●   Bản rời    

Một Vài Nhận Xét Về Bài Viết Của GS Nguyễn Lý Tưởng - I. Mục đích của việc xin và "phong thánh".

Một Vài Nhận Xét Về Bài Viết Của GS Nguyễn Lý Tưởng:

TS Roland Jacques & Quốc Ngữ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ61.php

10-Feb-2016

 Bài viết “TS Roland Jacques & Quốc Ngữ” của GS Nguyễn Lý Tường  đã được phổ biến trên các diễn đàn trong mấy ngày gần đây. Bài viết này có một số vấn đề lấn cấn liên hệ đến (1) Lịch sử Giáo Hội La Mã, (2) Chính sách  và công việc “mở mang nước Chúa” của các giáo sĩ đến Việt Nam truyền đạo,  và (3) vấn đề  Việt Nam trở thành nạn nhân của họ cũng như của Giáo Hội La Mã, mà rất nhiều ý kiến của cả tác giả Linh-mục TS Roland Jacques lẫn Giáo-sư Nguyễn Lý Tưởng đã đưa ra không đúng với sự thật lịch sử. Người viết nhìn thấy rõ mục đích của hai tác giả này là để biện minh cho những khu rừng tội ác mà Giáo Hội La Mã và tập thể con chiên người Viiệt đã liên tục chống lại dân tộc  và tổ quốc Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 16 cho đến ngày nay. Chúng tôi sẽ đưa ra nhận xét những điểm không ổn này. Nếu có điều chi sai lầm hay thiếu sót, xin quý thức giả ở hải ngoại cũng như ở trong nước lên tiếng chỉ giáo.

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang.

-- o0o --

Nguyên văn bài của tác giả Nguyễn Lý Tưởng có thể đọc ở http://www.freevietnews.com/. Các đoạn lược dẫn từ bài của tác giả sẽ được trình bày lõm vào, và nhận xét theo sau. Vì có rất nhiều chi tiết trong bài viết của ông Nguyễn Lý Tường cần được nhận xét, nên dàn bài của chúng tôi cũng sẽ bắt đầu theo bố cục của chính tác giả.

Trích_:

GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ

Giới Thiệu Tác Phẩm

.....

Ngay từ thuở bé, chúng tôi đã được gia đình cũng như Giáo Hội nhắc nhở Lời Chúa ”Sự vâng lời trọng hơn của lễ”. Với tinh thần đó, và nhân kỷ niệm 450 năm Truyền Giáo tại Việt Nam đã được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam công bố vào năm  2004 nầy, hôm nay, chúng tôi xin được phép đóng góp một vài ý kiến thô thiển để gọi là “giới thiệu tác phẩm và tác giả”

► Nhận xét:

Đoạn văn trên đây chứng tỏ ông GS Nguyễn Lý Tường là thành phần thuộc một gia đình đã theo đạo Ca-tô ít nhất là hai đời trở lên. Dĩ nhiên là những con chiên thuộc loại đạo “bế ngửa” (rửa tội ở nhà thờ khi còn bế ngửa) này thường có những suy tư, thái độ và hành động của những con chiên ngoan, cuồng đạo giống như con chiên Ngô Đình Diệm.

I. Mục đích của việc xin và "phong thánh".

Trích_:

1.- Linh Mục Roland Jacques, năm nay, ngoài 60 tuổi, sinh quán tại Loraine, nước Pháp. Ngài đã học tại L‘Ecole des Langues Orientales de Paris (tức là Trường Á Đông Sinh Ngữ, Paris như chúng ta quen gọi), chuyên về tiếng Việt và vùng Viễn Đông. Ngoài ra , Ngài còn là một chuyên gia về Giáo Luật Công Giáo: Tiến Sĩ Luật Học tại Đại Học Paris XI và Tiến Sĩ Giáo Luật tại Học Viện Công Giáo Paris, hiện là Khoa Trưởng Phân Khoa Giáo Luật, Đại Học Saint Paul, Ottawa, Canada. Ngài đã đến Việt Nam nhiều lần để nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Ngoài ra, Ngài cũng đã nghiên cứu các tài liệu bằng Hán văn, chữ Nôm, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha , Hòa Lan,v.v. để tìm hiểu tới nơi các nguồn tài liệu có liên quan đến lịch sử truyền giáo tại Việt Nam.  Đặc biệt ngài là “cáo thỉnh viên” (người đã đứng ra làm đơn xin phong thánh) cho Thầy giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của GH CG Việt Nam (thế kỷ thứ 17).

► Nhận xét:

Việc làm đơn xin phong thánh cho một con chiên quá cố, tự nó đã là một việc vô lý, không giống ai. Xét trong lịch sử nước Việt Nam, những bậc thánh hiền đều được nhân dân tự ý kính mến và phong tặng. Thánh Gióng, và đức thánh Trần là những thí dụ cụ thể. Chưa bao giờ có chuyện một số người đứng ra chứng minh ông này bà nọ linh hiển để rồi hô hào làm đơn xin chính quyền ban tặng chức thánh cho ai cả.

đền thánh gióng, sóc sơn đền thờ Đức Thánh Trần

Đền thờ Thánh Gióng (Sóc Sơn) và đền thờ Đức Thánh Trần (Vũng Tàu)

Thế nhưng, một tổ chức tôn giáo, lẽ ra phải thánh thiện hơn người thường, phải xem thường chuyện quyền chức, lại luôn luôn long trọng hóa chức vị, nào là "á thánh," nào là "chân phước", rồi "thánh." Nhưng giáo hội chưa hề minh thị mục đích, ít ra "bề ngoài", của việc phong thánh. Từ bao nhiêu thế kỷ nay, hàng bao nhiêu ngàn người đã được phong thánh đã làm gì cho thế gian nhờ? Thế còn Chúa, rồi Mẹ, rồi Thánh Giuse đứng ngồi trên trời để làm gì? "Chảnh" đến độ phải cần cả chục ngàn ông bà thánh cầu nguyện mới chịu cứu người thế gian hay sao?

Việc phong thánh ngày nay giống y hệt việc "mua quan" và "bán chức" không hơn không kém.

Ngoài mục đích tạo điều kiện để khêu gợi lòng háo danh của con người, làm gương để họ có thể bán mạng cho giáo hội (tử vì đạo), việc phong thánh đó còn mang lợi ích cho việc mở mang dân số cho giáo hội. Chung qui cũng là đem danh hoặc đem lợi về cho giáo hội. Về mặt lợi lộc, giáo hội kinh doanh nghiệp vụ phong thánh rất dễ dàng, con chiên Việt Nam đang bị mấy tay linh mục trung gian mối lái cho Vatican móc túi trong những lần "chạy chọt" chức thánh cho những linh mục bị VC... đưa đi gặp Chúa.

Gần đây, chúng tôi  được biết là  việc chạy chọt để mua tước hiệu “thánh” cho một người đã qua đời” do giáo triều Vatican bán ra với giá tiền  là “550 ngàn  đến 822 ngàn Mỹ kim” (xem thêm "Bugged Priests and Sainthood For Sale"). Sự kiện này được  nhà báo Nicole Winfield nói rõ trên một vài tờ báo công bố ngày 3 tháng 11 năm 2015 (1) , trong đó có một đoạn  như sau:

Merchants in the Temple

“Trong cuốn sách “Con Buôn Trong Đền Thánh” do Liên Hiệp Báo Chí phát hành, ông Nuzzi (tác giả?) lượng định giá trung bình cho việc chạy chọt mua tước vị chân phước hay chuẩn thánh (cho một người quá cố) và khoảng 500 ngàn Euros (550 ngàn Mỹ kim) tới 750 ngàn Euros (822 ngàn Mỹ kim).” Nguyên văn: “In his book "Merchants in the Temple," obtained Tuesday by The Associated Press two days ahead of publication, Nuzzi estimates the average price tag for a beatification cause at around 500,000 euros ($550,000) — and some have gone as high as 750,000 euros ($822,000).”

Sách sử cũng cho biết quốc gia Vatican hay Giáo Hội La Mã là một xưởng (nhà máy) hay công ty sản xuất ra sản phẩm hay hàng hóa gọi là “chuẩn thánh” và “thánh“:

Hồng Y Silvio Oddi đã từng nói: “Vatican đã trở thành một cái xưởng chế tạo ra các ông thánh.” (The Vatican has become a saint factory.) ” Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), tr. 268.

Hai tài liệu trên đây cho thấy rằng, Giáo Hội La Mã vừa sản xuất ra hàng loạt sản phẩm “chuẩn thánh” và “thánh”,  vừa bán các sản phẩm này. Theo quy luật kinh tế, thì hễ có nhà máy sản xuất thì phải tìm (1) thị trường tiêu thụ, (2) phương tiện chuyển vận hàng hóa đến thị trường thụ, (3) cơ sở quảng cáo và chuyên viên quảng cáo.

Như vậy là một khi giáo triều Vatican đã là cơ sở sản xuất chức "thánh", thì thị trường tiêu thụ là tập thể con chiên Ca-tô ở trong các làng đạo hay giáo khu, phương tiện chuyển vận là Thánh Bộ Đức Tin, có sở và chuyên viên quảng cáo là các linh mục và những con chiên có máu mặt trong giáo khu. Bằng chứng bất khả bác cho sự kiiện “Linh-mục Roland Jacques là “cáo thỉnh viên” (người đã đứng ra làm đơn xin phong thánh) cho Thầy giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của GH CG Việt Nam (thế kỷ thứ 17.)

Anrê Phú Yên

Thầy giảng Anrê Phú Yên. Ảnh Catholic Online

Như vậy, rõ ràng là (1) Linh-muc Roland Jacques là người chiêu hàng hay quảng cáo rao bán sản phẩm  “thánh” cho Giáo Hội La Mã”, và (2) Giáo-sư Nguyễn Lý Tưởng cũng góp phần vào trong việc này.

Chúng ta không biết từ giữa thập niên 310 cho đến ngày nay, giáo triều Vatican đã  bán ra bao nhiêu tước hiệu thánh trong đạo Ca-tô. Tờ báo USCatholic.org, nhan đề "How many saints are there?" cho rằng đã có

"hơn 10 ngàn thánh mà Giáo Hội La Mã phong ban trong lịch sử, nhưng con số thánh này luôn luôn là vấn đề bàn cãi. Cộng đồng giáo hội Kitô tiên khởi đã tôn kính hàng trăm vị thánh, nhưng theo nghiên cứu lịch sử của các học giả Ki-tô giáo của thế kỷ 17th- 18th xác định là rất ít những câu chuyện về các thánh này được chứng nghiệm bằng các chứng cứ lịch sử vững chắc."

Riêng nước Việt Nam nhỏ bé,  chỉ có  khoảng 7% tổng dân số  theo đạo Ca-tô, mà  có đến 117 tên tội đồ được phong thánh vào ngày 19/6/1988. Những người này đã bị các chính quyền Viêt Nam trong hai thế kỷ 17 và 18 xử tử vì tội chống lại tổ quốc và dân tộc. Có lẽ các ông tu sĩ áo đen của các giáo phận Ca-tô ở Việt Nam đã phải lo thu góp của giáo dân một khoản tiền $550,000 X 117 = 64, 350,000 (64 triệu, 350 ngàn đô) để  lo mua  “tước hiệu thánh” cho mấy ông "thánh" này.

117 người Việt Nam được phong thánh

117 người Việt Nam được phong thánh. Ảnh Catholic News Herald

Rồi vào ngày 5/7/2013, tập thể con chiên người Việt ở trong nước cũng như ở quốc ngoại  cũng đã dùng một khoản tiền kếch sù ước lượng khoảng 550 ngàn Mỹ kim để chạy chọt “mua tước hiệu chuẩn thánh” cho Hồng Y Nguyễn Văn Thuận:

Ngày 05 tháng 07 năm 2013, người Công giáo Việt Nam tưng bừng tổ chức lễ bế mạc của các giai đoạn giáo phận của tiến trình phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc dù ông chưa được phong thánh, các tín hữu Việt Nam đã coi ông là một vị thánh và xem ông như một biểu tượng của Giáo Hội Việt Nam.” Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Theo Bách Khoa Toàn Thư mở Wikpedia.

Xem như thế, nghiệp vụ phong thánh của giáo triều Vatican quả thật là một  nghiệp vụ kinh tài vô cùng béo bở.  Cũng vì thế mà  từ thời Trung Cố cho đến ngày nay, Giáo Hội La Mã luôn luôn là một thế lực giầu có nhất thế giới.

tòa thánh Vatican

Thực ra, ngoài nghiệp vụ “sản xuất “ cũng như “bán” các tước hiệu “chơn phước”, "á thánh", và “thánh”, Giáo Hội La Mã còn sản xuẩt ra (1) các chức vụ trong giáo hội, và  (2) thánh tích giả để bán nữa. Tất cả những thủ đoạn kinh tài thần sầu quỷ khốc này của giáo triều Vatican đều được sách sử ghi lại tương đối đầy đủ và khá rõ ràng.

Riêng về chuyện kinh tài bằng nghiệp vụ “bán thánh” (simony) bao gồm những khoản tiền như (1)  tiền bán “tước hiệu thánh như đã nói ở trên), (2) tiền cấp giấy phép cho một viên chức của giáo hội được kiêm nhiệm nhiều chức vụ trong các giáo phận, (3) tiền cấp giấy phép cho một viên chức kiêm nhiều chức vụ được phép vắng mặt ở các nhiệm sở kiêm nhiệm vì cùng một lúc đương sự chỉ có thể có mặt tai một nhiệm sở và không thể có mặt ở các nhiệm sở được phép kiêm nhiệm. Nghiệp vụ bán thánh (simony) như vậy được sách Men And Nations - A World History ghi nhận như sau:

Men and Nation

"Bán thánh có nghĩa là mua và bán những chức vụ trong giáo hội, một việc làm rất là phổ quát và thông dụng trong thời phong kiến. Người mua chức vụ do giáo hội bán ra hy vọng sẽ  kiếm tiền bù lại từ lợi tức của giáo hội chu cấp hay bằng cách tính tiền các lễ phí khi họ hành lễ."  (Simony meant the buying and selling Church positions, a widespread practice in feudal times. The purchaser expectect to get his money back from Church income or by charging high fees for religious services he performed.) (2) Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men And Nations (New York, Harcourt Brace Jovanovich, 1975, tr 207.

Theo quy luật "tội ác sinh ra tôi ác", một khi đã phạm tội A thì sẽ phạm tội B. Cũng vì thế mà khi đã phạm tội "bán thánh", theo sau đó, giáo hội lại phạm thêm nhiều tội ác khác.  Sách The Story of Mankind cho biết rõ một số những tội ác khác rất thông thường có liên hệ đến tội ác  bán thánh và liên hệ với nhau mà giáo triều Vatican coi như là một chính sách để củng cố quyền lực và cũng là phương cách moi tiền của tín đồ hết sức siêu việt:

story of mankind

1.- "Sáu tội ác thông thường này là: Gia đình trị, dành riêng các chức vụ  trong giáo hội cho bà con. Việc làm này làm  cho gia đình những người cầm quyền càng trở nên giầu có và làm cho giáo hội yên trí tin rằng những người mua những chức vụ sẽ trung thành với giáo hội." (Six abuses were most common: 1.- Napotism, securring positions for one's relatives, developed as a way of increasing family fortunes and securring appointees who would be loyal."]

2.- "Cho một người có thể nắm giữ nhiều chức vụ cùng một lúc như vậy có  nghĩa là  người đó phải nắm giữ hai hay ba hoặc bốn chức vụ  thuộc các cơ quan khác nhau, tất nhiên  không thể nào cùng một lúc người đó lại có thể có mặt ở hai hay ba hoặc bốn cơ quan khác nhau được. Vì thế  mà Giáo Hội phải hợp thức hoá sự vắng mặt của họ, tức là cấp giấy miễn trừ cho họ ở các sở làm khác." (2.- Pluralities allowed a person to be dispensed from the prohibition of church law against holding more than one high ecclesiastical office.")

3.- "Sự được phép miễn trừ này phải do chính Toà Thánh Vatican ban cấp với một khoản tiền lệ phí. Làm như vậy là làm tăng thêm tệ trạng gia đình trị và tăng thêm tệ trạng cho một người kiêm nhiệm nhiều chức vụ." (3.- "Dispensations were granted by the papacy, for a fee, thus increasing and perpetuating nepotism and pluralism.")

4.- "Việc cho phép một người kiêm nhiệm nhiều chức vụ tạo nên sự vắng mặt thường xuyên của viên chức ở các chức vụ khác khi người đó có mặt ở một trong các nhiệm sở họ kiêm nhiệm, vì rằng, như đã nói ở trên, một người không thể nào cùng một lúc mà có thể có mặt tại hai hay ba hoặc bốn cơ quan toạ lạc ở những nơi khác nhau. Như vậy, nhiều giáo phận không có giám mục cư trú, và  nhiều giáo khu không có linh-mục ở ngay tại chỗ." (4.- "Absenteeism accompanied pluralism, for a person holding several benefices could be only one place. Thus many sees were without resident bishops and many parishes  without resident priests.")

5.- "Những lạm dụng về tiền bạc rất thường xuyên và trầm trọng. Giá cả được gắn liền với những sự miễn trừ  cho các vị chức sắc vắng mặt tại nhiệm sở. Lệ phí thường thường được tính vào các lễ vụ; và sự thương lượng giá cả vể việc này quả thật là sặc mùi "buôn thần bán thánh" .(5.-" Monetary abuses were frequent and serious. A price was attached to clerical exemptions and dispensations; fees were frequently charged for spiritual benefits; and many transactions smacked of simony, or the selling of spiritual benefits.")

6.- "Sự ngu dốt rất là phổ biến trong giới tu sĩ. Nói cho rõ hơn phần lớn các ông tu sĩ đều là những người  ngu dốt, đặc biệt là các ông linh-mục ở các giáo xứ. Họ hiểu biết rất ít hay không được huấn luyện về giáo lý hay thần học."  (6.- "Ignorance prevailed among many of the clergy, especially the diocesan priests, who had little or no formal training in dogma or maral theology.")

Ngoài những tội ác trên đây, còn phải nói đến sự bất mãn rất phổ quát trong đại khối nhân dân đối với chủ thuyết thần học Da-tô và đối với đời tư của giới tu sĩ. Thời Phục Hưng đã khơi động cho giới trí thúc  mối hoài nghi  đối với Giáo Hội và giới tu sĩ Da-tô,…." [ "To these abuses must be added a wide-spread  disatisfaction with Catholic doctrine and with the personal lives of the clergy. The Renaissance had created a skeptical frame of mind among the educated people,..." (3)  Thomas P. Neil,  Story of Mankind (New York, Holt, Rinehart, and Winston, 1968), p 357.

Ngoài 6 tội  ác liên hệ chằng chịt với tội ác chính là “bán tước hiệu thánh” cho bọn tín đồ ngu dốt, giáo triều Vatican còn phát minh ra các quái chiêu (1)  “Lò Luyện Ngục” (Purgatory), (2) giấy giảm tội,  xá tội, và miễn tội (indulgence) trong hỏa ngục, và (3) những thánh tích giả (fake relics) để móc túi “bọn người làm tôi tớ hèn mọn” cho Giáo Hội La Mã. Quái chiêu đại lừa bịp này của Giáo Hội La Mã được trình bày chi tiết ở mục "Thành tích lừa bịp" trong chương 63 của Tập sách GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC (Nguyễn Mạnh Quang)

Chiến dịch quyền tiền của giới tu sĩ áo đen người Việt để lo lót mua tước vị thánh cho Linh Mục Trương Bửu Diệp:

Chính vì nghiệp vụ mua bán “tước vị thánh” và các “thánh tích giả”  vô cùng béo bở trong đạo Ca-tô như trên mà hiện nay (Tháng 2/2016), trong cộng đồng con chiên người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước đang tiến hành chiến dịch vận động quyên tiền để chạy chọt  “mua tước vị thánh” cho Linh-mục Trường Bửu Diệp (1/1/1897 – 12/3/1946)

Tượng linh mục Trương Bưu Diệp trước nhà thờ Tắc Sậy

Tượng linh mục Trương Bưu Diệp trước nhà thờ Tắc Sậy

Thực ra, ông tu sĩ áo đen Trương Bửu Diệp bị Việt Minh tóm cổ rồi đem đi tiễn ông ta “về nước Chúa” vào ngày 12/3/1946 với  lý do không khác gì lý do của 117 tên tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam mà giáo triều Vatican “bán cho tước hiệu thánh” vào ngày 19/6/1988. Đọc tiểu sử của ông đăng ở vi.wikipedia.org: "Trong những năm làm nhiệm vụ tại đây (tại Họ đạo Tắc Sậy), ông đã liên hệ, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn. Năm 1945 - 1946, chiến tranh loạn lạc khiến nhiều giáo dân phải di tản. Linh mục bề trên là Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng kêu gọi Linh mục Trương Bửu Diệp lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ông vẫn một mực từ chối. Ông nói: Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết."

Đoạn này có nói tới "người Pháp", có nói tới "nhiều giáo dân" cho thấy vài nghi vấn về hoạt động của ông Diệp. Đại đa số dân Việt là dân theo đạo ông bà, đang lăn xả vào cuộc chiến chống giặc Pháp xâm lăng, vậy ông làm thế nào để có thể lập ra một lúc 7, 8 họ đạo như thế nếu không kèm theo những hành dộng không thể chấp nhận được đối với dân tộc. Và ông còn thân thiện với giặc Pháp đến đỗi họ phải lo cho sinh mạng của ông? Rõ ràng ông đã theo thế lực ngoại xâm, dùng giáo dân chống lại lực lượng kháng chiến của Việt Minh, cũng như linh mục Trần Lục đã đem 5 ngàn giáo dân Phát Diệm đi tiếp viện cho Pháp để tiêu diệc nghĩa quân kháng chiến ở Ba Đình. Do đó mới có chuyện ông bị bắt cùng với một đám giáo dân. Đó là tội lớn của ông mà các con chiên không muốn nói ra.

Cộng đồng con chiên người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước chỉ lo ca ngợi câu ông tuyên bố 'Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết' mà không cần biết đến tình tự dân tộc ở thời điểm đó là gì. Mấy năm qua, các cộng đồng chiên lo rỉ tai nhau làm ra một huyền thoại "Cha Diệp linh thiêng" thì ra là để chuẩn bị cho chiến dịch phong thánh này.

Cũng nên biết là thời điểm Linh-mục Trương Bửu Diệp được Việt Minh đưa về nước Chúa là ngày 12 tháng 3 năm 1946. Trong thời gian này, có những biến cố lớn xẩy ra ở Việt Nam như:

a.-  Liên quân xâm lược Pháp - Vatican đã tấn chiếm Sàigon vào ngày 23/9/1945 và chiến tranh đã  mở rộng ra gần toàn cõi  Nam Bộ với mức độ  vô cùng khốc liệt.

b.- Viên Khâm Sứ đại  diện của giáo triều Vatican tại Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier  vừa mới công bố  đề nghị đem Bảo Đai ra thành lập chính phủ để làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican với dã  tâm qui tụ giáo dân và các thành phần phong kiến phản động  (bọn cựu quan lại  của  triều đình Nhà Nguyễn và của chính quyền liên minh Pháp – Vatican trong thời 1885-1945) để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chi Minh:

“28/12/1945: Huế: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vi, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].” (4)

Với lòng tham lợi, háo danh và tuyệt đối trung thành với giáo triều Vatican, với tình trạng Vatican đã công khai tuyến bố trở thành thù địch của chính quyền Kháng Chiến Việt Minh như đã nói ở trên, tất nhiên là giới tu sĩ áo đen và bọn  con chiên người Việt liền răm rắp nghe theo lời kêu gọi của Vatican hăng say tiếp tay cho liên minh giặc Pháp – Vatican chống lai chính quyền và quân đội kháng chiến Việt Minh,  giống như ông cha họ đã từng tiếp tay cho liên minh giặc Pháp – Vatican tấn chiếm Việt Nam để  làm thuộc địa trong hồi thế kỷ 19. Với những sự kiện lịch sử trình bày trên đây, thiết tưởng rằng không cần phải học qua bậc tiểu học, một người có trình độ thông minh trung bình (IQ = 90) cũng có thể dùng lý trí để nhận thức được rằng Linh Mục Trương Bửu Diệp có phải là một tên tội đồ đã vì lòng cuồng đạo mà lao vào vực thẳm tôi ác chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Minh của nhân dân ta lúc bấy giờ hay không? Chúng tôi xin nhường cho độc giả để khẳng định cho lời giải đáp này! 

Có một điều chắc chắn là mấy ông truyền giáo hay tu sĩ áo đen và bọn con chiên Ca-tô người Việt trong số 117 tên tử tội bị các chính quyền trong hai thế kỷ 17 và 18 “đưa về hưởng nhan thánh Chúa” và được Giáo Hội Ca-tô tại Việt Nam và giáo triều Vatican thỏa thuận với nhau về giá cả mua và bán “tước hiệu thánh” cho họ vào ngày 19/6/1988 đều là những thằng tội đồ chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Những thằng tội đồ này, nếu họ sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thì họ là những thằng Việt gian phản quốc.

Mong rằng Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng cũng như tác giả Linh-mục Roland Jacques và  độc giả nào có thắc mắc về vấn đề mua bán thánh này của Giáo Hội cứ thẳng thắn lên tiếng để rộng đường dư luận.

 

(còn tiếp)

__________________

(1) Nicole Winfield, Vatican Scandal  Heats up with revelations greed and intrigue’, ngày 3/11/2015

http://bigstory.ap.org/article/0be1c24e3e674590a9e8e44681f5a902/vatican-leaks-scandal-grows-book-exposes-resistance-waste,

http://www.cruxnow.com/church/2015/11/03/vatican-leaks-scandal-grows-book-exposes-resistance-and-waste/

Tacoma News Tribune Nov 4, 2015 page A9

(2) Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men And Nations (New York, Harcourt Brace Jovanovich, 1975, tr 207.

(3) Thomas P. Neil,  Story of Mankind (New York, Holt, Rinehart, and Winston, 1968), p 357

(4) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu (Houston, TX: Văn Hóa 1996), tr. 295.