●   Bản rời    

VATICAN:CH02 -Tiến Trình Đạo Ki Tô Do Thái Biến Thể Thành Đạo Ki Tô La Mã

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH02.php

06-Mar-2012

 CHƯƠNG 2

TIẾN TRÌNH ĐẠO KI TÔ DO THÁI
BIẾN THỂ THÀNH ĐẠO KI TÔ LA MÃ

LTS: Nhìn qua tựa đề, có lẽ bạn đọc không chú ý đến nội dung của Chương này. Sở dĩ chúng ta cần tìm hiểu giai đoạn thành hình của đạo Công Giáo La Mã vì chính giai đoạn này sẽ giải thích rất nhiều về những sự kiện "lạ lùng, kinh khủng" trong dòng lịch sử 2000 năm của đạo này. Biết lúc phôi thai của nó, bạn đọc sẽ hiểu tại sao các chức sắc trong Giáo Hội này không hề tin những điều họ rao giảng. Biết cấu tạo cơ bản của nó, bạn đọc sẽ xác tín những điều khác biệt trong hành động của Giáo Hội đối với những điều họ phỉnh gạt người khác. Biết những cuộc chém giết bạo động và tàn ác để giành ngôi của những người sáng lập, bạn đọc sẽ không ngạc nhiên về những lịch sử Giáo Hội luôn kết nối với "bạo lực", luồn lách, đi với kẻ "quyền thế", và sẽ không còn nghi ngờ về những hồ sơ tội ác của Giáo Hội La mã nữa. Xin kính mời xem (SH)

Như đã trình ở chương trước, Đế Quốc La Mã tấn chiếm  nước Do Thái từ năm 63 trước Công Nguyên và thống trị quốc gia này kể từ đó cho đến ngày đế quốc La Mã sụp đổ. Ông Jesus bị bắt và bị hành hình vào năm 33. Mãi tới cuối thế kỷ thứ 1 đạo Ki-tô Do Thái mới xuất hiện. Vào thời đó, đại đa số người dân trong đế quốc La Mã  theo đa thần giáo. Tập quán của họ là thờ đủ mọi thứ thần như thần núi, thần sông, thần đồng ruộng, thần ái tình, vân vân. Cũng vì thế mà việc người Do Thái tôn  vinh ông Jesus lên là Chúa Cứu Thế và lập đạo để thờ cúng cầu khấn không bị chính quyền ngăn cấm.

1.- Đế Quốc La Mã Đàn Áp Đạo Ki-tô Do Thái

Cho tới đầu thập niên 230, thời Giáo Chủ Pontianus (230-235), tức là vào khoảng hai trăm năm sau khi Chúa Jesus thọ hình, con số tín đồ Ki Tô Do Thái trong Đế Quốc La Mã lên tới vào khoảng 70 ngàn người. Con số này so với khối dân khổng lồ sống trong Đế Quốc La Mã thì thật là quá khiêm tốn. Chính quyền đương thời thi hành chính sách khoan dung đối với tất cả các tôn giáo ở trong đế quốc miễn rằng họ phải tuân hành luật lệ của nhà nước. Trong khi đó thì các nhà truyền giáo Ki Tô Do Thái lại rao truyền dạy dỗ tín đồ chỉ được thờ có Thượng Đế  Jehovah và Chúa Jesus thôi. Họ không được phép thờ bất cứ ông thần nào khác. Đồng thời, tín hữu Ki Tô Do Thái lại từ chối, không chịu tuân hành một số luật pháp của chính quyền, đặc biệt là họ từ chối cái khoản luật lệ đòi mọi người phải thờ phượng vị thần mà Hoàng Đế La Mã đang thờ cúng. Sự kiện này được sách Living World History ghi lại như sau:

“Viên chức chính quyền La Mã lức bấy giờ chấp nhận nhiều tôn giáo hiện diện ở trong đế quốc miễn là các tôn giáo này chấp nhận quyền lực của chính quyền. Tuy nhiên, nhiều luật lệ của Đế Quốc La Mã, đặc biệt là những luật về việc thờ phượng của hoàng đế lại bị các tín đồ Kitô giáo từ chối, không chịu tuân hành.” [1]

Hậu quả là họ bị coi như là kẻ thù của nhà nước, và tất nhiên là bị đối xử như kẻ thù trong đế quốc, nghĩa là họ bị ngược đãi, bị bách hại, bị tấn công và bị tàn sát không một chút nương tay. 

2.- Họ Bị Bách Hại Như Thế Nào?

Thói đời không ưa thì dưa có giòi. Nếu chính quyền được ổn định, mưa thuận gió hòa, nhân dân khắp nơi trong đế quốc làm ăn phát đạt, người người sống yên vui trong cảnh thanh bình và an cư lạc nghiệp, thì vạn sự được coi như là êm xuôi, thôi thì  "dĩ hòa vi quý". Nhưng nếu tình hình trở nên bất ổn, lại thêm thiên tai xẩy ra triền miên khiến cho nhân dân đói khổ,  loạn lạc nổi lên cướp phá và viên chức chính quyền trở thành những thứ sâu dân mọt nước, gây nên rất nhiều bất công trong xã hội và bất mãn trong nhân dân, thì cái gì sẽ xẩy ra? Trong trường hợp này, tất nhiên là tín hữu Ki Tô Do Thái không thể nào tránh khỏi tình trạng trở thành những con dê tế thần của chính quyền đế quốc, và trăm tội sẽ đổ lên đầu họ.

Thường thì họ bị truy lùng, tóm cổ, rồi bị đưa ra  tòa xử tội và trừng phạt tùy theo chức vụ hay địa vị của mỗi người trong tổ chức hay hội đoàn tôn giáo của họ. Hình phạt sẽ được quyết định tùy  theo thành tích đã làm của họ, tùy theo mức độ thù ghét của chính quyền và tùy theo lòng dân địa phương đối với họ. Có rất nhiều người bị xử tử theo kiểu ông Jesus thọ hình trước kia. Có khị họ bị liệng cho thú dữ cào cấu và ăn thịt ở ngay giữa đấu trường.


Hoàng đế Diocletian (284-305)

Hoàng Đế Neron (54-68) quy trách nhiệm cho người theo đạo Ki Tô Do Thái về vụ hỏa hoạn trong kinh thành La Mã vào năm 64 sau TL. Ông ra lệnh trừng phạt họ rất là tàn nhẫn. Vào những năm từ 249 đến 251 và nhất là lần chót vào năm 303 dưới thời Hoàng Đế Diocletian (284-305), tình trạng của họ thật là vô cùng khốn khổ. Người tín hữu Ki Tô Do Thái sống trong cảnh ám ảnh không biết bị bắt và bị giết vào lúc nào. Tình trạng này được sách The Decline And  Fall Of The Roman Church ghi nhận như sau:

“Từ khi Tông đồ Simon Peter chết vào năm 67 sau TL cho đến năm 312, có 31 vị kế nghiệp ông ta làm giáo chủ, giữ vai trò như là vị giám mục tại La Mã. Không có ai trong số 18 vị giáo chủ đầu tiên được chết yên lành trên giường bệnh. Tất cả đều là bất đắc kỳ tử.”[2]

“Cá nhân ông (Giáo Chủ Pontian), là một  tín hữu Ki Tô (Do Thái), dĩ nhiên, ông nhìn thấy tương lai rất là đen tối. Vào bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, ông cũng có thể bị giết ngay tại chỗ. Luật pháp La Mã cho phép như vậy. Hoặc là ông có thể bị bắt, bị bỏ tù rồi bị giết ở trong tù hay bị dẫn đi diễn hành tới một vận động trường ở La Mã cho dã thú ăn thịt trước con mắt thích thú của khoảng chừng 80 ngàn khán thính giả để xem như một màn thể thao, hoặc là có thể bị gửi đi làm việc cực nhọc cho đến chết trong các khu mỏ của người La Mã ở một nơi nào quanh vùng Địa Trung Hải.”  [3]

“Ngày 27/9/235, tân hoàng đế Maximinus ban hành một sắc lệnh theo đó thì tất cả các nhà lãnh đạo Ki Tô  giáo từ tu sĩ, phụ tế, học giả cho đến các giám mục đều bị bắt; các tòa nhà của họ đều bị đốt; nghĩa địa của họ bị đóng cửa; tài sản cá nhân của họ bị tịch thu. (Trong những  thời kỳ có chính sách khoan hồng, những người theo đạo Ki Tô Do Thái được phép chôn cất người chết của họ ở những nơi đặc biệt, và ngay cả khi còn sống ở ngoài xã hội, họ cũng không được làm chủ bất động sản.”  “Giáo Chủ Pontian bị lính của Hoàng Đế Maximinus bắt vào ngày 27/9/235 và bị đưa vào Khám Đường Mamertine ngay ngày hôm đó... Đồng thời ông Hippolytus 70 tuổi, một nhân sĩ Ki Tô Do Thái có tiếng tăm cũng bị bắt vào ngày 29/9, và bị đưa đi khu mỏ chì tại đảo Sardinia. Bị đưa đến La Mã, Giáo Chủ Pontian bị tra tấn hành hạ vào khoảng mười ngày, hy vọng là ông sẽ khai cho nhà cầm quyền biết những tin tức về các nhà lãnh đạo khác của đạo Ki Tô Do Thái (nhưng ông đã không tiết lộ gì cả), rồi sau đó ông cũng bị kết án và bị đưa đi các khu hầm mỏ ở Sardinia. Ông tới đây vào ngày 12/10/235.”   [4]

3.- Hoàn Cảnh Lịch Sử Đưa Đến Việc Đạo Ki-tô Do Thái Lột Xác

Trong thời gian này, vì muốn gây thanh thế trong cuộc chiến giành giật  ngai vàng, Hoàng Đế  Galerius đã từng nổi tiếng bách hại đạo Kitô  quay ra thay đổi chính sách bằng cách ban hành “Sắc Chỉ Khoan Dung” (Edict of Toleration) vào ngày 30 tháng 4 năm 311 với mục đích lôi kéo Giáo Hội  Ki-tô và tín đồ của tôn giáo này về phe ông để chống lại các đối thủ chính trị. Nhờ vậy mà các tu sĩ và tín đồ Kitô được sống đời tự do, không còn bị bách hại như những ngày trước đó. "Bạng duật tương trì,  ngư ông đắc lợi." Cuộc chiến giành giật ngai vàng vẫn còn tiếp diễn, các thế lực chống đối nhau cũng muốn  tỏ ra khoan dung và độ lương đối với tín đồ Ki-tô để lôi kéo họ về phe cánh của mình. Không thể để cho Hoàng Đế Galerius độc quyền độ lượng, Hoàng Đế Maxentius  (anh em rể với Hoàng Đế Constantine) bèn ra lệnh trả lại cho giáo hội và tín đồ Kitô  tất cả những khoản  tài sản đã bị chính quyền tịch thu trong những năm trước đó. Nhưng rồi, sáng sớm ngày 28/10/312 Hoàng Đế Maxentius bị Hoàng Đế Constantine đánh bại trong trận đánh tại Cầu Milvian.


Hoàng Đế Constantine

Thấy rằng thu phục Giáo Hội Kitô là một thủ đoạn chính trị khôn ngoan để gia tăng thanh thế, vì thế mà ngay buổi chiều hôm đó,  Hoàng Đế Constantine thân hành đến gặp các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Kitô Do Thái để thuyết phục. Đây là một buổi họp giữa một bên là những người đại diện cho Giáo Hội Ki-tô (thần quyền) là Giáo Chủ Miltiades (gốc Phi Châu sinh tại La Mã), 62 tuổi,  cùng với người phụ tá là  Giám-mục Silvester 59 tuổi (thân mẫu rất có thể là người La Mã, và chính ông ta tự nhận là gốc Đức, các sử gia nghi ngờ ông là người La Mã), và một bên đại diện cho chính quyền Đế Quốc La Mã (thế quyền) là Hoàng Đế Constantine, một người La Mã chính tông, mới có 31 tuổi. Chủ đích của Hoàng Đế Constantine trong cuộc họp này là  kiến tạo một liên minh giữa thế quyền (chính quyền) và thần quyền (tôn giáo) với mục đích lôi kéo khối tín đồ Kitô Do Thái về phe ông để tăng cường thế  lực, và cũng là dùng họ làm thành phần nòng cốt để bảo vệ  chế độ.

4.- Hoàng Đế Constantine Và Giáo Hội Do Thái

Theo Collier's Encyclopedia, (Macmillan Education Company, New York: 1990, page 212), thì Hoàng Đế Constantine là con của Aurelius Valerius Constantius và bà Flavia Helena (vợ thứ). Tên thật của ông là Flavius Aurelius Constantinus và sinh vào khoảng năm 280 tại Naissus (ngày nay nằm trong xứ Serbia). Ngày 1/5/305, Hoàng Đế Diocletian thoái vị. Một hội đồng bốn người nhiếp chính được thành lập (a four-man ruling body) và thân phụ của ông trở thành một trong bốn người trong hội đồng nhiếp chính này. Cũng vào năm đó, thân phụ ông lên ngôi tức là Hoàng Đế Constantius Đệ Nhất, và cũng từ đó ông thường theo cha trong những chiến dịch tiến đánh người Picts tại Anh quốc. Năm 306, Hoàng Đế Constantius Đệ Nhất qua đời. Ông được quân sĩ tôn lên nối nghiệp cha, nhưng mãi hơn một năm sau ông mới được chính thức nhìn nhận là hoàng đế. Lúc bấy giờ có nhiều người thuộc nhiều phe tranh giành ngôi hoàng đế. Những người đó là:

1.- Constantine,
2.- Maximiian (bố vợ của Constantine, bị Constantine  giết chết vào năm 310) 
3.- Galerius (chết vào năm 311)
4.- Maximinus (Marcus Aurelius Valerius Maximnus),
5.- Valerius Licinius
6.- Maxentius (Con của Maxmian, bị Constantine  đánh bại vào năm 312)
7.- Maximinus Daia.

Constantine là con người đầy thủ đoạn, xảo quyệt, bất nhân và tàn ác hơn bất kỳ chính trị gia nào khác từ trước tới lúc đó và cả cho đến ngày nay. Khi phải đuơng đầu với quá nhiều đối thủ chính trị, Constantine cầu hôn với công chúa Fausta, con gái của Maxiamin, với thâm ý là làm giảm bớt đi được một kẻ thù. Cơ hội đến, ông giết luôn cả cha vợ. Sau đó, ông lại giết luôn cả em vợ. Và cuối cùng khi thành công rồi, vào năm 326, ông giết luôn cả người vợ thân yêu của ông là bà Fausta và người con trai của ông  là Crispus. “Cọp dữ không nỡ ăn thịt con”, dã thú như loài cọp còn không nỡ ăn thịt con.  Ấy thế mà Constantine đã giết luôn cả người con ruột của ông ta. Như vậy là ông ta còn tệ hơn cả loài dã thú. Việc làm bất nhân và bạo ngược này khiến cho sử gia Caleb W. Davis phê bình rằng:

“Ông có nhiều đức tính đáng quý, nhưng việc sát hại người con trai của ông là Crispus và người vợ của ông là bà Fausta vào năm 326, dù là vì lý do cá nhân hay chính trị thì nó cũng cho ta thấy bề trái của cái đức tính tốt này của ông ta.” [5]

Dưới đây là sách lược thanh toán các đối thủ chính trị của Constantine. Khởi đầu, năm 307, Constantine xin kết hôn với Công Chúa Fausta, ái nữ của Maximian, một địch thủ mạnh nhất trong các địch thủ của ông. Như vậy là ông đã có được một liên minh mạnh nhất, trội hơn rất nhiều so với các đối thủ còn lại. Đến năm 310, ông tìm cách hạ thủ bố vợ ông là Maximian. Năm 311, Galerius qua đời. Như vậy, Constantine chỉ còn lại có hai đối thủ. Chính ông và người em vợ của ông là Maxentius (em ruột của bà Fausta) thống lãnh vùng lãnh thổ phía Tây. Valerius Licinius và Maximinus Daia thống lãnh vùng phía Đông. Để giảm bớt số kẻ thù, Constantine gả em gái cho Licinius. Thế là ông có Licinius liên minh với ông để canh chừng và cầm chân đối thủ Maximinus Daia ở phía đông. Ngay sau đó, ông tính đến việc thanh toán đối thủ ở ngay gần kế ông là Maxentius, người em vợ thân yêu của ông.


Trận chiến ở cầu Milvian

Nhớ đến cái khối hơn 70 ngàn tín hữu Ki Tô Do Thái thà chết chứ không bỏ đạo, ông liền nghĩ ra một kế hoạch vô cùng tinh vi để lôi cuốn họ vào phe của ông. Sau khi thắng được trận đánh tại Cầu Milivian, ngày 28/10/312, ông thân hành đến gặp giáo chủ Miltiades có Giám Mục (bishop) Silvester ở bên cạnh. Ông nói với hai nhà lãnh đạo tôn giáo này rằng vào buổi chiều hôm trước khi chuẩn bị quân sĩ cho trận đánh, ông thấy có một dấu hiệu: cây thánh giá của Jesus nằm đè lên mặt trời, và có một giọng nói huyền diệu, (giống như thánh Phao Lồ (Paul) trước kia đã nghe thấy trên đường đi Damascus), nói với ông rằng: “Trong dâú hiệu này ngươi sẽ chiến thắng.” Ông cho biết chuyện đó xẩy ra vào đêm hôm trước (đêm vừa qua). Sáng nay, ông ra trận với dấu hiệu (thánh giá) đó sơn lên trên những tấm khiên (mộc) và đầu ngựa. Ông tin rằng ông đã thắng trận đánh tại Cầu Milvian là do quyền lực và sức mạnh của cái dấu hiệu (thánh giá) đó.” [6]

Để tỏ ra  là người thành khẩn tin vào sức mạnh huyền diệu của cây thánh giá đó, ông khẩn khoản Giáo Chủ Miltiades cho ông xin hai trong ba cái đinh kỷ vật mà trước kia đã được dùng đóng Chúa Jesus lên cây thập giá khi thọ hình. Ông cho biết ông sẽ dùng

- một cái (đinh) cắm vào vương miện của ông, và nói rằng ông sẽ nhân danh Chúa Jesus cai trị Đế Quốc La Mã.

- Cái đinh thứ hai sẽ được dùng làm hàm thiếc cho con ngựa của ông. Ông cũng nói cho họ biết rằng ông sẽ nhân danh Chúa Ki Tô, cỡi con ngựa này ra trận chống lại tất cả kẻ thù của Chúa Ki Tô cũng như chống lại kẻ thù của đại diện của Chúa (tức là vị giám mục hay giáo chủ của giáo hội Ki Tô) tại La Mã). Ông nói: “Trong tương lai, là tông đồ của Chúa Ki Tô, chúng ta sẽ tuyển chọn vị giám mục tại La Mã (giáo hoàng)." Ngoài ra, ông còn hứa là ông sẽ ra lệnh xây một ngôi thánh đường (basilica) Peter đồ sộ ở ngay trên ngọn đồi tại La Mã và di hài của Thánh Phao Lồ sẽ được đưa đến chôn cất ngay tại chỗ Ngài (Peter) bị giết.

Ngày hôm sau, ngay từ lúc rạng đông, Hoàng Đế Constantine cùng Hoàng Hậu Fausta đến thăm Giáo Chủ Miltiades và Giám Mục Silvester, rồi kéo nhau đi dạo quanh khu Đồi Vatican. Tất cả những lâu đài và dinh thự trên vùng này trước kia thuộc gia đình Laterani (gia đình bà Fausta), một gia đình danh gia vọng tộc ở La Mã. Đây là một dinh thự lớn nhất và đồ sộ nhất, di sản của Hoàng Đế Maximian, và trở thành của hồi môn của Hoàng Hậu Fausta. Hoàng Đế Constantine dẫn hai ông Miltiades và Silvester vào trong căn dinh thự này và long trọng tuyên bố: “Kể từ đây, tòa dinh thự này là của Giáo Chủ Miltiades và của những người tiếp nối ngôi Tông Đồ Peter.[7]Sau đó, tất cả trở lại nhà Giáo Chủ Miltiades. Hoàng Đế Constantine nhận lãnh hai cái đinh. Giáo Chủ Miltades giữ lại cái đinh thứ ba.

5.- Giáo Hôi Ki-tô Do Thái Lột Xác
Và Biến Thành Giáo Hội Ki-tô La Mã

Những lời tuyên bố và hứa hẹn hào hiệp cũng như tất cả những cử chỉ ưu ái của Hoàng Đế Constantine làm cho Giáo Chủ Miltiades ngạc nhiên như từ trên trời rớt xuống. Ngạc nhiên quá đến độ ông không thể trả lời được câu nào mà chỉ gật đầu lìa lịa. Suốt đời ông, cho đến bây giờ đã 62 tuổi trời, ông chỉ biết có những ngôi nhà thờ tầm thường giống như một căn nhà nhỏ bé, chưa bao giờ ông lại mơ tưởng đến một ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ như Constantine vừa nói. Tuy nhiên, ông chỉ ước mong chính quyền hủy bỏ chính sách khủng bố và từ bỏ chính sách bách hại và  ngược đãi đạo Ki Tô, để cho các tu sĩ và tín hữu của ông được tự do truyền đạo và hành đạo. Có lẽ, trong thâm tâm, ông muốn từ chối hết tất cả những đặc quyền, đặc lợi về chính trị và vật chất do chính quyền ưu đãi.

Có thể ông đã biết rằng một khi mà tôn giáo lãnh nhận ân sủng của quyền lực hay dựa vào chính quyền để có những đặc quyền đặc lợi thì tôn giáo sẽ bị hư thối như tất cả các tổ chức chính trị khác từ trước đến giờ, và hậu quả là tôn giáo sẽ bị quần chúng khinh rẻ, coi như là một đảng cướp không hơn không kém. Như vậy là phản lại cái lý tưởng cao đẹp của Chúa Ki Tô. Vì thế mà ông chỉ muốn thi hành đúng theo những gì Chúa Ki Tô đã truyền dạy, và không bao giờ ông lại mơ màng đến chuyện đem tôn giáo vào nương bóng và dựa thế chính quyền để thị oai và mở rộng tôn giáo. Trong khi đó thì Silvester lại cho rằng Constantine "có thể giúp ích cho kế hoạch cứu rỗi toàn cầu của Chúa Jesus."[8]

Với kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên chính trường và chiến trường, với kinh nghiệm lão luyện đã từng sử dụng những mánh mung để loại bỏ các đối thủ chính trị ra khỏi đấu trường, và với khả năng săc bén trong việc nhận xét những người đối thoại, cho nên ngay khi vừa mới  tiếp xúc và nói chuyện với hai nhà lãnh đạo  của Giáo Hội Ki-tô Do Thái, Hòang Đế Constantine đã thoáng nhìn ra có sự bất đồng chính kiến như trên giữa hai nhà lãnh đạo Ki-tô Do Thái giáo về vận đề cộng tác với ông, và ông cũng đã nghĩ đến phương cách khai thác tình trạng sức khỏe suy yếu của Giáo Chủ Miltidates để lôi kéo Giám-mục Silvester đi theo ông. Vì thế ông nói lời bóng gió như nhắn nhủ với họ rằng:

"Trong tương lai, cùng là tông đồ của Chúa Ki Tô, chúng ta sẽ giúp nhau tuyển chọn vị giám mục tại La Mã (giáo chủ).” [9]

Rõ ràng là câu nói này nhằm để khích lệ Silvester rằng nay mai khi tuyển chọn vị giáo chủ kế tiếp, sẽ có bàn tay ông trong việc này. Nói xong, ông đi liền ra mặt trận để thanh toán những kẻ thù còn lại.

Mười lăm tháng sau, tháng 1 năm 314, Giáo Chủ Miltiades qua đời. Cho đến khi chết, ông vẫn giữ vững lập trường là giáo hội Ki Tô Do Thái không nên nhận một đặc ân hay đặc quyền nào của chính quyền. Ông nghĩ rằng giáo hội có thể lãnh nhận đất đai và các căn nhà ở của nhà nước ban phát cho cũng đã là quá lắm rồi. Ông không thể nào chấp nhận việc dùng quyền lực chính trị và quân sự để làm phương tiện  truyền bá đạo Kitô. Sau khi Giáo Chủ Miltiades qua đời, Hoàng Đế Constantine cho tổ chức một hội nghị gồm tất cả các tu sĩ Ki Tô tại La Mã. Tại hội nghị, ông tuyên bố:

“Chúng ta đã tuyển chọn để chấp nhận Silvester là người lên nối nghiệp Giáo Chủ Miltiades và Tông Đồ Peter để làm đại diện của Chúa Ki Tô Jesus.”.[10]

Toàn thể hội nghị đồng ý việc Hoàng Đế Constantine chọn ông Silvester làm giáo chủ. (Đúng ra là Giám Mục ở địa phận Rome)  Ngay sau đó, Silvester được tấn phong long trọng mà có lẽ từ trước cho đến lúc đó chưa có ông giáo chủ (giám mục ở Rome)  nào có được cái vinh dự này. Sau đó, Giám-mục Silvester [sau này được gọi là Giáo Hoàng Sivester I (314-335)] cùng vào họp bàn với Hoàng Đế Constantine trong Dinh Lateran. Không ai biết được hai người đã bàn thảo về những vấn đề gì. Nhưng chắc chắn là họ đã thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề quan trọng.

Kể từ đây, quyền hành điều khiển Giáo Hội nằm trong tay Hoàng Đế Constantine và Giáo Hội Ki-tô Do Thái trở thành một tổ chức tay sai tiếp sức cho Hoàng Đế Constantine củng cố uy quyền và duy trì quyền lực. Vì thực trạng này, bộ máy quản trị tín đồ của giáo hội cũng được tổ chức rập khuôn theo tổ chức bộ máy quản lý nhân dân của Đế Quốc La  Mã.  Thế rồi, không biết vì lý do gì mà  năm 324, Hoàng Đế Constantine chia đôi Đế Quốc La Mã thành:

1.- Đế Quốc Tây Phương với thủ đô hành chánh là Rome,
2.- Đế Quốc Đông Phương với thủ đô hành chánh là  Constantinople (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) .

Rồi ông dời đô sang Constantinople. Nhờ vậy  mà vị giám mục ở Rome (sau này gọi là giáo hoàng) được ủy nhiệm quyền hành rộng rãi về thế tục và được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi trong đế quốc. Sự kiện này được  sách Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa ghi lại như sau:

"Vào năm 324, Hoàng Đế Constantine quyết định bỏ Rome và dời đô đến Constantinople, nay là thủ đô Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ. Lý do là lãnh thổ của Đế Quốc La Mã lúc đó trải rộng về phía đông gồm có những quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông, Tiểu Á và một phần Đông Âu. Thủ đô cũ của đế quốc đặt tại Rome trở nên quá xa đối với lãnh thổ phía đông, cho nên không còn thích hợp cho việc cai trị của đế quốc nữa. Thủ đô mới của Đế Quốc La Mã tại Constantinople tồn tại và phát triển trong hơn một ngàn năm (từ năm 324 đến 1453) với 88 đời hoàng đế kể từ Constantine.

Từ sau khi Rome bị các hoàng đế La Mã bỏ trống từ năm 324,  thì các giám mục ở Rome bắt đầu âm mưu củng cố quyền lực bằng cách liên kết với các vua chúa của các nước Tây Âu để tách rời khỏi quyền lực của hoàng đế La Mã tại Constantinople. Dần dần, Constantinople không còn đủ sức kiểm soát lãnh thổ phía Tây gồm các nước Âu Châu nên Đế Quốc La Mã bị tách làm hai. Kitô giáo gắn liền với đế quốc cũng bị tách ra làm hai giáo hội

Giám-mục ở Rome tự xưng là "Thượng Phụ của Giáo Hội Tây Phương" (Patriarch of the West Church) và giám mục tại Constantinople tự xưng là "Thượng Phụ của Giáo Hội Đông Phương (Patriarch of the East Church)  Hai Giáo Hội Đông và Tây của Kitô Giáo vẫn cố gắng thuận thảo với nhau từ thế kỷ 4 đến 1054 thì tách rời hẳn. Năm 1204, Vatican tổ chức cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư (The Fourth Crusade) tàn phá Constantinople gần thành bình địa. Constantinople trở thành thuộc địa của Vatican trong 57 năm (1204-1261). [11]

Sự kiện này cũng được sách The Decline And Fall Of  The Roman Church ghi lại như sau:

Cấp tiến nhiều hơn và việc ban cấp quyền hành là tổ chức mới của giáo hoàng. Kinh thành Rome được chia ra thành 7 giáo khu, mỗi giáo khu do một viên chức của Tòa Thánh Vatican quản nhiệm. Hoàng Đế Constantine đã chia toàn thể các vùng có ảnh hưởng của giáo hội  ra làm 3 vùng:. Kinh thành La Mã (territory) hay địa phận Tông Đồ là Rome, Alexelandria (Ai Cập) và Antioch (một thành phồ nằm trên sông Orontes ở miên Nam nước Thổ Nhĩ Kỳ, ngày xưa  là  thủ đô của nước Syria). Sau này, lại có thêm hai địa phận phi Tông Đồ nữa là Jerusalem và Constantinople (một thành phố lớn thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ,  có tên mới là Istanbul, nằm trên  thủy lộ nối liền Hắc Hải vớ Địa Trung Hải). Thẩm quyền của vị giám mục cai quản địa phận Rome bao trùm cả Rome, Ý Đại Lợi, vùng Balkan (Ba Nhĩ Cán) Châu Phi, Sicily (miền Nam Ý Đại Lợi ngày nay) Pháp, Đức và Anh. Với thần quyền bao trùm như vậy, vị giám mục cai quản địa phận Rome có ưu thế quyền lực trong các phạm vi chính trị, dân sự  và ngay cả quân sự nữa. Uy tín của ông ta lan rộng ra toàn cầu. Giáo hội được sử dụng các phương tiện của chính quyền đế quốc (như đường xá, trạm xe, xe cộ, quân binh hộ tống, trại lính, đồn binh, luật sư, quan toà, tòa án, công thự và ngân khố)  cho các công việc truyền giáo. Giáo hội đã có chứng từ bằng khoán của những bất động sản ở ngoài kinh thành Rome. như ở Campagna, ở Ostia (hải cảng Rome), về phía đông trên bở biển Adriatic, xuống phiá nam ỏ Calabria và Sicily. Tất cả những thứ này đã có trong thời Giáo Hoàng Silvester I (314-335).” [12]

Như vậy là kể từ năm 324, Giáo Hội La Mã, với những mánh mung bịp bợm được tàng hình bằng danh xưng tôn giáo, rồi dùng đủ mọi thủ đoạn gian manh và bạo lực thiết lập các chế độ đạo phiệt tại các địa phương để làm phương tiện cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải tin theo  niềm tin quái đản của cái đạo quái đản Kitô La Mã. Sự việc này được sử gia Malachi Martin ghi nhận như sau:

“Giữa bàn tay của Giáo Chủ Silvester và Hoàng Đế Constantine,  giáo quyền do ông Jesus trao cho ông Peter ở gần Hermon chỉ được tập trung vào một nền văn hóa (La Mã), một nhóm chủng tộc (da trắng), trong một vùng địa lý (Tây Âu), và nằm trong một tổ chức thống lãnh chính trị (đế quốc La Mã).” [13] 

6.- Tổng Kết

Kiểm điểm lại, chúng ta thấy, vì muốn lôi kéo khối tín đồ Ki-tô giáo để củng cố thế lực trong cuộc chiến tranh giành quyền lực,  năm 313, Hoàng Đế Constantine quyết định hợp pháp hóa đạo Ki-tô Do Thái  bằng Sắc Chỉ Milan (Edict of Milan), tức là kể từ đó, đạo Ki-tô Do Thái được công khai hành sử quyền thờ phượng mà không bị đàn áp nữa. Từ năm 314 trở đí, đặc biệt là sau khi Hoàng Đế Constantin thanh toán xong các đối thủ chính trị, tình thế đã ổn định và đưa ông Sylvester I lên làm giáo chủ, chính quyền lại tỏ ra trọng nể và dành cho Giáo Hội Ki-tô Do Thái rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Thế là, đang từ một tôn giáo bất hợp pháp và bị ngược đãi tàn tệ, chỉ có mấy năm sau, đạo Ki-tô Do Thái không những được công nhân được hoạt động hợp pháp mà còn được chính quyền o bế coi như thành phần nòng cốt bảo vệ chế độ.


Hoàng Đế Valentinian II

Trải qua mấy đời Hoàng Đế, năm 383, đời Hoàng Đế Valentinian II (371-392) và tại vị (375-392), giáo triều Vatican đồng mưu với chính quyền Đế Quốc La Mã quyết định dùng danh xưng "The Roman Catholicism" thay thế cho danh xưng cũ là Ki-tô Do Thái (The Jewish Christianity) với thâm ý cho rằng đạo này là đạo của cả Thế Giới. Lúc bấy giờ, Giáo Hội còn cho rằng trái đất này không phải là hình cầu, mà là một mặt phẳng bị giới hạn giữa các đại dương, và là trung tâm của vũ trụ. Kể từ đó, danh xưng Ki-tô Do Thái coi như là không còn nữa và bị thay thế bằng "Ki-tô giáo La Mã" hay "Thiên Chúa giáo La Mã" hoặc "Cơ -đốc giáo".

Thói đời, được đằng chân lân đằng đầu, thấy rằng sử dụng danh xưng Công Giáo (Catholicism) một cách êm xuôi trót lọt, không bị một thế lực  nào phản đối, năm 395 thời Hoàng Đế Theodosius (379-395), chính quyền Đế Quốc La Mã lại đưa đạo Công Giáo lên hàng quốc giáo và dành cho rất nhiều đặc quyền đặc lợi về kinh tế, xã hội và chính trị như đã nói trên.

Kể từ đó, giáo hội quyết tâm khai thác tối đa những chuyện hoang đường láo khóet, những chuyện loạn luân, dâm loạn, những lời phán dạy gian tham, tàn ngược hết sức man rợ trong kinh thánh và bịa đặt ra hằng hà sa số những chuyện hoang đường láo khoét khác để vừa phỉnh gạt và lừa bịp người đời, vừa sử dụng quyền lực của nhà nước chuyên chính để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải làm nô lệ cho giáo hội mà không cần biết đến sự bất mãn, lòng khinh bỉ, căm phẫn và thù ghét của nạn nhân và thân nhân của họ. Chính sách cưỡng bách người vào đạo một cách ngược ngạo và dã man như vậy của giáo hội  hoàn toàn trái ngược với lời dạy “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” của nền đạo lý cổ truyền của các dân tộc Đông Phương.

Cũng từ đó, càng về sau, chính sách bạo ngược và man rợ này càng trở nên tàn độc hơn và tinh vi hơn. Bằng chứng rõ rệt là những người lính đạo (cũng gọi là lính thập tự) của (1) chế độ đạo phiệt Da-tô ở Pháp  sát hại người Tin Lành trong mấy tuần lễ khời đầu vào ngày 22/8/1572, (2) ở Ai Nhĩ Lan vào ngày 23/10/1641, (3) Ở Croatia trong những năm 1941-1945 (tàn sát đến hơn 700 ngàn người trong một dân số chưa tới 3 triệu người, (J.T.C., Smokescreens (Chino, CA: Chick Publcations, 1983), pp. 13-35.  (4) ở Việt Nam trong thời Kháng Chiến 1945-1954 với những hành động tàn sát những người dân lương ở các làng tiếp cận các làng đạo  Phương Xá (Thái Bình), Cao Mại (Thái Bình) Quỳnh Lang (Thái Bình), Thân Thượng (Thái Bình), và giáo khu Bùi Chu và Phát Diệm, (4)  ở miền Nam Việt Nam trong những năm  1954-1963 (có tới hơn 300 ngàn người bị sát hai), và (5) ở Rwanda trong mấy tháng giữa năm 1994,  chính quyền đạo phiệt Da-tô nguời Hutu dưới quyền lãnh đạo của Giám-mục Augustin Misago tàn sát tới hơn 800 ngàn người Tutsi thuộc tôn giáo khác ở Rwanda (Phi Châu Xem thêm Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954  của Quang Toàn & Nguyễn Hoài (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965), tr. 87-120, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng hay Đến Bờ Ảo Vọng của Lê Trọng Văn  (San Diego: Mẹ Việt Nam, 1996), tr 188-192), Trần Tương, Biến Cố 11 (Sàigòn: TXB, 1971) và Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm của Cửu Long Lê Trong Văn  (San Diego, Mẹ Việt Nam, 1989), Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm của Nguyệt Đam và Thần Phong (Sagon: TXB, 1964), và Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? của nhiều tác giả (Garden Grove, CA: Giáo Điểm 2000).  

Theo nhà viết sử Lloyd M. Graham, tính từ thời Hoàng Đế Constantine (280-337) cho đến thập  niên 1990, với chủ trương theo đuổi tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng sách chính  truyền đạo ngạo ngược dã man như vậy, Đạo Da-tô hay Giáo Hội La Mã đã sát hại tới hơn 200 gần 300 triệu người.[14]

Vì sự kiện này mà ông Charlie Nguyễn mới gọi  đạo Công Giáo là “đạo bịp” và “đạo máu” [15].

 


Chú thích:

[1] Arnold Schrier, & Walter T Wallbank,, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Foresman and Company, 1974), p. 118. Nguyên văn: "Officials of the Roman government tolerated the many existing religions in the empire so long as the people accepted government authority. The Christians, however, refused to comply with many of the Roman laws - particularly that of emperror worship."

[2]   Malachi Martin, The Decline and Fall of the Roman  Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981), p. 13-14. Nguyên văn:   "Between the death of Simon Peter the Apostle in A.D. 67, and the year 312, there were thirty-one popes, successors as bishops of Rome. Not one of the first eighteen popes died in bed. All perished violently”).

[3] Malachi Martin, Ibid., p. 20  Nguyên văn: “Personally, of course, as a Christian his outlook was bleak. At  any moment of day or night, he (Pontian) could be killed on the spot; Roman law permitted this. Or he could be arrested, imprisoned, then killed in prison or paraded in the Roman stadium to be eaten by animals to the delight of as many as 80,000 screaming fans, or be sent to work and to die in Roman mines somewhere around the Mediterranean.”

[4]  Malachi Martin, Ibid., p. 24. Nguyên văn “On Septempber 27, 235, an edict came from the new emperor, Maximinus: Arrest all the Christian leaders - priests, deacons, scholars, bishops, all! Burn all their buildings. Close all their cemeteries. Confiscate their personal wealth. (During periods of guarded toleration, Christians were permitted to bury their dead in certain specified places, and even to live in society, but not to own property.” ... “Pontian was picked up by Maximinus' guards on that September 27, 235, and thrown into the Mamertine Prison.... In the meanwhile, the seventy- year-old Hippolytus, as a long-standing and prominent Christian, was also arrested, on September 29, and immediately shipped off to the lead mines on Sardinia. Back in Rome, Pontian was tortured about ten days in the hope that he would inform on other Christian leaders (he did not), and then he too was condemned to the Sardinan mines, where he arrived about October 12.”

[5] Collier’s Encyclopedia, (New York: McMillian Education Company, 1990), p. 212. Nguyên văn: “He had many admirable qualities, but the murders of his son Crispus and his wife Fausta in 326, for either personal or political reasons, are indicative of another side to his character.”

[6] Malachi Martin, Ibid., p. 31 & 32.

[7] .”  Malachi Martin, Ibid., p. 34. Nguyên văn: “ Henceforth, this is the House of Miltiades and of every successor of the blessed apostle, Peter.” 

[8] Malachi Martin, Ibid., p. 34.  (“Constantine could serve in Jesus' plan of universal salvation).”

[9] Malachi Martin, Ibid., p. 33. ("In the future, we as the apostle of Christ will help choose the bishop of Rome.”)  

[10] Malachi Martin, Ibid., p. 34-35. Nguyên văn: He tells them simply: “We have chosen to approve of Silvester as successor to Miltiades and to Peter, the Apostle, as representative of Jesus the Christ."

[11] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 40-41.

[12] Malachi Martin, Ibid., p.50. Nguyên văn: “Far more radical and power-giving is the new papal organization. Rome is now divided into seven ecclesiastical districts, each one in the charge of a Vatican official. The Church as a whole is divided, has been divided by Constantine into three Aposttilic Patriarchates – Rome, Alexandria, and Antioch. Later, there will be the non-Apostolic Patriarchates of Jerusalem and Contanstinople. The bishop of Rome has full jurisdiction over Rome, Italy, the Balkan, Africa, Sicily, France, Germany, Britain. And, with that spritual jurisdiction, he wields already preponderant political, civil, even military power. His prestige is worldwide. The church’s missionary efforts use all the imperial facilities: roads, stations, convoys, guards, garrisons, lawyers, judges, courts, forts, public buildings, treasuries. Already, the bishop of Rome possesses by legal title huge estates ouside the city, in Campagna, over at Ostia (the port of Rome) eastward on the Adriatic coast, and down in Calabria and Sicily. All this has come under Pope Silvester’s rule.”

[13] Malachi Martin, Ibid., p.49["Between the hands of Silvester and Constantine, the spiritual power promised to Peter by Jesus near Hermon was concentrated exclusively within one culture (Roman), one ethnic group (white men) in one geographical area (Western Europe), and within one political governing structure (imperial Rome)".

[14] Lloyd M. Graham, Deceptions and Myths Of The Bible (Secaucus, N. J: Carol Publishing Group, 1999), p. 463

[15] ” (Charlie Nguyễn,  Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr 272 và 228).

© sachhiem.net