●   Bản rời    

Vatican và "mùa gặt các linh hồn” (Nguyễn Trí Cảm)

Vatican và "mùa gặt các linh hồn”

Nguyễn Trí Cảm

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam09.php

29 tháng 3, 2009

 

Các nhà sinh vật biển cho biết loài cá mập rất kiên định với mục tiêu đã chọn. Khi đã chọn một nạn nhân để tấn công, cá mập sẽ theo đuổi đến cùng mà không hề quan tâm đến những nhóm cứu hộ đến ứng cứu gần đó cho đến khi, hoặc đã đạt được mục đích hoặc bị bắn hạ. Hành vi của con người có khi cũng không khác với hành vi của cá mập là mấy, và đôi khi còn tàn bạo hơn.

Tháng 2 năm 2009, phái đoàn ngoại giao của Vatican thực hiện chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ 18 . Vatican luôn kiên định theo đuổi mục tiêu thiết lập bang giao với Việt Nam để thực hiện Tông huấn Giáo hội tại Châu Á năm 2000 của cố Giáo hoàng  John  Paul II :

Khi chiêm ngắm đại lục nơi Ðức Giêsu đã sinh ra và sống cuộc đời tại thế, nơi Giáo hội công giáo chỉ là một thiểu số nhỏ bé, và dù là nơi Giáo hội chịu nhiều bách hại, bị coi là xa lạ, ngoại lai, nhưng Ðức thánh Cha vẫn nhìn thấy Á châu là một chân trời mới đầy hứa hẹn cho một "mùa gặt các linh hồn mà tôi thấy đã chín mùi và phong phú" cho sứ vụ của Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba (s. 9).”

Đọc qua những phát biểu của ông giáo hoàng mới hay giáo hội chỉ thấy “cái rác trong mắt người mà không thấy cái xà trong mắt mình”! Ông cho là giáo hội bị bách hại nhưng ông không thấy giáo hội từng tổ chức những tòa án dị giáo để giết, thiêu sống những người không có cùng niềm tin Thiên chúa, tiến hành những cuộc giết chóc đẫm máu được mệnh danh là thánh chiến thời Trung cổ. Riêng ở Việt Nam, ông không biết các giáo sĩ, con chiên làm mật thám chỉ điểm cho người Pháp để giết hại những người Việt yêu nước hay giết chóc, cướp phá những làng mạc của người bên lương (thiện), tàn phá các đình chùa, miếu mạo là những vật thể biểu tượng cho nguồn mạch tâm linh của người Việt để xây dựng các nhà thờ, chủng viện. Những người này bị nhà nước phong kiến xưa kia xử tội chết vì phản quốc thì giáo hội lại phong “thánh” cho họ! Ông cho giáo hội bị coi là xa lạ vì ông cho rằng giáo hội chỉ đi “khai sáng” các dân tộc nhược tiểu, kém văn minh, và  làm như không biết nền văn minh du mục của Thiên chúa giáo cơ bản là có quá nhiều khác biệt, thậm chí là đi ngược lại với nền văn hóa, phong tục tập quán  truyền thống của các dân tộc Đông phương có nền văn minh lúa nước, nên nó bị xem là xa lạ, “ngoại lai” là sự đương nhiên. Nhưng cái đại lục Châu Á này quá lớn, có hơn 4 tỷ linh hồn cần phải cứu rỗi, hấp dẫn và đầy hứa hẹn, xứng đáng để quên đi cái sự “bách hại” và bị xem là “xa lạ”, và quan trọng hơn cả là tất cả rủi ro luôn nằm ở phía những con chiên ngu ngơ bản địa chứ không phải những vị ngồi bình an “hưởng phước” trong tòa thánh nguy nga tráng lệ ở mãi tận trời tây!.

Lục địa Châu Á, thông qua “cửa ngõ” Đông Dương, Việt Nam là một lựa chọn có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện “mùa gặt các linh hồn” ở châu lục này. Sự mong muốn sớm thiết lập được bang giao với Việt Nam và với các nước Châu Á khác là yêu cầu rất “chiến lược” cho Giáo hội La mã, vì cái nôi Thiên Chúa ở Châu Âu, Hoa kỳ đã xuất hiện các dấu hiệu của thời kỳ suy thoái theo qui luật đào thải tự nhiên. Thiên Chúa giáo cũng giống như mọi tổ chức thế tục khác, không có yếu tố siêu nhiên nào ở đây cả, và cũng chịu qui luật “sinh diệt” như bất cứ hiện tượng khác.. Nhiều tôn giáo cổ xưa cũng đã từng biến mất. Nhân loại có thể không hiểu biết hết bản chất thật của đạo Thiên Chúa trong một trăm năm, một ngàn năm hay một vạn năm nhưng con người không thể không biết mãi mãi được. Vấn đề còn lại là thời gian.

  • Việt Nam có số lượng con chiên nhiều thứ nhì Châu Á sau Philippines, sự trung thành của con chiên Việt Nam với giáo hội mẹ đến mức độ gần như tuyệt đối, được chứng minh qua việc Vatican “phong thánh” cho 117 người “tử vì đạo”, không kể hàng ngàn con chiên vô danh “tử vì đạo” khác mà hầu hết là người Việt. Những cái “chết” mà hầu như những ai không bị các nghi thức tôn giáo điều kiện hóa nhận thức, như các phép bí tích của đạo Thiên chúa chẳng hạn, thì chẳng biết những cái chết này thực sự có ý nghĩa gì với sự độc lập, tự do của dân tộc, mà còn trái lại.
  • Việt Nam đang còn có những khu vực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi trong việc truyền đạo như dân trí thấp, nghèo nàn lạc hậu, địa bàn dàn trải khó kiểm soát, một số cán bộ nhà nước thoái hóa phẩm chất, đặt biệt là khu vực Tây Nguyên và các vùng rừng núi phía Bắc, một địa chính trị và kinh tế quan trọng bậc nhất Việt Nam và cả Đông Dương.
  • Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế do nhu cầu phát triển kinh tế cũng như mối tương quan địa chính trị.
  • Không phải chính quyền VN không ý thức được việc thiết lập bang giao với Vatican là “sự đánh đu với tinh”,  vì nếu Vatican là một nước như một quốc gia bình thường khác, thậm chí là một “cựu thù” trực diện trong chiến tranh chẳng hạn, thì Việt Nam vẫn sẵn sàng gác lại quá khứ để thiết lập bang giao đã từ lâu như những nước đã từng là chư hầu của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Việc thành lập nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican về quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia vừa rồi chỉ là một hình thức khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Còn khi nào tiến đến việc bang giao chính thức thì lại vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Về mặt hình thức, có vẻ như có những bước tiến quan trọng trong việc thiết lập bang giao nhưng cũng có thể đây chỉ là nghệ thuật ngoại giao “ầu ơ, ví dầu ” của Việt Nam, như cách thảo luận bàn tròn, bàn vuông, bàn quả trám gì đó theo cách “vừa đánh vừa đàm” trong hội nghị bốn bên ở Paris năm 1973.

    Thiết lập bang giao giữa hai nước còn là một việc không hề dễ dàng vì Việt Nam luôn luôn đặt sự ổn định đất nước làm tiền đề cho bất kỳ mối quan hệ quốc tế nào. Việt Nam còn rất nhiều chính sách cần được ưu tiên thực hiện khác trước khi nói đến chuyện bang giao.

  • Vết thương chiến tranh, sự phân hóa, chia rẽ của một bộ phận người Việt với nhau chưa lành hẳn nay sự có mặt của Vatican chỉ khơi gợi lại nỗi đau, sự hi sinh của bao nhiêu thế hệ cha ông, và vô tình hà hơi tiếp sức cho các nhóm công giáo cực đoan và các tổ chức vong bản trong và ngoài nước vì Vatican đã từng hậu thuẩn cho người Pháp và người Mỹ xâm lược Việt Nam.
  • Tây nguyên là một địa bàn chiến lược và nhiều tiềm năng kinh tế rất quan trọng. Tất cả các chiến thắng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh đều xuất phát từ các khu vực núi rừng. Một Điện Biên Phủ ở Tây Bắc 1954 và một Ban Mê Thuộc ở Tây Nguyên 1975. Nhưng sau khi chiến tranh đi qua, núi rừng bị tàn phá, đời sống của đồng bào miền núi vẫn nghèo nàn, lạc hậu, dân trí cực thấp, sự di dân tự phát phá vỡ môi trường sống của người bản địa, gây sự bất mãn và trở thành mảnh đất màu mỡ cho những nhà truyền giáo chính thức lẫn “chui” tập trung chủ yếu ở khu vực Tây nguyên, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số gây bạo loạn như sự kiện Tin Lành Dega ở Tây nguyên vào tháng 9 -2002.
  • Việt Nam nhận thức rất rõ sức mạnh làm nên mọi chiến thắng của dân tộc xuất phát từ truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do của dân tộc. Đất nước trải qua 4000 năm với quá nhiều biến cố lịch sử nhưng vẫn giữ được độc lập tự do, đã chứng minh sự minh triết của tiền nhân khi chọn lọc những tư tưởng tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau để hun đúc thành bản sắc riêng của dân tộc, trong đó tam giáo đóng vai trò quan trọng. Ngày xưa, nếu thiếu yếu tố chủ đạo này, Việt Nam đã bị đế chế phương bắc đồng hóa từ lâu qua 1000 năm Bắc thuộc hay đã trở thành một Philippines thứ hai sau gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp nhưng yếu tố cấu thành nên bản sắc này chưa thể hiện vai trò chủ đạo để tạo sức đề kháng cho toàn xã hội đối với các tác động tiêu cực khác.
  • Vì vậy, việc bang giao chỉ có thể thiết lập khi các nguy cơ làm mất ổn định xã hội đã bị loại bỏ, không còn khả năng đe dọa sự ổn định đất nước, nói cách khác là cần thời gian để kiện toàn những khiếm khuyết về an sinh xã hội. Việt Nam cần thời gian:

  • Thế hệ thứ 3 và 4 của những người Việt sống ở hải ngoại và trong nước được tiếp cận với nền giáo dục, thông tin đa chiều hơn thế hệ cha ông của họ. Cách nhìn nhận lịch sử ở góc độ càng xa các biến cố của lịch sử nên càng có cái nhìn toàn cảnh hơn là những người tham gia trực tiếp với cuộc chiến, do đó, cái nhìn tương đối khách quan hơn. Sự thật lịch sử và mối quan hệ gia đình đặt họ làm thế hệ hòa giãi, hàn gắn những xung đột và hận thù của quá khứ, đặt lợi ích của đất nước lên trên cảm xúc thân phận của từng cá nhân hay nhóm lợi ích. Cần phải nhận thức rõ là chính sách hòa giãi của bên nhà là vì tình cảm dân tộc, đồng bào chứ không phải vì thực lực của những lá cờ vàng.
  • Tổ chức và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tây nguyên và các vùng rừng núi miền Bắc. Sự nghèo nàn, tập quán lạc hậu, nền giáo dục cơ bản chưa được phổ cập thì địa bàn chiến lược này luôn tiềm tàng sự bất mãn. Đây là mảnh đất gần như “trắng” về giáo dục mà các nhóm truyền giáo Vatican và Tin Lành và cả các thế lực chống phá đang nỗ lực phát huy ảnh hưởng.
  • Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc hướng đến một đời sống tâm linh lành mạnh để xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Vì thế, cần có một “quốc đạo” để khơi dậy nguồn mạch tâm linh của dân tộc. Phật giáo phải đảm trách vai trò tâm linh cho toàn xã hội, đây không phải là điều xuất phát từ cảm tính hay vì có số đông tín đồ mà vì lịch sử đã chứng minh những thịnh suy của đất nước cũng chính là những thịnh suy của đạo Phật. Hoà thượng Mãn Giác (1929-2006) với hai câu thơ: ” Mái chùa che chở hồn dân tộc / Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Khi trích dẫn hai câu thơ của thi sĩ Huyền Không này, khắc có lẽ có người nghĩ ngay là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Vậy xin trích dẫn một câu ca dao để thể hiện tính độc lập và khách quan hơn:
  • “Dù cho đế quốc trăm tay
    Quyết không chia được đất nầy làm hai

    Cho dù cạn nước Đồng Nai
    Nát Chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền
    ”.

    Phật giáo mang ý nghĩa “tương tức” với dân tộc hơn là “đồng hành”. Đồng hành thì còn có thể có lúc này lúc khác mà phải là “tương tức”, nói theo nhà Phật thì vì cái này có nên cái kia có, cái này mất cái kia mất, có “nát chùa” mới bị “mất nước” chứ không phải “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa” như lời phát biểu của Linh mục Hoàng Quỳnh xưa kia. Vì vậy, Phật giáo phải đóng vai trò hỗ trợ nhà nước trong việc ổn định xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc và Tây nguyên để hạn chế sự lôi kéo của các tổ chức lợi dụng tự do tôn giáo hoạt động chống phá, và khi Việt Nam đã mở rộng cửa thì đồng thời cũng sẽ có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác cũng vào theo, sự phân hóa trong cộng đồng tất yếu sẽ diễn ra. Phật giáo phải định hướng cho quần chúng phật tử nhận thức rõ các biểu hiện mê tín lệch lạc như bói toán, tục đốt vàng mã, cầu lộc cầu tài vốn không phải là giáo pháp của nhà Phật, cũng như loại bỏ những thứ tầm gửi trong chốn thiền môn.

    Suy cho cùng, khi bang giao chính thức được thành lập thì chính Vatican cũng đang đặt mình vào vị trí “sanh tử”, vì nếu sau khi bang giao được thiết lập mà ông “giáo hoàng cờ vàng” Benedict XVI sang thăm, “vô tình” lại choàng cờ vàng vào cổ như từng xảy ra ở Đại hội Thanh niên Công giáo Thế giới WYD 2008 ở Sydney vừa rồi, hoặc có những hành động hay lời nói (ông này thường phát biểu xúc phạm các tôn giáo khác) [*]  kích động con chiên trong nước thì phản ứng của chính quyền và nhân dân Việt nam sẽ là một điều khó có thể lường hết được hậu quả. 

    Diễn biến điển hình là Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan do Lech Walesa cầm đầu đã minh chứng điều này. Ngày 14 tháng 06 năm 1987 giáo hoàng John Paul II đã về thăm quê hương Ba Lan và biểu lộ sự ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết. Ngày 01 tháng 08 năm 1987 Hạ viện Mỹ đã thông qua ngân sách 1 triệu đô la giúp đỡ Công Đoàn Đoàn Kết. Tháng 12-1990, Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa giành chánh quyền. Chính quyền Cộng Sản Ba Lan sụp đổ.

    Nhưng tại sao Việt Nam lại tự làm khó mình bởi Vatican chỉ đang tìm cách tồn tại. Sự chuyển dịch các giá trị Thiên Chúa giáo từ phương Tây sang Châu Á là một biểu hiện của sự thoái trào từ những nước có dân trí cao và nền khoa học tiên tiến sang những nước ở thế giới thứ ba, chậm tiến, nghèo nàn và lạc hậu. Các biểu hiện “vô thần” rõ nét nhất đang dần xuất hiện: khuynh hướng theo thể chế chủ nghĩa xã hội của các nước Nam Mỹ, tư tưỏng của Karl Marx trở thành một trong những “sách bán chạy nhất” hiện nay ở Phương Tây, và cuộc thăm dò về tôn giáo tại Mỹ được Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng tại trường Đại học Trinity ở Hartford (bang Connecticut) thực hiện, công bố số liệu “Ngày càng có nhiều người Mỹ  không theo tôn giáo - ARIS 2008 “.  Việt Nam không có bổn phận hà hơi, tiếp sức cho Vatican trong việc thiết lập “bàn đạp” cho họ vào Châu Á, và cũng chẳng lợi gì khi bang giao với một quốc gia mà thế mạnh xuất khẩu chỉ là những cuốn thánh kinh và sự bất ổn xã hội.

     

    SG 30-3-09

    Nguyễn Trí Cảm

     


     [*] – Tháng  3 năm 1997 , trong một cuộc phỏng vấn, ông ta phê bình Phật Giáo là  “Con đường Tâm Linh tự thỏa dâm” (Buddhism is a sort of auto-erotic spirituality). 

    - Tháng 9 năm 2006 tại Đức, Giáo hoàng Benedict XVI trích dẫn câu nói của hoàng đế Manual II   Paleologos của đế quốc Byzantine (Thổ Nhĩ Kỳ cũ) vào thế kỷ 14 rằng nhà tiên tri Muhammad chỉ mang lại cho thế giới điều "tội lỗi và tàn bạo" gây ra sự giận dữ của cả thế giới Hồi giáo.