PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GIỮA HAI Ý HỆ CÔNG & CỘNG

nguồn: Giao Điểm Số 24, Mùa Thu 1996, trg. 32-41

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN79.php

15 tháng 3, 2009

LTS: Bài viết sau đây của tác giả Trần Chung Ngọc viết từ năm 1996, đăng trên nguyệt san Giao Điểm số 24. Nay đã hơn 10 năm, tuy bài viết đã không còn tính cách thời sự nữa, nhưng những vấn đề nghiên cứu trong bài vẫn còn giá trị lịch sử nhân văn trong các giai đoạn đề cập. Sachhiem.net xin ghi lại đây một phần cũng vì muốn chia xẻ với đọc giả để tìm hiểu quan điểm của Giáo sư Trần Chung Ngọc đối với các vấn đề tôn giáo và thời cuộc liên hệ đến Việt Nam (SH).


Căn bản thì giáo thuyết Ki-Tô Giáo trong vài thế kỷ đầu, ít ra là của một tông phái Ki Tô, không đối nghịch với Phật Giáo; và ý hệ Cộng Sản của Marx-Engels, một chủ thuyết nhân bản, về phương diện tôn giáo, không chống đối Phật Giáo. Nhưng thật là trớ trêu, trong lịch sử Việt Nam cận đại, Phật Giáo bị rơi vào một hoàn cảnh khắc nghiệt trong gọng kìm Công & Cộng (Công Giáo (CG) & Cộng Sản (CS)). Lý do?

- Bởi vì, kể từ khi Đại Đế Constantine theo Ki Tô Giáo, lập Ki-Tô Giáo làm Quốc Giáo từ giữa thế kỷ 4, liên kết thế quyền với thần quyền làm nền tảng cho sự phát triển Ki Tô Giáo sau này, thì Ki-Tô-Giáo đã suy thoái, tụt hậu và trở thành một giáo hội Công giáo La Mã, mượn danh thần thánh, tự ban cho mình những thần quyền ngụy tạo để phục vụ cho những tham vọng thế tục của giới giáo sĩ;

- và bởi vì, ý hệ Marx-Engels đã "tiến bộ" vượt mức khi được mang ra áp dụng một cách Mác-xít hơn Mác ở Đông phương. Cả hai ý hệ trên đều truyền bá vào Đông phương bằng con đường bạo lực, CG thì hoặc làm đạo quân tiền phong cho thực dân hoặc theo gót thực dân, CS thì áp dụng chính sách đấu tranh giai cấp, đàn áp tôn giáo, bất kể đến lịch sử, đạo đức truyền thống, văn hóa dân tộc của các quốc gia địa phương.

Nghiên cứu về hai ý hệ Công và Cộng, người ta thấy có những sự giống nhau lạ kỳ giữa bản chất và đặc tính của CG và CS. Vì CG được coi như là một chủ lực tinh thần ở Âu Châu trong gần 2000 năm qua, và tư duy Marx cũng phát xuất từ thời đại kỹ nghệ ở Âu Châu cho nên nhiều người đã coi CG và CS là hai anh em cùng mẹ. Được sinh ra trong những bối cảnh lịch sử khác nhau và ở thời điểm khác nhau, hai anh em này đã trở thành địch thủ của nhau về tư tưởng: ĐộcThần cực đoan đối với VôThần cực đoan. Nhưng vì cùng do một nguồn gốc văn hóa tạo ra nên những điểm căn bản vẫn giống nhau, và sự đối nghịch chẳng qua chỉ là tranh giành nhau về một địa vi độc tôn hoang tưởng: hoặc "Đỏ", hoặc "Đen", không chấp nhận bất cứ màu sắc nào khác trên cái thế giới thiên sai vạn biệt này.. Vài tài liệu sau đây cho chúng ta thấy sự giống nhau của hai ý hệ này.

Paul Blanshard, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Sự Tự Do của Mỹ và Quyền Lực Công giáo" ("American Freedom and Catholic Power", The Beacon Press, Boston, 1950), đã viết cuốn tiếp theo "Cộng Sản, Dân Chủ, và Quyền Lực Công giáo " ("Communism, Democracy, and Catholic Power", The Beacon Press, Boston, 1952), trong đó tác giả phân tích và trình bày đầy đủ chi tiết về những sự giống nhau lạ kỳ giữa hai tổ chức Công và Cộng trên hoàn cầu, mà điển hình là điện Kremlin và Tòa Thánh Vatican, trong những chương sau đây:

- Cấu trúc quyền lực;

- Những mưu chước để tạo sự tôn sùng một cách thần thánh;

- Phương cách kiểm soát tư tưởng;

- Đối với giáo dục công cộng;

- Kỷ luật và sùng tín;

- Mánh lới bóp méo sự thật;

- Chiến lược thâm nhập

(The Structure of Power; The Devices of Deification; Thought Control; Versus the Public School; Discipline and Devotion; The Management of Truth; The Strategy of Penetration)

Linh Mục Leonardo Boff, một trong những nhà Thần Học Giải Phóng sáng danh nhất ở Ba Tây, cũng đưa ra những điểm so sánh giữa điện Kremlin và Vatican. Trong cuốn "Giáo Hội: Sức Lôi Cuốn và Quyền Lực" ("Church: Charisma and Power", Crossroad, New York, 1986), LM Leonardo Boff đã chỉ trích cái cấu trúc độc đoán của Vatican và đưa ra vấn đề nhân quyền ngay trong nội bộ giáo hội (Chương 4: "Sự Vi Phạm Nhân Quyền Trong Giáo Hội" (The Violation of Human Rights in the Church)). LM Boff đã viết một đoạn dài để so sánh từng điểm một giữa kiểu cai trị của điện Kremlin và Vatican, so sánh Giáo Hoàng với Tổng Thư Ký đảng CS, cơ quan hành chánh trung ương La Mã với Bộ Chính Trị của Liên Bang Sô Viết v...v... Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây về tổ chức quyền lực của Giáo Hội Công giáo La Mã (CG) để thấy rằng tổ chức này không khác gì với tổ chức quyền lực của CS (trg. 40-41):

"Cấu trúc quyền lực trong giáo hội ngày nay là lấy từ những mô thức của nhiều thế kỷ trước, và có hai mô thức đặc biệt đáng được nói tới: kinh nghiệm về quyền lực La Mã, và cấu trúc phong kiến... Tuy nhiên, quyền lực La Mã phong kiến trong giáo hội ngày nay là một trong những nguồn xung đột chính với sự thức tỉnh của tâm thức con người về vấn đề nhân quyền.

Đặc tính của quyền lực phong kiến La Mã là, thứ nhất, một hệ thống bao cấp với những cấp riêng biệt; thứ nhì, bản chất hệ thống này là phục vụ cá nhân. Người nào ở trong địa vị quyền hành thì ở đó suốt đời; ý muốn của họ là luật lệ trong cấp của họ nhưng luôn luôn bị ràng buộc bởi sự tuân phục cấp trên. Thứ ba, đó là một hệ thống thiêng liêng mênh mông. Nói cách khác, tính hợp pháp của hệ thống này không do từ dưới mà là từ trên, từ ý muốn của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo (Christian God). Trong hệ thống này, người nào càng ở cấp cao bao nhiêu thì càng gần Thiên Chúa bấy nhiêu và càng được Thiên Chúa chia xẻ cho nhiều Thần quyền bấy nhiêu. Tuân phục cấp trên có nghĩa là tuân phục Thiên Chúa, do đó sự tuân phục là một giáo luật. Thứ tư, chế độ quyền lực này bất khả xâm phạm và không cho phép một sự chỉ trích nội bộ nào. Chỉ có cấp trên mới có quyền chỉ trích. Một thắc mắc của cấp dưới được coi như tương đương với một cuộc cách mạng trong vũ trụ. Do đó, bất cứ ý kiến đề nghị thay đổi nào cũng được coi như là một hình thức đả phá Thiên Chúa, tác giả của hệ thống và của cấu trúc quyền lực thiêng liêng."

(The power structure in the Church today is indebted to centuries-old patterns, and two patterns are worth noting in particular: the experience with Roman power and the feudal structure...The Roman and feudal style of power in the Church today, however, constitutes one of the principal sources of conflict with the rising consciousness of human rights.

The Roman and feudal style of authority is characterized, first, by a hierarchy with distinct "orders"; second, this hierarchy is personal in nature. The one in power is such for life; his will is law within his own "order" but always linked by obedience to the superior "order." Third, it is a sacred and cosmic hierarchy. In other words, its legitimacy comes not from below but from above, from the will of God. The higher someone is in this hierarchy the closer one is to God and so has greater share in God's divine power. To obey one's superior is to obey God, making obedience a religious act. Fourth, this style of authority is untouchable and not subject to any internal criticism. Criticism from within any of the orders is only possible from a higher authority. A questioning from below would be equal to a revolution in the universe. Thus, any thought of transformation is the same as an attack on God who is the author of both the order and structure of sacred power.)

Lẽ dĩ nhiên, với những lời cáo buộc dựa vào sự thực như trên, Vatican không còn cách gì hơn là đưa ra những biện pháp để bịt miệng LM Boff. (Xin đọc "The Silencing of Leonardo Boff" của Harvey Cox)

► Trong cuốn "Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, và Mặt Trận Giải Phóng", nxb Văn Nghệ, Cali., 1992, tác giả lão thành Hồ Sĩ Khuê cũng đưa ra những nhận định tương tự và giải thích tường tận hơn về sự kiện CS rập theo khuôn tổ chức của Ki Tô giáo như sau, trang xii-xiii:

"Lénine thuộc quý tộc nên biết giá trị quyền lực, xuất phát từ đạo Cơ Đốc chính thống Nga, nên hiểu sức mạnh Thần quyền tôn giáo. Ông tục hóa thần bản Do Thái - Ki Tô (Judeo-Christian), rồi chuyển sang chính trị mà tôn-giáo-hóa lập thuyết kinh tế chính trị của Marx, tổng hợp thành học thuyết Mác-Lê. Biến một học thuyết xã hội kinh tế thành ra một ý hệ cầm quyền....chuyển thần quyền từ tôn giáo vào chính trị, để cai trị toàn năng như giáo quyền Thiên Chúa, khi cướp được chính quyền nhà nước.

Các nguyên lý Do Thái - Ki Tô tục hóa, mang áp dụng trong phạm vi chính trị, quan trọng hơn cả như sau:

Quyền chính mang bản chất thần quyền, biến thành một thứ tục giáo. Đặc điểm thần bản Do Thái - Ki Tô, bi quan về con người, nguyên lai siêu hình, tục hóa thành quan điểm xã hội: Người là lang sói đối với người. Cho nên mọi người đều có tội, phải thú tội để chuộc tội (tự phê bình). "Tội tổ tông" tục hóa thành "Tội bóc lột". "Cứu rỗi" lên nước Chúa tục hóa thành "Cải tạo" lên Xã Hội Chủ Nghĩa. "Thờ phụng Chúa" tục hóa thành "Trung thành với Đảng". "Sống thánh thiện" để sáng danh Chúa khắp nơi, tục hóa thành "Giữ lập trường" để xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.

Thần hóa Đảng, Thánh hóa Nhà Nước, cấu trúc trung ương vận hành như một Giáo hội. Đảng và Nhà Nước thế thiên hành đạo, như Giáo Hoàng và các vị Hồng Y. Đường lối chính sách là giáo điều, quyền chính thuộc loại giáo quyền không phê phán được. Toàn bộ quyền lực các cấp đều bất khả kháng. Người lãnh đạo hóa thành "thần linh".

Chúa trời chỉ một, Đảng không thể hai.

Phép "rửa tội" tín đồ, tục hóa thành "kết nạp" đảng viên.

Ai người ngoại đạo, không được Chúa ân sủng. Ai không phải là đảng viên, không được liệt vào thành phần vô sản, không có qui chế công dân, không có tư cách chính trị để được tham chính cầm quyền.

Giáo hữu tín đồ phân biệt với người ngoại đạo. Cán bộ đảng viên phân biệt với quần chúng nhân dân..."

► Và trong cuốn "Sự Mê Tín Sau Cùng" ("The Final Superstition", Prometheus Books, New York, 1994), Joseph L.Daleiden cũng đưa ra sự so sánh như sau, trg. 70:

"Căn nguyên sự thù ghét của Giáo hội đối với CS là Giáo hội ý thức được rằng CS thực ra là một địch thủ tôn giáo Thật là khôi hài khi hai tổ chức, CG và CS, lại quá giống nhau:

- Cả hai đều độc đoán;

- Cả hai đều có những giáo thuyết và sách giáo quy (4 kinh CS là Marx, Engels, Lenin, và Mao);

-Tòa Án Thánh (The Holy Office, hậu thân của Tòa Án Xử Dị Giáo) cùng có một vai trò như đảng CS trong việc tìm cách củng cố các tín lý;

- cả hai đều khai trừ những người chống đối, bất đồng ý kiến;

- khi có quyền lực, cả hai đều dùng đến giết chóc để hiệu lực hóa sự thống trị của mình (Giáo hội vẫn còn đe dọa sự hủy diệt tinh thần)

Ở Ba Lan, người ta lo rằng, với sự sụp đổ của CS và những cố gắng của Giáo hội để tái lập quyền lực truyền thống, những người Ba Lan đang ở trong nguy cơ bị đổi từ sự thống trị của "Đỏ" sang sự thống trị của "Đen" (các Linh Mục) (Kết quả cuộc bầu phiếu ở Ba Lan ngày 19 tháng 11 năm 1995 vừa qua, một cựu đảng viên CS là Aleksander Kwasniewski đã đánh bại Walesa, con cờ của Giáo hội Công giáoLa Mã, đã chứng tỏ là dân Ba-Lan thực sự sợ "Đen" hơn "Đỏ". TCN)"

(The root of the Church's antipathy toward Communism is its realization that Communism is, in effect, a rival religion. It is ironic that the two organizations, Catholicism and Communism, are so much alike:

- both are totalitarian;

- both have doctrines and canonical texts (the four Communist evangelists are Marx, Engels, Lenin, and Mao);

- the Holy Office plays the same role as the Communist party in seeking to reinforce the dogmas of faith;

- both excommunicate dissenters; and,

- when in power, both enforce their rule under pain of death. (The Church still threatens spiritual death.)

In Poland, concern is rising that with the fall of Communism and the Church's efforts to reestablish its traditional authority, Poles are in danger of exchanging the rule of the "Reds" with the rule of the "Blacks" (referring to the priests)).

Tuy có những sự giống nhau kỳ lạ giữa hai ý hệ kể trên, nhưng thực tế cho thấy rằng "cậu em út" CS còn thua xa "ông anh cả" CG trên nhiều phương diện, nhất là về những thủ đoạn biến tín đồ thành những người cuồng tín phi dân tộc, sẵn sàng phản bội dân tộc vì một niềm tín huyền hoặc, không thể kiểm chứng, ngược với sự thực, phản khoa học.

Chính vì không thoát được cái tinh thần quốc gia (Cuộc tranh chấp biên giới Nga-Hoa, Tito ở Nam Tư, cuộc chiến năm 1979 ở biên giới Bắc Việt giữa Việt Nam và Trung Hoa), không chịu lệ thuộc một sự chỉ đạo quốc tế, mà khối CS chỉ tồn tại có chưa đầy 100 năm đã phải dẹp tiệm hoặc, như ở Việt Nam, phải thay đổi tận gốc rễ để phù hợp với thời đại mới, trong khi CG vẫn giữ được bản sắc chuyên chính cố hữu từ gần 2000 năm nay, vẫn duy trì được hệ thống quyền lực giả tạo thế gian trên khối tín đồ kém hiểu biết, những người đã được nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ là những quyền lực thế gian này đích thực là thần quyền.

Sự thất bại của chủ thuyết CS là do CS chỉ đặt nặng vấn đề giải quyết sự việc trên bình diện vật chất mà quên mất bình diện tinh thần, không như các tôn giáo Tây phương, biết khai thác lòng mê tín dị đoan của lớp người ít hiểu biết, những người yếu kém về tinh thần, những người không thể tự mình bước trên trường đời, cần phải bám víu vào một thần quyền ảo tưởng.

Kính lão đắc thọ, sau đây tôi sẽ trình bày sơ lược về "ông anh cả" CG trước, rồi tôi sẽ luận đến "cậu em út" CS sau. Hiển nhiên trong một bài báo tôi không thể đi vào chi tiết của vấn đề mà chỉ có thể đưa ra những nét chính.

1. CÔNG GIÁO

Nghiên cứu về lịch sử Ki-Tô Giáo chúng ta thấy rằng, trong mấy thế kỷ đầu, tôn giáo này có một phái theo chủ thuyết tự chứng, đạt giải thoát qua kiến thức và sự hiểu biết sâu xa về thực tại, cùng kinh nghiệm tu chứng bản thân. Đó là Phái Tự Ngộ Ki-Tô (Gnostic Christianity). Tên này lấy từ gốc Hi Lạp, Gnosis, có nghĩa là kiến thức. Những người trong môn phái này đã chê trách "những người tự xưng là Giám Mục và Trợ Tế, làm như họ đã được Thần ban quyền cho..." và gọi những người tự xưng một cách trơ tráo này là "những con kênh không có nước." (The Christian sect known as the Gnostics chided those who "call themselves bishops and also deacons, as if they had received their authority from God..." and called those who made such audacious claims "waterless canals." , (Joseph L. Daleiden, Sđd, trg. 52)). Nhưng môn phái này bị giáo hội tự phong là Chính Thống Ki Tô (nghĩa là Công giáo La Mã Giáo cho tới thế kỷ 16), kết án là dị giáo và khi liên kết, nắm được quyền lực thế gian, tìm cách tiêu diệt, đốt tất cả những sách vở, tài liệu chứa những tư tưởng nhân bản của phái này. Những hành động tàn bạo này được phát triển mạnh ở thế kỷ thứ 4, khi đại đế Constantine theo Ki Tô Giáo (Ki Tô Giáo là Christianity, nhưng chúng ta nên nhớ rằng, trước công cuộc Cải Cách vào thế kỷ 16, Ki Tô Giáo như là một thiết chế đồng nghĩa với Giáo hội Công giáo và Giáo Hoàng là người cai quản Giáo hội này, cho nên mọi việc xấu ác của Ki Tô Giáo từ lúc bắt đầu cho tới công cuộc Cải Cách là trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, của Giáo Hoàng Triều (As we review the history of Christianity, bear in mind that prior to the Reformation, Christianity as an institution was synonymous with the Catholic Church, and the pope was in charge of that church. Therefore, all the evils of Christianity from its inception to the Reformation were directly or indirectly the responibility of the papacy. (Joseph L. Daleiden, sđd., trg. 52)) và lập Ki Tô Giáo làm quốc giáo thì tôn giáo này nắm được địa vị và quyền hành tuyệt đối trên thế gian. Và từ đó đạo Công giáo đã phát triển lên đến "đỉnh cao trí tuệ của loài người", kết quả là đưa Âu Châu vào 1000 năm đen tối, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15, được gọi là thời đại đen tối (Dark Ages), vì đó là "thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức" (The ages of barbarism and intellectual darkness; (Grolier Electronic Publishing 1995)), gây ra những cuộc Thánh Chiến tàn bạo nhất, rồi tới những tòa hình án xử dị giáo với những hình cụ ác độc dã man nhất trong lịch sử nhân loại, gây khủng bố chết chóc cho nhiều triệu người ở khắp Âu Châu trong 600 năm, kéo dài cho tới giữa thế kỷ 19. Chúng ta hãy đọc vài đoạn nhỏ trong cuốn "Những dối trá và huyền thoại trong Thánh Kinh" ("Deceptions and Myths of the Bible", LLoyd M. Graham, Bell Publishing Co., New York, 1979) để có một nhận định rõ ràng về bản chất và sự phát triển của Ki Tô Giáo:

"Theo các nhà thần học Ki Tô thì, thật ra, sự đe dọa lớn lao của phái Tự Ngộ là họ từ chối không chịu đứng ngoài Ki Tô Giáo. Phái này bám chặt vào tín ngưỡng Ki Tô như những con ký sinh trùng, hút ra từ đó tinh chất và cùng lúc lại tước bỏ đặc tính và sinh khí của tín ngưỡng này. Đây là một thí dụ về sự đảo ngược cùng xuyên tạc sự kiện sau này: KiTô giáo mới chính là ký sinh trùng rút tỉa tinh chất từ phái Tự Ngộ, chứ không phải là ngược lại. Và thay vì từ chối không chịu đứng ngoài Ki Tô Giáo thì Phái Tự Ngộ đã từ chối không chịu ở lại trong Ki Tô Giáo khi tôn giáo này trở thành đồi bại. "

(Trg. 284). (According to the Christian theologians, the great menace, in fact of Gnosticism, was its refusal to remain outside of Christianity. It fastened itself as a parasite upon the Christianity faith, drawing substance from it and at the same time robbing it of its individual character and vitality. This is a sample of the later inversion and perversion of facts: Christianity was the parasite drawing its substance from Gnosticism, not vice versa. And instead of refusing to remain outside of Christianity, Gnosticism refused to remain in it, after its perversion.)

"Và Thánh Augustine (một vị Thánh được coi như là cha đẻ của nền thần học Ki Tô Giáo vào cuối thế kỷ 4 sang đầu thế kỷ 5, và là bậc "Thánh" chủ trương dùng võ lực để tiêu diệt những người theo "dị giáo". TCN) phán rằng: "Những kẻ thù như vậy, ta thật ghét chúng thậm tệ: Ôi hãy giết chúng đi bằng lưỡi kiếm của ngươi." Và ai là những "kẻ thù" đó? Những kẻ vô thần, ngoại đạo, phá hủy chân lý? Nhất định không phải, đó là những kẻ gìn giữ chân lý, những người theo phái Tự Ngộ đáng ghét này. Ở đây chúng ta cần nhắc lại lời của Frances Swiney: "Có thể nói không sai là những sử liệu den tối nhất, đẫm máu nhất mà lịch sử cho chúng ta thấy là những sự tấn công của giáo hội chính thống vào những nhà huyền nhiệm Tự Ngộ." Ôi thật vậy, để tạo lập một tôn giáo (KiTô Giáo), ngu si không không đủ, người ta còn phải xử dụng đến sự bất lương, sự tàn ác và cả chiến tranh nữa." (Trg. 446)… "Với sự khởi đầu như vậy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn các cuộc Thánh Chiến, cuộc tàn sát trong đêm Thánh Bartholomew, và các tòa hình án xử dị giáo."

(And St. Augustine on his religion: "The enemies thereof, I hate vehemently: O that thou wouldest slay them with thy two-edged sword." And who were these "enemies"? Atheists, infidels, destroyers of the truth? No indeed, the keepers of the truth, those abborent Gnostics. Here we should recall the words of Frances Swiney: "It may be truly said that the blackest and bloodiest records that history can show us are the attacks of the Orthodox Church upon the Gnostic mystics." Oh yes, it takes more than ignorance to found a religion (Christianity); it takes dishonesty, cruelty and war as well…With such a beginning, the Crusades, St. Bartholomew, and the Inquisition become more understandable)

Có hai sự kiện về sự hình thành và phát triển của Công giáo trên hoàn cầu. Theo Công giáo La Mã thì tôn giáo này rất tôn sùng Thánh Phê Rô (Peter) vì Giáo hội được thành lập bởi Peter. theo như lời Chúa trong Thánh Kinh. Và sự phát triển của Công giáo La Mã lên địa vị độc tôn ở Âu Châu bắt đầu từ khi Đại Đế Constantine theo Công giáo trong thế kỷ 4. Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao để truyền bá cái đạo mà Giáo hội Công giáo luôn luôn tự đề cao là cao quý và đầy tình thương của Chúa mà Giáo hội lại phạm phải không biết bao nhiêu là tội ác trên thế gian, gây ra không biết bao nhiêu cảnh xương máu cho nhân loại như lịch sử đã chứng minh? Các học giả ngày nay đã tìm ra câu trả lời:

Thứ nhất, theo giáo lý Công giáo thì Công giáo đã được xây dựng trên tinh thần của Thánh Phê Rô, mà Phê Rô lại là con người lật lọng, phản bội Chúa, đã hứa theo Chúa đến cùng nhưng khi Chúa bị bắt thì lại phủ nhận tới ba lần là biết Chúa, và chính Chúa Giê Su đã gọi Phê Rô là Satan. Thật vậy, theo Mathew 16:23 thì Giê-Su bảo Peter như sau: "Hãy ra đằng sau ta, Satan! Ngươi là một sự ô nhục đối với Ta, vì ngươi không để ý đến việc của Thiên Chúa (God) mà chỉ để ý đến việc của con người." (But he turned and said to Peter: "Get behind Me, Satan! You are an offence to me, for you are not mindful of the things of God, but the things of man".) Cho nên LLoyd M. Graham đã luận rằng:

"Vậy thì, nếu Giáo Hội Công giáo được xây dựng bởi Peter, thì Giáo hội đã được xây dựng bởi Satan - một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ như vậy từ lâu." (Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan - a fact we have long suspected. Sđd., trg. 438)

(Vì chỉ có Satan mới có thể gây ra những tội ác mà Giáo hội đã phạm phải trong gần 2000 năm nay. TCN)

Thứ nhì, nhờ có Đại đế Constantine mà Giáo hội Công giáo phát triển. Nhưng Constantine là người như thế nào? Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây:

"Trong gần 2000 năm Ki Tô Giáo chỉ tìm cách cứu rỗi chúng ta thay vì văn minh hóa chúng ta và kết quả là một thế kỷ tàn bạo, một thời đại gây nên 250 triệu người KiTô chết trong các cuộc chiến tranh KiTô. (Xin đọc trang 463).. (Chưa kể đến vô số người ngoại đạo bị tín đồ Ki Tô giết. trong chính sách thực dân hoặc mở mang nước Chúa.TCN)

Đó là Ki Tô Giáo, một tôn giáo đặt nền tảng trên một sự lừa gạt gian trá, được thành lập bởi những "kẻ điên" và được củng cố bởi một tên sát nhân - Đại đế Constantine. Nếu chúng ta có thể tin vào lịch sử, thì hắn đã đích tay giết hai người anh em rể của mình, và sai người giết vợ, giết con là Crispus và hai ngưòi cháu, giết những địch thủ chính trị, ném người ngoại đạo xuống giếng, và làm cho nhiều ngàn người chết trên chiến trường, không thể đếm xuể.

...Và nay Ki Tô Giáo đã được thiết lập vững chắc, chúng ta thấy gì? Thiên đường trên hạ giới? Trái lại, một sự suy thoái về đạo đức và trí thức chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại."

(For nearly two thousand years Christianity has been trying to save us instead of civilizing us and it has ended in a century of savagery, an era in which two hundred and fifty million Christians died in Christian wars. (See p. 463)..

Such is Christianity, a religion based on a fraud, founded by "fools" and confirmed by an assassin - Constantine the Great. If we can believe history, he killed with his own hands two of his brothers-in-law, had his wife, his son Crispus and two nephews murdered, bled to death his political rivals, threw the unbelieving into a well, and caused uncounted thousands to die on the field of battle.

...And now (The Dark Ages. TCN) that Christianity is firmly established, what do we find? "The kingdom of heaven on earth"? On the contrary, a moral and intellectual degradation unparalleled in human history. (LLoyd M. Graham, Sđd., trg. 454))

Với lịch sử thành lập và phát triển như vậy và xét đến bản chất của Công giáo La Mã thì chúng ta không lấy làm lạ khi tôn giáo này, trong trường chính trị quốc tế, đã luôn luôn có những thủ đoạn lá mặt lá trái, khi thì ve vuốt CS, khi thì liên minh với tư bản để đánh CS, khi thì ký thỏa ước với Hitler, với Mussolini rồi khi Đức Quốc Xã và Phát-Xít Ý bại trận thì lại lên tiếng kết án, khi thì vận động đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam rồi sau lại thỏa hiệp với Hồ Chí Minh để đổi lấy sự dễ dãi của CS đối với CG v...v... Chúng ta cũng không lấy làm lạ khi tôn giáo này có thể đào tạo ra được những mẫu người hoặc độc tài và tàn nhẫn độc ác như Franco (Tây Ba Nha), Palevich (Nam Tư), Ngô Đình Diệm (Nam Việt Nam), hoặc phản quốc như Pétain (Pháp), Trần Lục (dẫn 5000 giáo dân giúp Pháp tấn công chiến khu Ba Đình của Đinh Công Tráng), Nguyễn Bá Tòng (đọc diễn văn cám ơn chính phủ Pháp và bày tỏ lòng trung thành của "con dân Việt Nam" đối với Mẫu quốc), Hoàng Quỳnh (với khẩu hiệu "Thà mất nước không thà mất Chúa") v...v...

Về nước Tây Ban Nha dưới chế độ Franco, Adrian Pigott đã viết trong cuốn "Vatican: Kẻ thù của Tự Do" ("Freedom's Foe: The Vatican", The Pioneer Press, London, 1962), trg. 10, như sau:

"Cái nước khốn khổ này đã bị đặt dưới quyền thống trị của Vatican kể từ năm 1939 khi kẻ thoán vị, Franco, hạ bệ chính phủ có khuynh hướng tự do người dân đã bầu lên. Ngày nay những người dân Tây BanNha không may mắn đã bị đưa xuống hàng có đời sống thấp kém nhất ở Tây Âu, và phải chịu đựng những biện pháp trái đạo đức như sau:

Không có tự do báo chí hay tự do ngôn luận.

Không có bầu cử dân chủ.

Không cho những người phi- Công giáo giữ những chức vụ trong chính quyền.

Không cho phép tôn giáo công cộng nào khác hoạt động ngoài Công giáo La Mã.

Cho gìới Linh Mục những đặc quyền rộng rãi.

Giáo dục do giáo hội đảm trách - và rất kém"

(That unhappy country has been literally under the domination ever since 1939 when the usurper, Franco, deposed the elected liberal government. Today the unlucky Spaniards have been reduced to the lowest living standards in Western Europe, and suffer such iniquities as:

No Freedom of Press or Speech.

No democratic elections.

Government employment denied to non-Romanists.

No public religion allowed - except the Romanists.

Extensive privileges for the clergy.

Education largely in church hands - and very poor.)

Những người sống ở miền Nam Việt Nam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm hẳn sẽ thấy chế độ Diệm cũng có cùng những sắc thái và tính chất như trên, trừ điểm cuối là tuy giáo hội Công giáo Việt Nam chưa nắm được trong tay nền giáo dục ở Nam Việt Nam nhưng cũng đã manh nha phát triển qua các trường trung học và đại học do các Linh Mục Công giáo cầm đầu, với chương trình giảng dạy xuyên tạc lịch sử, nhục mạ cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân, xuyên tạc và bôi nhọ Phật Giáo, với sự cộng tác của một số trí thức Công giáo thiếu lương tâm nghề nghiệp. Điển hình là những người gọi là trí thức này đã khai thác một vài câu vè hoặc trường hợp cá nhân trong Phật Giáo để xuyên tạc và hạ thấp Phật Giáo (Xin đọc bài "Một Vấn Đề Văn Hóa" của Việt Thắng trong Giao Điểm số 23, tháng 6/1996, trg. 29-32), hoặc cấm không cho giảng dạy cuốn "Lịch Sử Thế Giới" của học giả Nguyễn Hiến Lê chỉ vì trong cuốn này tác giả đã nhắc đến thuyết Tiến Hóa và trình bày vài sự thực về một số Giáo hoàng trong thời Trung Cổ. Nếu ai còn nghi ngờ điều trên , tôi xin mời họ hãy đọc các phụ lục trong cuốn "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi" của Đỗ Mậu, đặc biệt là 100 lời phê phán về con người và chế độ Diệm của 100 nhân sĩ, chính trị gia, học giả, tướng lãnh v...v... để thấy rằng chính sách của Diệm với sự cộng tác của các trí thức Cần Lao chẳng qua chỉ là chính sách thu nhỏ của Giáo hội Công giáo La Mã với mưu đồ thống trị thế giới bằng ý hệ Công giáo La Mã. Do đó, chúng ta có thể nói rằng, những âm mưu chống phá Phật Giáo ở Việt Nam trước đây, và nay còn tiếp trục ở hải ngoại, không phải là vì một vài cá nhân làm sai ý Chúa, mà là nằm trong chính sách và chiến lược của Giáo Hội Công giáo La Mã, bắt nguồn từ một niềm tin huyền hoặc vào giáo lý Công giáo, và phản ánh những đặc tính cố hữu, bản chất độc tôn, bất khoan nhượng và tàn độc của Công giáo như đã kể sơ lược trong lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo này ở trên.

2. CỘNG SẢN

Bây giờ tôi xin chuyển sang "cậu em út" CS. Nếu sự đàn áp Phật Giáo ở miền Nam của Ngô Đình Diệm bắt nguồn từ giáo lý và tín ngưỡng Công giáo, thì chính sách khắc nghiệt của CS VN đối với Phật Giáo là do sự áp dụng sai lầm ý hệ Marx-Engels một cách "bảo hoàng hơn vua". Thật vậy, tuy luận về tôn giáo Marx có viết "Tôn Giáo là thuốc phiện của dân chúng", nhưng tôn giáo đây không phải là Phật Giáo vì Marx không biết gì và không hiểu gì về Phật Giáo hay các tôn giáo Đông phương. Tôn Giáo mà Marx nói tới là các tôn giáo Tây phương cùng thờ một vị Thần sáng tạo (God Creator) như Công giáo La Mã, Chính Thống Giáo, Tin Lành.

Marx chống đối tôn giáo là vì qua những kinh nghiệm lịch sử ở Âu Châu Marx thấy giới lãnh đạo tôn giáo đã luôn luôn liên kết với các chính quyền và tư bản để tích tụ của cải thế gian, bóc lột giới công nhân vô sản, qua thủ đoạn lợi dụng lòng mê tín của lớp người ít học, lừa dối họ, khuyên họ an phận, bảo đó là ý Chúa, và hứa hẹn cùng họ một đời sống vĩnh cửu bên Chúa trên thiên đường. Thật vậy, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn "Tiếng Kêu Than của Người Dân" (Cry of the People", Penny Lernoux, Penguin Books, New York, 1992, Trg. 16) để thấy rằng nhận xét của Marx coi tôn giáo Tây phương như là thuốc phiện không hẳn là vô căn cứ:

"Ngay từ lúc đầu, xã hội Mỹ - LaTinh được kiến trúc giống như một Kim Tự Tháp, với vài người Âu Châu đến định cư và hưởng mọi quyền lợi của đế quốc, và quần chúng thổ dân, da đen, giai cấp thấp, không có một quyền nào. Cái tháp này tồn tại được là vì khối nhân dân ở dưới đáy được nhắc nhở rằng họ ngu si, lười biếng, và thấp kém. Những nhà truyền giáo (Công giáo, TCN) ngoại quốc góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nên an phận nghèo khổ và ngu si vì đó là ý muốn của Chúa. Như Tổng Giám Mục ở Lima đã bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." (Được sống đời đời bên Chúa trên thiên đường. TCN)"

(From the very beginning, Latin-American society was constructed like a pyramid, with a few Europeans settlers enjoying all the privileges of empire and a mass of Indians, blacks, and haf-casters having no rights at all. The pyramid survived because the mass at the bottom was repeatedly told that it was stupid, lazy, and inferior. Foreign missionaries helped drum these ideas into the natives' head by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians, "Poverty is the most certain road to felicity.")

Trong khi đó thì giới lãnh đạo Công giáo sống như thế nào? Chúng ta chỉ cần nhìn vào số của cải tích tụ của Giáo hội với tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đô-la trong khi đa số giáo dân trong các nước ở Nam Mỹ, Phi Châu và Á Châu vẫn sống trong nghèo khổ, và chỉ cần nhìn vào lối sống của các Hồng y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục được con chiên phục dịch như thế nào và sợ sệt tuân phục ra sao là chúng ta có thể mường tượng được mức đạo đức giả của Giáo hội như thế nào, và chính sách lừa dối, ru ngủ của họ tàn nhẫn nhưng lại thành công như thế nào.

Nhiều nhà thần học Công giáo cũng đã nghiên cứu về ý chí chống tôn giáo của Marx, và phần sau đây là tóm tắt sự phân tích của Linh mục John Courtney Murray, một nhà Thần Học Công giáo nổi danh thuộc hiệp hội Giê-Su (S.J. = Society of Jesus), trong cuốn "Vấn nạn về Thiên Chúa" ("The Problem of God", Yale University Press, New Haven & London, 1964, Trg. 108-113):

Thứ nhất, chủ thuyết vô thần của Marx không xuất phát từ thế giới các tư tưởng mà từ thế giới của sự kiện - sự kiện xã hội về sự nghèo khổ của con người. Đó là một sự bực tức vô thần để chống lại tình trạng lịch sử của con người trong thời đại kỹ nghệ. Ở đáy sâu của ý chí vô thần mà cỗi nguồn là vấn đề xấu ác, tiềm ẩn một ý tưởng đạo đức tuyệt đối. Theo ý tưởng này thì không những sự xấu ác không có quyền hiện hữu mà còn không thể tha thứ được. Đây là một nguyên lý tuyệt đối mà Thiên Chúa trong Thánh Kinh không thừa nhận tính quyết định của nó trong nhiệm vụ cai trị thế giới của Thiên Chúa. Thiên Chúa xét xử sự xấu ác là xấu ác nhưng không coi đó như là không thể tha thứ được. Điều này trở thành tội án của Thiên Chúa. Theo Marx, là Thiên Chúa theo đúng nghĩa Thiên Chúa thì không được tha thứ sự xấu ác. Vì Thiên Chúa trong Thánh Kinh khoan nhượng sự xấu ác, nên đó không phải là Thiên Chúa. Nhân danh Thiên Chúa Marx đã loại bỏ Thiên Chúa . Đây là dạng tinh khiết nhất và nồng nhiệt nhất của chủ thuyết Vô Thần khi con người bác bỏ Thiên Chúa nhân danh chính đặc tính đạo đức của một Thần.

Thứ nhì, từ sự bực tức của Marx trước sự nghèo khổ của con người đã nảy ra lòng mong muốn được tự do. Theo Marx, cái tự do chân thực của con người là khả năng thay đổi thiên nhiên, biến đổi con người và xã hội, xây dựng một thế giới mới, khai trương một lịch sử mới. Cái khả năng này đến với con người khi con người nhận ra được những điều cần thiết trong duy vật biện chứng sử quan. Nhận ra rồi, con ngưòi sẽ trở thành chủ nhân của lịch sử, đó là cái tự do cụ thể của con người. Đây cũng chính là cái tự do của Thiên Chúa Sáng Tạo, quyền năng thực sự trên quá trình lịch sử. Từ cái tự do này, con người Cách Mạng sẽ làm cho lịch sử có ý nghĩa, nghĩa là tạo đường hướng mới để đạt tới một thế giới không có sự nghèo khổ.

Thứ ba, theo Marx thì Thiên Chúa (God) là kẻ thù tột đỉnh của tự do. Sự hiểu biết về Thiên Chúa theo nghĩa trong Thánh Kinh là căn nguyên chính yếu để làm cho con người tự xa lìa chính mình. Con người tin vào một Thiên Chúa toàn trí, toàn năng là rơi vào trong vòng giam hãm của một ảo tưởng. Theo Marx, Thiên Chúa là một ảo tưởng, là sáng tạo của con người, là sự khao khát của những người bị áp bức. Vì sự thoải mái của chính mình, con người bày đặt ra một thiên đường với ảo tưởng là có một quyền năng làm chủ lịch sử, có khả năng cứu vớt con người ra khỏi cảnh nghèo khổ, và dẫn lịch sử đến một thiên đường ở ngoài lịch sử. Nhưng đây chỉ là dự phóng của chính con người. Cho nên, cái dự phóng ảo tưởng này, và niềm tin vào ảo tưởng này thật là tai hại. Đó chính là sự xa lìa của con người vói chính mình. Vì tin vào một Thiên Chúa, con người trở thành xa lạ với bản ngã chân thực của chính mình, bị tê liệt trong những khả năng cần thiết của chính mình. Và con người bị biến thành bất lực trong nhiệm vụ lịch sử, nghĩa là biến đổi bản chất và xếp đặt lại những gánh nặng đang đè mình xuống hàng nô lệ trong những hoàn cảnh nghèo khổ đặc thù của xã hội tư bản cũng như trong xã hội phong kiến trước đây.

Cho nên, cái gốc niềm tin về Thiên Chúa cần phải đánh bật ra khỏi con người cách mạng. Hơn nữa, sự dẹp bỏ vai trò của Thiên Chúa phải được thực hiện một cách toàn diện, trong đời sống riêng tư cũng như trong đời sống công cộng. Marx và những người kế thừa ông không bị lừa dối bởi cái luận cứ trống rỗng: tôn giáo là vấn đề thuần túy riêng tư. Họ rất sáng suốt nhận ra rằng tôn giáo, ngay cả trong dạng tín ngưỡng riêng tư, cũng là vấn đề công cộng nhất trong những vấn đề công cộng. Cho nên, trong xã hội lý tưởng của Marx, không ai được phép nói rằng, ngay cả nghĩ trong thâm tâm, " Thiên Chúa hiện hữu , đang sống động trong hiện tại." Đối với đảng xã hội cách mạng vô sản, tôn giáo không phải là một vấn đề riêng tư mà là vấn đề thuộc về ý hệ, do đó là một vấn đề của đảng, và do đó là một vấn đề công cộng. Vì vậy, chống tôn giáo là trung tâm điểm của cuộc chiến ý hệ giữa tôn giáo và cộng sản.

Thứ tư, huyền thoại về " Thiên Chúa đã chết" (God is dead) là điểm chính yếu trong lý tưởng cách mạng. Nhưng thực ra đây lại không phải là một huyền thoại. Nói cho đúng, dưới cái dạng văn chương của huyền thoại này, tiềm ẩn một sự kiện khoa học. Sự kiện này là con người cách mạng đã hiểu được một cách khoa học về lịch sử. Con người đã khám phá ra ý nghĩa của lịch sử, nghĩa là chính lịch sử đã tạo ra bản chất con người chứ không phải là Thiên Chúa. Sự khám phá này đưa tới sự kiện " Thiên Chúa đã chết". Khi con người biết được chính mình qua lịch sử, hiểu được rằng mình chính là tạo phẩm của lịch sử chứ không phải là của Thiên Chúa thì Thiên Chúa đã chết, ra khỏi lịch sử, để lại con người làm chủ lịch sử.

Thứ năm, con người cách mạng không làm gì hơn là tìm cách giải quyết sự xấu ác. Họ hiểu rằng không có một giải pháp nào có thể chấp nhận trừ phi nó có tính cách thực tế, thực sự giải thoát con người khỏi sự xấu ác. Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa dung dưỡng sự xấu ác và dùng nó để bào chữa cho công lý của Thiên Chúa. Con người cách mạng cũng vậy, cho phép dùng những phương tiện xấu ác để đạt những mục đích tốt. Chỉ khác là, những mục đích này có thể thực hiện được ngay trên trái đất. Và như vậy, con người cách mạng đã làm nhiệm vụ "Thế Thiên hành đạo."

Qua mấy điểm phân tích của Linh Mục Murray về luận cứ chống tôn giáo của Marx, chúng ta thấy rằng cái tôn giáo mà Marx muốn chống là cái tôn giáo độc Thần trong các xã hội tư bản, phong kiến, cái tôn giáo đã liên kết với thế quyền và tư bản để bóc lột dân vô sản qua sách lược lừa dối, dụ dỗ, ru ngủ, hứa hẹn nhữ!ng điều không tưởng, cái tôn giáo trong đó giới giáo sĩ được hưởng những đặc quyền vật chất, ngự trị trên sự qụy lụy của đa số giáo dân sống trong nghèo khổ, chứ không phải là các tôn giáo Đông phương như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo mà Marx không hiểu gì và không hề có kinh nghiệm gì về những tôn giáo này.

Thật vậy, Marx chủ trương đánh bật vị "Thần trong Thánh Kinh" ra khỏi đầu óc con người. Vị Thần này không hề có trong đầu óc Phật tử. Cho nên, phải nói rằng, chính sách khắc nghiệt của CS đối với Phật Giáo ở Việt Nam là một chính sách sai lầm, không những nó đi ra ngoài chủ thuyết của Marx mà còn làm giảm tiềm năng của một lực lượng dân tộc đã từng đóng góp những phần quan trọng trong những công cuộc xây dựng và bảo vệ nước trong nhiều giai đoạn lịch sử, cũng như đã góp phần phát huy và gìn giữ nền văn hóa dân tộc như sử sách đã ghi chép. Hay là CS cho rằng trong Phật Giáo cũng có một vị "Thần Phật Giáo" cần phải đánh bật ra khỏi đầu óc Phật tử chăng? Nhưng trong Phật Giáo, nếu có một vị "Thần Sáng Tạo" thì vị Thần đó là cái Không, cái Không Không, rốt ráo là Không, cái Không của Diệu Hữu, cho nên đánh vào cái Không thì chỉ hẫng hụt. Vị Thần này, hay Phật tánh, có trong mọi chúng sinh, lẽ dĩ nhiên trong đó có cả những người CS. Cho nên, chỉ cần người CS phá bỏ được bức màn sân hận giai cấp, đố kỵ tôn giáo, buông dao xuống, là mặt trời sẽ ló dạng trong tâm thức của mình.

Người CS cũng nên đọc lại Marx để mà thay đổi chính sách đối với Phật Giáo. Marx chỉ nhìn thấy mặt xấu của tôn giáo mà không nhìn thấy cái mặt tốt của tôn giáo, dù là tôn giáo Tây phương. Marx không nhìn thấy cái nguồn cảm hứng tôn giáo để "trở thành tốt" của những tín đồ Ki Tô giáo, và không biết phân biệt giữa Giáo hội và quần chúng tín đồ. Cho nên, tới những thập niên 1950-60, các lý thuyết gia CS mới bắt đầu nhìn thấy điều trên và tham gia phong trào đối thoại giữa CS và Ki Tô Giáo, và các nhà Thần học KiTô cũng đã phải nhìn lại chính tôn giáo của mình qua tư tưởng Marx, tuy kết quả không được bao nhiêu vì cả CS lẫn Ki Tô Giáo đều vẫn chấp chặt vào một số định kiến, nhất là về phía Công giáo La Mã. Sự liên minh của Vatican với tư bản Mỹ dưới thời Reagan để khuynh đảo chế độ CS ở Ba Lan là một bằng chứng cụ thể. (Xin đọc bài "Liên Minh Thánh" của Trần Văn Kha trong tờ "Đông Dương Thời Báo", Houston, Texas, số 43, ngày 15/6/1996).

Trong những năm gần đây, ở bên nhà đã có nhiều dấu hiệu đáng khích lệ là chính quyền đã nhận ra cái chính sách sai lầm đối với Phật Giáo và đang từ từ sửa sai một cách thầm lặng, với chiều hướng xây dựng một xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Việt Nam. Đó là cái phúc cho dân tộc, vì đặc tính Việt Nam chính là những tinh thần Phật Giáo như tinh thần từ bi và khoan dung; tinh thần Tam Giáo đồng nguyên; tinh thần hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù để cùng nhau xây dựng một xã hột tốt đẹp cho Việt Nam; tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền, ngăn chặn sự xâm lược văn hóa của ngoại bang; tinh thần độc lập, không chịu lệ thuộc hay chịu áp lực của ngoại bang và những kẻ theo gót ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào, vật chất cũng như tinh thần; và tinh thần khai phóng, mở mang dân trí.

Người dân thường nhìn chính quyền qua các hành động cụ thể. Nếu ngày xưa chính quyền đã có can đảm thừa nhận chính sách sai lầm về cải cách ruộng đất, sửa sai đình chỉ những sai lầm và đền bù cho những nạn nhân, thì tại sao ngày nay chính quyền không thể chính thức công nhận sự sai lầm trong chính sách đối với Phật Giáo, sửa sai và đình chỉ chính sách này, cụ thể hóa bằng cách thả tự do cho các bậc tu hành như Huyền Quang, Quảng Độ, Trí Siêu v...v..., tu sửa chùa chiền, và khuyến khích người dân chấn hưng Phật Giáo. Như vậy, vừa được tiếng về chính trị, vừa chứng tỏ cho dân chúng thấy là chính quyền có tự tin, nắm vững tình hình, và thành thật trong đường lối xây dựng một xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Việt Nam.

Xét cho cùng, các bậc tu hành này không phải là những chuyên viên xách động mà chỉ là những người có lòng từ bi, cảm thấy đau xót trước cảnh khổ cực của dân chúng, nhưng có thể không nắm vững tình thế, không xét đến những khúc mắc của lịch sử, và có thể bị ảnh hưởng của vài "cậu ấm" hữu danh vô thực ở hải ngoại, cho nên không thể nói là họ có tội đối với quốc dân, đáng tội phải giam giữ.

KẾT LUẬN

Đứng trong sức ép của hai ý hệ và những hành động đối nghịch của Công và Cộng, thái độ của Phật Giáo nên ra sao? Trong phần kết luận này tôi xin bày tỏ vài ý kiến cá nhân, tuyệt đối không phải là tiếng nói của Phật Giáo hay của bất cứ tổ chức, hội đoàn nào.

Trước hết, Phật Giáo không có kẻ thù, không coi ai là kẻ thù. Phật giáo luôn luôn nhìn chúng sinh bằng đôi mắt từ ái (Từ nhãn thị chúng sinh), thương xót những người vì vô minh mà gây tác hại cho quần chúng. Phật giáo chống vô minh nhưng không chống người bị màn vô minh che phủ. Đối tượng của Phật Giáo là chúng sinh, là con người, cho nên Phật Giáo dùng hạnh từ bi và vận dụng trí tuệ để chuyển hóa con người chứ không phá hủy con người. Phật Giáo quan niệm vô minh và những sự xấu ác là những bệnh của con người, và những hành động của Phật Giáo, qua những phương tiện hòa bình, bác ái, và mở mang trí tuệ, chỉ là để trục các bệnh tật ra khỏi con người chứ không giết người để dứt bệnh. Đôi khi, cực chẳng đã Phật Giáo phải dùng đến những hành động có vẻ cực đoan nhưng trong những hành động này phần thiệt thòi vẫn về Phật Giáo. Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để lại một chúc thư kêu gọi sự thức tỉnh lương tâm của chính quyền Ngô Đình Diệm chứ không kêu gọi lật đổ hay giết Ngô Đình Diệm. Nữ Phật tử Nhất Chi Mai tự thiêu trước hình tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Mẹ Maria để kêu gọi sự hòa hợp tôn giáo, chứ không phải để xách động Phật tử chống CG. Những hành động có vẻ cực đoan trên, chịu thiệt thòi cho chính bản thân, chỉ nhắm vào tác dụng thức tỉnh, chuyển hóa chứ không có mục đích tiêu diệt. Cho nên người CS phải thấy rằng cái mầm mống, ý đồ, mưu toan, và các hành động công khai hay ngấm ngầm nhằm tiêu diệt CS cho đến người cuối cùng, nằm ở nơi khác, trong ý hệ khác, chứ không nằm trong khối Phật Giáo.

Thứ đến, Phật Giáo không có ý đồ truy cầu hay tranh giành quyền bính, danh lợi. Lịch sử đã chứng minh như vậy: Hòa Thượng Quảng Tri, anh của Hoàng Hậu Chương Phụng, từ bỏ chức cao, lộc trọng, về tu nơi núi cao rừng thẳm; Vua Trần Thái Tông, bỏ ngai vàng như bỏ đôi dép rách; Vạn Hạnh Thiền Sư tham gia chánh sự nhưng không tham gia chánh quyền; Tuệ Trung Thượng Sĩ, anh của Hoàng Hậu đương thời, thời bình thì tu ở Chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về Chùa sống thung dung tự tại; Vua Trần Nhân Tông cũng bỏ ngôi báu, xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà. Phật giáo ý thức được rằng, như Lord Acton đã nói: "Mọi quyền lực đều đưa tới đồi bại, quyền lực tuyệt đối đồi bại một cách tuyệt đối" (All powers tend to corrupt, Absolute power corrupts absolutely).

Nếu có một vài cá nhân trong Phật Giáo đi vào con đường truy cầu danh lợi hay quyền lực thì điều này không có nghĩa là Phật Giáo có cùng một chủ trương như vậy, và thực sự những cá nhân đó không bao giờ có thể tạo được uy tín hay uy quyền để bắt cả khối Phật Giáo phải ủng hộ họ trong những mục đích nằm ngoài giáo lý của Phật Giáo. Chẳng cần kể đến các bậc xuất gia tu hành nghiêm chỉnh, ngay cả cư sĩ Phật Giáo cũng có nhiều người không màng danh lợi hay quyền lực vì ý thức được đó chỉ là những ràng buộc thế gian.

Sau cùng, Phật giáo không bao giờ chấp chặt ý kiến, tư tưởng của mình, cho đó là chân lý chân thật duy nhất, và dùng những thủ đoạn phi đạo đức để cưỡng bách, lừa dối con người, vơ nhặt tín đồ. Chánh kiến, chánh tư duy, tinh tiến để mở mang trí tuệ, tuyệt đối không phải là những hứa hẹn hoang tưởng để lừa dối, ru ngủ con người mà là để thúc đẩy con người tiến bộ, giải quyết hợp lý những vấn đề trong xã hội. Cho nên, Phật Giáo luôn luôn mở rộng vòng tay và tâm thức để đối thoại với các ý hệ khác. Phật Giáo hiểu rằng, như nhà Thần học Hans Kung đã nói, "Không thể có hòa bình trên thế giới nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo, và không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo" (There is no peace in the world if there is no peace between religions, and there is no peace between religions if there is no dialogue between religions). Nhưng khuôn mẫu đối thoại mà Phật Giáo mong muốn là một sự đối thoại nghiêm chỉnh, trí thức, dưới ánh sáng của khoa học, của luận lý (logic). Còn như đối thoại kiểu "Cha nhà thờ, tha hồ nói, Phật tử chỉ có quyền tha hồ nghe" (Mượn ý của Giới Tử), hay đối thoại với họng súng kề bên thì đó không phải là đối thoại mà là độc thoại.

Tôi thiển nghĩ, tuy trong thời cận đại Phật Giáo bị ép giữa hai luồng ý hệ xa lạ với tuyệt đại đa số dân Việt Nam, và Phật Giáo đã chịu đựng không biết bao nhiêu là đắng cay, bạc đãi, bất công, nhưng Phật Giáo sẽ không bao giờ nuôi thù hận, vì sân hận là một trong ba độc mà người Phật tử phải đoạn diệt. Phật giáo chỉ khao khát được sống thanh bình với đất nước trong công bằng, bác ái với sự hòa hợp tôn giáo, hòa hợp dân tộc.

Những sự hòa hợp này nằm trong tay của những người CG và CS, còn bản chất của Phật Giáo vốn đã là hòa hợp rồi. Đối với người CS, nếu thấy một vài cá nhân trong Phật Giáo, hay giả danh Phật Giáo, tranh đấu cho nhân quyền bằng cách vi phạm nhân quyền, thí dụ như xâm nhập bất hợp pháp vào chùa của người khác, chống Cộng ồn ào một cách vô lối, không chấp nhận đối thoại, không tôn trọng quyền tự do của người khác, thì cũng đừng nên tổng quát hóa vấn đề mà cho đó là đường lối của Phật Giáo. Thực ra mấy người này không hiểu thế nào là nhân quyền, là tự do dân chủ, và thường muốn nổi tiếng bằng cách "dựng lên một hình nộm rồi quật ngã nó xuống." Ý thức về nhân quyền, tự do, dân chủ của họ là chỉ có họ mới có quyền hiện diện trên cái xứ tự do này, còn CS (cái hình nộm mà họ dựng lên) hay bất cứ ai khác không theo đường lối của họ, thường là hẹp hòi và quá khích, đều không có quyền hiện diện trên cái đất nước đã dung chứa họ chính vì tự do và nhân quyền.

Đối với một số người CG quá khích, tôi xin họ hãy chấm dứt những âm mưu chống phá Phật Giáo, ngầm hay công khai, xuyên tạc, bóp méo lịch sử và chụp mũ. Trong tinh thần đối thoại thẳng thắn, Phật tử chúng tôi sẵn sàng thảo luận về những sai trái của Phật Giáo, nếu có. Chúng tôi cũng sẵn sàng thảo luận về kinh điển, giáo lý, lịch sử Phật giáo trong tư thế là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, là tôn giáo của đa số người dân Việt Nam, và đón nhận mọi ý kiến xây dựng để đưa tới chánh kiến, đến sự hòa hợp tôn giáo.

Quý vị không nên nuôi ảo vọng là có thể "tiêu diệt Phật Giáo ma quỷ" như quý vị đã tuyên thệ khi gia nhập đảng Cần Lao Công giáo để mở mang nước Chúa. Tinh thần Phật Giáo đã thấm vào lòng dân tộc Việt Nam như nước thấm vào lòng đất (Nhận định của GS. Trần Quốc Vượng), cho nên chỉ có một cách có thể tiêu diệt cái nước đã thấm vào lòng đất này là đào xới lên, đem bán cả đất lẫn nước.

Hiển nhiên, đây là một điều hoang tưởng. Dân tộc Việt Nam như một biển cả, các luồng văn hoá, ý hệ du nhập Việt Nam chẳng qua chỉ là những con sông lớn, nhỏ, từ các nguồn khác nhau, chảy vào biển và sẽ hòa đồng với biển. Đó là lẽ thuận của luật thiên nhiên.

Ý hệ CG chỉ là một con sông nhỏ mà lại cứ muốn biển cả phải biến chất mặn, tinh khiết của biển để hòa đồng vào dòng nước nhỏ vốn đã không được tinh khiết như lịch sử đã chứng minh, như vậy làm sao có thể được? (Ý của Doãn Quốc Sỹ). Tôi cũng xin những người CG hãy truyền đạo bằng những phương cách hợp với tình thương của Chúa để làm "vinh danh Thiên Chúa trên Trời" ; những hành động trái với tình thương của Chúa, bất kể với mục đích gì, đều không thể làm vinh danh Chúa mà trái lại, còn làm nhơ danh Chúa..

Tôi còn nhớ, ngày xưa tôi có đọc một cuốn truyện chống Cộng của một tác giả Ý (1)mà tôi đã quên mất tên. Đó là cuốn "Thế Giới Nhỏ của Don Camillo" (The Little World of Don Camillo). Nội dung câu chuyện xoay quanh hai nhân vật: Peppone, đảng viên Cộng Sản,Thị Trưởng của một Thành Phố, và LM Don Camillo, cai quản một giáo xứ trong nước Ý. Hai người này thường chống đối nhau về đủ mọi chuyện nhưng bao giờ Don Camillo cũng thắng vì có Chúa Jesus giúp. Đặc biệt là LM Don Camillo có khả năng nói chuyện được với Chúa Jesus hàng ngày. Đây là một chuyện vui nói lên nhiều khía cạnh của tình người, dù người đó là CS hay CG. Có một đoạn đặc biệt mà tôi còn nhớ như sau:

Peppone sinh ra một người con, đặt tên con là Lenin và muốn LM Don Camillo rửa tội cho nó, nhưng LM Camillo từ chối. Tối đến, LM Camillo giải thích với Chúa là : không rửa tội cho đứa trẻ tên là Lenin vì muốn bảo vệ "Thanh danh Thiên Đường của Chúa." (..trying to protect the reputation of Heaven). Chúa KiTô giận giữ quát: "Chuyện danh tiếng ở trên Thiên Đường là chuyện của Ta, không phải là chuyện của ngươi." ("The reputation of Heaven is my business, none of yours," shouted Christ angrily). Đoạn chuyện ý nhị trên cho thấy, ngay một chuyện nhỏ nhoi là từ chối rửa tội cho một đứa nhỏ, dù đứa nhỏ đó là con của một đảng viên CS, đã trái với tình thương của Chúa rồi, huống chi là những chuyện giết người, cưỡng bức người vào đạo, dùng bả vật chất để dụ người vào đạo, âm mưu chống phá tôn giáo khác, hay những hành động dựa vào quyền thế và bạo lực, ngược lại với tình thương của Chúa, mà lại hi vọng để "vinh danh Thiên Chúa trên Trời" thì thật là chuyện hi vọng hão huyền, không tưởng.

Những người CG và CS hãy tự kiểm điểm lại thành tích của mình, xem mình đã làm những gì mang phúc lợi thực sự tới dân tộc, đã làm những gì có hại cho dân tộc, để mà hoạch định một đường hướng thực sự giúp dân giúp nước, đặt nước Chúa, nước Mác v..v.. ra đằng sau nước Việt. Chỉ có như vậy, con người Việt Nam mới có thể hòa hợp thực sự, theo tinh thần vô chấp của Phật Giáo, cùng nhau xây dựng và gìn giữ đất nước, không vì những nhãn hiệu vô thường như CG, CS để mà tìm cách chống đối, tiêu diệt lẫn nhau vì những ý hệ xa lạ với truyền thống, phong tục và văn hóa Việt Nam.

Trong Phật Giáo có câu: "Buông dao đồ tể là thành Phật, Quay đầu trở lại là thấy bờ"; những chân lý này không bao giờ thay đổi và sẽ còn tồn tại đến ngày tận thế, nghĩa là ngày vũ trụ có thể co nhỏ lại thành một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc (Big Crunch) để bắt đầu một chu trình vũ trụ mới bằng một Bích-Bang (Big Bang).


SH chú thích:

(1) Giovannino Guareschi (May 1, 1908 - July 22, 1968) một nhà báo người Ý, tác giả cuốn chuyện "The Little World of Don Camillo", bản Anh ngữ phát hành năm 1950.