Các Tiêu Điểm Của Những Người Chống Cộng

TP Thanh Tâm

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuP/PThanhTam_02.php

18-Oct-2017

... Tuy nhiên, ở hiện tại, với rất nhiều yếu tố phức tạp khách quan và chủ quan, thì việc ra đời đảng (thế lực) chính trị đối lập chưa phải là thời điểm thích hợp. Chấp nhận đa đảng lúc này, nếu không khôn khéo và thận trọng, đất nước có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đây là điều mong đợi của những thế lực ngoại xâm và nội gián....

Bài này đưa ra một vài lý do chống cộng mà nhiều nhà tự xưng “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam”, trong đó đại đa số là con chiên Việt cuồng tín Ca Tô Rô Ma, thường rêu rao.

Vì thiếu nhận thức về lịch sử, đặc biệt lịch sử cận đại, cũng như hiện trạng của đất nước, hay vì thiếu lương thiện, hoặc cả hai, họ luôn hô hào chống đảng CSVN, chống chính quyền VN. Những lý do tiêu biểu mà họ thường rêu rao như sau:

1. Công kích sự lệ thuộc của đảng CSVN vào Trung quốc, với những câu chuyện bán đất, dâng biển:

Họ rêu rao bằng những tài liệu ma hay lời đồn hoặc do chính họ, hoặc kẻ thù đưa ra, ví dụ đặt ra câu chuyện “Mật Ước Thành Đô” , hoặc gán ghép ông Hồ Chí Minh là người Trung Hoa giả dạng , v.v…là vài thí dụ.

Trong khi Việt Nam đang cố gắng hết sức gồng mình tìm mọi cách kiềm chế hành vi xâm lấn và uy hiếp hung bạo và nham hiểm của kẻ thù Trung quốc với mộng xâm lăng có từ ngàn xưa. Sự kiềm chế này không dễ dàng cho một nước quá nhỏ bé đối với một đế quốc to lớn như Trung Hoa. Nhà cầm quyền Việt Nam luôn phải có chính sách ngoại giao nhất quán với tầm nhìn xa rộng, và hành xử nhu nhuyễn, khôn khéo, thận trọng, đôi khi phải nhân nhượng, nhưng luôn quyết tâm, quyết đoán trong mọi lãnh vực ngoại giao, quân sự, kinh tế và ngay cả giao lưu văn hóa.

Sau đây xin đăng một bài viết lên quan.

Chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông là gì?-BBC Tiếng Việt

(http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38346097)

“Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Stratfor phân tích chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông sau các diễn biến mới nhất như cải tạo Đá Lát.

Startfor (SH- Stratfor) cho rằng Hà Nội đang ngấm ngầm tăng cường năng lực quốc phòng thông qua việc đẩy mạnh xây dựng cải tạo đảo ở Trường Sa cũng như tiếp tục phát triển quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Ấn Độ.

Nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc có thể bị một số nước láng giềng cản trở. Philippines và Malaysia dường như đã ngả theo áp lực của Trung Quốc để chuyển sang đàm phán song phương trực tiếp với nước này thay vì đưa chủ đề Biển Đông ra các bàn đàm phán quốc tế đa phương.

Hà Nội đang tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác để tránh đối đầu với Bắc Kinh thế nhưng theo Stratfor, nếu cứ tiếp tục giữ lập trường của mình về các vấn đề biển đảo, Việt Nam có thể sẽ bị Trung Quốc đối xử cứng rắn và buộc phải theo chân các nước láng giềng, chịu ngồi vào bàn đàm phán song phương.

Tăng gấp đôi nỗ lực

Lâu nay Việt Nam đã thực hiện việc xây dựng, cải tạo các đảo mà Việt Nam kiểm soát. Các đảo như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây hay Sinh Tồn là nơi Việt Nam đã có quân đội đồn trú. Các nỗ lực này trong những năm gần đây được tăng mạnh.

Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam

Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam - Bản quyền hình ảnh CSIS/AMTI Image captionHìn

Trong hai năm trở lại đây, Việt Nam đã cơi nới thêm 50 hectare ở Trường Sa cho dù có kêu gọi của các bên dừng ngay việc cải tạo này để tránh gia tăng căng thẳng.

Theo hình chụp từ vệ tinh, Việt Nam đã nối dài gấp đôi đường băng trên đảo Trường Sa Lớn từ 600 mét lên 1.200 mét, dựng thêm hai kho chứa máy bay trên con số hai kho đã có từ trước. Khi xong các công trình này, đa số chiến đấu cơ của không quân Việt Nam có thể đáp xuống đảo.

Theo nguồn tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Hà Nội có thể sẽ điều tới đây máy bay do thám biển PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295.

Mới nhất, không ảnh vệ tinh cho thấy Hà Nội đang cho nạo vét cải tạo Đá Lát cũng thuộc quần đảo Trường Sa.

Trong các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa Lớn có lẽ mang tính chiến lược quan trọng nhất.

Đây là đảo lớn, đối với Việt Nam đóng vai trò tiền tiêu giống như đảo Thị Tứ đối với Philippines hay đảo Thái Bình (Ba Bình) với Đài Loan.

Trường Sa Lớn nằm trên rìa phía Tây của đường chín đoạn mà Trung Quốc vạch ra để chiếm trọn Biển Đông. Bởi vậy nếu Việt Nam giữ được chủ quyền ở đảo này, đó sẽ là thách thức cho chủ quyền của cả đường chín đoạn.

Stratfor cho rằng vì vậy, Việt Nam sẽ chú trọng tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa Lớn như một ưu tiên hàng đầu.

Trung Quốc phản ứng thế nào?

Tổ chức này đánh giá rằng thời gian hiện nay tình hình tranh chấp Biển Đông dường như đang yên ả, một phần vì Malaysia và Philippines đã ngả theo áp lực của Trung Quốc để tránh đối đầu và tranh thủ hỗ trợ.

Tàu Coconut Princess của Trung Quốc đưa khách ra Hoàng Sa

Tàu Coconut Princess của Trung Quốc đưa khách ra Hoàng Sa - Bản quyền hình ảnhXINHUAImage caption

Trung Quốc một mặt gây áp lực với các nước trong khu vực, mặt khác hiện đại hóa quân đội, xây dựng cải tạo đảo của mình và phát triển công nghệ khoan sâu dưới biển.

Stratfor nói sau phán quyết bất lợi của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc dường như từ bỏ thái độ hung hăng đe dọa mà chuyển sang cách tiếp cận mềm dẻo hơn: sử dụng 'mồi nhử' kinh tế và ngoại giao, kêu gọi hợp tác với một số nước trong khu vực trong khi giữ nguyên áp lực lên một số nước "cứng đầu" khác.

Việt Nam được cho là trường hợp ngoại lệ, không giống như Philippines hay Malaysia đã phải ngả theo áp lực của Trung Quốc.

Bắc Kinh xem việc Việt Nam cải tạo đảo là "khiêu khích", nhưng không có cơ sở luật pháp hay chưa muốn sử dụng biện pháp quân sự để đối phó với Hà Nội.

Để trả đũa, Bắc Kinh có thể tăng cường hiện diện ở Hoàng Sa hay tăng cường tuần tra ở Trường Sa, kêu gọi nhà thầu bên ngoài vào khai thác tài nguyên trong khu vực. Tuy nhiên trước khi làm những công việc này, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ hậu quả là khiến các quốc gia xung quanh trở lại nghi ngờ và lo sợ Trung Quốc, điều có thể có lợi trong tính toán của Việt Nam.

Vì vậy chiêu bài kể trên càng ngày càng không còn hiệu quả nữa.

2. Công kích VN không có dân chủ, tư do tôn giáo.

Về điều này thì người dân đang sinh sống trong nước, hoặc đồng hương ở nước ngoài về thăm quê hương thường xuyên sẽ có nhận định rõ ràng, chứ không cứ nhắm mắt mà phê bình, chê bai. Về tự do tôn giáo, thì có thể nói chính phủ VN đang thả lỏng, để nhiều cá nhân, đoàn thể có hành vi bất thiện quá đà vượt qua giới hạn của luật pháp, núp dưới danh nghĩa tôn giáo. Về dân chủ, hiển nhiên, khi so với các nước Tây Âu, thì nền dân chủ của VN còn non trẻ, còn nhiều kẽ hở của pháp luật, cần phải cải thiện theo thời gian. Nhưng chắc chắn không thể lấy "dân chủ" của các nước phương Tây để so sánh, phê bình, cũng như làm chuẩn mực cho dân chủ tại VN. Dân chủ là một “khái niệm” mơ hồ và chủ quan. Vì vậy nó cần phải điều chỉnh và cải thiện dần để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại và văn hóa của nước đó.

Một điều cần nhắc đến ở đây là chính quyền cộng sản hiểu rõ sự phản phúc của giặc nhà thờ tuân phục Vatican, mà họ đã từng làm trong quá khứ. Vì vậy họ rất thận trọng trong việc tuyển dụng con chiên vào đảng CSVN. Đây là nhân tố quan trọng khiến nhóm quạ đen và đàn con chiên cuồng tín đang ra sức làm loạn trong nước.

3. Công kích sự tàn ác với dân của chính quyền và đưa đất nước vào tình trạng nghèo đói:

Cuộc sinh sống của người dân ở nông thôn lẫn đô thị ngày càng cải thiện rõ ràng. Hầu hết các cơ quan điều tra quốc tế đều đánh giá cao về sự phát triển và an định của nều kinh tế VN. Đầu tư nước ngoài vào VN ngày càng nhiều chứng tỏ điều này. Vì vậy lý do này ngày càng không còn hiệu quả nữa.

Ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Ngân hàng ANZ nhận định rằng “Việt Nam là 1 trong 3 nền kinh tế VIP của Châu Á.

Trong năm 2016 – 2017, Châu Á sẽ có 3 nền kinh tế VIP, dẫn đầu tăng trưởng ở khu vực, gồm Việt Nam, Ấn Độ và Philippines.

“Xét nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại, Mỹ cũng tăng trưởng chậm hơn so với mong đợi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 quốc gia Châu Á hứa hẹn về tăng trưởng”, ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Ngân hàng ANZ, cho biết trong buổi họp báo Cập nhật thông tin kinh tế Việt Nam 2015 diễn ra chiều 4/11.

Kinh tế Việt Nam là ánh sáng hiếm hoi trong bức tranh ảm đạm của hầu hết các nền kinh tế mới nổi”, ông Glenn nói.

“Nhìn vào Việt Nam chúng ta phải tự hào về thành tích của Việt Nam so với các nền kinh tế Châu Á khác, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu đều có giá trị đáng kể. Về thị trường tiền tệ, đồng Việt Nam vẫn ổn định trong thời gian qua trong khi đồng Baht của Thái Lan, Ringit của Malaysia hay tiền của Indonesia bị yếu đi đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái thương mại”

(https://www.uef.edu.vn/qhdn/tin-tuc/viet-nam-la-1-trong-3-nen-kinh-te-vip-cua-chau-a-1615)

Sau đây thêm một vài thông tin liên quan.

a. Tổng quan về Việt Nam-The World Bank

(http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview)

“Trong 30 năm qua Việt Nam đã đạt thành tích phát triển đáng ghi nhận. Bắt đầu từ năm 1986, cải cách kinh tế và chính trị thời kì Đổi mới đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và biến Việt nam từ một trong các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước thu nhập trung bình thấp.

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 1990, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất thế giới, trung bình 6.4%/năm trong những năm 2000. Mặc dù môi trường toàn cầu còn nhiều bất ổn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì sức bật tốt. Triển vọng trung hạn vẫn thuận lợi, với mức tăng trưởng GDP là 6% trong năm 2016, và các nền tảng tăng trưởng – gồm cầu trong nước và công nghiệp chế tạo hướng xuất khẩu – vẫn mạnh và ổn định.

Thành quả tăng trưởng đã được phân phối đồng đều, trong đó tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh, và phúc lợi xã hội cũng được tăng cường đáng kể. Vào thời điểm năm 1993, hơn một nửa dân số sống dưới mức 1,90 USD/ngày. Ngày nay, tỉ lệ nghèo cùng cực đã giảm xuống còn 3%. Tỉ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia (do Ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê xác định) giảm xuống còn 13,5% trong năm 2014, trong khi tỉ lệ này năm 1993 là 60%. Trong hai thập kỷ vừa qua, hơn 40 triệu người dân Việt Nam đã thoát nghèo.

Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản. Người dân Việt Nam ngày nay có dân trí cao hơn và sức khỏe tốt hơn so với cách đây 20 năm—và những tiến bộ này được chia đều trong toàn xã hội. Thành tích giáo dục đạt mức cao, kể cả giáo dục tiểu học. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi đã giảm mạnh trong 20 năm qua xuống còn 19 và 24 phần nghìn vào năm 2012. Tỉ lệ còi xương cũng giảm rõ rệt từ 61% vào năm 1993 xuống còn 23% vào năm 2012. Tuổi thọ tự nhiên bình quân hiện nay là 76 tuổi, so với 71 tuổi vào năm 1993.

Dịch vụ thiết yếu cũng được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 1993 – 2012 Việt Nam đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Ví dụ, hiện nay 99% dân số đã có điện thắp sáng, so với 14% thời kỳ 20 năm trước đây. Hiện nay, trên 67% dân số nông thôn có công trình vệ sinh và hơn 61% sử dụng nước sạch trong khi tỉ lệ tương ứng 2 thập kỉ trước là 36% và 17%.

Nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức và hạn chế. Thành tích giảm nghèo còn mong manh. Một phần lớn người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, và các nhóm dân tộc thiểu số rất dễ bị tái nghèo trở lại.

Tăng năng suất lao động – động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP trong thập kỷ 1990 – đã suy giảm trong 10 năm vừa qua. Do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động chậm lại nên mức tăng năng suất lao động sẽ không đủ giúp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng mong muốn.

Đồng thời, tuy kinh tế vĩ mô nhìn chung vẫn ổn định, nhưng một số yếu kém, ví dụ mất cân đối tài khóa, nợ xấu chưa giải quyết trong ngành ngân hàng đòi hỏi phải quan tâm giải quyết. Phát triển kinh tế tư nhân mạnh lên và đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng.

Đô thị hóa cũng thúc đẩy tăng trưởng, nhưng muốn đạt mức độ tập trung đô thị cao hơn đòi hỏi phải cập nhật mô hình đô thị hóa hiện nay. Các khoản đầu tư lớn trong thời gian qua đã tạo bước khởi đầu tốt nhưng vẫn cần mở rộng thêm hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nước, vệ sinh và viễn thông. Cần tiếp tục hiện đại hóa nông nghiệp vì đây vẫn sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo tại Việt Nam trong nhiều năm tới.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục thể hiện cam kết cải cách. Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm, giai đoạn 2011 – 2020 nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu, đảm bảo bền vững môi trường, công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh về ổn định kinh tế vĩ mô. Chiến lược xác định rõ ba “lĩnh vực đột phá” gồm: (i) thúc đẩy phát triển kĩ năng, đáp ứng đòi hỏi của một nền công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo; (ii) hoàn thiện các thể chế thị trường, và (iii) tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng. Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2016 – 2020 phê duyệt tháng 4 năm 2016, thừa nhận chậm thực hiện một số ưu tiên chính sách và đòi hỏi phải đẩy nhanh cải cách.”

b. Năm 2016, 6,5 triệu lượt người Việt du lịch nước ngoài-Kinh Tế Saigon Online.

(http://www.thesaigontimes.vn/155862/Nam-2016-65-trieu-luot-nguoi-Viet-du-lich-nuoc-ngoai.html)

Đào Loan

Thứ Hai, 9/1/2017, 18:17 (GMT+7)

http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/155862/81c6d_dsc06179.jpg

Một chương trình quảng bá du lịch nước ngoài tại TPHCM - Ảnh: Đào Loan

“(TBKTSG Online) - Năm 2016, có khoảng 6,5 triệu lượt du khách trong nước đi du lịch nước ngoài, tăng khoảng 15% so với năm trước và chi tiêu đến 7-8 tỉ đô la Mỹ, theo số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết trên đây là số liệu chưa đầy đủ, do hiệp hội thống kê từ cơ quan quản lý du lịch của một số nước có nhiều người Việt đi du lịch như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

"Hiện chưa có cơ quan nào thống kê số liệu người Việt đi du lịch nước ngoài mỗi năm nên chưa có số liệu đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi chỉ ghi nhận từ các báo cáo của cơ quan quản lý du lịch nước ngoài", ông nói.

Hiệp hội ghi nhận số liệu này là để cập nhật tình hình thực tế nhằm tìm những biện pháp bảo vệ quyền lợi của du khách. Đặc biệt, trong bối cảnh các cơ quan làm luật đang hoàn chỉnh Luật Du lịch, hiệp hội muốn lên tiếng để mảng du lịch nước ngoài trở thành một mảng riêng, tách bạch với du lịch quốc tế và du lịch nội địa để việc quản lý được tốt hơn, người tiêu dùng được bảo vệ tốt nhất.

"Người Việt ngày càng đi du lịch nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn. Với một thị trường lên đến 7-8 tỉ đô la Mỹ/năm thì phải có những chính sách phù hợp", ông Bình nói.

Theo ông, với mức ký quỹ 500 triệu đồng cho một công ty làm du lịch nước ngoài như hiện nay thì không đủ ngăn những công ty làm ăn gian dối, không bảo vệ trọn vẹn những quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Thực tế, số lượng công ty kinh doanh mảng du lịch nước ngoài còn nhiều hơn mảng du lịch quốc tế, đưa khách vào Việt Nam và mảng này lại ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, đến quyền lợi của người Việt nên không thể xem nhẹ công tác quản lý.

Thực tế mà TBKTSG Online ghi nhận được cũng cho thấy mảng du lịch nước ngoài hoạt động rất nhộn nhịp. Chỉ riêng tại TPHCM, vào năm 2015, doanh thu trước thuế của 10 công ty có lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn nhất lên đến 5.516 tỉ đồng. Tổng lượng khách của công ty đưa khách Việt đi nước ngoài nhiều nhất lên đến hơn 170.000 lượt. Tại nhiều công ty, mảng du lịch này đang nuôi sống doanh nghiệp, nhỉnh hơn số tiền kiếm được từ mảng quốc tế hay nội địa.

Thị trường tiềm năng nên nhiều nước đã mở văn phòng xúc tiến du lịch tại Việt Nam. Một số điểm đến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của khách du lịch Việt Nam. Chẳng hạn, trong năm ngoái, có hơn 240.000 lượt khách Việt sang Hàn Quốc, tăng 58% so với năm trước đó. Khách Việt sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm qua, chỉ trong 10 tháng đầu năm ngoái đã lên đến 202.600 lượt.”

4. Công kích tệ nạn tham nhũng, con ông cháu cha, cửa quyền của đảng CSVN và chính quyền.

Có thể nói đây là tệ nạn khá trầm trọng, đang đục khoét kinh tế, làm trì trệ xã hội, phân hóa sự đoàn kết và tin tường của người dân đối với chính quyền. Mặc dù tệ trạng tham nhũng thì nhiều nước trên thế giới đều có, nhưng không vì vậy mà bào chữa, bao che, vì tham nhũng tại VN khá phức tạp và có tính hệ thống. Đảng CSVN và chính quyền biết rõ đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng CSVN, nên họ đang cố gắng cải thiện.

Thời gian gần đây, giới lãnh đạo đảng và chính phủ bày tỏ và thể hiện sự quyết tâm này. Chúng ta hãy theo dõi. Hy vọng, với sự theo dõi, kiểm soát và đồng thuận của người dân, theo thời gian, họ sẽ giải quyết hiệu quả và rốt ráo vấn nạn này.

5. Công kích sự độc quyền chính trị, không chấp nhận đa đảng của đảng CSVN

Trên nguyên tắc, nếu một nước theo chủ nghĩa cộng sản chuyên chính thì nước đó không chấp nhận một đảng chính trị nào khác ngoài đảng Cộng Sản. Nhưng trên thực tế, theo nhận thức cá nhân, dù vẫn có tên gọi là "ĐCSVN", nhưng khi nhìn vào hệ thống kinh tế và xã hội trong nước, thì không còn có thể gọi là “cộng sản chuyên chính” được nữa. Có thể đảng Cộng Sản VN đang hướng đất nước theo chủ nghĩa "dân tộc và dân chủ xã hội" với nền kinh tế thị trường, mô phỏng theo mô hình của một số nước ở Bắc Âu, dù mức độ và phương hướng có khác nhau. Nếu đúng như vậy, thì sự hiện hữu của (một hoặc nhiều) thế lực chính trị đối trọng (đối lập) là cần thiết. Thế lực đối lập này cần phải được hình thành và phát triển từ lòng dân tộc, hoạt động vì độc lập và hạnh phúc của dân tộc, trong tinh thần xây dựng và hợp tác, chứ không chỉ vì lợi ích vị kỷ cá nhân hoặc phe nhóm, hoặc lệ thuộc vào ngoại bang, ngoại giáo để chỉ biết chống phá, đạp đổ đối phương bằng mọi thủ đoạn.

Tuy nhiên, ở hiện tại, với rất nhiều yếu tố phức tạp khách quan và chủ quan, thì việc ra đời đảng (thế lực) chính trị đối lập chưa phải là thời điểm thích hợp. Chấp nhận đa đảng lúc này, nếu không khôn khéo và thận trọng, đất nước có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đây là điều mong đợi của những thế lực ngoại xâm và nội gián.

Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn cần có những cá nhân hoặc đoàn thể đứng ngoài đảng cầm quyền (ĐCSVN), theo dõi tình hình quốc nội và quốc tế, hầu đưa ra những sai lầm cũng như những thành quả của nhà nước, và từ đó đề suất những ý kiến xây dựng là rất cần thiết. Để có thể đóng góp một cách thiết thực và hiệu quả, những cá nhân đoàn thể này cần phải đứng về phía nhân dân, đồng cảm, vui buồn với vui buồn của người dân trong nước. Để xoá giảm phần nào những tệ nạn xã hội cũng như tạo sinh khí cho sinh hoạt ở các lãnh vực, cần có sự tham gia góp sức của nhiều người Việt trong và ngoài nước không là đảng viên ĐCSVN, đặc biệt trong những phần vụ giám sát hoặc tư vấn chính phủ, hoặc những lãnh vực có tính chuyên môn, để cùng tham gia việc nước. Nếu được vậy, thì cũng có thể coi đây là bước chuẩn bị cho thời điểm thích hợp cho sự ra đời của thế lực chính trị thứ hai trong nước.

Ngoài ra, ĐCSVN cũng cần điều chỉnh và giải thích dễ hiều cho người dân về tư tưởng chỉ đạo, hướng đi, mục tiêu của đảng, v.v...trong tương lai ngắn và dài hạn, hầu  tạo niềm tin, xây dựng đoàn kết.

Ngược lại, trong bất cứ thời điểm nào cũng cần luôn cảnh giác và loại trừ những thành phần vong nô, coi thường nền độc lập tự chủ đất nước, sẵn sàng tiếp tay cho ngoại xâm, ngoại giáo.

6. Đạp đổ ĐCSVN với lý do vì họ đang theo chủ nghĩa “Cộng Sản” với “chủ thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Những người chống cộng thường lấy “chủ nghĩa Tư Bản” của các nước TâyÂu và Hoa Kỳ làm chuẩn mực cho cái “thiện” để khẳng định rằng chủ nghĩa Cộng Sản với tư tưởng Mác là ác, là tà. Nhưng khi chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu một chút về những đặc tính cơ bàn của những chủ nghĩa hiện hữu, thì sẽ đánh giá ưu và khuyết điểm một cách khách quan hơn. Cả hai chủ nghĩa “Tư Bản ” và “Vô sản chuyên chính” đều có những ưu điểm, song hành với những khuyết điểm mà có thể đưa đến những hệ lụy trầm trọng cho xã hội, nếu chính phủ nước ấy áp dụng nó một cách cứng nhắc và máy móc, không điều chỉnh cải thiện, hoặc với ý đồ riêng của họ.

Đối với nhiều người sống và lớn lên tại các nước theo chủ nghĩa Tư Bản hoặc từ miền Nam Việt Nam, thường có định kiến về Chủ Nghĩa Xã Hội lấy tư tưởng Mác làm nền tảng. Họ cho rằng Chủ Nghĩa Xã Hội với cơ chế chính trị Cộng Sản độc tài thì những quyền căn bản của người dân như quyền tự do buôn bán, truyền thông, giáo dục, sở hữu tài sản, v.v… sẽ bị chính quyền tước đoạt hoặc hạn chế. Từ đó sẽ đưa đất nước đến sự nghèo đói lạc hậu, không có dân chủ. Một xã hội bất công, chỉ những thành phần cán bộ Đảng CS mới được hưởng những đặc ân về quyền và lợi.

Tư tưởng Mác là cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa Xã Hội, nhấn mạnh về những điểm vượt trội-hay sự khác biệt- trong lý luận duy vật biện chứng nhằm xóa bỏ những tiêu cực trong xã hội Tư Bản. Theo Mác, lý luận duy vật biện chứng triệt để không chỉ hiện hữu trong lãnh vực tự nhiên, mà còn trong xã hội và tiến trình phát triển lịch sử, giải phóng con người từ những áp bức, bóc lột của giới chủ nhân, phát triển và nâng cao phẩm giá và năng lực con người qua hoạt động sản xuất. Từ đó con người sẽ có cuộc sống xứng đáng, có bình đẳng và tự do. Trong kinh tế Mác, nhà nước cần tham gia chủ động và điều khiển lèo lái kinh tế đất nước, sử dụng sức lao động và phân phối bình đẳng lợi tức cho toàn dân. Một khuyết điểm lớn khi áp dụng Mác vào xã hội là để duy trì xã hội an định và phát triển theo hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thì chỉ Đảng Cộng Sản được phép nắm quyền. Điều này dễ tạo ra một nhà nước độc tài, là nhân tố phát sinh những tiêu cực của xã hội như lạm quyền, quyền và phú tập trung vào thiểu số người có quyền thế trong đảng Cộng Sản, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa người dân rộng dần, thiếu dân chủ, bất công, v.v…nếu nhà nước không quản lý triệt để và có hiệu quả.

Mặt khác, cho đến ngày nay, trong xã hội loài người, ngoài tư tưởng duy vật biện chứng của Mác, còn có nhiều tư tưởng khác cũng được coi là tinh hoa của nhân loại, như kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá đã có lịch sử phát triển từ lâu…Tại các nước theo chủ nghĩa tư bản thì kinh tế hàng hoá là mạch sống chủ yếu. Tự do sở hữu cá nhân là động lực chính cho kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng. Cạnh tranh và phát triển thị trường tăng lên theo nhu cầu tiêu thụ ngày càng phát triển và phức tạp. Sự phát triển này đã nhanh chóng lan rộng trên qui mô toàn thế giới. Các học giả kinh tế tư bản chủ trương rằng chính phủ chỉ cần quản lý quốc phòng, an ninh quốc gia, và chỉ nên tham gia vào hoạt động kinh tế có giới hạn như qui định và thực thi luật pháp, thuế má, giải quyết thất nghiệp, điều chỉnh tài chánh, phân phối thu nhập, v.v… Ngoài ra, hoạt động kinh tế chính yếu do tư nhân và thị trường tự điều tiết. Tuy nhiên, những tiêu cực của nó cũng đã xảy ra, và càng ngày càng lộ rõ hơn như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, đình trệ đưa đến thất nghiệp, phá sản, v.v… Thêm một khuyết điểm quan trọng của chủ nghĩa Tư Bản là trong quá trình kinh tế phát triển sẽ hình thành một tầng lớp thiểu số thống trị kinh tế quốc gia. Khi thống trị kinh tế thì họ cũng chi phối quyền lực chính trị bằng sức mạnh kinh tế.

Như đã trình bày ở phần trên, đảng CSVN đang hướng theo con đường “dân tộc và dân chủ xã hội”, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và Mác làm nền tảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì, nếu không là lấy “dân tộc độc lập” làm tiêu chí. Và tư tưởng Mác là gì nếu không là nhằm đưa con người thoát khỏi những áp bức và bất công trong xã hội, trên lý thuyết.

Ngày nay, tại một số nước Bắc Âu như Denmark, Sweden,v.v…, sau khi xã hội gặp nhiều mâu thuẫn, bế tắc do “chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do” mang lại, họ bắt đầu cải thiện hệ thống tư bản, lấy “tính xã hội- sự bình đẳng và dân chủ” làm nền tảng, có thể tạm gọi là “Tính xã hội-chia xẻ lao động và thụ hưởng”. Tính bình đẳng này cũng không nằm ngoài tư tưởng cơ bản của Mác.

7.  Phủ nhận Ông Hồ Chí Minh với những lời lẽ không trung thực

Những người chống cộng không những phủ nhận lý tưởng và những thành tựu của Ông trong cuộc cách mạng giành lại độc lập và tự chủ cho đất nước, mà còn lăng nhục Ông với những lởi lẽ thô bỉ đầy thù hận, và bằng những câu chuyện bịa đặt không bằng cớ.

Ông Hồ Chí Minh là nhà cách mạng với lý tưởng giành lại "độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước". Trong bối cảnh đương thời, chủ Nghĩa Mác Lê là phương tiện để đạt được mục đích. Mặc dù Ông cũng tâm đắc với triết thuyết Mác, nhưng không cố chấp, lấy đó làm lý tưởng duy nhất trong đấu tranh và xây dựng xã hội, mà luôn lấy tinh thần dân tộc, độc lập làm nền tảng. Cũng như các triều đại huy hoàng Lý Trần, đều lấy dân làm gốc và xây dựng đất nước có tính " xã hội bình đẳng ".

Ông là người soạn và đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam tại Quảng Trường Ba Đình năm 1945, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ông mất năm 1969. Ông đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ành hưởng nhất trong thế kỷ 20.

Ông chủ trương kết hợp tư tưởng Mác Lê với chủ nghĩa Dân Tộc để làm sức mạnh giành độc lập từ các thế lực xâm lăng nước ngoài. Điều đặc biệt là trong suốt quá trình đấu tranh ông luôn cảnh giác dã tâm xâm lăng lãnh thổ của Trung Quốc, mặc dù Ông nhận được nhiều trợ giúp từ nước này. Theo Hồ Chí Minh, ý nghĩa của Độc Lập là giành độc lập từ thực dân Pháp, tiếp theo là Hoa Kỳ, và cả Trung Quốc. Độc lập còn có nghĩa không chỉ độc lập về lãnh thổ, chính trị mà còn là gìn giữ văn hoá, truyền thống có bản sắc riêng của dân tộc. Độc lập có hàm ý xa hơn là xây dựng một đất nước có nền tảng dân chủ, cộng hoà, tự chủ, có bản sắc riêng mà không cần mô phỏng hệ thống chính trị, xã hội của Trung Quốc hoặc nước nào khác. Lòng yêu nước, sự thông minh, tinh tế trong ngoại giao và tầm nhìn xa rộng của Ông trong vai trò lãnh đạo đã đưa cách mạng đến thành công.

Qua quá trình hoạt động cách mạng, đặc biệt trong thời gian hoạt động tại Liên Xô, Ông đã học tập và chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Mác-Lênin áp dụng vào vận động cách mạng. Bên cạnh đó, Ông cũng chịu ảnh hưởng của nền tự do, cộng hoà của phương Tây. Ông thường nhắc đến tự do, hạnh phúc. Tự do của dân tộc trên trường quốc tế, quyền được tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân trong xã hội được xây dựng trên nền tảng cộng hoà và dân chủ.

8. Kết

Ngày nay, khi đất nước được thống nhất và độc lập, người dân sống trong môi trường hội nhập, giao tiếp quốc tế rộng lớn với những nền văn hoá, chế độ xã hội khác nhau, thì không nhất thiết cần phải theo đuổi một chủ nghĩa nào. Con đường thích hợp và hài hoà có lẽ là lấy những tinh hoa của tư tưởng truyền thống dân tộc làm nền tảng thay vì lấy một chủ nghĩa nào làm lý tưởng. Chủ nghĩa nên coi là phương tiện chứ không là cứu cánh.

Từ cơ bản là hệ tư tưởng của Dân Tộc, sẽ kết hợp, dung hòa uyển chuyển những tinh hoa về tư tưởng, hệ thống kinh tế, xã hội của loài người-đặc biệt là hai tư tưởng được coi là đối nghịch nhau là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác và chủ nghĩa kinh tế thị trường. Ngoài ra, mô hình kinh tế xã hội của các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan, trong đó “phúc lợi và bình đẳng xã hội, chính sách minh bạch và phản ảnh ý dân” được coi trọng, có giá trị tham khảo.

Hơn ai hết, Việt Nam hiểu rất rõ "gian thâm" của Trung hoa từ ngàn xưa. Khi cần, họ làm hoà giả tạo, đợi khi VN yếu thế thì họ xâm lăng hoặc phá hoại không nhân nhượng.

Người dân và chính quyền Việt Nam cũng hiểu rất rõ về họa xâm lăng của Vatican- âm thầm và dài lâu nhưng rất thâm hiểm- với mục tiêu đưa đất nước, vào quĩ đạo tuân phục Vatican  (vừa là giáo hội Ca Tô Rô Ma vừa là cơ quan lãnh đạo quốc gia Vatican, mà họ tự nhận là đại diện cho “chúa/God” ở trần gian), thông qua đám con chiên Việt cuồng tín vong nô một lòng tuân phục Vatican, dù có phản lại quyền lợi của đất nước.

Con đường duy nhất cho Việt Nam để gìn giữ nền độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước, là xây dựng nội lực bằng cách phát triển kinh tế, kỹ thuật, an định chính trị, gìn giữ văn hóa, coi trọng giáo dục, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, người dân được sống trong thanh bình, hạnh phúc và thịnh vượng, nâng cao năng lực quốc phòng và xây dựng mạng lưới ngoại giao, quân sự liên kết phòng chống giặc ngoại xâm.

TP Thanh Tâm.

(tháng 10, 2017)

Tài liệu tham khảo và trích dẫn: “30.4.15: Điểm Lại Quãng Thời Gian Qua”, TP Thanh Tâm

Nguồn: tác giả gửi cho trang nhà sachiem.net.

Trang Thời Sự