Tôi Đọc Tân-Ước:

Sách Ma-Thi-Ơ

Gã Học Trò

16 tháng 7, 2010

Xem thư tòa soạn gửi Gã Học Trò bên dưới

Kính gởi: Tòa Soạn Sách Hiếm,

Gã Học Trò tôi nay kính gởi đến tòa soạn những nhận thức của mình trong khi đọc bốn sách Phúc Âm hay Tin Mừng (Tin Lành) trong Kinh Thánh Tân Ước, mong được chia sẻ với độc giả, nhất là những ai muốn tìm hiểu Kinh Thánh mà chưa có cơ hội hay thời giờ để đọc.

Đây là những bản văn do Giáo Hội La Mã phát hành, dịch thuật, và tuyên bố là lời của những môn đệ Giêsu kể lại những việc Ngài nói hay làm ở dưới trần. Tôi đọc và phân tích để xem Jêsus có thật sự là “Con của Ông Chúa Trời” đến để Cứu chuộc loài người ra khỏi tội “do Ông Chúa Trời bất nhân, tàn ác… nguyền rủa” hay không? Và những người viết "Phúc Âm" này có phải là được “Mặc Khải” hay không?

Tôi xin ghi nhận theo thứ tự trước sau, từ trên xuống dưới từng đoạn theo các tài liệu tham khảo kê khai ở cuối bài. Những câu tiếng Việt nào cần phải ghi chú rõ nghĩa hơn thì tôi trích thêm từ sách tiếng Anh để tránh nhầm lẫn. Độc giả hay những tín hữu Công giáo, Tin Lành có quyền kiểm chứng và phê phán, tôi sẵn sàng lắng nghe và chịu trách nhiệm về những điều tôi viết.

Kính mong Tòa Soạn Sách Hiếm giúp tôi được tròn ước nguyện (nếu không có gì trở ngại). Thành thật và trân trọng cám ơn! Kính cẩn!

Gã Học Trò.

Tôi Đọc Tân-Ước: Sách Ma-Thi-Ơ.

Sau khi đọc hai sách “Sáng-Thế Ký” và “Xuất Ê-Díp-Tô ký”, tôi đã chẳng tìm ra những điều Thánh Thiện của ”Ông” Chúa Trời như những gì mà Giáo Hội Công giáo La-Mã giảng dạy hay những người Ki-Tô hữu thường vinh danh; mà lại hoàn toàn ngược lại: Ông “Đức Chúa Trời” của Kinh Thánh hay của người Công Giáo chỉ là một Đấng ích kỷ, nhỏ mọn, độc đoán, tàn ác vô nhân, thiếu công bằng,… hành hạ và nguyền rủa con người dù chính ông ta đã tạo ra, ngay cả quyền năng của Ông càng ngày càng giảm đi một cách rõ rệt trong các câu chuyện. Điều ấy làm cho tôi suy nghĩ nhiều lắm! Đôi lúc tôi lại tự hỏi một mình: Không lẽ một quyển được gọi là Kinh Thánh là giềng mối, là Tôn chỉ của một tôn giáo lớn lại là như vậy ư? Bao nhiêu chuyện dâm đảng, tàn ác với bao nhiêu điều xấu xa như thế để dạy cho con người sống đạo đức đó sao? Ông Chúa Trời nầy là ai? Là nhân vật trong chuyện thần thoại hay là Chúa Trời của một tôn giáo? Nếu là Tôn giáo thì: Có lẽ không nên có Ông Chúa Trời nầy thì hay hơn và biết đâu không có Ông, con người lại được sung sướng và khôn ngoan hơn nhiều!

Đọc thêm phần “Lê-Vi ký”, tôi chỉ thấy những qui ước của Ông Chúa Trời với dân Do-Thái, chẳng ăn nhập gì tới nhân loại cả, cho nên tôi đành phải lật sang Tân-Ước để nghiền ngẫm về “Đức Chúa Con” dưới trần thế xem các “Ông Thánh” viết như thế nào.

 

►◌◄

Trong Tân-Ước cũng có nhiều điều lạ, hấp dẫn, khác xa với điều mà giáo hội đã giảng dạy. Tôi cố gắng đọc hết bốn sách của Ma-thi-ơ (Mathew), Mác (Mark), Lu-ca (Luke) và Giăng (John); nhưng sách của Giăng (John) mới có ẩn chứa nhiều điều mà chúng ta cần lưu ý, nhất là những tín hữu Ki-Tô giáo lại càng cần nên biết.

Ðể tránh sai lạc, tôi cũng đi lần theo từng đoạn mà Kinh Thánh đã viết giống như tôi đã đọc, và từng làm trong các bài trước: “Sáng-Thế Ký” và “Xuất Ê-Díp-Tô ký”.

Chuyện thần thánh hóa những nhân tài hay thiên tài trên thế gian cũng thường xảy ra để phân biệt những con người "khác" với người phàm đó; người ta thêu dệt, đặt những chuyện kỳ lạ, thần bí để nhằm vinh danh, hay tạo thêm những sự mầu nhiệm nào đó để "chứng tỏ" sự "rất thánh" của "người sáng lập", hay ca tụng tôn giáo mình đang theo nhằm thu hút thêm tín đồ, củng cố Ðức Tin. Mặc dù chưa ai chứng tỏ cho mọi người thấy "những điều chân thật" sau cái chết, ngay cả đến hàng "giáo chủ" cũng vậy! "Những phép lạ", nếu có xảy ra thường do tín đồ hoặc hàng giáo sĩ "ngụy tạo" để chứng tỏ "đạo của chúng tôi" linh thiêng như thế đó, hãy theo đạo của chúng tôi đi! Và nhất là “Kiếm tiền” từ lòng tin của thiên hạ! Và đó cũng là một hình thức "dụ dỗ" người khác theo đạo một cách khéo léo, ngoài những hình thức "bỉ ổi" khác như: Muốn thăng quan, tiến chức hãy theo đạo; muốn hôn nhân thành tựu phải theo đạo; muốn vào học ở trường phải theo đạo; muốn được giúp đỡ phải theo đạo; muốn vào chánh quyền phải theo đạo; không muốn chết phải theo đạo... Đó là những mánh lới “lừa đảo” trong Tôn giáo.

Nói về tôn giáo thì chúng ta không thể loại trừ: "Chân, Thiện, và Mỹ". Tôn giáo mà không thiện, chủ trương chém giết thì không thể là tôn giáo; tôn giáo mà nói những điều không thật, thiếu chính xác thì cũng chưa phải là tôn giáo; không xây dựng cuộc sống đẹp cho cuộc sống vật chất lẫn tâm linh của con người thì vẫn không phải là tôn giáo. Nhất là tính “Chân lý”! Đã là chân lý của một tôn giáo thì không thể thay đổi theo thời gian, không thể “nay vầy mai khác” giống như những tuyên bố “tráo trở” của các Giáo-Hoàng về trường hợp của Galileo hay thiên đàng từ trên trời nay không còn ở “trên trời”! Cho nên, trong thế gian "tôn giáo" và "giả tôn giáo" cũng khá nhiều! Con người lưỡng lự trước nhiều tôn giáo cũng như phân vân không biết "nên mua món hàng" nào để cho thật đúng và thật xứng đáng! Ðể chọn lựa được, quả là điều rất khó khăn!

Trong đời sống đầy đau khổ của cuộc trần thế, con người trở nên ngán ngẫm và chỉ cầu mong được một cuộc sống tốt hơn, nếu có, sau khi chết của kiếp này. Tôn giáo đáp ứng điều đó! Do nhu cầu ấy nhiều tôn giáo được ra đời. Có tôn giáo chân chính tìm con đường tốt cho con người, cũng không ít tôn giáo nhằm tôn vinh cá nhân giáo chủ, hoặc chủ trương đáp ứng mục đích “thống trị” nào đó trên thế gian bằng hình thức tôn giáo qua những diễn đạt như có vẻ thần thánh, ơn trên nhưng con đường chẳng Chân, Thiện, Mỹ chút nào.

Trong các bài trước, chúng ta tìm hiểu Chúa Trời Giê-Hô-Va qua “Sáng-Thế Ký” và “Xuất Ê-Díp-Tô ký” của Cựu-Ước; và trong bài này chúng ta tìm hiểu “Chúa Con” Jêsus qua sách của “Thánh” Ma-thi-ơ trong Tân-Ước.

 

►◌◄

Gia Phả Giêsu Không Rõ

Ma-thi-ơ ghi gia phổ Jêsus-Christ là con cháu Ða-vít và là con cháu Áp-ra-ham. Từ Áp-ra-ham đến Christ có 42 đời.

Nhưng trong Kinh Thánh ghi:

"1:18 Vả, sự giáng sinh của Ðức Chúa Jêsus-Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Ðức Thánh-Linh".

Ðiều này, nhiều tác giả đã dẫn chứng nhiều; theo thế, thì Jêsus-Christ tất nhiên không phải là con của Giô-sép (là cháu của dòng vua Đa-Vít) tức là không trong dòng từ Áp-ra-ham, mà chính là con của Thánh-Linh, chứ không thể là con của cả hai.   

Jêsus-Christ ra đời để: "1:21 Người sẽ sanh một con trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội" (And she shall bring forth a son, and thou shalt call his name JESUS: for he shall save his people from their sins) “chỉ cứu dân Do-thái của ông ta” ra khỏi tội chứ chẳng phải là loài người, chỉ cho "his people" mà thôi!

Tuy nhiên, Ma-ri sanh Jêsus bằng đường nào? Ma-thi-ơ không ghi lại, như vậy chắc chắn bằng "con đường" bình thường, thì Ðức Mẹ sao lại là đồng trinh? Và, về sau còn sanh thêm vài đứa con nữa; vậy, chắc ta phải xét lại vấn đề hoặc Kinh Thánh cần phải sửa đổi, hoặc là viết thêm cho hợp lý! Hay là Giáo Hội đã “đánh lừa” người theo đạo mà “thiếu khôn ngoan”! Thế tại sao người theo đạo phải tin vào điều “ngu xuẩn” của Giáo hội đã “vẽ vời”ra như vậy?

Ảnh http://en.wikipedia.org/wiki/File:Matteo_di_Giovanni_002.jpg

Cảnh tàn sát trẻ con do lệnh vua Herod - Ảnh do họa sĩ Matteo_di_Giovanni vẽ
Source http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Matteo_di_Giovanni_002.jpg

Tai Họa Cho Trẻ Thơ

Jêsus mới sinh ra đời đã là tai họa cho "hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem và cả hạt, theo đúng ngày tháng mà mấy thầy bác sĩ đã cho vua biết" (2:16) vì chúng phải bị vua Hê-rốt cho tìm giết.

Cũng tiếp theo đó, người viết Kinh Thánh đã "không khéo léo", hớ hênh về sự hiểu biết thiếu chính xác của "Ðức Chúa Trời" đầy quyền năng, không gì mà không biết; khi thiên sứ báo mộng cùng Giô-sép: "2:20 Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trở về xứ Y-sơ-ra-ên, vì những kẻ muốn giết con trẻ đã chết rồi", nhưng Giô-sép không dám về bởi "được Ðức Chúa Trời mách bảo trong chiêm bao" (2:23) và đành vào xứ Ga-li-lê, ở trong thành Na-xa-rét. Như vậy, Chúa Trời và thiên sứ trái ngược nhau, chứng tỏ sự hiểu biết “bất nhất” của Chúa Trời, thế mà “Chúa hiểu hết mọi sự!” Đúng là một câu tào lao lừa bịp thiên hạ!

Theo chuyện kể, khi Giăng Báp-Tít bèn vâng lời làm phép báp-têm cho Jêsus thì:

"316Vừa khi chịu phép báp-têm rồi, Ðức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy thánh linh của Ðức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài. 17Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng".

Cả ba ngôi đều xuất hiện, để rồi ngôi ba đưa ngôi hai vào đồng vắng cho ma quỉ cám dỗ, ma quỉ lại đưa Jêsus lên nóc đền thờ và lên núi, nhưng ma quỉ chỉ cần nghe Jêsus đem Chúa Trời ra hù dọa là quỉ đã bỏ đi, nghĩ cũng lạ! Quả là chuyện thần thánh có khác!

"4:17 Từ lúc đó, Ðức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần", nhưng mãi đến nay trên hai ngàn năm, nước thiên đàng cũng hãy còn mù khơi! Các con chiên vẫn mãi "dài cổ" ngóng mong và không biết đến bao giờ! Hay là “Nước Trời đang mở rộng” ở trên các mộ bia ngoài nghĩa địa. Vậy thì “Các người (tín đồ Công giáo) hãy chết đi!” và “Đi vào nước Trời của các người” để cho thiên hạ được nhờ!

Đạo "Dụ Khị" - Theo Ta, Ta Sẽ Cho....

Ðộc đáo hơn nữa, Jêsus "phán" rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người" (4:19) thì hai anh em Si-môn (Phi-e-rơ), Anh-rê liền bỏ lưới mà theo ông ta (4:20). Lại nữa, ông ta chỉ cần gọi Gia-cơ và Giăng con của Xê-bê-đê thì hai người bỏ cha mình và thuyền mà đi theo. Nếu chỉ cần "phán" mà mọi người theo thì Jêsus cần gì đi rao giảng cho mệt thân xác. Những người viết Kinh Thánh muốn nâng cao tính chất "thần thánh" của Jêsus mà quên đi "cái quá lố" của sự thêu dệt.

Rõ ràng là "triết lý trong Tân Ước" chỉ là dùng miếng mồi vật chất "dụ khị" các môn đệ trở thành "chăn chiên" và để thả lưới bắt người, nên "bỏ cả cha mẹ" mà theo Giêsu. Điều này cũng giải thích được tại sao có không ít người cả tin, dù họ là người trí thức, trình độ "đầy mình"! Được "ban cho quyền lực" để đi đánh lưới cá người", quả là miếng mồi danh lợi tột đỉnh của lòng tham loài người được thỏa mãn!

Nhưng, quyền năng đến như thế mà về sau Jêsus không khiến được những kẻ bắt ông phải theo, tôn sùng, thờ lạy và không đóng đinh ông trên thập tự giá, kể cũng khá lạ!

"511Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng nhiếc, bắt bớ và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. 12Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bớ các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy.

Ðây quả là một câu "dụ khị" có trình độ, xui người ta làm cho mình, vì mình mà họ phải chịu mọi điều đau khổ, cực hình họ cũng cam chịu vì những "món quà không đâu". Nói cách khác, Giêsu dạy các môn đệ phải "lì lợm", chịu đấm để được ăn xôi", những món quà tưởng tượng ở trên trời của một “Đức Tin hoang tưởng” mà Ông Chúa Trời như thế nào thì chúng ta cũng đã được biết qua "Sáng Thế Ký" và “Xuất Ê-Díp-Tô ký” trong Cựu-Ước rồi.

Từ điều này chúng ta hãy nhìn lại câu sau:

"5:48 Thế thì các ngươi hãy trở nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn" (Be ye therefore perfect, even as your Father which is in heaven is perfect).

Các chuyện trong Tân-Ước gần như lấy "phép lạ" là chính: Jêsus chỉ cần rờ tay, khứng chịu, phán rằng, hay lời nói thì có thể trị lành các bệnh phong, bại, rét, quỉ ám... Tuy nhiên, có đoạn khiến chúng ta khó hiểu được cái chủ trương về Ðạo Hiếu của Jêsus:

"821Lại một môn đồ khác thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã. 22Nhưng Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy theo ta, để kẻ chết chôn kẻ chết".

Thật là lạ lùng! Tôi không thể hiểu được đạo hiếu của người Giáo chủ Ki-Tô giáo thế nào? Không lẽ… tệ bạc, bất hiếu đến thế sao?

Không biết có bao nhiêu con quỉ mà ám đến hai người, khi gặp Jêsus chúng sợ bèn xin:

"8 30Vả, khi ấy, ở đàng xa có một bầy heo đông đương ăn. 31Các quỉ xin Ðức Chúa Jêsus rằng: Nếu Chúa đuổi chúng tôi ra, xin cho nhập vào bầy heo đó. 32Ngài biểu các quỉ rằng: Hãy đi đi! Các quỉ ra khỏi hai người đó, liền nhập vào bầy heo. Tức thì cả bầy heo ở trên dốc núi nhảy xuống biển, thảy đều chết chìm dưới nước".

Thật là tội nghiệp cho những con quỉ (phải uổng công năn nỉ), cũng tội nghiệp cho bầy heo (như không lại bị chết oan- theo sách của Mác có độ hai ngàn con heo), và cả chủ của bầy heo (phải sạt nghiệp vì cả bầy heo bị chết), những đứa chăn heo thì không có việc làm. Ðó là phép lạ trị bệnh của Jêsus trong Kinh Thánh!

Môn đồ thứ năm của Jêsus là Ma-thi-ơ đang ngồi tại sở thâu thuế, Jêsus cũng chỉ cần phán: "Hãy theo ta. Người liền đứng dậy, mà theo Ngài" (9: 9). Quả là Chúa Con cũng có quyền năng, gớm thật! Năm môn đồ đầu tiên của Jêsus giống như những người bị thôi miên chỉ biết “đờ đẫn” làm theo sự điều khiển, sai khiến mà không có một chút nào lý trí, phán đoán thì không biết hàng tỉ tín đồ sau nầy như thế nào? Chắc cũng không khác gì nhau!

Giêsu Truyền Cho Môn Đồ Những Gì?

Chúng ta hãy đọc đoạn sau để thấy được Jêsus truyền những gì cho các sứ đồ:

"10:1 Ðức Chúa Jêsus gọi mười hai sứ đồ đến, ban quyền phép trừ ma, và chữa các thứ tật bịnh"

"10 5Ấy đó là mười hai sứ đồ Ðức Chúa Jêsus sai đi, và có truyền rằng: Ðừng đi đến dân ngoại, cũng đừng vào một thành nào của dân Sa-ma-ri cả; 6song thà đi đến cùng những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên. 7Khi đi đàng, hãy rao giảng rằng: Nước thiên đàng gần rồi. Hãy chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung, và trừ các quỉ. Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không".

Theo những điều này, chúng ta có thể thấy rằng: Từ Chúa Cha cho đến Chúa Con trong Kinh Thánh chỉ chú trọng đến dân Y-sơ-ra-ên (dân Do-Thái) mà thôi, chứ chẳng đề cập gì đến nhân loại, loài người, thế nhưng trong giáo hội cũng như hàng giáo phẩm muốn "khuếch đại" thành của loài người để dễ dàng thực hiện sự thống trị bằng quyền lực tôn giáo trên thế giới. Không hiểu giáo dân Việt hay các sắc tộc khác có cảm thấy mình bị lạc lỏng hay không khi Jêssus chẳng hề quở, ngó ngàng đến mình? Thật là tội nghiệp!

Jêsus đã biết rõ về mình như thế nào cho nên căn dặn các sứ đồ như sau:

"10 17Hãy coi chừng người ta; vì họ sẽ nộp các ngươi trước tòa án, đánh đòn các ngươi trong nhà hội; 18lại vì cớ ta mà các người sẽ bị giải đến trước mặt các quan tổng đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ và các dân ngoại".

"10 21Anh sẽ nộp em cho bị giết, cha sẽ nộp con cho bị giết, con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mà làm cho người phải chết đi. 22Các ngươi lại sẽ bị thiên hạ ghen ghét vì danh ta; song ai bền lòng cho đến cuối cùng, thì sẽ được rỗi. 23Khi nào người ta bắt bớ các ngươi trong thành nầy, thì hãy trốn qua thành kia; vì ta nói thật, các ngươi đi chưa khắp các thành dân Y-sơ-ra-ên thì con người đã đến rồi".

Tại sao như vậy, chúng ta cũng không ngạc nhiên lắm, khi chúng ta đọc đến đoạn sau đây: Sự ngạo mạn về cái "Ta", và mục đích của Jêsus trong Kinh Thánh thể hiện một cách rõ ràng, không thể chối cãi.

"10 29Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. 30Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi. 31Vậy, đừng sợ chi hết, vì các ngươi quí trọng hơn nhiều con chim sẻ. 32Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời; 33còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời.

34Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm dáo. 35Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; 36và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. 37Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; 38ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. 39Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.

40Ai rước các ngươi, tức là rước ta; ai rước ta, tức là rước Ðấng đã sai ta".

Từ những đoạn trên đây, chúng ta sẽ có vài suy nghĩ khác về câu:

"1129Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. 30Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng".

Và trong đoạn sau đây, Jêsus "hăm dọa" thiên hạ:

"12 30Ai không ở với ta, thì nghịch cùng ta; ai không thâu hiệp với ta, thì tan ra. 31Ấy vậy, ta phán cùng các ngươi, các tội lỗi và lời phạm thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Ðức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu. 32Nếu ai nói phạm đến Con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Ðức Thánh Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha".

Chúa Giêsu Chối Mẹ !

Jesus do các nhà khoa học vẽ - BBCTính chất độc đoán, hăm dọa thiên hạ của Chúa Trời trong Cựu Ước được Chúa Con thể hiện ra ở đây. Nhưng Chúa Con có đáng cho ta trân trọng hay không? Chúng ta đọc đoạn Kinh sau đây để thấy Jêsus dạy cho tín đồ của mình về "đạo hiếu":

"12 46Khi Ðức Chúa Jêsus còn phán cùng dân chúng, thì mẹ và anh em Ngài đến đứng ngoài, muốn nói cùng Ngài. 47Có người thưa cùng Ngài rằng: (Ðây nầy, mẹ và anh em thầy ở ngoài, muốn nói cùng thầy.) 48Ngài đáp rằng: Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? 49Ngài giơ tay chỉ các môn đồ mình, mà phán rằng: Nầy là mẹ ta cùng anh em ta! 50Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy".

Theo nhận xét của một người bình thường, dù là ở xã hội ngày nay, người có thể phát ra câu nói vô tình bạc nghĩa trên không phải là người điên thì cũng là người con phản phúc.

Như trước kia, chúng ta đã không thấy Kinh Thánh nói đến Ðức Mẹ Ma-ri sanh Ðức Chúa Jêsus bằng "đường" nào, tức không thể loại trừ bằng con đường bình thường như mọi người đàn bà khác sanh con; cho nên khi sanh con bằng đường ấy thì Ðức mẹ Ma-ri không thể là người đồng trinh; mà ở đây Kinh Thánh lại còn cho chúng ta biết Jêsus còn có "anh em Ngài" nữa, thì chuyện "Ðức Mẹ Ðồng Trinh" chỉ là thêu dệt hay thần thánh hóa của giáo hội để “lừa đảo” tín đồ mà thôi! Hay là cần đề nghị Giáo Hội hoặc Giáo Hoàng nên viết lại Kinh Thánh cho hợp lý hơn, có như thế thì không uổng cho một quyển sách gọi là "gối đầu giường" cho hàng ngàn triệu tín đồ trên thế giới!

Chúa Giêsu Nhân Từ như thế nào ?

Và sau đây chúng ta sẽ chứng kiến sự "nhân từ, thương yêu con người" của Ðức Chúa Trời trong Tân-Ước:

"13 49Ðến ngày tận thế cũng như vầy: các thiên sứ sẽ đến và chia kẻ ác với người công bình ra, 50ném những kẻ ác vào lò lửa; ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng".

Từ Cựu-Ước cho đến Tân-Ước, rồi đến Giáo hội đều cho rằng: Ông Chúa Trời thật là "nhân từ". Đọc "thánh kinh" nhất là những đoạn như sau thì phải xét lại.  Ôi! Tội nghiệp cho những ai "tin" nhu thế.

Ma-thi-ơ viết về sự giảng đạo của Jêsus ở chính quê hương của ông ta như sau:

"13 54Ngài về đến quê hương, rồi dạy dỗ trong nhà hội, đến nỗi ai nghe cũng lấy làm lạ, mà nói rằng: Bởi đâu mà người nầy được khôn ngoan và những phép lạ nầy? 55Có phải là con người thợ mộc chăng? Mẹ người có phải là Ma-ri, và anh em người là Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, Giu-đe chăng? Chị em người đều ở giữa chúng ta chăng? Bởi đâu mà người nầy được mọi điều ấy như vậy?".

Nhưng, Jêsus xác định:

"15 22Xảy có một người đàn bà xứ Ca-na-an, từ xứ ấy đến, mà kêu lên rằng: Lạy Chúa, là con cháu vua Ða-vít, xin thương xót tôi cùng! Con gái tôi mắc quỉ ám, khốn cực lắm. 23Nhưng Ngài chẳng đáp một lời. Môn đồ bèn đến gần, cố nài xin rằng: Xin thầy truyền cho người đàn bà ấy về, vì người kêu van ở đàng sau chúng ta. 24Ngài đáp rằng: Ta chịu sai đến đây, chỉ vì các con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên đó thôi (But he answered and said, I am not sent but unto the lost sheep of the house of Israel). 25Song người đàn bà lại gần, lạy Ngài mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa giúp tôi cùng! 26Ngài đáp rằng: Không nên lấy bánh của con cái mà quăng cho chó con ăn. 27Người đàn bà lại thưa rằng: Lạy Chúa, thật như vậy, song mấy con chó con ăn những miếng bánh vụn trên bàn chủ nó rớt xuống. 28Người bèn phán rằng: Hỡi đờn bà kia, ngươi có đức tin lớn; việc phải xảy ra theo ý ngươi muốn! Cũng một giờ đó, con gái người liền được lành".

Theo Thói Nguyền Rủa Của Chúa Cha

Chưa hết, Jêsus còn "nặng lời" hơn đối với người Pha-ri-si và Sa-đu-sê:

"16:4 Dòng dõi hung ác gian dâm nầy xin một dấu lạ; nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ chi khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na. Rồi Ngài bỏ họ mà đi".

Câu chuyện này và câu chuyện người đàn bà Ca-na-an cho chúng ta thấy Jêsus là con người tồi tệ, ích kỷ; vì Jêsus chỉ vì dân Y-sơ-ra-ên mà thôi, còn đối với các dân khác thì rẽ rúng khinh miệt "nhưng Ngài chẳng đáp một lời" hoặc gọi là "chó con" hay "dòng dõi hung ác gian dâm". Ngay cả những sắc dân sống chung hoặc lân cận còn như thế, thì chúng ta sẽ nghĩ sao về các sắc dân ở nơi xa như Phi-luật-tân, Trung Nam Mỹ hay Việt-nam chẳng hạn. Thế mà, những tín đồ ở các nơi này cứ tưởng khi hết cuộc đời này sẽ được về nơi Thiên đàng với Chúa.!

Ngay Phi-e-rơ là môn đồ đã xưng Jêsus là "Ðấng Christ, con Ðức Chúa Trời hằng sống"; và Jêsus đã bảo:

"1618Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó. 19Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời".

Nhưng khi Phi-e-rơ can Jêsus cũng "phán":

"16:23 Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Ðức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta".

Như thế, chứng tỏ tánh tình Ông Thầy này khá nóng nảy và "hồ đồ", vì vừa mới "sẽ giao chìa khoá nước thiên đàng" thì lại "coi" môn đồ yêu quý là "Sa-tan" rồi! Khổ cho đứa học trò!

"Thảo Kính Cha Mẹ", Nhưng "Bỏ" Cha Mẹ Thì Hay Hơn!

Chúng ta hãy xem Kinh Thánh viết tiếp như sau:

"19:19 Hãy thảo kính cha mẹ; và: Hãy yêu kẻ lân cận mình",

nhưng đến

"19:29 Hễ ai vì danh ta mà bỏ anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, nhà cửa, thì người ấy sẽ lãnh bội phần hơn, và được hưởng sự sống đời đời".

Và:

"19 27Phi-e-rơ bèn thưa rằng: Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi? 28Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên".

Thử hỏi trên đời này, có đạo nào dạy điều ngược ngạo như thế chăng? Làm sao một người có thể thảo kính cha mẹ, vừa lại bỏ cha mẹ được lãnh "phước" nhiều hơn? Chẳng trách những người đầu tiên theo cái đạo bất hiếu này đã bỏ bàn thờ cha mẹ mà đi theo Chúa Giêsu, để ngày nay dân tộc cứ đánh nhau triền miên vì ..."lời chúa."

Cũng qua đoạn trên, nhiệm vụ của Jêsus và mười hai sứ đồ chỉ dành “riêng cho” dân Y-sơ-ra-ên mà thôi! (“mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên”) Thế thì những con chiên hoặc các hàng giáo sĩ ngoài dân Do Thái suy nghĩ như thế nào? Hay là cần nên sửa lại Kinh Thánh cho thích hợp trong hoàn cảnh mới hiện nay không?

Chúa Giêsu Ghét Cây Cỏ!

Còn thái độ "nhân từ" của “Ðức Chúa Con” được Kinh Thánh diễn tả như sau:

"21:12 Ðức Chúa Jêsus vào đền thờ, đuổi hết kẻ bán người mua ở đó; đổ bàn của người đổi bạc, và ghế của người bán bò câu".

Còn đối với cây cỏ thì sao? “Ðức Chúa Con” hành động còn "tốt đẹp"(!) hơn nhiều:

"21 18Sáng mai, khi trở lại thành thì Ngài đói. 19Thấy một cây vả ở bên đường, Ngài bèn lại gần, song chỉ thấy những lá mà thôi, thì Ngài phán cùng cây vả rằng: Mầy chẳng khi nào sanh ra trái nữa! Cây vả tức thì khô đi".

Ôi! Phép lạ hóa bánh và cá chẳng còn tồn tại trong “Đức Chúa Con” hay sao? Mà khi đói phải cần đến trái vả. Nhưng cây vả không có trái thì Jêsus “mắc cỡ, xấu hỗ” trước mặt các môn đồ vì bị “hố”, lại “bực tức” vì cây vả không có trái cho mình ăn mà nguyền rủa cho nó chết khô. Tàn ác đến thế thì thôi, chẳng ai bằng! Thế mà Jêsus còn “lấp liếm” để giảng về Ðức Tin với đám học trò như sau:

"21 20Môn đồ thấy điều đó, lấy làm kỳ, nói rằng: Cớ sao trong giây phút mà cây vả liền khô đi vậy? 21Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết, thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi nầy rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. 22Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả".

Thế cho nên, chẳng trách chi tín đồ của họ đầy cuồng tín, u mê: "Té ra là vậy"!

Đếm Tóc Trên Đầu Người: Có Chúa Cha Đếm!

Có một chuyện lạ đời mà tôi không thể hiểu nổi. Như trong phần trước, tôi đã dẫn ra các câu:

"10 29Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. 30Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi" (Are not two sparrows sold for a farthing? and one of them shall not fall on the ground without your Father -But the very hairs of your head are all numbered).

Tức là mọi việc mà con người làm, hành động trên trần gian đều "theo ý Chúa", thế mà đến ngày "phán xét cuối cùng":

"25 32Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; 33để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả"

"25 41Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người bên tả rằng: Hỡi những kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó".

Như vậy, thì có bất công lắm không? Sống ở đời mọi việc đều là “làm theo ý Chúa”, khi chết bị đày vào địa ngục và đến ngày phán xét sau cùng phải đi vào hỏa ngục đời đời cũng là do “Ý Chúa”. Thế là nghĩa làm sao? Chúa Trời quả là một Đấng “bất công và tàn nhẫn” vô cùng! Tạo con người rồi khiến con người làm theo “Ý” mình muốn, rồi lại hành hạ, đày đọa vào hỏa ngục hoặc đưa vào thiên đàng “đời đời”. Những ý tưởng khó tin, vô lý thế mà nó lại từ trong “tư tưởng” một giáo chủ của “vài” tôn giáo lớn của nhân loại mới là lạ!

Vả lại, Chúa đã khiến làm vậy: “Làm theo ý Chúa” thì cần gì phải ăn năn, phải đi xưng tội! Con người không có tội lỗi gì cả; có tội chăng là “Ông Chúa Trời” bất nhân, tàn ác kia mà thôi! Tất cả đều do Chúa mà ra cả mà: Chúa làm cho đạo đức, Chúa tạo nên giết người; Chúa công bình, Chúa khiến gây tội lỗi, Chúa làm Thiện mà Chúa cũng khiến làm Ác v.v... Rồi đày đọa cũng là do Chúa:

"25:46 Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời".

Chúa Con Buồn Bực Vì ...Sợ Chết !

Kinh Thánh ghi rằng Jêsus đã biết được những điều sắp xảy ra cho mình, thế mà vẫn thiếu bình tĩnh, thái độ giống như một người thường, không phải thái độ của một nhà tiên tri, hay nói đúng hơn "chẳng phải" là Chúa Con ở trên trần thế:

"26 37Ðoạn, Ngài bèn đem Phi-e-rơ và hai người con của Xê-bê-đê đi với mình, tức thì Ngài buồn bực và sầu não lắm. 38Ngài bèn phán: Linh hồn ta buồn bực cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức với ta".

Sao trong lúc bị bắt, Jêsus không dùng đến "thuật" chỉ cần "phán" là người khác đã theo mình để làm "môn đồ" giống như trường hợp của Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ, Giăng hay Ma-thi-ơ như thuở trước; hay Kinh Thánh viết như vậy, thì sợ rằng chẳng ứng nghiệm như lời của các tiên tri trước hay sao? Hoặc Jêsus sẽ không được đóng đinh trên thập tự giá thì làm sao mà giáo hội bày ra trò: “Chết để cứu chuộc” loài người được! Té ra “Giáo hội chỉ là “lừa đảo” tín đồ trong mấy ngàn năm nay đó ư? Hay người viết "muốn câu chuyện lâm li như một thần thoại" để vinh danh Jêsus và chuyện này cũng được như là "một chuyện" của Kinh Thánh đó chăng?

Khi Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, nếu Kinh Thánh đừng viết câu:

"Ê li, Ê li, lam ma sa bách la ni? nghĩa là: Ðức Chúa Trời tôi ơi! Ðức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi" (27:46),

mà thay vào đó "Ðã đến giờ ta về với Cha ta" thì hay hơn, như vậy nó "có vẻ" Thánh mà chẳng phải là một người thường có tánh "nhu nhược" của thế gian. Không biết đó có phải là "sai lầm" hay sự “đần độn” của người viết hay không?

►◌◄

Ðọc thấy sao thì ghi vậy để mọi người cùng xem, để cùng nhau tìm hiểu về một quyển gọi là Kinh Thánh, giềng mối giáo lý của vài tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay để thấy sự “mặc khải” ngu đần của Ông Chúa Trời mà ngày nay Hôi thánh lẫn Giáo Hoàng cứ mãi “vin’ vào hai chữ “mặc khải” để gải thích Kinh Thánh. Kinh Thánh hãy còn đó rành rành, và trong thời đại ngày nay chuyện sửa Kinh Thánh không còn dễ dàng như xưa, và nếu đem biện chứng "ngụy biện" của thần học để biện chứng cũng không thể vượt qua trí khôn của con người; nhất là trong ánh sáng tiến bộ của khoa học và những ngành thuộc khảo cổ. Những gì của Chân lý phải được trả về cho Chân lý. "Vậy, hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa" và "Hãy trả đức tin về cho một đức tin chân chính!”.

  

Gã Học Trò

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

 -Kinh Thánh, Cựu ước và Tân ước; United Bible Societies; bản in 1990 tại Korea.

 -The Holy Bible, The Old and New Testament; King James Version; World Bible Publishers; Iowa Falls, IA 50126 U.S.A; bản in Canada.

 


Thư BBT gửi tác giả Gã Học Trò:

Gã Học Trò mến,

Bạn có thể cho rằng Giáo Hội La Mã đã có thể làm nhiều chuyện gian dối thì tại sao họ phải giữ lại những điểm mâu thuẫn đó trong sách? 

Xin thưa rằng, chính những điểm mà ta cho rằng "không ổn" thì đối với Giáo Hội sẽ là vũ khí để đoạt người, chiếm của, lấy đặng lấy được, bất kể luân lý thường tình. Thí dụ:

Khi con chiên được dạy "Bỏ cha mẹ để theo Chúa" thì những con chiên càng có thể "bỏ nước" để giữ Chúa (L.M. Hoàng Quỳnh: "Thà Mất Nước Hơn Mất Chúa"). Nhưng nếu có ai cho rằng "đạo Chúa" không xem trọng đấng sanh thành, thì họ bèn dùng câu "Hãy Thảo Kính Cha Mẹ" trong 10 điều răn để quảng cáo rằng "đạo Chúa vẫn xem trọng chữ hiếu, đừng ai bôi bác. Đó là lý do họ giữ mãi những mâu thuẫn trong thánh kinh.

Thật ra, những người "chăn chiên" đều biết những điều mâu thuẫn và "bậy bạ" trong những quyển "Thánh Kinh", cả Cựu Ước lẫn Tân Ước vì đã có nhiều người từng đặt vấn đề trong các bài viết. Nhưng họ đã tìm cách giải thích bằng "con tim mù lòa cũng vì yêu" một cách hết sức lì lợm, rốt cuộc "sao cũng được". Xin mời bạn thử đọc những kiểu giải thích trâng tráo của họ trong nhan đề "Tại sao tôi chọn Chúa?" ở link http://www.card-fxthuan.org/hiswords.php?words=songdao5&part=6

(BBT)

 


Bài của Gã Học Trò:


Góp Ý Cùng Cô Nguyễn Thị Hồng Loan (Gã Học Trò)
Tôi đọc "Sáng Thế Ký" (Gã Học Trò)
Tôi Đọc Tân Ước: Sách Lu-Ca (Gã Học Trò)
Tôi Đọc Tân-Ước: Sách "Giăng" (Gã Học Trò)
Tôi Đọc Tân-Ước: Sách "Mác" (Gã Học Trò)
Tôi Đọc Tân-Ước: Sách Ma-Thi-Ơ (Gã Học Trò)
Tôi Đọc Xuất Ê-Díp-Tô ký (Gã Học Trò)
Đức Mẹ Sầu Bi (Gã Học Trò)

 

Trang Tôn Giáo