●   Bản rời    

Không Chỉ Đặt Câu Hỏi Đối Với 10 Điều Răn, Mà Là Toàn Quyển Thánh Kinh

Không Chỉ Đặt Câu Hỏi Đối Với 10 Điều Răn,

Mà Là Toàn Quyển Thánh Kinh

Steve Siebold / Hufington Post

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NguyenRi_09.php

26-Dec-2014

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với câu chuyện của 10 điều răn. Phiên bản ngắn gọn là Thượng Đế đã gọi Moses đến Mount Sinai, nơi ông ta đã cho Moses hai mảng đá trong đó có 10 Điều Răn. 10 Điều Răn đó, theo truyện kể, tóm tắt các giá trị tuyệt đối của đời sống tinh thần và luân lý mà Thượng Đế dành cho người dân của mình. Kinh Torah của người Do Thái và Thánh Kinh của người Kitô cả hai đều chứa những câu chuyện của 10 điều răn, và nó có thể được tìm thấy trong quyển Exodus 20: 1-17.

Theo một số nghiên cứu, tôn giáo đang gặp khó khăn. Một cuộc khảo sát do Trung Tâm Thăm Dò PEW năm 2012 cho thấy sự tăng trưởng số người vô thần rất lớn, với 20 phần trăm người Mỹ hiện nay xác định là không tin, vô thần hay "không liên kết" với một tôn giáo nào.

Với nhiều người nhận mình là vô thần, vậy thì họ tin điều gì về các quy tắc để sống? Trong một phần của cuốn sách mới "Tư Tưởng vô thần, Trái Tim Tình Người : Viết Lại Mười Điều Răn cho Thế Kỷ 21," tác giả Lex Bayer và John Figdor đã tổ chức một cuộc thi cho người vô thần được yêu cầu cung cấp các điều răn hiện đại thay thế cho Mười Điều Răn.

Dưới đây là "Mười Điều Không-Răn" được chọn:

1. Nên cởi mở và sẵn sàng để thay đổi niềm tin của bạn với bằng chứng mới.

2. Phấn đấu để hiểu những gì rất có thể là sự thật, không tin vào những gì bạn  muốn là  sự thật.

3. Các phương pháp khoa học là cách đáng tin cậy nhất của sự hiểu biết thế giới tự  nhiên.

4. Mọi người đều có quyền trên cơ thể của họ.

5. Thượng Đế không phải là điều cần thiết để trở thành một người tốt hay để sống một cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa.

6. Quan tâm đến hậu quả của tất cả các hành động của bạn và phải biết chịu trách nhiệm cho các hậu quả đó.

7. Đối xử với những người khác như bạn muốn họ đối xử với bạn, và liệu trước hợp lý điều họ muốn được đối xử. Hãy suy nghĩ về quan điểm của họ.

8. Chúng tôi có trách nhiệm nghĩ tới những người khác, bao gồm cả các thế hệ tương lai

9. Không có một con đường nào gọi là đúng để sống.

10. Để lại (cho thế hệ sau) một thế giới tốt đẹp hơn khi bạn tìm thấy nó.

Và đó là quy tắc đạo đức của bạn. Không cần phải khắc nó trên đá hoặc trao xuống từ một ngọn núi. Chúng ta có thực sự cần một đấng siêu nhiên, một cuốn sách để cho chúng tôi biết những điều này hay không? Tôi nghĩ chúng ta sẽ tự biết sống tốt đẹp mình ên. Điều chúng ta cần làm là phải bắt đầu suy nghĩ cho riêng mình.

Thật ra, tại sao dừng lại ở 10 Điều Răn? Phải chăng đây là lúc chúng ta phải đặt câu hỏi cho toàn quyển Thánh Kinh?

Kinh Thánh là một văn bản mang tính biểu tượng. Đó là một sự kết hợp của những câu chuyện, những ý tưởng, niên đại , và truyền thống đan xen với nhau qua ít nhất 1.000 năm. Các tác giả, biên tập viên và một tổ chức đông người theo đó để điều khiển thế giới thông qua quan điểm của họ về đạo đức dưới sự đe dọa sa hỏa ngục đời đời nếu không tuân thủ. Điều này sẽ không có gì đáng ngạc nhiên đối với 2.000 năm hay thậm chí 200 năm trước đây, nhưng bây giờ là năm 2014, điều đó gần như không thể tin được.

Suy nghĩ tinh tường sẽ thấy rằng không phải người ta tin vào Kinh Thánh bởi vì nó đáng tin; họ tin điều đó vì họ muốn tin điều đó. Họ cần phải tin tưởng nó. Hầu hết mọi người không thể chịu nổi viễn cảnh của sự chết đời đời. Vì vậy, thay vì tìm kiếm sự thật, họ bám vào cuốn sách này (Kinh Thánh) giống như một người chết đuối bám vào phao cấp cứu. Người thông minh nhất và trưởng thành về mặt cảm xúc trong xã hội biết rõ điều này, nhưng hầu hết cho phép ảo tưởng tiếp diễn để tránh hoảng loạn, trầm cảm, và kích động trong quần chúng. Sự dốt nát không chỉ là hạnh phúc, trong trường hợp này nó chính là chất keo kết chặt các nền văn minh với nhau. Các nhà tư tưởng thông thái như Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, Albert Einstein, và nhiều người Mỹ nổi tiếng khác trong lịch sử của chúng ta công nhận rằng Kinh Thánh không phải là lời của Thượng Đế, nhưng họ cố tình xoa dịu mọi người bằng cách cố gắng tìm những điều tốt đẹp trong một cuốn sách tồi bại.

Trong suốt cuộc đời của chúng ta, người Mỹ sẽ không xếp cuốn Kinh Thánh của họ vào loại sách hư cấu, nhưng cuối cùng nó sẽ xảy ra nếu nước này còn tồn tại đủ lâu. Cuối cùng thì tất cả những điều mê tín đều bị khoa học bác bỏ và nhốt vào quá khứ các dấu vết của sự thiếu hiểu biết đã qua. Một ngày nào đó, Thánh Kinh sẽ trở thành một món đồ cổ. Lúc đó, chúng ta cần phải có can đảm để đặt câu hỏi và dò xét mọi khía cạnh của cuốn sách này và nhóm bất lương côn đồ giàu đến nhiều tỷ đô la đã dùng nó như một vũ khí. Đây là lúc chúng ta bắt đầu dẹp bỏ phép lịch sự qua một bên, và sẽ tranh luận về Kinh Thánh trong một nhóm người phức hợp.

Đây là thời điểm để người Mỹ bắt đầu tham gia vào cuộc đàm luận nghiêm túc về tương lai của đất nước này - trước khi quá muộn.

Steve Siebold / Hufington Post

Nguyễn Ri dịch + SH biên tập

___________________

Steve Siebold là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư duy phê phán và đào tạo tinh thần cho dẻo dai. Ông thách thức sự khôn ngoan thông thường bằng cách phân tích ảo tưởng tâm lý của quần chúng, cho phép chúng ta hiểu được các vấn đề quan trọng, không có cảm xúc. Ông là tác giả của năm cuốn sách bao gồm cả phiên bản mới nhất với đề tài "Sex, Politics and Religion: How Delusional Thinking is Destroying America."

 

Nguồn http://www.huffingtonpost.com/ 2014/12/24  

__________________

Các bài của Nguyễn Ri: link http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/ListRiNguyen.inc.php