●   Bản rời    

Vì sao đám dân Chúa Việt Lại Chống Cộng Điên Cuồng (Mạn Hứng của Thiên Lôi)

VÌ SAO ĐÁM DÂN CHÚA VIỆT LẠI CHỐNG CỘNG ĐIÊN CUỒNG ?

Mạn hứng của Thiên Lôi

Thiên Lôi

http://sachhiem.net/THLOI/CT/ThienLoi1.php

28 tháng 11, 2007

“Ai bảo Ca-tô là khổ?
Ca-tô sướng lắm chứ!
Đè đầu dân, nô lệ thực dân
Cùng hút máu nhân dân.”

Gồm các đề mục:

Phần Một: - Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-Tô La-Mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?

Phần Hai: - Quyết Đi Tìm Sự Thật

- 1) Nguồn gốc đạo Ca-tô La-mã

- 2) Tìm cách thống trị thiên hạ

- 3) Vai trò của cố đạo thừa sai

Phần Ba: - Tiến Trình Xâm Chiếm Việt Nam Trước 1945

I. Từ thế kỷ 16 đến hết đệ nhị thế chiến 1945

1. Công đầu của cố đạo Alexandre de Rhôde

2. Chuyện Chữ Quốc Ngữ

3. Ta làm ta mất nước

4. Âm mưu của hội Thừa Sai

5. Khi Quốc Phá Gia Vong

6. Vua Hàm Nghi và Kinh Đô Thất Thủ

7. Khi mất nước thì miếu mạo, đền chùa tôn nghiêm cũng bị vạ lây

8. Phong Trào Cần Vương

9. Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày

10. Phong Trào Cần Vương vẫn tiếp tục Và những Anh hùng Dân tộc

a. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

b. Đinh Công Tráng và chiến khu Ba Đình

c. Nguyễn Duy Hiệu

11. Cuộc kháng chiến chống Pháp không ngừng

12. Nỗi đọan trường của các vua mất quyền tự chủ

a) Vua Đồng Khánh

b) Vua Thành Thái

c) Vua Duy Tân

d) Vua Khải Định

e) Vua Bảo Đại

13. Những giáo gian tay sai cho Pháp phản bội dân tộc trước 1945:

1) Sĩ Tải Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký

2) Trần Lục

3) Huỳnh Công Tấn

4) Huỳnh Công Miêng

5) Trần Bá Lộc

6) Trần Bá Thọ

7) Đỗ Hữu Phương

8) Nguyễn Thân

9) Trần Tử Ca

10) Cha Con Ngô Đình Khả: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm,...

(Còn Nữa)

Phần Bốn. Việt Nam Từ 1945 Đến 1975.

Phần Năm: Việt Nam từ 1975 đến nay.

Phần Một :

“Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-Tô La-Mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?”

Câu trả lời đơn giản là: “Vì họ cùng với bề trên Vatican và quan thầy thực dân tây phương, đã thất bại chua cay trong mưu đồ ca-tô-nô-lệ-hóa Việt Nam tưởng như đã trong tầm tay. Khi nước mất vào tay giặc Pháp, vào tay cố đạo và bọn giáo gian tay sai; dân Việt đã không chịu khuất phục; vì thế đã có biết bao cuộc kháng chiến giành độc lập như Văn thân, Cần vương, các đảng phái, các giáo phái vv... nổi lên nhưng không thành công. Chỉ đến khi có đảng Cộng Sản Việt Nam khéo tổ chức mới đủ khả năng đánh sập tòan bộ quyền lực cai trị của chúng ở Việt Nam qua các chiến dịch 1954, 1975, và làm bọn giáo gian trở thành “dân do thái da vàng” lang thang tha phương cầu thực. Nay họ vẫn còn mang mối hận và đang được bề trên và chủ ngọai bang khuyến khích tái xâm nhập theo đúng cẩm nang của các cố đạo ngày xưa. Còn nước còn tát.”

Rõ ràng là thế! Biết bao công lao khuyển mã trong hơn 4 thế kỷ từ khi các tên cố đạo Tây đầu tiên lò dò đến nước ta cho đến cao điểm là hai chế độ ca-tô trong Nam, tập đòan Vatican và thực dân Tây phương (VTC-TDTP), cùng với đám giáo gian đã xây biết bao lâu đài trên cát, bổng dưng bị các ngọn sóng thần 1954 và 1975 đập nát và cuốn phăng ra biển; làm cho họ phải theo gương các tổ phụ Abraham và Moses đi lêu bêu khắp chốn.

Nhưng khi hỏi “Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-tô La-mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?” thì ta nhầm to, là trúng kế phe ta, là đưa phe ta vào chỗ thời thượng rồi. Thực ra là đám giáo gian này chống bất cứ nhà cầm quyền Việt Nam nào không phải do tập đoàn VTC-TDTP dựng lên. Vatican đã thành công trong việc cấy được mầm phản quốc trong một thiểu số dân bản địa vọng ngoại.

Nào phải đợi gì đến khi có Việt Cộng xuất hiện đám này mới chống. Tổ tiên họ đã sẳn lòng làm tay sai cho giặc từ lâu rồi. Ở giữa thế kỷ 19, Trương Vĩnh Ký, một tên tu xuất và nô bộc đắc lực cho thực dân Pháp, đã không ngần ngại xúi giục quân xâm lược đánh chiếm nước ta. Hãy đọc một đoạn trong lá thư trình Đô đốc Page vào tháng 12 năm 1859, chỉ mười tháng sau khi Pháp chiếm Gia Định, y đã hãnh diện viết: "...Ngoài ra, không một người Việt Nam nào theo Ki-tô giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, chẳng phải là vua của họ. (...Du reste, pas un Vietnamien catholique n’hésita à demander à s’enrôler comme soldat sous le drapeau francais, le roi payen du Vietnam n’était point leur roi.) (Depêche de l’Amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds Marine BB4-777)

Với tâm cảnh lưu truyền như thế thì không lạ gì giữa cuộc chiến quốc-cộng 1945-75, một chăn chiên Ca-tô Việt gian khác là Hòang Quỳnh, từng là phụ tá của một tên giám mục tay sai của Pháp khét tiếng là Lê Hữu Từ cai quản các họ đạo cuồng tín Bùi Chu-Phát Diệm ngòai Bắc khi còn làm mưa làm gió trên lãnh thổ Việt nghèo khó, đã tuyên bố một câu thực ngu xuẩn mà không nước sông nào có thể rữa cho sạch là “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa!” Đối với dân Việt thì câu này ‘ngu xuẩn’, nhưng đối với bọn giáo gian thì chúng đua nhau ‘Amen’.

Và nếu bà con bảo rằng Vatican luôn xót thương cho dân Việt, thì ... gượm đã nào. Hãy đọc toàn bộ sự thật về những âm mưu nham hiểm của tập đoàn VTC-TDTP trong mưu đồ xâm nhập và cai trị Việt Nam do cố học giả người Anh gốc Ý Avro Manhattan đã viết trong cuốn “Vietnam ... Why Did We Go?”, do Chick Pub, Los Angeles xuất bản năm 1984. Bà con có thể truy cập dễ dàng ở website này www.reformation.org/vietnam.html. Trong đó ông tiết lộ một chi tiết ... rợn người là chính tên giáo hoàng khát máu Pius XII, với đại diện của y tại Mỹ là hồng y Spellman, đã ráo riết vận động quân đội Mỹ thả từ 1 đến 6 quả bom hạt nhân 31-kiloton xuống bộ đội Việt Minh để giải vây cho Điện Biên Phủ vào năm 1954. Bom hạt nhân này có sức tàn phá gấp 3 lần quả bom thả xuống Hiroshima ở Nhật. Âm mưu này đã được sử liệu quân đội Hoa Kỳ bạch hóa vào năm 1984. May nhờ hồng phước của các vua Hùng nên chuyện nay đã không xảy ra như chúng muốn, chứ không thì không biết con cháu của các vị bây giờ khốn nạn đến thế nào nữa.

Đấy, tình yêu nhân loại của Thiên Chúa thánh thiện, mà bộ máy tuyên truyền của giáo gian ra rả ‘ngay cả cho con một của mình xuống trần gian chịu chết trên thánh giá để chuộc tội của con người’, vậy mà qua đại diện của mình trên trần gian là Pius XII, nó thể hiện ... độc ác hèn hạ như thế!

Cho nên ai bảo đạo Ca-tô La-mã là một tôn giáo thuần túy thì ... quả là ngây thơ cụ. Nó là một công cụ chính trị khuynh đảo với vỏ bọc tôn giáo, một tổ chức gián điệp tình báo quốc tế siêu hạng chuyên để phục vụ quyền lợi của Tây phương.

Phần Hai
Quyết Đi Tìm Sự Thật :

Trở lại câu hỏi: “Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-tô La-mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?” và muốn đi đến câu trả lời đơn giản ở trên ta phải chịu khó đào xới lại sử liệu vì các sự thật này lâu nay bị các thế lực đen và đám giáo gian bưng bít, hoặc thay trắng đổi đen để che giấu tội ác của mình đối với dân tộc, làm không ai nắm được ngọn nguồn; nhất là khi tập đoàn VTC-TDTP thành công thống trị miền Nam suốt 21 năm (1954-1975) thì họ đã tha hồ “viết lại lịch sử”. Ngay cả trong nước tuy ngày nay đã ‘sạch bóng quân thù’, nhưng Đảng và nhà nước đang bận o bế lũ tài phiệt Tây phương, và cán bộ đảng viên đua nhau tham nhũng biến chất nên không ai quan tâm đến việc phổ biến những ‘sự thật đau lòng của lịch sử xâm lược’ cho nhân dân hiểu rõ.

Bản thân người viết từng lớn lên trong ‘Quốc Gia Việt Nam’ dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, đã từng thấy tây đầm nhởn nhơ làm chủ nhân ông; rồi trưởng thành và phục vụ trong các chế độ Ca-tô miền Nam trước đây, cũng từng chứng kiến G.I. Mỹ và ‘đồng minh’ tạp nham khinh bỉ dân tộc ra sao. Bấy lâu nay vẫn bị lầm lạc trong sự hiểu biết về nguồn gốc của cuộc chiên quốc- cộng. Bao nhiêu năm vẫn cứ nghĩ quân dân miền nam đổ xương máu chống cộng vì tự do, vì tinh thần quốc gia dân tộc mà không hề biết tí nào về chuyện các chế độ Ca-tô bắt dân làm nô lệ cho VTC-TDTP; còn miền bắc thì theo chủ nghĩa vô sản quốc tế; nhưng lại giải phóng được dân tộc khỏi vòng nô lệ của VTC-TDTP. Nay có cơ hội đọc được nhiều tài liệu lịch sử khác nhau từ nhiều phía mới thấy rõ ai là kẻ yêu nước, ai là bọn phản bội tổ quốc. Đến nay ‘bừng con mắt dậy, thấy dân mình đau thương!’

Cả một nền sử học trong nam thời bấy giờ chỉ dựa trên cuốn “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim mà ai cũng biết ông đã viết dưới chế độ bảo hộ và ăn lương của Pháp cho nên các chương nói về sự xâm nhập của đạo Ca-tô và thời Pháp thuộc thật sơ sài và không mấy vô tư, trái lại ông còn bị buộc phải chỉ trích Nam triều và các phong trào yêu nước kháng Pháp, dù những chương khác thì rất xuất sắc. Về sau có thêm bộ “Việt Sử Tân Biên” của Phạm Văn Sơn, nhưng cũng thiếu trung thực không kém; điều này dễ hiểu vì ông có lẽ là một giáo dân và là sĩ quan chỉ huy trường Quân báo và Chiến tranh Tâm lý Cây Mai của chế độ Diệm

Bài này cố gắng tóm lược và kết nối một chuổi dài xuyên suốt của các sự kiện trong hơn 400 năm, mà vô số tài liệu lịch sử bây giờ đã chứng minh, hầu vạch trần cái mưu đồ nham hiểm của tập đoàn VTC-TDTP để mong dân ta từ nay “sáng mắt” (“đừng nghe những gì giáo gian nói mà nhìn kỷ những gì giáo gian làm”; phỏng theo lời của cựu tông tông Nguyễn Văn Thiệu) mà tránh cho dân tộc cảnh ‘nồi da xáo thịt’ khác; và nhất là không còn mắc mưu thâm độc của ngọai bang thường trá hình bằng Ki-tô giáo. Việc 400 năm không thể nói hết trong vài trang giấy được; xin bà con thông cảm.

Cố gắng tìm cho ra nguồn gốc của câu trả lời này, bà con chớ hiểu lầm rằng chúng tôi bài xích đạo Ki-tô. Không bao giờ! Ai tin gì thì mặc họ, nhưng chúng tôi chúa ghét việc xử dụng vật chất, quyền lợi và vũ lực để o ép kẻ khác phải tin những thứ ngây ngô mà mình đã ăn phải bả. Xem ra cái đạo này chẳng giúp ích gì cho đất nước ta; mà chỉ tòan là gây chia rẽ, bất hòa, máu đổ thịt rơi kể từ ngày xâm nhập ở thê kỷ 16. Chúng tôi cương quyết đả kích và vạch trần những âm mưu nham hiểm của cái tổ chức cực kỳ phản động Vatican đã giả danh tín ngưỡng để chung sức thực hiện mưu đồ thống trị thế giới của bọn tây phương da trắng từ khi được hoàng đế La-mã dựng lên ở thế kỷ thứ 4.

1) Nguồn gốc đạo Ca-tô La-mã:

Ai cũng đã rõ cái đạo Ca-tô La-mã (Roman Catholic), khác với giáo lý Ki-tô gốc do Jesus khởi xướng ở Galilee, vốn là một sản phẩm chính trị pha màu tôn giáo đã được hoàng đế La-Mã Constantine I [Flavius Valerius Aurelius Constantinus (272 – 337)] biến chế ra để phục vụ cho âm mưu thống trị và bành trướng của đế quốc, và từ đó đã được bọn thực dân phương Tây luôn áp dụng hữu hiệu. Bản thân của Constantine cũng như những tên lãnh đạo Tây phương khác, chẳng bao giờ tin vào chuyện thần thánh vớ vẫn.

Bởi vì một điều trớ trêu của lịch sử đã cho thấy là chính quân La-mã đã đóng đinh giết Jesus, người bị xem là kẻ phản loạn ở Jerusalem; rồi 4 thế kỷ sau cũng chính người La-mã làm sống lại và lợi dụng cái đạo của Jesus để phục vụ chính trị cho mình. Xong đổ mọi tội lỗi giết Chúa lên đầu dân Do-thái vong quốc, mà cũng là dân tạo ra cuốn Cựu Ước và giáo chủ của đạo Ca-tô. Bà con đọc các truyện trong cuốn Tân ước có thấy tên của kẻ phản bội Chúa trong bửa ăn cuối là Judas. Và đạo Do thái lại gọi là Judaism. Không lẽ lại trùng hợp lạ kỳ đến vậy; hay lại là những thủ đoạn chính trị? Mẹ kiếp! đúng là làm chính trị thì phải đầy nham hiểm, độc ác và mặt phải dày như da trâu mới lật lọng xòanh xọach như thế.

Năm 313, qua “Đạo dụ Milan” (Edict of Milan) Constantine cho phép đạo Ki-tô công khai họat động trên toàn lãnh thổ của đế quốc, rồi triệu tập Công đồng Nicaea vào năm 325, ra lệnh gom góp lại những sách cũ của Do-thái giáo và các sách khác do đồ đệ của Jesus viết về thầy mình, rồi tuyển lựa vài cuốn trong số hằng trăm, hàng ngàn cuốn khác bị hủy diệt vì không thích hơp chính trị, rồi xào nấu thành sách Phúc Âm làm nòng cốt cho cuốn Kinh Ước (Bible), và lấy nó làm tín lý của “đạo Ca-tô La-mã”.

Nói của đáng tội, chính Jesus còn bị bị lợi dụng huống chi đám tín đồ. Jesus vẫn bị nhà thờ tiếp tục đóng đinh treo trên thập giá nào có nói năng hoặc làm chứng gì được. Không có một tôn giáo thánh thiện nào lại hành hạ và đùa dai với xác chết của giáo chủ mình như vậy.

Trọng điểm ở đây không phải là Jesus mà là một khái niệm mơ hồ vớ vẩn về Thiên Chúa tức Chúa Trời đã được bộ máy tuyên truyền chính trị của La Mã biến thành một chủ nghĩa dùng để ru ngủ, khủng bố và khống chế nhân dân. Không những thế, chúng còn đầu độc những đầu óc mê muội thành bọn giáo gian cuồng tín để sẳn sàng tử đạo cho ‘Thiên Chúa La-Mã’ mà giành được cơ đồ của thế gian.

Ngày nay, các học giả khảo cổ cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những bản chép cổ về Abraham, Moses, Solomon vv... thật ra là trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah ở thế kỷ thứ 7 TTL nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh – tức Jehovah hay Thiên Chúa. Người ta vẫn chưa tìm ra được chứng tích gì về các câu chuyện và nhân vật của Cựu Ước trước năm 650 TTL. Dân Do thái cổ bị trị và lưu vong lâu dài, và với dân trí còn thấp kém trong đời sống du mục lúc bấy giờ thường lưu truyền các câu chuyện về Yaweh để con cháu nhớ đến nguồn gốc và tự cho mình là ‘tuyển dân của Thiên Chúa’ mà nuôi niềm hy vọng phục quốc. Họ còn mong đợi một Messiah giáng trần để ‘cứu thế’ tức là giải phóng cho dân tộc họ. Đến khi bị quân La Mã chiếm đóng Jerusalem khoảng hơn 2 ngàn năm trước; trong nổi tuyệt vọng cùng cực nên đã có nhiều ‘tiên tri’ xuất hiện, nhưng chỉ có Jesus, một anh thợ mộc và giáo sĩ Do thái giáo ở Nazareth trở thành ngôi sao sáng được đóng vai chánh của một vở bi hài kịch từ đó đến nay. Ngay cả Jesus trong cơn túng quẩn cả tin rằng mình là con của Thượng Đế sai xuống cứ như các vua chúa thời xưa.

Các hoàng đế La-mã kế tiếp lại còn đi xa hơn nữa như hoàng đế Thedeosius (379-395) nhận Ki-tô là công giáo, độc thần độc tôn cho phù hợp với nhu cầu chính trị mới và ra lệnh cưỡng bức cải đạo thần dân toàn lãnh thổ đế quốc; những kẻ bất tuân đều bị sát hại không nương tay. Than ôi, biết bao máu đổ thịt rơi vì những lệnh này!

Về sau, tập đòan xâm lược tây phương và Vatican noi gương ấy, một khi chiếm đóng được nước nào thì liền ra sức tiêu diệt mọi tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, phong tục tập quán của bản xứ và cưỡng bức cải đạo theo Ca-tô ở bất cứ giá nào, để tạo ra một xã hội đàn cừu thuần nhứt cho kẻ xâm lăng dễ cai trị. Sự cuồng tín đã xóa nhòa lằn ranh giữa phản quốc và yêu nước. Vậy mà ngày nay cũng chính bọn này hô hào đòi “tự do tôn giáo” … chỉ một chiều mà thôi.

2) Tìm cách thống trị thiên hạ:

Từ thế kỷ 15, với các tiến bộ về kỷ thuật vũ khí và hàng hải, các tập đoàn thực dân châu Âu, ban đầu chủ yếu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan; rồi tiếp đến là Pháp và Anh đua nhau đi cướp bóc ở các nước nhược tiểu, xâm chiếm đất đai và bắt dân bản địa làm nô lệ vì tài nguyên thiên nhiên ở châu Âu nhỏ bé đã cạn kiệt. Họ xem quả đất là chỗ không người bởi vì cái lối diễn dịch ác ôn của Vatican tạo cho chúng cái chỗ dựa đạo đức là “đi mở mang đất Chúa, vì quả đất này do Chúa Trời dựng nên”. Thành thử chuyện tàn sát dân các nước khác là một việc làm thánh thiện nhân danh Chúa như Vatican đã chúc lành. Cho đến ngày nay chuyện này vẫn còn xảy ra trước mắt, có đổi thay chút nào đâu? Ghê gớm thay! chỉ là một lời nói mà đủ làm đảo điên cả thiên hạ.

Qua những cấu kết, đầu tư chằng chịt với bọn thực dân và cách tổ chức tinh vi nên tiền của, tài nguyên do bọn thực dân thâu tóm chia chác đã là một nguồn kinh tài đồ sộ cho Vatican. Tổ chức giáo quyền phong kiến của nó theo đó vươn dài như những vòi bạch tuộc xen vào và khuynh đảo chuyện nội bộ của các nước nhỏ cốt làm lợi cho quyền lợi của các nước Tây phương. Ngay cả hình tượng của Jesus từ một anh nông dân da sậm thô kệch gốc Trung Đông bỗng chốc được Vatican ra lệnh các họa sĩ tài danh phù phép thành một anh da trắng Tây phương tuổi trẻ mắt xanh với râu ria thực đẹp trai, cứ như được các bác sĩ thẩm mỹ ngày nay “tân trang” vậy, để đám con chiên mê muội các nước khác tôn sùng; và rồi dần mòn trong tiềm thức luôn ngưỡng mộ phục tùng dân da trắng một cách tự nhiên.

Qua cung cách ấy thì ta đã thấy gần hai ngàn năm nay giáo hòang chỉ tòan là bọn da trắng; (đến tết maroc mới có anh giáo hòang da màu; nghèo đừng có ham!) để cho đám giáo gian cùng đinh da màu tha hồ mà bò sát đất hun hít tay chân, giày dép và cả … mùi đánh rấm của “Đức Thánh Cha” nữa. Nếu được hứa sẽ có chỗ trên thiên đàng, thì dám có kẻ cuồng tín An-nam-mít hảnh diện bắt chước gương Câu Tiển, chơi luôn màng “nếm phẩn của Đức Thánh Cha” nữa đấy chứ chẳng đùa. Ô hay, đó là sự thật! Bởi cái gì dính líu đến Vatican đều là thánh cả, dù ‘thánh cha’ cũng sợ chết bỏ mẹ; đi đâu cũng phải núp trong popemobile có vỏ dày chống đạn. Ờ nhỉ, tại sao không ai gợi ý cho “tòa thánh” đóng chai sản xuất những thánh liệu “đức thánh cha” thải ra hằng ngày trong rest room, bảo đảm rằng nếu đem bán ở những xóm đạo Việt thì sẽ chạy như tôm tươi, kiếm thêm được lợi nhuận mà đi cải đạo thêm kẻ khác. Rõ là uổng phí!

Đúng là một bọn “kỳ thị chũng tộc” độc tài sặc mùi; vậy mà đám giáo gian Việt đi đâu cũng đòi hỏi “dân chủ, nhân quyền” om xòm, mà chẳng bao giờ chịu xét lại bản chất mục nát của tập thể mình.

Mọi người không khỏi thắc mắc rằng nếu quả thực Chúa ba ngôi của Ki-tô giáo là đấng toàn năng, toàn trí, uy lực vô cùng, và đã tạo dựng trời đất thì tại sao ngay ban đầu không hiển hiện một lúc ở khắp nơi và ... chỉ cần ‘ho’ lên một tiếng để toàn thể nhân loại ... theo đạo cái rụp quách cho rồi. Cớ sao chỉ dân loanh quanh vùng Trung Đông bé tí biết đến mà thôi? Rồi phải đợi đến mấy cuộc thập tự chiến, rồi mấy lũ thực dân xâm lược Tây phương cùng cố đạo mang tàu bè súng ống đi cưỡng đạo kẻ khác hầu “sáng danh chúa” làm gì cho mất công và tốn xương máu đến thế? Lại nữa, sao Chúa không hiện ra cùng lúc khắp mọi nơi ‘tằng hắng một cái’ để tất cả các phe phái Ca-tô, Judaism, Chính thống, Muslim, Anh giáo, Tin lành hầm bà lằng xí tố vốn cùng thờ Chúa Trời Jehovah đều qui phục Vatican cho nó tiện việc sổ sách. Hay là ổng cũng bất lực như những tên đầu xỏ khác. Hay nói một cấu chắc như bắp rằng anh Thiên chúa này chẳng hề hiện hữu; hoặc một cách triết lý thì Thiên chúa chỉ là sản phẩm “nghiệp dư” của con người mà thôi.

Dân Việt càng không hiểu nếu Thiên Chúa và đức thánh cha ở Vatican đặc biệt thương yêu đám giáo gian An-nam-mít như vậy thì tại sao qua các biến cố 1954 và 1975 không đưa tàu bò, máy bay chở họ sang tuốt ở Holy See để họ luôn sung sướng hưởng nhan ‘thánh cha’ cho tiện việc nhà nước. Hay là “tòa thánh” chỉ muốn bầy cừu này ở đâu yên đó để làm nô lệ muôn đời cho mình, chứ không dại gì mang họ về thánh quốc bé tí tẹo để ‘nuôi báo cô’ chẳng có lợi. Đám này rất tráo trở và nguy hiểm, lạng quạng không chừng chúng dám lật đổ ngôi giáo hòang của mình như chơi. Rét lắm!

3) Vai trò của cố đạo thừa sai:

Bọn văn nô dịch chữ Pháp ‘missionnaires’ thành ‘thừa sai’ là cố thăng hoa chữ nghĩa và đánh lạc hướng dân chúng. Nôm na là “công tác viên đặc vụ”, mà công tác ở đây ám muội và gian ác đến cở nào. Đại đa số thừa sai này đều thuộc dòng tên – Jesuits. Trên hầu hết chiến thuyền, thương thuyền của bọn thực dân Tây phương thời ấy luôn có đám cố đạo của Vatican. Bọn này đóng nhiều vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng trong móc xích xâm lăng. Dưới vỏ bọc là cố đạo nhưng thực chất chúng là những tên điệp viên cảm tử xung kích được thả vào vùng đất lạ để xây dựng các cơ sở đầu tiên, như nay ta gọi là điệp vụ. Chúng xâm nhập với hai bàn tay trắng nhưng nếu thành công thì được tất cả, và đã chấp nhận hy sinh trước khi tham gia công tác.( Xin đọc thêm ‘Lời thề dòng Tên” ở website này http://www.biblebelievers.org.au/jesuits.htm hay cuốn “God's Soldiers: Adventure, Politics, Intrigue, and Power--A History of the Jesuits” của Jonathan Wright hay cuốn “The Secret History of the Jesuits”, bản dịch Anh ngữ từ nguyến tác Pháp văn của Edmond Paris để hiểu rõ bộ mặt thánh thiện của các thừa sai Vatican).

Những công tác giả đạo chúng phải làm là:

1) Làm phép “tha tội” sát nhân, cướp bóc, hảm hiếp cho lũ lính thực dân, làm bọn chúng không có mặc cảm tội lỗi khi làm tội ác.

2) Làm gián điệp thâu thập tin tức địa phương khi vờ len lỏi vào các vùng hẻo lánh để rao giảng “phúc âm”.

3) Dùng vật chất mua chuộc đám tân tòng bần cùng để tạo những làng, những xóm chiến đấu chống lại chính quyền địa phương gọi la “xóm đạo”, “họ đạo”; rồi chiêu mộ huấn luyện những đoàn quân bản địa cuồng tín thành thân binh sẳn sàng tử đạo để đở tốn xương máu của lính mẫu quốc.

4) Khi nắm vững thực lực yếu kếm của nhà cầm quyền thì tạo cớ cho quan quân triều đình ra tay đàn áp để quân cướp nước chờ sẳn ngoài biển lấy lý do tràn vào xâm chiếm.

5) Hăng say tiên phong trong nhiệm vụ tiêu diệt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của dân bản địa theo đúng cẩm nang của Vatican; đơn cử là tạo ra lối chữ viết mới theo Latin, lối học mới để triệt tiêu thành phần trí thức cũ của dân tộc bản địa; phá bỏ bàn thờ tổ tiên, dẹp những sự cúng tế, phá bõ chùa chiền để xây nhà thờ, o ép cưỡng bức người dân cải đạo vv..

6) Khi cai trị được xứ mới chiếm thì cùng bọn thưc dân dốc sức đào tạo một nhóm tay sai cuồng tín trở thành nhóm lãnh đạo bản địa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đám người này thăng tiến nhanh trong nấc thang quyền lực mới để tiếp tay chúng trong việc ca-tô hóa dân bản địa cho nhanh chóng.

7) Cùng chia chác với thực dân về những tài sản cướp bóc được để chuyển về cho “đức thánh cha” và “tòa thánh” ở Vatican để làm phương tiện đi thống trị các nơi khác trên toàn thế giới.

Ngày nay, bổn cũ vẫn còn được xài lại một cách “vô tư” khắp mọi nơi có bọn thừa sai lảng vảng, và những vai trò này không hề thay đổi chỉ khác là nay có thêm đám thừa (tay) sai “tín hữu Tin lành” làm việc cho chủ mới tham gia mạnh mẽ không kém.

Nghĩ cũng lạ; ai cho bọn thừa sai quyền vào ra các nước nhỏ của người khác để thao túng việc nội trị cứ như chỗ không người? Sức mạnh của vũ khí Tây phương? Có bao giờ ta nghĩ đến chuyện người Á đông hành xử như thế trên đất Âu châu? Trước đây thì chúng đòi tự do truyền đạo, nay bùa này hết linh bèn quay sang trò ‘nhân quyền, dân chủ’.

Phần Ba

Tiến Trình Xâm Chiếm Việt Nam Trước 1945 :

I. Từ thế kỷ 16 đến hết đệ nhị thế chiến 1945:

Bọn cố đạo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến Việt Nam lần đầu khoảng năm 1533, có nơi còn cho là 1516. Họ len lỏi truyền đạo và làm gián điệp trong đám cùng đinh thất học ven biển rồi dần gây dựng được những làng đạo, xóm đạo, xứ đạo.

Sử gia Pháp Georges Coulet đã viết trong tác phẩm của ông “Cultes et Religions de l’Indochine Annamite” Saigon, 1929, như sau: “Thiên Chúa giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và đã là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.

Một sử gia khác, Taboulet nhận xét: "...đạo Thiên Chúa đảo lộn một cách rõ rệt tất cả những phong tục, tập quán bản xứ; nó làm hư hại nền tảng của đạo chính là sự tôn sùng trời đất, đạo thờ Thành Hoàng và đạo thờ cúng tổ tiên; nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng Nhà nước, của gia đình và của xã hội Việt nam" (Taboulet - La Geste française en Indochine. Maisonneuve, 1965).

1. Công đầu của cố đạo Alexandre de Rhôde:

Y là người Pháp sinh năm 1591; gia nhập dòng tên (Jesuits) tại Roma năm 1612. Ban đầu y được phái đi Nhật bản vào năm 1619, nhưng gặp lúc Nhật đang bài trừ Ki-tô dữ dội nên lánh đến Macao, Trung quốc.

Chuyện là, bấy giờ ở Nhật, khi nhìn thấy được những âm mưu thâm độc của bọn cố đạo Ca-tô và sự phản phúc của các họ đạo (dalmyo), nên sau khi Miguel López de Legaspi của Tây- ban-nha chiếm Phi luật tân năm 1565, sứ quân Hideyoshi (1536-1598) liền ra lệnh đóng đinh 9 cố đạo và 17 tân tòng chết trên giá gỗ. Đến thời sứ quân Tokugawa Iemitsu (trị vì từ 1623 đến 1641), ông còn quyết liệt hơn nên ra lệnh vào năm 1635 triệt để cấm các tàu bè của bọn tây dương lui tới Nhật buôn bán hoặc truyền đạo. Năm 1639 lại ra lệnh trục xuất bọn cố đạo dòng tên Jesuits Bồ-đào-nha và tận diệt các họ đạo, nhờ vậy mà Nhật không bị nhiểu lọan bởi đám Ca-tô giáo gian như ở Việt Nam về sau.

Vào năm 1625, de Rhôde đến Faifo (Hội An) gặp thời Trịnh Nguyễn phân tranh; bắt đầu học tiếng Việt từ một cậu bé 10 tuổi, và nuôi cậu này với bơ sữa về sau trở thành phó tế, không rõ y có còn làm nhiều điều xằng bậy ‘sách nhiễu tình dục’ với cậu dài dài hay không chẳng thấy sách nào ghi lại. Y tìm cách len lỏi mua chuộc các nhà Chúa (chúa ở đây là chúa Trịnh – Nguyễn, chứ chẳng phải chúa Jesus đâu đấy!) để được hoạt động ở cả 2 đàng trong và ngoài suốt 20 năm; nhưng vẫn bị các Chúa trục xuất đến 6 lần; nhưng lần nào cũng tìm cách quay lại bám trụ dai như đĩa. Năm 1645, y bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Y trở về châu Âu rồi chết vào năm 1660 ở Ispahan, Persia.

Ở châu Âu, de Rhodes ráo riết vận động Vatican và Pháp thành lập hội Thừa Sai (MEP: Mission Étrangère de Paris). Rồi Hội này được chính thức ra đời vào năm 1663 gồm toàn giáo sĩ người Pháp để gửi sang Viễn Đông vừa truyền đạo vừa mở rộng ảnh hưởng của Pháp tại vùng này.

2. Chuyện Chữ Quốc Ngữ:

Mấy năm trước, từ trong nước ra đến hải ngoại bổng dưng rộn ràng chuyện đánh giá lại vai trò của de Rhôde, nhất là trong lãnh vực văn hóa. Có kẻ cố tán tụng de Rhôde là người đã có công lập ra chữ quốc ngữ phổ thông hiện nay để thay thế chữ nôm là lối mượn các nét chữ tàu của cha ông. Nói theo văn phong của cụ Vương Hồng Sển thì đây đúng là “thua me gở bài cáo”. Ai cũng rõ là de Rhôde chỉ là kẻ tiếm công của các cố đạo Bồ đào Nha đi trước. Và bọn cố đạo đã làm việc này chẳng phải do hảo tâm phát huy văn hóa Việt mà chỉ thuần phục vụ việc truyền đạo của chúng cho dễ dàng vì bấy giờ họ không thể nào học được chữ nôm. Cho đến khi thực dân Pháp cai trị được nước ta thì chữ quốc ngữ mới “được cưỡng bách” thành chữ phổ thông. Thế nhưng vấn đề này chẳng có gì là quan trọng và hình như đã bị đặt sai chỗ trong cuộc tranh luận. Cách viết chữ chỉ là một trong những phương tiện ký âm, mà là phương tiện thứ yếu, để truyền tãi thông tin của tư tưởng. Trọng tâm vẫn là “tiếng nói của dân tộc– hay tiếng Việt hay tiếng nước tôi”. Ta há đã chẳng nghe các bậc trí thức tiền bối như Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.” hay lời của bài hát Tình Ca tuyệt vời của Phạm Duy: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi ! Tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi.”

Còn chữ viết chỉ là phương tiện kỷ thuật tùy thời. Theo nhu cầu tiến bộ của xã hội thì tư tưởng cũng tăng tiến và ký âm cũng phải phát triển theo. Chữ Việt ở thế kỷ 17 chỉ là một loại ký âm thô sơ kệch cỡm “chẳng giống ai”; về sau phải có sự đóng góp của bíết bao thế hệ trí thức nó mới được chải chuốt nhuần nhuyển như ngày nay để có thể "luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới." (Dương Quảng Hàm).

Vì thế trong thời “vong quốc sử”, cha ông ta đã lợi dụng sự phổ thông của nó mà “lấy gậy ông đập lưng ông”, đã ráo riết phổ biến tinh thần yêu nước sâu rộng và kêu gọi đồng bào vùng dậy tiêu diệt quân thực dân xâm lăng và bọn tay sai cuồng tín. Như thế thì chữ quốc ngữ cũng đã được dân ta khôn khéo biến nó thành vũ khí chẳng khác gì việc sử dụng súng đạn ban đầu do bọn Tây phương sáng chế để đánh đuổi được bọn chúng ra khỏi bờ cõi. Vậy thì bàn cãi lôi thôi để làm gì mà không cùng nhau tán dương sự linh lợi khôn ngoan của cha ông; nhờ vậy mới giành lại được nền độc lập và tự chủ cho tổ quốc ngày hôm nay.

Hãy vững tin vào sự khôn ngoan của cha ông ta. Một ngàn năm đô hộ giặc tàu, ta xài chữ nôm. Một trăm năm đô hộ giặc tây, ta xài chữ latin. Dù xài chữ gì thì “tiếng ta” vẫn còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn, đúng như lời của Phạm Quỳnh. Chứ không thì hoặc là ta nói tiếng tàu hoặc tiếng tây mất rồi. Bà con chứ yên chí.

3. Ta làm ta mất nước:

Năm 1784, Nguyễn Ánh trong cơn tuyệt vọng sau khi bị quân Tây sơn đánh cho tan tác đang ẩn náu ở đảo Phú quốc thì có kẻ dẫn mối gặp con cáo già mặc áo choàng đỏ, Giám mục Pierre Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đang ở Xiêm La đánh mùi tìm nạn nhân, rồi hứa hẹn vận động Pháp, lúc ấy dưới triều của Louis XVI, trợ giúp. Ánh giao đứa con trai 4 tuổi là hoàng tử Cảnh cho Béhaine như vật đặc cọc làm tin. Sau 3 năm đi đường biển phái đoàn tiếp kiến vua Pháp và ký giao ước với bá tước De Montmorin, bộ trưởng ngoại giao vào năm 1787. Nhưng hai năm sau thì hoàng tộc Pháp bị cuộc cách mạng Pháp lật đổ nên chuyện không thành. Béhaine không nãn lòng, trên đường quay lại Á đông đã ghé Ấn kêu gọi bọn tư bản Pháp đóng góp tiền bạc để mua súng ống tàu thuyền và chiêu mộ quân đánh thuê giúp Nguyễn Ánh lên ngôi trở thành vua Gia Long vào năm 1802; và mở đường cho bọn bạch quỉ tràn vào đất Việt.

Từ lâu bà con đọc qua đọan này mãi đến nhàm trong sách sử nên không còn ngạc nhiên chút nào về việc tại sao một tên cố đạo lại không lo chuyện tu hành mà lại .. đi làm lái súng, chuyên trò đâm thuê chém mướn. Ôi, chức sắc do Vatican đào tạo là thế đấy cả mà; tòan là tu ... giả. Như đã nói, Vatican là một nơi điều khiển và huấn luyện điệp viên quốc tế, cở CIA còn thua xa, và có lịch sử lâu dài hơn. CIA còn phải học hỏi Vatican nhiều về các kỷ thuật xâm nhập, nằm vùng, gây dựng cơ sở, xúi dục, cướp chính quyền vv...

Có một nhà viết truyện về Béhaine tên Faure đã ghi: “Nếu bấy giờ nước Pháp chịu giúp Béhaine thì ông ấy đã lập nền bảo hộ ở An-nam cho Pháp từ cuối thế kỷ 18, mà không cần nhiều cuộc chiến tranh như về sau.”

Công bằng mà nói thì chúa Nguyễn Ánh, bấy giờ bọn Tây xem như một anh trưởng bộ lạc mán mường nào đó, đã không lường trước được những mưu ma chước quỉ của bọn cố đạo trong tập đòan VTC-TDTP. Khi biết linh hồn mình đã bán cho quỉ rồi thì mọi sự đã muộn; đành chờ gần hai trăm năm sau con cháu mới đạp cho bè lũ này một cái ra biển đông tháo chạy về nước không còn manh giáp. Vì thế cũng thực đáng tội cho triều nhà Nguyễn là chỉ tạm thời chính danh tự chủ có 82 năm từ khi Gia Long lên ngôi 1802 đến khi bị thực dân ngồi lên cổ bảo hộ 1884; sau đấy chỉ lây lất kéo dài cho đủ 143 năm cho đến ông vua cuối Playboy Bảo Đại. Tuy vậy trong thời bảo hộ vẫn có nhiều vị vua để lại danh thơm tuy không thành công trong việc giành lại sơn hà như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.

Nhân đây cũng xin được nhắc đến cái chết đột ngột đầy bí ẩn của vua Quang Trung vào năm 1792 thọ chỉ có 40 tuổi, thời vàng son còn tràn đầy nhựa sống sau khi đã tạo bao công lao hiển hách bách chiến bách thắng. Đọc lại sử thấy ghi có một bà phi họ Phạm gắn bó với ông từ rất sớm. Khi bà bị bệnh nặng vào tháng 3 năm 1791, vua Quang Trung đã cho mời một thầy thuốc tây tên là Gira vào chữa bệnh cho bà. Nhưng khi Gira đến thì bà đã mất. Cố đạo Sécrard hình như có mặt đã viết “Chánh hậu của Tiên vương (Quang Trung) mất vào khoảng tháng ba và ông đã khóc bà một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình trang trọng cho bà vào cuối tháng sáu. Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn”.

Qua đọan này cho thấy cố đạo tây đã xâm nhập vào triều nhà Tây Sơn làm mật thám từ lâu; trong khi ấy chúng lại quyết giúp Nguyễn Ánh lấy lại cơ đồ. Điều này ta có thể đặt nghi vấn rằng với kỷ thuật về tình báo và độc dược khá kinh nghiệm, chúng đã có thể “đầu độc vua Quang Trung” để giúp Nguyễn Ánh chóng thành công. Không sử sách, tài liệu nào giải thích cái chết đầy ám muội của anh hùng dân tộc áo vải đất Tây Sơn. Nếu viết “Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn” là cốt đánh lạc hướng bởi một vị vua lẫy lừng chinh nam dẹp bắc như Quang Trung có thể nào mang khí lực ủy mị như thế được?

4. Âm mưu của hội Thừa Sai:

Sau khi đã điều nghiên thu góp đầy đủ dữ liệu về thực trạng Việt Nam; trong đó chắc chắn là bọn cố đạo đã đánh giá đúng về thực lực của các tôn giáo địa phương, nhất là Phật giáo tuy có số tín đồ đông đảo nhưng chỉ là bao cát rời, yếu kém vì thiếu tăng tài, tổ chức lỏng lẻo, và cũng là thành phần dễ bị cải đạo nhất (đến nay vẫn còn nguyên trạng!). Năm 1852, hội Thừa Sai lại xúi giục triều vua mới của Pháp là Napoleon III xâm chiếm Việt Nam. Năm 1857, các cố đạo Pellerin và Huc trình bày kế hoạch đánh chiếm Việt nam. Toàn bộ kế hoạch xâm lược Việt Nam do hai giáo sĩ thừa sai này đề nghị đều được giáo hoàng Pio IX và Napoleon III tán thành. Tháng 5, 1857, ủy ban Brenier lập bản phúc trình đề nghị hoàng đế Napoleon III áp đặt chế độ bảo hộ lên Việt Nam. Tháng 9, 1857, Napoleon III chấp thuận đề nghị của ủy ban Brenier và giao nhiệm vụ cho Cơ quan tối cao điều hành cuộc viễn chinh xâm lược Việt Nam là bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp, trụ sở tại Paris, do Chasseloup Laubat làm bộ trưởng. Chasseloup Laubat đã công khai tuyên bố: 1) Phải biến xứ Nam Kỳ thành thành một xứ Công giáo là một giải pháp tốt nhất để ổn định thuộc địa một cách lâu dài. 2) Các giáo sĩ thừa sai Pháp được coi là những công chức phục vụ nhà nước nên họ được hưởng lương hàng năm.

Vì thế, khi kế họach xâm lăng đã định, bọn cố đạo từ Paris quay trở lại Việt Nam giàn cảnh những màn khiêu khích để triều đình phản ứng ra tay ‘đàn áp tôn giáo’ để chúng có cớ mà xâm lăng. Triều đình phong kiến của ta dĩ nhiên là ngây thơ mắc bẩy hoặc là bị ép không còn chọn lựa nào khác liền rơi vào tròng của chúng giăng ra.

Từ lâu, bọn cố đạo đã đầu độc một bộ phận tân tòng bản xứ có thái độ kiêu ngạo vô lối về tôn giáo mới này đối với các tín ngưỡng truyền thống khác của dân tộc, nhất là việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Họ cho đạo Ca-tô từ châu Âu là tôn giáo siêu việt. Ta có thể dẫn chứng điều này qua cuốn "Những thư chọn trong các thư chung các Đấng Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale về dòng Thánh Domingo đã làm từ 1859" - Xuất bản tại Kẻ Sặt 1903:

"Ta truyền cho bổn đạo phải vâng lời như sau:

1. Đức thánh Pha Pha (có lẽ là Jehovah) phán rằng mọi sự kẻ vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết, thì ta phải kể là sự dối trá hay là có lí mạnh mà hồ nghi có phải là sự dối trá chăng, cho nên chẳng có lẽ nào bổn đạo được giữ lễ phép ấy.

2. Khi đã cất xác kẻ có đạo, thì chẳng nên để kẻ vô đạo đến hợp làm một cùng kẻ có đạo, kẻo kẻ ấy ngờ ta thờ kẻ chết có đạo cũng như nó thờ kẻ chết vô đạo vậy.

3. Chẳng có lẽ gì cho bổn đạo được ở làm cùng với kẻ vô đạo ăn uống của lễ nơi mới tế đoạn, dù mà đang khi tế thì dù kẻ có đạo chẳng có mặt ở đấy, hay là kẻ có đạo ăn của chẳng tế mà thôi, thì cũng chẳng nên ở làm một đấy.

...

6. Cấm lạy xác kẻ chết.

7. Cấm xông hương , đốt nến cho kẻ chết.

...

9. Cấm đọc văn tế, cấm mặc áo tang.

...

27. Đang khi người ta làm việc dối trá như khi làm chay, hát, đánh vật, làm trò, thờ thần, kéo hội, v.v... thì bổn đạo chẳng nên xem.

...

33. Bổn đạo chẳng nên bắt chước kẻ vô đạo rẫy mả tháng Chạp hay là cải táng chỗ nọ đem đi chỗ kia,...thì cũng dối.

Vì cuồng tín tuân theo các điều răn này nên cộng đồng giáo gian đã thực tế bị cắt rời khỏi cộng đồng dân tộc, hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống văn hóa truyền thống của cả nước. Cũng do sự mê hoặc của bọn cố đạo nên đám giáo gian tự nguyện tham gia vào việc cướp nước của thực dân mà chẳng những không mang chút mặc cảm nào mà còn lấy làm hãnh diện.

Nào phải đợi đến khi bọn cố đạo Pellerin và Huc bày kế cho Napoleon III; ngay năm 1835, dưới triều vua Minh Mạng thứ 15, một cố đạo tên Marchand (bấy giờ gọi là cố Du) đã mưu giúp Lê Văn Khôi, con nuôi của cố tả quân Lê Văn Duyệt, lập nên một nước theo đạo Ca-tô ở đất Gia Định. Nhưng bọn chúng bị dẹp sau 3 năm nổi dậy và đám đầu xỏ 6 người đã bị đóng cũi giải về kinh bị xử tội giảo hình. Điều này cho thấy âm mưu của tập đoàn VTC-TDTP đã được hoạch định từ lâu, chứ không như lời biện giải của đám ca-tô bản xứ sau này rằng nguyên nhân của cuộc xâm lăng là vì các cuộc cấm đạo gay gắt của triều đình.

Lệnh, tức là luật nước, cấm đạo Ca-tô đã được các triều đình nước ta từ nhà Lê, chúa Trịnh ở đàng ngòai và chúa Nguyễn ở đàng trong, rồi các vua Tây Sơn đã áp dụng từ lâu “vì tôn giáo này đối chọi gay gắt với những tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam, nhất là sự thờ cúng tổ tiên..." (Võ đức Hạnh; Luận án, Strasbourg, 1965); và làm xáo trộn sâu xa đời sống văn hóa truyền thống, yếu tố cực kỳ quan trọng để gắn bó một dân tộc, dễ làm cho quốc gia bị đổ vỡ và cơ chế Nhà nước dựa trên các nền tảng văn hóa ấy cũng bị lung lay. Nhiều tên cố đạo gián điệp và giáo gian phản quốc ngoan cố đã bị xử tử (đám tử tội nầy sau được Vatican phong thành “Thánh tử đạo” cho giáo dân An Nam tôn thờ và kích thích noi gương tiếp tục phản quốc)

Ngay cả vua Gia Long vốn có cảm tình với bọn cố đạo, vậy mà Chỉ dụ về tôn giáo ngày 4 tháng 3, 1804 đã ghi: "Còn về đạo Bồ đào nha là một đạo ngoại lai đã được tryền một cách trùng lén lên khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù triều đình đã cố gắng hủy bỏ cái đạo dị đoan này. Hỏa ngục là một chỗ ghê gớm đạo này dùng để làm cho kẻ ngu xuẩn khiếp sợ. Thiên đàng mà đạo hứa sẽ ban cho những người ngay lành là thành ngữ rất kêu để quyến rũ những đứa khờ khạo. Đạo này được dạy trong đám dân ngu...thâm nhiễm tà đạo và đã quen giữ lề luật một cách mù quáng, không suy nghĩ và không làm sao mở mắt cho họ được. Do đó từ nay trong các tổng, các làng có người Thiên Chúa giáo, cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những nhà thờ hư nát, còn cất mới thì tuyệt nhiên cấm hẳn".

Cố đạo Louvet, tác giả cuốn "La Cochinchine religieuse" cũng đã viết: “Sự có mặt của đồng bào chúng ta (Pháp) đã làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự cấm đạo, từ chỗ mang tính chất tôn giáo đã trở thành mang tính chất chính trị. Giáo dân không chỉ còn là tín đồ của một tôn giáo xấu xa, tách rời khỏi đời sống công dân, gia đình, chối bỏ sự thờ cúng tổ tiên mà họ chính là bè bạn của kẻ ngoại bang, những tên phản bội đã gọi và tiếp tay cho những kẻ xâm lược đất nước mình" (Võ đức Hạnh – luận án kể trên).

Đến thời Minh Mạng, triều đình dần nhận rõ những nguy cơ bên trong cùng với sự đe doạ từ bên ngoài – của hai mặt giáp công - nên đã có nhiều biện pháp phòng ngừa, trước mắt là ban hành "Thập điều giáo huấn" để giáo hóa dân, và lệnh cấm đạo rất gắt gao, là điều mà triều đình có thể làm được; song các cố đạo vẫn không những coi thường mà còn xúi giục giáo gian, khích động tinh thần tử đạo, "thà chết còn hơn khuất phục thế quyền”, nên che giấu cố đạo; ngang nhiên đối đầu với chính quyền và đứng về phía đối lập với lợi ích của dân tộc. Thử hỏi triều đình không lẻ làm ngơ với kẻ coi thường luật nước?

Nhà sử học Pháp Jabouille trong bài "Une page d’histoire de Quảng Trị" viết trong tạp chí BVA số 4, 1885 "Bất luận thế nào thì Thiên chúa giáo cũng đã được coi như một công cụ để chinh phục... Những tín đồ của tôn giáo này ...đều là bạn, là đồng đảng của những kẻ đại diện cho phương Tây. Xứ Annam có quyền trách cứ họ như những kẻ tòng phạm của bọn Dương quỉ".

Bọn cố đạo và thực dân gia tăng gây hấn vũ lực và khuynh đảo chính trị với triều Tự Đức. Khi mưu đồ ủng hộ Thái tữ Hoàng Bảo lật đổ vua Tự đức bất thành thì tháng 9 năm 1856, chúng đem tàu chiến Catinat bắn phá Đà Nẵng lần thứ nhất rồi bỏ đi. Cố đạo Pellerin đã có mặt trên chiến thuyền, liền về Paris báo cáo sự tình. Đấy, tu sĩ Ca tô luôn ‘thánh thiện’ như thế.

Năm 1858, Pellerin trở lại Việt Nam trên chiến thuyền Ménésis xúi giục đô đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng, bảo rằng đã có giáo dân phục binh sẳn chờ tiếp tay. Nhưng đánh mãi chỉ chiếm được vài đồn nhỏ nên giữa hai tên này có sự hục hặc. Pellerin đổi ý khuyên Genouilly đánh chiếm Bắc kỳ vì ở đấy đã có sẳn hơn 40 vạn giáo gian chờ chực nổi dậy yểm trợ; nhưng Genouilly không còn tin lời của cố đạo nữa bèn kéo quân vào Nam đánh chiếm vựa lúa phì nhiêu trước. Pellerin bất mãn lui về nằm ở nhà dòng Pénang, Mã lai. Năm 1859 quân Pháp chếm thành Gia Định, 1867 chúng chiếm toàn bộ Nam kỳ lục tỉnh.

Khi Pellerin khẳng định chuyện đám dân chúa Việt gian ở bắc kỳ sẳn sàng tiếp tay với Pháp là vì bọn cố đạo đã ngấm ngầm chuyển vũ khí xúi giục bọn này làm lọan khắp nơi làm cho quan quân triều đình tảo trừ mãi đến mệt mõi suy yếu dần. Trong số giáo gian này có Tạ văn Phụng mà sử gọi là Giặc tên Phụng.

Nguyên là khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng, y có mặt trong đám giáo gian Bắc kỳ theo vào làm lính tập cho Pháp. Về sau hắn được gởi đến nhà dòng Pénang để được huấn luyện thêm mà bọn cố đạo gọi là “học đạo”, rồi trở về theo tướng Charner đánh phá Quảng Nam năm 1861.

Đến tháng chạp cùng năm thì bọn cố đạo xúi dục tên Phụng ra Bắc, mạo xưng là Lê duy Minh dòng dõi nhà Lê, rồi tự xưng là minh chủ, cùng với một người đạo trưởng (cỡ ‘trùm sò’ bây giờ) tên là Trường làm mưu chủ, và tên Ước, tên Độ dấy binh ở Quảng Yên. Đảng tên Phụng đem quân giặc Khách ở ngoài bể vào đánh lấy phủ Hải-Ninh, rồi lại thông với giặc Khách và giặc ta ở các tỉnh, để làm loạn ở Bắc kỳ. Tháng ba năm 1862, ở Bắc Ninh có tên cai tổng Nguyễn Văn Thịnh (tục gọi là cai tổng Vàng) xưng làm nguyên súy, nhập đảng với tên Phụng, đem binh đi đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng, và vây thành Bắc Ninh. Vào năm Tự Đức thứ 16, 1863, uy thế của giặc rất lớn và tình hình thật khẩn trương cho triều đình. Có lúc chúng tập hợp hơn 500 chiếc thuyền ở đảo Các Bà và ở núi Đồ Sơn, có ý muốn đem quân vào đánh Kinh đô.

Tuy vậy, sau 4 năm vất vả, quan quân triều đình dưới quyền thống lĩnh của quân-vụ đại-thần Nguyễn tri Phương rốt lại cũng tiêu diệt được đám giáo gian phản động này vào năm 1865.

5. Khi Quốc Phá Gia Vong:

Năm 1873, quân xâm lược Pháp kéo quân đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất dẫn đến hòa ước Giáp tuất 1874 vào năm Tự-đức thứ 27. Năm 1874, cố đạo Gauthier có Nguyễn Trường Tộ theo hầu 10 năm; khuyến khích các làng đạo tổ chức các đội thân binh võ trang với vũ khí của Pháp tiếp viện, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trong bức thư gửi đô đốc Dupré ngày 15 tháng 1, 1874, Các tên cố đạo Gauthier (1810-1877) lấy tên Việt là Ngô Gia Hậu và Puginier (1835-1892) đã thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Ca-tô tại Bắc Việt. Puginier bảo “Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ”.

Năm 1874, đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai, nhân căm thù bọn ca-tô Việt gian ở Nghệ tỉnh đã theo giúp tên đại úy Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội dẫn đến hòa ước nhục nhã Giáp Tuất, và còn nghe lệnh của Gauthier và Nguyễn Trường Tộ tàn sát dân lương, nên hội tập tất cả văn thân, sĩ phu trong vùng viết lên bài hịch “Bình tây sát tả” rằng dù triều đình hòa với tây nhưng sĩ phu nước Nam không phục, trước hết phải giết bọn giáo dân Việt gian, sau mới đánh đuổi quân xâm lược Pháp. Họ được quan tổng đốc Nghệ An là Tôn thất Triệt dung túng nên chiêu mộ được ba ngàn người lấy được thành Hà Tỉnh và vây phủ Diên Châu. Tiếc thay sự nổi dậy của họ chỉ kéo dài được 4 tháng sau khi bị quân Pháp và bọn đám dân Chúa tay sai triệt hạ tàn bạo.

Puginier áp lực bọn cầm quyền thuộc địa Pháp phải tiêu diệt giới nho sĩ, tức hàng ngủ trí thức của Việt Nam, còn được gọi là Văn Thân, vì họ được dân chúng kính trọng và không chấp nhận sự đô hộ của Pháp và chẳng chịu cải đạo.

Năm 1881 chúng chiếm toàn bộ đất Bắc. Sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 thì Việt Nam hoàn toàn mất chủ quyền. Năm 1884, với hòa ước Patenotre thì Pháp đặt nền bảo hộ và quân lính Pháp đóng ở đồn Mang Cá góc đông bắc của hòang thành Huế để dể bề uy hiếp triều đình.

6. Vua Hàm Nghi và Kinh Đô Thất Thủ:

Trong triều thì hai phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn thất Thuyết thâu tóm mọi quyền bính thay chúa đổi vua, sau khi vua Kiến Phúc mất và hai ấu vương Dục Đức và Hiệp Hoà bị phế thì họ tôn cử hòang tử Nguyễn Phúc Ưng Lịch, 13 tuổi lên ngôi kế vị là vua Hàm Nghi. Ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm các tên Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Đô đốc Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính từ tòa Khâm kéo sang Hoàng thành Huế để dự lễ đăng quang. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên.

Ghi lại sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết: “Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước; với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quân tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời..."

Năm sau 1885, thực dân Pháp quyết khiêu khích, cử tướng De Courcy sang Việt Nam để phụ lực vào việc thi hành nền bảo hộ. Khi bàn đến chuyện vào yết kiến nhà vua, chúng ngang ngược đòi triều đình phải mở cửa chính của ngọ môn, không những chỉ để quan nước Pháp đi mà thôi, mà cả quân lính cùng đi vào cửa ấy. Ôi khi nước mất nhà tan thì quốc thể cũng không còn.

Thượng thư binh bộ đệ nhị Phụ chính Tôn Thất Thuyết không chịu nổi sự đòi hỏi xấc láo của De Courcy, nên phát lệnh tổng tấn công vào quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá đêm 4 rạng 5 tháng 7 năm 1885 (tức đêm 22 rạng 23 tháng 5, năm Ất Dậu). Nhưng than ôi, chỉ là lấy trứng chọi đá, nên hôm sau quân Pháp phản công triệt hạ quân ta dễ dàng và làm chủ kinh đô. Ngày ấy sử ghi là “ngày kinh đô thất thủ”; một ngày buồn thảm của cả dân tộc. Thuyết đành đem vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị rồi lên đồn Tân Sở trong núi, mưu chuyện kháng chiến lâu dài.

7. Khi mất nước thì miếu mạo, đền chùa tôn nghiêm cũng bị vạ lây:

Theo đúng bài bản độc thần độc tôn xâm lược của Vatican, khi cai trị được nước khác thì tập đoàn VTC-TDTP cùng với bọn giáo gian ra sức tàn phá chùa chiền, đền miếu khắp nơi rồi dựng nhà thờ thay thế một cách ngạo mạn trong ý đồ xóa sạch tín ngưỡng địa phương. Điễn hình ở nước ta là:

a) Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì cố đạo Colombert biến một ngôi chùa cũ thành nhà thờ Ca-tô, rồi dần dần cho xây thành nhà thờ lớn mà nay gọi là Vương Cung Thánh Đường ngay giữa trung tâm Sàigòn.

b) Ở Bắc kỳ vào cuối năm 1883, có tên Nguyễn Hữu Độ, tay sai đắc lực cho Pháp. Lúc làm Hộ lý Tổng đốc Hà Nội-Ninh Bình, y đã lấy đất một ngôi chùa cổ (và tháp Báo Thiên) ở Hà Nội cho Pháp xây dựng nhà thờ lớn.

c) Năm 1886, sau khi Pháp đặt xong nền đô hộ trên tòan nước ta thì ở Dinh Cát, Quảng Trị cố đạo Caspar ra lệnh phá một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lê và cho xây nhà thờ La Vang ngay trên địa điểm đó rồi phao tin là nơi có bà Maria hiện ra. Đến thời tòan trị của nhà Ngô thì giáo hội Ca-tô nâng thành Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc từ ngày 8 tháng 8, 1961, và một tuần sau thì chính Diệm đã đến đấy dự lễ.

d) Năm 1904, Ngô Đình Khả khi còn làm hộ giá đại thần đã tâu xin vua Thành Thái ban cấp cho chùa Linh Hựu để làm từ đường gia tộc. Được vua đồng ý, nhưng thay vì làm từ đường, y tự tiện xây giáo đường mà về sau trở thành nhà thờ Tây Linh trong thành nội.

Đây chỉ là một vài sự kiện ở những nơi đô hội; còn ở các thành phố nhỏ và miền hẻo lánh thì đã xảy ra biết bao nhiêu tài sản đất đai bị đám cố đạo và giáo gian cưỡng chiếm. Vậy mà nay chúng kêu gào nhà nước Việt Nam phải trao trả lại cho Vatican?

8. Phong Trào Cần Vương:

Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi lánh ra ở Quảng Bình làm hịch cần vương truyền đi các nơi kêu gọi đồng bào khởi nghĩa chống Pháp; sĩ dân hưỡng ứng rầm rộ ngay bởi vậy chỉ trừ chốn Kinh đô, còn từ Nghệ An đến Bình Thuận, nghĩa quân nổi lên kết án bọn giáo gian đã gây thành mối loạn mất nước nên tìm chúng tiêu diệt. Sách tây chép rằng từ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 8, 1885 có 8 cố đạo và hơn 2 vạn giáo gian bị giết.

Ở ngoài Bắc lúc bấy giờ có tên Nguyễn Hữu Độ, tay sai đắc lực cho Pháp. Lúc làm Hộ lý Tổng đốc Hà Nội-Ninh Bình y đã cộng tác chặt chẽ với Pháp và bổ nhiệm nhiều quan chức bất chấp uy quyền của triều đình Huế. Ngày 11 tháng 7, 1885 sau khi kinh đô thất thủ, Nguyễn Hữu Độ gởi thư cho De Courcy xin được điều về kinh đô, và trở thành trợ tá cho De Courcy đầu tháng 9.1885. Còn có những tên khác ra giúp như Phan Đình Bình coi việc triều chính, và Nguyễn Trọng Hợp làm quyền kinh lược ở Bắc Kỳ.

Tôn Thất Thuyết thấy thế chống không nổi quân Pháp nên để vua Hàm Nghi ở lại đồn Vé, thuộc huyện Tuyên Hóa (tên cũ là Qui Hợp Châu) tỉnh Quảng Bình, có các con của Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp, cùng với đề đốc Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân phò giá bảo vệ, rồi cùng với đề đốc Trần Xuân Soạn đi đường thượng đạo sang cầu cứu bên Tàu, rồi về sau đành chết tha phương.

Quan đệ nhất Phụ chính Nguyễn Văn Tường chịu ở lại kinh thành để tìm đường thương thuyết với quân Pháp và vổ yên trăm họ. De Courcy lệnh cho Tường trong vòng 2 tháng phải tìm mọi cách để vua Hàm Nghi hồi loan. Nhưng việc không thành nên đến tháng 8, 1885, cố đạo Puginier - bấy giờ là “cố vấn chính trị” của De Courcy khuyến cáo tướng Courcy lập Hoàng tử Ưng Kỷ làm vua Đồng Khánh bù nhìn, và đày nguyên Phụ chính Nguyễn Văn Tường, quan Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật và thân sinh của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đính ra Côn Lôn. Phạm Thận Duật chết trên đường đi đày thây đành ném xuống bể.

Chưa hả hê, dưới áp lực của cố đạo Puginier và tên tay sai Nguyễn Hữu Độ, vốn có tư thù với ông Tường, De Courcy lại đày Nguyễn Văn Tường ra hải đảo Tahiti ở Thái Bình Dương. Ông Tường chết ở đấy đầu năm 1887.

Tháng 4 năm 1886, Paul Bert được cử sang làm thống đốc nhưng đến tháng 11 thì bị bệnh kiết lỵ mà chết ở Hà Nội. Ở miền trung, quân Cần vương càng lớn mạnh dù Pháp nhờ cả vua Đồng Khánh ra Quảng Bình tháng 6 phủ dụ nhưng lòng dân không phục, làm cho bọn thưc dân lo cuống cuồng. Tháng 11, 1887 thực dân Pháp cử Ernest Constans sang làm Tòan quyền Đông dương đầu tiên đóng ở Sàigòn, sau khi chúng chiếm luôn cả Cao Miên năm 1863 và về sau Lào năm 1893.

9. Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày:

Bọn Pháp thấy nguy cơ nên quyết tiêu diệt phong trào Cần vương bèn sai đại úy Mouteaux ở Quảng-bình đi cùng với cố đạo Tortuyaux đánh đồn của Lê Trực ở Thanh Thủy. Hai bên giằng co mãi nên Mouteaux lập đồn Minh Cầm đóng ở mé trên Thanh Thủy cho người đem thư đến dụ hàng. Đề đốc Lê Trực khẳng khái đáp thư: "Tôi vì vua, vì nước, chết sống cũng một lòng làm cho hết việc bổn-phận, chứ không dám tham sự sống mà quên việc nghĩa".

Từ khi quân Pháp đóng đồn ở Minh Cầm, Lê Trực rút ra mạn Hà Tĩnh, Nguyễn Phạm Tuân thì kéo về làng Yên Lộc về phía sông Gianh. Đến tháng 4, quân Pháp tấn công làng Yên Lộc, Nguyễn Phạm Tuân bị trọng thương và mất vài ngày sau.

Nhưng Tôn Thất Thiệp luôn ở cạnh và bảo vệ vua Hàm Nghi rất nghiêm mật, và thề sống chết không để cho quân Pháp bắt vua được. Hễ ai nói đến việc về hàng quân Pháp đều bị bắt chém ngay. Còn Lê Trực và Tôn thất Đạm thay nhau đánh luân xa chiến làm quân Pháp cũng vất vả.

Sau quân Pháp mua chuộc được một tên tiểu nhân địa phương Trương Quang Ngọc thường hầu cận vua Hàm Nghi bằng mấy lạng thuốc phiện và mấy bì gạo trắng, cùng với tên suất đội đầu thú Pháp là Nguyễn Đình Tinh đem hơn 20 đứa thủ hạ, vốn người ở làng Thanh Lang và Thanh Cuộc lên vây làng Tả Bảo huyện Tuyên Hoá (nay là huyện Minh Hoá) tỉnh Quảng Bình là chỗ vua Hàm Nghi trú đóng.

Đêm 30 tháng 10, năm 1988 chúng xông vào giết chết Tôn Thất Thiệp khì còn đang ngủ. Vua Hàm Nghi trông thấy tên Ngọc làm phản như vậy, cầm thanh gươm đưa cho nó và bảo rằng: "Mi giết tau đi, còn hơn đưa tau về nộp cho Tây". Vừa nói dứt lời, thì có một tên phản đồ lẻn ra sau lưng ôm quàng lấy vua rồi giựt thanh gươm ra. Từ khi bị bắt, vua Hàm Nghi không nói năng gì nữa. Bấy giờ ngài bước sang tuổi 18; chống Pháp được ba năm.

Tôn Thất Đạm ở vùng núi rừng Hà Tĩnh, sau khi nghe tin vua Hàm Nghi bị bắt, bèn truyền hàng tướng sĩ cho ra thú để về làm ăn, rồi viết hai bức thư: một bức dâng vua Hàm Nghi, xin tha tội cho mình làm tôi không cứu được vua, và một bức gửi cho thiếu tá Dabat, đóng ở đồn Thuận Bài xin cho thủ hạ ra thú. Viết xong, Tôn thất Đạm nói rằng: "Bây giờ người Pháp có muốn bắt ta thì vào tìm thấy mả ta ở trong rừng!”Rồi thắt cổ tuẩn tiết để lại tiếng thơm muôn đời. Đề đốc Lê Trực cũng đem hơn 100 quân ra thú ở đồn Thuận Bài. Quân Pháp thấy là một người trung nghĩa, có lòng qúi trọng, tha cho về quê ở làng Thanh Thủy. Dân chúng ai cũng một lòng kính phục. Phong trào Cần Vương không vì thế mà tan rả.

Gần một tháng sau, bọn thực dân Pháp liền đày vua Hàm Nghi sang xứ Algérie, là thuộc-địa của Pháp ở bắc Phi. Ngày 25 tháng 11 năm 1888, cựu hòang rời kinh đô theo tàu đến Sàigòn; ngày 13 tháng 12 năm 1888 bị đưa xuống tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi; Chiều ngày 13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng đến thủ đô Alger của Algérie. 54 năm sau, cựu hòang Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại thủ đô Alger ngày 4 tháng 1 năm 1944, để lại một vợ Pháp và 3 con. Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp, và trên mộ bằng xi-măng lại có dấu ấn thập giá to tổ bố đè nặng. Chết rồi vẫn không buông ! Ông ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí.

10. Phong Trào Cần Vương vẫn tiếp tục Và những Anh hùng Dân tộc:

Sau khi vua Đồng Khánh mất năm 1888 lúc 25 tuổi, Khâm sứ Rheinard lập hòang tử Bửu Lân mới có 10 tuổi lên ngôi, hiệu Thành Thái, không di chiếu, không có ấn ngọc truyền quốc. Tuy vậy vô số các cuộc nổi dậy chống Pháp của nhân dân cẫn tiếp tục xảy ra. Đáng kể có cựu thần như Tán tương quân vụ Nguyễn thiện Thuật và Đề đốc Tạ Hiện ở vùng Bãi Sậy thuộc Hải Dương; các thổ hào như Đốc Tít ở vùng Đông Triều; Đề Kiều ở vùng Hưng Hóa; Cai Kinh, Đốc Ngữ ở vùng Phủ Lạng Thương và Yên Thế; Lương Tam Kỳ ở vùng chợ Chui.

Pháp sai Tổng đốc Hải Dương là Hoàng Cao Khải đi đánh dẹp ở vùng Bãi Sậy mãi đến năm 1909 mới xong; nhờ công trạng này mà Tây cho Khải tăng chức Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ. Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Tầu, sau mất ở Nam Ninh, thuộc Quảng Tây. Đốc Tít ra hàng, bị đày sang Alger, bên Algérie. Đề Kiều, Đốc Ngữ và Lương Tam Kỳ ra thú. Cai Kinh bị bắt. Hoàng Hoa Thám tiếp tục chống cự ở căn cứ Yên Thế mãi đến năm 1912 mới bị giết. Ngòai ra còn có những gương mặt oanh liệt khác như:

a. Phan Đình Phùng và Cao Thắng:

Quê ở xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ Tĩnh. Ông thi đỗ đình nguyên tiến sĩ năm 1877, làm Ngự sử Đô sát viện dưới triều Tự Đức. Năm 1883 ông đã phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế vua Dục Đức, Hiệp Hòa vì thế ông bị cách chức và đuổi về quê. Nhưng khi vua Hàm Nghi phát hịch Cần Vương, thì cựu thần Phan Đình Phùng tụ tập nghĩa quân trong một đồn điền ở quê hương ông.

Ông được giao trọng trách tổ chức phong trào kháng chiến ở Hà Tĩnh, với trợ thủ đắc lực là vị tướng trẻ Cao Thắng. Suốt 10 năm từ 1885 -1895, ông đã tiến hành xây dựng và chỉ huy nghĩa quân chiến đấu và trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào kháng chiến chống Pháp tại đây. Cao Thắng có tài chế tạo vũ khí trang bị cho nghĩa quân để chiến đấu chống quân xâm lược.

Trong hàng ngũ chỉ huy nghĩa quân còn có một số sĩ phu nổi tiếng khác như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cử nhân Phan Quang Cư... và một số thủ lĩnh xuất thân từ nông dân như hai anh em Nguyễn Chanh và Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can, Đề Niên, Đề Vinh, Hiệp Tuấn, Cao Đạt...

Cuối tháng 12 năm 1893, ông sai người đến làng Thanh Lang, huyện Tuyên Hóa, bắt tên Trương quang Ngọc chém lấy đầu để báo thù việc tên này đã làm sự phản ác. Từ đó quân văn thân cũ lại về tụ họp ở mạn Hương Khê làm thanh thế của Đình Nguyên thêm lên cao.

Quân Pháp trong hai năm đem lính tập đi đánh mãi không xong nên giặc Pháp bèn dùng Hoàng Cao Khải chiêu dụ nhưng ông quyết không đầu hàng. Chúng đã khai quật mồ mả tổ tiên ông, ông vẫn không sờn lòng. Sau chúng phải phái Tổng Đốc Bình Định là Nguyễn Thân, một giáo gian cuồng tín khát máu cùng phò tá đồng đạo là Ngô Đình Khả (cha của Diệm sau trở thành tổng thống đệ nhất VNCH) đem quân ra tiễu trừ. Lúc bấy giờ Phan đình Phùng tuổi đã già, mà thế-lực mỗi ngày một kém, Khi Nguyễn Thân đem quân ra đến Vụ Quang, Hà Tĩnh, thì ông đã mất vì bệnh (có nơi bảo ông tử trận năm 1895). Từ đó phong trào Cần Vương tan vỡ. Thân và Khả sai người tìm mộ, cho đào lấy xác đem đốt lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn xuống sông Lam Giang.

Nhờ công trạng này mà tây đưa Nguyễn Thân về kinh đô, thăng làm Phụ Chính thay Nguyễn Trọng Hợp về hưu. Còn Ngô Đình Khả thì được làm Tổng Quản Cấm Vệ Thành với nhiệm vụ theo dõi vua Thành Thái; mở đầu cho đám giáo gian con cháu về sau len lỏi vào đầu não và dần củng cố quyền lực ở Việt Nam.

b. Đinh Công Tráng và chiến khu Ba Đình:

Ở Thanh Hóa có một chiến khu nghĩa quân nổi danh nhất bấy giờ là căn cứ Ba Đình do tướng Đinh Công Tráng thủ lĩnh. Căn cứ đặt cách huyện lỵ Nga Sơn 4 cây số tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Đinh Công Tráng đã từng tham gia trận đánh ở Cầu Giấy nên đã được thử thách tôi luyện trong chiến đấu. Ông đã dẫn nghĩa quân tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa, nhiều phủ thành, hay chặn đánh du kích gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại trong gần hai năm.

Năm 1886, cố đạo Puginier ra lệnh cho tên linh mục Việt gian Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp dưới quyền đại tá Brissand 5 ngàn giáo gian binh để vây hãm chiến lũy Ba Đình. Đến sáng ngày 21 tháng 1, 1887, chúng chiếm được Ba Đình, và sau đó là sự trả thù dã man, ba làng chung quanh bị triệt hạ. Thành vỡ, Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An, và bị tử trận ở làng Chính An.

Ngày nay để tưởng nhớ các anh hùng nghĩa quân vang danh đầu tiên này, tên Ba Đình đã được đặt cho quảng trường lớn ở Hà Nội. Cũng ngày nay, để tưởng nhớ hành động tay sai bán nước cho giặc, “cố sáu” Trần Lục được một đám “trí thức” công giáo Việt Nam ở hải ngoại ra sách vinh danh là “vĩ nhân của nhân loại”.

c. Nguyễn Duy Hiệu:

Ở Quảng Nam có Nguyễn Duy Hiệu, sinh năm 1847, quê làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, Quảng Nam). Ông đỗ Phó bảng năm 1879, rồi được cử làm Giảng tập ở Dưỡng thiện đường dạy Hoàng tử Ưng Đăng, sau này là vua Kiến Phúc, nên được phong tước Hồng lô Tự khanh, vì thế dân chúng thường gọi ông là ông Hường hoặc Hường Hiệu. Khi vua Hàm Nghi phát hịch cần vương, ông đã cùng Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hàm hưởng ứng phát động khởi nghĩa. Nghĩa quân đã đánh chiếm Nha Sơn phòng và thành La Qua (phủ Điện Bàn), rồi vây đồn giặc Pháp ở Trà Kiệu và Phú Thượng là hai cứ điểm lớn nhất của tỉnh Quảng Nam.

Nhưng cuộc kháng chiến không kéo dài được lâu khi thế cùng lực kiệt, nhất là sau khi Trần Văn Dư bị tử trận. Giặc lại dùng tên giáo gian tay sai Nguyễn Thân khát máu đi đánh dẹp. Ông bị bắt và bị xử tử ngày 1 tháng 10, 1887.

11. Cuộc kháng chiến chống Pháp không ngừng:

Người Việt Nam vì hoàn cảnh, vì tình thế bắt buộc đành phải sống nhẫn nhục, nhưng lòng ái quốc mỗi ngày một nồng-nàn, sự uất ức đau khổ mỗi ngày một tăng thêm nên cứ cách độ năm bẩy năm lại có một cuộc nổi dậy. Sau Phan Đình Phùng thì khoảng 1897-1898 có Kỳ Đồng và vụ Thiên binh ở vùng Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh v.v... Khỏang năm 1907 ở Hà-nội có việc Đông Kinh Nghĩa Thục với các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh; người thì không sợ tù tội, đứng lên tố-cáo sự tham nhũng của bọn quan lại bảo hộ; kẻ thì ra ngoại-quốc bôn-ba khắp nơi để tìm cách giải-phóng đất nước. Năm 1908, ở Trung Việt vùng Nghệ Tĩnh và Quảng Nam, Quảng Ngãi có việc dân nổi lên chống sưu thuế. Ngay ở Hà Nội thì có việc đầu độc lính Pháp; rồi ở Thái Nguyên có Hoàng Hoa Thám lại nổi lên đánh phá.

Năm 1905, Phan Bội Châu tổ chức Duy Tân hội tại tỉnh Quảng Nam, ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong Cách Mạng Việt Nam Quang Phục Hội, mở phong trào Đông Du sang Nhật để đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhưng Pháp và Nhật cấu kết nên qua hiệp ước ngày 10 tháng 7, 1907 Nhật phải giải tán các hội Việt Nam tại Nhật, và trục xuất tất cả các du học sinh Việt Nam ra khỏi đất Nhật. Năm 1912, cụ Phan lưu vong ở miền nam Trung Hoa rồi bị mật thám tây bắt và dẫn độ về Việt Nam năm 1926.

Đầu năm 1908, tại miền Trung, dân chúng nổi lên biểu tình chống sưu cao thuế nặng từ tháng 3 đến tháng 6, thường được gọi là Trung Kỳ dân biến. Tiếp đó tại Hà Nội, ngày 27 tháng 6,1908 một nhóm lính khố đỏ chủ trương cuộc đầu độc lính Pháp với sự tiếp ứng của lực lượng Hoàng Hoa Thám.

Sau đại chiến lần thứ nhất, có toàn lính khố xanh do Đội Cấn và ông Lương Ngọc Quyến lãnh đạo nổi lên đánh Thái Nguyên. Năm 1927, có đảng Cộng-sản do Nguyễn Ái Quốc cầm đầu ở vùng Nghệ Tĩnh hô hào chống thuế.

Năm 1930, có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính lãnh đạo Quốc Dân Đảng khởi nghĩa ở Yên-bái và các nơi. Trong hàng ngũ có một đảng viên trẻ Đoàn Trần Nghiệp, tự Ký Con, tháng 2 năm 1929 đã giết tên tây chuyên mộ phu đồn điền Bazin tại chợ Hôm, rồi nhân cuộc khởi nghĩa Yên Báy đã cùng đội cảm tử mang bom ném vào nhà Chánh mật thám Arnoux, vào Hỏa Lò, Sở Sen đầm, cảnh sát quận 1, quận 2 ở Hà Nội, cắt các đường điện thoại... đã làm Toàn quyền Alexandre Varrenne, rồi Pasquier và chính quyền thực dân điên đầu. Nhưng cuộc tổng khởi nghĩa thường được gọi là Khởi nghĩa Yên Bái đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930 không thành công. Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương) ngày 20 tháng 2 năm 1930.

Đa số cấp lãnh đạo bị Tây xử chém trong năm 1930 tại nhiều nơi gồm Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng tại Yên Bái ngày 8 tháng 3; Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí tại Yên Bái ngày 17 tháng 6; Nguyễn Văn Toại và 4 đồng chí tại Phú Thọ ngày 22 tháng 11; Đặng Trần Nghiệp, tức Ký Con, và 6 đồng chí tại cổng trước ngục thất Hỏa Lò tại Hà Nội tháng 12. Năm 1931, vào ngày 23 tháng 6 Trần Quang Diệu và 6 đồng chí tại Hải Dương. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, song đã gây tiếng vang lớn và để lại dấu ấn cho lịch sử chống xâm lược của dân tộc: “Không thành công thì cũng thành nhân”; và làm cho hậu thế noi gương.

Đến năm 1940, lại có cuộc nổi dậy ở vùng Gia Định, Hốc Môn v.v...

12. Nổi đọan trường của các vua mất quyền tự chủ:

a) Vua Đồng Khánh:

Sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp đày sang Algérie, tây đưa hòang tử Ưng Kỷ lên thay hiệu là Đồng Khánh. Đồng Khánh là ông vua đầu tiên chịu nhục phải thân hành sang bên tòa Khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong trước mặt De Courcy vào ngày 19 tháng 9 năm 1885. Trong sử Việt, Đồng Khánh được mang danh là vua gổ hay vua bù nhìn, ủy mị, ưa trang sức màu mè, rất được lòng thực dân, nhưng ở ngôi chỉ được 3 năm thì mất vì bệnh. Chẳng hiểu vì sao mà trường nữ trung học ở Huế lại được đăt tên Đồng Khánh, một ông vua chẳng có công trạng gì với dân tộc. Vậy mà nhiều người ở hải ngọai vẫn hòai niệm mãi và muốn giữ cái tên khi chính quyền trong nước đổi thành Hai Bà Trưng.

b) Vua Thành Thái:

Vua Thành Thái được Khâm-sứ Rheinard cử lên thay vào năm 1888 lúc 10 tuổi. Trong thời gian này việc xâm chiếm Việt Nam xem như hòan tất, Pháp cử Richaud sang làm Tổng-đốc toàn-quyền. Tháng tám năm ấy, Triều đình bị ép ký giấy nhượng thành Hà Nội, hai hải cảng Đà-nẵng và Hải-phòng cho nước Pháp để làm nhượng địa thuộc nước Pháp, chứ không thuộc về nước Nam nữa. Phần còn lại của xứ An-Nam thì việc cai trị vẫn để quan lại nhà vua làm việc như cũ, nhưng phải do người Pháp điều khiển và kiểm duyệt.

Chỉ vài năm sau khi lên ngôi, vua Thành Thái ý thức được mối hận vong quốc nên quyết cầu tiến để chống Pháp. Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, bọn thực dân lo ngại tìm cách ngăn trở. Ông còn để ý đến các loại vũ khí tây phương để mong chế tạo mà mưu cầu phục quốc. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị tây phát hiện, Thành Thái giả điên. Vì thế ngày 3 tháng 9 năm 1907, chỉ 8 năm sau ở ngôi, ông bị ép thoái vị. Rồi 10 ngày sau, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916, ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân. Đầu tháng 5 năm 1947 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954, thọ 75 tuổi.

c) Vua Duy Tân:

Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque liền lập hòang tử Vĩnh San mới có 7 tuổi lên thay hiệu là Duy Tân; nhưng trong hơn 8 năm trị vì, ông đã chống Pháp mạnh mẽ. Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một đám phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp.

Khoảng năm 1912, một tên khâm sứ khác là Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết theo lệnh mẫu quốc để phục vụ thế chiến 1 ở Âu châu. Mahé cướp cả tượng Phật vàng đúc từ thời Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng dù vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết, việc mới yên. Từ năm 13 tuổi ông luôn đòi xét lại các điều khỏan bất công trong hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre), nhưng bọn đại thần sợ Pháp quá không dám tiến hành. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ghét cả đám phụ chính nữa.

Khi nghe danh Việt Nam Quang Phục Hội vốn được Phan Bội Châu thành lập từ năm 1912 mà hai lãnh đạo nổi danh ở kinh đô là Trần Cao Vân và Thái Phiên, vua Duy Tân bèn muốn kết hợp để cùng khởi nghĩa. Tháng 5 năm 1916, chuyện bị bại lộ, hai ông Vân và Phiên bị bắt cùng với vua. Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị chém đầu ở An Hòa. Vua Duy Tân cùng cha là cựu hòang Thành Thái bị đày ra đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương. Ngày 3 tháng 11 năm 1916, họ lên tàu Guadiana ở Cap Saint-Jacques, và hai tuần sau thì tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion.

Trong hòan cảnh mới ông vẫn không nãn chí, ông vẫn muốn vươn lên và hòa mình vào tình thế để tìm cơ hội giành độc lập cho Việt Nam. Sau nhiều lần xin tham gia vào quân đội Pháp thất bại, cuối cùng ông được Charles de Gaulle chú ý sau khi hưỡng ứng chiến dịch du kích chống Đức quốc xã bằng các họat động vô tuyến điện của quân Pháp lưu vong trong đệ nhị thế chiến. Ông đã đầu quân vào Không lực Pháp và tham gia các cuộc chiến đấu ở Pháp và Đức. Cấp bậc cuối của ông là trung tá trong quân đội Pháp vào tháng 9 năm 1945. Ông tin rằng Chính phủ Pháp đã đồng ý sẽ phục vị cho ông tái làm Hoàng đế Việt Nam và tướng De Gaulle sẽ cùng ông về Việt Nam vào những ngày đầu tháng 3, 1946.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cựu hòang Duy Tân đã bị dùng như một con bài chính trị trong kế hoạch mật tái chiếm Đông Dương của Pháp. Nhưng không may ông đã bị tử nạn phi cơ gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hoà Trung Phi vào ngày 26 tháng 12 năm 1945. Người ta cho rằng đây có thể là một vụ mưu sát của bọn thực dân tây phương.

d) Vua Khải Định:

Sau khi vua Duy Tân bị bắt, mãi đến năm 1916, khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles mới lập Bửu Đảo là con trưởng của Đồng Khánh làm vua hiệu Khải Định, mọi quyền hành trị nước đều nằm trong tay khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một ông vua bù nhìn đắc lực cho Pháp; chỉ ham chơi bời xa hoa, phá bỏ nhiều truyền thống của hòang triều. Ngay cả giao cho Eugène Charles đứa con trai duy nhất làm con nuôi dưới áp lực của thực dân. Vua Khải Định không được lòng dân và thường bị lên án. Năm 1922 Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille đã bị các nhà chí sĩ chỉ trích dữ dội, trong đó có Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần.

Dù có tất cả 12 bà vợ, nhưng Khải Định chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy về sau là vua Bảo Đại, con bà Hoàng Thị Cúc xuất thân là con nhà dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, sau trở thành bà Từ Cung. Sách sử còn chép vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Chuyện này đã gây ra nhiều đồn đại nghi ngờ về gốc gác của Vĩnh Thụy. Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì mất vì bệnh vào ngày 6 tháng 11 năm 1925, thọ 40 tuổi.

e) Vua Bảo Đại:

Tháng 4 năm 1922, khi còn là thái tử, Vĩnh Thụy đã làm con nuôi của vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles theo đúng sách lược của chính quyền bảo hộ Pháp và được đưa sang “mẫu quốc” nuôi dưỡng trong môi trường Ca-tô giáo từ khi mới 8 tuổi.

Sau khi vua cha băng hà thì ngày 8 tháng 1 năm 1926 ông được kế vị khi đúng 13 tuổi, hiệu là Bảo Đại. Sau khi lên ngôi, ông lại trở sang Pháp để học tiếp, còn việc triều chính trong nước giao cho Tôn Thất Hân nhiếp chính.

Tháng 9 năm 1932, đúng 19 tuổi, Bảo Đại mới “miễn cưỡng” về nước để chính thức làm vua, bởi ông quen nếp sống của phương Tây, còn quê hương thì đã trở nên mờ nhạt, xa lạ. Trên chuyến tàu về nước và trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt gần một năm sau do Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, bọn thực dân đã dàn xếp cho Bảo Đại gặp Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, một giáo dân Ca-tô ngoan đạo có quốc tịch Pháp, cũng từ Paris về sau khi học xong trung học ở trường Couvent des Oiseaux. Tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Thị Lan là con của Nguyễn Hữu Hào một nhà phú hộ ở Gò Công, Nam kỳ; và là cháu ngọai của Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng 2 nhà thờ lớn ở Sàigòn.

Chính cuộc hôn nhân được xếp đặt này với một ông vua lưu vong, lang chạ, ăn chơi trác táng đã để lại cho cuộc đời bà Nam Phương ... một “nổi buồn phương nam” đến hết đời và chết trong cô độc ở một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp ngày 16 tháng 9 năm 1963, thọ 49 tuổi. Thương thay cho một nạn nhân má hồng của chính trị.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập giả hiệu cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Khi Nhật đầu hàng đồng minh sau đệ nhị thế chiến, và cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 25 tháng 8, 1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch đã buộc Bảo Đại phải thoái vị vào chiều 30 tháng 8 tại Ngọ Môn, Huế. Bảo Đại đã trao lại quốc ấn cho đại diện của chính phủ là ông Trần Huy Liệu, và trở thành "công dân Vĩnh Thụy".

Tháng 9 năm 1945, Bảo Đại được Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ; rồi tháng 1 năm 1946, được bầu làm “đại biểu Quốc hội” khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn chính phủ Việt Nam thăm Trung Hoa, rồi tìm cách ở lại không trở về nước vì không quen sống kham khổ trong vai trò mới.

13. Những giáo gian tay sai cho Pháp phản bội dân tộc trước 1945:

Suốt thời kỳ giặc Pháp đô hộ, danh dự của tổ quốc Việt Nam đã bị xỉ nhục nặng nề, sinh mạng và tài sản của nhân dân bị quân địch xâm phạm nghiêm trọng. Trong khi tòan dân đồng tâm nổi lên với vũ khí còn thô sơ quyết đánh đuổi quân xâm lược thì đám giáo gian vong bản dưới sự dẫn dắt của bọn cố đạo Tây lại hả hê sung sướng vì cái mà nhân dân Việt Nam mất lại là cái được của họ.

Ở đàng trong thì theo đúng “sách lược dùng đạo chiếm đời” của tập đoàn VTC-TDTP đã kể, Hội truyền giáo Nam kỳ đã lập một giáo xứ; vào năm 1844 có giám mục Lafèbvre, cai quản toàn xứ Nam kỳ và hai tỉnh cuối của miền trung là Bình Thuận và Đồng Nai Thượng, nằm chờ tiếp tay cho quân thực dân. Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì giáo xứ này có khoảng 27 ngàn giáo gian, đa số là giáo gian lánh nạn “sát tả” từ miền trung vào. Chính đội quân thứ 5 này đã giúp cho việc Pháp chiếm thành Gia định không mấy khó khăn. Để đền công, năm 1863 đề đốc de Lagrandière ban phụ cấp niên liễm cho Hội truyền giáo.

Sau khi cai trị được toàn xứ Nam kỳ vào năm 1867 thì bọn thực dân yểm trợ tối đa cho việc xây dựng nhà thờ lớn nhỏ đủ loại, nhà dòng, chủng viện, trường đạo, bệnh xá bà xơ vv... ở khắp nơi. Ngay tại Sàigòn, việc xây dựng Nhà thờ đức bà cũng chiếm đất của một ngôi chùa. Hai tác giả Testeron và Percheron đã viết trong L’Indochine Moderne trang 237 như sau:

“Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, đức cha (Colombert) hành lễ tại một ngôi chùa cổ và sửa tạm dùng làm thánh đường.”.....

(Vì nhà thờ hư hỏng quá nên) “Đô đốc Duperré truyền đem việc xây cất thánh đường ra đấu thầu, và sau rốt thì công việc tạo tác do ông Bouard được mời từ Paris qua đôn đốc.” Ngày 4 tháng 11 năm 1908 thì được khánh thành.

Trong khi Genouilly bắn phá Đà Nẵng lần thứ nhất năm 1856 thì đã có đám giáo gian kéo đến bãi Tiên Trà (nay có lẽ là bán đảo Sơn Chà) xin làm tay sai cho Tây. Thực dân đã chọn được 6 ngàn người để huấn luyện và chia làm hai đội; một đội ở lại đánh Đà nẵng và đội kia nhập vào liên quân Pháp-Tây Ba Nha đánh chiếm thành Gia định sau đó. Đám giáo gian này là đám binh đội tay sai có tổ chức đầu tiên trong việc giúp Pháp cai trị dân ta.

Trong giai đoạn nhục nhả này, ngoài sự dã man của bọn thực dân còn có cả những tội ác tày trời của vô số đám giáo gian tay sai đối với dân tộc mà “lá rừng không ghi hết được”. Ở đây xin đơn cử những sự kiện và nhân vật Việt gian khét tiếng là:

1) Sĩ Tải Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký:

Vốn dân Bến Tre và là một tên tu xuất, dù là dòng dõi của Trương Minh Giảng, vậy mà làm thân khuyển mã phục vụ cho quyền lợi của thực dân Pháp. Y đã được một cố đạo thực dân nhận làm con nuôi, đưa vào đào tạo tại chủng viện Pinhalu (Nam Vang) rồi chủng viện Pénang (Mã Lai); nhưng đến năm 1858, lúc 22 tuổi không làm giáo sĩ nữa và cưới vợ; rồi được giám mục Pháp Lefèbre cử ra Huế làm thông ngôn cho Pháp.

Khi Genouilly trở ra đánh phá Đà Nẵng lần thứ nhì, họ Trương viết thư cho trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry đang giữ thành Gia định vào tháng 3.1859, yêu cầu giúp đỡ vũ khí để y góp tay tiêu diệt quân dân Việt Nam kháng chiến mà họ Trương gọi là kẻ thù.

Năm 1862, y được thực dân Pháp phái ra Huế đòi triều đình bối thường chiến phí. Năm 1863, y theo phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp làm thông ngôn để điều đình việc chuộc 3 tỉnh miền đông. Công việc thất bại nhưng họ Trương ghi trong hồi ký: “Tôi trở về với tâm hồn sung sướng vô cùng!”

Năm 1886, Trương được Paul Bert cử làm Tham tá Cơ Mật Viện rồi Thị giảng Học sĩ Hàn Lâm Viện cho vua Đồng Khánh, mục đích là làm gián điệp nằm vùng theo dõi vị vua bù nhìn này để báo cáo cho Pháp, như thư trình cho Paul Bert vào ngày 17.6.1886: "Tôi sẽ trấn áp tất cả các hảnh thần và bao vây nhà vua.” Y còn tận dụng những kiến thức quân sự trong sở học của mình để, cố vấn cho thực dân phương pháp tiêu diệt các phong trào Văn Thân Cần Vương và các lực lượng kháng chiến vũ trang của dân Việt Nam đang hy sinh chống Pháp cứu nước.

Họ Trương còn tự thú vai trò tay sai thực dân của đám dân chúa trong một lá thư khác: “Những kẻ phiến loạn (chỉ Văn Thân Cần Vương), như tôi đã từng nhiều dịp trình với ngài, họ có lý do cho chủ nghĩa ái quốc của họ: Sự hận thù đối với các con chiên mà họ cáo buộc là những hàng ngũ bên cạnh người Pháp, được dùng như những kẻ đưa đường chỉ lối".

Trong một thư đề ngày 3.9.1868, gởi cho ông Giám đốc Nội trị, họ Trương viết: "Khi trở lại đời sống tư (không còn làm quan cho Pháp), lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp... Người bề tôi tận tâm và vâng lời." ... “Mục tiêu đó là sự biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam." .....

"Các xứ Viễn Đông... già cổi đủ thứ nên đã đến lúc phải làm cho chúng tái sinh và cải cách chúng: song ai được giao phó cho cái quyền ủy nhiệm cao quí đó? Ấy chính là nước Pháp được Thượng Đế tín cẩn giao cho..." .....

"...cái vương quốc An Nam khổ sở nầy mà chính phủ Pháp sẽ làm giám hộ, là có một sự biến thuộc về Thiên ý kêu gọi đến..."

Trong một lá thư khác, họ Trương hãnh diện ghi: "Ngoài ra không một người Việt Nam nào theo Ki-tô giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, không phải là vua của họ.” như đã nói ở phần mở đầu của bài mạn hứng này.

2) Trần Lục:

Tên linh mục Việt gian, cai quản giáo xứ Phát Diệm và là Phó tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tỉnh. Y tuân lệnh của cố đạo Puginier đã mang 5 ngàn đơn vị thân binh Ca-tô Việt đến giúp quân Pháp đang vây chiến khu Ba Đình của ông Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa. Nhờ vậy quân Pháp mới hạ được chiến khu kiên cố này. Vì có công lớn với Pháp, nghĩa là có tội lớn với Việt Nam, Trần Lục đã được thực dân Pháp ban thưởng cho hai Bắc Đẩu Bội Tinh vào năm 1884 và 1899. Đi tu mà thế đấy, có lẻ đã được được đám cố đạo và Vatican cấp giấy cho lên thiên đàng sớm. Vì thế mà hai địa danh Bùi Chu, Phát Diệm đã nổi danh là hang ổ của bọn giáo gian cuống tín từ đấy.

Những toán thân binh này, cùng với giáo dân, luôn luôn theo gót quân đội Pháp để đi cướp bóc trong những thành bị Pháp hạ, hoặc đốt phá làng xóm, chùa chiền vô cớ.

Trần Lục đã cậy thế Pháp thường hà hiếp dân chúng nên trước đây đã bị Tri Phủ Yên Khánh ở Ninh Bình (Vùng Phát Diệm) là Phan Đình Phùng nọc ra đánh đòn răn dạy, nên luôn căm hận Văn Thân. Thế mà dưới thời Diệm, tên của y đã được đặt cho một trường trung học Công giáo tại Sàigòn.

3) Huỳnh Công Tấn:

là một giáo gian trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861, làm chức lãnh binh . Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập giáo gian Việt vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này.

4) Huỳnh Công Miêng:

con trai của Tấn, nhờ công lao của bố đã được bọn thực dân cho qua Pháp học, sau về nước theo Trần Bá Lộc tảo trừ nghĩa quân Cần Vương, thường được gọi là câụ Hai Miêng; nhưng về sau sống lang bạc ăn chơi với tài sản bóc lột kết xù của cha.

5) Trần Bá Lộc:

sinh năm 1834 trong một gia đình Ca-tô tại Long Xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner tổ chức ở Nam kỳ và được giao nhiệm vụ triệt hạ phong trào Văn thân kháng chiến từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Với nhiệm vụ này, tên đại Việt gian Trần Bá Lộc đã giết hại khoảng 25 ngàn người Việt yêu nước từ tháng 7 năm 1886 đến tháng 7 năm 1887. Hắn đã bắt được những lảnh tụ như cử nhân Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận đem ra hành quyết. Vì công khuyển mã này mà y từ chức đội, rồi tăng lên tri huyện, tri phủ. Sau khi tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong chức tổng đốc Rạch Giá.

Dân Việt còn truyền tụng những thủ đoạn gian ác của Lộc trong việc tảo trừ nghĩa quân như sau: “Đối với các nghĩa quân không chịu ra qui thuận thì Lộc ra lệnh bắt cha mẹ và vợ đem đóng gông hẹn một thời gian ngắn; nếu vẫn không hàng thì đem người thân của họ ra chém đầu thị chúng; còn con trẻ thì bỏ vào cối giả gạo quết cho nhuyển thành nem.” (Xem “Sàigòn năm xưa” của Vương Hồng Sển, 1968).

6) Trần Bá Thọ:

con của Lộc, cũng vì công lao của cha mà được thực dân gởi qua Pháp học, khi về nước được làm hội đồng quản hạt Sa-đéc khét tiếng gian ác không kém cha. Sau tự tử bằng súng không rõ vì chuyện gì.

7) Đỗ Hữu Phương:

sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Pénang, Y còn có tục danh là thầy Sáu Ngọ; khởi đầu làm hộ trưởng và là một tay sai đắc lực cho Pháp nên lên chức tri phủ, rồi tham gia các cuộc tảo thanh chống nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, và lừa đem Thủ khoa Huân nộp cho Tây lãnh thưởng. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon. Vậy mà dưới thời Diệm tên y đã được đặt cho một đại lộ ở Chợ Lớn. Có đau lòng người hay không?

8) Nguyễn Thân:

tên giáo gian này cũng ác ôn không vừa, với sự phò tá của Ngô Đình Khả đã làm trò đê tiện đối với thân xác của cụ Phan Đình Phùng như thế nào đã được nói đến ở trên.

9) Trần Tử Ca:

sinh trưởng tại Gò Vấp. Lúc đầu y đi theo nghĩa quân, nhưng sau đó y theo đạo Ca-tô, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865, y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh miền tây. Đêm 9 tháng 2,1885, Ca bị nghĩa quân giết chết.

10) Cha Con Ngô Đình Khả:

Ngô Đình Khả được bọn cha cố và thực dân Pháp đưa sang chủng viện Pénang huấn luyện làm nghề thông ngôn một thời gian rồi về Việt Nam làm chỉ điểm trong những chiến dịch tấn công các lực nghĩa quân kháng chiến. Một trong những tội ác của Ngô Đình Khả là cùng với Nguyễn Thân dẫn giáo gian quân đánh phá và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân của cụ Phan Đình Phùng ở Vụ Quang; rồi đào mả cụ Phan lấy xác đốt thành tro, lấy tro trộn vào thuốc súng bắn xuống sông Lam Giang cho hả giận quan thầy.

Do thành tích dã man này mà Ngô Đình Khả được về triều nắm giữ chức Tổng Quản Cấm Vệ Thành, đại khái là một lọai “công công” trông coi họan quan với nhiệm vụ vừa theo dõi vua Thành Thái.

Nhân đây cũng nên nhắc đến một việc gian manh khác của Ngô Đình Khả khi tại triều. Sau ngày kinh đô thất thủ Quân Pháp chiếm đóng một số cung điện, chùa chiền trong nội thành. Tình trạng này kéo dài đến đời Thành Thái (1889-1907). Năm 1902, quốc tự Giác Hoàng bị triệt hạ để xây dựng Viện Cơ Mật. Năm 1904, Ngô Đình Khả tâu xin vua Thành Thái ban cấp cho ông chùa Linh Hựu để làm từ đường gia tộc. Được vua đồng ý, nhưng thay vì làm từ đường, Ngô Đình Khả tự tiện kiến tạo giáo đường. Sự việc bị phát giác, điều này vi phạm luật lệ cấm kị đương thời, khiến Viện Cơ Mật thẩm tra rồi tháng 11 năm 1905 kiến nghị phạt Ngô Đình Khả 80 trượng, giáng 3 cấp, cách chức, đồng thời phải triệt hạ giáo đường, cho tùy ý chọn địa điểm xây cất bốn phía sông bên ngoài kinh thành. Dĩ nhiên tên khâm sứ Molière không thuận.

Chưa giải quyết xong sự việc, tháng 7 năm 1907, Vua Thành Thái bị Chính phủ Bảo hộ truất phế, đem đi an trí. Đến thời vua Duy Tân ngày 26 tháng 11 năm 1907, Phủ Phụ chánh xét lại sự việc tâu trình đề nghị “giáng Thượng thư Ngô Đình Khả 3 cấp, rời chức vụ cho về quê quán hưu trí. Còn số tiền ấy thì sung công, đạo đường ấy thì do Bộ Lễ phụ trách triệt hạ, đem cây gỗ vật liệu dùng vào việc khác.”

Đến thời Bảo Đại (1926-1945), trong phạm vi di tích Linh Hựu đã hình thành một ngôi nhà nguyện khiêm tốn. Năm 1950, với sự can thiệp của Thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo, Linh mục Phaolô Trần Bá Hạnh đã xây dựng ngôi nhà thờ trên nền nhà nguyện cũ. Năm 1962, Ngô Đình Thục nhớ lại ước nguyện chưa thành của cha (Ngô Đình Khả) nên đã hết sức yểm trợ cho linh mục Giuse Trần Thắng Trung kiến trúc một ngôi thánh đường nguy nga ngay trên nền cũ chùa Linh Hựu, chính thức đặt tên là nhà thờ Tây Linh, thay thế cho nhà thờ Cầu Kho cách đó 300m về phía Tây Bắc.

Nhờ làm việc đắc lực cho quân giặc nên 6 đứa con trai của Khả cũng được ưu ái. Nhưng ác giả ác báo, cho nên tuy gia tộc đạt được quyền uy tột đỉnh một thời rồi phần lớn các con của Khả đều bị uổng tử, và dòng họ bị suy đồi.

a) Con cả Ngô Đình Thục, có lẽ Khả muốn cho con noi gương Trương Vĩnh Ký, được cho vào nhà dòng để làm linh mục rồi được thăng giám mục Việt đầu tiên vào năm 1938. Những hành vi gian ác, tham lam vô đạo đức của Thục đã được nhiều sách báo ghi lại. Chính Thục đã gây nên chuyện công khai đàn áp Phật giáo đồ miền Trung rồi lan ra tòan miền Nam dẫn đến sự sụp đổ của nhà Ngô Ca-tô.

b) Con trai thứ Ngô Đình Khôi được cho làm quan tri phủ Tùy An vào năm 1917, năm 1920 được thăng lên chức Bố Chánh Bình Định, năm 1926 thăng lên chức Tuần Vũ Quảng Ngãi, tới năm 1930 được đưa lên giữ chức Tổng Đốc Quảng Nam. Vì làm tay sai đắc lực cho Pháp và giết hại nhiều người yêu nước nên năm 1945 Khôi và đứa con trai bị Việt Minh chôn sống.

c) Con kế Ngô Đình Diệm đuợc hưởng qui chế tập ấm, được đặc cách cho theo học Trường Hậu Bổ năm 1919, và sau đó tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1930 làm Tuần phủ tỉnh Bình Thuận, rồi đến năm 1932 làm Thượng Thư Bộ Lại trong triều Bảo Đại. Thành tích nổi tiếng nhất của Diệm khi ở Bình Thuận là cho trói cột các tù nhân nghĩa quân ái quốc vào một chiếc ghế có khoét lỗ ở ngay chính giữa chỗ ngồi, rồi đốt đèn cầy bên dưới để tra khảo nạn nhân lấy khẩu cung theo cách Ca-tô xử dị giáo thời trung cổ ở châu Âu.

Năm 1943, trong khi uy tín của Pháp bị suy đồi vì bị Đức Quốc Xã cai trị mẫu quốc thì thực dân bảo hộ ở Việt Nam không tin dùng anh em họ Ngô nữa mà để ý đến Phạm Quỳnh thì Diệm chạy theo Cường Để, đang là con bài của Nhật hy vọng Nhật sẽ mang về làm vua thay thế Bảo Đại. Cần nói thêm ở đây là Cường Để là cháu đích tôn của hòang tử Cảnh. Chỉ vì hòan cảnh do cha là Nguyễn Ánh giao Cảnh cho theo cố đạo Béhaine sang Pháp cầu viện mà bị ép cãi đạo theo Ca-tô, cho nên từ đó chỉ chi hệ của Cảnh theo đạo. Cũng vì thế mà Cảnh không được vua Gia Long cho nối ngôi.

Khôi và Diệm tham gia vào một đảng của bọn giáo gian ở miền trung có tên là ‘Đai Việt Phục Hưng Hội’ chờ thời cơ nếu được Nhật chiếu cố thì làm lực lượng ủng hộ Diệm ra làm thủ tướng cho Cường Để. Ban đầu Cường Để mời cụ Hùynh Thúc Kháng tham gia, nhưng cụ đã từ chối khéo và giới thiệu Diệm vì cụ biết Nhật không thật lòng giúp Việt Nam được độc lập. Năm 1944 bọn thực dân biết được ý đồ này của anh em Diệm nên phát lệnh truy nã. Rõ ràng là dòng họ này luôn sẳn lòng làm tay sai cho ngọai bang miễn chủ mình là Ca-tô cho vừa lòng Vatican

Khi hay tin Khôi và Diệm bị thực dân ở Huế tìm bắt vì tội cấu kết với Nhật, giám mục Thục từ “tòa truyền giáo Vĩnh Long” liền gởi một lá thư thắm thiết bằng tiếng Pháp lên Tòan quyền Jean Decoux, tỏ bày tất cả lòng nô bộc cho Tây của cả gia tộc, hầu mong thực dân thương xót mà rút lại lệnh. Trong lá thư đề ngày 21 tháng 8, 1944 Thục đã viết:

“Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].....

Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến. (Ghi chú: Có thể Thục nhầm Phan Rang với Phan Thiết).

....

Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.”

May có lãnh sự Nhật tai Huế ra tay cứu, cho Diệm giả dạng lính Nhật và đưa vào Sàigòn sống dưới sự che chở của quân đội Nhật hòang.

Nhưng như ta đã biết khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945 thì vẫn duy trì Bảo Đại và dùng Trần Trọng Kim làm thủ tướng chứ không phải Diệm, và còn cấm Cường Để trở lại Việt Nam. Chính vì điểm này mà Bảo Đại không bao giờ tin tưởng sự trung thành của Diệm.

Vì cần đồng minh chống Nhật ở Đông Nam Á nên Mỹ đã tăng viện và gởi OSS cố vấn cho Việt Minh. Khi Nhật đầu hàng đồng minh tháng 8, 1945, Việt Minh khôn khéo cướp chánh quyền và tuyên bố nước Việt Nam độc lập và thành lập chính phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới dự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Diệm bị bắt giam ở tây nguyên (Tuyên Quang ?) rồi dưới áp lực của Pháp và Vatican, Diệm được đưa về Hà Nội đầu năm 1946 và trốn vào Sàigòn.

Theo hiệp ước Potsdam sau đó thì quân đội Anh dưới quyền của tướng Douglas D. Gracey mang sư đòan Ấn vào giải giới quân Nhật dưới vĩ tuyến 16. Nhưng quân Anh lại tráo trở ngầm giúp Pháp trở lại Đông Dương và tấn công trụ sở của đại diện chính phủ lâm thời ở Sàigòn. Trong khỏang hai năm sau, Diệm tìm cách hớp tác với Nguyễn Tôn Hòan, một giáo dân trong Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhưng bất thành; rồi được tập đòan VTC-TDTP tìm cách đưa ra ngọai quốc chờ thời.

d) Các người con khác là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện: mãi đến sau 1954 mới làm mưa làm gió trên chính trường miền Nam.

Bọn giáo gian thường chống chế cho việc tập đòan VTC-TDTP xâm chiếm Việt Nam rằng chúng đã mang nền văn minh Ki-tô khai hóa cho dân tộc, một dân tộc đã có 4 ngàn năm văn hiến. Có trớ trêu không? Thống kế năm 1939, nghĩa là gần 80 năm kể từ lúc Pháp chiếm và đặt ách đô hộ lên lục tỉnh Nam kỳ, có đến 80% dân chúng Việt vẫn còn bị thất học, không biết chữ. Và trong dân số khỏang 40 triệu, chỉ có 7 ngàn địa chủ (nghĩa là 1,7 phần 10 ngàn), mà đa số là giáo gian tay sai tay cầm súng tay cầm thánh giá.

(Còn Nữa)

Phần Bốn. Việt Nam Từ 1945 Đến 1975.

Phần Năm: Việt Nam từ 1975 đến nay.

Thiên Lôi

Tháng 11, 2007.

nguồn: http://giaodiemonline.com