Tôi Đọc “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền”

Của Thiền Sư Nhất Hạnh

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/LICHSU/P/PhuongHoang18.php

27 tháng 2, 2010

Vài Lời Nói Đầu:

Bài viết này thuộc loại không nên viết nhưng lại không thể không viết. “Không nên viết” vì tôi là một Phật tử, và “không thể không viết” cũng vì tôi là một Phật tử. Là một cư sĩ còn lăn lộn trong vòng thị phi thế tục mà viết bài nhận định về “Công án” của một Thiền sư đã thoát tục, vang danh khắp thếgiới như Thiền sư Nhất Hạnh, thì thật quả là “không nên viết”. Nhưng tronglãnh vực học thuật trí thức, tôi lại không thể không viết, vì đọc suốt bài “BátNhã Là Một Công Án Thiền” (http://www.langmai.org/) của Thiền sư Nhất Hạnh, tôi vẫn không hiểu thếnào là “công án Bát Nhã”, so với cái hiểu trước của tôi về thế nào là một “công án”, vì vậy cho nên không thể không viết. Rất có thể, tôi chưa đủ khả năng để hiểu “công án” của Thiền sư Nhất Hạnh. Tuy nhiên, là một Phật tử không ít thì nhiều đã thấm nhuần “Kinh Nền Tảng Đức Tin” (Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama] của Phật Giáo, tôi muốn nói lên những suy tư của mình về một vấn nạn không chỉ liên quan đến Tu Viện Bát Nhã mà có thể liên quan đến Phật Giáo Việt Nam nói riêng, đất nước nói chung, dù rằngnhững suy tư này, với những giới hạn của chúng, có thể làm cho một số người không hài lòng, phật ý.

Thànhthực mà nói, đọc bài viết trên ký tên Nhất Hạnh, với sự hiểu biết của tôi vềThiền Sư Nhất Hạnh qua một số không ít những tác phẩm viết về Phật Giáo củaThiền sư trước đây, tôi thật tình không dám tin đó là sản phẩm trí tuệ củaThiền sư Nhất Hạnh. Tôi có cảm tưởng là tên tuổi và uy tín của Thiền sư ở ngoại quốc đã được sử dụng cho những mục đích có thể nằm ngoài vòng kiểmsoát của Thiền sư. Nhận định này của tôi có thể sai, nhưng tôi không thể nào nghĩ khác được, sau khi đọc đi đọc lại bài ”Bát Nhã Là Một CôngÁn Thiền”. Thật vậy, trong “công án Bát Nhã” này tôi thấy cả một tuviện, mấy trăm Tăng thân Làng MaiPháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam. [Thích Nhất Hạnh: Bát Nhã đây là Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt], trái ngược hẳn với sự hiểu biết của tôi về những “công án” mà tôi đã đọc, thường chỉ là một mẫu đối thoại, một đoản văn, một câu chuyện ngắn ngắn thuộc về Thiền Đạo. Những công án nổi tiếng nhất trong Thiền Tông Phật Giáo chỉ là một chữ “mu” [vô = không] hay ngắn gọn như “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ: Tất cảđi về một, một đi về đâu”, hoặc “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?” Vậy bài viết này chỉ để trình bày một khúc mắc trong lòng, hi vọng có thể giải tỏa được nỗi bức xúc của tôi.

Tôi không phải là đệ tử của Thiền sư Nhất Hạnh, nhưng điều này không có nghĩa là tôi ở phe nào đó chống Thiền sư. Trái lại, tôi đã viết nhiều bài bênh vực Thiền sư, từ chuyện Thiền sư phản chiến khi xưa cho đến vụ Thiền sư phát biểu về vụ Bến Tre sau vụ 9/11 xẩy ra trên nước Mỹ [http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1015].Tôi cũng đã giới thiệu cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN24.php] của Thiền sư mà tôi cho là một tuyệt phẩm. Và tôi cũng đã hai lần đưa lên Internet bài “Tùng” của Thiền sư, một trong những bài mà tôi ưa thíchnhất của Thiền sư. Lâu lắm rồi, tôi đã có lần định theo chị Chân Huyền đếnLàng Hồng [khi còn chưa đổi tên thành Làng Mai] tu học. Nhưng có lẽ vì chưa đủ duyên nên tôi không thực hiện được ý định. Rồi thời gian qua, tôi cũng đã thành thực tỏ ý là tôi không đồng ý với một số điểm trong những bài thuyết giảng ngoài lề Phật Giáo của Thiền sư. Vậy quý độc giả hãy coi bài viết này là một bài phân tích và thảo luận thuần túy trí thức về một phương pháp thiền quán quan trọng trong Phật Giáo để đưa hành giả đến giác ngộ: công án, và chỉ như vậy thôi.

Thật ra, phân tích thảo luận trí thức về “công án” là rời xa công án rồi, vì công án chỉ có thể chứng nghiệm chứ không thể luận bàn. Nhưng hiểu thế nào là công án, trong lịch sử Phật Giáo công án thiền được phát triển từ bao giờ, nhằm mục đích gì, công dụng của công án là như thế nào, có tác dụng đối với những hành giả như thế nào, tôi cho không phải là chuyện vô ích. Đây là những điều cần biết trước khi đi vào bài “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền” của Thiền sư Nhất Hạnh.

۞۞۞

Trước hết, công án là gì?

Thật ra thì không ai có thể trả lời câu hỏi trên vì cóthể chính câu hỏi đó cũng là một công án, lý do: công án không thể địnhnghĩa hay hiểu bằng con đường trí thức.. Trước khi đi vào chi tiết nhữngvấn đề trên để hiểu về một phương pháp tu tập đặc thù của Phật Giáo, chúngta hãy đọc vài tài liệu để biết chút ít về “công án”.

1. Tỳ Kheo Thích Chơn Thiện viết trong bài “Thiền Công Án” :

Thật là lúng túng khi bàn đến Công án Thiền. Hỏi Công án là gì cũng như hỏi Chân như là gì hay Diệu nghĩa của Phật pháp là gì!

Làm sao đặt chân đến đó với ngôn ngữ khái niệm quá nghèo nàn, giới hạn?

Ðề cập đến Công án một cách gián tiếp, phủ định chăng? Nếu bằng cách đó thì chúngta đã trở lại ngôn ngữ mà Công án sử dụng.

Mở cửa Công án bằng những Công án mớichăng? Cách này chỉ đem lại cho người đọc thêm lúng túng, mà vấn đề Công ánvẫn bỏ ngõ.

Người viết bèn phương tiện mượn ngôn ngữ nhật dụng để nói đến Công án, nhưng nói với thái độ đầy cẩn trọng.

Tông chỉ của Thiền Công án (hay Thiền Tổ sư) là: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" (truyền riêng ngoài giáo, không lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật). Do đó, Công án Thiền thật sự dành riêng cho căn cơ đặc biệt thích hợp với nó. Tiếng hét, cây gậy, lời lẽ v.v... hình như chỉ đến riêng với hành giả đang đối diện với Thiền sư ở một thời điểm đặc biệt nào đó. Mỗi Công án, vì vậy, có một tác dụng riêng. Ðiểm giống nhau của các Công án là trợgiúp hành giả bừng ngộ. Nói đến Ngộ là nói đến ngộ tự tánh, hay pháp tánh. Như thế, dù đối tượng nắm giữ có khác nhau, thời gian nắm giữ đối tượng có dài ngắn khác nhau ở mỗi hành giả, chung qui chỉ có một việc: thếnào để làm hiển lộ tâm giữa đám sương mù của vọng niệm. Nếu không phải thếthì chúng ta không có gì để bàn đến Công án cả; trong ý nghĩa đi tìm giải thoát từ nó…

Với Công án Tổ dạy, do vì hành giả đặt nhiều tin tưởng vào đó, nắm giữ nó như lànắm giữ chiếc đũa thần, nên hành giả tập trung mạnh tâm thức vào đó mà sớmvỡ lẽ tâm, pháp.

Với sự vật trước mắt, nếu hành giả can đảm, có đủ lòng tin, tập trung quán tưởng vào đó, chúng cũng sẽ giúp hành giả đi đến một thành tựu tương tự.

Một điều duy nhất đã làm cho Công án trở nên bí ẩn và làm cho việc thấy Tánh trở nên khó khăn là do sức tập trung tâm thức không đủ mạnh để làm tan vỡ các vọng niệm. Sức tập trung tâm thức ấy chỉ đủ mạnh nếu hội đủ hai điều kiện:

1. Ðối tượng quán thích hợp với điều kiện tâm lý của hành giả, thu hút được sứctập trung mãnh liệt của hành giả.

2. Lòng tin của hành giả chú tâm vào đối tượng.

Nói cách khác, bí ẩn của Công án chính ở chỗ làm dấy lên được sức tập trung mạnh để xóa tan các vọng niệm ấy.

2. Trongcuốn “Các Tông Phái của Đạo Phật” khi viết về Thiền Tông, Thượng Tọa Tuệ Sỹ có viết một đoạn về công án như sau, trang 312-313:

Có một quá trình riêng biệt nơi Thiền Tông. Khi định tâm vào tư duy tịch mặc, một “công án” được đặt ra cho hành giả để trắc nghiệm khả năng tiến bộ đếntỏ ngộ. Khi nhận được một công án, hành giả bắt đầu tĩnh tọa nơi thiềnđường. Ngồi thoải mái, chân kiết già, thân ngay ngắn và thẳng lưng, tay kết thiền ấn, mắt mở nửa chừng. Đây gọi là tọa thiền có thể kéo dài nhiều ngày đêm. Sinh hoạt hàng ngày, ở, ăn, ngủ, tắm … đều được giữ cho có chừng mực. Im lặng được tuyệt đối tuân giữ.; tức khi tọa thiền, thọ thực hay tẩy trần, không ai được nói lời nào và gây tiếng động nào. Thỉnh thoảng xảy racuộc đối thoại gọi là “vấn đáp” giữa hành giả và thiền sư.., hành giả nêunhững thắc mắc và thiền sư trả lời bằng ẩn dụ hay quát mắng. Khi hànhgiả sẵn sàng để giải quyết vấn đề, ông ta đến thăm sư phụ nơi trượng thất,trình bày những gì đã thấu hiểu và xin được giải quyết công án. Nếu thiềnsư đắc ý, ngài sẽ nhận cho là đắc đạo; nếu không hành giả lại phải thiền quán thêm nữa.

3. Trong bài Công Án Thiền và Vấn Đề Nhận Thức, TT. Thích Đức Thắng viết:

Kiến thức của người chưa đạt Đạo cũnggiống như kiến thức của bọn mù. Vì cái sở đắc của họ nhờ vào người đạt Đạonói cho nghe, cho biết chứ không phải chính họ thấy. Như trong kinh Viên Giác đức Phật dạy: "Người chưa ra khỏi luân hồi mà nghĩ bàn về Viên Giác,thì tánh Viên Giác đó cũng trở thành luân hồi" (trang 64 kinh Viên Giác,H.T. Thiện Hoa dịch).

Từ những nhận thức sai lầm mà chúng ta không nhận ra đó, đã đưa việc làm của chúng ta đếnnhững hậu quả sau đây:

* Sẽ không có sự đạt ngộ về Đạo trong cách dùng kiến giải do trí phân biệt mà bàn ngược bàn xuôi về công án Thiền.

* Biến Thiền tông thành Giáo tông.

* Biến những hoạt ngữ của công ánThiền trở thành tử ngữ (giết chết công án Thiền).

* Làm mờ mắt thiên hạ bằng những lập luận hợptình hợp lý của kiến thức nhị nguyên về công án Thiền.

* Từ những sai lầm trên chúng ta đã phản bội lại chính mình, đã phản bội lại chư vị Tổ sư, đã phản bội lại đức Phật.

Nhưvậy, công án Thiền không phải là một đối tượng nhận thức, vì cứu cánh củachúng vượt lên trên ngôn ngữ chấp trước của tri thức, đó là một cảnh giới màkinh Bát Nhã gọi là" VÔ SỞ ĐẮC," kinh Kim Cương gọi là"VÔ SỞ TRỤ," kinh LăngGià gọi là "CẢNH GIỚI CỦA THÁNH TRÍ TỰ CHỨNG."

4. Nhuận Bảo viết trong bài Đôi Nét Về Thiền Công Án:

Công án Thiền, chính là Thiền ngữ của các bậc đắc pháp ngày xưa (Trung-hoa và Việt-nam) được những bậc thầy của Tông môn này sưu tầm,kết tập lại để dạy người đời sau tham thiền, tu học.

Những Thiền ngữ này, tức phương tiện khai thịcủa các Thiền-sư hoàn toàn chẳng giống như những bài toán, những luận đề hay là những lý thuyết khoa học mà con người có thể biện biệt, phân tích, luậnbàn đúng sai phải trái, để rồi dẫn đến một kết luận tương đối hay cho ra mộtđáp án khả dĩ số đông chấp nhận được. Bản chất và công năng của Công án Thiền hoàn toàn không phải như thế.

5.Từ Thị viết trong bài Công Án:

Việc Thiền tông đem ngôn hạnh của tổ sư các đời ghi chép lại dùng để khải thị cho kẻ tọa thiền, lâu dần cũng thành ra một loại tư khảo, hoặc một bài minh nhắc nhở ghi khắc bên cạnh người ngồi thiền. Vì ngôn hạnh của các Tổ sưđược ghi chép lại như vừa nói trên cũng mang ý nghĩa như một cáo bạch chínhthức, một công án của chính phủ, tức đầy đủ tính cách trang nghiêm bất khảxâm phạm, lại cũng giúp khải phát tư tưởng, cung ứng tư duy cho người nghiên cứu Thiền, đồng thời cũng làm phép tắc khuôn mẫu để đời sau nương nhờ, cho nên mới gọi là công án.

Phong khí nầy xuất hiện ban đầu từ đời Ðường, đến nhà Tống thì thật thạnh hành. Căn cứ vào sách Cảnh Ðức Truyền Ðăng Lục có người cho rằng tổng sốcông án ở Trung Quốc ước khoản 1700, nhưng thật ra không đúng như thế, vì một số công án chỉ là các mẫu đối cơ giữa sư đồ hay đấu cơ phong giữa các thiền sư với nhau…

Công án là một hình thức khải thị sâu kínchỉ ý Thiền tông. Vậy muốn tìm hiểu sơ bộ chỉ ý Thiền để làm phươnghướng giúp trực giác tự phát lảnh hội phần sâu thẳm thì các tăng ni sinh nên chú tâm đến phạm trù chỉ ý. Thật ra về phương diện tuyệt đối thì chỉ ýlà phần bất khả tư nghì, là thánh ý không thể dùng ngôn ngữ văn tự phàm tìnhđể mong nắm bắt, nhưng ở một chừng mực tương đối nào đó thì chỉ ý này bao hàm một số nguyên lý nằm trong chủ trương và tinh thần Thiền tông. Thiền tông dựa trên tinh thần tự chủ, sùng thật và cách tân ( còn gọi là thích nghi) và đưa ra chủ tương “Bất lập ngôn ngữ văn tự, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm truyền tâm, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”.

Nếu chúng ta muốn đào sâu hơn nữa về “công án”thì có thể đọc Daisetz Teitaro Suzuki trong cuốn “Essays in ZenBuddhism”, Second Series, từ trang 90 đến trang 223. Trong phạm vi bàiviết này, tôi không nghĩ hơn 100 trang viết về Công án của Suzuki thích hợpvới nội dung của bài. Độc giả có thể tìm đọc phần này trong bản dịch của TT Tuệ Sỹ: “Thiền Luận, Tập Trung”, từ trang 125 đến trang 321.

Đọc 48công án Thiền trong “Vô Môn Quan” và 100 công án Thiền trong “Bích Nham Lục” tôi thấy chỉ là những mẩu chuyện (tắc) hỏi đáp ngắn giữa các Thiền sư, hoặc về các Thiền ngữ hay phong cách của các Thiền Sư đã đắc Đạo, hoặc về những biến cố trong cuộc đời của Thiền sư, và công dụng chính của một công án là giúp hành giả bừng ngộ như Hòa Thượng Thích Chơn Thiện đã viết ởtrên. Xin nói rõ ở đây là tôi “chỉ đọc” chứ chưa hề tham chiếu bất cứ một công án nào, đọc để biết vậy thôi, loáng thoáng cũng có đôi chút cảm hứng về những câu chuyện “bất bình thường” trongmấy cuốn trên.

Tại sao trong Thiền Tông Phật Giáo lại có nhiều công án như vậy?

Ít ra là 500 nếu không muốn nói đến con số 1700. Vấn đề thật là dễ hiểu. Chúng sinh căn trí bất đồng cho nên không thể dùng một công án cho tất cả mọi người. Các Thiềnsư khi xưa thường biết rõ khả năng và căn trí của mỗi đệ tử cho nên thường chọn công án nào thích hợp với căn trí và trình độ tu tập của mỗi đệ tử. Trong Lời Tựa cuốn “Vô Môn Quan” của thiền sư Vô Môn Tuệ Khai, Người kể:

“Các sư dưới quyền yêu cầu tôi chỉ dạy họ. Cuối cùng, tôi lấy những công án của các Thiền sư trước và sử dụng chúng như là những viên gạch để gõ vào cửa, hướng dẫn họ tùy theo khả năng và khuynh hướng của mỗi người. Từ lập trường căn bản của Thiền, ‘cái đó” [ngộ] không bao giờ có thể dạy hay bày tỏ bởi những người khác, tuy nhiên tôi hi vọng những công án đó có thể dùng như những viên gạch gõ vào cửa, hay như ngón tay chỉ trăng, cho đến khi “vô môn quan” được mở ra.”

[ZenkeiShibayama, Zen Comments On The Mumonkan, p. 13: The monks begged meto for instruction. Finally I took up the koan of ancient Masters and usedthem as brickbats to knock at the gate in guiding the monks in accordancewith their abilities and inclinations. From the fundamental standpoint ofZen “it” can never be taught or shown by others, yet I hope these koan mightserve as a brickbats to knock at the door, or as a finger pointing to themoon until no-gate might be opened.]

Từ những hiểu biết trên về “công án” chúng ta đã có thể có những kết luận sau đây:

Công án Thiền, chính là Thiền ngữ của các bậc đắc pháp ngày xưa.

Công dụng của công án là hướng dẫn hành giả đi đến giác ngộ.

Công án thường được các bậc Thầy đã đạt đạo chọn sao cho thích hợp với khảnăng và căn trí của mỗi hành giả.

Và bâygiờ chúng ta hãy đi vào bài “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền” của Thiềnsư Nhất Hạnh.

۞۞۞

Mở đầu Thiền sư Nhất Hạnh viết:

Bát Nhã đây là Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Công án là một vấn nạn cần phải giải quyết bằng niệm, định và tuệ chứ không thể chỉ bằng trí năng của ta.

“Công án Bát Nhã” của Thiền sư Nhất Hạnh,theo đúng tinh thần của Công án, là để cho các hành giả quán chiếu “Bát Nhã” như là một “thoại đầu”, như Thiền sư đã viết rõ trong bài. Nhưng Bát Nhã là gì? Theo Thiền sư thì Công án Bát Nhã là Công án Tu Viện Bát Nhã ởBảo Lộc, Công án Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khănvà đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, Công án Phápnạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt, có nghĩa là Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc là một thoại đầu đểquán chiếu, Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là mộtmối băn khoăn cho chính quyền là một thoại đầu để quán chiếu, và Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trongnhững thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt là một thoại đầu để quán chiếu.

Nhưng thực ra Tu Viện Bát Nhã, Tăng Thân Làng Mai, và Pháp Nạn Của Phật Giáo Việt Nam có phải là những thoại đầu đểtham cứu như là tham cứu một công án không. Câu trả lời nằm trong câu hỏi. Tiện đây chúng ta cũng nên bàn qua về những “thoại đầu” trên.

◎ Thoại đầu 1: Tu Viện Bát Nhã.Quán chiếu thoại đầu “Tu viện Bát Nhã” là quán chiếu cơ sở vật chất “Tu ViệnBát Nhã” hay là quán chiếu “vụ việc xẩy ra ở Tu Viện Bát Nhã”? Nếu quán chiếu cơ sở vật chất của Tu Viện Bát Nhã thì quán chiếu cái gì, toàn bộ cơ sở, hay chỉ có thiền đường, nhà bếp v…v… Còn quán chiếu vụ việc xẩy ra ở Tu Viện Bát Nhã thì còn loạn tâm hơn nữa, vì vụ việc này là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó có mặt của chính Thiền sư, của 400 Tăng sinh Làng Mai, của Giáo Pháp Làng Mai, của chính quyền, của vị trụ trì Tu Viện, của chính quyền địa phương, của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, của công an, của côn đồ, của người dân địa phương v…v… và v…v…

◎ Thoại đầu 2: Tăng Thân Bát Nhã.Phần này xin để cho các Tăng thân Làng Mai và Tăng thân Bát Nhã quán chiếu,hoặc cho bất cứ ai muốn quán chiếu..

◎ Thoại đầu 3: Pháp Nạn Của Phật Giáo Việt Nam [trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt]. Nhưng thực ra Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam là ở đâu? Nó ở ngay trong Làng Mai với những “giáo pháp” như:

- Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống.

- Chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài,như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài,cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài.

- Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Đế…

- Nơi duy nhất chúng ta cóthể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nội tâm mình.

- Khi chúng ta theodõi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu,

chúng ta có thể thâm nhập vào sựthật của Thượng Đế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, lànhững biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Đế xuất hiện với chúngta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài.

Mấy câu trên được tác giả John WorldPeace trích lại khi viết bài "A Response to: 'Living Buddha, Living Christ' by Thich Nhat Hanh" trên trang nhà http://www.johnworldpeace.com/tnhanh4.html. Sau đây là vài nhận định điển hình của John phê bình Chương 4 trong cuốn sách 'Living Buddha, Living Christ'.

[John:Well! No Brother Hanh, Jesus did notlive exactly as he taught.His admonition to turn the other cheek did not apply to his actions in theTemple. There are many such examples inthe gospels of the New Testament in the Christian Bible. For more examples go to The Saying of Jesus

John: Well againBrother Hanh, I do not think you want tomake this kind of statement.

Furtheryou can see here the precedent that Jesus set for later Christians to dealaccordingly with non-Christians and their pagan religions.

I trulyrespect you Brother Hanh, but you areattempting to write about Christianity which you do not fully understand ]

Thế kỷ 21 mới chưa hết MỘT thập niên. Và trong thập niên này Việt Nam được hân hạnh tổchức Lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc để kỷ niệm Ngày Sinh, Ngày Thành Đạo, vàNgày Nhập Niết Bàn của Đức Phật. Thiền sư cùng Tăng thân Làng Mai đã về dự. Thiền sư cũng đã về Việt Nam làm Trai Đàn Giải Oan cho những người đãm,khuất. Thiền sư cũng đã được Thủ Tướng Phan Văn Khải và Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tiếp kiến. Thiền sư cũng đã được dân chúng và Giáo hội đón tiếpvới thảm đỏ, lọng vàng. Vậy Pháp nạn là ở đâu, làm gì có Pháp nạn?

Chỉ sau vụ việc ở Tu Viện Bát Nhã vào hai năm cuối của thập niên đầu, thế kỷ 21, Thiền sư mới cho rằng có Pháp nạn và đó là Pháp Nạn Của Phật Giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Vậy phải chăng Thiền sư cho cái mà Thiền sư gọi là “Pháp nạn Bát Nhã” cũng là Pháp nạn của Phật Giáo Việt Nam? Pháp nạn Bát Nhã [nếu thực sự có] tuyệt đối KHÔNG PHẢI là Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam. Làng Mai không phải là Phật Giáo Việt Nam, dù ở Việt Nam có một số tu theo Giáo Pháp Làng Mai. Làng Mai chỉ là một tổ chức tôn giáo có Tổng Hành Dinh ở Pháp.

Pháp nạn thật ra đã có từ lâu, ở trong những cụm từ phân biệt “Ấn Quang và Quốc Tự”, “Thống Nhất và Quốc Doanh”. Khi xưa, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã nhìn thấy Pháp Nạn trong nhận định: “bản thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ Tăng bị phân hóa và thành phần của Tăng có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện”. Ngoài ra, vai trò của chínhquyền địa phương hay của chính quyền trung ương liên hệ đến vấn đề xã hội không phải là không quan trọng. Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, không thiếu gì những trường hợp kiểm soát việc tu hành của các Tăng sĩ, có khi còn bắt Tăng sĩ hoàn tục. Nhận định như vậy không có nghĩa là những biện pháp của chính quyền đối với các Tăng sinh ở Tu Viện Bát Nhã là đúng với truyềnthống văn hóa của Việt Nam.

Vì cùng là một “công án Bát Nhã” nên hànhgiả phải quán chiếu cùng lúc ba thoại đầu. Nhưng ai là hành giả?

Thiền sư Nhất Hạnh viết:

Công án Bát Nhã là của mọi người, là của mỗi cá nhân và cũng là của từng tập thể. Công án ấy có thể được tham cứu bởi một vị tu sinh Bát Nhã, một học tăng đang theo học tại mộttrường Trung Cấp Phật Học trong nước, một vị Thượng Tọa trong Giáo Hội, một chú Công an, một ông Bộ trưởng, một vị Linh mục Công giáo, một vị Mục sư Tin lành, một ủy viên Bộ Chính Trị, một vị chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố, một bí thư Tỉnh Ủy, một ủy viên Trung Ương Đảng, một nguyên thủ quốc gia,một chủ bút nhật báo hay tạp chí, một nhà trí thức, một nhà nghệ sĩ, một nhà doanh thương, một giáo chức, một ký giả, một vị trú trì, một vị đại sứ.

Trong một đoạn khác, Thiền sư Nhất Hạnh viết;

Ngày xưa, vua Trần Thái Tông ngộ đạo nhờtham cứu công án “bốn núi” và công án “con người thật không có vị trí (vô vị chân nhân)”. Thiền sư Liễu Quán ở Phú Yên ngộ đạo nhờ tham cứu công án “tất cả đi về một, một đi về đâu? ” và đã đệ trình kiến giải tại chùa Ấn Tôn (Từ Đàm), Huế.

Điều này có nghĩa là tham cứu Công án là để ngộ đạo. Hi vọng mọi người chúng ta, xin để tôi ra ngoài,và tất cả các vị trong danh sách trên của Thiền sư Nhất Hạnh, đặc biệt làChủ Tịch Nguyễn Minh Triết, hay một chú Công an, hay một Linh Mục Công giáo hoặc Mục sư Tin lành đều có thể ngộ đạo [đạo nào?] nếu có thì giờ và để tâmtham cứu cùng lúc ba thoại đầu trên. Hi vọng Chủ Tịch Nước hãy bò việcnước, công an bỏ việc giữ gìn trật tự an ninh trong xã hội, Linh mục Công giáo bỏ các khóa lễ, Mục sư Tin Lành bỏ nói bậy v…v… để giải quyết công án của Thiền sư Nhất Hạnh. Giải quyết như thế nào? Thiền sư đã dạy rõ:

Công án không thể được giải quyết bằnglý luận, bằng biện chứng pháp, dù là biện chứng pháp duy tâm hay duy vật, màphải được giải quyết bằng niệm lực và định lực, nghĩa là bằng năng lượng của chánh niệm và chánh định… Niệm có nghĩa là nhớ tưởng,là canh cánh bên lòng, là nâng công án lên từng giây từng phút trong đời sống hàng ngày của mình để quán chiếu, không phút giây nào xao lãng. Niệm phải liên tục không được gián đoạn. Khi ăn cơm, khi mặc áo, khitiểu tiện hoặc đại tiện, khi uống trà, khi tắm gội, hành giả phải đưa công án lên để mà quán chiếu.

Cứ thế mà theo thì sẽ giải được công áncủa Thiền sư, và Thiền sư bảo đảm là:

Giải được công án thì ta thấy khỏe,không còn lo sợ thắc mắc gì nữa, là thấy được con đường đi, là đạt được sự an tâm.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, “Công án Bát Nhã” của Thiền sư Nhất Hạnh thựcra không phải là một “công án Thiền”, vì cái gọi là “công án” này phátsinh từ một tâm trạng bất mãn, vì hào quang sáng rực của mình ở ngoại quốccó vẻ như không phát huy được mà còn bị lu mờ ở trong nước, vì những mục đích không thành đạt, hi vọng không thành. Hơn nữa, Thiền sư đã lấynhững ý nghĩ một chiều rất chủ quan của mình về vụ việc ở Tu Viện Bát Nhã đểáp đặt lên đầu nào là đại úy Công an, nào là hàng giáo phẩm của Giáo hội,thành phần của ban Tuyên Giáo Trung Ương, ủy viên chính trị hay ủy viêntrung ương Đảng, và cả vị nguyên thủ quốc gia nữa, để họ phải nghĩ theonhững ý nghĩ của mình, bất kể đến khung cảnh chính trị, đến bối cảnh xãhội, và nhất là đến sự góp phần của những nguyên nhân mà chính mình tạo ra để đưa đến vụ việc ở Tu Viện Bát Nhã. Chứng minh?

Chúng ta hãy đọc:

Pháp môn Làng Mai có thể là cơ hội hiếm có đểhiện đại hóa đạo Phật ở Việt Nam, và bốn năm hành trì ở Việt Nam hình như đãchứng tỏ được khả năng của pháp môn ấy.Vậy thì tại sao ta lại chịu áp lực của Trung Quốc để đàn áp và tiêu hủy ngaymột nguồn sinh lực quý báu của ta? Pháp môn thực tập Làng Mai là một phầntrong di sản văn hóa đất nước, hiện thời đang có khả năng đóng góp đáng kể cho một nền văn minh đạo đứctoàn cầu, không phải chỉ trên mặt lý luận mà quan yếu nhất là trên mặt thựctế. [Có chủ quan lắm không? Thế giới có hơn 6 tỷ người, có bao nhiêungười thực tập theo Pháp Môn Làng Mai? Việt Nam có hơn 80 triệu người, cóbao nhiêu người thực tập theo Pháp môn Làng Mai? Và Pháp Môn Làng Mai cóthể hiện đại hóa đạo Phật ở Việt Nam như thế nào, hiện đại bằng cách đưa Phật tử vào vòng mê tín của Ki Tô Giáo??]

“Bát Nhã ngày xưa, nay đã thành mưa, rơixuống mặt đất, nẩy hạt Bồ đề.” [Hạt Bồ Đề của Làng Mai có nẩy mầm kết hoa ra trái ở Việt Nam được không?]

Tại sao mình chỉ muốn tu thôi mà người takhông cho mình tu? Tại sao các bậc tôn túc muốn che chở bảo lãnh cho mình tumà nhà nước lại không cho bảo lãnh? Mình có biết chính trị là cái gì đâu và chẳng tha thiết gì tới chuyện chính trị, tại sao người ta cứ nói là mình làm chính trị và tại sao cứ nói Bát Nhã là một mối đe dọa cho an ninh quốcgia?

[Chắc Thiền sư Nhất Hạnh quên rằng: Trong chuyến đi Việt Nam vào cuối năm 2007, Thiền sư đã nói với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rằng nhà nước nên dẹp bõngành công an tôn giáo và giải tán Ban Tôn giáo chính phủ, cơ quan giám định những sinh hoạt tôn giáo.

Rồi đến 2008, niên giám của Làng Mai đề xuất với chính phủ hãy từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản, bỏ chữ “Cộng Sản” ra khỏi tên của Đảng chính trị cầm quyền, và bỏ cụm từ “Xãhội chủ nghĩa” ra khỏi tên chính thức của nước, “Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vậy, dù Thiền sư vô tình hay hữu ý, dù Thiền sư muốn hay không muốn, thì những tuyên bố của Thiền sư là một ứng xử chính trị: đối tượng là chính trị, lãnh vực là chính trị, nội dung là chính trị, hậu quả làchính trị. Không biết chính trị là cái gìthì lại càng không nên dính vào chính trị]

Tại sao phải giải tán cho được Bát Nhã dùphải áp dụng những biện pháp như thuê côn đồ, vu khống, lừa gạt, đánh đập,đe dọa. [Phải chăng vì Tăng thân Làng Mai đã bất chấp luật pháp quốc gia về đăng ký, bảo hộ v..v… Phải chăng vì những tuyên bố chính trị của mình]

Tại sao hơn một năm trời mà không dẹp đượchọ? Họ có gì để phải bám víu vào cái chùa này? [Tại vì họ đã được Thầy của họ dạy: “Hãy cứ ngồi yên như núi”, như làmột tách đố]

Thiền sư Nhất Hạnh cho rằng một vị đại úy công an phải thấy rằng Bát Nhã đã trở thành công án của đời mình. Mình mất ăn, mất ngủ. Nhưng bây giờ mình đã thấy những thủ đoạn ấy là gian trá, là thấp hèn, là trái với lương tâm con người.

Trước sự kiện côn đồ giả danh Phật tử để pháphách Tu Viện Bát Nhã, Thiền sư cảm thấy: “Hành động này làm cho mình muốn nôn mửa, nhưng mình lại không dám nói ra”

Thiền sư Nhất Hạnh cũng cho rằng Bát Nhã là một vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhưng cũng là một công án cho một nhà lãnh đạo chính trị cao cấp như một vị nguyên thủquốc gia hoặc một vị bộ trưởng, nước mình có hay không có chân trong Hội Đồng Bảo An hay Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc và các vị này phải cảm thấy hổ thẹn, lương tâm mình không an ổn vì không dám canthiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.

Tôi không muốn bàn thêm về cái gọi là“công án Bát Nhã” của Thiền sư Nhất Hạnh mà nội dung phần lớn là lên án Đảng[Hay tại vì ta là người Mác-xít, ta không có quyền quy y, ăn chay và giữ giới?], hàng giáo phẩm Giáo hội, ngành công an, Thượng tọa Thích Đức Nghi, Bộ ChínhTrị, Trung ương Đảng v…v…, vì đối với Thiền sư, tất cả đều sai lầm trong vụviệc ở Tu Viện Bát Nhã, do đó tất cả đều cần phải quán chiếu “công án Bát Nhã” để sám hối và đạt được sự an tâm.

Vài Lời Kết:

Tôi đã đọc khá nhiều sách của Thiền sưNhất Hạnh. Tôi đã giới thiệu với một số bạn trẻ, thoải mái hơn khi đọctiếng Anh, bản dịch cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” [Old Path, WhiteClouds]. Tôi đã học được nhiều từ những tác phẩm của Thiền sư viết về Phật Giáo. Tôi nghĩ rằng những điều Thiền sư giảng về “Chánh Niệm”, “Tỉnh thức”, “Hiểu và Thương”, “Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười” v…v… rấtcần cho xã hội Việt Nam ngày nay. Nhưng thành thực mà nói, tôi cảm thấy rấtđáng tiếc khi Thiền sư càng ngày càng đi ra ngoài sở trường của Người vềPhật Giáo để đi vào những sở đoản như về Ki Tô Giáo, về nhập cảng một số hình thức xã hội trong truyền thống văn hóa của nước ngoài như “Thiền Ôm”, “Bông Hồng Cài Áo” mà theo tôi, không cần thiết và có thể không thích hợptrong nền văn hóa Việt Nam, và gần đây dính vào chính trị.

Có thể chính sự thành công của Thiền sư ởngoại quốc đã làm cho Thiền sư thay đổi, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràngtrong một số phát biểu của Người đượm nhiều khoa trương về Tăng thân LàngMai, nhất là trong bài giảng “Con Người Lý Tưởng Và Hạnh Phúc” củaThiền sư tại San JoseCivic Auditorrium chiều chủ nhật 12/9/99. Nhưng chínhnhững sở đoản này đã làm cho Giáo Pháp Làng Mai không thể ăn sâu bám rễ ở Việt Nam dù Giáo pháp này rất thành công ở ngoại quốc. Phật Giáo Việt Namphải thay đổi, hiện đại hóa, nhưng điều này không có nghĩa là phải pha trộnvới những điều mê tín hoang đường của Ki Tô Giáo mà ngay cả những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo cũng đã bác bỏ. Phật giáo có cả một rừng Kinh điển, mộtnguồn tâm linh vô tận, và dù chúng ta có khai thác suốt đời cũng không làmsao tận dụng được tất cả gia tài của Đức Phật và các Tổ để lại. Pha trộn với những lễ tiết mê hoặc, “trí tuệ” với “đức tin”, thì Phật Giáo không cònlà Phật Giáo nữa mà trở thành Phật Giáo lai căng.

Một thí dụ về một điều giảng dạy của Thiềnsư mà tôi cho là không thích hợp với người Việt Nam. Thiền sư dạy, để tỏlòng kính yêu mẹ, tối tối hãy vào nói với mẹ “Mẹ ơi, con yêu Mẹ lắm”. Điều này con nhỏ có thể làm, và bà Mẹ Việt Nam có thể nói: “Ơ cái thằngnày ngớ ngẩn” vì chuyện con yêu Mẹ là chuyện đương nhiên, không cần phảinói ra bằng miệng. Đối với người đã trưởng thành thì nếu quan tâm tới bốmẹ, người con thường chỉ hỏi: “Hôm nay Bố Mẹ ăn có ngon miệng không?” vì “ăn ngon miệng” chứng tỏ rằng sức khỏe của Bố Mẹ bình thường,không có gì phải lo ngại. Người Việt Nam sống về nội tâm rất nhiều, khôngcó hời hợt bên ngoài như người Tây phương. Buổi sáng, trước khi chia taynhau đi làm, vợ chồng Mỹ thường hôn nhau đến chụt một cái, nói “I loveyou”. Nhưng tỷ lệ ly dị trên nước Mỹ là trên dưới 50%. “Bông hồng cài áo”,“Ngày của Mẹ”, “Ngày của Cha”, “Ngày Valentine”, “Ngày Haloween” [trước là ngày Lễ Chư Thánh], và ngay cả “Ngày Giáng Sinh”, tất cả chỉ là những hình thức bề ngoài của thương vụ.

Bài “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền”cũng thuộc vào sở đoản của Thiền sư Nhất Hạnh. Vì những bức xúc về vụ việcở Tu Viện Bát Nhã, Thiền sư đã viết lên một bài chẳng liên quan gì đến “công án” cả, ít nhất là “công án” theo sự hiểu biết thông thường trong Thiền Tông Phật Giáo. Hơn nữa, trong bài, Thiền sư đã để lộ ra những dằn vặt tâm tưcủa mình, dù ẩn sau những dẫn giải hoa mỹ về “công án”. Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua văn phong bất xứng với Thiền sư trong nhiều đoạn trongbài.

Tôi nghĩ rằng Thiền sư Nhất Hạnh cũng chưagiải quyết được công án Bát Nhã do chính mình đề ra. Vì tôi không thấy sựan tâm của Ngài trong suốt bài viết. Điều này thật quá rõ ràng vì Thiền sưviết với một giọng trách cứ đượm nhiều chua chát, cay đắng về những chuyệnnằm ngoài Tông chỉ của Thiền công án: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lậpvăn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Hơn nữa, Thiền sư thực sự có thiện chí để giải quyết vụ Bát Nhã cùng với chính quyền không. Theo dõi thông tin, chúng ta biết:

“Để giải quyết mâu thuẫn trên tại Tuviện Bát Nhã, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, trong chuyến thăm Phápcuối tháng 9/2009, có đề nghị gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh (đã được thôngbáo trước một tháng) để bàn cách giải quyết vụ việc nhưng Thiền sư từ chốikhông gặp, lấy lý do là đã có chương trình sang Mỹ hoạt động tôn giáo.”

Chúng ta thử xem hoạt động tôn giáo củaThiền sư là những gì. Theo chương trình trong Lá Thư Làng Mai số 32 thìnhững hoạt động này như sau:

- 6/9/2009: Ngày quán niệm tại Tuviện Lộc Uyển.

- 8/9 – 13/9: Khóa tu tiếng Anh tại Tu Viện Lộc Uyển.

- 19/9: Pháp thoại công cộng tại Pasadena

- 20/9: Ngày quán niệm.

- 23/9 – 27/9: Khóa tu tiếng Việt tại Tu Viện Lộc Uyển.

- 2/10 – 5/10: Khóa tu tiếng Anh tại Tu Viện Bích Nham, New York.

- 9/10: Pháp thoại công cộng tại nhà hát Beacon, New York.

- 10/10: Ngày quán niệm chung với viện Omega tại trung tâm New York.

Tôi tự hỏi, tất cả những hoạt động tôngiáo trên quan trọng đến độ Thiền sư không thể để ra 1, 2 ngày để tìm cách giải quyết vấn đề 400 Tăng sinh trẻ của Thiền sư đang gặp khổ nạn tại TuViện Bát Nhã hay sao? Hơn nữa, Làng Mai có cả một đoàn Giáo Thọ xuất sắc,nổi tiếng, kể cả Sư Bà Chân Không, không ai có thể thay thế Thiền sư trongmột số hoạt động tôn giáo thông thường như quán chiếu, khóa tu, mà nhiều Chùa, nhiều Tu Viện khác cũng thường tổ chức hay sao? Nhà nước đã đưa tayra, nhưng Thiền sư đã không thèm bắt tay, viện một lý do không có tính cách thuyết phục. Nếu chương trình hoạt động tôn giáo của Thiền sư là một chương trình đặc biệt do một quốc gia thỉnh cầu không thể thay đổi và không ai cóthể thay thế được thì lý do hoạt động tôn giáo của Thiền sư khả dĩ có thểchấp nhận. Nhưng đây là những hoạt động hàng năm của Thiền sư trên đất Mỹ, năm nào cũng quán niệm, năm nào cũng có khóa tu, những hoạt động này quantrọng hơn là việc giải quyết vấn nạn Bát Nhã hay sao? Nhiều người cho rằng đó là một hành động cống cao ngã mạn.

Người ta trách cứ là Pháp môn Làng mai chủtrương nam nữ cùng tu, trái với truyền thống nam nữ tu riêng của Việt Nam.Thực tế cho thấy tu riêng cũng chưa chắc đã đoạn tuyệt được tình ái huống chi là “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, nhất là đối với giới trẻ chưa đủ định lực. Khi xưa, Đức Phật đưa ra Bát Kỉnh Pháp, chẳng phải là hạ thấp vaitrò của phái nữ, mà là tạo nên một khoảng cách đạo đức giữa Nam và Nữ, đề phòng củi lửa.

Người ta cũng trách cứ Thiền sư là, theoquy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), nếu người tu hành dưới 18tuổi phải có người giám hộ và phải xin ý kiến cha mẹ, nhưng đa số nhữngngười theo pháp môn Làng Mai đều dưới 18 tuổi đã không tuân thủ quy địnhnày.

Và nhất là, người ta cũng trách cứ Thiềnsư là, tại Tu Viện Bát Nhã, Thiền sư đã bổ nhiệm Phó Trụ trì Tu viện BátNhã, tấn phong giáo phẩm Hòa thượng cho một vị sư của Việt Nam mà không thông qua Trụ trì tu viện Bát Nhã và GHPGVN.

Nếu thật đúng là như vậy thì những điềutrách cứ này cho thấy Thiền sư đã coi thường truyền thống văn hóa của Phật Giáo Việt Nam, coi thường Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, hậu quả ra sao, chúngta có thể đoán trước được, nhưng không ngờ lại đưa đến vụ việc ngoài ý muốncủa mọi người tại Tu Viện Bát Nhã, gây ảnh hưởng không đẹp cho tất cả mọiphía, từ chính quyền cho đến GHPGVN và Làng Mai. Có thể vì cái danh của Thiền sư quá lớn ở ngoại quốc nên Thiền sư thấy không cần phải quan tâm đến hiện thực xã hội ở Việt Nam hay truyền thống Phật Giáo ở Việt Nam.

Tôi hi vọng Thiền sư có thể khiêm tốn mộtchút trước Nhà Nước, trước đại khối Phật Giáo Việt Nam, nhận ra những hoạtđộng trái khoáy của mình, và nhất là nhận ra những sở đoản của mình, trở về với những sở trường, tập trung vào việc phát huy Giáo Pháp Làng Mai về Phật Giáo, chỉ là Phật Giáo, không gì ngoài Phật Giáo, và không biến Thiền Tông thành Giáo Tông.

Mấy chuyến về Việt Nam của Thiền sư Nhất Hạnh là cơ hội bằng vàng để cho “Giáo Pháp Làng Mai về Phật Giáo”, nghĩa là những giáo pháp thuần túy Phật Giáo, phát triển và hội nhập vào đại Khối Phật Giáo Việt Nam. Nhưng tiếc thay cho Làng Mai, chỉ vì một số hoạt độngcó tính cách trình diễn phô trương, một số bước đi chính trị vụng về, một số thái độ có vẻ cống cao ngã mạn, cho nên đã tạo thành một yếu tố tôn giáo trong nhiều yếu tố khác như chính trị, xã hội v..v… để đưa đến vụ việc rấtđáng tiếc ở Tu Viện Bát Nhã. Nhưng đây cũng là cơ hội để chính quyền trung ương cũng như địa phương kiểm điểm lại những biện pháp của mình, để Làng Mai nhận thức đúng được thực tế xã hội và “hạ mình để chinh phục” [stoop toconquer], và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng nên lo việc chấn chỉnh nội bộ, thanh lọc hàng ngũ, lấy lại vai trò của cổ nhân: quốc sư đối với chính quyền, tôn sư đối với quần chúng.

 


Phần Phụ:

Vài Nét Về Tự DoTôn Giáo.

Tôn giáo là một thành phần của xã hội, không thể đứng ngoài xã hội hay đứng trên xã hội. Do đó những hoạt động tôngiáo phải ở trong vòng luật pháp quốc gia. Không ai có thể nói rằng, luậtpháp quốc gia đó không đúng, hay tôi không đồng ý với luật pháp đó, cho nêntôi không có bổn phận phải theo luật pháp đó. Quan niệm như vậy là làm loạnxã hội chứ không phải là tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng. Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc. Cả nước Úc và Giáo hội Công giáo cũng không thể thay đổi được việc Singapor treo cổ một giáo dân Công giáo người Úc gốc Việtvề tội buôn ma túy. Cả nước Mỹ cũng không thể thay đổi được việc Singapor đánh đòn một công dân Mỹ vì tội phá hại công ích. Sau vụ 9/11 ở New York, Mỹ đã ra luật mà nội dung vi phạm đời tư cá nhân của công dân Mỹ, nhưng dù người dân không đồng ý cũng bắt buộc phải chịu đựng. Mỹ là một nước có thểnói là có tự do tôn giáo nhất trên thế giới, nhưng chính quyền Mỹ luôn luôn kiểm soát hoạt động của tôn giáo. Vụ David Koresh ở Waco Texas là một vụđiển hình. Một vụ điển hình khác là về Osho, trước là Bhagwan ShreeRajneesh. Nghe nói Việt Nam ngày nay cũng có nhiều người hâm mộ Osho.Nhưng thực chất Osho như thế nào rất ít người biết. Sau đây là vài dòng về Osho.

Osho sinh năm 1931 và chết năm 1990, 58 tuổi. Thời gian ở Ấn độ, Rajneesh đã nổi tiếng là một “sex guru”. Năm1981, Osho xin nhập cảnh Mỹ để chữa bệnh. Vì những lời thuyết giảng hấp dẫncó sức lôi cuốn quần chúng, quần chúng thường là sơ cơ, [điểm chungcủa các nhà truyền giáo thành công, thí dụ như Pat Robertson, Jerry Falwellv..v… ở Mỹ] của Rajneesh nên Rajneesh và các đệ tử thành lập ở bang Oregonmột cộng đồng gọi là Rajneeshpuram. Cộng đồng tôn giáo này đã vi phạm luậtdi trú của Mỹ, có nhiều người đến trú ngụ bất hợp pháp qua các dịch vụ kết hôn giả, và phạm nhiều tội ác hình sự (crimes). Rajneesh bị chính quyền Mỹđiều tra về vụ Rajneesh khai gian khi xin visa nhập cảnh Mỹ, và những tội áchình sự ở Rajneeshpuram, và sau một cuộc dàn xếp của luật sư của Rajneeshvới chính quyền Mỹ, Rajneesh bị phạt $400000 và bị trục xuất khỏi Mỹ.

Rajneesh đi lang thang tìm nơi định cư nhưng 21 quốc gia từ chối không cho nhập cảnh. Sau cùng Rajneesh trở về cốquốc, Ấn độ, và định cư ở Pune, lập một tổ chức thiền [meditationfoundation, truyền bá Giáo pháp Osho, tên mà Rajneesh đổi thành năm 1989.Muốn biết rõ hơn những chi tiết về con người thực và giáo lý thực của Osho,độc giả có thể tìm đọc trên: http://en.wikipedia.org/wiki/Osho_%28Bhagwan_Shree_Rajneesh%29. Độc giả cũng nên tìm đọc trong http://www.quangduc.com/Diendan/80hientuongosho.html, bài “HiệnTượng Osho” của Hoàng Liên Tâm. Osho cũng đã từng tiên đoán là chiến tranh nguyên tử sẽ xảy ra trong thập niên 1990.

Các học giả về tôn giáo đã đánh giá con người và học thuyết của Osho như thế nào?

Theo Giáo sư về tôn giáo ở đại học Oregon, Ronald O. Clarke, thì “Rajneesh đã để lộ tất cả những đặc điểm điển hìnhcủa sự rối loạn tinh thần về nhân cách “cái Ta” của mình, thí dụ như là ý niệm vĩ đại về sự quan trọng và duy nhất của chính mình; bận tâm với những tưởng tượng về sự thành công vô hạn của mình; về một sự cần thiết phải được người ta thường xuyên chú ý đến và kính ngưỡng.” [Ronald O. Clarke, Emeritus Professorof Religious Studies at Oregon State University, argued thatOsho exhibited all the typical features of narcissistic personality disorder, suchas a grandiose sense of self-importance and uniqueness; a preoccupation withfantasies of unlimited success; a need for constant attention andadmiration] Xin độc giả hãy đọc các học giả tôn giáo đánh giá Osho trongvề Osho trong bài bằng tiếng Anh ở trên Wikipedia sau đây.

Assessmentsby scholars of religion

Some scholars have suggested that Osho, likeother charismatic leaders, may have had a narcissistic personality.[216][217][218]In his paper The Narcissistic Guru: A Profile of Bhagwan Shree Rajneesh,Ronald O. Clarke, Emeritus Professor of Religious Studies at Oregon State University, argued thatOsho exhibited all the typical features of narcissistic personality disorder, suchas a grandiose sense of self-importance and uniqueness; a preoccupation with fantasies ofunlimited success; a need for constant attention and admiration; aset of characteristic responses to threats to self-esteem; disturbances ininterpersonal relationships; a preoccupation with grooming combined with frequent resorting to prevarication or outrightlying; and a lack of empathy.[218]Drawing on Osho's reminiscences of his childhood in his book Glimpses ofa Golden Childhood, he suggested that Osho suffered from a fundamentallack of parental discipline, due to his growing up in the care of overindulgentgrandparents.[218] Osho's self-avowed Buddha status, he concluded, was part of a delusional system associated with his narcissistic personality disorder; a condition of ego-inflation rather thanegolessness.[218]

In questioning how the total corpus of Osho'swork might be summarised, Bob Mullan, a sociologist from the University of East Anglia, stated in 1983: "It certainly is eclectic,a borrowing of truths, half-truths and occasional misrepresentations fromthe great traditions. It is also often bland, inaccurate, spurious andextremely contradictory."[219]He also acknowledged that Osho's range and imagination were second to none,[219]and that many of his statements were quite insightful and moving, perhapseven profound at times,[220]but what remained was essentially "a potpourri of counter-culturalist andpost-counter-culturalist ideas" focusing on love and freedom, theneed to live for the moment, the importance of self, the feeling of "beingokay", the mysteriousness of life, the fun ethic, the individual's responsibility for their own destiny, and the need to drop the ego, along with fear and guilt. [221]

Writing in 1996, Hugh B. Urban similarly found Osho's teaching neither original nor especially profound, noting that most of its content had been borrowed from various Eastern and Western philosophies.[172] What he found most original about Osho was his keen commercial instinct or "marketing strategy", by which he was able to adapt his teachings to meet the changing desires of his audience,[172] a theme also picked up on by Gita Mehta in her book Karma Cola: Marketing the Mystic East.[222] In 2005, Urban observed that Osho had undergone a "remarkable apotheosis" after his return to India, and especially in the years sincehis death, going on to describe him as a powerful illustration of what F. Max Müller, over a century ago, called "that world-wide circlethrough which, like an electric current, Oriental thought could run to theWest and Western thought return to the East."[223]By negating the dichotomy between spiritual and material desires, andreflecting the preoccupation with the body and sexuality characteristic oflate capitalist consumer culture, Osho had apparently been able to create a spiritualpath that was remarkably in tune with the socio-economic conditions of histime.[223]


Các bài tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc