Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái

Trần Chung Ngọc

bản in ¿ trở ra mục lục 06 tháng 7, 2010

 

Thế Kỷ 19: Thời Đại Của Các Hệ Thống Tư Tưởng

(The Age of Ideology)

Thế kỷ 19 có ba vĩ nhân làm thay đổi bộ mặt của Ki Tô Giáo qua những nghiên cứu khoa học và xã hội: Charles Darwin, Karl Marx, và Robert G. Ingersoll. Charles Darwin là một khoa học gia người Anh, Karl Marx là một triết gia người Đức, còn Robert G. Ingersoll là một nhà tư tưởng tự do (freethinker) nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Charles Darwin sinh năm 1809, Karl Marx, 1818, và Ingersoll, 1833.

Darwin:

Năm 1859, Charles Darwin cho ra đời cuốn Về Nguồn Gốc Các Chủng Loại Do Chọn Lọc Tự Nhiên (On the Origin of Species By Means of Natural Selection). Then chốt của thuyết này là ở phần cuối tên cuốn sách: Chọn Lọc Tự Nhiên. Chỉ hai chữ “Chọn lọc” (Selection) đã bác bỏ một lý luận chống đối rất kém của Ki Tô Giáo, cho rằng tiến trình Tiến Hóa là do sự ngẫu nhiên hay tình cờ, để bác bỏ.

Charles Darwin và quyển

"The Origin Of Species"

Charles Darwin là người Anh nên sự chống đối bắt đầu từ bên Anh với giám mục Samuel Wilberforce ở Oxford. Giám mục Wilberforce lên án Darwin phạm tội “có khuynh hướng giới hạn sự vinh quang của Thiên Chúa (God) trong sự sáng tạo” (Guilty of “a tendency to limit God’s glory in creation”); rằng “nguyên lý chọn lọc tự nhiên thì tuyệt đối không tương hợp với lời của Thiên Chúa” (the principle of natural selection is absolutely incompatible with the word of God); rằng nguyên lý này “đối ngược với sự mạc khải về những mối liên hệ giữa sự sáng tạo và đấng sáng tạo” (contradicts the revealed relations of creation to its Creator); rằng thuyết này “không phù hợp với sự tràn đầy vinh quang của Thiên Chúa” (inconsistent with the fullness of His glory); rằng có một “giải thích đơn giản hơn về sự hiện diện của những dạng kỳ lạ trong những tác phẩm của Thiên Chúa – sự giải thích đó là “sự sa ngã của Adam”(a simpler explanation of the presence of these strange forms among the works of God – that explanation being “the fall of Adam”). Rõ ràng là đầu óc của ông giám mục này, và có lẽ của đa số các giám mục khác trong thời đó, cũng như đầu óc của những tín đồ hạ căn cuồng tín ngày nay, điển hình là Mục sư Rick Warren, tác giả cuốn “The Purpose Driven Life”, không chứa được cái gì khác ngoài những điều tin nhảm tin nhí vào Thánh Kinh, cho rằng tất cả những lời “mạc khải” của Thiên Chúa, do những người của một dân tộc du mục trong thời bán khai, Do Thái, viết trong Thánh Kinh, tất nhiên phải là những chân lý.

Rồi đến Hồng y Manning lên tiếng tuyên bố “căm thù quan điểm mới về thiên nhiên” (declared his abhorrence of the new view of Nature), và mô tả quan điểm này là “một triết lý thô bạo – nghĩa là, không làm gì có Thiên Chúa, và con khỉ là Adam của chúng ta” (a brutal philosophy – to wit, there is no God, and the ape is our Adam). Manning không hiểu thuyết Tiến Hóa cho nên mới viết nhảm: “con khỉ là Adam của chúng ta” nghĩa là tổ tiên loài người là khỉ.

Một mục sư Tin Lành, phó giám đốc viện “chống khoa học “nguy hiểm”” (institute to combat “dangerous” science), tuyên bố là lý thuyết của Darwin là “một toan tính truất ngôi Thiên Chúa” (an attempt to dethrone God).

Nhiều vị lãnh đạo Ki Tô Giáo khác đã lên án Darwin là chủ trương “Thiên Chúa đã chết” (God is dead); “Nếu thuyết của Darwin đúng thì chuyện sáng thế là láo khoét, toàn thể cuốn sách về sự sống tan ra từng mảnh, và sự mạc khải của Thiên Chúa cho con người, mà người Ki Tô chúng ta biết, là một ảo tưởng và một cái bẫy” (If the Darwinian theory is true, Genesis is a lie, the whole framework of the book of life falls to pieces, and the revelation of God to man, as we Christians know it, is a delusion and a snare).

Giới giáo sĩ Ki Tô Giáo ở khắp nơi tiếp tục lên tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa trong nhiều năm liền, và sự chống đối này lan sang nhiều nước Ki Tô khác ở Âu Châu như Pháp, Đức, Ý v..v..và lan sang cả Mỹ và Úc. Chúng ta có thể đọc những lời chống đối tương tự ở các quốc gia trên, thí dụ như: “lên án Darwin là không tin vào Thiên Chúa” (Infidelity); là “vô thần” (atheist); hoặc “Nếu giả thuyết này đúng thì Thánh Kinh chỉ là một chuyện giả tưởng không thể dung thứ được.. như vậy trong gần 2000 năm nay các tín đồ Ki Tô đã bị lừa dối bởi một lời nói láo vĩ đại.. Darwin đòi hỏi chúng ta không nên tin vào lời đầy quyền năng của Đấng Sáng Tạo” (If this hypothesis be true, then is the Bible an unbearable fiction..then have Christians for nearly two thousand years been duped by a monstrous lie..Darwin requires us to disbelieve the authorative word of the Creator); “Thuyết Tiến Hóa trái ngược với những điều rõ ràng trong Tân Ước cũng như Cựu Ước: Nếu tất cả chúng ta, người và khỉ, sò và chim ưmg, đều phát triển từ một mầm gốc, thì lời tuyên bố vĩ đại của Thánh Paul: “Không phải mọi sinh vật đều có cùng một loại xương thịt, có một loại cho người, một loại khác cho thú vật, một loại khác cho cá, và một loại khác cho chim” – là sai bét” (The evolution theory is as contrary to the explicit declarations of the New Testament as to those of the Old – If we have all, men and monkeys, oysters and eagles, developed from an original germ, then is St. Paul’s grand deliverance – “All flesh is not the same flesh; there is one kind of flesh of men, another of beasts, another for fishes, and another for birds” – untrue); “Tạo trong những độc giả một sự không tin vào Thánh Kinh” (to produce in their readers a disbelief of the Bible); “một biếm họa chế giễu sự sáng tạo” (a caricature of creation); “đuổi đấng Sáng Tạo ra khỏi cửa” (turned the Creator out of doors); “quyết tâm săn đuổi Thiên Chúa ra khỏi thế giới” (resolved to hunt God out of the world); “hoàn toàn không phù hợp với Thánh Kinh” (utterly inconsistent with the Scriptures); “không biết đến sự thiết kế trong việc sáng tạo của Thiên Chúa là truất ngôi Thiên Chúa” (to ignore design as manifested in God’s creation is to dethrone God); “một Thiên Chúa vắng mặt, không làm gì cả, đối với chúng ta là không có Thiên Chúa” (an absent God, who does nothing, is to us no God); “thuyết tiến hóa và thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh về nguồn gốc con người không thể nào hòa hợp với nhau được” (evolutionism and the scriptural account of the origin of man are irreconciable); “không biết đến Chúa Cha và không tuân theo phúc âm của con ông ta (nghĩa là Chúa Con = Giê-su)” (know not God and obey not the gospel of his Son); “nếu thuyết của Darwin đúng thì không có chỗ nào cho Thiên Chúa” (if the Darwinian view is true, there is no place for God) v..v..

Trước những sự chống đối thuyết Tiến Hóa của Ki Tô Giáo dựa trên niềm tin tuyệt đối vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh, Herbert Spencer, một khoa học gia cùng thời với Darwin, đã đưa ra một lời phê bình sắc bén:

“Những người dũng cảm như hiệp sĩ bác bỏ thuyết Tiến Hóa vì thuyết này không có đầy đủ sự kiện chứng minh có vẻ như quên rằng thuyết Sáng Tạo của họ không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào .” [8]

Thứ ba, điểm đặc biệt nhất ở đây là chính những luận cứ của Ki Tô Giáo chống đối thuyết Tiến Hóa đã quật ngược lại họ một cách không thể cứu vãn, do đó cái đường thẳng “tin Chúa” của Ki Tô Giáo chỉ còn có thể cúi đầu khuất phục đi theo cái đường cong Tiến Hóa như linh mục dòng Tên Teillard de Chardin nhận định. Thật vậy, như trên chúng ta đã biết, những luận cứ chống đối như:

  • “Nếu thuyết của Darwin đúng thì chuyện sáng thế là láo khoét, toàn thể cuốn sách về sự sống (cuốn Thánh Kinh) tan ra từng mảnh, và sự mạc khải của Thiên Chúa cho con người, mà người Ki Tô chúng ta biết, là một ảo tưởng và một cái bẫy”;

  • “Nếu giả thuyết này đúng thì Thánh Kinh chỉ là một chuyện giả tưởng không thể dung thứ được.. như vậy trong gần 2000 năm nay các tín đồ Ki Tô đã bị lừa dối bởi một lời nói láo vĩ đại.. Darwin đòi hỏi chúng ta không nên tin vào lời đầy quyền năng của Đấng Sáng Tạo”;

  • “Nếu thuyết của Darwin đúng thì không có chỗ nào cho Thiên Chúa”

  • “Thuyết Tiến Hóa trái ngược với những điều rõ ràng trong Tân Ước cũng như Cựu Ước”

    Ngày nay, nhân loại đã có câu trả lời thích đáng: “Thuyết Tiến Hóa đúng, là một quá trình thiên nhiên, là một sự kiện (fact) không ai có thể phủ bác, và không còn cần phải bàn cãi nữa.” Và lẽ dĩ nhiên, câu trả lời này kéo theo những sự kiện (facts) khác, kết luận từ những luận điệu chống đối nêu trên:

  • Chuyện sáng thế là láo khoét, toàn thể cuốn sách về sự sống (cuốn Thánh Kinh) đã tan ra từng mảnh, và sự mạc khải của Thiên Chúa cho con người, mà người Ki Tô biết, là một ảo tưởng và một cái bẫy”

  • “Thánh Kinh chỉ là một chuyện giả tưởng không thể dung thứ được.. và trong gần 2000 năm nay, các tín đồ Ki Tô đã bị lừa dối bởi một lời nói láo vĩ đại..”

  • “Không có chỗ nào cho Thiên Chúa” [ở trong thế giới của chúng ta ngày nay. TCN]

  • “Thuyết Tiến Hóa đúng, vậy Thánh Kinh (Cựu Ước & Tân Ước) phải sai.”

    Marx:

    Trước khi nói đến Karl Marx có lẽ chúng ta cũng cần biết qua Marx là người như thế nào?

    1835: Marx vào Đại Học Bonn học Luật.

    1836: Marx đổi sang học Luật tại Đại Học Friedrich-Wilhelms-Universität ở Berlin.

    1836-38: Marx học Luật, Triết Lý, Lịch Sử, Anh Ngữ và Pháp Ngữ ở Berlin.

    1839-41: Marx nghiên cứu Triết Lý Hi Lạp và viết Luận Án Tiến Sĩ. Tốt nghiệp Ph.D. năm

    1840 với luận án so sánh lý thuyết nguyên tử của Democritus và Epicurus

    Karl Max và quyển

    "Das Kapital"

    Ở đây tôi xin miễn kể ra những tác phẩm của Marx mà cả thế giới đã phải để tâm nghiên cứu và được dạy trong mọi đại học danh tiếng trên đất Mỹ.

    Vị trí của Marx trong số những tư tưởng gia vĩ đại của thế giới là như thế nào?

    1. “Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả đài BBC Radio 4 trong tháng 7, 2005 thì, trong số 20 tư tưởng gia được biết đến, kính trọng, và có ảnh hưởng nhiều nhất, Marx lại được coi như là một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại”??. [BBC Press Release: 13-7-2005: Out of a shortlist of twenty of the best known, most respected and influential philosophical thinkers, nominated by the In Our Time audience, Karl Marx has been voted the Greatest Philosopher of all time by BBC Radio 4 listeners.] Theo bảng kết quả thì David Hume, một nhà nhân bản, xếp hạng 2, Nietzshe hạng 4, Kant hạng 6, và Aquinas của Ki-tô Giáo hạng 7.

    2. Kết quả chọn vĩ nhân của Đức Quốc, với con số tham dự trên 5 triệu người, Karl Marx đứng hàng thứ 3 trong 100 ứng viên, Albert Einstein đứng hàng thứ 10 ( www.unserebesten.zdf.de).

    Lạ nhỉ, cả thế giới trí thức này đều không đủ trình độ để bài bác Marx như những “lý thuyết gia” Mít nửa mùa, dỏm, kiến thức ăn đong, tự phong trên Internet như Minh Võ, Đỗ Thái Nhiên, Trương Minh Hòa, Trần Mạnh Hảo v…v… và v…v...

    Ở đây tôi không bàn đến vấn đề người ta đã áp dụng chủ thuyết Marx đúng hay sai trong những bối cảnh lịch sử địa phương. Tôi cũng không bàn đến lý thuyết về “kinh tế chính trị” (political economy) đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn trên các xã hội Tây phương như thế nào, thí dụ như thành lập nghiệp đoàn, thiết lập những quyền lợi của công nhân v…v…. Nội dung bài này là viết về những ảnh hưởng đưa đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo. Không thể phủ nhận là Marx đã chống tôn giáo, đúng ra là Ki Tô Giáo của Tây phương. Khi Marx nói “tôn giáo là thuốc phiện” thì tôn giáo đây là Ki Tô Giáo mà Marx biết rõ chứ không phải nói về mọi tôn giáo

    Nhiều nhà thần học CaTô cũng đã nghiên cứu về ý chí chống tôn giáo của Marx, điển hình là sự phân tích của Linh mục John Courtney Murray, một nhà Thần Học Ca Tô nổi danh thuộc hiệp hội Giê-Su (S.J. = Society of Jesus), trong cuốn "Vấn nạn về Gót" ("The Problem of God", Yale University Press, New Haven & London, 1964). Tôi đã tóm tắt sự phân tích này trong bài “Phật Giáo Việt Nam Giữa Hai Ý Hệ Công và Cộng”, đăng trên giaodiem.com trước đây. Ở đây tôi chỉ nói đến kết quả của sự phân tích này.

    Qua mấy điểm phân tích của Linh Mục Murray về luận cứ chống tôn giáo của Marx, chúng ta thấy rằng cái tôn giáo mà Marx muốn chống là cái tôn giáo độc Thần trong các xã hội tư bản, phong kiến, cái tôn giáo đã liên kết với thế quyền và tư bản để bóc lột dân vô sản qua sách lược lừa dối, dụ dỗ, ru ngủ, hứa hẹn những điều không tưởng, cái tôn giáo trong đó giới giáo sĩ được hưởng những đặc quyền vật chất, ngự trị trên sự qụy lụy của đa số giáo dân sống trong nghèo khổ, chứ không phải là các tôn giáo Đông phương như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo mà Marx không hiểu gì và không hề có kinh nghiệm gì về những tôn giáo này. Thật vậy, Marx chủ trương đánh bật vị "“Gót” trong Thánh Kinh" ra khỏi đầu óc con người. Đây cũng là chủ thuyết nhân bản, vì thực tế cho thấy rằng, chỉ có con người mới giúp được con người, mới thay đổi cải tiến được xã hội, thay đổi được lịch sử, chứ không phải là một “Gót” luôn luôn vắng mặt. Chúng ta còn nhớ chuyện một nông dân Mỹ, trong một năm được mùa, được ông linh mục xứ khuyên hãy cảm tạ Thiên Chúa đã “giúp con được mùa”. Nông dân Mỹ trả lời: “Thưa Cha, con phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi công sức mới được như vậy. Nếu phó mặc cho Thiên Chúa thì đồng lúa của con chỉ có toàn là cỏ dại.” Óc thực tế của người Mỹ hiểu biết là như vậy.

    Nói tóm lại, quan điểm tôn giáo của Marx chủ trương bác bỏ một “Gót” của Ki Tô Giáo, một “Gót” có những thuộc tính không xứng đáng với một “Gót” nếu thực sự là “Gót”. Marx muốn loại bỏ một “Gót” bất xứng như vậy ra khỏi đầu óc con người, vì một “Gót” như vậy chỉ có tác dụng làm tê liệt đầu óc con người như thuốc phiện. Kết quả lý thuyết Marx đã làm cho người dân Âu Châu thức tỉnh phần nào, vứt đi cặp nạng Thiên Chúa, và đưa Ki Tô Giáo vào con đường suy thoái không có cách nào cứu vãn. Hiện tượng này thật là rõ rệt, không những chỉ ở Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Bắc Mỹ. Cho nên không lạ gì khi chúng ta thấy Ki Tô Giáo, nhất là Ca-tô Rô-MaGiáo, rất tích cực chống Marx qua sách lược mượn CS, cũng như đã mượn CS để chống vô thần trong khi vô thần đã có từ ít ra là 2000 năm chứ không chỉ xuất hiện từ khi có Marx.

    Ingersoll:

    Robert G. Ingersoll là một nhân vật rất đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông ta mang cấp bậc Đại Tá trong cuộc nội chiến, và sau đó làm Chưởng Lý (Attorney General), bang Illinois. Tượng kỷ niệm Ingersoll hiện nay còn ở Periora, Illinois. Chỉ cần vào Google, đánh chữ Robert G. Ingersoll là chúng ta có thể thấy tất cả những gì chúng ta muốn biết về ông ta.

    Tượng kỷ niệm Ingersoll

    ở Periora, Illinois

    Ingersoll là nhà tư tưởng tự do [a freethinker] nổi danh nhất nước Mỹ, một chiến sĩ tiền phong trong chủ trương giải phóng đầu óc con người khỏi những cùm xích của vô minh và mê tín Ki Tô Giáo (free men’s minds from the shackles of ignorance and Christian superstition). Trong công cuộc giải hoặc Ki Tô vào cuối thế kỷ 19, khi mà các nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo còn nhiều quyền thế và người dân còn trong vòng mê tín, Ingersoll đã phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm. Ông ta đã bị bôi bẩn, nhục mạ, vu khống, chụp mũ, chế giễu, xa lánh, tẩy chay và đe dọa đến tính mạng (He was maligned, insulted, slandered, libeled, caricatured, shunned, ostracized, and his life threatened.) Nhưng ông ta đã không thoái lui, đứng vững như bàn thạch. Và ông ta đã đi rất nhiều nơi để thuyết trình. Điểm đặc biệt là muốn nghe ông thuyết trình phải trả 2 đô-la (vào khoảng 1890) cho mỗi đầu người, nhưng bao giờ phòng cũng đông nghẹt người. Nhiều giáo dân đã bỏ đi lễ nhà thờ để đến nghe ông thuyết trình “chống đạo” của họ. Điều này làm Ki Tô Giáo lo sợ. Chúng ta hãy đọc một đoạn Joseph Lewis viết về Ingersoll:

    “Khi thế giới tôn giáo nhận thức được sự nguy hiểm của Ingersoll, họ tập hợp những cỗ trọng pháo của họ để chống ông ta (Ingersoll).

    Từ hàng ngũ tôn giáo, những người có khả năng nhất được tuyển mộ. Những sự khác biệt tôn giáo được quên đi – Tin Lành và Ca Tô trở thành những “chiến hữu” đồng vai sát cánh chống kẻ thù chung. Dưới ngọn cờ Giê-su Ki Tô chỉ có một tiếng hô xung trận – “Phải tiêu diệt Ingersoll, không thì chúng ta thua”.

    Những tướng lãnh trang bị giáp phục và tiến tới cuộc chiến.

    Những cỗ đại pháo hướng về ông ta.

    Mở đầu là một ông “cảnh sát”, viên Chưởng Lý của chính phủ Hoa Kỳ: Jeremiah S. Black. Rồi tới con chó sói mang lốt con cừu, hiền hòa và ăn nói nhỏ nhẹ – giáo sĩ Henry M. Field. Những câu trả lời nhỏ nhẹ của ông này chứa đầy chất độc của sự phẫn nộ tôn giáo. Sau đến Ngài William E. Gladstone – Thủ Tướng Anh, đại diện dân sự cho Tin Lành, tôn giáo của quốc gia. Khi sự chuyên chế của quốc gia cộng chung với sự đạo đức giả của giáo hội, chúng ta có một thí dụ hiện đại về hai con chim kền kền song sinh đã từng xâu xé con người, quyền của con người, qua nhiều thời đại. Sau cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là Hồng Y Manning. Chưa từng bao giờ mà giáo hội Ca Tô bị một đòn nặng đến chết (such a death blow) như vậy. Viên chức cao cấp nói tiếng Anh lưu loát này của giáo hội đã bị bẽ mặt và nhục nhã.

    Ingersoll đã đánh đổ tất cả những người này.

    Họ bị tan tành như những cọng cỏ bị cắt bởi máy cắt cỏ.

    Với kiến thức dạt dào tuôn ra về vũ trụ và những định luật vận hành trong đó một cách chính xác, với những câu hỏi về lôgic không thể trả lời nổi, với sự hiểu biết Thánh Kinh nhiều hơn là những đối phương thuộc giới giáo sĩ, và với sự hùng hồn vô tiền khoáng hậu, những kẻ thù của Ingersoll đã được bỏ lại trên bãi chiến trường – thương tích trầm trọng – chỉ còn những tiếng thở hắt ra.

    Họ không bao giờ còn kiếm chuyện với Ingersoll nữa. Họ đã thấm đòn quá đủ. Họ không còn muốn đối đầu với Ingersoll nữa.” [9]

    Một số bài đặc sắc của Ingersoll như “Những Lời Châu Ngọc Về Cuốn Kinh Thánh” và “Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo” đã được dịch và đưa lên trang nhà Giao Điểm trước đây.

     

    Thế Kỷ 20: Thời Đại Phân Tích

    (The Age of Analysis)

    Thế kỷ 20 là thế kỷ với những tiến bộ vượt bực về kiến thức của nhân loại trong mọi lãnh vực. Vì có quá nhiều khám phá trong mọi bộ môn kiến thức của nhân loại, cho nên chúng ta không thể kể ra hết. Sau đây tôi chỉ kể vài sự kiện liên quan đến chủ đề của bài viết này: Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo.

    - 1912, Leawitt khám phá ra sự tương quan giữa chu trình Cepheid (hiện tượng ngôi sao mới đầu sáng, rồi mờ đi, rồi lại sáng trở lại, và cứ tiếp tục thay đổi đều đặn như vậy) và độ sáng [Khám phá này về sau được áp dụng để tính ra khoảng cách của một ngôi sao đối với trái đất.]

    - 1927, Thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ. Xin đọc:

    http://www.sachhiem.net/TCN/TCNkh/TCNkh00.php

    - 1929, Hubble khám phá ra rằng các thiên hà càng ngày càng di chuyển ra xa. [Khám phá này kiểm chứng thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ]

    - 1953, Watson và Crick mô tả cái thang xoắn của DNA.

    - 1965, Arno Penzias và Robert Wilson ở trung tâm khảo cứu của hãng Bell (Bell Research Laboratories), dò ra được bức xạ nền (background radiation), một loại âm thanh vi sóng vô tuyến thuần nhất trong vũ trụ (microwave radio noise coming uniformly from all over the sky), di tích của Big Bang đã được Gamow tiên đoán từ thập niên 1940.

    - 1975, máy điện toán cho cá nhân (personal computer) được tung ra thị trường.

    - 1992, Internet mang đến mạng lưới thông tin toàn cầu

    - 1992, vệ tinh COBE (COsmic Background Explorer) của cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã dò ra được những vân trong bức xạ nền với những sai biệt đúng như sự tiên đoán của các khoa học gia. Thuyết Big Bang không còn là một thuyết nữa mà trở thành một sự kiện khoa học (scientific fact) và cả thế giới đều công nhận sự kiện này về nguồn gốc của vũ trụ.

    - 1994, khám phá ra một ông tổ của loài người cách đây 4.4 triệu năm [4.4 million-year-old human ancestor is found]

    - 1996, con cừu Dolly được con người “sáng tạo” theo phương pháp “cloning” [tạo sinh vô tính?]

    Đó là chưa kể ngày nay y học đã tiến bộ đến mức thay được những cơ quan trong người như thận, gan, tim v..v…
     

    thang xoắn của DNA -

    và việc chế tạo thành công

    "con cừu Dolly" năm 1996

    Hài cốt loài người 4.4 triệu năm

    Ứng dụng của máy điện tóan

    Vệ tinh COBE

    Chỉ cần những khám phá trên mà thôi cũng đã đủ để phá đổ toàn bộ thuyết sáng tạo của Ki Tô Giáo trong đó Thượng đế của Ki Tô Giáo mới sáng tạo ra vũ trụ và con người cách đây khoảng 6000 năm, một thế giới thường hằng không bao giờ thay đổi, và con người theo hình ảnh của Thượng đế mà Thượng đế, sau khi nặn ra từ đất sét, đã tự khen là tác phẩm của mình rất tốt đẹp (very good). Ngoài ra Mạng Thông Tin Toàn Cầu (Worl Wide Web) đã giúp cho con người tìm hiểu bất cứ vấn đề gì và những sự thật về Ki Tô Giáo không còn có thể che dấu được nữa.

    Nhưng không phải chỉ có vậy. Hai cuộc Thế Chiến: 1914-1918 và 1941-1945, và cuộc chiến Triều Tiên, cuộc chiến Việt Nam, với những thảm cảnh, tàn phá con người cũng như vật chất của chiến tranh, và vô số những thiên tai v..v… đã khiến cho con người trong những xã hội Ki-tô phải đặt câu hỏi: Nếu có một “Gót” rất mực nhân từ, toàn năng [nghĩa là làm gì cũng được], toàn trí, thì tại sao nhân loại lại phải gánh chịu những thảm họa như vậy?

    Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại như trên, Ki Tô Giáo bắt buộc phải suy thoái, vì căn bản Ki Tô Giáo là một tôn giáo thuộc loại mê tín nhất thế gian, nhốt tuyệt đại đa số tín đồ vào một “đức tin” (faith) không cần biết không cần hiểu. Nhưng sự tiến bộ trí thức của nhân loại đã khiến cho không ít tín đồ và một số các vị lãnh đạo Ki Tô Giáo nhận ra sự thật cay đắng này. Những niềm tin căn bản của Ki Tô Giáo nói chung, ví dụ như chuyện Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, chuyện vườn địa đàng Eden, Adam và Eve sa ngã tạo nên tội tổ tông, Chúa Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, bị đóng đinh trên thập giá chết đi rồi sống lại sau ba ngày và rồi 40 ngày sau đó bay lên trời ngồi bên phải của Chúa Cha, khả năng chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su v..v.., tất cả đều không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết và trí thức ngày nay. Bởi vậy nên một số các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo cũng như một số học giả trí thức Ki Tô Giáo đã cố gắng nghiên cứu, viết sách, trình bày sự thật để giáo dục những tín đồ Ki Tô Giáo đáng thương của họ. Điều này đã góp phần lớn trong sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới. Sau đây là vài kết quả nghiên cứu điển hình của họ.

    Tín đồ Ki-Tô Giáo tin vào Giê-su như là đấng cứu rỗi cho họ. Do đó, Giám Mục James A. Pike, Trưởng Ban Tôn Giáo, Đại Học Columbia [Chairman of the Department of Religion, Columbia Universsity], đã nhận định:

    …TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI “ĐẠO GIÊ-SU”

    (Bishop JAMES A. PIKE: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE CATEGORIZED AS “JESUSISM”) [A Time For Christian Candor, p. 108]

    Vậy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu Giê-su là con người như thế nào. Sau đây là một số nhận định của các học giả Tây Phương, ở trong cũng như ở ngoài các Giáo hội Ki-Tô:

    Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:

    Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. [10]

    Đối với một số học giả trong ngành phân tâm học thì những điều Giê-su tự nhận như: “con duy nhất của Thiên Chúa”, “có khả năng chuộc tội cho nhân loại”, “đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét thiên hạ trong tương lai rất gần thời Giê-su” v..v.. đều là những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một nguồn gốc lý lịch không mấy tốt đẹp của Giê-su [là đứa con hoang], một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi của dân tộc Do Thái để dân tộc này làm lành với Thượng đế v..v.. Đó là kết luận của những nhà phân tâm học như các bác sĩ George de Loosten, William Hirsch, Binet-Sanglé, Tiến sĩ Emil Rasmussen v..v..

    Giám Mục John Shelby Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Sinh Ra Đời Của Giê-su (Born of a woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, SanFrancisco, 1992) đã đưa ra nhận xét, trang 41:

    Giê-su đã được “ sinh ra từ một người đàn bà”. Nguồn gốc sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ. [11]

    Ngoài ra, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:

    Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

    (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

    Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

    Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cực và dẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh.

    Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả. [12]

    Đó là những nhận định về con người thật của Giê-su như được viết trong Tân Ước. Bây giờ chúng ta hãy sang phần cốt tủy đức tin trong Ki Tô Giáo: Quyền năng “cứu rỗi” của Giê-su.

    Nhận rõ được tính chất hoang đường, vô tác dụng, lỗi thời của “bí tích rửa tội”, của vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, nên trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Quý đọc giả có thể đọc bài trên trong trang nhà Sách Hiếm: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau, trang 98-99:

    “Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin.” [13]

    Và trong cuốn “Thiên Chúa Vẫn Sống: Từ Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Tự Do Tâm Linh” (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom, Steven J. Nash Publishing, IL., 1993), trang 114, Linh mục James Kavanaugh cũng đưa ra nhận xét sau đây về tín điều “chuộc tội” trong Ca Tô Giáo:

    “Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa đứng trước Thiên Chúa như là một nạn nhân bất lực, tin rằng mình là một người có tội một cách vô vọng, coi Thiên Chúa như là một ông quan tòa giận dữ không thể tới gần được, cái chết có tính cách hi sinh của đức Ki Tô là một huyền thoại với đôi chút thực tế. Nhưng đối với con người hiện đại, nó chẳng còn ý nghĩa gì mấy trừ khi hắn đã bị làm cho sợ hãi và tẩy não một cách thích hợp từ khi mới sinh ra đời. Đối với hắn, hắn là một nạn nhân tuyệt đối thụ động của sắc luật của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Đối với tôi, đó là một huyền thoại “cứu rỗi” thuộc thời sơ khai miêu tả một người cha lấy cái chết của chính con mình để bớt đi cơn giận dữ. Đó là một chuyện ác độc không thể tưởng tượng được…

    Tôi chấp nhận sự kiện là đức Ki Tô đã chết, ngay cả chuyện ông ta bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận huyền thoại cho rằng cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại cứu rỗi như được viết trong Tân Ước chỉ là một lối diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời sơ khai, bản chất của nó tương đương với nhiều huyền thoại cứu rỗi của nhiều dân tộc trong thời sơ khai ở khắp mọi nơi, nhưng nó lại độc ác một cách không tưởng hơn là hầu hết các huyền thoại khác. Nó phản ánh một thế giới mà con người có thể làm nguôi cơn giận của những thần sấm sét trong một cơn giông tố. Ngày nay, chó và mèo vẫn còn sợ sấm sét, nhưng con người thì ngồi yên trong nhà và hiểu rõ cái hiện tượng thiên nhiên đang xảy ra…

    Tôi sẽ không chấp nhận cái huyền thoại về một Chúa Cha khắt khe đối xử với chính con của mình, Giêsu, bằng một công lý vô tình cảm, và đòi hỏi con mình phải chết trên thập giá cho những tội lỗi của tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng trở thành hấp dẫn hơn vì Chúa Cha đã làm cho con sống lại, đội mồ mà lên một cách vinh quang. Tôi không thể yêu mến một người cha như vậy hoặc phải biết ơn một người con như vậy trong một câu chuyện mượn từ một câu chuyện truyền tụng của nền thần học Do Thái cổ lỗ và thay đổi nó đi. Tôi không hề yêu cầu Giêsu phải chịu khổ thay cho tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy…” [14]

    Quý đọc giả có thể đọc toàn bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi” (The Salvation Myth) của Linh mục James Kavanaugh trên: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php.

    Nhưng không phải chỉ có những huyền thoại về “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Ki Tô Giáo đã bị dẹp bỏ mà hầu hết những tín điều mà tín đồ Ki Tô tin cũng đã không còn chỗ đứng trong thế giới ngày nay. Chúng ta hãy đọc vài nhận định của các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo nói chung:

    Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, nhận định rằng:

    Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

    Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

    1. Đức Mẹ đồng trinh

    2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, Thượng đế là Giê-su.)

    3. Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa

    4. Sự sống lại của Chúa.

    5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

    6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

    7. Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Cha phán xét luận tội mọi người trong ngày Giê-

    su trở lại trần thế) [15]

    Đúng vậy, thực chất của Ki Tô Giáo đã được các học giả nghiên cứu kỹ trong vòng 200 năm gần đây, bác bỏ mọi huyền thoại mà Ki Tô Giáo dựng lên, những chuyện thuộc loại hoang đường, mê tín cổ xưa đó bắt buộc phải ra khỏi đầu óc của con người, nhường chỗ cho những sự kiện khoa học và những thực tế xã hội.

    Một cuốn sách điển hình về hiện tượng giải hoặc Ki Tô Giáo này là của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Ca-Tô của giáo gội Ca-Tô [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo:

    - “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô” [The divinity of Christ]

    - “Sinh ra từ một nữ trinh” [The Virgin mother]

    - “ngôi mộ trống”[Empty Tomb]

    - “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp”[ Easter, Good Friday]

    - “Phục sinh”[ Resurrection]

    - “Thăng Thiên” [Ascension]

    - “Bị hành quyết để chuộc tội” [Redemption by execution]

    - “Hỏa ngục” [Hell].

    Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]

    Trong cuốn Một Ki Tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới (A New Christianity For A new World), xuất bản năm 2001. Giám Mục Spong liệt kê ra 5 tín điều căn bản của Ki Tô Giáo như sau:

    - Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa.

    - Tư cách thần linh của Giê-su vì sinh ra từ một Nữ Trinh.

    - Cái chết của Giê-su là để chuộc tội cho nhân loại, và máu của Giê-su là năng lực cứu rỗi (saving power of his blood).

    - Thân xác Giê-su sống lại. Ngôi mộ trống là một sự thật cũng như chuyện Giê-su hiện ra sau khi chết.

    - Giê-su sẽ trở lại để phán xét nhân loại.

    Và Giám mục Spong đưa ra nhận định như sau:

    Ngày nay, tôi thấy những tín lý căn bản này mà chúng ta thường hiểu theo truyền thống, không những chỉ là ngây ngô mà còn có thể phải dứt khoát loại bỏ. Trong thế hệ của chúng ta, không một tín điều nào ở trên được các học giả Ki Tô danh tiếng xác nhận. [16]

    Một khi mà chính những bậc lãnh đạo có thẩm quyền trong Ca-tô Rô-MaGiáo như giáo sư thần học Uta Ranke-Heinemann, Linh mục James Kavanaugh v…v… và nhiều bậc lãnh đạo khác trong Ki Tô Giáo như Giám mục John Shelby Spong, Mục sư Ernie Bringas v..v…, và một số học giả Ki Tô Giáo đã nhận thức được rằng, những tín lý mà nền thần học Ki Tô Giáo tạo ra về Giê-su chỉ là những huyền thoại, những chuyện để cho trẻ con tin, hoặc cho những người lớn có đầu óc ở trình độ của trẻ con, và viết sách để mở mang kiến thức của các tín đồ Ki Tô trong những xã hội Âu Mỹ, thì tất nhiên Ki Tô Giáo phải suy thoái. Chúng ta không thể lên án họ đều là những người “chống đạo”. Có thể những tín đồ Ca-Tô Việt Nam ngày ngày ca tụng “Đức Thánh Cha” của họ không tin là cái đạo cao quý của mình lại có thể suy thoái một cách trầm trọng như vậy, và họ rất hãnh diện là tín đồ Ca-Tô Việt Nam vẫn giữ vững đức tin, kiên trì đi trong đường hầm để bảo tồn những niềm tin đã bị phế thải ở Âu Mỹ. Nhưng không tin là một chuyện, còn tình trạng suy thoái thực sự của giáo hội Ca-Tô hoàn vũ lại là một chuyện khác.

    Sau đây là một số tài liệu điển hình nói về tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Rô-maGiáo nói riêng, trên khắp thế giới. Đây là những tài liệu nghiên cứu, thống kê của các tác giả Tây Phương trong đó có một số linh mục và tín đồ Ki Tô Giáo. Không có một tài liệu nào của Cộng Sản hay của Phật Giáo Việt Nam. Tôi chỉ trình bày những tài liệu sau đây với tư cách của một người đã nghiên cứu về tôn giáo và trong lãnh vực học thuật (scholarship), những tài liệu mà tôi cho rằng trong thời đại ngày nay, không có lý do gì người dân Việt Nam, nhất là những tín đồ Ca-Tô ở Việt Nam, không được quyền biết, mà trái lại vì tương lai dân tộc, người dân cần phải biết như là một phần quan trọng của bộ kiến thức thời đại. Trước hết, chúng ta hãy điểm vài tài liệu trên vài cuốn sách đã xuất bản và trên báo chí.

    Ngay từ năm 1983, Malichi Martin, một linh mục dòng Tên, giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh của Giáo hoàng, tiến sĩ về khoa ngôn ngữ Do Thái, Khảo Cổ và Lịch Sử Đông Phương, đã viết trong cuốn Sự Suy Thoái Của Giáo Hội Ca-Tô Rô Ma [The Decline and Fall of the Roman Church], như sau, trang 1:

    “Tiến trình bất ngờ và làm cho người ta phân vân nhất trong 20 năm gần đây là sự suy thoái đột nhiên của giáo hội Ca-Tô Rô-ma trong tổ chức giáo quyền và trong lý tưởng đồng nhất của giáo hội.

    Với tình trạng ngày nay, có vẻ như không có một hi vọng hợp lý nào để cho sự suy thoái đó ngưng lại.. [Phù hợp với lời than của Benedict XVI ngày nay]

    Những thống kê đáng tin cậy và những chi tiết khác thật là khủng khiếp cho đầu óc người Ca-Tô Rô-ma truyền thống. Khi vẽ trên một biểu đồ từ năm 1965 đến năm 1980, số linh mục, nữ tu (các sơ), huynh trưởng trong đạo, học sinh trung học, sinh viên đại học tư (của Ca Tô Giáo), số người rửa tội, vào đạo, lấy người cùng đạo, dự lễ ban thánh thể, xưng tội, thêm sức – mọi thống kê đáng kể hiện hữu - đều mô tả một sự suy giảm chúc đầu xuống không ngừng. Thêm vào những yếu tố chính trên là số tín đồ Ca Tô Rô-ma dứt khoát bác bỏ hoàn toàn giáo lý của Rô-ma về ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng giống luyến ái, và Cộng sản.

    Hơn nữa còn có một số yếu tố vô hình nhưng không kém phần quan trọng. Ví dụ, ngày nay không thể nào biết được là có bao nhiêu linh mục được phong một cách có giá trị [nghĩa là có đầy đủ giá trị về những quyền năng thần thánh mà nền thần học xảo quyệt của giáo hội đã tạo ra cho giới chăn chiên để nắm giữ đầu óc tín đồ, ví dụ như: có quyền gọi Thánh Linh bất cứ ở đâu đến phục vụ cho ông ta trong những màn pháp thuật được gọi là “bí tích”, có quyền rửa sạch cái tội tổ tông không hề có của một đứa bé mới sinh ra đời, có quyền tha tội cho ai thì người ấy được tha, có khả năng biến một mẩu bánh làm bằng bột thành thân thể thực sự của Chúa v..v..]. Vì chắc chắn là nhiều giám mục phong chức linh mục cho các ứng viên không hề có ý định là tạo ra những linh mục với quyền năng thiêng liêng là ban thánh thể và tha tội cho những kẻ xưng tội, và nhiều ứng viên cũng không hề có ý định là sẽ nhận được những quyền năng như vậy. [17]

    Malachi Martin viết không sai, giáo hội sống còn là nhờ vào mớ quyền năng tự tạo cho giới linh mục, khai thác sự yếu kém tinh thần và trình độ hiểu biết của đa số giáo dân. Ngày nay, mớ quyền năng đó đã trở thành những màn bịp bợm mê tín nên ngay cả những tín đồ Ca-Tô bình thường cũng như những người trí thức trong giáo hội cũng không còn tin, trừ số tín đồ thấp kém ở dưới, nên trên thực tế, giáo hội đã chết.

    Trong cuốn Những Giáo sĩ thừa sai (Missionaries) của Julian Pettifer và Richard Bradley, cuốn sách dựa trên một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC, nội dung nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của Ki Tô Giáo nói chung trên thế giới, chúng ta có thể đọc được vài sự kiện như sau:

    Trang 242: Âu châu đã trở thành “một mối bối rối, lúng túng cho Ki Tô Giáo”, một lục địa mà nhà thần học Đức Kierkegaard đã gọi là lục địa của những “người ngoại giáo đã được rửa tội”. Nói ngắn gọn, Âu châu, trong nhiều thế kỷ là cái nôi của chương trình truyền giáo Ki Tô đi khắp nơi, nay chính nó lại đã trở thành nơi cần phải được truyền giáo.. Một số người nói rằng đây là một lục địa “hậu-Ki-Tô”.

    Theo Floyd McClung (một nhà truyền giáo Ki Tô) thì: Người ta e rằng nếu Âu châu cứ tiếp tục quay lưng lại Thượng đế thì sẽ có ngày Thượng đế sẽ quay lưng lại Âu Châu.

    Những nhà truyền giáo ngày nay tin rằng Âu Châu hiện ở trong nguy cơ bị lún sâu trong làn sóng thủy triều của chủ nghĩa thế tục. Họ cực lực phủ nhận đó là định mệnh tối hậu không thể tránh được của các quốc gia theo Ki Tô Giáo. [18]

    Trang 244: Ở Anh Quốc: Tình trạng vô Thượng đế ở Anh đuọc coi như là một sự truyền nhiễm trong giới lao động ở đô thị. Tuy rằng có những biệt lệ đáng kể, giới trung lưu vẫn còn là những người, nếu không phải là sợ Thượng đế thì ít nhất cũng là những kẻ tiếp tục đi lễ nhà thờ... Hình ảnh này đã hoàn toàn thay đổi. Sự truyền nhiễm đã tràn vào giới trung lưu sống ở ngoại thành, và ngay cả mạch sống của giáo hội, những giáo xứ ở miền quê, cũng đã bị nhiễm độc. Trong cuộc kiểm tra về ngày chủ nhật năm 1851, vào khoảng 40% dân chúng đi lễ nhà thờ. Một thế kỷ sau, 1951, số người đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật vào khoảng gần 10%.

    Các nhà thống kê tranh cãi nhau về số tín đồ Ki Tô thuần thành ở Anh thấp như thế nào. Một số người cho rằng số người thường xuyên đi lễ nhà thờ chỉ là 4%. Tới năm 1986, 1/5 số 2870 nhà thờ Tin Lành ở Luân Đôn chỉ có cộng đồng tín đồ dưới 25 tín đồ; 3/4 có dưới 100 tín đồ.. Nhà thờ trên khắp nước Anh bị bỏ hoang vắng. Đặc biệt là ở Luân Đôn, sự biến cải nhà thờ thành một cơ sở khác là một dịch vụ kiếm lời lớn. Những đèn nhấp nháy để nhảy Disco soi sáng những khung cửa kính màu của một nhà thờ chính ở Luân Đôn, nhà thờ này đuọc đặt tên lại là Hộp Đêm Ánh Sáng; ở Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing và Highgate, những nhà phát triển địa ốc đã biến những nhà thờ từ thời Victoria thành những căn nhà ở cho thuê; ở Wales, giáo phái Tin Lành Bresbyterian biến cải 300 nhà thờ thành những nhà ở cho những cặp vợ chồng trẻ đang trong cảnh khó khăn để mua được một căn nhà đầu tiên. Ở nhiều nơi khác, nhà thờ được dùng làm kho bán hạ giá bàn ghế tủ giường thảm, và làm tiệm ăn.

    Tuy nhiên sự quan tâm về tình trạng suy sụp tâm linh ở Anh chẳng có nghĩa lý gì khi so sánh với Pháp. Theo nhà truyền giáo (Tin Lành) Mỹ David Barnes, mặc dù Pháp có một nền văn hóa phong phú, dân Pháp cũng “không biết đến Thượng đế như là những thổ dân thiếu văn minh ở trong những lục địa tối tăm nhất trên thế giới.” Trong số 54 triệu dân, chỉ có 0.22% theo Tin Lành. Tuy rằng 94% dân chúng được rửa tội theo Ca-Tô giáo, chỉ có 2% là thường đi lễ nhà nhờ ngày chủ nhật. Dù rằng Pháp chịu ảnh huỏng rất lớn của Ca-Tô giáo, Hội Truyền Giáo Đến Các Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm tuyên bố Pháp là miền đất phải được truyền giáo. [19]

    Không phải là ngày nay tín đồ Ki Tô Giáo mới ít đi nhà thờ, mà chuyện này đã xảy ra từ thế kỷ 19 trong những nước văn minh tiến bộ. Bruce Bawer viết trong cuốn Stealing Jesus, Three Rivers Press, New York, 1998, p. 164:

    Trong thế kỷ 19, những người thuộc giai cấp cao, có học, và nhiều người thuộc mọi giai cấp, đã hàng loạt thôi không dự các lễ ở nhà thờ, để lại đàng sau một Giáo hội gồm hầu hết những kẻ ít học. Để xoa dịu tình cảm mê tín của những người còn lại này, Vatican đưa vào thêm những giáo lý mới về Mary đồng trinh, nghĩa là giáo lý về Thụ Thai Vô Nhiễm (1854) và Thăng Thiên của Mary (1950). Cả hai ý tưởng này - đối với một tín hữu có đầu óc thì thật là vô nghĩa – không có căn cứ trên Phúc âm mà chỉ là lòng mộ đạo dân gian. [20]

    Và những thống kê mới nhất cũng cho chúng ta thấy tình trạng này. Trong tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 6, 2006, ký giả hải ngoại của tờ báo, Tom Hundley, có một bài tường trình, đăng trên trang nhất, về tình trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu với chủ đề “Đức Tin Phai Nhạt: Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo ở Âu Châu” (Fading Faith: The Decline of Christianity in Europe) trong đó có những đoạn như sau:

    Ở Pháp và ở hầu hết các quốc gia khác ở Âu Châu, Ki Tô Giáo có vẻ như đang “rơi xuống tự do” không phương cứu vãn [Christianity appears to be in a free fall: Tác giả dùng từ trong khoa học: “free fall”, có nghĩa là rơi xuống tự do, càng ngày càng nhanh mà không có gì ngăn cản lại]. Tuy 88% dân Pháp nhận mình là tín đồ Công Giáo, chỉ có 5% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, 60% nói rằng họ “không bao giờ” (never) hoặc “hầu như không bao giờ” (practically never) đi lễ nhà thờ [Đối với người Ca-Tô Việt Nam, họ bị dọa là không đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật là một trọng tội, phải đày hỏa ngục, các “bề trên” dạy vậy, nên giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm vẫn nườm nượp kéo nhau đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, và cả ngày thường, chứng tỏ trình độ tôn giáo của giáo dân Việt Nam vượt trội hẳn trình độ giáo dân Âu Châu và Mỹ Châu về mê tín, niềm hãnh diện của giáo hội Ca-Tô Việt Nam trong sự tiếp tục tuân theo những giáo lý thuộc loại nhốt đầu óc tín đồ vào những ngục tù tâm linh, những giáo lý mà Âu Châu và Mỹ Châu đang dần dần phế thải]. Không còn phải bàn cãi gì nữa, Ca-Tô Giáo đang đối diện với một cơn khủng khoảng nghiêm trọng… Một lễ ngày chủ nhật điển hình trên khắp nước Pháp là hình ảnh của một linh mục già nua trước một đám phụ nữ cũng già nua. Odon Vallet, giáo sư tôn giáo ở đại học Sorbonne nói: “Lễ Mi-sa thật là chán (Mass is boring), lễ tiết chẳng có gì hay (the ceremony isn’t beautiful), nhạc cũng tệ (music is bad), bài giảng không có gì hấp dẫn (the sermon is uninteresting).

    Trong bài “Hãy giữ đức tin” (Keeping The Faith) trên tờ New York Times ngày 8 tháng 4, 2007, chúng ta có thể đọc được vài đoạn như sau:

    Phong cảnh giáo hội ở Âu Châu – không chỉ là Giáo hội Ca Tô mà hầu như mọi hình thức tổ chức của Ki Tô Giáo – đang thay đổi nhanh như chớp.

    Có những ông giám mục Âu Châu cảm thấy rằng họ không còn có thể nói về một Âu Châu Ki Tô Giáo mà không cảm thấy mình đang mạ lỵ sự thông minh của quần chúng. [21]

    Ngày nay, tín đồ Ki Tô Giáo Tây phương ít đi lễ nhà thờ vì họ đã nhận thức được rằng, trong nhà thờ không có thiên đường mà chỉ có những bài giảng ngược thời gian và những giỏ thu tiền, để làm gì, giáo dân không có quyền biết. Nhưng chúng ta biết là Giáo hội Ca-tô thánh thiện đã phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho những nạn nhân tình dục của các linh mục, à quên, các “Chúa thứ hai”, can tội loạn dâm và ấu dâm.

    Trên đây là vài tài liệu điển hình về sự suy thoái ở Âu Châu, đặc biệt là ở Anh và Pháp. Nhưng sự suy thoái không chỉ ở trong hai nước này mà còn ở trên khắp Âu Châu kể cả các quốc gia được gọi là Ca-tô như Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan v…v… Tại sao vậy? Vì các quốc gia này đã nhận thức được hiểm họa của Ki Tô Giáo trong những nước văn minh, tiến bộ, dân chủ ngày nay.

    Ở Mỹ, tình trạng Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, cũng không sáng sủa gì hơn. Đức tin Ca-tô càng ngày càng suy giảm, linh mục và giáo dân bỏ đạo hàng loạt, các “bí tích” trở thành mất ý nghĩa, do đó giáo dân không chịu đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Trong nhà thờ ngày chủ nhật chúng ta thấy phần lớn là những bộ mặt già nua và những giáo dân Mít, Mễ, và gốc Phi Châu. 60% tín đồ của hệ phái Tin Lành lớn nhất Methodist trên 50 tuổi. Một số nhà thờ, Ca-tô cũng như Tin Lành, được rao bán để người mua muốn sử dụng làm gì thì làm, có nhiều trường hợp nhà thờ nay biến thành chùa. Nhiều trường học Ca-tô ở các địa phương đóng cửa vì không đủ tài chánh để tiếp tục, nhưng giáo xứ vẫn có tiền bồi thường, thường là lên đến hàng triệu đô-la, cho các nạn nhân của các linh mục loạn dâm.

    Tờ USA Today’s viết về sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Âu Châu nêu lên câu hỏi về tương lai [Ki Tô Giáo] ở Mỹ. Trong nhiều phương diện khác nhau, có vẻ như Mỹ sẽ theo gót gương của Âu Châu nhưng chậm hơn nhiều năm. Tuy nhiên nhịp độ thay đổi luân lý ở Mỹ có thể cho thấy rằng Mỹ sẽ nhanh chóng theo kịp mẫu thế tục của Âu Châu. [22]

    Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn miles (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:

    Một trăm ngàn ( 100 000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong. Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách tin Lành. [23]

     

    (xem tiếp: Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới )

     


    Chú thích:

    8. Those who cavalierly reject the Theory of Evolution, as not adaquately supported by facts, seem quite to forget that their own theory of creation is supported by no facts at all.

    9. When the religious world realized the danger of Ingersoll they marshalled their heaviest artillery against him.

    From the ranks of religion there was recruited the top brass. Religious differences were forgotten – protestants and catholics became “brothers-in-arms” against a commun enemy. Under the banner of Jesus Christ there was only one battle cry – “Ingersoll must be destroyed, or we are lost”.

    The generals buckled their armor and went forth for battle.

    The big guns were leveled against him.

    First came the “policeman,” in the person of Jeremiah S. Black, the Attoerney General of the US’ government. Then came the wolf in sheep’s clothing, the gentle and soft-spoken clergyman – Henry M. Field. His sof answers were poisoned with religious wrath. Next was the honorable William E. Gladstone – England’s Prime Minister – the civil representative of the state-church of Protestantism. When the tyrrany of the state is combined with the hypocrisy of the church, you have a modern example of the twin vultures that have devoured man, and his rights, throughout the ages. Last, but not least, was Cardinal Manning. Never before had the Catholic Church suffered such a mortal blow. This highest English-speaking Catholic prelate was humiliated and disgraced.

    Ingersoll demolished them all.

    They were decimated as the blade of the grass is cut by the steel blade of the mower.

    With an outpouring of the knowledge of the universe and the laws which operate with undeviating accuracy, with unanswerable logic, with more understanding of the Bible than his clerical opponents, and with an eloquence without parallel, Ingersoll'’ adversaries were left upon the the field of battle – mortally wounded – the only audible sounds were their dying sights.

    They never sought battle again. They had enough. They wanted no more of Ingersoll.

    10. Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.

    11. But he was “born of a woman”… His origins were as scandalous as his means of death. He (Jesus) was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the the early Christian tradition.

    12. Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say.

    Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.

    13. We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized… A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.

    14. To any man in the ancient world who stood before God as a helpless victim, who believed himself a hopeless sinner, who considered God an unapprochable and angry judge, the sacrificial death of Christ was a myth of some substance. But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth. To him, he is a voiceless victim of God’s decree in the Bible. To me, it is a primitive ‘salvation” myth which portrays an angry father appeased by the death of his own son. It is a tale of unbelievable cruelty… I accept the fact that Jesus died, even that he was crucified. But I cannot accept the myth that his death was an atonement for my sins. The salvation myth as it appears in the New Testament is an interpretation. It is a primitive myth, in essence parallel to the salvation myths of primitive peoples everywhere, but it is more unbelievable and cruel than most myths. It rings of a world in which man could appease the gods of thunder during a storm. Now cats and dogs are frightened during storms; man stays inside and understands the natural phenomenon that is taking place… I will not accept this mythical God-the-demanding-Father Who could treat His own son Jesus in unfeeling justice and demand his death on the cross to pay for my sins. Nor is the myth more appealing because He brought His son gloriously from the tomb. I cannot love such a Father or even be grateful for such a son in this borrowed and modified tale of archaic semitic theology. I did not ask him to suffer for me or even want him to..

    15. With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

    In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

    1. The virgin birth

    2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

    3. The work of Atonement (plan for salvation)

    4. The resurrection

    5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

    6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the

    Last Judgment)

    7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)

    16. Today I find each of these fundamentals, as traditionally understood, to be not only naïve, but eminently rejectable. Nor would any of them be supported in our generation by reputable Christian scholars.

    17. Malachi Martin, a Jesuit Professor at the Pontifical Biblical Institute in Rome, doctorate in Semitic languages, archeology and Oriental history, The Decline and Fall of the Roman Church, a Bantam Book, NY, 1983, p.1: The most surprising and the most puzzling development in the last 20 years has been the sudden and undoubted decline of the Church of Rome in its ecclesiastical organization and ideological unity..

    As things now stand, there appears to be no reasonable hope that this decline can be arrested…

    The relevant statistics and other details are horrendous for the traditional Roman Catholic mind. When plotted on a graph covering the years 1965-1980, the number of priests, nuns, religious brothers, junior and senior high school students, private college students, baptisms, conversions, inter-Catholic marriages, communions, confessions, confirmations – every significant statistics available – describes a plummeting, - for the priesthood have no intention of creating priests with the sacramental powers to offer the sacrifice of the Mass and to absolve penitents of sins, and many candidates do not have the intention of receiving such powers..

    18. Europe had become “an embarrassement to Christianity”, a continent of what the German theologian Kierkegaard called “baptised pagans”. In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent.

    For Floyd McClung: there is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe.

    The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tidal wave of secularism. They vigorously deny that this is the inevitable and ultimate destiny for all Christian nations..

    19. In Britain: Godlessness in Britain was presumed to be a contagion confined to the urban working classes. Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God- fearing, then at least church-going folk…The picture had completely changed. The disease had spilled into middle-classes suburbia and even the life-blood of the church, the rural parishes, had been infected. On census Sunday in 1851, some 40% of the population went to church. A century later, in 1951, it was nearer 10%.

    The statisticians quibble about how just low the figures are for practising Christians in Britain. Some argue that consistent church attendance is as low as 4%. By 1986, a fifth of London’s 2870 Protestant churches had congregations of less than 25; had less than 100 members… Churches all over Britain lie abandoned and derelict. In London particularly, church conversion has become big business. Disco lights illuminate the stained-glass windows of one central London church, renamed the Limelight Nightclub; in Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing and Highgate, developers have turned Victorian churches into exclusive apartments; ..In Wales, the Bresbyterian Church is converting 300 churches into homes for young married couples struggling to buy a first house. Elsewhere, churches are being used as furniture warehouse, carpet disount stores and restaurants.

    But concerns over Britain’s spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richness of their culture, the French “are as ignorant of the things of God as the uncivilised natives of one of the world’s darkest continents”. A mere 0.22% of France’s 54 million population are evangelical Protestants. Although 94% are baptised Catholics, a mere 2% regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelised Fields Mission (UFM) have declared France a mission field.

    20. During the 19th century, members of the educated upper classes, and men of all classes, ceased attending service in droves, leaving behind a church composed mostly of the under-educated. To appease these members’ sentimental superstitions, the Vatican added new doctrines about the Virgin Mary, namely the Immaculate Conception (1854) and the Assumption (1950). Both ideas – “which, to a thingking believer, were meaningless – had their basis not in scripture but in folk piety.

    21. "The landscape of the church in Europe — and not just the Catholic Church but nearly all forms of organized Christianity – is changing at a lightning pace.

    There are European bishops who feel you can’t talk about a Christian Europe anymore without insulting people’s intelligence.”

    22. USA Today's cover story on the decline of Christianity in Western Europe raises the question of America's future. In many ways, America seems to be following the European example, though several years behind. Yet the pace of moral transformation in the United States may indicate that America is fast catching up with the European model of secularization

    23. 100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation.

     


    ■ Các bài cùng chủ đề:

    - Mối ác cảm của thế giới đối với Ki tô giáo (Nguyễn Mạnh Quang)

  • Trang Tôn Giáo