●   Bản rời    

Hiểu thế nào về chữ đạo và chữ tôn giáo

Hiểu thế nào về chữ đạo và chữ tôn giáo?

Trần Quang Diệu vs Trương Minh Sơn

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD27_tms.php

18-May-2013

LTS: "Hiểu thế nào về chữ đạo và chữ tôn giáo" là đề tài tồn đọng lại sau nhiều câu chuyện phát xuất từ những bài viết nhằm triệt hạ uy tín của nhà sư Thích Trí Quang trong việc tranh đấu cho Phật Giáo dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đến chuyện đem bàn thờ Phật “xuống đường” trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, đến chuyện đòi chống cộng, chuyện chửi ai không chống cộng,...  Xin được bỏ qua các đề tài “không biên giới” đó, và chỉ thu hẹp đề tài vào hai từ ngữ đã gây biết bao chiến tranh trên thế giới này. Riêng trong chủ đề “đạo, và tôn giáo” này, bắt đầu bằng câu phát biểu của nick minhson741@hotmail.com (Trương Minh Sơn):

chữ tôn giáo cao siêu hơn chữ đạo, nó có nghĩa tôn thờ đấng thần linh và ban ra giáo huấn cho nhân sinh, còn đạo chỉ là con đường hướng dẫn, dẫn đi đâu thì cần phải tìm hiểu tùy theo mỗi đạo.”

và sau đây là phản ứng của tác giả “Trần Quang Diệu” xin được đăng lên để rộng dư luận.

Chúng tôi tin rằng còn nhiều vị thức giả khác cũng sẽ có cảm hứng về hai từ ngữ này. Trong phần Phụ Lục dưới cùng, chúng tôi xin cống hiến cho độc giả một giai thoại ngắn về chữ ĐẠO trong hai câu đối, phát xuất từ "cụ đạo" Trần Lục đòi chơi chữ với cụ Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San (SH)

From: Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com>
Date: Sat, May 18, 2013 12:11 am
Subject: Tiếp tục với con chi ên Trương Minh Sơn!

Ai cũng vậy, riết rồi người ta thấy con chiên Trương Minh Sơn này bị quẩn trí mất, để luôn dùng chuyện súc vật (quen thói của loài cừu?) như “chó”, rồi đi vẽ bàn thờ có đốt nhang, với thực phẩm chó đặt lên đó trong lúc đang “phản biện” về đề tài tôn giáo với người khác?!

Trương Minh Sơn đang chửi cha vào “truyền thống” ngôn phong qua từng đầu môi chót lưỡi nơi những “thần dân của thành Rome” mà đương sự đang là thành viên trong đó nhưng vì có lẽ quá vô trí, thành ra không chịu để ý!?

Trương Minh Sơn viết:

Ta không bao giờ dùng chữ "tôn giáo chó" mà chỉ dùng chữ "đạo chó", (…). Như ta đã định nghĩa, chữ tôn giáo cao siêu hơn chữ đạo, nó có nghĩa tôn thờ đấng thần linh và ban ra giáo huấn cho nhân sinh, còn đạo chỉ là con đường hướng dẫn, dẫn đi đâu thì cần phải tìm hiểu tùy theo mỗi đạo. "đạo chó" sẽ hưóng dẫn đi đâu thì tùy mỗi loại chó.”

Là thế giới của chủng loại đi bằng hai chân, đầu đưa thẳng ra không gian, tức con người, khi bàn về lĩnh vực tôn giáo, người ta không thể vung những mớ lý sự hình dung dơ bẩn và đồi bại như con chiên Trương Minh Sơn!

Hãy chỉ cho tôi xem! Ai có thể chối cãi qua từng đầu môi cửa miệng của những ông bà chăn chiên và con chiên rằng là: “trở lại đạo”, “người có đạo”, “cải đạo”, “theo đạo” v.v… để cho con chiên TMS lại có thể lòng vòng cách mâu thuẫn như vậy?

Tại đấy! Một khi con người nói “trở lại đạo”, “người có đạo”, “cải đạo” hay “theo đạo” là “trở”, “có”, “cải”, “theo” là “cải” để “trở lại” với “đạo chó”, “có" là có "đạo chó”, “cải” để thành “đạo chó”, và “theo” là xuôi “theo” “đạo chó” hay sao???

Con chiên Trương Minh Sơn vì thấp kém tư duy quá, hoặc đã bị nhồi sọ từ thuở lọt lòng mẹ, bị vướng phải bùa mê thuốc lú cuồng tín nhưng lại vô cùng cực đoan v.v… cho nên mới có thể viết là “tôn giáo cao siêu hơn chữ đạo, nó (tôn giáo! – tqd) có nghĩa là tôn thờ đấng thần linh và ban ra giáo huấn cho nhân sinh” ?

Tôn giáo nào mà không mang tính chất đạo trong đó chứ hả?

Nếu không vì tính chất đạo (đạo đức trên con đường thăng hoa đến Chân, Thiện, Mỹ…hay tiệm tiến để đi đến trạng thái Giác Ngộ Hoàn Toàn - thuật ngữ của PG – tqd ) mà chỉ thuần nghe một hoặc những “thần linh” nào đó ở đâu đâu (như “Thần Đức Chúa Trời”,…?) nói, mạc khải, bèn nâng lên vị thế danh xưng “tôn giáo” độc thần quyền, rồi cho là quan trọng, là “cao siêu hơn” như con chiên TMS đã vướng phải thì bảo sao thế giới này đã không thể tránh khỏi thảm họa Thánh Chiến Thập Tự Quân, nhà tù “Công giáo” tra tấn con người, Tòa Án Xử Dị Giáo của La mã xiềng xích và đày đọa nhân sinh, giàn hỏa đốt chết những nạn nhân, xâm lăng chiếm cứ đất đai, biên cương lãnh thổ xứ khác để cướp người, cướp tài nguyên, của cải mà thiên hạ đang sở hữu, mà nạn nhân ở đấy là có số phận Việt Nam quê hương tôi!?

Tôi nói, “tôn giáo” chỉ là trạng thái trong cảm tính của con người. Còn “đạo” là mục tiêu tất yếu bắt buộc phải có ở bất kỳ tôn giáo nào. Nếu không vì mục tiêu “đạo”, thì tôn giáo sẽ trở thành vô giá trị, và không cần thiết.

“Đạo”, không đơn thuần chỉ là “con đường”. Triết học Đông Phương còn minh thị tính chất “đạo” là cảnh giới tột cùng của Chân, Thiện, Mỹ v.v…

Đấy là lý do tại sao để có lối mô tả mang tính “giải thoát luận” như: “Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh” (Đạo mà nói ra được thì không phải là Đạo. Danh mà lập mệnh được thì chẳng thể gọi là Danh).

Trên tư tưởng đó, hệ thống “Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa” của Phật Giáo cũng đã điểm qua câu kệ ngũ ngôn tứ tuyệt:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”.

Trần Quang Diệu dịch:

Nếu dùng màu sắc để thấy ta
Dùng âm thanh để cầu gặp ta
Người đó, đang thực hành tà đạo
Không thể thấy được Như Lai!

Thích Ca Mâu Ni là đơn vị hoàn toàn lịch sử (SH - nhân vật lịch sử) chứ không phải như “Thần Đức Chúa Trời”. Vậy, những đệ tử của Thích Ca đang ở trước mặt thì mọi người đều đã thấy chứ sao lại nói “không thể thấy được Như Lai” (Bất năng kiến Như Lai)?

Làm quen và hiểu được tư tưởng đó, thì “tôn giáo” trở thành vô giá trị!
Thế giới loài người? Chúng tôi cần một sự hướng dẫn trên những nẻo đường (tạm cho là Đạo) để thăng hoa cho tự thân trong cuộc sống chứ chúng tôi không sợ gì những lời đe dọa

nếu “không làm sáng danh”, không chịu theo thì bèn giở thói lưu manh, bỉ ổi, đòi “trét phân lên mặt”!!! Nghiêm trọng hơn, thậm chí còn hung dữ đến độ đòi “giết ngay trước mặt ta”, hoặc “chém cho ngã” người ta ra nữa là lý do gì???

Kinh nghiệm cho thấy, xưa nay thiếu gì “tôn giáo” trên thế giới của xã hội loài người? Thế nhưng, “tôn giáo” mà vô “đạo” thì đó là những thứ “tôn giáo” người ta cho là “tà đạo”. Lịch sử còn lên án, tố cáo đấy là thứ “tôn giáo” vô “đạo”!

Tôn giáo thì luôn luôn có sẵn. Nhưng nếu vô “đạo” (khi giới hạn chữ “đạo” là “con đường dẫn ta đến đâu đó!”) thì tôn giáo sẽ là thảm họa cho xã hội bằng những hình thức như xâm lăng, giết người, cướp của, để cuối cùng đành phải lên tiếng xin lỗi khi mà đà văn minh nhân loại đến lúc không cho phép.

Còn về chuyện Thích Trí Quang? Quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng cứ Thích Trí Quang, Thích Trí Quang?

Không có gì khó hiểu, Thích Trí Quang là một trong những linh hồn ưu việt của PGVN, đã từng chống lại “chính sách” âm mưu nhằm tiêu diệt Phật giáo ở hai đời con chiên của nước Vatican La mã giáo cho nên ngày nay có thiểu số con chiên “thần dân của thành Rome”, những tay “hoài Ngô” Đình Diệm, những đảng viên hoặc hậu duệ Cần Lao “Công giáo” ấm ức, hậm hực về sự sụp đổ của Ngô gia, cho nên chúng cứ đeo đẳng cái hồn ma Ngô Đình Diệm mà chửi rủa Thích Trí Quang chứ có chi lạ?

Rinh cái bung xung hồn ma bóng quế về các thứ ý thức hệ chủ nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội ra sao để nhằm chửi rủa nhà sư Thích Trí Quang là trò hề vô giá trị!

Lịch sử, xã hội, và người PGVN rồi đây sẽ thấy:

Hình thức tang lễ cho nhà sư Thích Trí Quang nếu khi nhà sư qua đời, sẽ nhất định hoàn toàn khác biệt với cái chết ở “Chúa Jesus”, ở Ngô Đình Diệm

thì đó sẽ là câu trả lời chứ không cần phải phiền phức đến những thái độ mang tính côn đồ bởi những phường tuồng vô giáo dục.

Trần Quang Diệu

 

---------------------------

From: minhson741@hotmail.com
Date: Fri, 17 May 2013 16:44:37 +0000
Subject: RE: Yêu cầu ông Trương Minh Sơn chớ có nên ngụy biện
...
...
1- Ta không bao giờ dùng chữ "tôn giáo chó" mà chỉ dùng chữ "đạo chó", vì thế Ông Giác Hạnh đã tự đặt ra chữ "tôn giáo chó" để thay thế cho chữ đạo chó thì đó là một hành động lưu manh để xuyên tạc cách dùng chữ của ta. Như ta đã định nghĩa, chữ tôn giáo cao siêu hơn chữ đạo, nó có nghĩa tôn thờ đấng thần linh và ban ra giáo huấn cho nhân sinh, còn đạo chỉ là con đường hướng dẫn, dẫn đi đâu thì cần phải tìm hiểu tùy theo mỗi đạo. "đạo chó" sẽ hưóng dẫn đi đâu thì tùy mỗi loại chó. Biến chữ "đạo chó" thành "tôn giáo chó" là một hành vi gian trá và thiếu trí tuệ.
.....

Phụ Lục

Một Đạo Chẳng Hai Đường

Câu chuyện văn chương về câu đối có liên quan đến chữ Cụ và Đạo dưới đây được truyền tụng trong các sách viết về Giai Thoại Văn Chương, và được tác giả Nguyễn Mạnh Quang ghi lại trong sách "Thực Chất Của Giáo Hội La Mã" - Quyển Hai (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr.493-494 như sau.

...Sau vài buổi hội đàm mà vẫn chưa đạt được kết quả như thày trò tên Lãnh-sự Pháp mong muốn, (SH - linh mục) Trần Lục xin gặp riêng Tuần Phủ Trần Hy Tăng (Tên thật là Trần Bích San). Sau một lúc chuyện vãn, Trần Lục đưa ra một tờ giấy có biên sẵn bằng chữ nôm một vế đối mà y nói trớ đi là của người ta thách mà mình đối không được nên mới nhờ đến sự chỉ giáo của một bậc đại khoa. Vế đối ấy như sau:

Ba cụ ngồi một cỗ, cụ đủ đều, cụ chẳng sợ ai!”

Giọng ngạo mạn và tỏ ra thái độ khiêu khích, Trần Lục rất đắc chí vì đinh ninh là đối phương chỉ giỏi Hán văn, sẽ không đối được suôn sẻ bởi lẽ rằng chữ “cụ” trong đó rất khó đối, đối làm sao cho vừa “chọi” lại vừa “chỉnh”. Trong Hán tự, có nhiều chữ “cụ” đồng âm dị nghĩa, “cụ” là “sợ”, “cụ” là “đều”, và “cụ” cũng là “đủ” nữa.

cụ đạo Trần Lục

Cụ đạo Trần Lục

Nhưng Trần Lục không đắc chí được bao lâu! Tam Nguyên Trần Hy Tăng chỉ suy nghĩ trong nháy mắt rồi nói ngay rằng vế đối khó quá, mình cố gò thì cũng đối tạm được, nhưng không thanh nhã lắm. Khách có miễn thứ cho thì mới dám đọc lên cho nghe. Trần Lục lên mặt kẻ cả, đồng ý ngay và nói rằng dù khiếm nhã cũng không trách. Tiếp theo, Tam Nguyên Trần Hy Tăng liền đọc:

Một đạo chẳng hai đường, đạo dẫn trộm, đạo còn nói láo!(*)

Dù bị mắng như vỗ vào mặt và tức giận vô cùng, Trần Lục cũng vẫn phải thán phục vị gia chủ đối chọi đôm đốp, từ ý đến từ vì chữ “đạo” trong Hán tự cũng có rất nhiều nghĩa khác nhau. “Đạo” là “đạo lý”, “đạo” là “đường đi”, “đạo” là “dẫn” và “đạo” là “ăn trộm”.

Tuyệt vời ở chỗ là nếu đem chữ “cụ” mà ghép với chữ “đạo” thì thành một từ kép “cụ đạo”, một danh xưng mà người thời ấy thường dùng để gọi các giáo sĩ Ca-tô.

Chú thích của SH:

- Có chỗ viết

"Một đạo há hai đường,
đạo trộm cắp, đạo còn nói láo!
"

nghĩa mạnh hơn, "văn hành công khí" như trong các bài:

- Năm vị tam nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

- Câu đối trong văn học Việt Nam

- Trần Bích San - TAM NGUYÊN VỊ XUYÊN