●   Bản rời    

Những Khác Biệt Giữa Chúng Ta (Nguyễn Mạnh Quang)

Những Khác Biệt Giữa Chúng Ta

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ021.php

26 tháng 7, 2009

1   2   3   4   5   6  

(gửi anh H.)

Trong lá thư thứ 4, tôi đã trình bày và chứng minh thái độ bất công và phán đoán đầy thiên kiến của anh về ba chữ “Thưa Quí Ngài” trong bức “Tâm Thư” của tôi gửi những vị đại diện chính quyền Việt Nam. Anh sẽ không thể nào giải thích một cách hữu lý được về cái thiên kiến đó nếu anh không phạm vào một thành kiến khác, thành kiến về chính quyền Việt Nam hiện tại.

Những góc cạnh của vấn đề khác nhau giữa chúng ta đã được phác họa trong lá thư vừa qua của tôi dưới tựa đề "Chuyện Đảo Ngược Danh Dự Ông Hồ Chí Minh". Những quan niệm khác nhau do ảnh hưởng của các vấn đề về "chuyên môn, môi sinh, giáo dục", đã được đề cập rất tổng quát. Trong đó có đề cập đến ảnh hưởng của “xóm đạo Bolsa.” Đó là một môi sinh hay nếp sống văn hóa rất đặc biệt. Nhờ tìm hiểu sâu rộng về nhân sinh quan và cung cách hành xử của một số người hoạt động “văn hóa” ở hải ngoại và đặc biệt ở “xóm đạo” này, tôi đã tìm thấy tới 40 điều khác nhau về nếp sống văn hóa  giữa  họ và  những người thấm nhuần đạo lý Đông Phương, và gom lại trong một phần của tập sách có tựa đề là “Họ Và Chúng Ta”.

Sử dụng những cụm từ “Anh và Tôi”, hay “Họ và Chúng Ta” xét ra cũng chỉ là những đại từ cần thiết để phân biệt ngôi thứ mà thôi, chứ tôi không dám vi phạm đến chính sách đoàn kết dân tộc của nhà nước hiện nay. Cái tựa đề cay đắng này là kinh nghiệm chịu khổ nạn của tôi trong việc viết sử từ khi nêu lên tội ác của Giáo Hội La Mã trong quyển sách “Đệ Nhất Cộng Hoà” xuất bản vào năm 1998. Dù sao chữ “Họ” của tôi chỉ dành cho những người “nước ngoài”, “nước Chúa”, “dân Chúa”, những người có "lương tâm công giáo", chứ không thuộc về “nước Việt Nam”, “dân Việt Nam", và "lương tâm con người" của chúng tôi.

Trong một vài phương diện, anh và tôi cũng nằm trong hai nhóm khác biệt nói trên. Tuy cùng là giáo viên dạy một trường, cùng có bằng Cao Học Giáo Dục tốt nghiệp từ một trường Đại Học ở Hoa Kỳ, nhưng anh và tôi có một số điều khác nhau. Tôi xin thông qua những điểm đã đề cập trong thư trước, và chỉ xin phân tích một vài vấn đề văn hóa rất căn bản đã tạo nên những cái nhìn khác nhau về những vấn đề của lịch sử.

Ngòai sự khác nhau về khả năng chuyên môn như đã nói trong bài trước, còn có sự khác nhau hết sức lớn lao về thành phần xã hội, về khuôn mẫu giáo dục được rèn luyên, và về kinh nghiệm bản thân trong tình tự dân tộc qua những cuộc thăng trầm của tổ quốc. Đây mới là những nguyên nhân mấu chốt gây nên cái hố lớn lao ngăn cách giữa hai giới người, “Họ và Chúng Tôi” hay “anh và tôi”.

Những sự khác biệt này xin được gom vào trong 3 đề mục:  về thành phần xã hội, về căn bản giáo dục, trách nhiệm đối với quốc gia, và môi trường văn hóa, và về tình tự dân tộc.

 

A - KHÁC NHAU VỀ THÀNH PHẦN GIAI CẤP XÃ HỘI

 

Gia đình tôi vốn là cư dân lâu đời ở nông thôn trong vùng đồng bằng sông Hồng, thấm nhuần nền đạo lý tam giáo cổ truyền. Đây là thành phần trong đại khối nhân dân bị trị nằm dưới ách thống trị tàn ngược của Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican, bị bóc lột đến tận xương tận tủy, suốt đời sống trong lũy tre làng và chìm nổi với quề hương.

Về công việc mưu sinh, tất cả mọi người trong gia đình tôi đều là nông dân cày ruộng. Vì thế, mọi người trong gia đình tôi đều phải lao động cực nhọc: Ngọai trừ những ngày hội hè lễ lạc của làng và những ngày gia đình có việc quan trọng, còn thì ngày nào cũng như ngày nào, mọi người từ 9 tuổi trở lên đều phải làm lao động chính, hoặc là lao đông phụ. Bé nhỏ thì lao động phụ làm những công việc nhẹ như chăn trâu, cắt cỏ, gẩy rạ, gẩy rơm, giũi lúa. Lớn hơn thì tát nước, làm cỏ, nấu cơm, phơi lúa, phơi rạ, phơi rơm. Lớn hơn nữa thì lao động chính, làm những công việc nặng nhọc như cuốc đất, cày ruộng, trở ải, gánh phân, gặt lúa, gánh rạ. Thời gian làm việc trong ngày kéo dài từ sáng sớm tinh sương cho tới sương chiều buống xuống mới ngơi tay. Cũng vì thế mà người Việt Nam ta mới có thành ngữ “hai sương một nắng”.

Tôi phải dài dòng nói như vậy là để anh nhớ lại “miếng cơm quốc gia” mà chúng ta ăn hàng ngày nằm trong thành phần nông dân tương tự như gia đình tôi. Vào thời gian đó, dân ta có tới hơn 95% trên tổng số người dân làm ăn cực nhọc như vậy, chứ không phải có đời sống nhàn nhã như anh lầm tưởng.

Gia đinh anh: Theo như anh kể, thân phụ anh là một công chức của chính quyền Bảo Hộ, sống trong thành phố. Nói tổng quát, anh là thị dân. Hầu hết những gia đình công chức thời Bảo Hộ như gia đình anh, chỉ có một mình ba anh là lao động chính cũng đủ nuôi sống cả gia đình một cách phong lưu. Vì thế mà anh và các anh chị em của anh đều được đi học toàn phần và liên tục đi học từ lớp mẫu giáo, qua hết bậc tiểu học và trung học cho đến khi vào học đại học, hoặc gia nhập quân đội.

Tóm lại, với thực trạng này, anh và gia đình anh có thể hòa mình với giai cấp thống trị thới 1885-1945 và sống trong nơi đô thị phồn hoa, một xã hội lạnh lùng tự cô lập, tách rời khỏi đại khối nhân dân bị trị và lao động, dù là sống trong cùng một phố mà vẫn coi nhau như xa lạ không hề quen nhau.

 

B - KHÁC NHAU VỀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

 

Môi trường văn hóa cũng ảnh hưởng bởi nhiều phương diện: căn bản giáo dục, trách nhiệm đối với quốc gia, và môi sinh.

CĂN BẢN GIÁO DỤC

1- Đại khối nhân dân ta: Khi đến tuổi đi học, hầu hết các làng xã trong nông thôn không có, hay có rất giới hạn trường dạy chữ quốc ngữ. Cho đến năm 1940, tổng Tô Xuyên gồm 8 làng (Tô Xuyên, Tô Đê, Tô Hồ, Tô Đàm, Tô Hải, Tô Trang, Thủ Nghĩa, Thanh Mai) và xóm Đạo Trại Táo với số dân lên đến trên mười ngàn người mà chỉ có một trường học vỏn vẹn có một giáo viên và một phòng học chứa đủ khỏang 40 học sinh của chung cả 3 lớp [Enfantin (Đồng Ấu tức Lớp 1), Preparatoire (Dự Bị tức Lớp 2) và Élémentaire (Sơ Đẳng tức Lớp 3). Vì sự giới hạn trường lớp như vậy, cho nên chỉ có những con em các gia đình có thế lực như kỳ mục và hào phú mới được thâu nhận vào học. Còn hầu hết các gia đình nông dân khác nếu có khả năng tài chánh thì gửi con em đến học chữ Hán (là chính) và chữ Quốc Ngữ (là phụ) với một ông đồ Nho tại một nhà riêng của một gia đình phú hộ. Tôi là một trong những người ở vào trường hợp này.

Phần lớn những người theo học chữ Hán là học bán thời gian (nửa ngày học, nửa ngày lao động phụ - làm việc nhẹ giúp gia đình và phải nghỉ học trong hai vụ chiêm và vụ mùa). Nội dung của chương trình học là các sách Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Minh Tâm Bảo Giám, rồi học lên Tứ Thư (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung và Đại Học), cao hơn nữa là Ngũ Kinh (Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.) Tôi mới học xong hai cuốn Minh Tâm Bảo Giám và Luận Ngữ. Nội dung của những cuốn sách này là những lời dạy về quy tắc đạo lý và phương cách ứng xử ở đời “sao cho vừa mắt ta ra mắt người” và phải biết rằng mọi sự ở trên cõi đời này đều có nhân và có quả, gieo nhân nào thì sẽ tiếp nhận quả đó. Những tư tưởng này hay quy tắc đạo lý đều được thể hiện ra qua những câu nói ở trong sách như “tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác”, “Thiện giả thiện lai, ác giả ác báo”, “Chung thân hành thiện, thiện do bất túc. Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư”, và “Phàm nhân hữu thế bất khả ỷ tận, hữu phúc bất khả hưởng tận”, đặc biệt hơn nữa là những lời dạy:

Trời đất vô tư, thần minh thường soi xét, không phải vì tế lễ mà Trời ban cho phúc ấm, và cũng không phải vì thất lễ mà bị Trời giáng cho tai họa.” (Thiên địa vô tư, thần minh thì sát, bất vi tế hưởng nhi giáng phúc, bất vi thất lễ nhi giáng họa.” [i]

Tất cả đều là những lời dạy vô cùng vị tha có mục đích rèn luyện thanh thiếu niên thành những con người có tinh thần thực tế, chăm lo tu thân dưỡng tính thành những con người tốt, đối xử với nhau trong tình người, thương yêu nhau như những người anh em trong một gia đình (tử hải gia huynh đệ) để cùng nhau xây dựng cho cuộc sống thiết thực ở trên cõi đời này cho ngày càng them tốt đẹp hơn. Còn về thế giới thần linh thì chỉ nên “kính nhi viễn chi” và không nên bận tâm làm gì. Cũng vì thế mà chẳng bao giờ chúng tôi phải mất thì giờ mang lễ vật đến các nơi thờ tự dâng cúng để cầu xín Trời Phật hay các đấng thần ban phước lành hay một đặc ân nào cả. Chúng tôi tin rằng:

Bình sinh làm điều thiện thì trời sẽ gia ban cho phúc lợi. Còn như nghĩ ác, làm ác, thì sẽ phải lãnh những tai ương trời giáng, dù cho có cao chạy xa bay thì cũng không tránh khỏi, dù cho có dâng lễ vật đắt giá bao nhiều đi nữa để cầu xin Trời Phật tha thứ thì cũng vô ích.” (Bình sinh hành thiện thiên gia phúc. Nhược thị ngu ngoan thụ họa ương. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Cao phi nan tẩu giã nan tàng.” [ii]

Sau này, tôi thấy trong sách Nho Giáo - Quyển Thượng (Sàigòn: Tân Việt, 1952?) nơii trang  88 cũng viết:

Tế quỷ thần là để tỏ cái lòng tôn kính, chứ không phải tế để cầu lấy cái phúc riêng cho mình như những người thường tin tưởng đâu. Quỉ thần là thông minh chính trực, có lẽ nào thiên vị ai bao giờ. Người ta  ở đời cứ theo cái lẽ công chính mà làm, đừng làm việc già tàn bạo gian ác. Việc bổn phận của mình thế nào, thì mình cứ cố gắng làm cho trọn vẹn, rồi sẽ có quỉ thần chứng giám, hà tất phải nay cầu nguyện, mai cầu nguyện làm gì? Thường những việc của chính nhân quân tử đã làm là việc cầu nguyện đó rồi, vì rằng có cầu nguyện gì hơn được cứ theo lẽ công nhiên của trời đất mà làm việc nhân nghĩa?”

Do đó, chúng tôi coi các ông sống bằng nghề thày cúng khoác áo chùng đen, áo chùng tím, áo chùng đỏ (hồng y) áo chùng trắng với cái mũ ba tầng tự phong là đại diện cho ông Trời ở trên thế gian này chỉ là những phường đại bất lương, siêu lưu manh mà Nho Giáo gọi là bọn người “vu” và “hích”.[iii] Không phải chỉ có chúng tôi ghê tởm và khinh rẻ bọn chúng như vậy mà còn tôi thấy trong sách sử đều có ghi rõ có rất nhiều danh nhân và vĩ nhân trên thế giới cũng đều ghê tởm và khinh rẻ bọn chúng như vậy.

Cũng chính cụ đồ này đã dạy tôi học chữ Quốc Ngữ và dạy tôi  học những bài thơ yêu nước mà sau này tôi thấy nằm rải rác trong các cuốn Thi Ca Quốc Cấm (Glandale, CA: Đại Nam, 1980?) của tác giả Thái Bạch, Hợp Tuyển Thơ Văn Yêu Nước: Thơ Văn Yêu Nước Nửa Sau Thế Kỷ XIX 1858-1900 (Hà Nội: Văn Học, 1976), Hợp Tuyển Thơ Văn Yêu Nước: Thơ Văn Yêu Nước Đầu Thế Kỷ XX (Hà Nội: Văn Hóa 1976) và 3 cuốn Thi Nhân Tiền Chiến (Sàigòn: Sống Mới, 1968) của tác giả Nguyễn Tấn Long.

Tổng chung của chương trình học là những quy tắc đạo lý Đông Phuơng được tóm lược trong hai cuốn sách mà tôi đã học và được hun đúc bằng tinh thần yêu nước qua những bài thơ ái quốc như đã nói ở trên. Đồng thời, tôi lại sống trong môi sinh cúa nếp sống văn hóa cổ truyền với ý niệm trật tự trên dưới về quyền lực theo thứ tự “Đạo lý, dân tộc, quốc gia và chính quyền”, trong đó vai trò của tôn giáo được coi như là yếu tố phụ thuộc, bị đặt dưới quyền kiểm soát và nghiêm trị những kẻ bất lương mượn danh thần thánh bịa đặt ra những điều huyễn hoặc với dã tâm phỉnh gạt, lừa bịp nhân dân và mưu đồ bất chính.

Nói cho rõ hơn, nền văn hóa cổ truyền của người Việt Nam cũng là một nền đạo lý nhân bản, vị tha và thiết thực để cho mọi người theo đó mà hành xử sao đúng với bổn phẩn của mỗi cá nhân đối với mọi người xung quanh sao cho trọn vẹn hầu có thể làm cho đời sống con người ở trên cõi đời này càng ngày càng được cải tiến.

Mãi đến năm 1943, tổng Tô Xuyên mới them một trường với một phòng học và một hương sư ở ngay làng Tô Xuyên. Nhờ vậy mà tôi mới được thâu nhận vào học lớp Élémentaire (Sơ Đẳng). Tháng 5 năm 1944, tôi thi đậu bằng Sơ Học Yếu lược, rồi lại trở lại học chữ Hán vì huyện Phụ Dực và các ophủ huyện kế cận như Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Đông Quan và Quỳnh Cội không có Trường Kiêm Bị (dạy các lớp Moyen 1 (Lớp Nhì Năm Thứ Nhất), Moyen 2 (Lớp Nhì Năm Thứ Hai) và Supérieure (Lớp Nhất, ngày nay gọi là Lớp 5). Rồi nạn đói xẩy ra, cả nước đều kinh hoàng, rồi Cách Mạng Tháng 8 bùng lên cả nưới đều hân hoan vui mừng sung sướng.. Kể từ đó tôi bị cuốn hút vào phong trào này đi theo các lớp đàn anh để cùng chìm nổi với quê hương và “khóc cười theo mệnh nước”.

2 - Dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng  trường đạo: Ngay từ khi vừa mới chào đời được mấy tuần lễ và còn bế ẵm trong lòng mẹ, Nhà Thờ và nhà trường đã bắt đầu cấy vào đầu óc non nớt của họ những tín lý hoang đường phi lý, phi nhân, những giáo luật và những lời dạy nặng tính cách lừa bịp. Dân Chúa phải tuyệt đối tin tưởng vào những thư tín lý và những lời dạy này. Vì thế mà lúc nào họ cũng tơ tưởng mơ màng đến Chúa, giống như một cặp tình nhân mới bắt đầu yêu nhau, không thể nào quên nhau được trong giây phút. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã ghi nhận thực trạng này trong cuốn Xóm đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003). [iv][v]

Ý THỨC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI QUỐC GIA

1- Đại khối dân tộc: Đối với chúng tôi, dân tộc và quốc gia là hai thực thể luôn luôn sát cánh bên nhau bất khả phân ly và phải được đặt lên trên hết. Những câu nói “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’, “Việc nước trước việc nhà”, “tổ quốc trên hết” cùng với cái trật tự xã hội theo thứ tự trên dưới “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” là bằng chứng bất khả phủ bác cho những quy tắc đạo lý nói về trách nhiệm của người dân đối với quốc gia trong xã hội Đông Phương của chúng tôi.

Cũng theo quy tắc đạo lý cổ truyền của người dân Đông Phương, chính quyền phải là do dân mà có, vì dân mà làm việc và làm việc để mưu cầu phúc lợi cho dân đúng như những lời dạy “Ý dân là ý trời”, “Dân chỉ sở hiếu, hiếu chi; dân chi ở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu.” Nói cho rõ hơn, chính quyền phải đại diện cho dân và phải hành xử đúng theo các nguyên tắc đạo lý, nếu sai thì phải sửa sai. Nếu không sửa sai, thì chính quyền đó sẽ bị coi như là bất chính.

Nếu chính quyền bất chính, nhân dân có quyền nổi loạn vùng lên lật đổ, và người lãnh đạo chính quyền đó có thể bị khử diệt để cho người có tài có đức lên thay thế. Một trong những trách nhiệm của chính quyền là phải quản lý tôn giáo. Ngay cả các ông thành hoàng tại các làng thôn ở các địa phương cũng phải nhận sắc phong của nhà vua (thời phong kiến). Tựu trung, chính quyền có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ những giới người mượn danh thần thánh, mượn danh tôn giáo để mưu sinh.

Nhờ có nền đạo lý vị tha với truyền thống thứ bậc “chính quyền đứng trên tôn giáo và kiểm soát những người hành nghề tôn giáo” như vậy mà bọn thày cúng và đồng cốt lưu manh cấu kết với bọn cường hào trên ven sông Chương Hà (đất Nghiệp Đô, nước Ngụy, thời Tiền Tần) mới bị quan Thái Thú Tây Môn Báo trừng trị thẳng tay về tội bịa đặt ra chuyên Cưới Vợ cho ông Hà Bá ở khúc sông này.

2 - Trái lại, tại các trường đạo, môn sử Việt Nam bị hạn chế tối đa để giành thì giờ cho môn sử Pháp. Học sinh được dạy rằng “Nos ancêtres sont des Gaulois”. (Tổ tiên chúng ta là người Gaulois). Giáo Hội La Mã có chủ trương rèn luyện “đào tạo học sinh theo tinh thần Công Giáo”. Vấn đề này tôi thấy Giáo-sư Lý Chánh Trung nói khá rõ trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn, Lửa Thiêng, 1973). Ngòai ra, nơi các trang 25-26 trong cuốn Tìm Về Dân Tộc (Sàigòn, Lửa Thiêng, 1972), Giáo-sư Trung còn kể lại cái phương pháp dạy học độc thoại tại trường Taberd khiến học sinh nhắc đi nhắc lại tín lý Ki-tô như con vẹt với dã tâm làm cho các em không còn khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật. Cũng vì thế mà sau khi ra trường, các học sinh chỉ biết hành động và phát ngôn theo phản ứng Pavlov. Anh nên tìm đọc cả hai cuốn sách này để biết phương cách dạy học và chủ trương của Nhà Thờ Vatican rèn luyện thanh thiếu niên như thế nào. Cả hai cuốn này, mỗi cuốn chỉ có vỏn vẹn khoảng 120 trang thôi.

Sau hơn hai mươi năm đọc rất nhiều sách nói về Giáo Hội La Mã cũng như tìm hiểu về những suy tư và hành động của một số lớn các dân Chúa người Việt và những người chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh, tôi nhận thấy rằng chủ trương của Nhà Thờ Vatican là rèn luyện tín hữu thành những người không biết gì về trách nhiệm đối với quốc gia và dân tộc. Mục tiêu của họ là phải nỗ lực rèn luyện và uốn nắn tín đồ sao cho họ lúc nào cũng phải hướng về Nhà Thờ, tơ tưởng đến Chúa, lúc nào cũng nghĩ đến việc  lạy lục và cầu xin được Chúa ban cho những an huệ hay những đặc quyền đặc lợi mà họ mong muốn, và để cho Chúa (đúng ra là Nhà Thờ) thương sót họ mà bó qua những gì họ không làm hài lòng Chúa (Nhà Thờ). Chúng ta biết rằng trong thực tế, đối với họ Chúa là Nhà Thờ, là các ông linh mục, giám mục, hồng y, La Mã là giáo hoàng. Những người này được gọi chung là các vị chức sắc hay hàng giáo phẩm trong Giáo Hội. Đối với  dân Chúa, tất cả những người trong hàng giáo phẩm đều là hiện thân của Chúa: Họ là Chúa và Chúa là họ hay ở trong họ.

Cũng vì thế mà giáo dân trở thành những người khúm núm, hành xử rất là hèn hạ và sợ sệt khi phải tiếp xúc hay muốn nói chuyên với họ (các ngài đại diện Chúa) một điều hay vấn đề gì. Giáo dân lại được dạy để “hãnh diện” vì “biết run sợ” trước mặt họ và có như thế mới được gọi là ngoan đạo. Sự kiện này được ông Đại Tá dân Chúa Nguyễn Mâu viết trong mục Thời Sự Trong Tuần của tờ Tuần Báo Chính Nghĩa với nguyên văn như sau:

Vấn đề được nêu lên ở đây với tất cả mạo muội và run sợ vì có thể bị xem như là vô lễ phạm thượng. Chúng tôi trông vào sự độ lượng của hàng giáo phẩm cũng như hy vọng rằng sự trưởng thành của giáo dân ở thời đại này sẽ giúp thật nhiều cho sự thể hiện lý tưởng Ki tô hữu.”[vi]

Nhờ đã biến giáo dân thành những người lúc nào cũng tâm trạng lạy lục cầu xin và khiếp sợ giới người mặc áo chùng thâm, cho nên Nhà Thờ Vatican mới có thể dễ dàng xúi giục giáo dân bản địa nổi loạn chống lại chính quyền địa phương nếu chính quyền này không chịu thần phục hay khuất phục Giáo Hội La Mã. Tất cả những hành động bất chính và ngược ngạo như vậy của Nhà Thờ Vatican đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 viết:

Hơn nữa, các nhà truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp của nước họ. Họ nói với con chiên: “Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican thôi.” [vii]

Tiến thêm một bước nữa để biến họ thành những nguời vong bản, phản dân tộc, Nhà Thờ Vatican lại đưa ra khẩu hiệu ngắn gọn như “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” khiến cho họ dễ dàng ghi tâm khắc cốt. Sự thật này đã xẩy ra ở miền Nam Việt Nam vào năm 1964 và được sách Văn Sử Địa ghi lại với nguyên văn như sau:

“Ngày 27/ 8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu “Tam Đầu Chế” gồm: Đại Tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng VNCH, Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch chính phủ VNCH (thực chất là bù nhìn cho bù nhìn), Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm chủ tịch Hội Đồng Quân Đội VNCH. [Cả ba ông đại tướng này đều không phải là tín đồ Gia-tô - NMQ]

Trong khi các tướng họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, thì ở ngòai hàng rào BTTM, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu, đòi hỏi, yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu: “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “Đả đảo Dương Văn Minh”. Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavarès, Fl. TXB, 1989), tr. 80.

Với cái lối giáo dục như vậy của Nhà Thờ Vatican, người dân Chúa Việt Nam quả thật không còn biết gì về ý niệm quốc gia và dân tộc, chứ đừng nói chi đến trách nhiệm đối với tổ quốc. Họ chỉ biết có Nhà Thờ Vatican là số 1 (nhất Chúa), kế đến là các linh mục (nhì cha, tức là Nhà Thờ Vatican), rồi mới tới chính quyền (thứ ba Ngô Tổng Thống), nhưng chính quyền phải là do Nhà Thờ Vatican dựng nên.

Nếu chính quyền không phải do Thờ Vatican dựng nên hay tỏ ra không thuần phục Giáo Hội La Mã, thì giáo dân trong quốc gia đó sẽ được Nhà Thờ nhắc nhở (xúi gịuc) rằng, “Giáo Hoàng có thể "giải trừ cho nhân dân khỏi phải làm bổn phận đối với các ác quyền bất công." (Đối với Giáo Hội, ác quyền là chính quyền không thuần phục Nhà Thờ Vatican). Lời dạy lưu manh này của Giáo Hội là Nguyên Tắc 27 trong bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" được ban hành vào năm 1075 trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) - Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Chuyện giáo dân được khích lệ và xúi giục nổi lọan để chống lại bất kỳ chính quyền nào không chịu thuần phục Nhà Thờ Vatican đã xẩy ra rất nhiều lần trong lịch sử. Mỗi lần như vậy, kết quả ra sao đều hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng lèo lái và chống đỡ của chính quyền đó.

NẾU những người lãnh đạo chính quyền đó có đủ uy tín với nhân dân, có đủ khả năng lôi kéo nhân dân về phía chính quyền, có đủ bản lãnh và cương quyết đối phó với Nhà Thờ Vatican, THÌ mưu đồ xúi giục giáo dân bản địa nổi lọan của Nhà Thờ Vatican sẽ thất bại. Đây là những trường hợp của (1) chính quyền Đức bất tuân lệnh Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) về việc phải tóm cổ Linh-mục Martin Luther (1483-1546) nộp cho Tòa Án Xử Dị Giáo của Giáo Hội khi nhà tu hành này viết bản cáo trạng nêu lên 95 tội ác của Vatican rồi dán ở cửa chính Nhà Thờ Wittinberg vào tháng 10 năm 1517, (2) các chính quyền nước Anh quốc từ thời Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547), (3) chính quyền Cách Mạng Pháp 1789), (4) chính quyền Cách Mạng Ý 1870, (5) chính quyền Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, (6) chính quyền Cách Mạng Cuba 1959, và (7) chính quyền Việt Nam trong các năm 2007-2008 (khi Nhà Thờ Vatican âm mưu cùng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục giáo dân Hà Nội tập trung bất hợp pháp với ý đồ gây bạo loạn trước tòa công sở tại số 142 Phố Nhà Chúng Hà Nội trong thời gian từ ngày 18/12/2007 cho tới ngày 30/1/2008 và tại Công Ty May Chiến Thắng từ ngày 15/8/2008 cho đến ngày 22/9/2008.

Ngược lai, NẾU chính quyền suy yếu, bất tài hay bất lực, THÌ Nhà Thờ Vatican sẽ thắng và chính quyền đó sẽ phải cúi đầu chấp nhận hết tất cả những điều kiện của Nhà Thờ Vatican đưa ra. Đây là trường hợp của Vua Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (Holy Roman Empire – tiền thân của nước Đức ngày nay). Rốt cuộc, nhà vua đành phải mặc áo xám hối, đi chân trần đứng ở giữa trời tuyết trong ba ngày ở Canova để tạ lỗi với Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085). Anh có thể đọc trong sách Living World History. [viii]

Chuyện tương tự như vậy cũng đã tái diễn ở Việt Nam vào thế kỷ 19. Trong thời vua Tự Đức (1848-1883), Nhà Thờ Vatican xúi gịuc giáo dân bất tuân lệnh của triều đình. Xin xem lại bản văn trích dãn từ sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphel, Pháp:TXB, 1995) ở trên.

Vì bất tài và bất lực, vua Tự Đức và triều đình Huế mới rơi vào tình trạng giống như Vua Henry IV của Holy Roman Empire, phải cúi đầu chấp nhận tất cả điều kiện của kẻ thù đưa ra trong các Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1872 và Giáp Thân 1884. Từ đó Việt Nam hoàn toàn mất về tay Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và phải nằm dưới ách thống trị của họ cho tới ngày 9/3/1945.

Vì được đào tạo theo chính sách giáo dục của Nhà Thờ Vatican như đã nói ở trên,  dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng   các trường đạo không hề được dạy rằng “tổ quốc và dân tộc lên trên hết”. Hậu quả là họ trở thành những người vong bản. Theo quy luật lịch sử “hễ vong bản, tất nhiên lả phi dân tộc, và hễ phi dân tộc là phản tổ quốc” .

Trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn, lửa Thiêng, 1973), Giáo-sư Lý Chánh Trung nói khá rõ về chủ trương đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo của Nhà Thờ Vatican để biến họ thành những hạng người phi dân tộc. Đọc cuốn sách này, chúng ta sẻ hiểu TẠI SAO mà những người trí thức Ki-tô còn có lương tri đã phải phân vân giữa “Tôn Giáo và Dân Tộc” để rồi cuối cùng họ dứt khóat từ bỏ Nhà Thờ, “Tìm Về Dân Tộc”, đứng về phía Dân Tộc và chống lại Tôn Giáo (Giáo Hội La Mã) một cách vô cùng mãnh liệt. Đây là trường hợp của rất nhiều Công Giáo đồ ở khắp nơi trên thế giới nổi lên chống lại Giáo Hội La Mã từ khi chủ nghĩa nhân bản (humanism) ra đời vào đầu thế kỷ 14. Những hành động chống đối này của họ được kết tinh thành hàng chục ngàn cuốn sách nói lên những sự thật về những rặng núi tội ác của Nhà Thờ Vatican. Danh sách những cuốn sách này đã được Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi lại trong bài viết có tựa đề là Sách Báo Ngoại Quốc Về Đạo Chúa. Bài viết này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Sự chống đối Nhà Thờ Vatican khởi đầu từ giới trí thức vốn là tín đồ của Giáo Hội lan truyền sang các tầng lớp xã hội khác cũng ở trong đạo Ki-tô qua những tác phẩm trên đây, rồi sôi sục và bùng lên thành ngọn lửa cách mạng thiêu rụi quyền lực của Nhà Thờ Vatican ở ngay trong lòng các nước vốn đã bị Giáo Hội Khống chế từ nhiều thế kỷ. Đó là những cuộc Cánh Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, Cách Mạng Cuba 1959, v.v… Vấn đề này đã được trình bày tương đối khá đầy đủ trong các Chương 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

TÌNH LIÊN ĐỚI TRONG XÃ HỘI

1 - Đại khối dân tộc theo tam giáo cổ truyền: Tùy theo mối tương quan của mỗi cá nhân đối với những người khác, nhưng tựu trung mọi người đều hành xử theo những quy tắc đạo lý vứa thực tế và đầy nhân tính, vừa hết sức vô tư và rất công bằng, vừa khoan dung, nhân ái và rất uyển chuyển, tôn trọng quyền tự do của những người khác để sao cho “vừa mắt ta ra mắt người” (kỷ sở bất dục vật thi ư dân), dĩ hòa vi quý (hiếu hòa), và “tứ hải giai huynh đệ” (nhân ái). Những đức tính này nhiều khi trở thành kẽ hở cho một số lớn các “dân Chúa” lợi dụng để khai thác với dã tâm lôi kéo một số người ít học, nông nổi, nhẹ dạ nghe theo những lời phỉnh gạt của họ rồi trở thành dân Chúa.

Trong thực tế, có thể họ “theo đạo để có gạo mà ăn” hay “theo đạo để tạo danh đời” vì rằng Việt Nam trong những năm 1945-1954 và ở miền Nam trong những năm 1954-1975, nhờ cái thế  ngồi ở hậu trường sân khấu chính quyền Bảo Hộ và các chính quyền miền Nam Việt Nam, Nhà Thờ Vatican đã có thể sử dụng những chức vụ trong chính quyền cũng nhưng các quyền lợi vật chất ở cả trong chính quyền lẫn ở ngòai xã hội làm miếng mồi để câu nhử những phường tham lợi háo danh và thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi rồi theo đạo để hy vọng thỏa mãn được những tham vọng bất chính của riêng cá nhân họ. .

2 - Nhóm thiểu số dân Chúa theo học các trường đạo: Vì phải tuyệt đối vâng lời của Nhà Thờ, giáo dân phải hành xử đối với mọi người đúng như những tín lý trong thánh kinh và lời dạy của Giáo Hội. Hầu hết những tín lý và lời dạy này nặng tính phi lý, phi nhân, phi luân, phản dân tộc và phản nhân quyền. Tất cả đều có mục đích duy nhất là tôn vinh quyền lực của Chúa và cưỡng bách tín đồ lúc nào cũng phải hướng về Chúa (Nhà Thờ Vatican) cầu khấn van xin ân huệ và phục vụ Chúa. Giáo dân không hề được dạy dỗ phải hành xử theo những quy tắc nhân bản đầy tình người giống như nếp văn hóa của nền đạo lý Đông Phương. Những lời dạy hay tín lý này của Giáo Hội đều được ghi trong thánh kinh (cả Cựu và Tân Ước) trong các sách Phục Truyền (5:9), (6:15), (7: 6), (13: 6, 15), (17:1), (20: 13-14), (21: 11–15), (22: 13-14), (14: 21), (23: 1-2 và 13-14), (25: 11-12), (28: 15-68), (29: 20), (32: 16, 35, 39, 42- 43), Xuất Hành (4: 23, 12: 29), (13: 12, 15), (20: 5), (28 :23-25), Dân Số (11: 33, 21: 6, 31: 15-18) Leviticus (4: 17), (18: 22), (19: 19), )20: 9, 13), (21: 9), (26: 1-29), Matthew (10:21), Matthew (10: 33-37), John (15:6) v.v…

Xin ghi lại dưới đây lời dạy của Jesus dạy, theo Matthew (10:33-37) để anh nhìn thấy rõ tính các phản nhân luân của đạo Ki-tô quái đản này:

“Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” [“Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foe will be be of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.” (Matthew 10:33-37)].

Lời dạy trên đây của ông Jesus quả thật là có dã tâm làm thối rữa cái chất keo sơn gắn bó giữa những người thân thương trong gia đình. Lời dạy phi luân thâm độc này lại được Giáo Hội La khai triển bằng cách cho thiết lập các Tòa Án Xử Dị Giáo (Inquistions), rồi lại dạy dỗ giáo dân phải rình mò dò xét mọi người trong gia đình xem nếu có người nào đáng nghi ngờ là “tà giáo” hay có tinh thần “bất phục” hoặc chống lại Giáo Hội, thì phải báo cáo với Nhà Thờ. Sự kiện này được sách sử ghi nhận rõ ràng như sau:

"Năm 1232, Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition… Cha con tố các nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tô là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn." [ix]

Chính sách giáo dục của Nhà Thờ Vatican là như thế đó!

Từ Lý Thuyết Đến Thực Hành

Như vậy, qua việc theo học các trường học của người Pháp và của Nhà Thờ Vatican, anh được đào tạo bằng những lời dạy dỗ như trên. Bình thường, những lời dạy phi nhân và phản nhân luân như vậy ở trong thánh kinh cũng như của Giáo Hội được che đậy bằng những lời dạy đạo đức có vẻ giống như những lời dạy của nền đạo lý Đông Phương. Trong thực tế, tất cả những gì Nhà Thờ Vatican dạy dỗ dù cho là được coi như là đạo đức, thì đó cũng chỉ là đạo đức giả. Chỉ khi nào nhu cầu, Nhà Thờ Vatican mới đòi hỏi giáo dân bản địa phải chống lại tổ quốc, thì họ mới thực sự hành xử đúng như lời dạy phản nhân luân, phản tổ quốc này của Nhà Thờ Vatican Giáo Hội. Đây là những trường hợp:

1.- Ở nước Pháp trong những năm chính quyền Cách Mạng 1789 đập tan chế độ đạo phiệt Ca-tô, thi hành những biện pháp mạnh để tước đọat hết tất cả quyền lực chính trị cùng tất cả đặc quyền đặc lợi dành cho riêng Nhà Thờ cùng giới tu sĩ và bọn quý tộc phản động phong kiến, thì, một mặt, Tòa Thánh Vatican gửi các nhà thuyết khách đến các quốc gia có chính quyền tay sai hay đồng minh của Giáo Hội (như nước Phổ, nước Áo và nước Anh) uốn lưiỡi Tô Tần thuyết phục các nước này lien kết với Vatican thành một liên minh thánh (a holy alliance), đem quân tấn công vào lãnh thổ Pháp để lật đổ chính quyền Cách Mạng và tiêu hủy những công trình Cách Mạng. Mặt khác, Nhà thờ và bọn tu sĩ xúi giục giáo dân ở các vùng Normadie, Bretagne, Vendée nổi lọan đánh phá chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 để làm nội ứng cho nổi loạn tiếp ứng cho Liên Minh Xâm Lược Thánh này sắp sửa tiến vào lãnh thổ Pháp vào năm 1792.

2.- Ở Việt Nam với những (a) sự kiện  dân Chúa tích cực tham gia các cuộc nổi loạn do Lê Văn Khôi và cố đạo Marchand (cố Du) chủ mưu trong những năm 1833-1835, và do Tạ Văn Phụng và cố đạo Le Grand de Liraye chủ mưu vào đầu thập niên 1860, (b) sự kiên  dân Chúa liên tục và tích cực đứng vào hang ngũ Liện Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975, (c) sự kiện  dân Chúa ở hải ngọai, đặc biệt là dân xóm đạo Bolsa và một nhóm thiểu số dân Chúa ở trong nước liên tục đánh phá tổ quốc và chính quyền Việt Nam từ cuối năm 1975 cho đến ngày nay là những bằng chứng rõ ràng nhất nói lên sự thật này.

3.- Ở Hoa Kỳ, ông Charlie Nguyễn bị chính vợ con của ông xử lý giống như những  nạn nhân bị điệu ra các Tòa Án Xử Dị Giáo ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, và nhiều trường hợp khác mà tôi đã tường thuật ở trong Chương 9, sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Tập sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Hơn nữa, hàng ngày, anh lại giao du và tiếp cận với những bạn bè học cùng những trường học trên đây và sống trong môi trường văn hóa Thiên Chúa Giáo La Mã. Trong môi trường văn hóa này, những tín điều trong đạo, những lời phán trong giáo luật và những lời dạy của Giáo Hội, tất cả đều phải được coi như khuôn vàng thước ngọc và cũng là những qui tắc đạo lý cho giáo dân để hành xử.

Ngoài ra, Giáo Hội chủ trương tôn giáo phải đứng trên chính quyền, nắm giữ vai trò chỉ đạo chính quyền và chính quyền phải là công cụ phục vụ cho Giáo Hội. Cái quy tắc đạo lý này trong đạo Ki-tô La Mã và cái tôn ti trật tự về quyền lực trong xã hội như vậy được Nhà Thờ Vatican chuyển thành câu vè “nhất Chúa, nhì cha (linh mục) thứ ba Ngô Tổng Thống”. Ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, câu vè này được triệt để sử dụng để dạy dỗ và nhắc nhở giáo dân phải luôn luôn ghi tâm khắc cốt. 

VỀ MÔI SINH VĂN HÓA

A.- Đại khối dân tộc theo tam giáo cổ truyền: Như đã nói ở trên, tôi chỉ là một thành phần trong đại khối nhân dân sống theo nếp sống cổ truyền của dân tộc. Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, bất kỳ ở nơi đâu, người ta cũng đều phải hành xử theo cùng một thứ quy tắc đạo lý và nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc.

B.- Nhóm thiểu số dân Chúa: Trái lại, hầu hết  dân Chúa được gom lại hay tự động tìm đến sống chung trong một khu vực riêng biệt gọi là họ đạo hay làng đạo hoặc xóm đạo để cùng được rèn luyện và được uốn nắn sống theo nếp sống văn hóa vong bản như đã nói ở trên. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đòan ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.)"[x]

Xin nói cho rõ, nền đạo lý hay nếp sống văn hóa Ki-tô, đặc biệt là nếp sống văn hóa Ki-tô La Mã rất là vị kỷ, nặng tính cách vơ vào, dựa trên nền tảng phỉnh gạt, lừa bịp, gian tham, trịch thượng, khủng bố và ưa thích sử dụng bạo lực. Nó hoàn toàn khác biệt với nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nếp sống văn hóa cổ truyền của dân ta gồm những quy tắc đạo lý vị tha thực tế, thật thà, nhân bản, tôn trọng nhân quyền, vừa mắt ta ra mắt người (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), dĩ hòa vi quý, chứa chan tình người và đầy lòng nhân ái (tứ hải giai huynh đệ).

Chính vì sự khác biệt này và vì đặc tính trịch thượng trong đạo Ki-tô, Linh-mục Vũ đình Họat mới đặt ra vấn đề “Có nên công nhận và coi Hùng Vương là tổ của dân tộc Việt Nam Không?”, để rồi ông ta kết luận rằng “Hùng Vương chỉ là một chuyện hoang đường, không nên coi là đáng tin.”[xi]

[Điều ngạc nhiên là trong khi khẳng định rằng “Hùng Vương chỉ là một chuyện hoang đường, không nên coi là đáng tin”, thì ông linh mục này lại tin tưởng mãnh liệt vào những chuyện cực kỳ hoang đường như  chuyện tội tổ tông, chuyện Chúa Ba Ngôi, chuyện ông Jesus chết rồi sống lai bay lên trời, chuyện bà già xế Maria đã từng làm tình với ít nhất là hai người đàn ông và sinh ra tới 7 hay 8 người con vẫn được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh, v.v... Những chuyện đại láo khoét này lại được ông ta tin tưởng một cách tuyệt đối. Như vậy thì có tiếu lâm không?]

C - KHÁC NHAU VỀ TÌNH TỰ DÂN TỘC

Thưa anh,

Những sự trái ngược trên đây đã khiến cho chúng ta có cái nhìn trái ngược nhau đối với Nhà Thờ Vatican cũng như đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Tình trạng này đã làm cho nhịp đập con tim của chúng ta cũng trái ngược nhau đối với cùng một biến cố lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Tôi xin kể ra đây một số những biến cố đã xẩy ra từ đầu thập niên 1930 mà thôi để anh và mọi người Việt Nam cùng chiêm nghiệm xem có đúng hay không.

1.- Cho đến tháng 8 năm 1945, tuyệt đại khối nhân dân ta (trong đó có gia đình tôi) phải kéo lê kiếp sống trâu cày ngựa kéo, bị bóc lột đến tận xương tận tủy, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải sống trong cảnh nhà tranh vách lá, tồi tàn lụp xụp trong những làng thôn, uống nước ao tù, thắp sáng bằng những ngọn đèn dầu le lói. Tình trạng nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến này của dân ta là do chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican gây ra, vì rằng chúng chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham mà không cần biết tình đến thảm cảnh khốn cùng của dân ta. Đây là một trong những lý do khiến cho đại khối nhân dân Việt Nam trong đó có tôi thù ghét Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và coi tất cả những người đã tham gia các lực lượng nghĩa quân kháng chiến đánh đuổi quân thù xâm lược trên đây là những nhà ái quốc và anh hùng dân tộc.

Cũng nên biết, hồi thế kỷ 19, các quốc gia Nam Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi) cũng đã quy trách nhiệm cho Nhà Thờ Vatican về thảm cảnh nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến của nước họ. Sự kiện này được sách Rich Church Poor Churh ghi nhận rõ ràng như sau:

“Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." Nguyên văn: “The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.”[xii]

Bản văn sử trên đây cùng với thực trạng nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến ở các nước Châu Mỹ La-tinh, Phi Luật Tân và tình cảnh nghèo đói khốn cùng củadân ta trong những năm 1885-1945 cho thấy rằng quyền lực Vatican vươn tới đâu, thì nhân dân ở nơi đó rơi vào thảm cảnh nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu và ngu dốt.

Trong thời 1885-1945,ó có một số người "được" sống với giai cấp thống trị thời bấy giờ và được hương ít nhiều nhưng đặc quyền đặc lợi của chính quyền ban cho, trong đó có gia đình anh vì thân phụ anh lúc đó là công chúac hay côn nhân viên của Nhà Nước Bảo Hội. Là những thành công chức, tất nhiên là họ sống đời phong lưu với đầy đủ tiện nghi, dùng nước máy đã được thanh lọc tinh khiết và sử dụng điện thả giản tùy tiện. Ở vào trường hợp như vậy,  dĩ nhiên là anh không cảm thấy cái nhục voing quốc và luôn luôn cho rằng chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican đã đem lại cho bản thân anh và gia đình anh no ấm!

 

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=62258

Chỉ còn là những bộ xương, đi không nổi

 

 

  Nạn đói 1945 - ăn cả thịt chuột (ảnh www.tuoitre.com)

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=79862

Bức tranh về nạn đói 1945 của nhà sưu tập Nguyễn Thái Sơn - Ảnh: T.Son/www.xaluan.com

Anh không biết, hay không có "nhu cầu" để biết đến tình trạng dân ta bị bóc lột tận tình, bị dồn vào thảm cảnh khốn cùng và chết đói đầy đường. Cũng vì vậy mà anh không cảm thấy niềm đau tủi nhục của người dân vong quốc với những hình ảnh dân ta bị ngọai nhân thống trị, nền văn hóa cổ truyền của dân ta bị chà đạp, bị khinh rẻ, dân ta thường xuyên bị đá đít và bị đày đọa khốn khổ như đã nói ở trên. Cũng vì lẽ này mà anh không hề có một chút căm thù đối với Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican như tôi. Nên nhớ rằng Nhật mới cướp chính quyền từ 9 tháng 3 năm 1945, mà nạn đói đã xảy ra trước đó từ mấy tháng, tức là nạn đói đã là kết quả của sự bóc lột triền miên của chính quyền bảo hộ Pháp-Vatican tứ nhiều năm trước.

2.- Khi Liên Minh Pháp - Vatican dùng hết sức mạnh quân sự cả không lực lẫn bộ binh tấn công vào làng Cổ Am, Phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (tiếp theo vụ quân Cách Mạng Quốc Dân Đảng dưới quyền chỉ huy của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học nổi dậy vào đầu năm 1929), thì toàn vùng quê tôi đều khốn khổ vì những trận tấn công càn quét nặng tính cách trả thủ của Nhà Nước Bảo Hộ.[xiii]. Hình ảnh dã man ghê gớm này đã ăn sâu vào tâm trí người dân trong vùng Vĩnh Bảo và mấy huyện kế cận như Ninh Giang (Hải Dương), Tiên Lãng (Kiến An) và Phụ Dực (Thái Bình), trong đó có gia đình tôi. Vì chưa ra đời, tôi không có cơ hội được chứng kiến những hành động dã man như vậy của chính quyền Bảo Hộ, nhưng các bậc lão niên và thày giáo của tôi thường kể lại cho chúng tôi nghe cái chuyện lịch sử đau thương này.

Vì miền Nam xa cách biệt miền Bắc cả hơn ngàn cây số, vì chính sách bưng bít tín tức về các cuộc Khởi Nghĩa của dân ta, và bưng bít cả chính sách trà thù một cách cực kỳ man rợ của Nhà Nước Bảo Hộ Pháp – Vatican, cho nên anh không hề hay biết gì về biến cố lịch sử oai hùng và bi phẫn này của đất nước.

3.- Đầu năm 1945 nạn đói xẩy ra, chính mắt tôi chứng kiến, tại quê làng tôi, những người đói rách chống gậy đi ăn mày: Người thì lang thang lếch thếch, kẻ thì mệt lả ngã gục bên đường. Hầu như ở đâu cũng thấy có người chết đói: Ngày nào cũng như ngày nào, ở khắp mọi nơi từ vỉa hè, góc chợ cho đến thềm đình, góc quán cũng đều có xác người chết thảm thương. Mỗi sáng, phu tuần phải đi tuần tra tất cả những nơi nào khả nghi có thể có người đã chết trong đêm hôm trước. Mới đầu, mỗi ngày chỉ có hai hay ba xác chết. Với con số tử thi ít oi như vây, anh em phu tuần còn có thể đào một lõ huyệt cho một xác người, và mỗi lỗ huyệt còn có được một hay hai tầu lá chuối lót thay làm quan tài. Nhưng rồi lần lần con số người chết tăng lên đến sáu hay bảy, chín mười người một ngày, anh em phu tuần không còn đủ sức lực để đào chôn mỗi người một lỗ huyệt và cũng không thể kiếm được một tầu lá chuối lót thay cho quan tài. Họ chỉ còn đủ sức đào một cái lỗ lớn để sẵn, rồi chia nhau đi lục lọi những nơi nào khả nghi, lượm được xác chết nào, thì họ khiêng ra bỏ vào cái lỗ đó. Chờ đến chiều tối, không còn lượm thêm được xác chết nào nữa, họ mới lấp đất phủ lên, chôn tập thể. Chính mắt tôi đã chứng kiến cái thảm cảnh này. Toàn thể miền Bắc, con số người chết thảm thương như vậy lên đến hai triệu.

Thảm cảnh chết đói này đều được sách sử thế giới ghi nhận và đã trở thành những tiếng than khóc đi sâu vào lòng người. Đây là những trang sử vừa đau thương, vừa tủi nhục của dân ta. Ngòai những bản văn sử như vậy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đức cũng đã ghi lại thảm cảnh này bằng những dòng nhạc bi thương não nùng trong bài hát có nhan đề là "Con Đò Đua Xác". Nội dung của bài hát này nói lên cái tâm trạng đau xót của một ông già dùng một con thuyền làm xe tang chở xác người con thân thương trong một đêm trăng trên một dòng sông vắng lạnh. Quý vị có thể tìm nghe bản nhạc này để biết thêm về nỗi lòng đau xót của nhân dân ta vào lúc đó.

Trái lại, miền Nam có đủ lúa gạo, cho nên không đến nỗi chết đói như vậy, đặc biệt là gia định anh lại là thành phần công nhân viên của nhà nước Bảo Hộ, đời sống lại càng no đủ hơn. Vì vậy mà anh không được chứng kiến cái cảnh não lòng trên đây. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho anh không hề có nỗi lòng bi phẫn và căm thù đối với Nhà Nước Bảo Hộ Pháp - Vatican như những người dân miền Bắc trong đó có gia đình tôi và cá nhân tôi.

4.- Khi nguời Nhật lật đổ người Pháp vào ngày 9/3/1945, dân ta ở miền Bắc (dĩ nhiên là có gia đình tôi) đã vui mừng sung sướng vì đã rửa được mối nhục mất nước, mối nhục nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc bị khỉnh rẻ là man di, mọi rơ, là tà giáo, dân ta bị khinh rẻ là những quân mọi da vàng, nhưng không bao lâu họ lại cảm thấy xót xa, cười ra nước mắt, vì rằng trong thực tế dân ta chỉ là ở vào cái cảnh “tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa”.

Trong biến cố “giang sơn đổi chủ” này, tôi không biết ở mỉền Nam, gia đình anh và cá nhân anh có cái niềm vui rồi lại thất vong như vậy giống như chúng tôi ở miền Bắc hay không. Theo tôi được biết, trong biến cố này, đối với hầu hết những công nhân viên (công chức) trong chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican, mối lo lớn nhất của họ là lo sợ bị cho nghỉ việc, và niềm vui mừng lớn nhất của họ là được lưu lại làm việc như trước, chứ không phải là nỗi lo sợ và niềm vui mừng của đại khối nhân dân bị trị trong đó có gia đình tôi. Nhịp đập con tim của anh và tôi khác nhau ở chỗ đó.

5.- Tháng 7 năm 1945, nước lũ tràn về, quê tôi chìm trong biển nước. Ai ai cũng lo sợ nạn đói của đầu năm Ất Dậu lại xẩy ra một lần nữa.

Chắc chắn là gia đình anh và cá nhân anh cũng như tất cả những người dân Miền Nam ở cùng hòan cảnh như gia đình anh không có kinh nghiệm này mà cũng không biết gì về tình trạng lo sợ nạn đói lại tái diễn của người dân miền Bắc.

6.- Khi Việt Minh phất cờ khởi nghĩa cướp được chính quyền từ trong tay người Nhật vào ngày 19/8/1945, hầu như toàn thể nhân dân Việt Nam (dĩ nhiên là có gia đình tôi), đều hớn hở, hân hoan vui mừng.

Kể từ đó, những người trong Mặt Trận Việt Minh với cờ đỏ sao vàng (được gọi là ngọn cờ giải phóng) có mặt ở khắp mọi nơi, trong đó có quê tôi. Dân làng tôi hân hoan sung sướng đón chào Việt Minh, đón chào ngọn cờ giải phóng và hăng say gia nhập Mặt Trận Việt Minh. Tôi cũng gia nhập đoàn thiếu nhi, rồi ngày ngày cùng đoàn thiếu nhi này sinh họat và theo học các khóa học để mở mang kiến thức. Một trong những khóa học này dạy chúng tôi về những bước tiến loài người từ cái thuở hồng hoang, cái thuở con người còn ở trong tình trạng chưa biết làm nhà để trú nắng trú mưa, còn sống ở trong hang trong hốc, chưa biết dùng lửa để nấu chín miếng ăn, chưa biết sản xuất ra vải lụa để may mặc, tiến lần đến thời đại văn minh như ngày nay. Người ta gọi khóa học này là “Chu Kỳ Cộng Sản”.  Trong thực tế, nó là một khóa học lịch sử thế giới thu gọn và giúp rất nhiều cho học viên mở mang kiến thức. Nhờ khóa học này, mà năm 1961, tôi có một mớ kiến thức căn bản về sử học để viết bài thi trong kỳ thi tuyển thí sinh vào lớp Sử Đia Khóa 4 (1961-1964). Tôi nhớ mài mại đại khái tựa đề của bài thi này là phong trào tranh đấu giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Giáo Hội La Mã rất thù ghét những khóa học như vậy. Thù ghét không phải chỉ vì hai chữ Cộng Sản, mà thù ghét vì cái nội dung của khóa học này là những bài học lịch sử thế giới được biện sọan dựa theo tinh thần của thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Roberrt Darwin (1809-1882).

Vào thời điểm này (năm 1945) anh đã ở vào cái tuổi trên 12, cái tuổi đã học xong bậc tiểu học và đang là học sinh trung học, nghĩa là anh đang theo học trường đạo, tức là Trường Trung Học Taberd do Nhà Thờ Vatican làm chủ. Dĩ nhiên là đối với Nhà Thờ Vatican cũng như đối với  dân Chúa, niềm vui ngày 19/8/1945 của đại khối dân tộc Việt Nam lại là nỗi đau buồn và lo sợ của họ. Thói đời, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Lúc đó anh đang theo học trường đạo, trường Taberd, tất nhiên là con tim của anh cũng đập theo nhịp con tim của Nhà Thờ Vatican cũng như  dân Chúa người Việt. Có phải thế không anh?

7.- Và sau đó, nhân dân Việt Nam lại được ngẩng mặt lên hãnh diện với Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được long trọng công bố vào ngày 2/9/1945 loan báo cho nhân dân khắp nơi trên thế giới biết rằng kể từ ngày này dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập với quốc hiệu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và quốc Kỳ là Cờ Đỏ Sao Vàng.

Tôi nghi ngờ không biết anh có niềm vui này giống như đại khối nhân dân Việt Nam ta hay không.

8.- Đầu tháng 9 năm 1945, khi 180 ngàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa cùng với các ông Việt Quốc và Việt Cách tràn qua biên giới vào Việt Nam để giải giới quân đội Nhật ở miền bắc vĩ tuyến 16, thì gần như toàn thế nhân dân miền Bắc trong đó có gia đình tôi khốn khổ với những đạo quân thổ phỉ này.

Có một điểm giống nhau giữa một bên là các ông Việt Quốc và Việt Cánh và một bên là một số lớn các Dân Chúa người Việt ở chỗ là: các ông Việt Quốc và Việt Cách đì theo và tiếp tay cho đoàn quân Tầu Tường  vào lãnh thổ Việt Nam để hưởng lợi rồi cùng chìm nổi với đoàn quân Tầu thổ phỉ này, thì  một số lớn các dân Chúa người Việt đi theo và tiếp tay cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để hưởng lợi và cùng chìm nổi với liên minh giặc cướp nước này. Tôi nói như vậy có đúng không anh?

Ở miền Nam, anh không hề được chứng kiến những hành động cướp bóc và hà hiếp dân ta của đạo quân Tầu Tưởng (Giới Thạch) thổ phỉ này. Vì vậy mà đa số người dân miền Nam, trong đó có anh, mới lầm tưởng rằng chính quyền Tầu Tưởng ờ Đài Loan là chính quyền tốt lắm, và cho rằng những người Việt Quốc Gia gồm  dân Chúa, Việt Quốc, Việt Cách là những người Việt Quốc gia chân chính, mà thật ra là những người này đã tiếp tay với các thế lực ngọai xâm thổ phỉ Tầu và liên quân xâm lược Pháp – Vatican làm khổ dân ta. Bộ mặt thật ghê tởm này của họ được ngay chính ông Bảo Đại viết trong cuốn Con Rồng Việt Nam như sau:

Bọn Quốc Dân Đảng là bọn lưu manh, bọn ăn cắp. Các tướng Tàu phù là lũ cú vọ kên kên… Chẳng bao giờ thỏa mãn lòng tham không đáy. Chẳng có gì làm cho chúng ta tin tưởng được.” [xiv]

Vấn đề này đã được tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 6, sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia.

9.- Chiến tranh bùng nổ trên toàn lãnh thổ vào ngày 19/12/1946. Những ngày kế tiếp, hầu như toàn thể nhân dân ta, từ em bé 14, 15 tuổi cho đến các cụ già trên 60 tuổi đầu bạc phơ, đều đồng tâm hiệp lực góp công, góp sức cho cuộc chiến đánh đuổi Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và cũng là cương quyết không để cho cái thảm họa chết đói thảm thương như hồi đầu năm 1945 tái diễn, cương quyết không thể để cho nền văn hóa cổ truyền của dân ta bị chà đạp một các thô bạo, và để cho dân ta không còn bị khinh rẻ là những quân tà giáo, man di, bọn mọi da vàng:

Trong mắt tôi đã thấy,

Dân tôi:

Người trước nối người sau,

Tay trong tay kết chặt một vòng,

Đi đòi lại núi sông trong tay giặc

"Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"

Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.

Phải trải xương,

Phải đỏ máu với quân thù

Phải đoàn kết triệu bước chân dấn bước,

Từ sông Hồng xuôi về sông Cửu,

Từ đồng bằng nối mãi tới Trường Sơn.

Khắp non sông vang dội bước quân hành

Tay giáo mác và con tim sôi máu.

Trong ánh mắt triệu niềm tin rực sáng

Buổi quân về giải phóng Việt Nam.

Quê hương tôi hôm nay đã thấy

Những mẹ già chị gái

Làm hậu cần nuôi quân,

Những thanh niên hôm nay

Đã làm anh kháng chiến,

Những em bé mười lăm

Gánh vai trò liên lạc.

Cả nước đồng một lòng

Đứng lên tiêu diệt giặc.

Lời réo gọi của non sông đất nước:

Các anh

Xin đứng dậy

Lên đường! (Nguyễn Tố Chi)

Trong khi đó thì một số lớn các dân Chúa và có thể là cả những người theo học các trường đạo, lại liều chết đứng về phía liên minh giặc xâm lược chống lại đại cuộc cứu nước này của dân ta.

Trong thời gian này, anh đứng về phía bên nào?

10.- Cũng trong những năm này, TRONG KHI chúng tôi đã kinh qua những thảm cảnh do các những toán lính đạo được các đồn giặc vũ trang tiến vào các làng dân lương kế bên tấn công càn quét đốt nhà, đốt đình, đốt miều, triệt hạ chùa chiền, hủy hoại mùa màng, giết người bừa bãi, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp của mang đi, THÌ thời gian đó có thể là vì đang theo học trường đạo Taberd, cho nên anh không biết gì hết mà cứ tưởng lầm là dân Chúa người Việt hiền lành và thánh thiện giống như những người dân hiền lành theo tam giáo cổ truyền.[xv]

Chúng tôi ghê tởm những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” và “trả thù cho Chúa” của các toán lính đạo Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh (trong những năm 1949-1954) với những hành động tra tấn và hành hạ nạn nhân bị tình nghi là Việt Minh một cách cực kỳ man rợ. Giữa thanh thiên bạch nhật tại một sân chợ: Họ dùng dao găm đâm chết nạn nhân, rồi mổ bụng, phanh ngực, moi lấy mật đem hòa với rượu đế, móc lấy gan đem nướng rồi tụ lại với chén chú chén anh với nhau.[xvi] Còn nhiều chuyện dã man như vậy hay khủng khiếp hơn nữa. Những chuyện dã man này sẽ được trình bày trong Chương 13, Phần III trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam.

Chắc chắn là những người chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh không biết gì về những hành động dã man như vậy của một số lớn các dân Chúa người Việt. Tôi cũng nghĩ rằng anh không biết gì về những hành động cực kỳ man rợ như vậy của dân Chúa dù là người Âu Châu, người Phi Châu hay là người Việt Nam. Điều này có đúng không anh? Theo tôi được biết, có rất nhiều dân Chúa người Việt đã chứng kiến những việc làm dã man như vậy của những người đồng đạo của họ, nhưng xem ra họ không tỏ ra một chút gì động tâm, coi đó như là một chuyên rất bình thường.

Tuy nhiên, cũng vẫn có một số người có tri thức và lương tâm, cho nên khi đọc thấy những điều người ta viết về giáo hội mà dòng họ mình đã theo, họ đã biết xét lại những gì mà nhà thờ nói và những gì nhà thờ hành động. Một trong những người này là ông Charlie Nguyễn tức Bùi Văn Chấn (cựu Thiếu-tá Thẩm Phán Tòa Án Quân Sự của Quân Đội Miền Nam trong nhiều năm trước ngày 30/4/1975), quê làng Nịnh Cường Bùi Chu, Bắc Việt. Xin anh đọc lá thư của ông gửi cho người bạn là Bác-sĩ Nguyễn Thanh Giản và nhiều tác phảm khác của ông trên mạng sachhiem.net.

11.- Khi tin loan truyền quân dân ta sắp sửa đại thắng tại Điện Biên Phủ, tất cả mọi người Việt Nam theo tam giáo cổ truyền, dù là ở trong vùng do Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican kiểm sóat, và ngay cả những người vì sinh kế mà phải làm việc cho chính quyền Pháp hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại, cũng đều cảm thấy hân hoan sung sướng. Lý do: Chiến thắng lịch sử này cũng là chiến công rửa sạch mối nhục vong quốc của dân tộc Việt Nam. Điển hình cho sự kiện này là  Đại-tá Phạm Văn Sơn, Trường Ban Quân Sử, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu đã viết trong cuốn Việt Sử Toàn Thư như sau:

Sau hai Hòa Ước 1862, 1884, nước nhà bị Pháp thuộc luôn 80 năm ròng. Cha con tủi nhục, vợ chồng lầm than, cái thảm họa vong nô lần này hết sức não nề. Rồi cũng luôn 80 năm ấy toàn dân lại vùng lên tranh đấu. Máu đào xương trắng tràn ngập Bắc Nam. Mười năm qua (1944-1954) lợi dụng được cuộc Hoàn Cầu Đại Chiến (Đệ Nhị Thế Chiến), Việt Nam cùng thực dân Pháp đánh một canh bạc cuối cùng, liều như một mất một còn. Kết cục con cháu Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đã rửa được cái nhục mất nước.” Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tòan Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 721.

Trái lại, cũng tin vui vĩ đại này của dân tộc, của Nhà Thờ Vatican cũng như của   một số lớn các dân Chúa và có thể là của cả những người chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh lại lo sợ. Họ thiết tha mong mỏi chính quyền của Tổng Thống Mỹ Eisenhower ra lệnh sử dụng bom nguyên tử để giải vây cho quân đội Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tại cứ điểm Điện Biên Phủ, bất kể hậu quả là gì. Nếu mưu đồ dã man này được thể hiện ra thành hành động đúng theo lòng mong muốn của họ, thì con số nạn nhân bị thiệt mạng và tàn phế sẽ lên đến nhiều triệu người. Sự kiện này được sách “Vietnam why did we go?” nói rất rõ. [xvii] và được ông Trần Thanh Lưu chuyển dịch sang tiếng Việt như sau:

Pius luôn luôn có ảnh hưởng sâu đến Hồng y Francis Spellman, Tổng giám mục New York. Ông ta được cất nhắc lên Hồng y trong tháng hai, 1946. Cả hai kiên quyết đề xướng Chiến Tranh Lạnh, không bao giờ kết án các kế hoạch xử dụng bom nguyên tử của Hoa Kỳ, ngay cả sau khi Tổng thống Truman tuyên bố "xem ra Chiến tranh Thế giới III đang gần kề."

Pius XII tiếp tục hỗ trợ cuộc vận động hành lang Hoa Kỳ kêu gọi "một chiến tranh nguyên tử phòng ngừa." Vào năm 1954 khi Quân đội Mỹ lập kế hoạch tấn công hạt nhân bộ đội Việt nam, đang bao vây lính Pháp ở Điện Biên Phủ, chính Vatican đã hỗ trợ cho cuộc vận động hành lang tán thành đề nghị ấy. Dưới thời Eisenhower, khianhem nhà Dulles, Spellman và Pius XII giúp hình thành những sách lược của Hoa Kỳ, quân đội Mỹ định thả từ một đến sáu quả bom 31-kiloton lên những lực lượng Việt nam. Những qủa bom này có sức mạnh ba lần hơn quả bom ném xuống Hiroshima. Âm mưu sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Việt nam được bạch hóa trong cuốn đầu tiên của loạt 17 cuốn lịch sử chính thức về Chiến tranh Việt nam được xuất bản vào 1984 bởi Phòng Quân sử Lục Quân Hoa Kỳ.[xviii]

12.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta coi việc Hiệp Định Genève 1954 quy định vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc chỉ là một biện pháp tạm thời (mua thời gian) để thống nhất đất nước một cách hòa bình bằng một cuộc tổng tuyển cử được quy định vào hai năm sau đó, THÌ  một số lớn các  dân Chúa lại đồng thuận với Nhà Thờ Vatican tán dương chủ trương duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi với dã tâm biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt để tiến hành họach kế hoạch Ki-tô bằng bạo lực theo đúng chỉ tiêu trong vòng mười năm thỉ toàn thể nhân dân miền Nam phải theo đạo Công Giáo hết như ông dân Chúa Ngô Đình Nhu tuyên bố:

Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục (Ngô Đình Thục) sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cần quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.”[xix]

13.- Đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử vẻ vang của dân tộc vì ngày này là ngày đất nước được thống nhất. Đối với dân tộc Việt Nam, ngày 30/4/1975 giống như ngày 9/4/1865 của Hoa Kỳ, ngày mà Tướng Robert E. Lee (1807-1870) thân hành đến tận tòa nhà Công Lý của làng Appomatox (Virginia) đầu hàng Tướng Ulysses S. Grant (1822-1885) [Tổng Hành Dinh của vị Tướng Chỉ Huy Quân Đội Miền Bắc đặt tổng hành dinh tại đây.] Và ngày 30/4/1975, đối với dân tộc Việt Nam cũng giống như ngày 20/9/1870 là ngày lịch sử vĩ đại dân tộc Ý, ngày đó Quân Đội Cách Mạng Ý dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Gluseppe Garibaldi (1807-1882) đã thống nhất được nước Ý bằng cách đem súng đại pháo trực xạ vào Tòa Thánh Vatican, khiến cho Giáo Hoàng IX (1846-1878) phải đầu hàng vô điều kiện. Nhờ vậy mà nhân dân Ý Đại Lợi mới có thể lấy lại toàn thể các lãnh địa gọi là “papal states” và thu hẹp lãnh thổ của Vatican “chỉ còn lại có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh” ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter.[xx]

Trái lại, đối với một số lớn các  dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng   trường đạo như anh, ngày 30/4/1975 lại bị họ lại gọi là ngày “mất nước” và là ngày “quốc hận”. Xin anh thử giải thích một cách trí thức TẠI SAO anh gọi ngày “30 tháng 4” là ngày “mất nước” và là ngày “quốc hận”?

14.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta hồi hộp lo âu về hành động xâm lăng của Trung Công đem 600 ngàn quân tràn qua biên giới tấn công và tàn phá các tỉnh vùng ven biên vào ngày 17/2/1979, THÌ  một số lớn các  dân Chúa, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống Cộng cực đoan lại tỏ ra hân hoan sung sướng, vui mừng, hồ hởi tràn đầy hy vọng… Họ hy vọng rằng quân xâm lăng Trung Quốc sẽ đại thắng và chiếm đóng Việt Nam để thỏa lòng hận thù vô lý hoặc là vì quyền lợi cá nhân đã mất đi vì biến cố ngày 30/4/1975, hoặc là bị mê hoặc bởi những tín lý Ki-tô đến nỗi họ đã coi dân tộc và chính quyền Việt Nam hiện nay như là thù địch. Vì thế mà họ đã trở thành hạng người mất hết lương tâm và mất hết liêm sỉ.

15.- TRONG KHI hầu như tất cả người Việt Nam ở trong nước cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới đều lên án nặng nề việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục và chỉ đạo một số  dân Chúa ở Hà Nội nổi lọan tại tòa nhà công sở số 142 Phố Nhà Chung Hà Nội từ ngày 18/12/2008 cho đến ngày 30/1/2008, và tại Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008 để đòi chiếm lại hai khỏan bất động sản ở hai nơi này cho Nhà Thờ Vatican, THÌ  một số lớn các  dân Chúa ở hải ngoại, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống Cộng cực đoan lại hò reo tán trợ và cổ võ những hành động bất lương và vô liêm sỉ này. Anh có ủng hộ hành động khốn nạn này của Giám-mục Ngô Quang Kiệt và băng đảng của ông ta không?

16.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta buồn hận vì Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện của chính quyền Việt Nam về các thế lực có trách nhiệm về việc sản xuất và sử dụng chất độc Da Cam “rải xuống miền Nam và miền Trung tới 77 triệu lít,, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.“[xxi], THÌ   một số lớn các  dân Chúa người việt, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống Cộng cực đoan lại reo hò vui sướng. Anh cảm thấy buồn hận như chúng tôi hay reo hò vui sướng giống như một số lớn các  dân Chúa và những người chống Cộng cực đoan?

17.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta hân hoan sung sướng từ khi chính quyền Hoa Kỳ lọai bỏ nước Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia bị coi là “đặc biệt phải quan tâm” (CPC), THÌ  một số lớn các  dân Chúa, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống cộng cực đoan lại cổ võ và vận động Quốc Hội Hoa Kỳ làm luật để đưa nước Việt Nam trở lại vào danh sách các nước bị Hoa Kỳ coi là CPC. Anh đứng ở phía bên nào?

18.- TRONG KHI toàn thể dân tộc trên thế giới đều coi cuộc Cách Mạng Pháp 1789 là một chiến công vô cùng quan trọng trong cuộc chiến giải thoát con người ra khỏi “ngục tù ngu dốt” và cũng là giải thoát họ khỏi ách thống trị tham tàn bạo ngược của Giáo Hội La Mã, một cuộc chiến không phải của riêng dân tộc Pháp mà là của toàn thể nhân dân Âu Châu và toàn thể nhân dân thế giới, THÌ Nhà Thờ Vatican cũng như một số lớn các  dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng bởi các trường đạo lại khinh miệt và thù ghét cuộc cách mạng vĩ đại này của nhân lọai. Bằng chứng là ngay sau đó, Nhà Thờ Vatican, một mặt tích cực vận động các nước Áo, Phổ, Anh và Nga thành lập các liên minh thánh (holy alliances) đem quân tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích duy nhất là để lật đổ chính quyền Cách Mạng Pháp và hủy diệt những công trình Cách Mạng 1789, đồng thời, họ kêu gọi và xúi giục dân Chúa cuồng tín người Pháp nổi lọan tiếp tay cho liên minh thánh khốn nạn này đang tiến vào đánh phá nước Pháp:

Ngày 19/8/1792, 50 ngàn quân Phổ cộng với 29 ngàn quân Áo, theo sau bởi 8 ngàn quý tộc Pháp xuất ngoại, đã vượt biên giới Pháp. Trong khoảng 15 hôm, những đồn longwy và Verdun đều thất thủ. Đạo quân Âu Châu sửa soạn đánh Ba-lê.” [xxii]

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[xxiii] .

Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã (Phần VII, Mục XXVI), nơi các Chương 108, 109, 110, 111, 112, 113.

19.- TRONG KHI toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới đều đã nhìn nhận thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) là một công trình nghiên cứu hết sức công phu để tìm hiểu về nguồn gốc của loài người và học thuyết này đã được tất cả các nước tiến bộ trên thế giới đưa vào trong chương trình học ở bậc tiểu và trung học để giúp cho thanh thiếu niên mở rộng kiến thức, THÌ Nhà Thờ Vatican,  một số lớn các  dân Chúa và những nguời chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh lại lo sợ và tìm đủ mọi cách để ngăn cấm, không cho nó vào chương trình học với dã tâm bưng bít, che giấu, không cho người đời biết gì về triết thuyết khoa học này, và nhạo báng những người tin tưởng vào triết thuyết này là con cháu của loài khỉ. Nực cười là khi nhạo báng những người tin tưởng vào học thuyết này là con cháu của loài khỉ, nhưng họ lại không biết rằng tin tưởng vào cái tội tổ tông và cái đạo cứu rỗi của Nhà Thờ Vatican là họ đã tự nhận là con cháu của một cặp tượng đất sét.

20.- Ngay từ khi chính quyền Việt Nam kêu gọi toàn dân Kháng chiến vào chiều  tối ngày 19/12/1946, tôi cũng bị cuốn hút theo tiếng gọi của non sông, dấn bước lên đường làm em bé “liên lạc viên” góp sức cùng với các lớp đàn anh để đòi lại núi sông cho dân tộc. Sau khi bị Pháp bắt giam một thời gian trong tuổi vị thành niên, tôi sống bơ vơ trong vùng Pháp tạm chiếm. Rồi Pháp bị đại bại ở Điện Biên Phủ, quê tôi được lệnh nhận diện lại kẻ thù, và tiến hành chính sách cải cách ruộng đất. Trong cái buổi giao thời tranh tối tranh sáng nhận diện lại kẻ thù như vậy, nhiều người đã trở thành nạn nhân vì dẽ dàng bịnghi ngờ là người của phe địch. Tôi quyết định vào Nam với một hy vọng mới mà không biết gì về hậu trường sân khấu chính trị ở đó.

Sau này, từ năm 1961 cho đến ngày nay, tôi lao vào nghề học sử, tìm hiểu lịch sử thế giới, trong đó lịch sử Giáo Hội La Mã là quan trọng nhất, đặc biệt là các quốc gia nạn nhân trực tiếp và lâu đời nhất của Nhà thờ Vatican là các nước Âu Châu. Vì thế tôi mới biết rõ Giáo Hội Lã Mã và giáo triều Vatican là kẻ thù lâu đời nhất, thâm độc nhất và dã man nhất của nhân loại và của dân tộc Việt Nam. Đây là nguyên nhân TẠI SAO tôi viết bộ Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và tập sách Tâm Thư gửi chính quyền Việt Nam.

Còn anh, cũng trong thời gian này, anh theo học tại trường học Pháp, nơi mà người ta dạy học sinh rằng “tổ tiên ta là người Gaulois”, sau đó lại theo một trường đạo lớn nhất ở Sàigòn, Trường Trung Học Taberd, nơi mà anh được người ta “rèn luyện theo tinh thần Công Giáo”. Vì bị ảnh hưởng nền giáo dục này, anh mới đứng về phía Nhà Thờ Vatican, kề vai sát cánh với  một số lớn các  dân Chúa, quyết tâm đánh phá chính quyền Việt Nam hiện nay một cách mãnh liệt bằng tất cả trí óc, tâm hồn và con tim, ngôn từ và hành động. Vì thế anh mới mạt sát và sỉ nhục tôi vì tôi đã viết sách Tâm Thư gửi Chính Quyền Việt Nam hiện nay, vừa để mạt sát và vu khống cụ Hồ Chí Minh với đủ mọi thứ tội ác ghê gớm mà không đưa ra được bản văn lịch sử nào để chứng minh những lời anh tố cáo. Qua lá thư này, thú thực, tôi nhận thấy anh đã “La Mã hơn cả La Mã” và đã phản ứng giống như một số lớn các   “dân Chúa" ở những khu vực nổi danh xưa nay.

MAI MỈA NGƯỢC

Trong lịch sử, chỉ có những người yêu nước đứng về phía dân tộc mới viết thư mỉa ma, miệt thị và nhục mạ những kẻ đi theo giặc phản lại tổ quốc, chứ chưa hề có trường hợp nào lại có kẻ nào chỉ vì muốn bênh vực những tên Việt gian , chạy tội cho quân ngọai thù cướp nước mà quay ra miệt thị, mỉa mai và sỉ nhục một người bạn cùng dạy học một trường chỉ vì người đó đã viết lên những sự thật lịch sử và nói cho mọi người biết rõ những tên Việt gian bán đứng dân tộc mình.

Có câu nói rằng “không biết thì không thể bắt tội được”. Nói sai lầm như anh là do sự không biết mà gây ra, gây ra bởi vì anh không được học lịch sử thế giới và cũng không được học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại như chúng tôi, cho nên anh không biết rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của các thế lực mà văn hào Voltaire đã phải gọi là “cái tôn giáo ác ôn”.[xxiv] Vì vậy, tôi mới nghĩ rằng không nên trách móc anh về vấn đề này. Có một điều đáng buồn là anh lại sử dụng những lời lẽ mỉa mai, miệt thị và nhục mạ riêng cá nhân tôi, một người bạn lâu năm đã từng dạy học cùng một trường với anh hơn 5 năm trời.

Thưa anh, trong tất cả các tác phẩm của tôi, dù là dưới hình thức nào (sách, thư gửi trực tiếp cho đối tượng, thư ngỏ hay tâm thư), tôi cũng chỉ nêu lên những sự kiện lịch sử rồi dựa vào đó để đưa ra những nhận xét về việc làm của thế lực hay cá nhân có liên hệ đến những sự kiện lịch sử đã được nêu lên trong tác phẩm mà thôi. Tôi chưa hề nêu đích danh một người bạn nào của tôi đứng về hàng ngũ các thế lực xâm lược trên đây để miệt thị và trách móc như cụ Phan Văn Trị đã trách móc ông Tôn Thọ Tường, một nhà Nho đương thời chỉ vì miếng mồi danh lợi mà đành lòng ra làm việc với chính quyền của quân cướp xâm lăng. Tôi cũng không hề nêu đích danh một người bạn nào của tôi trong hàng ngũ các thế lực xâm lược trên đây để mỉa mai dù là mỉa mai rất nhẹ như Cụ Nguyễn Khuyến viết trong bài thơ “Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư”) khi hay tin người bạn đồng khoa này của cụ là cụ Dương Khuê đã vãn phần.

Cả cụ Phan Văn Trị và cụ Nguyễn Khuyến đều là những người nặng lòng với dân tộc và đất nước, đều đưa ra những lời trách mắng và mỉa mai những người có học mà cam lòng làm tay sai cho quân cướp ngọai thù. Hành động của hai kẻ sĩ có tiết tháo trên đây là truyền thống cao đẹp trong nếp sống văn hóa cổ truyền của dân ta mà những người có học còn có lương tâm và liêm sỉ ở vào bất cứ thời đại nào cũng phải tuân thủ. Cũng vì thế mà khi thác lời cụ Phi Khanh dặn con là Nguyễn Trãi, trong bài thơ Hai Chữ Nước Nhà, cụ Á Nam Trần Tuấn Khải mới viết:

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,

Thân tự do, chen chúc mà vinh.

Con ơi! Nhớ đức sinh thành

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Chớ lần lữa theo loài nô lệ

Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai,

Đem thân đày đọa tôi đòi,

Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?

Sống như thế sống đe sống mạt

Sống làm chi thêm chật non sông:

Thà rằng chết quách cho xong,

Cái thân cẩu trệ ai mong có mình. (Trần Tuấn Khải)

Cung cách ứng xử trong nếp sống văn hóa của dân tộc ta khi đất nước bị quân thù ngoại nhập xâm lăng và thống trị là như vậy.

Khi viết thư cho cụ Phan Đình Phùng, ông Hoàng Cao Khải không hề có một lời nào xúc phạm đến cụ Phan Đình Phùng dù là họ coi nhau như kẻ tử thù. Khi làm thơ đối đáp với cụ Phan Văn Tri, Tôn Thọ Tường cũng không dám có lời nói nào bất kính với nhà Nho ái quốc này. Khi viết thư cho cụ Hoàng Hoa Thám, Ba Phức cũng không dám có một lời nào mỉa mai người anh hùng dân tộc này dù là với tư cách là “dưỡng phụ” của cụ. Điều này cho chúng ta thấy rõ nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc ta đã tạo nên con người có lương tâm và có liêm sỉ. Họ biết rõ khi đã có hành động chống lại tổ quốc và dân tộc, thì phải biết thân biết phận là kẻ tội đồ của lịch sử.

Trái lại, chính sách giáo dục của các trường đạo đã làm cho con người mất hết lương tâm, mất hết liêm sỉ, mất hết cả nhân tính, và mất hết cả tình cảm thiêng liêng  đối với dân tộc và tổ quốc. Vì vậy mới có tình trạng ngược đời là cái kẻ đi bênh vực cho những tên phản quốc và thế lực ngọai xâm mà lại còn sỉ vả những người viết sử nói lên những sự thật lịch sử  (1) khẳng định những cá nhân và thế lực nào là kẻ thù của dân tộc, (2) khẳng định và tôn vinh những cá nhân và thế lực nào đã lập được công nghiệp đánh đuổi quân cướp ngọai thù ra khỏi lãnh thổ, giành lại chủ quuyền độc lập cho tổ quốc, và đem lại vinh quang cho dân tộc.

Khi trả lời thắc mắc của em QBH, tôi chứng minh mấy ông dân Chúa Trần Lục, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ là Việt gian (vì họ (1) thực sự  là những người mang quốc tịch Vatican, một quốc gia thù địch với đất nước Việt Nam, (2) thực sự  đã được quốc gia thù địch của dân tộc là Vatican đưa đi huấn luyện phương cách họat động chống phá tổ quốc ta, và (3) thực sự đã đứng vào hàng ngũ của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và tích cực làm tay sai đắc lực cho liên minh xâm lược này từ khi chúng tấn chiếm nước ta cho đến khi họ qua đời.)  Liền khi đó, anh lại viết thư mỉa mai, và nhục mạ tôi bằng những ngôn từ nặng nề chỉ vì anh muốn bênh vực và bảo vệ danh dự của các ông dân Chúa Việt gian này, bênh vực cho những hành động tội ác của Nhà Thờ Vatican chống lại dân tộc và chính quyền Việt Nam hiện nay.

Một vài chứng cớ "bất nhân" của "lương tâm công giáo"

Đến đây, phải thành thực mà nói rằng tôi kinh tởm đến cùng độ cái chính sách đào tạo thanh thiếu niên theo "tinh thần" và "lương tâm" công giáo của Nhà Thờ Vatican. Qua chính sách này, họ đã có thể rèn luyện và uốn nắn  dân Chúa bản địa và những người tiếp nhân sở học qua các trường đạo KHÔNG NHỮNG trở thành hạng người vong bản, phản tổ quốc, phản dân tộc, MÀ CÒN làm cho họ mất hết nhân tính, sẵn sàng cắt đứt mối liên hệ thân tình giữa con cái đối với cha mẹ, giữa vợ chồng đối với nhau để tỏ lòng tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ Vatican. Bằng chứng là:

1.- Gần cuối thập niên 1990, ở Houston, TX, vợ con ông Charlie Nguyễn đã lôi ông ra xử lý hạch hỏi giống như các phán quan của Tòa Án Dị Giáo thời Trung Cổ xử lý những người bị gán cho là tà giáo.

2.- Sau ngày 30/4/1975, một ông dân Chúa Đại Úy nhà văn quân đội đã không thèm nhìn nhận người cha ruột đến thăm ông ta ở trong trại học tập sau 30 năm xa cách chỉ vì thân phụ ông ta đã cưỡng lại lời dạy của Nhà Thờ Vatican để đi theo Mặt Trận Việt Minh chiến đầu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc.

3.- Giám-mục Emmanuel Milingo 71 và bà Maria Sung 43 tuổi mới cưới nhau chưa được ba tháng dù rằng họ đã có làm lễ cưới trước bàn thờ Chúa Jesus trong một ngôi giáo đường của một hệ phái Tin Lành. Ấy thế mà chỉ vì phải nghe lệnh của các đấng bề trên, ông giám-mục này đã đành lòng bỏ rơi người vợ thân thương của ông cái rụp, không một chút tiếc thương không một chút bịn rịn. Xin xem Chương 9, sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam để biết rõ hơn về 3 trường hợp này. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Cũng nên biết là công giáo đồ cuồng tín người Pháp chống lại tổ quốc Pháp (từ giữa thập niên 1790 cho đến năm 1905), công giáo đồ cuồng tín người Nhật chống lạị tổ quốc Nhật (trong thế kỷ 17), công giáo đồ cuồng tín người Việt liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỳ 18 cho đến nay.

Bản chất mất hết nhân tính của những người được rèn luyện theo tinh thần công giáo hay chịu ảnh hưởng các trường đạo là như thế. So với những mối liên hệ vợ chồng hoặc phụ tử tình thâm như vợ chồng ông Charlie Nguyễn cũng như cha con ông đại úy nhà văn quân đội và tình nghĩa vợ chồng đang mặn nồng của Giám-mục Emmanuel Milingo 71 và bà Maria Sung 43 tuổi trên đây, thì tình bạn dạy học cùng chung một trường trong hơn 5 năm trời giữa anh và tôi chỉ là một hạt cát trong một đại mạc mênh mông. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi thấy anh thẳng tay hạ bút viết những lời ngược ngạo khó nghe trong lá thư đề ngày 17/6/2009 gửi cho Giáo-sư Nguyễn Thái An và cá nhân tôi, chỉ vì Giáo-sư An đã khẳng định và chứng minh rằng cả ba ông dân Chúa Trần Lục, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ đều là "Việt gian",  và tôi cũng đã khẳng định và chứng minh  như vậy, và đã biên soan hàng chục tác phẩm nói lên những thật về việc làm tội ác của Nhà Thờ Vatican trong gần hai ngàn năm qua. Âu đó cũng là chuyện rất bình thường đối với những nguời dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng các trường đạo ròng rã trong nhiều năm trời.

Thôi thì xin anh coi bức tâm thư này của tôi như là: “bức thư cuối cùng” của tôi gửi cho anh, và kể từ đây:

Anh đi đường anh, tôi đường tôi,

Tình nghĩa đôi ta có thế thôi! (Thế Lữ).

Trân trọng,

 

Nguyễn Mạnh Quang

 

1   2   3   4   5   6  

CHÚ THÍCH


[i] Tạ Thanh Bạch, Minh Tâm Bảo Giám (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 25.

[ii] Tạ Thanh Bạch, Sđd., tr. 11.

[iii] Trần Trọng Kim, Nho Giáo Tập 1 (Sàigòn: Tân Việt, 1952), tr. 45-46.

[iv] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr 148.

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”

[v] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr 71.

“Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác, anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt."

[vi] Nguyễn Mậu: "Thời Sự Trong Tuần" Chính Nghia - Bộ Mới Số 251 [San Jose, California] ngày 03/12/1994.

[vii] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphel, Pháp:TXB, 1995), tr. 17.

[viii] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p. 149.

Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) hăm doạ sẽ rút phép thông công bất kỳ chính quyền thế tục nào bổ nhiệm một viên chức hay tu sĩ của Giáo Hội để cho họ tùng phục chính quyền đó. Hoàng Đế Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (nước Đức) quyết định rằng Giáo Hội không nên can thiệp vào việc tuyển chon các ông giám mục trong lãnh địa của ông. Giáo Hoàng Gregory VII liền lên án hành động bất hợp pháp này của Hoàng Đế Henry IV rồi rút phép thông công. Khi Hoàng Đế Henry IV thách đố với Giáo Hoàng Gregory VII, các ông nam tước nắm quyền cai trị tại các địa phương trong đế quốc của ông nổi loạn đòi ông phải nhượng bộ Giáo Hoàng Gregory VII. Năm 1077, Hoàng Đế Henry IV phải mặc y phục như người ăn năn sám hối, đến trước lâu đài Canossa ở Apennines, chân không mang giầy, đứng giữa trời tuyết trong ba ngày liền mới được Giáo Hoàng Gregory VII thâu hồi ông trở lại với Giáo Hội.” Nguyên văn: “Gregory VII (1073-1085) threatened to excommunicate any layman who tried to invest an official of the Church or any cleric who submitted to it. Henry IV (1050-1106), emperor of the Holy Roman Empire, was determined that the Church should not interfere with the selection of the bishops who became his vassal. Branding some of Henry’s acts illegal, Gregory excommunicated the king. When Henry defied the pope, a revolt among his barons forced him to make peace with Gregory. In 1077, he appeared at Canossa, a castle in Apennines, dressed as a penient, and stood barefoot in the snow in three days before Gregory received him back to the Church…”

[ix] Phan Đình Diệm, Tuyên Cáo 6. tanvien@kitohoc.com Ngày 15/6/1999. Xin đọc thêm Chương 4, Mục II, Phần I bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

[x] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 54.

[xi] Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Quan Tập II (Fall Church, VA: Alpha, 1991), tr. 1592-1593.

[xii] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), p.156.

[xiii] Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sàigòn: TXB, 1970), tr. 134-135.

[xiv] Bảo Đại, Sđd., tr. 215.

[xv] Quang Toàn và Nguyễn Hoài, Những Họat Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965), tr. 55-120.

[xvi] Cửu Long Lê Trọng Văn, Bước Qua Nguỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996), tr.188-193.

[xvii] Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1974), p. 72.

Cardinal Spellman and Pope Pius XII. Pius had always had deep affection for Cardinal Francis Spellman, Archbishop of New York, whom he raised to Cardinal in Frebruary, 1946. These two consistently promoted the Cold War, never condemning the U.S. plans to use the atom bomb, even aftre President Truman’s declaration that “it looks like World War III is near.”

Pius XII continued to support the U.S. lobby advocating “an atomic preventive war.” When in 1954 the U.S. Army planned a nuclear attack on the Vietnamese, besieging the French at Dien Bien Phu, the same Vatican supported lobby gave their approval. During the Eisenhower Administration, when the Dulles brothers, Spellman and thus Pius XII helped formulate U.S. policies, the U.S. military considered dropping from one to six 31-kiloton bombs on the Vietnamese forces. The weapons were three times as powerful as the Hiroshima bomb. The scheme to use nuclear weapons against Vietnamese was disclosed in declassified material on the first volume of a 17-volume official history of Viet Nam war published in 1984 by the Army’s history offlice."

[xviii]Trần Thanh Lưu “Âm Mưu Bí Mật Giữa Pius – Spellman – Dulles.” Sachhiem.net ngày 13/5/2009.

[xix] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

[xx] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170.

[xxi] Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005),tr 171.

[xxii] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng và Hành Động (Sàigon: Quan Điểm, 1964) tr. 52-53.

[xxiii] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 46

[xxiv] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

 

Trang Lịch Sử




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>