So Sánh Với Quốc Ca Mỹ Để Biến Tấu Quốc Ca Việt Nam Là Một Sự Bao Biện Của Những Tư Tưởng Nô Lệ

Nguyễn Minh Tâm

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuP/PhanHDuy_02.php

31-May-2016

Lấy quốc ca Mỹ làm mẫu để đòi biến tấu quốc ca việt nam - một sự bao biện ngu ngốc và cố đấm ăn xôi của những tư tưởng nô lệ, vọng ngoại

T ôi đã định không đề cập đến chủ đề Mỹ Linh hát Quốc ca cho tổng thống Mỹ nghe nữa. Nhưng vì bạn Phạm Duy Trưởng đề nghị tôi bình luận về một bài báo có địa chỉ sau đây: [http://2sao.vn/nhac/my-linh-la-nan-nhan-cua-thoi-co-hu-khi-bi-che-hat-quoc-ca-kem-hao-hung-p0c1001n20160526002432757.vn], có nhan đề là "Mỹ Linh là nạn nhân của thói cổ hủ khi bị chê hát quốc ca kém hào hùng" do Đức Long (không biết có phải ca sĩ Đức Long hay không) viết trên Vietnamnet, 2 sao đăng lại nên tôi thấy phải có ý kiến dứt khoát

Sau khi dẫn ra một lô xích xông các dẫn chứng về các ca sĩ Mỹ hát quốc ca Mỹ theo đủ mọi kiểu, tác giả bài báo cho rằng đó là "tinh thần dân chủ, tự do trong tiếp nhận, thưởng thức, Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc đại chúng hóa quốc ca, đưa nó đi vào đời sống âm nhạc, để thực sự "sống" và tồn tại trong lòng công chúng một cách tự nhiên nhất, không gượng ép, không cứng nhắc" và khen nức khen nở người Mỹ thông minh, tài tình, sáng tạo đến điếc cả lỗ nhĩ..

Về Quốc ca Việt Nam, tác giả bài báo này không tiếc lời chê bai đồng bào mình, nào là "bị bó buộc", nào là "hẩm mỹ âm nhạc một chiều và thiếu đa dạng", nào là "tự đóng kín cửa" để biện bạch cho cái lập luận rằng "Không phải ca sĩ Việt bất tài, không đủ khả năng biến tấu, cũng không phải vì tự ti, mà vì nỗi sợ trước ngưỡng tiếp nhận của khán giả".

Khỏi phải nói về tư tưởng vọng ngoại, sính Mỹ của người này. Và tôi cũng trả lời luôn rằng đây là một sự ngụy biện với những lập luận thiếu cơ sở học thuật và pháp lý để nhằm đưa đọc giả vào một sự bợ đỡ và theo đuôi ngoại bang được nguy trang dưới những dẫn chứng hào nhoáng để đánh lừa độc giả. Tôi không thích cãi nhau tay đôi nhưng vì người viết bài báo đó vừa ấu trĩ về nghệ thuật âm nhạc, vừa ấu trĩ về pháp luật, đồng thời bưng bô cho Mỹ, toàn dẫn Mỹ ra để làm tiêu chuẩn nên đành phải có vài lời.

1- Về nghệ thuật và kỹ thuật âm nhạc:

Quốc ca Mỹ lấy phần nhạc từ một bài tửu ca mang âm hưởng nhạc đồng quê dân gian Anh "The Anacreon in Heaven" do John Stafford Smith sáng tác vào khoảng giữa thập niên 1760. Phần nhạc này mang nhiều chất trữ tình, du dương, có nhiều cửa để biến tấu, chuyện soạn ra các thể loại khác nhau. Bài hát có cấu trúc khúc thức A - B - C với các câu nhạc phóng khoáng trên cơ sở tiết tấu 3/4, một tiết tấu quen thuộc mà ta vẫn gọi là điệu Valse, một điệu nhảy cổ điển quen thuộc của Châu Âu. Một số bản chuyển soạn nhịp 6/4 chậm hơn nhưng cơ bản vẫn giữ nhịp 3/4: 2 phách nhẹ - 1 phách mạnh.

(xem và nghe bản To Anacreon in Heaven và Quốc ca Hoa Kỳ ở dưới bài)

Phần lời của Quốc ca Mỹ mãi đến năm 1814 mới được Francis Scott Key, một luật sư và là nhà thơ nghiệp dư viết sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị pháo binh Anh bắn phá trong Chiến tranh năm 1812. Từ đó, bài hát có tên là "The Star-Spangled Banner", tạm dịch là "Lá cờ lấp lánh ánh sao". Nhưng cũng phải đến ngày 31-3-1931, Quốc hội Mỹ mới quy định bài hát này là Quốc ca Mỹ. Lời của bài hát này phần nhiều mang tính chất tự sự, mô tả quang cảnh và ngợi ca trữ tình.

Quốc ca Việt Nam là bài "Tiến quân ca" do cố nhạc sĩ Văn Cao soạn cùng lúc cả phần nhạc và phần lời.

quốc ca việt nam

Nghe 200 Nghệ Sĩ hát

https://www.youtube.com/watch?v=O0IlRi3NPf0

 

Phần nhạc được viết theo thể loại hành khúc anh hùng ca, ban đầu là nhịp 2/4 với tốc độ một nốt đen bằng 110 (tương đương với tốc độ đi đều 110 bước/phút) khá nhanh, sau này được cố nhạc sĩ Văn Cao chuyển thành nhịp 4/4 với tốc độ một nốt đen bằng 100, tương đương với tốc độ đi đều 100 bước/phút; chậm hơn một chút nhưng chắc, khỏe. Cũng có bản chuyển soạn một nốt đen bằng 90 như cơ bản vẫn giữ nhịp 2/4: 1 phách nhẹ - 1 phách mạnh (hoặc 4/4: 3 phách nhẹ - 1 phách mạnh). Tiết tấu 2/4 (hoặc 4/4) này khác biệt hoàn toàn so với tiếu tấu 3/4 của Quốc ca Mỹ nên không thể so sánh một cách thô thiển như bài báo đã viết.

Phần lời Quốc ca Việt Nam mang tính mô tả hành động, ý chí vượt qua khó khăn và nguyện vọng chiến đấu vì độc lập tự do, đồng thời mang tính chất của một lời kêu gọi, một lời hịch, truyền lửa đến người nghe.

Mỹ Linh hát ngày chào đón Tổng Thống Obama 23 May 2016

https://www.youtube.com/watch?v=hwyB6De1iXs

Vì vậy, mọi ý đồ để chuyển phần nhạc bài quốc ca Mỹ sang hành khúc như kiểu quốc ca Việt Nam đều thất bại cũng như mọi ý đồ chuyển bài quốc ca Việt Nam thành bài hát trữ tình như quốc ca Mỹ đều thất bại do thể loại âm nhạc của hai bài hoàn toàn khác nhau mặc dù chúng cùng là quốc ca.

2-Về pháp lý.

Quốc ca Việt Nam được hiến định tại khoản 3, điều 13 trong Hiến pháp Việt Nam 2013. Tại phụ lục số 3 của Hiến pháp (cụ thể hóa khoản 3, điều 13) có bản nhạc và lời của Quốc ca, trong đó, chỉ dẫn tiết tấu ghi rõ: "Nhịp đi hùng mạnh" (nguyên bản bài Tiến quân ca của Văn Cao là "Tempo di marcia", tiếng Ý nghĩa là "Nhịp hành khúc").

Về nguyên tắc, chỉ có Quốc hội mới được sửa đổi Hiến pháp. Do đó, cũng chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi giai điệu, tiết tấu, ca từ của Quốc ca. Vì vậy, mọi sự thay đổi tiết tấu, giai điệu, ca từ của Quốc ca Việt Nam đều là vi hiến.

Những bài viết bao biện cho việc Mỹ Linh hát Quốc ca trong cuộc gặp gỡ của Tổng thống Mỹ tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ngày 24-5 vừa qua đều mang cảm tính nhiều hơn là sự phân tích cặn kẽ các yếu tố nghệ thuật âm nhạc và pháp lý.

Và bài báo này rất xấc xược, hàm hồ khi quy kết rằng: "Rất nhiều người đoán trước được Mỹ Linh sẽ bị chê khi hát quốc ca vì họ nắm rõ tính cổ hủ, hẹp hòi, bảo thủ, thiếu văn minh trong thẩm mỹ âm nhạc của bộ phận không nhỏ người Việt.". Lối lập luận như vậy mang đậm sự ngu ngốc, thiếu hiểu biết, coi thường độc giả và ăn theo nói leo người Mỹ hơn là những lập luận có cơ sở khoa học.

___________________________

Quốc ca Hoa Kỳ:

https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13332788_1716240535322984_5403724685057720133_n.jpg?oh=73dfc9899fd123d7d232f2a45e03dcbe&oe=57C5A94B

Bản "The Anacreon in Heaven"

https://www.youtube.com/watch?v=ydAIdVKv84g

 

Bản "Quốc ca Hoa Kỳ"

https://www.youtube.com/embed/wHkt6tKU1uw

(Bài trên FB của Cựu chiến binh Nguyễn Minh Tâm)

Trang Thời Sự