●   Bản rời    

Cũng Vẫn Là Lữ Giang - Ai chống giặc ? Ai theo giặc ?

Cũng Vẫn Là Lữ Giang

Ai chống giặc ? Ai theo giặc ?

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt064.php

03-Oct-2012

LTS: Khi nhà giáo Nguyễn Mạnh Quang dùng cụm từ "Liên Quân Xâm Lược Pháp-Vatican" hay "Liên Quân Xâm Lược Mỹ -Vatican," thì có một số người không đồng ý, có lẽ vì chưa nghe ai nói như thế. Nhưng xét thực tế và bản chất của những "nhóm lực lượng" của giặc Tây (cả thời chống Pháp và thời chống Mỹ) qua khối tài liệu dồi dào mà các tác giả nghiên cứu đã minh chứng từ bao năm nay, thì không ai có thể phủ nhận (lẽ dĩ nhiên trừ những kẻ bị nói đến) cái lực lượng quân đội "nội gián", hăng say và tinh ma nhất do Vatican chỉ đạo đã giúp đỡ một cách tích cực và hữu hiệu cho Pháp, rồi Mỹ đánh phá rồi làm chủ đất nước Việt Nam qua những cuộc chiến từ giữa thế kỷ 19, cho đến ngày 30 tháng 4, 1975. Danh từ chuyên sử gọi quân đội này là các đạo quân thứ năm. Bài viết sau đây tiếp tục trình bày các dữ kiện chứng minh sự thực không thể chối cãi đó.

Ông Lữ Giang thường nhắn nhủ với đồng đạo "chớ có mắc mưu bọn giao điểm". Câu nói vừa xuyên tạc vừa nghe như có vẻ "chiến lược" này không hề có hiệu quả đối với ai hết. Bởi cái mà ông gọi là "bọn giao điểm" chẳng hề bày mưu cho ai cả, mà chỉ rọi đèn cho thiên hạ đọc thấy những âm mưu gian xảo của những quân chỉ điểm cho giặc mà thôi. Câu này nên dùng cho đại khối dân chúng Việt Nam, "coi chừng mắc mưu những đạo quân thứ năm!" (SH)

Từ lâu tôi đã không còn đọc Lữ Giang. Gần đây, đọc bài “Phản Biện Bài Viết Của Lữ Giang Về Hòa Thượng Thích Minh Châu” của Bùi Kha trên trang nhà Giao Điểm, chẳng cần phải tìm đọc bài của Lữ Giang tôi cũng có thể biết Lữ Giang viết những gì và viết ra sao. Tôi nghĩ Bùi Kha phí thì giờ để dạy con chiên Lữ Giang cách viết bài với đầy đủ tài liệu dẫn chứng rõ ràng, vì từ xưa tới nay, Lữ Giang có viết được bài nào ra hồn, theo tiêu chuẩn trí thức đâu. Rất có thể, khi rửa tội, những giây thần kinh biết ngượng, biết liêm sỉ đã không còn trong đầu óc của ông ta nữa rồi. Cho nên ông ta viết để cho mình tự sướng, và có thể có đám con chiên đồng đạo cũng sướng theo, chứ có giá trị trí thức gì đâu. Cứ vào chỗ Search trên Internet, đánh hai chữ Lữ Giang là chúng ta thấy người ta đã phê bình Lữ Giang là hạng người nào, viết lách ra sao, với những thủ đoạn nào, và dốt sử đến mức độ nào. Tôi thấy rõ, Lữ Giang cũng như những người Ca-tô Việt Nam, cố tình chụp mũ Phật Giáo là Cộng Sản, làm cho họ mất nước, không phải là nước Việt Nam, vì miền Nam không phải là một nước, mà là nước của Vatican, mục đích chỉ là để chạy tội, hay làm cho người ta quên đi cái tội làm tay sai cho thực dân Pháp, bán nước, và làm nô lệ cho Vatican của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam. Nhưng càng dùng những thủ đoạn như vậy thì càng làm cho người ta thấy rõ là người Ca-tô vừa dốt sử vừa không biết gì về tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Và nhất là, càng ngày càng làm cho quần chúng biết thêm nhiều về thực chất Ca-tô Rô-ma Giáo và các tín đồ Ca-tô ở Việt Nam qua những bài phản biện với đầy đủ các tài liệu về Ca-tô Giáo, dù rằng người Ca-tô đã cố xuyên tạc lịch sử, che dấu những sự thật lịch sử về Ca-tô Giáo. Đó là điều mà đầu óc những người Ca-tô trong đó còn sót lại vài giây thần kinh trí tuệ, không bao giờ nghĩ tới sự phản tác dụng của những bài viết mà họ tung ra.

Bài viết ngắn này không phải là để phản biện bài viết của Lữ Giang về Hòa Thượng Thích Minh Châu, vì tôi không đọc nên không thể phản biện, và dù có đọc đi chăng nữa thì cũng không phí thì giờ để phản biện, vì thời buổi này mà Lữ Giang còn dùng cái mũ CS để chụp lên đầu một cao Tăng, chứng tỏ Lữ Giang đã quá lỗi thời và rõ ràng là Lữ Giang thiếu học vấn[TCN thêm: và thiếu cả giáo dục nữa][OC Register = It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.], và Lữ Giang cũng đã nổi tiếng là kẻ “nói láo đến cực điểm” và là kẻ “vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn[Johannjs on Internet: (For TCN, Lữ Giang) has gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes" (unashamed and absolute pathological liars).. Xuyên qua bài phản biện của Bùi Kha, tôi muốn đặt vài vấn đề với Lữ Giang, có thể coi như là tiêu biểu của trí thức Ca-tô Việt Nam, hay với bất cứ người Ca-tô nào, và hi vọng, nhưng tôi tin là tôi sẽ thất vọng, Lữ Giang hay bất cứ ai sẽ có những nhận định đúng về những vấn đề này.

Vấn đề thứ nhất: Có phải là Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã làm tay sai cho thực dân Pháp, từ đầu đến cuối, và ngay cả trong cuộc chiến tiền Geneva không, khi Pháp trở lại Đông Dương để mong tái lập nền thuộc địa trên đất nước Việt Nam?

Vài tài liệu điển hình sau đây có thể cho chúng ta thấy rõ vấn đề, bất kể người Ca-tô ngụy biện ra sao. Xin để ý là không có tài liệu nào của Cộng Sản, hay của Phật Giáo.

Tài liệu 1. Trong cuốn “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine", bản dịch ra tiếng Việt, “Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp và Trung Hoa”, của Nguyễn Đình Đầu, Yoshiharu Tsuboi viết như sau:

"Linh mục Louvet gợi lại việc phái bộ Montigny đã tới Đà Nẵng năm 1847 để diệu võ dương oai rồi thảm bại rút lui để lại bao khó khăn cho thừa sai và tín hữu. Theo Louvet, phái bộ Montigny đã gây chuyển hướng trong tính cách của sự bách hại như sau: "...từ phạm vi tôn giáo chuyển sang phạm vi chính trị, người công giáo không chỉ nguyên thuần là một kẻ theo tà đạo, tự mình tách rời ra khỏi đời sống công dân và gia đình do chối từ việc thờ cúng tổ tiên, mà còn là bạn bè của người ngoại quốc, là kẻ phản bội và phản nghịch từng kêu gọi quân xâm lăng đến chiếm lĩnh nước mình." Sự thật Louvet chỉ nhắc lại một lập luận mà giám mục Pellerin đã quảng diễn từ trước...

Một lập luận như vậy đánh dấu thật rõ ràng sự thay đổi trong não trạng các thành viên hội Thừa Sai của Paris, vì lập luận ấy đã cho biết sự thật lịch sử: tại Việt Nam, nơi mà tinh thần hòa đồng tôn giáo đã thấm sâu vào xã hội, không có lý do gì, nhất là khi vẫn có trật tự xã hội, lại đi bách hại đạo công giáo với tính cách là một đạo giáo.  Đã từ lâu, điều làm cho người ta e ngại là sự hiện diện và hoạt động của các thừa sai bị coi như là những điệp viên của Tây phương có nhiệm vụ phá hại nền đạo đức và chính trị của nước Việt Nam. Chúng tôi đã xem xét kỹ hoạt động của các thừa sai, bởi vì chúng tôi tin là hội thừa sai Paris và các giáo sĩ của hội này đã là những kẻ "dẫn đường" chính cho chính quyền Pháp tại Việt Nam"

 

(SH: một vài hình ảnh của Hội Thừa Sai Paris trên lãnh thổ Việt Nam - ảnh lấy trong Hồ Sơ Tộc Ác của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19 của Charlie Nguyễn)

 

Tài liệu 2. Trong cuốn Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Sự Xâm Nhập của Pháp Vào Việt Nam (Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam), Nicole-Dominique Lê viết:

"Theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Việt Nam thì các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia. Từ bỏ những thờ phượng tôn giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội truyền thống. Nhưng nghiêm trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau."

(Les missionaires, selon l'optique des dirrigeants Vietnamiens, étaient coupables de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur pays. Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les faisaient vivre en marge de la société traditionnelle. Mais chose plus grave, on reprochait aux prêtres et aux chrétiens la scission du pays en deux clans religieux opposés.)

"Được đào tạo một cách cuồng tín, những người Ca Tô Giáo Việt Nam đã có một ý thức giai cấp; họ tự cảm thấy tách biệt khỏi đại khối dân tộc, khác biệt và cao quý hơn, vì họ đã nhận được "ánh sáng của Thượng Đế." Họ khinh miệt những người phi-Ki Tô, những người đã theo những nghi lễ "mọi rợ và mê tín". Nhưng những người phi-Ki Tô cũng khinh miệt không kém những kẻ theo đạo, thường là xuất thân từ giai cấp hạ tiện, những người chẳng mất mát gì khi theo một tôn giáo khác, một tôn giáo từ chối gia tài của xứ sở. Nhất là giai cấp văn thân càng ghét họ hơn, vì, không những họ từ bỏ những truyền thống tổ tiên, mà tệ hơn nữa, kêu gọi ngoại nhân đến với họ, xin ngoại nhân che trở và cho họ việc làm, hầu hạ và phục tùng ngoại nhân như là các ông chủ duy nhất. Về phía Ca-Tô giáo, họ không làm gì để xóa bỏ hay ít ra là làm giảm bớt cái tiếng xấu của họ, trái lại, khi chắc rằng người Pháp sẽ ngự trị ở ngoài Bắc, và tin rằng thời cơ của họ đã tới, họ đã phạm nhiều sự lạm dụng không thể tha thứ được."

(Formés fanatiquement, les chrétiens Vietnamiens ont acquis une conscience de classes; ils se sentaient à part du reste de la nation, différents et supérieurs, car ils avaient recu la lumière du Dieu. Ils méprisaient les non-chrétiens, qui pratiquaient des rites barbares et superstitieux. Mais les non-catholiques ne méprisaient pas moins les convertis qui, le plus souvent de basse extraction, n'avaient rien à perdre en suivant une autre religion qui niait à elle seule l'héritage du pays. La classe lettrée surtout les détestait car, non seulement ils reniaient leurs traditions ancestrales, mais pire encore, ils appelaient à eux les étrangers, leur demandant protection et emploi, les servant et leur obéissant comme à des maitres incontestés. Du côté catholique, rien ne fut entrepris pour effacer ou tout au moins atténuer la mauvaise réputation qui leur était faite.  Bien au contraire, lorsqu'ils furent certains que la France allait désormais s'installer au Nord, ils commirent d'impardonable abus, croyant leur heure est arrivée.)

Tài liệu 3. Trong cuốn Trung Kỳ - Bắc Kỳ 1885-1896 (Annam-Tonkin 1885-1896), Charles Fourniaux viết:

"Căn bản của lực lượng này (với mục đích đồng hóa toàn phần dân chúng để tạo một "Đông Dương của Pháp", bằng cách phá hoại văn minh cổ truyền và những văn thân gìn giữ nền văn minh này) nằm trong 600,000 giáo dân Thiên Chúa Giáocác thừa sai là những ông chủ tuyệt đối. Họ sống trong các làng mạc hoặc phần làng mạc riêng biệt, vì các thừa sai nhất định bảo vệ họ để khỏi bị ảnh hưởng xấu của người "Lương" và người Âu châu. Nhưng nhất là vì niềm tin và tác phong của họ đã làm cho đồng bào của họ coi họ như là những kẻ bội giáo và phản bội quốc gia. Họ không còn trung thành với sự thờ cúng tổ tiên, không tôn trọng những lễ lạc cổ truyền và phong tục tập quán. Thật vậy, có phải là từ những năm 70 họ đã chẳng là những "nội ứng của Pháp", làm tình báo cho kẻ thù và giúp đỡ kẻ thù, và cung cấp đa số trợ quân cùng những kẻ phản bội quốc gia khát máu như tên Trần Bá Lộc?"

(La base de cette force (visant à l'assimilation complète de la population pour construire une "France Indochinoise", en détruisant la civilisation traditionnelle et ses gardiens que sont les Lettrés) réside dans les 600,000 chrétiens sur lesquels règnent en maitres absolus les missionnaires. Ils vivent en villages ou quartiers de villages séparées, car les missionnaires tiennent à les protéger des influences néfastes des "paiens" et des européens. Mais surtout leur foi et leur comportement les fait apparaitre à leurs compatriotes comme des rénégats et des traitres. Ils sont infidèles aux pratiques du culte des ancêtres, ne respectent ni les fêtes traditionnelles ni les coutumes. Enfin n'ont-ils pas été depuis le début des années 70 les "Francais de l'intérieur", renseignent et aident l'ennemi, fournissant le gros des recrues de forces supplétives et des traitres sanglants comme Trần Bá Lộc?)

(Trần Bá Lộc là tên tay sai Ca-Tô đắc lực nhất của Pháp trong sự đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, nổi tiếng là tàn bạo và tham lam. Leo từ lính cơ của Pháp lên tới tri phủ (1886) hắn đã "chặt nhiều đầu" kháng chiến quân, chính hắn viết như thế, và còn bắt bớ những người có liên hệ với kháng chiến để tống tiền dưới hình thức "bồi thường", được Pháp khen thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh hạng 3: theo tài liệu A30 (75), hộp 19, Thư Khố Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại.)

Tài liệu 4. Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của  Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:

"Nguyên tắc của Vua Minh Mạng để đối phó với những người Ca Tô Việt Nam như sau: trước hãy giáo dục sau mới dùng đến hình phạt. Như vậy, các viên chức trước hết phải khuyên hóa những người Ca Tô để cho họ tỉnh ngộ và hối cải những tội ác của họ.."

(Minh Menh's principle for dealing with the Vietnamese Catholics was the following: "first we must educate; only afterward do we punish".  Accordingly, officials were first to "advise and instruct" the Catholics so that they would "awaken" and repent their crimes.)

"Sau đó, những đạo dụ khắc nghiệt hơn được ban hành mỗi khi Vua Tự Đức phải đối diện với bằng chứng là các giáo sĩ Ca Tô và các giáo dân dính líu vào những cuộc nội loạn hay đứng về phía một quyền lực ngoại quốc."

(Subsequent, more severe edicts were issued whenever Tu Duc was confronted with evidence that the Catholic missionaries or the indigeneous Catholics were involved in internal rebellions or were in league with a foreign power.)

Tài liệu  5. Trong cuốn La Place du Catholicisme dans les Relations Entre la France et le Vietnam, de 1851 à 1870, nhà trí thức Ca Tô Étienne Võ Đức Hạnh viết:

"Dưới triều Vua Tự Đức, một số lớn tín đồ Ca Tô Việt Nam làm tình báo cho Pháp...Dưới triều Tự Đức, do sự xúi dục của các giáo sĩ, người Ca Tô Giáo và phi-Ca Tô, âm thầm hoặc công khai, chống đối lại vị Vua tại vị hơn là nhà Nguyễn vì nhiều lý do... Chỉ có một điều khác biệt: người Ca Tô có cùng chung mục tiêu với nước Pháp, còn người phi- Ca Tô thì chống lại."

(Sous Tu Duc, un grand nombre de catholiques Vietnamiens sont d'intelligence avec les Francais... Au jours de Tu Duc, Chrétiens et non-chrétiens, à l'instigation des missionnaires, résistent ici sourdement, là ouvertement au roi régnant mieux à la dynastie des Nguyen pour plusieurs motifs.. Une seule différence: les chrétiens font cause commune avec la France, les non-chrétiens les combattent)

Tài liệu 6. Trong cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Patrick J. N. Tuck viết, trg. 28:

"Theo quan điểm của người Việt Nam, những sự tàn sát tín đồ Ki Tô Giáo không chỉ là một biểu thị của sự hoang mang chính trị.   Nó có một mục đích thực tế là đánh thẳng vào một chiều kích đáng kể trong nỗ lực quân sự của Pháp. Về phần Pháp, sau những do dự ban đầu (Tài liệu 106), đã tận dụng những tín đồ Ca Tô Việt Nam như là các trợ quân trong cuộc chiến. Những tín đồ Ca Tô Việt Nam được sử dụng làm cu-li, thông ngôn và lính chiến đấu; và giáo dân Việt Nam đã góp tiền tổ chức những lực lượng riêng thí dụ như "đoàn quân Joseph" khoảng 7000 người.. Thật vậy, như Giám mục Puginier đã vạch rõ, Giáo dân rất hữu dụng trong việc lấy tin tức tình báo quân sự về những sửa soạn của kháng chiến quân Việt Nam và về sự chuyển quân của quân Trung Hoa (Tài liệu 116). Một đạo luật chống Ki Tô mà Thuyết (Tôn Thất) ban ra năm 1885 xác nhận là chính cái nhiệm vụ lấy tin tức tình báo này của những cộng đồng Ki Tô mới thật là đáng sợ (Tài liệu 113)."

(...From a Vietnamese point of view, the massacres of Christians were not merely an expression of political frustration. It served a practical purpose in striking at a significant dimension of French military effort. For the French, after initial hesitations (Doc. 106), were making considerable use of Vietnamese Christians as axiliaries in the war. Christian Vietnamese were employed as coolies, interpreters and miliciens; and Vietnamese Christians also financed and organized privates forces such as the "armée Joseph", a body of about 7000 irregulars.. Above all, as Bishop Puginier pointed out, Christians were useful in gathering field intelligence on Vietnamese   resistance  preparations and  on Chinese force deployments (Doc. 116).  A later anti-Christian decree of Thuyet, issued in 1885, confirms that it was the intelligence gathering function of the Christian communes that was particularly feared (Doc. 113).

Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn viết về giai đoạn lịch sử Việt Nam trên của Mark L. McLeod, Ibid., trg. 45-47:

Tài liệu 7.  "Vai trò của những tín đồ Gia Tô trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì?..Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Ca Tô Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương. [Trong số này có mặt của thầy trò Gauthier và Nguyễn Trường Tộ].  Rigauld de Genouilly (tướng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng; TCN) đã họp họ lại thành hai chi đội và huấn luyện họ trong một doanh trại ở Tiên Trà. Một trong hai chi đội trên chiến đấu sát cánh với quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, còn chi đội kia di chuyển xuống miền Nam, dự phần chiếa đấu trong cuộc xâm lược "lục tỉnh" và họ đã dự trận Kỳ Hòa. Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Gia Tô Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo,  trong những vùng chiếm được ở miền Nam. Vì những dịch vụ này, họ được Đô Dốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn. [Ca-tô đòi đất. Đất nào? TCN]

Trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha từ 1858 đến 1862, những biện pháp cấm đạo của Vua Tự Đức càng ngày càng khắc nghiệt và dễ hiểu. Đó chính là vì Triều đình Huế tin rằng những tín đồ Ca Tô Việt Nam đã hỗ trợ những đoàn quân xâm lăng. Những đạo Dụ trong thời chiến này thường nhằm mục đích ngăn cản những tín đồ Ca Tô Việt Nam liên lạc với những lực lượng Pháp - Tây Ban Nha. Thí dụ, một đạo Dụ ban hành vào tháng 5, 1859, nêu rõ rằng, khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Ca Tô Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Ca Tô) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "

.. Theo quan niệm của Vua Tự Đức thì sự khắc nghiệt của những đạo Dụ cấm đạo trong thời chiến rất là chính đáng, vì những tín đồ Ca Tô Việt Nam "đã mang người Tây Dương vào trong xứ sở."

...Với những tài liệu hiện hữu, chúng ta chỉ có thể kết luận là triều đình nhà Vua tin rằng những tín đồ Ca Tô đã giúp đỡ quân đội Pháp và Tây Ban Nha, và triều đình không hẳn là hoàn toàn sai lầm trong nhận thức này. Do đó, những đạo Dụ chống Ca Tô quá khắc nghiệt của Vua Tự Đức trong thời chiến chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa tín đồ Ca Tô bản xứ khỏi phối hợp với những lực lượng xâm lược."

(What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact, French archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies. Rigauld de Genouilly formed the men into two indigenous detachments and trained them at a camp at Tien Cha. One of these detachments fought alongside the Franco-Spanish soldiers at Da-nang; the other went southward to participate in the invasion of the "luc tinh" and fought in the battle of Ky Hoa. After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides. They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.

During the Franco-Spanish invasion of 1858-1862, the Tu Duc Emperor's interdictions of Catholicism grew increasingly severe and comprehensive. This was primarily because the Hue court believed that the Vietnamese Catholics supported the invading armies. The wartime edicts were thus largely directed to the problem of preventing the Vietnamese Catholics from communicating with the Franco-Spanish forces. An edict of May 1859, for example, stated that, upon hearing of the fall of the Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the south were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is, non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners". 

... The severity of the wartime edicts was justified, in the emperor's opinion, because the Catholics had "brought the Westerners into the country."

...With the existing documentation it can only be concluded that the imperial court believed that the Catholics were aiding the French and Spanish troops and that the court was not entirely wrong in this perception. Accordingly, the Tu Duc Emperor's wartime anti-Catholic edicts reached new extremes of severity primarily in order to keep the indigenous Catholics from linking with the invading forces.)

Đọc lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Francis Garnier chiếm thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Phủ Lý, Nam Định, Hải Dương v..v.. chúng ta sẽ thấy sự thực về vai trò cộng tác, tiếp tay, hỗ trợ của giáo dân Gia Tô Việt Nam cho những đoàn quân xâm lăng ngoại quốc như thế nào. Mark L. McLeod, Ibid., trg. 114-122:

"Bản chất và mức độ hỗ trợ những đoàn quân viễn chinh Pháp của những tín đồ Ca Tô là như thế nào?

... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Ca Tô và các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca Tô Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Ca Tô dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Ca Tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Ca Tô bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Ca Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."

(What was the nature and extent of the assistance that the Catholics brought to the French expedition?

...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.)

Trong cuốn sách của Mark L. McLeod và trong nhiều cuốn khác, có rất nhiều chi tiết về sự cộng tác của những tín đồ Ca Tô Việt Nam với đầy đủ tài liệu. Tài liệu điển hình sau đây, của một Linh mục Việt Nam viết, cho thấy vai trò Việt Gian, bán nước của đa số người Ca-tô. Linh Mục Trần Tam Tĩnh viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm:

"Cho tới khi chết ngày 25 tháng 4/1892, giám mục Puginier đã hoạt động không ngưng nghỉ ngày nào để củng cố địa vị của nước Pháp tại xứ ông đã nhận là quốc gia mới. Người ta còn giữ được mấy chục bản ghi chú và những tin tức tình báo có mang chữ ký của ông trong những Văn Khố của Bộ Thuộc Địa. Một phần nhờ vào các tin tức tình báo của giám mục mà quân Pháp có thể dẹp tan quân đội kháng chiến của Việt Nam.  Trung tâm kháng chiến khốc liệt nhất là ở Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Đó là một làng được tăng cường bởi một vòng đai lũy tre, những ụ kháng chiến, những hầm trú ẩn, và một hệ thống hầm giao thông được xếp đặt một cách tinh vi. Để "bình định" làng này, quân đội Pháp đã kéo tới 2,250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger. Cuộc tấn công của Pháp ngày 18 tháng 12/1886 bị đẩy lui. Quân Pháp bao vây để tìm kiếm một chiến thuật mới. Sung sướng thay cho họ, một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này trở thành thống chế nổi tiếng của Pháp trong đệ nhất Thế Chiến), đã nghĩ đến việc cầu sự trợ giúp của Trần Lục, cha xứ Phát Diệm và là Phó Tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh [nghĩa là săn lùng tiêu diệt kháng chiến trong các tỉnh này]. Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân Ca Tô đến giúp quân Pháp. Và Ba Đình bị thất thủ."

Từ những tài liệu dẫn chứng ở trên, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Ca Tô Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ ràng trong một văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của  Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes.  La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force.  En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

Trên đây chỉ là vài tài liệu trong kho tàng tài liệu rất phong phú hiện hữu. Và chúng ta cũng đừng quên là khi Pháp trở lại Đông Dương, thì những giáo xứ như Bùi Chu, Phát Diệm, dưới quyền của Lê Hữu Từ,   Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh, đã được Pháp cung cấp cho vũ khí để lập thành những khu gọi là tự trị (sic), với nhiệm vụ đi săn lùng tiêu diệt quân kháng chiến yêu nước.

Kết Luận: Ca Tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã hợp tác và làm tay sai cho quân xâm lăng Pháp, ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối, nay đã là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ nhận. Những sự kiện này đưa ra để đối chiếu với những gì Phật Giáo đã làm cho dân tộc trong một phần sau.

Vấn đề thứ hai: Vài Nét Về Nguyên Nhân Cuộc Chiến Ở Việt Nam.

Việt Minh, được thành lập bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1941 sau khi Nhật đã chiếm Đông Dương của Pháp, và phát triển mau lẹ thành một phong trào giải phóng quốc gia của quần chúng, của mọi giới. Khai thác tình trạng vô chính phủ sau khi Nhật đầu hàng, và dựa vào tình cảm chống Pháp của nhiều thế hệ, những ủy ban cách mạng Việt Minh đã lên nắm chính quyền vào tháng 8, 1945 trên khắp đất nuớc. Tinh thần quốc gia lên cao, Vua Bảo Đại thoái vị, và ngày 2 tháng 9, 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập.

Nhưng Pháp không cảm thấy ngượng khi bị Nhật truất quyền ở Đông Dương và Pháp phải nhờ Nga, Mỹ giải phóng cho chính đất nước của mình trong Đệ Nhị Thế Chiến, nên sau khi Đức đã đầu hàng ở Âu Châu ngày 8 tháng 5, 1945, và bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki ngày 6 và 9 tháng 8, 1945, Tổng Thống de Gaulle lại muốn tái lập chế độ thực dân ở Đông Dương. Theo tài liệu của Jean-Michel Gaillard (Conseiller référendaire à la cour des comptes) trong bài “L’année 1946 Ou Les Occasions Manquées” trong tập san “Les Collections de L'Histoire: Indochine Vietnam: Cololonisation, Guerres et Communisme, Paris, Avril-Juin 2004”, trang 38, thì De Gaulle quan niệm Đông Dương là một miền đất của Pháp (L'indochine est un territoire francais), và với danh nghĩa này, ngày 14 tháng 8, 1945, De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d’Argenlieu, một cựu linh mục,  làm Cao Ủy để giải phóng Việt Nam và cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó (nos troupes doivent participer à sa libération et y replanter notre drapeau): Do đó, Leclerc chỉ có một nhiệm vụ: tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương (Leclerc n'a donc plus qu'une mission: celle de rétablir la souveraineté francaise en Indochine)..

Rồi 35000 quân Pháp của Leclerc bắt đầu tiến hành công cuộc bình định Nam Bộ trước sự chống trả của du kích quân Việt Minh. Ngày 26 tháng 9, 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc ủng hộ Nam Bộ Kháng Chiến, và nhiều người xung phong đi Nam để chống Pháp. Ngày 5 tháng 11, 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Những thực dân Pháp nên biết: Dân Việt Nam không muốn đổ máu, Việt Nam ưa chuộng hòa bình. Tuy nhiên nếu phải hi sinh cả triệu chiến sĩ, kháng chiến lâu dài để bảo vệ nền độc lập, và để cho con dân Việt Nam không trở thành nô lệ, thì Việt Nam sẽ làm vậy.  Chắc chắn là kháng chiến sẽ thắng(Harrison, The Endless War, p. 101: The French colonialists should know that the Vietnamese people do not wish to spill blood, that it loves peace. But if it must sacrifice millions of combattants, lead a resistance for long years to defend the indpendnce of the country, and preserve its children from slavery, it will do so. It is certain the resistance will win). Về sau, chúng ta cũng thấy những lời tuyên bố tương tự trong giai đoạn chống Mỹ.

Trước hành động xâm lăng trắng trợn của Pháp, người dân Việt Nam phải làm gì? Đối với một số nhỏ quan chức Việt Nam làm việc cho Pháp, và đối với đa số người Ca tô giáo, nhất là đối với các bậc chăn chiên Việt Nam, thì vì bị nô lệ tâm linh hoàn toàn vào Vatican, nên phải theo lệnh của Giáo hoàng Pius XII, không hợp tác với CS, không đọc sách báo của CS, chống Cộng đến người cuối cùng, dù rằng hơn 90% người kháng chiến không phải là CS và cũng chẳng biết CS là gì,   nên mong cho Pháp trở lại, vì quyền lợi của Ca tô giáo, chiếm 5-6% dân số Việt Nam, nằm trong sự bao che và thiên vị của Pháp, vì Ca tô giáo đã có công giúp Pháp đưa Việt Nam vào cảnh nô lệ của thực dân Pháp. Bởi vậy khi Pháp trở lại thì những khu Ca tô giáo Bùi Chu, Phát Diệm, dưới quyền của các Linh mục Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh, Phạm Ngọc Chi v…v… đã trở thành những khu được gọi là “tự trị”, với vũ khí của Pháp, và giáo dân lại có cơ hội hăng say giúp Pháp săn lùng tiêu diệt những người “kháng chiến” yêu nước qua những hành động vô cùng ác ôn, dã man, tàn bạo của giáo dân, như ăn gan uống máu, mà lịch sử đã ghi lại. Thời đó, tuyệt đại đa số người dân tham gia mặt trận Việt Minh để chống Pháp chứ đâu có biết Cộng Sản là cái gì. Trình độ người dân khi đó làm sao hiểu được chủ nghĩa Cộng Sản. Và khi Pháp thất trận năm 1954 thì giám mục Phạm Ngọc Chi đã khóc lóc than trách với quan Pháp là đã bỏ rơi họ. Đây là những sự kiện lịch sử, ai không đồng ý xin mời lên tiếng. Nhưng đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì sao, trước hành động xâm lăng của Pháp? Hỏi tức là đã trả lời, xét đến truyền thống yêu nước, chống xâm lăng của Việt Nam.

Và đây chính là nguyên nhân cuộc chiến ở Việt Nam, trước và sau Hiệp Định Geneva, Việt Nam là Quốc Gia hay Cộng sản không liên hệ gì đến (irrelevant) chính sách thực dân, tuy có khác nhau, của Pháp và Mỹ: Pháp muốn tái lập nền đô hộ Việt Nam bằng võ lực, nghĩa là xâm lăng Việt Nam, và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này.  Còn Mỹ thì xâm lăng Việt Nam vì muốn thực hiện bá quyền của mình ở Đông Nam Á. Cho nên, những luận điệu của một số người Việt ở hải ngoại cho rằng vì Hồ Chí Minh là Cộng sản, Hồ Chí Minh là tay sai của Nga, Tàu nghe lệnh Nga Tàu để gây chiến ở Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam là tay sai của Cộng sản quốc tế, âm mưu thống trị thế giới, cho nên Pháp và Mỹ phải ngăn chận Cộng Sản ở Đông Dương v…v… là những luận điệu cực kỳ ngu xuẩn vô căn cứ, ngu xuẩn vì thiếu hiểu biết, vì không biết đó chỉ là những luận điệu tuyên truyền của Tây phương và Vatican, không có gì là đúng với sự thật. Chẳng có ai buồn để ý là: Việt Nam tuyên bố độc lập từ năm 1945 mà mãi tới 1949 Trung Cộng mới công nhận chính quyền Việt Nam, và tới 1950 Nga sô cũng mới công nhận chính quyền Việt Nam.  Cho nên sau Hiệp Định Geneva, Mỹ can thiệp vào Đông Dương là do chính sách bành trướng ảnh hưởng và quyền lực của Đế Quốc Mỹ, CS chỉ là một cớ, một chiêu bài qua thuyết Domino hoang tưởng. Những tài liệu sau đây về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề hơn.

Bản chất sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng, quân sự cũng như văn hóa. Vài tài liệu sau đây sẽ chứng minh điều này.

Trước hết, Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:

“Trong 21 năm bị lôi cuốn  vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình.  Những lý do này vô giá trị.  Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ...  Và đó cũng đủ là lý do.

Thêm nhiều lý do.  Và thêm nhiều lý do nữa.  Chúng mọc lên như măng tháng 5.  Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách.  Không lý do nào hợp lý.”

(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions.  These reasons were worthless.  The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...

More reasons.  And more reasons.  They sprouted like asparagus in May.  Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons.  None of them were valid.)

Tại sao, những lý do đó lại vô giá trị? Vì bản chất sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng, quân sự cũng như văn hóa. Vài tài liệu sau đây sẽ chứng minh điều này.

Có lẽ không có gì rõ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.

(There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war.  To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Không phải vì Ellsberg phản chiến mà vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài. Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

Sau đây là một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm. Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm.

Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.

Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million.  When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. 

In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting. The US maintained that it was invited in, but as the London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.”  The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Kết Luận: Hai cuộc chiến tiền và hậu Geneva ở Việt Nam là hai cuộc chiến chống xâm lăng. Đúng như Daniel Ellsberg đã nhận định: Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, tất cả chỉ là sự tiếp nối của một cuộc chiến chống xâm lăng, trước là Pháp, sau là Mỹ. Từ kết luận này chúng ta hãy bắt sang vấn đề thứ ba.

Vấn đề thứ ba: Khi nước nhà đứng trước nạn ngoại xâm thì người dân Việt Nam phải làm gì? Kháng chiến chống giặc hay đi theo giặc, phản bội quốc gia?

Lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật Giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên hạ sống như là các Tăng sĩ Phật Giáo), nhưng thời đại Lý Trần cũng là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, mấy lần đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật Giáo “cởi áo cà sa khoác chiến bào” tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, anh của Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình thì tu ở Chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Đức Trần Hưng Đạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về Chùa sống thung dung tự tại; Vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi chiến thắng ngoại Mông, bỏ ngôi báu, xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà. Ngày nay cũng vậy. Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, không thiếu gì các tăng sĩ Việt Nam đã “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Nếu chúng ta đánh vài chữ “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” vào chỗ Search trên Internet thì sẽ thấy hiện ra nhiều websites nói về Tăng, Ni Việt Nam đã “cởi áo cà sa khoác chiến bào” chống giặc ngoại xâm như thế nào.

Sau đây là vài đoạn điển hình trên: http://laodong.com.vn/Phong-su/Coi-ao-ca-sa-khoac-chien-bao/5894.bld:

Cởi áo cà sa khoác chiến bào

Thứ năm 03/11/2011 08:38

Trong lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam, tinh thần “hộ quốc, an dân” là một dòng chảy xuyên suốt. Từ ngàn năm trước, Khuông Việt Quốc sư đã đóng góp to lớn trong việc chống giặc ngoại xâm, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt, tạo nên nền móng văn hóa Thăng Long tiến tới văn minh Đại Việt thời Lý - Trần.

Tiếp đến, Phật hoàng Trần Nhân Tông dù đã mặc áo cà sa, nhưng vẫn trấn thủ một vùng biên cương phên giậu của tổ quốc. Nay, trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược, các nhà sư chùa Cổ Lễ (Nam Định) lại một lần nữa minh chứng cho tinh thần nhập thế “hộ quốc” của Phật giáo Việt Nam…

Đúng 8h30 ngày 27.2.1947, chùa Cổ Lễ náo nhiệt khác thường, băngrôn, khẩu hiệu, cổng chào, cờ đỏ sao vàng bừng bừng kéo lên. Nhân dân khắp nơi nô nức đổ về. Ban tổ chức tuyên bố mở đầu buổi lễ: “Cởi áo cà sa khoác chiến bào”. Sau lễ chào cờ trang trọng, mặc niệm các anh hùng đã quên thân vì tổ quốc, là hồi chuông, trống gióng giả vang lên từ trong chùa chính, trang trọng nghênh đón đoàn nhà sư gồm 27 vị đến từ các chùa trong khu vực, khoác áo cà sa đi chân đất, đầu trần, tay cầm mũ vải xếp hàng ba do đại đức Tường Minh chỉ huy đi ra, cuối hàng là hai ni cô Đàm Nhung, Đàm Lân khoác túi hồng thập tự, tiến ra xếp hàng ngang trước bàn thờ Tam bảo nơi thiếp lập lễ đài.

Hoà thượng Thích Thế Long đọc diễn văn khai mạc, ngài nói: “Giặc ngoại xâm đe doạ chủ quyền đất nước, bọn ác quỷ lăm le quấy phá cửa Phật, Phật pháp bất ly thế gian pháp. Khi sơn hà nguy biến, dân chúng điêu linh, các phật tử tham gia đánh giặc cứu nước là đạo lý thiền tông...”.  

Hoà thượng dứt lời trong tiếng hoan hô vang dậy.

Đáp lại, Nguyên Hồng thay mặt chư tăng sắp nhập thế phát nguyện: “Chúng con xin dốc lòng phát nguyện/ Cởi áo cà sa khoác chiến bào/ Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao/ Ra đi quyết rửa thù cứu nước/ Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”. Không thua kém các nam đồng đạo, ni cô Thích Đàm Nhung cũng phát nguyện; lời nguyện đầy nữ tính, nhưng hào hùng, uy lẫm không kém: “Cởi áo cà sa khoác chiến bào/ Việc quân đâu có quản gian lao/ Gậy thiền quét sạch loài xâm lược/ Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào”.

Đại Tá Đinh Thế Hinh (Thích Pháp Lữ)  

Ni trưởng Thích Đàm Thành - một trong những nữ tu đã tham gia quân đội.

Ni trưởng Thích Đàm Thành - một trong

những nữ tu đã tham gia quân đội.

 

  

3

Chùa Cổ Lễ - nơi đã chứng kiến lời tuyên thệ của 27 vị Sư và 2 Ni cô trong“lễ cởi áo cà sa khoác áo chiến bào” để ra chiến trường 65 năm trước.

Lịch sử đã chứng minh là Phật Giáo không có ý đồ truy cầu hay tranh giành quyền bính, danh lợi. Hòa Thượng Quảng Tri, anh của Hoàng Hậu Chương Phụng, từ bỏ chức cao, lộc trọng, về tu nơi núi cao rừng thẳm; Vua Trần Thái Tông, bỏ ngai vàng như bỏ đôi dép rách; Vạn Hạnh Thiền Sư tham gia chánh sự nhưng không tham gia chánh quyền. Thời nay cũng vậy, có những bậc xuất gia Phật Giáo gia nhập Quốc Hội, dùng kiến thức của mình tham gia bàn việc nước, chứ không phải vì quyền cao chức trọng hay hư danh Dân Biểu, Nghị Sĩ.   

Nhận thức được truyền thống Phật Giáo yêu nước như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, trong khối Phật Giáo gồm hơn 80% dân chúng, nếu có những cá nhân, Tăng cũng như tục, tham gia mặt trận Việt Minh, hay đảng Cộng sản, hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hay Phản Chiến, trong bối cảnh lịch sử chống xâm lăng, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn thu về một mối, thì đó cũng chỉ là vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, là có chính nghĩa, là một điều vinh dự đáng khen. Điều rõ ràng là trong cuộc chiến chống Pháp, khi toàn dân kháng chiến thì đa số theo Phật Giáo và chắc chắn là cũng có không ít các tín đồ Ca-tô Giáo, vì Ca-tô Giáo ở Việt Nam cũng chiếm từ 5% đến 7% dân chúng. Như vậy thì những chuyện thuộc loại ruồi bu mà Lữ Giang viết về Hòa Thượng Minh Châu, những chuyện mà ai cũng đã biết,  cũng chẳng nói lên được điều gì, và cũng chẳng có tác dụng gì đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Hòa Thượng có vợ con trước khi xuất gia. Vậy thì sao? Đức Phật cũng có vợ con trước khi xuất gia. Giê-su cũng có vợ con như nhiều tài liệu đã phanh phui ra.  Hòa Thượng theo Cộng sản, dù có thật, vậy thì sao?  Vấn đề chính là đạo đức của con người. Đạo đức của Hòa Thượng Thích Minh Châu ra sao trong khi ở cương vị một Tăng già Phật Giáo. Công nghiệp của Thượng Tọa ra sao, hãy đọc tiểu sử ngài trên: http://www.nguoiaolam.net/2012/09/hoa-thuong-thich-minh-chau-tieu-su-cong.html

Lữ Giang là một con chiên cuồng tín, tổng hợp của “ngu dốt, huênh hoang, và hợm hĩnh”, theo định nghĩa của Gs Nguyễn Mạnh Quang. Vì vậy cho nên những tiểu xảo Lữ Giang tung ra không thuyết phục được ai vì người ta thấy rõ những luận điệu dựng đứng, phi trí thức trong bài viết của Lữ Giang, như Bùi Kha đã vạch trần trong bài “Phản Biện…” Lữ Giang quá ngu nên viết bài về sự liên hệ của Hòa Thượng Thích Minh Châu với mặt trận Việt Minh và Cộng sản, nhưng không hề biết sự liên hệ đó bản chất như thế nào và để làm gì, và Hòa Thượng đã làm những gì trong sự liên hệ đó. Lữ Giang không đủ sáng suốt để biết rằng, viết như vậy là tôn vinh Hòa Thượng là người yêu nước, yêu dân tộc. Trong khi nhiều Tăng, Ni đã “cởi áo cà sa khoác chiến bào” thì những vị mặc áo chùng thâm và các Sơ lại theo giặc phản bội quốc gia, làm tình báo cho Pháp, giáo dân lại săn lùng giết hại kháng chiến, trong tâm cảnh “thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa”. Lữ Giang đáng lẽ phải cảm thấy nhục nhã, xấu hổ vì mình ở trong một tôn giáo mà bản chất chỉ là một tà đạo, đạo chích, đạo bịp, với một lịch sử ô nhục đẫm máu nhất thế gian, và vô đạo đức từ trên xuống dưới. Tôi không nói đến quần chúng tín đồ ít hiểu biết ở dưới mà trong đó chắc chắn có những người lành thiện. Lữ Giang hãy tự vấn lương tâm sau khi nhìn hai bức hình sau đây.

 

Linh mục và Sơ tiếp cận sĩ quan Tây để làm gì ??

Hình trên dongduongthoibao.net

Không phải là vô căn cứ mà khi xưa ông cha chúng ta và các Vua quan triều Nguyễn đã coi Ca-tô Giáo là một “tà đạo”. Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là “đạo chích” (Thiên Hồ, Đế Hồ), nghĩa là đạo của những kẻ cắp, kẻ cướp. Và Charlie Nguyễn, alias Thẩm Phán Bùi Văn Chấn, một tín đồ Ca-tô Giáo đạo gốc đã lên án đạo của mình chỉ là “đạo bịp”. Đây không phải là những nhận định vô trách nhiệm mà dựa trên bản chất cùng những sự kiện lịch sử của Ca-tô Rô-ma giáo, xuyên qua hàng núi tài liệu đã thành văn, kết quả nghiên cứu của rất nhiều học giả, giáo sư đại học chuyên ngành, cùng một số bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo.  Và tôi đã chứng minh trên http://giaodiemonline.com/2011/10/caidao2.htm tất cả những thuộc tính này của Ca-tô Giáo là không sai.

Về vấn đề đạo đức trong Ca-tô Giáo thì khỏi nói. Không có một tôn giáo nào trên thế gian mà có những bậc chăn chiên vô đạo đức như Giáo hội Ca-tô Rô-ma. Trong giới giáo hoàng, các đại diện của Chúa trên trần, nhiều Giáo hoàng, đã phạm đủ mọi thứ tội, từ giết người, hoang dâm vô độ, loạn luân với mẹ và con, ấu dâm, ăn cắp, đồng giống luyến ái v…v…

Xin đọc chi tiết trên: http://giaodiemonline.com/2007/06/duccha.htm

Còn trong giới linh mục, các “Chúa thứ hai”, thì chúng ta đã biết là nhiều vị đã đồi bại như thế nào, trong số này có cả các linh mục Việt Nam.  Linh mục đã phạm tội hiếp dâm ngay cả chị em nữ tu của mình trên 27 quốc gia, và trên 5000 linh mục đã bị truy tố về tội cưỡng bức tình dục trẻ em. Xin đọc tài liệu nghiên cứu trên: http://giaodiemonline.com/2010/05/loandam.htm

Kết luận toàn bài: Viết bài “Hành tung bí ẩn của một nhà sư” để nói về Hòa Thượng Thích Minh Châu, Lữ Giang không ngờ kết quả là cho độc giả thấy: Ca-tô Giáo là Việt gian, bán nước; còn Phật Giáo là yêu nước, cứu nước. Sự tham gia của Phật Giáo vào cuộc chiến chống xâm lăng ở Việt Nam vừa qua, bất kể những lực lượng chống xâm lăng mang danh hiệu nào, Việt Minh, Cộng Sản, Xã Hội Chủ Nghĩa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Phản Chiến, Lực Lượng Thứ Ba v…v… đều là chính đáng, vì nền độc lập và thống nhất của nước nhà phải đặt lên trên hết. Người Phật tử ý thức được rằng, là con dân của Việt Nam thì phải có trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc Việt Nam trước hết, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo chỉ là vấn đề riêng tư, cho nên nhiều khi, trong hoàn cảnh sôi bỏng của đất nước thì phải lo việc nước trước việc nhà. Tham gia chiến trận chống xâm lăng là bổn phận của những người có tinh thần “hộ quốc an dân”, yêu nước, yêu dân tộc. Sự tham gia vào nỗ lực chống xâm lăng trước đây không liên quan gì đến chính trị ngày nay. Chính quyền ngày nay có làm bất cứ điều gì sai trái cũng không làm mất đi tính chính đáng của sự tham gia chống xâm lăng của Phật Giáo.

Cho nên, những người Ca-tô lạc hậu và thiếu hiểu biết như Lữ Giang hãy chấm dứt những âm mưu chống phá Phật Giáo, ngầm hay công khai, xuyên tạc, bóp méo lịch sử và chụp mũ. Thứ nhất, làm cách nào đi chăng nữa, mấy người cũng không thể xóa đi được sự kiện là, Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã có tội với dân tộc, vì đã làm đầy tớ cho ngoại nhân, theo giặc để bán nước.  Thứ nhì,mấy người không đủ trình độ và hiểu biết để có thể phá được Phật Giáo, bất kể mấy người xuyên tạc, bịa đặt như thế nào, vì ngày nay cả thế giới đã công nhận Phật Giáo là một tôn giáo của trí tuệ, của hòa bình, trong khi Ca-tô Rô-ma giáo, tôn giáo của “đức tin”, đang suy thoái không phương cứu chữa ở ngay trong chính cái nôi của Ca-tô giáo trước đây: Tây phương, và ở cả Mỹ Châu.

Nếu Việt Nam là Minh Châu của Trời Đông (Nhạc sĩ Hùng Lân, một sư huynh Ca-tô đã làm bài nhạc “Việt Nam Minh Châu Trời Đông”) thì Hòa Thượng Thích Minh Châu cũng có thể coi là một trong những Minh Châu của Việt Nam. Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh đã nêu lên phương châm: Duy Tuệ Thị Nghiệp,  làm tiêu chỉ cho các sinh viên. Và không ai có thể phủ nhận là trí tuệ là một yếu tố quan trọng để xây dựng nước và làm cho nước tiến bộ.

 

Trần Chung Ngọc

Ngày 2 tháng 10, 2012

 


Trang đối thoại


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>