●   Bản rời    

Sự Mầu Nhiệm

Họa Sĩ

Nguyễn Đại Giang

http://sachhiem. net/VANHOC/Daigiang03_truyen1.php

22-Mar-2014

Đời sống ngày càng đi xuống. Các chị tôi phải nghỉ hoc. Những áo dài   màu sắc thời đi học được cất vào tủ. Thay vào áo cánh, sơ mi ngắn,  quần  đen phù hợp với bao người trên đường phố. Chị cả tôi đi công trường xây dựng đường sắt Hà nội- Lạng sơn. Chị hai đi đan len xuất khẩu cho  ngoại thương. Mấy người vú,  giúp việc cũng tự về quê quán họ. Mưu sinh.

Phố hàng Khoai, một phố chợ. Bên này là phố, bên kia dẫy tường của ba  cái chợ Đồng xuân, Bắc qua, Phong thành ngự trị trên một khu đất rộng  bằng năm sân đá bóng. Để tồn tại,  mẹ tôi bán hàng cơm bình dân ở chợ  Phong thành. Cha tôi từ ông chủ hiệu giặt là,  trở thành công nhân là  quần áo xuất khẩu ngoại thương.

Cảnh Phố Hàng Khoai (không nói rõ năm) trước Tết trong bài "Chợ Tết Hà Nội Xưa" của Dương Trung Quốc đăng ở http://kienthuc.net.vn/.

Tôi cũng phải tự cứu mình,  bằng cách: bán báo, bán kem, bán thuốc lá  kèm với lạc rang... để có tiền đi học. Ngoài giờ đi học văn hóa phổ thông, với ước mơ trở thành Họa sĩ. Tôi đến lớp vẽ của hai họa sĩ đã  tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương là Mạnh Quỳnh,   Đinh Minh đề  học thêm phần cơ bản Hình họa. Với quyết tâm sau khi tốt nghiệp văn  hóa phổ thông lớp bảy,  đủ tiêu chuẩn,  được thi vào trường Mỹ thuật  của nhà nước.

1961 Tôi 17 tuổi,  vừa tốt nghiệp văn hóa,  vừa nghe tin trường trung  cấp Mỹ Thuật Công nghiệp tuyển sinh. Tôi liền nộp đơn,  dự thi.   Thuở đó được vào trường nhà nước học thật lý tưởng vì có học bổng  trong lúc học. Sau khi tốt nghiệp sẽ có công ăn,  việc làm ở các xí  nghiệp,   cơ quan nhà nước.

3000 thí sinh dự thi. Nhưng nhà trường chỉ lấy 30 người với số điểm  cao nhất.

Bài thi đầu tiên: môn Hình họa. Họ để mỗi lớp, một đầu tượng đàn bà  bằng thạch cao trắng. Thí sinh đứng vẽ xung quanh,  phải vẽ đúng hình  thể, tỷ lệ chính xác của tượng. Rồi diễn tả ánh sáng, chất liệu bằng  bút chì hoặc than liễu. Tôi qua bài này một cách dễ dàng nhờ có thời  gian luyện tập ở hai lớp vẽ Đinh Minh,   Mạnh Quỳnh.

Bài thi thứ hai: môn Trang trí cực kỳ quan trọng. Vì Ban Giám Khảo  nhìn vào sự sáng tạo của từng thí sinh về ý thức bố cục,   đường nét ,  hình thể, màu sắc cùng ý tưởng độc đáo.

Đầu dề bài thi: Anh,  Chị hãy trình bày một nhãn Diêm Thống Nhất  Giờ thi im lặng. Ban giám thị đi đi,  lại lại coi thi. Chung quanh tôi  người vẽ hoa, người vẽ chùa Một Cột,  người vẽ hình đất nước Việt Nam  biểu hiện cho Thống Nhất. Riêng tôi. Biết vẽ gì đây? Hai giờ đã trôi  qua. Bí quá,   tôi vẽ đại con cá chép. Mà tôi nhìn thấy trong nồi cá  kho, mẹ tôi bán ở chợ. Cá chép vẽ ở tư thế nằm nghiêng,  mới thấy đầu, thân và  đuôi cá. Bằng những nét bút mạnh bạo,   thêm những mảng màu  nguyên chất: vàng chanh,  xanh lam,  đen,  đỏ.. . Con cá chép của tôi đã  hiện ra trên bầu trời lam tím. Tôi chỉ còn đề chữ Thống Nhất là xong.   Nhưng chợt phát hiên.. . Chỗ mảng trời xanh kia quá rộng,  thành trơ  trụi, không ổn cho điểm Bố cục. Điều này tối kỵ trong Mỹ thuât. Phải  thêm cái gì?? Tôi vẽ thêm đám mây trắng ngay trên đầu cá. Lóng ngóng  thế nào, vụng về ra sao,  cái bút lông tôi cầm rơi tuyẹt chỗ đám mây  định vẽ,  hậu quả màu và nước nhòe nhoẹt không còn nhận ra đám mây  nữa. Tôi toát mồ hôi,  khi nghe giám thị nói:

- Chuẩn bị thu bài,  còn 10 phút nữa.

Nhiều thí sinh đã nộp bài. Giờ phút căng thẳng quá,  nhưng tôi tự nhủ  mình: bình tĩnh,  đừng bỏ cuộc, còn nước còn tát.. .

Chợt trong tiềm thức sâu lắng trong tôi có tiếng nói:

- Hãy biến mây thành nước.

Như một mệnh lệnh,  tôi liền vẽ chỗ đám mây nhòe nhoẹt kia thành một  cột nước từ đầu đỉnh con cá chép phun thẳng lên trời xanh. Bức tranh  lúc này từ con cá chép biến thành cá voi phun nước chỉ có trên Bắc  cưc. Tôi đề xuống dưới một hàng chữ: Diêm Cá Voi. Vừa vặn hết giờ. Tôi  nộp bài. Người phụ trách phòng thi,  vừa cười vừa hỏi:

- Anh ở Việt Nam tại sao lại vẽ cá voi?

Tôi không biết trả lời ra sao,  cho cái vụng của mình. Nghĩ rằng mình  sẽ trượt kỳ thi này.

Hôm đi xem kết quả. Trước cửa phòng thường trực,  một cái bảng bằng gỗ thông,  cỡ trung bình ngoài được bọc lưới mắt cáo. Trong là danh   sách những người trúng tuyển. Một trang giấy đánh máy cỏn con. Đám  đông thí sinh chen lấn để nhìn thấy những chữ nhỏ li ti. Tôi cố nhích vào. Nhìn theo số thứ tự của bản danh sách 10.. 15.. 17.. 20.. 25.. 27, 28  29, 30 dều không có tên tôi. Như vậy tôi trượt rồi. Ở cuối bản danh  sách có thêm hai người đỗ dự bị cũng không phải tên tôi. Tiêu tan giấc mộng làm Họa sĩ. Thất vọng,  buồn nản tôi ra về. Nhưng chợt nghĩ tới,  một người bạn cùng phố cũng thi,  không biết có đỗ không?  

Tôi  quay lại nhìn lại danh sách lần nữa. Số 1 rồi số 2.. Kìa tôi có lóa  mắt không? Tên tôi Nguyễn Văn Tâm kèm theo địa chỉ chính xác. Ôi chao! Tôi đỗ thứ  2 trong 30 người chính thức của 3000 người dự thi.

Không thể tưởng tượng nổi bài thi Diêm Cá Voi của tôi được đánh giá  cao như vậy.

x

x  x

1968 Nguyễn văn Tâm 24 tuổi. Tâm và Tiến được sang Liên xô học tiếp về  Mỹ thuật. Nhưng trước khi học mỹ thuật,  họ phải học tiếng Nga ở Vozoner. Một tỉnh nhỏ ở trung tâm nước Nga,  cách Moskva 600 km. Mỗi lớp  học tiếng Nga, chỉ có bảy học sinh và một bà giáo, vì ít người. Trong  giờ học Tâm phải nghe nhiều, viết nhiều, trả lời thường xuyên những câu  hỏi của bà giáo. Một kinh nghiệm dạy ngoại ngữ tuyệt vời. Lớp học rất  cơ bản. Bắt đầu học từ A. B. C. Rồi ghép vần, cấu trúc văn phạm, ý nghĩa của các từ khó hiểu. Cuối cùng kỹ năng nghe và nói..

 Ai cũng tập trung học tập. Từ chỗ không biết gì, Tâm tiến bộ rất  nhanh. Nhờ nắm chắc văn phạm nên khâu nói của Tâm rất chuẩn xác,  trước  những câu hỏi hắc búa của bà giáo.

Bà Svetlana Mikhainovna,  mặt trái soan. Mắt xanh da trời. Mũi cao. Miệng luôn luôn nở nụ cười tươi tắn. Bà hay mặc chiếc váy dài,  từ ngực  đến chân được dệt bằng những sợi len tổng hợp đắt tiền. Tóc bà cuốn cao,  màu hạt dẻ làm tôn lên nước da trắng hồng cùng chiếc kính trắng,   gọng vàng làm hài hòa vẻ đẹp trí thức của phụ nữ Nga.

Những giờ nghỉ,  ra chơi. Bà hay ngồi đọc sách một mình. Có hôm trong  giờ nghỉ. Một học sinh tinh nghịch,   lẻn vào lớp Tâm. Hắn vẽ một con  voi to tướng trên bảng bằng phấn trắng. Hắn làm bộ, không biết là con  gì? Hắn hỏi bà. Với nhiệt tình của một nhà giáo,   bà trả lời ngay:

- Sờ lồ..

Hắn càng tỏ ra không hiểu. Bà Svetlana càng hét to:

- Sờ lồ.. ,   hiểu không?

Hắn cười như nắc nẻ. Rối bà phát hiện một vài học sinh khác cũng cười  như hắn. Bà đỏ mặt,  ra khỏi lớp. Vì biết rằng,  thằng học sinh quái quỉ  kia đùa cợt với ý nghĩ tục tĩu.

Một lần khác,  một ông giáo bị ốm. Bà Svetlana dạy lớp Tâm cùng với  bốn nữ sinh nữa. Hôm nay cả lớp học từ mới. Bà đưa ra tờ giấy có mầu  xanh lá cây. Đến phần phát âm,  cả lớp phải đọc to:

- Gí lồ.. nừi,  Gí lồ.. nừi  

 Có đứa đọc chệch đi.  

- Gí lồ.. này,   Gí lồ.. này

Bà Svetlana lại một lần nữa không hiểu. Khi đọc xong mấy đứa con trai cúi mặt xuống gầm bàn cười khúc khich,  tương phản với bốn cô nữ sinh  mặt đỏ bừng... Sau này có người giải thích cho bà,  bà không giận mà còn nói:

- Mỗi một dân tộc đều có cái hay. Dân Nga cũng vậy,  có khi còn tiếu lâm hơn.

Học tiếng Nga,  được bảy tháng. Nhân dịp nghỉ lễ Phục sinh, nhà trường  tổ chức đi thăm điền trang Poliana của nhà văn vĩ đại Lev Tonstoi.

Điền trang ở Tula,  một thị trấn nhỏ cách Moskova 200 km. Học sinh Việt Nam,  chúng tôi thăm nơi ở của Người. Nhìn thấy cái bàn.   Trên bàn,  một cái đèn dầu mạ bạc,  cùng lọ mực,  cái bút,  cái chặn giấy. Cũng chính nơi đây Lev Tonstoi đã viết tác phẩm bất hủ: Chiến  tranh và Hòa bình. Mô tả cái thế giới Đảo ngược của dân tộc Nga. Vừa  hùng. Vừa bi. Vừa đáng yêu. Vừa đáng ghét.   Đây cái cày,  làm bằng gỗ sồi được hun khói,  Người đã tự làm ruộng sau khi giải phóng nông nô. Người tự gặt hái mùa màng cũng chính bằng cái liềm này.. Bà Svetlana vừa đi vừa thì thầm giải thích cho  chúng tôi hiểu.

Cuối cùng đoàn chúng tôi ra thăm mộ Người. Không xa ngôi nhà lớn của  Lev Tonstoi. Có một thung lũng nhỏ vẩn còn in đậm dấu vết một con suối nay đã cạn. Trên bờ suối,   tràn lan hoa cỏ dại.

Sát ngay đây,  một cây Bạch dương lớn. Thân trắng. Lá xanh pha lẫn vàng  nhạt lung linh in hình trên nền trời đỏ thắm. Không môt bóng mây.   Dưới gốc nằm yên nghỉ mộ Lev Tonstoi. Không có đá hoa cương. Không có  bia đề tên, tuổi. Không có tượng chân dung. Bục bệ.. Không có một cái gì  hết. Chỉ duy nhất đơn thuần: một mô đất hình thang nhỏ nhoi. Một đầu  hơi to so với đầu kia được phủ cỏ. Đều đặn xanh ngắt. Người ta làm  đúng di chúc của Người: Là chính dưới cây Bạch dương này, hồi thơ ấu  Lev Tonstoi được bà nội kể về thế giới thần tiên trong những chuyện  cổ tích dân gian Nga. Mang lại ấn tượng đời đời trong tâm khảm Người.    Ra về. Chúng tôi ghé qua chỗ bán đồ lưu niệm. Bà Svetlana mua mấy bưu ảnh tranh chân dung Lev Tonstoi,  tranh tĩnh vật cua các họa sĩ  Nga.

Tuần sau,  chắc bà thích Hội họa. Lại biết Tâm và Tiến,  học sinh của bà,  sau khi học tiếng Nga sẽ đi Moskva học tiếp về Mỹ thuật. Trước  khi đến giờ ra chơi. Bà đưa ra một cái bưu ảnh in tranh tĩnh vật của  họa sĩ Ivanov. Bà hỏi:

- Anh thấy thế nào? Đẹp không?

 Một học sinh. Người nhiều tuổi nhất lớp,  nhìn một tý rồi nói ngay:

- Chà chà,   đẹp quá.

 Một học sinh. Người có đôi mắt sáng nhưng môi thâm sì:

- Đẹp thật. Tôi thích cái lọ hoa,  giống thật thủy tinh.

 Đến người thứ ba,  thứ tư đều trả lời:

- Tuyệt vời. Ở Việt Nam không có ai vẽ được như vậy.

 Người thứ năm,  có nhiều nếp nhăn trên đuôi mắt:

- Quá đẹp,  người ta mới in thành bưu ảnh.

 Đến Tiến. Người bạn cùng nghề với Nguyễn văn Tâm:

- Thật tuyệt tác. Họa sĩ Ivanov này ở Hà nội tôi cũng nghe tiếng.

 Tiến nói "nịnh" bà Svetlana vì thời điểm đó chưa phổ biến tranh  Ivanov. Bà Svetlana tay cầm bức tranh cho cả lớp xem lại lần nữa. Bà  thích thú nói to:

 Như vậy ai cũng khen đẹp,  còn anh Tâm?

- Thưa bà,   tôi không thấy đẹp.

 Cả lớp im lặng. Khi nghe thấy Tâm trả lời.

Bà Svetlana tưởng mình nghe nhầm,  nên hỏi lại:

- Cả lớp đều nói đẹp. Riêng anh nói không,  có đúng không?

- Vâng. Thưa bà,  tôi không thấy đẹp. Tâm khẳng định.

- Vì cái gì,   anh nói cho cả lớp nghe.

- Thưa bà,  giờ đã muộn giờ ra chơi. Xin bà,  vào dịp khác.

 Ba ngày sau,  tan buổi học. Bà Svetlana bảo:

- Anh Tâm ở lại một chốc. Tôi muốn anh giải thích về cái bưu ảnh. Mọi  người về hết,  trừ Tâm đứng lại. Bà giáo lại đưa ra cái tranh của  Ivanov:

- Thế nào, anh nói rõ cho tôi nghe. Tại sao anh không thấy đẹp?   

- Thưa bà,  cái đẹp thực sự là sự giản dị,  khái quát. Ông họa sĩ Ivanov  này quá tham lam. Ông ta dã vẽ cái lọ hoa rồi. Nhưng lại thêm cái bàn,  cái ghế,  cái khung ảnh,  cái đường riềm của khăn giải bàn nữa.. Mời bà  nhìn xem ngay những bông hoa này,  quá nhiều loại hoa lên màu sắc loạn  xạ mất đi sự hài hòa của nghệ thuật. Tranh của ông đầy sự rối rắm,  chi  tiết không cần thiết. Đáng nhẽ,  họa sĩ Ivanov trước một hiện thực phải  biết tinh giảm,  vứt bỏ bớt đi. Ngược lại, ông lại thêm vào. Nghệ thuật  không có cửa cho sự tham lam. Bởi vậy tôi không thích. Không thấy đẹp.

- Rất hay. Nhưng tai sao người ta in thành bưu ảnh?

- Thưa bà,  thế giói này là thế giới Đảo Ngược. Bên cạnh người Tốt thì có người Xấu. Cạnh hàng Thật có hàng Giả. Cạnh cô gái Đẹp có cô gái xấu  v. v vậy thì bưu ảnh cũng có cái đẹp và xấu.

- Thêm một câu hỏi nữa. Tai sao sáu người bạn của anh đều thích tranh  này?

- Chẳng phải sáu người bạn của tôi,  mà có nhiều người Nga cũng thích . . . Điều này phụ thuộc Thị Hiếu Thẩm Mỹ của từng người.

- Sao hôm trước,  anh không giải thích cho cả lớp nghe?

- Đây,  vấn đề tế nhị và tôi không muốn  các bạn tôi " tự ái "

 Bà SvetLana lặng di, sau khi nghe Tâm nói. Cuối cùng bà chỉ nói một  câu:

- Rất cảm ơn anh. Anh,  một người Chân Chính. Từ bây giờ sau giờ học  tiếng Nga,  tôi sẽ phụ đạo thêm môn Lịch Sử Mỹ Thuật Thế Giới cho anh

- Rất cảm ơn bà.

x

x   x

2006 Họa sĩ Nguyễn văn Tâm 62 tuổi. Ông có một chuyến du lịch đi Pháp.   Thoạt đầu ông bay sang Bỉ,  thăm cô cháu gái. Con bà chị ruột. Sau đó, cậu cháu ông làm cuộc hành trình. Đến Pháp. Bằng tàu hỏa.

Ngày đầu tiên họ đi thăm nhà thờ Đức Bà ở Paris. Ông Tâm sững người  nhìn lên gác chuông cao vút,  sực nhớ đến Victor Hugo: Tác giả tiểu  thuyết Thằng Gù nhà thờ Đức bà.. Truyện này ông đọc từ hồi nhỏ,  kích  thích trí tưởng tượng về nước Pháp văn minh và giầu có. Nhưng lúc này  trước thực tế, ông phải thay đổi ý nghĩ là nước Pháp nghèo hơn Mỹ,  Úc ,  Canada v. v Sau đó,   họ thăm tháp Eiffel. Ông Tâm thú vị: Người Pháp  can đảm dám bộc lộ cái yếu kém của mình trước các dân tộc khác. Trên  thang máy,  trên mọi chỗ, mọi nơi đều gián giấy cảnh báo cho khách du lịch biết: CẨN THẬN ĂN CẮP. Ở ĐÂY NHIỀU NGƯỜI ĐÃ BỊ MẤT CẮP hoặc Hãy  GIỮ GiẤY TỜ CẨN THẬN...

Nhìn toàn cảnh Paris từ độ cao 300 mét,  thật tuyệt. Nhưng bi hài ở chỗ  một mắt vẫn nhìn cảnh đẹp,  một mắt vẫn cảnh giác vì nạn ăn cắp.  

Ngày thứ hai ở Pháp. Họa sĩ Nguyễn văn Tâm cùng cô cháu đi thăm mộ Amedeo Modigliani. Một họa sĩ Ý. Chết rất trẻ trong cảnh bần hàn. Ông  được chôn trong nghĩa địa Pêre- Lachaise, quận 13 Paris.   Ở nghĩa địa này, có hàng nghìn ngôi mộ san sát nhau ở mỗi Lô, giữa các Lô là con đường nhỏ dành cho khách thăm viếng. Ông Tâm ngơ ngác,  chợt nhìn thấy một ông già tóc bạc trắng. Ông tiến lại hỏi:

- Thưa ông,  chúng tôi muốn tìm mộ của Modigliani. Xin ông chỉ giúp.  

- Ông ra cái bảng ở góc kia kìa. Hy vọng ông sẽ tìm thấy.

Cậu cháu ông Tâm đi theo lời chỉ dẫn. Quả thực có một cái bảng nhỏ,  ở  đầu nghĩa trang. Bảng này chỉ rõ vị trí mộ của hơn 100 văn nghệ sĩ lừng danh trên  thế giới và những nhà khoa học,  triết học có những  tác phẩm đóng góp vào sự tiến hóa của nhân loại.

Mộ Amedeo Modigliani được táng ở Lô 17. Hai Ông cháu men theo con  đường bằng đá ghép,  tới Lô 15,   rồi 16 đến 17. Nhưng ở trong Lô,  hàng  nghìn ngôi mộ khác nhau. Chen chúc nhau. Không có hàng lối. Đầu mộ của  người nhà Giàu là chân mộ của anh nhà nghèo.. . Hai Ông cháu phân vân:

- Không biết Modigliani ở đâu? Thì ngay con đường nhỏ,   xuất hiện một  cô gái đẹp. Tóc cô dài vàng óng,  phủ lên khuôn mặt trắng hồng dài ngoãng. Đặc biệt đôi mắt cô màu xanh ngắt không có con ngươi cùng cái mũi dài với hai cánh mũi nhỏ ti. Cái đầu cô gắn trên cái cổ không có  xương,  nên không thẳng mà cong như hình chữ S.. Cô gái đương sửa cây  cho nghĩa địa.

Cô cháu của họa sĩ Tâm hỏi bằng tiếng Pháp:

- Hàng nghìn ngôi mộ này,  làm sao chúng tôi tìm được mộ Modigliani?   Xin chị chỉ cho.

Cô gái mắt xanh không có con ngươi nhìn hai ông cháu,  rồi nàng mỉm cười nói:

- Ông ơi,  ông đi quá một tí rồi. Ông lại cái cây hoa đỏ kia kìa. Cạnh  cây đó là mộ ông ấy.

Cậu cháu ông Tâm,  vạch cỏ dại đi qua các mộ khác. Có mộ bằng đá cẩm thạch to đùng,  xung quanh được bao bọc bởi hàng rào sắt uốn.

Đến gốc cây có hoa đỏ. Mộ của Amedeo Modigliani nằm đây. Ông Tâm quay  lại nhìn chỗ cô gái sửa cây,  để cảm ơn. Nhưng cô đã biến mất. Không một dấu tích. Ông sững người trong giây phút,  rồi trở lại thực tại.   Trơ trụi một phiến xi măng trộn vữa rẻ tiền cỡ 1m2 x 90cm. Trên mặt mộ  chỉ có một dòng chữ lờ mờ: Họa sĩ Amedeo Modigliani yên nghỉ ở đây  cùng với vợ của ông. Được biết, khi ông chết được hai ngày thì người vợ cũng tự tử. Nên người ta chôn cùng một mộ.

Họa sĩ Nguyễn văn Tâm đặt bình hoa trên mộ Ông bà Modigliani và cầu  xin Ông bà phù hộ cho các họa sĩ trẻ Việt nam thành đạt trong sự  nghiệp.

Ra về. Trên đường trở về nhà trọ,  cậu cháu ông Tâm phải đi Metro.   Vừa bước vào toa tàu,  chợt có người ôm lấy ông Tâm,  rồi ôm choàng đôi chân ông. Ông giẫy ra và hét lên:

- Làm cái gì thế này,  bỏ tôi ra..

Mọi người đứng xung quanh xáo động... Cái thằng ôm chân ông,  nói giọng  rĩu lưỡi. Không hiểu nó nói cái gì, cuối cùng nó kêu a. a. a như người điên. Tàu đến ga mới. Cửa toa vừa mở. Một người đứng cạnh ông Tâm chạy  vụt ra. Thằng ôm chân cũng phóng ra cửa. Chạy mất. Ông Tâm sực nhớ dến cái ví để ở túi quần sau. Ông coi lại,  nhưng không còn nữa.. Ông đã bị mất cắp ở Paris.

Cô cháu gái ông lo lắng:

- Chết cậu mất hết giấy tờ rồi. Tiền bạc thì không tiếc,  nhưng Passport để cậu về Mỹ,  làm thế nào bây giờ? Bọn ăn cắp khốn nạn. Ác  độc quá.

Sau khi kiểm tra lại lần nữa. Họa sĩ Nguyễn văn Tâm mới ung dung  cười và trả lời cho cô cháu yên tâm:

- Cháu ơi,  vì nghệ thuật của cậu là Chủ Nghĩa Đảo Ngược,  vẽ sự vật  theo nhiều chiều không gian, chứ không phải duy nhất một chiều. Điều  này ăn khớp với bộ quần áo cậu đang mặc. Có 4, 5 cái túi chứ không phải 1. Bởi vậy cậu chỉ để vào cái ví thẻ thư viện và các giấy tờ  không quan trọng. Còn tiền cậu để vào túi khác. Passport để túi khác.   Nghĩa là thằng ăn cắp phải có bốn cái tay,  trong thời gian rất ngắn  mới lấy được tiền và Passsport của cậu. Cổ nhân đã nói: Đi với Bụt mặc  áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy.

- Như vậy cậu chỉ mất cái ví có thẻ thư viện thôi à. Hay thật.

Ngày thứ ba ở Paris. Cậu cháu ông Tâm thăm Monmartre. Nơi các danh họa  Pháp ở và sáng tạo, của nửa đầu thế kỷ 20. Đi qua vài phố nhỏ dưới  chân đồi. Họ bước dần lên những bậc thang,  có tay vịn để tới đỉnh đồi.   Ông Tâm nhủ: Quả thực tranh của Utrilo vẽ năm 1902 có bậc thang này  với Game mảu trắng nhe. Có lẽ Utrilo vẽ vào mùa Đông...    Đỉnh đồi Monmartre hiện ra. Tầm mắt được mở rộng. Gió nhẹ. Hơi lạnh nếu  du khách mặc phong phanh. Cậu cháu ông Tâm phải đi qua nhà thờ Sacre-  Cocun thì mới tới khu vực phố cổ. Trước cửa nhà thờ tụ tập một đám  đông họa sĩ vẽ chân dung. Cho khách du lịch. Ở đây ngoài các họa sĩ  Pháp,  còn có những họa sĩ Quốc tế hành nghề. Mỗi một bức vẽ: giá 20  Dollars. Một họa sĩ,  giơ cái cập giấy vẽ,  mời ông Tâm:

- Ông có chân dung đẹp lắm. Xin để tôi vẽ cho ông một bức. Họa sĩ trông hiền lành,  có GU về ăn mặc. Hơn nữa Ông Tâm muốn có kỷ  niệm về Paris. Ông đồng ý nhưng còn nói thêm:

- Ông vẽ cho tôi. Tôi sẽ trả tiền. Nhưng sau đó Tôi lại vẽ ông,  tặng lại ông. Không lấy tiền.   Họa sĩ hiền lành bắt đầu vẽ ông Tâm ngay trên vỉa hè nhà thờ. Khi  đang vẽ. Ông Tâm hỏi chuyện,  được biết họa sĩ này người Ba Lan. Đã ở  Paris 15 năm. 12 phút sau bức vẽ kết thúc với chữ ký của người họa sĩ  Ba Lan. Trình độ khá. Ông Tâm vui vẻ trả tiền. Tiếp theo đến lượt Ông  Tâm vẽ. Các họa sĩ của đám đông thấy lạ. Một người gốc Á châu ở đâu vừa tới lại vẽ ông họa sĩ Ba Lan quen thuộc của họ. Họ xúm quanh ông  Tâm. Họ, lần đầu tiên trong đời thấy một họa sĩ Việt Nam vẽ đảo ngược:

Mắt người Ba Lan  bây giờ theo nét vẽ cũa ông Tâm ở vị trí cái cầm. Mồm lên trán. Mũi chổng ngược. Họ ồn ào bàn tán. Họ im lặng ngỡ ngàng.  

10 phút sau bức vẽ hoàn thành. Ông họa sĩ Ba Lan nhìn bức chân dung của mình,  sung sướng lặng đi: Đẹp quá. Đẹp quá.. Rồi Ông ôm choàng lấy họa  sĩ Nguyễn văn Tâm như người ruột thịt của mình. Ông nói:

- Ở một cách nhìn hiện thực khác hẳn nhưng rất giống tôi. Tuyệt vời, bức vẽ Đảo Ngược của ông. Xin cảm ơn ơn ông vô cùng.

Chia tay người họa sĩ Ba Lan. Cậu cháu ông Tâm, đi sâu vào khu vực  phố cổ. Tấp nập khách du lịch. Ánh nắng vàng nhạt,  hào phóng trải rộng  khắp phố. Có lẽ gần trưa. Hai ông cháu vào nghỉ, ăn trưa tại nhà hàng  ở góc phố. Nhà hàng đông khách. Nhưng chỗ trang trọng nhất là một cái bàn ăn. Một cái ghế kiểu cổ bằng gổ sà cừ cũ kĩ. Ông Tâm ngac nhiên thấy nhiều khách du lịch đứng cạnh chiếc ghế này,  chụp ảnh.

Tò mò,  ông lại gần nhìn thấy cái biển nhỏ. Gắn trên thành ghế: NƠI ĐÂY PABLO  PICASSO ĐÃ NGỒI ĂN SÁNG. Rời hàng ăn,  cậu cháu ông Tâm rẽ qua khu chợ  Nghệ thuật. Thượng vàng hạ cám từ cái bưu ảnh bé tí đến cái tranh sơn  dầu. Các họa sĩ vẽ trực tiếp cho khách xem. Đủ cả tranh chân dung, tĩnh  vật, phong cảnh v. v Đủ mọi phong cách. Đủ mọi trường phái.

Trưa rồi. Trên đường về. Ngang qua một quán Cà phê ở ven đường. Có mấy  họa sĩ trẻ đang hút thuốc tán chuyện. Ông Tâm chỉ cho cô cháu gái một  họa sĩ,  có cách ăn mặc đặc biệt. Rất đẹp giai:

- Cậu nghĩ,  tay họa sĩ kia chắc người Ý.

- Cháu cũng nghĩ như vậy. Cậu ạ.

Thình lình một bàn tay có ý định giữ ông Tâm lại. Còn tay kia cầm  cái cập vẽ. Người này trạc tuổi ông Tâm với cái áo bành tô dài chấm  gót. Người này tỏ ý, muốn vẽ ông Tâm. Để từ chối,  ông Tâm vội nói:

- Xin cảm ơn thịnh tình của ông. Nhưng tôi đã được vẽ rồi. Đây mời ông  xem.

- Xấu quá. Không được. Phải đề tôi vẽ. Ông may mắn được chính hiệu họa sĩ Pháp vẽ. Ông cảm ơn Chúa đi.

Nhóm họa sĩ bên quán Cà phê xúm lại. Trong đó có cả tay người Ý.

Ông Tâm đành phải giao ước với tay họa sĩ Pháp:

- Được. Ông vẽ cho tôi. Tôi sẽ trả tiền. Sau đó tôi sẽ vẽ lại ông. Làm quà tặng . Không lấy tiền. Ông đồng ý không?

Hắn. Họa sĩ Pháp sợ mất con mồi. Đồng ý ngay. Hắn lấy giấy bút vẽ ông  Tâm trước cửa tiệm Cà phê. Hắn vẽ trong tư thế nghêng ngang,  điệu bộ  như đang múa võ. Người mới học vẽ,  mà nhìn thấy. Chắc sợ lắm. 15 phút  trôi qua. Hắn đưa ông Tâm xem. Cầm bức vẽ,  ông Tâm biết thừa trình độ  của hắn thua xa người họa sĩ Ba Lan.. Ông vẫn mỉm cười,  vui vẻ với  hắn. Vì không biết mình, hắn nói bằng giọng tự tin:

- Ông phải trả 50 Dollars,   cho bức vẽ này.

- Tại sao 50 Dollars? Đây bức vẽ của ông họa sĩ Ba Lan có 20 dollars.   Cô cháu ông Tâm phản đối.

- Không được. Ông phải trả 50 dollars vì tôi là họa sĩ Paris,  có 30 năm  vẽ chân dung rồi. Tôi đã có bằng MA về Mỹ thuật. Tôi đứng đầu ở đây về  tài năng...

Hắn. Một loại người bất tài nhưng hợm hĩnh kiêu ngạo. Ông Tâm vẫn nén  chịu :

- Thôi được,  tôi sẽ trả ông 50 dollars. Bây giờ tôi sẽ vẽ tặng ông.

- Không. Ông trả ngay tiền cho tôi. Còn tôi hết giấy để ông vẽ tôi rồi.  Hắn. Giáo hoảnh phá sự thỏa thuận lúc đầu. Một họa sĩ Pháp "đầu gấu"  thứ thiệt,  mình nên nhu hay cương?

Họa sĩ Tâm suy nghĩ và quyết định. Ông lấy 50 dollars đưa cho hắn. Cầm  bức vẽ của hắn,  ông còn hỏi lai:

- Như vậy bức vẽ thuộc về tôi xử dụng. Vì tôi đã trả tiền rồi?

- Đúng thuộc quyền của ông.

Hắn. Họa sĩ "Đầu gấu" Pháp vừa đút tiền vào túi, vừa cười ha hả. Ngay lập tức ông Tâm,  vứt bức vẽ xuống ngay miệng cống nước,  gần đó.

Bức vẽ trôi trôi theo dòng nước. Tưởng ông Tâm đánh rơi,  họa sĩ Paris  chạy lại, vớt lấy đưa cho ông. Ông Tâm vứt tiếp lần nữa và nói:

- Bức vẽ cũa ông vô giá trị vì kèm theo sự tráo trở, thói hợm hĩnh, kiêu ngạo của con người... Tôi không thấy cần thiết,  giữ nó làm kỷ  niệm.

Họa sĩ Nguyễn văn Tâm cùng cô cháu bỏ đi. Họ đi được khoảng 50 mét. Có người chạy theo bám lấy cô cháu. Chính là anh họa sĩ trẻ đẹp giai người Ý. Anh ta nói với cô cháu rằng,  cho phép được hầu chuyện ông  Tâm dăm phút. Anh ta tỏ ra rất ngưỡng mộ ông Tâm trước sự việc xẩy ra,   cách đây vài phút. Trước nhiệt tình của anh,   cậu cháu ông Tâm quay lại quán Cà phê. Các họa sĩ trẻ xúm lại hỏi thăm ông Tâm: Từ đâu đến?

Khi họ,  biết ông Tâm là họa sĩ Viet Nam. Họ biểu lộ sự thích thú, ngạc nhiên. Họ muốn nhìn thấy ông Tâm vẽ.

Ông Tâm bảo người họa sĩ Ý lấy cho tờ giấy. Rồi vẽ ngay chân dung anh  ta. 7 phút sau,  bằng nét vẽ của trường phái đảo ngược,  bức vẽ hoàn thành. Bức vẽ đã chinh phục tất cả các họa sĩ trẻ bằng tiếng reo hò, cử chỉ vui mừng. Tâm phục. Khẩu phục.

Người họa sĩ trẻ,  đẹp giai người Ý trân trọng giơ cao bức vẽ. Anh hôn nó và nói:

- Các bạn,  tôi thật diễm phúc,  có bức chân dung này. Hai ngày nữa sinh  nhật của tôi,  sung sướng quá nếu gia đình tôi nhìn thấy tác phẩm  tuyệt trần của ông.

7 tỷ người trên thế giới,  chỉ duy nhất có ông sáng tạo ra trường  phái Đảo Ngược. Tạo hóa đã tạo ra con người Mắt,  Mũi,  Mồm ở vị trí cố  định. Bất di bất dịch. Thế mà trường phái Đảo Ngược dám thay đổi. Thay đổi là sáng tạo. Có cái hay nhất chân dung này là tôi,  giống tôi  không là người khác.

Các bạn,  nghệ thuật Đảo Ngược: vừa hiện thực, vừa quái lạ,  vừa huyền bí. Phải lâu lắm chúng ta mới hiểu được...    Rời Mongmartre ra về. Cậu cháu họa sĩ Nguyễn văn Tâm tạt qua quận  13 ăn phở. Ông thích ăn phở chín.. cùng ý với Nguyễn Tuân.

Nguyễn đại Giang  - 2012

 


Bản tin mới nhất - tháng ba, năm 2014:

Đây là cuộc thi quốc tế lần thứ 9, tổ chức tại Los Angeles.  Theo họa sĩ Đại Giang, có 992 bức tranh tham dự. Tranh của anh được lọt vào 100 bức được ghi vào hàng danh dự nhất.

Thư của hội họa sĩ Artavita

Thứ năm, ngày 20 tháng 3, 2014

Giang thân

Chúc mừng bạn được nằm trong số 100 nhân vật  hàng đầu được đề cử để nhận được Danh Dự về việc tham gia của bạn trong cuộc thi đua thứ 9 do Artavita tổ chức

Đính kèm là Giấy Chứng Nhận Danh Dự của bạn

Nếu bạn có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Hiện đang có một cuộc thi khác cũng có các giải thưởng tương tự (3 tác phẩmđược trưng bày tại triển lãm nghệ thuật ở Los Angeles.) Nếu bạn muốn, bạncó thể tham gia một lần nữa.

Nhóm  Artavita

On Thu, Mar 20, 2014 at 2:03 PM, despoina <info@artavita.com> wrote:

Dear Giang

Congratulations on being among the Top 100 Nominees  to receive an Honorable Mention for your participation in the 9th Contest on artavita.

Attached is your Honorable Mention Certificate
If you have any questions, please contact us.

There is another contest on right now for the same prize (3 works to be exhibited at the art show in Los Angeles.) If you want you can  participate again.

The Artavita Team
411 E. Canon Perdido, Suite 12
Santa Barbara CA, 93101
Tel + fax: 1 805 845 3869 ext. 302
and +1 (805) 770-2857


Những thông tin về tranh đảo nghịch của họa sĩ Đại Giang.

- Nghệ thuật Tranh đảo ngược của Đức Ngọc/Báo Ảnh VN.

- Trang web chính của họa sĩ: www.daigiang-upsidedownism.net

- “Họa sĩ lộn ngược” Nguyễn Đại Giang của QUỲNH TRANG/Pháp Luật VN.

- Hội Họa: Nghệ Thuật Đảo Nghịch Chen Chân Thế Giới (SH)

- Trò Chuyện Với Họa Sĩ Đại Giang (PVSH)

- Họa Sĩ (Nguyễn Đại Giang)

Trang Văn Học




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>