●   Bản rời    

Phiếm Luận Về "Phê Bình Và Đối Thoại" (Trần Chung Ngọc)

Phiếm Luận Về

"Phê Bình Và Đối Thoại"

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt039.php

06 tháng 9, 2009

LTS: Cho đến nay độc giả có lẽ đã quen với những bài đối thoại của GS. Trần Chung Ngọc hay những tác giả được chọn đăng trong sachhiem.net: đối tượng trong bài phê bình chỉ là nội dung của bài viết, chứ không phải là cá nhân đối phương. Trong những bài phê bình này, bạn đọc không thể nhìn thấy bản thân vật thể hay sinh lý (nghèo giàu, làm công hay quan lớn, mập, ốm, trắng, đen, lập gia đình hay độc thân, già hay trẻ,…) của các tác giả liên hệ. Bài viết sau đây luận về những thái độ của một số tác giả các bài phê bình thiếu tiêu chuẩn tìm thấy trong một số các bài viết ở hải ngoại. Những trọng điểm trong bài có thể làm dụng cụ để đối chiếu các bài đối thoại hay phê bình trong giới cầm bút. Sachhiem.net xin ghi lại vài câu danh ngôn sau đây để phụ họa cho nội dung bài viết của GS Trần Chung Ngọc:

- Quần chúng nhiều đầu mà không óc (Th. Fuller)

- Thành kiến là con của ngu dốt (W. Hazlitt)

- Khi tình cảm quá lố thì lý tính rút lui (Le Bon)

- Mục đích của tranh luận không phải là chiến thắng, mà là canh tân (Soubert)


 

Có thể nói, trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, điển hình là nước Mỹ, “Phê bình” là quyền tuyệt đối của người dân. Bởi vậy, chúng ta thấy có những phê bình trong mọi lãnh vực của xã hội: khoa học, nghệ thuật, phim ảnh, chính trị, bài viết, tác phẩm v…v… Không những thế, những chủ đề như God, Thánh Kinh, và Jesus, đối tượng tín ngưỡng, vấn đề rất nhạy cảm của cả trên tỷ người, cũng không thoát khỏi sự phê bình. Phê bình thường được mô tả như là lập trường của người phê bình bất đồng ý kiến hay chống đối đối với đối tượng phê bình, và đây là một quyền tuyệt đối trong “freedom of speech”. Phê bình nhiều khi cũng có thể coi như là sự phân tích và bày tỏ ý kiến về một tác phẩm hay chủ đề nào đó của một hay nhiều tác giả. Trong chính trị, phê bình hầu như là có nghĩa bất đồng ý kiến. Người phê bình thường là người đưa ra sự phán đoán hay phân tích với lý lẽ, diễn giải để nói lên quan điểm của mình. Điều đặc biệt là, trong lãnh vực học thuật, người phê bình trí thức có phẩm cách không bao giờ dùng những ý nghĩ chủ quan của mình, thường là vô căn cứ, để phê bình về đời tư cá nhân của tác giả hoặc những gì không liên hệ đến nội dung hay các chủ đề mà mình muốn phê bình. Đi ra ngoài những tiêu chuẩn phê bình trí thức này thì không còn gọi là phê bình nữa mà là đả kích cá nhân.

Còn theo định nghĩa thì “Đối Thoại” là sự trao đổi ý kiến giữa hai hay nhiều người về một vấn đề nào đó, thí dụ như về chính trị hay tôn giáo, để đưa đến sự thông cảm nhau trong tình thân thiện. Điều kiện để cho một cuộc đối thoại có thể khả thi là phải có sự đồng ý của các phe muốn tham dự. Nếu chỉ là tiếng nói của một phía thì đó chỉ là “độc thoại”. Do đó tinh thần của đối thoại là: “anh cứ giữ ý kiến của anh, nếu anh cho nó là đúng, và tôi tôn trọng ý kiến đó, nhưng tôi vẫn giữ ý kiến của tôi vì tôi cho nó là đúng, và anh cũng phải tôn trọng ý kiến của tôi”. Đối thoại là dùng lý luận và hiểu biết để giải quyết các bất đồng. Đối thoại là một vấn đề tế nhị.

Nhiều trở ngại có thể làm cho cuộc đối thoại trở thành vô nghĩa vì thay vì đối thoại thì người ta lại đối đầu. Lý do là con người muốn tỏ ra mình là một “vô thượng thiên tài” trong một lãnh vực hay bộ môn nào đó, và dùng nó để át đi tiếng nói của đối phương. Một khi mình chỉ vì không đồng ý với đối phương mà lại lên tiếng mạt sát cá nhân đối phương, cố tình xuyên tạc để hạ thấp cá nhân đối phương, chỉ nói khơi khơi mà không đi vào các luận điểm của đối phương, thì đó là chuyện của những kẻ không hiểu đối thoại là cái gì. Nếu những kẻ này là những người tầm thường thấp kém hay cuồng tín thì không đáng nói. Nhưng nếu những kẻ này lại thuộc giai tầng trí thức, chỉ vì họ có bằng cấp nào đó ở ngoài đời, thì họ có thể liệt vào hàng ngũ những kẻ “vô văn hóa” hay “mọi rợ văn hóa”, vì không có người trí thức có văn hóa nào lại phải dùng đến những thủ đoạn hạ cấp này.

Cái khổ nhất trong nghiệp viết của tôi là thỉnh thoảng đọc phải văn phong của hạng “côn đồ văn hóa” hay “đao phủ văn chương”, những từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang chỉ một hạng người đặc biệt trong xã hội: hạng người cuồng tín, vô văn hóa, nhưng cứ tưởng rằng những lời văn mạ lỵ cá nhân, vu khống vô căn cứ, của mình chính là … văn hóa! Họ nghĩ như vậy là đối thoại, nhưng không có chút nào là tinh thần đối thoại, vì trong đó không hề có sự phê bình phân tích những điểm cần phải thảo luận mà chỉ là muốn hạ thấp đối phương bằng mọi cách, với loại ngôn từ phi trí thức.

Đọc trên các diễn đàn thông tin điện tử ở hải ngoại chúng ta thấy hiện tượng này rất thông thường. Không mấy khi chúng ta thấy người phê bình đi vào sự phân tích những luận điểm trong một bài là đúng hay sai, sai ở chỗ nào, mà thường chỉ vì không đồng ý vì thiên kiến chính trị hay tôn giáo phe phái của mình nên tận dụng sách lược chụp mũ vô căn cứ, hoặc dùng những danh từ hạ cấp để nhục mạ đối phương.. Họ tưởng là làm như vậy thì có thể hạ thấp uy tín của đối phương, đồng thời tăng uy tín của họ, nếu có, lên cao. Nhưng họ đã lầm, vì những hạng người này thực sự không đủ trình độ để hiểu rằng, càng dùng những thủ đoạn trên bao nhiêu thì lại càng tỏ lộ trình độ giáo dục, hiểu biết và tư cách của mình bấy nhiêu. Tôi liệt những hạng người này vào loại vô văn hóa, bất kể chức vị hay bằng cấp của họ là như thế nào.

Vì vậy, những người trí thức chân chính, có đôi chút liêm sỉ, đều không bao giờ muốn hạ mình đối thoại với hạng người vô văn hóa này.

Có hai hạng người mà chúng ta không bao giờ nên đối thoại.

¨ Thứ nhất là những người cuồng tín tôn giáo. Nhiều khoa học gia đã nhận định như vậy. Vì đối thoại với những người này là tạo cho họ cơ hội để họ khẳng định sự mê tín và cuồng tín của tôn giáo họ bất kể lý lẽ, cho nên cuộc đối thoại thật là vô ích.

¨ Thứ hai là những người mượn đối thoại để đả kích cá nhân, để đưa ra những điều về đời tư cá nhân, khuynh hướng chính trị của đối phương v…v.., những điều thường không dính dáng gì đến chủ đề của đối thoại.

Cho nên, trước những sự thách thức đòi đối thoại với tôi của một số người thuộc hai loại người này, thí dụ như Lê Anh Huy hay Nhữ Văn Úy, tôi hoàn toàn giữ im lặng, không hồi đáp. Vì những người này chưa bao giờ từng biết đến, và nếu có biết đến thì cũng chưa bao giờ hấp thụ được, câu sau đây của Voltaire:

Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền của anh nói như vậy.

(I do not agree with what you have to say, but I'll defend to the death your right to say it.)

Trong cuốn phim “Inherit The Wind” về vụ án Scopes, bị truy tố vì tội đã dạy thuyết Tiến Hóa trong trường học, vốn trái với luật cấm của tiểu bang Tennessee. William Jennings Bryan, ba lần ra làm ứng cử viên Tổng Thống nhưng đều thất bại, là công tố viên. Clarence Darrow là luật sư biện hộ cho John Scopes. Cuối cùng, Darrow đã thắng khi đưa ra chính cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo để chất vấn Bryan. Có một câu ở đoạn cuối sau vụ án mà Darrow nói với một ký giả thật là đặc biệt. Khi ký giả này phê bình là Bryan có những niềm tin của thời Trung Cổ thì Darrow nói: “Ông ta có quyền sai lầm” [He has the right to be wrong]. Đó là thái độ của những bậc trí thức chân chính, không đồng ý với đối phương nhưng vẫn tôn trọng quyền suy tư của đối phương. Chúng ta có thể tranh luận để làm sáng tỏ một vấn đề, nhưng chúng ta không có quyền tước đi cái quyền suy tư của người khác bằng cách tấn công cá nhân với những thủ đoạn như xuyên tạc, mạ lỵ, hay chụp mũ.

Sau đây tôi sẽ điểm qua vài thủ đoạn độc thoại chính, chứ không phải đối thoại, chúng ta thường thấy trên một số diễn đàn truyền thông hải ngoại.

 

py Một kiểu phê bình điển hình, nếu có thể gọi là “phê bình”, thường được dùng nhiều nhất để hạ một đối phương của những người thiếu văn hóa, là nhắm vào cá nhân, nghĩa là nhắm vào tác giả bài mà mình muốn phê bình chứ không nhắm vào những luận điểm của tác giả đó. Kiểu “phê bình” này, tiếng Latin gọi là “Argumentum Ad Hominem”.

Theo định nghĩa thì Argumentum Ad Hominem [to the man], là kiểu “phê bình” [sic] tấn công cá nhân chứ không phải tấn công luận điểm của cá nhân đó. Khi một người không đủ khả năng để bác bỏ lập trường của đối phương hay bảo vệ lập trường của mình với bằng chứng thuyết phục, sự kiện hay lý lẽ, thì họ thường sử dụng những thủ đoạn sau đây: gán cho đối phương một nhãn hiệu (labeling), dựng lên một người rơm (straw man) nghĩa là chụp mũ vô bằng chứng để rồi tự tay mình quật người rơm đó xuống, chửi rủa (name-calling), đưa ra những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương và biểu lộ sự giận dữ của mình [offensive remarks and anger].

 

pyy Chuyện mà chúng ta thấy thông thường nhất trong lãnh vực “đối thoại” của người Mỹ, Pháp, Úc, …gốc Việt ở hải ngoại là chụp mũ nhau là “tay sai của CS”, “thân CS”, “nâng bi cho CS”, hay nặng hơn nữa là “Việt gian CS” [sic] v..v..., cho rằng cái mũ CS mình chụp lên đầu người khác có giá trị tuyệt luân, và có ảnh hưởng lớn đến khả năng hay uy tín của người mình chụp mũ. Họ không biết rằng cái mũ CS ngày nay thực chất là vô giá trị, chỉ có thể làm cho những người cùng hội cùng thuyền với họ về khuynh hướng chính trị cười hể hả với nhau. Họ không biết rằng, trong vụ sinh viên phản đối cờ đỏ ở Đại học USC ở Nam Cali, trước những lời chụp mũ CS vô căn cứ, một người Mỹ đã viết trên OCRegister.com như sau:

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu văn hóa [hay thiếu giáo dục].

(Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.)

Tại sao người Mỹ trên lại viết như vậy? Vì thời buổi này không còn Cộng sản như trước nữa. Trung Hoa, Nga sô, Việt Nam không còn là Cộng sản, mà Cộng sản ngày nay là về chủ thuyết, về lý tưởng, chứ không phải là về hành động như thời Stalin, Lenin, hay Mao Trạch Đông. Vì vậy trên khắp thế giới, nước nào cũng có những tổ chức Cộng sản, kể cả Phong Trào Thần Học Giải Phóng trong Công Giáo mà GH Benedict XVI cho là Cộng sản. Nhưng có vẻ những người này không biết liêm sỉ là gì, cho nên muốn chống ai thì họ chỉ việc chụp lên đầu người đó cái mũ Cộng sản đã quá lỗi thời rồi tự cho mình cái quyền chống Cộng bất cứ ở nơi nào. Trước những hành động có tính cách băng đảng, một số người đã tỏ ra khinh bỉ và né tránh vì không muốn dây với những hạng người như vậy. Họ sống trên một đất nước tự do nhưng không hiểu tự do là gì. Nhân danh chống Cộng, họ tự cho mình cái quyền tự do chống đối gây phiền nhiễu cho bất cứ ai, bất kể đến lý lẽ gì dù những hành động của chính họ thì hoàn toàn phi tự do và phản dân chủ.

Về cá nhân tôi thì, đối với tôi, ai bảo tôi thân Cộng hay làm tay sai cho Cộng v..v… thì tôi trả lời là “thật vậy sao? có vấn đề gì không?” Vì đối với họ có thể có vấn đề, chứ đối với tôi, tôi không thấy có vấn đề, vì tôi biết rõ là thời buổi này mà người nào còn lên án người khác là thân Cộng thì chỉ tự chứng tỏ mình là người “ngu xuẩn” và “thiếu học vấn” như người Mỹ trên báo Register ở Orange County đã phát biểu.

Tôi có “thân Cộng” hay không, vấn đề không phải ở chỗ này mà là tôi viết đúng hay sai, sai ở chỗ nào, có phải là những điều tôi viết là bịa đặt vô căn cứ hay có cơ sở, có bằng chứng rõ ràng. Đây là những điểm cần phải để ý đến trong một cuộc phê bình trí thức. Tôi đã phê bình nhiều người qua các bài viết của họ: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Lữ Giang, Nguyễn Tường Tâm, Nguyễn Học Tập, Đinh Xuân Minh, Trần Trung Đạo v..v…. Trong bài phê bình bao giờ tôi cũng nêu lên những điểm trong bài mà tôi muốn phê bình rồi phân tích và đưa ra những lý lẽ, thường là dựa vào những tài liệu đã thành văn, để phản bác.. Đã có ai thấy tôi dùng những thủ đoạn như “labeling”, “name-calling”, “straw man” hay “offensive remarks” để tấn công cá nhân một người nào chưa?

Về phương diện lý luận, sống trên đất nước này (Mỹ), tôi có quyền “thân Cộng” không? nếu quả thật còn Cộng. Đối với tôi, CS chỉ là cái hồn ma và tôi không có đần độn đến độ đặt cuộc đời của tôi vào một cái hồn ma dù cái hồn ma đó có mang nhãn hiệu thánh [holy] đi chăng nữa. Giả thử tôi “thân Cộng” thật, như mấy người chống Cộng cực đoan hay chống Cộng cho Chúa thường rêu rao, nhưng tôi đã làm gì phương hại đến quốc gia mà hiện nay tôi là một công dân? Tuyệt đối không có. Tôi đã dạy khoa học ở Đại Học Wisconsin – Madison trên 20 năm, trong Trung Tâm Nghiên Cứu Chất Liệu (Materials Research Center), chứ không phải là “Giảng nghiệm viên ở phòng Vật Lý” như có người cố ý ngộ nhận, đóng thuế đầy đủ, trên người chưa từng có một bản án hình sự nào, chỉ 1, 2 lần lái xe quá tốc độ bị phạt vài chục đồng. Vậy thì dù tôi có “thân Cộng” đi chăng nữa, đó cũng là quyền tự do tư tưởng của tôi trên đất nước này, và không ai có quyền lên án hay phê phán cái quyền này của tôi. Họ có hiểu thế nào là một “freethinker” không? Họ có biết là họ đang sống ở đâu không? Bởi vậy, đã có người viết trên Internet: đã hơn 30 năm rồi mà một số người còn chưa mở mắt ra.

Họ nói tôi “thân Cộng” mà không đưa bất cứ một bằng chứng cụ thể nào, chẳng qua đó chỉ là bất đồng ý kiến và suy đoán chủ quan trong tâm cảnh thù hận Quốc-Cộng. Có bao giờ họ để tâm suy nghĩ rằng tôi “thân Cộng” để làm gì không? Chỉ có 3 lý do: Vì tiền, tình, hay chức tước danh vọng, hay vì một áp lực nào đó sợ người ta phanh phui ra những điều tôi không muốn cho ai biết?

Tiền? Lương hưu trí đại học, cộng với tiền An Sinh Xã Hội (social security), cộng với tiền lấy ra hàng năm từ quỹ tiết kiệm, tuy không nhiều nhưng cũng đủ tiêu và hàng năm có đủ khả năng để làm vài chuyến ngao du sơn thủy thế giới, kể cả Việt Nam.

Tình? Năm nay tôi đã 80 tuổi rồi, tóc bạc, răng long, chỉ còn đầu óc vẫn còn minh mẫn, vậy tôi cần thứ tình gì ngoài tình nghĩa vợ chồng và tình con cháu xum vầy? Ở tuổi này, chỉ có hai thái độ sống. Một là vui thú điền viên với gia đình, con cháu. Hai là thấy mình còn có thể làm việc gì giúp ích được cho hậu thế thì cứ làm, làm mà không truy cầu bất cứ điều gì. Que sera..sera !

Còn danh vọng? Thật là mơ ngủ, tuổi này mà còn nghĩ tới danh vọng thì không điên cũng khùng. Tiểu sử của tôi có trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/TCN/Ndir.php , kể ra cũng tạm đủ và không có gì đáng phàn nàn và cũng chẳng ham muốn gì hơn. Thế mà có kẻ còn cho rằng tôi “thân Cộng”, hay hạ cấp hơn nữa là “nâng bi CS” vì muốn “chút đỉnh chung cuối đời” nhưng thực sự chỉ khoe chữ chứ không hiểu “đỉnh chung” là cái gì. “Đỉnh chung”, theo định nghĩa, là “sự phú quý, giàu sang”. Chắc là kẻ này suy bụng ta ra bụng người, thèm khát những thứ mình không có, nên cho rằng ai cũng muốn như vậy. Đời tôi như một tờ giấy trắng, không có tì vết, không có phạm bất cứ một điều nào khiến cho lương tâm cắn rứt. Vậy thì tôi phải sợ cái gì. Tôi viết đoạn trên về cá nhân tôi, tuyệt đối không phải để cải chính hay biện bạch điều gì, tôi không có bổn phận phải làm như vậy đối với bất cứ ai. Đây chỉ là vấn đề lô-gíc trí thức đặt ra để cho mọi người thấy rằng cái mũ CS chẳng có tác dụng gì đối với tôi và tôi sẵn sàng đội nó cho ấm đầu ở cái đất mùa Đông rét mướt này.

 

py Một kiểu phê bình cũng rất hay được dùng ở hải ngoại là xuyên tạc, không đếm xỉa gì đến bằng chứng, đưa ra một luận điệu để lạc dẫn dư luận. Thí dụ, khi tác giả phê bình cung cách chống Cộng của “một số” người Việt ở hải ngoại thì người phản bác lại xuyên tạc, cho rằng phê bình cả cộng đồng người Việt hải ngoại. Kiểu phê bình này gọi là half truths (suppressed evidence). Lấy thí dụ, trong bài “Ba Mươi Tháng Tư Và Tôi: Từ Hiểu Biết Đến Lập Trường”, không có bất cứ chỗ nào tôi vơ đũa cả nắm, nói về cộng đồng người Việt Hải Ngoại, mà chỉ có, thí dụ như, “một bậc cha mẹ”, “một số người”, những người trong tập đoàn “duy chống Công thị nghiệp”. Nhưng cũng đã có người đọc bài đó làm sao không biết, cho rằng tôi đã “chửi” cả “cộng đồng người Việt di cư”. Họ nghĩ rằng họ không đồng ý với bài của tôi thì tất nhiên cả cộng đồng mấy triệu người Việt di cư cũng đều phải không đồng ý như họ. Ở hải ngoại, chúng ta thấy không thiếu gì các hội đoàn, tổ chức, đại diện v…v… đều lạm dụng danh từ, nhân danh là cả cộng đồng để phản đối, biểu tình chống đối v…v…

 

py Ngoài ra trong lãnh vực phê bình, người ta cũng thường hay dùng kiểu lý luận gọi là “red herring” [when the arguer diverts the attention by changing the subject], nghĩa là lái sang vấn đề khác, rất lạc đề, chẳng ăn nhằm gì đến chủ đề phê bình. Thí dụ, lái một chủ đề nghiên cứu văn hóa sang một chủ đề khác chẳng liên hệ gì đến chủ đề trong bài viết mà mình muốn phê bình. Một thí dụ khác là có người hỏi một điều gì đó trong cuốn Thánh Kinh, người đối thoại không trả lời mà lại lôi cuốn rác của Đặng Văn Nhâm ra để phê bình láo lếu Phật Giáo. Hay đang nghiên cứu phê bình về Ngô Đình Diệm thì lại quay sang tố khổ đảng CS.

 

py Một kiểu lý luận khác là lạc dẫn dư luận dựa trên sự thiếu hiểu biết của quần chúng. Đây là kiểu lý luận “argumentum ad ignorantiam”, viện dẫn sự kiện mà mình là nhân chứng, hay kể một câu chuyện nào đó của chính mình, nhưng không có cách nào quần chúng có thể kiểm chứng, thí dụ như: tôi đã biết trong vụ việc sau đây ở địa phương nào đó …, hoặc “nhiều người đồng ý với tôi rằng…”, hoặc “Chính tôi chứng kiến rằng….” v…v…. Những kiểu lý luận này thường là vô giá trị vì ai cũng có thể bịa ra bất cứ chuyện nào và nhất là khi chuyện đó lại chẳng liên quan gì đến những vấn đề viết trong bài chủ.

 

py Và còn kiểu lý luận được biết là “argumentum ad populum”, nghĩa là lý luận nhắm vào những tình cảm phe phái, lập trường chính trị của một số người, thường là cùng phe hoặc có cùng lập trường chính trị với mình chứ không dựa trên sự kiện và lý lẽ. Thí dụ như trong vụ trương cờ vàng ở Sydney nhân ngày Giới trẻ Công Giáo họp hành theo lệnh của Benedict XVI, hè nhau tố khổ HY Phạm Minh Mẫn bất kể đến sự thật mà HY nói lên. Kiểu lý luận này cũng còn được gọi là “bandwagon fallacy”, nghĩa là những luận điệu trá ngụy vô căn cứ nhưng có tác dụng làm những người cùng phe mình, đầu óc cũng yếu kém như mình, hả hê. Hiện tượng chụp mũ CS bừa bãi cũng nằm trong kiểu lý luận này.

 

pyy Cũng còn có kiểu lý luận của những người tự cho mình là một “vô thượng thiên tài” trong lãnh vực chuyên môn của mình, bất cứ người nào không có bằng cấp về bộ môn của mình đều là đồ bỏ. Đây là lý luận của những người tự cao tự đại trong khi thực chất kiến thức của mình chưa đi đến đâu. Kiểu lý luận này gọi là kiểu “ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”, không biết rằng “thiên ngoại hữu thiên”, “mình giỏi nhưng có người còn giỏi hơn”. Đây cũng là lý luận chống đỡ yếu ớt của những người không có khả năng phê bình phân tích ý kiến của người khác nên hạ thấp đối phương bằng câu: “ông không có học vị trong bộ môn đó nên những gì ông viết đều vô giá trị”. Chúng ta hãy lấy vài thí dụ:

Trong bài phê bình nhà văn Chu Tất Tiến trên trang nhà sachhiem.net gần đây, ngày 22 tháng 8, 2009, Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã đưa ra nhận xét sau đây về một câu của ông Chu Tất Tiến:

Người có mục đích nghiên cứu tôn giáo phải là nguời nghiên cứu và có học vị về Tôn giáo. Một khi muốn nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, nhất là vấn đề tôn giáo, nguời nghiên cứu thực sự phải luôn áp dụng nguyên tắc khách quan và trung thực….”

GS Quang Nhận xét: Cứ theo như nội dung câu văn trên đây của ông Chu Tất Tiến, các học giả muốn biên khảo hay nghiên cứu một đề tài nào trong một bộ môn văn học nào thì phải có học vị (tức là bằng cấp đại học) về bộ môn đó. Đây là lời tuyên bố thật là hàm hồ của một người ít học, và thiển cận. Sự thật không phải như CTT đã nói. Bằng chứng là Việt Nam và các nước khác trên thế giới đã từng có rất nhiều người không có học vị về môn học mà họ khảo cứu, ấy thế mà những công trình nghiên cứu hay chiến công của họ có giá trị rất cao và chính những công trình hay chiến công này đã đưa họ vào vị thế rất cao trọng trong nền văn học của riêng nước họ và cũng là của nhân loại. Xin kể ra đây một số những nhân vật này:

Và Giáo sư Quang đã đưa ra những trường hợp điển hình về các học giả Nguyễn Hiến Lê, Phạm Quỳnh, Nghiêm Toản, Nguyễn Duy Cần và Lê Văn Siêu, Nguyễn Đăng Thục, Đào Duy Từ, Jean Jacques Rousseau, Benjamin Franklin, Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp v…v… để chứng minh rằng giá trị một tác phẩm, một bài viết là ở nội dung, tài liệu tham khảo, mức độ chính xác về các chủ đề v…v… chứ không phải là học vị chuyên ngành của tác giả.

Lẽ dĩ nhiên, uy tín và học vị của một tác giả cũng phần nào liên hệ đến nghề nghiệp của tác giả. Thường thì trong thế giới Tây phương, với các giáo sư đại học hay các học giả đã có danh vị, thì những tác phẩm của họ đáng tin cậy hơn là những người không ở trong môi trường đại học hay có danh vị gì

Một thí dụ khác là Thánh Thomas ở Aquinas, một triết gia và một nhà thần học nổi danh nhất trong Công giáo. Thomas đưa ra 5 luận điểm về sự hiện hữu và bản chất của God [existence and nature of God) làm nền tảng tín ngưỡng của Công giáo trong nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay, 5 luận điểm đó đã bị nhiều học giả không có học vị về thần học, thí dụ như George H. Smith, Charles Dawkins, David Mills và nhiều học giả khác v…v…, chỉ dựa vào lô-gíc và kiến thức thời đại, bác bỏ hoàn toàn. Do đó, cho rằng “chỉ ở trong nghề mới biết nghề” chỉ là lời tuyên bố hàm hồ của người thiển cận, như Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã nhận xét ở trên.

 

py Có vẻ như ở hải ngoại, người hành nghề chụp mũ hơi nhiều, chụp đủ thứ mũ, nguyên nhân chỉ vì mình không đồng ý cho nên đã cưỡng đặt một cái mũ lên đầu người khác, hoặc vì mình kém hiểu biết, hoặc vì mình không đủ khả năng để đi vào lãnh vực phê bình trí thức. Tôi đã phải đối diện với một vài trường hợp đối thoại vô văn hóa như trên. Tôi đã viết và xuất bản ba cuốn sách: “Công Giáo Chính Sử”, “Đức Tin Công Giáo”“Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì”, cũng đã viết chung với nhiều tác giả khác trong 17 cuốn sách khác, và viết cả trăm bài viết thuộc các loại đối thoại, tôn giáo, khoa học, thời sự v..v.., những bài này đều có đăng trên giaodiem.com, giaodiemonline.com hoặc sachhiem.net, nhưng tôi chưa thấy một bài phê bình trí thức nào theo đúng tinh thần đối thoại về những điều tôi viết: phân tích các luận điểm, phản bác với lý luận, bằng chứng thuyết phục và sự kiện v..v.. Lác đác đây đó có vài bài phê bình đầy cảm tính, thuộc loại vô văn hóa vì không đi vào các chủ đề mà chỉ nhằm vu khống, chụp mũ, bôi nhọ và mạ lị cá nhân.

 

pyy Một cái mũ điển hình là “chống Công Giáo” hay “chống thiên chúa giáo”, làm như “chống Công giáo” là một tội ác không thể tha thứ. Tôi thật thương hại cho đầu óc của những người phát ra những lời này. Tại sao? Bởi vì họ không hiểu rằng “Chống Công Giáo” chỉ là một vũ khí để tự vệ khi Công Giáo ở trong thế yếu, không đủ khả năng đối thoại. Họ cũng không hiểu “Chống Công Giáo” nguyên thủy chỉ là lời kết tội, nếu thực sự đó là một tội, của Giáo Hội Công Giáo trong thời Trung Cổ, khi mà Giáo Hội, ở vị thế tuyệt đối làm chủ thế quyền cũng như thần quyền, nắm trong tay quyền sinh quyền sát dân lành, để tra tấn, giết hại những người không hẳn là “chống Công Giáo” mà chỉ là bất đồng ý kiến với Giáo Hội. Nhưng ngày nay, đúng như John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, trang 24: “Bó củi (để thiêu sống người) và thanh gươm (để giết người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo Hội Công Giáo, và ngày nay Giáo hội chỉ còn có dùng được hai vũ khí: gây hận thù và vu khống.” [The fagot and the sword have been wrested from her (The Roman Catholic Church) bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now]. Cho nên, cái mũ “chống Công giáo” ngày nay cũng được những người dùng nó đưa ra không ngoài mục đích là “gây hận thù và vu khống”. Những người này không hề biết là trong thế giới Tây phương, cái nôi của Công giáo, đã có bao nhiêu tác phẩm viết về những sự thật của Công giáo mà Công giáo xếp vào loại “chống Công Giáo”. Họ không hề biết là có bao nhiêu đầu sách trong danh sách những cuốn sách mà trước đây Giáo hội Công giáo cấm tín đồ đọc.

Sự thật là, chẳng có ai “chống Công Giáo” cả mà chính Công Giáo đã chống Công Giáo.

Thật vậy, chính cái lịch sử ô nhục, đẫm máu của Giáo hội Công Giáo trong 2000 năm nay mà Giáo Hoàng John Paul II đã phải lên tiếng xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội ngày 12.3.2000 tại Vatican; chính những triều đại dâm loạn của một số không ít Giáo hoàng; chính cái định chế độc tài buôn thần bán thánh của Giáo hội; chính cái chính sách liên kết của Giáo hội với các chế độ thực dân để đi truyền đạo ở các nước nghèo yếu; chính sự suy sụp đạo đức của giới chăn chiên, điển hình là các vụ đồi bại như Linh mục cưỡng bức tình dục một số nữ tu trong 27 quốc gia trên thế giới, rồi cưỡng bức họ đi phá thai, vụ hơn 5000 Linh mục bị truy tố về tội loạn dâm, cưỡng bức tình dục trẻ em và nữ tín đồ nổ ra ở Boston năm 2002 v..v.., đã là những thực tế “chống Công Giáo” mạnh mẽ nhất mà người Công Giáo không bao giờ nhìn thấy và chấp nhận vì đầu óc của họ đã bị điều kiện hóa từ khi còn nhỏ, và những kẻ hoạt đầu chính trị dựa hơi Công Giáo cũng không nghĩ đến.

Lên án một tác phẩm, một bài viết, một cuốn phim, một bức tranh là “chống Công Giáo” là một luận điệu rất ấu trĩ trong thời đại này, chỉ có thể kích động được những người có đầu mà không có óc, hoặc những con chiên Công Giáo cuồng tín. Ngày nay, cũng như cái mũ “thân Công” chứng tỏ người chụp mũ thuộc hạng những người “ngu xuẩn, lỗi thời, và thiếu văn hóa (OCRegister.com: ignorant, outdated and lack of education), cái mũ “chống Công giáo” cũng chỉ là những người thuộc hạng trên mang ra dùng mà không chịu suy nghĩ. Ngày nay, không ai còn e sợ hay coi cái mũ “chống Công Giáo” hay “thân Cộng” có bất cứ một giá trị hay ảnh hưởng nào, ít ra là trong những nước tiến bộ Âu Mỹ, nơi đây luật pháp nghiêm minh, các quyền căn bản của con người được tôn trọng, và các tín đồ Công Giáo đã tiến bộ, không còn cuồng tín u mê như trong thời Trung Cổ.

Theo nhà nữ thần học Rosemary Radford Ruether thì “chống Công Giáo” phản ánh sự xung đột nội bộ giữa những người tự cho mình là “chính hiệu Công Giáo” với những người Công giáo tiến bộ. Từ “chống Công Giáo” được phe bảo thủ Công Giáo xử dụng với hàm ý là chỉ có họ là Công Giáo chính hiệu (to claim that they and they alone are “authentic” Catholics), và những người Công Giáo có tư tưởng tiến bộ không phải là Công Giáo, thù nghịch với Công Giáo chính hiệu, do đó, là những người “chống Công Giáo” (and Catholics that hold progressive views are not Catholics, are hostile to “authentic” Catholicism, and hence are anti-Catholic.). Nói ngắn gọn, lên án “chống Công Giáo” là một chiến thuật đe dọa của những người Công Giáo cực đoan, được sử dụng để đàn áp những quan điểm tiến bộ Công Giáo (“anti-Catholicism” is being used as a scare tactic by the Catholic Right in the service of repression of progressive Catholic views.) Chiến thuật này còn áp dụng đối với người ngoại đạo, vì người ngoại đạo nào mà nghe theo những quan điểm Công Giáo tiến bộ cũng là “chống Công Giáo” (non-Catholics who listen to the views of progressive Catholics are therefore also anti-Catholic.) Nhưng ngày nay, thần quyền và thế quyền của Công Giáo đã không còn, bó củi và thanh gươm đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội, vậy Công Giáo lấy gì để mà đàn áp và bịt miệng những tư tưởng tiến bộ trong Công giáo và của những người ngoại đạo? Và người ngoại đạo có lý do gì để mà e sợ về những công việc thuần trí thức của mình?

Giao Điểm và Sách Hiếm cùng vài trang nhà khác như Nhân Dân Việt Nam, Đông Dương Thời Báo, đưa lên những tài liệu về nhưng sự thật về giáo hội Công giáo hoàn vũ cũng như giáo hội Công giáo ở Việt Nam với mục đích rõ rệt và công khai là giải hoặc Ki Tô Giáo, hầu như hoàn toàn dựa trên những tác phẩm đã được phổ biến rộng rãi trong những xã hội Ki Tô Âu Mỹ của các tác giả trong giới khoa bảng, một số ở ngay trong chính Giáo hội Công Giáo. Vậy, người Việt Nam có quyền biết đến những sự thực này hay không?

Phê bình, hay theo nghĩa lỏng lẻo, đối thoại, vừa là một nghệ thuật vừa là một kỹ thuật trong lãnh vực học thuật nhằm phân tích, tổng hợp, và lô-gíc để đưa ra quan điểm và/hoặc lập trường của mình. Đi ra ngoài lãnh vực này thì có thể là bất cứ cái gì khác, chứ không thể gọi là phê bình hay đối thoại. Tôi hi vọng, với sự hiểu biết này, thì khi đọc một bài, dù mang nhãn hiệu phê bình hay đối thoại, chúng ta có thể biết bài đó có thực là phê bình hay đối thoại hay không.

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>