●   Bản rời    

VATICAN:CH11- Đảo Lộn Lịch Sử (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH11_3.php

10 Sep, 2007


Các bài trong chương 11:  0   1   2   3   4   5  

 

CHƯƠNG 11

 

XII.- ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO
VỚI CHỦ TÂM CƯỠNG TỪ ĐOẠT LÝ

(tiếp theo)

 


XII. 6.- NÓI NGƯỢC VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN TAN RÃ CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐÔI MIỀN NAM

Trong tiểu đề này chúng tôi đề cập đến nguyên nhân và diễn biến trong tiến trình tan rã của chính quyền và quân đội miền Nam

 

NGUYÊN NHÂN TAN RÃ CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI MIỀN NAM 

Bàn về nguyên nhân khiến cho chính quyền và quân đội miền Nam tan rã vào những ngày từ 10/3/1975 cho đến cuối tháng 4/1975, các nhà viết sử đều có ba nhân định chung như sau:
(a)- Chính quyền miền Nam không có chính nghĩa vì  được lập nên để phục vụ quyền lợi của  Mỹ và Vatican. (b)- Nhân vật lãnh đạo bất tài, thiếu đức, tham nhũng và có những thành tích đã cấu kết với Pháp, Vatican và Mỹ để chống lại dân tộc và tổ quốc, và (c)- Quân Đội miền Nam chỉ là đạo quân đánh thuê cho Mỹ và Vatican.

A.-  KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA

Nói rằng chính quyền miền Nam không có chính nghĩa vì nó được lập nên để phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và Vatican là nói một cách nói đại lược thiếu phần dẫn chứng. Do đó, cần phải nói cho rõ ràng và đầy đủ hơn về vấn đề này. Phần trình bày dưới đây sẽ giúp cho độc giả có một cái nhìn rõ ràng hơn về sự thật về các chính quyền Sàigòn trong những năm 1954-1975 và vai trò của Giáo Hội La Mã ở hậu trường sân khấu chính trị ở miền Nam trong những năm này. Nói cho rõ, chính quyền miền Nam có những nhược điểm dưới đây:

1.- Chính quyền miền Nam được lập nên để phục vụ quyền lợi của hai ông chủ Hoa Kỳ và Vatican: Thực ra, vào những năm sau Đệ Nhị Thế Chiến từ 1945 đến đầu thập niên 1952, chính quyền Nhật Bản, chính quyền Tây Đức cũng do Hoa Kỳ lập nên, nhưng không có Vatican ở trong đó, tức là không có vấn nạn Giáo Hội La Mã. Nhờ vậy mà chỉ mấy năm sau, Nhật Bản và Tây Đức đã ổn định được xã hội, phục hồi được nền kinh tế đã bị suy yếu vì chiến tranh, vì bại trận, vì phải bồi thường chiến tranh cho các quốc gia Đồng Minh thắng trận, và vươn lên thành hai cường quốc hùng mạnh về kinh tế và kỹ nghệ, đặc biệt về kỹ nghệ chính xác (điện tử, phim ảnh), vượt xa các quốc gia Đồng Minh thắng trận như Anh, Pháp và Liên Sô, chỉ thua có kỹ các quốc gia này về nghệ chiến tranh và kỹ nghệ nặng.

Tại Nam Hàn, khởi đầu, chính quyền của quốc gia này cũng do Hoa Kỳ lập nên để phục vụ  quyền lợi của Hoa Kỳ, nhưng lại đưa ông Da-tô Lý Thừa Vãn lên cầm quyền. Là một tín đố Da-tô nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông Da-tô Lý Thừa Vãn không tuyên bố rõ ràng để minh định về mối liên hệ giữa ông và Giáo Hội La Mã, ông không công khai tuyên bố cho mọi người biết rằng nhiệm vụ của ông trong chức vụ tổng thống là phải phục vụ nhân dân và đất nước Nam Hàn, chứ không phải phục vụ Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng là tín đồ Da-tô như ông Lý Thừa Vãn, khi ra tranh cử chức vụ tổng thống vào năm 1960, ứng cử viên John F. Kennedy đã phải tuyên bố với nhân dân Mỹ rằng:

“…Vì tôi là một tín đồ Da-tô, và chưa có một tín đồ Da-tô nào đắc cử Tổng Thống…. Do đó, điều cần thiết cho tôi để khẳng định một lần nữa là – không phải tôi đặt đức tin vào BẢN CHẤT GIÁO HỘI…. mà tôi đặt đức tin vào BẢN CHẤT NƯỚC MỸ. Tôi tin vào nước Mỹ, nơi mà Giáo Hội và Nhà Nước phân biệt một cách tuyệt đối, nơi mà không có giáo sĩ Da-tô điều khiển  Tổng Thống [nếu ông ta là một tín đồ Da-tô] phải hành động như thế nào, và nơi mà không một vị mục sư Tin Lành nào được phép ra lệnh cho họ đạo đi bỏ phiếu cho ai.. Tôi không là ứng cử viên Tổng Thống Da-tô. Tôi là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, người mà NGẪU NHIÊN cũng là tín đồ Da-tô… Tôi không BIỆN HỘ cho GÍAO HỘI trước công luận – và Gíao Hội cũng không làm phát ngôn viên cho tôi..Nhưng bất cứ vào thời điểm nào đến… khi mà nhu cầu chức vụ đòi hỏi tôi phải bán rẻ LƯƠNG TÂM hay VI PHẠM ĐẾN QUYỀN LỢI QUỐC GIA, thì tôi sẽ từ chức, và tôi hy vọng tất cả các vị công bộc khác có lương tâm sẽ cũng hành xử như thế.Nguyên văn: “… Because I am a Catholic And no Catholic has ever been elected President…… So it is apparently necessary for me to state once again – not what kind of church I believe in, but what kind of America I believe in. I believe in America where the separation of church and state is absolute – where no Catholic prelate would tell the President [should he be a Catholic] how to act and no Protestant minister would tell his parishioners for whom to vote…I am not the Catholic candidate for President, I am the Democratic Party’s candidate for President, who happens also to be a Catholic. I do not speech for MY CHURCH on public matters – and the church does not speak for me… If the time should ever come… when my office would require me to either violate my conscience or violate the national interest then I would resign the office, and I hope any other conscientious public servant would do likewise”[1] 

Không  có hành động đường đường chính chính như Tổng Thống Kennedy của Hoa Kỳ, tất nhiên là ông Tổng Thống Da-tô Lý Thừa Vãn đã có âm mưu bất chính. Âm mưu bất chính đó là  ông biến chính quyền thành một chế độ đạo phiệt Da-tô. Chính vì vậy mà Nam Hàn khốn đốn vì vấn nạn Giáo Hội La Mã. Cho đến khi nhân dân Nam Hàn vùng lên đạp đổ cái chế độ độc tài khốn nạn này và chính ông phải từ chức vào ngày 27/4/1960, rồi trốn ra sống lưu vong ở Honolulu. (Ông sống ở đây cho đến  khi ông chết vào ngày 19/7/1965.) Kể từ đó (ngày chế độ của ông bị lật đổ), Nam Hàn mới thoát khỏi vấn nạn Giáo Hội La Mã, nhưng cũng phải trải qua một thời kỳ quá độ, quốc gia này mới khá lên được và vươn lên thành một trong những con rồng Á Châu như ngày nay.

Không phải chỉ ở Nam Hàn trong những năm ông  Da-tô Lý Thừa Vãn câm quyền mới xẩy ra như vậy. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng,  bất kỳ ở nước nào có Giáo Hội dính vào chính quyền hay là tín đồ Da-tô lên nắm chính quyền, thì nhân dân ở nước đó lâm vào tình trạng khốn nạn:

Cùng ở lục địa Âu Châu, các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi  và Ba Lan có Giáo Hội La Mã dính vào chính quyền nhiều nhất và lâu nhất, cho nên các quốc gia này trở thành chậm tiến, lạc hậu, dân trí thấp kém, thua xa các nước Âu Châu khác như Đức, Pháp, Anh, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nay Uy, Đan Mach, Tiệp Khắc, v.v… về nhiều phương diện.

Cùng ở bán đảo Balkan, Croatia có Giáo Hội dính vào chính quyền, cho nên mới có chế độ đạo phiệt Da-tô của bạo chúa Ante Pevelich trong những năm 1941-1945. Chế độ này đã tàn sát tới hơn 700 ngàn dân trong tổng số dân chỉ vỏn vẹn có gần 3 triệu.[2]  Rồi sau khi chế cộng sản của ông Josip Broz Tito (1890-1980)  sụp đổ vào đầu thập niên 1980, người dân Croatia lại khốn đốn về các ông tín đồ Da-tô cuồng tín kể từ đó cho đến nay.

Cùng là dân Âu Châu đến lập nghiệp ở Mỹ Châu từ thế kỷ 16 và 17,.các nước Châu Mỹ La-tinh có Giáo Hội La Mã dính vào chính quyền, cho nên nhân dân các quốc gia này trở thành chậm tiến, lạc hậu, mức sống và dân trí thấp kém, sinh đẻ nhiều như chuột, thua kém hai nước Hoa Kỳ và Canada rất xa về mọi phương diện.

Cùng ở Á Châu, nước Phi Luật Tân có Giáo Hội La Mã dính vào chính quyền từ thế kỷ 16, cho nên quốc gia này chậm tiến, lạc hậu, mức sống và dân trí và thua kém các quốc gia Á Châu khác về nhiều phương diện. Con số người được xuất cảng sang các nước Trung Đông làm công nhân và  giúp việc tại các tư gia nhiều nhất.

Cùng ở lục địa Phi Châu, cùng là cựu thuộc địa của của đế quốc Âu Châu mời giành lại được chủ quyền độc lập, Rwanda có Giáo Hội La Mã dính vào chính quyền, cho nên mới có chế độ đạo phiệt Da-tô của ông Giám-muc Augustin Misago. Chế độ này  tàn sát tới 800 ngàn dân trong tổng số dân 8,196,000 (vào năm 1995) trong vòng 100 ngày vào giữa năm 1994. Các nước khác ở Phi Châu không có thảm trạng này. Xin xem  chương sách nói về Thành Tích Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại và Tàn Sát ở  Rwanda cũng như ở r Croatia và ở nhiều nơi khác.

Cùng là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu, thuộc địa nào có Giáo Hội La Mã dính vào chính quyền bảo hộ, thì người dân ở thuộc địa đó bị lừa bịp, bị bóc lột đến tận xương tận tủy, bị áp bức và bị đàn áp nhiều nhất và chính quyền đế quốc bám chặt lấy thuộc địa đó giống như loài đỉa đói, không chịu buông tha. Tình trạng này đã khiến cho nhân dân ở các thuộc đó phải vùng lên tổ chức những lực lượng vũ trang chiến đấu hết sức gay go, vừa phải đánh đuổi quân cướp ngoại thù xâm lược vừa phải chống lại bọn nội trùng là nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cấu kết với giặc. Vì vậy mà cuộc chiến trở nên ác liệt và phải kéo dài cho đến khi quân cướp ngoại thù mệt mỏi không còn chịu đựng đước nữa, mới rút quân về nước và công nhận chủ quyền độc lập của người dân thuộc địa. Viêt Nam, Algeria, các quốc gia Mỹ Châu La-tinh, Congo là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự thực này.

Trong khi đó, tại các thuộc đia của Đế Quốc Anh và Hòa Lan, không có Giáo Hội La Mã dính vào chính quyền, không có vấn nạn Giáo Hội La Mã, cho nên, khi nhân dân tại các thuộc địa này vừa mới rục rịch nổi lên tranh đấu đòi quyền độc lập là nước Anh và Hòa Lan vui vẻ và mau mắn trao trả độc lập cho họ và rút quân về nước. Canada, Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Singapore, Hồi Quốc, Tích Lan, Nam Phi, và Indonesia là những bằng chứng bất khả phủ bác về sự thực này.

Bộ mặt thật của Giáo Hội  La Mã như thế nào đều được các danh nhân, chính khách, trí thức người Âu Mỹ đều biết cả và cũng đã nói cho nhân dân thế giới biết. Một trong các bậc trí giả trên đây là Tổng Thống Hoa Kỳ James Madison, ông đã lớn tiếng tuyên bố rằng:

Trong vòng 15 thế kỷ vừa qua, đạo Công Giáo đã được thử thách. Kế quả ra sao? Đại khái là giáo sĩ thì kiêu căng và lười biếng, giáo hữu thi ngu dốt và hèn hạ, cả đôi bên đều mê tín, chấp nhất và thích giết hại.” Nguyên văn: “During almost 15 century has the legal established of Christianity has been on trial. Whaat has been its fruits? More or less in all places, pride and indolence in the clergy, ignorance and servility in the laity; in both, superstition, bigotry, ang persecution.”[3]

Sự thực này xin được gửi đến nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn để đáp lại lời tuyên bố hồ đồ i của ông trong cuốn băng nhạc văn nghệ Paris By Night 81 phát hành vào đầu tháng 5/2006, rằng:

Sau Đệ Nhị Thế Chiến thứ II, trên thế giới có ba nước giống hệt nhau, cùng bị chia đôi, Cộng Sản chiếm đóng một nửa, và một bên là quốc gia, là: Đức, Triều Tiên (tức là Bắc Hàn và Nam Hàn) và Việt Nam. Chúng ta thấy là ba quốc gia giống hệt nhau. Tây Đức đứng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật. Nam Hàn phát triển cực nhanh và trở thành một tiểu cường quốc trên thế giới, và ngày nay thống trị về điện ảnh.  Chỉ còn có mỗi Việt Nam là còn lẹt đẹt mãi.

Tại sao như vậy? Là vì Bắc Hàn không xâm lăng Nam Hàn, Đông Đức không đánh sang Tây Đức, mà người ta lo kinh tế. Nếu miền Bắc Việt Nam không đánh vào miền Nam, tôi nghĩ, Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta ngày nay không thua gì Nam Hàn, là vì trí thông minh của người Việt chúng ta có thể nói là không thua  các quốc gia nào tại Á Châu.”

Sự thật này cũng là câu trả lời  cho những người đưa ra luận điệu ngây ngô cho rằng không cần phải nổi lên tổ chức các lượng vũ trang kháng chiến để giành độc lập, sớm hay muộn Việt Nam cũng được độc lập. Họ lý luận rằng tới một thời điểm nào đó, Pháp sẽ theo gương nước Anh và Hòa Lan, sẽ thấy rằng tiếp tục chiếm đóng Việt Nam bất lợi hơn là trao trả độc Lập cho Việt Nam. Khi đó, Việt Nam sẽ được độc lập mà không cần phải tốn nhiều xương máu như cuộc chiến Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh chủ xướng.

Thiết nghĩ rằng những người đưa ra luận điệu ngây ngô này phải là một trong hai trường hợp dưới đây:

a.- Do bộ máy truyên truyền của Giáo Hội La Mã đưa ra để làm hạ giá công nghiệp giành lại quyền độc lập và đại cuộc thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam dưới quyền điều khiển của đàng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh do cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo..

b.- Do mấy ông tiểu tử sản thuộc  loại trí thức nửa vời, mang nặng căn bệnh trưởng giả học làm sang, muốn làm ra vẻ ta đây là người thông kim bác cổ, nhưng lại dốt lịch sử và hồ đố nói bậy.

Ngoại trừ có dã tâm như trường hợp A trên đây, những người đưa ra luận điệu ngây ngô này tự họ đã phơi bày cho mọi người biết rằng họ không hiểu biết đầy đủ những bài học lịch sử thế giới, không chịu tìm hiểu lịch sử Giáo Hội La Mã, đặc biệt là không tìm hiểu về những việc làm của Tòa Thánh Vatican trong chủ trương chống lại trào lưu tiến hóa của nhân loại trong gần hai ngàn năm qua để bưng bít tính cách phí lý và bịp bợm của hệ thống tín lý Ki-tô.

2.- Những người được Vatican và Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền đều là tín đồ Da-tô. Những người này đều có những đặc tính vong bản, phản dân tộc, phản tổ quốc, bất tài, tham nhũng, chỉ biết cúi đầu phục vụ quyền lợi của TòaThánh Vatican và Hoa Kỳ.

3.- Chính quyền miền Nam tồn tại được là nhờ có Hoa Kỳ bảo vệ bằng quân sự và nuôi dưỡng bằng tiền bạc. Bản thân của chính quyền miền Nam không có khả năng tạo được sức mạnh tự cung, tự túc, tự cường để tự tồn. Tình trạng này đã khiến cho chính quyền miền Nam phải triệt để tuân phục ý muốn của hai thế lực quan thày là Hoa Kỳ và Vatican, và phải thi hành những chỉ thị của họ đưa ra, nghĩa là hoàn toàn trở thành công cụ làm tay sai cho hai thế lực này.

4.- Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican đều có chủ trương muốn duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi. Hoa Kỳ thì muốn biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng theo nhu cầu của chính sách “be bờ” (containmment policy) đang được tiến hành vào lúc bấy giờ để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản đang cuồn cuộn dâng tràn từ phía Bắc. Tòa Thánh Vatican thì muốn biến miền Nam thành một quốc gia theo đạo Ki-tô La Mã bằng tất cả những phương tiện của chính quyền.

Cũng nên biết là chính sách be bờ ngăn chặn làn sóng Cộng Sản thời bấy giờ là do đề nghị của ông George  F. Kennan, lúc đó là Đại Sứ Hoa Kỷ tại Liên Sô. Đề nghị này được chính quyền Hoa Kỳ chấp thuận và bắt đầu thi hành vào khoảng năm 1948, đồng thời với Kế Hoạch Marshall do Ngọai Trường Hoa Kỳ Marshall chủ xướng.

Như vậy là sự tồn tại của miền Nam hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu  của chính sách be bờ của Hoa Kỳ. Ngày nào Hoa Kỳ không còn cần đến chiến lược be bờ nữa, thì miền Nam Việt Nam sẽ trở thành vô dụng đối với Hoa Kỳ, và khi đó miền Nam sẽ bị Hoa Kỳ bỏ rơi, nếu không nó sẽ là gánh nặng vô bổ  cho Hoa Kỳ.

Lịch sử cho thấy rằng từ ngày lập quốc vào năm 1776 cho đến nay, Hoa Kỳ vốn là quốc gia  liên tục theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism). Vì thế, khi mà miền Nam Việt Nam trở thành vô dụng hay không còn cần thiết nữa,  tất nhiên là sẽ bị Hoa Kỳ bỏ rơi.

Vì muốn biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng, Hoa Kỳ phải bỏ tiền ra đài thọ tất cả những phí khoản cho các nhu cầu tổ chức, xây cất và thiết bị các cơ sở, huấn luyện và trả lương hàng tháng cho các nhân viên chính quyền cũng như quân đội cúa miền Nam Việt Nam. Những khoản tiền này được mang danh nghĩa là tiền viện trợ Mỹ. Mục đích duy nhất của Hoa Kỳ trong việc phải đài thọ (chi ra) những phí khoản này là để dùng chính quyền và quân đội miền Nam vào việc tiếp trợ cho nhu cầu chiến lược “be bờ” trên đây của Hoa Kỳ, giống như mục đích của Liên Minh Xâm Lăng Pháp- Vatican lập ra chính quyền bù nhìn Bảo Đại vào ngày 5/6/1948 (được khoác cho cái danh xưng là “Chính Quyền Quốc Gia”), rồi cho ra đời cái gọi là “Quân Đội Quốc Gia” vào ngày 11/5/1950 để phục vụ cho mưu đồ tái chiếm Việt Nam của cái Liên Minh chính trị này. Sẽ được nói rõ ở sau).

Như vậy.cái chủ trương muốn duy trì miền Nam như một quốc gia riêng biệt cũng như việc tạo dựng nên chính quyền và quân đội miền Nam là một  phương tiện cho Hoa Kỳ sử dụng trong chính sách be bờ ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc.

Đối với chính quyền miền Bắc và đại khối nhân dân Việt Nam, việc duy trì  Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi là vi phạm điều khoản quy định việc tổ chức tổng tuyển cử trên toàn quốc vào tháng 7/1956 để thống nhất đất nước. Hơn nữa, mưu đồ này của Liên Minh Mỹ -Vatican là hoàn toàn đi ngược với ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã liến tục chiến đấu chống lại Liên Minh Xâm Lăng Pháp - Vatican từ năm 1858 cho đến năm 1954 mới giành lại đuợc có một nửa lãnh thổ của đất nước. Với ý chí và công lao đã chiến đấu cả một thế kỷ như vậy để đòi lại giang sơn cho dân tộc, chẳng lẽ khi thành công đánh đuổi được quân Pháp xâm lăng ra khỏi đất nước mà lại phải khoanh tay ngồi nhìn kẻ thù cố cựu của dân tộc là Giáo Hội La Mã dựa vào sức mạnh của siêu cường Hoa Kỳ để CHIẾM ĐOẠT một nửa đất nước hay sao? Tất nhiên là không thể được. Bất kỳ một người Việt Nam nào nếu còn một chút  lương tâm con người cũng phải lớn tiếng nói rằng KHÔNG THỂ ĐƯỢC.

Vì vậy mà chính quyền Hà Nội mới nhất định quyết tâm theo đuổi cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Mỹ - Vatican để hoàn thành sứ mạng lịch sử vừa giải phóng miền Nam, vừa thống nhất đất nước. Đây là cuộc chiến có chính nghĩa đáp ứng được khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam mà bất cứ dân tộc nào ở vào hoàn cảnh giống như Việt Nam cũng có khát vọng này. Vì thế  mà cuộc chiến này được đại khối nhân dân Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng và đều tích cực tham gia (ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng), đồng thời cũng được đại đa số nhân dân trên thế giới nhiệt tình ủng hộ.

Chính quyền Hà Nội đã từng lãnh đạo cuộc Kháng Chiến 1945-1954 khởi đi bằng một toán quân du kích ít oi chỉ có mấy chục người vũ trang bằng những vũ khí hết sức thố sơ được thành lập vào ngày 22/12/1944 để cướp chính quyền từ trong tay quân xâm lăng Nhật. Rồi sau đó, toán quân anh hùng này dần dần được phát triển thành lực lượng kháng chiến chống lại đạo quân xâm lăng vô cùng hùng hậu của Liên Minh Pháp – Vatican được vũ trang bằng những vũ khí hiện đại lại có Hoa Kỳ ở sau lưng yểm trợ dồi dào cả vế vũ khí tối tân nhất và tài chánh (lên tới 80% tiền chí phí cho cuộc chiến vào những năm 1952-1954). Tồng số quân lính của Liên Quân Pháp – Vatican xâm lăng vào ngày 31/12/1952  gồm có:

1.- Liên Quân Viễn Chinh Pháp - Vatican  là 233. 826  quân trong đó có:

Thuộc Đòan Quân Viễn Chinh: 174. 736 người, gồm:

Pháp:…………………………….……. 51.700

Lê Dương:……………………….….. 19.079

Bắc Phi …………………………….…. 29.532

Phi Châu …………………………….. 18.153

Bản xứ…………………………....…...53.182

Phụ Lực Quân………………………..59.000

2.- Quân Đội Quốc Gia của chính quyền bù nhìn Bảo Đại  là 117. 800 người

Cộng chung là:  233.836 + 117.800 : 381.626 người. [4]

Không phải chỉ có thế, quân đội Kháng Chiến Việt Nam còn phải chiến đấu chống lại 16.300 lính đạo (bọn nội trùng) tại các giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu và các làng đạo ở rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các ông linh mục hay gián tiếp qua các sĩ quan đặt dưới quyền của các linh mục. Con số lính đạo này hoạt động ở các vùng gồm có:

Đạo quân dưới quyền chỉ huy của Leroy ở  Bến Tre và Mỹ Tho:……..6.300 

Đạo quân của Bùi Chu và Phát Diệm …………………………………………. 5.000

Các đạo quân lẻ tẻ của các xóm đạo ở rải rác khắp nơi vào khoảng..5.000

Cộng chung tất cả là ...............................………………………………….16.300[5]

Nhờ có chính nghĩa chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc, cuộc Kháng Chiến 1945-1954 dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh được tuyệt đại khối nhân dân ủng và được hầu hết các quốc gia trên thế giới có cảm tình. Nhờ có đức độ và tài năng lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh với những đức tính thanh liêm, công minh chính đại, đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc lên trên hết, có nhiều kinh nghiệm về cách mạng và chính trị, thấu hiểu lịch sử nhân loại, nắm vững tình hình thế giới, hiểu rõ phương cách chiến tranh cách mạng và giải phóng dân tộc cần phải sử dụng những sách lược địch vận, dân vận, quốc tế vận và áp dụng chiến thuật du kích để chống cự với kẻ thù hùng mạnh. Nhờ vậy, chính quyền kháng chiến và nhân dân Việt Nam đã đánh bại được Liên quân xâm lăng Pháp - Vatican khiến cho đế quốc Pháp phải nghiêm chỉnh thương thuyết với chính quyền kháng chiến Việt Nam tại Hội Nghi Genève, bằng lòng rút quân về nước và công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Chiến thuật du kích là lấy ít đánh nhiều, lấy nông thôn bao vây thành thị, theo sách lược thập lục tự (Địch tiến, ta lui. Địch dừng (đóng quân), ta bám (quấy phá). Địch mệt, ta đánh. Địch rút, ta truy) làm cho địch mệt mỏi và tiêu hao lực lượng, rồi tiến lên tổng phản công giành lấy thắng lợi cuối cùng. Chiến thuật này chỉ có thể áp dụng được khi cả chính quyền và quân đội đều là của dân, chiến đấu cho dân, được nhân dân hết lòng thương mến, nhiệt tình ủng hộ cả về tài lực và nhân lực, tích cực tham gia, tận tâm che chở và bảo vệ khi bị địch truy lùng. Tất cả các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta trong các công cuộc đánh đuổi quân Minh xâm lăng trong hồi đầu thế kỷ 15 và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1862-1954 đều áp dụng chiến thuật này.

Đich vận là tung cán bộ có khả năng ăn nói vào hàng ngũ địch để giải thích cho quân lính địch nhìn thấy rõ việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đem quân tái chiếm Đông Dương là việc làm phi chính nghĩa. Chính quyền Pháp đã dùng xương máu và tiền bạc của nhân dân Pháp đổ vào cuộc chiến này chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho quyền lợi của nhóm thiểu số đại tư bản đang cấu kết với thế lực Da-tô La Mã phong kiến phản động, phản tiến hóa đã từng liên tục chống lại và huỷ bỏ thành quả Cách Mạng Pháp 1789.

Dân vận là tung các cán bộ tuyền truyền mà phần lớn là những người địa phương dấn thân lăn lộn vào khắp các hang cùng ngõ hểm ở các thành thị cũng như nông thôn để giải thích cho nhân dân biết rằng đây là cuộc chiến sinh tử đối với dân tộc Việt Nam. Phải nêu lên những hành động dã man mà Liên Minh Pháp – Vatican đã áp bức và  bóc lột dân ta bằng chính sách thuế khoá cực kỳ dã man như thuế thân, thuế muối, thuê rượu, thuế môn bài, thuế ruộng, thuế thổ trạch, và đặc biệt là Giáo Hội La Mã đã dựa vào chính quyền bảo hộ để cướp đoạt và chiếm hữu quá nhiều tài nguyên và ruộng đất canh tác của dân ta.  Chưa kể ở Trung Bộ và Bắc Bộ, chỉ riêng ở Nam Bộ, số ruộng đất canh tác mà Giáo Hội La Mã  đã chiếm đoạt của dân ta lên tới trên 25% tổng số diện tích. Ngoài ra, chúng lại còn cướp chùa, phá đình, đốt đền, đốt miếu, chiếm đất của nhân dân ta để xây nhà thờ, chủng viện, tu viện, trường học và các cơ sở kinh tài khác. Chúng cưỡng bách dân ta phải đi phu làm lao nô phục dịch tại các công trường xây cất hàng ngàn dinh thự nguy nga trang lệ,  hàng ngàn ngôi nhà thờ to lớn với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời và không biết bao nhiêu công trình xây cất vĩ đại khác. Tất cả đã khiến cho dân ta  lâm vào thảm cảnh đói khổ triền miền từ đầu thế kỷ 20 mà cao độ là mùa xuân năm Ất Dậu 1945 với khoảng hai triệu người trở thành nạn nhân của thảm cảnh chết đói này.

Quốc tế vận là tung những cán bộ có khả năng ngoại ngữ và khả năng ăn nói ra ngoại quốc, đặc biệt là sang nước Pháp thi hành nhiệm vụ vận động nhân dân Pháp, nêu cao khẩu hiệu “liên hiệp với nhân dân Pháp và chống lại chính quyền thực dân xâm lược Pháp” để lôi cuốn người dân Pháp ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến mà họ gọi là “cuộc chiến bẩn thỉu” do Liên Minh  Xâm Lăng Pháp – Vatican gây ra.

Những sách lược này đã đem lại nhiều thành quả vô cùng tốt đẹp. Về dân vận, chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh được toàn thể nhân dân nhiệt tình ủng hộ, hoặc là hăng hái tình nguyện đầu quân, hoặc là gia nhập vào những đoàn dân công chuyển vận lương thực và vũ khí, làm công sự chiến đấu giúp cho anh em bộ đội hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được tốt đẹp. Nhờ vậy mà  quân đội Kháng Chiến Việt Nam đã đánh bại được đạo quân tinh nhuệ và hùng mạnh được vũ trang bằng những vũ khí hiện đại và gần hai chục ngàn lính đạo ở trong các giáo khu cùng các xóm đạo rải rác khắp nơi trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Về địch vận, hàng hàng lớp lớp lính người Việt trong hàng ngũ Liên Quân Pháp – Vatican bỏ hàng ngũ địch về với nhân dân và hàng ngàn lính Âu Phi rời bỏ hàng ngũ địch chạy sang hàng ngũ quân đội Kháng Chiến. Về quốc tế vận, hầu hết nhân dân thế giới đều có cảm tình với chính quyền Kháng Chiến của nhân dân ta.

Muốn áp dụng chiến tranh du kích và thực hiện được các sách lược địch vân, dân vận và quốc tế vận như trên, ngoài việc có đủ những cán bộ có khả năng ngoại ngữ, có tài ăn nói và can đảm liều chết hy sinh cho đại cuộc, điều kiện quan trọng nhất là chính quyền và quân đội phải có chính nghĩa, phải chiếm được lòng dân, các nhà lãnh đạo chính quyền phải là những nhà ái quốc có thành tích cách mạng vì dân vì nước, quyết tâm phục vụ cho quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc. Với điều kiện như vậy, chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam không bao giờ có thể thực hiện đuợc. Thảng hoặc, nếu có cố gắng áp dụng chiến tranh du kích và thi hành các sách lược địch vận, dân vận và quốc tế vận thì cũng không thể nào thành công được. Lý do rất đơn giản:

1.- Chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 không có chính nghĩa, bị nhân dân khinh bỉ và thù ghét vì bản chất của nó được tạo dựng nên là để phục vụ cho kẻ thù của dân tộc là  Pháp, Mỹ, đặc biệt nhất là Vatican, một thế lực khi thì cấu kết với Pháp (1858-1954), khi thì cấu kết với Mỹ (1854-1975) để đánh cướp nước ta,

2.- Các nhân vật lãnh đạo các chính quyền đều có thành tích đã làm tay sai cho Liên Minh Pháp – Vatican hoặc là trong thời 1885-1945 hoặc là trong thời 1945-1954..

3.- Toàn bộ quan thày Pháp, Vatican, Mỹ và những các nhân vật lãnh đạo chính quyền cũng như những thành phần ủng hộ chính quyền này đều là những phần tử phong kiến phản động muốn bơi ngược dòng lịch sử, chống lại các trào lưu tiến hóa của nhân loại để duy trì cái quyền được ăn trên ngồi trổc, phe phỡn trên mồ hôi nước mắt và xương máu của đại khối nhân dân bị trị. 

Cuộc chiến chống lại Liên Minh Mỹ - Vatican (1954-1975) còn gay go và gian khổ  hơn gấp bội phần nếu so với cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Pháp trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Tuy nhiên, nếu cuộc Kháng Chiến 1945-1954 đã làm cho nước Pháp hao người, tốn của khiến cho dân tình chán nản rồi  nổi lên thành những phong trào phản chiến, gọi cuộc chiến là “La sale guerre” (Cuộc chiến bẩn thỉu) và đòi chính quyền Pháp phải thương thuyết nghiêm chỉnh với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève để rút quân về, thì cuộc chiến giải phóng miền Nam của nhân dân ta để thống nhất đất nước trong những năm 1954-1975 cũng làm cho nước Mỹ hao người tốn của khiến cho nhân dân Mỹ chán nản rồi nổi lên thành những phong trào phản chiến, cực lực chống đối chính sách xâm lăng của chính quyền Mỹ và cương quyết đòi hỏi chính quyền Mỹ phải thương thuyết nghiêm chỉnh với chính quyền Hà Nội tại Hội Nghị Paris để rút quân về nước.

Nếu Pháp là thế lực chủ chốt trong Liên Minh Xâm Lược  Pháp – Vatican  trong thời Kháng Chiến 1945-1954 có những nhược điểm nội tại của Pháp để cho chính quyền Kháng Chiên Việt Nam khai thác, thì Mỹ, thế lực chủ chốt trong Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong cuộc chiến xâm lược miền Nam 1954-1975, cũng có những nhược điểm nội tại của Mỹ để cho chính quyền Hà Nội khai thác. Nhược điểm nội tại của Pháp trong thời Kháng Chiến 1945-1954 là các chính đảng cố gắng làm vừa lòng cử tri để kiếm phiếu hầu thắng cử trong các kỳ bầu cử chọn đại biểu vào Quốc Hội. Tương tự như vậy, nhược điểm nội tại của Mỹ để cho chính quyền Hà Nội khai thác là hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cố gắng mị dân giành phiếu để thắng cử trong các kỳ bầu cử dân biểu vào Hạ Viện, thượng nghi sĩ vào Thượng Viện, và đặc biệt nhất trong các kỳ bầu Tổng Thống vào các năm 1968 và 1972.

Cả hai đảng Cộng Hóa và Dân Chủ đều biết rằng khi mà các phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ nồi lên cảng lớn mạnh thì chính đảng nào đi ngược với phong trào phản chiến sẽ dễ dàng thất cử. Vì vậy mà cả hai chính đảng này đều phải tính làm sao để rút quân ra khỏi Việt Nam mà Mỹ vẫn còn giữ được thế mạnh chống lại Khối Cộng Sản do Liên Sô lãnh đạo.

Vào cuối thập niên 1960, khi phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ trở nên vô cùng lớn mạnh thì cũng là thời điểm sự nứt rạn giữa hai đại cường trong khối Cộng Sản là Liên Sô và Trung Hoa Lục Địa cũng bước vào giai đoạn trầm trọng khó có thể hàn gắn được. Đồng thời, lúc đó, Trung Hoa Lục Địa cũng muốn hòa giải với Hoa Kỳ để rảnh tay ổn định đất nước sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa và cũng là để rảnh tay dồn nỗ lực vào việc canh tân đất nước, hiện đại hóa bộ máy chiến tranh để khỏi bị người bạn Cộng Sản Liên Sô lấn luớt. Nhờ những hoàn cảnh thuận lợi này mà chính quyền Mỹ thời Tổng Thống Nixon (20/1/1969 – 9/8/1974) đã dễ dàng kết thân với Trung Hoa Lục Địa để giải trừ mối lo phải ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tràn xuống Đông Nam Á từ phương Bắc. Khi mà mối lo này đã được giải trừ rồi, thì Hoa Kỳ không còn cần phải dùng miền Nam Việt Nam làm tiền đồn chống Cộng nữa.

Người thợ săn dùng cái cung hay khẩu súng làm phương tiện đi săn của họ. Khi nào không còn chim để săn hay người thợ săn giải nghệ, tất nhiên cái cung hay khẩu súng của họ phải được xếp xó hoặc là bị vứt bỏ. Thành ngữ “Điểu tận cung tàng” đã nói lên cái thực trạng này. Đối với Hoa Kỳ, vào đầu thập niên 1970, số phận miền Nam Việt Nam và chính quyền Sàigòn đã trở thành  số phận của cái cung của người thợ săn đã giải nghệ như đã nói ở trên.

Số phận của chính quyền của những người do ngoại bang đưa lên cầm quyền hay mang nặng tinh thần vọng ngoại, hoàn toàn trông cậy vào thế lực ngoại bang để tồn tại là như vậy.

 

B.- NHÂN VẬT LÃNH ĐẠO BẤT TÀI, THIIẾU ĐỨC, LẠI CẤU KẾT VỚiI PHÁP, VATICAN  VÀ MỸ ĐỂ CHỐNG LẠI DÂN TỘC

Những nhân vật cầm quyền ở miền Nam trong những năm 1954-1975 là các ông Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu. Trong số những nhân vật này, chỉ có hai ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu  là tín đồ Da-tô. Cả hai người này đều được cả Mỹ và Tòa Thánh Vatican tin tưởng và tín nhiệm. Vì vậy mà họ được Liên Minh Mỹ – Vatican cho cầm quyền lâu nhất. Còn các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ chỉ được cho cầm quyền trong một thời gian rất ngắn và sau đó bị  cho nghỉ việc. Chỉ vì họ không phải là tín đồ Da-tô cho nên trong thời gian họ cầm quyền,  họ bị Giáo Hội La Mã  chống đối dữ dội bằng những hành động phá rối do gần một triệu tín Da-tô Bắc Kỳ di cư dưới quyền chỉ huy của các ông linh mục ở trong các họ đạo hay trại định cư như Linh-mục Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu), Hoàng Quỳnh (Chợ Lớn), Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), v.v…

Ông Ngô Đình Diệm hoàn toàn nhờ vào thế lực của ngoại bang là Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền kể từ ngày 7/7/1954. Ông chẳng phải là một Hoàng Thái Tử hưởng quyền thừa kế vua cha mà nghiễm nhiên được đưa lên ngai vàng trị vì để lo phúc lợi cho dân cho nước. Ông cũng chẳng phải là người từ trong nhân dân dấy lên đem quân khử bạo, trừ gian, diệt trừ quốc tặc để đem lại công bằng và no ấm cho muôn dân. Ông cũng chẳng phải là người anh hùng từ chốn bưng biền kéo quân về đánh đuổi quân cướp ngoại thù, đòi lại núi sông cho dân tộc. Ông cũng chẳng phải là người ra tranh cử trong một cuộc bầu cử theo thể chế tự do chế dân chủ  để được nhân dân tuyển chọn đưa lên làm nhà lãnh đạo quốc dân trong một nhiệm kỳ hiến định. Ông chẳng có một thứ chính nghĩa nào theo bất kỳ một hoàn cảnh nào của đất nước hay thể chế chính trị nào trên đây cả. Ông chẳng là cái gì hết. Thực sự, ông chỉ là người được Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) của Giáo Hội La Mã đỡ đầu và được chính quyền thời Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight Davis Eisenhower cùng Ngoại Trưởng Foster Dulles bảo trợ, rồi làm áp lực với Pháp và ông Bảo Đại đưa ông lên làm thủ tướng thay thế ông Thủ Tướng Bửu Lộc. Ngoài ra, ông lại còn được hai người đàn bà sắc nước hương trời là Nam Phương Hoàng Hậu và Bà Ngô Đình Nhu nhủ danh là Trần Lệ Xuân, tiếp tay bằng những lời ỏn thót nỉ non với Quốc Trưởng Bảo Đại cho ông về Việt Nam cầm quyền.

Những sự kiện này đã làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới đều nhận thấy rằng ông Ngô Đình Diệm là một tín đồ Da-tô cuồng tín được Đế Quốc Vatican và Hoa Kỳ đưa về Việt Nam làm tay sai  cho họ. Đối với nhân dân Việt Nam, ai cũng đều biết rõ gia đình ông có thành tích công lao với Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican ngay từ giữa thế kỷ 19 trong việc đàn áp và tiêu diệt các phong trào tranh đấu đòi lại quyền độc lập cho quê hương và dân tộc. Bản thân ông Ngô Đình Diệm cũng đã từng làm tay sai đắc lực cho Đế Quốc Vatican, cho Pháp, mưu đồ chạy theo Nhật, rồi đến Hoa Kỳ. Khi được đưa về Việt Nam cầm quyền, người Việt Nam đang cầm súng chiến đấu dù là ở trong hàng ngũ Việt Minh Kháng Chiến hay ở trong hàng ngũ Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican, hầu như không ai biết đến ông.

Tại sao lại như vậy?

Nhân dân Việt Nam ở thế hệ đang chiến đấu lúc bấy giờ không biết đến ông bởi vì suốt thời gian từ khi toàn dân vùng lên lao vào cuộc chiến chống lại liên quân xâm lăng Pháp – Vatican để bảo toàn nền độc lập, thì ông lại lẩn trốn, ẩn náu trong các nhà thờ của Giáo Hội La Mã, những trung tâm thâu thập tin tức tình báo chiến lược chống lại của tổ quốc. Đối với nhân dân miền Nam, khi ông về tới Saigon thì hầu như toàn dân nếu không thù ghét và coi ông như một kẻ tử thù thì cũng khinh rẻ, lạnh lùng, thờ ơ lãnh đạm với ông và chính quyền của ông. Các nhân sĩ miền Nam như các ông Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trần Văn Văn, Trần Văn Hữu, Nguyễn Phan Long, v.v... khinh rẻ, không ủng hộ ông. Tích cực hơn nữa, Tướng Nguyễn Văn Hinh đang nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Quân Đội của chính quyền Bảo Đại còn lập Đảng Con Ó thâu nhận những sĩ quân nắm giữ những chức vụ chỉ huy với mưu đồ lật đồ chính quyền của ông. Nếu không có Đại–tá tình báo Lansdale của Hoa Kỳ phá tan âm mưu này của Tướng Hinh thì chính quyền ông đã bị lật đổ vào ngày 26/10/1954 rồi.

Ông Nguyễn Văn Thiệu cũng được Mỹ và Giáo Hội La Mã đồng thuận đưa lên cầm quyền vào ngày 19/6/1965 cũng là để làm tay sai phục vụ  quyền lợi của hai thế lực Hoa Kỳ và Vatican .

Vì đều được Vatican và Hoa Kỳ đồng thuận đưa lên cầm quyền cho nên hai ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều có những điểm giống nhau:

1.- Đều là tín đồ Da-tô, nghĩa là đều phải tuyệt đối vâng lời Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và phải phục vụ quyền lợi của Tòa Thánh Vatican. Tình trạng này tạo nên tệ nạn lãnh chúa áo đen hay vấn nạn Giáo Hội La Mã ở miền Nam Việt Nam. Sẽ được trình bày đầy đủ trong một chương sách có tựa đề là “Vấn Nạn Giáo Hội La Mã” trong Mục XXIII (Tương Quan Sức Mạnh Giữa Hai Miền Bắc Và Nam Trong Cuộc Chiến Thống Nhất Đất Nước), Phần VI ở sau.

2.- Đều có thành tích cộng tác với Liên Minh Pháp – Vatican hoặc là trong thời 1885-1945 hoặc là trong thời 1945-1954, tức đã tích cực chống lại các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của dân tộc Việt Nam trong quá khứ.

3.- Đều phải tuân phục ý muốn  của Hoa Kỳ.

4.- Đều lên cầm quyền rồi mới lập đảng để duy trì địa vị và bảo vệ cái quyền ăn trên ngồi trốc, đè đầu cỡi cổ nhân dân. Ông Ngô Đình Diệm lập ra đảng Cần Lao Công Giáo và ông Nguyễn Văn Thiệu lập ra đàng Dân Chủ. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với các nhà ái quốc lãnh đạo các lực lương nghĩa quân kháng chiến chống Liên Minh Pháp – Vatican (trong đó có  cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh). Các nhà ái quống trong Đảng Cộng Sản Việt Nam  thành lập đảng để tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc, tới khi thành công thì họ mới lập chính quyền. Như vậy là họ có đảng trước rồi mới có chính quyền. Vì thế mà đảng của họ gọi là đảng cách mạng, đảng cứu nước gồm toàn nbững người yêu nước vào đảng để cứu nước.

Ngược lại, trường hợp hai ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là những người được Liên Minh Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền. Có chính quyền rồi, hai ông này mới lập đảng. Với tình trạng như vậy, hiển nhiên là:

a.- Đối với người lập đảng, họ chỉ  có một mục đích duy nhất là dùng đảng làm công cụ để bảo vệ quyền lực của cá nhân và phe nhóm. Như vậy đảng chỉ là một thứ băng đảng dựa hơi quyền  lực Nhà Nước do Hoa Kỳ và Vatican ban phát cho để có thể tiếp tục làm tay sai cho hai thế lực này một cách đắc lực hơn và hữu hiệu hơn. Như vậy là người dân càng bị chèn ép và áp bức nhiều hơn.

b.-- Đối với thành phần gia nhập đảng, họ chỉ có một mục đích nhất là dựa hơi chính quyền đẻ duy trì địa vị cũng như hy vọng  được thăng tiến trên bước đường danh vọng, và cũng là để bốc hốt. Như vậy, những người vào đảng đều là những thành phần “xu thời” theo chủ nghĩa  phù thịnh. Họ là những hạng người a dua theo thế mạnh. Kinh nghiệm cho thấy rằng những hạng người xu thời theo chủ nghĩa phù thịnh đều là những người ích kỷ tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực, nhưng lại hèn nhát và khiếp đảm khi phải đương đầu với những khó khăn và nguy hiểm. Vì thế cho nên gặp khi hữu sự, họ tìm cách lẩn trốn. Đây là hạng người:

Khi vui thì vỗ tay vào,

Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai?

Chính vì lẽ này, hạng người này thường hay trờ cờ khi gió bắt đầu xoay hướng  (mang căn bệnh phản trắc).

Những chính đảng như vậy được gọi là đảng xôi thịt. Đây là một trong những nguyên nhân của tệ trạng thối nát tham nhũng trong chính quyền miền Nam và cũng là nguyên nhân làm cho chính quyền và quân đội miền Nam tan rã một cách hếtsức mau lẹ.

5.- Đều nổi tiếng tham nhũng

6.- Đều cầm đầu tổ chức buôn bán nha phiến ở miền Nam Việt Nam. (Sẽ được trình bày đầy đủ trong một chương sách có tựa đề là “Vấn Nạn Buôn Bán Nha Phiến” trong Mục XXIII (Tương Quan Sức Mạnh Giữa Hai Miền Bắc Và Nam Trong Cuộc Chiến Thống Nhất Đất Nước), Phần VI ở sau.

Riêng ông Ngô Đình Diệm còn mang thêm những tội ác:

a.- Đã từng làm tay sai đắc lực cho Liên Minh Pháp – Vatican trong những năm 1922-1933 với những hành động tàn ngược và dã man hết sức khủng khiếp. Sự kiện này được cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:

Khi ông làm tri phủ Hòa Đa đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như bót Catinat, cũng chưa dám dùng.”[6]

b.- Hăng say tiến hành kế hoạch Kitô hóa cấp tốc bằng bạo lực để biến toàn dân miền Nam thành những người theo đạo Da-tô trong vòng mười năm.[7] Hậu quả là hơn 300 ngàn dân miền trong vùng Liên Khu V bị thảm sát, hàng trăm ngàn người bị tra tấn, bị gây thương tật và bị giam cầm.[8]

c.- Tổ chức một buổi lễ vô cùng trọng thể rồi thỉnh mời viên khâm sứ của Toà Thánh Vatican  là Hồng Y Agagianian đến làm chủ tế để dâng nước Việt Nam cho nước Chúa Vatican với danh nghĩa là dâng cho Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chuyện này xẩy ra vào tháng 2/1959.[9]

d.- Hồ hởi đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”[10]

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu quả ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

“Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.[11]

Việc làm dã man này đã sát hại hàng trăm ngàn hay hàng triệu nạn nhân, và hậu quả của việc làm này cho đến ngày nay vẫn còn tác hại cho đất đai, cây cối, mùa màng, sinh vật và nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã và đang kiện đòi chính phủ Hoa Kỳ và các công ty Mỹ sản xuất chất độc Da Cam  phải chịu trách nhiệm về hậu quả ghê gớm của việc làm tàn ngược và dã man này. Ấy thế mà vụ kiện lịch sử này lại bị những người đồng đạo của ông Diệm ở Bắc Mỹ cực lực chống đối. Sự kiện này chứng minh cho chúng ta thấy rằng một khi đã trở thành tín đồ Da-tô thì họ trở thành những phường vong bản phản dân tộc, thành những hạng người “cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh”, rồi từ đó, họ có niềm tin, suy tư, hành động và cung cách sử dụng ngôn từ hoàn toàn khác hắn với niềm tin, suy tư, hành động và cung cách sử dụng ngôn từ của đại khối dân tộc Việt Nam ta.

Với những thành tích như trên, tất nhiên là chính quyền miền Nam chỉ được nhóm thiểu số tín đồ Da-tô và băng đảng tàn dư phong kiến phản động ủng hộ. Còn lại đại đa số nhân dân gồm đủ mọi thành phần chiếm tới trên 90% Việt Nam nói chung và trên 80% miền Nam nói riêng không thể nào lại không khinh bỉ, căm phẫn và thù ghét chính quyền miền Nam đến tận xương tận tủy. Thực trạng này đã khiến cho họ hy vọng sớm được giải thoát khỏi cái ách thống trị bạo tàn của chế độ lãnh chúa áo đen nằm dưới cái dù che chở của siêu cường Hoa Kỳ.

 

C.- ĐÁNH THUÊ CHO MỸ VÀ VATICAN

Quân đội miền Nam vốn là đạo quân đánh thuê do Liên Minh Xâm Lăng Pháp - Vatican thành lập vào cuối năm 1946. Nói về nguồn gốc của quân đội miền Nam, sách Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Thành Hình 1946-1945 viết :

Ngày 1/10/1946, Pháp khai sinh Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ. Đây là lực lượng đầu tiên của chính phủ Nam Kỳ tự trị. Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự khác như phụ lực quân, địa phương quân hương dũng, hương vệ để tăng cường cho đoàn quân viễn chinh. Đoàn quân viễn chinh còn được sự hợp tác của những quân nhân người Việt từ Pháp theo về và ở trong nước khi Pháp tới tái chiếm.

Ngày 15/7/1946, Pháp bắt đầu tăng thêm cấp chỉ huy người Việt bằng cách mở khóa Liên Quân Viễn Đông tại Đà Lạt.”[12] 

Sau đó, vì chiến trường Đông Dương trở nên ác liệt vào đầu thập niên 1950, Tháng 5 năm 1950,  Hoa Kỳ nhẩy vào can thiệp và viện trợ quân sự cho Liên Minh Xâm Lược Pháp Vaican để giành lại chủ động tại các mặt trận.

8/5/1950: Washington, DC: TT Truman công bố đã quân viện cho Pháp ở Đông Dương, và số lượng ngày càng tăng. Mục đích để giúp Pháp đánh Việt Minh.

Ngoại trưởng Acheson cũng tuyên bố viện trợ trực tiếp cho ba nước Đông Dương, đồng thời tiếp tục viện trợ cho Pháp. Nước Mỹ hiểu rằng vấn đề Đông Dương tùy thuộc vào cả hai vấn đề vãn hồi trật tự và việc phát triển tinh thần quốc gia và sự giúp đỡ của Mỹ có thể và cần đóng góp vài hai mục tiêu này (FRUS, 1950, VI: 812).

11/5/1950: Washington, DC: XLTV Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố: Phái đoàn Griffin yêu cầu cho các nước Đông Nam Á vào khoảng 60 triệu Mỹ Kim. Số tiền này trích ra từ 75 triệu trong Quỹ Cứu Cấp của Tổng Thống dành cho Trung Hoa.”.[13]

Nhờ có tiền do Hoa Kỳ chi viện, chính quyền Pháp mới tìm cách thành lập một đạo quân người Việt  vừa ít tốn phí  hơn vì số tiền trả hàng tháng cho một người lính Việt chỉ bằng khoảng 1/7 hay ít hơn số tiền trả cho một người lính Pháp, vừa để thay thế quân đội người Pháp vì lúc bấy giờ ở Pháp phong trào phản chiến đang dâng cao, thanh niên Pháp không chịu đi lính sang chiến đấu ở Đông Dương.

Nói về quyết định của chính quyền Pháp cho thành lập quân đội người Việt, sách Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955 viết:

Ngày 11/5/1950, quốc hội Pháp mới chấp thuận cho Việt Nam được thành lập quân đội do lời đề nghị của thủ tướng Pháp. Cùng trong ngày, tại Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập quân đội quốc gia chống Cộng. Thủ tướng chính phủ đặt kế hoạch thành lập một quân đội bao gồm 60,000 người, với một nửa là chính quy và một nửa là phụ lực quân. Nhiệm vụ đầu tiên của quân đội là bình định và gánh vác một phần nhiệm vụ thay thế quân đội Pháp.”

Tháng 6, những đồ viện trọ quân sự của Mỹ chính thức thông báo cho quân đội VIệt Nam.” [14] 

Phần trình bày trên đây, đặc biệt là với những đoạn văn sử trích dẫn từ sách Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955  từ các trang 191 và 192-193, và sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975, cho chúng ta thấy rõ:

1.- Từ ngày 1/10/1946 cho đến ngày 11/5/1950, đạo quân người Việt do người Pháp lập ra, huấn luyện và chỉ huy để đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican.

2.- Từ ngày 11/5/1950 cho đến tháng 7/1954, đạo quân người Việt này trở thành đạo quân đánh thuê cho Hoa Kỳ qua sự bao thầu và chỉ huy của người  Pháp.

3.- Từ tháng 7/1954 đến những ngày rã ngũ tan hàng (11/3/1975 - 30/4/1975), đạo quân người Việt này trở thành đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Mỹ - Vatican qua việc chi tiền, huấn luyện và chỉ huy trực tiếp của người Hoa Kỳ với sự trợ giúp chỉ đạo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Nhờ tiền viện trợ Mỹ, đạo quân đánh thuê người Việt  này dần dần được phát triển thành đạo quân tương đối khá hùng mạnh. Vào  ngày 31/12/1952, quân số của đạo quân đánh thuê này là 117. 800.[15]. .

Theo Hiệp Định Genève 1954, Pháp phải rút quân ra khỏi miền Bắc vào miền Nam và chuẩn bị rút toàn bộ đoàn quân viễn chinh về Pháp.

Trong hoàn cảnh này, không biết có thỏa hiệp ngầm nào giữa Pháp và Mỹ về Việt Nam hay không. Trong thực tế, Liên Minh Pháp – Vatican hoan toàn tan vỡ.  Mỹ thực sự đã thay thế Pháp ở Việt Nam và Liên Minh  Mỹ - Vatican  thành hình cũng từ đó và nắm quyền thống trị tại miền Nam Việt Nam cho đế ngày chính quyền miền Nam rã đám vào cuối tháng 4/1975. 

Cũng từ tháng 7/1954, quân đội Quốc Gia Việt Nam được Hoa Kỳ hứng lấy, đài thọ tất cả mọi chi phí về tổ chức, xây cất và trang bị các cơ sở  cũng như doanh trại, vũ trang, huấn luyện, trả lương cho các tất cả mọi quân nhân từ ông đại tướng nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng đến anh binh nhì, và người Mỹ trực tiếp nắm quyền chỉ huy với danh nghĩa là cố vấn Mỹ ngồi bên cạnh hay đi sát cánh với các sĩ quan giữ chức vụ  tư lệnh hay chỉ huy trưởng. Nhờ vậy mà quân đội miên Nam trong thời 1954-1975 được tổ chức thành một quân đội hùng mạnh với đủ các binh chủng Không Quân, Hải Quân, Bộ Binh, Thiết Giáp Binh, Pháo Binh, Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Truyền Tin, Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra, lại còn có lực lượng cảnh sát vô cùng hùng hậu và các tố chức công an mật vụ như thiên la địa võng cùng với cả mấy trăm ngàn nhân dân tự vệ trong các phường khóm ở trong các thành thị cũng như trong các làng thôn trong các vùng do chính quyền Sàigòn kiểm soát. Vào thời điểm cuối năm 1963, quân số quân đội miền Nam đã lên tới 500 ngàn và khoảng hơn 100 ngàn cảnh sát, công an và mật vụ:

Nhìn lại cuộc chiến từ đầu Xuân 1963, tình hình miền Nam quả thực đã đi vào tuyệt lộ, mặc dầu lúc bấy giờ quân đội đã được gia tăng hùng hậu và Mỹ viện trợ vẫn ào ạt đổ vào. Bernard Fall cho biết rằng vào đầu năm 1963, dưới chế độ Diệm, con số chính xác của quân đội VNCH gồm có 225.000 binh sĩ chính quy, 100.000 Bảo An, 90.000 Địa Phương Quân, 85.000 Dân Vệ… tất cả là 500.000 người. Với một nửa triệu quân, chưa kể 100.000 nhân viên công an, cảnh sát, cảnh sát dã chiến, nhân viên an ninh xã, ấp, chưa kể sự hiện diện của 16.000 binh sĩ Mỹ, đoàn cố vấn người Úc, thế mà với lực lượng hùng hậu đó tình hình miền Nam đã vô phương cứu chữa nếu không có quân đội đồng minh nhập cuộc sau này.” [16]  

Vào  những năm 1973-1974, không kể các lực lương cảnh sát, công an, mật vụ và nhân dân tự vệ, riêng quân số các quân binh chủng và địa phương quân đã lên tới 1.100.000. Các nhà viết sử  đều cho rằng rằng quân đội miền Nam đã được Hoa Kỳ phát triển thành một đạo quân hùng mạnh nhất Đông Nam Á và đứng vào hàng thứ tư trên thế giới sau Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Hoa Lục Địa.

Tuy nhiên, quân đội này lại có những nhược điểm trầm trọng như:

1.- Không có lý tưởng, không có chính nghĩa và.không được vũ trang bằng tình yêu nước. Cái lý tưởng mà chính quyền miền Nam và bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã thường cao rao là chính nghĩa quốc gia và chiến đấu cho lý tưởng tự do dân chủ với khẩu hiệu “Tổ Quốc và Danh Dự” thực ra chỉ là danh xưng rỗng tuếch dùng để làm bức bình phong che đậy cho cái bản chất quân đội đánh thuê cho Liên Minh Mỹ - Vatican.

2.- Hầu hết các tướng tá nắm giữ các chức vụ chỉ huy là những thành phần lính đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược  Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954, trong đó tín đồ Da-tô chiếm đa-số. Kinh nghiệm lịch sử ch thấy rằng, khi mà tín đồ Da-tô được vũ trang thành những người lính có súng đạn trong tay, họ sẽ trở thành những người lính thập tự với tất cả những đặc tính của thập tự quân của Giáo Hội La Mã trong thời Trung Cổ. Những đặc tính đó là hung dữ, hiếu sát, khát máu, tàn sát người dân thuộc các tôn giáo khác một cách cực kỳ man rợ  đúng như sách Dân Số (31: 17-18,) Phục Luật (12: 2-3) đã dạy họ. Các sách này dạy rằng, “Phải phá đổ bàn thờ, đập bể tương  thần và thiêu hủy tượng thần và những nơi thờ phượng tà thần” (“ 2.- You shall utterly destroy all the places where the nations which you shal dispossess served their gods, on the high mountains and on the hills and underevery green tree. 3.- “And you shall destroy their altar, break their sacred pillars, and burn their wooden imaged with fire; you shall cuts : down the  carved images of their gods and destroy their names from that place.”  Cái đặc tính ghê tởm này cucng được được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận như sau:

Mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ “tà thân”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo” nếu không chịu sửa sai.”[17]

Cũng vì thế mà  những tín đồ Da-tô người Việt và cả những người lính Việt khác trong Liên Quân Pháp - Vatican đã có rất nhiều thành tích tội ác xấu xa khủng khiếp như giết người bừa bãi, đốt phá đình, chùa, miều, đền, nhà cửa của nhân dân, hãm hiếp đàn bà con gái. Họ đã hành động dã man như vậy liên tục trong thời Kháng Chiến 1945-1954, và sau này ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, dù họ đã thành những ông tướng ông tá, nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong quân đội, nếu có cơ hội, họ vẫn còn tiếp tục hành xử như vậy. Những hành động  của các ông sĩ quan An Ninh Quân Đội của chính quyền Ngô Đình Diệm đối xử với bà Đại-tá Nguyễn Chánh Thi và bà Đại Úy Phan Lạc Tuyền khi hai vị sĩ quan này chạy trốn sang Cao Miên tị nạn vào chiều ngày 13/11/1960 (Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Vệt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 229-233,  hành động của hai ông Tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Văn Toàn đã được sách sử nêu đích danh, tất cả là bằng chứng cụ thể nói lên sự thật đau buồn này. Trong thực tế, có hàng ngàn ông tướng, ông tá vốn xuất thân từ quân đội đánh thuê cho Liên Minh Pháp - Vatican đều có những hành động ghê tởm như hành động của các ông sĩ quan An Ninh Quân Đội thời ông chế độ đạo phiệt Da-tô  Ngô Đình Diệm như đã nói ở trên, cũng như hành động của hai ông Tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Văn Toàn. Những hành động dã man trên đây của họ đã trở thành thói quen rồi biến thành bản chất trong con người họ.

Ngựa quen đường cũ. Khi trở thành những ông tướng, ông tá nắm giữ những chức vụ chỉ huy các đơn vị trong quân đội miền Nam họ vẫn còn thói quen có những hành động tội ác trong thời Kháng Chiên 1945-1954. Xin xem lại chương sách nói về Những Hành Động Dã Man Của Quân Lính Liên Quân Pháp  - Vatican và Lính Đạo Việt Nam trong Mục XV, Phần V ở sau, xem sách Failure to Atone (Không Thể Chuộc Lỗi) của tác giả Allen Hassau đã được đưa lên sachhiem.net. và xem cuốn phim Chiến Tranh Việt Nam - Những điều Chưa Biết do soạn giả Daniel Costelle biên soạn, Isabelle Clarke đạo diễn. Phim này đã được chế tạo thành những đĩa DVD . Địa chỉ liên lạc: Viet Nam Films điện thoại: (714) 555-2515

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ,Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tướng Cao Văn Viên, Hoàng Xuân Lãm, Ngô Du, Lữ Lan, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Toàn, Vĩnh Lộc, Tôn Thất Đính, Vĩnh Lộc,  Lam Sơn, Lê Nguyên Khang, Dư Quốc Đống, Lê Quang Lưỡng, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Ngọc Oánh (Không Quân) Nguyễn Hữu Có, Trần Văn Đôn, Huỳnh Văn Cao, Hoàng Văn Lạc, Lâm Quang Thi, Bùi Đình Đạm, Trần Văn Trung, Phạm Quốc Thuần, Lâm Văn Phát, Phạm Văn Phú, Nguyễn Ngọc Loan, Hồ Tấn Quyền, v.v… đều là những người được Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican đào tạo hoặc là trước năm 1945 (trường hợp Tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Hữu Có, Lam Sơn, v.v…) hoặc là trong thời Kháng Chiến 1945-1954 để trở thành những tên lính đánh thuê cho hai thế lực Pháp và Vatican.

3.- Hoàn toàn nhờ vào tiền Mỹ viện trợ để trả lương hàng tháng cho quân nhân.- Vì không có lý tưởng và không có chính nghĩa mà thực chất chỉ là một đạo quân được Hoa Kỳ tuyển mộ, huấn luyện, trang bị, vũ trang và từ ông đại tướng nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội cho đến những người lính binh nhì và tân binh quân dịch đều được Hoa Kỳ trả lương cho từng tháng một, cho nên ngày nào còn được Hoa Kỳ trả lương và không ở vào tình thế khó khăn phải đương đầu với nguy hiểm, thì họ còn ở lại với quân đội và huênh hoang khoác lác, hợm hĩnh khoe khoang là họ chiến đấu cho cái lý tưởng rỗng tuếch tự do dân chủ mà Hoa Kỳ và Vatican mớm cho họ. Một ngày nào đó không còn được Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ tài chánh để trả lương hàng tháng cho họ, thì cái quân đội đánh thuê này sẽ rã ngũ tan hàng ngay tức thì.

4.- Háo lợi, hám danh và thèm khát quyền lực.- Đặc tính này là cha đẻ ra đủ mọi thứ ác tính ghế tởm như ham sống sợ chết, hèn nhát, ganh ghét với những ngưòi đồng đẳng, xum xoe nịnh bợ những người có quyền thế, làm oai, làm phách, hách dịch đối với những kẻ dưới quyền hay những người dân thấp cổ bé miệng, trở cờ, phản trắc thậm chí có thể làm cả những việc đại nghịch bất đạo. Chính vì mang những căn bệnh ghê tởm này, cho nên khi gặp phải tình trạng khó khăn nguy hiểm, thì các ông tướng ông tá Da-tô trong quân đội miền Nam tìm cách lần tránh, không dám xông xáo ra trận tiền để cùng với quân nhân cấp dưới trực diện với địch quân. Bằng chứng là những hành động hèn nhát của các ông tướng, ông tá như Huỳnh Văn Cao, Bùi Đình Đạm, Lâm Quang Thi, Hoàng Văn Lạc và Trần Thanh Chiêu. Một viên chức cố vấn quân Mỹ  là Trung- tá Vann và nhà báo Hoa Kỳ Sheehan đã khinh bỉ gọi ông Tướng Da-tô Huỳnh Văn Cao và ông Tá Da-tô Bùi Đình Đạm là “ragged-ass littlle bastards” (hạng người  hạ cấp,vô loại, hèn nhát, ích kỷ không bao giờ quan tâm đến người khác.)[18]

5.- Không tạo được tình nghĩa huynh đệ chi binh trong quân đội.- Trong quân đội miền Nam, sĩ quan nắm giữ các chức vụ chỉ huy thường hay gọi quân nhân cấp dưới là “thằng này”, “thằng nọ”, và khi trực dịện còn gọi họ là “mày”. Ngoài ra, lại còn có tình trạng sử dụng quân lính dưới quyền như những tên đầy tớ hầu hạ trong gia đình và đối xử với họ hết sức tàn tệ. Những quân nhân thuộc hàng hạ sĩ quan và binh sĩ đã từng ở các đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông Chuẩn Tướng Không Quân Nguyễn Ngọc Oánh đều có kinh nghiệm về các tác phong  thiếu giáo dục, thiếu văn hóa này. Khi còn theo học tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (Khóa 7, nhập hoc ngày 12/6/1958), người viết có kinh nghiệm về cung cách hành xử thiếu giáo dục này của ông Đại Úy Nguyễn Mộng Tưởng, Đại Đội Trưởng Khóa Sinh mà Trung Đội 7 của người viết bất hạnh ở trong đại đội này. Ông Trung-tá Vũ Đăng Ch., Trung Đoàn Trưởng một trung đoàn (thuộc SĐ5), trú đóng ở Bình Dương vừa có hành động ghê tởm như Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Văn Toàn, vừa có tác phong thiêu giáo dục như hai ông Nguyễn Ngọc Oánh và Nguyễn Mộng Tưởng  Tướng Lam Sơn [Nguyễn Đình Thứ (?)] cũng có cung cách đối xử thiếu giáo dục với các quân nhân cấp dưới không khác gì hai ông Nguyễn Ngọc Oánh và Nguyễn Mộng Tưởng. Tệ hơn nữa, ông tướng này còn thường dùng cái gậy chỉ huy của ông “quất” lia lịa vào thân thể của những anh em quân nhân trở thành nạn nhân của ông. Trường hợp ông Tướng Vĩnh Lộc đối xử tàn tệ với người lính giúp việc cho gia đình ông ta chỉ là một trong muôn ngàn trường hợp ở trong Quân Đội Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.[19]

6.- Bất công lớn giữa những sĩ quan và anh em quân nhân trong hàng binh sĩ.- Theo kinh nghiệm bản thân đã từng phục vụ trong binh chủng Không Quân từ ngày 20/1/1956 đến ngày 1/8/1960, người viết biết rõ anh em tân binh quân dịch trong hai năm từ ngày 1/1/1957 cho đến ngày 31/12/1958, (có thể kéo dài hơn thế nữa), mỗi ngày chỉ có 4 đồng hay mỗi tháng chỉ được phát cho có 120 đồng. Ngay cả binh nhì hiện dịch, trừ tiền nuôi cơm rồi, mỗi người cũng chỉ được phát cho khoảng 519 đồng mỗi tháng, binh nhất vào khỏang 545 đồng, và hạ sĩ vào khòang 581 đồng một tháng.

Trong khi đó, tiền lương của một chuẩn úy mới ra trường là 3250 đồng, phụ cấp hàng tháng cho người vợ của họ vào khoảng 600 đồng, và mỗi đứa con mỗi tháng khoảng 500 đồng. Lương của một thiếu úy độc thân mỗi tháng vào khỏang 3.700 đồng và tiền phụ cấp vợ con của họ cũng cao hơn so với tiền phụ cấp vợ con cho các sĩ quan cấp bậc chuẩn úy.

Phụ cấp hàng tháng cho người vợ của binh nhì, binh nhất và hạ sĩ là 30 đồng. Trong khi đó, phụ cấp cho một người vợ của sĩ quan cấp thiếu úy trở lên là khoảng từ 800 đồng đến 1000 đồng một tháng. Phụ cấp hàng tháng đồng đều cho mỗi đứa con của binh nhì, binh nhất và hạ sĩ là một 100 đồng. Trong khi đó, phụ cấp cho mỗi đứa con của một sĩ quan từ cấp thiếu úy trở lên ít nhất là 800 đồng, và đứa con thứ 3 vọt lên tới 1300 một tháng (nhiều hơn hai lần tiền lương hàng tháng của anh em quân nhân từ hạ sĩ trở xuống).

Nếu đồn trú ở hậu cứ hay là lính văn phòng mà có vợ, nếu làm đơn xin phép và được chấp thuận, thì một binh nhì hiện dịch (hay trừ bị) sẽ không bị khấu trừ khoản tiền nuôi cơm là 450 đồng một tháng. Một hạ sĩ Không Quân có vợ ba con, được hưởng quy chế ăn cơm với vợ (không bị trừ khỏan tiền nuôi cơm), mỗi tháng chỉ được có 1430 đồng. Như vậy là toàn toàn bộ gia đình 5 người một hạ sĩ ch có 1430 đồng, nhiều hơn đưa con thứ ba của một sĩ quan úy là 130 đồng.

Anh em tân binh quân dịch sau khi mãn nhiệm kỳ 12 tháng, sẽ bị cưỡng bách phải lưu ngũ và sẽ được hưởng quy chế lương hàng tháng giống như một binh nhì hiện dịch, nghĩa là được lãnh 519 đồng một tháng. Số tiền này tương đương với tiền công của một em bé hay bà già đi ở đợ cho người ta vào lúc bấy giờ như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ghi nhận trong tác phẩm Xóm Đạo của ông:

Lương công chức hạng trung bình chỉ có hơn hai ngàn. Thuê một người ở tại nhà, tháng trả năm trăm. Tân binh quân dịch lãnh tháng sáu trăm.”[20]

Sự kiện này chứng tỏ rằng chính quyền miền Nam đối xử với quân nhân hàng binh sĩ (từ cấp hạ sĩ I trở xuống) giống như những ông bà chủ đối xử với con ở hay những tên nô lệ trong gia đình của họ.

Tình trạng này kéo dài đến giữa năm 1964. Vào thời điểm này, sau khi lên nắm quyền thủ tướng chính phủ (vào ngày 30/1/1964), Tướng Nguyễn Khánh sửa đổi một chút ít về tiền phụ cấp vợ con của hàng binh sĩ, (kỳ dư vẫn không thay đổi, nghĩa là vẫn giữ những đặc quyền về phụ cấp vợ con của hàng hạ sĩ quan và sĩ quan.)

Nhân tiện đây, thiết tưởng cũng nêu lên một vấn đề để mọi người cùng suy nghĩ về một việc mà chúng ta cũng nên tìm hiểu. Trong số một nửa triệu quân nhân trong Quân Đội Miền Nam vào mùa Xuân năm 1963, và gần khoảng 1,100,000 người vào những năm đầu thập niên 1970, chúng ta đặt ra vấn đề:

a.- Có bao nhiêu quân nhân từ chuẩn úy lên đến cấp đại tướng?
b.- Có bao nhiêu quân nhân thuộc hàng hạ sĩ quan (từ  trung sĩ lên đến thượng sĩ I)?
c.- Có bao nhiêu quân nhân thuộc hàng binh sinh sĩ (từ cấp bậc hạ sĩ I trở xuống)?

Theo người viết, con số quân nhân từ cấp chuẩn úy đến cấp đại tướng chắc chắn là không quá 20 ngàn (20.000). Con số quân nhân từ cấp trung sĩ đến thượng sĩ nhất có thể gấp bốn lần con số thuộc hàng sĩ quan, nghĩa là vào khoảng 80 ngàn (80.000). Con số còn lại khoảng  một triệu quân (trong những năm 1967-1975) toàn là những quân nhân thuộc hàng binh sĩ.

Trong số đó có khoảng 20 ngàn sĩ quan cấp chuẩn úy cho đến cấp đại tướng trong quân đội miền Nam, đặc biệt là những sĩ quan nắm giữ các chức vụ chỉ huy, đã hành xử giống như những tên bạo chúa hay ít ra cũng giống như các ông chủ của công ty đồn điền cao su trong các tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Cao Nguyên Nam Trung Kỳ hay ông chủ của các công trường khai thác than đá ở Hòn Gay, Cẩm Phả và Uống Bí trong những năm 1900-1945; và  vai trò của con số 80 ngàn hạ sĩ quan này đối xử với các anh em quân nhân trong hàng binh sĩ (từ hạ sĩ I trở xuống) giống như vai trò của những tên cai phu đối xử với anh em công nhân trong các đồn đìền hay trong các công trường khai thác quặng mỏ này.

Con số khoảng một triệu quân nhân còn lại đều thuộc hàng binh sĩ. Con số binh sĩ khổng lồ này bị chính quyền đối xử như một thứ con ở, làm nô lệ cho các quan lớn quan nhỏ, họ phải đổ mô hôi nước mắt và xương máu ra trong 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm để rồi được xí cho mỗi tháng một số tiền ốm đói không bằng tiền làm công của một người ít học, ngu dốt đi ở đợ cho người ta như tác giả Nguyền Ngọc Ngạn đã nêu lên trong Xóm Đạo “Thuê một người ở tại nhà, tháng trả năm trăm.” (tr 194 và tr 386). Từ sự kiện này, người viết xin đặt mấy vấn đề như sau:

a.- Bị đối xử không bằng một đứa ở đầy tớ trong một gia đình hay một tên nô lệ của các quan lớn quan nhỏ trong chính quyền và trong quân đội, khoảng một triệu anh em binh sĩ trong quân đội miền Nam chiến đấu cho cái gì? Chiến đấu cho ai?

b.- Bảo rằng họ chiến đấu cho dân chủ và tự do, xin hỏi, đối với khoảng một triệu anh em binh sĩ trong quân đội và đại khối nhân dân bị trị ở miền Nam có được hưởng các quyền tự do dân chủ hay không?

c.- Hay là họ phải chiến đấu để bảo vệ cái quyền làm lãnh chúa, cái quyền ăn trên ngồi trốc, hét ra lửa mửa ra khói của các ông giám mục, linh mục, các ông tướng, tá và nhóm thiểu số tay sai của Giáo Hội La Mã và của chính quyền?

Nêu lên mấy vấn đề trên, người viết mong rằng mọi người trong chúng ta hãy suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.

7.- Rất nhiều sĩ quan hoạt động việc buôn bán nha phiến. Sẽ được trình bày đầy đủ trong một chương sách với tựa đề là  Vấn Nạn Buôn Bán Nha Phiến (Mục XXXIII) Phần VI ở sau.[21]

8.- Tệ nạn tham nhũng.- Tệ nạn này sẽ được trình bày đây đủ trong một chương sách có tựa đề là Vấn Nạn Tham Nhũng (Mục XXIII, Phần VI) ở sau.[22]

9.- Tệ nạn lính ma lính kẻng.- Tệ nạn này cũng sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục XXXIII, Phần VI ở sau.

Chắc chắn là trong quân đội miền Bắc và quân đội Giải Phóng Miền Nam không có những nhược điềm trên đây. Chính những nhược điểm này là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến việc chính quyền và quân đội miền Nam bắt đầu rã đám vào ngay khi Hoa Kỳ chính thức bỏ rơi miền Nam Việt Nam cùng với việc chính quyền Hà Nội hành động theo “quyết định lấy chiến trường Tây Nguyên và Buôn Mê Thuột là chiến trường và điểm mở đầu” vào  2 giờ sáng ngày 10/3/1975.[23] .

© sachhiem.net


CHÚ THÍCH

[1] Chu Văn Trình, Thái Vân và Trần Quang Anh,  Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II - Vietnam With Pope John Paul II’s Peaceful Revolt (Mt. Dora, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1994), tr.64-65.

[2] Avro Manhattan, The Vatican Holocaust (Springfield, MO: Ozard Book, 1986) p. vii.

[3] Nguyễn Văn Thọ, Công Giáo: Nhận Địnhh Mới Về Tín Lý & Giáo Lý (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2007), tr.  136 và 250)..

[4] Phòng 5 Bộ Tổng Tham Muu, Quân Sử 4: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Ðoạn Hình Thành 1946-1955 (Glendale, CA:  Đại Nam, 1972), tr. 109.

[5] Xem  Mục  XVI: Chiến Thuật, Chiến Lược của Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam, chương sách nói về sự Tương Quan Lực Lượng Của Hai Phe) Phần V (Mặt Trận Việt Minh Lãnh Đạo Cuộc Kháng Chiến 1945-1954) ở sau.

[6] Lê Hữu Dản, Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật - Tập Hai (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1996), tr. 327 .

[7] Hoàng Trong Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, Ca: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 19;89), tr. 428.

[8]  Xem các sách :Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), trang 133, Avro Manhattan. Vietnam: why did we go? (Chino, CA: Publications, 1984), tr. 117, Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr.130-131, và Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 126-131..

[9] (Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 126-127.

[10] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

[11] Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

[12] Bộ Tổng Tham Mưu – Phòng 5,s ách Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Thành Hình 1946-1945 - Quân Sử 4 (Alamitos, CA: Đại Nam, 1972) tr. 191.

[13] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B:1947-1954 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 181.

[14] Phòng 5/ Bộ Tổng Tham, Sđd., tr. 192-193.

[15] Phòng 5/ Bộ Tổng Tham Mưu, Sđ d., tr. 109

[16] Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 398.

[17] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 75.

[18] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập I-C: 1955-1975 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 265-266.

[19] Nguyễn Đình Tiên, Chân Dung Tướng Nguỵ Sàigòn (Hà Nội, 2002), tr..15-19.

[20] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr 194 và tr 386.

[21] Xin xem sách The Politics of Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred W. McCoy (New York: Harper Colophon Books, 1972), pp. 149-222.

[22] Xìn xem sách Chân Dung Tướng Ngụy Sàigòn của tác giả Nguyền Đình Tiên nói về những thủ đoạn tham nhũng của ông Tướng Da-tô Phạm Quốc Thuần (Nguyễn Đình Tiên, Sđd., tr. 214-228), sách Thập Giá Lưỡi Gươm của  Linh-mục Trần Tam Tỉnh (Paris: Sudestasie, 1978, tr. 118-138 và 175-180), sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cụ Đỗ Mậu (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1993, tr. 403-446)., v.v...

[23] Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Hà Nội: Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002), tr 184

 

© sachhiem.net