●   Bản rời    

Công Cuộc Truyền Giáo Ở Bắc Kỳ Trong Thời Thuộc Địa (Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ)

Công Cuộc Truyền Giáo Ở Bắc Kỳ Trong Thời Thuộc Địa

Nguyễn Trí Cảm dịch từ

French Missionary Expansion in Colonial Upper Tonkin

Jean Michaud

05 tháng 8, 2009

Bài báo này nghiên cứu những trường hợp mở rộng công cuộc truyền giáo ở Bắc Việt. Bài viết phát hiện lý do làm sao, trong mấy thập niên, những đoàn truyền giáo đi sâu vào những vùng rừng núi trên vùng thượng du Bắc Việt, làm sao nó hình thành, làm sao nó mở rộng, và làm sao nó bị bế tắc vào thập niên 1920 trước khi bị suy sụp lúc người Pháp rút khỏi Việt Nam vào cuối thập niên 1940.

Jean Michaud cộng tác biên khảo ở Đại Học Montréal, Canada.

Địa chỉ e-mail liên lạc là jean.michaud@umontreal.ca

 

Công cuộc truyền giáo và kế hoạch xâm chiếm Bắc Kỳ

 

Nhiều tác giả đã nhận định rằng sự bành trướng thuộc địa của người châu Âu trên khắp thế giới liên quan chặt chẽ với sự Cơ đốc hóa những dân tộc nằm dưới ách thống trị, hoặc ít ra là của một bộ phận quan trọng trong xã hội của họ. Dân cư vùng cao thuộc Đông Pháp không phải là biệt lệ và nghiên cứu mới đây như Đồng bào Dân tộc của Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam của Oscar Salemink đã khẳng định thêm về quan điểm này.9

Thừa nhận sự quan trọng trong bối cảnh mở rộng việc truyền giáo nằm trong sự bành trướng chính trị của chính quyền thực dân là sự thật, chúng ta cần đưa ra nét đại cương nền tảng chính trị của sự triển khai việc truyền giáo ở vùng cao nguyên Bắc Kỳ - Sử gia Cao Huy Thuần đã thảo luận các giai đoạn kế tiếp nhau của sự hợp tác của nhà truyền giáo với thực dân nơi chiếm đóng, thậm chí chỉ cho thấy cả cái cách mà họ góp sức để tiến hành nó, sử dụng nó như là một lực bẩy để cài cắm việc truyền giáo của họ ở Bắc Kỳ trong suốt những thập niên đầu tiên có sự hiện diện của người Pháp.10 Một nhân vật nổi bật trong tiến trình này được xem là một giáo sĩ có quyền lực, và là nhân vật trung tâm nhất mà xứ Bắc Kỳ thuộc địa – và có lẽ cả Đông Pháp – từng được biết đến. Đây là Paul-François Puginier, Giám mục địa phận Tây Bắc Kỳ và Hà Nội từ năm 1868-1892 và cũng là thành viên của hội Thừa Sai Paris, nhân vật chính yếu trong việc thiết lập và bành trướng sự cai trị của người Pháp tại Việt Nam.

Puginier đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của nhiều tác giả - khởi đầu với lòng ngoan đạo và lòng sùng thánh mạnh mẽ từ Cha cố Eugène Louvet vào khoảng đầu năm 1894.11 Để tránh sự lập lại không cần thiết ở đây, chúng ta sẽ đặt tâm điểm vào các bản văn của ông ta mà những văn kiện này làm nổi bật sự ảnh hưởng của ông ta đối với việc mở rộng hội truyền giáo vào các vùng cao của Bắc Kỳ. Vào những năm 1880 ở Lưu vực Sông Hồng và các vùng núi ở ngoại biên ở hạ nguồn, sự tiến công xâm lược của người Pháp đã làm cho các quan lại trung thành với vị Hoàng đế ở Huế - và cũng như quan tâm đến việc duy trì địa vị đặc quyền của họ - ủng hộ phong trào kháng chiến.

Để đáp lại, đội quân xâm lược Pháp tung ra sứ mệnh bình định (mission de pacification), một chiến dịch không hề khoan nhượng được kéo dài trọn một thế kỷ. Đây là những thời kỳ đầy rối rắm, và các Công Sứ và Toàn quyền Pháp ở Huế và Hà Nội hiếm khi ngồi vững ở địa vị này nhiều quá một năm: Chưa đầy 15 năm mà đã có 15 người đến và đi giữa thời kỳ Jules Harmand được bổ nhiệm và sự hiện diện của Paul Doumer vào năm 1897. Chính quyền của họ thiển cận và đôi khi tàn bạo. Trong những chính quyền này chỉ có một vài người là có được cái nhìn xa trông rộng, có thể tiên đoán tiềm năng của chính quyền bảo hộ mới; trong số họ là nhà Chính trị - Tướng Antoine de Lanessan, người giữ chức vị từ năm 1891–1894.

Trong một nghiên cứu được xuất bản hai năm trước khi ông ta đảm nhiệm cương vị Toàn Quyền Đông Dương, Lanessan – người chống đối mạnh mẽ giới giáo sĩ đã tuyên bố (nhắm thẳng tới Giám mục Puginier) rằng “các đại diện của chúng ta đã tự ý cho phép mình ít nhiều đã lôi kéo có chủ ý theo chiều hướng truyền giáo”, dựa trên việc đàn áp các quan lại và các học giả, với cái kết quả của việc xâm chiếm Trung và Bắc Kỳ (Annam and Tonkin) bằng tất cả cái giá của sinh mạng và tiền bạc mà nó phải gánh chịu này.”12 Sự thật là trong những năm tiếp theo sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, người Pháp rõ ràng đã áp đặt chế độ bảo hộ lên Đế chế Việt Nam, một chính sách cai trị và đồng hóa được áp dụng đối với dân tộc Việt Nam, chủ yếu để hưởng ứng đường lối của những người lãnh đạo hội truyền giáo do Paul Puginier lãnh đạo.

Puginier có mặt vào những năm mà người Pháp có thời cơ nhất ở xứ Bắc Kỳ, nơi mà ông ta triển khai một hệ thống mật vụ chỉ điểm rộng khắp trong số những người châu Âu và một số người Việt Nam có hành vi tương tự (Việt gian - ND). Ông ta có thời gian thể hiện ý tưởng của mình cho chính quyền bảo hộ mới cũng như có ý định làm cho cấp chính quyền cao nhất nhận thức được ý tưởng này. Từ việc loại bỏ Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết, người lãnh đạo phong trào kháng Pháp, năm 1885 gia tăng tiến hành nghiền nát tất cả các lực lượng kháng cự quan trọng nhất ở miền bắc (hoàn tất năm 1896). Các cuộc hành quân của quân đội Pháp được khơi dậy từ chính sách của Puginier và được lợi dụng một cách tích cực các thông tin chiến lược của phong trào “chống đối” của người Việt Nam do mạng lưới của hội truyền giáo cung cấp – các thông tin thường lấy từ những người đi xưng tội. 13 Lực lượng võ trang bị làm suy yếu dần một cách đáng kể do người Pháp tranh thủ được hàng ngàn người Công giáo mới được cải đạo hàng năm ở vùng châu thổ và những vùng phụ cận chung quanh.

Puginier, người vừa đặt chân xuống Đông Dương, đã được phong chức Giám mục địa phận Tây Bắc Kỳ vào năm 1868 ở tuổi 33 trẻ trung, kế nhiệm sau cái chết của người tiền nhiệm Joseph Theurel; ông ta giữ cương vị này cho đến khi qua đời vào năm 1892. Ông ta hiểu ngôn ngữ, con người và đất nước này, mà vào thời điểm ấy không một người Pháp nào hiểu được nhờ vào nhiều năm đi truyền đạo ở cương vị quyền đại biện, và là người có lòng tin mãnh liệt vào nhiệm vụ khai hóa của mẫu quốc đối với dân tộc Việt Nam. Puginier là nhân vật trung gian giữa chính quyền địa phương và Jean Dupuis và Francis Garnier trong cuộc gây biến (coup de force) ở Hà Nội năm 1873 và đóng một vai trò quyết định trong việc thiết lập và duy trì khu vực Nhượng địa Pháp dọc theo bờ Sông Hồng, nền móng đầu tiên của người Pháp đặt chân lên Bắc Kỳ trong những năm 1870. Vào năm 1878, ông ta gửi phái bộ Công giáo đầu tiên sang Lào -không thành công - khởi đầu cho việc sáp nhập Lào vào khối Đông Pháp 15 năm sau đó . Vào đầu những năm 1880, được kích thích bởi chính sách theo chủ nghĩa bành trướng của Jules Ferry ở Pháp với sự ủng hộ của Giám mục Charles Freppel, Puginier đã lợi dụng tài ngoại giao và mối quan hệ của ông ta với giới quan chức cao cấp người Việt Nam để giúp mở ra con đường để người Pháp có mặt lâu dài ở Hà Nội năm 1883 và cho việc xâm chiếm Bắc Kỳ sau đó.

Vào năm 1884, để đáp ứng lời yêu cầu của người chỉ huy lực lượng Pháp ở Đông dương, Puginier rời khỏi cơ quan đầu não của phái bộ ở Kẻ Sở (còn gọi là Sở Kiện - gần thị trấn Kiện Khê của tỉnh Hà Nam ngày nay - ND) để về sống ở Hà Nội và giúp đỡ chính quyền thực dân trong việc bình định xứ Bắc Kỳ. Giữa thời điểm đó cho đến khi ông ta chết, thời kỳ mà ảnh hưởng của ông ta lên cao nhất, Puginier vun trồng một cách vững chắc ưu thế nổi trội sự hiện diện của đạo Công giáo ở Hà Nội, xây dựng một biểu tượng bằng cách dựng lên Nhà thờ chánh tòa Thánh Giu-se (Saint-Joseph Cathedral) vào năm 1886. Lanessan cho rằng ảnh hưởng của Puginier sau năm 1883 là vô cùng quan trọng mà hầu hết các hành động của chính phủ Pháp được truyền cảm hứng từ tinh thần sáng tạo trực tiếp từ ý tưởng này.14 Sự tác động lâu dài ảnh hưởng của ông ta lên các chính quyền lên cả xứ Bắc Kỳ lẫn nước Pháp, sự khái niệm hóa và điều hành trong việc khai phá xứ Bắc Kỳ là công việc thuộc về các nhà truyền giáo, đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành nền tảng chính trị và là điều kiện hoạt động cho tất cả các nhà truyền giáo Pháp, những người mà sau đó thâm nhập vào Bắc Kỳ và cao nguyên Bắc Kỳ.

Các Ghi Chép của Puginier

Puginier vẫn thường xuyên giữ liên lạc với các quan chức chánh quyền thuộc địa ở Hà Nội, ngoài ra cũng giữ liên lạc với nước Pháp nơi mà ông ta có các đồng minh trong lãnh vực chính trị và giới giáo sĩ. Ở Bắc Kỳ, ông ta định kỳ gửi “Các ghi chú và thông tin tình báo” (‘Notes et renseignements’) nổi tiếng đến chính quyền thuộc địa, đôi khi là gửi hàng tuần.15 Tuy nhiên, ngay từ lúc chính quyền ủng hộ Bắc Kỳ của Ferry ở Pháp bị hạ bệ vào tháng Ba năm 1885 cho đến đầu thời kỳ Doumer nắm giữ cương vị thống đốc ở Hà Nội năm 1897. Thái độ của nước Pháp đối với thuộc địa Đông dương vẫn còn lãnh đạm. Sau những nỗ lực thực dân đáng đặt vấn đề của nền Quân chủ tháng Bảy (1870–1940) và sự thất bại của Đệ Nhị Đế chế (1852–1870), nước Pháp trở nên không thích Chủ nghĩa bành trướng thực dân, điều này tiêu biểu cho nền Cộng hòa Thứ Ba non trẻ (1870–1940).

Trong những năm cuối đời của Puginier, trong thời điểm ấy, sự cam kết của nước Pháp duy trì sự hiện diện của mình ở Bắc Kỳ trên thực tế ít chắc chắn hơn. Trong một nỗ lực chống lại sự mâu thuẩn càng lúc càng gia tăng của công dân ở thuộc địa và ở mẫu quốc. Giám mục Puginier nhận thấy điều này như là nhiệm vụ của ông ta trong việc cống hiến kinh nghiệm của mình trong việc giữ cho chính phủ và những người đại diện kế nhiệm nắm biết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, chính trị, an ninh và quân sự. Trên thực tế, những lá thư của Puginier gửi cho nhà cầm quyền đích thực là sự thiết lập chương trình thuộc địa hóa; như là gian đoạn mở đầu sự bành trướng sứ vụ truyền giáo ở các vùng Cao nguyên Bắc Kỳ, chúng đáng được quan tâm.16

Quan ngại việc không để đánh mất vị thế của mình trước chính quyền Việt Nam. Puginier thường mở đầu hay kết thúc các Ghi chép của mình gửi cho chính quyền thực dân bằng cách nói rõ rằng nội dung các thông tin phải được xử lý như là thông tin mật. “Sự phản ánh mà tôi vừa chia sẻ với quí ngài dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Giống như tôi ghi chép chúng cho chính tôi sử dụng, Tôi xem chúng như là nhiệm vụ của mình để truyền đạt tin tức trong sự tín cẩn và bí mật cho những ai cần phải biết nội dung của chúng, yêu cầu dấu diếm tên tuổi của chính ông ta là người cung cấp thông tin.” Tự tin rằng sự hiểu biết của ông ta về xứ Bắc Kỳ và người Việt Nam sâu rộng vượt qua mọi hiểu biết của những viên Công sứ và Thống sứ có thời gian phục vụ ngắn hạn, những người được bổ nhiệm việc cai trị Đông Dương trong khoảng thời gian ông ta có mặt – một sự kiện mà ông ta không ngần ngại để nhắc nhở người trao đổi thư từ với mình – ông ta thường lợi dụng như là cương vị của một chính khách trong việc cố vấn cho viên Thống sứ phương hướng hành động thích hợp: “Hãy cảnh giác với lời giải thích rằng chính phủ Trung Quốc sẽ quan tâm đến việc tập trung quân trên biên giới Bắc Kỳ. Không có lý do có thể biện minh sự duy trì sự tập trung quân như vậy. Trong trường hợp những đội quân này được giãi tán hay lui binh, sẽ là điều khôn ngoan để biết phương hướng hành động mà họ sẽ chọn.’17

Theo như thông lệ của những người tiền nhiệm ở Tây Bắc Kỳ - Cụ thể là Giám mục Pierre Retord (1840–58), Charles Jeantet (1858–66) và Joseph Theurel (1866–8) – những người từng sống ở đây và chịu đựng sự chống đối mạnh mẽ của chính quyền Việt Nam, bản Ghi chép của Puginier thể hiện sự căm thù mãnh liệt các quan lại địa phương và giới sĩ phu hay các nhà nho, ông ta tỏ vẻ khinh miệt sự khôn ngoan của họ. Ông ta dùng những từ ngữ cay nghiệt nhất để mô tả họ như: “xảo trá, rình rập, đạo đức giả, chịu ngọt, ra vẻ như nhu nhược để đạt được thành công.18 Y như tâm địa Puginier chẳng khác, bị ảnh hưởng bởi thông lệ đòi hỏi bồi thường tài chính người bị cáo buộc là thủ phạm gây ra thiệt hại về người trong các cuộc xung đột, ông ta cũng có thể tự cho phép mình đưa ra những con số toán học kỳ lạ. Khi trình bày với các quan chức chính quyền thuộc địa sau cuộc tàn phá các làng Công giáo người Kinh do “phiến quân” Trung quốc gây ra, ông ta đưa ra con số của cái giá cho sự thiệt hại về người của các cuộc “thảm sát” như sau: ‘7 giáo sĩ (70,000 francs); 1 linh mục bản địa (5,000 F); 66 thầy giảng (198,000 F); 303 con chiên (303,000 F)’.19 Cái giá trị tương xứng một mạng người trong mỗi hạng người theo tương ứng là 10,000, 5,000, 3,000 và 1000 quan pháp, đã lộ rõ tính cách chính trị thực dụng tương phản với lời cam kết sống theo phúc âm của ông ta.

Bản Ghi chép của tháng Ba năm 1887, một bản báo cáo tổng kết dài 20 trang về tình hình chính trị mà ông ta hiểu biết vào thời kỳ đó, cung cấp một ví dụ hoàn hảo về tầm nhìn của ông ta đối với khu vực và dân chúng của nó. Puginier vạch rõ ra rằng bản văn đặc biệt này, được viết “với mục đích làm hé lộ ánh sáng cho những ai muốn biết sự thật”, được dành cho một số người đọc có chọn lọc, những người muốn được thông báo (hầu hết là những viên chức cấp cao của hệ thống thuộc địa) và cho “các bạn đã cống hiến cho sự nghiệp của xứ Bắc Kỳ và quyền lợi đích thực của nước Pháp”. Ba câu hỏi được Puginier trình bày một cách rõ ràng trong các ghi chép này: “ Bắc Kỳ có đáng được nước Pháp quan tâm? Người láng giềng Trung quốc có đáng sợ như thường được nói đến và cứ được lập đi lập lại? Cần phải làm gì ?” 20

Đối với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời của Giám mục là dứt khoát rõ ràng ‘có’ đối với cả hai vùng, bình nguyên và cao nguyên. Ông ta củng cố lập trường của mình bằng cách trích dẫn một câu của chính ông ta “ Các ghi nhận đối với vấn đề của xứ Bắc Kỳ” (Notes sur la question du Tonkin) được viết năm 1884.

Nhưng những phần thưởng nào mà người Pháp có thể tìm thấy ở Bắc Kỳ mà rồi sẽ đền đáp cho nước Pháp đối với sự hi sinh mà chính nước Pháp phải gánh chịu ở đó? Một số là thực tế và theo tôi nghĩ là xứng đáng. Bắc Kỳ là một xứ sở giàu có, đất đai có thể sản xuất nhiều loại nông sản; trong khi vùng đồng bằng thích hợp để sản xuất lúa gạo, ngô, mía, dâu tằm, bông, chàm, v.v.. thì vô số cao nguyên luân phiên cho nhiều sản phẩm đúng là quí giá: nhiều loại gỗ, sơn mài, củ nâu, sơn ta, long não, cây gai dầu, cây gai, vỏ cây dùng làm giấy Trung quốc, nhiều loại dầu mà một số trong đó có thuộc tính làm khô của dầu lanh v.v.. Chưa tính đến các mỏ than đá, vàng và thiết.

Theo đuổi trên mặt trận thương mại, Puginier tiến xa hơn trong việc thuyết phục rằng:

Xứ Bắc Kỳ, với những con sông của xứ sở này, mở ra cho nước Pháp những con đường dễ dàng cho hàng hóa xâm nhập nước Lào và Đông nam Trung quốc, các tỉnh Vân Nam (Yunnan), Vũ Hán (Guangxi), Quý Dương (Guizhou) và một nửa Tứ Xuyên (Sichuan), và cho phép nước Pháp khai thác nhiều loại sản phẩm từ những vùng đất đai rộng lớn này, mà những sản phẩm sẽ tạo ra một ngành thương mại sinh lợi. Nhân đây, người ta có thể nghĩ đến đồng, thiết, kẽm, thủy ngân và nhiều loại trà tuyệt hảo hạng được tiêu thụ ở nội xứ mà Châu Âu chưa từng biết đến.21

Puginier cũng nhấn mạnh rằng lòng nhiệt huyết của hội truyền giáo đã cống hiến trong việc xây dựng nền tảng vững chắc những người bạn của người Công giáo trong lòng dân chúng địa phương, đây là điều không được để phí phạm. Những người bạn này là sự giúp đỡ cốt yếu trong việc thực hiện kế hoạch thuộc địa. Họ sẽ báo cho ta biết những nguy cơ sắp xảy ra, và đã chuẩn bị để can thiệp vào nếu cần thiết. Ông ta tuyên bố rằng “điều này rất khích lệ cho nước Pháp biết rằng nước Pháp có được yếu tố quan trọng và thuận lợi ở Bắc Kỳ, nếu nước Pháp biết cách vận dụng nó, yếu tố này sẽ tạo cực kỳ thuận lợi trong việc tiến hành bình định xứ sở này, thiết lập sự ảnh hưởng của mình và sẽ hỗ trợ từng bước thâu tóm toàn bộ dân chúng cho sự nghiệp của nước Pháp”.22

Puginier tiếp tục nhấn mạnh những gì ông ta tin là cần thiết cho kế hoạch mang tầm chiến lược để củng cố sức mạnh của nước Pháp trong việc thâu tóm xứ Bắc Kỳ.

Một chiến dịch quân sự, dĩ nhiên, một sự tiến hành khôn ngoan, cẩn trọng dựa trên trình độ hiểu biết của người bản địa và tình huống, kết hợp với sự tích cực và sự tuân thủ một kế hoạch tốt được thực hiện một cách kiên trì, sẽ từng bước dẫn đến một giải pháp thỏa đáng mà điều đó sẽ đền bù cho nước Pháp những hi sinh to lớn ở Bắc Kỳ. . . . Không một ai được bỏ qua sự kiện rằng ngay khi nước Pháp rời khỏi Bắc Kỳ, một quốc qia hùng mạnh khác sẽ thay thế nước Pháp ngay lập tức.

Đối với câu hỏi thứ hai, liên quan đến khả năng gây khó dễ của người láng giềng Trung quốc, Puginier tin rằng nếu chính quyền thuộc địa có thể đặt ưu tiên để thu phục sự hỗ trợ của dân chúng Việt Nam cho sự nghiệp của nước Pháp – như chỉ việc chống lại sự hợp tác với giới sĩ phu - Sẽ không có lý do gì để sợ Trung quốc trong thời kỳ hòa bình. Thêm vào đó, nếu như có một cuộc chiến tranh xảy ra với một cường quốc châu Âu khác trong khu vực, mọi việc vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát miễn là nước Pháp có thể sử dụng “một số tàu chiến để bảo vệ miền duyên hải, những đồn bót kiên cố để bảo vệ biên giới, hệ thống tiếp vụ tốt, [và] những yếu tố thuận lợi trong xứ để hỗ trợ quân đội Pháp’.23 Tuy nhiên, câu trả lời thứ ba là của chính Puginier, “Cần phải làm gì?”, điều đó hình thành nên một bản kế hoạch chi tiết đúng nghĩa để hiểu chính sách của hội truyền giáo Pháp ở xứ Bắc Kỳ, đặc biệt là ở Cao nguyên Bắc Kỳ. Bản kế hoạch chi tiết này là quan trọng hơn cả bởi vì chúng đến từ một người truyền giáo có kinh nghiệm và ảnh hưởng nhất xứ Bắc Kỳ. Tám kiến nghị mà ông ta xúc tiến xem như là kế hoạch hành động, hình thành phần trọng tâm của lá thư của ông ta, chiếm 13 trang trong số 20 trang.

Trong những kiến nghị này, một số làm nổi bật mối quan tâm hàng đầu về kinh tế của Puginier: Một công ty của Pháp phải được thành lập theo mô hình Công ty Đông Ấn xưa kia (Compagnie des Indes), và xây dựng một nông trang thí điểm để biểu diễn kỹ thuật canh tác hiện đại. Các kiến nghị khác tập trung vào sự tin tưởng chắc chắn của ông ta để đi đến thành công, Chính phủ Pháp phải dành được sự quí trọng và yêu mến của dân chúng. Cuối cùng, chúng ta nhận ra nỗi ám ảnh của ông ta với ý nghĩ rằng phải làm cho giới sĩ phu Việt Nam không đáng được tin cậy và hệ thống công lý bất công phải được chỉnh sửa. Trên mặt trận chính trị này, Puginier khuyến nghị rằng chữ Hán phải từng bước nhanh chóng được thay thế bằng mẫu tự Latin trong tiếng Việt (quốc ngữ) – như đã và đang được thực hiện ở Nam Kỳ (Cochin China) – và thế người Pháp từng bước thực hiện việc cưỡng bách mọi người trong bộ máy dân chính phải biết chữ quốc ngữ trong 20 đến 25 năm tới. Vị Giám mục lập luận rằng điều này sẽ tạo nên một cách ứng phó tốt nhất của sinh mệnh lịch sử đối với Trung quốc trong khi đó sức mạnh của các quan lại người Việt thù địch với nước Pháp vì thế cũng sẽ bị suy yếu dần một cách không thể khác được.

Điều thú vị để ghi nhận rằng chỉ riêng điều đầu tiên trong tám kiến nghị của ông ta đã dàn đầy năm trang. Ngay trong điều đầu tiên, sự chỉ đạo của Puginier là rõ ràng và dứt khoát không để một khoảng trống nào cho sự hoài nghi: “Công giáo toàn tòng hóa quốc gia này” (christianiser le pays). Ông ta khẳng định rằng “ để tạo sự đoàn kết cho con người và dân chúng”, không có mối ràng buộc nào mạnh hơn niềm tin, và một khi một Quốc gia Công giáo đã thành công trong việc cắm chặt tôn giáo của nó ở các thuộc địa, quốc gia đó có thể an tâm. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy một thuộc địa Công giáo nào ruồng bỏ mẫu quốc của nó và liên kết với bọn ngoại giáo láng giềng để chống lại nó”. Ông Giám mục tin tưởng rằng “ngay khi Bắc Kỳ trở thành Công giáo”, nó cũng sẽ trở thành một Nước Pháp Nhỏ của vùng Viễn Đông, tất nhiên, ở một chừng mực nào đó giống như Phi luật tân là một Tây Ban Nha Nhỏ”. Do đó, ông ta giãi thích rõ ràng chương trình mục vụ của ông ta và nhấn mạnh rằng các nhà truyền giáo sẽ là nòng cốt trong chiến lược này:

Điều chắc chắn là các nhà truyền giáo, người đã tạo nên sức mạnh tinh thần (moral force) lớn nhất ở thuộc địa. Đó là họ, những người làm cho quê hương được yêu thương và biết đến bằng sự thực tế. Sự ảnh hưởng mà họ tạo ra càng lớn, sự an ninh của xã hội dân sự càng được nâng cao . . . Tôi sẽ nói một cách thẳng thừng, nước Pháp không có bạn bè nào tốt hơn là các nhà truyền giáo và những người Công giáo, và nước Pháp không có những bầy tôi tận tụy và hết lòng hơn như vậy. Trong khi phụng sự để làm vinh hiển Đức Chúa trời và sự cứu rỗi linh hồn, các nhà truyền giáo, hãy để tôi lập lại, nhận lấy làm trách nhiệm của họ để làm cho quê hương được yêu thương và biết đến. Bằng cách dạy cho các Giáo dân sự kính trọng và cống hiến cho chính phủ của họ, các giáo sĩ đã chuyển đổi họ thành những người bạn thật sự của nước Pháp.

Puginier tiên đoán rằng nếu sự cải đạo được thực hiện một cách đều đặn nhưng với từng bước cẩn trọng để tránh sự xung đột đối đầu với truyền thống của người Việt Nam và khuấy động sự bất bình trong dân chúng, “có những lý do tốt đẹp để hy vọng rằng trong vòng ba mươi năm, hầu như toàn bộ Bắc Kỳ sẽ là giáo dân Công giáo, nói một cách khác, là những người Pháp”.24

Về trường hợp đặc biệt của cao nguyên Bắc Kỳ, ông Giám mục biểu lộ quan điểm mạnh mẽ sự quan trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ các khu vực biên giới, trọng tâm của chúng tôi ở vấn đề này, là sử dụng chính trị hơn là mang chuyện thần thánh ra để tranh cãi hầu thuyết phục những người đọc nó. Kiến nghị thứ ba nói rõ ra rằng sự cần thiết để “củng cố sự thân thiện của cư dân sống ở biên giới Annam [nghĩa là Việt Nam] tiếp giáp với Trung quốc với sự quan tâm việc giữ lòng trung thành đối với nước Pháp”.

Puginier thất bại trong việc giải thích chính xác làm cách nào để thực hiện được điều này, tuy nhiên, hay là với mục tiêu Công giáo hóa đồng bào miền núi mà đã được đề cập một cách dứt khoát như là phương tiện để đạt được kết quả như thế. Không giống với đề nghị chính liên quan đến tuyệt đại đa số dân chúng người Kinh – “Công giáo hóa!” - Sự thật là ông ta cố không đề cập đến việc cải đạo như là một trong những cách để thâu phục những dân tộc miền núi, gợi ra rằng ông ta có những ý định khác cho họ. Ông ta thậm chí tuyên bố:

Có một giải pháp khác rất là hữu hiệu và thực tế; cụ thể là để lôi kéo dứt khoát những dân tộc khác nhau sống ở các khu vực miền núi gọi là Châu hay Mường [từ ngữ sử dụng để gọi theo địa lý và đơn vị hành chính ở các khu vực miền cao] về phía chúng ta. Bằng cách chính chúng ta nỗ lực tìm đến họ, theo cách đó, chúng ta sẽ tránh được sự chống đối của họ và họ sẽ không che chở hay giúp đỡ quân Trung quốc, những người có thể muốn cướp bóc xứ Bắc Kỳ . . .

Tất cả mọi cần thiết là phong cho họ một cách hào phóng những tước hiệu cao quí và, khi cần thiết, thưởng tiền bạc cho họ..25

Nếu như sự thất bại trong việc đề cập một cách dứt khoát rằng việc Công giáo hóa như là một cách để lôi kéo những người phái núi (montagnards - trong cách mạng Tư sản Pháp - ND) đối với sự cai trị thuộc địa đơn giản đâu chỉ là ngẫu nhiên? 26 Trên thực tế, tất cả mọi điều khác trong chiến lược của Puginier gợi ra rằng sự mở rộng việc truyền đạo ở các khu vực miền núi sẽ tạo ra phương tiện hữu hiệu để thâm nhập ảnh hưởng của nước Pháp vượt ra khỏi vùng đồng bằng châu thổ.

Tuy nhiên, sự dở dang này cũng chẳng phải là do ngẫu nhiên hay chiến lược; nó có thể chỉ đơn giản làm thể hiện rõ sự thiếu quan tâm – và một cách tổng quát hơn, lãnh đạo cấp cao quản trị hội truyền giáo ở Bắc Kỳ - thể hiện thái độ đối với những tộc người không phải là dân tộc Kinh là những dân tộc “bán khai” (demisauvages), là những người chia sẻ mối tương quan quyền lực trong khu vực là nhỏ, những người mà triển vọng như là đối tác về kinh tế và chính trị xem ra mờ nhạt. Trong một bản ghi chép trước đó gửi cho Paul Bert, Thống sứ (Tổng trú sứ Trung- Bắc Kỳ) mà Puginier đã từng giãi bày ý tưởng này bằng cách nói “là cách dễ dàng và thực tế” để gây được lòng trung thành của dân tộc miền cao.27 Ông ta hiểu cách các quan lại của triều đình Huế giãi quyết và sử dụng các bộ tộc vùng cao bán độc lập như thế nào, cũng như đám thổ phỉ từ Trung quốc đánh nhau với người Pháp, và quấy nhiễu những khu vực định cư toàn tòng Công giáo ở vùng ngoại vi châu thổ. Ông ta vì thế muốn thuyết phục các nhà cầm quyền thực dân sự cần thiết khẩn cấp để chặn đứng những cuộc tấn công phá hoại và chết người này, vì thế cho nên chính sách của ông ta là mở rộng sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa lên khắp các bộ tộc miền núi. Puginier đã tích cực cổ động sự triển khai các tiền đồn quân sự cố định ở các khu vực miền cao như là phương cách tốt nhất để ngăn chận sự câu kết giữa các lãnh tụ người Kinh, các băng đảng người Hoa, và người thượng du địa phương. Dù vậy, trong khi đó, ông ta hầu như chắc chắn hiểu rằng sự kiểm soát toàn bộ và lâu dài những vùng dân cư xa xôi không thể dễ dàng thực hiện được mà không có một quân đội tích cực và sự thâm nhập của hội truyền giáo, nó có vẻ như ông ta chọn cách bỏ mặc cái công việc tổ chức và chỉ đạo việc mở rộng việc truyền giáo ra ngoài phạm vi châu thổ cho những người kế nhiệm mình.

Nói tóm lại, vai trò của Puginier như là của một chính khách cống hiến cho sự bành trướng và tính cạnh tranh của quê hương ông. Vai trò của ông có ít điềm tương đồng với động cơ khiêm tốn hơn của việc cải đạo và cứu rỗi linh hồn mà từng cá nhân nhà truyền giáo đến để hoạt động trong lãnh vực được hội đủ một cách tốt nhất – và, cũng vì lẽ ấy, mà sinh ra mấy cái đề tài ‘dân tộc học’.

Những Ghi chép của ông ta thường được chính quyền đón nhận một cách đáng khích lệ. Dựa theo một nguồn tin thời kỳ đó, các quan chức và Thống đốc, Paul Bert cũng như Courbet, đã tham vấn [Puginier] cùng một lòng tôn kính như nhau; hầu hết trong mọi lúc, họ tuân theo lời khuyên của ông ta, và khi họ chểnh mảng trong việc tuân hành như thế, xứ Bắc Kỳ và nước Pháp phải gánh chịu hậu quả … Chính bản thân Bộ [Thuộc Địa] ở Paris đã hài lòng được biết sự thật về xứ Bắc Kỳ nhờ vào những Ghi chép của Giám mục Puginier.28

Những người khác tỏ vẻ dè dặt một cách nghiêm túc, như Lanessan chẳng hạn (trích dẫn ở trên). Bất kỳ quan điểm của các cá nhân ra sao, dầu như thế nào đi nữa, Puginier vẫn được ca ngợi cho sự cống hiến của mình và vì những hành động không hề mệt mỏi trong việc nâng tầm nước Đại Pháp. Quan Khâm sứ Trung Kỳ Brière phát biểu tại buổi tang lễ cấp nhà nước của Giám mục Puginier vào tháng Tư năm 1892 rằng, sự qua đời của Đức ông Puginier là một tổn thất thảm khốc cho Giáo hội, nhưng cũng vì thế, và chủ yếu, là cho nước Pháp và cho xứ Bắc Kỳ mà vị Giám mục lẫy lừng đã khôn ngoan giúp cho nước Pháp có thêm đất đai. Quan Thống sứ Bắc Kỳ Chevassieux phát biểu cùng trong buổi lễ tang rằng Puginier là người “đại diện có thẩm quyền cao nhất của nước Pháp ở Bắc Kỳ.”29 Một đại lộ quan trọng ở Hà Nội được đặt tên ông (nay là Đại lộ Điện Biên Phủ) cũng như một quảng trường hoành tráng đối diện với Dinh Toàn Quyền (nay là Quảng Trường Ba Đình, nơi tổ chức các sự kiện kỷ niệm), cả hai dấu mốc của thời thuộc địa và sau đó là chủ nghĩa xã hội của chính quyền Hà Nội; Một chính quyền thực dân chịu ơn đã thưởng công một cách hào phóng cho Hội Thừa Sai Paris (MEP)* 13 ha đất ở Hà Nội để mở rộng trụ sở hội truyền giáo nằm quanh Nhà thờ Lớn, tạo cho các giáo sĩ thành những ông chủ đất tư hữu quan trọng nhất thủ đô thời kỳ đó. Ở Pháp, Puginier – được xem là một người đã cống hiến phần lớn cho sự thành công trong việc chiếm đóng Bắc Kỳ của người Pháp - được phong tước Hiệp sĩ , và sau đó là Người được thưởng huy chương Bắc đẩu bội tinh.30

Việc đẩy mạnh sự thâm nhập của Hội Thừa Sai Paris [MEP] vào cao nguyên Bắc Kỳ và sau đó nhanh chóng bộc lộ như là một phần của kế hoạch tổng thể được hình thành trong nhiệm kỳ của Puginier. Dù rằng có thể ở một tầm mức lớn hơn mà vị chân phước người Pháp (venerable French) ngay từ đầu đã có thể tiên đoán hay đưa ra lời kêu gọi.

Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ

TP.HCM, tháng 7 năm 2009 –

 

Chú thích của người dịch :

[*] MEP : Société des Missions Etrangères de Paris –Hội Thừa Sai Paris

- Đông Pháp: Đông Dương thuộc Pháp

- Chân phước: chức danh của người được xem là rất thánh thiện nhưng chưa được phong thánh của giáo hội Công giáo La Mã.

 

 

[Source:http://journals.cambridge.org/download.php?file=%2FSEA%2FSEA35_02%2FS0022463404000153a.pdf&code=ecfd9921233d9e116ca4bcf617ba24df ]

Journal of Southeast Asian Studies, 35 (2), pp 287–310 June 2004. Printed in the United Kingdom.

© 2004 The National University of Singapore DOI: 10.1017/S0022463404000153287

French Missionary Expansion in Colonial Upper Tonkin

Jean Michaud

This article examines the circumstances and logic of French Catholic missionary expansion in Upper Tonkin. It explores how, over a few decades, the missionary push in the mountainous outskirts of the Red River Delta was conceived, how it unfolded, and how it came to a standstill in the 1920s before its decline towards the final exit of the French in the late 1940s.

Jean Michaud is an Associate Researcher at the Université de Montréal in Montréal, Canada. His e-mail contact is jean.michaud@umontreal.ca

The research on which this article is based has been made possible thanks to the financial support of the Economic and Social Research Council of the United Kingdom (2000–2), the British Academy (1999–2001), and the Social Sciences and Humanities Research Council of Canada (1998–2001). My gratitude is extended to the anonymous JSEAS referees who contributed very helpful remarks to the first draft of this article, as well as to Oscar Salemink for stimulating conversations relating to colonial ethnography and Indochina.

Missions and the colonial project in Tonkin

Many authors have observed that throughout the world European colonial expansion went hand in hand with the Christianisation of the subjugated peoples, or at least of a significant segment of their society. The highland populations in French Indochina were no exception to this rule and recent research such as Oscar Salemink’s The ethnography of Vietnam’s Central Highlanders has further confirmed this opinion.9

Acknowledging the importance of contextualising missionary expansion within the political expansion of a colonial power, we need to outline the political foundations of missionary deployment in the upper region of Tonkin. Historian Cao Huy Thuân has discussed the successive stages of missionary collaboration in the colonial takeover, showing how they even contributed to guiding it, using it as leverage to implant their missions in Tonkin during the first decades of the French presence.10 One character stands out in this process as the most central and most powerful cleric that colonial Tonkin – and perhaps French Indochina – ever saw. This was Paul-François Puginier, Bishop in partibus of Mauricastre, and Vicar Apostolic of West Tonkin and of Hanoi from 1868–92, a key figure in the establishment and expansion of French rule in Vietnam.

Puginier has received a good deal of attention from various writers – starting with a pious and hefty hagiography by Father Eugène Louvet as early as 1894.11 To avoid unnecessary repetition here, we will focus on those of his texts that highlight his influence on the expansion of missionary agency into the highlands of Tonkin. In the 1880s in the Red River Delta and its lower mountainous periphery, the advance of the French conquest caused many mandarins faithful to the Emperor in Hue – and concerned with maintaining their privileged position – to support resistance. In response, the conquering French military machine launched its mission de pacification, an unforgiving campaign that was to last a full decade. These were troubled times, and France’s Residents and Governors-General in Hue and Hanoi rarely remained in their posting for more than a year: 15 came and went in less than 15 years between the nomination of Jules Harmand in 1883 and the arrival of Paul Doumer in 1897. Their administration was short-sighted and sometimes brutal. Only a few visionaries among these administrators could foresee the potential of the new protectorate; among them was Governor-General Antoine de Lanessan, who held the post from 1891–1894. In a study published two years before taking up his governorship, the strongly anti-clerical Lanessan had declared (referring directly to Bishop Puginier) that ‘our representatives have allowed themselves to be more or less consciously dragged towards the missionaries’ policy, based on suppressing mandarins and scholars, with the consequence of conquering Annam and Tonkin with all the human and financial costs this imposes’.12 The fact is that in the years following the 1884 Patenôtre Treaty establishing the definitive French protectorate over the Vietnamese Empire, a policy of domination and assimilation was applied to the Vietnamese people, chiefly in response to the missionary leadership headed by Paul Puginier.

Puginier was in those years the most seasoned Frenchman in Tonkin, where he had developed an extensive network of informers among Europeans and Vietnamese alike. He had time to shape his vision for the new protectorate and he intended to make the highest authority aware of it. From the elimination of Regent Tôn Thâat Thuyêat, a leader of the anti-French resistance, in 1885 to the progressive crushing of all significant resistance in the north (completed by 1896), French military operations were stimulated by Puginier’s policies and actively benefited from strategic information on the movements of the Vietnamese ‘rebels’ provided through the missionary network – information often obtained in the confessional.13 Armed resistance was significantly undermined by the acquisition to the French cause of thousands of new Catholic converts every year in the delta and its immediate periphery.

Puginier, who first set foot in Indochina in 1858, was made Vicar Apostolic of West Tonkin in 1868 at the young age of 33, following the death of his predecessor Joseph Theurel; he retained this position until he passed away in 1892. He knew the the country, its language and its inhabitants like no other Frenchman at the time thanks to many years of missionising in his vicariate and was a strong believer in his motherland’s civilising duty towards the Vietnamese. Puginier was a mediator between local authorities and Jean Dupuis and Francis Garnier during their 1873 coup de force in Hanoi and played a decisive role in the installation and maintenance of the French Concession on the banks of the Red River, the initial French foothold in Tonkin in the 1870s. In 1878, he sent the first – unsuccessful – Catholic mission to Laos, a prelude to its annexation to French Indochina 15 years later. In the early 1880s, stimulated by the expansionist policy of Jules Ferry in France with the support of Bishop Charles Freppel, Puginier made use of his diplomatic skills and his contacts high up in the Vietnamese circles to help open the way for a permanent French presence in Hanoi in 1883 and for the subsequent conquest of Tonkin.

In 1884, at the request of the commander of French forces in Indochina, Puginier moved from the mission’s headquarters in Ke? So?’ (near Kiên Khê in present-day Hà Nam province) to take up residence in Hanoi and assist the colonial authorities in the pacification of Tonkin. Between that date and his death, which occurred at the peak of his influence, Puginier firmly implanted a dominant Catholic presence in Hanoi, symbolised by the erection of the Saint-Joseph Cathedral in 1886. Lanessan considered that Puginier’s influence after 1883 was so important that most of the actions of French authorities were directly inspired by his ideas.14 The long-term impact of his influence on the authorities both in Tonkin and in France, and his conceptualisation and management of the opening up of Tonkin to missionaries’ work, played a decisive role in shaping the political background and the working conditions for all the French missionaries who subsequently penetrated Tonkin and its highlands.

Puginier’s Notes

Puginier maintained a regular stream of correspondence with colonial political authorities in Hanoi, but also in France, where he had powerful allies both in political and ecclesiastical circles. In Tonkin, he sent his famous ‘Notes et renseignements’ to the colonial authorities on a regular basis, sometimes weekly.15 Nevertheless, from the moment the pro-Tonkin Ferry administration in France was ousted in March 1885 until the beginning of the Doumer governorship in Hanoi in 1897, France’s attitude towards its Indochina colony remained lukewarm. After the questionable colonial endeavours of the July Monarchy (1830–48) and the failures of the Second Empire (1852–70), France grew to dislike the colonial expansionism that also characterised the young Third Republic (1870–1940). During the last years of Puginier’s life, then, France’s commitment to maintaining its presence in Tonkin was in fact less than assured. In an effort to fight the growing ambivalence among the colonial and metropolitan elites, the Bishop saw it as his duty to contribute his experience to keeping the government and its successive representatives informed on religious, political, security and military issues. In fact, Puginier’s letters to the authorities constituted a veritable colonisation programme; as a prologue to missionary expansion into Upper Tonkin, they deserve attention.16

Concerned not to undermine his position in front of the Vietnamese authorities, Puginier would often start or conclude his Notes to the colonial authorities by stating that the information they contained should be treated as confidential. ‘The reflections I just shared with you are based on reliable information. As I wrote them down for my personal use, I see it as my duty to communicate them in confidence and in secret to those who should know about their content, begging to conceal the name of he who gives this information.’ Confident that his knowledge of Tonkin and the Vietnamese vastly exceeded that of any of the short-term Residents and Governors who were appointed to administer Indochina during his time – a fact of which he did not hesitate to remind his correspondent – he would take the stance of a statesman in advising the Governor on the preferable course of action: ‘Be wary of the explanations that the Government of China will give concerning their concentration of troops on the Tonkin border. There is no

reason that could justify maintaining such a concentration. In case these troops should be disbanded or dismissed, it would be wise to know the direction they will take.’17

As was common practice among his predecessors in West Tonkin – Bishops Pierre Retord (1840–58), Charles Jeantet (1858–66) and Joseph Theurel (1866–8) in particular – who lived and suffered through the strong opposition of Vietnamese authorities, Puginier’s Notes showed a vigorous dislike for the local mandarins and the educated elite or lettrés, whose politics he despised. He used the harshest words to describe them: ‘tortuous, hidden, hypocritical, sweet, pretending to appear weak in order to succeed’.18 In the same vein Puginier, influenced by the common practice of asking for financial compensation from the alleged perpetrators for human losses during a conflict, could also indulge in strange arithmetic. When addressing the colonial authorities following the destruction of Kinh Christian villages by Chinese ‘rebels’, he put figures on the human cost of the ‘massacres’: ‘7 missionaries (70,000 francs); 1 native priest (5,000 F); 66 catechists (198,000 F); 303 Christians (303,000 F)’.19 The honourable man’s valuation of human life in each category was thus respectively 10,000, 5,000, 3,000 and 1000 francs, revealing a level of political pragmatism that stood in contrast with his evangelical commitment.

His Note of March 1887, a 20-page summary of the political situation as he saw it at the time, provides a consummate example of his vision for the region and its populations. Puginier states that this particular text, written ‘with the objective of shedding some light for those wanting to know the truth’, was intended for a select readership who wanted to be informed (most likely members of the higher colonial hierarchy) and for ‘friends dedicated to Tonkin’s cause and to France’s true interests’. Three questions are explicitly addressed by Puginier in these notes: ‘Does Tonkin deserve French attention? Is the neighbourhood of China as fearsome as has often been said and repeated? What should be done?’20

To the first question, the Bishop’s answer is unequivocally ‘yes’ for both the lowlands and highlands. He supports his position by quoting from his own ‘Notes sur la question du Tonking’ written in 1884:

But what rewards can France find in Tonkin that would pay her back for the sacrifices she imposes on herself there? Some are real and to my mind considerable. Tonkin is a rich country with a soil capable of producing a high variety of produce; while the plains favour the production of rice, maize, sugar cane, mulberry tree, cotton, indigo, etc., the numerous plateaux yield in turn many products just as precious: several varieties of wood, lacquer, faux-gambier, lacquer gum, camphor, hemp, ramie, bark for making China paper, several types of oils with some bearing the desiccative property of linseed oil, etc. Not to mention the coal, gold and tin mines.

Pursuing on the trade front, Puginier further argues that:

Tonkin, with its rivers, opens to France easy ways for her merchandise to penetrate Laos and the southwest of China, Yunnan, Guangxi, Guizhou, half of the province of Sichuan, and allows her to extract from these immense countries products that would make a lucrative trading branch. Among other things one can think of copper, pewter, zinc, mercury, excellent varieties of tea consumed locally and unknown in Europe.21

Puginier also stresses that missionary zeal has contributed to building a strong base of Christian friends among the local population, one that must not be wasted. These friends were of crucial help in implementing the colonial project by warning against forthcoming perils, and were prepared to be further involved if necessary. He declares that ‘it is very encouraging for France to know that she has in Tonkin an important and friendly element which, if she knows how to use it, will mightily facilitate the pacification of the country, the establishment of her influence, and will help to gradually gain the whole population to her cause’.22

Puginier proceeds to emphasise what he believes to be the necessary strategic plan to strengthen France’s grip over Tonkin:

A military campaign of course, a wise, careful administration based on a knowledge of the local minds and situation, combined with energy and the execution of a good plan steadily implemented, will gradually lead to a satisfactory solution which will compensate France for its immense sacrifice in Tonkin . . . . One should not lose sight of the fact that from the moment France exited Tonkin, another strong nation would immediately come to replace her.

On the second question, regarding the possibly troublesome neighbour China, Puginier believes that if colonial authorities can give priority to gaining the support of the Vietnamese population to France’s cause – as opposed to working with the elites only – there should be no reason to fear China in times of peace. In addition, should a war break out with another European power in the region, things could be kept under control provided that France could use ‘a few warships to guard the coasts, serious posts to protect the borders, good supply networks, [and] friendly elements inside the country to support French troops’.23 However, it is Puginier’s answer to the third question, ‘What should be done?’, that constitutes a literal blueprint for understanding French missionary policy in Tonkin, particularly in Upper Tonkin. This blueprint is all the more significant because it comes from the most experienced and influential missionary in Tonkin. The eight recommendations he puts forward as his action plan form the bulk of his letter, 13 of the 20 pages.

Among these recommendations, some highlight Puginier’s economic preoccupations:

a French company should be set up on the model of the ancient East India Company (Compagnie des Indes), and a pilot farm should be created to demonstrate modern agricultural techniques. Others focus on his conviction that in order to succeed, the French administration must earn the esteem and the affection of the population. Finally, we see his obsession with the idea that the Vietnamese elite must not be trusted and that their inequitable justice system must be rectified. On this political front, Puginier recommended that the Chinese ideograms be progressively replaced by the Romanised script of Vietnamese language (quôc ngu,) – as was already being done in Cochin China – and that French be gradually made compulsory for everyone in the civil service over the next 20 to 25 years. The Bishop argued that this would constitute the best way to sever the historical lifeline with China while the power of the Vietnamese mandarins hostile to France would thus also be irrevocably undermined.

It is interesting to note that the first of his eight recommendations alone fills five pages. Puginier’s directive here is clear-cut and leaves no room for doubt: ‘Christianise the country’ (christianiser le pays). He asserts that ‘to unite men and peoples, there is no tie stronger than the unity of belief, and once a Catholic State has succeeded in rooting its religion in its colonies, it can be at rest . . . We will never see a Catholic colony abandon its motherland and ally with pagan neighbours to fight her’. The Bishop is confident that ‘from the moment Tonkin becomes Christian, it will also become the Little France of the Far East, absolutely, to the same extent that the Philippines are a Little Spain’. Consequently, he spells out his religious agenda and insists that missionaries will be pivotal in this strategy:

It is certainly the missionaries who constitute the greatest moral force in a colony. It is they who make the motherland known and loved in its reality. The greater their influence, the more secure the civil society . . . I will put it bluntly, France has no better friends than the missionaries and the Christians, and she has no more dedicated and selfless servants. While working on providing the glory of God and the salvation of the souls, missionaries, let me repeat, make it their duty to make their motherland known and loved. By preaching to Christians respect and dedication for their government, they turn them into true friends of France.

Puginier prophesies that if proselytising is performed steadily but at a careful pace in order to avoid clashing head-on with Vietnamese tradition and stirring disgruntlement among the population, ‘there are good reasons to hope that within thirty years, virtually all of Tonkin will be Christian, that is to say, French’.24

Regarding the specific case of upland Tonkin, our focus in this article, the Bishop expresses strong views on the importance of taking firm control over the border areas, using political rather than spiritual arguments to convince his readership. His third recommendation spells out the need to ‘establish on the Annam [i.e., Vietnam] frontier adjacent to China friendly populations with an interest in remaining loyal to France’.

Puginier falls short of explaining exactly how this is to be done, however, nor is the objective

of Christianising the mountain populations explicitly mentioned as a means to achieve such a result. Unlike his main suggestion regarding the bulk of the Kinh population – ‘Christianise!’ – the fact that he refrains from mentioning proselytising as one of the ways to win over these highland populations suggests that he has different aims for them. He actually declares:

There is another very useful and practical solution; namely to definitively draw to us the different peoples in the mountain districts called Chau and Muong [terms used for geographical and political units in highland areas]. By endearing ourselves to them, we will thus avoid having them opposed to us and they won’t give shelter or support to the Chinese troops who might want to pillage Tonkin . . . All that is needed is to lavishly grant them honorific distinctions and, whenever necessary, give them monetary rewards.25

Could the failure to explicitly mention Christianisation as a way to win over the montagnards to colonial rule be simply accidental?26 In fact, everything else in Puginier’s strategy suggests that missionary expansion in the mountains would have provided a useful vehicle for the penetration of France’s influence beyond the deltaic lowlands.

However, this omission may also be neither accidental nor strategic; it may simply highlight the lack of interest that Puginier – and more generally the upper-level missionary administration in Tonkin – showed toward the non-Kinh populations, the ‘demisauvages’ whose share in the regional balance of power was small, and whose promise as economic and political partners appeared meagre. In an earlier note sent to Paul Bert, Resident-General for Annam and Tonkin, Puginier had already expressed this idea of using ‘easy and practical ways’ to earn the loyalty of the highland populations.27 He understood how Hue’s mandarins had managed to use upland semi-independent tribes and wandering troops from China to fight the French and harass the settlements that had been Christianised on the outskirts of the delta. He thus wanted to convince the colonial authorities of the urgent need to stop these disruptive and deadly incursions, hence his policy of extending colonial control over the mountain populations. Puginier had been actively promoting the development of permanent military outposts in the highlands as the best way to prevent collusion between Kinh leaders, Chinese bandits, and local highlanders. However, while he was probably aware that the total and permanent control of these remote populations could not be easily achieved without active military and missionary penetration, it appears as if he chose to leave the task of organising and conducting the expansion of missionising beyond the delta to his successors.

In sum, Puginier’s role was that of a statesman dedicated to the expansion and competitivity of his motherland. His role had little in common with the more humble motivation of conversion and soul-saving best embodied by the individual missionaries arriving to work in the field – and, by the same token, to produce ‘ethnographic’ texts.

His Notes were generally well received by the authorities. According to one contemporary source, officers and Governors, Paul Bert as well as Courbet, consulted [Puginier] with equal deference; most of the time, they followed his advice, and when they neglected to do so, Tonkin and France suffered the consequences . . . The Ministry [of Colonies in Paris] itself was pleased to know the truth about Tonkin thanks to the Bishop’s Notes.28

Others had serious reservations, such as de Lanessan (quoted above). Whatever the individual views, however, Puginier was lauded for his dedication and relentless action in promoting France’s grandeur. Annam’s Resident Superior Brière declared at the Bishop’s state funeral in April 1892 that ‘Mgr Puginier’s death is a cruel loss for the Church, but also, and chiefly, for France and for Tonkin which the illustrious Bishop has so wisely helped to make a French land.’ Tonkin Resident Chevassieux declared on the same occasion that Puginier had been ‘France’s most authoritative representative in Tonkin’.29 An important avenue in Hanoi was given his name (today’s Ðiên Biên Phu Avenue) as well as a prominent square facing the Governor-General’s residence (now the celebrated Ba Ðình Square), both landmarks of colonial and later socialist Hanoi. A grateful colonial government lavishly rewarded the MEP with 13 hectares of land in Hanoi to expand its mission in the vicinity of the Cathedral, making the missionaries

the most important private landlords in the capital at the time. In France, Puginier – considered the man who had done the most for the success of the French takeover in Tonkin – was made Chevalier, then Officier in the Legion of Honour.30

MEP’s further penetration of the Tonkinese highlands was soon to unfold as part of the master plan conceived during Puginier’s tenure, though perhaps on a scale larger than what the venerable Frenchman had originally foreseen or called for.


9 Oscar Salemink, The ethnography of Vietnam’s Central Highlanders. A historical contextualization 1850–1990 (London: RoutledgeCurzon Press, 2002); Vo Duc Hanh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Viêt Nam de 1851 à 1871 (Leiden: Brill, 1969).

10 Cao Huy Thuan, Les missionnaires et la politique coloniale française au Vietnam (1857–1914) (New Haven: Yale Southeast Asian Studies, 1990).

11 Louis Eugène Louvet, Vie de Mgr Puginier, Évèque de Mauricastre, Vicaire Apostolique du TonkinOccidental (Hanoi: Schneider, 1894). Following a strategy made necessary after many historical setbacks throughout the world, the Office of Propagation of Faith in Rome (often called the Propaganda Office) nominated bishops abroad as Vicars Apostolic, heading new missionary territories where no formal ecclesiastical organisation had been erected before and where local authorities were reluctant to let such an installation occur. These ‘floating’ bishops held symbolic titles in partibus, which bore the names of ancient vicariates (such as Mauricastre) that had been abandoned and were in places that were no longer Christian. The appointment of a Vicar Apostolic in a newly evangelised territory was seen as the first step in the founding of a local Christian community and was done in the hope that future developments would eventually allow the establishment of a full-fledged vicariate headed by a proper bishop. In this text ‘bishop’ and ‘Vicar Apostolic’ are used interchangeably.

12 Jean-Marie-Antoine de Lanessan, L’Indochine française, étude politique et administrative (Paris: Alcan, 1889), p. 711; all translations are mine. In 1906–7, back in Paris, Lanessan tried in vain to have anti-clerical laws applied to the colonial system; Patrick Tuck, French Catholic missionaries and the politics of imperialism in Vietnam, 1857–1914: A documentary survey (Liverpool: Liverpool University Press, 1987), p. 338.

13 Cao Huy Thuan, Missionnaires et la politique coloniale, p. 282.

14 De Lanessan, Indochine française, p. 715; Puginier’s relocation is mentioned in Charles-Edouard Hocquart, ‘Trente mois au Tonkin’, Tour du Monde, 1st semester, 1890: 117.

15 The recipients included the Governor-General, the Commander-in-Chief, the Resident Superior in Tonkin, and various Ministers in France; Gustave Monteuuis, L’âme d’un missionnaire. Vie du P. Nempon, missionnaire apostolique du Tonkin Occidental (Paris: Victor Retaux et Fils, 1895), p. 232 note 2. There are around 100 such letters kept in the MEP archives in Paris (vol. 816).

16 Cao Huy Thuan, Missionnaires et la politique coloniale, p. 276.

17 Note, 14 Aug. 1888; Puginier’s Notes, cited here as ‘Note’, are held in the MEP Archives.

18 Note, 26 June 1886.

19 Note, 20 Aug. 1886.

20 Note, Mar. 1887.

21 Ibid. Historians Cao Huy Thuan and Philippe Papin quote directly from this 1884 document, copies of which they found at the MEP archives or at the Vietnamese National Archives in Hanoi; see Cao Huy Thuan, Missionnaires et la politique coloniale, pp. 289–90 and Philippe Papin, Histoire de Hanoi (Paris: Fayard, 2001), p. 218. Puginier judged his earlier text to be of the utmost importance, which surely explains why he was still quoting it three years later, and he sent it to various authorities.

22 Note, Mar. 1887.

23 Ibid.; emphasis in the original.

24 All quotations from ibid.

25 Ibid. It is remarkable that less than two years after Puginier spelled out this tactic, Auguste Pavie and Colonel Théophile Pennequin were coming to terms with the Tai opposition in the north-west, led by the Deo family in the Sip Song Chau Tai, taming their armed struggle against France by granting Deo Van Tri a number of honorific privileges, including the hereditary title of ‘Lord of Lai Châu’.

26 In accordance with French colonial archives and publications, the French term ‘montagnards’ – with lower-case ‘m’ – is meant here to include all the highland populations in Tonkin as well as in the rest of French Indochina. In this text, I use it interchangeably with other equivalents such as ‘highland populations’, ‘upland groups’, ‘mountain minorities’, etc.

27 ‘Nécessité d’entrer en relation avec les tribus demi-sauvages habitant les montagnes du Tonkin et de l’Annam’, 11 June 1886, MEP, vol. 816, no. 58.

28 Monteuuis, Âme d’un missionnaire, p. 231.

29 Ibid., p. 233; Brière’s remarks are quoted in Antoine Brebion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne, de l’Indochine française (Paris: Société d’Éditions Géographiques, Maritimes et Coloniales, 1935), p. 315.

30 Cao Huy Thuan, Missionnaires et la politique coloniale, p. 302; on the cathedral, see Papin, Histoire de Hanoi, p. 241.

 

Trang Lịch SửửSử




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>