Nhân Dịp Năm Thánh Của Công Giáo Việt Nam

Kể Chuyện Thánh Kinh: CHÚA CHẾT, SỐNG LẠI, VÀ BAY LÊN TRỜI

[Một khảo Luận Qua Cuốn Tân Ước]

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN86.php

12 tháng 12, 2009

Chuyện Chúa chết, sống lại và bay lên trời đã được Ca-tô Rô-maGiáo đặt thành một tín lý, nghĩa là một điều mà con chiên bắt buộc phải tin, không tin thì không được lên thiên đường [mù] của Ca-tô Rô-maGiáo, trong Kinh Tin Kính như sau:

...[Giê-su] chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, bị đóng đanh trên cây thập giá, chết, và táng xác; xuống hỏa ngục, ngày thứ ba từ chết lại sống lại, bay lên trời ngổi lên trên tay phải của Gót, người Cha phép tắc vô cùng; từ đó sẽ lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết..

[(Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate, was crucified, dead, and burried; he descended into hell, the third day he rose again from the dead; he ascended into heaven and sitteth on the right hand of God the Father Almighty from thence he shall come to judge the living and the dead.]

Phần tiếng Việt là tôi dịch nguyên văn từ Kinh Tin Kính cũ. Bản văn mới trong cuốn Catechism of the Catholic Church, xuất bản năm 1994, có sửa lại một số từ, thí dụ như “on the right hand” sửa thành “at the right hand” v..v.. Vì vậy mới có chuyện một em bé trước đây được dạy Kinh Tin Kính ở nhà thờ về khoe với Mẹ: “Mẹ ơi! Con biết Gót chỉ cần một tay trái mà tạo nên thế giới này”. Bà Mẹ lấy làm lạ, hỏi: “Sao con lại biết thế?”. Em bé trả lời: “Vì Chúa Giê-su đã ngồi lên trên tay phải của Gót rồi”.

I. Chuyện Chúa Chết:

Chúa chết là vì bị đóng đinh trên cây thập giá [was crucified]. Chuyện này ai cũng biết. Người Ca-tô Việt Nam dịch “was crucified” là “chịu đóng đanh trên cây thánh giá” (Sách Giáo Lý Công Giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) và “descended into hell” là “xuống ngục tổ tông” mà không hề cho biết từ “thánh giá” từ đâu mà ra, và cũng không hề giảng nghĩa ngục tổ tông là cái quái gì.

Về cái giá bằng gỗ hình chữ thập mà Giê-su bị đóng đinh trên đó, thì đó không phải là “thánh giá” như bản văn tiếng Việt cố tình dịch sai, vì Ca-tô Rô-maGiáo nổi tiếng là lạm dụng bừa bãi danh từ “thánh”. Cho nên người Việt chúng ta nên hiểu rằng ý nghĩa của “thánh” trong Ca-tô Rô-maGiáo hoàn toàn khác với ý nghĩa của “thánh” trong các nền văn hóa Đông phương. Thật vậy, hình phạt đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập là một cực hình của đế quốc La Mã dành cho những kẻ nô lệ phạm tội, trộm cắp, giết người, phản loạn v..v.. Tân Ước viết rõ, (Luke 23: 32,33; Matthew 27: 38)) Giê-su bị xử đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng lượt với hai tên tội phạm, trộm cướp (criminals, robbers) khác. Không có lý do gì để chúng ta tin rằng cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó khác với những giá gỗ cùng loại trong thời đó. Bản văn trong cuốn Kinh Thánh của Vua James viết là Giê-su “was crucified”, nghĩa là bị đóng đinh trên cây thập giá, chứ không phải là “volunteered to be nailed on the holy cross” mà dịch láo là “chịu đóng đanh trên cây thánh giá. “Crucify” trong tự điển có nghĩa là: 1. Xử tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói trên một giá hình chữ thập (To put to death by nailing or binding to a cross); 2. Đối xử một cách độc ác, hành hạ (To treat cruelly; torment). Cho nên, chẳng có gì có thể gọi là “thánh” theo nghĩa chúng ta thường hiểu cả. Ca-Tô Rô-maGiáo đã thánh hóa một vật thuộc một cực hình tàn nhẫn và dã man nhất của nhân loại. Và các con chiên đã tôn sùng một biểu tượng của sự tàn ác, cố tình quên đi sự khủng khiếp kết hợp với hình phạt man rợ đóng đinh trên cây thập giá. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn nói về cực hình này của Russell Shorto trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm:

Được đưa vào nghệ thuật Ki Tô qua nhiều thế kỷ, cực hình đóng đinh trên thập giá đã trở thành một kiểu trình bày ước lệ cao - đến độ như là một vật đẹp đẽ, làm cho ta khó mà có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp thực sự của nó. Nhưng thực tế là một cái gì khác hẳn. Trước hết, chúng ta hãy xét đến ý nghĩa khủng khiếp của nó trong một xã hội mà nhân phẩm - ngay cả nhân phẩm của một nông dân - là đức tính cao nhất. Mang ra nơi công cộng - kết tội, phơi trần truồng (Nghệ thuật Ki Tô thường đóng thêm cái khố vào cho Giê-su trên thập giá. TCN) và chết dần trong hấp hối - là hình phạt dã man hơn sự hành quyết nhiều.

Rồi có cả sự tra tấn. Thường là nạn nhân bị trói vào cột rồi bị quất, hoặc bằng một cây roi ngắn gồm có nhiều sợi dây da trên có đính những hạt bằng chì hay những mẩu xương, hoặc bằng gậy. Nạn nhân thường bị đóng lên giá hình chữ thập ở ngay dưới đất rồi giá được dựng thẳng đứng lên. Đinh thường được đóng qua bàn tay hay cổ tay và bàn chân.. 1

Cây thập giá, tượng trưng cho một loại hình phạt man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, nay đã biến thành vật hàng triệu người tôn thờ. Con chiên Ca-tô Giáo Việt Nam, được nhồi sọ kỹ cây thập giá này là “thánh giá” (holy cross) cho nên họ tưởng đó là thánh giá thật, có một giá trị thần linh nào đó, nên đem đi cắm bậy khắp nơi nào mà họ có thể, thí dụ như ở Tòa Khâm Sứ, Ấp Thái Hòa, Tam Tòa và trên những đất khi xưa đã nhờ thế lực thực dân Pháp ăn cướp được của nhà Chùa, thí dụ như Nhà Thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ La Vang ở Quảng Trị, Nhà thờ Đức Bà ở Saigon v…v… Tôi không biết người khác nghĩ sao chứ mỗi khi tôi nhìn thấy cây thập giá bất cứ ở đâu, trên nóc nhà thờ, trên bộ áo khoác, hay đeo trên cổ của bất cứ ai, là tôi lại nhớ đến cái cực hình đóng đinh trên thập giá của dân La Mã cổ xưa, đã từng gây ra sự đau đớn cùng cực cho hàng trăm ngàn con người, và tôi nghĩ rằng không có cách nào có thể làm cho tôi tôn thờ một vật có một lịch sử dã man đẫm máu như vậy, dù đó là cái thập giá mà Giê-su hoặc bất cứ ai bị đóng đinh trên đó. Tín đồ Ki Tô thật là kỳ lạ, họ tôn vinh một vật mà Chúa của họ chịu cực hình trên đó. Họ hân hoan tin rằng sự đau khổ của Chúa chính là phương tiện giúp họ lên thiên đường. Họ chỉ nghĩ đến thiên đường và ghi ơn sự chịu cực hình của Chúa họ. Tôi nghĩ không có tôn giáo nào có thể nhồi vào đầu óc con người những ý tưởng vô cùng ích kỷ và cuồng đạo như là Ki Tô Giáo.

Trong thế giới của Ki-Tô Giáo, ngày Chúa Chết được gọi “ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp” (Good Friday). Các giáo hội Ki-Tô, nhất là Ca-Tô Rô-maGiáo, đều dạy tín đồ phải hoan hỉ suy niệm và ăn mừng ngày Chúa Chết. Tôi không hiểu là Ngày “Good Friday” đó “good” đối với ai, nhưng nhất định đó không phải là một ngày “Good”, mà là một ngày đen tối, thê thảm nhất đối với Giê-su, Chúa của những người ăn mừng cái chết trên thập giá của Ngài, vì nhờ đó mà họ được làm lành với Gót, tội tổ tông của họ được chuộc bỏ, và thiên đường của Ca-Tô Rô-maGiáo đang chờ họ đến ngày phán xét được Chúa bốc cả phần hồn lẫn phần xác, không biết đã chết tự bao giờ, lên trên đó, sống cuộc sống đời đời với Giê-su, hưởng nhan thánh Chúa v..v…, với điều kiện họ phải tin Chúa, hầu hạ việc Chúa v..v…. Và vì cái cuộc sống đời đời này ở trên thiên đường của Ca-tô Rô-maGiáo mà các tín đồ có được lòng kiên nhẫn tuyệt vời: từ thế hệ này sang thế hệ khác, cha truyền con nối, trong 2000 năm nay họ vẫn kiên nhẫn chờ ngày Chúa trở lại để phán xét lòng tin, trung thành với Chúa của họ.

Giáo hội biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh, và giới chăn chiên cũng không bao giờ giảng về tâm trạng của Giê-su trước khi chết dù Tân Ước đã viết rất rõ. Tâm trạng này trái ngược hẳn với những lời tuyên truyền sai sự thực của giới chăn chiên. Thật vậy, chúng ta hãy đọc vài đoạn trong Tân Ước, Thánh kinh Hội Quốc Tế xuất bản, Văn phẩm Nguồn Sống phát hành, 1994, Mark 14; 33-36:

.. Ngài cảm thấy hoang mang, sầu não vô cùng. Ngài bảo (các môn đồ. TCN): “Linh hồn ta buồn rầu cho đến khi chết” Chúa đi một quãng, rồi quỳ sấp dưới đất, cầu xin cho giờ phút khủng khiếp đừng đến với Ngài nếu có thể được. Ngài cầu nguyện: “Thưa Cha, Cha quyền phép vô cùng, xin cho con khỏi uống chén (đau khổ) này [nghĩa là đừng bắt con bị hành hình chết], nhưng xin theo ý Cha, chứ không theo ý con.”

Luke 22:44 còn mô tả cảnh Giê-su cầu nguyện như sau:

Trong lúc đau đớn thống khổ, Chúa cầu nguyện càng tha thiết, mồ hôi toát ra như những giọt máu nhỏ xuống đất.

Và cuối cùng khi lời cầu nguyện của Giê-su không được Gót đáp ứng, ông ta mới thất vọng và than, Matthew 27: 45 - 53:

Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9 (nghĩa là từ trưa đến 3 giờ chiều), khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ 9, Giê-su kêu lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Nghĩa là: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?. Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn nữa rồi trút linh hồn.

Chính Chúa Giê-su còn không tự cứu được, và khi cầu nguyện Gót, cha của ông ta, mà còn không được đáp ứng, vậy các con chiên hiệp thông cầu nguyện từ Mỹ đến Tòa Khâm Sứ, đến Tam Tòa làm sao mà Chúa có thể đáp ứng cho được. Kết cuộc vụ Tòa Khâm Sứ và Tam Tòa ra sao đã chứng tỏ rõ hơn hết điều này. Nếu Chúa có thật thì Chúa cũng bất lực trước Nhà Nước Việt Nam cũng như khi xưa Chúa và cả Cha Chúa cũng đã bất lực trước Pilate.

Chúng ta thấy, trên đây là tâm trạng của Giê-su trước khi biết mình sắp bị bắt và trước khi chết. Như vậy có phải là ông ta “tình nguyện” (volunteered trong Kinh thánh Mỹ và chịu trong Kinh thánh Việt Nam) leo lên thập giá, chịu cho người ta đóng đinh, để chuộc tội cho nhân loại như lời diễn giảng sai sự thực của giáo hội hay không? Và chúng ta cũng đừng quên, trước khi thở hắt ra, Giê-su còn nói lên một câu đầy thất vọng: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?.. như được viết rõ trong phúc âm Matthew 27 và Mark 15. Cũng vì vậy mà G. W. Foote đã bình luận trong cuốn Những Chuyện Hư Cấu Trong Thánh Kinh về ngày chết của Giê-su như sau:

Cũng như ngày 25 tháng 12, được coi như là ngày sinh của Giê-su, là một chuyện giả tưởng hoàn mỹ mà giáo hội vay mượn từ dân gian cổ xưa, ngày Giê-su bị đóng đinh trên thập giá cũng có tính cách thuần túy tùy tiện. Nếu thực sự Giê-su chết thì ông ta cũng chỉ chết vào một ngày nào đó, và ngày này phải cố định trên lịch. Ngày chết của ông ta bao giờ cũng rơi vào ngày thứ Sáu. Nhưng ngày thứ Sáu này khi thì trong tháng này, khi thì trong tháng khác, và không bao giờ giống nhau trong hai năm liên tiếp; điều này chứng tỏ chắc chắn là cái chết của “đấng cứu thế” là một chuyện xảy ra trong huyền thoại. Tại sao cái ngày chết của ông ta lại được quyết định bởi một sự tính toán thuộc môn thiên văn học? Tại sao nó phải là ngày thứ Sáu đầu tiên sau ngày trăng rằm và sau ngày xuân phân?

Mặt khác, chúng ta cần phải ghi nhận: “Ngày thứ Sáu tốt đẹp” là tên của ngày đã được xác định theo thiên văn. Đó thực ra là ngày mà tấn thảm kịch xảy ra trên Núi Calvary sau cơn khắc khoải và mồ hôi đổ ra như máu (của Giê-su) trong vườn Gethsemane. Cái con người than khóc: “Cha ơi, nếu có thể, xin đừng bắt con uống chén này” rồi khi cảm thấy cánh tay tử thần lạnh lẽo phủ lên người mình, còn than khóc cay đắng hơn nữa: “Chúa tôi ơi, Chúa tôi ơi, sao ngài lại lìa bỏ tôi?”, cái ngày đó mà gọi là “Ngày thứ Sáu tốt đẹp”. Đối với hắn ta (Giê-su), ngày đó là một ngày xấu hoặc một ngày đen tối. Vậy mà những tín đồ của hắn coi đó là ngày vui vẻ nhất trong lịch sử thế giới. Hắn chịu đau khổ để cho họ có thể vui mừng; hắn xuống địa ngục để cho họ có thể lên thiên đường; và họ đón chờ ngày tai họa đó với niềm vui và hân hoan. Con người thật là quá hão huyền và ích kỷ, và tôn giáo cũng thường vậy, tôn phong sự ích kỷ. Và trong những tôn giáo ích kỷ trên thế giới thì Ki Tô Giáo là tôn giáo ích kỷ nhất. 2

Từ cái niềm tin hão huyền và ích kỷ này, các tín đồ Ca-tô đã trở thành cuồng đạo và đã gây ra biết bao tội lỗi đối với dân tộc của mình và đối với nhân loại. Cũng vì vậy mà Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã đưa ra một nhận định rất chính xác về cái “ngục tù tâm linh” của các tín đồ Ca-tô Việt Nam:

Người Việt theo đạo Công Giáo đã bị nhồi sọ đến mức độ mất hết liêm sỉ và nhân tính, cho nên chính họ đã hô hào bảo nhau rằng “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “giữ đạo chứ không giữ nước”, chỉ biết tuyệt đối trung thành với Vatican và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên của họ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hộ La Mã. [http://www.sachhiem.net/NMQ/NMQ026.php]

Như vậy, bổn phận của chúng ta ngày nay là phải cứu những tín đồ Ki Tô Giáo ra khỏi cái ngục tù tâm linh mà giáo hội đã nhốt họ vào từ nhiều năm, cha truyền con nối. Bài viết này không ra ngoài mục đích trên và hi vọng sẽ có tín đồ có đủ khả năng và dũng cảm để “tự cứu” như Charlie Nguyễn.

II. Sống Lại:

Đọc Tân ước chúng ta thấy chuyện Giê-su bị đóng đinh trên một cái giá làm bằng hai thanh gỗ bắc ngang hình chữ thập, chiều dọc dài hơn chiều ngang, chết và táng xác (Kinh Tin Kính của Ca-tô Giáo) nhưng rồi xác chết sống lại và rồi bay lên trời, được kể bởi các tác giả Phúc Âm trong những khoảng niên đại sau đây. Chúng ta nên nhớ, Giê-su bị đóng đinh và táng xác khoảng năm 30.

Tác giả

Niên đại viết về sự sống lại của Giê-su

Paul:

50-55 (I Cor. 15:3-8) [20-25 năm sau Giê-su chết]

Mark:

70 (Mark 16) [40 năm sau Giê-su chết]

Matthew:

80 (Matthew 28) [50 năm sau Giê-su chết]

Luke:

85 (Luke 24) [55 năm sau Giê-su chết]

Gospel of Peter:

85-90 (Fragment) [55-60 năm sau Giê-su chết]

John:

95-100 (John 20-21) [65-70 năm sau Giê-su chết]

Các niên đại trên được hầu hết các học giả nghiên cứu Tân Ước đồng thuận, và đây là những tài liệu rất quan trọng khi chúng ta muốn nghiên cứu về chuyện xác chết sống lại và bay lên trời của Giê-su.

Thánh Phao Lồ (Paul) viết về sự sống lại của Giê-su trong I Corinthians 15: 3-8, nhưng trước hết chúng ta hãy đọc I Corinthians 1 : 17-25 để thấy ông ta quan niệm về Gót (God) của Do Thái như thế nào, với vài lời bình của tôi để trong dấu ngoặc:

(17) Vì Ðức Kitô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, [Đức Ki-tô đã chết 20-25 năm trước rồi] nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng [Trong Tân Ước không có Tin Mừng mà chỉ toàn là Hung Tin: Xin đọc “The Bad News Bible: The New Testament” của Giáo sư David Voas] và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Ðức Kitô khỏi trở nên vô hiệu. (18) Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất [nghĩa là những kẻ không tin vào những điều hoang đường], nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là quyền năng của Thiên Chúa. (19) Vì có lời chép rằng: Ta sẽ hủy diệt trí tuệ của người thông thái, và làm cho sự hiểu biết của kẻ khôn ngoan chẳng là gì. (20) [Trái đất phẳng và có 4 góc, đó là trí tuệ của Gót. Trái đất quay chung quanh mặt trời, đó là sự hiểu biết chẳng ra gì! Và Giáo hội Ca-tô cũng đã dùng trí tuệ của Gót để đốt sách vở của những nhà thông thái, bạo hành các khoa học gia, sử dụng đức tin mù quáng thay cho lý trí v..v… Ô hô! Ai tai!] Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lý sự của thời này đâu? Chẳng phải là Gót đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian là điên rồ hay sao? (21) Vì, trong sự khôn ngoan của Gót, thế gian, qua sự khôn ngoan, đã không nhận biết Gót. [Như vậy, chỉ có những kẻ điên rồ, ngu ngơ, mới nhận biết Gót] Cho nên Gót đã hoan hỉ, qua sự điên rồ của sự rao giảng thông điệp để cứu những người tin. (22) [Đúng là những rao giảng thông điệp của Gót là những lời điên rồ. Sách Khải Huyền đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson “khen tặng” một cách rất chính xác như sau: “Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng [President Thomas Jefferson referred to the Book of Revelation as “the ravings of a maniac”, West County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995].] Trong khi người Do thái đòi hỏi một dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm trí tuệ, (23) thì chúng tôi lại rao giảng một Ðấng Kitô bị đóng đinh trên thập giá, điều mà người Do thái coi là khó tin không thể chấp nhận, và người Hy Lạp cho là điên rồ. (24) [Người Do Thái quả là thông thái, và người Hy Lạp quả là có trí tuệ] Nhưng đối với những ai được Gót kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Ðấng Kitô là quyền năng và sự khôn ngoan của Gót. (25) Vì cái điên rồ của Gót còn thông thái hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Gót còn hơn cái mạnh mẽ của loài người. [Chẳng trách Phao Lồ nói như kẻ điên để ca tụng cái điên rồ của Gót]. Sau đây là một điều rất mực khôn ngoan của Gót, đố ai có thể nghi ngờ sự thông thái và trí tuệ của Gót.

Nguồn: http://www.freethoughtpedia.com/wiki/Theological_Criticisms

Sau đây là lời Thánh Paul viết về sự sống lại của Giê-su trong 1 Corinthians 15: 3-8:

Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em những sự kiện mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Ðức Kitô đã chết cho tội lỗi chúng ta, theo Kinh Thánh, rằng Người đã được táng xác, và ngày thứ ba đã sống lại, theo Kinh Thánh, và rằng Người đã hiện ra trước Cephas (Peter), rồi trước Muời Hai Tông Đồ. Sau đó, Người đã hiện ra trước hơn năm trăm anh em chúng ta một lượt, phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã chết. Tiếp đến, Người hiện ra trước James, rồi trước tất cả các Tông Ðồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi…

Chúng ta biết rằng Paul viết đoạn trên trong khoảng từ 20 đến 25 năm sau khi Giê-su bị đóng đinh và táng xác. Đọc đoạn trên chúng ta thấy rằng Paul chỉ thuật lại những gì ông ta nghe người ta nói về Giê-su và suy diễn từ Cựu Ước chứ ông ta không phải là nhân chứng trong các vụ hiện ra, nếu có, của Giê-su. Paul không phải là một tông đồ của Giê-su, chưa từng gặp Giê-su, và trên đường đi đến Damascus, trong một ảo tưởng, cho rằng mình đã nghe tiếng của Giê-su từ trên trời vọng xuống. Do đó, trong thư viết cho người Cổ Linh, Paul không viết gì về chuyện Giê-su sinh ra từ một trinh nữ do một cái hồn ma (ghost) làm cho mang thai. Paul cũng không biết gì về chuyện xác chết của Giê-su sống lại trong 4 Phúc Âm của Mark, Matthew, Luke và John. Paul cũng không viết gì về ngôi mộ trống mà những người Ki-tô Giáo cho rằng đó là bằng chứng Giê-su đã sống lại. Cũng vì vậy mà Paul viết là “Giê-su đã hiện ra trước 12 Tông Đồ”, trong khi Judas, kẻ phản Chúa, đã chết, theo các Phúc Âm, vậy chỉ còn lại có 11 Tông đồ. Lẽ dĩ nhiên, vì khi Paul viết đoạn trên thì 4 Phúc Âm chưa được viết ra, và chuyện Judas phản Chúa chưa được phịa ra. Bảng các niên đại về 4 Phúc Âm ở trên cho chúng ta thấy rõ điều này. Phúc Âm sớm nhất của Mark cũng viết trong khoảng từ 15 đến 20 năm sau thơ của Paul viết cho người Cổ Linh ở trên. Những cụm từ “theo Kinh thánh” ở trên là theo ý trong các Thi Thiên (Psalms) trong Cựu Ước chứ không phải là theo các Phúc Âm vì các Phúc Âm chưa được viết ra. Chúng ta sẽ thấy chuyện Giê-su chết và sống lại, bay lên trời đã được phát triển qua 4 Phúc Âm như thế nào qua giản đồ sau đây mà tôi sẽ đi vào chi tiết trong một phần sau.

Nguồn: “Did Jesus Rise From The Dead ?” By: Dan Barker

Giản đồ trên liệt kê những chuyện hoang đường kỳ lạ xảy ra chung quanh chuyện Giê-su sống lại qua thời gian, bắt đầu từ những thư cho người Cổ Linh của Paul, sớm nhất, rồi đến các tác giả Phúc Âm Mark, Matthew, Luke và John theo thứ tự thời gian như chúng ta thấy trong bảng niên đại các tác giả viết Phúc Âm ở trên.

Chúng ta thấy, Paul không kể ra bất cứ một chuyện hoang đường nào (0). Đến Mark thì có một thiên thần ngồi sẵn trong mộ (1). Qua đến Matthew thì có tới 4 chuyện kỳ lạ hoang đường : động đất, xác chết đội mồ mà lên, đi dạo trong thành trước mặt nhiều người, một thiên thần bay xuống, và lăn tảng đá đi (4); Đến Luke thì có tới 2 thiên thần, và lúc thì thấy Giê-su, lúc thì không, và chuyện Giê-su thăng thiên bay lên trời (5); và cuối cùng đến John thì có tới 8 chuyện kỳ lạ xảy ra. Cùng một khung chuyện về Giê-su sống lại mà các tác giả kể mỗi người mỗi khác, sự thêm thắt các chuyện kỳ lạ qua thời gian quá rõ ràng, và còn có nhiều điều mâu thuẫn nhau nữa. Thí dụ, theo Mark thì có 3 người đàn bà đến ngôi mộ Giê-su sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần. [Cả 4 Phúc âm đều viết là “vào ngày thứ nhất của tuần lễ” (on the first day of the week) chứ không phải là ngày Chúa nhật mà các tín đồ Ca-tô Việt Nam thường nói bậy để ca tụng Chúa của họ, làm như ngày đó là ngày của Chúa. Ngày của Gót là ngày thứ Bảy (Sabbath) và theo lệnh của Gót thì trong ngày đó không ai được làm việc, phải nghỉ, để cả ngày cầu nguyện Gót, vi phạm sẽ bị tội chết]. Đến Matthew thì chỉ còn có 2 người. Đến John thì chỉ có một mình người tình của Chúa là Mary Magdalene tới mộ. Mặt khác Paul kể Giê-su hiện ra trước hết cho Peter, trong khi John thì kể là Giê-su hiện ra cho người tình Mary Magdalene trước. Vậy chúng ta nên tin Phúc Âm nào hay cứ nhắm mắt mà tin tất cả những chuyện trong các Phúc Âm.

Chúng ta cũng cần ghi nhận là Paul không hề tin là xác chết sống lại. Paul đã viết rõ trong I Cổ-Linh (Corinthians) 15: 50:

Thưa anh em. Tôi xin nói rõ thân thể bằng xương bằng thịt và máu không thể hưởng được nước Thượng Đế, vì thân thể hư nát không thể hưởng sự sống bất diệt.

Đối với Paul, sự sống lại (resurrection) chỉ có nghĩa là “sự biến đổi từ một xác chết thành một nguồn tâm linh sống động ( the transformation from a dead physical body to a living spirit). Và Paul đã dùng ý tưởng này để duy trì niềm tin vào Giê-su mà một số người trong thời đại đó đã nghi ngờ về chuyện sống lại thân xác của Giê-su. Vì vậy cho nên Paul viết, 1 Corhinthians 15: 14:

Nếu Chúa Ki-tô không sống lại thì những lời rao giảng của chúng tôi là hão huyền vô vọng và đức tin của anh em cũng hão huyền vô vọng. [If Christ is not risen, then our preaching is vain and your faith is also vain]

Tuy nhiên, hầu hết các học giả nghiên cứu Tân ước, nhiều Mục sư, Linh mục và giáo dân cũng không còn tin vào chuyện Giê-su sống lại sau khi chết và táng xác. Dan Barker viết trong bài “Có thật là Giê-su sống lại không?” [Did Jesus really rise from the dead?] (http://www.infidels.org/library/modern/dan_barker/):

Trong 19 năm tôi rao giảng Phúc âm, chuyện sống lại của Giê-su đã là đề tài chủ chốt của tôi. Mỗi dịp Phục sinh tôi lại khẳng định lại lời khuyên răn của Paul “Nếu Chúa Ki-tô không sống lại thì những lời rao giảng của chúng tôi là hão huyền vô ích và đức tin của anh em cũng hão huyền vô ích…” Nhưng nay tôi không còn tin chuyện này nữa. Nhiều học giả nghiên cứu Thánh Kinh và Mục sư – gồm tới 1/3 giới chăn chiên của Giáo hội Anh – đã bác bỏ ý tưởng là thân xác của Giê-su đã sống lại như thường.” Cả 30% người Mỹ tin Chúa cũng vậy.3

Như vậy, thực sự là chẳng làm gì có chuyện Giê-su sống lại, và do đó niềm tin của những người Ki Tô Giáo về sự cứu rỗi của Giê-su ở trên thiên đường sau khi sống lại, đúng là một niềm tin hão huyền và vô vọng. Điều này thật là hiển nhiên vì 2000 năm Giê-su đã biệt tăm tuy rằng ông ta đã hứa hẹn là sẽ trở lại ngay khi một số tông đồ của ông ta còn sống, và cũng chưa có ai từ bất cứ đâu để cho bất cứ ai biết là đã được cứu rỗi như thế nào.

Để cho vấn đề nghiên cứu được tạm đủ, bây giờ chúng ta hãy đi vào chính Tân Ước để xem các tác giả Phúc Âm cho Chúa Giê-su của họ sống lại như thế nào. Chúng ta hãy đọc Tân Ước với một đầu óc sáng sủa, phân tích, một loại đầu óc mà Giáo hội Ca-Tô ghét nhất. Chẳng thế mà đã có một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh vì e rằng tín đồ sẽ khám phá ra những lời diễn giảng Thánh Kinh sai lầm của Giáo hội.

Trước hết chúng ta hãy đọc chuyện Chúa sống lại trong Mark 16: 1 -8:

..Ngày thứ Bảy qua, Mary Magdalene, Mary, mẹ của James và Salome đi mua hương liệu để ướp xác Giê-su. Sáng sớm ngày thứ nhất của tuần lễ, lúc mặt trời mọc, họ cùng nhau đi tới mộ Giê-su, hỏi nhau không biết nhờ ai lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ.

Nhưng khi tới nơi thì tảng đá lớn đã được lăn ra khỏi cửa mộ rồi. Vào trong nhà mồ, họ thấy một thanh niên mặc áo dài trắng ngồi ở phía bên phải làm cho họ hoảng sợ.

Nhưng người thanh niên nói: "Đừng sợ! Các ngươi đến tìm Giê-su ở Nazareth, người đã bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta sống lại rồi. Ông ta không có ở đây. Vào mà coi chỗ người ta đặt xác ông ấy. Hãy đi báo cho các môn đệ của ông - và Peter (Phê-rô) - rằng Giê-su đã đi đến xứ Galilee trước họ rồi, và họ sẽ thấy Giê-su ở đó, như ông đã dặn trước.

Ba người bèn chạy nhanh ra khỏi mộ vì họ run sợ và thấy kỳ lạ. Và họ không nói với ai lời nào vì sợ."

Bây giờ chúng ta hãy đọc chuyện Chúa sống lại trong Matthew 28: 1-8:

..Sáng ngày thứ nhất của tuần lễ, trời mới rạng đông, Mary Magdalene và bà Mary kia tới thăm ngôi mộ. Bỗng nhiên có một trận động đất lớn vì một Thiên sứ từ trên trời bay xuống, lăn tảng đá lớn ra khỏi cửa mộ rồi ngồi lên trên đó., mặt sáng như chớp nhoáng, áo trắng như tuyết. Bọn lính gác canh mộ khiếp sợ, đứng sững như xác chết. Nhưng Thiên sứ nói với hai người đàn bà: "Đừng sợ! Ta biết các ngươi đến tìm Giê-su, người đã bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta không có ở đây, vì ông ta đã sống lại. Hãy vào mà coi chỗ người ta đặt xác Chúa.

Hãy đi lẹ và loan báo cho các môn đệ của ông ta rằng ông ta đã sống lại, và thật vậy, ông ta đã đi tới Galilee trước và các ngươi sẽ thấy ông ta ở đó. Hãy nhớ những lời ta nói. Hai người đàn bà vừa sợ vừa mừng, chạy vội ra khỏi mộ và đi báo tin cho các môn đệ của Giê-su.

Chuyện Chúa sống lại trong Phúc Âm Luke tương tự như trong Phúc Âm Mark, tuy có một số chi tiết khác nhau. Còn Phúc Âm John thì viết về chuyện Giê-su sống lại như sau, John 20: 1-18:

Vào ngày thứ nhất của tuần lễ, Mary Magdalene [người tình của Chúa] một mình đến ngôi mộ lúc sớm, lúc trời còn tối, và thấy tảng đá che mộ đã bị lăn ra ngoài. Rồi cô ta chạy đến Simon Peter, và một tông đồ khác, người mà Giê-su yêu, và nói với họ: “Người ta đã mang Chúa ra khỏi ngôi mộ, và chúng ta không biết chúng để Chúa nơi nao?” Peter di ra cùng tông đồ kia, và tông đồ kia chạy nhanh đến mộ trước Peter. Hắn cúi nhìn vào trong mộ thấy tấm vải liệm nhưng hắn không vào trong mộ. Rồi Peter tới và đi vào trong mộ, nhìn thấy tấm vải liệm trong đó. Và chiếc khăn che mặt Giê-su không nặm cùng với tấm vải liệm mà được gấp lại để một bên. Rồi tông đồ kia cũng đi theo vào nhìn thấy như vậy và tin. Vì tới khi đó chúng không biết đến điều viết trong Thánh Kinh (Cựu Ước), rằng Giê-su phải sống lại từ cõi chết. Rồi các tông đồ trở về nhà.

Nhưng Mary đứng khóc ngoài mộ, và cúi nhìn vào trong mộ. Và cô ta nhìn thấy hai thiên thần mặc áo trắng, một ngồi ở phía đầu, và một ngồi ở phía chân, chỗ đặt xác Giê-su.

Rồi hai thiên thần nói với cô ta: “Người đàn bà kia (woman!), tại sao ngươi khóc. Mary trả lời “Vì họ đã lấy xác của Chúa tôi đi rồi, và tôi không biết họ để ở đâu.”

Nói xong Mary quay người lại (she turned around) và nhìn thấy Giê-su đứng đó, nhưng không biết đó là Giê-su.

Giê-su nói với Mary: “Người đàn bà kia (woman!), tại sao ngươi khóc? Bà đang tìm ai vậy?” Mary tưởng Giê-su là người làm vườn, trả lời: “Thưa ông, nếu ông đã mang xác ông ta đi nơi khác, hãy cho tôi biết ông để ở đâu, để tôi mang ông ta đi”… [Thật là khó hiểu. Mary Magdalene là người tình của Giê-su, Giê-su thường hôn môi nàng, theo Phúc Âm Philip, nhưng Mary lại không nhận ra Giê-su, còn tưởng ông ta là người làm vườn. TCN]

Chúng ta thấy rằng chuyện Chúa sống lại trong các Phúc Âm, như đã nói ở trên, khác biệt nhau quá hiều và có nhiều mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên tin chuyện nào và căn cứ vào đâu mà tin chuyện đó. Vấn đề là chúng ta không thể biết ai đúng ai sai. Nếu dùng lý trí để xét đoán một vấn đề thì khi chúng ta không thể căn cứ vào đâu để mà tin một trong 4 chuyện Chúa sống lại trong 4 Phúc âm thì chúng ta bắt buộc phải loại bỏ tất cả. Các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã tìm ra nhiều điều thú vị trong chuyện Chúa sống lại trong Tân Ước.

Thứ nhất, Matthew 12: 40 kể lời Giê-su “tiên tri” về sự sống lại của ông ta như sau:

“Chúa Giê-su đáp: “Như Giô-na (Jonah) đã nằm trong bụng cá 3 ngày 3 đêm, ta sẽ vào lòng đất 3 ngày 3 đêm..”

Nhưng thực ra, không phải là Chúa sống lại sau 3 ngày 3 đêm mà sau chỉ có 1 ngày rưỡi và 2 đêm: từ 3 giờ chiều ngày thứ Sáu đến sáng sớm ngày thứ nhất. Như vậy là lời tiên tri của Chúa có một sai số là 50%. Trong khoa học, một dữ kiện có sai số 50% kể như là vứt đi, không thể xài được.

Thứ nhì, trong Matthew, khi hai bà Mary đến nơi mộ Chúa thì tảng đá chặn cửa mộ vẫn còn đó. Rồi một Thiên sứ từ trên trời bay xuống và lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ. Ngôi mộ trống không. Vậy xác Chúa ra khỏi mộ bằng cách nào? Cho rằng hồn có thể đi qua kẽ đá được, nhưng xác thì đi qua tảng đá bằng cách nào?

Thứ Ba, cùng một chuyện Chúa sống lại mà bốn Phúc Âm mô tả khác nhau, nhiều khi đối nghịch hẳn nhau với nhiều chi tiết rất mâu thuẫn, vậy nếu dùng lý trí để hỗ trợ đức tin thì chúng ta phải tin như thế nào đây. Và nếu tin rồi, nghĩa là không cần biết đến những mâu thuẫn trong Thánh Kinh về chuyện Chúa sống lại, thì vai trò của lý trí đứng chỗ nào trong đức tin đó. Nếu chuyện Giê-su sống lại trong cả 4 phúc âm đều giống nhau thì chưa chắc điều này đã đúng như sự thực, vì rất có thể đó là niềm tin của một số người cùng nghe lại một truyền thuyết. Nhưng chi tiết trong 4 phúc âm về chuyện Giê-su sống lại có quá nhiều mâu thuẫn đối ngược hẳn nhau, điều này chứng tỏ cả 4 phúc âm chẳng qua chỉ là tác phẩm của 4 người diễn giải sự việc theo lời đồn đại khác nhau trong dân gian và theo niềm tin riêng của mình. Nhiều học giả nghiên cứu Thánh kinh đã khám phá ra rằng mỗi tác giả của 4 phúc âm đều có mục đích riêng khi viết chuyện giả tưởng về sự sống lại của Giê-su.

III. Và Bay Lên Trời:

Chuyện Giê-su bay lên trời được kể trong Phúc Âm Mark, Luke và Sách Công Vụ Các Tông Đồ (Acts of the apostles) mà tác giả cũng là Luke. Matthew và John không nói gì đến chuyện thăng thiên này. Trước khi đi vào Tân Ước để tìm hiểu về chuyện Giê-su bay lên trời, tôi nghĩ cũng nên có vài ý kiến dựa theo khoa học. Trong thời đại khoa học ngày nay, tưởng biết chút ít về khoa học cũng không phải là vô ích.

Giê-su sống lại bằng xương bằng thịt, theo Tân Ước, cho nên tất nhiên có sức nặng, chắc vào khoảng 60-70 kg gì đó. Và vì vậy sức hút của trái đất đã giữ ông ta trên mặt đất. Muốn bay lên trời, ông cần một hỏa tiễn đeo trên lưng, hay tự ông nhún chân như con chim bay lên, hay theo Tân Ước, ông ta được Gót bốc lên. Giả thử là chúng ta vứt lý trí đi và tin vào chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường là Gót đã bốc ông ta lên trời, thì chúng ta cần biết Gót đã bốc ông ta lên với vận tốc đầu như thế nào. Có ba trường hợp có thể xảy ra.

- Nếu vận tốc đầu nhỏ hơn “vận tốc thoát” (escape velocity) và không theo đường thẳng đứng thì ông ta sẽ bay theo một quỹ đạo hình parabol rồi cuối cùng lại rơi xuống mặt đất vì sức hút của trọng trường. Biết rõ vận tốc đầu, thì học sinh lớp 12 có thể tính ra được ông ta đã lên cao bao nhiêu rồi lại rơi xuống ở chỗ nào, cách xa chỗ đứng lúc đầu để được bốc lên trời là bao nhiêu.

- Nếu vận tốc đầu vừa bằng vận tốc thoát, nghĩa là vận tốc tối thiểu để thoát ra khỏi trọng trường của trái đất, và sau khi thoát ra khỏi trọng trường, nếu Giê-su được Gót tiếp sức và đẩy thêm thì có thể hiện nay hiện nay ông ta vẫn bay xung quanh trái đất như một vệ tinh nhân tạo trên một quỹ đạo nào đó..

- Nếu vận tốc đầu lớn hơn vận tốc thoát nhiều thì ông ta sẽ bay tuốt trong không gian. Bay tới đâu trong không gian? Trái đất nằm trong thái dương hệ, là một hành tinh của mặt trời, và thái dương hệ nằm trong giải ngân hà. Giải ngân hà rộng khoảng 100000 (100 ngàn) năm ánh sáng, và thái dương hệ nằm cách tâm của giải ngân hà khoảng 30000 năm ánh sáng. Vì các khoa học gia, với những kính thiên văn tối tân nhất, có thể nhìn tới các thiên hà khác ngoài giải ngân hà, mà cũng không tìm thấy đâu là thiên đường của Ki Tô Giáo trong giải ngân hà, cho nên thiên đường của Ki Tô Giáo, nếu có, phải ở ngoài giải ngân hà. Giê-su mới bay lên trời cách đây khoảng 2000 năm. Trong trường hợp bay tuốt trong không gian thì ông ta cũng chưa ra khỏi giải ngân hà, và do đó chưa lên được thiên đường để ngồi “lên trên tay phải” của cha ông ta.

Về trường hợp Giê-su bay tuốt trong không gian này, Uta Ranke-Heineman, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được ngôi vị Giáo sư Thần Học Ca Tô (the first woman in the world to hold a chair of Catholic Theology) viết trong cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things, HarperCollins Publishers, N.Y., 1995), trang 142:

Chúng ta không biết là Giê-su di chuyển hay bay nhanh bao nhiêu, và ông ta có tăng tốc độ khi đang bay không? Nhưng ngay cả khi ông ta bay đến tốc độ của ánh sáng, thiên đường tới cũng ở xa ít nhất là cả tỷ năm ánh sáng. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, Gerhard Lohfink, học giả Ca-tô nghiên cứu Tân Ước, có một điểm đúng trong cuốn sách nhỏ của ông ta: “Giê-su bay lên trời: Sự kiện hay là chuyện giả tưởng?” khi ông ta đặt cho đầu đề của một chương sách của ông ta một cách khôi hài là: “Và hiện nay ông ta vẫn đang bay 4

Bây giờ chúng ta hãy đi vào các Phúc Âm để xem những tác giả Mark và Luke cho Chúa của họ bay lên trời như thế nào. Chuyện kể là sau khi chết thì Giê-su sống lại và hiện ra trước nhiều người. Mới đầu là trước người tình cũ là Mary Magdalene và đuổi 7 con quỷ ra khỏi người Mary [Mark 16: 9: He appeared first to Mary Magdalene, out of whom He had cast seven demons] Mary đi báo cho các môn đồ của Jesus đang than khóc là Jesus đã sống lại nhưng chẳng có ai tin [they did not believe]. Phúc Âm Philip viết rằng Giê-su thường hôn môi Mary làm cho các tông đồ khác ghen tị ["The Gospel of Philip," is best known for its portrayal of the physical relationship shared by Jesus and his most beloved disciple, Mary Magdalene." There is a line in which Jesus kisses Mary "on the lips," eliciting what is apparently jealousy on the part of the other disciples] như vậy Giê-su thường hôn cả 7 con quỷ ở trong người Mary Magdalene. Sau đó Giê-su thay đổi hình dạng và hiện ra trước hai môn đồ đang đi bách bộ ngoài trời. Hai người đi báo cho những môn đồ khác là Giê-su đã sống lại nhưng họ cũng không tin [but they did not believe them either] Rồi Giê-su hiện ra trước 11 môn đồ đang ngồi ăn [“phở Hòa”] và quở trách họ là đã không tin là ông ta đã sống lại, theo Mark 16: 14-20:

Sau đó, Giê-su hiện ra trước 11 tông đồ khi họ đang ngồi ở bàn ăn; và ông ta khiển trách sự không tin và cứng lòng của họ, vì họ không tin những người đã thấy ông ta sống lại.

Và ông ta nói với họ: Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Phúc Âm cho mọi người. Người nào tin và chịu phép rửa tội thì sẽ được cứu, còn người nào không tin thì sẽ bị đày đọa (xuống hỏa ngục). Những dấu hiệu sau đây sẽ chứng tỏ những người tin: Nhân danh Ta họ sẽ đuổi được quỷ, sẽ nói được tiếng nói mới, bắt rắn trong tay, và nếu họ có uống chất độc nào chết người thì cũng không hề hấn gì; họ sẽ đặt tay lên người bệnh thì bệnh sẽ lành. Sau khi nói xong như vậy, Người được bốc lên trời và ngồi xuống bên tay phải của Gót. Các môn đệ đi khắp nơi và rao giảng Phúc Âm, Chúa cùng làm việc với các môn đệ, xác nhận lời Chúa qua những dấu hiệu kèm theo. Amen.

Chúng ta biết rằng, vì tin vào những điều hứa hẹn hoang đường và độc hại như trên của Chúa mà đã có nhiều người muốn chứng thực đức tin của mình, chơi với rắn độc trong nhà thờ, và bị rắn độc cắn chết, thí dụ như Mục sư John Wayne Brown Jr. ở Macedonia, Alabama, Mục sư Carl Porter ở Georgia v..v… Theo thống kê của Mỹ thì có khoảng 75 người ở Mỹ, vì tin ở điều Mark 16: 17-18 ở trên nên đã bị rắn độc cắn chết trong những cuộc lễ ở nhà thờ. [An estimated 75 people have died in the United States from handling snakes during religious services.] Và ở trên đời này, ngày nay cũng chẳng có ai uống thuốc chuột để thử nghiệm quyền năng Chúa ban cho, cũng chẳng có ai nhờ bàn tay của các “Chúa thứ hai”, chắc chắn là đã được Chúa ban cho những quyền năng trên, để chữa bệnh, mà đi kiếm bác sĩ, hay vào nhà thương. Giáo hoàng John Paul II bị bệnh run rẩy chân tay, ăn nói lắp bắp, và trong Vatican có cả đống Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh Mục, toàn những người tin Chúa hết cỡ, nhưng chẳng có ai đặt tay lên người John Paul II để cho ông ta hết bệnh. Ngay trong cuốn “Hành Trình Truyền Giáo”, Alexandre de Rhodes cũng nói xạo là “chỉ cần vài giọt nước thánh là có thể chữa người mù sáng mắt ra, người có bệnh lành bệnh”. Nhưng khi ông ta bị một cơn sốt thì ông ta đi kiếm lương y, uống thuốc Bắc, và… hết sốt. Những sự kiện trên chứng tỏ là ở trên đời này chẳng có ai thực sự tin Chúa cả mà chỉ tin nhảm tin nhí.

Đọc đoạn trên, tôi cho rằng 11 tông đồ đang picnic ngoài trời vì thế nói xong Giê-su mới được bốc lên trời. Nếu họ ngồi ăn trong nhà thì Giê-su được bốc lên trời xuyên qua mái nhà, nếu nhà có mái. Tôi xem phim chưởng thấy nhiều cảnh người nhảy xuyên qua mái nhà tranh, nhưng rồi… lại rơi xuống đất. Nhưng Giê-su là Chúa của người Ki Tô nên có thể bay tuốt lên không và hiện nay vẫn còn đang bay.

Chúng ta cũng nên biết rằng câu: “Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Phúc Âm cho mọi người.” trong Mark 16 ở trên không phải là câu Giê-su nói khi còn sống mà là khi đã chết rồi, và theo nền Thần học của Ca-Tô Rô-ma Giáo bịa ra, đã sống lại sau ba ngày ba đêm (nhưng thực ra chỉ có hơn một ngày và 2 đêm : từ 3 giờ chiều thứ Sáu đến sáng sớm ngày thứ nhất), và hiện ra trước các tông đồ, ra lệnh cho họ đi khắp thế giới truyền đạo, nếu chúng ta có thể tin được chuyện “sống lại” đầy tính cách hoang đường này.

Thật vậy, ngày nay, những nghiên cứu sâu rộng về Tân Ước của các học giả Tây phương trong vòng 200 năm gần đây đã chứng tỏ là nhiệm vụ truyền đạo, rao giảng Tin Mừng (sic) trên thế giới không có căn bản trong Thánh Kinh. Bởi vì Giê-su tin rằng ngày tận thế đẽ gần kề, không bao giờ có ý định thành lập một giáo hội phổ quát như là Ca-tô Rô-maGiáo, và nhất là Giê-su không có ý định giảng đạo của ông ta cho bất cứ sắc dân nào ngoài dân Do Thái mà nội dung giảng đạo chính của ông ta là dựa trên niềm tin về một ngày tận thế sắp đến. Điều này thật là rõ ràng trong Tân Ước. Giê-su, chịu ảnh hưởng của Cựu Ước, tin những lời giải thích của những bậc thông thái tiên tri Do Thái, rằng dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần của họ phạt, nên khuyên mọi người hãy thống hối, đúng như nhận định của giáo sư đại học Hermann Samuel Reimarus: "Tất cả những điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới". Vậy nhiệm vụ truyền đạo của Ki Tô Giáo từ đâu mà ra? Giáo hội dựa vào câu “người chết nói” trong Mark 16 ở trên, cho chính là lời của Giê-su dạy các môn đồ để viện cớ thi hành sách lược truyền đạo bằng bạo lực và cưỡng bách trên khắp thế giới.

Hầu hết tất cả các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã cho rằng câu mà giáo hội đặt vào miệng Giê-su sau khi ông ta đã nằm yên dưới mồ là do chính giáo hội thêm thắt vào Thánh Kinh sau này để thực hiện âm mưu bành trướng đạo với mục đích chính yếu là tạo quyền lực trên đám dân ngu dốt và vơ vét của cải thế gian. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tâm cảnh nô lệ Vatican của các tín đồ và tài sản của giáo hội trên khắp thế giới là thấy ngay nhận định như trên của các học giả không phải là vô căn cứ.

Còn nữa, chúng ta phải biết là quan niệm của Giê-su về các “quốc gia” trên thế giới cách đây 2000 năm là như thế nào. Giê-su tất nhiên là quen thuộc với Cựu Ước và bị mắc bệnh tâm thần do ảnh hưởng từ Cựu Ước, tự cho mình là “Con thiên chúa” có nhiệm vụ cứu những người Do Thái. Người Do Thái thời đó tin rằng Thánh Kinh là những lời mạc khải không thể sai lầm của Gót. Thánh Kinh viết rằng trái đất phẳng và dẹt, đứng yên một chỗ, ở trên có một vòm trời bằng đồng thau v..v.. Vậy, ngay cả Gót cũng không biết là quả đất tròn và cho đến thế kỷ thứ 4, Thánh Augustine, bậc Thánh của Ca-Tô Giáo được coi là ông tổ của nền Thần học Đức Tin Ca-Tô, có trí tuệ siêu việt v..v.. cũng còn không quan niệm nổi một trái đất có hình cầu qua lời phát biểu: Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam). Vậy, trước đó gần 400 năm, Giê-su bảo các tông đồ đi đến “mọi quốc gia” thì đó là những quốc gia nào? Hiển nhiên đó không phải là những quốc gia ở phía bên kia của một trái đất hình cầu, mà chỉ là những quốc gia trong tầm nhìn giới hạn của Giê-su, nghĩa là không ra ngoài những quốc gia trong miền Trung Đông, thật ra chỉ là 12 bộ lạc của Do Thái. Mặt khác lời dạy ở trên khi Giê-su đã chết hoàn toàn mâu thuẫn với những lời ông dạy tông đồ đi truyền đạo khi ông ta còn sống. Điều này thật là rõ ràng khi chúng ta đọc nhận định sau đây của nữ giáo sư thần học Uta Ranke-Heinemann:

Giê-su không hề có ý định thành lập một “giáo hội”, nhất lại là một “giáo hội phổ quát” trên khắp thế giới. Về một thí dụ chân thực về quan điểm của Giê-su, chúng ta hãy xét đoạn văn trong Matthew 10: 5-6, nội dung đối ngược hẳn với nhiệm vụ truyền giáo trên thế giới: Mười hai tông đồ Giê-su phái đi để truyền đạo với lời dặn dò: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ đi đến những con dân Do Thái bị lạc(nghĩa là chỉ đi rao truyền đạo của ông ta trong dân Do Thái mà thôi. Và câu tiếp theo trong Thánh Kinh, Matthew 10:7“Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi”.). Hai đoạn khác là trong Matthew 15:24:Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”, Matthew 10: 23:Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”.

Ngày nay mọi nhà thần học đều biết rằng, chính Giê-su tin rằng Nước của Gót sắp tới. Điều này đối ngược với nhiệm vụ truyền bá đạo một cách đại qui mô trên thế giới. 5

Chúng ta cũng đã biết, trong Tân Ước, cả 4 Phúc Âm: Matthew 16: 27-28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:27, 32; và John 14:3, đều viết rõ là Giê-su tin rằng Ngày Tận Thế đã sắp tới, và ông ta sẽ trở lại ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy ông ta không có lý do gì để mà sau khi chết lại nhỏm giậy truyền cho các tông đồ phải đi truyền đạo của ông ta trên khắp thế giới, tới nay đã 2000 năm rồi. Cho nên, sự bành trướng trên thế giới của đạo Giê-su chẳng qua chỉ là sự bành trướng của những tổ chức tôn giáo thế tục, dùng nhân vật Giê-su để huyễn hoặc đầu óc của con người, tạo thế lực và của cải vật chất như lịch sử đã chứng tỏ. Giáo hội lừa dối tín đồ, dạy họ phải đi truyền đạo, một nhiệm vụ cao quý để loan báo Tin Mừng của Chúa, hứa hẹn với họ một cái bánh vẽ trên trời, và tín đồ, vì không đọc Thánh Kinh, và vì một niềm tin không cần biết không cần hiểu, nên nhắm mắt đi truyền đạo với tất cả những thủ đoạn độc ác, bất lương mà lịch sử đã ghi rõ, mà không hề biết rằng đó chỉ là sách lược bành trướng của giáo hội trên thế giới, trái ngược hẳn với những gì Giê-su nói trong Thánh Kinh

Luke viết về chuyện Giê-su được bốc lên trời như thế nào. Chúng ta hãy đọc Luke 24:

Giê-su hiện ra trước 11 tông đồ. Ông ta nói với họ: "Có những lời ta nói khi còn ở với anh em, rằng tất cả những gì đã viết về ta trong Luật của Moses và của các nhà tiên tri và các Thánh Vịnh đều phải được hoàn thành." Và ông ta mở trí cho họ để họ có thể hiểu Kinh Thánh. Rồi ông ta nói với họ: "Đây là lời ghi chép trong Kinh Thánh, rằng Đấng Ki-tô cần thiết phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; và rằng phải nhân danh ông ta mà rao giảng về sự sám hối và ơn tha tội cho mọi quốc gia, bắt đầu từ Jerusalem. Và các anh em là chứng nhân của những điều này. "Đây này, ta gửi lời hứa của cha ta tới các ngươi; nhưng hãy ở lại Jerusalem cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống." Sau đó, ông ta dẫn họ đi tới Bethany và ban phép lành cho họ. Và đang khi đang ban phép lành, thì ông ta được bốc lên trời.

Rồi trong sách thứ hai của Luke, Acts of the apostles, Luke thêm thắt vào chuyện thăng thiên như sau, tiếp nối đoạn trên trong Luke 24:

Khi hội họp cùng họ (11 tông đồ), Giê-su ra lệnh cho họ không được rời khỏi Jerusalem, mà là phải chờ lời húa của Gót mà các ngươi đã nghe ta nói; vì đúng là John (the Baptist) đã được rửa tội bằng nước, nhưng các ngươi sẽ được rửa tội bởi Thánh Ma (Holy ghost) sau đây không lâu. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi ông ta rằng: "Thưa Chúa, có phải bây giờ là lúc Chúa khôi phục vương quốc Israel không? " Ông ta đáp: "Anh em không cần biết khi nào và trong mùa nào mà Cha ta sẽ sử dụng uy quyền của Người.” Nhưng anh em sẽ nhận được quyền năng khi Thánh Ma ngự xuống anh em; và anh em sẽ là nhân chứng của ta ở Jerusalem, và ở Judea và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất."

Nói xong, ông ta được bốc lên trời ngay trước mắt họ, và một đám mây đón lấy ông ta và họ không còn thấy ông ta nữa.

Chúng ta thấy rằng, trong Mark thì Giê-su được bốc lên trời khi đang ngồi ăn với 11 tông đồ. Còn trong Luke thì sau khi ông ta dẫn họ đến Bethany, gần Jerusalem, rồi mới được bốc lên trời.

Và đối với các tông đồ thì Giê-su chỉ có nhiệm vụ khôi phục lại vương quốc của Israel mà thôi. Và đây cũng là niềm tin của những người Do Thái trong thời đó, hi vọng có một đấng cứu tinh đến cứu dân Do Thái ra khỏi vòng nô lệ của La Mã. Nhưng Giê-su không đáp ứng được hi vọng này, cho nên người Do Thái không tin Giê-su. Và vì vậy Giáo hội Ca-tô đã vu cho người Do Thái cái tội giết Chúa, nếu Chúa có thể bị giết, để bạo hành người Do Thái trong suốt 2000 năm nay. Nhưng vấn đề chính là Giê-su đâu có chết, theo nền thần học Ca-tô, mà đã sống lại và bay lên trời và hiện còn đang bay.

IV. Kết Luận.

Qua khảo luận về chuyện “Chúa chết, sống lại, và bay lên trời” ở trên, chúng ta có thể kết luận như thế nào. Có lẽ chúng ta cần điểm qua một số ý kiến của một số học giả và bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo. Người Việt thì trước hết phải lấy ý kiến của các bậc chăn chiên và học giả Ki-tô Việt Nam. Chỉ phiền một điều là không kiếm ra đâu được một bậc chăn chiên hay học giả Ki-tô có tầm vóc đáng tin về sự lương thiện trí thức hay kiến thức. Nếu không tin quý vị thử đọc TGM Nguyễn Văn Thuận với cuốn “Chứng Nhân Hi Vọng”, LM Phan Phát Huồn với cuốn “Việt Nam Giáo Sử”, Linh mục Đinh Xuân Minh với bài “Chống Cộng Theo Gương Đa-vít” v..v…, hay trí thức Ca-tô Nguyễn Anh Tuấn trên Tiếng Nói Giáo Dân, người được được quảng cáo là một “nhà khoa học chính trị” (Political Scientist) và là “một người từng dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua” trong khi thực chất kiến thức về lịch sử, tôn giáo, chính trị của ông ta không thể gọi là kiến thức. Tại sao? Vì tất cả những gì ông ta viết về tôn giáo của ông ta, Ca-Tô Rô-maGiáo, đều dựa vào sự mù lòa tin bướng tin càn của ông ta về Gót của Do Thái, về Giê-su, những điều mê tín nhảm nhí có trong đầu óc bất bình thường của ông ta, những điều mà Giáo hội đã nhồi vào đầu ông ta, những điều đã không còn giá trị trong thế giới ngày nay, kể cả trong chính giáo hội, vỉ vậy ông ta đã ca tụng Gót và Giê-su bằng những lời khoa trương hoa mỹ điên khùng bất kể đến sự thật. Thí dụ như thời buổi này mà ông ta còn viết:

Thiên Chúa là Thiên Chúa của vũ trụ siêu nhiên (supernature) và thiên nhiên (nature), và Chúa Jesus là chủ thể của toàn bộ Thần Khí trong vũ trụ và là trung tâm của vũ trụ, cũng như là ánh sáng của cả thế gian [Toàn là những lời khoa trương trống rỗng]. Ông ta cũng còn tin vào những điều quái gở như sau:

Qua ân sủng là Thần Khí Thánh Thần các môn đệ đã nhận được bao quyền năng lạ lùng. Chúa đã nói với họ rằng:

"Nhân danh Ta họ đã xua đuổi được ma quỉ, họ sẽ nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, họ sẽ nắm đầu những loài rắn độc, và nếu họ uống độc chất, độc chất không làm gì họ được, họ sẽ đặt tay trên những người bệnh hoạn, những người đó sẽ hết bệnh (Mark 16:17, 18)."

Tôi thành thực khuyên ông Nguyễn Anh Tuấn hay bất cứ tín đồ Ki Tô Giáo nào, Ca-tô cũng như Tin Lành, kể từ Giáo hoàng trở xuống, hãy vào xem một đoạn phim trong đó Tiến sĩ Zarka Naik đưa ra những điều trong đoạn Mark 16 ở trên để thử nghiệm đức tin của những tín đồ Ki Tô thực thụ (true Christian believers), và vài điều khác trong Thánh Kinh về khoa học, y học v…v…, và hãy thử nghiệm đức tin của chính mình. Phim chỉ dài có 9 phút 55 giây nhưng rất hấp dẫn: http://www.freethoughtpedia.com/wiki/The_2-verse_Christian_test

Kết luận của đoạn phim là Tiến Sĩ William Campell, một tín đồ Ki Tô Giáo, không trả lời hay giải thích được bất cứ một điều nào Tiến sĩ Zarka Naik đặt ra về Thánh Kinh, và thú nhận Thánh Kinh có nhiều sai lầm và không phải là lời của Gót (very interesting)

Còn mấy ông Tin Lành như Lê Anh Huy, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Quang Minh [người tự khoe là Tiến Sĩ Hàn Lâm, và giống như David Koresh ở Waco, TX., đã được Gót khải thị để viết lên cuốn “Để bảo vệ dòng máu của Chúa Giê-su”, không hiểu là dòng máu nào, của một con Ma Thánh (Holy Ghost), của Joseph (ông chồng già của Mary), của tên lính La Mã Pandera (người đã cấy những Chromosomes X và Y vào người Mary), hay của người nào đó mà Mary không chịu nói ra], hay như Khuất Minh, Phan Như Ngọc, Lê Nhân v..v.. vẫn còn ra công chống đối Thuyết Tiến Hóa thì khỏi cần nói tới. Vậy có ai biết được người Ki Tô Việt Nam nào xứng danh với trí thức lương thiện, có trình độ hiểu biết cập nhật hóa về chính tôn giáo của mình thì xin giới thiệu cho tôi một người, tôi xin cám ơn.

Trong lãnh vực học thuật Tây phương thì những cuốn phân tích kỹ lưỡng nhất về những vấn đề ai là tác giả 4 Phúc âm, viết với ý định gì, tài liệu lấy từ đâu và lấy như thế nào v..v.., có thể nói là những cuốn Ai Viết Những Phúc Âm? (Who Wrote The Gospels?) của Randel McGraw Helms Giáo sư đại học Arizona State University, Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things) của Nữ Giáo sư Thần học Uta Ranke-Heinemann, Hãy Cứu cuốn Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing The Bible From Fundamentalism) của Giám mục John Shelby Spong, và Năm Phúc Âm: Đích Thực Giê-su Nói Gì? (The Five Gospels: What Did Jesus Really Say?) của The Jesus Seminar. Học hội Giê-su kể luôn Phúc Âm Thomas nên mới là năm. Nhưng đây không phải là nơi bàn luận chi tiết về Thánh kinh, nên tôi không đi sâu vào những tác phẩm này.

Trong cuốn “Sự sống lại. Huyền thoại hay sự thực?” (Resurrection: Myth or Reality?, HarperSanFrancisco, N.Y., 1994) Giám Mục John Shelby Spong viết, trang 105:

Trong cuộc hành trình qua cuốn Tân Ước tôi đã để cho câu chuyện Phục sinh được nghe biết như mỗi tác giả đã ghi lại. Khi chúng ta ôm cùng lúc tất cả những diễn tả của họ trong đầu óc, chúng ta khám phá ra rằng tất cả những gì chúng ta biết về sự sống lại [của Giê-su] trong Kinh Thánh là một chứng nhân không nhất quán, mâu thuẫn, và loại trừ lẫn nhau [an inconsistent, contradictory, mutually exclusive witness.] Tôi đã theo dõi sự phát triển từ từ, từ những gì Paul viết vào thập niên 60 đến Phúc Âm cuối cùng hoàn tất vào thập niên 90. Tôi đã để cho Kinh Thánh xóa sạch những xác nhận của giáo hội, rằng đức tin Ki Tô được đặt trên lịch sử một cách khách quan, những thực tại vật lý, quyền hành không thể sai lầm, hay đều đúng.

Tôi đã gây nên sự sợ hãi, và có thể là sự giận dữ, cho những người không hiểu biết đã đặt đức tin của họ vào những gì viết trong Kinh Thánh mà rút cuộc là những điều không đáng tin. Trong đầu óc của họ, đức tin mà họ sống với, hoặc là phải phủ nhận công cuộc nghiên cứu này, hoặc phải từ bỏ đức tin đó. Đúng vậy, những chuyện kể về sự sống lại của Giê-su không thể biện minh được. 6

Cốt tủy đức tin Ki-tô Giáo đặt căn bản trên lý thuyết thần học của Ki Tô Giáo: Giê-su chết đi để chuộc cái tội tổ tông cho nhân loại, rồi sống lại, tạo niềm hi vọng cho những người tin rằng một ngày nào đó cũng được sống lại và ở bên cạnh Giê-su mà họ gọi là Chúa. Nhưng trình độ hiểu biết của con người không còn ở thời đại bán khai hay thời Trung Cổ ở Âu Châu. Trước những khám phá của khoa học về vũ trụ nhân sinh, Giáo hoàng Ca-tô John Paul II đã công khai chấp nhận trước thế giới thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và phủ nhận luôn cả sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục. Cho nên lý thuyết thần học của ki Tô Giáo về cái chết của Giê-su là để chuộc tội tổ tông của nhân loại đã không còn giá trị, vì một lẽ rất giản dị là chẳng có cái gì là “tội tổ tông”, và chuyện Giê-su sống lại cũng không còn ý nghĩa.

Cũng vì vậy mà Linh mục James Kavanaugh đã để ra nguyên một chương 5, từ trang 88 đến trang 102, trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God) để viết về Huyền thoại “cứu rỗi (The Salvation Myth)
[Xin đọc: http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php]

Và Giám Mục John Shelby Spong cũng để ra chương 6 trong cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hay Chết” (Why Christianity Must Change or Die), xuất bản năm 1998, từ trang 83 đến trang 99, để viết về đề tài: Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go)
Xin đọc: [ http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN37.php ]

Ngày nay, ngoài những con chiên cuồng đạo, đầu óc yếu kém, chẳng người nào có đầu óc còn tin là xác chết sống lại và bay lên trời bất kể đến trọng trường (sức hút của trái đất). Nhưng, như Thánh Paul đã viết, niềm tin của họ chỉ là một niềm tin hão huyền, vô vọng, vì Chúa Giê-su không hề sống lại, và đã biệt tăm suốt 2000 năm nay, và cũng chẳng có ai từ bất cứ đâu đến để cho ai biết là mình đã được Chúa cứu rỗi.

Hiện nay Chúa còn đang bay, và một tỷ năm nữa may ra mới lên đến thiên đường để ngồi “lên trên tay phải của Gót”. Nhưng các tín đồ Ki Tô đã nổi tiếng là kiên nhẫn nhất thế giới. Họ đã chờ đợi Chúa của họ trở lại để cứu họ 2000 năm nay rồi, vậy chờ thêm ba tỷ năm nữa (Giê-su cần 1 tỷ năm để lên tới thiên đường, cần 1 tỷ năm để quay lại trái đất, và 1 tỷ năm nữa để mang xác của tín đồ lên thiên đường), tôi chắc cũng không thành vấn đề đối với họ.

Nhưng tại sao trên thế giới ngày nay vẫn còn nhiều người tin vào nhưng chuyện hoang đường trong Tân Ước như “Chúa chết, sống lại, và bay lên trời”? Học giả Ki-Tô Russell Shorto đã giải đáp cho chúng ta câu hỏi này. Sau khi duyệt qua những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm gần đây, đã đưa ra một kết luận trong cuốn “Sự thật trong Phúc Âm” như sau:

Bữa ăn chiều cuối cùng, chuyện Giê-su sinh ra từ một nữ đồng trinh, chuyện Giê-su sống lại: người ta đã khảo nghiệm từng cái cột trụ một của ngôi nhà Ki Tô Giáo. Các học giả nghiên cứu Thánh Kinh – một thời đã từng là các nhà bảo vệ nền thần học của Ki Tô Giáo – nay đã viện đến các ngành khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, điện toán, và ngay cả môn vật lý các hạt nhỏ để tìm hiểu câu hỏi “Giê-su Là Ai?” Kết quả là một sự duyệt lại căn bản những chuyện trong Phúc Âm, thật rõ ràng một cách ngạc nhiên, và đối với một số người, là một cú sốc. Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. 7

Trần Chung Ngọc


1. Russell Shorto, Gospel’s Truth, p. 198: Over centuries of incorporation into Christian art, crucifixion has become highly stylized - a thing of beauty, even - that it is difficult to imagine the true horror of it.. But the reality was something else. Consider, first, the horror it meant in a society where personal dignity - even a peasant’s dignity - was the highest virtue. To be made a public spectacle - convicted of a crime, exposed naked, and dying in agony - was punishment far beyond mere execution.

Then there is the torture. It generally included being bound to a post and flogged, either with a short whip consisting of several leather tongs beaded with lead or bone tips, or with sticks. The victim was usually mounted to the crossbar on the ground and it was then hoisted up and attached to the upright. Nails were usually driven through the hands or wrists, and the feet..

2. Foote, G. W., Bible Romances, p. 203: Just as the twenty-fifth of December, as the birthday of Jesus, is a perfect fiction, having been borrowed by the Church from ancient Paganism, so the date of the Crucifixion is purely arbitrary. If Jesus died at all he died on a particular day, which should be a regular fixture in the calendar.. The anniversary of his death always falls on a Friday. But it is sometimes in one month; and sometimes in another, and is never on the same date two years running; which conclusively proves that the death of “the Saviour” is a mythological occurrence. Why else should its anniversary be determined by an astronomical calculation? Why should it be the first Friday after the first full moon after the spring equinox?

Another aspect of this matter should be noted. “Good Friday” is a singular name for this astronomically determined date. It is supposed to have been a day of tragedy on Mount Calvary after the agony and blood sweat of the Garden of Gethsemane. He who cried out “O my Father, if it is possible, let this cup pass from me,” cried out still more bitterly, as he felt the cold shadow of the wings of death hovering over him, “My God, my God, why hast thou forsaken me?” What a day to call Good Friday! To him it was Bad Friday or Black Friday. Yet his followers regard it as the happiest incident in the world’s history. He suffered that they might enjoy; he descended into hell in order that they might ascend into heaven; and they look upon this fatal day with gladness and rejoicing. So terribly vain and egoisticcal are human beings, and so generally is religion the consecration of selfishness! And of all the selfish religions in the world Christianity is the most selfish.

3. During the 19 years I preached the Gospel, the resurrection of Jesus was the keystone of my ministry. Every Easter I affirmed the Apostle Paul's admonition: "If Christ has not been raised, then our proclamation has been in vain and your faith has been in vain."… But now I no longer believe it. Many bible scholars and ministers--including one third of the clergy in the Church of England reject the idea that Jesus bodily came back to life. So do 30% of born-again American Christians!

4. We don’t know how fast Jesus traveled or flew, and whether he accelerated as he went along. But even he zoomed at the speed of light, the next heaven is at least a billion light years away. So, whatever the case, the Catholic New Testament scholar, Gerhard Lohfink, has a point in his fine little book Die Himmelfahrt Jesu: Erfindung oder Erfahrung? (Jesus’s ascension: Fact or Fiction? 1972) when he jokingly entitled one of his chapters “And He’s still flying Now”

5. Uta Ranke-Heinemann, Ibid., p. 215: Jesus has no intention of founding a “church” and certainly not a “church universal.” For an authentic example of Jesus’ view, consider Matt 10:5-6, which expresses the exact opposite of a universal commission: “These twelve Jesus sent out, charging them, “Go nowhere among the Gentiles, and enter no town of the Samaritans, but go rather to the lost sheep of the house of Israel.” Two further authentic passages are Matt 15:24, “I was sent only to the lost sheep of the house of Israel,” and Matt. 10:23, “You will not have gone through all the towns of Israel, before the Son of Man comes.” …Jesus himself – and all theologians have by now acknowleged this – believed that the Kingdom of God would be coming soon. But that is the opposite of a world mission in the grand style.

6. In this journey through the New Testament I have sought to let the story of Easter be heard as each writer recorded it. When we embrace all of their versions in our mind at one time, we discover that all we have in the Bible about Easter is an inconsistent, contradictory, mutually exclusive witness. I have traced this development slowly from Paul writing in the sixth decade to the fourth Gospel’s appearance as a completed work in the tenth decade. I have allowed the Scriptures themselves to obliterate the traditional ecclesiascal claims that the Christian faith rests on objective history, physical reality, infallible authority, or inerrancy.

I have raised the fears, and I suspect the anger, of those who, not understanding, have vested their faith in a literalness that finally not trustworthy. In their minds the faith by which they live must either deny this study or die. They are correct. A literal view of the resurrection narratives of the New Testament is not sustainable.

7. Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997 : The Last Supper, the Virgin Birth, the Resurrection: one by one the great beams of Christianity are being tested. Biblical scholars – once the guardians of Christian theology – are now using the tools of archaeology, anthropology, linguistics, computer science, and even particle physics to probe the question “Who was Jesus?” The result is a radical revision of the Gospel story that is both surprisingly vivid and to some people, deeply shocking... Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.