Quốc Vương Jordan Giải Tán Chính Phủ Giữa Khi

Đang Có Những Cuộc Phản Đối Lan Tới Jordan

Jamal Halaby, Associated Press

31 tháng 1, 2011

Ảnh AP- ngày thứ ba Dec. 26, 2006. Hình chụp của Thủ Tướng lúc bấy giờ của Jordanian: Marouf al-Bakhit...

Amman, Jordan – Hôm Thứ Ba, Vua Abdullah II của nước Jordan giải tán chính phủ giữa khi có những cuộc dân chúng xuống đường phản đối, yêu cầu cựu thủ tướng Al-Bakhit đng ra thành lập tân chính phủ, và ra lệnh cho tân chính phủ phải tiến hành một cuộc cải cách chính trị ngay tức thì..

Sở dĩ có việc giải tán chính phủ như vậy là vì tại Jordan đã có những cuộc biểu tình tương tự như các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Tunisia và Ai Cập. Họ đòi Thủ Tướng Sanir Rifai phải từ chức. Thủ Tướng Sanir Rifai bị coi là người chịu trách nhiệm về việc làm cho giá xăng dầu và thực phẩm tăng cao, và làm chậm cuộc cải cách chính trị.

Một bản thông cáo của Dinh Hoàng Gia nói rằng Vua Abdullah đã chấp nhận đơn xin từ chức cúa Thủ Tướng Sanir Rifai vào sớm ngày Thứ Ba (1/2/2011).

Bản thông cáo nói rằng, nhà vua đã chỉ định cựu Thủ Tướng Marouf al-Bakhit đứng ra thành lập tân chính phủ. Tân thủ tướng được lệnh phải thực hiện những cải cách toàn diện về chính trị một cách cụ thể để phát triển và hiện đại hóa nước Jordan.

Ông Al-Bakhit trước đây đã  từng nắm giữ chức thủ tướng Jordan trong những năm 2005-2007. Nhà vua cũng nhấn mạnh rằng cải cách kinh tế là “cần thiết để giúp cho nhân dân chúng ta  một cuộc sống tốt đẹp hơn,  nhưng chúng ta sẽ không thể đạt được điều này nếu không có cải cách chính trị. Cải cách chính trị là phải để cho người dân tham gia vào những việc làm chính sách nhiều hơn."

Ông al-Bakhit yêu cầu được  "thẩm định  toàn diện (tình hình).. để điều chỉnh những sai lầm trong quá khứ." Ông đã không nói rõ vấn đề này. Bản tuyên bố cũng nói rằng Vua Addullah cũng yêu cầu  phải "Cai t ngay lập tức" các luật về chính trị quản trị và về các quyền tự do của nhân dân.

Khi lên ngôi vào năm 1999, vua Abdullah hứa sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính trị  do phụ hòang ( vua Hussein) khởi xướng. Những cải cách mở đường cho cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên vào năm 1989 mà không có bầu cử, phục hồi hệ thống đa đảng (sau  22 năm bỏ quên) và đình chỉ luật  thiết quân luật đã có hiệu lực kể từ khi cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel vào năm 1948.

Nhưng kể từ đó những cuộc cải cách này chỉ được tiến hành rất ít. Dù rằng đã có nhiều lụât được ban hành đ bảo đảm nhiều hơn cho quyền tự do báo chí, nhưng quyền tự do tư tưởng hay quyền phê bình lại bị coi như là  hành động phỉ báng nhà vua và hoàng gia.

Một số phụ nữ quyền đã được pháp luật công nhận, nhưng vẫn có nhiều người cho rằng như thế cũng vẫn chưa đủ. Vua Abdullah đã gây áp lực để có những hình pht nghiêm khắc hơn đối với những người phạm tội làm tổn thương đến danh dự của nhà Vua, nhưng thường thường các tòa án đưa ra các bản án rât nhẹ tay..

Tuy nhiên, hồ sơ nhân quyền ở Jordan đại thể vẫn còn đựợc coi là mức cao hơn tại  Tunisia và Ai Cập. Mặc dù có một số nhà phê bình bị nhà vua truy tố, nhưng họ thường được ân xá, và thậm chí có một số người được tưởng thưởng cho nắm giữ một chức vụ nào đó trong chính quyền.  

Hiện giờ, chưa biết ông al-Bakhit sẽ chọn nhng ai để thành lập nội các của ông.

Al-Bakhit là một chính trị gia ôn hòa, đã từng là đại sứ của Jordan tại Do Thái trong mấy năm đầu của thập niên này..

Ông có quan điểm tương tự như Vua Abdullah trong việc duy trì quan hệ  thân thiết với Do Thái theo một hiệp ước hòa bình ký kết năm 1994 và tiếp tục giữ mối quan hệ thắm thiết với Hoa Kỳ, một quốc gia đồng minh liên tục tài trợ cho Jordan từ nhiều năm qua..

Năm 2005,  Vua Abdullah chỉ định ông al-Bakhit  làm  thủ tướng  sau vụ khách sạn  Amman bị đánh bom do lãnh tụ al Qaida ở Iraq là Abu Musab  al-Zarquawi (sinh ở Jordan) chủ mưu..

Trong  những năm tại chức 2005-2007, ông al-Bakhit,  cựu trung tướng trong quân đội và cũng là cố vấn tối cao trong ngành tình báo, có thành tích đã giữ cho Jordan an ninh và ổn định  sau những ngày tháng  bị đánh phá nhiều lần làm thiệt  mạng tới 60 người và được coi như là thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử thời hiện đại của Jordan.

 

Nguồn http://news.yahoo.com/s/ap/20110201/ap_on_re_mi_ea/ml_jordan_cabinet

 


Các bài liên hệ đến tình hình Trung Đông


Khổ thân cho Obama! (Lữ Giang)
Mối Thù Khôn Nguôi Của Các Dân Tộc Hồi Giáo Đối Với Các Nước Âu Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
Sự Xáo Trộn Ở Ai Cập Ảnh Hưởng Lớn Đến Tình Hình Trung Đông (Nguyễn Mạnh Quang)
Thách Thức Về Đạo Đức Của Hoa Kỳ Ở Ai Cập (R. Hurst/AP)
Quốc Vương Jordan Giải Tán Chính Phủ Giữa Khi Đang Có Những Cuộc Phản Đối (AP)
Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)
Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)

Trang Thời Sự