưỡng bách, những lừa đảo tôn giáo và tham vọng ngỗ ngược, phạm phải trong một thời đại cực kỳ ngu si, đã dựng lên quyền lực của giáo hoàng, hệ thống giáo sĩ và tín ngưỡng.

Từ “Giáo hội” chẳng có nghĩa gì trong thời của Giê-su và Phê-rô. Không có từ đó trong tiếng Aramic. Giê-su đã phải nói là “Giáo đường” [nơi tụ tập cầu nguyện của người Do Thái], và ông ta ghét những Giáo đường.

[Of all the fictions which still shelter from the storm of modern criticism under the leaky umbrella of “Catholic Truth”, the legend of the divine foundation of the Papacy and the Papal system is quite the boldest and most romantic. No divine force, but a pitifully human series of forgeries and coercions, of pious frauds and truculent ambitions, perpetrated in an age of deep ignorance, built up the Papal power, hierarchy and creed…The word “church” had no meaning at all in the days of Christ and Peter. There was no such word in Aramaic. Christ would have had to say “synagogue”; and he hated synagogues.]

Cũng vì những bằng chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Tân Ước mà khi được hỏi rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không, Linh mục John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO).

Từ những bằng chứng nghiên cứu Thánh Kinh của các học giả trong thế giới Tây Phương và của cả những nhà Thần học nổi danh trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, chúng ta thấy rõ sự ngụy tạo ra tín điều “Chúa chọn Phê-rô là người thừa kế” chẳng qua chỉ là mánh mưu của Giáo hội Ca-Tô để tạo quyền lực trên đám tín đồ đầu óc yếu kém, cả tin, và không bao giờ đọc hay không đủ khả năng đọc Thánh Kinh . Lịch sử đã chứng tỏ Giáo hội Ca-Tô triệt để khai thác sự ngu dốt của quần chúng và cho đến ngày nay, vẫn duy trì sách lược giam giữ tín đồ trong sự ngu dốt, trong một ngục tù tâm linh, không dám cho tín đồ biết về những sự thực về Kinh Thánh cũng như về Ca-Tô Giáo, tuy rằng những sự thật này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Biết chắc là Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác, nên không bao giờ có thể trở lại trần gian được nữa, Giáo hội mới bày đặt ra chuyện Chúa chọn Phê-rô để thành lập Giáo hội. Cả Chúa và Phê-rô cũng đã chết rồi, đâu còn có thể trở lại trần để mà cải chính hay bác bỏ giáo lý ngụy tạo của Giáo hội Ca-Tô. Nhưng mục đích của sự ngụy tạo này cũng không phải là để vinh danh Chúa hay Phê-rô mà thực ra chỉ dùng Chúa Giê-su và Phê-rô làm một bình phong thần học, một dụng cụ tuyên truyền, một bàn đạp để tạo nên thần quyền cho giáo hoàng và giáo hội. Giáo hội bày đặt ra chuyện Chúa chọn Phê-rô làm người kế vị để thiết lập giáo lý buộc các tín đồ phải tuyệt đối tin và tuân phục giáo hội thì mới được Chúa cứu rỗi. Theo sự diễn giảng của giáo hội thì Phê-rô là người tuyệt đối tin Chúa nên được Chúa chọn bất kể là Phê-rô ngu đần và hèn nhát như Thánh Kinh đã viết rõ. Sự bịa đặt này còn nhằm một mánh mưu khác, đó là dạy tín đồ chỉ cần đặt niềm tin vào Giê-su để được cứu rỗi, sự ngu dốt và vô đạo đức không phải là vấn đề, bởi vì chính Phê rô, bản chất là một tên ngu dốt và vô đạo đức, nhưng vì hết lòng tin Chúa nên vẫn được Chúa chọn. Bởi vậy chúng ta thấy không có tôn giáo nào mà giới giáo sĩ và các tín đồ lại có tỷ lệ ngu dốt và kém đạo đức như Ca-Tô Giáo Rô-ma. Và vì Phê-rô cũng đã chết rồi, cho nên quyền lực của Chúa nằm trong tay những người kế thừa Phê-rô, một chức vị tự phong của các giáo hoàng. Qua học thuật Ca-tô (Catholic scholarship), các tín đồ Ca Tô đều được nhồi sọ từ khi mới sinh ra đời tín điều hoang đường là “Giáo Hoàng là đại diện của Chúa”, nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường và có quyền “rút phép thông công” tín đồ, hoặc “giáo hội do Chúa Giê-su thành lập nên không thể sai lầm” v..v… Do đó điều kiện tiên quyết cho các tín đồ muốn được Chúa cứu rỗi là phải tuyệt đối “quên mình trong vâng phục” giáo hoàng, giáo hội. Điều bất hạnh cho nhân loại là ngày nay vẫn có hàng triệu người tin như vậy, không hề quan tâm đến những điều phi lý nằm trong những thủ đoạn thần học này.. Bởi vậy mà ngày nay, Giáo hoàng Benedict XVI vẫn thản nhiên tự nhận là Tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh” mà không chút ngượng ngùng trước thế giới.

Chúng ta thấy, chuyện Giê-su thành lập một giáo hội như giáo hội Ca-Tô Rô-ma ngày nay là một chuyện đã bị hầu hết những bậc thức giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Ca-tô bác bỏ. Lẽ dĩ nhiên, không ai cấm ai không được tin vào một giáo hội thế tục do con người tạo ra và lừa dối tín đồ là do Chúa tạo ra. Đó là sự chọn lựa của họ và đó là niềm tin riêng tư của họ. Nhưng vì cái gì mà họ tự đặt mình trong sự lừa dối của một tổ chức thế tục nấp sau bình phong tôn giáo? Vì trên thực tế, nếu giáo hội Ca-Tô Rô-ma không phải là do Chúa thành lập, thì lẽ tất nhiên Chúa chẳng bao giờ can thiệp vào việc của một giáo hội không phải của Chúa. Điều này các tín đồ không bao giờ nghĩ đến.

Đây là một sự thật khá đau lòng đối với một số người đã từng đặt hết niềm tin vào một giáo hội với hi vọng có thể đến với Chúa qua trung gian của giáo hội. Nhưng dù đau lòng cách mấy, khi đối diện với một sự thật bất khả phủ bác, một số không ít người can đảm đã dứt khoát ra khỏi cái ngục tù tâm linh đã giam hãm mình trong nhiều năm. Và đây là một sự kiện.

 

Vài Lời Kết:

Tại sao trong thời buổi này mà vẫn có nhiều người tin vào những điều không thể tin được. Mục Sư Ernie Bringas đã giải thích là vì trong đầu óc họ có một “điểm mù tôn giáo” (religious blind spot). Nhiều tín đồ Ki Tô Giáo, không phải là họ không có đầu óc, hay thiếu thông minh, họ có thể thành đạt trong các lãnh vực, bộ môn kiến thức khác. Nhưng về tôn giáo của họ thì điểm mù tôn giáo trong đầu óc khiến cho kiến thức tôn giáo của họ thuộc thế kỷ 17. Do đó tại sao chúng ta thấy một số không nhỏ trí thức Ki Tô Giáo Việt Nam rất thành công trong xã hội nhưng đầu óc họ vẫn bó chặt trong bộ kiến thức về Ki Tô Giáo của thế kỷ 17. Bà Đốc Thanh là một trí thức điển hình. Suốt trong bài viết, bà ta không nói lên được điều gì có tính cách thuyết phục độc giả mà chỉ toàn là những luận điệu thần học đã lỗi thời như chuyện Thiên Chúa sáng tạo, tội tổ tông, Thiên Chúa xuống làm người chết đi rồi sống lại để cứu độ nhân loại, GHCG do Chúa thành lập, GHCG thánh thiện, mọi tín đồ CG đều là thánh cả, hay những tội ác được sửa đổi để trở nên thánh thiện hơn, kèm theo những ngụy biện về sự “thánh thiện” [sic} của Giáo hội. Họ không hề biết đến những tác phẩm nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ca-tô Rô-ma Giáo của các học giả và chức sắc tôn giáo trong những xã hội Tây Phương trong vòng 200 năm nay với hàng ngàn tác phẩm đã được xuất bản. Họ cũng không biết đến lịch sử tàn bạo của Giáo hội, những sự thay đổi của Giáo hội trước những tiến bộ trí thức của nhân loại, và những diễn biến ngay trong nội bộ Giáo hội. Để kết thúc tôi có hai câu hỏi cho bà Đốc cũng như cho mọi tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam:

Thứ nhất, bà Đốc tin rằng Chúa Giê-su xuống trần để chuộc tội cho nhân loại, và rồi chết đi rồi sống lại để cứu độ nhân loại, có phải không. Bà Đốc khẳng định là người CG coi cuộc sống trên đời chỉ là tạm bợ, cái mà họ nhắm đến là cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Chúa. Tất cả những ý tưởng này nằm trong hai câu trong Tân Ước:

John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, và câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế”

Câu trên là một hứa hẹn và câu dưới là một hù dọa. Chính Giáo hoàng John Paul II, trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” , xuất bản năm 1995, cũng đã viện dẫn câu này để trả lời mà không phải là trả lời câu hỏi là “Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?”. Vậy thì tôi xin hỏi bà Đốc: Nhân loại có mặt trên trái đất từ bao giờ, và Giê-su sinh ra rồi chết đi sống lại từ bao giờ? Có phải câu trên chỉ áp dụng cho những người sinh sau Giê-su, biết đến Giê-su và tin Giê-su hay không? Tại sao lại chỉ áp dụng cho những người sinh sau Giê-su. Hằng hà sa số những người sinh trước Giê-su, trong đó có tổ tiên nhiều đời trước của Giê-su, không biết đến Giê-su, vậy thì ai cứu, hay tất cả họ đều phải sống dưới hỏa ngục như câu John 3:18 ở trên hù dọa. Trước năm 1533, không có một người Việt Nam nào biết đến để mà tin Giê-su, trong đó tất nhiên có tổ tiên xa của bà Đốc, vậy thì họ đã bị đầy đọa như thế nào?

Thứ nhì, đây là một câu hỏi then chốt. Bà Đốc có tin rằng những người Việt Nam theo Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, giả thử tất cả đều tin vào Chúa Giê-su, có sẽ được Chúa Giê-su cứu rỗi để có được cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng ông ta không? Tiến Sĩ Madalyn O’Hair đã đưa ra một đề nghị như sau:

Đối với người nào [không phải là Do Thái] thực sự “thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu rỗi của họ” tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học.

[For someone [non-Jew] who really “truly feels in his heart that Jesus is his Savior” I would recommend a psychiatrist.]

Tại sao bà ta lại đề nghị như vậy? Tôi cho bà Đốc Thanh một chút gợi ý [a hint]. Câu trả lời nằm ngay trong Tân Ước. Bà Đốc Thanh là người thông minh, chắc chắn là bà sẽ tìm được câu trả lời trong Tân Ước.

Hi vọng vậy thôi.

 

Trần Chung Ngọc

ảnh minh họa của SH: những tín đồ ở Thái Hà nhìn lên trời
tìm Đức Bà "hiện ra" trên mây theo tin của những người
thuộc loại mê sảng (nếu không phải là có dụng ý) lúc "đòi đất" năm 2008!

 

 

Bà Đốc Nguyễn Thị Thanh: Tôi xin trả lời những câu ông bình phẩm và hỏi về bài viết của tôi. (BBT SH xin bỏ phần đỏ đỏ xanh xanh để giúp bạn đọc đỡ nhức đầu)

1- Ông Đồ TCN: “… tôi đã sửa soạn khăn gói chờ đợi ra hầu tòa, vì bà Đốc Thanh cùng ông GS Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng huy động 1.5 tỷ người Ki Tô Giáo…. khởi kiện tôi về tội danh…. đánh phá Thiên Chúa Giáo

Bà Đốc Thanh: Tại sao ông Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng và tôi đặt vấn đề đi kiện ông? Sự thật, có lẽ tuyệt đại đa số thời giờ cuộc đời, ông có mục đích dùng để moi móc, soi mói, dày xéo, mạt sát, xuyên tạc, một cách thiếu tâm lý, tị hiềm đạo Công Giáo với ý đồ không tưõng tiêu diệt Đức tin của người CG, đánh phá đạo CG mà ông tự cho là đi cứu người. Ông giống như là một luật sư chỉ cốt đi tìm cái lổi của đối thủ để đánh, chứ ông không hề là một nhà bình luận tôn giáo nhìn cả hai phía tốt xấu và so sánh tốt xấu. Về vụ kiện thì khi suy nghĩ lại, tôi đã lưu ý ông Thiện Ý nên xem ông TCN đáng tội nghiệp hơn là đáng kiện. Nay tôi trả lời ông khi thấy có thiện chí tìm hiểu chứ không đánh phá nữa?!. Hy vọng ông đùng đánh phá nữa, vô ích, và hy vọng bài nầy mở màn cho một đối thoại chân thành, hài hòa và xây dựng.

3- Ông Đồ TCN: “thời buổi này mà bà Đốc còn tin những điều vớ vẩn thuộc loại mê tín hoang đường của Kitô Giáo mà thế giới Tây phương, ít ra là trong hàng ngũ trí thức hay trong hàng ngũ những người hiểu biết về Kitô Giáo như NMQ và TCN chẳng hạn, đã loại bỏ.”

Bà Đốc Thanh: Ông Đồ Ngọc ơi, sự mê tín và sự không hiểu biết khác xa nhau lắm. Ông khoe là có bằng tiến sĩ sao ông không biết suy luận. Người trí thức có thể nói rằng ‘điều gì mà mình không hiểu biết là điều vớ vẩn, mê tín không?’ Ông cho “thời buổi nầy” lời nói của NMQ và TCN là ghê gớm lắm sao? Xin dành cho hai ông, ông đừng nên chủ quan thấy nghĩ rằng điều gì mình suy nghĩ là chân lý… còn xa. Với tôi thời buổi nầy dù khoa học phát minh nhất đối với quá khứ, nhưng sẽ rất thua ngày mai. Ông hãy nhìn những vì sao trên trời mà khoa học tìm hiểu thì ông sẽ biết khoa học chỉ là sự mò mẩm đi tìm kiếm sự thật mà kết quả chỉ là tàm tạm đủ khoái chí cho loài người thôi, chứ không bao giờ là cái thớ gì cả, suy nghĩ đi có đúng không. Suốt 2000 năm có vài người da trắng viết sách chống đạo CG cũng thường thôi; họ giúp ông tài liệu để đánh GHCG so với số người Tây phương đông đúc viết sách tung hô đạo CG thì chỉ như giọt nước với Đại dương thôi ông Ngọc ạ. Ông có biết gì, có suy gẩm gì về 90% điều tốt lành thánh thiện của GHCG đâu. Ông đừng nên lợi dụng cái xấu bé tí để thỏa tình đánh phá GHCG. Ông dư biết rằng cái hay của con người văn minh thời đại nầy là biết khiêm tốn, tôn trọng tư tưởng hay của người khác chứ không phải đi moi móc ‘vạch lá tìm sâu…’ vì đó là khía cạnh hạ cấp của loài người muôn thuở. Hy vọng là trí thức ông hiểu ý tôi.

5- Ông Đồ TCN: “theo tôi, bà Đốc Thanh đã thoát xác một nửa con chiên thành nửa người, vì chỉ có con người mới dám làm những chuyện con chiên không có khả năng làm như bà Đốc Thanh, hay không dám làm dù biết. Là một bậc trí thức như bà Đốc Thanh, tôi hi vọng trong tương lai, bà Đốc sẽ thoát xác nửa chiên cuối cùng để trở thành con người hoàn toàn…. “trăm phần trăm”. Điều này chắc không khó đối với một người có đầu óc như bà Đốc Thanh, chỉ cần bỏ đi những điều mê tín hoang đường đã lỗi thời, không còn mấy giá trị trong thế giới hiện đại ngày nay, và nhất là bỏ đi cái “đức vâng lời” mù quáng, và vứt đi những cái “thánh thiêng cao cả” tự nhận của CG..

Bà Đốc Nguyễn Thị Thanh: Ông TCN hiểu chữ “Con Chiên” của người CG quí báu như thế nào không ? Chính Chúa Giêsu tự xưng là ‘Con Chiên hiền lành’ đem đi tế lễ (giết) để cứu độ nhân loại. Người không hiểu biết về đạo CG, lầm lẫn về bản chất sinh tội cũng như sinh thánh của con người, không có gì đáng trách. Vâng, tôi đang cầu mong thoát xác để ‘thành thánh CG’. Ông bảo cần vứt việc ‘vâng lời’. Xin hỏi ông lúc học A, B, C đến học đại học, thi cử… ông có vâng lời không? Ông làm việc trong hang, ông có vâng lời không ? Nếu từ lúc được sinh ra đến nay, ông không biết vâng lời thì ông đã sẽ là gì? Ông cũng biết là ông chỉ vâng lời điều tốt từ cha mẹ ông, từ thầy giáo vì họ thương yêu ông. Ông không vâng lời bọn du đảng, cờ bạc, cướp bóc, mãi dâm… phải không? Ông khuyên tôi vất đi cái Thánh thiện cao cả hả? Ông TCN ơi, ông có hỏi “Thánh là gì?” Sau đây, tôi sẽ trả lời cho ông hay thánh thiện là gì. Ông TCN khen nịnh tôi có đầu óc, có khả năng làm tất cả. Vâng, chính tôi đang làm đây, đang có đầu óc trả lời ông đây…..

6- Ông Đồ TCN: “Đức Chúa Thánh Thần nguyên thủy chỉ là một con Thánh Ma [Holy Ghost] gây ra những chuyện ma mãnh như làm cho cô bé Maria mang thai. Khi phong chức linh mục thì con Thánh Ma này đã ngự vào ông linh mục, nhưng rồi ông linh mục vẫn làm bậy. Vậy Sứ mệnh cao cả ?? Cao cả đối với ai??

Bà Đốc Thanh: Ông thật mâu thuẩn, câu trước đá câu sau khi nói “Khi phong chức linh mục thì con Thánh Ma này đã ngự vào ông linh mục, nhưng rồi ông linh mục vẫn làm bậy.”.

Làm sao ông hiểu được Đức Chúa Thánh Thần là ai? Ai them cho ông hiểu, khó lắm ông TCN ơi. Tôi dạy cho ông biết Đức Chúa Thánh thần là ai, là Linh Hồn Đức Chúa Giêsu, nếu ông chịu khó tìm hiểu Phúc Âm sẽ thấy đó là chính lời Chúa Giêsu nói ra, nếu ông không tìm ra trong Tân Kinh Ước tôi sẽ chỉ ông sau. Thiên Chúa là đấng toàn năng, Người muốn làm gì mà không được, nói chi đến việc chuyện Người cho phép một người nữ không mắc tội tổ tông, sống đồng trinh mà có thai sinh con. Còn ơn Đức Chúa Thánh Thần ban, mọi người đều có quyền tự do nhận lãnh hay không. Các ông LM làm bậy là tự do của họ, vả lại họ vẩn luôn còn có con đường ăn năn hối cải, nếu không Chúa Giêsu cứu độ loài người làm chi, Chúa đặt Bí tích Hòa Giải làm chi. LM có sứ mệnh cao cả thật ông TCN ạ, chính nhờ công đức của LM mà nay tôi có khả năng đối thoại với ông. Chính LM có sứ mệnh cao cả đem Chúa đến trong lòng tôi dần cho là họ vẩn có tội lõi nhiều. Trong các Thánh Lễ, LM đóc trước ai hết “lổi tại tôi, lổi tại tôi mọi đàng… xin anh chị em tha thứ cho tôi…. Xin Chúa đừng nhìn đến tội lỗi của con, một xin Chúa hãy nhìn đến Đức Tin của con và của GHCG….”. LM cũng như mọi người, có tội là phải ‘xưng tội’, xưng tội chừa tội là hết tôi. LM là cao cả là vậy. Vả lại mọi người CG là cao cả hết tùy mình. Mọi con người là cao cả hết tùy lòng nhân ái của mình. TCN ngưng ghen ghét người, tị hiềm, kiêu cang thì TCN cũng rất là cao cả.

(6a)

Bà Đốc Thanh: LM cũng như mọi người, có tội là phải ‘xưng tội’, xưng tội chừa tội là hết tội. LM là cao cả là vậy.

7- Ông Đồ TCN: “Bà Đốc Thanh ơi! Chính những sự kiện lịch sử của GHCG đã bôi bác phá hoại GHCG đấy. Chúng tôi chỉ làm việc đưa ra những sự thật mà Giáo hội muốn giấu

Bà Đốc Thanh: Ông nói rất đúng, những sai lầm tội lỗi của người CG đã bôi bác đạo CG hơn lời buộc tội của ai cả. Nếu ông đưa ra sự thật có tính cách xây dựng thì GHCG cám ơn các ông biết bao! Nhưng chủ tạm của ông và NMQ, GĐ, SH thì không có thiện tâm xây dựng mà là phá hoại tận gốc. Tuy nhiên trong cái bất thiện GHCG có lắm cái lợi như tôi đã nói “Nhưng trong cái đánh phá của họ cũng có điều bổ ích, xét lại, tu thân chỉnh giáo cho GHCG…”.

9- Ông Đồ TCN: “Vì các tu sĩ Linh mục đều tự nhận là các “Chúa thứ hai” (alter Christus), và có quyền tha tội cho các con chiên, thường ít tội hơn các cha

Bà Đốc Thanh: Các LM được phong là ‘Thừa tác viên’ của Chúa Giêsu chứ không tự nhận đâu. Người tha tội là Thiên Chúa chứ không phải LM đâu ông TCN ạ. Các LM, GM và ngay ĐTC cũng phải xưng tội luôn luôn với một LM khác. Còn tội nhiều tội ít thì chỉ có Chúa phán đoán thôi.

10- Ông Đồ TCN: “Nếu thực sự GHCG có giá trị thánh thiêng và sứ mạng cao trọng thì không bao giờ lại có những chuyện động trời như trên xảy ra trong Giáo hội, những chuyện mà giới chăn chiên đã lợi dụng cái giá trị thánh thiêng cũng như sứ mạng cao cả không hề có của Giáo hội để mà làm bậy

Bà Đốc Thanh: Chúa Giêsu đã chọn những con người tội lỗi có thể sai lầm mà đại diện cho Người. Mà Chúa đã chọn tức nhiên Chúa tha thứ khi họ biết thống hối. Còn giá trị thánh thiêng và sứ mạng cao cả là từ Thiên Chúa mà đến, chứ không phải từ những con người đại diện Thiên Chúa. Chỉ 12 thánh Tông đồ, mà đã 2 ông phạm đại tội một các trắng trợn, còn nhiều ông khác cũng phạm tội nầy tội nọ, nhiều lắm. Nhìn xem: Ki Chúa bị bắt, Chúa Chết mấy ông bỏ chạy hết; khi Chúa giảng dạy những đều cao sâu họ củng nói lời khinh khi “Nói chi đều khó nghe như vậy…” rồi bỏ đi hết. Có thể nói mọi tông đồ, mọi đấng thánh, mọi thành phần của GHCG đều có tội lỗi đầy tràn, nếu không Chúa Giêsu lập phép Bí tích “Giải Tội” làm chi. Chúa Giêsu đã giao GHCG trần gian trong tay những con người tầm thường và tội lỗi. Ăn năn hối cải là họ mở lòng đón nhận ơn Thánh thiêng từ Thiên Chúa. Vì vậy ở đâu cũng có nhiều đấng bậc thánh thiện (nhất là bậc thánh đến từ nhũng tội nhân biết hối cài, ví như TCN, NMQ viết hối cãi là nên thánh cao lắm đấy, vò mấy người là có khuynh hướng đi đến cái đích, đích nầy đến đích khác – hy vọng đây là một tiên đoán của tôi) và nhiều tội nhân, ngay cả đối với các ĐTC. Tội lỗi đôi khi là điều cần thiết khi biết hối cải, vì nó giúp cho con người không kiêu ngạo và nên thánh như các vị thánh trong GHCG mà thánh Magdalèna, Paul và Augustin… điển hình.

17- Ông Đồ TCN: “Vậy chức Linh mục có phải là chức thánh không? Thánh ở chỗ nào?

Bà Đốc Thanh: Thưa rằng chức Linh mục là chức thánh. Vì đó là chức Chúa Giêsu đặt ra vì lợi ích cho GHCG của người. Thánh ở chổ chức LM đến từ Chúa Giêsu, chứ không phải chức LM đến từ cá nhân LM. Chức LM luôn là chức thánh. Chức thánh không tùy vào người được hưởng là xấu hay tốt. Các phép Bí Tích trong GHCG đều là Thánh hết cả. Người CG đều là Thánh hết cả nếu họ sống theo Phúc Âm Chúa Giêsu cũng người Phật Giáo là “Phật” nếu họ biết cởi bỏ tham sân si.

18- Thầy Giáo TCN: “Vậy tại sao ông ta (ĐTC) lại đứng đầu vụ bao che bảo vệ các linh mục loạn dâm mà báo chí đã phanh phui ra gần đây. Ông ấy là một “siêu linh mục”, vậy ông ấy có tốt không? Ông ấy đã phán một câu rất mất dạy về Phật Giáo. Và trong vụ các linh mục loạn dâm gần đây, thế giới đều biết ông ta thuộc loại “siêu đạo đức giả”

Bà Đốc Thanh: Trước kia ĐTC Gioan Paul II chỉ âm thầm sửa phạt các LM phạm tội xác thịt bằng ‘treo chén’ hay đưa đến Roma giam lỏng ở Vatican học tập để tránh gương xấu. Nhưng do sự trừng trị trong nội bộ không mấy hiệu quả, với kinh nghiệm ĐTC GP II đã kêu gọi giáo dân lên tiếng để có hiệu quả hơn. Sau khi ĐTC GP II nói câu đó vào ngày 27 tháng Ba 2001, mới khuyến khích giáo dân khui các vụ gian dâm của các LM năm 2001 và nhất là 2002 tại Hoa Kỳ. Vì thế tôi mới nói rằng tai tiếng là tốt cho GHCG.

Ông TCN hỏi ĐTC có tốt không? Tất nhiên GHCG phải chọn lựa người vừa tốt vừa thánh thiện lại vừa tài giỏi, tức ĐTC là tốt. Ví dụ việc ĐTC GP II khuyên giáo dân lên tiếng về tội lỗi của hàng mục tử là tốt quá, GHCH Vatican phải tiến chứ. Tuy nhiên làm người thì ai cũng phạm lổi lầm, đều có thể tốt và có thể lầm lẫn hoặc sa ngã, ai kể cả ĐTC, trừ 1 người là Chúa Giêsu mà thôi. ĐTC GP II phán câu gì rất mất dạy về Phật Giáo, xin GS TCN cho tôi được biết ngay.

Trong vu LM loạn dậm, hay khi người thấy tuổi trẻ ngày nay sa đọa nhiều thì ĐTC vô cùng đau khổ, không có gì là đạo dức giả.

20- Ông Đồ TCN: “Nhưng lịch sử Giáo hội từ ngày đầu đến ngày nay lại chứng tỏ rằng “đời sống thánh thiện” lại chừa ra, từ các giáo hoàng trở xuống, cho nên khuôn mặt của Giáo hội chưa bao giờ có thể gọi là thánh thiện được cả. Đọc lịch sử một số không nhỏ giáo hoàng chúng ta thấy rõ như vậy. Ngoài ra, những chương lịch sử sau đây có gì có thể gọi là thánh thiện không: Thập ác chinh, Tòa án xử dị giáo, săn lùng tra tấn và thiêu sống phù thủy, đồng hành với thực dân để truyền đạo, toa rập với Phát xít Đức, Ý, Croatia v..v…, bao che bảo vệ các linh mục loạn dâm v…v… Cho nên, những lời tự nhận của Giáo hội như thánh thiện, tông truyền, duy nhất, ánh sáng của nhân loại v…v…trên thực tế lại rất xa với những lời khoa trương trên

Bà Đốc Thanh: Thưa ông giáo Ngọc, những điều ông nói về lịch sử GHCG thì có đúng một phần nhỏ, có sai một phần lớn. Vì theo tôi nghĩ ông chỉ tìm tòi phần lõi lầm để xuyên tạc cho nó khủng khiếp hầu kéo người yếu đức tin bỏ đạo. Ngày xưa người ta giết người có đạo, nay ông giết đại tinh vi hơn. Ông cố tình bỏ qua những điều tốt lành, nhân đức, thánh thiện của GHCG cho loài người. Tôi chỉ xin ví dụ tượng trưng : Ngày nay có Trường Tiểu học, Trung học, Đại học, Bệnh viện miễn phí, trại cùi, phung hủi, ho lao, nhà tế bần, nhà hưu dưỡng, Hồng Thập tự thế giới, Viện mồ côi, Viện dưỡng lảo, phát triển luân lý, nông nghiệp, kinh tế, bảo hiểm, giáo dục mọi hiểu biết khoa học tại học đường vv… và vv… mà chính ông và gia đình ông đang được thụ hưởng là do đâu nếu không nhờ nền văn minh bác ái CG mà người CG GHCG phương Tây đã thi hành.

Nếu cứ như mọi xã hội khác thì chỉ có bóc lột và đánh chém… “dấu nghề, dấu hiểu biết, sáng tạo”, “nghề gia truyền” rồi đến “nghề thất truyền” như nghề y của Hoa Đà, Biển Thước, Lãn Ông thì ông TCN làm gì biết về toán học.

Thầy giáo TCN chỉ biết học hỏi những chuyện độc ác bất nhân trong lịch sử loài người thì khủng khiếp như thế nào, trong lịch sử GH Phật Giáo Nhật Bản trong những thế kỷ trước, lịch sử Phật Giáo VN trong 4 thập niên vừa qua như thế nào, tôi không thấy ông TCN nhắc nhở. Riêng lịch sử GHCG thì đã được GH ghi chép lại mọi sự thật, ít xấu và nhiều tốt, GHCG không hề lên tiếng chối cải, tranh luận gì chỉ tìm cách sửa sai để tiến. Ông TCN chỉ thích phóng đại cái xấu xa sai lầm của tôn giáo mà ông ghét, lờ đi phần tốt vĩ đại khó có ai so sánh kịp. Tôi không khoe, nhưng phải nói sự thật: Nhờ luân lý công giáo cũng như Phật Giáo mà những hành động độc ác của loài người giảm đi rất nhiều, và điều tốt gia tăng vùn vụt làm thay đổi bộ mặt địa cầu về đời sống tâm linh cũng như về khoa học. Do đó những lời tôn vinh GHCG cũng như Phật giáo là đúng sự thật.

25- Ông Đồ TCN: “Bà Đốc Thanh chưa đọc Cựu Ước cũng như Tân Ước để thấy Thiên Chúa, cha cũng như con, đã thánh thiện như thế nào. Dung mạo của Chúa Cha đã được Richard Dawkins nêu lên rõ ràng rồi. Còn dung mạo của Chúa con thì Giám Mục John Shelby Spong đã nhận định là: “thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả” [narrowed-minded, vindictive, and even hypocritical

Bà Đốc Thanh: Thưa tôi đã đọc và học thuộc lòng Cựu Kinh Ước từ lúc mới biết đọc. Và tôi thấy dung mạo Thiên Chúa toàn năng, cũng có khi độc ác và hung dữ với người kiêu ngạo, phạm thượng, độc ác và hung dữ. Tôi cũng thấy dung mạo Thiên Chúa nhân từ, lòng lành yêu thương, tha thứ với những người yêu thương Thiên Chúa và con người, và có đời sống ngay lành, kính sợ Thiên Chúa, hay với người tội lỗi mà biết ăn năn.

Tiếng Cha và Con mà Chúa Giêsu nói đến trong Tân Kinh Ước là một hình thức cho loài người dễ hiểu rằng Chúa Giêsu bởi đâu mà ra, là bởi Cha, tức là Thiên Chúa thay đồi hay đi từ chức năng của Thượng Đế dựng nên muôn loài muôn vật đến chức năng Cứu Độ tạo vật tuyệt hảo là con người. Như tôi đã thưa ở trên, khi Chúa về Thiên đàng, Người vì yêu thương loài người, Thiên Chúa lại thay đổi chức năng mà gởi Thánh Linh Thiên Chúa (linh hồn của Chúa Giêsu) trở lại dương thế để tiếp tục hổ trợ loài người bằng chức năng mới là làm “Đấng ban mọi ơn phước”.

Một Thiên Chúa có Ba Ngôi tức là có ba ngôi vị làm ba chức năng đối với loài người. Dễ hiễu thôi.

27- Ông Đồ TCN: “Trên thực tế, những con người thế tục và vô thần thì đạo đức hơn những thánh trong CG nhiều. Lịch sử đã chứng tỏ như vậy

Bà Đốc Thanh: Ông GS TCN chứng minh cho xem, lịch sử? Một GS. TS. mà ăn nói ẩu xĩ ầu tả như vậy sao? Ông hãy xem Liên Xô, Trung Cộng, CSVN, Hitler và các nước vô thần khác giết oan bao nhiêu trăm triệu người trên thế giới. Tôi đề nghị ông TCN ăn nói đàng hoàng thế nào để tôi còn trả lời ông.

28- Ông Đồ TCN: “Sự kiện: Đức Ki Tô chưa bao giờ xây dựng một giáo hội như GHCG. Hãy đọc kỹ Tân ước

Bà Đốc Thanh: Ông đọc Phúc Âm và như mù, hãy đọc lại, khi Chúa sống lại, Chúa đã nói gì với Phê Rô. Ông phải thông minh, có học thức nhiều hơn Phê Rô. Đức Kitô xây dựng GHCG, và thế lực ma quỉ hỏa ngục không tàn phá được. Chúa giữ gìn GHCG với nhiều roi sắt để thức tỉnh, tội lỗi được đưa ra ánh sáng để được rửa sạch. Những gì ra ngoài ánh sáng để được nhìn nhận là tội lỗi là những ân sủng. Vì tội lỗi được ‘xưng ra’ là được rửa sạch và tha thứ. Tội lỗi loài người nhiều hơn hột cát dưới lòng đại dương, nhưng không ai hoài công nhắc nhỏi. 2000 năm nay tội lỗi của GHCG trần thế đã được minh bạch.

 

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>