●   Bản rời    

Mưu Lược Khuyếch Trương Tín Đồ Của Vatican Và Tin Lành

Mưu Lược Khuyếch Trương Tín Đồ Của Vatican Và Tin Lành

TP Thanh Tâm

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgP/PThanhTam.php

14-Jan-2016

LTS: Tại sao người theo Ki-tô giáo phải xem việc "truyền giáo" là khẩn thiết cho đời sống của họ? Mở mang nước Chúa - đó là một kiểu xâm lược rất hiển nhiên, và có sách lược, có bài bản, đầy đủ các hạ tầng cơ sở, gồm cả tài chánh hùng hậu,..., nhưng luôn luôn bị che giấu dưới vỏ bọc êm ái của tôn giáo. Trong hai ngàn năm qua, tôn giáo này đã "truyền" cho biết bao nhiêu xứ sở trên địa cầu.

Xin đừng tự gạt gẫm mình bằng những ý tưởng: người Việt Nam ta luôn mở rộng tâm hồn, ta nên đón nhận tất cả các tư tưởng từ khắp nơi trên thế giới!!! Rõ khổ! Hơn hai ngàn năm qua, có ai chưa được nhìn thấy tai họa mà các nhà truyền đạo này mang đến cho nhân loại: "chiến tranh, thù nghịch", hoặc nghèo đói vì phải lo "ca ngợi thượng đế". Hết thánh chiến này đến thánh chiến khác đã liên tiếp xảy ra, ngay tại nơi đậm sắc tôn giáo nhất trần đời. Và mức độ thù nghịch ngày càng hết thuốc chữa?

Bao nhiêu thời gian đó vẫn còn chưa đủ để cho chúng ta kết luận về thái độ cần có của những "người trí thức dân lương" đối với việc "truyền đạo" hay sao?

anti-theism

"Dĩ nhiên tôi không muốn còn tôn giáo nữa"
Tôi không từ chối quyền bạn tin bất cứ điều gì; nhưng tôi có quyền cho biết sự ngu dốt và nguy hiểm của nó ngày nào mà sự mê tín vô căn cứ của bạn còn hại chết người.
Chống hữu thần: sự chống đối tôn giáo một cách triệt để.

Tại các nước Tây Phương, tình trạng người dân từ bỏ đạo Ki Tô, bao gồm cả đạo Ca tô và Tin Lành gia tăng. Số tín đồ đến nhà thờ vào ngày chủ nhật hoặc tham gia vào các lễ hội tôn giáo cũng như số học sinh theo học ở những chủng viện cũng giảm nhanh. Hiện tượng này được cho là sẽ tiếp tục trong tương lai.

Có nhiều nguyên do để giải thích hiện tượng này. Trước hết, khi khoa học phát triển với những phát hiện mới thì theo đó, những sai lệch, mâu thuẫn trong Kinh Thánh ngày càng hiển lộ, chứng tỏ Kinh Thánh không còn thích ứng được với tư duy và đời sống con người hiện đại. Không chỉ những nhà khoa học, mà cả những người thường dân đều dần dần không chấp nhận giáo điều cơ bản của tôn giáo độc thần là “vũ trụ được sáng tạo và điều khiển bởi một vị sáng thế, tức Thượng đế. Thượng đế cũng chính là chân lý, có toàn quyền thưởng phạt, quyết định vận mệnh sống chết của con người”.

Khi xã hội bước vào giai đoạn thuần thục sau một quá trình dài theo cơ chế dân chủ và cạnh tranh kinh tế, đã hình thành một xã hội có xu hướng hưởng thụ vật chất và sống theo lý tính, họ không còn ngoan ngoãn đặt niềm tin vào một giáo điều nào đó được định sẵn, bắt phải “tin” vào điều mà không cần dùng đến nhận thức phân biệt đúng sai, không cần dùng đến lý trí, trí tuệ (một từ trong Phật giáo).

Đạo Ca Tô cũng như Tin lành chủ trương rằng Thiên chúa sáng tạo ra vạn vật, nên họ công kích thuyết tiến hóa được giảng dạy ở trường học. Ngoài ra, họ phản đối hành vi yêu đương đồng tính, phá thai vì cho rằng nó phản lại lời giảng trong Thánh Kinh. Những chủ trương này là một vài ví dụ đi ngược lại với những khám phá của khoa học cũng như trào lưu của xã hội, nên sau này nhiều người chỉ trích rằng những tôn giáo này là “thiếu tri tính, phản lý luận khoa học”.

Ở đây, xin được ghi chú khái quát về đạo Tin Lành. Như đạo Ca Tô, Tin Lành cũng là một nhánh của Ki tô giáo, nên có thể được coi là anh em. Trong các giáo phái Tin lành tại Hoa Kỳ, có một giáo phái tiêu biểu là giáo phái “Phúc âm (Evangelical) ”. Giáo phái này có gốc từ Anh quốc, sau đó truyền qua Hoa kỳ và phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, Phúc Âm là giáo phái hoạt động mạnh mẽ nhất. Đạo Tin lành cũng như Ca tô, lấy “niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa” làm nền tảng. Ngoài tính cách tôn giáo, tại Hoa Kỳ, Tin Lành còn tham gia sâu sắc vào sinh hoạt chính trị của quốc gia. Tổng thống Reagan và hai đời cha con tổng thống Bush cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của giáo phái Tin lành này. Giáo phái Phúc Âm của Tin Lành lấy người Mỹ gốc da trắng làm trung tâm và thường có khuynh hướng chính trị bảo thủ. Trụ sở chính đặt tại Bắc Mỹ và truyền đạo trải rộng ra khắp thế giới.

Mục sư Tin Lành, cũng như những nhà truyền giáo Ca Tô thường thuyết giảng về “bí tích” chữa bệnh, về quyền thưởng phạt của Thiên Chúa, những ân sủng của Thiên Chúa dành cho tín đồ ngoan đạo, v.v.. Phương châm truyền đạo của họ là chú trọng vào những nơi xa xôi hẻo lánh, ở đó đời sống người dân còn nghèo khó lạc hậu và giáo dục còn thấp. Họ dùng những hoạt động có tính “xã hội, từ thiện” làm phương tiện gieo truyền niềm tin Thiên Chúa, và “văn minh Âu Mỹ” để thu hút người dân vào đạo.

Godless campaign

Hội Vô Thần Mỹ, một tổ chức tìm cách thúc đẩy các quyền tự do dân sự đối với những người vô thần, mới đây vừa công bố một biển quảng cáo ở Texas, phản đối quan điểm tôn giáo của các chính trị gia bảo thủ, theo CNN

Lý do thứ hai để người Phương Tây xa lánh dần các tôn giáo này là do những hành vi bất chính xảy ra từ trước đến nay của các linh mục nhà thờ bị bộc lộ, trong đó có những vụ xâm phạm tình dục (hiếp dâm) trẻ em của các chức sắc giáo hội trải rộng tại nhiều nơi trên thế giới trong nhiều thập niên qua, đã gây ra làn sóng căm phẩn và bất tín của người dân. Tiếp theo là những hành vi mờ ám bất chính của Vatican liên hệ đến chính trị và tiền bạc, đến các sự kiện phạm pháp của các Linh mục nhà thờ, v.v..

Ngoài ra, trong những năm vừa qua, nhiều vụ tai tiếng khác bị phơi bày trước công luận, như tín đồ các nước Hồi Giáo phản đối mãnh liệt khi cho rằng Giáo Hoàng miệt thị tôn giáo của họ; sự kiện Tổng Giám Mục Hà Lan đã hỗ trợ cho điệp viên Nga trong thời kỳ chiến tranh lạnh bị đưa ra ánh sáng. Trong nội bộ thì thế lực cấp tiến yêu cầu cải tổ tổ chức có dân chủ hơn, yêu cầu cho phép nữ giới có quyền trở thành giáo sĩ, yêu cầu giáo sĩ được quyền kết hôn, v.v..

Nhà thờ St George-in-the-East ở Luân Đôn vào thế kỷ 18 có đông đúc giáo dân. Nay chỉ có 12 người tham dự các thánh lễ. Ảnh Daily Mail 29 May 2013

Vì những lý do trên, nhiều người Âu Mỹ, đặc biệt giới trí thức và giới trẻ dần dần từ bỏ đạo Ca Tô và Tin Lành, là hai tôn giáo truyền thống mà gia đình họ đã tin theo. Trong số những người này, có một số không ít quay sang đạo Phật, hoặc tuy không theo đạo Phật nhưng có cảm tình với giáo lý Phật Pháp. Số người này ngày càng gia tăng trong nhiều thập niên qua, mặc dù đạo Phật còn khá mới mẻ đối với người Tây Phương. (Có một ước tính là tại Mỹ hiện nay có khoảng 1% người theo đạo Phật, và khoảng 30% người dù không từ bỏ tôn giáo của họ, nhưng có cảm tình với Đạo Phật. Họ tham gia tọa thiền, đọc sách báo về Phật giáo, hoặc trưng bày hình tượng Phật trong nhà như là biểu tượng của sự hiểu biết và tình thương, v.v...)

Trước nguy cơ suy giảm “niềm tin Thiên Chúa” tại các quốc gia Âu Mỹ, Vatican cũng như Tin Lành chuyển hướng chiến lược đặt trọng tâm phát triển thế lực qua các nước Á Châu và Phi Châu. Tại Á châu, họ đặc biệt chú trọng vào những quốc gia đông dân cư như Trung quốc, Ấn Độ, Hàn quốc. Việt Nam cũng là một nước mà cả Vatican lẫn Tin lành đều lấy làm trọng điểm nhắm đến.

Dưới đây trình bày khái quát về mưu lược phát triển đạo Ca Tô của Vatican tại một vài nước Á Châu và Việt Nam.

Nhìn trên toàn thế giới, thì Á châu là đại lục có số dân theo đạo Ki Tô tương đối ít, chỉ khoảng 2.9% trên tổng số dân. Đặc biệt, tại 2 quốc gia có dân số đông nhất nhì thế giới là Trung quốc và Ấn độ thì Vatican cũng như Tin Lành gặp nhiều trở ngại trong việc truyền giáo do chính sách ngăn chận đạo Ki Tô của nhà nước vì biết rõ lịch sử tồi tệ và mưu lược nguy hiểm của Vatican, cũng như nhận thức của người dân cho rằng Ca tô cũng như Tin lành là tà đạo, không thích hợp với văn hóa tập quán của dân tộc họ.

Tiếp nhận phương châm của người tiền nhiệm Pope John Paul II là “Phát triển truyền đạo tại các quốc gia Á Châu là kế sách ngàn năm của Vatican”, GH Benedict XVI tỏ ra là người rất tích cực trong mưu lược phát triển tín đồ Ca Tô tại Á châu. Trong tháng 1 năm 2007, GH Benedict XVI đã triệu tập một buổi họp gồm những chuyên gia về các nước châu Á để thảo luận về tình hình kinh tế, chính trị và tôn giáo tại các nước Á châu đang phát triển, với dã tâm là xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển tín đồ tại những quốc gia này, mà trọng điểm là Trung quốc, Ấn độ, Triều Tiên (Nam Hàn và Bắc Hàn) và Việt Nam.

1) Tại Trung quốc

Trong suốt 2 ngày đầu hội nghị đã tập trung về vấn đề tôn giáo Ca Tô tại Trung quốc. Sau hai ngày họp, Vatican đã quyết định thành lập một ủy ban chuyên môn về vấn đề phát triển Ca Tô tại Trung quốc. Song song đó Giáo hoàng truyền đạt một lá thư gởi cho giáo dân tại nước này. Trong phần phát biểu sau kỳ họp 2 ngày, GH Benedict XVI đề cập đến khối tín đồ Ca Tô tại Trung quốc, tuyên dương sự trung thành với Vatican mặc dù chịu sự đàn áp của nhà nước. Mặt khác, họ kêu gọi chính quyền Trung quốc hãy bỏ qua những hiểu lầm trong quá khứ và nối lại đối thoại.

Hiện nay, tại Trung quốc có khoảng 12 triệu tín đồ Ca Tô. Trong đó có 4 triệu tín đồ theo giáo hội “Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc” do nhà nước quản lý. Còn lại 8 triệu là tín đồ chui, tức hoạt động bí mật ngoài vòng kiểm soát của pháp luật và tuân thủ theo ý đồ của Vatican.

Chiến lược của Vatican tại Trung quốc được ví như con dao 2 lưỡi, tức là một mặt vận động nối lại bang giao với nhà nước, thì mặt khác lại âm thầm ủng hộ giáo dân chui, khuyến khích họ hoạt động truyền giáo để phát triển theo chỉ thị và hỗ trợ của Vatican, gây áp lực lên chính quyền đòi quyền tự do tôn giáo. Tại Trung quốc, quyền phong các chức sắc Ca Tô đều thuộc quyền của “Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc” mà không qua Vatican. Điều này làm cho Vatican đau đầu vì là một tiền lệ cho những nước khác tham khảo.

Catholic in rural area in China

Phần lớn các giáo dân là phụ nữ từ các làng địa phương. Họ ít học, và một số người trong số họ thậm chí không biết chữ. Tuy nhiên, những phụ nữ này lại đóng góp to lớn cho Giáo Hội tại Trung Quốc trong suốt lịch sử của nó. Theo http://spirituality.ucanews.com

Tiếp đến là vấn đề Đài Loan. Hiện nay mặc dù Vatican không có quan hệ ngoại giao với Trung quốc nhưng công nhận Đài Loan. Để đánh đổi việc này, Vatican đề nghị Trung quốc giao quyền phong chức sắc trong giáo hội cho Vatican. Đổi lại, Vatican có thể thay đổi (cắt đứt) quan hệ ngoại giao với Đài Loan theo yêu cầu của Trung quốc. Cho đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Trung quốc và Vatican vẫn chưa cho thấy có dấu hiệu khả quan cụ thể nào.

2) Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia đa tôn giáo, trong đó Ấn giáo chiếm 80%, Hồi giáo 14% và Ki Tô giáo (gồm Ca Tô và Tin Lành) 2.3%, ngoài ra còn tồn tại nhiều tôn giáo khác.

Hồng Y Ivan Diaz là giáo sĩ Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm trong giáo hội Ca Tô tại Ấn Độ. Ông làm Tổng Giám Mục 10 năm tại Mubai trước khi được phong chức Hồng Y. Ông được đánh giá là người có uy tín trong giới tín đồ Ca Tô tại Ấn Độ. Vatican đã bổ nhiệm Hồng Y Ivan Diaz, mặc dù tuổi đã trên 70, làm Bộ trưởng Bộ Truyền giáo Vatican. Đây là một Bộ có quyền hạn rất lớn với ngân sách khổng lồ, trông coi hơn 1000 giáo khu bao gồm tất cả khu vực Châu Á, Châu Phi, các nước ở Châu Đại Dương và một phần các nước Nam Mễ. Ý đồ của GH Benedict XVI là trọng dụng người Ấn Độ để làm bàn đạp mở rộng thế lực tại quốc gia đông dân thứ nhì thế giới này. Tuy nhiên, cho đến nay, Vatican đã và đang gặp nhiều trở ngại từ cả phía chính quyền, các tôn giáo khác cũng như phản đối của người dân trong vận động khuyếch đại tín đồ Ca Tô tại đây.

3) Triều Tiên

Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) là xứ sở tiêu biểu cho mưu lược bành trướng tín đồ thành công của cả Vatican lẫn Tin Lành. Trong những thập niên sau này, song hành với Tin lành, số tín đồ Ca Tô tăng nhanh chóng. Hiện nay, tín đồ Ca Tô có khoảng trên 5 triệu, chiếm khoảng 11% dân số, nếu cộng với tín đồ Tin lành thì lên đến 29%. Một con số đáng ngại trong một nước Á châu có lịch sử theo Phật giáo và chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng, Lão dài lâu. Mục tiêu của Vatican là số tín đồ Ca Tô sẽ gia tăng lên đến 20% trong năm 2020.

Không it người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trí thức lo ngại tương lai, về nền độc lập của quốc gia họ. Hiện nay, Hàn Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng đây là chiến lược cần thiết để duy trì hòa bình từ mối uy hiếp của Bắc Triều Tiên cũng như những nước lớn lân cận, đồng thời để phát triển kinh tế với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Phương Tây. Nhưng bù lại Hàn Quốc cũng phải chịu đeo cái vòng kim cô của Hoa kỳ, khó thể độc lập thật sự trong hành xử các vấn đề chính trị quốc tế. Tiếp theo là ảnh hưởng của hai tôn giáo Ca Tô và Tin lành mỗi ngày mỗi tăng cũng là mối uy hiếp cho độc lập quốc gia. Cả hai tôn giáo này đều không đơn thuần là chỉ truyền giảng tín lý tôn giáo nhằm phục vụ đời sống tâm linh của con người, mà họ là những thế lực chính trị, đều có mưu đồ chi phối quyền lực nước sở tại. Đạo Ca Tô tuân thủ theo chỉ đạo của Vatican và đạo Tin Lành được hỗ trợ và lèo lái của cơ sở chính tại Hoa kỳ.

Trong vấn đề hệ trọng nhất của dân tộc Triều Tiên ngày nay là vận động thống nhất lãnh thổ, điều mà người dân cả 2 miền đều mong muốn, thì ảnh hưởng của Hoa kỳ và cả Vatican lẫn Tin lành được coi là những cản trở lớn từ phía Hàn Quốc, (cũng như cản trở của Trung quốc từ phía Bắc Triều Tiên). Ít nhất, trong bối cảnh ngày nay thì Hoa Kỳ không hoặc chưa muốn 2 miền Nam Bắc Triều Tiên thống nhất, vì nếu thống nhất thì sẽ trở thành một nước Triều Tiên lớn mạnh, cả về kinh tế lẫn quân sự với võ khí hạt nhân. Như vậy thì Hoa kỳ sẽ không dễ dàng áp đặt đất nước này dưới sự chi phối của họ, ngay cả liên hệ đồng minh cũng có nguy cơ phá sản. Cả Ca Tô và Tin lành cũng đều lo ngại nếu Triều Tiên thống nhất thì việc truyền giáo sẽ gặp khó khăn hơn.

Thánh lễ ở Seoul, Đại Hàn. Không khí nghiện đạo ngày càng ... thịnh vượng! Ảnh religion.blogs.cnn.com August 12th, 2014

Người dân Hàn Quốc thường tỏ bất bình về sự quá khích và ngạo mạn của những tín đồ của hai đạo này. Họ chiêu dụ tín đồ bằng nhiều thủ đoạn như dùng vật chất, bí tích chữa bệnh, hứa hẹn thiên đàng, hoặc hăm dọa bạo lực khi cần thiết. Họ công khai khiêu khích những tôn giáo khác, đặc biệt Phật giáo. Khi ảnh hưởng của hai tôn giáo này mạnh lên, thì Hàn Quốc lại càng khó thoát khỏi chi phối của Vatican và Tin Lành trong cả lãnh vực xã hội lẫn chính trị.

Vatican cũng tỏ quan tâm đến cả Bắc Triều Tiên. Khoảng trước năm 1949, có khoảng 55 ngàn tín đồ theo đạo Ca Tô, nhưng sau đó nhà nước nghiêm cấm đạo này vì cho là “tà giáo”. Những người không chịu từ bỏ đạo bị xử phạt nặng, kể cả cho vào ngục tù và có những trường hợp bị xử tử. Ngày nay, số tín đồ chui được ước tính khoảng từ 8 trăm đến 3 ngàn người.

Tại Bình Nhưỡng, có một giáo hội Ca Tô được xây dựng vào năm 1987. Nhưng đây được coi chỉ là bình phong dành cho du khách nước ngoài viếng thăm xứ này. Ngày nay đạo Ki Tô (cả Ca Tô lẫn Tin Lành) vẫn còn bị giới hạn, mặc dù nhà nước cho đặt văn phòng đại diện “Hiệp hội Công giáo toàn Triều Tiên” tại Bình Nhưỡng. Năm 2007, Hiệp Hội Caritas Nam Hàn đã cử đại diện viếng thăm Bắc Triều Tiên lần đầu tiên. Trong dịp này, phái đoàn đã trao lá thư của GH gởi cho giáo dân “chui” thông qua văn phòng đại diện “Hiệp hội Công giáo toàn Triều Tiên”. Vatican đang cố gắng tạo mối quan hệ với Bắc triều Tiên nhưng, cũng như tại Trung quốc, chưa có dấu hiệu tiến triển cụ thể nào.

4) Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số tín đồ Ca Tô khoảng 6-7 triệu (6-7%) và Tin Lành khoảng 1.5 triệu (1.6%), đứng hàng thứ 2 sau Phi Luật Tân trong các nước Đông Nam Á.

Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam không có bang giao với Vatican. Nhưng từ khoảng cuối năm 1990, Giám mục Vatican bắt đầu có những chuyến viếng thăm Việt Nam có tính định kỳ. Những năm gần đây, Vatican có được quyền đề cử các chức sắc Ca Tô tại Việt Nam, với điều kiện được nhà nước Việt Nam chấp nhận.

Trong bối cảnh này, chuyến viếng thăm Vatican của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong tiến trình bình thường hóa với Vatican. Ngày 25 tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Vatican, hội kiến GH Benedict XVI và Hồng Y Tarcisio bertone. Tiếp theo cuộc hội kiến lịch sử này, một số sự kiện quan trọng, cũng những cuộc viếng thăm Vatican của quan chức cao cấp Việt Nam tuần tự như sau:

- Tháng 2 năm 2009, một phái đoàn của Vatican do Monsignor Piertro Patrolin dẫn đầu qua Việt Nam và họp với nhà nước Việt Nam tại Hà Nội bàn về cải thiện mối liên hệ song phương. Hai bên đồng ý thành lập “Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican” với mục đích thảo luận về những vấn đề quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican.

- Tiếp theo TT nguyễn Tấn Dũng là cuộc viếng thăm Vatican, hội kiến với GH Benedict XVI của Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 12 năm 2009.

- Năm 2011 Việt Nam cho phép Vatican bổ nhiệm Tổng Giám mục Loepoldo Girelli làm đại diện không thường trú tại Việt Nam. Đối với Vatican thì đây là thành quả lớn để tiến tới quan hệ ngoại giao toàn diện với Việt Nam.

Phái đoàn Vatican, đại diện cho Giáo Hoàng, đã tuyên bố rằng Vatican khích lệ cộng đồng Ca Tô Việt Nam tuân thủ luật pháp, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước. Đối lại, phía Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, tích cực hỗ trợ giáo hội Ca Tô tham gia vào việc xây dựng đất nước trong lãnh vực xã hội và kinh tế.

- TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Vatican vào tháng 1 năm 2013 hội kiến GH Benedict XVI.

- Những cuộc viếng thăm Vatican và hội kiến với GH Francis gần đây nhất là Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng vào tháng 3 năm 2014 và tiếp theo là TT Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2014.

Cầu nguyện ở Tòa Khâm sứ

Cầu nguyện đòi đất ở Tòa Khâm 2007 - Tranh chấp đất ở An Bằng - Đập phá ở Cồn Dầu ...

***

Khi quan hệ ngoại giao giữa đôi bên được cải thiện, thì Vatican sẽ tiến hành nhiều phương sách nhằm phát triển giáo dân tại Việt Nam. Qua các chức sắc của giáo hội Ca tô Việt Nam, họ đã và sẽ đòi nhà nước trả lại những cơ sở bất động sản của giáo hội Ca Tô đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng dụng, với chủ trương rằng những bất động sản này là của Vatican thông qua Ca Tô Việt Nam trong thời Việt Nam Cộng Hòa. Đòi hỏi này không được nhà nước chấp thuận vì theo luật pháp Việt Nam, tất cả bất động sản nhà, đất tại Việt Nam là thuộc về nhà nước, không có bất cứ cá nhân, đoàn thể ngoại quốc nào có quyền sở hữu.

Tiếp theo là họ sẽ phát triển các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, tu viện, xây dựng các trường học Ca Tô, trung tâm y tế, v.v…như là những phương tiện để chiêu dụ tín đồ, khuyếch trương thanh thế.

Nhà thờ Phú Nhai, Bùi Chu, Nam Định  

Nhà thờ Phú Nhai, Bùi Chu, Nam Định - Quyết định chính phủ chấp thuận thành lập Học viện Công Giáo

Song hành với viêc phát triển cơ sở hạ tầng và chiêu dụ tín đồ, họ tìm mọi cơ hội đưa tín đồ xâm nhập vào các bộ ngành nhà nước, đặc biệt là vào cơ quan quyền lực chính trị như quốc hội, v.v.. Bên cạnh đó, họ âm thầm cổ súy những hành vi chống phá nhà nước dưới nhiều hình thức và mức độ có thể. Dưới sự chỉ đạo của Linh mục nhà thờ, giáo dân biểu tình đòi đất, phản đối những vụ án xử người tự xưng là “hoạt động vì nhân quyền, dân chủ” phạm pháp, chống phá nhà nước dưới nhiều chiêu bài khác nhau, là những biểu hiện rõ nét nhất (nhiều người gọi đây là giặc nhà thờ).

Đại diện Vatican hiện nay là GH Francis được nhiều người cho là “đạo đức giả”. Bên ngoài ông luôn tỏ ra là người đơn giản, yêu hòa bình, tôn trọng và hòa hợp với những tôn giáo khác. Ông bày tỏ sự quan tâm đến giới nghèo khó, bất hạnh trong xã hội, nhưng thực sự ông là người hiếu chiến và nhiều thủ đoạn. Ông tuyên bố ủng hộ vận động “nhân quyền, dân chủ” tại các nước trên thế giới. Ông chủ trương ngầm bắt tay với Mỹ hoặc những nước Âu Châu, bằng con bài vận động “nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo” thông qua “tổ chức xã hội dân sự” làm bình phong để gây xáo trộn xã hội, tiến đến bạo loạn hầu tạo áp lực hoặc lật đổ những chính quyền không tuân phục họ tại những nước trên thế giới.

Mặc dù Việt Nam tỏ thiện chí muốn cải thiện bang giao với Vatican và đôi bên đang có mối quan hệ tương đối tốt đẹp, nhưng cũng không nằm ngoài đối tượng chống phá có chính sách của họ. Việt Nam hiện nay theo chủ nghĩa Xã Hội. Để phát triển đất nước trong điều kiện gìn giữ độc lập và chủ quyền, Việt Nam đã nêu rõ lập trường “bang giao thân thiện và bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới, nhưng không đồng minh với bất cứ nước nào để chống đối nước nào”. Điều này không làm cho Hoa Kỳ và Vatican hài lòng.

Tóm lại, có hai mục tiêu song hành của Vatican, thông qua nhóm tay sai Ca Tô tại Việt Nam là:

- Lợi dụng liên hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican, phát triển thanh thế bằng cách xây dựng nhiều cơ sở vật chất như nhà thờ, chủng viện, cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện, v.v., và gia tăng số tín đồ theo Ca Tô.

- Một mặt thâm nhập vào các cơ quan hành chánh, chính trị nhà nước, mặt khác chống phá chế độ bẳng người Việt Nam, qua chiêu bài “nhân quyền, dân chủ” và nhiều thủ đoạn khác tùy thời điểm, thông qua các đoàn nhóm mang danh nghĩa “tổ chức dân sự” hoặc “tổ chức tôn giáo”, v.v.. Họ nhắm đến việc thao túng, tạo bất ổn xã hội và chính trị để cuối cùng là gây bạo loạn tiến đến sự sụp đổ của chế độ như họ đã từng làm tại Ucraine, các quốc gia trong thế giới Ả Rập, v.v., để thay vào đó bằng một chế độ chịu qui phục, hoặc chí ít là chịu sự lèo lái của các nước Âu Mỹ, mà phía sau có bàn tay đen của Vatican, thông qua nhóm tín đồ cuồng tín và những kẻ có tư duy vọng ngoại.

Hai điều trên, trong ý nghĩa tổng quát, cũng có thể áp dụng với đạo Tin Lành tại Việt Nam.

Trước mối đe dọa tuy bề ngoài có vẻ thầm lặng nhưng rất nguy hiểm, không kém gì với hiểm họa xâm lăng của Trung quốc với nhiều thủ đoạn thâm độc, người Việt Nam cần chung sức để bảo vệ đất nước của chính mình. Trong phạm vi khả năng có thể, đặc biệt các cơ quan truyền thông, với phương tiện thông tin của chính mình cũng như thông qua những cơ quan truyền thông liên kết ở trong và ngoài nước, tích cực quảng bá thường xuyên, dài lâu và rộng rãi đến người dân khắp mọi miền đất nước về hành vi bất thiện và mưu đồ thao túng của Vatican cũng như Tin Lành, về mối hiểm nguy của tín đồ Ca Tô và Tin Lành vì cuồng tín mà có những hành vi quá khích chống phá đất nước theo lệnh của các linh mục/mục sư làm tay sai cho Vatican và Tin Lành. (Gầy dựng/vận động phong trào toàn dân cảnh giác Vatican và Tin Lành).

Đối với nhà nước, mặc dù Việt Nam có chủ trương và giải pháp riêng trong ứng xử với những cá nhân, đoàn nhóm chống phá phạm pháp. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp vì lợi ích ngắn hạn mà thỏa hiệp với Vatican, gây ảnh hưởng tai hại cho đất nước trong tương lai dài lâu, thì chúng ta cần luôn theo dõi và yêu cầu nhà nước có thái độ nghiêm minh, chặt chẽ, nhất quán và không khoan nhượng đối với những đoàn nhóm này.

1/2016 -

TP Thanh Tâm.

 

Tham khảo:

1) Silvio Piersanti, Ayukawa Natsumi (lược dịch):Sách lược khuyếch trương tín đồ Ca Tô tại Á Châu của Vatican; http://www.fsight.jp/articles/print/3349

2) Wikipedia: Tôn Giáo tại Việt Nam; https://vi.wikipedia.org/...

3) Wikipedia: Quan hệ Tòa Thánh-Việt Nam;

https://vi.wikipedia.org/wiki/...

 

Nguồn: tác giả thân gửi

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>