Đưa Người Cửa Trước, Rước Người Cửa Sau

Gửi Các VIP Cộng Đồng

Làng Lưới

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/DinhNguyen.php

26-Oct-2013

Yêu ai yêu hẳn một người
Đừng như ăn cỗ lắm nơi nhiều phần
(Ca Dao)

I. Bài của Định Nguyên

On Thursday, October 24, 2013 12:46 PM, Dinh Nguyen wrote:

VỀ "CHÍ SĨ" NGÔ ĐÌNH DIỆM...

Trong sinh hoạt bát nháo của người VN tại xứ tự do nầy ai muốn nói, muốn tin điều gì cũng được.  Ông Trần Văn (SH: xem bài thứ 3 ở dưới) muốn tin tưởng và tung hô Ngô Đình Diệm là Chí Sĩ Yêu Nước cũng là quyền của ông.  Nhưng muốn nhiều người đồng tình, ông nên cố gắng viết cụ thể và có tính thuyết phục hơn, đặc biệt ông nên vận dụng khả năng để phản biện những nhận xét sau đây về Ngô Đình Diệm (NĐD).

1. NĐD không phải là một "Chí Sĩ Yêu Nước" mà là một bạo chúa 

Xin thưa trước, đây không phải là phán xét của cá nhân tôi mà là của tác giả Nigel Cawthorne.  

Trong cuốn Tyrants: History's 100 Most Evil Despots and Dictators, tác giả Cawthorne đã nêu tên ông NĐD trong danh sách 100 tên bạo chúa của nhân loại cùng với Stalin, Lenin (Nga), Hitler (Đức), Causescu (Rumani), Kim Il Sung (Bắc Hàn)...

Ông ta viết như sau: "Ngo Dinh Diem-President of South Vietnam-From exile he returns as Prime Minister in Bao Dai Government in South Vietnam.  1955 ousts Bao Dai in fixed election, declares himself a republic &names him president.  Ruthlessly repressed political dissenters, religious factions, and installed members of his family in important jobs.  Responds to failed coup with brutal repression, killing hundreds os Buddhists on the grounds they are aiding the Communist North".  Tác giả có thật, tác phẩm có thật, gần đây đã đăng trên những báo lớn của Anh, Canada, kể cả New York Time của Mỹ.  Tôi không đủ khả năng phản đối.  Đề nghị nhà văn/nhà báo trứ danh Trần Văn (Trần Văn Ngà) nên vận dụng kiến thức, có thái độ thích nghi đối với tên "phản động" Cawthorne để bảo vệ thanh danh "Chí Sĩ Yêu Nước" NĐD của mình.

2. NĐD là kẻ lừa thầy, phản bạn, tiêu diệt đối lập

NĐD dùng bộ máy công quyền để tiến hành

chiến dịch bôi nhọ hình ảnh Vua Bảo Đại

- Trước khi về VN làm Thủ tướng (1954), NĐD đã đến Cannes gặp cựu hoàng Bảo Đại, thề trung thành với Quốc Trưởng.  Nhưng ngay khi thu tóm được quyền lực, chỉ một năm sau NĐD tổ chức "trưng cầu dân ý" để truất phế Bảo Đại (ngày 23 tháng 10 năm 1955).  Cái gọi là "xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì" là một hình thức léo lận có tổ chức (fixed election) do NĐD chủ trương để truất phế ông thầy của mình.  NĐD đúng là kẻ lừa thầy số một.  Một số người hoài Ngô gọi các tướng lãnh lật đổ NĐD là "những con chó phản chủ", nghĩa là những vị tướng nầy từng phục vụ chế độ NĐD, từng được NĐD thăng quan tiến chức...thế mà lại "phản", lật đổ "chủ"!  Họ quên rằng, trước đó chính NĐD cũng có hành động tương tự đối với Vua Bảo Đại! Nếu gọi các tướng lãnh là "chó phản chủ" thì phải gọi NĐD là gì?! Kính mong nhà văn/nhà báo lỗi lạc Trần Văn/Trần Văn Ngà/Năm Voi cho biết "tôn ý"!

- Các ông Trần Văn Lý, Tạ Chương Phùng, Lê Quang Luật... là những người bạn của ông NĐD từ thuở ông còn tay trắng, đã ủng hộ, cưu mang NĐD khi ông còn lận đận.  Sau khi nắm chính quyền ông NĐD đối xử tệ với ông Trần Văn Lý, loại ông Lê Quang Luật ra khỏi chính quyền, thủ tiêu con trai của cụ Tạ Chương Phùng là Tạ Chí Diệp.  Hành động nầy đúng là hành động phản bạn của NĐD.

- Sau khi làm tổng thống, để được độc tài, độc tôn, gia đình trị...NĐD đã thủ tiêu, cho "đi mò tôm" các chính khách đối lập Nguyễn Bảo Toàn, Vũ Tam Anh, Tạ Chí Diệp...Dụ Tướng Trình Minh Thế về hàng rồi tiêu diệt, vô hiệu hoá tinh thần chống cộng sắt đá và hữu hiệu của các giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo ở miền Nam...Ngoài ra, NĐD còn âm mưu tiêu diệt hai chính đảng lớn là Đại Việt và Quốc Dân Đảng.  Đảng Đại Việt, trước nguy cơ bị tiêu diệt, phải lập chiến khu Ba Lòng (giữa Thừa thiên và Quảng Trị) để chiến đấu.  Quốc Dân Đảng lúc đầu được dùng nhưng sau đó cũng bị bí mật thủ tiêu, vô hiệu hoá những cá nhân, những sinh hoạt quan trọng nên đã quay lại chống chế độ NĐD một cách quyết liệt.

Những hành động lừa thầy, phản bạn, tiêu diệt các nhân sĩ đối lập, các đảng phái quốc gia nêu trên của ông NĐD là những hành động của một "Chí Sĩ Yêu Nước" sao?

3. Chế độ NĐD là một chế độ Thiên Chúa Giáo

Tôi xin được phép không viết nhiều về vấn đề nhạy cảm nầy, sợ có thể bị hiểu lầm là chống Thiên Chúa Giáo.  Quý vị nên tìm đọc tác phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh Mục TCG Trần Tam Tỉnh để hiểu rõ sự quan hệ đan xen/xấu tốt giữa TCG và dân tộc VN.  Thực tế lịch sử cho thấy chế độ NĐD là một chế độ dành mọi ưu ái cho TCG một cách toàn diện, muốn công giáo hoá toàn bộ miền Nam VN nên đã trấn áp các tôn giáo khác.

Theo Giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang: "Trong thời gian nắm giữ chức vụ thủ tướng và tổng thống ở miền Nam VN từ ngày 7/7/1954 cho đến 1 giờ trưa ngày 1/11/1963, Diệm đã cho thi hành kế hoạch Ki-tô hoá miền Nam bằng bạo lực khiến cho hơn 300 ngàn người bị sát hại, cùng với hơn nửa triệu người bị bắt giam và tra tấn hết sức dã man"...(Ngô Đình Diệm: Con Người Và Tội Ác)

Khi kẻ đứng đầu một chính phủ mà quốc sách không phải là quốc kế, dân sinh mà tìm mọi  cách, kể cả bạo lực để công giáo hoá toàn thể dân tộc như NĐD thì ông ta không thể là "Chí Sĩ Yêu Nước" được!  Nếu ông ta yêu nước thì nước đó là nước nào khác, không phải nước VN.  Gia đình họ Ngô đã có những hành vi phản dân tộc VN từ thời ông Ngô Đình Niệm, ông nội của ông NĐD nên mới bị mang tiếng là một gia đình "Tam Đại Việt Gian".

Theo tác giả Giuse Phạm Hữu Tạo, chủ bút mạng lưới dongduongthoibao.net khi chiến thuyền Pháp bắn phá và tấn chiếm Đà Nẵng vào năm 1858, có một số giáo sĩ Tây và giáo dân  VIỆT GIAN đón tiếp và xúi tấn công dứt điểm kinh thành Huế!  Trong số "giáo dân VIỆT GIAN" cam tâm "cõng rắn cắn gà nhà" nầy có Ngô Đình Niệm, ông nội của NĐD!

Dân Thiên Chúa Giáo từ Cha cố đến các Soeurs đều tích cực báo cáo cho Tây

Đến đời thân phụ NĐD là Ngô Đình Khả thì lại còn ghê gớm hơn nữa.  Sách tài liệu Soi Sáng Sự Thật ghi lại việc làm của ông Ngô Đình Khả như sau: "Ngô Đình Khả được Triều Nguyễn thời Pháp trọng dụng là nhờ công lao giúp Nguyễn Thân tiêu diệt lực lượng chống Pháp của nhà ái quốc PHAN ĐÌNH PHÙNG, và đặc biệt là Ngô Đình Khả đã đào mả Cụ PHAN, lấy xác cụ đốt thành tro , lấy tro nhồi vào thuốc súng để bắn cho tiêu tan hài cốt cụ PHAN.  Quả thật là một tên đại thần, đại gian đại ác"(Nguyễn Mạnh Quang/Ngô Đình Diệm: Con Người và Tội Ác)

4. Đoàn thể cộng đồng, quý vị VIP nên đứng ngoài

Xuất thân từ một gia đình ĐẠI VIỆT GIAN như thế, cộng với 9 năm cầm quyền tàn ác dựa trên gia đình trị, Cần Lao TCG trị...NĐD không thể nào trở thành "Chí Sĩ Yêu Nước" của dân tộc VN được.  Không một "Chí Sĩ Yêu Nước", yêu dân tộc nào lại loại bỏ Ngày Quốc Tổ Hùng Vương như "chí sĩ" NĐD đã làm!

Tôi không định viết về ông NĐD nhân ngày giỗ của ông ta.  Nhưng sau khi đọc bài của ông Trần Văn, tôi ghi vội vài nhận xét, hay nói đúng hơn tôi trích dẫn vài nhận xét của "thiên hạ".  Những nhận xét nầy cần được phản biện.

Xin đề nghị các báo, đặc biệt là báo nào đã đăng bài của ông Trần Văn, cho phổ biến bài viết nầy để rộng đường dư luận.  Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẵn sàng tranh luận, trưng dẫn tài liệu liên quan đến những gì tôi viết.

Việc tổ chức ngày giỗ ông NĐD tôi đã nói từ trước. Đây là một lãnh vực thuộc tình cảm cá nhân.  Ai muốn truy niệm ông NĐD thì cứ làm nhưng không nên biến ngày giỗ nầy thành một sinh hoạt chính thức của cộng đồng do các hội đoàn, đặc biệt là các đoàn thể cựu quân nhân đứng ra tổ chức, vì như thế sẽ làm cho sinh hoạt cộng đồng trở nên chồng chéo và hết sức vô nghĩa.  Ai cũng biết, chế độ NĐD đã bị Quân Lực VNCH lật đổ (chính cố TT/VNCH Nguyễn Văn Thiệu, lúc còn là Đại Tá đã chỉ huy Sư Đoàn 5 tấn công Dinh Độc Lập lật đổ ông NĐD).  Ngày Quân Lực 19 tháng 6 ra đời vào thời Đệ II Cộng Hoà, do các tướng lãnh lật đổ ông NĐD ban hành.  Đã tổ chức truy niệm, vinh danh ông NĐD thì không nên kỷ niệm Ngày Quân Lực, hoặc ngược lại.  Vì nếu làm cả hai thì hoá ra người chủ trương đã biến mình thành một con đĩ rạc "đưa người cửa trước, rước người cửa sau", bất luận "người" đó là ai! 

Lễ giỗ NĐD năm 2011 có quân đội giả chầu hầu

Việc tổ chức truy niệm ông NĐD đồng thời với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng có ý nghĩa tương tự.  Mong các VIP cộng đồng nên động não, có ý thức trong mọi sinh hoạt,  đừng để thiên hạ hoài nghi mình vì danh, vì tiền, hoặc cả hai.

Như mọi người đã biết, và chính ông Trần Văn cũng đã thừa nhận, hiện nay chuyện hoài Ngô và Bài Ngô đang xẩy ra một cách quyết liệt không khoan nhượng.  Là những tổ chức, đoàn thể chung của cộng đồng, quý vị nên đứng ngoài để tránh những tranh biện, chia rẽ không có lợi cho sinh hoạt chung.

ĐỊNH NGUYÊN

 (ngày 24 tháng 10 năm 2013)

____________________________

2. Bài của Cao Hữu Tâm

From: baos tam

Sent: Friday, October 25, 2013 11:18 AM

Subject: Re: [GoiDan] Re: [Nuoc_VIET] Cố TT Ngô Đình Diệm - Chí Sĩ Yêu Nước

Đối với tôi, ngày 30 tháng 4 là một ngày đẹp. Một vận hội mới mở ra cho dân tộc đất nước, hòa bình thống nhất!

Là ngừơi Công giáo, tôi không quên lời anh Charlie Nguyễn nói với tôi :"Anh chỉ là giáo dân thành phố, lọai theo đạo lơ-tơ-mơ (amateur), không như tôi (CharlieNguyễn) là đạo Ninh Cơ Thái Bình, đạo say máu đấu bò rừng (Bullfightercatholics).” Thế mà sau ngày 30 tháng tư, chính tội là nhân chứng chomấy anh bạn đạo gốc nhất, lại bỏ đạo ngang xương, coi đạo Chúa chẳng ra gì.

Một anh là bạn học ngồi cạnh tôi trong lớp. Nhớ lại thời gian cùng mài đũng quần chung lớp, tôi thừơng nghe anh hát những bài thánh ca, kể chuyện đạo bên giòng sông Ninh Cơ. Lại một anh bạn khác, cũng nòi đạo có lẽ hơn tôi rất nhiều, thế mà anh cho biết, con gái của anh,khi được người chồng cô định mang con đi rửa tội, cô đã dọa rằng :"Nếu anh mang nó đi rửa tội tôi bỏ anh luôn!"

Tôi phải sững sờ về sự thayđổi của mấy người bạn tôi, có lẽ, thật ra, không gì chán bằng thần tượng sụp đổ. Phần tôi, ngay từ lúc còn trong nước, tôi rất nhạt đạo, đến nỗi có bạn đã chê trách tôi về cái theo đạo như làm kiểng đó. Nhưng thật sự, rõ ràng là  tôi không theo đạo một chút nào cả. Một lần tôi đang đứng trước Nhà Bưu Điện Saigon, một anh bạn thuộc lọai tu xúât rặt, gặp tôi và mời tôi vào Nhà Thờ Đỏ nghe cha Trần Mục Đích, là linh mục Trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long về giảng. Nể bạn tôi đành vào nhà thờ nghegiảng. Nhưng khi nghe cha Trần Mục Đích giảng lúc nào "hồn nhập vào thai", chính anh bạn đó đã đạp chân tôi ra hiệu bảo bỏ về.

Như thế,ngòai cái kỷ luật đạo, mà giáo hội cũng như các cha áp đặt được, tháiđộ của ngừơi có đạo trửơng thành rất dễ có cơ hội "đào thóat".Tôi còn nhớ, vì ở Hnaoi, nhà tôi ở gần nhà thờ Hàm Long, nên mỗi sángsớm, khi thức dậy là tôi chạy một mạch đến nhà thờ. Sáng sớm, giữa nhàthờ chia ra hai bên nam nữ, gồm tòan các bô lão, họ đọc lọai kinh tậncùng bằng những tíêng kết thúc í, i ì, nghe rất buồn ngủ. Nhưng tôi thấy, có lẽ họ là những giáo dân "về chiều", chẳng có lễ mà cũng chẳng có chú bé, cha nhà thờ gì hết.

Mãi sau tôi mới biết, đó là lọai giáodân "thành phần bần cố nông". Họ đâu có tiền để cho nha thờ. Ngòai những buổi lễ sáng chủ nhật hay chầu (chiêm ngưỡng mình thánh Chúa),vào buổi chiều cùng ngày, giáo dân trung lưu khá giả mới có tiển cho nhà thờ!.Vì thế tôi mới bíêt nguồn lợi của nhà thờ. Thật ra nhiều ít gì tùy theo ý muốn đóng góp của giáo dân, không hề có nhà thờ giầu hay nhà thờ nghèo. Nhưng vô tình đọc tờ SGN, thấy giáo dân (?) Chu tất Tiến,chê bai những nhà thờ đồ sộ mới được xây, sau này, ở Việt Nam, với sựmỉa mai rõ ràng. Khiến cho tôi nghĩ, nếu giáo dân đóng góp cho việcxây cất nhà thờ lớn nhỏ thế nào là quyền tự do của họ. Vì nếu cứ theo buộc tội của nhà báo Chu tất Tiến, thì Công giáo Việt Nam chỉ được có những nhà thờ lọai "Ngã Ba Chú Ía" hay "Ngã Ba Chuồng Chó" thôi sao?

Tôi cũng đọc câu văn rất nổ như tạc đạn của giáo dân Chu tất Tiến là:"Theo Cộng sản để giữ đạo, diệt Cộng sản để cứu đạo!". Như thế cũng đã nhiều năm qua, sao chẳng thấy theo hay diệt CS gì hết? Tôi thấy ở Mỹ tự do ngôn luận, nên nói thế nào cũng được. Nhưng đại ngôn quá làm cho các giám mục trong nứơc bị nhột, vì nếu cứ hy vọng hải ngọai diệt Cộng sản, thì phải chờ đợi bao lâu nữa? Trong khi Tòa Thánh La Mã đang năn nỉ xin bang gíao với nhà nứơc ta. để được phép đặt Khâm Sứ cố định (Papal nuncio) hơn là Khâm Sứ lưu động (homeless nuncio!)

Nhóm Giao Điểm Công Giáo

Báo Mạng Houston (Newsnet@Houston)

caohuutam

1939@gmail.com

______________________

3. Bài của Trần Văn Ngà

On Wednesday, October 23, 2013 8:45 AM, nga-van tran wrote:

Thân gởi qúy vị,

Gần tới ngày 1 tháng 11, bước ngoặc nghiệt ngã của chế độ Đệ I VNCH.

Công và tội của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được luận bàn khá sôi nổi nhiều thập niên qua. Gần đây, có người tự nhận là nạn nhân của chế độ Ngô Đình Diệm và có người lại bênh vực chế độ Ngô Đình Diệm không tiếc lời.

 Cả 2 thái cực bênh và chống chế độ Ngô Đình Diệm đã mạt sát nhau thậm tệ.  Cá nhân tôi, không bênh không chống chế độ Đệ I CH chỉ viết những gì theo lương tâm của mình ray rức. Nếu chúng ta say mê chống hay bênh sẽ dễ rơi và mê lộ của Nghị Quyết 36 của csVN.

Kính mời qúy vị đọc cho vui bài viết thô thiển này.

Thân kính, Ngà

Diễn Đàn,

Ngày 1.11.1963, một bước ngoặc nghiệt ngã, sụp đổ nền Đệ I Cộng Hòa.

Nửa thế kỷ sau, nhiều người Việt có thiên kiến dị bịệt thường công kích nhau thậm tệ, nặng lời: công và tội của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Dưới chế độ Đệ I Cộng Hòa, người viết chỉ là 1 giáo viên làng, không có hưởng nhiều ân sủng của chế độ. Niên học 1954 - 1955, lương của 1 giáo viên công nhật như tôi gần $2,500 VN, ăn cơm tháng chưa tới 1 trămvà có thể  mua 1 hay gần 2 lượng vàng/tháng. Từ năm 1955 đến 1963 là những năm yên bình, thịnh trị nhất của miền Nam VN.

Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, đất nước bắt  đầu nghiêng ngã, vật giá gia tăng phi mã, chiến tranh quốc cộng leo thang vì bị "cách mạng 63" dẹp bỏ quốc sách Ấp Chiến Lược. Mặc dù, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do CSBV nặn ra từ tháng 12.1960, nhưng chẳng làm được cơm cháo gì, ngoại trừ ban đêm khuya vắng vài xã vùng sâu như ở " Bến Tre đồng khổ (khởi)" đánh thùng thiếc gây tiếng vang "cho vui" của csBV. Sau cái chết oan nghiệt của Tổng Thống Ngô  Đình Diệm, chính thể VNCH không có 1 lãnh tụ tài ba lãnh đạo trong 1 thời gian khá dài, 1963 - 1967.

Khi có bầu cử và khai sáng nền Đệ Nhị Cộng Hoà

từ năm 1967 - 1975, tình hình miền Nam có xu thế thăng tiến với chiến thắng Mậu Thân năm 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972... Khi "đồng minh tháo chạy" từ sau khi có Hiệp Định Ba Lê 1973,CSBV xua toàn quân vào cưỡng chiếm miền Nam qua dấu mốc lịch sử 30.04.1975.

Như vậy, chúng ta chớ vội kết tội cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà phải để lịch sử soi sáng.

Xin mời qúy vị độc giả đọc và suy nghĩ bài viết thô thiển của tôi.

Thân kính,

Nhà báo Trần Văn

4. Phụ Bản của SH:

Vài Bức Ảnh Để Đời: Ngô Đình Diệm & Bảo Đại

Lý Nguyên Diệu

Nguồn http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/02/v-ai-buc-anh-e-oi-ngo-inh-diem-bao-ai.html

Ngày 18/6/1954, dưới sức ép của cả Mỹ lẫn Pháp, Vua Bảo Đại ký Sắc lệnh 38QT ủy nhiệm toàn quyền Dân sự và Quân sự cho ông Diệm.

Một tuần sau đó, ông Diệm từ Pháp bay về Sài Gòn và ngày 7/7/1954, chính thức lên làm Thủ tướng.

http://2.bp.blogspot.com/-1KRToiK53W0/UQhxSWuRoXI/AAAAAAAAAKQ/bmF4XqBu9Ic/s320/VNMLQHT-Thanh+019.jpg

 Hình trên: Vua Bảo Đại hồi loan và ở lại Việt Nam cho đến năm 1953.

Hình dưới: Tháng 6-1954, ông Diệm về nước trên máy bay Air France của Tây sau “bao năm  từng lê gót nơi quê người

Bốn tháng sau đó, theo khuyến cáo của Mỹ, ngày 10/11/1954, ông Diệm viết lá thư dưới đây bày tỏ lòng trung thành và tình vua tôi để yêu cầu “Hoàng Thượng” Bảo Đại trì hoản ngày về nước, nhưng thật ra là để Mỹ có thì giờ giúp ông Diệm tiến hành âm mưu lật đổ ông Bảo Đại, chính thức mở đầu quá trình thay con cờ Pháp bằng con cờ Mỹ tại Việt Nam.  [Có thể đọc thêm Giải phẩu một cuộc cướp ngai vàng của Chánh Đạo]

Cho nên gần một năm sau lá thư đầy tình nghĩa vua-tôi trung quân ái quốc đó, ngày 23/10/1955, trong một cuộc Trưng cầu Dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đánh bại Quốc trưởng Bảo Đại với tỷ số  … 98.2% (5,721,735 phiếu trên tổng số 5,828,857) nhưng cuộctrưng cầu dân ý xét ra có những sắp xếp gian lận.

Như vậy, rõ ràng “nhà nho” Ngô Đình Diệm, từ rất sớm, đã lộ nguyên hình là kẻ phản thầnvới một cuộc Trưng cầu Dân ý gian trá bằng cách lạm dụng phương tiện của chính quyền và gian lận bầu cữ để thắng một đối thủ không được phép có mặt tại Việt Nam.

 Sau đây là Bản dịch nguyên văn lá thư ông Ngô Đình Diệm gởi Quốc trưởng Bảo Đại [Nguyên bản bằng Pháp ngữ]:

Kính gởi Hoàng thượng Bảo Đại

Quốc trưởng Việt Nam

Kính thưa Ngài,

Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đã chỉ thị cho bào đệ Ngô đình Luyện truyền lại cho tôi.

Ngài đã biết rõ sự bất vụ lợi và lòng trung thành của dòng họ chúng tôi, trong quá khứ, đã phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hãy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với lòng tin cậy thân yêu mà Ngài đã dành cho.

Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần Nội các đã gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây lòng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi.

Thật ra hoài bảo thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởngtrong các đại sự của Quốc gia, về Binh bị, Ngoại giao, Xã hội, Tài chánh hay Hành chánh.

Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở Quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống còn và tương lai của đất nước.

Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong.

Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân.

Trình Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đã nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp.

Tiếc thay khi được tin nầy thì những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đã tăng lên gấp bội, vì những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đã lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài.

Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau lòng thỉnh cầu ngài dời hoãn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn.

Sự mong đợi chuyến về của Hoàng thượng càng lớn khi tôi cần dựa vào sự minh triết của Hoàng thượng để giúp tôi, ngoài những việc khác, tái tổ chức và phát triển Hoàng Triều Cương Thổ mà Hoàng thượng đã tức thời quyết định cho sát nhập về với Việt Nam. Việc nầy đã được sự tán thành của toàn dân.

Tôi nghỉ rằng, thật ra các miền Cao nguyên đó, từ lâu đã được sự chăm lo ưu ái của Hoàng thượng, rồi đây sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về một tổ chức xã hội, kinh tế và quân sự mà các ngành Hành chánh cao cấp sẽ được chính phủ bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Ngài.

Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đã dành cho.

Tình trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đã gây quá nhiều lo âu cho tôi, vì vậy những bằng chứng về lòng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi.

Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đã có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, thì Hoàng thượng sẽ không để những tình cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân.

Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, vì tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra.

Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản vì tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần.

Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ trình lên Ngài với lòng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.

Sài gòn, ngày 10 tháng 11 năm 1954

Ngô Đình Diệm”

(trang 5 của nguyên bản bức thư bằng tiếng Pháp - NDX sưu tầm)

 

Thượng thư Ngô Đình Diệm (bên phải), bầy tôi trung thành của Hoàng Đế Bảo Đại (giữa)

Nhờ xử dụng toàn bộ bộ máy công quyền để tiến hành chiến dịch bôi nhọ cá nhân vua Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm đã thắng … 98.2% số phiếu vào ngày 23-10-1955. (Thua suýt soát 99.3% của Saddam Hussein !)

Chưa lên làm Tổng thống mà đã gian lận phi dân chủ như thế, cho nên sau nầy khi có toàn quyền sanh sát trong tay, ông Diệm mới siết chặt nên độc tài Công giáo trị và Gia đình trị của mình. Thật thê thảm cho nền … Đệ nhất Cọng hòa !

Ông Diệm chểm chệ ngồi trên thuyền, để cho sĩ quan Quân lực VNCH bì bỏm lội nước đẩy thuyền.

Thế mà sau nầy, tại hải ngoại, đám tàn dư Cần Lao ác ôn nhà Ngô tạc tượng ông tay cầm gậy batoong, tay giơ cao mũ phớt không khác gì anh hề Charlot !

http://4.bp.blogspot.com/-nSlg8In0Ib4/UQh7ivaX4XI/AAAAAAAAALM/8NdkQ1dRAeE/s320/HPIM8547.JPG

“Tượng đài” ông Diệm trong vườn nhà netter có tên là “Ts Hồng Lĩnh Hồ Nam Trân” tại Thụy Sĩ

Trang Tôn Giáo