●   Bản rời    

Nói chuyện với những người luôn bênh vực cho Việt gian: Chó săn có lũ thằng Tường,

Subject: Re: RE; SỰ THẬT về Huỳnh Công Tấn và "Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Đ ịnh" / TRUNG KIÊN => ANNAM + THUAN
NGUYEN + TRẦN QUANG DIỆU, RI NGUYEN
From: Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com>
Date: Fri, September 01, 2017 5:56 am

Thưa ông Ri Nguyễn ơi.

Tôi có cảm giác là phản hồi với chiên PTK thì chán quá đi thôi. Nhưng cũng không sao.
Bây giờ, với tôi là như thế này:

Kể từ thời vua Lê Trang Tôn Nhà Hậu Lê năm 1533 (tức là năm mà mấy ông Cato Roma người Bồ Đào Nha đến truyền đạo Jesus vào Việt Nam) ngược về quá khứ thì hầu hết Tổ Tiên của những người Việt Nam hiện tại đều là “đạo thờ ông bà”, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng. Tất cả các đạo như Phật, Lão, Khổng từ vua, quan, cho đến thứ dân đều hòa nhịp và cùng với “đạo thờ ông bà” gắn liền với giòng sinh mệnh tồn vong của đất nước và dân tộc. Thế nhưng khi có đạo Chúa xâm nhập vào thì nó phân xẻ tình tự dân tộc mang nét đầy nhức nhối giữa hai bên lương giáo (Đấy là xác định của chính Linh mục Lương Kim Định trước đây), mà ở đấy hẳn là có vua quan xứ Việt:

- Nhức nhối giữa Cato Roma giáo với “đạo thờ ông bà” là họ đạp đổ bàn thờ gia tiên, họ dẹp bỏ lễ nghi thờ tự - cúng giỗ ông bà cha mẹ. Giáo giặc ngoại bang vào Việt Nam và rồi được mấy ông tu sĩ Cato gốc Việt tán trợ bằng cung cách “làm theo đức vâng lời”, họ ra lịnh và nói với con chiên rằng cúng giỗ theo truyền thống “đạo thờ ông bà” của người Việt là “tế ruồi”, là “ăn thừa đồ ma quỷ” (Thế thì ông bà tổ tiên của người Việt sau khi chết đều biến thành ma quỷ hết ráo?).

- Nhức nhối giữa Cato Roma giáo với vua quan lãnh đạo quốc gia thì tuy có vẻ kém quan trọng hơn hành động đạp đổ bàn thờ gia tiên, thế nhưng cũng không thể chấp nhận là những người Cato trước đây họ nói thẳng là họ “chỉ có một ông vua duy nhứt là Giáo hoàng ở Vatican”. Thứ đến là họ (những người Cato) không chấp nhận, “không nghe lời một ông vua ngoại đạo” (Có nghĩa là họ chỉ hài lòng và nghe lời, tuân lệnh là ông vua đó cũng phải là người theo đạo jesus như họ). Cái hiểm họa nhức nhối đó cũng đã từng được một ông Đô Đốc người Pháp lúc xâm lăng Việt Nam đã phúc trình cho thượng cấp là “bây giờ thì Ngài đã hiểu lý do vì sao các vua quan An Nam đã xem họ (những người Cato) như những kẻ thù (một trong những nguyên nhân đưa đến sự tình là các triều đại từ vua Lê Chúa Trịnh, Nhà Tây Sơn cho đến triều Nguyễn đều có những biện pháp “trừng trị đúng theo luật vua phép nước”, đưa đến việc mấy ông giáo giặc ngoại bang la om tỏi lên là “bị bách hại” rồi xúi giục thực dân đế quốc đưa quân xâm lăng, làm cho Việt Nam bị vong quốc ngót gần cả thế kỷ).
Còn nói đến bọn Việt gian vong nô theo đạo Chúa một khi chúng tiếp tay cho giặc ngoại bang đánh chiếm nước ta hồi thế kỷ 19 thì với câu này là chua chát nhất:
Chó săn có lũ thằng Tường,
Thằng Lộc, thằng Tấn, thằng Phương một đoàn
[11]” ! –
("Kết án trong bài Thơ chống Pháp và tay sai").

Việt gian Huỳnhg Công Tấn:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3nh_Binh_T%E1%BA%A5n

Việt gian Tôn Thọ Tường:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Th%E1%BB%8D_T%C6%B0%E1%BB%9Dng

Việt gian Trần Bá Lộc:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_B%C3%A1_L%E1%BB%99c
Việt gian Phêrô Trần Lục:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%AAr%C3%B4_Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%A5c?
- http://tongiaovadantoc.com/c1036/20120328085712533/linh-muc-tran-luc-la-mot-anh-tai-mot-vi-nhan-bui-kha.htm ?
Việt gian Tạ Văn Phụng:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A1_V%C4%83n_Ph%E1%BB%A5ng
Việt gian Ngô Đình Khả:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Kh%E1%BA%A3
- V.v...
Đến ông Linh mục Bửu Dưỡng mà chiên Phạm Trung Kiên đề cập vào chuỗi điện thư thì làm tôi nhớ đến những đoạn mà học giả Chu Bằng Lĩnh đã viết trong sách "Đảng Cần Lao":

"Đến phần văn bản của lý thuyết đảng là “Cần Lao” thì theo lời linh mục Bữu Dưỡng giảng giải cho Thiệp: Thế giới ngày nay xây dựng trên các tương quan của sự làm việc, nói chung là tương quan do sức Cần Lao ấn định. Vì vậy Công giáo chủ trương thành lập một lý thuyết nhân bản để hướng dẫn loài người trên căn bản các tương quan Cần Lao đó.

Linh mục Bửu Dưỡng kết luận: “Con người làm việc là để phụng thờ Thiên Chúa. Ý nghĩa của tất cả mọi công việc lao động của loài người là cốt làm đẹp lòng Chúa. Do đó, chủ trương xã hội (socialisme) muốn dùng sức lao động (cần lao) để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho con người được no ấm, tự do là trái với bản chất Công giáo. Vì sự no ấm và tự do chỉ do Thiên Chúa ban cho (ban cho cả một thời đại Trung cổ đen tối và man rợ rồi đấy mà? – tqd), không thể nhờ sức cần lao mà có được. Cho nên cần lao thờ phượng Chúa (travailler pour l’amour de Dieu) mà không phải cần lao để xây dựng một xã hội vật chất” (Vậy thì cứ ngồi đó mà nguyện cầu để cho có Chúa nấu cơm cho mà ăn? Nếu cứ theo kiểu đó thì đừng có hòng nói đến chuyện Việt Nam sẽ tiến bộ, văn minh, hiện đại về mặt vật chất, về khoa học kỹ thuật. Các nước văn minh về công kỹ nghệ, người ta không u nệ với mớ lý thuyết bằng “cương lĩnh” cuồng tín như vậy! – tqd)."

Nguyễn Phương Thiệp khởi thảo Cương lĩnh cho Đảng Cần Lao

“Mua được mớ lý thuyết của Đảng Bình Sản xong, Thiệp hí hửng ngồi phối hợp các tài liệu này với các “Notes” của Ngô Đình Nhu.
Thiệp khởi sự thảo cương lĩnh cho Đảng Cần Lao.
Công việc đầu tiên của Thiệp là bê toàn bộ phần nhận định tình hình quốc tế và quốc nội của Đảng Bình Sản vào lý thuyết Cần Lao Nhân Vị.
Giờ đây, nếu có người đã từng đọc bản cương lĩnh của Đảng Duy Dân (Đảng Bình Sản Duy Dân – tqd) rồi, tất sẽ phải ngạc nhiên tại sao một đảng Công giáo mà lại có một phần nhận định thời cuộc tương tự như lập trường của Đảng Duy Dân vậy. Tất cả bí ẩn của sự việc đó là do việc Thiệp đã “khuân” cả phần đầu bản lý thuyết của Bình Sản vào bản Cương lĩnh Cần Lao mà không xào nấu, sửa đổi, che giấu cho hết các dấu vết đi. Người ta cũng rất có thể ngờ rằng dầu sao Thiệp cũng chưa có đủ tài để làm nổi công việc đó!
Do đó, linh mục Bửu Dưỡng muốn đổi hai chữ “Nhân Vị” ra hai chữ “Duy Linh” và gọi Đảng Cần Lao Duy Linh Cách Mạng (phải chăng đây là lý do tại sao khi nhà gián điệp Lê Trọng Văn viết hồi ức khi ông chứng kiến cảnh tay chân của nhà Ngô thủ tiêu Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia dưới sông Nhà Bè, ông đã dùng thán từ “Ôi Nhân Vị và Duy Linh”!? – tqd). Nhưng Thiệp nhớ lại lời ông Nhu đã căn dặn: “Đảng sẽ mang tên là Cần Lao Nhân Vị”. Cho nên Thiệp trước những lời lý luận vừa đanh thép vừa hùng hồn của linh mục Bữu Dưỡng chỉ ầm ừ mà không ra từ chối, cũng không ra chấp thuận đề nghị của linh mục Bửu Dưỡng.

Đến phần văn bản của lý thuyết đảng là “Cần Lao” thì theo lời linh mục Bữu Dưỡng giảng giải cho Thiệp: Thế giới ngày nay xây dựng trên các tương quan của sự làm việc, nói chung là tương quan do sức Cần Lao ấn định. Vì vậy Công giáo chủ trương thành lập một lý thuyết nhân bản để hướng dẫn loài người trên căn bản các tương quan Cần Lao đó.
Linh mục Bửu Dưỡng kết luận: Con người làm việc là để phụng thờ Thiên Chúa. Ý nghĩa của tất cả mọi công việc lao động của loài người là cốt làm đẹp lòng Chúa. Do đó, chủ trương xã hội (socialisme) muốn dùng sức lao động (cần lao) để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho con người được no ấm, tự do là trái với bản chất Công giáo. Vì sự no ấm và tự do chỉ do Thiên Chúa ban cho (ban cho cả một thời đại Trung cổ đen tối và man rợ rồi đấy mà? – tqd), không thể nhờ sức cần lao mà có được. Cho nên cần lao thờ phượng Chúa (travailler pour l’amour de Dieu) mà không phải cần lao để xây dựng một xã hội vật chất” (Vậy thì cứ ngồi đó mà nguyện cầu để cho có Chúa nấu cơm cho mà ăn? Nếu cứ theo kiểu đó thì đừng có hòng nói đến chuyện Việt Nam sẽ tiến bộ, văn minh, hiện đại về mặt vật chất, về khoa học kỹ thuật. Các nước văn minh về công kỹ nghệ, người ta không u nệ với mớ lý thuyết bằng “cương lĩnh” cuồng tín như vậy! – tqd).

Thiệp nghe linh mục Bửu Dưỡng nói đến đây liền nhớ đến chủ trương xã hội của ông Ngô Đình Nhu, một thứ chủ trương đặc sệt mùi Công giáo, nhưng mượn hình thức của sự phát triển xã hội làm phương tiện.

Thiệp thấy Bữu Dưỡng trái ngược hẳn với Ngô Đình Nhu về lý thuyết Cần Lao. Vì thế Thiệp đâm ra e sợ và không dám nghe linh mục Bửu Dưỡng này nói lâu hơn nữa, e rằng sẽ bị “nhồi sọ” và rồi sẽ đắc tội với Ngô Đình Nhu.

Thiệp bèn khéo léo đứng lên cáo từ ra về. Và khi về nhà, Thiệp lục lọi trong tập “notes” của ông Nhu lấy ra tài liệu liên quan đến chủ trương xã hội Công giáo viết bằng tiếng Pháp mà chính tay ông Nhu đã thảo ra.
Muốn được lòng ông Nhu và lại không làm phật ý linh mục Bữu Dưỡng, Thiệp bèn chép một đoạn của chủ trương “nhân vị duy linh” vào bản cương lĩnh Đảng Cần Lao, rồi ngay sau đó Thiệp nhắc lại nguyên văn chủ trương xã hội Công giáo của ông Nhu. Do đó, bản cương lĩnh của Đảng Cần Lao đã có cả ba lý thuyết “trộn sà lách” vào nhau là: Duy Dân - Duy Linh – Xã hội Công giáo.

Tuy vậy cũng ít ai biết được đó là “đĩa sà lách”, vì dưới bàn tay khéo léo và óc thông minh của Thiệp, bản cương lĩnh đó cũng trở thành một món ăn ngon lành, ít ra cũng đối với anh em Diệm – Nhu và ê-kíp.

Vấn đề lý thuyết của Đảng Cần Lao như vậy là tạm thời cũng được Thiệp thu xếp xong. Sau khi cân nhắc lại một lần chót, xóa bỏ bớt đoạn nhận định tình hình thời cuộc của Duy Dân cho ngắn gọn đi một chút, Thiệp liền bắt tay vào việc biên soạn thực sự.

Công việc biên soạn Thiệp phải làm mất ba ngày. Và sau khi đọc lại phần mở đầu và phần chủ trương đường lối của Đảng Cần Lao, Thiệp lấy làm hài lòng.
Những chuyện phản bội ghê gớm…

Sau này nghe anh em Bình Sản như Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan nói thì Thiệp đã lợi dụng danh nghĩa của anh em Bình Sản để mưu cầu tiến thân một mình với ông Nhu. Thiệp nói với ông Nhu là Thiệp đã nắm được “bọn Bình Sản”, về sau, chính ông Nhu đã bắt Thiệp phải thề bỏ dứt bọn Bình Sản này thì ông Nhu mới dùng Thiệp và Thiệp đã thề!

(Như thế, đừng có nói đến chuyện “tự do”, “đa nguyên đa đảng” gì gì trước một Đảng Cần Lao như thế một khi nó còn tồn tại! – tqd).
(…)
Đoạn trên đã nói: Cái buổi Nguyễn Phương Thiệp đi gặp Trần Chánh Thành để nghe Thành giảng giải bề sâu của vấn đề Công giáo và Cộng sản trên đất nước Việt Nam đau thương này, Thiệp đã như té ngã từ trên cao xuống vực thẳm. Bao nhiêu những gì là “lý tưởng” được tôn thờ trong lòng Thiệp từ bao năm qua đến đó đã theo nhau sụp đổ theo từng lời dẫn giải của con “cáo già chính trị” là Trần Chánh Thành.
Từ trước đến nay, Thiệp chỉ được hướng dẫn một chiều để chỉ hiểu rằng tất cả những gì thuộc về Mát-Xít đều tệ hại nguy hiểm hết và Cộng Sản là ma quỉ không có chút nào là con người để có thể chấp nhận được.
Nay với những lời giảng dạy có tính chất biện chứng, căn cứ trên một suy luận khoa học thì Thiệp thấy không còn đúng hoàn toàn nữa. Thành giảng cho Thiệp thấy Cộng Sản cũng có những điều hay trong “mục đích” của nó, tuy nhiên nó chỉ bị hư hỏng vì những người Cộng Sản đã lợi dụng và cố tình làm sai đi khiến cho nhân dân phải oán ghét Cộng Sản. Nếu như người Quốc Gia biết lấy những điều hay của nó làm điều hay của mình, làm tốt hơn Cộng Sản thì chắc chắn Cộng Sản không còn đất đứng trên vùng Quốc Gia này. Những thứ Quốc Gia mà hễ cứ nghe nói gì đến Cộng Sản là giẫy nẩy lên phản đối, chê bai thì đó chỉ là những thứ “Quốc Gia ăn hại”, thứ “Quốc Gia ấu trĩ”, thứ “chống Cộng hạ cấp” mà thôi! (Và có lẽ không tránh khỏi thái độ chủ quan, ỷ vào hỏa lực và các phương tiên thuận lợi về chiến tranh mà Hoa Kỳ đã không lường trước được bài học gần trăm năm của người Pháp, để rồi ngày càng lún sâu – sa lầy – vào chiến dịch “lùng và diệt” nhưng không đạt thành mong muốn. Cuối cùng thì giải quyết “trong danh dự”, và bỏ rơi Nam Việt Nam? – tqd).

Thế rồi Thiệp chán nản, mệt mỏi tinh thần thực sự. Thiệp bỏ lên Đà Lạt một mình, Thiệp đã tính buông trôi tất cả vì sợ bị lôi cuốn vào một công cuộc hại dân hại nước. Phải nói rằng lúc đó lương tâm trong con người Thiệp trỗi dậy mạnh nhất. Mạnh đến nỗi Thiệp đã chán nản tất cả những bước công danh, bả vinh hoa, mồi phú quí đang chờ đón Thiệp trước mắt.
Phải công nhận rằng đời Thiệp lúc đó đang gặp vận hên vĩ đại nhất, cơ hội thuận tiện nhất, cơ hội ngàn năm một thuở để Thiệp có thể từ một thư sinh vô danh tiểu tốt có thể dương danh với đời. Trong sự khủng hoảng tinh thần đến tột độ đó, Thiệp nhìn thấy rõ vai trò thực sự của mình: vai trò tay sai cho một bọn chống lại nhân dân. Họ chống lại một nhân dân đói khổ nhân danh một Đảng núp dưới cái tên vô cùng đẹp đẽ, đầy những danh từ mỹ miều: “Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng…”
Biết mình đã lầm đường, Thiệp suy tính lại tình trạng của bản thân trong bảy ngày ở Đà Lạt, Thiệp đã tìm lối thoát: chấp nhận lập trường của Trần Chánh Thành, bắt chước cái hay của Cộng Sản để lợi dụng Đảng Cần Lao mà tiến thân.

Thời gian khủng hoảng tinh thần của Thiệp kéo dài đến mười ngày. Sau một tuần nghỉ ngơi, đi lang thang khắp các đồi núi Đà Lạt, Thiệp đã dần dần lấy lại được bình thản trong tâm hồn.

Giờ đây Thiệp đã lớn lên rất nhiều, trưởng thành về thể xác cũng như tinh thần, không còn là một học sinh vừa rời ghế nhà trường (Nguyễn Phương Thiệp học ngành Luật – tqd) với bao nhiêu lý tưởng ích quốc lợi dân trong đầu nữa.

Thiệp đã trở nên thực tế, hết sức thực tế.
Sau cơn khủng hoảng tinh thần đến khiếp đảm kia, tưởng chừng như đã xô hẳn Thiệp vào chỗ phải buông trôi theo giòng nước tất cả sự nghiệp đời người. Thiệp đã vừa tìm ra một chân lý: thứ chân lý lợi dụng chính trị để tiến thân.
Nhìn vào Trần Chánh Thành lúc đó được xem như con người chống Cộng của miền Nam (với phong trào tố Cộng rầm rộ) Thiệp mới thấy tất cả ấu trĩ của mình trước đây. Ngồi nói chuyện với Thành trong nhiều tiếng đồng hồ mới mở mắt thấy trong thâm tâm Thành rất phục Cộng Sản nhưng ngoài miệng Thành lại rất … chống Cộng.
Như thế là Nguyễn Phương Thiệp đã tìm ra con đường thoát khỏi cơn bế tắt cho tâm hồn, cho tư tưởng của mình đã bị đen nghịt từ khi ngồi nói chuyện với Thành. Cho nên cũng có thể nói Thành là người mở đường, dẫn lối, dắt tay Thiệp đi trên con đường này. Con đường danh vọng mà Thiệp gọi là con đường thực tế đó như vậy đã được định đoạt.
Tác giả phải công nhận “con người Nguyễn Phương Thiệp” vốn không phải là người xấu, trái lại cốt cách rất vững chắc nhờ được hun đúc trong một gia đình thế hệ nối tiếp khoa bảng, văn phong vững chãi, lễ nghĩa sâu bền. Nhưng điều không may cho Thiệp là sống nhằm vào buổi nhiễu nhương, rơi đúng vào tiểu xã hội đọa lạc về tư tưởng chính trị, gặp chung quanh toàn những con người hoạt đầu, chính những con người đó đã làm mờ mắt Thiệp bằng cái bả công danh vốn hấp dẫn những kẻ sĩ muốn một bước dương danh ngay với đời, được cơ hội thi thố tài học với thiên hạ.

Thiệp bị lôi cuốn theo chỉ là thường tình. Không ai có thể nói mạnh trong trường hợp đó mà giữ vững được khí tiết như các nhà nho xưa. Nho bây giờ khác với nho xưa cả ngàn dặm. Cho nên chúng ta cũng đừng trách Thiệp mà chỉ nên tiếc cho Thiệp đừng vội vàng bước ra sân khấu chính trị một cách dễ dàng mau chóng như thế, đừng vội thành công sớm như thế, mà cứ đứng ở thế của kẻ sĩ khí tiết không chịu khuất phục trước cường quyền thì sự nghiệp đời người Thiệp há lại chỉ có bấy nhiêu thôi sao?

Người ta phàn nàn nhất về Thiệp ở chỗ vất bỏ anh em Bình Sản, anh em nhật báo “Miền Nam” một cách dễ dàng quá như bứt đi xa một mình với anh em Nhu, Diệm. Thiệp đã để lộ ra cái khí đởm quá nhỏ nhoi khi thấy miếng mồi phú quí trước mắt, sẵn sàng bỏ phứt anh em để hưởng thụ một mình. Điều khác mà người ta coi khinh Thiệp là ở chỗ sau này Thiệp đã khúm núm chịu đóng vai theo hầu bà Cố Vấn một cách ê chề nhục nhã quá trong khi Thiệp lại lấy thế làm hãnh diện. Tất cả con người Thiệp đã để phơi lộ ra trong mấy hành vi đó cho nên cũng có thể nói sự nghiệp đời Thiệp đến đó là tuyệt đỉnh và cũng đến đó là chấm dứt.

Thực ra, nếu Thiệp dám bỏ qua cái cơ hội đi với Ngô Đình Nhu hồi đó thì với cái sức học đó của Thiệp, với khối óc thông minh đó, và với cái vốn chính trị do các đàn anh Thiệp hướng dẫn cho Thiệp thì chắc chắn sau này Thiệp rất có thể trở nên một lãnh tụ xuất sắc của một đảng phái Quốc Gia, và chính trường sẽ mở cửa cho Thiệp không phải chỉ một vài năm mà cả hàng chục năm là khác.

Trở lại lúc Thiệp ở Đà Lạt, Thiệp đã quyết tâm dùng Đảng Cần Lao vào việc gây uy thế cho mình và cho gia đình mình và công việc đó Thiệp chỉ quy vào mục đích rất cụ thể: làm sao cho công việc chống Cộng của Thiệp đạt đến việc đưa Thiệp vào chức vụ lớn và ở chức vụ lớn đó Thiệp sẽ kiếm ra thật nhiều tiền, có nhiều quyền hành bên cạnh cố vấn Ngô Đình Nhu.

Còn việc viết cương lĩnh cho Đảng Cần Lao thì có gì là quan trọng mà phải quan tâm, lao tâm tổn sức đến như thế. Công việc đó đâu có phải là lý tưởng nữa mà phải khổ sở vì nó! Thiệp tự bảo mình như thế và tự nhiên Thiệp thấy sảng khoái!

Thôi rồi! Như thế là xã hội ta mất hẳn đi một nhân tài có thể làm ích quốc lợi dân thực sự! Con người đó đã đi hẳn vào con đường khác mất rồi! Con đường có thể gọi là “ích dân, lợi nước” nhưng lại không lợi cho bản thân gã.

Sau đó, Thiệp nghe lời khuyên của Thành, chép in hệt tổ chức và kỹ thuật Việt Minh vào cương lĩnh Đảng Cần Lao Nhân Vị.

Trở lại việc Nguyễn Phương Thiệp nghe lời Trần Chánh Thành “khuân” cả lề lối tổ chức của Việt Minh vào cương lĩnh Đảng Cần Lao Nhân Vị (đó là kỹ thuật của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Đảng Cộng Sản Đông Dương sáng lập năm 1944).

Do đó, nếu có lý thuyết gia nào chịu khó phân tách bản cương lĩnh của Đảng Cần Lao, chắc chắn sẽ phải suy nghĩ không ít về lề lối tổ chức phát triển và sinh hoạt của Đảng. Đó là lề lối Việt Minh do Thiệp vâng lệnh Thành mà chép lại vào cương lĩnh Đảng Cần Lao.

Điều này đã khiến mười hai năm sau khi Nhu-Diệm bị tiêu diệt, những phần tử Công giáo trong Đảng Cần Lao còn sót lại đã phải sửa đổi lại bản cương lĩnh đó khá nhiều để bớt đi tính cách Duy Dân và Việt Minh trong bản cương lĩnh đó.

Nhìn vào chủ trương đường lối của Đảng Nhân Xã ngày nay, người ta thấy ngay những điều mà các linh mục và các nhà trí thức Công giáo đã sửa đổi: đó chính là những điều mà Thiệp đã chép của Duy Dân và của Việt Minh theo lệnh của Trần Chánh Thành.

Việc soạn thảo cương lĩnh Đảng Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng như vậy là hoàn tất về phía Nguyễn Phương Thiệp.”

Sau đây là đoạn đề cập đến việc kết nạp Đảng viên Cần Lao, ông Nhu hỏi ông Diệm:

“- Anh Thượng nhắm coi còn ai hoạt động đắc lực được để phát triển đảng của ta không?

Diệm suy nghĩ giây lát, đoạn ngồi lại ghế salon. Thái độ của Diệm rất bình thường, có khi đột nhiên bỏ cuộc thảo luận ra đi, có khi ngồi nói hoài về một chi tiết:
-Tui muốn chú đưa mấy ông thầy già vô, ông Diệm vừa nói vừa nhìn Nhu hỏi ý kiến. Già Vinh, già Tuyến, già Hinh và già Quý là những cán bộ tốt, có tinh thần mến Chúa lắm (Ở đây chúng ta biết, đối với Đảng Cần Lao, dưới nhãn quan của anh em ông Diệm thì đối tượng nhân sự: phải là người có tinh thần “mến Chúa” – tqd).
Nhu gật đầu.”
Một đoạn khác:
“Nói cho đúng thì Diệm chỉ là một hình tượng, chưa phải là linh hồn tối thượng của toàn đảng Cần Lao. Đành rằng Đảng đã được lập ra là để ủng hộ cho cá nhân Diệm và cho chính quyền nhà Ngô, nhưng trên Diệm còn có một thực thể khác, đưa lại cho đảng động lực phát triển và tinh thần tranh đấu: đó là tín ngưỡng (đạo Thiên Chúa La Mã).
Thực chất của Đảng Cần Lao là tinh thần Đạo giáo. Cần Lao được lập ra là để lãnh đạo chính trị dân miền Nam.
Muốn hiểu bản chất sâu kín của Đảng Cần Lao ta cần hiểu sự phân chia giữa thế quyền và thần quyền. Thần quyền là Đạo, do các giám mục, linh mục thay mặt Chúa chăn dắt con chiên. Thế quyền là chính phủ Diệm với các Cố Vấn: Nhu, Cẩn, Thục, Luyện và cả một triều đình ở Dinh Độc Lập – Gia Long. Thế quyền dưới nền Đệ Nhất Cộng Hòa đặt căn bản trên thần quyền. Do đó thần quyền có bổn phận hỗ trợ và tiếp tay cho thế quyền làm nhiệm vụ cai trị của mình (Thế thì bảo sao không xảy ra những biến nạn đàn áp, trù dập các đạo giáo khác, đặc biệt là Phật giáo đã từng mang một bề dày với dân tộc Việt có đến trên 1.500 năm trước khi Ki tô giáo đặt chân đến!).
Nếu có một “quốc giáo” thì vấn đề sẽ dễ giải quyết, thần quyền khi đó chỉ cần ra mặt mà điều động toàn dân, phục tùng thế quyền và ủng hộ thế quyền. Nhưng vì ở Việt Nam, Công giáo chỉ là một đạo trong số bốn đạo lớn, với tỷ lệ tín đồ non hai triệu trong số gần hai chục triệu dân. Vì vậy, mới có việc phải lập ra một đảng chính trị ngõ hầu nắm giữ số hơn mười tám triệu dân ngoại đạo kia. Nếu không có đảng này thì thế quyền là nhà Ngô khó cai trị hữu hiệu được. Do đó, vừa bành trướng Đạo, vừa thành lập một Đảng của Đạo để lãnh đạo toàn dân về chính trị theo con đường của Đạo: Đảng Cần Lao được khai sinh ra là vì vậy.”
(Chu Bằng Lĩnh, “Đảng Cần Lao”, Mẹ Việt Nam xb, USA, 1993, trang 89, 90, 96, 97, 98, 99, 108 và 119 ).
Trích nguyên văn!

Trần Quang Diệu


_______________________
From: Ri Nguyen <rn001@sbcglobal.net> Sent: Thursday, August 31, 2017 7:31 AMSubject: Re: [DiendanDanToc] RE; SỰ THẬT về Huỳnh Công Tấn và "Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định" / TRUNG KIÊN => ANNAM + THUAN NGUYEN + TRẦN QUANG DIỆU, RI NGUYEN

Xin hầu chuyện cùng ông Phạm Trung Kiên


Thưa ông Phạm Trung Kiên
Phần 1.

Ông viết:
=> Phản biện kiểu này thì "hỏng bét" rồi ông Ri Nguyen ơi!
...Bởi vì có nhiều người, cha mẹ, anh chị em, dòng họ đều là Phật tử, nhưng bản thân họ đã tìm hiểu, theo Công giáo và đi tu làm Linh Mục, điển hình là hai bằng chứng dưới đây mà TK tôi đã đọc và nghe được;

1) Hãy nghe LM Nguyễn Văn Chung nói về việc theo đạo của ngài => https://www.youtube.com/watch?v=7nMZlF0U5Uo
2) Linh mục Bửu Dưỡng, O.P...là hậu duệ của các Vua Triều Minh Mạng, Tự Đức. Dưới những triều đại này, Giáo Hội Công giáo đã bị cấm cách và sát hại gắt gao vào khoảng thế kỷ 19... Ngài viết;
“Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những thầy tu dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công giáo.”
...Sau khi theo Đạo Công giáo, ngài đi tu và trở thành một Linh mục Dòng Đaminh, làm Phó Giám tỉnh của Dòng và là Chủ tịch của Tổ chức các Dòng tu tại Việt nam! "Cuộc hành trình của đời tôi" => http://www.xuanha.net/tg-Manhxuongkho/16linhmucBuuduong.htm


Thưa ông Phạm Trung Kiên, tôi xin được dùng câu ông viết để gửi lại cho ông “Phản biện kiểu này thì "hỏng bét" rồi ông Phạm Trung Kiên ơi!.

Ông mang qủa “cam” so với qủa “táo” thì hỏng to ông ạ. Ông đưa ra hai nhân vật “Nam”của thế kỷ 20.
- 1. LM. THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987) Tôi trình bày đời sống và niềm tin của tôi với Linh mục Bề trên nhà Dòng và chính Ngài đã Rửa tội cho tôi ngày 15 tháng Tám năm 1928 (Mấy chục năm cách biệt với con gái ông Huynh Công Tấn ) => http://www.xuanha.net/tg-Manhxuongkho/16linhmucBuuduong.htm
- 2. LM Nguyễn Văn Chung: Linh mục AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG, CM
Sinh ngày: 07.09.1955 - Rửa tội và Thêm Sức ngày 15 tháng 05 năm 1994 (cả thế kỷ cách biệt với con gái ông Huynh Công Tấn) http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-Viet-20XX1329gpkt-Cao-Pho-va-So-Luoc-Tieu-Su-Linh-muc-AUGUSTINO-NGUYEN-VIET-CHUNG-CM-Vua-Qua-Doi.shtml
- 3. Cùng bỏ luôn yếu tố phong tục tập quán của người con gái Việt Nam.

Để biện giải rằng hai người con gá́i của Huynh Công Tấn sinh ở thế kỷ 19 (Lãnh Binh Tấn (1837 –1874) cũng tự mình tìm hiểu Tà Giáo Catô Rôma và vào nhà Dong tu thì qủa thực qúa ấu trĩ.

Phần 2
Ông viết:
“=> Cám ơn ông Ri Nguyen đã post link nói về nhân vật Huỳnh Công Tấn ! Tuy nhiên, cần lưu ý bài viết có dẫn chứng khác nhau như dưới đây;

Nhà sử học Phạm Văn
Sơn thuật chuyện về trường hợp bị bắt của Ông như sau:...Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường , bọn ông Trực phải ra hàng...

Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:... Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng , chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc...Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn. (TK tô đậm , mầu vàng)

Điều này cho thấy; có những người "viết sử" theo cảm tính và suy diễn võ đoán của mình (như kẻ mù rờ voi) hoặc chỉ "nghe kể lại" mà
không chịu suy nghĩ, kiểm chứng, thiếu logic...Và cũng có những người "chỉ biết đọc" mà không chịu suy luận!...”
Thưa ông Pham Trung Kiên, sau khi đọc xong đoạn văn ở trên tôi xin được góp ý như sau:

  1. Ông nên kiểm chứng, không nên "chỉ biết đọc" mà không chịu suy luận!...” như ông viết ở trên để tránh sau đó tự mình lấy tay vả vào mặt mình như trong đoạn văn trên. Tôi chẳng post link nào thưa ông Phạm Trung Kiên. Trong bài phản biện tôi viết rất rõ là tôi dùng tài liệu trong link #3 nói về nhân vật Huỳnh Công Tấn mà ông post trong bài của ông như sau:

Đoạn dưới đây được trích ra từ bài “Về một nhân vật nổi tiếng Việt gian thời Pháp thuộc - Lãnh binh Tấn” thuộc “link” số 3, một trong ba tài liệu dẫn chứng trong email của“ Chien” Phạm Trung Kiên chỉ rõ gia đình "Huỳnh Công Tấn" theo Tà Giáo Catô Rôma.

- Đoạn văn ông viết ở trên không dính dáng gì tới việc gia đình "Huỳnh Công Tấn" theo Tà Giáo Catô Rôma.
- Ông nên tô vàng toàn câu văn của ông Paulin Vial tới chữ Phú Quốc để câu văn nó được trong sáng hơn khi đem so sánh với đoạn mà ông tô vàng của nhà sử học Phạm Văn Sơn.
- Nhóm chữ “chịu nộp mạng” cuả ông Paulin Vial và nhóm chữ “phải ra hàng...” của Nhà sử học Phạm Văn Sơn có cùng nghĩa là chịu thua/đầu hàng .
- “Cùng đường” nó có nghĩa là hết chỗ chạy hay trốn tránh, bị “bao vây” dồn vào chõ bí, do đó bị “thiếu lương thực” .... là điều dĩ nhiên.

Tóm lại cách hành văn, ngôn từ và chi tiết khác nhau nhưng hai đoạn được tô vàng ở trên có nghĩa chính giống nhau.

Thành ai là kẻ “không chịu suy nghĩ, kiểm chứng, thiếu logic...Và cũng có những người "chỉ biết đọc" mà không chịu suy luận!...” đây thưa ông Phạm Trung Kiên?.

Chào ông

Ri Nguyễn


_______________________________
On Monday, August 28, 2017 4:49 PM, "Trung Kiên Pham ptrungkien71@yahoo.com [DiendanDanToc]" wrote:

SỰ THẬT VẪN LÀ "SỰ THẬT" - "GIẤY KHÔNG BỌC ĐƯỢC LỬA"

Bây giờ xin hầu chuyện cùng ông Ri Nguyen
"Trích (câu của TK);..."“Như đã viết ở dưới rằng...TK tôi đã tìm kiếm, lục lọi xem... "Huỳnh Công Tấn" là con người thế nào, thân thế ra sao?... Thế nhưng, trong các tài liệu ở dưới, không có chỗ nào nói "Tấn là người Công giáo" cả....”

Ông Ri Nguyen! Phản biện;

Đoạn dưới đây được trích ra từ bài “Về một nhân vật nổi tiếng Việt gian thời Pháp thuộc - Lãnh binh Tấn” thuộc “link” số 3, một trong ba tài liệu dẫn chứng trong email của“ Chien” Phạm Trung Kiên chỉ rõ gia đình "Huỳnh Công Tấn" theo Tà Giáo Catô Rôma..
"Hùynh Tấn có 5 người con, hai trai và ba gái. Hai người con gái ghê tởm việc làm của cha nên bỏ đi tu ở nhà Dòng, nhằm làm việc thiện để lương tâm không day dứt, một cô thì chết lúc còn nhỏ. hai người con trai là Huỳnh Công Miêng (1858-1895) và Huỳnh Công Viễn. Để nuôi dưỡng tay sai trung thành, Pháp cho Huỳnh Công Miêng qua pháp du học"
--------------
=> Phản biện kiểu này thì "hỏng bét" rồi ông Ri Nguyen ơi!
...Bởi vì có nhiều người, cha mẹ, anh chị em, dòng họ đều là Phật tử, nhưng bản thân họ đã tìm hiểu, theo Công giáo và đi tu làm Linh Mục, điển hình là hai bằng chứng dưới đây mà TK tôi đã đọc và nghe được;
1) Hãy nghe LM Nguyễn Văn Chung nói về việc theo đạo của ngài => https://www.youtube.com/watch?v=7nMZlF0U5Uo
2) Linh mục Bửu Dưỡng, O.P...là hậu duệ của các Vua Triều Minh Mạng, Tự Đức. Dưới những triều đại này, Giáo Hội Công giáo đã bị cấm cách và sát hại gắt gao vào khoảng thế kỷ 19... Ngài viết;
“Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những thầy tu dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công giáo.”

...Sau khi theo Đạo Công giáo, ngài đi tu và trở thành một Linh mục Dòng Đaminh, làm Phó Giám tỉnh của Dòng và là Chủ tịch của Tổ chức các Dòng tu tại Việt nam! "Cuộc hành trình của đời tôi" => http://www.xuanha.net/tg-Manhxuongkho/16linhmucBuuduong.htm

=> Cám ơn ông Ri Nguyen đã post link nói về nhân vật Huỳnh Công Tấn! Tuy nhiên, cần lưu ý bài viết có dẫn chứng khác nhau như dưới đây;

Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện về trường hợp bị bắt của Ông như sau:...Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...
Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:...Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc...Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn. (TK tô đậm , mầu vàng)

Điều này cho thấy; có những người "viết sử" theo cảm tính và suy diễn võ đoán của mình (như kẻ mù rờ voi) hoặc chỉ "nghe kể lại" mà không chịu suy nghĩ, kiểm chứng, thiếu logic...Và cũng có những người "chỉ biết đọc" mà không chịu suy luận!...

Do vậy mà "phản biện của ông" rằng..."chỉ rõ gia đình "Huỳnh Công Tấn" theo Tà Giáo Catô Rôma" đã bị "trật đường rầy", phản bác vô hiệu! vu cáo bịa đặt, không bằng chứng...!!!

Trân trọng

Phạm Trung Kiên




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>