●   Bản rời    

Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 1: Trong Cuộc Chiến 1954 - 1975, Người Mỹ Có Mặt Ở Việt Nam Để Giúp Việt Nam hay Để Xâm Lăng?

Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 1:

Trong Cuộc Chiến 1954 - 1975, Người Mỹ Có Mặt Ở Việt Nam

Để Giúp Việt Nam hay Để Xâm Lăng?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ76.php

23-Jun-2017

LTS: Trong các diễn đàn thư tín hoặc trên mạng Facebook, đã có nhiều lần chúng tôi bắt gặp những luận điệu bênh vực cho cường quốc Hoa Kỳ như sau: "Mỹ đến Việt Nam có lấy đi tấc đất nào chưa?" Thậm chí những bài viết này lại ký tên là Bác sĩ nữa. Than ôi, họ ở đâu khi bom đạn, và chất độc Da Cam,... liên tục đổ trên đầu trên cổ người nông dân Việt Nam, trên những cánh đồng ruộng lúa của Việt Nam. Họ ở đâu mà không nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rền vang những lời ca thống thiết, như trong bài hát Ngày Dài Trên Quê Hương?

Đây là bài nói chuyện trực tuyến đầu tiên trên Facebook của trang nhà ngày 23 tháng 6, 2017. Đề tài này được khởi xướng có thể trả lời cho các câu hỏi ngớ ngẩn ở trên, và cũng để GS Nguyễn Mạnh Quang trả lời cho câu hỏi của một người bạn trẻ, vì chỉ chuyên lo kinh kệ nên chưa rành về lịch sử . Xin mời các bạn. (SH)

Gồm các đề mục như sau:

1. Vào Đề

2. Mỹ muốn biến VN thành tiền đồn chống cộng và thi trường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ.

3. Vatican lợi dụng Mỹ tiến dẫn người của Vatican làm tay sai cho Mỹ hầu thực ý đồ bất chính biến miền Nam thành một vương quốc Ki-tô.

4. Những thủ đoạn gian manh của chính quyền Ngô Đình Diệm để tiến hành Kế Hoạch Ki-tô hóa miền Nam băng bạo lực theo chỉ tiêu “trong vòng 10 năm thì toàn dân Việt Nam phải bị cưỡng bách theo đại Ca-tô.

5. Khi nhu cầu nhu cầu tiêu thụ hang hóa chiến tranh không còn nữa, thì Mỹ rút lui khỏi miền Nam Việt Nam.

-- o0o --

I. Vào Đề

Tôi xin khẳng định rằng:

Người Mỹ có mặt ở Việt Nam là không phải là để giúp Việt Nam mà là thay thế Pháp để biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng theo Chính Sách Be Bờ ngăn chặn làn sóng Cộng Sản đang dâng tràn từ Hoa Lục băng qua biên giới Hoa Việt xuống tới vĩ tuyến 17, và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Hoa Kỳ, mà quan trọng hơn cả là sung đạn, quân trang, quân dụng và các đồ quân cụ khác.”

Thử nghĩ, người Mỹ đã giúp gì khi để lại cho Việt Nam những hố bom khổng lồ trên đồng ruộng nông dân?

Giúp gì khi rải chất độc Da Cam tiêu diệt mầm sống của cây cỏ và con người mà không biết bao lâu mới có thể phục hồi sức sống?

Giúp gì khi đổ trên đầu dân ta số lượng bom đạn nhiều gấp 4 lần tổng số bom đạn của các bên tham chiến xử dụng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945?

Giúp gì khi những khoảng tiền khổng lồ mà Mỹ "gọi là viện trợ" cho miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 mà còn bắt chính phủ Việt Nam ngày nay phải trả, khi muốn bình thường quan hệ ngoại giao với họ?

Giúp gì khi để lại nhiều vết thương trong tình liên đới dân tộc lúc nào cũng mưng mủ, không biết bao giờ mới lành.

Và vân vân...

Phần trình bày dưới đây sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên.

không vận bỏ bom chất độc da cam

II.- Hoa Kỳ Thay Pháp Trở Thành Chủ Nhân Ông Miền Nam Việt Nam

Sau năm 1948, khi Kế Hoạch Marshall (Phục Hồi Kinh Tế Âu Châu) đang được tiến hành, thì Đại Sứ Hoa Kỳ ở Liên Sô là ông George F. Kennan mới đưa ra chính sách “Be Bờ Ngăn Chặn Liên Sô” được hiểu là “Be Bờ Ngăn Chặn Cộng Sản” và cho rằng, “Chính sách này không những tăng cường khả năng quốc phòng Hoa Kỳ, mà còn tạo nên các thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa của Hoa Kỳ.” (The United States was now committed to save Western Europe. “Containing “ Soviet Russia, as Ambassador Kennan had urged, would not only strengthen American defense. It would also create new markets for our goods.”Daniel J. Boorstin, Brooks Mather Kelly, A History of The United States (Englewood, New Jersey: Prentice-Hall, Inc., 1986), p. 603.

Đoạn văn sử trên đây cũng hé mở cho chúng ta thấy rõ ý đồ của người Mỹ có mặt ở Việt Nam để độc chiếm Việt Nam làm thị trường tiêu thụ hàng hóa mà quan trọng nhất là súng đạn, quân trang, quân cụ của Hoa Kỳ, và chính sách be bờ của Mỹ có lẽ đã có từ mấy năm trước khi ông George Kennan đưa ra lời tuyên bố công khai như trên.

Vì theo đuổi chính sách Be Bờ Ngăn Chặn Cộng Sản (có lẽ đã có từ ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến vừa mới chấm dứt), cho nên Tổng Thống Truman mới cố tình lờ đi, không đáp lời hồi âm mấy lá của Cụ Hồ Chính Minh gửi Tổng Thống Truman xin cầu thân với chính quyền Mỹ.

Rồi khi Mao Trạch Đông và Cộng Đảng Trung Quốc làm chủ Lục Đia Trung Hoa vào cuối năm 1949, Hoa Kỳ liến tính đến việc sẽ thay thế Pháp thống trị Việt Nam và biến Việt Nam thành thuộc địa của Hoa Kỳ để làm tiền đồn chống Cộng, và tính chuyện viện trợ tài chánh để tăng cường khả năng chiến đấu của Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican tại chiến trường Đông Dương. Sự kiện này được tiến hành từng bước một và được sách sử ghi lại đầy đủ.

Sách Những Biến Cố Lớn Trong 30 Năm Chiến Tranh Tại Việt Nam 1945-1975 viết:

“Ngày 07/02/1950: Hoa Kỳ và Anh Quốc thừa nhận chính phủ Bảo Đại. Từ ngày đó Việt Nam thành tiền đồn của 2 khối tranh giành ảnh hưởng trên thế giới. Bắc Việt Cộng Sản là tiền đồn của Cộng Sản Quốc Tế và Miền Nam Quốc Gia ở miền Nam là tiền đồn của Thế Giới Tự do.

Ngày 08/07/1950: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson công bố bản Hiệp Định Mỹ - Pháp, theo đó Mỹ viện trợ vũ khí cho các quốc gia trong Liên Bang Đông Dương.

“Ngày 27/6/1950: Tổng Thống Hoa Kỳ Truman tuyên bố sẽ xúc tiến nhanh chóng chương trình viện trợ quân sự cho Việt Nam khỏi sự từ đây. Chương trình viện trợ quân sự này bao gồm Phái Bộ Quân Sự và Phái Bộ Cố Vấn Mỹ. Các viện trợ quân sự được chuyển từ Mỹ qua Pháp và từ Pháp đến Việt Nam. Mười lăm (15)_ triệu đô la đã được Mỹ tháo khoán để viện trợ quân sự cho Việt Nam gồm có vũ khí, quân trang, quân dụng, quân xa và các quân cụ khác.

Từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 11 năm 1952, Hoa Kỳ đã đóng góp khoảng phân nửa chi phí cho chiến tranh Việt Pháp ở Việt Nam.”

Nguyễn Đình Tuyến, Những Biến Cố Lớn Trong 30 Năm Chiến Tranh Tại Việt Nam 1945-1975 (Houston, TX: Đại Học Đông Nam Xuất Bản, 1995), tr. 17-18.

Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập B:1947-1954) viết:

“27/7/1950: Washington D. C: Tổng Thống Truman ký Nghị Định viện trợ cho Pháp ở Đông Dương.” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975, Tập B: 1957-1954 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 189.

Sách 1945-1964 – Việc Từng Ngày viết:

“21/7/1950: Phái Đoàn Viện Trợ Quân Sự Mỹ Tới Hà Nội. 11/8/1950: Chuyến tầu Mỹ đầu tiên chở võ khí và đồ trang bị cho các quân đội Việt, Mên Lào, cập bến Sàigòn hôm náa.” Đoàn Thêm, Việc Từng Ngày – Hai Mươi Năm Qua (Los Alamitos. CA: Xuân Thu, 1980?), tr 74.

“13/10/1950: Pháp yêu cầu Mỹ 3.170 triệu Mỹ kim để võ trang 18 tiểu đoàn Việt Nam và các quân đội Mên Lào. 14/10/1950: Hoa Kỳ hứa giúp Pháp 8 phi cơ Dakota, 40 khu-trực F.6 và 24 tàu đổ bộ.

16/10/1950: Mỹ tuyên bố: sẽ xét lại chính sách ở Á Đông nếu Trung Cộng xâm lăng Đông Dương, hoặc quân Pháp rút lui hết.”

Cao Ủy Pháp ban bố tình trạng khẩn cấp (état d’ alert) tại Bắc Việt. Đàn bà, con nít Pháp phải tản cư. Kiều dân Pháp từ 21 đến 25 tuổi phải nhập ngũ trong 3 tuần lễ.” Đoàn Thêm, Sđd., tr 78.

Các nhà viết sử đều cho rằng, những khoản tiền viện trợ của Hoa Kỳ cho Pháp chiến đấu ở Đông Dương tăng dần lên tới 80% tổng số chi phí cho cuộc chiến vào giữa năm 1954. Dựa vào sự kiện này, sách sử cho rằng, Pháp đã trở thành quốc gia lãnh thầu cuộc chiến ở Việt Nam cho Hoa Kỳ, và từ tháng 7 năm 1954, thì Hoa Kỳ (1) chính thức thay thế Pháp trực tiếp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của cuộc chiến tại Việt Nam, và (2) tiếp nhận đạo quân đánh thuê người bản địa của Pháp để lại ở Việt Nam.

Khi Hội Nghị Genève 1954 bước sang giai đoạn hai phe Pháp và chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nghiêm chỉnh bàn thảo để mau chóng kết thúc chiến tranh từ sau ngày 7 tháng 5 năm 1954, thì Hoa Kỳ thực sự trở thành chủ nhân ông phấn đất miền Nam Việt Nam từ Mũi Cà Mâu đến vĩ tuyến 17 (lằn ranh tạm thời chia đôi Việt Nam cho đến khi cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước được thực thi vào tháng 7/1956 đúng như Hiệp Định Genève đã quy định). Bằng chứng rõ rệt nhất cho sự kiện này là Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp và ông Bảo Đại:

1. Phải trao trả chủ quyền độc lập thực sự cho chính quyền Bảo Đại, và Pháp đã làm như vậy bằng việc ký Hiệp Ước Độc Lập Cho Việt Nam vào ngày 4 tháng 6 năm 1954 (Treaty Of Independence Of The State Of Vietnam, June 4, 1954. (Gareth Porter, Vietnam A History In Documents (New York Bổ nhậm: A Meridian Book New American Library, 1979), pp 150-152.

Thỏa hiệp này cho chúng ta thấy rõ các thỏa hiêp hay hiệp ước mà chính quyền Pháp ký với Bảo Đại hay chính quyền Bảo Đại trước tháng 6/1954 đã trở thành trò hề để che giấu bản chất hay thức trạng bù nhìn của chính quyền Bảo Đại từ đầu tháng 6 năm 1948 cho đến đầu tháng 6 năm 1954 mà người Việt Nam thường sử dụng thành ngữ “Treo đầu dê bán thịt chó” để nói về những hành động phỉnh gạt và lừa bịp của những quân lưu manh trong xã hội loài người.

2. Bổ nhậm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng “với toàn quyền quyết định về dân sự và quân sư.” Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 Sự Thật (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 26-27.

In Retrospect McNamara

Để kết luận tiểu mục này, chúng tôi xin dùng lời Tổng Thống Kennedy tuyên bố về miền Việt Nam với nguyên văn như sau:  “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa việc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó.” trích từ “Robert S.Mc.Namara: Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.43-44.

Trên đây là lời tuyên bố cố TT Mỹ Kennedy tại Tại cuộc họp do Hội "American Friends of Vietnam", một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C. ngày 1/6/1956. Nguồn: (https://vi.wikipedia.org/ )

III. Vatican lơi dụng cơ hội tiến dẫn người của Vatican làm tay sai cho Mỹ hầu thực ý đồ bất chính biến miền Nam thành một vương quốc Ki-tô.

Tháng 8 năm 1950, Giám Mục Ngô Đình Thục được lệnh dẫn ông Ngô Đình Diệm đến trình diện Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) ở Tòa Thánh Vatican, rồi lại dẫn ông Diệm sang Mỹ trao cho Hồng Y Spellman dùng ảnh hưởng để vận động các chính khách có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ với hy vọng sẽ được đưa về cầm quyền ở Việt Nam làn tay sai cho cả Mỹ và Vatican. Nhưng vì không những đã bất tài, bất đức, không có thành tích chính trị cũng như không có một chút uy tín gì đối với đại khối nhân dân Việt Nam, mà lại còn để lộ ra tình trạng quá ngu dốt, quá hèn hạ, cho nên con cừu họ Ngô này mới bị người Mỹ hết sức khinh rẻ, còn tệ hơn cả Lê Chiêu Thống bị Tôn Sĩ Nghị và bọn quan lại nhà Thanh khinh rẻ khi lặn lội sang Trung Quốc để “cõng con rắn Mãn Châu về cắn gà nhà Việt Nam” hồi cuối thập niên 1780. Tình trạng nhục nhã này của Ngô Đình Diệm được ông Lương Minh Sơn ghi lại như sau:

“Tháng 10 năm 1950, Đức Hồng Y Spellman, Linh-mục McGuire, và ba nhân vật Ủy Viên Chính Trị (political churchmen) của một số giáo phái Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ như Cha Emmanuel Jacque, Giám-mục Carroll và Gíáo-sư Edmund Walsh đưa Ngô Đình Diệm và Đức Cha Ngô Đình Thục đi gặp một số nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Khách Sạn Mayflower ở Washington. Ông Dean Rusk là một trong những nhân vật của Bộ Ngoại Giao có mặt trong buổi cơm tối hôm đó. Sau này, ông Rusk làm Ngoại Trưởng từ năm 1961 đến 1969. Mục đích của cuộc gặp gỡ xã giao này là để chính phủ Hoa Kỳ tìm hiểu về tình hình Việt Nam và để xác định lập trường của ông Diệm và Đức Cha Thục. Sự kiện 90% người dân Việt Nam không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm cho ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố trong bữa cơm tối hôm đó rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” [COO. Tr. 242]. 

Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

1. Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

2. Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

3. Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ về kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua”[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm. Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Calìornia, 1997), trang 23-24.

IV. Những Thủ Đoạn Bất Chính Của Các Chính Quyền Sài Gòn Để Tiến Hành Chính Sách Ki-tô Hóa Miền Nam Bằng Bạo Lực-

Cũng từ đó (cuối tháng 5/1954), Hoa Kỳ công khai tự tay sắp xếp đưa người của Hoa Kỳ là Ngô Đình Diệm lên thành lập chính quyền làm tay sai cho Hoa Kỳ và Vatican với ý đồ biến phần đất này thành tiền đồn ngăn chặn làn sóng Cộng Sản như đã nói ở trên, trong khi đó thì anh em Ngô Đình Diệm lại có dã tâm muốn biến miền Nam thành một vương quốc Ca-tô như Ngô Đình Nhu đã tuyên bố:

Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chố mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

Vì vừa có chủ tâm đánh lừa dự luận quốc tế và nhân dân Việt Nam, vừa phải làm thỏa mãn tham vọng của giáo triều Vatican, anh em ông Ngô Đình Diệm và băng đảng quạ đen ở hậu trường chính quyền Sàigòn phải sử dụng thủ đoạn “Treo đầu dê bán thịt chó” cố hữu của đạo Ki-tô để tiến hành Kế Hoạch Hóa Nhân dân miền Nam như đã nói ở trên.

Sách sử cũng như các chứng nhân đương thời đều khẳng định rẳng, bạo quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và bọn Việt cừu cuồng đạo thường tôn vinh con chiên Ngô Đình Diệm (treo cái đầu dê) bằng bài ca “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” với câu hát mở đầu là “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước …” để che giấu “cái miếng thịt chó” đi “rước con voi Mỹ về giầy mả tổ Việt Nam” của chúng ta.

Dưới đây là một số những việc làm nhằm để phục vụ cho quyền lực cũng như quyền lợi của Giáo Hội La Mã và nhóm thiểu số Việt cừu:

1. “MIẾNG THỊT CHÓ” là tình trạng cực kỳ ngu dốt và vô cùng hèn hạ “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” của tên chiên tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm khi trả lời mấy câu hỏi do các chính khách Hoa Kỳ đưa ra để thăm dò khả năng về chính trị để có thể đương đầu với tình hình Việt Nam vào thời điểm cuối năm 1950,

2. “MIẾNG THỊT CHÓ” (tức là Ngô Đình Diệm bị các nhà chính khách và chính quyền Hoa Kỳ khinh bỉ đến cùng độ khinh bỉ khi họ nói với nhau về trình độ cực kỳ ngu dốt và vô cùng hèn hạ của thằng con chiên tam đại Việt gian họ Ngô này mà nhà sử học Lương Minh Sơn ghi nhận:

“Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Ấy thế mà mấy MIẾNG THỊT CHÓ này lại được bộ máy tuyên truyền của chính quyền miền Nam lúc bấy giờ biến thành CÁI ĐẦU DÊ “bài ca suy tôn Ngô Tổng Thống” một cách vô cùng trơ trẽn như nói ở trên và được bọn Việt cừu phản quốc truyền tử lưu tôn đem ra khoe khoang với thiên hạ rồi lại lập ra cái gọi là “Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” để đánh lừa hậu thế.

Sách sử cũng ghi lại rằng, sau vụ bạo quyền Ngô Đình Diệm đàn áp và tàn sát Phật tử tại cố đô Huế vào chiều tối ngày 8/5/1963, thì hai ngày sau, vào buổi sáng ngày 10/5/1963, 6000 (6 ngàn) Phật tử biểu tình tại Huế và công bố bản tuyên bố với 5 đòi hỏi : (1) Tự do treo cờ, (2) Bình quyền với Ki-tô giáo, (3) Ngưng bắt giữ Phật tử, Tư do tín ngưỡng, và (5) Bồi thương thiệt hại cho nạn nhân ngày 8/5 (1963) và trừng trị những người có trách nhiệm (trong vụ này). Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Housston, TX: Văn Hóa, 2000), tr 281.

Đồng thời, cùng ngày hôm đó, tại Sàigòn, trong cuộc họp báo tại Chùa Xá Lợ, các nhà lãnh đạo Phật giáo cũng đưa ra 5 đòi hỏi như vậy. Sự kiện này được cụ Đoàn Thêm ghi lại như sau:

1. Bãi bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo, 2. Cho Phật Giáo hưởng chế độ ngang hàng với các hội truyền giáo Thiên Chúa; 3. Chấm dứt khủng bố và các vụ bắt bớ Phật tử 4. Để tăng ni và Phật tử tự do truyền đạo và hành đạo; 5. Bồi thường cho các gia đình nạn nhân và trừng trị những nhân viên có lỗi đổ máu.” Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua 1945-1964 (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr 327.)

Biến cố tàn sát Phật tử ở Huế vào chiều tối ngày 8/5/1964 làm cho chính quyền Hoa Kỳ nhận thấy rằng cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ những việc làm của bạo quyền Ngô Đình Diệm và khuyến cáo (ra lệnh cho) anh em nhà Ngô phải nhượng bộ những đòi hỏi trên đây của Phật giáo và phải đối xử tử tế đối với Phật giáo và nhân dân miền Nam. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu với bút hiệu Chính Đạo ghi lại như sau:

18/5/1963: Sàigòn: Nolting (Đại Sứ Mỹ tại Sàigon) yêu cầu Diệm thỏa mãn nguyện vọng của Phật giáo để ổn định tình hình. Diệm cần phải chịu trách nhiệm về biến cố ở Huế, bồi thường cho nạn nhân, và tái khẳng định chính sách bình quyền tôn giáo và không kỳ thị (Đề nghị này Nolting đã trình về BNG ngày 18/5 và được Rusk chấp thuận ngày 21/5/; FRUS, 1961-1963, III:312). Diệm không có thái độ rõ rệt và muốn kéo dài thời gian.” Chính đạo, Sđd., 285.

Thế nhưng, giang sơn dị cải, bản chất nan di. Anh em Ngô Đình Diệm vốn dĩ mang nặng bản chất của tập thể con chiên Ca-tô cuồng tín đúng như sử gia Bernard F. Fall đã nói rõ trong cuốn The Two Vietnams:

"Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã giống như người Kitô Tây Ban Nha," thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã." Nguyên văn: "Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism."Bernard F. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 236.

Với bản chất cuồng đạo như vậy, cho nên những lời khuyến cáo trên đây của ông Đại-sứ Nolting đối với anh em ông Ngô Đình Diệm chỉ là “nước đổ đầu vịt”. Vì thế mà chúng ta không ngạc nhiên khi thấy rằng vào nửa đêm ngày 20/8/1963, anh em nhà Ngô phóng ra các cuộc hành quân tấn công các chùa chiền trong thành phố Sàigòn và các thành phố lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam để lùng bắt, tra tấn, hành hạ và giam cầm hàng ngàn sư sãi, phật tử, học sinh, sinh viên. Sách Tôn Giáo & Chánh Trị Phật Giáo 1963-1967 ghi lại sự kiện này như sau:

“Nguyên ngày Chủ nhật 10/8, mười tướng lãnh và tư lệnh các đơn vị - kể cả Cao (Cao Văn Viên ?) và Đính (Tôn Thất Đính), rồi đồng ý yêu cầu Diệm thiết quân luật, các tướng trình dự thảo thiết quân luật lên Nhu và Diệm. Diệm chấp thuận, cho lệnh André Đôn (Trần Văn Đôn), mới được của làm Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng ngày 27/7 ký tên và công bố ngay nửa êem 20/8/(1963) đó.  Khoảng nửa giờ sau khi thiết quân luật có hiệu lực, Nhu cho lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) của Đại Tá Lê Quang Tung, (cựu Trưởng Ty Công An Quảng Bình), và Cảnh Sát mặc giả quân phục tấn công các chù trên toàn quốc. Tại chùa Xá Lợi Sàigòn, nơi đặt bản doanh tranh đấu, (Hòa ThượngTọa) Thích Tịnh Khiết, (Hòa Thượng) Thích Tâm Châu, cùng nhiều tăng sĩ bị bắt giam. Trong khi LLĐB và Cảnh Sát tiến chiêm mục tiêu, khoảng 30 tăng ni bị tương, và 2 người bị mất tích.

Các chùa Ấn Quang (Sàigòn), Linh Mụ và Từ Đàm (Huế) cũng các chùa ở Đà Nẵng, Nha Trang, v.v… đều bị đánh chiếm. Tổng cộng khoảng 1.400 người, đa số là tăng sĩ trên toàn quốc bị bắt giữ (Gravel, II:232: Tâm Châu, 1994:19). Chỉ có hai nhà sư từ chùa Xá Lợi thoát được tới Phái Bộ Kinh Tế [USOM] gần đó xin tị nạn. Qua ngày 23/8, (Thượng Tọa Thích) Trí Quang cùng hai người khác thoát được vào Tòa Đại Sứ Mỹ.

Cuộc đánh chiếm chùa và bắt giữ tang ni, Phật tử này rung chuyển dư luận khắp nơi. Sinh viên, học sinh Huế xuống đường biểu tình dữ dội. Đường phố Đà Nẵng cũng rúng động khí thế đấu tranh và quyết tâm đánh dẹp biểu tình của nha trảo chế độ. Thục, rồi Nhu yêu cầu Linh-mục Cao Văn Luận, lúc đó mới bị cách chức Viện Trưởng Đại Học Huế và tạm trú ở Đà Nẵng, trở lại Huế giải quyết. Luận từ chối, dù là một cán bộ Cần Lao cao cấp – sau một chuyến tham quan Mỹ trong mùa hè 1963, Luận nhận hiểu ngày tàn của chế độ đã điểm. (Luậ, 352-86).” Chính Đạo, Tôn Giáo & Chính Trị Phật Giáo 1963-1967 (Houston, TX: Văn Hóa 1994), tr. 40-41.

Hành động dã man này của bạo quyền Ngô Đình Diệm đối với Hoa Kỳ quả thật là hết sức ngang ngược của một tên đầy tớ không coi ông chủ ra gì cả. Vì thế mà Tổng Thống Kennedy mới gửi một phái đoàn do ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara cầm đầu sang Sàigòn, đến Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để trực tiếp ra lệnh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải lập tức (1) chấm dứt những chính sách bách hại Phật giáo, (2) chấm dứt các chiến dịch truy lùng, bắt bớ, tra tấn, giam cầm Phật tử, học sinh và sinh viên, (3) phóng thích ngay tức thời hết tất cả những nạn nhân này ra khỏi các nhà tù, và (4) giải quyết vấn nạn “Con Rồng Cái Trần Lệ Xuân.” Robert McNamara, Hồi Ký Robert S. McNamara – Duy Nguyên dịch (San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới 1995), trg 100-101. Xin xem thêm. (Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr.433-444.

Thế nhưng vì đã lỡ cưỡi trên lưng cọp, anh em nhà Ngô cho cũng như uy tín đối với nhân dân miền Nam, và phong trào tranh đấu của Phật giáo, của nhân dân miền Nam sẽ thừa thắng xông lên, đòi chính quyền nhà Ngô:

1. Phải chịu trách nhiệm về những việc làm tội ác, tàn sát tới khoảng 300 ngàn lương dân vô tội trong các chiến dịch “làm sáng danh Chúa” được ngụy tạo là cuộc “hành quân truy lùng và tiêu công sản nằm vùng ” từ năm 1955 cho đến lúc bấy giờ,

2. Phải tước bỏ mọi đặc quyền, đặc lời đã dành cho đạo Ca-tô trong thời 1885-1954,

3. Phải hủy bỏ Du số 10 do chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành vào năm 1950, và

4. Phải trả lại cho nhân dân Miền Nam tất cả bất động sản mà Giáo Hội La La Mã đã chiếm đọat đến 25% (1/4) toàn thể diện tích ruộng đất trồng trọt ở Nam Kỳ, chưa nói đến ở Trung Kỳ và Bác Kỳ. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 29 với nhan đề là “Cướp Chùa, Chiếm Đất Xây Nhà Thờ Và Cướp Đoạt Ruộng Đất Của Nhân Dân (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH29.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo hội La Mã.

Dĩ nhiên là điều này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhất là Giám-mục Ngô Đình Thục không thể nào chấp nhân được. Vì thế mà anh em nhà Ngô mới:

1. Tiếp tục đẩy mạnh các chiến dịch bách hại Phật giáo,

2. Tăng cường các cuộc bố ráp truy lùng, túm cổ, tra tấn, giam cầm và hành hạ học sinh, sinh viên hành hạ các học sinh, sinh viên,

3. Tiếp tục lùng bắt và thủ tiêu các thành phần đối lập chính tri. NẾU quân đội không sớm lật đổ bạo quyền nhà Ngô vào ngày 1/11/1963, THÌ các Cụ Phan Khắc Sửu, BS Phan Quang Đán, BS Lê Khắc Quyên, GS Trần Tương, GS Phan Bá Cầm, Nhà báo Nguyền Hoạt, cụ Tạ Chương Phùng, Cụ Võ Văn Triêm, v.v., có thể đã đi số phận của các ông Nguyễn Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp, Đại Tá Hoàng Thụy Năm, Tướng Trình Minh Thế, Vũ Tam Anh, v.v… rồi! 4. Dùng thủ đoạn hù doạ ) doạ chính quyền Mỹ bằng cách nửa kín nửa hở để cho chính quyền Mỹ biết rằng (1) ở miền Nam chỉ có Ngô Đình Diệm mới có thể lèo lái chính quyền theo chủ trương chống Cộng hữu hiệu hơn hết, và (2) NẾU chính quyền Mỹ cứ tiếp tực gây sức ép với anh em nhà Ngô (bằng những đòi hòi như trên), THÌ họ sẽ bắt tay và hợp lực với chính quyền Bắc để trục xuất quyền lực và quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.  Vì không có đủ thông minh, vi thiếu kinh nghiệm về chính trị và lại mang sẵn cái bản chất phản trắc của bọn Việt cừu xu thời, theo đạo tạo danh đời, cho nên anh em nhà Ngô và băng đảng Cần Lao không nhớ ra rằng, “Bản thân Ngô Đình Diệm đã phải cầu cạnh giáo triều Vatican dẫn sang Mỹ để chạy chọt, cầu xin chính quyền Mỹ chấp thuận đưa về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho họ”; ấy thế mà lúc đó lại dám trở mòi hù dọa sẽ phản lại chính quyền Mỹ!.”  Người Việt Nam thường nói, “Nó lú có chú nó khôn!” Không biết TẠI SAO tất cả mọi thành phần trong Hội Đồng Giám Mục miền Nam, toàn bộ băng đảng Cần Lao và tất cả mọi người trong gia đinh anh em nhà Ngô đều không nhận thức được rằng, “Hoa Kỳ đã đưa họ lên nằm quyền lãnh đạo chính quyền miền Nam do họ dựng nên, thì Hoa Kỳ cũng có thể phế bỏ hay khử diệt họ cho khỏi gai mắt!

Tóm lại:

1. Do Vatican vận động, ông Ngô Đình Diệm được Hoa Kỳ chấp thuận đưa về Việt Nam cầm quyền để làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.

2. Khi Ngô Đình Diệm nói rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực” để trả lời mấy câu hỏi của các chính khách Hoa Kỳ chứng tỏ ông ngu dốt và thích làm nô lệ.

3. Vì thế, các chính khách Hoa Kỳ đã có những lời nhận xét rất khinh bỉ đối với ông Ngô Đình Diệm như sau. được ông Lương Minh Sơn ghi nhận:

“Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ về kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm. Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.”

4. Lời khuyến cáo của Đại Sứ Hoa Kỳ Nolting rằng: “18/5/1963: Sàigòn: … Nolting (Đại Sứ Mỹ tại Sàigon) yêu cầu Diệm thỏa mãn nguyện vọng của Phật giáo để ổn định tình hình. Diệm cần chịu trách nhiệm về biến cố ở Huế, bồi thường cho nạn nhân, và tái khẳng định chính sách bình quyền tôn giáo và không kỳ thị (Đề nghị này Nolting đã trình về BNG ngày 18/5 và được Rusk chấp thuận ngày 21/5/; FRUS, 1961-1963, III:312)

5. Phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long trực tiếp ra lệnh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải lập tức (1) chấm dứt những chính sách bách hại Phật giáo, (2) chấm dứt các chiến dịch truy lùng, bắt bớ, tra tấn, giam cầm Phật tử, học sinh và sinh viên, (3) phóng thích ngay tức thời hết tất cả những nạn nhân này ra khỏi các nhà tù, và (4) giải quyết vấn nạn “Con Rồng Cái Trần Lệ Xuân.”

6. Những hành động lươn lẹo tìm cách tránh né không chịu tuân hành lệnh truyền của phái đoàn McNamara.  Tất cả chứng tỏ rằng quan hệ giữa chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền Ngô Đình Diệm là quan hệ giữa một ông chủ và một tên đầy tớ không những bất tài, bất lương, gian xảo, ác độc mà lạ còn có dã tâm phản chủ.

Chính vì thế mà sau khi biết rõ Ngô Đình Diệm không những đã tỏ ra ương ngạnh, tìm cách từ chối, không chịu tuân hành lệnh truyền của Tổng Tống Kennedy, mà lại còn tính chuyện lưu manh phản chủ, cho nên chính quyền Hoa Kỳ mới dứt khoát quyết định:

1. Bắn tin cho các tướng lãnh Quân Đội Miền Nam biết rằng Chính Quyền Hoa Kỳ đã đồng ý cho Quân Đội miền Nam đứng lên làm lịch sử bằng cách tuyên bố công khai cắt đứt khoản tiền viện trợ trả lương cho Lực Lượng Đặc Biệt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung,

2. cho Trung Tá Lucien Conein, nhân viên có trọng lượng của CIA, đến hợp tác chặt chẽ với Hội Đồng Tường Lành để tiến hành cuộc chính biến 1/11/1963. (Lucien Conein, Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia:https://vi.wikipedia.org/wiki/Lucien_Conein.)

Vì thế mà:

1. Cách Mạng 1/11/1963 mới thành công mau chóng như lịch sử đã ghi nhận,

2. Cả Ngô Đình Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đều bị quân dân miền Nam lôi ra đánh đập và đâm chết vào sáng sớm ngày 2/11/1963, rồi tên em út cúa nhà Ngô là con chiên Ngô Đình Cẩn mà người dân Việt Nam thời đó gọi là “lãnh chúa miền Trung” cũng bị chính quyền Nguyễn Khánh xử tử vào sáng ngày 9/5/1964

3. Khi đem chôn cất cả ba anh em tên bạo chúa này, tập thể Việt cừu phản quốc không dám ghi rõ danh tính trên các tấm bia mộ chí (xem ảnh) vì sợ rằng người dân Việt Nam còn thù ghét và sẽ hành xử theo truyền thống.

Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ, Xương dù chôn nát, mặt mo hãy còn. Thương dân, dân lập bàn thờ, Hại dân, dân đái xuống mồ thấu xương.

V. Khi Nhu Cầu Chống Cộng Và Nhu Cầu Tiêu Thụ Hàng Hóa Chiến Tranh Không Còn Nữa Thì Mỹ Bỏ Rơi Miền Nam

Sau khi bạo quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền Mỹ không còn thả rổng cho các chính quyền Sàigòn quản lý công việc nôi chính ở miền Nam nữa, mà trực tiếp ra chỉ thị cho chính quyền này phải làm những công việc mà Mỹ đã hoạch định sẵn. Sự kiện Đại Sứ Hoa Kỳ Taylor truất bỏ chức vụ thủ tướng của Tướng Nguyễn Khánh vào ngày 21/2/1965 vì ông tướng này đã tự ý giải tán Thượng Hội Đồng Quốc Gia vào ngày 19 và 20/12/1964 là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Một bằng chứng khác nói lên thực trạng về chính quyền miền Nam làm tay sai cho Mỹ và quân đội miền Nam chỉ là một đạo quân đánh thuê cho họ:

“Qua cuốn sách “Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn” của Frank Snepp, cho chúng ta minh xác Diệm Thiệu…và Tướng tá QLVNCH chỉ là bọn bù nhìn, tay sai, Việt gian, phản quốc và “lính đánh thuê” mà thôi:

* Tổng thống VNCH, "anh minh lê gót nơi xứ người" Tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, đã được, Tổng Thống Kennedy nhận thấy rằng: “Năm 1963, chính quyền Kennedy đã nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm là công cụ của Cộng sản và đã quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Cơ quan CIA đã thực hiện cuộc ám sát kết quả đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11/1963". "1963: The Kennedy Administration begins to see South Vietnamese President Ngô Đình Diệm as a communist tool and decides that "Diệm must go". The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November (Tuần báo Newsweek, trong số ra ngày 24.12.2001).

Và Phó Tổng Thống Johnson trả lời một phóng viên:

“ Ngô Đình Diệm có phải là Churchill Á Châu không ?” như sau:

“****! Diem ‘s the only boy we‘ve got out there‘’ (Cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây) Stabley Karnow, VN: A History, trg 214 and The Pentagon Papers "Diệm is A ****".

Còn Ngụy quân QLVNCH anh hùng đã được F. Murray, giáo sư báo chí tại trường đại học USC đã xúc phạm đến quân lực VNCH của chúng ta bằng một bài báo được đăng tải trên tờ Los Angeles Times nói rằng quân lực này nổi tiếng "hiếp dâm và ăn cướp... "

* Quốc Trưởng VNCH Đại Tướng Nguyễn Khánh đã oán than:

"Chính thằng ĐT Maxwell Taylor đã đuổi tôi ra khỏi nước"và khi ra khỏi nước tôi có đem theo nắm đất quê hương, nhưng nay không còn nữa vì tôi vô tình đã làm rơi trên bãi cỏ."

* Tướng Nguyễn Cao Kỳ nói rằng:

"Ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất” Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”

* Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:

"Mỹ còn Viện Trợ, thì chúng ta còn Chống Cộng!"

* Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH Cao Văn Viên, ngán ngẩm buột miệng sổ toẹt tính chất "tầm gửi" của quân đội Ngụy VNCH....

"Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh (!) Trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ. Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi."

* Ngô Đình Cẩn trong buổi lễ tuyên thệ gia nhập đảng Cần Lao Công Giáo tại nhà thờ Phú Cam Huế do giám mục Phạm Ngọc Chi chỉ đạo chứng nhận đã nói:

“Cha giám mục Phạm Ngọc Chi đã dạy cho tui là khi còn người Da trắng còn hiện diện ở Việt Nam thì họ còn cần đến những người Công giáo như chúng ta”(trích Đảng Cần Lao của Chu Bảng Lĩnh, tr 313, Lê Trọng Văn, nxb Mẹ Việt Nam”. Sách Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn (Toàn Tập) Nguồn: (http://173.225.17.170/showthread.php…)

Trong khi đó thì (1) chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, (2) chính quyền cũng như quân đội miền Nam đều không có khả năng tự đứng vững để tồn tại, và (3) áp lực của nhu cầu biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa chiến tranh không còn mãnh liệt như trước nữa. Như vậy là tình thế đã thay đổi, cho nên Mỹ cũng thay đổi chính sách đối ngoại, phải tìm biện pháp hòa giải với Trung Cộng để tính đường rút lui, trút bỏ cái của nợ miền Nam Việt Nam cho rảnh tay. Vì thế mà sau khi đã bắt thân được với Trung Cộng vào 1972, Mỹ xúc tiến mạnh Hội Nghị Paris nhằm tạo điều kiện thuận lợi để rút hết quân về nước vào cuối năm 1973, rồi lẳng lặng cuốn cờ đi khỏi miền Nam vào cuối tháng 4 năm 1975. Hành động này của Mỹ khiến cho cả chính quyền Sàigòn và Quân Đội Việt Nam đều rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng và bơ vơ như những đứa con bị cha mẹ bỏ rơi.

KẾT LUẬN:

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam không phải là để giúp miền Nam mà chỉ là biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng và dùng miền Nam làm thị trường tiêu thụ vũ khí , quân dung, quân trang và các đồ quân cụ (thặng dư còn tồn đọng sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào tháng 8 năm 1945) đúng như ông George Kennan đã nói rõ ở trên.

Bản chất của việc Mỹ can thiệp và đổ quân vào miền Nam được sách sử ghi nhận là như vây! Những người theo chủ trương tôn vinh và bảo vệ các chính quyền Sàigon cũng như sự tồn tại của miền Nam muốn dùng những danh xưng cao đẹp như thế nào đi nữa thì cũng không thay đổi được cái bản chất hay thực trạng như vậy của miền Nam và các chính quyền Sàigòn trong những năm 1954-1975./. HẾT

Sau đây là phần nói chuyện đăng trên youtube.com

https://www.youtube.com/watch?v=fTmvLpZUcKY&t=16s

Nguyễn Mạnh Quang