●   Bản rời    

Tôi Đọc Bài Của Uwe Siemon-Netto: "50 năm trước..." (Trần Chung Ngọc)

TÔI ĐỌC BÀI:

“50 năm trước: Hà Nội khởi xướng cuộc chiến Việt Nam”

Của Uwe Siemon-Netto – Duy Anh chuyển ngữ

Trên DCVOnline

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt046.php

13 tháng 4, 2010

Vài Lời Nói Đầu:

Trong thời hai cuộc chiến, tiền Genève và hậu Genève, tôi đã phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong hơn 8 năm, ở tiền tuyến cũng như hậu phương. Trong quân ngũ, tôi là một sĩ quan xuất thân từ Trường Sĩ Quan Trừ Bị Khóa I ở Nam Định. Ngoài dân sự, tôi là một giáo sư dạy khoa học. Như vậy, tôi đã phục vụ phe Quốc Gia, trong quân ngũ cũng như ngoài dân sự, từ ngày đầu cho tới ngày cuối, và tôi nghĩ tôi không có gì phải thẹn với lòng vì đã làm đầy đủ bổn phận công dân dưới thể chế mà tôi phục vụ. Cho nên tôi nghĩ, những kẻ hoặc trốn quân dịch, hoặc chạy chọt để được miễn dịch, hoặc chưa bao giờ biết đời sống trong quân ngũ là gì, hoặc chưa bao giờ đóng góp gì thiết thực cho Quốc Gia, thì không đủ tư cách để nói chuyện với tôi về chống hay không chống Cộng.

Trước đây, tôi đã phê bình một người CS trong bài “Tản Mạn xung quanh cuộc chiến ở Việt Nam.. http://giaodiemonline.com/2008/03/tanman.htm. Ông ta cho rằng người Quốc Gia không yêu nước chân chính như người Cộng Sản:

Có một điều tôi cần phải phê bình là ông Nguyễn Hòa cho rằng người Quốc Gia không yêu nước chân chính như người Cộng Sản. Ông đã không xét đến việc Cộng Sản đã làm gì từ 1945 để cho một số người Việt Nam không nhỏ, cũng yêu nước không kém gì người Cộng Sản, bắt buộc phải ở trong vị thế của người Quốc Gia đối lập. Phải chăng người Quốc Gia đều là Pháp-Ngụy hay Mỹ-Ngụy, toàn là những kẻ “bán rẻ đất nước, phục vụ quyền lợi và mưu đồ của ngoại bang.”?? Nhìn vấn đề như vậy thì có vẻ phiến diện, thiển cận. Người Quốc Gia chúng tôi ý thức được rõ ràng rằng mình đang ở trong thế kẹt, thế kẹt đó là dù muốn dù không cũng nằm dưới dù của Pháp và Mỹ, không có tự do và cũng không đủ khả năng để hành động theo ý muốn. Do đó, tuy có một lý tưởng, một lý tưởng quốc gia khác với lý tưởng Cộng Sản, nhưng thực tế đối với đa số quần chúng lại không có chính nghĩa. Cũng vì vậy mà ở miền Nam có những phong trào phản chiến, vận động hòa bình, chủ trương trung lập, không chấp nhận sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, nhưng cũng không chấp nhận chế độ Cộng Sản mà họ đã có những kinh nghiệm đắt gíá. Với những phong trào như vậy, người Cộng Sản phải nhận thức được rằng, đó chính là điểm khác của chế độ miền Nam, tuy kẹt và còn rất nhiều hạn chế, nhưng dù sao cũng khác với chế độ Cộng Sản trong thời chiến rất nhiều.

Tôi có cảm tưởng rằng những người thường chụp mũ tôi là CS thường không đọc kỹ những bài viết của tôi, và rất có thể có đọc cũng không hiểu. Họ chỉ thấy những tài liệu lịch sử nào không hợp với mục tiêu cuồng tín chống Cộng cho Chúa, hay chống Cộng chết bỏ, hay chống Cộng cực đoan của họ là họ như những con bò mộng Tây Ban Nha húc càn. Đối với họ, người Việt di cư không có quyền viết bất cứ điều gì tiêu cực về phe Quốc Gia, và nhất là, không được viết bất cứ điều gì tích cực, dù là đúng, về phe Cộng Sản. Có vẻ như họ là những lái buôn buôn nón cối.

Chiến tranh đã chấm dứt 35 năm rồi. Ngồi đọc lại lịch sử nước nhà trong giai đoạn huynh đệ tương tàn đó, ai cũng phải cảm thấy đau lòng. Nhưng khi viết lại lịch sử thì chúng ta phải viết một cách trung thực cho đúng với sự thật lịch sử. Ngày nay, sau mấy chục năm, còn viết lịch sử trong tâm cảnh thù nghịch Quốc Cộng thì thật là ngu xuẩn. Sự thật lịch sử rất rõ ràng, không thiên vị, không bè phái, không Quốc, không Cộng. Đơn thuần chỉ là những sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, thực tế là mỗi người viết sử đều có một lập trường thiên vị không ít thì nhiều. Một danh nhân đã từng nói: “Người nào viết sử mà không thiên vị thì người đó tất nhiên phải có cái mặc cảm của Thiên Chúa” (Those who write history without bias must have the “God Complex”). Thiên vị nhưng không thể viết trắng thành đen, ngụy tạo sự kiện, hay bẻ queo sự thật. Chúng ta có thể diễn giải một sự kiện lịch sử theo sự suy nghĩ của chúng ta nhưng chúng ta không thể thay đổi lịch sử.

Gần đây tôi đảo vào DCVOnline và đọc được bài “50 Năm Trước – Hanoi khởi xướng cuộc chiến Việt Nam” của Uwe Siemon-Netto – Duy Anh chuyển ngữ. Đọc bài này tôi thấy tác giả rõ ràng là muốn thay đổi lịch sử, thật sự không hiểu gì về cuộc chiến ở Việt Nam, và vẫn đưa ra những luận điệu chống Cộng một chiều cũ kỹ. Nguyên cái đầu đề “50 Năm Trước – Hanoi khởi xướng cuộc chiến Việt Nam” đã chứng tỏ kiến thức của tác giả về cuộc chiến Việt Nam là một con số không vĩ đại. Ngoài ra tác giả cũng còn nêu lên những đau khổ và mất mát của những người ở phe thất trận và không nói gì đến những tổn thất và mất mát to lớn hơn của phe Cộng sản. Do đó chúng ta đã có thể đoán biết nội dung của bài trên, và tôi sẽ không mất thì giờ để phê bình toàn bài. Sau đây tôi sẽ chỉ phân tích hai đoạn điển hình trong bài của tác giả.

۞

Tác giả Uwe Siemon-Netto viết:

1. Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông. Họ cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam. Đến nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm: đó là Hồ Chí Minh. Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, HCM là một thành viên cốt cán của Cộng Sản Quốc tế (Comintern) với nhiệm vụ rõ rệt là áp dụng chủ thuyết Lê Nin Nít vào Việt Nam. HCM đã theo đuổi không mệt mỏi sứ mạng được giao, ngay cả sau khi hiệp định Geneve 1954 tạm thời chia đôi đất nước với Bắc Việt theo Cộng Sản và Miền Nam Việt Nam theo khối Tây Âu.

2. Tết 2010 đánh dấu một cộc mốc quan trọng cho người Mỹ gốc Việt. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1.6 triệu và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á Châu lớn thứ hai toàn nước Mỹ (sau người Trung Hoa*). Đối với họ, năm 2010 cũng chứa đựng một khía cạnh đau buồn bởi vì là kỷ niệm thứ 50 của một biến cố khiến họ phải bỏ xứ lưu lạc đến bến bờ này. Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gọi tắt là Việt Cộng. Điều này đã mở màn cho một cuộc chiến mà hậu quả là nỗi đau đớn chưa nguôi cho hàng chục ngàn người đã từng nếm trải ngục tù cộng sản.

Trước hết, có thật là “những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông, cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam” như tác giả viết không? Chúng ta hãy đọc vài tài liệu của Mỹ để xem có phải những tác giả đều là những “tư tưởng gia quá khích” bịa đặt lịch sử hay không.

Daniel Ellsberg năm 2006

Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ. [1]

Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài. Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng tuyệt đại đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

Có lẽ chúng ta cũng nên biết thêm một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm. Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe và Rick Berg, Giáo sư đại học Iowa, viết, trang 28-29:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương. [2]

Như vậy thì, ai đã khởi xướng cuộc chiến Việt Nam hậu Geneva? Kẻ xâm lăng hay người chống xâm lăng? Và những tội ác khủng khiếp trên đất nước Việt Nam là từ đâu mà ra?

Tác giả nhận định về Ông Hồ Chí Minh bằng những luận điệu thiển cận ngu ngơ quen thuộc của giới chống Cộng cực đoan, hoàn toàn không biết gì về con người của ông Hồ, và cũng chẳng hiểu gì về chủ thuyết Lê Nin Nít. Nhận định trên hoàn toàn vô giá trị trước những nhận định phi phe phái của các học giả ngoại quốc. Sự thật là, Mỹ đã giúp 80% quân phí cho Pháp để tái lập nền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Và sau khi Pháp thất trận thì Mỹ nhảy vào thay thế, dựng lên chế độ đạo phiệt ở miền Nam để chống Cộng cho Mỹ. Cho nên các học giả Tây phương đã đồng thuận ở điểm: Chính Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam.

Sau đây là vài nhận định về Ông Hồ để xem Ông Hồ là con người như thế nào. Nên hiểu rằng các tác giả sau đây không có một lý do nào để thiên vị Ông Hồ. Không có người nào là đảng viên Cộng Sản hay có mối liên hệ nào với Cộng sản.

Trước hết là đoạn kết trong cuốn Ho Chi Minh của Jules Archer, trang 189-190:

Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vị kỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta đã vật nước Pháp phải khụyu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.

Sự cương quyết về một mục đích đã làm thay đổi giòng lịch sử, làm phân rẽ dư luận quần chúng ở Hoa Kỳ, bắt buộc một Tổng Thống Mỹ phải rút lui không tái cử cho nhiệm kỳ hai, khiến cho hàng triệu giới trẻ trên khắp thế giới kính ngưỡng ông ta ủng hộ cách mạng và xuống đường biểu tình ủng hộ ông ta, hô “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh”

Sự pha trộn duy nhất chủ nghĩa Mác-xít với chủ nghĩa gia trưởng, và chủ nghĩa quốc gia cao độ của ông Hồ đã thành công vĩ đại trong việc gây cảm hứng cho dân ông chịu đựng những sự hi sinh to lớn. Họ cũng còn kính yêu “Bác Hồ” vì nhân cách khiêm nhường và những cách cư xử từ ái của ông. Ông Hồ là sự thất vọng của những kẻ thù – Pháp, chế độ Sài gòn, và Mỹ - vì họ không thể nào làm cho người ta thù hận được ông. Ông ta được sự kính yêu của người trong Nam cũng như của những người ở ngoài Bắc.

Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết, trong khi ông ta khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cần đến. Khi ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính quốc gia cho mọi người Việt Nam

Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc, và hòa bình sau cùng tái lập trên đất nước thê thảm của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân đã từng yêu kính và đứng sau lưng ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của họ - người “Bác” kính ngưỡng của nước ông.” [3]

Trong cuốn “The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble Books, NY, 2005”, trang 493, cũng có viết:

Ông Hồ ít quan tâm đến những chi tiết tế nhị của chủ thuyết Mao và Lê-nin; thiên tài của ông ta là về hành động chính trị, và lý tưởng của ông ta có thể khá co dãn chừng nào mà nó đưa tới mục đích đã ám ảnh ông ta: nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.” [4]

Trong cuốn Cracks In The Empire, South End Press, Boston, 1981, Paul Joseph, Giáo sư xã hội học, đại học Tufts, viết, trang 83:

“Dù rằng thiếu bằng chứng, Washington tiếp tục cho rằng cuộc đấu tranh chống Pháp (ở Việt Nam) là do sự hứng khởi và chỉ đạo từ Liên Bang Sô Viết. Thí dụ, trong bức công điện gửi cho Thủ Tướng (Pháp) Ramadier, đại sứ Mỹ vẫn sai lầm cho rằng Việt Minh là một phong trào mà “triết lý và tổ chức chính trị đều phát khởi từ và bị kiểm soát bởi điện Kremlin. Tuy vậy tình báo Mỹ đã cố gắng, và thất bại, để kiếm ra bằng chứng là có mối liên hệ kiểm soát giữa Moscou và Hồ Chí Minh. Một công điện của Bộ ngoại giao gửi cho đại sứ Mỹ ở Trung Quốc viết “Bộ không có bằng chứng nào về sự nối kết trực tiếp giữa ông Hồ và Moscou nhưng cho rằng có.” [5]

Marilyn B. Young

Marilyn B. Young, trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990, HarperPerennial, New York, 1991, viết, trang 4:

“Trong vài năm tới, những văn bản Hồ Chí Minh viết bị tố cáo vì những “mùi hôi quốc gia” trong đó, và sự ủng hộ của ông Hồ về một liên minh rộng rãi bao gồm cả các địa chủ cỡ nhỏ và trung bình, miễn là họ yêu nước, bị đả kích là kẻ xét lại và là kẻ hợp tác (với kẻ thù). Phải mười năm sau sự tranh luận đắng cay về mối liên hệ giữa cách mạng quốc gia và cách mạng xã hội mới được giải quyết, theo đường lối lúc đầu đưa ra bởi ông Hồ, sự thành lập Việt Minh (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội.” [6]

Đó là đại khái về Ông Hồ. Thế còn về cuộc chiến Việt Nam thì sao? Ai khởi xướng. Qua những tài liệu về sự xâm lăng của Mỹ ở trên, Nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm [mượn ý của chính tác giả Uwe Siemon-Netto]: Khởi xướng cuộc chiến ở Việt Nam là Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm chứ không phải là Hanoi hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chứng minh? Nếu Mỹ không nhảy vào, nếu Diệm không vi phạm Hiệp Định Geneva, từ chối thi hành cuộc Tổng Tuyển Cử mà Hiệp Định Geneva qui định vào năm 1956, thì sẽ không có cuộc chiến hậu Geneva ở Việt Nam. Đây là một sự kiện lịch sử bất khả phủ bác dù ai đó có muốn ngụy biện thế nào đi chăng nữa để bênh vực sự kiện miền Nam không chịu thi hành Tổng Tuyển Cử. Thử nghĩ mà coi, Việt Minh, đúng ra là toàn dân, đã hi sinh bao nhiêu xương máu để giành lại nền độc lập cho Việt Nam từ tay thực dân Pháp, và mục tiêu không thể thay đổi của Việt Minh, cũng là niềm hi vọng của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, là Trung Nam Bắc một nhà, không thể phân chia. Hiệp định Geneva chỉ là Hiệp Định ngưng chiến, tạm thời chia đôi đất nước làm hai miền rút quân cho lực lượng Việt Minh và lực lượng Pháp, chờ ngày Tổng Tuyển Cử để thống nhất đất nước. Hai miền rút quân trên không phải là hai quốc gia riêng biệt. Đây là một sự kiện lịch sử và chúng ta có thể chứng minh qua chính Hiệp Định Geneva.

Dù đang thắng thế quân sự nhưng sau 9 năm kháng chiến với nhiều tổn thất, Việt Minh, một phần dưới sức ép của Nga Tàu, cũng muốn chuyển sự tranh chấp quân sự thành tranh chấp chính trị mà họ tin rằng sẽ nắm phần thắng. Nếu không tin như vậy, không đời nào Việt Minh chịu ký Hiệp Định Genève chỉ để kiểm soát non nửa đất nước, vứt bỏ mọi công lao hy sinh kháng chiến, nhường hơn nửa đất nước cho lực lượng Quốc Gia, vốn vẫn còn thuộc quyền Pháp. Điều này chúng ta thấy rõ trong nội dung của bản văn Hiệp Định Genève.

Hiệp Định Genève gồm hai phần: Phần “Thỏa hiệp Ngưng Chiến Song Phương” giữa Pháp và Việt Minh (Bilateral armistice agreement between France and the VietMinh) làm căn bản cho Phần “Tuyên Ngôn Đa Phương Có Tính Cách Quyết Định” (The multilateral Final Declaration), đồng ký bởi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào, Cambod, Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga Sô Viết, và Việt Nam Quốc Gia. Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ của Việt Nam Quốc Gia lên tiếng phản kháng, không đồng ý với nội dung bản Tuyên Ngôn, điều duy nhất ông ta có thể làm được, vì thực tế là chính quyền Bảo Đại do Pháp dựng lên và khi đó vẫn còn nằm dưới cái dù của Pháp, cho nên không có một tư cách quyết định chính trị nào trong Hội Nghị Genève. Phải 8 tháng sau Hiệp Định Genève, đến tháng 3/1955, dưới áp lực của Mỹ, Pháp mới hoàn toàn trao trả độc lập cho Nam Việt Nam, để Mỹ vào thay thế, và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam mới có cơ hội đốt lon của Pháp để đeo lon theo kiểu Mỹ. Chuyện Ngô Đình Diệm đuổi Pháp giành độc lập cho Nam Việt Nam chỉ là chuyện tiếu lâm của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa dựng lên để đánh bóng Ngô Đình Diệm, cũng như huyền thoại “chí sĩ” Ngô Đình Diệm đã từng bôn ba nơi hải ngoại để cứu nước... Chỉ có những người tin vào chuyện “Xác chết ngày sau sống lại” mới tin được những chuyện bịa đặt một cách trắng trợn như trên. Sau đây, chúng ta hãy xét đến phần “Thỏa Hiệp...” trước.

Hội nghị Geneve ngày 20-7-1954

Phần “Thỏa Hiệp...”, gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Tướng Pháp Henri Delteil, Quyền Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, và ông Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Phòng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Có vài điều khoản chính như sau:

Điều khoản 1 (Article 1) nói về sự thiết lập “một đường ranh giới quân sự tạm thời (A provisional military demarcation line) [Vĩ tuyến 17] để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, và lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở phía Nam làn ranh giới.

Điều khoản 2 ấn định thời gian rút quân của hai bên không quá 300 ngày kể từ ngày Thỏa Hiệp có hiệu lực.

Điều khoản 8 ấn định quyền kiểm soát hành chánh ở phía Bắc Vĩ Tuyến 17 thuộc Việt Minh và ở phía Nam thuộc Pháp [7]

Điều khoản 14, đoạn (a) [Article 14, Paragraph (a)] viết rõ: “Trong khi chờ đợi cuộc Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam, quyền hành chánh dân sự trong mỗi vùng rút quân nằm trong tay các phe có quân đội rút quân (nghĩa là Pháp và Việt Minh) theo tinh thần của bản Thỏa Hiệp.” [8]

Điều khoản 14, đoạn (c) viết: “Mỗi phe sẽ tự kiềm chế để không có bất cứ hành động trả thù hay kỳ thị nào đối với những cá nhân hay tổ chức vì những hoạt động trong khi có cuộc tranh chấp quân sự, và phải bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ.” [9] [Có ai còn nhớ đến chiến dịch Tố Cộng của Ngô Đình Diệm không?]

 

Bản “Tuyên Ngôn...” gồm 13 đoạn, liên quan đến cả Cambod và Lào, có một đoạn đáng để ý:

Đoạn (6) [Paragraph (6)] nguyên văn như sau:

“Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI . Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam” [10].

 

Chỉ cần đọc vài đoạn trong bản Thỏa Hiệp cũng như bản Tuyên Ngôn, không cần phải diễn giải lôi thôi làm gì, chúng ta có thể thấy ngay là không làm gì có chuyện chia nước Việt Nam thành hai miền độc lập về chính trị và quân sự. Huyền thoại về một miền Nam độc lập như một quốc gia riêng biệt chỉ là sản phẩm do Mỹ tạo ra về sau, tuy trong bản Tuyên Ngôn Đơn Phương (Unilateral Declaration) của Mỹ về Hội Nghị Genève, Mỹ không bao giờ nói đến “Nam” hay “Bắc” mà chỉ nói đến một nước Việt Nam (Kahin & Lewis: Nowhere in its unilateral declaration did the US speak of a “South” or “North” Vietnam. Every reference of the American representative was to a SINGLE VIETNAM.). Ngoài ra Mỹ cũng đã hứa sẽ không đe dọa hoặc can thiệp bằng võ lực vào việc thống nhất đất nước qua cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956. Thật vậy, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, Walter Bedell Smith xác định trong bản Tuyên Ngôn tại Washington D.C. như sau:

Walter Bedell Smith

“Trong trường hợp những quốc gia nay bị chia đôi ngoài ý muốn, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thống nhất qua bầu cử tự do, giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm là bầu cử được thi hành nghiêm chỉnh” và “Hoa Kỳ sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp[11]

Trong cuốn The United States In Vietnam: An Analysis In Depth Of The History Of America’s Involvement In Vietnam, hai Giáo sư đại học Cornell, George McTurnan Kahin và John W. Lewis, viết, trang 59:

“Tuy Hoa Kỳ nói rằng “sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp” nhưng điều hiển nhiên chúng ta thấy ngay sau đó là Hoa Kỳ đã sửa soạn dùng mọi phương cách khác để ủng hộ chế độ Saigon [do Mỹ dựng lên] trong việc không tôn trọng những điều khoản trong Thỏa Hiệp[12]

Không phải là sau Hiệp định Genève và vì Bắc Việt gài cán bộ ở lại Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam mà Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ trước đã lâu. Mỹ đã đồng lõa với thực dân Pháp trong mưu toan tái lập nền đô hộ của Pháp trên dân Việt Nam. Những người thực sự tin rằng Mỹ là “đồng minh” của Nam Việt Nam, muốn giúp dân Việt Nam để chống lại Cộng Sản, để cho dân Việt Nam, hay ít ra là dân miền Nam, được tự do dân chủ, nên nhớ kỹ rằng chính Mỹ đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc chiến tiền-Genève, từ 1945 đến 1954, để Pháp tái lập chế độ thực dân ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, trong khi Mỹ đã biết rõ chế độ thực dân Pháp đối với dân Việt Nam là như thế nào? Lịch sử Việt Nam sẽ lên án hành động đế quốc thực dân này. Nếu chúng ta coi Pháp là quân xâm lăng thì Mỹ cũng là kẻ xâm lăng không kém. Chỉ sau khi Pháp thất trận Mỹ mới đưa ra chiêu bài giúp Việt Nam, bảo vệ nền tự do (sic) của Nam Việt Nam trong khi, như chúng ta đã biết, theo Hiệp Định Genève, Nam Việt Nam không phải là một quốc gia độc lập mà chỉ là một vùng rút quân của Pháp và những lực lượng quân sự dưới quyền Pháp, trong đó có lực lượng quốc gia, chờ ngày Tổng Tuyển Cử trên toàn thể đất nước vào năm 1956. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng tỏ lòng người dân Việt muốn gì. Và đây là quyền tự quyết của Việt Nam mà Mỹ đã hứa là sẽ không can thiệp trong một bản tuyên ngôn đơn phương (unilateral declaration) sau khi Hiệp Định Genève được ký kết. Do đó, mọi lý do Mỹ dùng để can thiệp vào Việt Nam trở thành vô giá trị, không thể biện minh được, trước những sự kiện trên.

Hai luận cứ để bào chữa cho chính quyền Ngô Đình Diệm không thi hành Thỏa Hiệp Genève cũng như không chịu tổ chức Tổng Tuyển Cử là Chính Quyền Diệm không ký vào bản Thỏa Hiệp và dưới chế độ Cộng Sản không có bầu cử tự do. Cả hai luận cứ này đều không có tính cách thuyết phục đối với các giới trí thức.

► Thứ nhất, có điều khoản qui định rằng Pháp là phe phải tôn trọng Hiệp Định Genève và những chính quyền nối tiếp Pháp trước năm 1956 [chính quyền Ngô Đình Diệm] đều phải có bổn phận thi hành những điều khoản đã được ký kết giữa Pháp và Việt Minh [Kahin & Lewis: The Vietminh’s interests were further safeguarded by the provision that any administration succeeding the French prior to the 1956 elections would legally assume France’s obligations and be “responsible for ensuring the observance and enforcement of the terms and provisions” of the agreements entered between the Vietminh and France.] 1954, phe Quốc Gia còn nằm dưới dù của Pháp, cho nên chính quyền Ngô Đình Diệm không có tư cách pháp lý để ký trong bản Hiệp Định Genève. Nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm phải có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Hiệp Định đã được ký kết giữa Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

► Thứ nhì, Việt Minh có cần phải tổ chức bầu cử gian lận vào thời đó không? Lý do chính để Mỹ và Diệm phá cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956 là, chính Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower và báo chí Mỹ, tờ Time ngày 22/11/1954, và tờ Look ngày 25/1/1955, đã ước tính là trong cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do (Free Elections) vào năm 1956 thì ông Hồ Chí Minh sẽ được ít nhất là 80% số phiếu trên toàn quốc. Mỹ muốn ngăn chận Cộng Sản vì cái thuyết Domino sai lầm của mình nên không muốn có Tổng Tuyển Cử mà kết quả chắc chắn là Cộng Sản sẽ thắng trên toàn quốc. Mặt khác, các cuộc bầu cử dưới chế độ Ngô Đình Diệm có tự do và không gian lận hay không? Vì vậy Giáo sư Mortimer T. Cohen đã châm biếm trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam , xuất bản năm 1979, trang 227 và 251, như sau:

“Nhưng Eisenhower biết rằng trong một cuộc bầu cử tự do, 80% dân chúng sẽ bầu cho Hồ Chí Minh thay vì Bảo Đại. Diệm có khá gì hơn Bảo Đại không? Làm sao mà khá hơn? Không một người nào ở Việt Nam có thể thắng Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng Tuyển Cử tự do. Ông ta là George Washington của nước Việt Nam. Giáo sư Brown gọi ông ta là một kẻ “phản bội”, nhưng trong 15 năm, từ 1954 đến khi ông ta chết vào tháng 9/1969, cái tên phản bội này sẽ thắng bất cứ ứng cử viên nào khác. Các ông không thể đánh bại một người có tên tuổi bằng một người không tên tuổi...

Nhiều sử gia lý luận như các luật sư – hay giáo sư đại học - nhấn mạnh là: vì Việt Nam Cộng Hòa không ký Hiệp Định Genève cho nên không có bổn phận phải hợp tác trong việc tổ chức bầu cử để thống nhất đất nước. Điều này giống như là một tên hiếp dâm bảo nạn nhân là cô ta đã làm hư hại xe của hắn. Chuyện làm hư hại xe chẳng liên hệ gì đến chuyện hiếp dâm. Lý do mà hắn hãm hiếp là vì hắn muốn làm tình. Lý do Diệm không muốn có cuộc Tổng Tuyển Cử là vì ông ta nghĩ rằng mình sẽ thua...” [13]

Ngô Đình Diệm

Vì Ngô Đình Diệm, dưới cái dù của Mỹ, từ chối không chịu thi hành Tổng Tuyển Cử, cho nên Bắc Việt không còn cách nào khác là phải tiếp nối công cuộc thống nhất đất nước bất cứ bằng giá nào. Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng để đi đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ khiến cho Pháp phải ký Hiệp Định Geneva, chấp thuận một cuộc Tổng Tuyển Cử ở Việt Nam, một hình thức cáo chung chế độ đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Không lẽ với bao hi sinh xương máu của người dân mà Việt Minh lại để cho hơn một nửa đất nước nằm trong tay của một người chẳng có công trạng gì với đất nước, một người mà trong cuộc chiến chống Pháp nằm trong các nhà Dòng ở Pháp và Bỉ, và nay tự nhiên về làm chủ một nửa đất nước với chính sách cuồng tín chống Cộng cho Chúa. Đó là điều không thể chấp nhận được, và Việt Minh có lý do rất chính đáng để nối tiếp công cuộc thống nhất đất nước, không thống nhất được bằng chính trị vì bị ngoại nhân xía vào và phản bội thì phải thống nhất bằng các phương tiện khác, kể cả quân sự, đó là lẽ đương nhiên, dù chúng ta ở phe Quốc Gia có đồng ý hay không. Cho nên, khởi xướng cuộc chiến Việt Nam hậu Genève chính là Mỹ và chính quyền miền Nam, và từ 56 năm trước, chứ không phải là Hanoi từ 50 năm trước. Khoan nói đến chính sách trả thù và chống Cộng cho Chúa của Ngô Đình Diệm, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Genève, trong chiến dịch tố Cộng bừa bãi để mở mang nước Chúa, giết hại khoảng 300000 nhân mạng vô tội.

Phê bình chiến dịch Tố Cộng với những kết quả khủng khiếp của nó qua một vài con số trích dẫn mà tôi không muốn kê ra ở đây, Avro Manhattan viết trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, 1984, trang 99, như sau:

Đằng sau cái bề mặt (Tố Cộng), mục tiêu thực của nó là Công Giáo hóa quốc gia. Sự đàn áp của Công Giáo ở Nam Việt Nam không phải là sự tác động của một cá nhân cuồng tín, hay của một nhóm cá nhân thí dụ như ba anh em của Diệm, hiến thân cho chính sách Công Giáo hóa một nước Phật Giáo. Nó là phó sản của một chính sách dài hạn đã được tính toán cẩn thận, nhận thức và đẩy mạnh bởi những bộ óc mà những mục tiêu căn bản là bằng mọi giá, bành trướng một tôn giáo mà họ tin chắc rằng là một tôn giáo chân thật duy nhất trên thế giới.

Người gây cảm hứng chính và theo đuổi chính sách này, như chúng ta đã thấy, là Giáo Hoàng Pius XII. Chính sách đó hoàn toàn hợp điệu với chiến lược toàn cầu của ông ta, nhắm tới hai mục tiêu căn bản: tiêu diệt Cộng Sản, và bành trướng Giáo Hội Công Giáo. [14]

Tưởng chúng ta không nên quên là ngay từ sau Hiệp Định đình chiến 1954, Mỹ đã gửi Lansdale ra ngoài Bắc để phá hoại, tuyên truyền, và cổ võ giáo dân Công giáo di cư vào Nam với những khẩu hiệu như “Chúa đã vào Nam” và “Đức Mẹ đã di cư vào Nam” v..v.. để dụ đám giáo dân thấp kém. Vì vậy hơn 700 ngàn Giáo dân Công giáo, đã ào ào kéo vào Nam, các “Chúa thứ hai” kéo đàn con chiên chạy theo tiếp tục sứ mạng mục vụ ở miền Nam, không buồn để ý đến chuyện những khẩu hiệu lố bịch trên đã chứng tỏ là Ông Mác đã đuổi Chúa và Đức Mẹ chạy từ Bắc vào Nam, tuy rằng Chúa và Đức Mẹ đều là những bậc toàn năng, toàn trí, quyền phép vô cùng, làm gì cũng được, cùng lúc chứng minh trình độ và ý thức tôn giáo của giáo dân Công giáo Việt Nam. Thật là tội nghiệp cho đầu óc của họ.

Thật là lạ, tới thời buổi này mà vẫn còn có người muốn thay đổi lịch sử với những lý luận chống Cộng và trút tất cả trách nhiệm về cuộc chiến Việt Nam lên đầu Cộng sản như Uwe Siemon-Netto. Và giới chống Cộng có đầu mà không có óc vẫn có đủ can đảm để dịch một bài không có giá trị lịch sử và trí thức. Thật đáng buồn. Tôi không thể tưởng tượng được một người Lutheran có bằng Tiến sĩ Thần Học và Xã Hội Học như Uwe Siemon-Netto lại có thể viết lên một bài kém cỏi đến thế

 


Chú thích:

[1]. It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war. To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.

[2]. As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting. The US maintained that it was invited in, but as the London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.” The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.

[3] Communist or not, Ho Chi Minh will probably go down in history as a great Vietnamese patriot who was one of the extraordinary world figures of this century. Selfless, courageous, dedicated to Vietnamese independence at all costs, he wrestled France to her knees and fought the United States, the world’s mightiest power, to a military stalemate.

His single mind resolution changed the course of history, polarized public opinion in the United States, forced an American President to withdraw from seeking a second term, and radicalized millions of admiring youth around the world who demonstrated in his support chanting, “Ho, Ho, Ho Chi Minh”.

Ho’s unique mixture of Marxism, paternalism, and intense nationalism was enormously successful in inspiring tremendous sacrifice among his people. They also loved “Bac Ho” (Uncle Ho) for his winning personal modesty and gentle ways. Ho was the despair of all his enemies – the French, the Saigon regime, the Americans – because they were unable to muster hatred of him. He was held in as much affection in South Vietnam as among the people he led in the North.

Not the least of his great achievements was that he had, like Tito, achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of both Red China and the Soviet Union, while he skillfully played one off against the other to get the help his country needed. When he died, North Vietnam was no satellite but a proud, independent country, determined on nationhood for all Vietnamese…

When the books of his life are balanced, and peace is finally restored to the tragic land of Vietnam, Ho Chi Minh will always be known to the peasants who loved and followed him as the greatest Vietnamese in their history – the revere uncle of his country.

[4]. Ho was less concerned with niceties of doctrine than Mao and Lenin; his genius was for political action, and his ideology was capable of considerable stretching as long as it tended toward the purpose that obsessed him: the independence and unification of Vietnam.)

[5]. Despite a lack of evidence,Washington continued to perceive the anti-French struggle (in Vietnam) as something inspired and directed from the Soviet Union. For example, in the cable to Premier Ramadier cited above, the American embassador falsely maintained that the Vietminh was a movement whose “philosophy and political organization emanated from and was controlled by the Kremlin.” Yet American intelligence had tried, and failed, to substantiate the existence of controlling ties between Moscou and Ho Chi Minh. A State Department cable to the US Ambassador in China read “the Department has no evidence of a direct link between Ho and Moscou but assumes it exists..

[6]. Over the next few years, Ho Chi Minh’s writings were denounced for their “nationalist stench”, and his support for a broad alliance that could include even small and medium landowners, provided they were patriotic, was attacked as reformist and collaborationist. A decade would pass before this bitter debate on the relationship between national and social revolution was resolved, along the lines initially by Ho, in the formation of the Viet Minh.

[7]. Civil administration in the regroupment zone to the North of the 17th parallel was to be in the hands of the Vietminh, and the area to the South of the parallel was to be in the hands of the French.

[8]. Pending the general elections which will bring about the Unification of Vietnam, the conduct of civil administration in each regrouping zone shall be in the hands of the party whose forces are to be regrouped there in virtue of the present Agreement.

[9]. Each party undertakes to refrain from any reprisals or discrimination against persons or organizations on account of their activities during the hostilities and to guarantee their democratic liberies.

[10]. The Conference recognizes that the essential purpose of the Agreement relating to Vietnam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that THE MILITARY DEMARCATION LINE IS PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY. The Conference expresses its conviction that the execution of the provisions set out in the present Declaration and in the Agrrement on the cessation of hostilities creates the necessary basis for the achievement in the near future of a political settlement in Vietnam.

[11]. In the case of nations divided against their will, we shall continue to seek to achieve unity through free elections, supervised by the United Nations to ensure that they are conducted fairly... The US will refrain from the threat or the use of force to disturb them.

[12]. Though the US said it would “refrain from the threat or the use of force to disturb” the agreements, it soon become evident that it was prepared to use every other means to back up the Saigon regime in its departure from their central provisions.

[13]. But Eisenhower knew then that 80 percent of the people in a free election would vote for Ho Chi Minh over Bao Dai. Would Diem do any better than Bao Dai? Why should he? No one in Vietnam could beat Ho Chi Minh in an open election. He was the George Washington of the nation. Professor Brown calls him a “traitor”, but for fifteen years, from 1954 to his death in September of 1969, this traitor would have easily won over any other candidate. You can’t beat somebody with nobody...

Several historians, arguing like lawyers – or professors – insist that because the Republic of Vietnam had not signed the Geneva Accord, it was not obligated to cooperate in holding elections for unification. It’s like a rapist telling the victim she damaged his car. This had nothing to do with it. The reason he does what he does is he wants to copulate. The reason Diem did not hold unification elections was that he thought he’d lose them...

[14]. Behind itd facade its real objective was the Catholicization of the Country. The Catholic repression of South Vietnam was not the work of a fanatical individual, or a group of individuals, like the three Diem brothers, dedicated to the Catholicization of a Buddhist country. It was the by-product of a well calculated long range policy conceived and promoted by minds whose basic objectives were the expansion at all costs, of a religion which they were convinced was the only true religion on earth.

The main inspirer and prosecutor of such a policy, as we have seen, was Pope Pius XII. Such policy was totally consonant with his globl strategy, directed at two fundamental objectives: the destruction of Communism, and the expansion of the Catholic Church.

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>