●   Bản rời    

Thầy Nhất Hạnh

Ôn lại vài nét về Thầy Nhất Hạnh

Trần Chung Ngọc

nguồn: http://giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1015

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt006.php

28 tháng 7, 2007

Tôi không phải là đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tôi cũng chưa bao giờ trực diện với Thầy. Tuy không trực tiếp biết Thầy nhưng tôi cũng biết phần nào những hoạt động cho dân tộc Việt Nam và công cuộc truyền bá Đạo Pháp của Thầy trên thế giới. Lẽ dĩ nhiên, sự hiểu biết của tôi về Thầy Nhất Hạnh còn thiếu sót rất nhiều. Tôi hi vọng sẽ được những người biết rõ Thầy hơn bổ túc cho những thiếu sót này. Bài viết này nói lên vài nét về những điều tôi biết về Thầy Nhất Hạnh.

Đã từ lâu, "người ta", người ta đây gồm cả "bạn" lẫn "thù", đã có những mánh mưu dựng đứng sự kiện, xuyên tạc Thầy đủ mọi thứ nhằm mục đích hạ thấp, bôi nhọ Thầy, với ảo tưởng là có thể làm giảm uy tín của Thầy trong cộng đồng người Việt di cư. Nhưng nhìn vào thực tế, những toan tính xấu xa của những người này đã như công Dã Tràng, mất tăm nơi biển cả. Những khóa tu của Thầy Nhất Hạnh trên khắp thế giới bao giờ cũng rất đông người Việt tham dự, khoan nói đến những khóa tu cho những người ngoại quốc. Thầy đã được mời đến thuyết Pháp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong các nhà thờ Ki Tô Giáo, cho các chính khách và nguyên thủ quốc gia ở San Francisco, ở quốc hội Mỹ v..v.. Vậy thì những tiếng nói chống phá Thầy, cất lên từ bên trong những hàng rào bên đường, bởi những người chẳng ai biết đến và chẳng có uy tín gì trong cộng đồng người Việt di cư, phỏng có được tác dụng gì.

Ai là "bạn"? Điểm qua vài mặt chúng ta thấy có tên "phản đồ" ăn lương của CIA/NED, chuyên nghề dựng đứng sự kiện, tung ra những cái gọi là “phúc trình”, “thông điệp” ma để xuyên tạc, bịa đặt, chống phá chính quyền, chống đối Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, vô liêm sỉ đến độ xuyên tạc láo lếu dòng tu Tiếp Hiện cũng như chuyến về Việt Nam hoằng Pháp của Thầy Nhất Hạnh năm 2005, và ngồi ở Paris tranh đấu cho "quyền làm người" (sic) của hơn 80 triệu dân Việt Nam ở trong nước. Rồi có tờ báo mang tên Chánh Đạo cùng trang nhà mang tên “HoangPhap”, chuyên dùng những lời lẽ vô đạo, hoặc đăng bài của ngoại đạo để xuyên tạc, đánh phá Phật Giáo và chụp mũ bất cứ ai không hùa theo chủ trương, ý kiến thuộc loại dưới đáy giếng của hạng người vô tài vô đức.

Và ai là "thù"? Chẳng cần phải nói ai cũng biết đó là những nô lệ tinh thần của thế lực đen quốc tế, cay cú vì mất đi quyền lực ở Việt Nam, cay cú vì trong thế giới tiến bộ trí thức Tây Phương, ánh sáng của đạo trí tuệ đã xua đi bóng tối của đức tin vào những mê tín hoang đường không còn thích hợp với thời đại ngày nay, nên trút mọi giận hờn lên những bậc lãnh đạo Phật Giáo trong đó có Thầy Nhất Hạnh. Lập luận rất ấu trĩ của hạng người này là vu cho mấy ông Sư cái tội làm mất nước (sic), cái nước mà họ coi như là của riêng họ dưới thời hoàng kim Công giáo trị của Ngô Đình Diệm, để gây thù hận trong đám con chiên và trong đám những người chống Cộng đến chiều, và để chạy tội bất tài, tham nhũng v..v.. của hai chế độ tay sai bù nhìn Công giáo Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ miền Nam như nhiều nhà viết sử, kể cả những tài liệu của Mỹ, đã ghi rõ. Những cái mũ "cộng sản", "phản chiến" v..v.. dù đã rách nát với thời gian, và càng ngày càng trở nên khôi hài lố bịch, vẫn được mang ra nhai đi nhai lại trong một thiểu thiểu số người Việt di cư không có đầu óc làm nghề Chống Cộng Cho Chúa [CCCC] toàn thời gian (full time) để chụp lên đầu một ông Sư chỉ vì đối với họ, ông ta có cái tội duy nhất là nổi tiếng trên thế giới, có nhiều đệ tử từ các tôn giáo khác ở khắp năm châu, và dám phê bình thẳng thắn sự kém hiểu biết của giáo hoàng Công giáo John Paul II trong cuốn “Living Buddha, Living Christ”.

Bài viết này không có mục đích bênh vực hay ca tụng Thầy Nhất Hạnh vì tôi biết chắc Thầy không cần đến những điều này. Tôi cũng biết chắc Thầy không bao giờ quan tâm đến những tiếng ồn ào bâng quơ bên trong những hàng rào bên đường với ảo tưởng là có thể ngăn cản những bước chân vững chãi và thảnh thơi của Thầy cùng các đệ tử đi trên con đường hoằng dương đạo Pháp. Cho nên, bài viết này chỉ là tóm lược những điều tôi biết về Thầy Nhất Hạnh qua các tài liệu và qua sự hiểu biết của tôi về những hoạt động của Thầy trong nhiều thập niên qua..

Đối với tôi, Thầy Nhất Hạnh quả thật là một niềm hãnh diện cho Phật Giáo Việt Nam. Rất có thể có một số Phật tử, tôi là một trong số này, đôi khi không đồng ý với Thầy về một vài điểm nào đó, khi Thầy đưa ra những ý kiến hoặc thông tin bên ngoài vấn đề thuyết giảng Phật Pháp, hoặc liên quan đến Ki Tô Giáo. Rất có thể có những người trong Phật Giáo không đồng ý với quan niệm hiện đại hóa Phật Giáo qua một số điểm trong nội dung thuyết giảng Phật Pháp của Thầy. Nhưng xét về toàn thể những đóng góp của Thầy cho cộng đồng thế giới, cho Phật Giáo nói chung, cho Phật Giáo và dân tộc Việt Nam, và nhất là cho hòa bình của Việt Nam nói riêng, chúng ta không thể phủ nhận sự kiện là, trong thời cận đại, Thầy Nhất Hạnh là một khuôn mặt đã gây được một ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng thế giới. Điều này chỉ là nói lên một sự kiện, tuyệt đối không có nghĩa đánh giá thấp những đóng góp to lớn khác của các Tăng Ni Việt Nam khác cho Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Phật Giáo thế giới nói chung.

Trong bài này tôi sẽ không nhắc đến tiểu sử của Thầy Nhất Hạnh, nghĩa là những chi tiết về Thầy xuất thân từ đâu, học trường nào, bằng cấp ra sao, đã giữ những chức vụ gì v..v.. Đối với tôi, những chi tiết này không phải là những tiêu chuẩn quyết định để đánh giá một Thiền sư. Trong lịch sử thế giới ngày nay cũng như khi xưa, chúng ta thấy không thiếu gì những bậc "lãnh đạo tôn giáo" đủ mọi tước hiệu, kể cả các tước hiệu thần thánh, có bằng cấp, địa vị thật cao, mũ mãng một tầng ba tầng, áo đỏ áo tía v..v.., nhưng thực chất chỉ là những nô lệ tâm linh, đạo đức thấp kém.. như lịch sử các tôn giáo đã ghi rõ.

Viết về Thầy Nhất Hạnh, chúng ta không thể bỏ qua những hoạt động của Thầy trong thập niên 60, khi mà chiến tranh đang tàn phá đất nước Việt Nam, cả về sinh mạng lẫn vật chất, những hoạt động đã khiến cho cả thế giới biết đến Thầy, từ Giáo Hoàng Paul VI của Công giáo La Mã, cho tới những nhân vật lãnh đạo quân sự, ngoại giao và tôn giáo của Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới.

Trước hết chúng ta hãy trở lại đầu thập niên 60, khi mà chính quyền độc tài, gia đình trị, tôn giáo trị, Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam đang dung dưỡng cho những giám mục, linh mục Công giáo Việt Nam thao túng chính trường và thị trường, toan tính Công giáo hóa miền Nam bằng chính sách thiên vị Công Giáo, cưỡng ép người dân cải đạo, cùng xuống tay tiêu diệt mọi đảng phái đối lập, bức hại các tôn giáo phi Công giáo trong đó có Phật Giáo.

Trong hoàn cảnh miền Nam Việt Nam bị đắm chìm trong chiến tranh, và toàn dân miền Nam sống trong bức màn đen tối dày đặc của ý thức hệ Công giáo La mã (Dr. Barnado: In the thick darkness of Romanism), một ý thức hệ tôn giáo trị của thời Trung Cổ mà Phán Quan Ngô Đình Diệm cùng những nô lệ tâm linh của Vatican đang cố gắng triệt để thi hành, thì ngày 11 tháng 6, 1963: Ngọn lửa từ bi bốc lên từ nhục thân Bồ Tát Thích Quảng Đức đã có tác dụng soi sáng và thức tỉnh lương tâm nhân loại, kết quả là xua đi bóng tối của vô minh và tàn bạo không bao lâu sau đó. Stephen Batchelor tường thuật cuộc tự thiêu trên trong cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West, Parallax Press, CA 1994, pp.353-354) như sau:

11 tháng 6, 1963. Trên đường Phan Đình Phùng ở Saigon, một vị sư già tên là Thích Quảng Đức ngồi tọa thiền theo tư thế kiết già. Dầu xăng được đổ lên người Ngài, và Ngài tự bật một que diêm, rồi ngồi bình thản và bất động khi thân thể bốc lửa. Trong khi cuộc chiến ở Việt Nam gia tăng, một số tăng ni khác hành động theo gương người. Khi những hình ảnh tự thiêu này hiện trên màn ảnh TV trên khắp thế giới, chúng gây cho khán giả sự kinh hoàng và không thể hiểu nổi. Một vị sư ngồi như Đức Phật ngập trong đám lửa trong một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh đã xé rách tâm tư Tây phương.

(11 June 1963. On Phan-dinh-Phung street in Saigon an elderly Buddhist monk called Thich Quang Duc sits down cross-legged in meditation. Petrol was poured over his body and he lighted a match, then remains calm and immobile as his body bursts into flames. As the Vietnamese war intensifies, other monks and nuns follow his example. As these images appear on television screens around the world, they provoke incomprehension and horror. A monk seated like a Buddha being engulfed by fire in a country ravaged by war sears itself into the Western mind.)

5 tháng sau, chế độ Ngô Đình Diệm Công giáo độc tài, tôn giáo trị, gia đình trị, phi tự do, phi dân chủ, một chế độ mà tuyệt đại đa số người dân miền Nam oán ghét đã sụp đổ. Trong giai đoạn lịch sử này, Thầy Nhất Hạnh đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Columbia, Hoa Kỳ. Sau khi chế độ nhà Ngô sụp đổ, đầu năm 1964 Thầy Nhất Hạnh được Thượng Tọa Thích Trí Quang mời về giúp đất nước.

Về tới nước, Thầy Nhất Hạnh bắt tay ngay vào việc trong đường hướng "Phật Giáo Dấn Thân" hay "Phật Giáo Đi Vào Cuộc Đời", một đường hướng đáng lẽ Phật Giáo Việt Nam đã phải thực hành từ lâu. Thầy là một trong những sáng lập viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh với tiêu chỉ "Duy Tuệ Thị Nghiệp" của Phật Giáo. Thầy cũng là người sáng lập “Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội” năm 1965 để huấn luyện thanh niên thiện nguyện Việt Nam trong chiều hướng phục vụ các làng xã bằng những kiến thức chuyên môn, sửa soạn cho việc xây dựng và hàn gắn đất nước khi chiến tranh chấm dứt. Những công tác cho vui cứu khổ (từ bi) của Trường lúc đầu khá thành công và được mọi người đón nhận với thiện cảm, kể cả trong những vùng xôi đậu, vì những hoạt động này mang lợi ích trực tiếp đến với người dân mà không vướng mắc vào những ràng buộc chính trị phe phái. Bất hạnh thay, sự hoạt động của Trường không phát triển nổi vì Trường, với mục đích phụng sự xã hội thuần túy, đã tự đặt mình giữa hai lằn đạn của hai thế lực Quốc Cộng đang chống đối nhau

Đầu năm 1967, một toán mặc quân phục và đeo mặt nạ đã ném lựu đạn vào hai lớp học, giết chết một giáo sư và một sinh viên, làm bị thương 21 sinh viên khác. Một nữ sinh viên bị phá nát chân, sau đó được đưa đi Nhật để chỉnh phẫu (remedial surgery). Sau đó, năm thành viên trong đó có hai tăng sĩ Phật Giáo, nửa đêm đang ngủ bị bắt đưa ra bờ sông hành quyết, nhưng một tăng sĩ đã sống sót sau khi bị quân khủng bố tưởng ông ta đã chết ở bờ sông. Rồi một toán 8 hoạt động viên của Trường bị bắt cóc mất tích không có tin tức. Tất cả những cuộc khủng bố trên đều được chính quyền miền Nam nói là của Việt Cộng làm. Nhưng giới sinh viên hiểu biết và nhiều người khác ở Saigon cho rằng rất có thể là do phía chính quyền làm. (Alfred Hassler, Saigon, U.S.A., Richard W. Baron, New York, 1970, p. 55: All incidents were attributed by the Government to the Vietcong, but knowlegeable students and others in Saigon suspected that the attackers could just as reasonably have been from the Government side) Rồi sinh viên của Trường bị chính phủ bắt nhập ngũ, gửi ra tiền tuyến. Trong hoàn cảnh như vậy, Trường đã bắt buộc phải bỏ những lớp học chính thức nhưng vẫn tích cực trong việc tuyển mộ các thanh niên thanh nữ tình nguyện và huấn luyện họ trong đường hướng phụng sự xã hội vô vị lợi.

Ngoài ra, Thầy Nhất Hạnh cũng còn làm chủ bút của tuần báo Thiện Mỹ của Phật Giáo. Nhà xuất bản Lá Bối ra đời và phổ biến những tác phẩm, thơ văn của Thầy, và những tác phẩm Phật Giáo. Đặc biệt là, Thầy và một số tăng trẻ đã cùng với một số linh mục và giáo dân cấp tiến tạo nên phong trào Sống Đạo và cho ra tờ báo Sống Đạo. Đây là một thành quả có tầm vóc lịch sử nếu chúng ta xét đến mối hiềm khích lịch sử giữa hai tôn giáo lớn ở Việt Nam, gây nên bởi sự xâm nhập của Công giáo vào Việt Nam, theo sự thú nhận và nhận định của Linh mục Lương Kim Định là không làm sao xóa sạch được.

Chiến tranh Việt Nam càng ngày càng khốc liệt, nhất là sau khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm 1965. Sự chết chóc về nhân mạng và hủy diệt về vật chất càng ngày càng nhiều. Trong hoàn cảnh như vậy, Phật Giáo, tôn giáo của hòa bình, không thể ủng hộ chiến tranh. Thầy Nhất Hạnh đã tuyên bố: >"Cộng sản và Chống Cộng đều bắt nguồn từ sự cuồng tín của Tây phương, và Phật Giáo là kẻ thù của mọi hình thức cuồng tín." (Alfred Hassler, Saigon, U.S., p. 113: Both Communism and anti-Communism, declared Nhat Hanh, are Western fanaticisms, and Buddhism is the enemy of fanaticism of all forms.) Đứng giữa hai thế lực cuồng tín gây chết chóc cho hàng ngàn, hàng vạn dân Việt vô tội, năm 1966, Phật Giáo ý thức được rằng phải tìm đồng minh ở ngoài nước, và nhất là phải cho người Mỹ biết đến những sự đau khổ và khát khao hòa bình của đại đa số người dân Việt. Khi đó, người duy nhất trong Phật Giáo Việt Nam có uy tín, khả năng, kinh nghiệm với người Mỹ, để hoàn thành nhiệm vụ khai sáng thế giới về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, không có ai khác ngoài Thầy Nhất Hạnh.

Một cơ hội đã tới. Do lời mời của đại học Cornell, Thầy Nhất Hạnh đã được phép xuất ngoại. Chuyến đi sang Mỹ của Thầy đã trở thành chuyến du thuyết cho hòa bình trên khắp thế giới, nhưng buồn thay, đó cũng là chuyến đi mở đầu cho cuộc đời lưu vong của Thầy. Stephen Batchelor tóm tắt chuyến xuất ngoại trở thành lưu vong của Thầy như sau, Ibid. p. 353:

..Vào tháng năm, 1966, một vị tăng Việt Nam 39 tuổi, Thích Nhất Hạnh, tới Hoa Kỳ, bề ngoài có vẻ là để giảng về “Sự phục sinh của Phật Giáo Việt Nam” tại đại học Cornell. Mục đích thực sự của chuyến đi sang thăm viếng Hoa Kỳ là nói cho người dân Mỹ biết về những sự đau khổ của đồng bào ông. Hội Ái Hữu Hòa Giải gốc Ki Tô đã tổ chức một chuyến xuất ngoại 3 tuần lễ cho ông. Nhưng những thư mời ông tiếp tục gửi đến, và chuyến xuất ngoại kéo dài 3 tháng, sang cả Âu Châu, không chỉ ở Mỹ. Ở Mỹ, ông đã gặp nhiều lãnh tụ tôn giáo và chính trị... Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara đã kéo dài cuộc tiếp kiến để nghe kỹ hơn những điều mà ông muốn nói. Trong một cuộc họp báo chung, Martin Luther King đánh đồng sự tranh đấu của người da đen với sự tranh đấu của các Phật tử ở Việt Nam, và năm sau đã đề nghị trao giải Nobel về hòa bình cho Thầy Nhất Hạnh. Cuộc du thuyết ở Âu Châu cuối cùng đã dẫn đến cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Paul VI ngày 16 tháng 7 trong đó vị tăng sĩ Phật Giáo đã thúc giục Giáo Hoàng khuyến khích các tín đồ Công giáo ở Việt Nam hãy cùng với các Phật tử tranh đấu cho hòa bình. Đi đến đâu , nơi đó cử tọa cũng cảm thấy mình tầm thường và mủi lòng trước một vị sư mảnh dẻ, từ ái, nói lên tiếng nói của quần chúng không nói lên được tiếng nói của mình, trong đất nước đau khổ của ông ta. Thích Nhất Hạnh và những hoạt động viên Phật Giáo cùng tranh đấu với ông không về phe Cộng Sản ở miền Bắc, cũng không về phe chống Cộng ở miền Nam. Họ cũng không nuôi dưỡng một tham vọng nào về quyền lực chính trị cho chính họ. Họ tìm kiếm sự hiểu biết thay vì sự xung đột. Nhưng nhất là họ nói thay cho hàng triệu nông dân mà những sự khác biệt về ý thức hệ thật là vô nghĩa, đối với những người này chiến tranh chỉ mang lại tàn phá, khủng khiếp và chết chóc.

(...In May 1966, a 39-year-old Vietnamese monk, Thich Nhat Hanh, arrives in America, ostensibly to lecture on “The Renaissance of Vietnamese Buddhism” at Cornell University. The true purpose of his visit is to tell the American people of the sufferings of his fellow countrymen and women. The Christian-based Fellowship of Reconciliation has organized a three-week tour for him. But invitations keep coming, and the tour continues for three montshs, extending beyond the United States to Europe. In America he meets with leading religious figures and politicians... The Secretary of Defense Robert McNamara extends his appointment to listen more carefully to what he has to say. In a joint press conference, Martin Luther King identifies the struggle of blacks in America with that of the Buddhists in Vietnam, and the following year nominates Nhat Hanh for the Nobel Peace Prize. The visit to Europe culminates, on 16 July, in an audience with Pope Paul VI in which the Buddhist monk urges the Supreme Pontiff to encourage Catholics in Vietnam to join hands with Buddhists to end the war. Wherever he goes, audiences are humbled and moved by this slight, gentle monk who gives voice to the silenced mass of his tormented land.

Thich Nhat Hanh and his fellow Buddhist activists sided neither with the Communist north nor the anti-Communist south. Nor did they harbour any desire for political power themselves. They sought understanding instead of conflict. Above all they spoke for millions of peasants for whom the ideological differences were meaningless, for whom the war meant nothing but destruction, terror and death.)

Hành trình du thuyết cho Hòa Bình của Thầy Nhất Hạnh ở ngoại quốc được trình bày đầy đủ hơn trong cuốn Saigon, U.S.A., pp. 10-15, của Alfred Hassler, Giám Đốc Hội Ái Hữu Hòa Giải ở Hoa Kỳ:

Những cuộc hành trình sau đó của ông (Nhất Hạnh) trên khắp nước Mỹ, rồi qua Tây Âu và tới Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân và Nhật Bản, và rồi lại trở lại Mỹ là do sự đỡ đầu của Ủy Ban Quốc Tế về Lương Tâm Đối Với Việt Nam ... Bản Tuyên Bố của Ủy Ban, "Họ là anh em của chúng ta mà chúng ta giết", đã được sự ủng hộ của 10 ngàn (10,000) chữ ký của các lãnh đạo tôn giáo của mọi tín ngưỡng từ trên bốn mươi quốc gia khi bản này được đăng trên hai trang báo trong tờ New York Time ngày 23 tháng 1, 1966. Một trong những chữ ký trên ghi giản dị là "Một nhà sư Việt Nam" là của Thích Nhất Hạnh; sự ẩn danh là do chúng tôi quyết định, không phải là ý định của ông. (Vào thời điểm này, Thầy Nhất Hạnh còn ở Việt Nam cho nên Ủy Ban Lương Tâm đã quyết định tránh cho Thầy Nhất Hạnh những nguy hiểm về sinh mạng có thể xảy ra ở miền Nam. TCN)...

Ở Mỹ, vị sư mảnh dẻ nhiệt tình này được đón tiếp nồng hậu và chiều đãi khiến cho ông ta ngạc nhiên và tin tưởng hơn là người Mỹ chắc chắn sẽ chấm dứt chiến tranh nếu họ biết được những sự đau khổ của đồng bào ông lên tới mức độ nào. Mới đầu ông ta thu hẹp những bài thuyết trình trong chủ đề này. Những cử tọa của ông xúc động đến rơi nước mắt khi ông nói thay cho “những nông dân không có tiếng nói của mình” và lòng khao khát chấm dứt cái chiến tranh đã phá nát đời sống của họ, và kể đến chuyện những thiếu nữ phải bán thân cho lính Mỹ để nuôi gia đình... Hội Ái Hữu thu xếp lộ trình và những buổi nói chuyện của Nhất Hạnh, với sự giúp đỡ của Ủy Ban Lương Tâm Quốc Gia trong 19 quốc gia, và tôi đã đi cùng với ông trong phần lớn nước Mỹ và Tây Âu. Một mình hay cùng với tôi ông ta đã gặp nhiều viên chức cao cấp.. Ở Hoa Thịnh Đốn, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu, cá nhân hoặc nhóm, đã đàm luận cùng ông, và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara đã tăng gấp đôi thời giờ dành cho ông để tham khảo kỹ càng ý kiến của ông. Thượng Nghị Sĩ Eugene J. McCarthy, ngày trước ngày tuyên bố ứng cử Tổng Thống, đã đóng cửa văn phòng riêng của mình để tránh tiếng ồn ào của bộ tham mưu, và nhã nhặn chăm chú nghe sự trình bày của ông, hỏi nhiều câu hỏi đã được tìm hiểu và suy nghĩ kỹ, và khi được biếu một thi phẩm của Nhất Hạnh, đã biếu lại ông Sư một thi phẩm Hi Lạp. Sau đó, ở New Hampshire (nơi tổ chức bầu cử chọn ứng cử viên Tổng Thống. TCN) Thượng Nghị Sĩ của bang Minnesota đã trích dẫn những câu thơ của nhà thi sĩ Việt Nam. Ở Luân Đôn, Nhất Hạnh đã gặp những thành viên của Hạ Nghị Viện Anh; ở Stockholm với thành viên Quốc Hội Thụy Điển và Ngoại Trưởng; ở Rô-ma với Giáo Hoàng Paul VI mà ông đề nghị một cuộc thăm viếng Việt Nam, "đến Hà Nội trước, vì Mỹ sẽ ngưng bỏ bom Hà Nội, rồi tới Saigon để khuyến khích con cái của giáo hoàng (con chiên) ở đó đừng có thù ghét Phật Giáo, hãy tiếp tay với họ để tranh đấu cho một hòa bình chung".. (Không bao lâu sau đó, theo phóng viên của tờ The National Catholic Reporter ở Rô-ma, cuộc viếng thăm Giáo Hoàng của Nhất Hạnh đã đẩy nhanh sự kiện một phái đoàn của Giáo Hoàng cầm đầu bởi Đức Ông Sergio Pignedoli, bạn thân của Giáo Hoàng, đã tới Saigon khẩn thiết yêu cầu hợp chung nỗ lực của Công giáo - Phật Giáo để tranh đấu cho hòa bình). Mùa Xuân năm 1966, Nhất Hạnh viết một cuốn sách nhắm vào độc giả Mỹ. Cuốn sách này [được nxb Hill and Wang, Inc., xuất bản vào tháng 2, 1967. TCN] được phổ biến khá thành công trong nước Mỹ, nhưng cuốn sách cũng được xuất bản bằng 8 thứ tiếng và trong 9 quốc gia khác. Điều đáng chú ý là, sự thành công ngoạn mục nhất của cuốn sách lại ở ngay trong Nam Việt Nam, một bản tiếng Việt đã được bí mật đưa vào in chui trong nước và bán hơn 100000 cuốn (trong một nước mà cuốn sách nào bán được 3000 cuốn được coi như là bán chạy nhất).

(His subsequent travels, back and forth across the United States, then through Western Europe and to Australia, New Zealand, the Philippines, Japan, and once again through the United States were under the auspices of the International Committee of Conscience on Vietnam... The Committee statement, "They Are Our Brothers Whom We Kill", had won the signatures of 10,000 religious leaders of all faiths from more than forty countries when it appeared as a two-page advertisement in the New York Times on January 23, 1966. One of those signatures, identified in the ad as simply "A Vietnamese Buddhist Monk", was that of Thich Nhat Hanh; the anonymity had been our decision, not his...

In the United States, the slight, fervent monk was greeted with a warmth and hospitality that surprised him and led him to feel even more strongly that the Americans would surely stop the war if they knew how terrible were the sufferings of his people. At first his speeches were confined to that subject. His audiences were moved to tears as he spoke for the "voiceless peasants" and their longing for an end to the war that had torn their lives apart, and told of the young girls who sold their bodies to American soldiers in order to buy rice that would keep their families alive...

The Fellowship arranged Nhat Hanh's itinerary and engagements, with the help of the National Committee of Conscience that had sprung up in nineteen countries, and I traveled with him through much of the United States and Western Europe. Alone or with me he met with many dignitaries. In Washington, members of the Senate and the House, singly or in groups, talked with him, and Secretary of Defense Robert S. McNamara doubled the time he had allotted to question the Vietnamese monk closely. Senator Eugene J. McCarthy, the day before he announced his candidacy for the presidency, closed the door of his private office against the hubbub of his staff and listened attentively and courteously to Nhat Hanh presentation, asked thoughful and informed questions, and when presented with a small collection of Nhat Hanh's poetry, in turn gave a book of contemporary Greek poetry to the monk. Later, in New Hampshire, the Minnesota Senator was to quote from the Vietnamese poet's works.

In London, Nhat Hanh met with forty members of the House of Commons; in Stockholm with members of the Swedish Parliament and the Foreign Minister; in Rome with Pope Paul VI, to whom, he suggested a visit to Vietnam, "first to Hanoi, because then the Americans woild stop bombing Hanoi, but also to Saigon, to urge your children there not to hate the Buddhists but to work with them for a common peace."...(Shortly therafter a papal mission headed by Monsignor Sergio Pignedoli, a personal friend of the Pope, did go to Saigon to plead for joint Catholic-Buddhist effort for peace, precipitated, according to the Rome correspondent of The National Catholic Reporter, by Nhat Hanh's visit)...

In the Spring of 1966, Nhat Hanh wrote a book intended for the American people. It had a fairly good distribution in this country, but it was published as well in eight other languages and nine other countries. Interestingly, its most spectacular success was in South Vietnam itself, where a smuggled-in version was printed illegally and sold more than 100,000 copies (this in a country where a 3,000 sale constitutes a best-seller).

Cuốn sách trên chính là cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa mà bản tiếng Anh: Vietnam: Lotus In A Sea Of Fire đã được linh mục Thomas Merton, một nhà thần học Công giáo nổi tiếng trên đất Mỹ, viết lời mở đầu, và Alfred Hassler viết lời cuối. Trong lời mở đầu của Thomas Merton có đoạn như sau:

Những trang sách phê bình thẳng thắn và khôn khéo mà Nhất Hạnh viết về lịch sử trong quá khứ của đạo Công giáo ở Việt Nam rất là quan trọng, chúng ta phải công nhận như vậy. Những nhà bảo thủ Công giáo có thể sẽ không ưa thích gì những trang này. Họ sẽ toan tính gạt bỏ chúng như là chống Công giáo và do thành kiến thù nghịch. Tôi rất sẵn sàng thông cảm với nỗi sầu khổ thành thực của họ, nhưng tôi tiếc phải nói rằng tôi không thể đồng ý với họ. Thích Nhất Hạnh không hề thù nghịch đạo Công giáo hay giáo hội Công giáo. Chắc chắn là những trang sách trên sẽ làm cho một tín đồ Công giáo bực bội hổ thẹn. Họ cần phải như vậy. Công đồng Vatican II đã thừa nhận rõ ràng rằng không có chỗ đứng nào để cho sự chiến thắng trống rỗng trong lịch sử truyền giáo Công giáo. Giáo hội đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, và chúng đã mang lại sự mất tín nhiệm to lớn cho thông điệp Ki Tô. Những sai lầm đó không phải vì do đức tin hay do Phúc Âm, mà do những thành kiến về văn hóa và quốc gia, sự bám chặt vào khuôn mẫu tổ chứa cứng rắn, hoặc bị ám ảnh bởi mặt mũi của định chế và uy tín chính trị. (Là một linh mục Công giáo, Thomas Merton đã cố gắng bào chữa cho Công giáo, làm nhẹ bớt tội lỗi của giáo hội, trong khi các học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, đã đồng thuận là những sai lầm của các nhà truyền giáo bắt nguồn từ chính đức tin Công giáo vào những điều trong Phúc Âm. TCN)

(The outspoken and shrewdly critical pages which Nhat Hanh devotes to the past history of Catholicism in Vietnam are, let us admit it, very important. Catholic conservatives are probably not going to like these pages. They will perhaps attempt to dismiss them as mere anti-Catholicism and hostile prejudice. I am perfectly prepared to sympathize with sincere grief of these people, but I regret that I cannot agree with them. Thich Nhat Hanh is not hostile to Catholicism or to the Church. Certainly these pages make a Catholic squirm with embarrassment. They should do so. The Second Vatican Council has clearly admitted that there is no place for empty triumphalism in the Catholic estimate of missionary history. Serious errors have been made, and they have brought great discredit on the Christian message. These errors were due not to the faith and to the Gospel, but to nationalistic and cultural prejudices, attachment to rigid organizational patterns, or obsession with institutional facades and political prestige.)

Những hoạt động vận động cho hòa bình ở Việt Nam của Thầy Nhất Hạnh đã khiến cho Thầy trở thành đối tượng chống đối và vu khống của cả hai phe Cộng và chống Cộng. Thầy đã bị báo chí và đài phát thanh Saigon chụp cho Thầy cái mũ "Cộng sản" và không cho Thầy trở về nước. Trong khi đó thì đài phát thanh Hà Nội lại gán cho thầy cái danh hiệu "Tay sai của Ngũ Giác Đài" (Tool of the Pentagon). Những kẻ hiếu chiến ở miền Nam thì lên án Thầy là "phản chiến ". Chỉ có những kẻ “hiếu chiến” mới lên án những người chủ trương hòa bình để tiết kiệm xương máu người dân là "phản chiến". Nhưng mà ai là những kẻ phản chiến?

Đó là Giáo hoàng Paul VI, người đã tuyên bố ở giữa hội trường Liên Hiệp Quốc: Hãy ngưng ngay cuộc chiến (ở Việt Nam). Đừng có chiến tranh nữa,
không bao giờ có chiến tranh nữa
(Stop the war. No more war, never again war)

Đó cũng là Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant, sau khi quan sát tình hình, đã tuyên bố:

Cuộc chiến chênh lệch giữa kỹ thuật Hoa Kỳ và một nước nhỏ kém mở mang (VN) là một trong những cuộc chiến "man rợ nhất" của lịch sử.

(The Secretary of the United Nations, U Thant, was driven by his observations to call this mismatch between the United States and a small underdeveloped nation one of the "most barbarous" wars in history)

Đó cũng là 2700 mục sư, linh mục, thầy tu Do Thái (Rabbi) đã ký tên dưới một bức thư gửi Tổng Thống Johnson, đăng trên tờ The New York Times ngày 4 tháng 4 năm 1965 kêu gọi: "Nhân danh Thiên Chúa, Hãy ngưng ngay chiến tranh" (In the Name of God, STOP IT).

Đó cũng là 65 giáo sư đại học Saigon, ngày 16 tháng 1, 1968, với bản tuyên ngôn kêu gọi "Các phe hiếu chiến hãy kéo dài vô thời hạn cuộc ngưng chiến vào dịp Tết và đàm phán với nhau ngay để có một dàn xếp hòa bình." (We appeal to all the belligerent parties to extend indefinitely the Tet cease fire and to negotiate immediately a peaceful settlement).

Và còn những bậc trí thức vang danh thế giới như Bertrand Russell, Jean Paul Sartre, hàng trăm giáo sư đại học trên khắp thế giới, hai anh em cùng là linh mục Công giáo Daniel và Philip Berrigan, chưa kể đến hàng trăm ngàn sinh viên đại học Mỹ đã thường xuyên xuống đường "phản chiến". Vậy "phản chiến" thì sao? Những kẻ chống đối “phản chiến” hãy vắt tay lên trán suy nghĩ xem sự chống đối của mình có giá trị gì trước lòng dân, trước phong trào phản chiến đã nêu ở trên?

Với vài nét về Thầy Nhất Hạnh như trên, tôi nghĩ cũng đủ để cho chúng ta thấy Thầy Nhất Hạnh là mẫu người như thế nào. Ở đây, tôi không nói đến những đóng góp của Thầy cho Phật Giáo nói chung, Phật Giáo Việt Nam nói riêng, kể từ 1975 đến nay, những đóng góp văn hóa cũng như những đóng góp thiết thực trong vấn đề tu tập. Những đóng góp này đã được thế giới và người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, biết đến nhiều.

Vậy thì, những kẻ cuồng tín tôn giáo hay chống Cộng đến chiều đang ra công bịa đặt những điều vô căn cứ về đời tư của Thầy, chụp mũ, xuyên tạc mục đích tổ chức các Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan ở Việt Nam của Thầy Nhất Hạnh và Phật Giáo trong nước, có thể đạt được những mục đích gì, nếu không muốn nói là chẳng qua chỉ làm trò cười cho thiên hạ qua những thủ đoạn phản bội và hạ cấp của chính mình, mà thực chất chỉ là hành động đứng ngược chiều gió để ném tro vào mặt người khác. Tội nghiệp thay.

 

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>