●   Bản rời    

Bài nói chuyện kỳ 7: Phương Pháp Sử Là Thế Nào? Thế Nào Là Viết Sử Trung Thực?

Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 7:

Phương Pháp Sử Là Thế Nào? Thế Nào Là Viết Sử Trung Thực?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ82.php

11-Aug-2017

LTS: Trong mấy chục năm gần đây có nhiều tác phẩm lịch sử của những người được đào tạo trong ngành sử đều cho rằng mình viết theo phương pháp sử. Nhưng tại sao có những luồng ý kiến trái ngược về sử nước nhà, nhất là trong sử cận đại từ thời 1945 cho đến nay? Phe này cho rằng phe kia là che giấu sự thật nên có nhận định khác nhau về một số sự kiện lịch sử, như cuộc chiến tranh chống ngoại xâm giành độc lập của Việt Nam chẳng hạn. Vậy đâu là tiêu chuẩn để đánh giá sự trung thực của một tác phẩm lịch sử? (SH)

Đây là bài nói chuyện trực tuyến lần thứ bảy trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us, ngày 12 tháng 8, 2017.

Phương Pháp Sử Là Thế Nào? Thế Nào Là Viết Sử Trung Thực?

DÀN BÀI

I. Định Nghĩa.

II. Làm sao để viết trung thực?

II.A. Tóm lược ta có thể nhắc đến ba điểm:

1. Càng nhiều sự kiện càng tốt.

2. Phải biết gắn kết sự kiện cho hợp lý.

3. Các khía cạnh của quan niệm trung thực: Sự kiện/ ý kiến, Mục đích, Thế đứng,  Lý tưởng,

II.B. Khai triển: 

II.B.1. Nguyên tắc khi viết một đề tài nói về lịch sử:  Tài liệu – Người viết

II.B.2. Quan niệm về chính thống hay chính nghĩa

a.-/ Nhiều người không hiểu rõ chính nghĩa là thế nào..

b.-/ Khi đất nước đã hay đang nằm dưới ách thống trị quân thù xâm lược,

c.-/ Những trường hợp "phi chính nghĩa."

III. Những sai lầm của một số tác giả.

A. Tổng quát những thói quen tiêu cực

B. Vài trường hợp cụ thể

B.1 Trường hợp 1: Tác giả có chủ tâm bóp méo hay xuyên tạc:

B.2. Trường hợp 2: Thiếu kiến thức về lịch sử.

IV. Kết luận.

 


VÀO BÀI

I. Định Nghĩa.

“Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).

Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là, thông qua các nguồn tư liệu, để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ, các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.

Ví dụ như khi nghiên cứu về phong trào Cần Vương, bằng phương pháp pháp lịch sử, nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể để mô tả quá trình hình thành mâu thuẫn, chuẩn bị lực lượng, bùng nổ và đến lúc thất bại hoàn toàn, với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, gồm cả những sự kiện tất nhiên lẫn ngẫu nhiên, theo đúng thứ tự thời gian như nó đã từng diễn ra.” [Phương Pháp Lịch Sử Và Phương Pháp Logic” của báo điện  tử  “Ban Nghiên Cứu Khoa Học Và Sinh Viên”, Tháng 3/2015, nguồn: http://sotaynghiencuusinhvien.blogspot.com/2015/03/phuong-phap-lich-su-va-phuong-phap-logic.html]

Người ta cũng nói đến phương pháp sử học bây giờ là "multi-archival" (sử dụng nhiều văn khố quốc gia) và "comparative studies" (đối chiếu học). Chúng tôi nghĩ rằng, ngoài việc phải thận trọng tham khảo càng nhiều tài liệu khả tín càng tốt để bảo đảm sự trung thực cho những luận cứ, nhận xét và kết luận của các đề tài trình bày trong sách, lý luận phải thuận lý và vững chắc, mỗi luận cứ đều phải có phần trưng dẫn tài liệu khả tín để tăng cường khả năng thuyết phục. Ngoài ra, người viết sử còn phải dấn thân và hòa mình vào đại khối nhân dân bị trị để tìm hiểu những nguyện vọng và nỗi thống khổ của họ. Có như vậy thì mới có thể nói lên được sự trung thực về đời sống của nhân dân và thực trạng xã hội ở trong tác phẩm của mình.

Sử gia Ruth Pelzda viết:

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình." Nguyên văn: “People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story." Ruth Pelz, Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987), p 128.

II. Viết sử trung thực là làm sao?

II. A. Nói ngắn gọn ta có thể nhắc đến ba điểm:

1. Càng nhiều sự kiện càng tốt. Khi ráp nhiều mảnh sự kiện như tranh puzzles thì bức tranh càng rõ hơn.

- Thí dụ 1: Muốn đánh giá thời Bảo Đại, phải nói đến vai trò bù nhìn của ông đối với Pháp, và Nhật, sự mất chính nghĩa của triều đại nhà Nguyễn khi đã cúi đầu nhận hết các điều kiện của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ký vào các Hiệp Ước để nhường hết các tỉnh Nam phần, cuối cùng nhận sự đô hộ của Pháp, và đóng vai bù nhìn. Và cũng phải nhắc đến công lao của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta trong gần một thế kỷ (1858-1945) và sau cùng là Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử.

-Thí dụ 2: Muốn nói về Ngô Đình Diệm phải nói đến sự thiếu chính nghĩa khi ông được Mỹ đem về đặt vào ghế Tổng Thống, và những việc làm bất chính của ông trong kế hoạch Ca-tô giáo hóa miền Nam bằng bạo lực.

2. Phải biết sắp xếp, gắn kết sự kiện cho ăn khớp. Nghĩa là có dữ kiện nhưng có nhiều người không biết ráp nối cho thành bức tranh đúng nghĩa, hoặc xài không đúng chỗ, vì có mục đích nào đó. Thí dụ ông Trần Gia Phụng có thể vì né tránh sự chống đối của thành phần con chiên đông đảo ở hải ngoại, thiếu can đảm, nên đã tuyên bố rằng những việc làm sai trái của Ngô Đình Diệm không có liên hệ gì với Giáo Hội La Mã. Ông Trần Gia Phụng không nhìn thấy những sự can thiệp của Giáo Hội La Mã vào công việc trị quốc như trong lãnh vực giáo dục, sự pha trộn thần quyền vào thế quyền. Quyền lực của các ông linh mục rất to lớn đối với quân đội, vân vân,...

3. Các khía cạnh của quan niệm trung thực:

- Sự kiện và ý kiến. Phân biệt giữa sự kiện 19/8 và 2/9 và ý kiến của Phạm Cao Dương.

- Méo mó vì mục đích: Quan niệm "trung thực" bị méo mó nếu đặt trong mục đích của người viết sử. Thí dụ tôi từng nghe có người ở hải ngoại này đã dõng dạc tuyên bố: "Tôi sẽ cho con tôi đi học sử để nó viết bài bênh vực VNCH!". Nếu một người hiểu rằng viết sử mà có mục đích bênh vực cho ai thì đã có sự thiếu trung thực ngay từ khởi đầu rồi. Những người muốn bênh vực cho VNCH thì chỉ chọn vài hình ảnh tốt như săn sóc thương binh, hay bồng bế trẻ con,.. nhưng che giấu hoặc bỏ qua các hình ảnh tra tấn VC ghê rợn và tàn ác, đốt nhà, đổ gạo người ta xuống đất, hoặc ăn chơi, gái gú,..

- Thế đứng: Quan niệm "phải và trái" hay "thuận lý" cũng có những quan điểm khác nhau tùy thế đứng của người phán xét. Vụ xây bức tường biên giới giữa Mexico và Hoa kỳ do chính TT. Trump đề xướng và đòi Mễ Tây Cơ chung góp chi phí. Nếu đứng ở Mexico, người ta sẽ nói: Ồ, đó là ý của ông Trump thôi, chúng tôi đâu cần làm tường, cho nên chả phải chia chác gì cả. Nhưng nếu là người Mỹ, có thể có người đồng ý với TT. Trump, nhưng cũng có thể có người đặt ra câu hỏi: Xây tường có phải là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề nhập cư lậu hay không?

Vụ tác hại của chất độc Da Cam. Là người VN ai cũng phải đau xót vì tác hại của nó, nhưng ông Mai Thanh truyết thì cố gắng chứng minh chất độc đó không có hại. Việc này chúng tôi đã có nói sơ qua trong một bài phản biện khác.

Vụ Giáo Hoàng Pius XII vận động và ủng hộ biện pháp bom nguyên tử để giải vây quân đội liên minh Pháp-Vatican của họ ở Điện Biên Phủ. Là người có con tim nhân đạo và nhất là người Việt Nam ai cũng sẽ phản đối đến cùng. Nhưng dân theo Công Giáo thì lờ đi, nghĩa là ngầm ủng hộ Giáo Hoàng Pius XII.

- Lý tưởng, nhu cầu cấp bách của thời đại, ưu tiên. Thí dụ, ông Phạm Cao Dương nói "chiến tranh giành độc lập 1945" là tốn phí không cần thiết. Vì ông Phạm không đồng hành cùng dân tộc, không thấy nhu cầu đòi giải phóng khỏi sự nô lệ của ngoại bang, và bằng lòng "chấp nhận sự đô hộ của Pháp và Mỹ" nên đặt ra vấn đề "tốn phí". Nhưng còn bao nhiêu người cùng thời đại với Cụ Hồ và Đảng Cộng Sản đều khao khát "độc lập và thống nhất đất nước", nên họ đã đặt ra quyết tâm theo đuổi lý tưởng cho đến cùng cho tới khi thành công và chấp nhận phải hy sinh, đấu tranh gian khổ để đạt mục đích đó.

II. B. Khai triển.

II.B.1. Tài liệu và người viết: Nguyên tắc khi viết một đề tài nói về lịch sử, thì những dữ kiện được nêu lên phải là những tài liệu khả tín, những luận cứ cũng như kết luận phải được trình bày sao cho có khả năng thuyết phục hay nghe ra thuận lý, nghĩa là phải rõ ràng, không được mâu thuẫn, ý nghĩa câu sau ngược với mệnh đề hay câu văn trước.

Phải trình bày đầy đủ các yếu tố theo trình tự “(1) quá trình ra đời, (2) phát triển, và (3) tiêu vong như đã nói trong phần định nghĩa ở trên.

Đồng thời, người viết phải can đảm, có lương tâm, và có kiến thức để:

“phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng.”

Ngoài ra, định nghĩa trên cũng liên quan đến vấn đề chính danh hay chính nghĩa. Viết lịch sử nói về một đề tài của một cuộc chiến do một dân tộc thuộc địa phát động với mục đích đánh đuổi một đế quốc thực dân xâm lược chúng ta không thể không nói đến chính danh hay chính nghĩa.

Chúng tôi đã trình bày đầy đủ về đề tài Chính Nghĩa trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, nơi Chương 32 tựa đề “Quan Niệm Về Chính Thống Hay Chính Nghĩa Của Người Lên Cầm Quyền” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH32.php).

II.B.2. Quan niệm về chính thống hay chính nghĩa của một chế độ hay cá nhân người cầm quyền trị quốc đã trở thành truyền thống của dân tộc.

a.-/ Nhiều người viết sử không hiểu rõ chính nghĩa, chính danh, là thế nào. Thí dụ ông Tiến Sĩ Luật Lưu Nguyên Đạt trong câu:

“Trước hết, xin định nghĩa rõ rệt lại: một chính quyền chính thức [governement légal], có chính danh [légalité] là một chính quyền hợp lệ, hợp pháp, xuất xứ từ một truyền thống hay một trạng thái chuyển nhượng pháp định”  mà không  biết rằng:

Cách Mạng Pháp 1789 lật đổ chính quyền đạo phiệt Ca-tô của Vua Louis XVI và cuộc chiến Cách Mạng Hoa Kỳ 1776-1783, đánh đuổi quân xâm lước Anh để giành lại chủ quyền độc là cho nhân dân 13 thuộc đia Anh ở Bắc Mỹ đều không ở vào “trạng thái chuyển nhượng pháp định”. Như vậy là các chính quyền cách mạng này đều “không có chính danh, không hợp pháp” và “vị phạm luật pháp một cách trầm trọng” hay sao?

Bài phản biện của chúng tôi có nhan đề là “Vài Điểm Sai Lầm Trong Bài Viết: “CSVN Có Phải Là Một Chinh Quyền Chính Thức, Có Chính Danh Hay Không?” của LS Lưu Nguyễn Đạt” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ54_VTh.php).

b.-/ Nếu đất nước đã hay đang nằm dưới ách thống trị quân thù xâm lược, thì bất kỳ cá nhân hay thế lực nào trong nhân dân có khả năng chiêu binh mãi mã, huy động nhân dân cùng lăn xả vào đại cuộc đánh đuổi quân thù ra khỏi giang sơn. KHI THÀNH CÔNG, cá nhân hay thế lực đó sẽ có chính nghĩa lên nắm quyền cai trị đất nước. Đây là các trường hợp của Vua Ngô Quyền vào năm 939, của Vua Lê Lợi vào năm 1427, của Vua Quang Trung vào năm 1789, của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Việt Minh vào năm 1954.

Đó là quy luật lịch sử. Thiết tưởng bất kỳ người dân nào đã học qua bậc tiểu học cùng đều biết như vậy. Dựa vào quy luật lịch sử này, Giáo sư Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:

Tình hình chính trị Việt Nam vào thời điểm 1945-1946 cho thấy rằng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã giành được chính nghĩa chống Pháp và lôi cuốn được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng.” Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1975 ( Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr. 206.

“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chính nghĩa chống Pháp đã được dồn hết sang phía chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.” Lê Xuân Khoa, Sđd. Tr. 210.

Cũng chính vì quy luật lịch sử này mà ông Hoàng Văn Đào cũng đưa ra nhận xét tương tự:

“Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!” Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản…” Hoàng Văn Ðào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Saigon: TXB, 1970), tr 255-256.

c.-/ Những trường hợp "phi chính nghĩa."

Khi một cá nhân hay một thế lực nào lên cầm quyền cai trị nhân dân mà lạm dụng quyền hành để làm rất nhiều điều bất chính và thất nhân tâm khác nữa thì sẽ bị nhân dân coi như bạo quyền, một băng đảng ăn cướp. Dù cho người lãnh đạo mang tước hiệu là “vua” hay “tổng thống” thì cũng chỉ là một tên quốc tặc. Đây là tình trạng của chính quyền Bảo Đại trong những năm 1948-1955 và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975.


Có lẽ cùng vì thế mà người dân Việt Nam ta có thành ngữ “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Trong cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia, nhà viết sử Alfred W. MacCoy gọi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm là “Triều đại Diệm và băng đảng ăn cướp Ngô Đình Nhu” (Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits). Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin Southeast Asia (New York: Harper & Row, Publisher, 1972), tr.159.

Và cũng vì thế mà sử gia Nigel Cawthorne mới quy kết ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm của miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963 là “một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.” Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturs, 2004), p 167-168.

Gặp trường hợp như vậy, bất kỳ người dân nào cũng có quyền đứng lên phất cở khởi nghĩa kêu gọi nhân dân cùng nhau góp sức “diệt trừ quốc tặc, đạp đổ bạo quyền”. Quân dân miền Nam đã vùng lên đạp đổ cái chế độ tham tàn khốn nạn này vào ngày 1/11/1963. Đến đây, thiết tưởng cũng nên nhớ lại lời Nho giáo đã dạy rằng:

Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn, người tàn tặc gọi là đứa không ra gì. Ta nghe giết đứa Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua vậy.” Trần Trọng Kim, Sđd., tr. 248.

Do đó, chúng ta có thể nói quân dân miền Nam đã đập chết thằng quốc tặc phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, chứ không phải đập chết ông TT Ngô Đình Diệm.

Trường hợp nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn đã mất hết chính nghĩa nắm quyền lãnh đạo cai trị nhân dân khi:

Chấp nhận ký Hiệp Định Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Vatican, nhà Nguyễn đã tỏ ra bất lực, không còn đủ khả năng để bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân để lại. Lãnh thổ đất nước là di sản của tiền nhân để lại cho cả dân tộc và là của chung của dân tộc. Nếu người lãnh đạo quốc dân bất lực không làm tròn sứ mạng bảo toàn lãnh thổ của đất nước, thì không còn xứng đáng tiếp tục ở lại ngôi vị lãnh đạo quốc dân nữa. Người biết tự trọng phải biết tự động rút lui hay thoái vị nhường chỗ cho người khác có đủ tài đức lên thay thế để đảm đương việc nước. Nếu không tự động thoái lui, thì nhân dân sẽ vùng lên đạp đổ và đưa người có khả năng thế vào đó. Nói cho rõ, kể từ thời điểm này (1862) nhà Nguyễn đã mất chính nghĩa để ngồi lại ngôi vị lãnh đạo quốc gia quản lý nhân dân Việt Nam, nghĩa là nhà Nguyễn không còn có tư cách gì là đại diện của đất nước và nhân dân Việt Nam để làm bất cứ một việc gì.

Cũng nên biết là tất cả các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ từ đầu thập niên 1860 cho đến ngày Liên Minh Thánh Pháp – Vatican tan vỡ vào tháng 7 năm 1954 đều là những phong trào nhân dân tự phát, khởi đầu chỉ có mục đích duy nhất chống lại Liên Minh Thánh xâm lăng Pháp – Vatican để bảo vệ quê hương. Sau khi ký Thỏa Hiệp Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, triều đình Huế càng tỏ ra càng bất lực, không chu toàn được nghĩa vụ chống giặc xâm lăng để bảo lãnh thổ quốc gia, cho nên, cuộc chiến này lại phải có thêm nhiệm vụ chống luôn cả triều đình nhà Nguyễn nữa. Như vậy là kể từ năm 1862 trở về sau, các lực lượng nghĩa quân của nhân dân ta cũng một lúc phải chống cả quân cướp ngoại thù là (1) Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, và quân giặc nội thù là (2) Triều đình Huế, và (3) các đạo quân thập tự Việt Nam mà căn cứ là các làng đạo hay xóm đạo ở rải rác khắp nơi trên toàn thể lãnh thổ đất nước.

Đến đây, chúng ta thấy rõ cái quy luật lịch sử “bất chính tất nhiên sẽ sinh ra hàng ngàn bất chính khác…” áp dụng cho trường hợp ông Ngô Đình Diệm và chế độ đạo phiệt Da-tô của ông ta không sai một li nào.

III. Những sai lầm của một số tác giả.

III.A. Tổng quát những thói quen tiêu cực: Theo kinh nghiệm biên soạn những bài phản biện 18 tác giả mà tôi nêu đích danh trong bài viết “Những Bài Phản Biện Không Thể Phủ Bác” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ69.php) thì những sai lầm của họ có những điểm chung như sau.

a- Tấn công cá nhân. Đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng v..v.. nhằm “ám sát tư cách cá nhân” (character assassination), bằng những từ tục tĩu, hạ cấp v..v..

Thí dụ về hành động của những kẻ hạ cấp "Đó là việc đem địa chỉ số nhà và số điện thoại của những người mà họ không ưa, kết vào nhau, bêu rếu từ chuyện sống, chuyện chết, và hô hào tung ra diễn đàn hàm ý kêu gọi những tay du côn "hành sự" theo danh sách có sẵn. " (link)

Không phải chỉ có kẻ hạ cấp mới phạm lỗi này. Người có học vị cũng không ngoại lệ. Thí dụ tác giả Phạm Cao Dương chỉ trích ông Võ Nguyên Giáp về cách ăn mặc, nói "chưa có một nghề chuyên môn và một việc làm nhất định. Việc dạy ở trường Thăng Long của ông chỉ là tạm thời và bán thời gian. Ông đã phải nương nhờ rất nhiều vào Đặng Thái Mai, kể cả ở nhà ông này để sống qua ngày. Phải chăng vì vậy nhiều người đã dùng thành ngữ “cầu bơ, cầu bất” để nói về ông lúc đó."... mà chúng tôi có phản biện trong bài "Đánh Lận Danh Nhân" đề cập dưới đây.

b- Vu khống “gắp lửa bỏ tay người” - Thí dụ: quần đảo Hoàng Sa đã bị mất vào tay Trung Quốc từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng có một số người ngày ngày tuyên truyền là Đảng CS Việt Nam bán nước, bán đảo,... trong lúc Đảng CS Việt Nam là thành phần bảo vệ đất nước và chống ngoại xâm. Tất cả thế giới đều biết nhưng chỉ có một số người điên cuồng này giả vờ không biết. Hành động và tư cách của họ đáng bị gọi Việt gian nhưng họ lại cố gắng phát tán từ "Việt gian Cộng Sản" ra mỗi ngày để tạo hiệu ứng Tăng Sâm Giết Người, hay mưa dầm thấm lâu.

c- Dựa trên danh xưng mà không xét thực tế. Thí dụ Ông Mai Thanh Truyết dựa vào một lời tuyên hứa từ một Đại Hội nghị giáo dục toàn quốc (dưới vĩ tuyến 17) năm 1958, chấp nhận 3 nguyên tắc "phải nhân bản - phải dân tộc - phải khai phóng" rồi ông đi đến tuyên bố "thành quả" giáo dục miền Nam là nhân bản - dân tộc - khai phóng! (xem bài phản hồi ở http://sachhiem.net/NMQ/NMQ48.php#n3).

Thí dụ họ nói rằng ông Diệm là người yêu nước, Việt Nam là chế độ dân chủ đầu tiên chỉ là danh xưng chứ không phải là bản chất hay thực trạng. Nếu chỉ nói về danh xưng thì chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn có trước chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam cả hơn mười năm.

d- Nói trổng, võ đoán mà không có dẫn chứng cụ thể. Thí dụ trong một loạt thư đối thoại gay gắt trên các diễn đàn điện tử năm 2010 (link) ông Chu Tất Tiến vu khống cho linh mục Trần Tam Tĩnh như sau: "Còn tên linh mục Trần Tam Tỉnh là một tên linh mục bệnh hoạn tình dục, theo Cộng Sản, nên đã bị lột áo từ khuya. Sau khi bị lột áo, viết tùm lum cho hả nỗi nhục bị tống xuất ra khỏi đạo." Theo chúng tôi được biết, linh mục Trần Tam Tĩnh lúc ấy hiện vẫn còn đang dạy học ở Canada. Ông Chu cũng từng viết khơi khơi để lên án hai tác giả Trần Chung Ngọc và cá nhân tôi như sau: “Trong các "tài liệu" mà hai tên Tay sai rẻ tiền, hạng bét này không có theo nguyên tắc đó, chứng tỏ chúng học không tới đâu, hoặc bị đuổi học giữa chừng” . Thật là dối trá hết sức trắng trợn.

e- Không phân biệt nguyên nhân và hậu quả. Thí dụ: Ông Hoàng Ngọc Thành viết: “Chính phủ Ngô Đình Diệm giành lại chính quyền từ trong tay người Pháp.” Xem tóm tắt những phản biện trong đoạn sau.

f- Giấu nhẹm “quá trình ra đời” của một tổ chức. Cũng nên biết rằng, từ năm 1948 đến ngày nay, các tác giả thuộc phe cờ vàng ba sọc đỏ đều có chủ tâm không nói đến, hay cố tình (1) giấu nhẹm “quá trình ra đời” (hay bối cảnh lịch sử) sự cố đưa đến việc ông Bảo Đại lên thành lập chính quyền mà họ gọi là “chính quyền quốc gia”, và giấu nhẹm sự cố Ngô Đình Diệm được ông Bảo Đại ký sắc lệnh 38QT bổ nhậm làm thủ tướng với toàn quyền quyết định về dân sự lẫn quân sự vào ngày 19/6/1954.

g- Ngoài ra, các tác giả đã bóp méo hay xuyên tạc các dữ kiện lịch sử để thực hiện một hay nhiều mục đích sau đây:

- bào chữa và chạy tội cho Giáo Hội La Mã về những việc sai lầm hay tội ác chống nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, cũng như chống lại dân tộc Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 17 cho đến nay.

- bào chữa và chạy tội hay tôn vinh các cá nhân và tập thể những người làm tay sai cho các liên minh giặc. như ông Bảo Đại, cá nhân Ngô Đình Diệm, và các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975,

- đồng thời, triệt hạ uy tín của các cá nhân và thế lực mà tác giả không ưa hay thù ghét.

(xin đọc chứng minh ở phần B.1 sau đây)

III.B. Vài trường hợp cụ thể mà chúng tôi tìm thấy trong thời gian ở hải ngoại.

III.B.1 Trường hợp 1: Tác giả có chủ tâm bóp méo hay xuyên tạc hoặc diễn dịch sai lạc những sự kiện lịch sử như kể trong mục A.g ở trên. Đây là trường hợp:

III.B.1.a.-)  Những sai lầm trong cuốn “Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng S.ản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA: Nghĩa Phú, 2009), Giáo-sư TS sử học Hoàng Ngọc Thành. Bài viết này đã được chúng tôi phản biện trong “Một Số Điều Gian Dối Trong Cuốn Công Và Tội Của CT Hồ Chí Minh Và ĐCSVN 1945-2006 của tác giả Hoàng Ngọc Thành.” (http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQmain.php) đăng ngày 16 tháng 4, 2011. Tóm tắt như sau:

A- Một Số Tội Ác Vatican Bị Giấu Kín

- 1. Đổ lỗi cho triều đình nhà Nguyễn đã không thu nhận đề nghị của Nguyễn Trường Tộ.
- 2. Không nói tới cái bản chất dã man của các toán linh đạo người Việt tiếp tay cho giặc.
- 3. Không nói gì đến vai trò chủ động và tích cực của Giáo Hội La Mã trong những hành động cưỡng chiếm cả một con số khổng lồ đất canh tác.
- 4. Không hề nói tới vai trò của Vatican cũng như tội ác của lính đạo người Pháp và lính đạo người Việt ở trong đó.
- 5. Chê bai khinh rẻ ông Bảo Đại là con người “Suốt cả đời chỉ thích săn tiền, săn gái, săn thú và cờ bạc…” , nhưng lại không có một lời nào nói về cái thế lực chủ trương đưa ông Bảo Đại lên thành lập chính quyền.
- 6. Cố tình không nói gì đến phái đoàn McNamara tới tận Dinh Gia Long hội kiến với ông Diệm để khuyên bảo (ra lệnh cho) ông ta phải từ bỏ chính sách bách hại Phật Giáo
- 7. Trách cứ Pháp đã không chú trọng đến việc đào tạo ra những người kế vị họ, nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước Việt Nam khi quyền lực của Pháp không còn tồn tại ở phần đất này nữa.

B- Nói Láo Để Chạy Tội cho Vatican và những con chiên phản quốc

1.- Tô vẽ và tôn vinh cá nhân ông Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông ta. Nơi trang 566, ông Thành cũng viết: “Chính phủ Ngô Đình Diệm giành lại chính quyền từ trong tay người Pháp”
2.- Nói láo rằng miền Nam Việt Nam là đồng minh của Hoa Kỳ, và lại sỉ vả Hoa Kỳ, bằng những ngôn từ thậm tệ.
3.- Nói láo rằng nhóm thiểu số con chiên người Việt cũng khao khát độc lập và cũng liều thân hy sinh tranh đấu để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc
4.- Làm hạ giá công nghiệp cứu nước của cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam
5.- Đổ lỗi cho Hoa Kỳ và cũng là lấp- liếm tội ác phản quốc của chính quyền miền Nam làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican
6.- Để chạy tội cho giới tu sĩ và các tín đồ người Việt phản quốc.
7.- Nói láo, lươn lẹo và cãi bựa của tác giả Hoàng Ngọc Thành để bốc thơm chính quyền Ngô Đình Diệm

Cho đến hôm nay, chúng tôi cũng vẫn chưa thấy Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành hồi âm về bài phản biện trên đây của chúng tôi. 

III.B.1.b.-) Những sai lầm do tiếp nhận sở học ở các bậc tiểu học và trung học qua chính sách ngu dân do Giáo Hội La Mã chủ trương và chủ động cho thi hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Chúng tôi đã phản biện một số những bài viết của GS Phạm Cao Dương trong (1) bài viết “Đánh Lận Danh Nhân” , (2) bài viết “Việt Nam Có Độc Lập Từ Chính Quyền Trần Trọng Kim Hay Không?” đăng ngày 18-Mar-2015, và (3) khoảng 2 bài nói chuyện trực truyến trong tháng 7 và đầu tháng 8/2017.

Tóm tắt những phản biện trong bài viết “Đánh Lận Danh Nhân” (http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ038.php đăng ngày 12-Nov-2012) như sau:

1- Viết khảo luận về Sử mà không trưng dẫn tài liệu! “rào trước đón sau” để “muốn nói sao thì nói” mà người đọc không có cách nào kiểm chứng được.
- 2. Thái độ thiên vị, và cách xưng hô bất công, ảnh hưởng văn chương trong Phép Giảng 8 Ngày của Đắc Lộ.
- 3. Kẻ tiểu nhân bàn về đời tư của cá nhân. Dùng vẻ bề ngoài, sở thích ăn mặc để đánh giá một thiên tài.
- 4. Cho rằng những tổ chức chống quân xâm lăng là "vi phạm" luật pháp! và chịu trách nhiệm về số người chết vì chiến tranh!
- 5. Lên án Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người đã "gây ra" cuộc chiên Đông Dương Lần Thứ Nhất!
- 6. Chứng minh lòng vòng để hạ giá nhạc phẩm Tiếng Gọi Thanh Niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- 7. Sẵn trớn, PCD hạ giá luôn bài quốc ca "Tiến Quân Ca" của cố nhạc sĩ Văn Cao.
- 8. Hạ giá sứ mạng người trai giết giặc làm tròn nghĩa vụ với non sông.
- 9. Chuyện đói khổ của đại đa số dân chúng, theo Việt Minh, và lý tưởng đuổi quân cướp nước có gì mâu thuẩn hay sai trái?

Tóm tắt những phản biện trong bài viết “Việt Nam Có Độc Lập Từ Chính Quyền Trần Trọng Kim Hay Không?” (http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ053.php) như sau:

I. Rượu giả, bằng cấp giả và độc lập giả -
II. Phán Đoán Lịch Sử Không Thể Dựa Vào Những Lời Tuyên Bố Chưa Thực Hiện.
III. Nhật lập chính phủ Trần Trọng Kim để rảnh tay đối phó khi bị quân đội Đồng Minh tấn công.
IV. Nhân Vật Trần Trọng Kim Và Nội Các Trần Trọng Kim
V. Nhân Vật Bảo Đại

Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy tiếng vọng hồi âm của GS Phạm Cao Dương về các bài phản biện của chúng tôi.

Ngoài ra, Giáo-sư Phạm Cao Dương còn chủ tâm giấu nhẹm những việc làm rất tiêu cực (những việc làm tội ác chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam cũng như những hành động phản đạo đức hay làm mất hết nhân cách) của tác nhân lịch sử mà tác giả có ý đồ tôn vinh. Ông viết rằng:

Trong tập sách này, tôi cũng giảm thiểu chuyện Việt gian , thân Nhật, bù nhìn của Nhật của Hoàng Đế Bảo Đại hay chính phủ Trần Trọng Kim, một chuyện đã được sách báo với các tác giả cả Việt lẫn ngoại quốc viết trước đây, nói tới quá nhiều rồi… “ Phạm Cao Dương, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới Bảo Đại – Trần Trọng Kim Và Đế Quốc Việt Nam 9/3/945 – 30/8/1945 (Hoa Kỳ: Truyền Thống Việt, 2017), tr. 34.i

Lý do họ không dám nói đến sự cố này là vì như đã nói trên (1) chính giáo triều Vatican vận động và sắp xếp với chính quyền Pháp đưa ông Bảo Đại lên thành lập chính quyền làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để chống lại chính quyền kháng chiến Việt Minh, và (2) cúng chính giáo triều Vatican chủ động đem ông Ngô Đình Diệm sang Mỹ trao cho Hông Y Francis Spellman lo lót với các chính khách có thế giá trên chính trường Hoa Kỳ làm áp lực với Pháp và ông Bảo Đại bổ nhậm ông Diệm về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.

Trong khi đó thì tất cả các nguồn tài liệu khả tín đều khẳng định:

Về ông Bảo Đại:

- Sau đêm 9/3/1945 người Nhật ra lệnh cho ông Bảo Đại tuyên bố Việt Nam Độc lập trong khối Đại Đông Á do người Nhật thành lập. (Hoàng  Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận – Cuốn 4 (Pairs: Nam Á, 2002), tr. 1946-1956)

- Giáo triều Vatican là thế lực chủ trương và chủ động dùng ông Bảo Đại làm con bài thành lập chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican trở lại tái chiếm Việt Nam từ cuối tháng 12 năm 1945:

"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." (Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.)

Rồi ra lệnh cho các viên chức cao cấp của Tòa Thanh Vatican tại Việt Nam cho phổ biến các tài liệu  với nội dung khuyên dụ các con chiên người Việt không được gia nhập Mặt Trận Việt Minh để cùng với nhân dân ta chiến đấu chống lại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, và hù dọa rút phép thông công những con chiên nào không tuân lệnh các đấng bề trên của họ. (Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lót Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội: NXB Khoa Khọc, 1965. Tr.17-33.)

Đồng thời, giáo triều Vatican còn chế ra (1) cụm từ “chính quyền Quốc Gia” để đặt tên cho cái chình quyền con rối Bào Đại này (2) cụm từ “người Việt Quốc Gia” là các áo choàng, khoác lên bọn con chiên “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và bọn Việt gian phản quốc vốn đã muối mặt làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican hoặc là trong thời 1858-1945, hoặc là từ cuối năm 1945 cho đến lúc bấy giờ, và (3) cụm từ “chính nghĩa quốc gia” với dã tâm lạc dẫn dư luận, làm cho người đời và hậu thể lầm tưởng rằng, bọn người vong bản phản quốc” của hai nhóm người Việt làm tay sai cho Liên Minh Giặc Pháp – Vatican là những người Việt quốc gia chiến đấu cho chính nghĩa quốc gia.

Về ông Ngô Đình Diệm:

Tháng 8 năm 1950, giáo triều Vatican cho người dẫn ông Ngô Đình Diệm từ Việt Nam đi  Roma trình diện Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) để được nghe lời ông giáo hoàng này dặn dò, rồi được đưa đi Hoa Kỳ trao cho Hồng Y Francis Spellman lo việc chạy chọt với các chính khách có quyền thế trên chính trường Mỹ làm áp lực với Pháp và Bảo Đại đưa về Việt Nam thành lập chính quyền làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican. Xin đọc Chương 50 có nhan đề là “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php), sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ rằng giáo triều Vatican hay Giáo Hội La Mã là thế lực chủ chốt can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng thô bạo, và cũng là thủ phạm gây nên (1) cuộc chiến 1945-1954 trong mưu đồ tái chiếm Việt Nam để phục hồi quyền lực của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ở đây, và (2) ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối, cương quyết không hiệp thương  với chính quyền miền Bắc để tổ chức tổng tuyển cử thống nhất dất nước vào tháng 7 năm 1956. Dã tâm của họ là tách rời miền Nam ra khỏi nước Việt Nam để rồi dùng bạo lực cưỡng bách nhân dân miền Nam phải theo Ki-tô giáo.

Sau đây là những bài viết của GS Phạm Cao Dương mà chúng tôi đã đọc và có phản hồi.

- Sách Trước Bão lụt Tràn Tới Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam 9/3/1945-30/8/1945 (Hoa Kỳ: Truyền Thống Việt), 2017. Cuốn này đã bàn sơ trong kỳ trước và sẽ còn bàn thêm trong mấy kỳ sau.

- “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng VC Võ Nguyễn Giáp…” đề ngày 6 tháng 7 năm 2010, phổ biến trên Đài Á Châu Tự Do ngày 8 tháng 7 năm 2010,

- “Một Vài Câu Hỏi Về Tướng Giáp” được BBCVietnamese.com từ California phổ biến ngày 14/7/2010,

- “Từ Bài Ca “Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ: Nhìn Lại Hai Bài 'Tiếng Gọi Sinh Viên' Của Lưu Hữu Phước và “Tiến Quân Ca” của Văn Cao”, phổ biến ngày 17/11//2011 trên diễn đàn Việt Thức .

- Nhân dịp đầu năm Ất Mùi - 2015, một chút lịch sử gửi tuổi trẻ Việt Nam: Lẽ Ra Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Ta Đã Có Dân Chủ - Tự Do Rồi!”

- “Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ”, công bố ngày ngày 13/9/2010,

- Những câu trả lời bài phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Xuân Nam ghi trong Youtube  (https:///nhatbaovanhoa.com/...Video Clip: htpps://www.youtube.com/watch=xmIE-qg-OKY phút 34 trở về sau. Video này đã được bàn sơ trong các kỳ nói chuyện trước.

III.B.2.- Trường hợp 2: Tác giả thiếu kiến thức về lịch sử và các vấn đề lịch sử liên hệ đến đề tài viết, nên họ lầm tưởng rằng những gì họ được học hoặc nghe, thực sự là như vậy.  Đây là trường hợp của các tác giả mà chúng tôi đã viết bài phản biện (1) Lữ giang tức nhà báo Nguyễn Cần, (2)  cựu Luật-sư Nguyễn Văn Chức, (3) Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, (4) Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn, (5) Giáo-sư Lê Xuân Khoa, (6) Tiến Sĩ Tôn Thất Thiện, (7) TS (sic) Cao Thế Dung, (8) TS Lê Quế Lâm, (9)  Nhà giáo dạy sử Trần Gia Phụng, (10) Tiến-sĩ Lưu Nguyên Đạt, (11) Tiến-sĩ Mai Thanh Truyết, (12) GS Phan Thanh Hoài, (13) GS Lê Xuân Khoa, (14) nhà văn Nguyễn Hy Vọng,  (15) nhà văn (sic) Chu Tất Tiến, (16) Nhà văn (sic) Trương Phú Thứ. (17) Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành (18) Giáo-sư Phạm Cao Dương.

Thiếu kiến thức liên hệ đến giai đoạn lịch sử trong đề tài sẽ đưa đến viết sai phương pháp sử. Thí dụ Ông Trần Gia Phụng viết:

Có một điều cần nhấn mạnh là cá nhân người nào làm thì người đó chịu trách nhiệm, đừng vì cá nhân đó theo tôn giáo này hay tôn giáo khác mà đưa vấn đề thành sự đối đầu tôn giáo rất nguy hiểm. Ví dụ tôi viết về chế độ Ngô Đình Diệm, thì chế độ Diệm có điểm tốt mà cũng có điểm không tốt. Rủi một điều là cái điểm không tốt nguy hại nhất cho chế độ Diệm chính là vụ cấm treo cờ Phật Giáo mà ai đã từng ở miền Trung, nhất là ở Huế và Đà Nẵng đều thấy và biết. Chuyện này cũng được các tác giả Ky-tô giáo viết lại, ví dụ cụ thể nhất là linh mục Cao Văn Luận. Từ cái điểm không tốt mới nẩy sinh ra đủ thứ chuyện, làm sụp đổ chế độ Diệm. Cái điểm không tốt này thuộc về trách nhiệm cá nhân hai ông Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm chứ không liên hệ gì đến Ky-tô giáo cả. Phải tách bạch rõ ràng như thế để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những chụp mũ vu vơ.”Trần Gia Phụng (phungtrangia@yahoo.com). Viết Cho Sự Thật.” Ngày 24/11/2009. Phổ biến trên các điễn đàn điện tử ngày 25/11/2009.

Viết như trên chứng tỏ ông giáo viên dạy sử này không biết gì vai trò vô cùng quan trọng của Giáo hội La Mã trong dòng lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại. Có nghĩa là ông ta không biết gì về những hành động tội ác của giáo triều Vatican đã can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng thô bạo. Trong thực tế, không phải chỉ có ông Trần Gia Phụng mà tất cả những người tiếp nhận sở học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều ở vào tình trạng dốt nát về lịch sử, yếu kém về kiến thức tổng quát, và không có ý niệm về tình tự dân tộc.

IV. Kết luận.

Nhận xét chung về 18 tác giả mà chúng tôi đã nêu đích danh trong bài viết “Những Bài Phản Biện Không Thể Phủ Bác” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ69.php) đều có cùng một số thiếu sót là đã không nắm vững cái nguyên tắc khi viết một đề tài nói về lịch sử là phải trình bày đầy đủ các yếu tố theo trình tự “(1) quá trình ra đời, (2) phát triển, và (3) tiêu vong như đã nói trong phần định nghĩa ở trên.

Họ đều giấu nhẹm những việc làm bất chính của Giáo Hội La Mã trong thời gian từ năm 1945-1975, và:

1.-/ Đều đặt nặng vấn đề chống cộng do giáo triều Vatican chủ trương qua việc công bố Thông Điệp Divini Redemptoris của Giáo Hoàng Piô XI (https://w2.vatican.va/…/hf_p-xi_enc_19370319_divini-redempt…),

2.-/ Đều cho rằng mối nguy hiểm của chủ nghĩa Cộng Sản và coi Cộng Sản là kẻ tử thù không đội trời chung.

3.-/ Đều gièm pha, miệt thị và triệt hạ uy tín của các nhà lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như những việc làm ích quốc lợi dân của họ mà cả nhân dân Việt Nam và thế giới đều công nhận.

Chiêu bài chống Cộng (do giáo triều Vatican chủ trương và chủ động) là để đánh  lạc hướng và xí xóa (1) tội ác của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã cưỡng chiếm Việt Nam là thuộc địa và (2) tội ác của liên minh giặc này đem quân sang tái chiếm để phục hồi quyền lực và quyền lợi của chúng ở Việt Nam. Vì thế mà họ rơi vào tình trạng bất chính hay phi chính nghĩa. “Danh không chính thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành (danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành.)”

Hơn thế nữa vì tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã trong đó các môn (1) Lịch Sử Thế Giới, (2) Lịch Sử Việt Nam Thời Cận và Hiện Đại, và (3)  Công Dân Giáo Dục, cho nên các nhà trí thức khoa bảng ở miền Nam mới rơi vào những tình trạng sau đây:

Thứ nhất, họ nói rất nhiều về Cộng Sản nhưng không biết gì về Cộng Sản ngoài những tuyên truyền chống Cộng như kẻ thù không đội trời chung.

Họ ca tụng những hoạt động xã hội hay từ thiện ngoại vi của Giáo Hội La Mã để che đậy những điều cực kỳ tiêu cực bên trong. Họ mở miệng ra là tôn trọng "kinh thánh" trong khi chẳng biết gì về những lời dạy bất nhân, vô luân, ác độc, đầy thù hận trong đó. Họ đòi tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền nhưng không hề biết các sắc chỉ đầy tham lam và âm mưu xâm chiếm toàn thế giới của các Giáo Hoàng.

Tất cả những vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 3 sách  Tâm Thư Gửi Nhà Nước Viêt Nam. http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13.php.

Thứ hai, vì không biết bộ mặt thật cực kỳ thâm độc và vô cùng gian ác của Giáo Hội La Mã cho nên cả bọn con chiên văn sử nô người Việt và các nhà trí thức khoa bảng mà chúng tôi đề cập trên đây mới rơi vào tình trạng lý luận thiếu căn bản, thiếu nền tảng, không chặt chẽ, và mâu thuẩn, và thiếu trung thực.

Hy vọng với sự trình bày trên đây, bạn đọc đã có một số khái niệm để đánh giá những tác phẩm lịch sử nhất là trong giai đoạn cận đại.

(1) Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr 133.

Nguyễn Mạnh Quang


Phụ Đính:

Bài nói chuyện (Kỳ 7) đăng trên youtube.com

Phương Pháp Sử Là Thế Nào? - Phần 1/2

https://www.youtube.com/watch?v=eVkDQdGOy7A&t=111s

 

Phương Pháp Sử Là Thế Nào? Phần 2/2

https://www.youtube.com/watch?v=ADjC4mjEZdk&t=13s

.