Trở Về Cội Nguồn

Đức Dũng

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgD/DucDung01.php

13-Jul-2015

LTS: Tựa bài Trở Về Cội Nguồn nhắc nhớ đến quyển sách nhỏ 'Tìm Về Dân Tộc' của GS Lý Chánh Trung. Đó là một quyển sách gói ghém đầy ắp tình dân tộc. Những người theo đạo Chúa lâu năm, một khi thức tỉnh cũng đều có những tâm sự tương tự, cảm giác là mình đã xa cách cội nguồn quá lâu, và nỗi nhớ rất dạt dào. Trong đó Giáo Sư Lý Chánh Trung có nhắc một câu của Phạm Quỳnh ở tờ Nam Phong số 6, cho rằng "ai phản đối nước Pháp tức là không 'ái quốc' vì làm ngăn trở cái công nước Pháp kinh doanh cho giống nòi An Nam được cường mạnh". GS Trung than thở như sau: "Sự tha hóa vong thân đến đây là cùng tột, vì người vong thân cảm thấy thành người ngay trong sự vong thân của mình" (trang 102). (SH)


Trước ngưỡng cửa sự thật của thế giới ngày nay, biết bao câu chuyện về các tôn giáo độc thần, khoa học, nhân chủng học, thiên văn học v v, ngày càng được phơi bày dưới ánh nắng chói chang của mặt trời sự thật, làm cho chúng ta thấy rỏ những vấn đề gai góc của tất cả sự kiện, vấn đề xem ra đơn giản nhưng nghiên cứu thật là bao la, như ta đứng trên bãi biển nhìn về  phía chân trời. và thật không đơn giản chút nào.

Tôi là một phần của hạt bụi nhỏ bé giữa sa mạc mênh mông, như con ếch ngồi đáy giếng, như nai vàng ngơ ngác, như người mù đi giữa đường phố, không biết đường nào đi tới nơi cần đến, làm sao dám nghĩ suy về cuộc đời, những sự kiện hiện ra làm sao ta thấy và hiểu được nếu không có người chỉ cho. Ta xin cám ơn đời, cám ơn tất cả những con người đã cho ta một niềm tin mới.

Đi tìm ẩn số của đạo Công giáo Việt Nam, có lẽ ai trong chúng ta đều có những thắc mắc, suy tư, khắc khoải, xen lẫn với những đau buồn cho định mệnh của Việt Nam. Kể từ năm 1533 cho đến nay, vấn đề xem ra đơn giản  nhưng nghiên cứu thì có nhiều lập trường, quan điểm khác nhau để giải thích, nhưng lịch sử khách quan vẫn là ngọn đuốc thắp lên cho ta hiểu, và hy vọng mang đến trong ta những giây phút bên tách cà phê nghĩ suy về cuộc đời.

Nền văn minh kitô giáo, từ khởi đầu đến thời kỳ mù tối trung cổ Châu Âu đã qua rồi, lịch sử truyền giáo của đạo Công giáo nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng qua đi, nhưng nó vẫn để lại biết bao là dấu tích. Buồn vui, trắng đen lẫn lộn, nó đã làm ảnh hưởng đến nền văn minh nhân loại ra sao?

Có một thắc mắc: dân tộc Việt Nam có tội tổ tông không? Một thắc mắc xem ra thật ngớ ngẫn, nhưng nó hàm chứa biết bao nhiêu là sự kiện, thật ra tội tổ tông là tội của dân tộc Israel, đâu phải của dân tộc Việt Nam, tưởng cũng nên nhắc lại đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thể kỷ 16. Ngày nay mặc dù có các lập trường khác nhau, biết bao nhà sử học, bác học và giáo sư  v v,  đã và đang làm sáng tỏ nền văn minh Kitô giáo, qua các nghiên cứu khoa học, nhân chủng học, triết học, xã hội học v v ta sẽ thấy như lọt vào sa mạc bao la, khó lòng nhận biết về chúng. Nhưng cuối cùng ta sẽ thấy hết sự thật và sự thật của lịch sử khách quan vẫn còn đó.

Những hình ảnh đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ảnh thứ 3 là Giám Mục Ngô Đình Thục trong buổi gặp gỡ báo chi ngoại quốc trong tháng 9, 1963. Ảnh trong quyển Vietnam, Why Did We Go? của Avro Manhattan.

Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, lịch sử dân tộc Việt Nam cũng đã trải qua 4000 năm văn hiến, vẫn giữ vững bản sắc dân tộc và đang đứng trước một xu thế mới của nền văn minh nhân loại, ta cần nghiên cứu nghiêm túc các nền văn minh nhân loại, cái gì tốt đẹp phục vụ cho con người ta luôn đón nhận, cái không phù hợp với bản sắc dân tộc thì ta loại bỏ, đồng thời nâng cao nền văn hóa đầy bản sắc của dân tộc, mục tiêu cuối cùng là xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ mà vẫn mang đậm bản sắc dân tộc độc đáo. Đó là khát vọng, và là mục đích của tất cả chúng ta. Vì phục vụ cho con người và cho đồng bào của mình

Bài ca “Gia tài của Mẹ”  của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn một phần nào diễn tả nổi khát khao, ước vọng, và không kém những ưu tư, đau buồn trong biết bao con tim của người Việt.

“Gia tài của Mẹ”

1. Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu 
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ một rừng xương khô
Gia tài của mẹ một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da nước Việt xưa
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù

2. Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ một bọn lai căng
Gia tài của mẹ một lũ bội tình.

Và không gì hơn là lội ngược dòng về với cội nguồn của dân tộc, ở nơi đó tâm hồn ta được êm ái, trái tim ta được an bình, vì ta được hạnh phúc trong lòng ông bà tổ tiên, và của dân tộc Việt Nam

Để kết thúc phần này. Kính mong xem bài luận văn mẫu lớp 9, mặc dù là bài văn mẫu của lớp 9, nhưng có lẽ cũng là một phần khát vọng, niềm tin vào một tương lai ngời sáng của nền văn hóa dân tộc, Xin chân thành cám ơn tác giả Thu Hương.

 “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” của tác giả Thu Hương

Trở về nguồn cội dù ta đang ở đâu? Và ở bất cứ phương trời nào hãy quay về. Quê hương ta đã trải qua những thăng trầm trong lịch sử với 4000 năm văn hiến. Tôi tin vào những con người Việt Nam có những cái tâm, thật thà, trong sáng, và lịch sử cũng đã chứng minh diều đó, thật trân quý muôn ngàn lần

Đức Dũng

 

Ghi chú: Chữ khác màu là đường link tới bài gốc tham khảo thêm.

 

Trang Thời Sự