●   Bản rời    

Thêm Vài Ý Kiến Nhân Đọc Sách Hiếm Phỏng Vần GS Nguyễn Mạnh Quang

Thêm Vài Ý Kiến Nhân Đọc Sách Hiếm

Phỏng Vấn GS Nguyễn Mạnh Quang

Về Ý Nghĩa Cuộc Chiến Việt Nam 1954 - 1975.

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts057.php

13-May-2012

Vài Lời Nói Đầu:

Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã trả lời với nhiều chi tiết về 7 câu phỏng vấn của Sách Hiếm (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ037.php).  Những chi tiết lịch sử đó tôi nghĩ người dân Việt Nam cần biết, nhất là đối với những người làm nghề chống Cộng ở hải ngoại.  Những sự thật lịch sử thì không thiên vị, do đó biết đúng về lịch sử có thể giúp chúng ta thay đổi cách suy nghĩ mà trước đây vì không hiểu rõ, nên không tránh được sai lầm.  Những hiểu biết sai lầm thường đưa tới những hành động sai lầm.

Tôi thấy Sách Hiếm đặt những câu hỏi về cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, nhưng cuộc chiến này chỉ là sự tiếp nối của cuộc chiến 1946-1954.  Cho nên, tôi muốn thêm vài ý kiến về: nguyên nhân của cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam và thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, trước cũng như sau Hiệp định Geneva.  Tôi hi vọng những tài liệu trong bài viết này sẽ khiến cho chúng ta có thể nhìn toàn bộ cuộc chiến như nó thực sự là như vậy.

Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt 37 năm rồi.  Trên thực tế, cuộc chiến Việt-Nam 1954-1975 chỉ là giai đoạn sau của cuộc chiến dài 30 năm của Việt Nam để chống ngoại xâm, giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước.  Kết cuộc của cuộc chiến đã chứng tỏ như vậy và hầu hết thế giới cũng công nhận như vậy.  Trong cuộc chiến, chúng ta đã nghe rất nhiều những lời tuyên truyền của hai bên Quốc-Cộng. Sau cuộc chiến có rất nhiều sách nghiên cứu về mọi khía cạnh của cuộc chiến, từ nguyên nhân đến diễn tiến và đến hậu quả của cuộc chiến.  Số sách viết về Việt Nam nhiều không kể xiết, có lẽ không ai có thể cho mình là đã đọc hết số sách đó.  Khả năng tài chánh của tôi chỉ cho phép tôi mua khoảng trên 100 cuốn sách viết về Việt Nam ngoài những tài liệu tôi đọc trên Internet và mượn ở thư viện.

Tuyệt đại đa số những tác phẩm viết nghiêm chỉnh về cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều cuốn viết sau 1975 nhiều năm, đều viết bởi các tác giả có uy tín trong xã hội như học giả, giáo sư đại học, bộ trưởng, cựu tướng lãnh, chính trị gia v..v.., những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu.  Kết luận của trường phái được gọi là “chính thống” (orthodox) này là: cuộc can thiệp (intervention) hay xâm lăng (invasion) của Mỹ vào Việt Nam là bất chính và là một sự sai lầm lớn lao.  Và hầu hết đều chấp nhận sự thật là “Chúng ta đã thất trận” [We lost the war].  Những tác giả thuộc trường phái “chính thống” thường viết dựa trên những sự kiện lịch sử và phân tích sự việc như chúng là như vậy (as they really are) với tất cả sự lương thiện trí thức, và lẽ dĩ nhiên không ở trong lập trường phe phái Quốc-Cộng.  Những tác phẩm nghiên cứu lịch sử của họ thường dựa trên rất nhiều tài liệu, những tài liệu đã có từ trước hoặc mới được giải mật, cho nên mức độ khả tín thường cao hơn những tác phẩm với tinh thần phe phái.. 

Tuy nhiên, cũng có một số tác giả Mỹ vẫn không thể chấp nhận cuộc chiến bại ở Việt Nam, họ được biết thuộc trường phái xét lại (revisionists), và vẫn cố gắng viết lại lịch sử để biện minh cho cuộc can thiệp và xâm lăng của Mỹ vào Việt Nam là chính đáng và đáng lẽ ra có thể thắng đượcĐại cương thì những người thuộc trường phái xét lại tập trung những luận cứ của mình trên sự diễn giải những sự kiện lịch sử theo thiên kiến và tâm cảnh trịch thượng của một số người Mỹ tự cho là Mỹ có quyền làm bất cứ điều gì Mỹ muốn, và làm gì cũng đúng.  Do đó lý luận của họ thường là một chiều, chỉ cần biết đến lập trường của Mỹ: Mỹ đơn phương nghĩ như thế nào, đơn phương quyết định như thế nào bất kể dư luận quốc tế, và đó cũng đủ để biện minh cho mọi hành động của Mỹ.  Một thí dụ điển hình về lập trường bá quyền của Mỹ gần đây là Mỹ quyết định Iraq có liên hệ với tổ chức của Bin Laden, dính líu vào vụ 9/11 ở New York, và có vũ khí giết người hàng loạt (Weapons of mass destruction), cho nên Bush đã ra lệnh tấn công Iraq tuy rằng không có một bằng cớ cụ thể nào chứng minh Iraq đúng như Mỹ nghĩ.  Iraq không hề liên hệ với Bin Laden và không hề có vũ khí giết người hàng loạt. 

Những tác giả này không cần biết đến “kẻ thù” của mình là ai và nghĩ như thế nào. Họ thường viết với tâm cảnh đối nghịch “quốc - cộng”, đúng ra là đối nghịch “tư bản - cộng sản” và “hữu thần - vô thần”, trong cuộc chiến tranh lạnh, của mấy chục năm về trước, theo những quan niệm và chiêu bài của những chính khách Mỹ đưa ra để biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.  Trong trường phái này chúng ta thấy những tác phẩm đại loại như Our Vietnam Nightmare của Marguerite Higgins, Vietnam: The Necessary War  của  Michael Lind,  America in Vietnam của Guenter Lewy; No More Vietnam của Richard Nixon; On Strategy của Harry Summer, và gần đây, cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar. 

Ngoài ra, có một cuốn của một anh Tây, không biết là Tây Lai hay Tây thiệt, Pierre Darcourt, viết cuốn “Vietnam: Qu’as-tu Fait de tes Fils” năm 1976, được Dương Hiếu Nghĩa dịch ra tiếng Việt và quảng cáo nhiều trên Internet.  Tôi không có bản gốc bằng tiếng Pháp nên chỉ có thể đọc bản dịch của Dương Hiếu Nghĩa.  Về tác giả, tôi cố tìm trên Internet nhưng không thấy chi tiết rõ ràng về tiểu sử.  Chỉ có một tài liệu của ông Tây Georges Nguyễn Cao Đức, bạn đồng khóa với Pierre Darcourt ở trường Trung Học Tây ở Việt Nam vào thập niên 1940, thì Pierre Darcourt sinh ra ở Chợ Lớn, Saigon, năm 1926, làm tình báo viên cho Pháp (Il intègre alors les services de renseignements francais), ngay ngày hôm sau trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima đã được Pháp thả dù xuống Bắc Việt, bị Việt Minh bắt, trốn thoát để tiếp tục chống Việt Minh (pour reprendre la lutte).  Theo Dương Hiếu Nghĩa thì Pierre Darcourt là lính nhảy dù của Pháp.  Không biết nguyên bản bằng tiếng Pháp ra sao, nhưng cuốn sách viết đầy thiên kiến và sai sự thực rất nhiều, rất tiêu cực về phía Cộng sản. 

Chúng ta hãy đọc một trong những đoạn điển hình trong nhiều đoạn cùng một giọng điệu trong đó:

Cộng sản Bắc Việt đã tàn phá hết đất nước Việt Nam của họ, đâu đâu cũng thấy nhà tan cửa nát [Bom đạn Mỹ, và VNCH, bom chùm từ B52, thuốc khai quang, vùng oanh kích tự do tàn phá hay Cộng sản Bắc Việt tàn phá và tàn phá như thế nào, bằng mã tấu như tác giả viết: những vụ giết người bằng mã tấu…],

và họ đã mất đi trên 1 triệu người chết, mà không đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra [Họ đã đạt được mục tiêu Thống Nhất đất nước].

Những cán binh (Việt Cộng) mà họ gài vào Miền Nam chỉ sống lẩn lút trong rừng thiêng nước độc hay trong bưng biền sình lầy, sống xa quần chúng. [Vậy thì sao, cuối cùng họ đã thằng]

Quân dân Miền Nam chiến đấu để bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ của họ [Lãnh thổ nào của ho?].

Họ nhìn thấy đất nước của họ bị phân chia [ai phân chia, ai không chịu thi hành Tổng Tuyển Cử để thống nhất đất nước trong hòa bình?],

và Chánh Phủ của họ được thành lập qua các cuộc bầu cử có sự kiểm soát từ bên ngoài. [Thật vậy sao?  Ngô Đình Diệm được trên 98% số phiếu, trong đó có 200000 (hai trăm ngàn) phiếu bầu nhiều hơn số cử tri]

Họ giữ vững những thành phố hùng mạnh và thịnh vượng, kiểm soát 85% dân chúng [vậy làm sao mà có vụ tấn công Tết Mậu Thân, làm sao có đường hầm Củ Chi?],

nhưng họ có một tổng kết cũng nặng lắm: 600.000 quân và dân chết trận, và 1 triệu người tỵ nạn chánh trị .

Và thật sự không thấy giải quyết được gì hết. [30/4 giải quyết được nhiều điều lắm, cho cả hai bên]

Pierre Darcourt viết nhảm nhí như trên và trong bản dịch ra tiếng Việt chúng ta thấy toàn là ý kiến cá nhân đại loại như vậy.  Tôi tìm trên Internet không thấy một bài điểm sách nào của giới học giả Pháp về cuốn “Vietnam: Qu’as-tu Fait de tes Fils” của Pierre Darcourt.  Đọc bản tiếng Việt thì tôi hiểu tại sao không một học giả nào chịu điểm hay phê bình cuốn sách này.  Tôi cũng không hề thấy một tài liệu tham khảo nào ngoài vài ghi chú của dịch giả. Rõ ràng đây là tâm trạng cay đắng của một anh Tây, Tây lai hay Tây thiệt không biết, trước sự thất trận của Pháp ở Việt Nam. 

Những cuốn sách viết về cuộc chiến Mỹ-Việt của những tác giả thuộc trường phái xét lại thật sự chỉ là một thiểu số không đáng kể so với các tác giả thưộc trường phái “chính thống”, một thiểu số thuộc phe bảo thủ cực hữu, nhưng dù sao những tác phẩm của họ cũng còn có đôi chút giá trị trong vấn đề trình bày vấn đề.  Nhưng cuốn sách của Pierre Darcourt ở trên chì là loại rác rưởi, không thể xếp cùng loại với các tác phẩm thuộc trường phái xét lại.  Vậy mà nó được một thiểu thiểu số người Việt di cư thuộc loại đầu bò “phi dân tộc” tán thưởng và khen nhắng lên là: “Quá hay, vì trong từng chương, từng trang, từng mục, từng đoạn, từng hàng của quyển sách, tác giả đã mô tả và tường thuật thật chính xác thật sống động và thật đầy đủ tất cả những gì đã xảy ra…” [sic]. 

Hiển nhiên nước Mỹ không phải chỉ có những người thuộc phe bảo thủ xét lại, mà còn vô số những bậc trí thức, học giả, có thể nói là biểu tượng lương tri của nước Mỹ.  Và đọc những tác phẩm nghiên cứu lịch sử của họ, chúng ta có thể thấy rõ ràng là họ rất nghiêm cẩn trong công cuộc nghiên cứu của họ, với lương tâm trí thức, tôn trọng sự thật dù sự thật có thể làm cho họ đau lòng vì họ là người Mỹ, bắt buộc phải đối diện với kết quả của cuộc chiến ở Việt Nam.

Sau Thế Chiến thứ hai, Mỹ là cường quốc vô địch trên thế giới, về quân sự cũng như về kinh tế.  Nhưng thật khó mà có thể tưởng tượng được là Mỹ lại không thể thắng được trong cuộc chiến ở Việt Nam, nếu không muốn nói là chiến bại, như đa số giới học giả, trí thức Mỹ đã chính thức công nhận (We lost the war).  Tuy vậy,  đối với một thiểu số người Việt quốc gia di cư thì sự diễn giải kết cục của cuộc chiến có khác.  Hoặc là Mỹ không muốn thắng, hoặc là Mỹ đã phản bội họ cho nên làm cho họ “mất nước” [sic].

Họ gọi ngày nước nhà thống nhất, không còn bóng quân đội ngoại quốc trên đất nước là ngày “quốc hận” [sic], không hề bận tâm là “quốc” nào của họ và họ thực sự có đáng là công dân của “quốc” đó hay không, hay chỉ là những con chiên ghẻ bám víu vào một thế lực ngoại quốc, một tôn giáo ngoại lai..  Thực ra thì dùng cụm từ “phản bội” không được đúng, vì VNCH chẳng qua chỉ là một chế độ tay sai [client regime] của Mỹ, như nhiều học giả đã nhận định và trên thực tế chúng ta cũng thấy như vậy, cho nên khi Mỹ thay đổi chính sách vì quyền lợi của Mỹ, vì áp lực của phong trào phản chiến ngay ở trong nước, và sau khi Nixon đi Tàu bắt tay được với Tàu, thì Mỹ bỏ.  Đây là một sự thực rất đau lòng cho những người Việt thực sự cho mình là “quốc gia”, nhưng không mấy người chịu chấp nhận.

   Nhưng vấn đề là ngày nay mà một số người trong chúng ta vẫn mang nặng tâm cảnh xung đột “Quốc-Cộng” của mấy chục năm về trước.  Sở dĩ như vậy vì chúng ta không chịu khó tìm hiểu thực chất của sự đối nghịch “Quốc-Cộng” từ đâu mà ra.  Vậy có lẽ chúng ta cần trở lại từ đầu, tìm hiểu xem nguyên nhân cuộc chiến Việt Nam là từ đâu.  Với những kiến thức đúng về lịch sử, hi vọng chúng ta sẽ nhìn cuộc chiến Việt Nam như nó thực sự là như vậy (như thực tri kiến).

Nguyên Nhân Cuộc Chiến.


Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh

Việt Minh, được thành lập bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1941 sau khi Nhật đã chiếm Đông Dương của Pháp, và phát triển mau lẹ thành một phong trào giải phóng quốc gia của quần chúng, của mọi giới.  Khai thác tình trạng vô chính phủ sau khi Nhật đầu hàng, và dựa vào tình cảm chống Pháp của nhiều thế hệ, những ủy ban cách mạng Việt Minh đã lên nắm chính quyền vào tháng 8, 1945 trên khắp đất nuớc.  Tinh thần quốc gia lên cao, Vua Bảo Đại thoái vị, và ngày 2 tháng 9, 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập. 

Nhưng Pháp không cảm thấy ngượng khi bị Nhật truất quyền ở Đông Dương và Pháp phải nhờ Nga, Mỹ giải phóng cho chính đất nước của mình trong Đệ Nhị Thế Chiến, nên sau khi Đức đã đầu hàng ở Âu Châu ngày 8 tháng 5, 1945, và bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki ngày 6 và 9 tháng 8, 1945, Tổng Thống de Gaulle lại muốn tái lập chế độ thực dân ở Đông Dương.  Theo tài liệu của Jean-Michel Gaillard (Conseiller référendaire à la cour des comptes) trong bài “L’année 1946 Ou Les Occasions Manquées” trong tập san “Les Collections de L'Histoire: Indochine Vietnam: Cololonisation, Guerres et Communisme, Paris, Avril-Juin 2004”, trang 38, thì De Gaulle quan niệm Đông Dương là một miền đất của Pháp (L'indochine est un territoire francais), và với danh nghĩa này, ngày 14 tháng 8, 1945, De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d’Argenlieu, một cựu linh mục,  làm Cao Ủy để giải phóng Việt Nam và cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó (nos troupes doivent participer à sa libération et y replanter notre drapeau): Do đó, Leclerc chỉ có một nhiệm vụ: tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương (Leclerc n'a donc plus qu'une mission: celle de rétablir la souveraineté francaise en Indochine)..

Điều đáng nói là, trên đường đi đến Việt Nam, Leclerc đã được phó vương Ấn độ, Lord Mountbattan (Anh đang nắm quyền ở Ấn Độ), khuyến cáo là đừng có lao vào cuộc phiêu lưu muốn chiếm lại Đông Dương:

   “Nhưng mà, ông không mơ mộng đấy chứ.  Tái chinh phục Đông Dương.  Miền đất đó bao quanh bởi các nước mà chúng ta đã hứa hẹn trả lại nền độc lập cho họ: Những đất Tây Ban Nha, Anh chiếm ở châu Mỹ và Á Đông [les Indes], Miến Điện.  Người Hòa Lan sẽ không đặt chân trở lại Sumatra, Java, Bornéo.  Và ông muốn duy trì một thuộc địa cách nước nhà 12000 cây số.  Ông không nói đùa đấy chứ. Thế giới đã thay đổi.  Các ông không thể đạt được mục đích

(Mais enfin, vous n’y songez pas.  Reconquérir l’Indochine.  Ce territoire est entouré de pays auxquels nous avons promis l’indépendance, les Indes, la Birmanie.  Les Hollandais ne remetrront pas les pieds à Sumatra, Java, Bornéo.  Et vous voulez maintenir une colonie à 12000 km de chez vous.  Ce n’est pas sérieux.  Le monde a changé.  Vous n’y arriverez pas.)


linh mục Thierry d’Argenlieu

TT de Gaulle sống trong hào quang quá khứ của một cường quốc.  Ông ta không chỉ muốn tái lập nước Pháp trong những quyền của một cường quốc.  Ông ta còn nghĩ đến đế quyền, một yếu tố cần thiết cho sự vĩ đại của quốc gia.  (de Gaulle ne veut pas seulement ré tablir la France dans ses droits de grande puissance.  Il pense aussi à l’empire, élément indispensable à la grandeur de la nation.)  Cho nên Leclerc không thể làm gì hơn.  Hơn nữa, bên cạnh còn có cựu linh mục hiếu chiến Thierry d’Argenlieu.  Do đó, sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Pháp trở lại Nam Bộ Việt Nam, và tiến hành cuộc khôi phục quyền hành của Pháp ở Việt Nam. 

Với sự giúp đỡ của Tướng Anh Douglas Gracey, chỉ huy quân lực Anh ở Nam Bộ đến giải giới quân Nhật, đêm 22-23 tháng 9, 1945, 1400 quân lính Pháp, mới ra khỏi nhà tù của Nhật (just released from Japanese prisons) với hậu thuẫn của 2800 quân Anh, đã tấn công vào các vị trí của Việt Minh, và kiểm soát được Saigon.  Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn “Vietnam: The Valor and the Sorrow.  From the Home Front to the Front Lines in Words and Pictures”, Little, Brown and Company,  Boston-Toronto-London, 1985, của Thomas D. Boettcher, trang 58, về thường dân Pháp làm gì sau khi Pháp kiểm soát Saigon:

   “Đàn ông, đàn bà Pháp, ra đường tìm đánh bất cứ người Việt nào mà chúng thấy, đôi khi còn phá cửa và lôi họ ra..  Chúng không tha bất cứ người nào mà chúng thấy – đàn ông, đàn bà, trẻ, già, ngay cả trẻ con đều bị tát, đánh đòn và làm run sợ.  Hầu hết các nạn nhân bị đánh đập nặng nề; một số bị tàn tật suốt đời.  Số nạn nhân lên tới nhiều trăm người, có thể lên tới nhiều ngàn.  Quân đội Pháp và Anh đứng nhìn những cảnh đó với vẻ thích thú.”  

(French men and women struck out against any Vietnamese they saw, sometimes even breaking down their doors to get at them.  “No one they found was spared – men and women, young and old, even children were slapped around, spanked and shaked.  For most victims, the beatings were severe; some were maimed for life.  The number of victims reached into the “high hundreds and probably into the thousands.”  French and British troops watched all this with apparent amusement.)

Rồi 35000 quân Pháp của Leclerc bắt đầu tiến hành công cuộc bình định Nam Bộ trước sự chống trả của du kích quân Việt Minh.  Ngày 26 tháng 9, 1945 Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc ủng hộ Nam Bộ Kháng Chiến, và nhiều người xung phong đi Nam để chống Pháp.  Ngày 5 tháng 11, 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Những thực dân Pháp nên biết: Dân Việt Nam không muốn đổ máu, Việt Nam ưa chuộng hòa bình.  Tuy nhiên nếu phải hi sinh cả triệu chiến sĩ, kháng chiến lâu dài để bảo vệ nền độc lập, và để cho con dân Việt Nam không trở thành nô lệ, thì Việt Nam sẽ làm vậy.  Chắc chắn là kháng chiến sẽ thắng(Harrison, The Endless War, p. 101: The French colonialists should know that the Vietnamese people do not wish to spill blood, that it loves peace.  But if it must sacrifice millions of combattants, lead a resistance for long years to defend the indpendnce of the country, and preserve its children from slavery, it will do so.  It is certain the resistance will win).  Về sau, chúng ta cũng thấy những lời tuyên bố tương tự trong giai đoạn chống Mỹ.

Trước những thực tế về tình hình, Leclerc nhìn thấy vấn đề: “lao vào một cuộc chiến khó khăn, tổn thất về nhân mạng, kết quả không chắc chắn, với những phương tiện quân sự không đầy đủ(Prendre d’assaut  ce bastion supposerait d’engager une guerre difficile, meurtrière, à l’issue incertaine, avec les moyens militaires insuffisants)Leclerc quyết định thương thuyết với Hồ Chí Minh, trái với quan điểm của d’Argenlieu(Leclerc décide de négocier avec Ho Chi Minh, contre l’avis d’Argenlieu).  Do đó, qua cuộc thương thuyết với Jean Sainteny, ngày 6 tháng 3, 1946, Pháp công nhận Việt Nam là một “Nước tự do (État libre) ở trong Liên Bang Đông Dương (Indochina Federation) ”. “Nước tự do” là công thức Pháp đưa ra cho những nước ở Đông Dương: 3 nước Việt Nam, Lào và Cambod, có nhiều quyền tự trị hơn, nhưng trên thực tế vẫn ở dưới quyền Pháp.  “Pháp cũng hứa hẹn là sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem ba nước Việt Nam (Pháp coi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ là ba nước) có thống nhất dưới một chính phủ quốc gia hay không.  Và Pháp thỏa thuận sẽ rút quân đội ra khỏi Việt Nam từng giai đoạn, đến 1952 thì sự chiếm đóng quân sự của Pháp sẽ chấm dứt.” (The French also promised a referendum to decide, in effect, whether the three states of Vietnam would unite under one national government,  And the French agreed to withdraw all their troops from Vietnam in stages so that by 1952 French military occupation would end.) Về việc này, ông Hồ đã nói: tại sao chúng ta phải hi sinh nhân mạng trong khi chúng ta có thể lấy lại độc lập trong 5 năm.

Nhưng hai ngày sau, tàu chiến Pháp cập bến Hải Phòng, và quân Pháp đổ bộ lên bờ (Boettcher, trang 60: Two days later the French fleet cruised into Haiphong Harbor and French soldiers started coming ashore).

   Về phía Việt Nam, Hồ Chí Minh thỏa thuận, theo hội nghị Potsdam, để cho lực lượng viễn chinh của Pháp đến Bắc Việt thay thế quân Tàu.  Ngày 18 tháng 3, 1946, Leclerc và quân đội Pháp đến Hà Nội.  Ông ta gặp Hồ Chí Minh ở tư gia Sainteny. D’Argenlieu không hài lòng về chuyện này.  “Ông ta thuyết phục Thủ Tướng Pháp Felix Gouin là cần thiết phải chống Việt Minh, tái lập quyền hành tuyệt đối của Pháp ở Đông Dương, và do đó không áp dụng những thỏa thuận ngày 6 tháng 3”. (Il convainc le chef du gouvernement, le socialiste Félix Gouin, de la necessité de contrer le Vietminh, de rétablir l’autorité absolue de la France en Indochine, et donc de ne pas appliquer les accords du 6 Mars.)  D’Argenlieu cũng vận động để cách chức Leclerc, người chống mọi chính trị dưa trên sức mạnh.  Leclerc bị đổi đi Bắc Phi làm Thanh Tra Lục Quân.  Tướng Valluy thay thế Leclerc, cũng như d’Argenlieu, hiếu chiến, muốn đánh nhau với Việt Minh.  Hội nghị Fontainebleau đã có thể dập tắt cuộc chiến, nhưng thất bại, vì Hồ Chí Minh cương quyết giữ vững lập trường “thống nhất ba kỳ”, và Việt Nam hoàn toàn độc lập (không chỉ là “tự do” theo định nghĩa trên).  Ngày 20 tháng 11, máy bay Pháp oanh tạc Hải Phòng, làm chết nhiều ngàn thường dân Việt Nam, ít nhất là 10000.  Một trận đánh cũng xẩy ra giữa Pháp và Việt Minh ở Lạng Sơn.  Biết là không thể thương thuyết hòa bình trước sự hiếu chiến của Pháp để quyết tâm tái lập nền đô hộ Việt Nam, ngày 19 tháng 12, 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi trên đài phát thanh: “Toàn Dân Kháng Chiến”, bắt đầu cuộc chiến bất đắc dĩ 30 năm của Việt Nam.

   Trước hành động xâm lăng trắng trợn và tàn bạo của Pháp như trên, người dân Việt Nam phải làm gì?  Đối với một số nhỏ quan chức Việt Nam làm việc cho Pháp, và đối với đa số người Công giáo, nhất là đối với các bậc chăn chiên Việt Nam, thì vì bị nô lệ tâm linh hoàn toàn vào Vatican, nên phải theo lệnh của Giáo hoàng Pius XII, không hợp tác với CS, không đọc sách báo của CS, chống Cộng đến người cuối cùng, dù rằng 90% người kháng chiến không phải là CS và cũng chẳng biết CS là gì,  nên mong cho Pháp trở lại, vì quyền lợi của Công giáo, chiếm 5-6% dân số Việt Nam, nằm trong sự bao che và thiên vị của Pháp, vì Công giáo đã có công giúp Pháp đưa Việt Nam vào cảnh nô lệ của thực dân Pháp.  Bởi vậy khi Pháp trở lại thì những khu Công giáo Bùi Chu, Phát Diệm, dưới quyền của các Linh mục Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh, Phạm Ngọc Chi v…v… đã trở thành những khu được gọi là “tự trị”, với vũ khí của Pháp, và giáo dân lại có cơ hội hăng say giúp Pháp săn lùng tiêu diệt “kháng chiến”. Và khi Pháp thất trận năm 1954 thì giám mục Phạm Ngọc Chi đã khóc lóc than trách với quan Pháp là đã bỏ rơi họ. Đây là những sự kiện lịch sử, ai không đồng ý xin mời lên tiếng.  Nhưng đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì sao, trước hành động xâm lăng của Pháp?  Hỏi tức là đã trả lời, xét đến truyền thống yêu nước, chống xâm lăng của Việt Nam.

   Và đây chính là nguyên nhân cuộc chiến ở Việt Nam, trước và sau Hiệp Định Geneva, Việt Nam là Quốc Gia hay Cộng sản không liên hệ gì đến (irrelevant) chính sách thực dân, tuy có khác nhau, của Pháp và Mỹ:Pháp muốn tái lập nền đô hộ Việt Nam bằng võ lực, nghĩa là xâm lăng Việt Nam, và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này. Còn Mỹ thì xâm lăng Việt Nam vì muốn thực hiện bá quyền của mình ở Đông Nam Á.  Cho nên, những luận điệu của một số người Việt ở hải ngoại cho rằng vì Hồ Chí Minh là Cộng sản, Hồ Chí Minh là tay sai của Nga, Tàu nghe lệnh Nga Tàu để gây chiến ở Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam là tay sai của Cộng sản quốc tế, âm mưu thống trị thế giới, cho nên Pháp và Mỹ phải ngăn chận Cộng Sản ở Đông Dương v…v…là những luận điệu cực kỳ ngu xuẩn vô căn cứ, ngu xuẩn vì thiếu hiểu biết, vì không biết đó chỉ là những luận điệu tuyên truyền của Tây phương và Vatican, không có gì là đúng với sự thật, như chúng ta sẽ thấy trong vài tài liệu sau.  Chẳng có ai buồn để ý là:  Việt Nam tuyên bố độc lập từ năm 1945 mà mãi tới 1949 Trung Cộng mới công nhận chính quyền Việt Nam, và tới 1950 Nga sô cũng mới công nhận chính quyền Việt Nam.  Cho nên sau Hiệp Định Geneva, Mỹ can thiệp vào Đông Dương là do chính sách bành trướng ảnh hưởng và quyền lực của Đế Quốc Mỹ, CS chỉ là một cớ, một chiêu bài qua thuyết Domino hoang tưởng. Những tài liệu sau đây về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề hơn. 

   Thực Chất Cuộc Can Thiệp Của Mỹ Vào Việt Nam.

Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991, John Carlos Rowe and Rick Berg: Editors), trang 52-72, có bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù Của Mỹ [Nghĩa là không cần biết đến quan điểm của người dân VN] Trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Viết Bởi Trường Phái Xét Lại” [America’s “Enemy”: The Absent Presence in Revisionist Vietnam War History]  của Stephen Vlastos, Giáo sư Sử, đại học Iowa, viết về cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 chủ đề: Nguyên nhân cuộc chiến, Hiệp định Genève, Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam, và Cuộc chiến bại của Mỹ Theo tôi, đây là một bài phân tích khá chính xác tuy không đầy đủ vì thật ra rất khó mà viết được đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam.  Chúng ta có thể đọc được đoạn sau đây, và chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chính trị tạo nên cảnh đối nghịch Quốc-Cộng ở Việt Nam đã được dàn dựng ngay từ hồi Pháp trở lại Việt Nam, và sau bởi Mỹ để đạt được những mục đích thầm kín của Mỹ.  Giáo sư Stephen Vlastos viết:

Ngay từ 1947, Pháp với những khó khăn của cuộc chiến, đã tìm giải pháp “quốc gia” để chống những lời kêu gọi lòng ái quốc của Việt Minh (nghĩa là dùng người Việt chống người Việt dưới chiêu bài Quốc Gia chống Cộng sản), và đã kiếm được một người sẵn sàng hợp tác: Cựu Hoàng Bảo Đại (đã thoái vị và được Hồ Chí Minh mời làm Cố Vấn).  Vào tháng 3, 1949, Bảo Đại ký thỏa hiệp về một nước Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, thỏa hiệp được quốc hội Pháp thông qua vào đầu năm 1950.  Về phương diện Hiến Pháp, chính quyền Bảo Đại không có chủ quyền, về phương diện cá nhân, ông ta thiếu tính hợp pháp chính đáng [Constitutionally, Bao Dai’s government lacked sovereign powers; personally, he lacked legitimacy].  Tuy nhiên, ngay lập tức, Mỹ đã công nhận ngoại giao với Bảo Đại, và điều này cũng đủ để thiết lập tính cách hợp pháp của chính quyền Bảo Đại – ngay cả khi chính quyền này bị bác bỏ bởi hầu hết ngưởi Việt Nam [U.S. recognition suffices to establish the legality of Bao Dai’s government – even though spurned by most Vietnamese] và theo cùng một lôgíc thì Sô Viết và Trung Quốc công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mấy năm sau có nghĩa là bất hợp pháp dù đã được quảng đại quần chúng ủng hộ.

Làm mù mờ những vai trò lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn đầu cuộc chiến của Việt Nam giành độc lập [cuộc chiến chống Pháp trở lại Đông Dương với sự ủng hộ vật chất của Mỹ], chiến lược đầu củng cố bởi chiến lược thứ hai: đưa ra tràn ngập hình ảnh là Việt Nam nằm trong cuộc bành trướng của Cộng sản trên thế giới với những tài liệu như “Sự sụp đổ của Trung Hoa quốc gia”, “Quân đội Trung Quốc tập trung ở biên giới Hoa Việt”,  “Nga Sô Viết và Trung Hoa Cộng Sản công nhận Việt Minh”, “Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn và viện trợ cho Việt Minh”, và “Cam kết của Việt Minh về tổ chức và lý tưởng Cộng sản”.Lẽ dĩ nhiên, tất cả những tài liệu này nhằm nuôi dưỡng một ảo tưởng là một quốc gia “tự do” [Nam Việt Nam]  bị đe dọa bởi sự xâm lăng của Cộng Sản từ bên ngoài – và đó là sự xoay sở đạo đức của cuộc chiến tranh lạnh để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Mỹ.

Những luận điệu quen thuộc như:  Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” [bất hợp pháp trên thực tế. TCN] hoặc phải đối diện với sự bành trướng của Cộng Sản khắp miền Đông Nam Á, và có thể lan đến lãnh thổ của chúng ta..  Điểm khẳng định ở đây là, Việt Nam đã có một chính quyền quốc gia hợp pháp và bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh, do đó sự can thiệp của Mỹ là hành động công chính về đạo đức. [Xin đọc Noam Chomsky:  Mỹ chưa bao giờ coi chính quyền ở Nam Việt Nam là hợp pháp].  Nếu chính quyền Truman phản ứng trước sự xâm lăng chống chính quyền hợp pháp ở Việt Nam, thì cuộc chiến Việt Nam có thể coi như một cuộc chiến với ý tốt, giống như Đệ Nhị Thế Chiến [The Vienam war can be equated with the “good war”, World War II.]

   Ngày nay, ai cũng biết, khoan nói đến tư cách cá nhân của Bảo Đại, chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nhìn, quân đội quốc gia thì nằm dưới quyền chỉ huy của Pháp.  Hiệp định Genève được ký giữa Pháp và Việt Minh, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về và được Bảo Đại bù nhìn cho làm Thủ Tướng, thực tế cũng là bù nhìn.  William Prochnau viết trong cuốn “Once Upon a Distant War: Reporting from Vietnam”, Mainstream Publishing, London,  1996, trang 15, về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm sau Hiệp Định Geneva:

   “Hồ Chí Minh, một anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc cách mạng chống thuộc địa, cầm quyền ở ngoài Bắc.  Miền Nam gặp nhiều khó khăn để kiếm ra được một lãnh tụ xứng đáng.  Nhưng vào cuối 1954, Ngô Đình Diệm, một khuôn mặt tu hành ít người biết và thường khó hiểu đã lưu vong ở Paris và Mỹ trong cuộc kháng chiến, lên cầm quyền ở Saigon. Diệm là người chống Cộng đáng tin cậy và Mỹ vội vã bưng về.  Vị lãnh tụ mới này về sau được biết là “Quan lại của Mỹ”,  “Bù Nhìn Không Có Giây Giật

(Ho Chi Minh, a national hero who had led the anti-colonialist revolution, took over North Vietnam.  The South had more trouble finding a natural leader.  But by late 1954 Ngo Dinh Diem, an obscure and often puzzling ascetic who had gone exile in Paris and the United States during the war, took control in Saigon.  Diem was staunchly anti-communist and the United States bought in quickly. The new leader became known as America’s Mandarin, her Puppet Without Strings.) 

   Đọc những sách viết về VIệt Nam trong và sau cuộc chiến, chúng ta có thể thấy rõ là hơn 90% các tác giả có cùng những nhận định về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm tương tự như trên, nếu không muốn nói là còn tệ hơn nhiều về Ngô Đình Diệm.  Sự thực lịch sử cho thấy ông Hồ được ít ra là đại đa số người dân chấp nhận cương vị Chủ Tịch nước, còn ông Diệm thì được Mỹ bưng về và Lansdale phải thuê một số người đi đón.  Ông Diệm được những người Công giáo cuồng tín như Hồng Y Spellman và ngoại trưởng John Foster Dulles vận động đưa về, và vì khi đó trong tình trạng cấp bách, không có ai nên Mỹ đã chọn nhầm người.  Chúng ta còn nhớ, khi Tổng Thống Johnson được hỏi có phải thực sự ông ta cho rằng ông Diệm là Churchill ở Á Châu, thì Johnson đã trả lời: “Shit!  He’s the only boy we got there”, nghĩa là “Cục cứt ! Hắn chỉ là thằng nhóc mà chúng ta có được ở đó”.  Và các phân tích lịch sử về sau đều cho rằng, Diệm chính là mầm mống làm suy sụp miền Nam vì chính sách chống Cộng và độc tôn tôn giáo ngu xuẩn của hắn ở miền Nam.

   Giải pháp Quốc Gia của Pháp chỉ là mánh khóe vận động những người không Cộng sản để tạo nên ấn tượng là những nỗ lực tái lập thuộc địa của Pháp chỉ là cuộc thánh chiến chống Cộng (Boettcher,  The Valor and the Sorrow, p. 80: The French merely manipulated non-communists to create the impression that their recolonizing efforts were an anti-communist crusade), và điều này rất hợp với khẩu vị của những người Công giáo Việt Nam.  Và những luận điệu tuyên truyền của Mỹ như Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” Nam Việt Nam, bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh v…v… ở trên là những lý do dùng để biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, kết quả là chúng ta đã bị kéo vào cuộc tranh chấp đẫm máu giữa Quốc Gia và Cộng sản để rồi cái định kiến phân biệt trở thành thù nghịch Quốc-Cộng này cộng với ảnh hưởng tác hại của cuộc chiến trong nhiều năm với những tổn thất to lớn về vật chất cũng như về con người trên đất nước đã ăn sâu vào tiềm thức chúng ta đến độ ngày nay mà chúng ta vẫn còn ngu ngơ đưa ra những luận điệu không thể biện minh được để chống Cộng.  Nhưng giáo sư Mortimer Cohen cho rằng tất cả những lý do đó đều vô giá trị. Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:

"Trong 21 năm bị lôi cuốn  vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình.  Những lý do này vô giá trị.  Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ...  Và đó cũng đủ là lý do.

   Thêm nhiều lý do.  Và thêm nhiều lý do nữa.  Chúng mọc lên như măng tháng 5.  Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách.  Không lý do nào hợp lý.”

(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions.  These reasons were worthless.  The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...

More reasons.  And more reasons.  They sprouted like asparagus in May.  Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons.  None of them were valid.)

Tại sao, những lý do đó lại vô giá trị?  Vì bản chất sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng, quân sự cũng như văn hóa.  Vài tài liệu sau đây sẽ chứng minh điều này.

Có lẽ không có gì rõ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

  
Daniel Ellsberg

Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ.  Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và  những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ.  Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

   Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ  là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

   Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm,  sự xâm lăng của Mỹ.

(There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American.  In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest.  A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war.  To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war  do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”.  In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Không phải vì Ellsberg phản chiến mà vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam.  Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài.  Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ.  Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

   Sau đây là một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm.  Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

   Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện.  Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam.  Số tử vong vào khoảng nửa triệu.  Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. 

   Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.

    Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.”  Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam.  Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts.  The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam.  The death toll was about half a million.  When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. 

In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting.  The US maintained that it was invited in, but as the  London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.”  The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam.  In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Nhưng thật ra có phải Mỹ can thiệp vào Việt Nam để chống Cộng cho Nam Việt Nam hay không?  Một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao lại là Việt Nam” trong khi Mỹ có Cộng sản ngay sát nách (Cuba) và thường thỏa hiệp với CS ở các nơi khác, như tài liệu sau đây chứng tỏ:

Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Stanford, viết trong cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri  (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967), trang 79:

Thật là khôi hài, ngay khi mà chúng ta nói rằng chúng ta phải “chặn đứng Cộng Sản” ở Việt Nam, thì ở những nơi khác chúng ta lại sống chung với Cộng Sản, soạn thảo những hiệp ước với Nga Sô, mở rộng giao thương với Đông Âu, ủng hộ Tito ở Nam Tư.  Ở những nơi khác, chúng ta rõ ràng quyết định là sống chung hòa bình với Cộng Sản, và khuyến khích những xã hội Cộng Sản độc lập, không cần đến sự liên kết với nhau trong khối Cộng sản.

(It is ironic that at precisely the moment we are saying that we must “halt communism” in Vietnam, we are coming to terms with it elsewhere, working out new treaty agreements with Russia, extending trade in Eastern Europe, giving support to Tito in Yougoslavia.  Elsewhere, we have clearly decide to coexist with communism, and to encourage independent Communist societies that will be increasingly free of the need for alliance with one another.)

Mục sư Brown nhận định không sai.  Ngày 4 tháng 11, 1956, xe tăng Nga tiến vào Budapest, thủ đô Hung Gia Lợi, một sự xâm lăng trắng trợn để dẹp một chính quyền Cộng Sản ngỏ ý cho dân được bầu cử tự do.  Mỹ chỉ can thiệp bằng miệng, dùng đài phát thanh VOA khuyến khích dân Hung chống trả, hứa suông là sẽ đem quân vào can thiệp, rồi án binh bất động.  Việt Nam không có quân xâm lăng từ ngoài vào.  Vậy tại sao lại là Việt Nam?  Sau đây là vài yếu tố khác dùng để giải thích thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.

Mỹ can thiệp vào Việt Nam vì những mục đích khác của Mỹ chứ không phải là 100% để giúp Việt Nam chống Cộng hay xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, ngay cả theo quan niệm của Mỹ.  Trong cuốn The Vietnam War and American Culture của John Carlos Rowe & Rick Berg, Columbia University Press, 1991, trang 72, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây:

Dù với những lời tuyên bố đầy thiện ý về bảo vệ “tự do” của người dân Việt Nam, trong những tài liệu nội bộ, thực tế tàn nhẫn về mục đích chiến tranh của Mỹ đã được vạch rõ – không gì ngắn gọn hơn là trong một bản ghi nhớ của Thứ Trưởng Quốc Phòng John McNaughton, viết thay cho Bộ Trưởng McNamara (với một bản sao chỉ để cho George Bundy đọc) về những mục đích chiến tranh của Mỹ:  70%  để duy trì danh dự quốc gia của chúng ta; 20% để cho Nam Việt Nam khỏi bị Trung Quốc chiếm đóng; và 10% để cho người dân Việt Nam được hưởng một lối sống tốt hơn và tự do hơn.

(Despite pious pronouncements about protecting the “freedom” of the people of South Vietnam, in internal documents the harsh realities of US War aims were spelled out – none more succinctly than a memorandum prepared by Assistant Secretary of Defense for Secretary McNamara (with an eyes-only copy to George Bundy) on US War aims:  70% aimed “to avoid a humiliating US defeat”, to preserve our national honor; 20% to keep South VN territory from being occupied by the Chinese; and 10% to the South VN to enjoy a better and freer way of life)

Chúng ta có thể thấy một đoạn tương tự trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 4:

“Ngày 24 tháng 3, 1965, Thứ Trưởng Quốc Phòng John T. McNaughton tuyên bố là trong khi thực ra chỉ có 10%  nỗ lực của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam, 20% có mục đích giữ Nam VN (và những lãnh thổ lân cận) khỏi rơi vào tay Trung Quốc, và phần lớn nhất, 70%, là để “tránh một cuộc thất bại nhục nhã của Mỹ.”

(On March 24, 1965, Assistant Secretary for Defense John T. McNaughton stated that whereas in effect only 10% of US efforts aimed to help Vietnamese people, 20% aimed “to keep South VN (and adjacent territory) from Chinese hands”, and the greatest part, or 70%, aimed “to avoid a humiliating US defeat”).

Viết về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố kinh tế. Phải chăng những lý do Mỹ đưa ra về sự can thiệp vào Việt Nam chỉ là, như Tướng Telford TayLor, cố vấn trưởng của Mỹ tại Tòa Án Nuremberg để xử các tội phạm chiến tranh Đức quốc Xã (Chief counsel for the prosecution, with the rank of Brigadier General, at the Nuremberg war-crimes trials), đã viết trong cuốn: Nuremberg Và Việt Nam: Một Tấn Thảm Kịch Của Mỹ (Nuremberg and Vietnam: An American Tragedy, New York Times Book, 1970, trang 103):  che dấu ý định khai thác Nam Việt Nam như là một căn cứ quân sự Mỹ để “ngăn chặn” Cộng Sản, hay thống trị Đông Nam Á và những tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ở đó [only to conceal the intention to exploit South Vietnam as an American military base to “contain” Communism, or to dominate Southeast Asia and its enormous natural resources].

Trong cuốn Turning Points in World History: The Vietnam War, yếu tố kinh tế cũng được nói tới ở trang 50:

Trong ngôn từ chiến lược và kinh tế, Đông Nam Á cũng là vấn đề quan trọng đối với quyền lợi của Mỹ.  Đông Nam Á rơi vào tay Cộng Sản sẽ đe dọa chuỗi đảo trải dài từ Nhật tới Phi Luật Tân, cắt đường hàng không của Mỹ tới Ấn Độ và Nam Á và dẹp bỏ phòng tuyến phòng vệ đầu ỡ Thái Bình Dương.  Úc và Tân Tây Lan (New Zealand) sẽ bị cô lập.  Vùng (Đông Nam Á) có nhiều tài nguyên thiên nhiên và chiến lược, gồm có thiếc, cao su, gạo, nguồn dầu dừa, quặng sắt, đồng, tungsten, và dầu hỏa. Mỹ không chỉ bị cắt đứt, không tơ hào gì được những nguồn tài nguyên đó, mà tiềm năng về những thị trường to lớn để tiêu thụ những sản phẩm của Mỹ cũng bị đe dọa.

(In strategic and economic terms, Southeast Asia was also critical to American interests.  The fall of Southeast Asia would threaten the island chain stretching from Japan to Philippines, cutting off American air routes to India and South Asia and eliminating the first line of defense in the Pacific.  Australia and New Zealand would be isolated.  The region was loaded with important natural and strategic resources, including tin, rubber, rice, copra, iron core, copper, tungsten, and oil.  Not only would be the US be cut off from those resources, but huge potential markets for American products would be threatened.)

Về khía cạnh thần học Ki Tô Giáo, không ai hiểu Mỹ bằng người Mỹ, nhất là giới trí thức Mỹ. Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown viết (Ibid., trang 14) về khía cạnh tôn giáo của cuộc chiến:

Đây là cuộc chiến của “những kẻ tốt chống kẻ xấu” (good guys versus bad guys), “những kẻ tin Chúa chống những kẻ vô thần(the godly versus the ungodly), “ánh sáng chống tối tăm”, là “cuộc đối đầu giữa những quốc gia nô lệ và quốc gia trong thế giới tự do” (the antagonists are the “slave nations” and the nations of the “free world”), cuộc chiến chống “những kẻ man rợ đe dọa những dân tộc văn minh, luật pháp và trật tự, và lối sống của người Mỹ” (Barbarians threaten civilized peoples, law and order, and the American way of life).  Đó là cách nhìn lịch sử của những người tin vào một cuộc chiến giữa thiện và ác trong ngày tận thế (Their view of history is apocalyptic)...

Trong những phim “cao-bồi”, bao giờ cũng có hai phe riêng biệt.  Một phe chiến đấu cho luật pháp và trật tự, phe kia vô luật pháp và vô trật tự.  Nếu trong chuyện phim có những dân da đỏ, sự xung đột là giữa những người da màu dã man và những người da trắng văn minh, yêu hòa bình.  Kết cục bao giờ cũng là cảnh tàn bạo.  Phe thắng là phe có nhiều vũ khí tối tân hơn hoặc rút súng nhanh hơn.  Khi mà, trong vài trường hợp, những kẻ xấu (da màu) tiêu diệt một nhóm nhỏ những kẻ tốt (da trắng), đó là một sự tàn sát độc ác và tàn nhẫn (it is a cruel and heartless massacre); khi mà những kẻ tốt (da trắng) giết vô số những kẻ xấu (da màu) [when the good guys kill huge numbers of bad guys], đó là một sự chiến thắng của công lý và văn minh (it is a victory for justice)

   Thật vậy, Mỹ tự cho rằng Mỹ là khuôn mẫu “thiện” của cả thế giới, vì Mỹ tin tưởng ở Thiên Chúa (In God We Trust), vì Mỹ là “quốc gia của Thiên Chúa” (God’s Country), người dân Mỹ là “dân của Thiên Chúa” (God’s people), Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo mà không một ai biết là cái gì, cho nên, theo giáo lý rao giảng bởi Ki Tô Giáo: kẻ nào không tin Thiên Chúa của Ki-tô Giáo là kẻ ác, không thể có đạo đức v..v... đó là những kẻ vô thần, một từ thường được gán ghép với Cộng sản.  Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, vì Thiên Chúa trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [The Bible] có một hồ sơ nhân quyền kinh khủng nhất đối với nhân loại, cho nên Mỹ, cũng như Giáo hội Công giáo La mã trong lịch sử, cũng có một hồ sơ nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới.  Về biến cố Mỹ bị loại ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền trước đây, Vince Hayner viết với nhan đề “Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ” (US Violations) như sau:

   “Sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một bất ngờ cần được hoan nghênh.  Trong khi các chính trị gia, ký giả và dân thường hỏi tại sao, câu trả lời ở ngay trước mắt chúng ta.

   Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền.  Ngoài chuyện hàng ngày áp bức chính dân của mình, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền ở các nơi như Vieques (Porto Rico) bằng Hải Quân Hoa Kỳ, và ở quanh thế giới trong những xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ (sweatshops) cho những xí nghiệp Hoa Kỳ, và điều có lẽ đáng lo ngại nhất là, giết hại hơn 1 triệu dân Iraq trong chiêu bài trừng phạt, đó là chỉ kể vài sự kiện.

Hi vọng rằng sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một dấu hiệu mà các thành viên khác của LHQ sẽ không dung dưỡng cho những hành động không hề thay đổi, đơn phương tấn công nhân quyền của Hoa Kỳ.”

(The ejection of the US from the UN Human Rights Committee is a welcome surprise.  While politicians, journalists and everyday people ask why, the answer is right in front of us.

The US has a horrible human rights record.  Besides the daily oppression of its own citizens, the US continues to violate human rights in place like Vieques with the US Navy, around the world in sweatshops for US corporations and, perhaps most alarming, with the killing of more than 1 million Iraqi people via sanctions, just to name a few.

It is hoped that this ejection comes as a sign that the other members of the UN will not tolerate the consistent unilateral assaults on human dignity by the US.)

   Và như là một nghịch lý, nước Mỹ phần lớn là theo Ki Tô Giáo, thấm nhuần đạo đức của Ki Tô Giáo, nhưng về những tội ác trong xã hội thì nước Mỹ lại chiếm giải quán quân trên thế giới, theo chính những thống kê của Mỹ, với tỷ lệ các tội phạm trên tổng số dân rất cao so với các nước phi Ki-tô trên thế giới,.  Với ảo tưởng tự tôn trắng đen, “ta” thiện, chống “nó” ác, “chúng ta” và “chúng nó”, và tin vào ưu thế của vũ khí, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam bất kể lý do, bất kể đạo đức, bất kể công pháp quốc tế, đưa đến kết quả là gánh lấy sự thất bại đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, sau khi tàn phá đất nước Việt Nam một cách man rợ, vô nhân tính.  Những người Ki Tô Giáo có một loại đầu óc rất kỳ lạ.  Họ cho rằng tất cả những người không tin Thiên Chúa của họ là vô đạo đức, trong khi đó thì họ có thể làm mọi điều vô đạo đức, ác ôn, mà vẫn cho rằng đạo đức vì đó là để vinh danh Thiên Chúa của họ.  Lịch sử Ki Tô Giáo hơn gì hết đã chứng tỏ như vậy.  Để rõ hơn chúng ta hãy đọc tài liệu sau:

   Trong cuốn “The Vietnam War and American Culture”, Giáo sư Noam Chomsky đã viết một bài dài về những cách nhìn của một số lãnh đạo Mỹ tự cho là công chính, thánh thiện (Visions of Righteousness).  Sau đây là vài đoạn điển hình của Giáo sư Chomsky, trước hết là về chính sách diệt chủng của Mỹ ở Philippines, được các hệ phái Ki Tô Giáo ở Mỹ ủng hộ, trang 25-25:

   Cuộc chinh phục Phi Luật Tân của Mỹ, chỉ huy bởi những người đã học từ những cuộc chiến với những thổ dân (da đỏ) Mỹ, là một trong những trang man rợ nhất của lịch sử hiện đại.  Chỉ trên đảo Luzon, khoảng 600000 thổ dân Phi chết từ cuộc chiến hay bệnh tật gây ra từ cuộc chiến.  Tướng Jacob Smith, người ra lệnh “giết và thiêu sống(các người càng giết và thiêu sống nhiều thì càng làm cho ta vui lòng) để biến đảo Samar thành một “cảnh hoang vu ảm đạm”, về hưu mà không bị một sự trừng phạt nào của Tổng Thống Roosevelt… Giám đốc các cơ quan truyền giáo của hệ phái Ki Tô Trưởng Lão ca tụng cuộc chinh phục là một bước vĩ đại trong công cuộc văn minh hóa và phúc âm hóa thế giới, trong khi một thừa sai khác giải thích là “cách tra tấn bằng nước” thực sự không phải là “tra tấn”, vì “nạn nhân có tự quyền để chấm dứt sự tra tấn” bằng cách tiết lộ những điều hắn biết “trước khi cuộc tra tấn đi đến độ làm tổn thương nặng nề đến hắn”, và một giám mục lãnh đạo Tân Anh giáo ca tụng chiến thuật của tướng Smith là cần thiết để “làm sạch những thổ dân”, bọn người “man rợ và xảo trá”,  “những ảnh hưởng ác ôn” của một dạng Ki Tô Giáo suy đồi [nghĩa là Công Giáo].  Báo chí cũng hùa theo cùng những tình cảm như trên.  Tờ New York Criterion giải thích, “Dù muốn hay không, chúng ta phải tiếp tục tàn sát những thổ dân Phi theo mốt của người Anh, và tiếp nhận mọi vinh quang đục ngầu bởi sự tàn sát tập thể cho đến khi chúng học được bài học là phải tôn trọng quân đội của chúng ta.  Nhiệm vụ khó khăn hơn tiếp theo là làm cho chúng phải tôn trọng những ý định của chúng ta.”  Những tư tưởng tương tự cũng được phát biểu khi chúng ta đang tàn sát những người dân Nam Việt Nam, và chúng ta lại nghe lại ngày nay (1991), hầu như cùng những lời lẽ đó,  đối với những thành tích của chúng ta ở Trung Mỹ.  Nói đến “mốt của người Anh” thì mọi sinh viên học về lịch sử Hoa Kỳ đều hiểu, và những người còn nhớ lại những người Mỹ đến đây định cư, kể cả những người Thanh Giáo thánh thiện và George Washington, đã dạy thổ dân là chiến tranh theo mốt của người Anh là một hệ thống  tiêu diệt, nhắm thẳng vào phụ nữ và trẻ con.

(The American conquest of the Philippines, led by men who had learned their craft in the Indian wars, ranks among the most barbaric episodes of modern history.  In the Island of Luzon alone, some 600,000 natives perished from the war or diseases caused by it.  General Jacob Smith, who gave orders to turn the island of Samar into a “Howling wilderness”, to “kill and burn” (“the more you kill and burn the better you will please me”) was retired with no punishment by President Roosevelt…  The director of all Presbyterian missions hailed the conquest as “a great step toward the civilization and evangelization of the world”, while another missionary explained that the “water cure” was not really ‘torture” because “the victim has it in his own power to stop the process” by divulging that he knows “before the operation has gone far enough to seriously hurt him”, and a leading Episcopal Bishop lauded general Smith’s tactics as necessary “to purge the natives”, who were “treacherous and barbarous”, of the “evil effects” of “a degenerate form of Christianity”.   The press chimed in with similar sentiments.  “Whether we like it or not”, the New York Criterion explained, “we must go on slaughtering the natives in English fashion, and taking what muddy glory lies in the wholesale killing until they have learned to respect our arms.  The more difficult task of getting them to respect our intentions will follow.”  Similar thoughts were expressed as we were slaughtering the natives in South Vietnam, and we hear them again today, often in almost these words, with regard to our current exploits in Central America.  The reference to the “English fashion” will be understood by any student of American history, by anyone who recalls how the settlers, including the saintly Puritans and George Washington, taught the natives that war in the English fashion is a system of extermination, directly specifically against women and children.)

Có lẽ không có cuốn sách nào đi thẳng vào những vấn đề như giải thích cuộc chiến, tại sao nó lại xẩy ra, tại sao người Mỹ lại lâm vào cuộc chiến như vậy để cuối cùng đi đến thất bại v..v.. bằng cuốn Kết Quả Ngược Chiều:  Việt Nam – Những Huyền Thoại Khiến Chúng Ta Chiến Đấu, Những Ảo Tưởng Giúp Chúng Ta Thua, Cái Di Sản Vẫn Ám Ảnh Chúng Ta Ngày Nay (Backfire:  Vietnam – The Myths That Made Us Fight, The Illusions That Helped Us Lose, The Legacy That Haunted Us Today, Ballantine Books, New York, 1985) của Giáo sư Loren Baritz, Trưởng Khoa Lịch Sử, Đại Học Rochester.  Sau đây là một đoạn giải thích của Giáo sư Loren Baritz, trang 10-11:

Người Mỹ không biết gì về người Việt Nam không phải là chúng ta đần độn, mà vì chúng ta tin vào một số điều về chính chúng ta... Muốn hiểu sự thất bại của chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về thế nào là một người Mỹ... Huyền thoại về Mỹ như là một thị trấn trên một ngọn đồi uẩn hàm Mỹ là gương mẫu đạo đức cho phần còn lại của thế giới, một thế giới cho rằng sẽ đặc biệt ngưỡng mộ chúng ta.  Điều này có nghĩa là chúng ta là một dân tộc được [Thiên Chúa, lẽ dĩ nhiên của Ki Tô Giáo] chọn, mỗi người trong đó, vì được sự ưu đãi và sự hiện diện của Thiên Chúa, có thể vật chết dễ dàng 100 kẻ thù ngoại đạo...

   Có vô số cách để người Mỹ biết trong lòng – nơi duy nhất mà những huyền thoại có thể sống được – là chúng ta được chọn để dẫn giắt thế giới trong vấn đề đạo đức công cộng và dạy cho thế giới trong đức tính chính trị.  Chúng ta tin rằng những sự tốt đẹp trong nước chúng ta kết thành sức mạnh đủ để triệt hạ đối thủ của chúng ta, những người, theo định nghĩa, là kẻ thù của đức tính, của tự do, và của Thiên Chúa.

(Americans were ignorant about the Vietnamese not because we were stupid, but because we believe certain things about ourselves... To understand our failure we must think about what it means to be an American...  The myth of America as a city on a hill implies that America is a moral example to the rest of the world, a world that will presumably keep its attention riveted on us.  It means that we are a Chosen People, each of whom, because of God’s favor and presence, can smite one hundred of our heathen enemies hip and thigh...

In countless ways Americans know in their gut – the only place myths can live – that we have been Chosen to lead the world in public morality and to instruct it in political virtue.  We believe that our own domestic goodness results in strength adequate to destroy our opponents who, by definition, are enemies of virtue, freedom, and God)

   Và tác giả nhận định: “Cái huyền thoại về một thị trấn trên ngọn đồi đã sụp đổ sau cuộc chiến (ở Việt Nam).  Cuộc chiến đã dạy chúng ta là chúng ta không thể tiếp tục giữ vai trò cố vấn về đạo đức hay ép buộc đạo đức trên thế giới.” (The city myth should have collapsed during the war.  The war should have taught us that we could not continue to play the role of moral adviser and moral enforcer to the world.) (Baritz, p. 14)

   Người Mỹ tin tưởng họ là dân được Thiên Chúa chọn nên tất nhiên phải đạo đức hơn mọi người khác, nhất là những người không tin Thiên Chúa của họ.  Nhưng sự thực ra sao? Theo một số thống kê của chính Mỹ, về những tệ đoan xã hội, về tội ác cũng như về đạo đức, Mỹ chiếm giải quán quân trên thế giới

Theo vài con số thống kê của Mỹ, chúng ta có thể thấy tình trạng xã hội của một quốc gia tin Thiên Chúa như nước Mỹ ra sao: 

  1. Thống kê năm 2000:  14 triệu người tuổi từ 12 trở lên dùng ma túy (6.3% dân số).
  2. Năm 2001: 15.980 vụ giết người, 90.491 vụ hiếp dâm.  Cứ 2 phút lại có một người bị hiếp (tài liệu của bộ Tư Pháp)
  3. Trên 1 triệu gái mãi dâm hành nghề trên đường phố, nhà tắm hơi (sauna), phòng tẩm quất (massage parlor) và qua điện thoại, trong đó có 300.000 vị thành niên.  Thành phố New York tốn $43 triệu mỗi năm để kiểm soát các vấn đề liên quan đến mãi dâm.
  4. 4.000 vụ phá thai mỗi ngày.  Năm 1999 có 1.365.730 vụ phá thai.
  5. 14.000.000 người nghiện rượu.
  6. Có 2.200.000 tù nhân Mỹ đang ngồi tù.  Cả thế giới có 9.000.000 người đang ngồi tù, Mỹ chiếm 22% trong khi tỷ lệ dân số của Mỹ trên thế giới chỉ có 5%.
  7. Ở Trung Quốc thì cứ trong 100.000 người có 111 người ngồi tù, ở Mỹ là 686 người, gấp hơn 6 lần trong khi dân số Mỹ chỉ bằng 24% dân số Trung Quốc.
  8. 50% các cặp vợ chồng do Chúa kết hợp đi đến ly dị.
  9. Từ 4% đến 10% dân chúng đồng tính luyến ái.
  10. Trên 5000 linh mục Công Giáo bị truy tố về tội cưỡng dâm trẻ em phụ tế và nữ tín đồ.

Qua những con số thống kê ở trên, chúng ta thấy rằng xã hội Mỹ không tốt đẹp như chúng ta tưởng.  Trong một xã hội mà con người ám ảnh về tình dục, tiền, và bạo lực (sex, money and violence) mà chung ta thấy tràn ngập trên TV, phim ảnh v..v… thì những tệ đoan xã hội tất nhiên phải có, nhiều hay ít.  Nhưng vấn đề là người dân Mỹ không ai quy trách cho chính phủ là nguyên nhân của những tệ đoan xã hội.  Trong khi đó thì một số người Việt Nam chống Cộng cực đoan luôn luôn đổ trách nhiệm về những tệ đoan xã hội lên đầu Cộng sản. Nhưng Cộng sản cũng không thể trốn trách nhiệm, với cương vị của những nhà cách mạng, đã để cho nền văn hóa dân tộc suy thoái với những phim ảnh ăn cắp từ cốt truyện đến cách đóng phim, quần áo hở hang không hợp chỗ, đến cảnh trai gái bừa bãi, rượu chè v…v…của xã hội “kim chi”.

Không ai có thể phủ nhận Mỹ là nước giàu nhất và mạnh nhất về quân sự.  Nhưng còn về các vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức thế giới, đức tính của con người, thì Mỹ không có gì để so sánh với các quốc gia Á Châu.  Tổng thống Bush mở cuộc xâm chiếm Iraq cũng không ít thì nhiều có niềm tin về huyền thoại của một thị trấn trên ngọn đồi.  Sống ở Mỹ chúng ta không lạ gì khi thấy những nhóm “da trắng ưu việt” (white supremacists) có những hành động bạo động ác ôn đối với những người da màu mà chúng cho là thấp kém trong khi tuyệt đại đa số chúng không tốt nghiệp nổi Trung Học.

Chúng ta còn nhớ, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant, sau khi quan sát tình hình ở Việt Nam, đã tuyên bố: Cuộc chiến chênh lệch giữa kỹ thuật Hoa Kỳ và một nước nhỏ kém mở mang (VN) là một trong những cuộc chiến "man rợ nhất" của lịch sử. (The Secretary of the United Nations, U Thant, was driven by his observations to call this mismatch between the United States and a small underdeveloped nation one of the "most barbarous" wars in history)

Martin Luther King, Jr., 1967, cũng đã phát biểu:

Chúng ta không có một ý định nào đáng vinh dự ở Việt Nam (We have no honorable intentions in Vietnam).

Hành động can thiệp vào Việt Nam của Mỹ không nằm ngoài chủ trương của Mỹ là thiết lập một trật tự thế giới ổn định (a stable world order), theo ý định của Mỹ, mà trong cái gọi là trật tự thế giới này, Mỹ nắm Ngân Hàng Quốc Tế (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF = International Monetary Fund).  Mỹ đã dùng những cơ quan này để cho các nước nhỏ đang mở mang vay nhẹ lãi, hỗ trợ những dự án có lợi cho Mỹ, và khi cần có thể làm sụp đổ nền kinh tế địa phương.  Thật vậy, theo Mục sư Robert McAfee Brown (Ibid., trang 24) thì:

Trật tự thế giới ngày nay rất lợi lộc cho những nhà tư bản Mỹ, những người ngồi trên chóp của đống lợi nhuận.  Ngoại viện của Mỹ cho những kém mở mang được coi như là một chủ nghĩa đế quốc mới; không phải là đế quốc quân sự mà là đế quốc đô-la.  Đế quốc đô-la không hiển nhiên như đế quốc thực dân; nó không toan tính thiết lập một văn phòng chính trị thực dân.  Nó mua chuộc những chính trị gia bản xứ sẵn sàng bán linh hồn và xen vào nội bộ của quốc gia qua những phương pháp kinh tế chứ không phải là chính trị.  Nó cũng có hiệu lực như là thực dân quân sự nhưng khó mà có thể lột mặt nạ của nó ra. [Chúng ta hãy nhìn kỹ vài bộ mặt chính trị gia (sic) được Mỹ mời đến dự ngày độc lập của Mỹ tại Tòa Đại Sứ ở Việt Nam]

(The present world order is very profitable for capitalists in the United States, who are sitting on top of the heap.  The foreign aid given by the United States to underdeveloped nations is regarded as a new kind of imperialism: not military but dollar imperialism; it does not attempt to set up a colonial political office.  Instead, it buys out willing native politicians and interferes in the country through economic rather than political methods.  It is just as effective as colonial imperialism, though harder to unmask.)

Vài Lời Kết:

Nhân dịp 30/4, Sách Hiếm đưa ra 7 điều phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang về Ý Nghĩa Cuộc Chiến Việt Nam 1954-1975.  Đây là một ý kiến hay để chúng ta nhìn lại lịch sử như nó là như vậy. 

Ở hải ngoại, cứ đến ngày 30 tháng Tư, chúng ta lại bị nghe những bài ca quen thuộc trên một đĩa hát đã cùn về “CS xâm chiếm niền Nam” (sic) hay “ngày mất nước” (sic) hay “tháng Tư đen” [có thể vì đó là tháng mà thế lực đen quốc tế (The Black International = Ca-Tô Giáo Rô-ma, từ của Linh mục Joseph McCabe) đã tháo chạy], hay “ngày quốc hận” [sic] v.. v… phản ánh một sự hiểu biết rất ngu ngơ và đần độn về cuộc chiến ở Việt Nam. 

Trước đây, trang nhà sachhiem.net  có đưa lên một số tài liệu truyền hình như “Declassified: Viet Cong” của Mỹ và “Điện Biên Phủ” của Việt Nam, và rất nhiều tài liệu khác về cuộc chiến ở Việt Nam. Chỉ cần xem một số trong những tài liệu này chúng ta cũng có thể thấy lòng yêu nước, sự hi sinh của người dân Việt, và công lao của Việt Minh trong thời kháng Pháp cũng như của đảng CSVN trong thời chống Mỹ lớn lao như thế nào để đưa nước nhà đến thống nhất và độc lập.  Chúng ta cũng thấy sự sai lầm của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thật là quá mức. Làm sao chúng ta còn có thể cho rằng thực dân Pháp trở lại để tái lập nền đô hộ ở Việt Nam, cũng như cuộc can thiệp man rợ của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, dưới chiêu bài “chống Cộng”,  là chính đáng, là để giúp người dân Việt Nam, theo lý luận ngu ngơ, đầy cảm tính cá nhân, của một số người ở hải ngoại?

Một số nhỏ tài liệu của những nhà khoa bảng Âu Mỹ trích dẫn ở trên cũng đủ để cho chúng ta thấy thực chất của cuộc chiến 20 năm hậu-Genève, 1955-1975, chính là do sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam với sự hội tụ của ba yếu tố: kinh tế (economics), thần học Ki-tô Giáo (Christian theology), và chính trị (politics).  Đó là sự can thiệp dựa trên “cường quyền thắng công lý.” Và dựa trên điều hoang tưởng Mỹ là một thị trấn trên ngọn đồi, hay là một cái đầu tầu kéo đoàn tầu thế giới theo về đạo đức, nhân quyền và dân chủ.

Ngày nay chúng ta biết rằng Mỹ can thiệp vào Việt Nam không phải là giúp Việt Nam tranh đấu cho những giá trị tự do và dân chủ theo đúng nghĩa của tự do và dân chủ.  Bản chất của hai chế độ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu nói rõ hơn gì hết sự thật này.  Mỹ can thiệp vào Việt Nam vì quan niệm chính trị và thống trị của Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến, ngoài những mục đích kinh tế của giới tài phiệt, và tôn giáo của giới Tin Lành bảo thủ.

Trong ba thập niên, những chính quyền Cộng Hòa và Dân Chủ (Mỹ) đã coi sự duy trì một chế độ không Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam như là nền tảng quan trọng của chính sách Mỹ ở Đông Nam Á.  Tuy vậy, năm 1973 Nixon đã ký một Hiệp Ước với VNDCCH để có được một khoảng thời gian có thể chấp nhận được [a decent interval] giữa cuộc triệt thoái của Mỹ và cuộc bại trận của VNCH.  Mỹ, một nước có vẻ như có những nguồn kinh tế và quân sự vô tận, lại phải chịu bại trước một quốc gia mà Washington coi như là “một lực lượng quân sự hạng ba với nền kinh tế hạng tư” [humbled by a country Washington considered a “third-rate military power with a fourth-rate economy]. 

Những sử gia thuộc trường phái xét lại không hề mủi lòng trước sự chết chóc của mấy triệu người Việt Nam, một phần ba người dân ở đồng quê miền Nam phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, và sự tàn phá môi sinh và hoa mầu trong vùng.. Họ chỉ than vãn về sự mất đi uy tín và sự thiếu tự tin gây nên bởi cuộc chiến bại đầu tiên của Mỹ trong một cuộc chiến ở ngoại quốc.  Giải thích tại sao Mỹ thua ở Việt Nam (và sẽ không thua từ đây về sau) là điểm chính trong chủ trương viết sử của trường phái xét lại.

Đối với một dân tộc sống trong ảo tưởng về sự toàn năng của Mỹ (American’s omnipotence), giải thích sự chiến bại là vì không dùng hết khả năng quân sự có tác dụng xoa dịu vết thương tự hào quốc gia của người dân Mỹ.  Nó cũng có vẻ là giải đáp cho nghịch lý là một quốc gia giầu có nhất và mạnh nhất lại không thể bắt một dân tộc nghèo nàn Á Châu phải chịu khuất phục.  Cuối cùng thì nguyên nhân của sự thất bại có thể chữa trị được dễ dàng: thắng trong cuộc chiến tới. Đây là lý do để Mỹ đơn phương tấn công Iraq và Afghanistan: lấy lại uy tín của Mỹ trên thế giới.

Mỹ đã thất bại ở Việt Nam trong những mục đích tham chiến và bảo vệ nền văn minh Ki Tô Giáo.  Trước thế giới, Mỹ không còn là  “một thị trấn trên ngọn đồi”. Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? 

Những giải thích về sai lầm chiến lược hay chiến thuật đã khiến cho Mỹ thua chỉ nói lên một phần.  Mỹ thua không phải là yếu kém về quân sự, đây là điều hiển nhiên, mà là thua vì văn hóa Nền văn hóa của Mỹ là nền văn hóa Ki Tô Giáo, nghĩa là một nền văn hóa tự tôn, độc tôn, hoang tưởng về đạo đức và quyền năng, do đó có đặc tính chiếm hữu của đế quốc, thiên về vật chất.  Alexis de Tocqueville, khi nghiên cứu về xã hội Mỹ, đã đưa ra một nhận xét rất chính xác: “Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trong thế giới trong câu trả lời của câu hỏi: Nó mang đến bao nhiêu tiền”  Mới lập quốc bởi những kẻ phiêu lưu trên dưới 300 năm, cái nền văn hóa hời hợt nhưng trịch thượng của Mỹ không có cách nào có thể thắng được nền văn hóa sâu thẳm đầy giá trị tinh thần của Việt Nam đã được hun đúc trong mấy ngàn năm lịch sử, tạo nên một tinh thần yêu nước sâu đậm và bất khuất của người dân Việt như lịch sử đã chứng minh.  Đây không phải vì tôi có gốc Việt Nam nên viết vậy.

Trong cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order), Samuel P. Huntington, lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, viết trong tập san Foreign Affairs:   Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”.  Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..”Tây phương thắng trên thế giới không phải là vì sự ưu việt của những ý tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” (Huntington, p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence). 

Người Tây phương thường quên đi sự kiện này; người các nước khác, nhất là các nước đã một thời bị Tây phương đô hộ,  không bao giờ quên.  Thật vậy, Tây phương là nơi sản xuất ra nhiều lý tưởng xã hội như tự do, phát xít, dân chủ theo quan niệm Ki Tô (Christian democracy), dân chủ xã hội (social democracy), đoàn thể, kinh tế tự do v..v.. nhưng Tây phương chưa bao giờ có được một tôn giáo lớn (theo nghĩa là chủ lực tinh thần hướng dẫn đạo đức và tính thiện của con người. TCN).  Những tôn giáo lớn trên hoàn cầu đều là sản phẩm của những nền văn minh ngoài Tây phương, và trong hầu hết các trường hợp, đã có trước nền văn minh Tây phương. (Huntington, Ibid., p. 54: The West, however, has never generated a major religion.  The great religions of the world are all products of  non-Western civilizations and, in most cases, antedate Western civilization).  So sánh giáo lý, lịch sử Ki Tô Giáo (Chính Thống, Gia Tô, Tin Lành) với các tôn giáo Á Đông như  Thích, Nho, Lão và Ấn Giáo, chúng ta thấy rõ ngay điều này.

Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận.  Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới.  Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ.  Cho nên giá trị nghiên cứu trong tác phẩm của ông ta chúng ta có thể tin tưởng.

Cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam, từ 1945 đến 1975, gồm 2 giai đoạn với 2 sắc thái khác nhau: trước và sau Hiệp Định Genève.  Nhìn lại 2 giai đoạn của cuộc chiến này, tôi không thể nghĩ khác hơn là giai đoạn sau Hiệp Định Genève, theo quan điểm của đa số người Việt Nam, chỉ là sự tiếp nối của một sứ mạng dang dở của giai đoạn trước: giành độc lập và thống nhất đất nước.

Người dân Việt Nam nói chung có thể bất mãn về chế độ này hay chế độ kia, nhưng người dân Việt Nam trong suốt giòng lịch sử, bao giờ cũng trân quý nền độc lập và thống nhất quốc gia, và đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ mạch sống này của quốc gia, trừ những kẻ thuộc loại như Nguyễn Chí Thiện với câu thơ Nay người dân luyến tiếc (thằng Tây) vô chừng”, hay Linh mục Hoàng Quỳnh với câu nói lưu xú vạn niên “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa”, hay Nguyễn Gia Kiểng, đòi “Tổ Quốc phải ăn năn và phải theo văn hóa Tây phương”, hay Võ Văn Ái với câu Nghị  định 31/C ... biến miền Nam cũ thành một Nhà tù lớn”  v..v.. và v..v..

Như chúng ta đã biết, cuộc can thiệp của Mỹ, hay nói đúng hơn là cuộc xâm lăng của Mỹ, vào Việt Nam, đã gây nên một cuộc chiến tàn khốc trên khắp đất nước, thực chất là một sự sai lầm căn bản và phi luân.  Một số nhỏ người Mỹ, và đa số người Việt thuộc chế độ cũ, vẫn cho rằng sự can thiệp của Mỹ bắt nguồn từ một ý định tốt. Nhưng như trên tôi đã chứng minh là điều này không thực, dùng ngay tài liệu của Ngũ Giác Đài và của các bậc trí thức cũng như các bậc lãnh đạo tôn giáo có uy tín trên nước Mỹ.  Ngay cả cựu bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara cũng phải thừa nhận cuộc chiến Việt Nam là một sự sai lầm của Mỹ.

Hi vọng những tài liệu trong bài viết này có thể thức tỉnh một số người vẫn còn mơ mộng với huyền thoại Mỹ đến Việt Nam để giúp Nam Việt Nam chống Cộng và bảo vệ những giá trị đạo đức, trong khi trên thực tế Nam Việt Nam không có căn bản pháp lý để có được một căn cước quốc gia.

Để thấy trong cuộc chiến người Mỹ đã làm gì đối với dân Việt Nam, chúng ta hãy đọc bài:

CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ DIỆT CHỦNG DÂN TỘC VIỆT NAM CỦA MỸ 1945 - 1974

(American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974)
http://www.intellnet.org/resources/american_terrorism/Vietnamesevictims.html

Bài đã được dịch và đăng trên http://giaodiemonline.com/2008/09/khungbo.htm, và đây chỉ là đại cương, phần chi tiết những sự kiện trong bài này nằm trong rất nhiều tài liệu hiện hữu, và chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem chúng ta có trách nhiệm gì về những sự kiện lịch sử này hay không.

Những tài liệu trong bài viết này thuộc về lịch sử.  Xin đừng cho là tôi nêu những tài liệu này để gây thù hận với Pháp hay Mỹ. Tôi được huấn luyện trong môi trường của một đại học lớn của Mỹ, và về khoa học.  Cho nên, tôn trọng sự thật với sự lương thiện trí thức phải đặt lên hàng đầu trong mọi công cuộc nghiên cứu.  Bất kể kết quả nghiên cứu ra sao, nếu là sự thật thì chúng ta phải chấp nhận, dù sự thật đó có thể làm cho ta đau lòng.  Những tác giả khoa bảng Mỹ và Pháp viết về lịch sử, về cuộc chiến ở Việt Nam, tuyệt đối không phải vì thù hận hay để gây thù hận.  Đối với họ, và đối với tôi, cũng như đối với giáo sư Nguyễn Mạnh Quang và nhiều người khác, lịch sử đơn giản chỉ là lịch sử, không có phe phái và thù hận trong đó. 

Không phải là chúng tôi không cảm thấy hạnh phúc sống trên đất nước này cho nên mới đi làm những công việc mà một số người đầu bò hay đầu cừu cho rằng chống Mỹ hay chống Ki Tô Giáo của Mỹ.  Trái lại chúng tôi sống rất đầy đủ, hạnh phúc, vì ở đây chúng tôi được tự do sử dụng những quyền không thể nhân nhượng của một công dân Mỹ, quyền suy tư cá nhân, quyền bày tỏ ý kiến. Những ai không hiểu được điều này thì không hiểu thế nào là học thuật (scholarship) và những tiêu chuẩn trí thức trong lãnh vực này.

Quá khứ đã qua lâu rồi, Việt Nam đang nhìn về và tiến tới tương lai.  Những hiểu lầm về cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam, và do đó tạo nên những thù hận kéo dài một cách phi lý, cần phải xóa bỏ trước những sự thật lịch sử.  Và đây là mục đích của tôi khi viết bài này.

Hi vọng những “đầu bếp cờ vàng” http://sachhiem.net/XICHLOV/XichloViet09.php hãy tỉnh cơn mê muội, thay đổi món ăn để cho đầu óc của chính con cháu của họ không còn bị đầu độc, ô nhiễm bởi những mối thù hận một chiếu đã kéo quá dài và những mưu mô xuyên tạc lịch sử..

Trần Chung Ngọc

Ngày 9 tháng 5, 2012

 

 

 

 


Các bài thời sự cùng tác giả


 ▪ 22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh - Trần Chung Ngọc

Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng - Trần Chung Ngọc

Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar - Trần Chung Ngọc

Những Người Máy Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th - Trần Chung Ngọc

Tản Mạn về Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê - Trần Chung Ngọc

ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. - Trần Chung Ngọc

Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" - Trần Chung Ngọc

Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia - Trần Chung Ngọc

BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG - Trần Chung Ngọc

Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam - Trần Chung Ngọc

Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? - Trần Chung Ngọc

Công Nghiệp Cuối Cùng -
Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
- Trần Chung Ngọc

Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền - Trần Chung Ngọc

Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông - Trần Chung Ngọc

Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc

Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 >>>

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>