●   Bản rời    

VNHCTT-0: Tổng Quan

VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ 1954-1963

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ00.php

30 Jun 2015

LTS: Sách "VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ 1954-1963" đã được phát hành từ năm 1998, và được nhà sách Văn Hóa tái bản lần thứ nhất năm 2000. Nguyên tựa cũ của tác giả là Sứ Mạng Và Khổ Nạn của Những Người Viết Sử Chân Chính. Khi gửi bản electronic này cho trang nhà, tác giả muốn ghi lại tựa đề đầu tiên mà ông muốn đặt cho tập sách này. Đặt tựa như thế, tác giả muốn nhập đề cho thiên sách vĩ đại đi theo nó. Đó là bộ sách "Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã" mà chúng tôi có đăng trên trang nhà.

Trước khi in sách này, một số người bạn có kinh nghiệm trong lãnh vực in ấn đề nghị đổi tựa sách thành ("VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ 1954-1963") thì hấp dẫn hơn. Quả nhiên, khi mới vừa phát hành, quyển sách này đã gây tranh cãi dữ dội trong các cộng đồng người Việt hải ngoại trong mấy năm trường.  "Dữ dội" vì quyển sách nói lên những sự thật nhạy cảm mà nhiều người Việt ở hải ngoại chưa hề biết. "Dữ dội" không chỉ là vấn đề nội dung, mà còn là vân đề nhắm vào cá nhân tác giả, chụp mũ là một thí dụ tiêu biểu. Đa số người Việt ở thời điểm đó, tuy đã gần 25 năm ở hải ngoại, vẫn còn  vật vả lo mưu sinh,  hoặc là chỉ còn thời gian eo hẹp giải trí sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc ở xứ người.

Nhiều người không có cơ hội để đọc sách, hoặc là  chưa có khả năng đọc sách, hay không có hứng thú tìm hiểu các đề tài thuộc phạm vi lịch sử, chính trị, nhưng lại thích nói và nghe theo cái vốn liếng èo uột và khập khễnh về kiến văn của mình. Nay thì vấn đề có vẻ nguôi ngoai, nhờ yếu tố thời gian đã giúp nhiều người vượt qua được những trở ngại nói trên: có cơ hội được đọc thêm nhiều thông tin, tài liệu đó đây, qua nhiều phương tiện điện tử đang thịnh hành và phát triển. Nhờ hiểu biết khá hơn, nhất là học được sự tôn trọng tự do tư tưởng, thái độ "dữ dằn" ngày xưa cũng bớt đi.

Thời gian trước đây, có rất nhiều bạn đọc ở các châu lục xa như Âu Châu, Úc Châu,... muốn có quyển này để đọc, nhưng cước phí quá đắt đỏ, nên chúng tôi không gửi được nhiều. Vì thế có nhiều bạn phải chuyền nhau xem một vài quyển hiếm hoi. Vậy đây là cơ hội để chúng tôi đáp ứng nhu cầu này của bạn đọc. Đồng thời, đó cũng là tâm nguyện của tác giả muốn cống hiến tài sản trí tuệ cho những bạn đọc đồng cảm ở khắp nơi. Xin trân trọng giới thiệu (SH)

0   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

    

TẬP 1 : TỔNG QUAN

 Kính dâng:
* hương hồn song thân
* anh linh các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bỏ mình vì nền độc lập và tự do cho quê hương Việt Nam.

 

LỜI NHÀ TỔNG PHÁT HÀNH

Tập Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, 1954-11963 của Giáo-sư Nguyễn Mạnh Quang là một trong những hiện tượng đặc thù của sinh hoạt văn hóa hải ngoại. Đây không những chỉ là một biên khảo lịch sử mà đồng thời còn là chứng từ về sinh hoạt cộng đồng hải ngoại từ sau ngày di tản 1975.

Có những lời chỉ trích đó đây, nhưng chưa ai phân tích rõ ràng tại sao, do những sai lầm nào mà tác phẩm của Giáo-sư Quang cần bị chỉ trích. Người ta chỉ chống đối nó với những lời cáo buộc vu vơ như “chống Công Giáo” hay “bất kính với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.”  Nhưng lời khen, rất nhiều lời khen, đến từ bốn phương: Từ khắp 50 tiểu bang Liên Bang Mỹ và những nước láng giềng, tứ Âu Châu, Úc Châu, New  Zealand, từ già đến trẻ, bất kể học vấn, tôn giáo hay  quê quán, địa phương. Những lời khen ngợi như “can đảm”, “bộc trực”, “nhà ái quốc” chân thành” đã được giát vào cái tên Nguyễn Mạnh Quang từ hai năm qua. Ông Phạm Văn Liễu, Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền Hải Ngoại, khen tặng Giáo-sư Quang như một “Tướng tiên phong” trên đường khơi dậy cuộc cách mạng quốc dân. Bà Nguyễn Mạnh Quang, người đã cùng san xẻ với Giáo-sư Quang những giờ phút phẫn hận, xúc động, và đôi khi cũng không khỏi bùi ngùi cho những tình thân chịu mất, trong nỗ lực yểm trợ chí hướng và lý tưởng của người bạn đời. –  chẳng khác hoàn cảnh của Bà Đào Vũ Anh Hùng ít năm trước, sau khi bài Vàng Rơi Không Tiếc được lưu hành – cũng được độc giả và thân hữu bốn phương ca ngợi và khuyến khích. Một bằng chứng hiển nhiên khác là chỉ trong vòng hơn một năm, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Tòan Thứ 1954-1963 Tập I: Tổng Quan đã được tái bản hầu đáp ứng nhu cầu bạn đọc bốn phương

Một quốc dân hùng cường là một quốc dân có khả năng và ước muốn tìm hiểu kinh nghiệm xương máu dĩ vãng hầu rút ra những bài học hữu ích cho việc xây dựng đất nước trong tương lai. Lịch sử các đế quốc cho thấy khi một cường  quốc quá tự mãn với thành đạt của mình, cũng là thời điểm khởi đầu sự suy tàn của nó. Việt Nam chưa bao giời được kể là cường quốc. Lịch sử Việt Nam đầy rẫy những bài học đẫm máu và nước mắt vì tham vọng của ngoại cường và tham vọng của  những cá nhân hay gia đình bản xứ đi tìm những thế lực “giai phóng” quốc dân Việt.  Những cơn bão cát văn hóa, kinh tế và chính trị ấy lưu lại biết bao bài học và  lưu lại biết bào tấm gương soi gáy ố máu. Giáo-sư Nguyễn Mạnh Quang, dù thành công hay thất bại, đã có can đảm đưa ra  cho chúng ta những tấm gương chiếu yêu dĩ vãng. Biết sử dụng hay không la tùy  ở nơi sở kiến của mỗi cá nhân.

Tại nội địa Việt Nam, từ nhiều năm nay, đại đa số dân chúng bị bưng tai, bịt mắt, ru ngủ, đánh lừa bằng đủ loại truyền đơn, khẩu hiệu để chĩa súng vào nhau mà tàn sát, dù chẳng biết rõ nguyên nhân tại sao phải chém giết lẫn nhau. Từ nhiều thập niên nay, người Việt hằng tâm luôn thao thức  tự hỏi tại sao dân ta vẫn nghèo, nước ta vẫn chậm tiến, bất công và bạo lực vẫn là chủ tể? Giáo-sư Nguyễn Mạnh Quang và các tác phẩm của ông chưa hoặc không thể giải đáp mọi nghi vấn. Nhưng chắc chắn những nghiên cứu của ông, nhất là bộ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, Tập I: Tổng Quan, này, đã thắp lên được một ngọn đuốc cho tuổi trẻ Việt giữa đêm đen của bạo lực và man trá đang chập chùng vây phủ hướng về tương  lai của quốc gia và quốc dân. Và kinh nghiệm bản thân ông, cùng gia đình ông, là một bài học sống củng tinh thần sĩ phu mới: Uy vũ bất năng khuất.

Đứa con tinh thần của hơn bốn mươi năm hành nghề dạy học, hơn bốn thập kỷ nghiên cưu lịch sử nước nhà, và cả một bầu nhiệt huyết hướng về dân tộc và đất nước, tác phẩm của Giáo-sư Nguyễn Mạnh Quang cần được đọc, phân tích, để rút ra những bài học hữu ích cho mỗi chúng ta.

Houston,  ngày 1/8/2000

CẢM ĐỀ - TẶNG TÁC GIẢ

Trong trang sử, Ngô Đình cúi mặt
Khi Mạnh Quang công bố hồ sơ
Án trình lên, tuyên bố từng tờ
Cân, đai, mão,... bơ phờ... rơi rụng
(Tiền Giang, 15 tháng 12, 1998)

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Tập sách này là phần mở đầu cho bộ sách (khoảng chừng 6 tập) nói về ”Nguồn Gốc và Bản Chất của chính quyền Ngô Đình Diệm và sẽ được lần lượt cho ra mắt độc giả trong một ngày gần đây. Giống như phần nhập đề của một bản văn hay chương dẫn nhập của một cuốn sách nói về lịch sử, tập sách mở đầu này bị giới hạn trong phạm vi của nó và được chia ra làm bốn phần:

* Phần I:  Công việc và trách nhiệm của người viết sử chân chính.
* Phần II:  Những đức tính cần phải có của các nhà viết sử chân chính.
* Phần III: Những khổ nạn của các nhà viết văn chân chính cương quyết nói lên sự thật.
* Phần IV: Một nguồn gốc gây ra khổ nạn cho những người cầm bút muốn nói lên sự thật.

Khác với các văn nghệ sĩ sáng tạo, người viết sử không có những nhân vật và câu chuyện hư cấu cho nên không thể tự xếp đặt các công việc và nhân vật do chính mình tạo ra theo ý riêng của mình. Trái lại, họ phải trình bày rõ ràng những sự việc có thực đã xẩy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian của những nguyên nhân, rồi đến diễn biến của sự việc, và cuối cùng là thành quả hay thất bại về những việc làm của nhà cầm quyền được biểu hiện ra bằng những phản ứng của quần chúng thuộc giai cấp bị trị. Đồng thời, người viết sử phải nói rõ những biện pháp và cung cách của nhà cầm quyền đối phó với những phong trào phản kháng của quần chúng hay của các nhóm dân bị trị như thế nào.

Trách nhiệm của người viết sử chân chính là phải nói lên sự thật đã xẩy ra trong lịch sử. Nhưng nói lên những sự thật đã xẩy ra trong lịch sử là cả một công việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm ”không thua gì việc đi gỡ mìn khủng bố”.

Khó khăn thứ nhất là người viết sử cần phải có khả năng viết và kiến thức tối thiểu về ngành sử học. Viết sử là một công trình dài hạn và nghiêm túc. Không phải bất cứ người nào có ngẫu hứng muốn thành một nhà viết sử, rồi sau đó mấy tháng hay một hai năm cho ra đời một tác phẩm về lịch sử. Viết sử không phải dễ dàng như vậy. Viết về một chế độ hay một triều đại cần phải có kiến thức tổng quát về lịch sử nhân loại, phải có kiến thức tối thiểu về lịch sử các thế lực ở trên thế giới có liên hệ với nhân vật và chính quyền của chế độ hay triều đại được dùng làm chủ đề cho cuốn sách.

Từ khi các đế quốc thực dân Âu Châu liên kết chặt chẽ với Giáo Hội La Mã trong các cuộc đánh chiếm các vùng đất tại các lục địa Phi, My và Á Châu làm thuộc địa khai thác hay di dân và bành trướng đạo giáo thì lịch sử các quốc gia bị chiếm làm thuộc địa đã đan kết chặt chẽ với lịch sử mẫu quốc thực dân và Giáo Hội La Mã. Vì thế, nếu muốn viết về một giai đoạn lịch sử cận đại và hiện đại của một cựu thuộc địa của một đế quốc thực dân Âu Châu như Việt Nam, người viết phải hiểu rõ lịch sử Âu Châu và lịch sử Giáo Hội La Mã cũng như nguồn gốc của các nhân vật được các thế lực trên đây đưa lên nắm quyền tại Việt Nam. Cũng vì thế mà Tiến-sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu đã có lý khi ông viết: “Viết văn học sử, một công trình nghiêm túc, thường đòi hỏi ít nữa cấp bằng Cao Học hay  Tiến Sĩ - tức là những người được huấn luyện chuyên môn”. (Nguyên Vũ, Paris Xuân 1996, Houaton, TX: Văn Hóa, 1997, tr.50).

Khó khăn thứ hai là phải có đủ kiên nhẫn tìm kiếm và điều nghiên các nguồn tài liệu khả tín để dùng làm những dữ kiện cho việc xếp đặt các câu chuyện trong sách. Không phải chỉ đọc có mươi lăm hay hai ba chục cuốn sách cùng các loại tài liệu thông tin, tuyên truyền của một chế độ rồi gom lại và gạn lọc hay đúc kết thành một tác phẩm nhằm mục đích trang trí hay biện minh những việc làm bất chính của chế độ mà chính mình là thành phần đã từng được hưởng những đặc ân của chế độ đó. Người viết sử không phải là một cán bộ tuyên truyền của chế độ cho nên không thể làm như thế được. Ho phải lặn lội đi thăm dân cho biết sự tình, phải hòa mình với đại khối quần chúng bị trị để tìm hiểu xem những việc làm của chính quyền hay triều đại đó có hợp với nguyện vọng của nhân dân, hay chỉ là những việc làm áp bức và bóc lột nhân dân để thỏa mãn lòng tham của giai cấp thống trị. Sử gia Ruth Pelz viết:

Bạn có thể nói chuyện với những người già cả trong gia đình hay nhìn những bức hình cũ  và các sách vở viết tay hoặc tìm đọc những thư từ cùng sách báo của thời đó... Người viết  sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải tìm hiểu  nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống như những  mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố chữ. Người  viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện  đó thành một câu chuyện về sử học của mình.” (Ruth Pelz. Our Region: The Pacific  Northwest. Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987, page 128).  [”You can talk to older people in your family or you can look at old photographs and scrapbooks. Perhaps you can find some old letters, newspapers, or books that would help... People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other writing things. They look at photographs and paintings,  and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers  gather as much information as they can find. Then they try to fit all the pieces together  into a story”].

Khó khăn thứ ba là phải có lương tâm và tinh thần vô tư. Viết sử không phải là làm công việc của một ông thày cãi. Người làm thày cãi, nhận tiền của thân chủ rồi thì ”đồng bạc đâm toạc tờ giấy”, phải tìm đủ mọi lý lẽ, đủ mọi cách để lôi kéo thân chủ luồn lách qua các kẽ hở của pháp luật hầu chạy thoát khỏi vòng tù tội giống như vụ án O.J. Simpson cách đây mấy năm. Người viết sử cũng không phải là nhà truyền giáo chỉ biết nói tốt cho cái chủ thuyết thờ phượng của mình, trong khi đó thì lại tìm cách bịa đặt ra nhiều điều xấu xa để vu khống cho các tôn giáo khác trong ý đồ chứng minh các tôn giáo khác là tà giáo, mê tín nhảm nhí, không nên tin theo, với mục đích lôi cuốn người đời tin theo lời phỉnh gạt của mình. Đây là trường hợp của nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes và ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt đã thể hiện ra rõ rệt trong tác phẩm ”Phép Giảng Tám Ngày” và bộ sách ”Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan” của họ.

Người viết sử chân chính không thể làm được như vậy. Các nhà viết sử phải thận trọng cân nhắc những sự kiện lịch sử để đi đến một kết luận sao cho đúng với sự thật đã xẩy ra.Giống như một phán quan cứu xét một vụ án, người viết sử phải có tinh thần sáng suốt và vô tư, lấy gương ông Bao Công đời nhà Tống làm gương sáng mà soi. ”Thương anh tôi để trong lòng, việc quan tôi cứ phép công tôi làm”. Người viết sử chân chính không được phép để cho tình cảm hay lòng xúc động lấn lướt khi nhận xét một sự kiện lịch sử. Sai một li đi một dặm. Vì thế cho nên, khi lao đầu vào nghề viết sử, các ông Linh-mục Malachi Martin, Avro Manhattan, Trần Tam Tỉnh, Trần Thái Đỉnh và nhiều vị tu sĩ khác nữa đều phải tự động bỏ nghề làm linh-mục hay đứng ra ngoài vị trí của nhà tu hành để sống theo lương tâm của một người viết sử chân chính. Các vị đó đã thấu hiểu được rằng, nếu người viết sử để cho tình cảm gia đình  hay lòng cuồng tín về chủ thuyết hay tôn giáo chi phối trong khi nhận định một sự kiện lịch sử thì giá trị của cuốn sách sẽ không còn nữa. Tác phẩm đó sẽ chỉ là một tài liệu tuyên truyền cho các thế lực liên hệ đến những dữ kiện lịch sử được đề cập tới, và tác giả chỉ là một thứ sử nô của thế lực đó. Tệ hơn nữa, khi viết lại có chủ đích viết mà nuôi chủ đích bào chữa và chạy tội cho một thế lực mà chính mình là người có liên hệ với thế lực đó thì tác phẩm đó còn tệ hơn cả tài liệu tuyên truyền. Trong trường hợp này, không cần phải nói, ai cũng hiểu được giá trị của cuốn sách đó, và vai trò của tác giả văn nô bồi bút của tác giả. Sự kiện này được thể hiện rõ rệt nhất trong bộ Việt Nam Giáo Sử của Linh-mục Phan Phát Huồn, bộ Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan của ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt và nhiều cuốn sách khác được viết ra với mục đích duy nhất là để bênh vực cho bạo quyền mà chính các tác giả là những người được chế độ đó đã ưu đãi.

Khó khăn thứ tư là phải có óc thông minh, có khả năng lý luận và phân tích để tìm ra những sự thật của lịch sử đã bị bóp méo hay ngụy tạo để che đậy những tội ác của tác nhân hay các thế lực có liên hệ. Cũng vì thế mà chúng tôi đưa ra vụ án lịch sử ”Vua Minh Mạng có phải là một bạo chúanhư các nhà truyền giáo và một số tín đồ cuồng tín của Giáo Hội La Mã thường rêu rao?” Và “Loạn Lê Văn Khôi có phải là một phong trào cách Mạng” như ông Linh Mục Phan Phát Huồn đã tuyên bố trong bộ Việt Nam Giáo Sử của ông ta hay chỉ là một cuộc “dấy gian dựng đảng” do sự bất mãn với triều đình và sự thúc đẩy của ông Cố Du (Joseph Marchand) cùng một số tín đồ Gia-tô cuồng tín?”

Khó khăn thứ năm là người viết sử chân chính cần phải có can đảm để nói lên sự thật của lịch sử. Nói lên những sự thật lịch sử tức là phơi bày những việc làm của những người nắm quyền lãnh đạo và của những người nằm trong giai cấp thống trị của chế độ đó. Ai cũng biết rằng quyền hành sinh ra cao ngạo, sinh ra hợm hĩnh và đẻ ra tội ác. Tội ác lại sinh ra tội ác. Trong các chế độ chuyên chính, người dân không có một biện pháp hay phương cách gì để kiểm soát và ngăn chặn các nhà cầm quyền và giai cấp thống trị lạm dụng quyền hành để hà hiếp và bóc lột nhân dân hầu thỏa mãn căn bệnh cao ngạo, hợm hĩnh cùng những tham vọng bất chính về tình, tiền, quyền thế và danh vọng của họ. Trung ngôn nghịch nhĩ. Chúng ta biết rằng việc nói lên sự thật không đẹp là làm cho những người có liên hệ với sự thật đó phải buồn lòng thì việc nói lên những sự thật lịch sử tất nhiên là không thể nào tránh được những phản ứng giận dữ và thù nghịch của các nhà lãnh đạo và giai câp thống trị cùng những người liên hệ. Hậu quả là họ sẽ sử dựng tất cả những khả năng quyền hành, phương tiện và ảnh hưởng sẵn có để hãm hại. Sự thật này đã được ông Lâm Hồng Thể ghi lại rõ ràng như sau:

Dưới triều đại phong kiến, người viết sử phải nể lưỡi dao đao phủ của triều đình; dưới chế độ thực dân Pháp, người viết sử phải coi chừng viên đạn đồng; dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, phải sợ thế lực Giáo Hội La Mã và dưới triều đại Mác Lê, dĩ nhiên người viết sử phải nhìn lên lưỡi liềm và cán búa.” (Giáo Điểm số 30, Summer, 1998, tr. 60)

Cũng vì vậy mà chúng tôi cố gắng xếp đặt Phần III nói về những khổ nạn của những người viết sử chân chính vào trong tập sách này.

Ở đời, lao đầu vào làm bất cứ một việc gì cũng phải có động lực thúc đẩy. Động lực ở đây cũng có thể hiểu là lý tưởng. Lý tưởng là những gì được cho là chí lý nhiều khi vẫn còn nằm ở trong suy tư hay tư tưởng. Tư tuởng sẽ biến thành hành động vào khi thời cơ thuận tiện. Tư tưởng của người đi buôn là muốn kiếm lời cho thật nhiều và càng nhiều càng tốt; và họ sẽ lao vào việc đi buôn ngay khi họ có đủ vốn buôn. Lý tưởng của các nhà cách mạng và các nhà ái quốc là lòng mong muốn cải tiến xã hội cho dân tiến, dân giầu, nước mạnh, và lòng thiết tha bảo vệ quê hương khi tổ quốc lâm nguy; họ sẽ hành động ngay khi nhu cầu đất nước đòi hỏi phải làm. Lý tưởng của các nhà viết sử chân chính là muốn nói lên tất cả những gì đã xẩy ra trong quá khứ đúng như sự thật đã xẩy ra, và phơi bày ra cho người đời biết rõ những sự thật lịch sử nào đã bị các thế lực đương quyền hay tàn dư của các thế lực cũ cố tình bóp méo hay bưng bít. Lý tưởng mà chưa viết hay chưa nói lên được thì sẽ bị dồn ép chứa chất trong lòng và được gọi là nỗi lòng. Nỗi lòng của tác giả là NỖI LÒNG của một chứng nhân lịch sử đã chìm nổi với quê hương trong 30 năm khói lửa với gần trọn đời làm lính chiến và dạy môn lịch sử trong các trường trung học.

Kinh nghiệm của những người đi trước là bài học cho những người đi sau. Cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cụ Đỗ Mậu đã nói lên rất nhiều sự thật lịch sử có liên hệ đến chính quyền Ngô Đình Diệm và các thế lực đưa ông ta về cầm quyền. Cũng vì vậy mà những người đồng đạo với anh em ông Ngô Đình Diệm đã mở một chiến dịch đại qui mô, liên tục chỉ trích và mạt sát tác giả một cách vô cùng hèn hạ. Tiếc rằng, những người bênh vực và bào chữa cho chính quyền Ngô Đình Diệm và thế lực đã dàn dựng cho ông Diệm về Việt Nam cầm quyền chỉ nhằm vào cá nhân của tác giả Đỗ Mậu để đả phá và mạt sát, chứ không đả phá được sử luận của tác giả đưa ra là ”Hễ phi dân tộc thì thế nào cũng phản dân tộc”. Chúng tôi biết rằng viết ra những sự thật trong lịch sử trong thời cận và hiện đại tất nhiên là sẽ bị những phần tử coi nặng đức tin thiêng liêng hơn là dân tộc và quê hương gieo tai giáng họa. Dù là biết như vậy, nhưng chúng tôi cũng vẫn phải hành động theo lương tâm của những người viết sử chân chính và xin đuợc viết lên những sự thật đúng như sự việc đã xẩy ra trong quá khứ.

Thiển nghĩ rằng những biến cố lịch sử và những việc làm của các nhà lãnh đạo chính quyền chuyên chính trong thời cận và hiện đại thì quá nhiều, khả năng chúng tôi lại có hạn. Hơn nữa, thánh nhân còn có khi lầm. Dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, tất nhiên chúng tôi cũng vấp phải ít nhiều lỗi lầm và thiếu sót. Ước mong được các bậc cao minh chỉ giáo.

Về kỹ thuật cước chú trong sách, tác giả quyết định chọn phương pháp phụ chú trong văn bản của các nhà nhân chủng học trong tập đầu tiên này. Trong những tập kế tiếp, tác giả sẽ sử dụng đúng nguyên tắc phụ chú thường dùng trong các phụ chú chuyên nghiệp.

Sách cũng có nhiều phụ bản hình ảnh, tài liệu và bản đồ. Ngoài ra, tác giả đã sử dụng rất nhiều kết quả công trình nghiên cứu của nhiều học giả và tác giả Việt Nam cũng như trên thế giới, được viết bằng nhiền sinh ngữ. Phần lớn các tác phẩm này đã được dịch qua Việt ngữ. Tuy nhiên, khó có thể nói tác giả đã đọc hay nghiên cứu tất cả những tác phẩm đã viết về chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam. Khiếm khuyết này là điều khó tránh. Xin đa tạ tất cả quí vị có tác phẩm được trích dẫn, và cũng xin quí độc giả thứ lỗi cho những phần thiếu sót. 

Tacoma ngày 8/8/1998
Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

LỜI CẢM TẠ

Tác giả xin chân thành cảm tạ:

Nhà văn lão thành Nguyễn Thượng Tiến, nhà văn Doãn Quốc Sĩ, cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, cựu Tướng Đỗ Mậu, cụ Trần Trọng Phúc, Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu, Tiến-sĩ Trần Chung Ngọc, Bác-sĩ Nguyễn Thanh Giản. Tất cả các quý vị trên đây đã luôn luôn khích lệ cũng như đã cung cấp khá nhiều tài liệu khả tín và giải thích những thắc mắc mà chúng tôi còn nghi ngờ hay cho biết những gì mà chúng tôi không biết.

Bạn Nguyễn Hữu Phúc, một đồng nghiệp cùng làm việc chung với tôi tại Nha Học Chánh Tacoma, hằng ngày thường bàn luận với tôi về các đề tài viết trong bộ sách này.

Nhà văn Vũ Đình Kh.  đã bỏ ra nhiều tuần lễ để đọc và sửa giùm cho những chỗ thiếu sót về chính tả và bàn luận với người viết về  nhiều điều bổ ích khác trong sách..        

Quý vị tác giả những bài viết đăng trên các nhật báo, tuần báo và nguyệt san cũng như các sách sử mà chúng tôi dùng làm tài liệu tham khảo để viết tập sách này cũng như trong bộ sách nói về “Nguồn Gốc Và Bản Chất Bạo Quyền và Con Người Ngô Đình Diệm” mà chúng tôi sẽ cho ra mắt độc giả trong một ngày gần đây. Vì không biết rõ địa chỉ, chúng tôi không thể viết thư riêng để xin phép từng quý vị được. Ước mong quý vị niệm tình thông cảm mà tha thứ cho những thiếu sót của chúng tôi.

Đặc biệt, các con tôi đã không ngừng an ủi, khích lệ và không chút hờn ghen với đứa con tinh thần một đời của bố. Và, người bạn lòng của tôi, Nguyễn Thị Phúc, đã hăng say và cặm cụi hy sinh trong bao nhiêu năm trường giúp đỡ tôi trong mọi vấn đề từ việc chỉ dẫn cho tôi biết cách sử dụng máy điện toán, việc lay-out bài viết cho đến việc bàn luận về các đề tài phải viết, và đặc biệt nhất là việc gồng mình chịu đựng những thử thách khi phải đương đầu với bạo lực do những người cuồng tín trong ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” chủ mưu gây ra để khủng bố tinh thần và sinh mạng của người viết từ khi cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 được tung ra thị trường vào đầu năm 1997.

Tacoma, ngày 5 tháng 4 năm 1998

Trân trọng,

Tác giả Nguyễn Mạnh Quang

 

LỜI PHI LỘ

Cho đến ngày nay, nước Việt Nam ta còn có tên trên bản đồ thế giới và người Việt Nam còn được nhân dân thế giới kinh nể là nhờ có lòng nhiệt thành ái quốc của tổ tiên ta trong sứ mạng quyết tâm giữ vững giang san của tiền nhân để lại. Hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước, Việt Nam đã kinh qua gần một ngàn năm đô hộ của người Trung Hoa từ phương Bắc tràn xuống, và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican từ Âu Châu tiến đến đánh chiếm làm thuộc địa khai thác, cưỡng bách, bắt chẹt và dụ khị nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa. Ách thống trị của người Trung Hoa áp đặt lên nhân dân ta đã bị khai tử đã từ lâu. Mỗi lần kẻ thù từ phương Bắc ỷ có quân hùng, tướng mạnh và dân đông xua quân tràn vào lãnh thổ Việt Nam là một lần phải gánh chịu thảm nhục đau thương. Ách thống trị bạo ngược của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican cũng đã bị khử diệt và cái mặt nạ danh xưng ”tôn giáo cầm bó đuốc văn minh đi khai hóa” của chúng cũng đã bị lột trần để cho nhân dân ta nhìn thấy rõ bộ mặt thật của những kẻ chủ mưu sử dụng nó.

Chiêu bài ”tôn giáo” mà Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican đã sử dụng đánh chiếm Việt Nam trong hồi thế kỷ thứ 19 tưởng như đã được đào sâu chôn chặt vào khi chế độ độc tài tôn giáo Ngô Đình Diệm bị khai tử bằng cuộc Cách Mạng 1-11-1963. Nhưng không ngờ những người cuồng tín của Giáo Hội La Mã vẫn còn ”cố đấm ăn xôi” bám chặt lấy nó và vẫn còn triền miên trong cơn mộng du mơ ước đưa nước Việt Nam sống trở lại thời chế độ độc tài tôn giáo trị của anh em ông Ngô Đình Diệm của ngày nào. Những người này đã và đang viết sách, viết báo, ngụy tạo lịch sử theo sách lược “Hàm Huyết Phún Nhân” và tiến hành theo kế hoạch “Cả Vú Lấp Miệng Em” và “Tăng Sâm Giết Người” của Giáo Hội La Mã vạch ra để làm hạ giá các vị anh hùng dân tộc trong các phong trào kháng chiến chống lại Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican từ thế kỷ 19, và nguyền rủa những người chống lại bạo quyền Ngô Đình Diệm.  Vì những lý do trên đây, người viết phải đưa ra những dẫn chứng lịch sử để độc giả nhìn thấy rõ nguồn gốc và bản chất chế độ độc tài tôn giáo  (đạo phiệt) Ngô Đình Diệm. Để cho dễ dàng việc theo dõi những sự kiện lịch sử được trình bày trong bộ sách này, chúng tôi xin ghi lại đây các thời kỳ lịch sử của nước nhà đã được các sử gia sử dụng:

Thời kỳ Thượng Cổ (từ ngày lập quốc đến 111 trước Tây Lịch)
Thời kỳ Bắc Thuộc (từ năm 111 trước Tây Lịch đến năm 939 sau Tây Lịch)
Thời kỳ Tự Chủ (939-1883)
Thời kỳ Đô Hộ Của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican (1883-1945)
Thời Kỳ Kháng Chiến Chống Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican (1945-1954)
Thời Kỳ Nam Bắc Phân Tranh (1954-1975)

Gọi thời kỳ từ 1945 cho đến 1954 là thời kỳ Kháng Chiến Chống Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican tất nhiên là gượng gạo, vì thực ra, ngay từ khi quân đội của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican khởi sự xâm lăng Việt Nam từ thập niên 1840 thì nhân dân Việt Nam đã vùng lên kháng chiến chống lại quân cướp ngoại thù, và cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn liên tục cho đến ngày chính quyền ủy nhiệm của một trong hai Đế Quốc trên đây không còn tác oai tác quái trong lãnh thổ Việt Nam.

Thời kỳ từ tháng 7-1954 cho đến ngày 30-4-1975 xin tạm gọi là thời kỳ Nam Bắc Phân Tranh. Trong thời kỳ này, nhân dân Miền Bắc bị cưỡng bách theo chế độ độc tài Cộng Sản, thường được gọi là độc tài Đỏ, và Miền Nam bị cưỡng bách theo chế độ độc tài tôn giáo của Giáo Hội La Mã, gọi là độc tài Đen.

Cũng xin nói rõ là không biết có phải vì vô tình hay cố ý mà các chính quyền và các nhà viết sử từ năm 1883 lại dùng danh xưng thời Pháp Thuộc để nói về thời kỳ nước Việt Nam bị các đế quốc Âu châu thống trị từ năm 1883 cho đến năm 1945. Người viết nghĩ rằng danh xưng thời Pháp Thuộc không nói lên được toàn bộ thực chất của các thế lực đế quốc thực dân Âu châu chủ mưu đem quân đánh chiếm Việt Nam để chia chác các chiến lợi phẩm ăn cướp được của Việt Nam và chia nhau các phạm vi khai thác cùng các nguồn lợi nhuận trong thời kỳ thống trị Việt Nam. Vì vậy mà người viết mới gọi thời kỳ này là thời kỳ Đô Hộ của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican.

Thời kỳ Tự Chủ được coi như là thời kỳ dân nước ta sống trong chế độ độc tài quân chủ chuyên chế theo triết lý Nho Giáo. Tính ra, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã kinh qua bốn loại độc tài:

1.- Độc tài quân chủ chuyên chế theo quan niệm Nho giáo,
2.- Độc tài đế quốc thực dân xâm lược,
3.- Độc tài tôn Giáo (độc tài Đen - độc tài Hồi giáo không có ở Việt Nam),
4.- Độc tài Cộng Sản (độc tài Đỏ)

Hai loại độc tài Đức Quốc Xã và độc tài Phát Xít Ý có tính cách địa phương và chỉ giới hạn ở trong lãnh thổ của hai nước Đức và Ý, và cùng lắm thì cũng chỉ mở rộng sang các vùng lân cận. Hai loại độc tài này không có ảnh hưởng gì đến Việt Nam, cho nên người viết sẽ không bàn tới. Việt Nam chỉ kinh qua chế độ độc tài quân phiệt dưới thời ông Tướng Nguyễn Khánh từ ngày 30-1-1964 cho đến ngày 19-2-1965. Thời kỳ này quá ngắn cho nên Tướng Nguyễn Khánh không đủ thời giờ để củng cố quyền lực. Cũng vì thế mà hầu như nó không có tác dụng gì đến đời sống người dân lúc bấy giờ. Đây là lý do người viết không đề cập đến chế độ độc tài quân phiệt.

Sau khi lật đổ bạo quyền Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ muốn duy trì Tướng Dương Văn Minh nắm quyền lãnh đạo chính quyền, nhưng nhóm Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính  và Lê Văn Kim bị nghi là ngả theo trung lập thân Pháp. Vì thế cho nên ông McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, và ông Colby, Giám Đôc CIA (Cơ Quan Tình Báo Trung Ương của Hoa Kỳ) đưa Tướng Nguyễn Khánh lên làm ”Chỉnh Lý” thay thế nhóm Tướng Minh-Đôn-Kim-Đính. Tướng Khánh quá nhiều tham vọng, sinh ra quá trớn, đi vào vết xe của ông Ngô Đình Diệm trước kia khiến cho tình hình trở nên rối loạn và đưa đến việc Phật Giáo và Kitô giáo chống nhau khiến cho tình hình lại càng trở nên rối reng hơn. Trong khi đó thì có một số các nhà lãnh đạo Phật giáo trở thành quá khích chống Mỹ. Sự kiện này làm cho người Mỹ mất tin tưởng vào Phật Giáo. Đây là sự sai lầm tạo cơ hội bằng vàng cho giới tu sĩ Kitô quá khích và các cựu đảng viên đảng Cần Lao Công Giáo lợi dụng để khai thác bằng cách cố ý gây cho tình hình vốn đã bất ổn lại càng trở nên bất ổn hơn để thừa nước đục thả câu, và cũng là để chứng tỏ cho người Hoa Kỳ thấy rằng chỉ có người Kitô giáo Việt Nam mới đáng được cho người Hoa Kỳ tin tưởng, giao cho trách nhiệm lèo lái chính quyền chống Cộng ở Miền Nam Việt Nam. Những cuộc biểu tình tuần hành có võ trang của đồng bào Kitô giáo do Linh-mục Hoàng Quỳnh và Linh-mục Mai Ngọc Khuê phát động kéo về thủ đô Sàigòn là một trong những bằng chứng hiển nhiên cho điều này:

 ”Ngày 27-8-1964.- Hội Đồng QĐCM quyết định:

Lập một ban Lãnh Đạo Lâm Thời Quốc Gia và Quân Lực gồm các Tướng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Khánh.

Cử chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ nhưng phải triệu tập Quốc Dân Đại Hội  trong 2 tháng; có thể ủy quyền cho một Phó Thủ Tướng điều khiển thừa ủy nhiệm Thủ  Tướng.

13 giờ. Khi các tướng lãnh còn đang họp, chừng 2 ngàn người từ các ngoại ô kéo tới  trước Bộ Tổng Tham Mưu, với gậy, dao, búa, đòi gặp Hội Đồng QĐCM. Họ trưng biểu ngữ: ủng hộ HĐQĐCM, chống Cộng và Trung Lập...Quân cảnh ngăn cản, đám người cứ xông lên, bị bắn chết 4, bị thương 11; 1 binh sĩ bị chém, một số bị thương.

14 giờ. Một đoàn cũng như trên, kéo đến đài Phát Thanh đòi phát thanh bản Tuyên  Ngôn (của họ), qua đường Phan Đình Phùng gây lộn với một số học sinh Kỹ Thuật  Nguyễn Trường Tộ. Học sinh trường này cùng bạn học trường Cao Thắng kéo tới đánh   lại: 13 người bị thương, 8 người thuộc đoàn biểu tình bị bắt. Đoàn biểu tình tới hai trường  đòi thả 8 người kia, rồi xông vào đánh lộn lần nữa. Có hai học sinh bị đâm chết. Linh-mục  Hồ Văn Vui và Thượng Tọa Thích Tuệ Đăng tới hòa giải mãi, tới 19 giờ hơn, mọi người  mới chịu giải tán.

Buổi chiều tối, các khu Công Giáo Phú Nhuận, Trương Minh Giảng báo động và thanh  niên ra các đầu đường canh gác. Tại Viện Hóa Đạo, chợ Bến Thành, cũng nhan nhản   thanh niên đứng canh.

Ngày 28-8-1964. Các trường học vẫn sôi nổi. Thanh niên vẫn tụ tập rất đông trước các  công trường Lam Sơn, Diên Hồng, v.v... Cảnh sát bắt 119 người, trong đó có một số du  đãng”. (Đoàn Thêm. 1945-1964 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua. Los Alamitos,  California: Xuân Thu (không ghi năm xuất bản), trang 403).

Sách Văn Sử Địa 1992 Chu Văn Trình nói về các cuộc biểu tình có võ trang này như sau:

”Ngày 27/8/1964, “Linh-mục Hoàng Quỳnh xách động các phần tử cuồng tín từ các trại  định cư: Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn, biểu tình trưóc Bộ Tham Mưu... với khảu  hiệu: “Thà mất nước , không thà mất Chúa”. [Văn Sử Địa 1899, Chu Văn Trình]. (Trần  Văn Kha. Thời Đại Mới. Westminster, California: Văn Nghệ, 1992, trang 251).

Những người Kitô giáo đã không ngần ngại nói thẳng với Đại Tá Lansdale rằng chỉ có người Kitô giáo mới có thể đảm đương được công việc chống Cộng (độc quyền bao thầu chống Cộng). Sự kiện này được Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu ghi lại như sau:

”Tổng Giám Đốc Thanh Niên của chính phủ Nguyễn Văn Lộc phản ảnh trung thực ước muốn chủ trương độc quyền cai thầu chống Cộng này qua lời tuyên bố giữa một buổi họp tham mưu về kế hoạch tái thiết, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Thiệu, rằng chỉ có khối  giáo dân Kitô mới cung cấp được ”những thành phần đáng tin cậy trong phong trào thanh  niên”...         ”...Báo cáo ngày 27/2/1968, Lansdale gửi Bunker: LBJL, NSF, Vietnam country File. Box  107. Tưởng nên ghi thêm, trong một dạ tiệc đưa tiễn Tướng Lansdale, một nhóm ”lãnh tụ”  thanh niên và sinh viên Kitô từng cung cấp nhiều tin tức đầy sai lạc và độc ác về các tổ  chức sinh viên không phải là Kitô và Phật tử, tổ chức một buổi ca nhạc loại bỏ túi, trong đó có bài  ”từ biệt Ed Lansdale.” Theo Đỗ Ngọc Yến (một tìn đồ Kitô), bài này do sáng kiến của  Yến; chỉ có điều Yến không ngờ là bài hát để tiễn biệt một phạm nhân Mỹ bị treo cổ;  Phỏng vấn điện thoại ngày 9/11/1997). Chính Đạo. Mậu Thân 68 Thắng hay Bại? Houston,  Texas: Văn Hóa. 1998, trang 285 và 198).

Việc ông Linh-mục Đinh Xuân Hải ngang nhiên cướp đất và hà hiếp đồng bào cư ngụ vùng Phú Thọ, thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định là một trong những bằng chứng khác chứng tỏ rằng đảng Cần Lao Công Giáo đã đuợc chính Quyền Nguyễn Văn Thiệu bao che để trở lại làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị tại Miền Nam Việt Nam.

”Tại ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, Linh-mục Đinh Xuân Hải cai quản một họ đạo người Bắc di cư được quận trưởng Tân Bình người Thiên Chúa giáo là ông Phan Gia Quýnh phục vụ đắc lực. Nhờ vậy Đinh Xuân Hải tha hồ làm mưa làm gió  trong lãnh địa của ông.  Trước hết, Đinh Xuân Hải tìm cách nới rộng ”giang sơn” bằng cách đuổi một số dân chúng  không Thiên Chúa giáo vốn cư ngụ lâu đời chung quanh họ đạo đi nơi khác. Dân chúng  phẫn uất khiếu nại với chính quyền, nhưng tiếng dân nào có thấu Trời. Người dân nào  không dời nhà đi thì ông cho dân vệ của họ đạo đến nhổ hàng rào, xô sập nhà cửa, ném  đồ vật ra đường. Cho đến ngày giang sơn của Đinh Xuân Hải mở rộng đến một ngôi chùa  và cơ sở xã hội Quách Thị Trang do Đại Đức Thích Nhật Thiên điều khiển, khi Đinh  Xuân Hải ra lệnh cho nhà sư phải nhường đất đai và chùa chiền lại cho ông ta thì tất nhiên  nhà sư không chịu, và vị linh mục này bèn cho dân vệ phá phách vườn tược của cơ sở  Quách Thị Trang, rồi cuối cùng cho ném lựu đạn vào cơ sở xã hội này. Tuy ông ta chỉ mới  hăm dọa, nhưng hành động bạo ngược của ông ta từ trước đến nay cũng đủ làm cho Đại  Đức Nhật Thiên hoảng sợ phải bỏ chùa, bỏ cơ sở Quách Thị Trang trốn về Sàigòn, cầu  cứu Viện Hóa Đạo. Viện Hóa Đạo cũng biết không có cách gì hơn là chỉ gửi đơn kiện với  tòa hành chánh tỉnh Gia Định, với quận Tân Bình. Thế nhưng Đinh Xuân Hải vẫn vô can,  vẫn bình chân như vại, vẫn vênh váo làm một lãnh chúa bạo ngược. Suốt 6, 7 tháng trời,  báo chí Sàigòn đã sôi nổi theo dõi và đăng tin, bình luận về vụ này, và gọi Đinh Xuân Hải  là một ”hung thần”, ”ác quỷ”, nhưng Đinh Xuân Hải vẫn tiếp tục lộng hành, nào có sợ chi  ai khi mà chính quyền, quân đội, công an, cảnh sát,... đều nằm trong tay nhóm Cần Lao  Công Giáo, nhóm ngưòi chỉ muốn trả thù Phật giáo và lương dân. Hiện tượng Đinh Xuân  Hải làm sôi nổi dư luận dân chúng thủ đô Sàigòn Gia Định một thời, được báo chí Sàigòn  triệt để khai thác, nhưng sau này lại không được một ”sử gia Thiên Chúa giáo” nào ghi vào  các tác phẩm của họ”. (Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Westminster,  California: Văn 1993 trang 785).

Đồng thời, các ông tu sĩ của Giáo Hội La Mã trong đó có các ông Linh-mục Nhuận, Cao Văn Luận, v.v... tích cực tìm cách đi sát với Tướng Nguyễn Văn Thiệu (một tín đồ Gia-tô), nhằm  gây ảnh hưởng và tạo vây cánh cho Tướng Nguyễn Văn Thiệu để dựa thế chính quyền hầu tung tác trong mưu đồ giữ vững ưu thế của Kitô giáo trong chính quyền. Khi đã củng cố được thế lực bên cạnh chính quyền Nguyễn Văn Thiệu rồi, họ mới bắt đầu cho ra đời cái gọi là ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” và cho thi hành sách lược tham nhũng hóa chính quyền bằng cách phục chức hay thăng chức các thành phần đảng Cần Lao Công Giáo cũ, cũng như lôi kéo bọn tướng tá tham nhũng, rồi dần dần đưa cả hai bọn này vào nắm những địa vị then chốt trong chính quyền. Sự việc những người Kitô giáo và bọn tướng tá tham nhũng nắm giữ những vai trò quan trọng trong chính quyền Nguyễn Văn Thiệu như các Tướng Đặng Văn Quang, Ngô Du, Lữ Lan, Bùi Đình Đạm, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Toàn, Trung Tá Nguyễn Hữu Duệ (Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống trước kia), Linh-mục Cao Văn Luận, v. v... là những thí dụ điển hình. Nổi bật nhất trong những việc làm bất chính này là tập đoàn Cần Lao Công Giáo ở trong hậu trường của chế độ Nguyễn Văn Thiệu đã khai sinh ra Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm (hậu thân của Đảng Cần Lao Công Giáo) với Lực Lượng Đại Đoàn Kết và một vài tổ chức khác với những danh xưng khác như Việt Nam Nhân Xã Đảng của Trương Công Cừu, Trần Vỹ, Ngô Khắc Tỉnh, v.v…,  gồm toàn những phần tử cuồng tín, tàn dư của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican, làm vây cánh và sử dụng những tên tướng tham nhũng gian ác như Lam Sơn, Ngô Du, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Toàn, Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Hoàng Xuân Lãm, v.v... làm bè đảng. Tập đoàn ở hậu trường chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thật là vô cùng quỷ quyệt. Đặc biệt nhất là chúng đã sử dụng bộ máy tuyên truyền của tập đoàn Cần Lao rêu rao rằng chế độ Nguyễn Văn Thiệu mới thực sự là tham nhũng. Làm như vậy thì mới dễ dàng che lấp tội ác gian tham, kỳ thị, ngược đãi và đàn áp các thành phần dân chúng thuộc các  tôn giáo khác, đặc biệt nhất là tội ác đã giết hại hơn 300 ngàn người không phải là tín đồ Gia-tô trong các tỉnh thuộc Liên Khu V (Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Hòa, và Khánh Hòa) cùng các tội lạm quyền, tham nhũng , vơ vét và tích lũy tài sản một cách phi pháp của anh em nhà Ngô và tập đoàn gia nô. Vì bản chất chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là như vậy, cho nên các nhà viết sử đều cho rằng chế độ Nguyễn Văn Thiệu là “Chế độ Diệm không Diệm”.

Trong thực tế, chính quyền Ngô Đình Diệm đã theo đuổi chính sách độc tài tôn giáo. Trong các loại độc tài đã nêu ra trên đây, loại độc tài tôn giáo của anh em ông Ngô Đình Diệm đã theo đuổi là loại độc tài thâm độc, gian tham, tàn ác, phi nhân và bạo ngược hơn cả. Muốn biết rõ loại độc tài này tham tàn và bạo ngược như thế nào, chúng ta phải tìm hiểu cái bản chất độc tôn tôn giáo và tham vọng đế quốc của Giáo Hội La Mã, một thế lực đã chủ xướng dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm đất đai để cưỡng bách các dân tộc bản địa phải theo đạo, ra công vận động với các chính quyền Pháp từ Louis XIV, Louis XVI, Napoléon III và Cộng Hòa Đệ Tam Pháp đem quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam, rồi lại ra công vận động và chạy chọt với các trung tâm quyền lực quốc tế để đưa ông Ngô Đình Diệm về làm tay sai cho họ trong việc thi hành sứ mạng Constantine tại Việt Nam; sau đó, chúng ta phải đem so sánh con số nạn nhân bị giết hại trong hai chế độ độc tài Đỏ ở Miền Bắc Việt Nam và độc tài Đen tại Miền Nam Việt Nam để người đọc nhìn ra cái mức độ tàn ác của chế độ độc tài Đen ở Miền Nam ghê tởm đến mức nào! Đây cũng là lý do mà các nước dân chủ tại Bắc Mỹ và Tây Âu phải ghi hẳn vào hiến pháp của họ ra ”tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Cũng vì thế mà người viết mới cho rằng ”độc tài tôn giáo là loại độc tài tàn ác và bạo ngược nhất trong các loại độc tài”.

Thiết nghĩ rằng việc sử dụng danh xưng ”Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican” và cụm từ ”người Việt Nam song tịch (Việt Nam và Vatican)” có thể làm buồn lòng những người Việt Nam tín đồ của Giáo Hội La Mã. Đây là việc làm bất đắc dĩ chỉ vì chúng tôi phải tôn trọng sự thật của lịch sử mà phải sử dụng danh xưng và nhóm chữ trên đây để nói lên những sự thật đã xẩy ra trong lịch sử. Dĩ nhiên là cũng có nhiều nhà truyền giáo đến Việt Nam để truyền đạo. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh có rất nhiều nhà truyền giáo đến Việt Nam nói rằng đem ”Tin Mừng” ”Hồng Ân Thiên Chúa” đến Việt Nam ”Rao Giảng” về ”Lòng bác ái và tình thương” của Chúa Jesus, nhưng thực ra, họ đến Việt Nam để thi hành những điệp vụ thâu thập các tin tức cần thiết về địa lý (đất đai, khí hậu, thảo mộc thiên nhiên và tài nguyên) chính trị, tôn giáo, đời sống xã hội, sinh hoạt kinh tế, dân tình, thế nước như thế nào, tổ chức quốc phòng ra làm sao, và đặc biệt nhất là việc thiết lập đạo quân thứ năm để tiếp tay cho Đoàn Quân Viễn Chinh của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican khi tiến vào đánh chiếm Việt Nam. Chính Giáo Hội La Mã chủ mưu phát động chính sách đế quốc bằng việc ban hành các sắc lệnh vào những năm 1449, 1452, và 1493. Theo tinh thần các sắc lệnh này, Giáo Hội chủ trương đem quân đi đánh chiếm các vùng đất nằm ngoài vùng ảnh hưởng của Giáo Hội để làm thuộc địa, rồi cưỡng bách và bắt chẹt các dân tộc bản địa làm nô lệ và phải theo đạo Thiên Chúa. (Sẽ nói rõ về ba sắc lệnh này trong phần sau). Những việc làm của các nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), Joseph Marchand (Cố Du), Legrand de la Liraye, Retord, Lefèbre, Pellerin, Puginier, Huc, Lebois, và những tên cuồng đạo làm Việt gian bán nước cho Giáo Hội như Linh-mục Trần Lục, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Trần Bá Lộc, Petrus Trương Vĩnh Ký, v.v... là những bằng chứng hiển nhiên về việc này. Bản báo cáo của nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes gửi về Tòa Thánh Vatican và chính phủ Pháp được sử gia Avro Manhattan ghi lại dưới đây là một trong những bằng chứng chứng minh rằng các chuyên viên gián điệp lão luyện của Giáo Hội chỉ mượn danh nghĩa truyền giáo để dễ bề thi hành các điệp vụ thâu thập các tin tức tình báo cho mưu đồ đế quốc trên đây của Giáo Hội La Mã:

Ông tu sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1620. Một thập  niên sau, ông ta gửi về Tòa Thánh La Mã và nước Pháp một bản báo cáo rất chính xác về  tiềm năng kinh tế, chính trị và thương mại (của vùng này). Tức thì, các ông tu sĩ Dòng Tên  người Pháp được chiêu tập gửi sang (Đông Dương) để giúp ông ta các công việc biến đổi  (dân địa phương) theo đạo Ki Tô La Mã và mở rộng các hoạt động thương mại. Cả Tòa Thánh La Mã và nước Pháp đều coi những việc làm này là những hoạt đầu không thể tách  rời được để tiến đến việc đánh chiếm các quốc gia Đông Dương.” (Avro Manhattan.  Vietnam: Why did we go? Chino, CA: Chick Publications, 1984, trang 139).

Sách ”Kitô Giáo: Từ Thực Chất đến Huyền Thoại” ghi lại lời Alexandre de Rhodes viết:

Tôi tin rằng”, ông viết, ”Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều  binh sĩ để chinh phục toàn thể phương Đông. Và ở đó, tôi sẽ có cách để chọn được nhiều  giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày  11-09-1652 với ý định đó.” (Văn Hóa. Kitô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại.  Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1996, trang 344).

Chính vì những sự kiện trên đây mà sử gia Avro Manhattan mới có nhận xét như sau:

Chế độ thực dân Pháp và Giáo Hội La Mã đã được coi như là cặp song sinh bất khả phân  ly trong một thời gian rất dài, như chúng ta từng biết.” (Sđd, tr 61)

”Nghiên cứu về mô thức lịch sử, chúng ta thấy rằng Giáo Hội La Mã đã đồng hóa mục tiêu  tôn giáo của Giáo Hội với các mục tiêu chính trị của các đại cường trong từng giai đoạn.  Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã áp dụng chính sách này bằng cách đồng hóa với các đại  cường Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp của thời đó.  Tại Âu châu, Giáo Hội cũng đã từng nhiều lần theo đuổi chính sách trên đây trong thế kỷ  thứ 20 này. Tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi thời kỳ, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp,  với Đế Quốc Áo-Hung theo Ki Tô La Mã trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, và liên kết với các chế độ độc tài thuộc phe hữu là Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý trước và trong thời Đệ  Nhị Thế Chiến. Ngay khi các Cường Quốc trên đây khởi sắc, Giáo Hội liền đồng hóa  quyền lợi của Giáo Hội với các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh của các cường  quốc này.” (Avro Manhattan. Sđd., trang 157).

Như vậy là giữa Vatican và nước Pháp có sự đồng lao cộng hưởng. Giáo Hội La Mã chủ xướng việc đánh chiếm Việt Nam. Việc chủ xướng đánh chiếm Việt Nam và vùng đất khác không theo đạo Thiên Chúa La Mã bắt nguồn từ Sắc Lệnh do Giáo Hoàng Martin V ban hành vào năm 1449. Sắc Lệnh này được sử gia Cao Huy Thuần nói rõ nơi trang 7 trong tác phẩm Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam do nhà xuất bản Hương Quê phát hành vào năm 1988. Trong việc đánh chiếm Việt Nam, Giáo Hội bỏ công lao và nhân lực ra làm công tác gián điệp, bắt nhân, gài người, móc nối dân bản địa để thiết lập đạo quân thứ năm, gây cơ sở và thâu thập các tin tức tình báo cần thiết để chuẩn bị việc tiến quân xâm chiếm. Sau khi đã thâu thập được đầy đủ các tin tức tình báo về Việt Nam và đã thiết lập xong đạo quân thứ năm, họ mới đến triều đình Pháp vận động thỉnh cầu đem quân xuất chinh tiến chiếm Việt Nam. Như thế thì quả thật là đồng cân đồng ký. Danh xưng ”Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican” được sử dụng trong bộ sách này cũng chỉ là để nói lên sự thật của lịch sử mà thôi.

Cụm từ ”người Việt Nam song tịch (Việt Nam và Vatican)” cũng là một sự kiện hiện hữu như 1+1=2.

Lý do thứ nhất: Vatican là một quốc gia có đầy đủ những yếu tố lãnh thổ, dân số và chính quyền cũng như chủ quyền. Nói về sự kiện này, ông Lương Minh Sơn viết:

Năm 1869, Đức Giáo Hoàng Pius IX tên thật là Giovanni Maria Mastai-Ferretti, triệu  họp đại hội Công Đồng Vatican I. Ngày 17-08-1870, dựa trên 533 phiếu thuận và 2 phiếu  chống của các giám mục, Công Đồng Vatican I biểu quyết rằng Đức Giáo Hoàng không  bao giờ sai lầm trong vấn đề hoạch định chủ thuyết cho niềm tin (giảng dịch thánh kinh),  và hoạch định nền tảng đạo đức cho người Thiên Chúa Giáo La Mã. Mọi chủ trương của  Đức Giáo Hoàng đối với giáo lý và giáo luật không bao giờ được sửa đổi (”Irreformable”)  và không cần có sự đồng ý của Giáo Hội (”require no consent of the church”). Kết quả là  nước Đức phải thiết lập một số điều luật để chống lại chủ trương mới của tòa thánh, nhằm  bảo vệ quyền lợi quốc gia của Đức. Ngày 13-05-1871, trong cùng một mục đích như Đức,  Ý Đại Lợi ban hành luật thu hẹp chủ quyền của Đức Giáo Hoàng từ một địa phận rộng  16 ngàn dặm vuông (square miles) xuống còn 44 mẫu đất (hectar) ngay tại tòa thánh  Vatican. Ngày 11-02-1929, trong chủ ý tách rời quyền lợi của tôn giáo ra khỏi quyền lợi  quốc gia, Ý Đại Lợi đồng ý nhìn nhận Vatican ly khai ra khỏi lãnh thổ Ý để trở thành một  quốc gia độc lập mà được công pháp quốc tế gọi là ”quốc gia của chủ thuyết Thiên Chúa  Giáo La Mã” (state of Roman-Catholicism).  Năm 1976, trong một quốc gia mà đại đa số người dân là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã,  Ý Đại Lợi đã bãi bỏ luật xem Thiên Chúa Giáo La Mã là quốc giáo hay công giáo, và  chấm dứt điều lệ dạy giáo lý trong các trường công học [TRA, ”Religion 1870”' ”Pope Pius  IX”, ”Vatican, State of Roman-Catholicism”]. (Lương Minh Sơn. Bài Học Chiến Tranh  Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ (Phần Tài Liệu Tham Khảo và Chú  Giải), đăng trong Nhật Báo Người Việt (Los Angeles (?), California) liên tiếp 10 kỳ kể  từ Ngày Thứ Bảy 09-11-1996).

Hai ông Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm viết trong cuốn Giáo Sĩ Đắc Lộ và Tác-Phẩm Quốc-Ngữ Đầu Tiên nơi trang XIV với đề mục ”Công-Dân Đức Giáo-Hoàng” như sau:

Nếu Giáo-sĩ Đắc-lộ có ”thẻ căn cước” và thẻ ấy còn giữ được đến ngày nay, chắc chắn ta  sẽ đọc thấy ở sau đó, sau hàng chữ ”họ, tên”, đến mục quốc-tịch ghi mấy chữ: ”Công-dân  Đức Giáo-Hoàng” (Sujet du Pape). Quả thực đó mới chính là quốc-tịch của Cha Đắc-lộ  trên thực tế cũng như pháp lý.” (Nguyễn Khắc Xuyên & Phạm Đình Khiêm. Giáo Sĩ Đắc Lộ và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên. Sàigon: Tinh Việt Văn Đoàn, 1961, trang XIV).

Lý do thứ hai: Bất kỳ một người ngoại đạo nào khi nhập đạo Thiên Chúa La Mã (nhập tịch nước Vatican) đều có sổ bạ ghi rõ ngày theo đạo, tức là ngày nhập tịch nước Vatican. Ngay cả đến những người đạo gốc, khi sinh con, họ cũng  đem đứa bé sơ sinh ra nhà thờ để ghi danh vào sổ bạ; nói là rửa tội, nhưng sự thực là làm giấy khai sinh theo thủ tục hộ tịch của nước Vatican. Sự kiện này được Giáo-sư Lý Chánh Trung trình bày rõ ràng trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc như sau:

”Theo đạo Công Giáo không phải chỉ là nhận Sự Thật của Phúc Âm, tuân hành lời dạy  của Đức Kitô, mà cốt yếu là gia nhập cộng đồng đức tin là Giáo Hội, và Sự Thật của Phúc  Âm chỉ được bộc lộ toàn diện chín chắn trong Giáo Hội, đại diện duy nhất cho Đức Kitô  trong trần thế, vì sự thể hiện lời dạy của Đức Kitô đòi hỏi sự hiệp nhất với Ngài, mà sự  hiệp nhất này chỉ được thực hiện trong Giáo Hội, qua các phép bí tích.  Chịu phép rửa tội không phải chỉ là được ”tái sinh”, trở thành ”một con người mới” theo  nghĩa đạo đức cá nhân, mà còn là gia nhập một dân tộc, mang một ”quốc tịch” mới, trở  thành công dân của ”đô thị Thiên Chúa” theo lời Thánh Augustin. (Chữ ”Đô thị” (civitas) thời Thượng Cổ, có nghĩa là quốc gia”. (Lý Chánh Trung. Tôn Giáo Và Dân Tộc. Saigon: Lửa Thiêng, 1973, trang 60-61).

Chúng ta cũng nên hiểu rõ phương cách sử dụng ngôn ngữ của nước Vatican. Đây không phải là lần đầu hay lần chót, ngôn ngữ loài người đã bị Vatican cố tình sử dụng một cách mập mờ để đánh lạc cái ý nghĩa đích thực của nó. Rõ rệt nhất trong lối sử dụng các cụm từ ”trở lại đạo”, ”công giáo”, ”bác ái”, ”Tin Mừng”, ”Hồng Ân Thiên Chúa”, v.v... Những chuyện ”mập mờ đánh lận con đen” như thế vẫn còn dài dài. Sau này, chúng ta thấy ông cựu trí thức (?) Nguyễn Văn Chức, một tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội, cứ tạm gọi là có một chút kiến thức và đã làm đến nghề luật sư khi còn ở Việt Nam, cũng dùng cụm từ ”Việt Nam Chính Sử” để đặt tên cho một cuốn sách trong đó chỉ có toàn những luận điệu cãi cối cãi chày của một người thày cãi hầu bào chữa tội ác cho một tên bạo chúa đồng đạo của ông ta. Ta có thể nói ”Thói quen sử dụng ngôn ngữ mập mờ này đã thành một trong những truyền thống của họ để nhập nhằng đánh lận con đen.” Không biết, rồi đây ngôn ngữ của loài người có còn tiếp tục bị ”hiếp dâm” như vậy nữa không?

Lý do thứ ba: Tòa Thánh Vatican có chủ trương là những người tín hữu của Giáo Hội (công dân của nước Vatican) phải tuyệt đối vâng lời Giáo Hoàng tức là tuyệt đối tuân hành lệnh của vị nguyên thủ của quốc gia Vatican). Việc này được những người con chiên ngoan đạo của nước Vatican triệt để thi hành. Những sự kiện dưới đây cho chúng ta thấy rõ điều này. Thứ nhất, ông Linh-mục Trịnh Văn Phát viết:

 ”Trong suốt thời gian ở Việt Nam tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương (Việt Nam) và giáo hội (nước Vatican). Giúp quê hương không phải là bổn phận  trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được  đào tạo để sau này phục vụ cho giáo hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa   phận, tôi thẳng thắn trả lời tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ  theo nhu cầu của giáo hội.” (Liên Lạc - Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt Số 2, tháng  7/ 1995, trang 72).

Thứ hai, trong thời Kháng Chiến Chống Pháp (1945-1954) và thời kỳ Hậu-Diệm, có rất nhiều người đã từng nghe những lời tuyên bố mà sách sử và báo chí ngày nay vẫn còn ghi rõ hay nói tới việc hai ông Linh-mục Hoàng Quỳnh và Lương Kim Định đưa ra hai khẩu hiệu ”Thà mất nước còn hơn thà mất Chúa” và ”Đạo mất trước, nước mất sau” để hô hào và dạy dỗ giáo dân rằng việc bảo vệ nước Vatican là ưu tiên số 1 và quê hương Việt Nam chỉ là thứ yếu, không quan trọng.

Thứ ba, vụ tranh chấp giữa Tòa Thánh La Mã và chính quyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc bổ dụng ông Giám Mục Nguyễn Văn Thuận vào chức vụ Tổng Giám Mục Địa Phận Sàigòn xẩy ra vào đầu thập niên 1990 cho chúng ta thấy ông Nguyễn Văn Thuận song tịch hết lòng trung thành với nước Vatican, và được Vatican hết sức bênh vực. Sau cùng ông Giám Mục này đã bỏ Việt Nam về phục vụ cho quê hương đích thực của ông ta là Vatican. Biết đâu, trong một ngày nào đó ông Giám Mục Nguyễn Văn Thuận mang song tịch lại có thể thành hoàng đế của cái nước quê hương đích thực này của ông ta.

Tất cả những điều dẫn chứng trên đây cho chúng ta thấy rằng họ (những người cuồng tín của Giáo Hội La Mã) có thể từ bỏ quê hương Việt Nam và khước từ con người Việt Nam của họ, chứ không thể từ bỏ nước Vatican và khước quốc tịch Vatican của họ được.

Thiển nghĩ rằng tất cả các sự kiện trên đây cũng đủ biện minh cho việc sử dụng cụm từ ”người Việt Nam song tịch”. Nhớ lại trong Mười Điều Răn của Giáo Hội có điều ”Không được ăn gian nói dối”, cho nên người viết không dám nói ẩu và ngụy biện. Những người cuồng tín của Giáo Hội La Mã và những người chủ trương suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên hàng ”Chí sĩ yêu nước Vatican”, nếu muốn tranh luận về bất kỳ điểm nào trong tập sách này, xin hãy nhớ rằng: ”Không được ăn gian nói dối” và hãy đến trước ảnh Chúa thề rằng ”Viết theo lương tâm để biện minh cho việc làm của bạo quyền Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo trong thời kỳ nắm quyền thống trị Miền Nam Việt Nam”. Nên nhớ rằng ”Ông Trời có mắt”, Ông Trời rất ghét những người ăn gian nói dối, thề kiểu ”thề cá trê chui lỗ”. Cái gương ông Ngô Đình Diệm còn đó:

1.- Thề cuội với vợ chồng ông Bảo Đại sẽ trung thành và bảo vệ ngai vàng cho nhà Nguyễn.

2.- Nuốt lời hứa với Đại-tá Lansdale về việc đối xử tử tế với những người kháng chiến trở  về hợp tác với chính quyền. Nhưng rồi lại âm mưu ám hại Tướng Trình Minh Thế bằng  cách chỉ định ông ra chỉ huy mặt trận trong thành phố và không cho pháo binh yểm trợ. (Tướng Thế vốn dĩ chỉ là một tướng vốn chuyên về du kích chiến ở nông thôn), rồi bị ám  sát chết trong tức tưởi.

3.- Cam kết cuội với các vị sĩ quan lãnh đạo cuộc Chính Biến 11/11/1960 là sẽ cải tổ chính  quyền.

4.- Thề cuội với các nhà lãnh đạo Phật Giáo trong tháng 6 năm 1963 về việc thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật Giáo,

5.- Thề cuội với ông Đại Sứ Frederick Nolting trước ngày 20-8-1963 rằng ”Chính quyền của  ông ta sẽ không sử dụng bạo lực đối với Phong Trào Phật Giáo”.

Vì thế mà ”Ông Trời nổi xung” mà ”phạt thẳng tay” gia đình nhà họ Ngô: Mả cha (Ngô Đình Khả) ”thì bị sét đánh ngang ngay trên mặt”, rồi chỉ trong thời gian từ cuối tháng 8-1945 cho đến đầu thập niên 1970, Ông Trời đã phạt anh em con cháu nhà Ngô tới 7 người chết bất đắc kỳ tử: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Lệ Thủy và đứa con trai của Ngô Đình Luyện. Những người suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên hàng ”chí sĩ yêu nước Vatican” hãy nhìn cái gương nhà Ngô rồi hãy ”cái cối cãi chày” để biện minh tội ác cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican và bạo quyền Ngô Đình Diệm. Người viết cũng xin nói rõ là ông Phật Thích Ca, ông Khổng Tử, ông Chúa Jesus, và ông Mohammed đều là con cái của ông Trời cả. Tất cả các Ngài trên đây không có ai mạo nhận hay tự xưng mình là Trời hay Thượng Đế cả. Chỉ có kẻ điên rồ hay ngông cuồng, hỗn hào hay xấc xược mới tự xưng mình là Trời hay Thượng Đế. Nếu có kẻ nào tự xưng như vậy là tiếm danh Ông Trời và ông Trời sẽ trừng phạt những người đó như là Ngài đã phạt Tống Tử Văn (em bà Tưởng Giới Thạch), bọn Việt gian Trần Bá Lộc (chôn đứng = trời trồng), Lê Hoan (nằm liệt giường, mắt trợn trừng trừng nhìn lên trần nhà cả 6 tháng rồi mới chết), Nguyễn Thân (hộc máu ra mà chết), và Ngô Đình Khả (cũng hộc máu ra mà chết, mả bị trời đánh, và trong vòng hơn 20 năm có tới 7 đứa con và cháu bị chết bất đắc kỳ tử như đã nói trên đây).

Thực ra, ông Phật, ông Khổng, ông Jesus hay ông Mohammed đều được người đời coi như là những bậc thánh nhân, những người ”thế thiên hành đạo”. Tất cả các Ngài trên đây đều sáng suốt, công minh, đầy lòng nhân ái, đặc biệt nhất là không ưa nghe những lời nịnh bợ hay tâng bốc lảm nhảm nhàm tai; các Ngài cũng không biết ăn hối lộ hay nhận của lễ dâng cúng để cầu xin. Lý do rất giản dị là vì các Ngài đã sáng suốt thì tất nhiên là các Ngài nhìn thấy rõ hết tình cảnh của người đời. Đã đầy lòng nhân ái thì dĩ nhiên là thấy ai đáng được cứu giúp là Ngài cứu giúp liền. Đã công minh thì tất nhiên các Ngài rất ghét những phường chủ trương dùng thủ đoạn và bạo lực hay dựa vào thế thượng phong sẵn có để cưỡng bách bắt chẹt người ta phải tin theo tín ngưỡng của mình. Các Ngài không bao giờ tha thứ cho những phường gian ác, lươn lẹo bịa đặt ra những điều huyễn hoặc để lừa dối người đời bằng danh xưng tín lý, giáo điều của tôn giáo. Đối với các Ngài, những hạng người mượn danh xưng tôn giáo, nhồi sọ người đời thành những người mông muội, mộng du, rồi xúi họ dâng lễ vật và khấn cầu lảm nhảm để thủ lợi là những hạng người đại gian đại ác. Đã là những hạng người đại gian đại ác thì có ai ở trên cõi đời này mà lại không ghê tởm, huống chi là các bậc đại thánh như các Ngài! Vì không biết nghe lời xiểm nịnh và ăn hối lộ hay nhận của lễ dâng cúng để cầu xin ân huệ cho nên các Ngài rất ghét những phường chủ trương cổ võ việc dâng lễ vật với những lời lảm nhảm cầu xin và lạy lục để chạy tội, nhất là những tội ăn gian nói dối để chạy tội cho những quân Việt gian phản phúc, mãi quốc cầu vinh, cam tâm bán nước cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp-Vatican. Chỉ có những người bị nhồi sọ thành cuồng tín,  thành lú lẩn, không còn trí óc sáng suốt, hay không có óc lý luận mới không nhìn ra điều này.

(còn tiếp)

Các bài trong tập sách VNCHTT