●   Bản rời    

Chuyện Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc Trong Những Năm 1954-1956

Chuyện Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc

Trong Những Năm 1954-1956

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ042.php

21-Jun-2013

Đề tài Cải Cách Ruộng Đất đã từ lâu được xem như là một sự việc sai trái trầm trọng, đã bị chính quyền miền Bắc tự sửa sai. Dù vậy từ sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, cho đến nay việc này vẫn còn bị lập đi lập lại, đem ra làm tấm bia để tấn công nhằm triệt hạ uy tín của chính quyền miền Bắc. Có lẽ vì những bài viết đó thường có thiên kiến chính trị, thiếu những sự kiện khách quan về sự việc, nên một số người thuộc thế hệ trẻ vẫn còn thắc mắc (xem lá thư đính kèm ở dưới cùng). Chúng tôi cố gắng đưa ra những sự kiện, phân tích và so sánh theo nguyên tắc chuyên nghiệp để cung ứng thêm tài liệu và thêm một góc nhìn của lịch sử đối với vấn đề quan trọng này. Nếu các sự kiện trình bày có sự sai trái, chúng tôi xin sẵn sàng được nghe chỉ giáo một cách xây dựng. Nhưng nếu các sự kiện đưa ra có động chạm đến bất cứ một xu hướng chính trị nào, chúng tôi cũng xin đứng ngoài sự tranh cãi mang tính chất cảm tính.

Trước hết, muốn phê phán một sự kiện lịch sử, thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu bối cảnh lịch sử của nó.

I. Bối Cảnh Lịch Sử Quanh Việc Cải Cách Ruộng Đất

Phần này trình bày nguyên nhân khiến cho tất cả các chính quyền cách mạng của các quốc gia đã từng  bị Giáo Hội La Mã thống trị đều phải thi hành  biện pháp quốc hữu hóa  toàn bộ tài sản của nó cũng như của băng đảng tay sai của nó vào ngay khi vừa mới  lên nắm chính quyền. Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc chỉ là một trong các chính quyền cách mạng trên thế giới thi hành biện pháp quốc hữu hóa tất cả các động sản và bất động sản của các thế lực và cá nhân quyền thế trong các chế độ tiền nhiệm có cấu kết với Giáo Hội La Mã.

Để có thể  nói lên đầy đủ toàn bộ vấn đề  bài viết này sẽ gồm có các chủ đề về những khu rừng tội ác chống lại nhân loại và cướp đoạt ruộng đất của nhân các quốc mà quyền lực của Vatican đã vươn tới; về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong những năm 1954-1956 cùng với một số sai lầm trong đó; và Vatican đã khai thác những sai lầm này để khỏa lấp tội ác của mình. Bài viết này gồm có các chủ đề dưới đây:

1.- Vatican cướp đoạt ruộng đất và các tài sản khác của nhân dân dưới quyền

2.- Giáo Hội La Mã phóng tay cướp đoạt ruộng đất tại Việt Nam

3.- Những thủ đoạn Vatican sử dụng để cướp đoạt tuộng đất ở Việt Nam

4.- Các tân chính quyền CM bắt buộc phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất

3.- Chính quyền cách mạng tại nhiều nước đã tịch thu toàn bộ tài sản kể cả ruộng đất của Giáo Hội La Mã bằng những biện pháp  vô cùng đẫm máu.

4.- Việc chuẩn bị thi hành chính sách cải cách ruộng đất.

5.- Chính quyền miền Bắc  thi hành chính sách cải cách ruộng đất

6.- Những sai lầm trong khi thi hành chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc.

7.- So sánh với những biện pháp mạnh của các chính quyền cách mạng (như đã nói ở trên .

8.- Vatican khai thác tối đa những sai lầm trong việc tiến hành chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc để khoả lấp tội ác cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta.

- 1.- Vatican Cướp Đoạt Ruộng Đất Và Các Tài Sản Khác Của Nhân Dân Dưới Quyền

Ngay sau khi ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454, Vatican liền sai phái các đội ngũ điệp viên dưới danh nghĩa là các nhà truyền giáo đến  các vùng mục tiêu thu thập các thông tin tình báo chiến lược để điều nghiên và biên soạn kế hoạch  tiến chiếm nơi đó làm thuộc địa. Khi đã hoàn thành kế hoạch này rồi,  Vatican sẽ tiến hành những kế sách vận động các đế quốc  Tây Ban Nha hay Pháp liên kết với Vatican thành một liên minh chính trị và quân sự (gọi là liên minh thánh = holy alliance)  rồi xuất quân đánh chiếm các vùng mục tiêu để cùng thống trị, cùng cướp đoạt tài nguyên và cùng nộ lệ hoá các dân tộc nạn nhân. Liên minh thánh này giống như một công ty hợp doanh về kinh tế trong đó các thành viên đều phải có phần hùn. Phần hùn của Tây Ban hay Pháp là (a) đoàn quân viễn chinh  mà phần lớn quân lính là tín đồ Ca-tô, (b) đài thọ mọi phí khoản cho cuộc chiến chinh phục vùng mục tiêu. Phần hùn của Vatican là (a) cung cấp tin tức tình báo chiến lược tại các vùng mục tiêu, và (b) các đạo quân nội trùng nằm vùng gồm các con chiên bản địa đã được đoàn ngũ hóa thành các đội ngũ thập tự quân và nằm dưới quyền chỉ huy của các cán bộ tay sai của giáo hội tại địa phương. Điển hình cho sự kiện này là các làng đạo hay xóm đao tại Việt Nam trong những năm 1858-1945 và 1945-1954 mà giáo khu Phát Diệm dưới quyền chỉ  huy của Linh Mục Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ. (1)

Do hành động  tiếm quyền tự phong cho rằng trái đất là của riêng của Giáo Hôi La Mã, cho nên ngày 4 Tháng 5 năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) mới có thể ban hành Sắc Chỉ “Inter caetera (http://en.wikipedia.org/wiki/Inter_caetera), lấy kinh tuyến chạy qua phía tây mũi nhọn của đảo Verde (ở Đại Tây Dương) làm đường phân chia đia cầu ra làm hai bán cầu, rồi ban cấp cho Bồ Đào Nha được quyền làm chủ Đông Bán Cầu và Tây Ban Nha đươc quyền làm chủ Tây Bán Cầu.

Sau đó, vào ngày 7 tháng 6 năm 1494, hai nước này lại ký Thỏa Hiệp Tordesilas dàn xếp với nhau chuyển đường phân ranh này sang  kinh tuyến 24 Tây và thỏa thuận với nhau rằng Bồ Đào Nha có thể chiếm vùng đất gọi là Ba Tây (Brazil)  thuộc Tây Bán Cầu làm thuộc địa và Tây Ban Nha có thể chiếm quần đảo Phi Luật Tân ở Đông Bán Cầu làm thuộc địa.Việc phân ranh chia đôi trái đất như vậy cho chúng ta thấy rõ cái đặc tính  vô cùng ngang ngược của Giáo Hội La Mã. Chính vì thế mà dù là tín đồ Ca-tô với lòng tuyệt đối trung thành với Vatican, năm 1540, Pháp Hoàng Francis I (1494-1547) cũng lên tiếng phản đối quyết liêt cái quyết định hỗn xược trên đây của Vatican và tuyên bố rằng:

Pháp Hoàng Francis I
Pháp Hoàng Francis I

Thật ra khi nghe tin Đường Ranh Giới (do Giáo Hoàng ấn định) phân chia các vùng ảnh hưởng giữa Tây Ban nha và Bồ Đào Nha, Pháp Hoàng đã đưa ra câu hỏi với một vẻ đầy miệt thị: ”Ai là người có thể chỉ cho ta thấy tờ di chúc của ông tổ Adam nói rằng quả địa cầu này để lại cho riêng hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.?(2) "

Cũng vì không tuân phục hành động vô cùng ngang ngược và hết sức man rợ  này của giáo triều Vatican, cho nên cả  Pháp, lẫn Anh và Hòa Lan đều công khai khinh thường, bất chấp và thách thức quyền lực của Vatican bằng hành động ngang nhiên gửi quân đi chinh phục đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa. Những hành động như vậy đã  làm bỉ mặt Vatican và làm cho các con chiên ngoan đạo của giáo hội (như con chiên người Việt)  vô cùng bức xúc, nhưng chỉ biết chịu đựng, chứ không thể nào chống lại được các quốc gia này.

Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí. Không những đã bị bỉ mặt như vậy, mà ít lâu sau, Giáo Hội La Mã lại còn bị một vố hết sức tủi buồn khác nữa. Đó là vào năm 1588, Hạm Đội Armada của Tây Ban Nha, đứa con cưng của giáo hội, bị hải quân Anh đánh bại tan tành ở Biển Manche. Biến cố này làm cho Tây Ban Nha không còn khả năng tiếp tục làm tay sai cho Vatican đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài Âu Châu làm thuộc địa để rồi thi hành sách lược “cáo đội lốt hùm” hầu có thể  bốc hốt, cướp đoạt ruộng đất ở  các nơi đó.

Armada của Spanish

Hạm Đội Armada của Tây Ban Nha bị hải quân Anh đánh bại ở Biển Manche năm 1588.

Thế nhưng, vì có kinh nghiệm đã từng lăn lộn trên chính trường Âu Châu từ đầu thế kỷ 4, cho nên con cáo già  Vatican đã biết xoay sở, quay ra o bế Pháp, phong cho Pháp làm Trưởng Nữ của giáo hội rồi liên kết chặt chẽ với Pháp đem quân đi đánh chiếm các vùng đất ở Châu Phi, Châu Á và nhiều nơi khác làm thuộc địa để cùng chia chác đất đai ăn cướp được và cùng cưỡng bách nhân dân bản địa làm nô lệ cho cả Pháp và giáo hội. Xin xem Chương 4 và Chương 5, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Hai chương sách này đều có thể đọc online trên sachiem.net:và http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php.

Sách sử đều ghi rõ như vậy. Thế nhưng, hầu như tất cả các con chiên người Việt đều không biết gì cả. Đây là hậu quả của chính sách ngu dân trong đó môn học lịch sử thế giới, lịch sử Giáo Hội La Mã, và lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại bị giới hạn tối đa và bị Vatican sàng loc hết sức gắt gao rồi mới được đưa vào chương trình học (ở bậc trung học). Vì thế mà  toàn thể con chiên người Việt và  hầu như tất cả những người dân Việt sinh ra, lớn lên  và tiếp nhận sở học qua các bậc tiểu và trung học ở miền  Nam vĩ tuyến 17 trong những năm 1862-1945 và 1945-1954 cũng đều  dốt đặc cán mai về lịch sử, nếu không tìm đọc các sách sử như đã nói ở trên.

Tại Việt Nam, ngay sau khi cưỡng bách triều đình Huế phải ký Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862, Vatican và Pháp liền cho triệt để  thực thi  cái “sắc lênh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất (đai) thuộc về Chúa Ki-tô và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa  chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ một mảnh đất nào…” (3)  để ăn cướp ruộng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác của dân ta. Ngoài ra, người đại diện của Vatican ở Đường Ngoài (Bắc Hà hay miền Bắc Việt Nam) là Giám-mục Puginier trong những năm 1862-1895 còn biên soạn một kế hoạch gọi là “Kế Hoạch Puginier”. Mục đích của kế hoạch này là “diệt tận gốc, trốc tận rẽ”  tất cả mọi tiềm năng kháng chiến và các nếp sống văn hóa cổ  truyền của dân tộc ta như chúng đã làm ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân trong thế kỷ 16. Để biết rõ Kế Hoạch Puginier dã man như thế nào, xin độc giả tìm đọc nơi các trang 397-414, sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA; Hương Quê, 1988) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần.

Thế nhưng, lúc đó người Pháp cấp tiến (đang cầm trịch quyền lực tại chính quốc cũng như ở Đông Dương) sợ rằng, NẾU để cho Vatican hành động bạo ngược như vậy, THÌ kể như là xô đẩy dân ta vào con đường cùng và toàn dân sẽ quyết liệt vùng lên liều chết chiến đấu chống lại chính quyền bảo hộ. Vì thế họ mới cương quyết không để cho Vatican hành động lỗ mãng và thô bạo như kế hoạch Puginier. Vấn đề này đã được chúng tôi nói rõ trong Chương Dẫn Nhập, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, Washington: TXB, 1999). 

Tuy nhiên, nhờ đã cấu kết và chia chác quyền lực với Pháp  trong những năm 1862-1945, Giáo Hội La Mã cũng đã có thể dùng những thủ đoạn bất chính để cưỡng bách hay phỉnh gạt một số dân ta vào đạo để làm nô lệ cho giáo hội. Đó là:

(1)  Cưỡng bách nạn nhân phải theo đạo qua  tình yêu và hôn nhân,

(2)  xô  đẩy các đối tượng vào cảnh đường cùng,  rồi  đóng vai trò ân nhân ra tay giúp đỡ nạn nhân thoát khỏi cơn cùng khổ hay tù tội, và đưa ra  yêu sách đòi  họ phải theo đạo để đền ơn,

(3) đem một chút vật chất để bố thí và  dụ khị những người nghèo  khổ có máu tham lợi  “theo đạo lấy gạo mà ăn” và

(4) dùng chỗ làm hay chức vụ  trong chính quyền để câu nhử phường háo danh hay thèm khát “theo đạo để tạo danh đời”.” Nhờ thế mà con số người theo đạo ở Việt Nam mới  lên tới 5 đến 7% trong khi đó thì các nước khác ở lục địa Á Châu như Hồi Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Thái Lan, Trung Hoa, Triều Tiên và quốc đảo Nhật Bản, con số người theo không lên quá 1/1000 (một phần ngàn). Ngay cả Linh-mục Bùi Đức Sinh cũng đã phải ghi nhận sự thật bất khả phủ bác này trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo như sau:

Những  cuộc bách hại ở Trung Hoa không gây đổ máu nhiều như ở Việt Nam hay, bởi vì ít khi đi đến quyết liệt (cuộc tử đạo của Cha Perboyre năm 1840). Tuy nhiên, cũng đủ dữ dội để người Ki-tô hữu có cơ hội xưng đức Tin can trường, sống Đạo sốt sắng, trung thành, nhẫn nhục, nhưng số giáo dân tăng rất chậm: 202 ngàn năm 1800  lên 350. ngàn năm 1860 (1/1000)” (4)

Công cuộc truyền giáo ở Vùng Đông Nam Á, chỉ ở Việt Nam là khả quan, với con số giáo dân từ  420 ngàn năm (vào) 1840 lên 683 ngàn (vào) năm 1892, và  1.544.765 (vào) năm1939. Còn ở Miến Điện, Xiêm La (Thái Lan), Mã Lai, Nam Dương, công việc bắt đầu hơi muộn, lại tiến chậm chạp, nên tất cả nước này hợp lại cho có khoảng 300 người Công Giáo (vào) hồi năm 1939. ” (5)

Chính sách “làm sáng danh Chúa:” của giáo hội hết sức dã man. Ở các dân tộc ở Châu Mỹ La Tinh và Phi Luật Tân, NẾU ai không chịu theo đạo đều bị giết thẳng tay. Không những Vatican tàn sát hết nhũng người bất khuất không chịu theo đạo, mà còn  làm cho những người còn sống sót mất hết nếp sống văn hóa cổ truyền,  mất hết ngôn ngữ, và bị nhồi sọ vào đầu những tín lý Ki-tô nhảm nhí phản nhân luân, những lời dạy ngược ngạo trong kinh thánh cũng như của giáo hội, và nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha.

Tại Việt Nam, các con chiên cũng đã bị  chính sách ngu dân  của Giáo Hội La Mã làm cho mất hết bản chất dân tộc, mất gần hết nếp sông  văn hóa cổ truyền của dân tộc và trở thành vong bản, phản dân tộc, phản quốc. Ngoại trừ ho còn mang hình hài người Việt và  còn nói được tiếng Việt Nam, nhưng là phát ngôn theo cái giọng điệu mất dạy của nền văn hóa Thiên La Đắc Lộ.

Vì bị Pháp ngăn cản, không cho tiến hành tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa dân ta bằng bạo lực, Vatican tạm thời khựng lại, và vẫn khư khư theo đuổi chủ trương dã man khốn nạn này và chờ  khi nào có đầy đủ nanh vuốt thì lúc đó sẽ tính. Còn cái bản chất cướp đoạt,  bốc hốt, chộp giật, vơ vét tài sản của nhân dân để tích lũy cho đầy túi tham thì người Pháp lại đồng lõa với giáo hội. Lịch sử cho thấy rõ là như vậy!

- 2.- Giáo Hội La Mã Phóng Tay Cướp Đoạt Ruộng Đất Tại Việt Nam

Cướp đoạt trương đất của nhân dân dưới quyền là chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã. Chủ trương bất chính này đã đươc tiến hành từ thời Trung Cổ và đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Theo các nhà sử học thìi chủ trương này là do bản chất cướp đoạt, bốc  hốt, chộp giật, vơ vét tài sản của nhân dân dưới quyền để tích lũy cho đầy túi tham của Giáo Hội La Mã. Vì vậy mà suốt trong thời Trung Cổ ở Âu Châu cũng như từ đầu thế kỷ 16 cho đến ngày nay, bất kỳ nơi nào mà quyền lực của giáo hội vươn tới,  thì ở đó, giáo hội liền phóng tay cướp đoạt ruộng đất cũng như các nguồn tài nguyên khác bằng trăm phương ngàn kế và trở thành một thế lực giầu có nhất trong vùng. Nhờ vậy mà Giáo Hội La Mã mới trở thành một thế lực vô cùng giầu có. Nói về sự giầu có của giáo hội, Sách Living World History cho chúng ta biết sơ  về một vài phương cách mà Giáo Hội sử dụng để bóc lột nhân dân như sau:

"Giáo Hội đã trở nên vô cùng giầu có. Lợi tức hàng năm của Giáo Hội còn nhiều hơn cả lợi tức của tất cả các nhà cầm quyền thế tục (Âu Châu) gom lại. Giáo Hội thường xuyên tiếp nhận những khối tài sản lớn lao về đất đai (của các thế lực chính trị hay của các nhà giầu có dâng cúng). Ngoài ra, Giáo Hội còn thu thuế 10 phần trăm lợi tức của mỗi người dân bắt buộc phải đóng cho Giáo Hội." (7)

Bản Tuyên Cáo 6 của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh được công bố ngày 15/6/1999, trong đó có một đoạn viết như sau:

"Vào thế kỷ 15 và 16, không kể đất đai cát cứ, chỉ nguyên bất động sản thuộc loại kiến trúc của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu và Địa Trung Hải, nếu đặt gần nhau, chiều dài bằng (hay) dài hơn "Vạn Lý Trường Thành" của nhà Tần bên Trung Quốc, nhưng bề dầy thì dầy hơn kiến trúc của nhà Tần gấp nhiều lần. Nông nô hay tá điền, lao nô hay công nhân phục vụ cho Giáo Hội có thời, có nơi lên đến 1/3 dân số đất nước của các vua chúa thời phong kiến. Ngoài ra, Giáo Hội còn thiết lập một hệ thống thuế vụ riêng, một hệ thống pháp đình riêng, cả hai độc lập, ngoài quyền kiểm soát của các ông hoàng đế và các ông vua. Khối lượng "mammom" (tài sản) của Giáo Hội là khối tài sản thủ đắc khổng lồ, vô địch thiên hạ cổ kim. Một Giáo Hội "kinh bang tế thế" thành công vẻ vang huy hoàng như thế, người ta không thể nói đến dân chủ."   (8)

Trong bức tâm thư của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh gửi các linh mục Việt Nam vào tháng 5/1999, trong đó có một đoạn nói rõ những khối tài sản khổng lồ mà Giáo Hội đã cướp đoạt được tại một số quốc gia Âu Châu như sau:

“Giáo Hội tự định nghĩa mình là “Một Mầu Nhiệm”, tự gọi mình là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người”...Nhưng tài sản của Giáo Hội trước thời cải cách Luther – Erasmus, tại Đức là 1/5 cả nước, tại Pháp là 1/7 cả nước, tại Tây Ban Nha là 1/6 cả nước, tại Ý là 1/4 cả nước... Đó là quyền lực của mammon (mamona) mà Đức Giêsu Kitô giảng dạy trong Tin Mừng: “Người là tôi tớ cho mamon (của cải) vào nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ chôn kim”, thế mà “hiền thê của Đức Kitô” liên tiếp trong mười mấy thế kỷ giầu nhất thiên hạ Đông Tây.(9)

Nói về thú đoạn  cướp đoạt ruộng đất của nhân dân dưới quyền, Tu sĩ Desmond Tutu, người chiếm giải Nobel về Hòa Bình vào năm 1994, nói::

"Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có đất đai của chúng tôi."(10)  

Cũng vì thế mà từ đầu thế kỷ 4 cho đến ngày nay, quyền lực của Vatican vươn tới đâu, thì ở đó, tất cả các thành phần trong Giáo Hội La Mã từ các tu sĩ cao cấp nhất cho đến các linh mục, sư huynh, nữ tu và tất cả mọi con chiên đều tìm đủ mọi  mánh mung để  lợi dụng cái ưu thế có quyền lực trong tay hầu có thể lấn lướt,  vơ vét  và tích lũy của cải cho đầy túi tham. Vấn đề này đã  được chúng tôi trình bày khá đầy đủ (1) trong tiểu Mục A (Nguyên Nhân Đưa Đến Chính Sách Cưỡng Bách Tu Sĩ Phải Sống Độc Thân) Chương 15, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã,  và (2) trong Phần II (Sự Giầu Có Của Vatican -  Phóng Tay Cướp Đoạt Tài Sản Của Dân Chúng), Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.  

Tại Việt Nam, do sách lược cấu kết với đế quốc thực dân Pháp để dùng sức mạnh quân sự tấn công và cưỡng chiếm nước ta làm thuộc địa  mà trong thời gian từ năm 1862 cho đến tháng 3 năm 1945, chưa kể những  khoản tài sản khổng lồ khác cũng như các khoản của chìm của nổi đã cướp đoạt của dân ta trong thời gian này, chỉ riêng về tài nguyên ruộng đất canh tác, Giáo Hội La Mã đã cưỡng chiếm của dân ta ở Nam Bộ lên tới  trên 25% tổng số ruộng đât canh tác. Ở Trung Bộ và Bắc Bộ, con số ruộng đất bị giáo hội cướp đoạt cũng chiếm một tỉ lệ rất cao, và ở bất cứ địa phương nào giáo hội cũng trở thành một địa chủ lớn nhất trong vùng.

Ấy là chưa kể những con chiên Việt gian và bọn Việt gian khác dựa vào thế giặc để  chiếm đoạt ruộng đất của dân ta. Dưới đây là danh tính một số Việt gian  này:  Lê Phát Đạt (tức Huyện Sĩ),  Nguyễn Hữu Hào,  Trương Văn Bền, Nguyễn Hữu Châu tư Hùynh Hữu Châu (chồng của bà Trần Lệ Chi), Cao Triều Phát, Cao Triều Hưng (Bạc Liêu), ông  Cả Lớn (Rạch Giá), v.v.., Nguyễn Bá Triệu ở làng Lý Xá (Phụ Dực, Thái Bình), Phạm Văn Xướng ở làng Đại Điền (Phụ Dực, Thái Bình),  Cửu Phu (làng Dục Linh, Phụ Dực, Thái Bình),  Chánh Kiện (làng Quan Đình,  Phụ Dực, Thái Bình). Các địa phương khác cũng tương tự như ở huyện Phụ Dực. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 29 có tựa đề là “Cướp Chùa, Chiếm Đất Xây Nhà Thờ Và Cướp Đoạt Ruộng Đất Của Nhân Dân Ta”, tập sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

Bằng chứng sống động nhất cho hành động tham tàn này của Giáo Hộ La Mã là ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, tất cả moi thành phần trong giới tu sĩ và tập thể con chiên dựa thế chính quyền đạo phiệt tay sai của giáo hội để phóng tay cướp đoạt tài nguyên quốc gia, bày ra trăm phương ngàn kế để bốc hốt, thu vơ và tích lũy của cải cho đầy túi tham. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận như sau:

“Phải nói Việt Nam là biển tham nhũng.Tóm lại, lý do mà tất cả mọi người, linh mục, giám mục, tu sĩ nam nữ nói đến nhiều hơn hết là tiền bạc. Chúng tôi thiếu vốn, chúng tôi thiếu sự giúp đỡ, thiếu của viện trợ, v.v... Điều còn tệ hại hơn nữa là những trường hợp lừa đảo.... Người ta có cảm giác rằng, Giáo Hội mắc phải chứng "bệnh xây cất và kiếm tiền" và có thể quả quyết rằng, trong cảnh nghèo đói chung và cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Giáo Hội là cơ quan duy nhất có tầm cỡ quốc gia, vẫn tiếp tục xây cất mở mang, có những phương tiện lớn lao và những con người được chuẩn bị cho việc đó.." (11)

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy một cách tổng quát về thủ đoạn dùng kinh thánh để mê hoặc người dân trong các vùng bị Giáo Hội La Mã chiếu cố để cướp đoạt ruộng đất của họ. Sự thực này chỉ là một trong muôn ngàn thủ đoạn mà Vatican thường sử dụng để bốc hốt tài nguyên, của cải và bóc lột nhân dân ở những nơi nào mà quyền lực của Vatican vươn tới. Riêng tại Việt Nam, thủ đoạn này đã được  tiến hành ngay khi Hiệp Định Nhâm Tuất 1862  vừa được ký kết. Kể từ đó cho đến tháng 3 năm 1945, giáo hội dùng cả muôn ngàn mánh mung để cướp đoạt ruộng đất canh tác  và thổ trạch của dân ta. Chưa nói đến những ruộng đất và của cải mà giáo hội cướp đoạt ở miền Nam vĩ tuyến 17 trong những năm 1954-1975, chỉ nói trong những năm  1862-1945, giáo hội cũng đã cướp đoạt của dân ta cả một khối khổng lồ về ruộng đất và rất nhiều  khoản to lớn bất động sản khác.

Chúng ta thử tìm hiểu xem:

(a) Vào thời điểm năm 1858, khi Quân Thập Tự của Liên Minh Thánh Pháp – Vatican bắt đầu  khai hỏa tấn chiếm Việt Nam, Giáo Hội La Mã chưa có bất động sản:

- Chưa có một ngôi nhà thờ nào choán một vị trí ngon lành nhất và sang trọng nhất trong bất kỳ huyện ly, tỉnh lỵ nhỏ và trong các thị xã hay thành phố lớn nào cả. Năm 1862, những châu thành hay tỉnh lỵ như Sàigon, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, An Xuyên, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Kiến Hoà, Long An, Sa Đéc, Long Xuyên, Tây Ninh, Biên Hòa, Binh Dương, Phước Tuy, Bình Tuy, Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí, Nha Trang, Tuy Hoà, Lâm Đồng, Đà Lạt, Qui Nhơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Phát Diệm, Nam Định, Phủ Lý, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Hoá, Hòa Bình, Sơn Tây, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lao Kay, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, v.v… đều chưa có một ngôi nhà thờ nào cả, dù là ở vùng ngoại ô.

- Không có một thửa đất hay ruộng nào cả. Nếu có, số lượng ruộng đất này cũng rất ít do việc dựa vào quyền lực của chính quyền thời Nguyễn Ánh trong những năm còn kết thân với Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) mà có.

(b) vào thời điểm tháng 7/1954 khi đất nước bị chia đôi thành hai miền Nam và Bắc, Giáo Hội La Mã đã chiếm hữu bao nhiêu ruộng đất trồng trọt ở Việt Nam, và có bao nhiêu công ty hoặc xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng, và Đông Dương nói chung.

(c) Từ năm 1954 cho đến ngày nay, từ mũi Cà Mâu cho đến Ải Nam Quan, xuyên suốt các tỉnh, các huyện, các giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu và tất cả các làng đạo hay xóm đạo trong toàn quốc, đã có bao nhiêu ngôi nhà thờ to lớn vĩ đại với tháp chuông cao chót vót, bao nhiêu ngôi nhà thờ thuộc loại trung trung, bao nhiêu ngôi nhà thờ nhỏ hơn, bao nhiêu chủng viện, bao nhiêu tu viện, bao nhiêu trường đại học, trung học, tiểu học, bao nhiêu nhà thương của Giáo Hội La Mã (những thứ này đã bị tịch thu từ sau ngày 30/4/1975) và bao nhiêu cơ sở khác thuộc Giáo Hội La Mã.

nhà thờ chính tòa ở Xuân Lộc ở Hố NaiLa Vang

1. Nhà thờ chính tòa ở Xuân Lộc. 2. Nhà thờ Hố Nai. 3. Nhà thờ La Vang

nhà thờ chính tòa SG Huyện Sĩ

4. Nhà thờ chính tòa ở Sài gòn. 5. Nhà thờ Huyện Sĩ. 6. Nhà thờ lớn ở Hà Nội

7. Bí mật nhà thờ Phát Diệm ...

...

Chúng ta thử nêu lên mấy vấn đề như thế này:

1.- Phải chăng Giáo Hội La Mã đã xuất tiền của Vatican từ La Mã (Rome) đem sang Việt Nam để tậu hay mua số lượng ruộng đất trồng trọt và thiết lập các cơ sở kinh doanh ở trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam mà Giáo Hội đã  làm chủ  từ năm 1862 đến năm 1945, và riêng ờ miền nam vĩ tuyến 17 cho đến năm 1975?

2.- Phải chăng Giáo Hội La Mã đã xuất tiền bạc của Vatican từ La Mã  đem sang Việt Nam để mua sắm vật liệu, thuê mướn kiến trúc sư vẽ hoạ đồ, thuê mướn những tay thợ chuyên nghiệp (thợ nề, thợ mộc, điêu khác gia, thợ sơn, hoạ sĩ) và thuê mướn nhân công để xây cất hàng ngàn công trình kiến trúc vĩ đại trên đây của riêng Giáo Hội La Mã tại Việt Nam?

NẾU là do Giáo Hội La Mã đã lấy tiền trong kho nhà Chúa của Vatican ở La Mã (Rome) đem sang Việt Nam để đài thọ tất cả những phí tổn về vật liệu xây cất, vẽ họa đồ, cho đến nhân công, giống như người Hoa Kỳ đem tiền đô la từ Hoa Kỳ sang Saigòn đài thọ tất cả chi phí trong việc biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng và tất cả các đài thọ cho việc thiết lập và bảo vệ các chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam trong thời kỳ 1954-1975, THÌ xin miễn phải bàn luận gì hết!

Giả thiết trên đã không xảy ra. Trên thực tế, Vatican đã cấu kết với người Pháp dùng bạo lực của chính quyền bảo hộ cưỡng chiếm đất đai, chiếm đoạt tài nguyên, ăn cướp của cải trong những chiến dịch hành quân, bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế khoá và sưu dịch trong suốt thời kỳ 1862-1945 mới có thể xây cất được hàng ngàn công trình kiến trúc này và có thể sở hữu được số lượng khổng lồ ruộng đất trồng trọt cùng tất cả các cơ sở kinh doanh như trên, chúng ta nên tìm hiểu cho đến nơi đến chốn những vấn đề đã nêu lên ở trên.

Về những khoản bất động sản khổng lồ mà Giáo Hội La Mã cướp đoạt của dân ta trên toàn lãnh thổ  trong những năm 1862-1945 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 29, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

- 3.- Những Thủ Đoạn Vatican Sử Dụng Để Cướp Đoạt Ruộng Đất Tại Việt Nam

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi,  Giáo Hội La Mã  là tổ chức tội ác quốc tế với chủ trương thâu tóm vào trong tay đủ mọi thứ quyền lực,  kiểm soát  hết tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội để thu vơ  tiền bạc và tính lũy của cải cho đầy túi tham. Thực vậy, các nhà sử học đều có một nhận xét chung là giáo hội  (1) có quá nhiều quyền lực do chính sách cấu kết với các  cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ mà có), (2) gây nên quá nhiều đau thương khốn khổ cho nhân dân các quốc gia nạn nhân bằng những cách thì hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân dưới quyền bằng bạo lực và nhiều thủ đoạn khác,  (3) biến tín đồ thành một loài thú mà giáo hội gọi là “con chiên” (bằng chính sách ngu dân và nhồi sọ)  với những đặc tính của loài  súc sinh của loài “cừu, cáo, cọp” mà ghê tởm nhất  các  đặc tính  phi luân, bất nhân, bất nghĩa, vong bản, phản dân tộc, nhưng lại hết lòng trung thành với Vatican, chỉ biết nhắm mắt tuân thủ và tuân hành những lời dạy và  lệnh truyền của giáo hội để chống lai dân tộc, chống lai tổ quốc, chống lại những người thân thương ruột thịt trong gia đình, coi trọng những người đồng đạo hơn anh chi em ruôt thịt trong gia đình, vửa phải bảo mật, giấu kín những việc làm tội ác của giáo hội.

Chỉ riêng việc  dạy dỗ tín đồ phải giấu kín những việc làm tội ác của giáo hội cũng đủ cho mọi người thấy Giáo Hội La Mã là một tổ chức tội ác bất khả phủ bác. Giáo Hội La Mã  mang danh nghĩa là một tổ chức tôn giáo, tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo tông tuyền”, dĩ nhiên là  hoàn toàn không có vấn để quân cơ hay bí mật quốc phòng và cũng không phải là  một tổ chức cách mạng bí mật  có chủ trương đánh đuổi thế lực quân cướp ngoại thù để giành lại chủ quyền cho dân tộc,  thì TẠI SAO lại phải dạy dỗ tín đồ  “phải giấu kín những tỗi lỗi dù có thật xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết”? Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 320. Đây là sự thực mà chính con chiên của giáo hội đã nói ra. Tất cả những sự thật này chứng tỏ Giáo Hội La Mã vừa là một tổ chức tội ác xã hội ngoại nhập có chủ trương lật đổ hay chống lại chính quyền địa phương và dân tộc bản địa.

Tìm hiểu sâu rộng  hơn nữa,  người viết nhận thấy rằng,  Giáo Hội La Mã  quả thậ tlà một tổ chức tội ác không khác gì  đảng cướp Bình Xuyên ở Sàigòn – Chợ Lớn trong những năm 1949-1955, nhưng là  một tổ chức tội ác đại quy mô bao trùm cả thế giới  và trở thành mối đại họa cho nhân loại. 

Tất cả các vấn đề về  quyền lực cũng như về  những khu rừng tội ác chống lại nhân loại của “cái tôn giáo ác ôn” này  và dạy dỗ rèn luyện tín đồ thành hạng người mất hết nhân tính, hành xử giống như loài súc sinh “cừu cáo, cọp” bất chấp cả nhân luân đều đã được sách sử  ghi lại rõ ràng và cũng đã được chúng tôi đã  trình bày khá đầy đủ trong nhiều bài viết và nhiều chương sách trong (1) cuốn Mối Ác Cảm Của NhânDân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã, (2) Phần II với các Chương 3, 4, 5, 10, 13, 14, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, và hầu hết các chương sách trong Phần II trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội Lã Mã. Những bài viết  và  những sách  chương sách này có thể đọc online  trên  sachhiem.net. Ở đây, chúng tôi xin giới hạn, chỉ nói đến những phương cách hay những thủ đoạn cướp đoạt tài sản  của nhân dân tại các quốc gia nằm dưới ách thống trị của giáo hội mà thôi.

Ai cũng biết rằng  (1) quyền lực luôn luôn lôi cuốn những người (hay thế lực) cầm quyền lao vào vực thẳm tội ác, tác oai, tác quái đối với người dân dưới quyền, (2)  cá nhân hay thế lực càng nắm quyền lâu dài thì những tôi ác của họ càng nhiềù nặng và càng nhiều hơn cả cây rừng nhiệt đới và nước Thái Bình Dương, và (3) cá nhân hay thế lực nào càng sử dụng (a) những thủ đoạn cưỡng từ đoạt lý, và (b) những mỹ ngữ, hoa ngôn, xảo ngữ cùng  những danh xưng tốt đẹp để lòe thiên hạ  hay phỉnh gạt người đời,  thì càng  gây ra tội ác đối với người dân dưới quyền. Đây vừa là quy luật lịch sử, vừa là  quy luật xã hội, vừa là quy luật tâm lý. Lịch sử cho thấy rõ Giáo Hội La Mã ở vào trường hợp này. Dưới đây là một số  thủ đoạn dựa vào quyền lực mà Giáo Hội La Mã thường sử dụng để cướp đoạt tài nguyên, ruộng đất và các tài sản khác của nhân dân dưới quyền Linh-mục Trần Tam Tỉrh ghi lại như sau:

“Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi." (12)

Một trong những thủ đoạn khác hết sức siêu việt nữa là  giáo hội luôn luôn  tìm cách đưa con chiên cuồng tín lên nắm giữ các chức vụ có quyền lực trong ngành hành pháp rồi chính người này nhân danh cơ quan đó ban hành quyết định dâng hiến những khoản bất động sản nào mà giáo hội muốn  chiếm đoạt. Thủ đoạn này đã đựợc Vatican sử dụng nhiều lần trong những năm 1632-1975. S au đây là những bằng chứng:

(1).- Khi đã đưa được con Chiên Nguyễn Hữu Độ vào chức vụ Kinh Lược Sử  Bắc Kỳ trong thập niên 1880, thì chẳng bao lâu tên con chiên này ban hành quyết định  hợp thức hóa hành động chiếm đoạt  Chùa Bảo Thiên lấy đất dâng cho Vatican xây nhà thờ và Tòa Khâm Sứ. Sách sử ghi lại rõ ràng chuyện này:

Nguyễn Hữu Độ là người học thức uyên bác. Năm 1880-1883 ông giữ chức Kinh lược Bắc Kì khi quân Pháp chiếm Hà Nội. Sau này, ông là người giữ một vai trò quyết định cho việc Đồng Khánh lên sngôi (vì con gái ông là chính phi của vua Đồng Khánh) nên được phong làm cố mạng lương thần gia hàm Thái sư, cần chánh điện đại học sĩ kiêm Cơ mật đại thần.

Cộng tác với Pháp: Dư luận đương thời cho rằng Nguyễn Hữu Độ là người có liên hệ mật thiết với Pháp, nhất là Champeaux (Thượng thư bộ Hình), nên lời nói ông được Pháp nghe hơn cả và chính ông và Đồng Khánh cố ý thảm sát Phụ chánh đại thần Phan Đình Bình sau khi ông làm Phụ chánh cho vua Đồng Khánh.

Nguyễn Hữu Độ cũng được cho là phải chịu trách nhiệm trong việc phá hủy chùa Báo Thiên và nhượng lại mảnh đất đó cho thực dân Pháp xây Nhà thờ Lớn Hà Nội[2] (13)

(2).- Khi đưa Bảo Đại lên cầm quyền thành  lập chính quyên bù nhìn gọi là Chính Quyền Quốc Gia vào tháng 6 năm 1948 thì hai năm sau, tên vua “playboy” bù nhìn này ban hành dụ số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950, dọn đường cho Vatican thi hành thủ đoạn đem những khối bất động sản khổng lồ do bọn  tu sĩ áo đen áo đen người Âu đứng tên làm chủ chuyển  sang  cho bọn tu sĩ áo đen bản địa đứng tên . Giáo Hội thừa biết, khi chính quyền Cách Mạng Việt Minh thắng thế, sẽ  thi hành biện pháp tịch thu  toàn bộ tài sản của người ngoại quốc cấu kết với giặc Pháp trong những năm 1862-1945. Giáo Hội hy vọng rằng sự chuyển nhượng tài sản qua Dụ Số 10 thì những khoản bất động sản này đã là  của người Việt Nam, tức là  không nằm trong biện pháp trên đây của chính quyền Cách mạng Việt Minh.

(3).- Khi đã vận động được Mỹ đưa Ngô Dình Diệm lên cầm quyền ở miền Nam Viêt Nam vào đầu tháng 7 năm 1954, thi hầu như tất cả mọi thành phần trong giới tu sĩ áo đen và con chiên ở miền Nam  đều coi chính quyền như là một phương tiện để cho chúng phóng tay cướp đoat tài nguyên, chiếm công vi tư, tha hồ tung tác, tác oai tác 1quasi,  hà hiếp người dân khác tôn giáo, v.v… Thựcc trạng này đauwợc Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

Chính phủ Công Giáo” ngày càng trở nên lộ liễu khi ngành công binh, từng đoàn quân xa và vật tư của chính phủ được đưa ra sử dụng trong việc xây cất nhà thờ, chủng viện, các nhà cho thuê thuộc tòa giám mục, khi các cán bộ nông thôn và công chính được phái đi lo việc trồng dương liễu và dừa cho đức cha, khi các binh sĩ được biệt phái thường trực tại văn phòng Công Giáo Tiến Hành, khi các giám mục có chỗ danh dự đứng bên cạnh tổng thống trong các nghi lễ công cộng, hay là trong việc duyệt binh, khi chính phủ phê nhận 90% dân không là Công Giáo – các khoản luật gần giống như trong giáo luật. Khỏi nói tới việc dựng tượng Đức Mẹ do tay tổng thống, có giám mục nọ kia phụ vào…”  (14)

Xin đọc thêm Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 178-179 (15)

Trên đây chi là 3 trường hợp điển hình nói lên cái thủ đoạn dùng chính quyền để cướp đoạt ruộng đẫt và các tài nguyên khác của Việt Nam ta trong những năm 1862-1975 mà thôi. Điều này chứng tỏ rằng tất cả những tài sản của Giáo hội La Mã mà cơ quan đầu não là Vativcan thủ đắc từ xưa cho đến này đều là của cải bất chính, phi nghĩa cướp đoạt được của các dân tộc nạn nhân bằng những thủ đoạn phỉnh  gạt, lừa bịp và bằng bạo lực của nhà nước.

- 4.- Các Tân Chính Quyền Cách Mạng Thi Hành Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất

 Đọc những  tài liệu  nói về sự giầu có của Giáo Hội La Mã và những thủ đoạn được giáo hội  sử dụng để chiếm đoạt ruộng đất của nhận dân tại các thuộc địa của các đế quốc Âu Châu cấu kết với Vatican như Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, v.v…,  không ai có thể chối cãi được giáo hội đã dựa vào các cường quyền đia phương và các đế quốc thực dân Âu Mỹ để cướp đoạt không biết hàng rừng tài sản của các dân tộc nạn nhân, đặc biệt là các bất động sản về ruộng đất. Như đã nói ở trên, vấn đề này được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 13: Những Việc  “Làm  Sáng Danh Chúa Của Giáo Hội La Mã, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này gồm có 3 phần (Phần 1: Cưỡng đoạt và vơ vét quyền lực: Bản Tuyên Cáo Dictatus papae”, phần 2: Cưỡng đoạt tài nguyên, bóc lột nhân dân, vơ vét của cải và tích lũy tài sản, và phần 3: Chính sách cũng những hành động bạo ngược và hết sức dã man của các nhà thờ Ca-tô.

Ai cũng biết rằng tổng số ruộng đất của một quốc gia luôn luôn là hữu hạn. Một khi mà ruộng đất bị tập trung quá nhiều (lên tới trên 60% tổng số ruộng đất vào một nhóm thiểu số khồng quá  từ 3 đến 5%), tất nhiên là hơn 95% dân số trên toàn lãnh thổ sẽ rơi vào tình trạng bần, cố  nông, không có ruộng cày để sinh nhai và lâm vào thảm cảnh nghèo khổ khốn cùng và xã hội không thể nào tránh khỏi tình trạng bất ổn, loạn lạc triền miên.

Người Việt ta thường nói “bần cùng sinh đạo tặc”. Nước ta, trong thời 1885-1945 đã rơi vào tình trạng nghèo khổ khốn cùng và dân ta vô cùng điêu linh cơ cực, ngoại trừ mấy nhóm người cam tâm là Việt gian bán nước cho giặc mà đa số là đám con chiên thập ác và nhớm thiểu số phóng kiến phản động vua quan triều đfinh bù nhìn Huế và bọ quan lại trong chính quyền bảo hộ. Tình trạng này là do Giáo Hội La Mã và bọn con chiên Việt toa rập vớitập đoàn phong kiến, phản động  (tất cả không quá 5% dân số) gây nên vì nhóm thiểu số Việt gian này đã chiếm đoạt tới hơn 60% ruộng đất canh tác. Còn hơn 95% người dân rơi vào cảnh  nghèo khổ và  chết đói triền miên.

Chính vì thế mà uất khí và lòng căm thù của nhân dân ta đối với Giáo Hội La Mã và tập đoàn con chiên người Việt  bốc lên đến tận trời xanh. Lịch sử đã chứng minh như vậy.  Do đó, muốn cho đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc hay được ổn định cũng như đáp ứng khát vọng  này của nhân dân, bất kỳ tân chính quyền cách mạng nào một khi hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử giải thoát được cái ách thống trị tham bạo của Vatican, tất nhiên là phải làm cách nào để giúp cho nhân dân được no ấm, sung túc và nâng cao dân trí. Muốn được như vậy, thì trước tiên phải có các biện pháp mạnh như:

1.-Truất bỏ hết tất cả mọi đặc quyền đặc lợi cho Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ áo đen,

2.- Ban hành một hiến chế  dành riêng cho giới tu sĩ áo đen trong đó có các điều khoản  đòi hỏi họ phải (a) thực thi tất cả mọi nghĩa vụ của người dân đối với đất nước giống y hệt như mọi người dân khác, (b) cắt đứt mọi nghĩa vụ đối với Vatican, (c) làm cho họ ý thức được rằng trung thành hay vâng lời Vatican là đồng nghĩa với phản quốc, và 

3.- Quốc hữu hóa toàn bô tài sản bao gồm cả của cải, của chìm động sản cũng như  bất động sản của Giáo Hội La Mã và các đại địa chủ tay sai của giáo hội và của chính quyền cũ.

Đây là những sự thật đã xẩy ra trong lich sử tại các nước ở Âu Châu như Anh, Pháp, Ý Đại Lợi Tây Ban Nha, các quốc gia thuộc phe theo đạo Tin Lành Chống Lại phe theo Vatican trong cuộc chiến 1618-1648, và tại các cựu thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mỹ La-tinh (từ giữa thế kỷ 18 cho đến ngày nay), ở Nhật Bản (trong thế kỷ 17), ở Trung Hoa, v.v…

Vấn đề  này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong các Chương 15, 16, 18, 19, 20 và 21 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam: http://sachhiemc.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php

Riêng tại Việt Nam, trong thời Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đem quân đánh chiếm (từ năm 1858) và thống trị đất nước ta cho đến năm 1945, vấn đề ruộng đát canh tác và thổ cư ở nước ta lại càng trờ nên  nghiêm trong gấp ngàn lần. (Nguyên nhân đã được nói rõ ở trên). Nó nghiêm trọng đến độ Linh-mục Trần Tam Tỉnh, các nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng (thời Nguyễn Thái Học) đều đã phải nhìn nhận như vậy. Khi Hoa Kỳ tiếp thu chính quyền còn lai ở Việt Nam từ trong tay người Pháp, làm chủ miềm Nam Việt Nam vào năm 1954 cũng phải nhìn nhận như vậy và  cho rằng muốn thu phục lòng dân và ổn định xã hội Việt Nam thì phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất. Vì thế mà Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các chính quyền tay sai tại Sàigòn phải làm như vậy. Tiếc rằng, Hoa Kỳ đã  không quyết tâm theo dõi sát nút việc làm này của  các chính quyền Sàigòn, nên đã bị qua mặt.  Dưới đây là những tài liệu nói về vấn đề này:

1.-  Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm ghi nhận:

“Như đã thấy ở chương trên, dưới thời thực dân, Giáo hội là một nhà đại gia chủ. Hơn nữa, cuộc cải cách ruộng đất này hầu như chỉ đụng tới Giáo hội Công giáo, bởi vì từ thời thực dân cho tới năm 1954, Giáo hội Công giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất có pháp nhân và được quyền sở hữu.

 Cần ghi nhận rằng Việt Nam là một nước chủ yếu nông nghiệp. Tám mươi phần trăm dân số là nông dân và chỉ sinh sống nhờ thu nhập từ nông nghiệp. Thế nhưng, có tới 61,5% nông dân không hề có được một tấc đất.

Nhằm áp dụng chính sách «người cày có ruộng» và nhằm đảm bảo điều kiện sinh nhai tối thiểu cho mỗi người dân, chính phủ Hà Nội đã tiến hành phân bố lại đất đai nhờ việc trưng thu của thực dân, của Giáo hội (đồng thời vẫn để lại cho Giáo hội một phần đất đủ lo việc thờ tự và bảo đảm đời sống cho các giáo sĩ), các địa chủ và phú nông (nhà nước trả cho những người có tinh thần dân chủ, kháng chiến và không phản động những khoản bồi thường dưới dạng công trái, có tiền lời hằng năm là 1,5%)”.(16).

2.- Về quyết định phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất của VNQDĐ dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học, sách Việt Nam Quốc Dân Đảng  hé lộ cho thấy:

Trần Quang Diệu tuyên bố: “Chúng tôi đến đây với mục đích là đánh thực dân Pháp và tất cả những ai đã cúi đầu theo giặc làm hại đồng bào.

Tên Tri-huyện Hoàng Gia Mô là một trong những tên đã hà hiếp tàn nhẫn bóc lột đồng bào! (Nó) là một tay tôi tớ lợi hại của giặc. Chắc đồng bào còn nhớ vụ Hoàng Gia Mô đã mưu mô với bọn thực dân mưu toan chiếm 6,000 (6 ngàn) mẫu ruộng của đồng bào ở làng Dương Am để làm tư kỷ. Bản thân nó đã có tội với quốc dân rồi! Đến cha ông nhà nó lại còn đắc tội hơn! Toàn thể đồng chí cũng như đồng bào có mặt tại đây đồng thanh yêu cầu xử tử Hoàng Gia Mô. Vợ Hoàng Gia Mô giốc hết vàng, bạc, châu báu trong tủ sắt ra làm lễ dâng cách mạng quân, xin tha tội chết cho chồng, nhưng bị cực lực khước từ. Còn Hoàng Gia Mô thì kêu van: “Đó là tội của ông cha tôi làm, xin các ông tha chết cho tôi, tôi xin làm công dân để phụng sự cách mạng, và xin dâng hết của cải cũng như ruộng đất cho cách mạng…”

Hoàng Gia Mô tức thời bị giết chết bằng một phát súng trường, vất xác xuống dòng sông Cầu Mục.”(17).

3.- Về quyết định của Hoa Kỷ ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm phải tiến hành chính sách cải cách ruộng đất: Cũng nên biết là khi vừa đưa ông Diệm về  cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ thấy rằng muốn ổn đinh xã hội,  thì phải xoá bỏ tình trạng bất công về ruộng đất ở nông thôn, và muốn làm được như vậy, thì phải thực hiện một chương trình cải cách hay phân phối lại ruộng đất hầu giúp cho các anh em nông dân nghèo có ruộng cày để mưu sinh. Vì thế mà vào năm 1956, Hoa Kỳ mới quyết định dành hẳn một khoản tiền viện trợ đặc biệt cho chương trình cải cách điền địa và ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành chương trình này nhằm giảm bớt số ruộng đất của những thành phần đại địa chủ để bán lại với giá rẻ tiền và bán chịu cho anh em nông dân với mục đích là tranh thủ đuợc sự ủng hộ của đại khối nông dân nghèo khổ. Vì vậy mà ho (chính quyền Hoa Kỳ) mới quyết định soạn thảo chương trình cải cách điền địa cho thiết lập một cơ quan  (đặt trụ sở ở Đường Mạc Đĩnh Chi, Sàigòn) để quản lý chương trình này, vài ra lệnh cho chính quyền Sàigòn phải thi hành. Sự kiện này ược sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 viết rõ ràng như sau:

Thứ Ba, 5/7/1956.- Sàigòn: Diệm tiếp Reinhardt và Barrows về kế họach cải cách ruộng đất. Tham dự có Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống) và Ladejinsky, cố vấn cải cách ruộng đất của Diệm . VNCH trù tính mua lại khoảng 1 triệu mẫu đất của chủ điền rồi bán lại cho dân. Mỗi chủ điền từ nay chỉ được sở hữu từ 60 đến 200 mẫu. (Trước đây, khoảng 6 ngàn chủ điền làm chủ 45% đất ruộng miền Nam, vào khoảng 1 triệu mẫu). Dự trù giá mua một mẫu tư 5 ngàn tới 15 ngàn đồng, như thế sẽ cần một ngân khỏan 7 tỉ đồng hay 200 triệu Mỹ kim. Sẽ trả chủ điền 10-15% bằng tiền mặt, sau đó trả bằng trái phiếu quốc gia từ 10 tới 15 năm. (PTT)Thơ yêu cầu Mỹ cho vay hay viện trợ từ 10 tới 20 triệu MK để trả trước cho chủ điền. (Trong thư gửi PTT Richard Nixon ngày 6/7/(1956), tăng lên từ 20 tới 30 triệu). Nông dân sẽ phải trả tiền mua đất trong vòng 5 năm, không phải trả tiền lời (FRUS,1955-1957, I: Tài liệu 337 “(18)

Tiếc rằng, các viên chức Hoa Kỳ tại Sàigòn hoặc là bị Vatican và chính Ngô Đình Diệm mua chuộc, hoặc là không có nhiệt tình trong vấn đề này, cho nên họ đã bị chính quyền Sàigòn qua mặt bằng một thủ đoạn vô cùng gian trá bằng cách không rớ tới  con số  ruộng đất khổng lồ do Giáo Hội La Mã chiếm hữu. Lý do rất dễ hiểu. Bởi vì, ông Ngô Đình Diệm vốn là tín đồ Ca-tô cuồng tín với tinh thần “tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican” như đã công khai tuyên bố với các chính khách có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ trong bữa cơm chiều tại Khách Sạn Mayfower ở Washington D.C. vào đầu tháng 10/1955, cho nên khi bị chính quyền Hoa Kỳ thúc giục thi hành chính sách cải cách điền địa trên đây, ông Ngô Đình Diệm lại toa rập với Giáo Hội La Mã để qua mặt chính quyền Hoa Kỳ, không rớ tới khối ruộng đất khổng lồ 370 ngàn mẫu Anh của giáo hội. Sự kiện này cũng được sử gia Joseph Buttinger ghi lại rất rõ, xin đọc ghi chú số (19)

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diêm bị lật đổ, và ngay khi đã  đưa ông Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền, người Mỹ lại thôi thúc chính quyền Sàigon phải thi hành chính sách cải cải ruộng đất (gọi là “người cày có ruộng” vào ngày 26/03/1970) để xoa dịu nỗi lòng bất mãn của anh em nông dân. Thế nhưng, ông Thiệu là hạng người “theo đạo để tạo danh đời”, được giáo hội đưa lên cầm quyền, tất nhiên là ông Nguyễn Văn Thiệu vẫn e ngại tập thể con chiên cuồng tín Bắc Kỳ di cư chống đối đòi truất phế, cho nên lại cũng phải triệt để  bảo vệ quyền lợi của giáo hội. Do đó mà khi ban hành Luật số 003/70 để quy định việc thi hành Luật  Người Cày Có Ruộng mới có chuyện quái đản như sau:

Điều thứ 5: Luật nầy không áp dụng cho các loại ruộng đất kể sau: ...

3.-  Ruộng đất hiện hữu của các tôn giáo. Vương Kim Hùng. “So Sánh Luật Người Cày Có Ruộng với Cải Cách Ruộng Đất Của Hai Miền Nam Bắc Trước Nămn 1975 (20).

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ, quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới đâu là ở đó tài nguyên thiên nhiên trong đó có ruộng đất canh tác đều bị giáo hội chiếm đoạt tận tình bằng trăm phương ngàn kế  và bảo vê bằng mọi giá. Chính vì thế mà sau khi đánh đuổi được Liên Minh Xâm Lược Pháp ra khỏi lãnh thổ hay ở trong các  vùng chính quyền đã được củng cố vững chắc, chính quyền Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh liền bắt tay vào việc  thi hành chính sách cải cách ruộng đất. Đó cũng chỉ là thi hanh một nhiệm vụ lịch sử mà thôi.

II. Chính quyền Miền Bắc Tiến Hành Thi Hành Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất

Chính vì  Vatican tham tàn và  dùng đủ mọi  thủ đoạn để ăn cướp ruộng đất của nhân dân dưới quyền, cho nên tất cả các quốc gia đã từng bị  cưỡng bách phải năm  dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã một khi đã vùng lên cướp lại được chính quyền cũng đều thi hành biệt pháp quốc hữu hóa hay tịch thu tất cả ruộng đất (gọi là cải cách ruộng đât) và tất cả tài sản khá của “cái giáo hội khốn nạn” này cũng như của bọn tín đồ bản địa làm tay sai cho Vatican mà mục đích chính là đòi lại cho nhân dân những đất đai mà giáo hội và băng đảng bản địa tay saii của giáo hội đã ăn cướp được trước đó. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày trong các chương 15, 16, 17, 18, 19 và 20, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Các chương sách này đều có thể đọc online trên sachhiem.net:

Ngay từ năm 1953, khi nhìn thấy rõ viễn cảnh Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican sẽ  bị đánh bại và tan vỡ , Pháp sẽ phải công nhận chủ quyền độc lập của dân ta rồi rút quân về nước, các nhà lãnh đạo chính quyền Kháng Chiến Việt Nam đã nghĩ ngay đến việc phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất mà họ đã dự tính và đề ra trong cương lĩnh chính trị ngay từ đầu thập niên 1940.

Diễn Biến Việc Thi Hành Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc:

Chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tiến hành từng bước một hay từng giai đoạn một như sau:

▬ BƯỚC MỘT là thời kỳ quy định thành phần xã hội. Công việc này được giao cho cho các chính quyền địa phương (chi đội và phân đội Cộng Sản địa phương) đảm trách và tổ chức những buổi học tập để cho mọi người nắm vững (1) ý nghĩa của chính sách cải cách ruộng đất của cách mạng, và (2) những điều không tốt của các thành phần đối tượng). Theo kinh nghiệm của người viết, thì chính quyền phân loại nhân dân ra làm các thành phần như sau:

A.- Các thành phần nông dân sống trong nông thôn: Người dân trong nông thôn được phân ra làm nhiều thành phần hay giai cấp như sau:

1.- Địa chủ là những người: (a) Hoặc là làm chủ một số  ruộng đất nhưng không trực tiếp canh tác. Ruộng đất của họ được trao cho các tá điền lãnh canh để thu lợi nhuận, (b) hoặc là làm chủ một hay nhiều bất động sản như nhà ở, dinh thư các cơ sơ (công trình xây cất) cho người khác mướn để thu lợi nhuận, (c)  hoặc là có  tiền cho người ta vay (giống như một thứ  nhà ngân hàng) và người vay phải trả lãi (lời) hàng tháng hay hàng năm tính theo phần trăm. Lợi nhuận thu nhập từ ruộng đất, nhà ở, dinh thự, cơ sở thương mại được gọi là “tô”, và  lợi nhuận thu  nhập tư tiền bạc cho vay được gọi là “tức”.

2.- Phú nông là những người có đời sống sung túc,  phong lưu, làm chủ một số ruộng đất, trong một năm chỉ thuê mướn vào khoảng 100 nhân công lao động chính,  mọi người trong gia đình đều trực tiếp lao động chính và lao động phụ. (Lao động chính là làm những công việc nặng như cày ruộng, tát nước, gánh phân, làm cỏ, v.v... Lao động phụ là làm những việc nhẹ như chăn trâu, cắt cỏ,  nấu cơm, phơi lúa, gẩy rạ, trông coi trẻ em, v. v….,.

3.- Trung nông  là những nông dân làm chủ một số  ruộng đất  chỉ vừa đủ  nuôi sống cho cả  gia đình,  nhưng  nếu gặp phải khi thất mùa thì đời sống cũng rất chật vật. Trong thành phần này, mọi  người trong gia đình đều lao động chính và lao động phụ.

4.- Bần nông là những anh em nông  dân hoặc là chỉ có một số rất ít ruộng đất không đủ đế nuôi sống cho cả gia đình. Vì thế, họ phải lãnh ruộng đất của các  địa chủ để canh tác, và người trong gia đình đều phải trần thân  lao động, nhưng vẫn không đủ ăn, và thường xuyên sống trong cảnh nghèo túng.

5.- Cố nông là những nông dân không làm chủ  một miếng đất nào để sinh nhai, có thể chỉ có một căn nhà tranh lụp lụp hay túp lều trên một mảnh đất nhỏ bé và quanh năm phải đi làm mướn cho các gia đình địa chủ hay phú nông để nuôi sống bản thân và gia đình.

6.- Phú thương và tiểu thương: Đây là những người có tiệm buôn  (cửu hàng buôn bán) ở trong các làng thôn và  sống nhờ vào nhờ nghề buôn bán này. Nếu giầu có khá giả thì gọi là phú thương, và nếu chỉ đủ cho cuộc sống đày đủ phong lưu thì gọi là tiểu thương.

7.- Trí thức: là những người có học ở địa phương. Sư quy định thành phần này rất uyển chuyển  vì rằng ở nhiều nơi như xã Tô Công (huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình) gồm 8 thôn (làng), dân số lên tới khoảng 10 ngàn người mà  cho đến năm 1942 chỉ có  hai trường làng (ở làng Tô Đê và Tô Xuyên), mỗi trường  chỉ có một phòng chỉ  đủ chứa được 40 học sinh của ba lớp: Lớp Đồng Ấu (Enfantin), Lớp Nhì (Préparatoire) và Lớp Nhất (Élémentaire).

Toàn xã chỉ có (1) hai người có bằng Certificat là thày Giáo Trần Phác và thày Giáo Trần Văn Luyện, (2) vào khoảng hơn 20 người có bằng Sơ Học Yếu Lược (đã hoàn tất lớp Ba (Élémaentaire) và qua một kỳ thi và có bằng gọi là Sơ Học Yếu Lược. Vì vậy mà hai nhà giáo Trần Phác và Trần Văn Luyện được coi là các nhà trí thức trong xã.

Tình trạng học vấn và giáo dục ở rất nhiều xã khác trong huyện Phụ Dực và các huyện khác trong tỉnh Thái Bình cũng không hơn gì tình trạng này ở xã Tô Công vào thời điểm năm 1945. Ngoài những người được gọi là “trí thức”, còn có một số người (không qua 10 người) có trình độ học vẫn vững vàng về Hán học, nhưng kiến thức của họ không còn thích hợp với bộ máy cai trị của nhà nước lúc bấy giờ và không giúp gỉ cho việc phổ biến tin tức  thờii sự cho quần chúng biết  về tình hình thế giới đang biến chuyển do Đệ Nhị Thế Chiến gây ra.

Sự quy định thành phần này rất là máy móc, lại được trao cho chi ủy Đảng Cộng Sản của  các xã địa phương hợp tác với  các phân đội Đảng Cộng Sản tại các làng (thôn) mà phần lớn là các thành phần bần cố nông. Chính vì thế mà đã xẩy ra có nhiều sai lầm (sẽ nói rõ ở phần sau).

B.- Các thành phần thị dân sống trong các huyện lỵ, tỉnh lỵ và các thành phố:

Người dân sống trong các huyện lỵ, tỉnh lỵ và  các thành phố cũng được chia ra làm nhiều thành phần hay giai cấp khác nhau như sau:

1.- Tư bản là các chủ nhà máy (lớn, trung trung và nhỏ).

2.- Tử sản mại bản gồm các nhà xuất cảng, nhập cảng, đại lý độc quyền hóa nhập cảng. Giai cấp này tương đương với giai cấp đại  địa chủ.

3.- Địa chủ là những người có nhà  cho mướn để thu nhập lợi nhuận.

4.- Đại thương gia là các nhà buôn giầu có lớn, tương đương với các địa chủ ở nông thôn.

5.- Phú thương là các nhà buôn giàu có nhưng chỉ ở vào bậc trung trung, tương  đương với các phú nông ở nông thôn.

6.- Tiểu thương là các thành phần sống bằng nghể buôn bán nhỏ mà  mọi người trong gia đình đều làm việc, nhưng đời sống cũng chật vật, không có dư giả là bao nhiêu. Giai cấp này tương đương với giai cấp trung nông.

7.- Công nhân làm việc trong các nhà máy, những người làm công cho các gia đình khá giả.

8.- Trí thức là những người có học. Việc quy định thành phần này cũng rất uyển chuyển. Nếu trong một khu phố có nhiều  người có bằng cấp tú tài trở lên thì những người chỉ có bằng Certificat có thể bị coi là loại trí thức dâm dâm, không đáng gọi là trí thức. Tương tự như vậy, nếu một khu phố mà có nhiều học giả và trí thức có bằng cấp đại học như các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam, thì các ông có bằng Thành Chung (Trung Học Đệ Nhất Cấp) Tú Tài I, Tú Tài II mà không có công trình văn học gì cả chỉ bị coi như là thứ  trí thức dâm dâm.

Trên đây là việc phân chia các thành phần xã hội  vào thời điểm 1954-1955 ở tỉnh Thái Bình (Liên Khu III) mà người viết được biết trước  khi  di cư và Nam vào tháng 4 năm 1955. Dù sao thì sự hiểu biết của chúng tôi cũng hữu hạn. Chắc chắn là còn có ít nhiều thiếu sót. Rất mong được quý vị thấu hiển vấn đề này hơn chỉ giáo.

▬ BƯỚC HAI là thời kỳ  phát động các chiến dịch huy động nhân dân học tập chính sách cải cách ruộng đất của nhà nước. Các đội đấu tố được đưa về làng điều khiển các lớp học tập để nói rõ (1) mục tiêu của chính sách đấu tố  là (a) đem lại công bằng về kinh tế trong nông thôn, (b) đánh đổ uy thế chính trị của các giai cấp đối tượng trong nông thôn hay trong thành phố, và (2) chọn đối tượng được đưa ra đấu tố.

Thường thường mỗi xã chỉ có từ 1 đến 5 hay 6 người bị chiếu cố mà thôi dù rằng những khẩu hiệu như “Bần, cố, trung nông liên kết với phú nông đánh đổ bọn địa chủ”,. “Phải đánh đổ uy tín chính trị của bọn địa chủ và cường hào ác bà trong nông thôn” đã được nêu lên và mọi người đều đã thấm nhuần.

▬ BƯỚC BA là thời kỳ xử lý các đối tượng bị chiếu cố. Đến ngày đấu tố, đối tượng được đưa đến một địa điểm công cộng  trước công chúng để xử lý.

Thường thì các đối tượng bị kết án là có tội, ruộng đất bị tịch thu, đương sự bị kết án tùy theo tội trạng nặng hay nhẹ. Rất ít có trường hợp bị kết án tử hình. Phần lớn những trường hợp bị kết án tử hình  là những trường hợp được gọi là “cường hào ác bá” và “ nợ máu với nhân dân”. Đây là trường hợp những người:

- (1) Hoặc là thực sự trong quá khứ (trước tháng 8 năm 1945) đã dựa vào nhà nước bảo hộ để làm những điều thất nhân ác đức.

- (2)  Hoặc là trước tháng 8 năm 1945  đã tiừng dùng tiền bạc lo lót các quan trên để chèn ép những người lép vế thế cô (như trường hợp tên Việt gia Hoàng Gia Mô như đã nói ở trên).

- (3) Hoặc là trong thời kháng chiến 1945-1954 đã tham gia vào Hội Đồng Tề của chính quyền bù nhìn Bảo Đại  tại các địa phương cấp tổng và làng thôn.

- (4) Hoặc là trong những năm 1946-1954 đã làm tay sai đắc lưc cho Pháp hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại, tác oai tác quái với nhân dân trong vùng (như trường hợp (a) Đội Lầy trưởng Đồn Lính Bảo  An tại Đồn Núi Đèo, thuộc làng Thường Sơn, huyện Thủy Nguyên, Kiến An. Theo sự tìm hiểu của người viết (b) các tên chủ mưu hay nắm quyền chỉ huy các đồn lính đạo được Pháp võ trang mà điển hình là những tu sĩ áo đen và bọn con chiên tại các làng đạo, (xin xem sách Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đột Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965) của hai tác giả Quang Toàn và Nguyễn Hoài.

- 1.- Những Sai Lầm Trong Việc Thi Hành chính Sách Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc.

Khi tiến hành các biện pháp quốc hữu hoá toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã, gồm con chiên tay sai đắc lực của Vatican, và bọn phong kiến, xu thời liên kết với giáo hội, các chính quyền Anh, Pháp, Ý, Nga, Mễ Tấy Cơ, Cuba, Nicaragua chăc chắn vấp phải những sai lầm; giống như những đợt tiến hành cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong những năm 1954-1956. Những sai lầm này làm cho nhiều người bị hàm oan.

Tình trạng này tạo nên một cơ hội  bằng vàng cho Thánh Bộ Đức Tin của Vatican  và  bộ máy tuyên truyền của các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 lợi dụng và khai thác tối đa để triệt hạ uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh. Có một điều chắc chắn là ngay từ khi khởi đầu ra lệnh thi hành chính sách cải cách ruộng đất, các nhà lãnh đạo chính quyền miền Bắc đã theo dõi sát nút từng bước trong việc tiến hành chính sách này. Vì thế mà họ đã  sớm nhìn ra  những khuyết điểm (những sai lầm khi tiến hành) và ra lệnh cho ngưng lại việc thi hành và tìm phương cách sửa sai.

Việc này được sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản ghi nhận (21) , trong đó 7 điểm sai lầm do ông Võ Nguyên Giáp nêu lên không sai một chút nào cả. Tuy nhiên, thiết tưởng còn có một số thiếu sót mà hầu hết những người lãnh đạo chính quyền miền Bắc đã không để ý tới, cho nên mới không đưa ra biện pháp nào để phòng ngừa mọi sự lạm quyền và trả thù cá nhân. Những thiếu sót đó là:

(1) - Không cẩn trọng trong việc chọn lựa nhân sự. Trao  quyền xử lý chính sách cải cách ruộng đât cho các chi ủy và các phân ủy (Đảng Cộng Sản) tại các xã thôn là một sai lầm lớn vì rằng hầu hết những thành phần trong các  chi ủy và  phân ủy này đều là người dân nông thôn tại địa phương mà đại đa số là ít học, dù rằng họ có lòng yêu nước, hăng say tham gia chiến đấu trong cuộc chiến đánh đuổi quân cướp ngoại thù, nhưng vì ít học, họ không có đủ tầm nhìn ra tính cách tế nhị trong vấn để hành xử những công việc có liên hệ đến  sinh mạng của nhân dân, đặc biệt là rất có thể họ có hiềm khích cá nhân hay tư thù  trước đó. Vì thế mà dễ dàng xẩy ra những sai lầm và có dã tâm trả thù cá nhân. Nếu xẩy ra như vậy thì sẽ làm tổn thương đến uy tín cúa nhà nước và dễ dàng làm mất lòng dân.

(2) - Không đưa ra các biện pháp chế tài nhắm vào những người được trao cho quyền xử lý chính sách cải cách ruộng đất. Như thế có nghiã  là đã biến những người xử lý việc việc làm quan trọng này thành một thứ bạo chúa  tại địa phương hay giống như một tên pháp quan của tòa án dị giáo trong đạo Ca-tô thời Trung Cổ. Viết đến đây, người viết nhớ lại, vào cuối thập niên 1780, khi Hội Nghi Lập Hiến biên soạn bản hiến pháp càm cơ sở để thiết lập chính quyền Liên Bang Mỹ, một vị thức giả  liền đưa ra lời báo động có  nguyên văn như sau:

Ai là những người được tự do? Không phải những người mà chính quyền của họ hợp lý và công bằng, nhưng là những người mà chính quyền của họ bị kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ đến độ cái chính quyền đó chỉ có thể hợp lý và công bằng." (22)

Nhờ vậy mà bản Hiến Pháp Hoa Kỳ mới có Điều Khoản 4: Impeachment  trong Chương II (Impeachment = truy tố và xử lý các viên chức chính quyền lạm quyền hay vi phạm pháp luật). Lý do rất đơn giản vì rằng quyền hành sinh ra tội ác và những người được trao cho nắm quyền thường hay bi quyền hành cám dỗ đi đến lạm quyền để tạo danh, tạo lợi và trả thù cá nhân.

(3) - Đáng lý ra phải giới hạn, chỉ nhắm vào các đối tượng chính là (a) Giáo Hội La Mã, và bọn con chiên Việt gian, (b) tập đoàn phong  kiến phản động (triều đình nhà Nguyễn), (c) quan lại trong thời 1885-1945, và (d) bọn xu thời theo giặc trong thời 1945-1954. Nhưng thực tế, chính quyền đã mở rộng  đối tượng bao gồm cả những thành phần khác trong xã hội như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã nêu lên trong 7 mục như đã nói ở trên.

(4) - Đáng lý ra chính quyền phải cấm tuyệt đối không được xúi giục các thành phần thuộc giai cấp nòng cốt  và trung nông  sỉ nhục các thành phần đối tượng là địa chủ và phú nông. Vì rằng xúi giục quần chúng sỉ nhục các giai cấp địa chủ và phú nông là rơi vào tình trạng thiên lệch, mất hẳn tính cách vô tư khi hành xử công việc.

(5) - Đáng lý ra không cần phải tiến hành những chiến dịch học tập  triệt hạ uy thế chính trị của các thành phần thuộc các giai cấp đối tượng trong nông thôn, mà chỉ tiến hành thiết lập hồ sơ tội trạng của những cá nhân và tổ chức (thế lực như Giáo Hội La Mã) thực sự đã  phạm tội chống lại nhân dân, chống lại đất nước và truy tố các tội nhân này ra trước pháp luật đề xử lý.

Tiếc rằng, khi cho tiến hành chính sách cải cách ruộng đất, chính quyền miền Bắc  đã  vấp phải những sai lầm trên đây. Chính vì thế mới gây nên những sự bất mãn trong nhân dân, khiến cho các thế lực thù địch, đặc biệt là Giáo Hội La Mã và các chính quyền đạo phiệt Ca-tô ở miền Nam vĩ tuyến 17 mới có cơ hội khai thác và phóng đại những hậu quả của những sai lầm trên đây để lấp liếm tội ác cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta trong những năm 1862-1945.

- - Con Số  Những Nạn Nhân Bị Sát Hại Và Bị Kết Án Tù

Về con số những người bị kết án tử hình và bị kế án tù, các nhà sử học và các học giả đưa ra những con số khác biệt khá lớn. Dưới đây là những con số khác biệt này mà chúng tôi đã  thu thập và độc giả có thể kiểm chứng được:

1.- Tác giả sách The Two Vietnams ghi nhận: 

“Trong khi không thể đưa ra được con số chính xác, nhưng con số phỏng đoán đã được nghiên cứu là vào khoảng gần 50 ngàn người Bắc Việt bị hành hình trong các đợt cải cách ruộng đất, và khoảng gấp đôi con số trên bị bắt đưa đi các trại lao động " (23)

2.-Trong cuốn  Hồ Chí Minh: Du Révolutionnaire à L’icône, sử gia Pierre  Brocheux cho rằng:

Con số nạn nhân của phong trào cải cách ruộng đất chỉ ở vào khoảng từ 15 ngàn đến 50 ngàn.” (24)

3.- Trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, tác giả Vũ Thư Hiên ghi nhận:

Người ta thường nói tới con số 15 ngàn người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel, con số còn được đẩy lên tới 50 ngàn người. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là 3 ngàn,  mỗi xã có trung bình một hay hai người bị bắn, bị bức tử, bị hãm cho chết đói, (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị), thì số người bị chết oan (kể cả trong Chỉnh Đốn Tổ Chức, tính cả những người bị bức tử) nằm trong khoàng từ 4 đến 5 ngàn người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học.”  (25)

Ông Vũ Thư Hiên là con ông Vũ Đình Huỳnh và bà Phạm Thị Tế (cả hai đều là thành viên của tổ chức ái quốc có danh xưng là “Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chi Hội” (tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương). Riêng ông Vũ Đình Huỳnh đã từng  đặc trách những công việc như “cận vệ, giúp việc, lễ tân trang phục và thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Bản thân ông  Vũ Thư Hiên cũng đã  sống với chính quyền Việt Minh trong thời gian dài tới 60 năm, đã  từng “đi bộ đội”, theo học ngành chuyên môn về điện ảnh tại Liên Sô trong những năm 1954-1959, hồi hương về  làm việc trong Xưởng Phim Việt Nam tại Hà Nội, cũng đã từng là biên tập viên và phóng viên của tờ Báo Ảnh Việt Nam. Từ năm 1967, ông bị chính quyền nghi ngờ chống đảng và bị bắt giam cho đến năm 1976 mới được phóng thích. Năm 1993, ông được phép xuất ngoại sang nước Nga làm  công việc phiên dịch cho một công ty thương mại. Nhân dịp này, ông ở lại hải ngoại rồi viết cuốn Đêm Giữa Ban Ngày và nhiều tác phẩm khác. (26)

Với kiến thức trong nhà nghề về điện ảnh và phóng viên, với quá trình sống và hoạt động lâu năm ở miền Bắc như vậy, với quá trình bị chính quyền miền Bắc giam giữ lâu tới gần mười  năm trời, ông Vũ Thư Hiên nói về con số nạn nhân bị cầm tù và bị sát hại trong những đợt Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc trong những năm 1954-1956 là đáng tin nhất.

Bản thân người viết đã trải qua thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất trong những năm 1955-1956 cũng chưa từng chứng kiến một nạn nhân nào bị xử tử hình trong giai đoạn này. Quê nhà của người viết là xã Tô Công (trước năm 1945 là tổng Tô Xuyên), gồm có các làng Tô Xuyên, Tô Hải, Tô Đê, Tô Hồ, Tô Đàm, Tô Trang, Trại Táo (Xóm Đạo), Thủ Nghĩa và Thanh Mai, thuộc huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình. Ông  Vũ Đình Ru ở làng Tô Hồ và có bà con xa với gia đình người viết, vừa là chánh tổng đương nhiệm vào năm 1945, lúc đó  khoảng 45 tuổi, vừa là một đại địa chủ làm chủ  khoảng hơn 40 mẫu ruộng (mẫu ta) đứng hàng thứ nhì trong xã. Ông có hai bà vợ  (vợ cả ngang tuổi với ông và có 4 người  con: 1 trai và 3 gái; vợ hai khoảng hơn 20 tuổi, có hai người con. Gia đình ông  có một cái xe kéo, 1 con ngựa và hai con trâu. Vì thế mà gia đình này lúc nào cũng có khá nhiều nhân công túc trực tại gia: Một mã phu, một phu kéo xe, hai lực điền (làm ruộng), khoảng 5 người ở mướn giúp việc nhà, chăn trâu, cắt cỏ cho trâu ăn, nấu ăn, giặt giũ, trông nom trẻ em,  làm vườn, quét dọn sân trước sân sau và làm vườn.

Điểm đặc biệt, người con trai độc nhất của Chánh Ru là anh Vũ Đình Tỳ, khoảng 19 hay 20 tuổi (vào năm 1945) đi học ở  tỉnh lỵ Hải Dương và mới học xong lớp Supérieure và là thành viên của Việt Quốc. Vào khoảng giữa năm 1946, có tới một tiểu đoàn Vệ Quốc Đoàn về làng vây bắt rồi đem đi biệt giam ở một nơi gọi là ATK (An Toàn Khu). Sau một thời gian “cải huấn”, anh Tỳ tình nguyện đi bộ đội và được rèn luyên trong ngành y khoa, khởi đầu là học làm y tá đáp ứng cho nhu cầu chiến trường, sau đó được đề nghị cho theo học các lớp bồi dưỡng (tu nghiệp) rồi trở thành bác sĩ trong quản đội nhân dân.

Khoảng tháng 3 năm 1955, bản thân người viết có đến thăm Chánh Ru, tâm sự vơi ông về thời thế và đề nghị ông nên vào miền Nam để tránh tình trạng bất lợi cho ông trong lúc giao thời. Tình trạng đó có thể xẩy ra chuyện trả thù cá nhân do các phần tử  tiểu nhân đắc thế có quyền lực trong tay. Nhưng ông nhất định ở lại để chờ tin người con trai độc nhất sẽ trở về rồi mới tính.

Nếu có đấu tố như bộ máy tuyên truyền của các chính quyền miền Nam thường rêu rao, thì  ông Chánh Vũ Đình Ru chắc chắn sẽ là nạn nhân đầu tiên ở trong xã Tô Công. Rồi đến phải kể các ông Tổng Bòng ở làng Tô Đàm, ông Lý Lang ở làng Tô Đê, ông Lý Thúy ở Làng Tỗ Xuyên, Ông Lý Châu ở làng Tô Trang,  ông Lý Lược ở làng Tô Hả và ông Bạ Diễm ở làng Thủ Nghĩa.

Mùa hè năm 1999, trong chuyến về thăm quê ở miền Bắc, chúng tôi có hỏi thăm về chuyện Cải Cách Ruộng Đất và đấu tố địa chủ vào những năm 1954-1956. Người anh tôi cho biết,

- Trong xã của mình chẳng có "cá nhân đối tượng" nào bị sát hại, nhưng ruộng đất của họ bị quốc hữu hóa, trái lại người bị xử tử lại là người chỉ huy trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, sẽ đề cập dưới đây trong mục "Sửa Sai".

- mọi người ở dưới tuổi 60 đều phải thi hành nhiệm vụ của người dân đối với đất nước  (phải tòng quân nếu ở tuổi dưới 30, có đủ sức khỏe và không kẹt với gia đình;

- nếu không tòng quân thì mỗi năm  phải đóng góp một số ngày đi dân công cho nhà nước).

- Ông Chánh Ru không bị hề hấn gì. Khi về hưu, Anh Vũ Đình Tỳ có mở một phòng mạch ở Hà Nội và đón ông Chánh Ru lên ở với anh ấy ở đó. Mãi đến năm 2005, ông Chánh Ru mới qua đời vì tuổi già.

- - Lệnh “Sửa Sai”

Điều trớ trêu là khi chính quyền trung ương ra lệnh “sửa sai”,  nhân vật quyền thế nhất trong những ngày tiến hành chính sách cải cách ruộng đất ở xã Tô Công là  ông Vũ Văn Soạn lại bị tòa án của chính quyền xử tử với tội danh là "thành viên của Việt Quốc" lộn sòng vào đảng để phá hoại công trình cách mạng. Cũng nên biết  ông Vũ Văn Soạn vốn là đảng viên Đảng Cộng Sản thuộc chi ủy xã Tô Công,  đã có một thời giữ chức vụ chủ tịch của xã này, và là nhân vật có tiếng nói nặng ký trong đội biệt kích Thái Hùng (trong những năm 1951-1954) để quyết định mạng sống của những người có hoạt động làm tay sai cho  các đồn bót  giặc ở gần bên như Xóm Đạo Trại Táo và Làng Đạo Ninh Cù (làng Hệ) ở kế bên xã Tô Công.

Sau năm 1995 người viết gặp ông Đào Văn Ruyện đến định cư ở  Tacoma, tiểu bang Washington. Ông Ruyện kể lại trong những năm cải cách ruộng đât, ở xã Đồng Tiến (một xã kế cận với xã Tô Công) cũng không có ai bị sát hại cả, ngoại trừ ông cựu chủ tịch  Mam (chủ tịch xã). Từ mùa thu năm 1948 cho đến mùa thu năm 1949 người viết đang theo học lớp Nhất tại trường Cơ Bản của huyện Phụ Dực ở  làng Hòe Thị (xã Đồng Tiến) do thày Vũ Tiến Trưng đảm trách, và ở trọ  nhà ông Chủ Tịch Mam. Lúc đó ông Ruyện đang giữ chức vụ thư ký trong Ủy Ban Hành Chính & Kháng Chiến Xã Đồng Tiến và ông Mam là chủ tịch. Chuyện ông cựu Chủ Tịch Mam bị xử tử  giống y như chuyện ông cựu Chủ Tịch Vũ Văn Soạn ở xã Tô Công.

Từ những dữ kiện trên đây, người viết tin rằng ông Vũ Thư Hiên nói đúng về con số nạn nhân trong các đợt đấu tố ở miền Bắc trong những năm 1955-1956. Con số này đã bị thổi phồng lên nhiều quá. Đây là sự thật, độc giả có thể kiểm chứng vấn đề này.

- 2.- So Sánh CCRĐ ở Miền Bắc Việt Nam Với Những Biện Pháp Mạnh Của Các Chính Quyền Cách Mạng Ở Các Nước Nạn Nhân của Vatican.

Đối với  cụ Hồ Chí Minh,  Đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng như toàn thế nhân dân Việt Nam  và  nhân dân thế giới, thì:

(a).-  Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là thủ phạm chính (1) làm cho  đất nước Việt Nam nghèo khổ, chậm tiến, lạc hậu, (2) bóc lột người Việt Nam  đến tận xương tủy, (3) đối xử  với người Việt Nam như loài trâu ngưa, (4) gọi người Việt Nam là những quân “man di”, “mọi rợ”, “man dân” và (5) đầy đọa  người dân Việt Nam vào thảm họa đói khổ triền miên mà điển hình là nạn chết đói đầu năm Ất Dậu 1945 đúng như chủ trương của Giáo Hội La Mã đã nói rõ trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex ban hành vào ngày  8 tháng 1 năm 1454:

“….quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." (27)

(b).- Tập đoàn tư bản, phong kiến bản đia chỉ là những quân phản quốc làm tay sai cho giặc mà thôi. Quân cướp ngoại xâm Pháp và Vatican mới là gốc. Do đó, chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi được các thế lực ngoại xâm Pháp - Vatican ra khỏi lãnh thổ, thì đương nhiên là các tập đoàn tư bản, phong kiến, và phản động bản địa không còn đất sống.

Trong trường hợp này, chính quyền Cách Mạng phải có bổn phận giúp đỡ các thành phần trong các tập đoàn phong kiến phản động bản địa bằng cách giải thích rõ ràng cho họ (1) thấu hiểu được mối nhục của một dân tộc  bị quân cướp ngoại thù cưỡng bách làm nộ lệ, (2) thấu hiếu được cái nhục làm “tôi tớ hèn mọn” cho bọn lưu manh buôn thần bán thánh  khoác áo chùng đen, (3) hãnh diện được là người dân của một nước độc lập, (4) ý thức được trách nhiệm của người dân đối với quốc gia theo đúng truyền thống “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, dứt khoát từ bỏ cái nếp sống văn hóa phản quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mà Giáo Hội La Mã đã cấy vào đầu óc họ ngay từ khi mới chào đời. 

Cũng vì thế mà chính quyền miền Bắc mới có chủ trương rất khoan dung với các đối tượng trong chính sách Cải Cách Ruông Đất trong những năm 1954-1956.

- - Những Vấn Đề Cần Tìm Hiểu

Để có thể nhìn ra vấn đề này, chúng ta tìm hiểu:

(1) những con số nạn nhân bị sát hại ở các nước khác (Pháp, Nga, Nhật, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Cuba, v.v…) cũng đã từng vùng lên đạp đổ bạo quyền Vatican hay Chính Thống Giáo,

(2) sự kiện cả hai vợ chồng Vua Louis XVI đều bị Cách Mạng Pháp 1789 đưa lên đoạn đầu đài,

(3) sự kiện toàn bộ  gia đình Hoàng Đế Nikolai II (1858-1917) bị Cách Mạng Nga 1917  tàn sát hết cả,

(4)  các biện pháp cực kỳ nghiêm khắc đối phó với Giáo Hội La Mã và các con chiên ngoan cố chống lại các chính quyền cách mạng tại các quốc gia  như trình bày trong Mục 7 ở trên.

Những dữ liệu cần tìm hiểu trên đã được chúng tôi trình bày trong các Chương 15, 16, 18, 19, 20, của tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php). Bạn đọc có thể so sánh với con số những người bị cầm tù và bị sát hại trong những đợt Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc trong những năm 1954-1956.

- - Những nhân vật đối thủ chính trị của chính quyền Việt Minh

Sau khi so sánh như vậy, chúng ta sẽ  thấy chính sách cải cách ruộng đất ở Miền Bắc trong những năm 1954-1956  quả thật là hết sức nhẹ tay, khoan dung đối với các đối tượng cũng như  đối với Giáo Hội La Mã. Rõ ràng nhất là đối với các nhân vật như các ông Bảo Đại, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tường Tam, các  nhà lãnh đạo chính quyền Việt Minh hay Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tỏ ra hết sức độ lượng và nhân đạo. Các nhân vật  này  đều bị  coi là kẻ thù số 1 của chính quyền Việt Minh, đều đã ở trong vòng  kiểm soát chặt chẽ của  họ và cuối cùng lại được chính quyền Cách Mạng Việt Minh cố tình thả rổng cho chạy trốn.

Ông Bảo Đại: Ông vua bù nhìn đã thoái vì và nổi tiếng ăn chơi “playboy” (khi ở Hồng Koong trong những năm 1946-1948)  đã từng  được cụ Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho chính phủ Việt Minh mới thành lập rồi lại được thỉnh cầu làm trưởng phái đoàn đi Trùng Khánh thăm viếng xã giao chính quyền Tưởng Giới Thạch vào ngày 16/3/1946, rồi sau đó ít ngày Cụ Hồ lại đánh điện yêu cầu ông Bảo Đại hãy tạm hoãn ngày về nước chờ đến khi hoàn cảnh  thuận tiên. Như vậy rõ ràng là Cụ Hồ chỉ muốn đẩy ông Bảo Đại ra khỏi nước để cho Vatican,  Việt Quốc và Việt Cách khó có thể lợi dụng ông làm con cờ đánh phá chính quyền ta. Sách sử ghi nhận rằng, lúc đó, Vatican đã công khai đưa Bảo Đại ra thành lập chính quyền bù nhìn làm bức bình phong để che đây dã tấm tái chiếm Đông Dương của Liên  Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đang tiến hành. Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong Phần 2 (Mục B, Tiểu Mục 6), trong loạt bài có nhan đề là “Một Số Điều Gian Dối Trong Cuốn Công Và Của CT Hồ Chí Minh Và ĐCSVN 1945-2006 của Tác Giả Hoàng Ngọc Thành”. Loạt bài này có đăng trên http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQ02.php.   Rồi chỉ mấy ngày sau đó, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách huy động các thành viên trong đảng  tham gia vào cuộc biểu tình thỉnh cầu ông Bảo Đại đáp lời Vatican đứng ra thành lập chính phủ bù nhìn để cho họ có cơ hội kiếm ghế, tác oai tác quái với nhân dân ta. Sự kiện này được sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 ghi nhận như sau:

“Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." (28)

Điều trớ trêu là Bảo Đại được Vatican đề nghị đưa lên thành lập chính quyền bù nhìn làm tay sai cho cả Pháp và Vatican trong mưu đồ  phục hồi quyện lực tại Đôing Dương, rồi hơn 7 năm sau, lại chính Vatican dùng con chiên thuần thành của giáo hội là con chiên Ngô Đình Diệm phế bỏ ông Bảo Đại để thi hành chính sách Ki-tô hỏa miền Nam bằng bạo lực theo đúng đường lối cố hữu của giáo hội đã có từ đầu thế kỷ 4.

Ông Ngô Đình Diệm  Ông con chiên siêu cuồng tín này  đã bị chính quyền Việt Minh bắt giữ và cầm tù trong một thời gian vào giữa năm 1946 (6). Dù rằng thấu hiểu tình hình thế giới và biết rõ dã tâm của Giáo Hội La Mã  là sẽ dùng Ngô Đình Diệm để làm con cờ trong mưu đồ phục hồi quyền lực ở Việt Nam, cụ Hồ Chí Minh cũng vẫn ra lệnh phóng thích ông ta. Có thể là trong thâm tâm, Cụ Hồ cho rằng càng để cho Vatican sử dụng con chiên Ngô Đình Diệm cho mưu đồ bất chính này, thì nhân dân Việt Nam càng nhìn thấy  rõ bộ mặt thật vô cùng ghê tởm của Giáo Hội La Mã cũng như  cái bản chất vong bản phản quốc của tập thể con chiên cuồng tín còn tin tưởng vào Vatican. Thật vậy: (1) Chính linh mục Hoàng Quỳnh lớn tiếng hô hào đàn chiên của ông ta phải chống lại tổ quốc và dân tộc ta bằng khẩu hiệu “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa”, và (2) những hành động cực kỳ tham tàn, vô cùng man rợ của tập thể con chiên người Việt tại các làng đạo trong vùng đồng bằng sông Hồng được liên minh giặc trong những năm 1948-1954 và ở miền Nam vĩ tuyến 17 trong những năm 1954-1975. Vì thế mà  toàn thể nhân dân ta và nhân dân thế giới đều hết sức khinh bỉ và vô cùng ghê tởm chúng. Cũng chính vì thế mà anh em Ngô Đình Diệm  mới bị nhân dân ta lđập chết vào lúc gần 7 giờ sáng ngày 2/11/1963. Sách sử thế giới cũng ghi thằng Tam Đại Việt gian này là một trong sô 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. (29)

Ông Nguyễn Tường Tam: Ông là một trong các  thủ lãnh cao cấp của Việt Quốc. Việt Quốc và Việt Cách là hai chính đảng đối lập với Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh từ đầu thập niên 1940, đã từng cùng đi theo các đạo quân Tầu Tưởng Giới Thạch trong chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt” vào đầu trung tuần tháng 9 nặm 1945. Đầu năm 1946, ông Nguyễn Tường Tam được đề cử nắm giữ chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao trong Chính Phủ Liên Hiệp do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch và ông Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 6/1946, những thành phần trong hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách đã từng tố cáo Cụ Hồ Chí Minh “bán nước cho Pháp”. Nhưng tới khi quân Tầu phải rút về Tàu đúng như  Thỏa Hiệp 6/3/1946 đã quy định, thì một số  thành viên trong hai chính đảng này lại chạy vào ẩn náu  trong một sào huyệt của bọn Việt gian làm tôi tớ  hèn mọn cho  Vatican ở Giáo Khu Phát Diệm. Rồi sau đó, nhiều người trong hai chính đảng này lại ra cộng tác với chính quyền bù nhìn Bảo Đại của Liên Minh Pháp – Vatican, nhiều người đi làm lính đánh thuê cho giặc. Trong số những người này có ông Vũ Hồng Khanh và rất nhiều người khác. Ông Nguyễn Hải Thần thì chạy sang sống lưu vong ở bên Trung Quốc. Ông Nguyễn Tường Tam cũng chạy sang Tầu lánh nạn.  Nếu cụ Hồ Chí Minh muốn sát hại mấy ông này, chắc chắn là không có gì khó cả. Nhưng cụ Hồ đã không làm như vậy vì rằng các ông này thực ra không nguy hiểm bằng hai ông Bảo Đại và Ngô Đình Diệm. Nếu bắt  giữ các ông Việt Cách và Việt Quốc này, thì chẳng hóa ra cụ Hồ làm cái chuyên “thả con tôm đi bắt con tép hay sao”?.

Vì hành động nhân từ và khôn ngoan trên đây mà các nhà sử học mới coi cụ Hồ Chí Minh như là ông Titô của nước Nam Tư. Trong khi sách sử  ghi nhận ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại, thì ngược lại, cụ Hồ Chí Minh được các nhà viết sử và nhân dân thế giới hết lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày trong bài viết có nhan đề là “Tại Sao Ông Hồ Và Ông Titô đạo Tôn Vinh Trong Số Các Nhà Lãnh Đạo Cộng Sản?

Ít  lâu sau, ông Nguyễn Tường Tam về Việt Nam sống ở Đà Lạt (trong vùng Liên Minh Pháp – Vatican tạm chiếm), rồi về sống ở Sàigòn. Cuối cùng, khi được Hoa Kỳ và Vatican cấu kết với nhau đưa về Việt Nam cầm quyền, giao cho nắm trọn quyền nội chính ở miền Nam , ông con chiên Ngô Đình Diệm lại dồn vào ông Tam và cái thế phải tự tử vào ngày 7/7/1963.

Ngoài ra, các nhân vật lãnh đạo khác của hai chính đảng đối lập này như các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nghiêm Kế Tổ, v.v… cũng đều được Việt Minh hay Đảng Cộng Sản Việt Nam để cho ra đi sống lưu vong ở hải ngoại, chứ không truy lùng và sát hại như chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm đã sát hại  và thủ tiêu các ông Trình Minh Thế, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp,  Vũ Tam Anh, Phạm Xuân Gia, và không biết bao nhiêu ngàn nạn nhân khác. Theo sách sử, con  số nạn nhân bị chính quyền Ngô Đình Diệm sát hại lên tới hơn 300 ngàn người. Vấn đề đã đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong các trang 122-131, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston:  TX: Đa Nguyên, 2004). Sở dĩ chính quyền đạo phiệt khốn nạn này sát hại qua nhiều người như vậy là vì họ hy vọng  sẽ biến toàn thể nhân dân miền Nam phải theo đạo Ca-tô theo chỉ tiêu trong vòng mười năm:

Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính với Đức Giám Mục (Ngô Đình Thục) sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam sẽ theo Công Giáo hết.” . (30)

- 3.- Vatican Khai Thác Những Sai Lầm Của Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc Để Khỏa Lấp Tội Ác

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng trong bất kỳ cuộc chiến nào, các thế lực thù địch luôn luôn khai thác các nhược điểm hay sai lầm của đối phương bằng cách thổi phồng, hay thêm thắt và bịa đặt ra nhiều điều vô cùng ghê gởm với chủ tâm là vừa triệt hạ uy tín của đối phương, vừa làm khỏa lấp những thiếu sót cùng những tội ác của chính phe mình đã làm, vừa  lôi cuốn nhân dân vào phe mình để cùng chống lại đối phương. Ta có thể nói đây là quy luật lịch sử. Cuộc Kháng Chiến 1945-1954 môt mất một còn giữa Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican   và  Đảng Cộng Sản Việt Nam  liên kết với Mặt Trận Việt Minh được toàn dân Việt Nam hết lòng ủng hộ cũng không đi ra ngoài quy luật lịch sử này. Cũng vì thế mà những sai lầm và thiếu sót trong khi thi hành chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã bị  bộ máy truyên truyền  của Vatican (qua các chính quyền miền Nam Việt Nam) khai thác tối đa  theo  kế sách “nhất tiễn tam tứ điểu”: Vừa triệt ha uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính quyền miền Bắc (tức chính quyền Việt Nam hiện nay), vừa tung hỏa mù làm cho nhân dân Việt Nam không nhìn ra những việc làm tội ác của họ (Vatican và bọn con chiên người Việt) trong quá khứ, vừa đánh lạc hướng khiến cho nhân dân không nhìn ra mưu đồ  bất chính đại gian đại ác của Vatican đang tiến hành kế hoạch ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực theo chỉ tiêu sẽ biến toàn thể nhân dân miền Nam phải theo đạo Ca-tô hết trong vòng mười năm như đã nói ở trên:

Ngoài việc bộ máy tuyên truyền của Vatican ở miền Nam làm những chuyện như đã nói ở trên, Vatican còn ra lệnh cho các cán bộ quản lý các giáo khu và các họ đạo miền Bắc công khai chống lại chính sách cải cách ruộng đất. Hành động này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh tóm lược như sau:

“Cuộc  cải cách ruộng đất, dầu có sửa chữa cho hết các điều sai sót đáng tiếc, thì cũng không làm vui lòng giáo hội được, bởi vì giáo hội coi của cải mình là “của thánh, bất khả xâm phạm.” Người ta đồn rằng có giám mục đã công khai tuyên bố “giáo dân nào canh tác trên đất ruộng trước kia thuộc  giáo hội, thì sẽ phải sa hỏa ngục đời  đời”, có linh mục từ chối không làm các phép”cho những ai ăn cướp trực tiếp hoặc gián tiếp đất đai thuộc về giáo hội.”(31) .

Trên đây là nói về những hành động chống đối chính sách cải cách ruộng đất và cũng là chống đối chính qiuyền miền Bắc của Giáo Hội La Mã qua các bộ phận của giáo hội tại miền Bắc. Ở ngay tại miền Bắc mà giáo hội còn chống đối mãnh liệt như vậy, tất nhiên là sự chống đối của các bộ phận thuộc giáo hội ở ngoài lãnh thổ mền Bắc  như ở miền Nam và các nơi khác  phải hết sức vô cùng mãnh liệt.

Tài liệu lịch sử cũng như thực tế cho thấy rằng các bộ phận của giáo hội ở ngoài lãnh thổ miền Bắc không những chống đối mãnh liệt mà (1) còn phóng đại hay thổi phồng thiếu sót và những sai lầm trong chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc, (2)  thêm thắt và bịa đặt ra nhiều điều vô cùng ghê gớm để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của giáo hội.

Một trong những thành tích thêm thắt và bịa đặt này là việc chính quyền miền Nam cho ra đời cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” (xem http://www.cyworld.vn/v2/myhome/blog/detail/homeid/12000981447/entry/38760.) Trong cuốn phim này, các tác giả đã bịa đặt ra những chuyện hết sức kinh khủng, nói theo Nho giáo là “dĩ tiểu nhân tâm đạc quân tử phúc”. Hiện nay, phim này được cắt ra từng đoạn Video Clips và gửi đi ra các diễn đàn thư tín hải ngoại dưới nhan đề "Cải Cách Ruộng Đất."

Phút 7:11

Phút 7:15

Một cảnh trong phim "Chúng Tôi Muốn Sống"

Những điều tàn ác đó được tưởng tượng ra từ đặc tính dã man của Tòa Án Dị Giáo của Giáo Hội La Mã, từng xử lý hàng triệu nghi can bị cáo buộc là “tà giáo”, “lạc đạo” và “phù thủy” ở Âu Châu trong suốt chiều dài lịch sử từ đầu thế kỷ 14 cho đến đầu thế kỷ 19.

Vài hình ảnh của Tòa Án Dị Giáo của GHLM
còn lưu giữ trong sử liệu ở các nước Âu Mỹ

Nói về những chuyện bịa đặt trong cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống,  Ban Chủ Biên báo điện tử sachhiem.net ghi nhận:

Trang hình về "Cải Cách Ruộng Đất", gồm nhiều hình ảnh giả tạo, lấy trong phim "Chúng Tôi Muốn Sống" của chính phủ miền Nam, tức không phải là cảnh thật. Bạn đọc có thể xem các hình ảnh này trong đoạn 6 của 11 đoạn phim "Chúng Tôi Muốn Sống" đăng trong Youtube trong đường dẫn http://www.youtube.com/watch?v=MRZy7RthT3s&feature=related. Phim "Chúng Tôi Muốn Sống" là phim tuyên truyền (tức hư cấu của đạo diễn, không phải phim thời sự hay tài liệu) của chính quyền miền Nam, do Giám Đốc Sản Xuất là Bùi Ngọc Giao thực hiện với Xảo Thuật của nghệ sĩ Totoy Torrente, và sự cộng tác của hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Phim được trình chiếu miễn phí ở miền Nam cho công chúng vào khoảng năm 1955 - 1956. (SH).” (32)

Cuốn phim này được chính quyền miền Nam cho trình chiếu miền phí và chiếu đi chiếu rất nhiều lần theo sách  lược “Tăng Sâm giết người” (lập đi lập lại nhiều lần) và “cả vú lấp miệng em” (ồ ạt bằng tất cả các phương tiện truyền thông) với thâm ý là để làm cho mọi người dễ dàng cho rằng những lời nói láo và hình ảnh khủng khiếp trong đó là những chuyện thật.

III. Kết Luận

Vấn đề cải cách ruộng đất là việc cần phải làm ngay sau khi hoàn thành lật đổ chế độ chính trị có liên kết với Giáo Hội La Mã (GHLM). Việc này đã được các quốc gia nạn nhân đều đã thi hành để đòi lại những ruộng đất và các bất động sản khác mà GHLM và tay chân của họ đã cướp đoạt trước đó. Tiếc rằng việc thi hành đã vấp phải một số sai lầm đáng tiếc như đã trình bày ở trên. Về việc đáng tiếc này, chính quyền miền Bắc đã mau chóng (chỉ hơn 1 năm sau) nhìn ra vấn đề, đã thành tâm công khai xin lỗi các nạn nhân, và sửa sai.

Thế nhưng, vấn đề lịch sử này đã bị các chính quyền Miên Nam và các binh đoàn văn nô con chiên của Giáo Hội La Mã người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại khai thác liên tục từ năm 1957 cho đến ngày nay. Họ làm cho việc đó sống lại, chuyện bé xé to và ngày càng lớn mãi theo thời gian, bằng những kỹ thuật tuyên truyền (nói láo) vô cùng siêu việt.  Nói về  cái đặc tính siêu việt về tài nghệ nói láo này của Thanh Bộ Đức Tin (tức  Bộ Máy Tuyên Truyền) của Giáo Hội La Mã, học giả Ca-tô  Phan Đình Đình Diệm nói rõ như sau:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chő cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột" , "kẻ cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh." (33)

Vì thế mà nhà biên khảo Da-tô Charlie Nguyễn mới gọi Đạo Ca-tô là “đạo bịp”, ông viết:

 “Cho nên người ta gọi đạo Công Giáo là đạo bịp hay đạo dối, thật không sai chút nào. Nếu phải kể cho hết những chuyện bịp của Công Giáo chắc phải viết một tràng thiên tiểu thuyết thì may ra mới tạm đủ. Riêng về chuyện thánh Phêrô là giáo hoàng đầu tiên cũng có hàng chục chuyện bịp…” (34)

Miệng Giáo Hội La Mã Vatican gian manh và xảo quyệt như thế đó!  Do đó, chúng ta có thể nói rằng “Đừng tin những gì Giáo Hội La Mã và bầy chiên của giáo hội nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm”.

Nguyễn Mạnh Quang

 

CHÚ THÍCH

(1) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 44-45, và Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học,  1965), tr 41-137.

(2) Howard B. Wilder,  Robert P. Luddlum and Harriett McCune Brown.  This Is  America’s Story (Atlanta, Georgia: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), p. 63). Nguyên văn: “Who can show me the will of  Father Adam leaving all the world to Spain and Portugal

(3) Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr.7.

(4) Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân Ly, 1972), tr . 278.

(5) Bùi Đức Sinh, Sđd., tr.  280.

(6) Đoàn Độc Thư & Xuân Huy, Giám Mục Lê Hữu Từ & Phát Diệm 1945-1954 (Saigon: tự xuất bản, 1973), tr. 117. Có nguồn tin lại cho rằng ông Diệm không hề bị bắt.

(7) Arnold Schrier & T Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Forestman and Company, 1974), tr 148. Nguyên văn:"The Church had also grown immensely wealthy, its income exceeding that of all the important lay rulers put together. It was constant receipient of large gifts of land in addition to the tithe, or tenth part of income, that each member was required to pay to the Church."

(8) Phan Đình Diệm "Tuyên Cáo 6 Ngày 15/6/1999."pddiem@hotmail Ngày 199/9/2000.

(9) Phan Đình Diệm. “Tâm Thư Chia Sẻ Cảm Nghiệm Với Các Linh Mục Trong Và Ngoài Nước Việt Nam.” Tanvien@kitohoc.com (19/9/2000).

(10) Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoang Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr 280.Nguyên văn: "We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands.")

(11) Trần Tam Tỉnh,Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trê, 1978)  Sđd., tr. 178.

(12) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 76-77.

(13) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_%C4%90%E1%BB%99

(14) Trần Tam Tỉnh, Sđd.,tr. 126.

(15) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 178-179.

Thật là gương mù gương xấu, khi thấy Giáo Hội cứ tiếp tục xây cất những kiến trúc to lớn như nhà thờ, tòa giám mục, chủng viện, dòng tu… đang khi 80-85% dân chúng miền Nam hiện còn phải sống trong các lều tranh vách ván… Vấn đề tiền bạc đòi phải viết trang này sang trang khác về các chuyện cụ thể tôi đã được nghe kể lại và lặp đi lặp lại khắp mọi nơi! Không nên tin hết tất cả những “lời” đó, nhưng điều chắc là ai cũng cả quyết rằng “Giáo Hội tại Việt Nam đặt nền tảng trên tiền bạc, trên chuyện xoay sở tiền bạc, trên chuyện đầu tư tiền bạc… Phải nói rằng Việt Nam là biển tham nhũng (…). Tóm lại, lý do mà tất cả mọi người, linh mục, giám mục, tu sĩ nam nữ nói đến nhiều hơn hết là tiền bạc: chúng tôi thiếu vốn, chúng tôi thiếu sự giúp đỡ, thiếu của viện trợ, v.v…(…) Điều còn tệ hơn nữa là những trường hợp lừa đảo: Tu sĩ Biển Đức tại Ban Mê Thuột có một xưởng cưa. Họ lường gạt dân miền núi khi mua rẻ cây cối của dân Thượng chở tới, rồi đem bán với giá cao và lừa dối người mua cả về phẩm chất của cây gỗ. Các tu si Xalêdiêng mua xi măng rẻ tiền tại Sàigòn, đem chở đi với hai linh mục áp tải để tránh thuế vụ (tại Việt Nam, các linh mục tự do làm mưa làm gió) và bán lại với giá cao tại Đà Lạt. Một viên đồn điền người Ý tại Ban Ban Thuột đã có tuổi và đáng tin cậy, đã khẳng định với tôi rằng, khắp đó đây tại Việt Nam, Giáo Hội bỏ tiền ra mua các vùng đất đã bị bỏ hoang vì chiến tranh: mua với giá rẻ mạt mà lại khỏi đóng thuế sang tên. Khi vùng này trở lại cuộc sống bình thường (hoặc nay mai sẽ bình thường), thì các đám đất ngon lành nhất đã nằm trong tay các giám mục, linh mục, Hội Dòng… Người ta có cảm giác rằng, Giáo Hội mắc phải chứng “bệnh xây cất và kiếm tiền” và có thể cả quyết rằng, trong cảnh nghèo đói chung và cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Giáo Hội là cơ quan duy nhất có tầm cỡ quốc gia, vẫn tiếp tục xây cất mở mang, có những phương tiện lớn lao và những con người được chuẩn bị cho việc đó. Một linh mục (giám đốc tờ Nhật Báo Thẳng Tiến) đã nói với tôi đó là dấu hiệu phúc lành Chúa ban.”

(16) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 202-203

(17) Hoàng Van Ðào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, (Saigon: TXB, 1970), tr. 129

(18) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 98.

(19) Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933.

"Hơn nữa, hàng trăm ngàn anh em nông dân được Sở Nông Nghiệp Tín Dụng giúp đỡ bằng cách cho vay tiền làm vốn mà trước kia họ phải vay của bọn chủ nợ tư nhân với giá cắt cổ. Nhưng, vì không có đại diện thực sự của họ cho nên đại khối nông dân ở nông thôn vẫn tiếp tục là nạn nhân (bị bóc lột) của giới địa chủ và viên chức chính quyền. Giá nộp tô hợp pháp được quy định là 25% mà hầu như khắp nơi không có ai quan tâm hay để ý tới, vì rằng tá điền thường cho là nếu không quá 30% là may mắn lắm rồi. Ngay cả những năm sau năm 1960, khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phát động cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam là lúc tranh giành lòng dân, lôi kéo nhân dân về phía mình, mà tình trạng này vẫn như vậy. Các ông địa chủ có quân lính trở lại các vùng do Việt Minh kiểm soát trước đó để đòi nông dân phải nộp tô cho họ với giá cao hơn giá chính quyền ấn định. Chỉ có sự đồng thuận hay tiếp tay của chính quyển thì giới địa chủ mới làm được như vậy.

Anh em nông dân bất mãn vì không được quyền chiếm hữu những đất đai không có chủ mà chính họ đã liên tục canh tác cho đến lúc đó. Đây là sự thực. Ngay cả với 43 ngàn giáo dân Bắc Kỳ đến định cư ở Cái Sắn cũng chống lại những khế ước về chính sách nộp tô như vậy, nhất là lúc đó chính quyền đã cắt giảm tiền trợ cấp định cư cho họ.

Việc thi hành chương trình cải cách điền địa một cách vụn vặt và chắp vá trong một phạm vi hạn hẹp như vậy đã gây tai hại cho việc cải tiến về chính trị của đất nước. Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy rõ những lời cao rao rằng chế độ của ông Ngô Đình Diệm là một chế độ cách mạng chỉ là những lời tuyên truyền giả dối, rỗng tuếch. Ông Diệm không có khả năng nhận thức được rằng, cuộc cách mạng quốc gia chỉ có thể hoàn thành được vào khi mà tất cả những tàn dư của chế độ thuộc địa cũ đã bị quét sạch, và bằng những chương trình cách mạng cấp tiến về xã hội và kinh tế. Đối với đại khối nông dân, trong thời chế độ thực dân thuộc địa, giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột họ là một sự thực. Vì thế cho nên, chỉ khi nào chế độ thực dân thuộc địa bị xóa bỏ thực sự thì khi đó mới có thể chấm dứt được chế độ địa chủ bóc lột giai cấp nông dân.

Trong thực tế, vì không bị loại bỏ bởi chương trình cải cách điền địa, giai cấp địa chủ đã từng cấu kết với chế độ thực dân thuộc địa trong nhiều thập niên, đã thành công trong việc đòi lại những quyền lợi của họ trong thời chế độ Diệm. Tối đại đa số trong số 6,300 địa chủ (đa số là những địa chủ vắng mặt) chiếm hữu 45% ruộng lúa ở miền Nam. Đại đa số những địa chủ này không bị ảnh hưởng bởi chương trình cải cách điền địa của chính phủ, vì rằng họ chỉ làm chủ vào khoảng 300 mẫu, giới hạn mà luật lệ nhà nước quy định cho phép được giữ lại (không bị truất hữu). Tuy nhiên, ngay cả trong số 2,500 địa chủ chiếm hữu 40 phần trăm ruộng lúa ở miền Nam, cho tới cuối năm 1962, cũng chỉ có 1,584 địa chủ bị truất hữu một phần ruộng đất của họ mà thôi. Ruộng đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới."

Nguyên văn::"Furthermore, the plight of hundreds of thousands of peasants was eased by the National Agrarian Credit Office, which was created in April, to supply peasants in temporary needs funds with loans previously obtainable only at usurious rates. But the absence of any kind of democratic representation of the peasants meant that the rural masses continued to be victimized by landlords and government officials. The legal rent of 25% of crop was widely disregarded - tenants considered themselves lucky if their rent was no more 30 per cent. Even after 1960, when insurrection made the struggle for peasant loyalty the overriding political issue, abusive treatement of peasants remained widespread. Landlords, returning with the army to former guerrilla-held regions, extracted rents far above the legal limit. Since this was possible only with the help or acquiescence of the Saigon appointed local officials, the peasants more often than not regretted having returned to government control. The peasants also resented not getting the ownership of formerly unocuppied land, but instead being settled on it as tenants. This was true even of land which the refugees, largely through their own efforts, had opened for cultivation. "At the Cái Sắn development in southwestern Vietnam, for example there was so much resistance to tenancy contracts by the 43.000 resettled refugees that the government cut off daily subsistence payment in order to bring the refugees around."

The narrow scope and the fragmentary execution of the agrarian reform, so fateful for the country's political evolution, reveal a great deal about Diem's political philosophy and the hollowness of his claim that his was a revolutionary regime. Diem was unable to see that Vietnam's national revolution could be completed and all remenants of colonialism wiped out only through radical economic and social reforms. For the peasant masses, exploitation under feudal land regime had been the dominant reality of colonialism. Colonialism, therefore, would not end for them until landlordism was abolished. Far form being eliminated by a thorough agrarian reform, the landlords, for decades the associates of the colonial regime, were in fact the group that, more than any other, succeeded in asserting its interests under Diem. A maximum of 6,300 persons (most of them absenteee landlords) owned 45 per cent of all rice land in the South. The vast majority of them were not at all affected by the land-transfer program, since they owned less than the approximately 300 acres the law permitted them to retain. But even of the 2,500 who owned 40 per cent of the Southern rice land, only 1,584 had been partly expropriated by late 1962. (Land held by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer."]

(20) Agriculture In China Under Mao And Deng Xiaoping. Nguồn: http://factsanddetails.com/china.php?itemid=347&catid=9&subcatid=63

(21) Hoàng Văn Chí, Từ Chủ Nghĩa Thực Dân Đên Cộng Sản (Tokyo, Nhật Bản: Tổ Chức Người Việt Tự Do, 1980?), tr. 281-283.

Chương trình Cải Cách Ruộng Đất vừa thực hiện xong (năm 1956) và ngay sau khi thiết lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn  thì đột nhiên Đảng Lao Động tuyên bố đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong hai chiến dịch vừa qua. Đảng cũng hứa hẹn sẽ sửa chữa những sai lầm mà. theo lời Đảng đã làm cho “uy tín của Đảng và đời sống nhân dân bị tổn thương rất nặng nề.” Vì vậy nên Đảng phát động ngay một chiến dịch “Sửa Sai”, bắt đầu bằng việc “tự ý rút lui” của ông Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng và ông Hồ Viết Thắng. thứ Trưởng Phụ Trách Cải Cách Ruộng Đất.

Tạm thời làm phát ngôn cho Đảng, ông Võ Nguyên Giáp đọc trước Hội Thứ 10 của Trung Ương Đảng một bản kê khai những”sai lầm”. Ông Võ Nguyên Giáo thú nhân 7 sai lầm chính như sau (nguyên văn):

1.-  Coi nhẹ yêu cầu toàn diện của nhiệm cách mạng, coi nhẹ yêu cầu mặt trận chống phong kiến và mặt trận dân tộc thống nhất. Vì vậy mà khi thực hiện nhiệm vụ phản phong đã coi nhẹ, thậm chí có nơi cán bộ đã phủ nhận những thành tích đấu tranh phản đế, tách rời Cải Cách Ruộng Đất Với Kháng Chiến và Cách Mạng, thậm chí có nơi làm cho (dân) đối lập nhau.

2.-  Coi nhẹ đoàn kết với trung nông, không thực hiện chính sách liên hiệp với phú nông, thậm chí đả kích phú nông, coi phú nông như địa chủ.

3.-  Đả kích tràn lan,  không thi hành sách lược phân hóa, không chiếu cố gia đình địa chủ có công với Cách Mạng, gia đình địa chủ có con em đi bộ đội hoặc làm cán bộ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến và không phân biệt đối đãi con cái địa chủ.

4.-  Không chú trọng đề phòng lệch lạc, không nhấn mạnh phải thận trọng, tránh xử trí oan những người ngay. Do đó mà đi đến mử rộng diện đả kích, đánh địch tràn lan, dùng những biện pháp trấn áp một cách phổ biến.

5.- Trong khi thực hiện Cải Cách Ruộng Đất ở nơi có nhiều đồng bào tôn giáo thì làm sai chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của nhân dân.

6.- Trong khi thực hiện chính sách Cải Cách Ruộng Đất ở vùng thiểu số thì đả kích quá rộng vào từng lớp trên: không coi trọng, thậm chí xâm phạm đến phong tục, tập quán của địa phương.

7.-  Trong công tác chỉnh đốn tổ chức (Đảng) thì không nắm vững tiêu chuẩn chính trị, mà lại phạm vào chủ nghĩa thành phần. Không chú trọng phương châm lấy giáo dục làm chính mà đơn thuần dùng biện pháp tổ chức: kỷ luật, xử trí, giải tán các tổ chức, thậm chí dùng phương pháp truy bức. (tra tấn) để làm công  tác chỉnh đốn….” (Nhân Dân số 970, xuất bản ở Hà Nội, ngày 31/10/1956).”

(22) Brown, Hariette McCune, Ludlum, Robert P. & Wilder Howard B., Ibid., p. 226. Nguyên văn: “Who are a free people? Not those whose government is reasonable and just, but those whose government is so checked and controlled that it cannot be anything but reasonable and just.”

(23) Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A Praeger, 1964), tr. 155-156.  Nguyên văn: “while it’s obviously impossible to give precise figures, the best educated guesses on the subject are the probably close to 50,000 North Vietnamese were executed in connection with the land reform and that at least twice as many were arrested and sent to forced labor camps.

(24) Pierre  Brocheux, Hồ Chí Minh: Du Révoltionnaire à L’icône (Paris: Payot, 2003), tr 225.

(25) Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997), tr 457.

(26) Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia  http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Th%C6%B0_Hi%C3%AAn/.

(27) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm Sđd.,  tr 14-15.

(28) Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076.

(29) Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), pp.167-168.

(30) Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

(31) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.  206

(32) Nguồn: http://sachhiem.net/LICHSU/P/PicasaWebVuhuy.php

(33) Phan Đinh Diệm. "Mea Culpa Bài 3 – Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000.

(34) Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 272.

 

Nguyễn Mạnh Quang

 


Phụ Đính:

From: Jason L

Sent: Monday, December 10, 2012 2:14 PM

To: toasoan@roadrunner.com

Subject: Cải cách ruộng đất.

Kính gởi trang điện tử Sách Hiếm. cùng kính bút giả S.H.

Tôi muốn tìm hiểu rõ về chính sách cải cách ruộng đất như thế nào? Sở dĩ mỗi lần nghe người ta lên án CS đã giết nhiều người trong chính sách đó, lý do nào mà đã như vậy, hay là những người lên án đó là thù nghịch rồi tuyên truyền.

Kính mong qúy bút giả nhất là GS Trần Chung Ngọc, GS Nguyễn Mạnh Quang đăng cho tài liệu về cải cách ruộng đất, cháu kính yêu cầu hai chú là vì những bài của hai chú rất khả tín, hay chĩ cho cháu những sách đả viết về đề tài trên.

Cháu muốn tìm hiểu rỏ ràng để có thể bình luận và đả kích những người chống cộng hay tuyên truyền vô căn cứ. Được như vậy, nơi đây cháu xin kính đa tạ và chúc sức khỏe.

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang

Trang Lịch Sử




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>