Nói Với Những Người Ca-Tô Việt Nam (Trần Chung Ngọc)

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN114.php

08 tháng 5, 2011

LTS: Có nhiều điều khôi hài đến lý thú về các "nhu liệu" mà người Việt theo đạo Ca-tô (Catholic) tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh những chuyện động trời của "thánh kinh" đã được nhiều tác giả khám phá, còn nhiều kho tàng bí ẩn khác trong các bài kinh nhật tụng. Những điều mà GS Trần Chung Ngọc viết về đạo Ki-tô là những điều có thật, nằm hiển hiện trong các kho "nhu liệu" mà người tín hữu dùng hàng ngày. Thế nhưng tuyệt đại đa số các "tín hữu" đều phản ứng khó chịu đến ngạc nhiên khi những trang kinh được ông đọc ra cho chúng ta nghe. Một quyển sách dày vài trăm trang được họ quí trọng đến độ phải gọi nó là "thánh", gặp nó mỗi ngày hay mỗi tuần, đọc nó với đôi mắt nhắm nghiền, với tâm hồn bay bổng say sưa, viết thành những bài kinh, vịnh thành những bài ca, in tới in lui, hôn lên hôn xuống, đọc đi đọc lại năm này qua năm khác, chỉ có bấy nhiêu. Nhưng họ vẫn không thuộc, và còn tệ hơn nữa là không hay biết trong đó có những điều đáng quan tâm cả!

Suy nghĩ về sự việc này, người ta thấy rõ hai điều: trước khi theo đạo Ki-tô, nhiều người đã có một tiền quan niệm rất nguy hiểm "đạo nào cũng dạy ăn hiền ở lành" cho nên đã không tìm hiểu cặn kẽ các lời dạy trong các kinh sách. Và khi đã gia nhập vào cái "tròng" Ca-tô, người ta sẽ liên tục bị bao vây xiết chặt bằng những nghi thức bề ngoài, những luật lệ bó buộc để người ta không còn có cách quay trở ra được nữa. Và kể từ đó, họ không hề tìm hiểu những gì cần tìm hiểu, và giải thích rằng mọi việc kỳ quặc là "mầu nhiệm" như được huấn luyện như thế.

Càng đọc "kinh" mỗi ngày thì tế bào não càng bị tê cứng. Những ngựời này cho rằng "thánh kinh" không thể hiểu theo trí của người thường! Cho ta đi đến kết luận: hoặc là những con chiên ngoan đạo là những người "khác người thường," hiểu kinh sách của họ "theo nghĩa khác thường," hoặc họ vẫn là người thường, nhưng không hề biết mình đã đọc những gì!

Bạn đọc đã biết, những điều lý thú như thế chứa đựng đầy dẫy trong các bài của Giáo Sư Trần Chung Ngọc, đặc biệt ở bài này qua những tiết mục sau đây.

-► Vài Lời Nói Đầu

-► Nói Gì Với Những Người Ca-Tô Việt Nam?:

-► Màn Kịch Lộ-Đức Và Đức Mẹ Tự Nhận Là Vô Nhiễm Nguyên Tội

-► Vài Lời Kết Luận

Trong phần này, 8 đề mục "Giáo hội dạy và các tín đồ tin" hết sức đặc sắc. Qua văn cách "soi tận đáy lòng" của GS Trần Chung Ngọc, bạn đọc sẽ thấy mình cầm trong tay một bó đuốc sáng đi vào các ngỏ ngách tâm linh của những người Ki-tô hữu ngoan đạo. (SH)


Vài Lời Nói Đầu:

Tin bà Trần Lệ Xuân đã qua đời ngày 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi, được loan truyền trên các mạng thông tin điện tử. Cũng là một kiếp người. Nhưng có hai thông tin về bà Trần Lệ Xuân ít người biết, và người Ca-tô không muốn biết. Chúng ta hãy đọc trong bài của Dương Kinh Thành trên:

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=5751

Việc thứ nhất, đầu năm 1980, bà đã sai trưởng nam là Ngô Đình Trác qua Mỹ tìm cách tiếp xúc với thầy (Hòa Thượng Thích Mãn Giác- chùa Việt Nam ở Los Angeles - NV), xin thầy hỷ xả cho cái tội gia đình bà đã làm khổ mấy thầy và xin thầy nhân lễ Vu Lan gia tâm cầu siêu cho thân sinh (ông bà Trần Văn Chương – NV) và cầu an cho gia đình bà. Trác vâng lời mẹ đến Mỹ… Đêm đó, chính thầy khai chuôngvà niệm hương cho Ngô Đình Trác”(nguồn: Hoàng Nguyên Nhuận - Nhớ Thầy - chuyenluan.net).

Việc thứ hai, mười hai năm sau, ngày 30/10/1996, qua các phượng tiện truyền thông nước ngoài, bà chính thức lên tiếng tạ lỗi hương linh Bồ Tát Thích Quảng Đức với những lời lẽ rất chân thành như “…Nay đời người chỉ là bóng câu qua cửa sổ, sự vật đổi thay, và con người cũng không còn tồn tại, tôi đích thân tạ lỗi linh hồn thầy Thích Quảng Đức và xin Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ân xá những lời tuyên bố vô trách nhiệm của tôi 34 năm trước ..” (Nguồn: Đài phát thanh Litte Saigon Radio, báo Tin Điện tại Đức, tuần báo Victoria Tivi tại Melbourne và Sydney…).

Tôi có thể mường tượng là trong những năm sau 1975, bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, sống trong cảnh tâm thần bất an, cho nên đã có những quyết định tạ tội, sám hối như trên. Và việc làm của Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã thể hiện lòng từ bi của Phật Giáo. Từ là cho vui, và Bi là cứu khổ. Thầy Mãn Giác đã giúp cho bà Nhu một niềm vui nhỏ trong sự hối hận, và cứu bà ra khỏi cảnh khổ của sự dằn vặt lương tâm.

Hồ sơ cũ: Một sự kiện lịch sử mà cả thế giới đều biết nhưng đa số tín đồ Ca-tô Việt Nam hầu như không biết đến hay không muốn biết, đó là:

Ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, trong một cuộc “Thánh lễ” công cộng tại "Thánh đường" Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người Chủ Chiên, Đức Giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II), người sắp được một tổ chức phàm tục phong Thánh, đại diện cho "hội Thánh" Ca-Tô Rô-ma gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Ca Tô Rô-maGiáo, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những hành động phi Thánh phi phàm, đặc thù Ca Tô, của những con cái giáo hội Ca Tô "thánh thiện".

Đi vào chi tiết, “7 núi tội ác” của giáo hội, được 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám mục long trọng tuyên đọc tại Thánh đường Phê-rô ngày 12 tháng 3, 2000. Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được hân hạnh đọc lên những lời xưng thú tội lỗi trong mục chống lại công lý và hòa bình v...v... của “hội Thánh” Ca Tô. Giáo hoàng và ban tham mưu thần học của ông đưa ra những lời xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:

1. Xưng thú “tội lỗi chung”.

2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý””.

3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.

4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.

5. Xưng thú tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.

6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.

7. Xưng thú tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”.

Tôi tự hỏi, đến bao giờ giáo hội Ca-tô Rô-ma tại Việt Nam mới xưng thú tội lỗi với dân tộc. Theo sự giải thích của giáo hội thì ăn năn và sám hối xưng tội như trên là một hành động can đảm để thanh tẩy ký ức, để giáo hội trở nên thánh thiện hơn. Điều giải thích này khiến cho chúng ta nghĩ rằng, Giáo hội Ca-tô Rô-ma mà chúng ta được biết là “thánh thiện, tông truyền v…v…” thực ra không lấy gì làm “thánh thiện” cho lắm, và chưa từng “thánh thiện”, nên cần phải rửa sạch quá khứ để trở nên thánh thiện hơn. Nhưng ai là người có thể rửa sạch được lịch sử ô nhục, đẫm máu của giáo hội, mang trên bờ vai cả trăm triệu sinh mạng của nạn nhân vô tội? Hai năm sau, bắt đầu ở Boston rồi lan ra khắp thế giới kéo dài cho tới ngày nay, nổ ra vụ các linh mục, alias “Chúa thứ hai”, loạn dâm và ấu dâm với sự che đậy bưng bít của “đức thánh cha” John Paul II và sau đó là Giáo hoàng đương nhiệm, “đức thánh cha” Benedict XVI. Chúng ta sẽ chờ xem Giáo hội sẽ thánh thiện như thế nào trong tương lai. Giáo hội Ca-tô Rô-ma tại Việt Nam có muốn thanh tẩy ký ức để trở nên thánh thiện hơn, hay là giáo hội nghĩ rằng mình không hề có tội với dân tộc? Lịch sử Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã rõ ràng, không ai, không một thế lực nào có thể xóa bỏ được cái lịch sử đó.

Người Ca-tô Việt Nam cần phải đọc lịch sử đạo Ca-tô truyền vào Việt Nam như thế nào trong tài liệu: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS8.php để tự vấn lương tâm xem có nên theo gương giáo hội mẹ mà xưng tội với dân tộc hay không. Sau đây là vài đoạn điển hình trong tài liệu trên:

“Trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca Tô Việt Nam”...

“Những phái bộ truyền giáo Ca Tô đã dùng sức lao động, tài nguyên, và tin tức tình báo (của tín đồ Ca Tô bản xứ; TCN) đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Gia Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."…

“Linh mục Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân Gia Tô đến giúp quân Pháp. Và Ba Đình bị thất thủ."

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ca Tô thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng... Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ca Tô, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù..., họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

I. Nói Gì Với Những Người Ca-Tô Việt Nam?

Thật tình tôi chẳng bao giờ muốn nói gì với người Ca-tô Việt Nam vì tôi thấy có nói gì cũng vô ích. Đầu óc của những người Ca-tô Việt Nam, ít ra là của đại đa số trong đó gồm cả khá nhiều được xếp vào loại trí thức, là loại đầu óc thường đóng sập cửa vào mặt sự thật ngay cả khi chính sự thật đến gõ cửa. Với lòng cuồng tín tôn giáo, đúng như Samuel Butler đã nhận định, họ không sợ bất cứ thế lực hay sức mạnh nào khác ngoài sự thật. Vì thế chúng ta thấy họ thường xuyên tạc lịch sử, chối bỏ những sự thật đã hiển nhiên đối với mọi người khác, và luôn luôn cố sức tự đánh bóng, bám víu vào những niềm tin đã không còn mấy giá trị trong thế giới văn minh tiến bộ. Đọc những bài của một số trí thức Ca-tô như Nguyễn Văn Lục, Lữ Giang, Đỗ Mạnh Tri, Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Học Tập, Nguyễn Tường Tâm v…v… và ngay cả một số linh mục, chúng ta thấy rõ như vậy. Tôi đã từng viết: “Ca-tô Tây phương đã tỉnh nhưng Ca-tô Việt Nam vẫn còn mê”, điều này không hề sai. Có những người suốt đời sống trong cơn mê với một ảo tưởng, lấy cái ảo tưởng này làm niềm an ủi và hi vọng cho mình, dù đôi khi cũng thấy rằng ảo tưởng bao giờ cũng vẫn chỉ là ảo tưởng.

Muốn hiểu tại sao tôi bắt buộc phải nói vài lời với những người Ca-tô Việt Nam, xin quý độc giả hãy cùng tôi đọc bài kinh của người Ca-tô trên:

http://vietcatholic.net/News/Html/88969.htm

Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Liên Đoàn CGVN4/9/2011


Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.

Chúng ta còn nhớ, dưới thời ông Ngô Đình Diệm, ngày 8 tháng 8, 1961, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp tại Đà Lạt quyết định: “Lập một bàn thờ dâng hiến Giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam cho trái tim vô nhiễm ‘Đức mẹ”” [Nguyễn Đắc Xuân, Tìm Hiểu Lịch Sử Nhà Thờ La Vang trong cuốn La Vang Giáo Sử, trang 52], bất kể là “Tổ Quốc Việt Nam” có hơn 90% người dân không cần biết và quan tâm đến “Đức Mẹ” là ai. Hội đồng Giám Mục, trong thời Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam, làm như Tổ Quốc là của riêng họ, muốn dâng hiến cả Tổ Quốc cho một người đàn bà Do Thái mà lịch sử đã ghi rõ, cả hai mẹ con đã cùng nhau chạy trốn Cộng sản chối chết từ Bắc vào Nam năm 1954, chạy trước cả những con chiên.

Thực ra, “Đức Mẹ Maria” chỉ là một khuôn mặt Do Thái bình thường, nhưng vì là mẹ của Giê-su, cũng chỉ là một người Do Thái bình thường sống với một ảo tưởng mình là con Thiên Chúa, được giáo hội đôn lên làm “Chúa cứu thế” cho cả nhân loại, cho nên giáo hội, với mục đích khai thác sự mê tín của quần chúng thấp kém, khoác lên mình những danh hiệu như “Mẹ Thiên Chúa”, “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, “Nữ Vương Hòa Bình”, “Đồng Trinh vĩnh viễn” v…v…, và quảng cáo cho những quyền năng vô biên của “Mẹ Thiên Chúa” trong khi lịch sử đã chứng tỏ bà ta chưa làm được điều gì có ích cho nhân loại hay cho tín đồ.. Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, những danh hiệu đã không còn bất cứ một giá trị nào trong thế giới ngày nay. Vì những danh hiệu mà Vatican khoác lên người bà Maria chỉ để mê hoặc quần chúng, giữ đám con chiên thấp kém trong vòng ngu dốt và trong vòng quyền lực thần trị của Vatican, cho nên dâng nước cho bà Maria chính là dâng nước cho Vatican. Hành động tự tung tự tác nhưng không kém phần ngu muội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm đã bị người dân Việt Nam phê phán nhiều, nhưng mấy chục năm qua, sự ngu muội này hầu như là thâm căn cố rễ trong đầu óc của người Ca-tô, cho nên ngày nay, Liên Đoàn Ca Tô Việt Nam lại phổ biến một bản kinh mà nội dung rõ ràng toàn là những lời mê sảng, ngu muội, cuồng tín của người Ca-tô Việt Nam. Ở đây chúng ta cần phải giải thích từ “ngu muội” (stupid). Tôi đồng ý với giải thích của S. T. Joshi trong cuốn “Những Người Bảo Vệ Gót: Họ Tin Những Gì Và Tại Sao Họ Sai Lầm” [God’s Defenders: What They Believe and Why They Are Wrong”, Prometheus Books, New York, 2003, p.14]:

Khi tôi nói rằng tôn giáo (Ki Tô Giáo) lan rộng như vậy vì quần chúng ngu muội, tôi quả quyết là họ thiếu những thông tin cần thiết để có thể đánh giá đúng những điều mà tôn giáo tự cho là sự thật. Một sự đánh giá như vậy đòi hỏi là phải có một kiến thức ít nhất là bề ngoài của vật lý học, sinh học, hóa học, địa chất học, sử học (đặc biệt là lịch sử tôn giáo), tâm lý học, nhân chủng học, và triết học (hoặc, nói một cách tổng quát hơn, có khả năng lý luận hợp lý hay nhận ra được những lý luận dối trá)

[When I declare that religion is so widespread because people in the mass are stupid, I assert that they lack the information needed to make a well-informed evaluation of the truth-claims of religion. Such an evaluation requires at least a surface knowledge of physics, biology, chemistry, geology, history (particularly the history of religion), psychology, anthropology, and philosophy (or, more generally, the ability to fashion reasoned arguments or to detect fallacious arguments)…]

Trước hết, người Ca-tô Việt Nam có quyền tin bất cứ điều gì giáo hội dạy về nhân vật Maria của Do Thái, nhưng tuyệt đối không có quyền dâng nước Việt Nam cho bất cứ ai, vì một lẽ rất giản dị, nước Việt Nam không phải là của riêng của người Ca-tô, và người Ca-tô đừng quên là Ca-tô giáo chỉ chiếm có 5-7% trên tổng số dân Việt Nam. Và hành động dâng nước không phải của riêng mình cho một người đàn bà Do Thái đã chết cách đây khoảng 2000 năm là một hành động cực kỳ cực kỳ cuồng tín, ngông cuồng, vô trí, xúc phạm đến đại đa số người dân phi-Ca-tô, khoan kể là những điều mà giáo hội bắt tín đồ tin về bà Maria tuyệt đối không có điều nào có thể chứng minh được là đúng, vì không có bất cứ căn bản nào từ kinh điển hay lịch sử.. Bất kể dức tin của người Ca-tô mù quáng đến mức nào, hành động ngang ngược này không ai có thể chấp nhận và càng làm cho người dân Việt Nam chán ghét sự ngu muội của đám người Ca-tô làm càn, làm bậy. Thứ đến, ở trên đời này chẳng làm gì có “Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội” vì trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo (Bible) tuyệt đối không có chỗ nào nói về các danh hiệu mà giáo hội dựng lên cho bà Maria. Người Ca-tô tin thế nào về nhân vật Maria thì đó là quyền của họ, nhưng khi họ làm càn dâng nước không phải của riêng họ cho một nhân vật mà ngày nay những công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh của các học giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội đã chứng tỏ những danh hiệu về bà Maria không có căn cứ trong kinh điển, tất cả chỉ là những mánh mưu của giáo hội để mê hoặc đầu óc của đám tín đồ thấp kém, thì quyền phê bình thuộc quyền độc giả. Vì vậy, trước hành động xúc phạm đến tổ quốc của tuyệt đại đa số người Việt phi-Ki-tô, người ngoại đạo chúng tôi có quyền vạch ra bộ mặt thật của những tín lý mà giáo hội bắt tín đồ phải tin để người Ca-tô nhận thức được rằng, những niềm tin của họ là tin vào những điều dối trá của giáo hội, và từ những niềm tin này mà họ đã có một hành động mù quáng phi dân tộc, dâng nước Việt Nam cho một người đàn bà Do Thái rất bình thường. Phần khảo luận sau đây sẽ chứng minh điều nhận định trên.

Phần khảo luận sau đây về Mary không có mục đích phá đổ sự sùng tín Mary của các tín đồ Ca-tô, mà chỉ có mục đích trình bày nhân vật Mary trong Ki Tô Giáo thực sự là như thế nào, qua chính cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [Bible] và các tác phẩm nghiên cứu của chính những người trong Ki-Tô Giáo, từ các bậc lãnh đạo tôn giáo cho đến các nhà thần học, học giả, giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo trong các truyền thống Ki Tô Giáo, những điều đã được phổ biến rộng rãi trong thế giới Tây phương.

Trước hết, trong cuốn Tân Uớc, nhân vật Mary được nhắc đến rất ít, và không có chỗ nào viết bà làMẹ Thiên Chúa” (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception), “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Thăng Thiên” (Assumption) hay “Đồng Công Cứu chuộc” (Co-redemptrix) v..v... Tất cả những danh hiệu này là do Giáo Hội Ca-Tô đặt ra cả mười mấy thế kỷ về sau thành những tín lý (dogma), bắt các tín đồ phải tin, và theo giáo điều về “đức vâng lời” để được lên thiên đường của giáo hội, thì giáo hội dạy sao thì tín đồ cứ phải nhắm mắt mà tin như vậy, thắc mắc là mang tội với Chúa. Thật ra thì Tân Ước viết những gì về nhân vật Mary?

Trong Tân Ước, ngoài huyền thoại về sự sinh ra của Giê-su, bà Mary chỉ xuất hiện có vài lần: cùng với chồng là Joseph đi kiếm ông con Giê-su 12 tuổi tưởng là bị lạc nhưng thực ra là trốn cha mẹ ở lại trong một giáo đường (Luke 2: 41-49); trong một bữa tiệc cưới có Giê-su dự và tại đây Giê-su đã gọi mẹ là “người đàn bà kia (woman!)” rồi trổ tài làm phép lạ biến nước thành rượu (John 2: 1-5); cùng với các con khác [4 con trai và ít nhất là 2 con gái] đến thăm Giê-su khi Giê-su đang giảng đạo nhưng Giê-su không tiếp và còn lên tiếng hỏi: “Ai là mẹ ta? Ai là các em ta”” (Matthew 12: 48); có mặt khi Giê-su bị đóng đinh chết trên thập giá (John 19:25-26); và cầu nguyện cùng những người theo Giê-su sau khi Giê-su thăng thiên (Acts 1:14). Trong thư của Paul gửi cho dân Ga-la-ti có một câu nói về sự sinh ra của Giê-su, “Gal.4.4: Khi thời gian đã mãn, Thiên Chúa bèn gửi con của Người xuống, sinh ra từ một người đàn bà” (When the fulness of time had come, God sent forth his Son, born of a woman..) Paul không nhắc đến tên Mary, nhưng câu trên chứng tỏ Mary cũng chỉ là một người đàn bà rất bình thường như mọi người khác trong vấn đề mang thai, sinh sản.

Và tất cả chỉ có vậy. Vì tất cả chỉ có vậy trong Tân ước, nên tất cả những gì Giáo hội Ca-Tô Rô-ma nói về Mary và bắt các tín đồ phải tin chỉ là những sản phẩm thần học của Ca-Tô Giáo Rô-ma để đưa tin đồ vào những niềm tin không cần biết không cần hiểu. Nền thần học về Mary (Mariology) của Ca-Tô Giáo Rô-ma chỉ có mục đích dựng Mary lên thành một hình tượng để cho tín đồ sùng bái (Mariolatry) và từ đó khai thác sự mê tín của tín đồ để thu về những nguồn lợi vật chất khổng lồ về thương mại và kinh tế qua những mánh mưu dàn dựng các vụ hiện thân của Mary. Trong cuốn Mary [London 2001], tác giả Michael Jordan viết, trang 97: ‘Trong những kinh văn được giáo hội Ca-Tô chấp nhận, vì có quá ít viết về Mary nên hình ảnh về tiểu sử của Mary được sơn phết đến vô tận, bất kể là sự thêm thắt đó gượng gạo như thế nào” [So little appeared about Mary in the canonical texts that her biographical portrait was open to infinite coloration, however far-fetched the embellishment.]

Tôi tin rằng những người Ca-tô Việt Nam nói đến “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” nhưng thực sự chẳng biết gì về cái gọi là “Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Họ nghe giáo hội dạy như vậy thì cứ nhắc lại như con vẹt chứ nếu họ biết thế nào là “Vô Nhiễm Nguyên Tội” và nhất là, biết rằng chính Giáo Hoàng John Paul II đã phá sập tín lý của Giáo hội về “”Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” thì họ sẽ chẳng có những hành động ngu si vô trí nữa, nghĩa là không biết rõ sự thật mà cứ tin nhảm tin nhí vào những điều mà chính giáo hội đã loại bỏ. Chứng minh?

Quan niệm về sự “Vô Nhiễm Nguyên Tội” đã có từ lâu, từ thời Trung Cổ, trong lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma, bởi những nhà thần học nổi tiếng như John Duns Scotus (1266-1308), khẳng định rằng sự thụ thai của Mary qua bố mẹ phải vô nhiễm “tội tổ tông” [nghĩa là không qua đường tình dục] để có thể trở thành Mẹ Của Thiên Chúa (Theotokos), nghĩa là Mary không phải là sự kết tinh do sự giao cấu của bố Joachim và mẹ Anna của Mary. Nhưng Thánh Thomas Aquinas (1225 to 1274) lại không đồng ý và đưa ra luận cứ: “Sự thụ thai Mary phải là trong tội tổ tông, nghĩa là trong quan hệ tình dục, mà tội của nguyên tổ của chúng ta [Adam] không thể sinh ra mà không có sự khoái lạc tội lỗi, đã truyền tội tổ tông xuống hàng con” (Mary must have been conceived in original sin, for her conception was the work of sexual union which after the sin of our first ancestor cannot take place without sinful pleasure, introduced original sin into the child), bởi vì nền thần học Ca-tô dạy rằng mọi người đều mang cái tội tổ tông qua tình dục do Adam và Eve truyền xuống.. Chúng ta nên để ý là, Mary có còn trinh hay không, có mang tội tổ tông hay không, có là mẹ Thiên Chúa hay không, có đồng công cứu chuộc hay không, có là nữ vương hòa bình hay không v..v… tất cả đều do những Giáo hoàng quyết định, và bắt tín đồ phải tin, chứ không hề có một căn bản nào trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo, Cựu Ước cũng như Tân Ước.

Tín điều “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”, được Giáo hoàng Pius IX đưa ra năm 1854, quyết định đó là một tín lý (dogma), nghĩa là một điều mà các tín đồ chỉ có quyền tin, không có quyền thắc mắc. Giáo hội dạy tín đồ tín lý là một “chân lý mạc khải” (a revealed truth), nghĩa là Chúa đã mạc khải cho giáo hoàng, cho nên tín đồ phải tin, không tin là mang tội với Chúa. Lẽ dĩ nhiên không ai có thể biết được là Giáo hoàng nói thật hay nói dối, có thật là Chúa mạc khải cho không, hay chỉ là một mánh mưu mang Chúa ra làm bung xung để bắt tín đồ phải tin. Với đạo đức của một số không nhỏ giáo hoàng Lịch sử Ca-tô Giáo như lịch sử đã ghi rõ, bắt buộc chúng ta phải nghi ngờ như vậy. Và lịch sử giáo hội cũng cho thấy, nhiều điều mạc khải của Chúa đã không còn giá trị, và nhiều khi phải bỏ đi hay thay đổi rất nhiều. Và cho tới ngày nay, những tín đồ Ca-tô ở những ốc đảo ngu dốt, không có hoàn cảnh dự phần vào quá trình tiến hóa của nhân loại, vẫn còn tiếp tục tin vào những “chân lý mạc khải” của giáo hội về bà Maria. Nhưng không phải tất cả các tín đồ Ca-Tô đều là như vậy. John Thavis viết trong Thông Tấn Xã Ca-Tô (Catholic News Service) như sau, ngày 3 tháng 12, 2004:

Giáo hoàng John Paul II làm Chủ lễ ăn mừng 150 năm thành lập tín điều Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, một tín điều mà nhiều tín đồ Ca-tô hiện đại không thấu hiểu. [Pope John Paul II is leading celebrations of the 150th anniversary of the Immaculate Conception, a dogma that many modern Catholics do not fully understand.]

Đức Ông Arthur Calkins, một viên chức ở Vatican và là một thành viên của Học Viện Quốc tế của Giáo Hoàng về Mary nói rằng: “Trong một hai thế hệ gần đây có một sự yên lặng lạ thường của các tín đồ Ca-tô (về tín điều Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội), cho nên có thể có một sự hoang mang đáng kể về vấn đề này. Một số người sai lầm cho rằng Thụ Thai Vô Nhiễm là nói về sự thụ thai đức Ki Tô. Thật ra, đó là niềm tin Mary, bởi sự ân sủng đặc biệt của Thượng đế, không bị nhiễm bởi “tội tổ tông” ngay khi mới là bào thai.”

Nhưng điều chướng ngại chính đối với nhiều tín đồ Ca-tô là tội tổ tông [But the main stumbling block for many Catholics is original sin.] Một viên chức ở Vatican nói: Con người ngày nay càng ngày càng ít tin vào “tội tổ tông”. Và nếu không tin là có tội tổ tông thì tín điều Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội thật là vô nghĩa. [People today simply are less and less aware of original sin. And without that awareness, the Immaculate Conception makes no sense," said one Vatican official.]

Nhưng khi Giáo hoàng Pius IX đưa ra tín lý về “Thụ Thai Vô hiễm Nguyên Tội” vào ngày 8 tháng 12, 1854, thì sắc lệnh Ineffabilis Deus của Giáo hoàng (papal bull) có câu sau đây:

Nếu người nào dám – điều mà Thiên Chúa cấm! [làm sao mà ông ta biết được Chúa, theo giáo lý Ca-tô, là một đấng vô hình (invisible), không ai biết được (unknowable), không ai hiểu được (incomprehensible) cấm?] – nghĩ khác với điều định nghĩa bởi chúng tôi, thì hãy cho người đó biết và hiểu rằng hắn ta sẽ bị kết tội bởi chính sự xét đoán của hắn; rằng hắn đã sụp đổ trong đức tin; rằng hắn đã tách rời ra khỏi sự đồng nhất của Giáo hội; và hơn nữa, bằng hành động của chính hắn, hắn sẽ chịu những hình phạt thiết lập bởi luật nếu hắn dám nói lên hoặc viết ra hoặc hoặc bằng cách công khai nào khác, những sự sai lầm mà hắn nghĩ trong tâm.

[If anyone shall dare -- which God forbid! -- to think otherwise than as has been defined by us, let him know and understand that he is condemned by his own judgment; that he has suffered shipwreck in the faith; that he has separated from the unity of the Church; and that, furthermore, by his own action he incurs the penalties established by law if he should dare to express in words or writing or by any other outward means the errors he think in his heart.]

Chúng ta nên để ý là tín đồ không có quyền nghĩ khác với Giáo hội, nghĩ khác với Giáo hội là coi như đức tin sụp đổ và sẽ chịu nhiều hình phạt, không phải đức tin vào Thiên Chúa mà là đức tin vào những điều “Giáo hội dạy rằng…”, bất kể là Giáo hội dạy đúng hay sai, dựa trên kinh điển hay ngụy tạo.. Đó chính là cái vòng kim cô xiết trên đầu các tín đồ Ca-tô, nhất là tín đồ Ca-tô Việt Nam. Nhưng Giáo hoàng Pius IX đã dựa vào cái gì để đưa ra tín lý về Mary “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”? Giáo Hoàng đã dựa vào cái điều hoang đường mê tín của thời bán khai ở Do Thái trong Cựu ước về cái gọi là “Nguyên Tội” hay “Tội Tổ Tông”. Nhưng ngày nay, “Tội Tổ Tông” là một huyền thoại đã lỗi thời, và người nào còn nhắc đến nó, tin nó, chỉ tự chứng tỏ mình là người sống trong sự lạc hậu, ít ra là vài thế kỷ.

Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.

(Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.)

Sự từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác không đâu rõ hơn trong những thú nhận của Vatican trong vài thập niên qua. Thật vậy, từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ bùng (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Gót.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) trong 6 ngày của Gót của Ki-tô giáo như được viết trong Cựu Ước, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế. Và giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Gót, Gót của những khoảng trống (God of the Gaps), một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.

Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).

Còn nữa, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).

Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Gót tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Gót tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông.

Một tài liệu trên Internet về một văn kiện của Vatican sẽ chứng tỏ điều này.

Giáo hội đã phải chấp nhận những ý kiến của các khoa học gia về những vấn đề như tuổi của trái đất và sự xác thực của những khám phá về các sinh vật hóa thạch. Những lời tuyên bố của giáo hoàng cùng với những lời bình luận của các hồng y, đã chấp nhận những khám phá của các khoa học gia về sự xuất hiện dần dần của sự sống. Thật vậy, Ủy Ban Thần Học Quốc tế, trong một bản tuyên bố vào tháng 7, 2004 được chấp thuận bởi Hồng y Ratzinger, Chủ tịch Ủy Ban và Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo, nay là Giáo hoàng Benedict XVI, có đoạn như sau:

Theo như những kết quả khoa học đã được chấp nhận khắp nơi, vũ trụ đột nhiên nổ ra 15 tỷ năm trước trong một sự nổ bùng gọi là “Big Bang” và từ đó nở rộng ra và nguội dần. Sau đó dần dần xuất hiện những điều kiện cần thiết để cho sự tạo thành các nguyên tử, và sau nữa các nguyên tử cô đọng lại thành các thiên hà và ngôi sao, và khoảng 10 tỷ năm trước sự tạo thành những hành tinh. Trong Thái Dương Hệ của chúng ta và trên trái đất (được tạo thành khoảng 4.5 tỷ năm trước), những điều kiện đã thuận lợi để cho sinh ra sự sống. Tuy rằng ít có sự đồng thuận giữa các khoa học gia phải giải thích nguồn gốc của sự sống vi mô này, nhưng họ đều đồng ý với nhau là sinh thể đầu tiên đã có trên hành tinh này khoảng 3.5 – 4 tỷ năm trước. Vì người ta đã chứng minh được rằng mọi cơ thể trên trái đất đều liên hệ với nhau bởi các “gen”, hầu như chắc chắn là mọi cơ thể đều có nguồn gốc từ sinh thể ban khai này. Những bằng chứng phù hợp với nhau từ nhiều công cuộc khảo cứu trong khoa vật lý và sinh học càng ngày càng xác minh một thuyết Tiến Hóa về sự phát triển và sự đa dạng của sự sống trên trái đất, trong khi vẫn còn tranh cãi về quá trình và cơ chế của tiến hóa.

[The Church has deferred to scientists on matters such as the age of the earth and the authenticity of the fossil record. Papal pronouncements, along with commentaries by cardinals, have accepted the findings of scientists on the gradual appearance of life. In fact, the International Theological Commission in a July 2004 statement endorsed by Cardinal Ratzinger, then president of the Commission and now head of the Congregation for the Doctrine of the Faith, , includes this paragraph:

“According to the widely accepted scientific account, the universe erupted 15 billion years ago in an explosion called the '"Big Bang" and has been expanding and cooling ever since. Later there gradually emerged the conditions necessary for the formation of "Atoms" , still later the condensation of galaxies and stars, and about 10 billion years later the formation of "Planets"

In our own “solar system” and on "Earth" (formed about 4.5 billion years ago), the conditions have been favorable to the emergence of "Life" . While there is little consensus among scientists about how the origin of this first microscopic life is to be explained, there is general agreement among them that the first organism dwelt on this planet about 3.5 - 4 billion years ago. Since it has been demonstrated that all living organisms on earth are genetically related, it is virtually certain that all living organisms have descended from this first organism. Converging evidence from many studies in the physical and biological sciences furnishes mounting support for some theory of evolution to account for the development and diversification of life on earth, while controversy continues over the pace and mechanisms of evolution." (paragraph 63, from "Communion and Stewardship: Human Persons Created in the Image of God," plenary sessions held in Rome 2000-2002, published July 2004)]

Thật là rõ ràng, giáo hội Ca-tô đã chấp nhận những sự kiện khoa học về nguồn gốc vũ trụ: thuyết Big Bang, về nguồn gốc con người: thuyết Tiến Hóa, nhưng một mặt giáo hội vẫn dấu kín những điều này trước đám tín đồ và tiếp tục bắt tín đồ phải tin vào thuyết sáng thế như được viết trong Cựu ước, và về cái “tội tổ tông” hoang đường trong đó, và duy trì “bí tích rửa tội”, cái tội không hề có. Như vậy có phải là bất lương trí thức hay không. Biết rằng sai mà vẫn cứ đầu độc, nhồi nhét vào đầu óc tín đồ những sự sai lầm, như vậy có phải là làm hại tín đồ thay vì dạy cho họ thăng tiến để cập nhật những kiến thức thời đại.

Nếu Giáo hội đã bác bỏ “tội tổ tông” hay “nguyên tội” thì cũng chẳng làm gì có cái gọi là “vô nhiễm nguyên tội”. Và “Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” của các tín đồ Ca-tô Việt-Nam đã chứng tỏ đó chỉ là những lời mê sảng của đám người ngu muội, cuồng tín. Thật là tội nghiệp cho số người còn sống trong bóng tối như Russell Shorto đã nhận định.

II. Màn Kịch Lộ-Đức Và Đức Mẹ Tự Nhận Là Vô Nhiễm Nguyên Tội

Ở trên tôi có viết, nền thần học về Mary (Mariology) của Ca-Tô Giáo Rô-ma chỉ có mục đích dựng Mary lên thành một hình tượng để cho tín đồ sùng bái (Mariolatry) và từ đó khai thác sự mê tín của tín đồ để thu về những nguồn lợi vật chất khổng lồ về thương mại và kinh tế. Thật vậy, Giáo hội mẹ cũng như con, cho bà Maria hiện ra ở bất cứ nơi nào mà họ muốn để đẩy mạnh lòng sùng bái Maria của tín đồ, cùng lúc tôn lên làm những nơi thiêng liêng để giáo dân đến đó hành hương, thu về những nguồn lợi kinh tế to lớn. Nếu chúng ta đã đi đến Lourdes hay Fatima thì chúng ta sẽ thấy những dịch vụ kinh tế sử dụng hình ảnh của bà Maria như thế nào, từ những vật kỷ niệm cho đến nước thiêng có thể chữa được mọi bệnh để cho tín đồ mua cho mình và mua về làm quà cho những người thân.

Về tín lý “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” thì có một màn dàn dựng của Giáo hội cho Mary hiện ra ở Lourdes [Lộ-Đức]. Trước hết, chỉ bằng một lý luận rất ngắn ngủi, không đi vào chi tiết và tài liệu, tôi xin chứng minh rằng vụ hiện ra của Mary ở Lourdes là bịa đặt, không thực, và hoàn toàn vô nghĩa, từ đó kéo theo sự không thực và vô nghĩa của tất cả những vụ hiện ra khác trên thế giới, kể cả ở La Vang. Ngụy Tích Lộ-Đức như sau:

“Ngụy tích hiện ra” của Mary ở Lourdes có thể tóm tắt trong hai sự kiện, và quý độc giả có thể thấy ngay mánh mưu của giáo hội trong vụ này. Như trên đã nói, năm 1854, Giáo Hoàng Pius IX đặt ra tín điều “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (The dogma of Immaculate Conception), nghĩa là không mang tội tổ tông mà theo nền thần học Ca Tô thì tội của Adam và Eve được truyền lại đời đời kiếp kiếp qua đường tình dục. Theo luận điệu thần học về nguyên tội (original sin) thì mọi người trên thế gian đều sinh ra trong nguyên tội, không ai có thể thoát khỏi, và do đó mới có những luận điệu thần học về rửa tội, Chúa chuộc tội cho nhân loại v..v... mà ngày nay chỉ còn một số người có đầu óc thuộc thời Trung Cổ mới còn tin. Theo tín lý “Immaculate Conception” thì Bà Mary là người duy nhất, không kể Giê-su là con của Thánh Ma (Holy Ghost), được miễn trừ nguyên tội.

Có lẽ bà Mary, vì rất thích thú và hồ hởi với tín lý mới này của Pius IX, cho nên 4 năm sau, năm 1858, bà Mary bèn hiện ra ở Lộ-Đức (Lourdes) ở miền Nam nước Pháp và khẳng định với cô bé mù chữ 14 tuổi, Bernadette Soubirous, bà ta chính là người đã “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (I am the Immaculate Conception), nghĩa là, bà Mary hiện ra với mục đích duy nhất là để chứng thực tín điều mà Pius IX đưa ra trước đó 4 năm về bà ta. Theo Giáo Hội Ca-Tô thì bà Mary đã hiện ra ở Lourdes 18 lần, từ 11 tháng 2 đến 16 tháng 7, 1858, và nhiều lần xác định đi, xác định lại, xác định tái, xác định hồi, với Bernadette Soubirous bà ta chính là người “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” [tuy rằng Bernadette không hiểu thế nào là Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và cũng không đủ khả năng để nhắc lại câu “Ta là người đã Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Chúng ta có thể tìm thấy chi tiết trong cuốn “Lộ Đức: Sự thật về những cái thấy của Bernadette. Tính cách thương mại của hang đá (Lourdes)” (Lourdes: La Vérité sur les Visions de Bernadette. Le mercantilisme de la Grotte), của André Lorulot .

Người đàn bà mà Bernadette nhìn thấy trong hang cũng đọc riêng cho em ba điều bí mật. Người ta đã không tiết lộ ba điều bí mật này.

Làm sao mà Bernadette có thể nhớ được những điều trên (giả thử có người thực sự đọc cho em điều gì đó)? Trí nhớ của em nhỏ đáng thương kia rất kém cỏi đến độ em không thể nhắc lại cho đúng hai tiếng "Immaculée Conception" (Thụ thai vô nhiễm nguyên tội).

Bernadette đã mang tới một mảnh giấy và một cái bút chì để Đức Mẹ đồng trinh viết. Nhưng "Bà" đã lẩn tránh, không viết và thật là đáng tiếc. Chúng ta đã có thể có được một văn kiện tỉ mỉ, chắc chắn là đáng tin cậy hơn là những lời tả lại của em bé nhà quê. Nhưng Bernadette không biết viết, và đó là lý do, lý do duy nhất, bắt em phải trình lại mảnh giấy còn trinh nguyên.(như Bà ta.)

[...La vision de la Grotte dicta aussi à Bernadette trois secrets confidentiels. On ne les a pas divulgués.

Comment Bernadette est-elle été capable de s'en souvenir, du reste? (en supposant qu'on lui eut vraiment dicté quelque chose) La pauvre gosse avait si peu de mémoire qu'elle ne parvenait même pas à répéter ces deux mots: Immaculée Conception.

...Bernadette avait apporté à la Vierge, pour qu'elle écrive, un crayon et du papier. Mais la "dame" se déroba et c'est dommage. Nous aurions possédé là un document curieux, plus original sans doute que les descriptions de la jeune paysanne. Mais...Bernadette ne savait pas écrire - et c'est la raison, la seule raison, qui la contraignait à rapporter son papier vierge (comme la "dame").

Bây giờ, chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn “Mary” của Michael Jordan:

Trong lần thứ hai hiện ra Bernadette hỏi tên người bạn kỳ bí của cô ta, và bà Mary tự giới thiệu là “Thụ Thai Vô Nhiễm”, xác định căn cước của mình trong nhiều lần hiện ra về sau. Điều này được chấp nhận là xác thực, không những bởi ông giám mục của Bernadette mà toàn thể Tòa Thánh cũng chấp nhận như vậy. Cái mà có vẻ như cực kỳ bịp bợm đó có nghĩa hơn nếu chúng ta quan niệm toàn thể những hiện tượng hiện ra ẩu tả đó, xảy ra không ngơi nghỉ trong đầu thế kỷ 19, là do sự dàn dựng bày đặt của Giáo hội Ca-Tô. Trong trường hợp Bernadette Soubirous, Giáo hội cần đến một sự chứng thực từ trên trời cho tín lý “Thụ Thai Vô Nhiễm” của giáo hội, đang còn bị nghi ngờ không thể tin được. Một cô bé đang ở tuổi giậy thì, dễ bị tác động và đôi khi cuồng loạn, mù chữ và từ một gia đình nghèo khó, tự dưng ló ra một cách thuận tiện không biết từ đâu, được mớm cho một câu hỏi thích hợp [và tất nhiên sẽ được một câu trả lời thích hợp. TCN] và do đó có thể chứng thực những lời nói của Giáo hoàng là không thể sai lầm.”

(Michael Jordan, Mary, Weidenfeld and Nicolson, London, 2000, p. 293: During a second visitation Bernadette asked the name of her mysterious friend, upon which the lady introduced herself as “The Immaculate Conception”, confirming her identity on several subsequent occasions. This was accepted as credible, not only by Bernadette’s bishop but by the entire Roman Catholic office. What might appear to be extreme gullibility makes better sense if one takes the view that the whole rash of phenomena, which saw no respite in the early part of the 19th century, was orchestrated by the Catholic Church. In the case of Bernadette Soubirous, the Church was in need of heavenly endorsement for its dogma of Immaculate Conception, still the subject of scepticism. A young girl at the impressionable and sometimes hysterical age of puberty, illiterate and from an impoverished home, emerged conveniently from nowhere, was primed with an appropriate question and thus was able to confirm the infallibility of the Pope’s words.)

Đến đây chắc quý vị độc giả đã hiểu Giáo hội cho bà Mary hiện ra ở Lourdes với mục đích gì. Điều làm cho chúng ta phải phì cười về cái màn bịp bợm này là khi Bernadette hỏi tên thì bà Mary không trả lời là “Mary”, tên của bà trong Tân Ước, mà lại trả lời là “Ta là người thụ thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” để chứng thực danh hiệu “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Pius IX bày đặt ra. Nhưng tại sao giáo hội phải bịp như vậy? Vì thời đó, khi Pius IX tung ra tín điều “Vô nhiễm nguyên tội” thì đã có nhiều tiếng xì xào nghi ngờ về tín điều mới của Pius IX. Không những thế, năm 1870 Pius IX còn tung ra một tín lý khác: Giáo Hoàng không thể sai lầm khi đưa ra một tín lý về đức tin hay một vấn đề đạo đức (Papal Infallibility in the matters of Faith or Morals), do đó tín điều “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” thuộc về đức tín, và mọi tín đồ bắt buộc phải tin, không tin thì không được lên thiên đường, một cái bánh vẽ trên trời mà các tín đồ thường mơ tưởng không cần phải dùng đến đầu óc để suy nghĩ. Tín đồ Ca-tô giáo từ xưa tới nay đã nổi tiếng là dễ bảo, dễ tin và cuồng tín, và sự sùng bái, thờ hình tượng Mary (Mariolatry) đã được phổ biến và đẩy mạnh trong giáo hội, cho nên một màn dàn dựng hoạt cảnh về Mary hiện ra ở Lourdes có thể đẩy mạnh lòng sùng tín Mary trong đám tín đồ, cùng lúc xác định một tín điều Pius IX mới đưa ra, và biến Lourdes thành một nơi mang nhiều lợi nhuận đến cho Giáo hội. Và theo cùng một sách lược của giáo hội mẹ, các giáo hội con cũng cho bà Mary hiện ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những nơi mà giáo dân là những kẻ ít học nhất và mê tín nhất.

Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của André Lorulot (Ibid., trg. 7):

"Cái xí nghiệp Lourdes cung cấp cho giáo hội những nguồn lợi vật chất mà giáo hội dùng trong chính trị nhơ bẩn và mờ ám.

Cái hang đá (Lourdes) không chỉ mang những lợi tức đến cho công đoàn. Nó còn là một phương tiện để duy trì và phát triển sự cuồng tín, gia tăng cường độ ngu xuẩn, đẩy sự tin vào siêu nhiên đến cực độ.

Chúng ta thấy ở đó mọi dạng khai thác. Mới đây giáo sư A. Chide chứng tỏ rằng đĩ điếm rất phát triển ở Lourdes. Và tôi không nói đến vô số thày dòng tới đây "như là một hỏa tiễn" với các cô "cháu gái" hay tệ hơn nữa.

Nếu các bạn có đi tới Lourdes thì hãy cẩn thận và đừng tin ở đám người cuồng tín đó, những người này thực sự là những con vật hung hăng, đầu óc ngu đần bị thống trị bởi giáo hội và không đủ khả năng để hiểu một lý lẽ có ý nghĩa.

Chúng ta phải đi tới Lourdes - và biết quan sát một cách bình tĩnh với óc phán đoán - mới nhận ra tầm rộng lớn của căn bệnh tôn giáo."

(L'entreprise de Lourdes fournit à l'église d'incalculables resources matérielles, qu'elle emploie à sa politique malsaine et obscure.

La Grotte ne fournit pas seulement des revenus à la congrégation. Elle constitue un moyen excellent d'entretenir et de développer le fanatisme, d'exacerber la bêtise, de pousser au paroxysme la croyance au surnaturel.

...Toutes les formes d'exploitation sont du reste représentées. Le professeur A. Chide a montré naguère que la prostitution était très developpée à Lourdes... Et je ne parle pas des innombrables curés qui viennent ici "en bombe" avec leur "nièce" ou pis encore..

...Si vous allez à Lourdes, soyez prudent et méfiez-vous de ces fanatiques, véritables bêtes furieuses, cerveaus inintelligents dominés par l'Église et incapables de comprendre un raisonnement sensé.

... Il faut aller à Lourdes - et savoir observer avec calme et discernement - pour saisir l'étendue du mal religieux.)

Và Linh mục James Kavanaugh đã đi tới Lourdes. Sau đây là những gì ông ta viết về chuyến đi Lourdes của ông ta trong cuốn Cái nhìn của một linh mục hiện đại về giáo hội lỗi thời của ông ta (A Modern Priest Looks at his Outdated Church, trg.31,):

"Tôi đã đi tới Lourdes ở miền Nam nước Pháp. Tôi đứng trong cái công trường rộng lớn đằng trước thánh đường và quan sát những tín đồ Ca-tô ở khắp nơi trên thế giới chờ đợi một ân sủng đặc biệt của cái đền thờ thiêng liêng này. Tôi bị các bà người Ý đầu đội khăn xô đẩy, những người Đông Âu to tiếng thì thầm những lời cầu nguyện làm cho tôi sao lãng. Tôi thấy những người bệnh hoạn nằm trên cáng, những nhà kinh doanh Mỹ với những chiếc sơ mi trắng. Tôi thấy những linh mục trong những bộ áo thầy tu của thế giới, những người Phi Châu hồ hởi trong các bộ quần áo sặc sỡ. Nhưng phần lớn là tôi thấy những bộ mặt nhăn nheo, nói lên một cách thành thực sự đau đớn của họ. Họ đã tới để xin một ân huệ, giống như những đám người Hồi Giáo tại nơi hành hương, và để hưởng một sự tiếp xúc đặc biệt với Thần của họ. Họ uống nước ở đó, nổi tiếng về những tác dụng lạ lùng. Họ mua nước đựng trong những chai plastic để mang về nhà (và để biếu. TCN). Họ mua từng rổ tràng hạt và mề đay và nhờ những bàn tay mập mạp nhễ nhại mồ hôi của các linh mục ban phúc lành cho những thứ này. Họ đông như châu chấu, cúi xuống ngấu nghiến từng cọng ân sủng đặc biệt. Họ hôn chân các ngôi tượng và rên rỉ trong những đền thờ mốc mếch. Họ thú tội bằng đủ mọi thứ tiếng và nhai nhóp nhép phó mát của miền núi. Rồi, giống như một đàn cừu vĩ đại đã no nê hài lòng, họ về nhà đi ngủ. Và tôi cũng về nhà đi ngủ, cũng khó chịu và rối răm bởi sự mê tín như là tôi đã chứng kiến vào một ngày mùa thu đó khi đội banh Spartans thắng đội banh Rome. (Đội banh Rome, theo lời kể của Linh Mục Kavanaugh, trước khi ra quân, quỳ trước nhà thờ yêu cầu được Linh Mục ban phép lành và cho ăn bánh Thánh, hiệp thông với Chúa để Chúa phù hộ cho thắng trận đấu, nhưng rút cuộc bị thảm bại. TCN). Tôi không những chỉ khó chịu và rối răm mà tôi còn cảm thấy thật là xấu hổ. Đó là giáo hội của tôi, và họ là những tín đồ mà tôi góp phần đào tạo, những con số thống kê mà chúng tôi cộng vào khi chúng tôi đếm số người theo đạo. Đầu óc tôi đầy những tư tưởng làm tôi ngủ không được...Tôi nghĩ đến những con người Ca-tô sợ sệt, lo lắng cầu nguyện trong mọi giáo xứ mà tôi đã phục vụ. Tôi nghĩ đến con người mà là tín đồ Ca-tô và một lần nữa tôi lại nghĩ đến họ." [Linh mục đã viết về con người mà là tín đồ Ca-tô như thế nào. Tôi có thể tóm tắt trong một câu ngắn gọn: Chỉ có những con cừu mới cần đến người chăn chiên (only the sheep need a shepherd)]

(I took a trip to Lourdes in southern France. I stood in the giant square in front of the Basilica and watched the Catholics of the world await the special blessing of this sacred shrinẹ I was jostled by the Italian ladies in their shawls, distracted by Eastern Europeans who whispered their prayers out loud. I watched the sick on their litters, the American businessmen in their clean white shirts. I saw priests wrapped in the cassocks of the world, excited Africans in their multi-colored native garb. But most of all I saw the wrinkled faces, speaking out the sincerity of their pain. They had come to ask a favor, like the Moslem hordes at Mecca, and to know a special contact with their God. They drank the water there, which is noted for its miraculous effects. They bought the plastic bottles to bring the water homẹ They bought rosaries and medals by the basketful and had them blessed by the pudgy hands of sweating priests. They covered the grounds like locusts, bent on devouring each shred of special grace. They kissed the feet of statues and groaned in mildewed shrines. They confessed in every language and munched their mountain cheese. Then, like a giant, content herd, they went home to bed. And so did I, as sick as confused by superstition as I had been on that autumn day when the Spartans conquered Rome.

Not only was I sick and confused, I was deeply ashamed as well. This was my Church and there were the Catholic men I had helped to form, the statistics we added up when we counted the catholicity of our Church. My mind was crowded with thoughts that refused to let me sleep. I thought of the frightened catholics who worried and prayed in every parish I had served. I thought of the man who is a Catholic and I think of him once again....)

Điều đáng nói là, qua những vụ hiện ra, bà Maria cũng chẳng làm được gì có ích cho thế giới văn minh ngoài việc thỉnh thoảng các con chiên trên thế giới bắt khi nào khóc hay chảy máu mắt thì khi đó phải khóc hay chảy máu mắt, và bắt khóc ở đâu thì phải khóc ở đó, dù bà ta là Mẹ Thiên Chúa toàn năng, quyền phép vô cùng, muốn làm gì cũng được. Chẳng có ai đặt vấn đề: mấy giọt nước mắt ngụy tạo, hay mấy giọt máu [của đàn ông khi được đem đi phân tích DNA] trên khóe mắt thì giúp ích được gì cho nhân loại để giải quyết những vấn nạn về chiến tranh, về thiên tai, về bệnh tật xảy ra hàng ngày và khắp nơi trên trái đất. Nếu chỉ giải quyết được chút nào những vấn nạn này thì chẳng nói làm gì, nhưng tuyệt đối bà ta chẳng làm được cái tích sự gì qua những vụ hiện thân, hay khóc, hay chảy máu mắt, mà chỉ để cho bàn dân thiên hạ thấy các tín đồ Ca-Tô, vốn đã mê muội tin nhảm tin nhí lại càng mê muội tin nhảm tin nhí hơn.

Vài Lời Kết Luận:

Nếu giáo hội Ca-tô Rô-ma muốn nhốt các tín đồ trong vòng ngu muội, và các tín đồ hoan hỉ sống trong cái vòng ngu muội đó thì đó là quyền của họ. Nhưng điều tệ hại nhất của Ca-tô giáo Rô-ma đối với nhân loại là lại cứ muốn mang những điều ngu muội của mình ra để bắt thiên hạ cũng phải ngu muội như họ. Thật vậy, qua sự phân tích tín lý “Thụ thai vô nhiễm nguyên tội” ở trên, chúng ta đã biết rằng, Giáo hội Ca-tô đã thú nhận là chẳng làm gì có cái gọi là “nguyên tội” hay “tội tổ tông”. Vậy mà tại sao ngày nay Liên đoàn Công giáo Việt Nam lại vẫn ngu muội dâng nước Việt Nam cho “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”? Điều này chứng thực nhận định của Robert G. Ingersoll cách đây hơn một thế kỷ: “Giáo hội Ca-tô tồn tại vì quần chúng tín đồ thì ngu muội (ignorant), và các linh mục thì xảo quyệt (cunning)” [Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning]. Nếu giới linh mục không xảo quyệt thì làm sao có thể giữ được tín đồ trong vòng mê tín. Không những xảo quyệt mà còn bất lương trí thức vì họ đã biết rõ sự thật về cái gọi là “vô nhiễm nguyên tội” cùng những danh hiệu vô căn cứ khác của bà Maria, cùng sự thật về con người của Giê-su nhưng vẫn che dấu những sự thật đó trước đám tín đồ thấp kém.

Thật vậy, Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

[Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]

Shorto Russell viết: Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng nhưng đó là ảo tưởng gì? Chúng ta hãy đọc vài kết quả nghiên cứu của một số bác sĩ chuyên ngành phân tâm học. Đối với một số học giả trong ngành phân tâm học thì những điều Giê-su tự nhận như: “con duy nhất của Thiên Chúa”, “có khả năng chuộc tội cho nhân loại”, “đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét thiên hạ trong tương lai rất gần thời Giê-su” v..v.. đều là những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một nguồn gốc lý lịch không mấy tốt đẹp của Giê-su [là đứa con hoang], một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi của dân tộc Do Thái để dân tộc này làm lành với Thượng đế v..v.. Đó là kết luận của những nhà phân tâm học như các bác sĩ George de Loosten, William Hirsch, Binet-Sanglé, Tiến sĩ Emil Rasmussen v..v..

Nếu Giê-su chỉ là một người Do Thái bình thường sống với một ảo tưởng, chẳng phải là Thiên Chúa gì hết, vì Thiên Chúa chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của người Do Thái khi xưa, và mấy ngàn năm lịch sử của nhân loại đã chứng minh rằng chẳng làm gì có một Thiên Chúa toàn năng, toàn trí như Ca-tô Rô-ma giáo thường rao giảng, thì mẹ ông ta, bà Maria, chẳng qua cũng chỉ là một phụ nữ Do Thái bình thường, không hơn không kém. Có những sự thật rất đau lòng nhưng chúng ta không thể nào chối bỏ. Ingersoll đã từng nói: “Hãy để cho các Thiên Chúa lo cho nhau, chúng ta hãy lo cho đồng loại, cho con người” và đừng nên bận tâm về một cái gì không thực. Lịch sử cho thấy, niềm tin vào Thiên Chúa của Ki Tô Giáo đã gây nên không biết bao nhiêu thảm họa cho nhân loại. Chỉ những người không biết gì về lịch sử Ki Tô Giáo trên thế giới mới cho rằng niềm tin vào Thiên Chúa có ích cho nhân loại. Tây phương, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, đã tỉnh và đang đi vào thời đại hậu-Ki-tô (Post Christian) theo như nhận định của chính một số chức sắc cao cấp Ki Tô Giáo, từ Giáo hoàng trở xuống cho tới các Giám mục, linh mục. Vậy bao giờ người Ca-tô Việt Nam mới tỉnh?

Tôi muốn nói vài lời với người Ca-tô Việt Nam. Có thể nói, tôi là người đã nghiên cứu và đọc rất nhiều về Ca-tô Giáo, càng đọc thì tôi càng hiểu đạo Ca-tô Giáo hơn, và càng cảm thấy thương các đồng bào Ca-tô của tôi. Người Ca-tô có cần đến tình thương của tôi hay không, không quan trọng. Vấn đề là đối với tôi thì đã thương thì phải làm gì để tỏ ra tình thương đó. Tình thương có thể giả dối qua đầu môi chót lưỡi, nhưng tình thương bắt nguồn từ sự hiểu biết đúng những sự thực lịch sử về Ca-tô thì khó có thể giả dối. Vì vậy tôi viết bài này viết với tất cả thiện ý của một người bạn, chứ không phải của một kẻ thù.

Tôi hoàn toàn không có ác cảm hay thù nghịch gì với người Ca-tô Việt Nam. Khi xưa ở Đà Lạt, Giáo sư Nguyễn Tiến Ích bị Hải Quân gọi về, nên có giới thiệu tôi dạy thế “Physique terminale” (Vật lý lớp 12 để thi tú tài Pháp) ở Collège d’Adran trên Đà Lạt, trường của mấy Sư Huynh Ca-tô. Tôi cũng đã dạy thực tập Vật Lý trong trường đại học Đà Lạt, khi đó hình như linh mục Lập làm viện trưởng. Trong khi làm Trưởng Khoa Khoa học (Vật Lý và Hóa Học) ở trường Võ Bị Đà Lạt tôi thường nói đùa vui vẻ và cởi mở với Linh mục Nguyễn Văn Thính, người có thể ra vào Dinh Độc Lập trong thời ông Diệm bất cứ lúc nào. Trước ngày 30/4/75 một vài tuần gì đó, Cha Thính còn mời tôi và Giáo sư Nguyễn Tiến Ích đi ăn cơm ở nhà hàng để “bàn chuyện đất nước”. Ở Mỹ tôi có biết Cha Thanh Hùng, Cha Văn, sơ Lương … ở Milwaukee, thỉnh thoảng có đến thăm Cha và ăn cơm cùng Cha Thanh Hùng, Tôi cũng có một số bạn theo Ca-tô Giáo. Tôi nhận thấy những người Ca-tô tôi biết đều là những người tốt, đều có những hoạt động xã hội giúp đời v…v…

Nhưng quả thật là niềm tin tôn giáo của họ thật là kỳ lạ và mãnh liệt. Họ không chấp nhận bất cứ điều gì trái với niềm tin của họ. Bất kể là ai, mà ngay chính Giáo hoàng nói gì mà trái với niềm tin của họ thì họ cũng không ngần ngại mà gạt đi ngay, dù rằng niềm tin của họ nhiều khi không phải là niềm tin do sự hiểu biết.. Tôi có hai kinh nghiệm về vấn nạn này. Đã lâu lắm rồi, từ mấy chục năm trước, có một hôm trong cuộc hội họp bạn bè, tôi buột miệng nói với một bà bạn theo Ca-tô giáo về một tin tức mới: Giáo hoàng John Paul II mới tuyên bố là không làm gì có thiên đường trên các tầng mây. Bà ta gạt phắt đi và trả lời: “Ông ấy sai rồi, có chứ sao không có”. Một người bạn Ca-tô thân khác của tôi, anh ta là người rất giỏi, rất thông minh, rất thành công ở nước Mỹ. Một hôm anh ta nói với tôi: “Cuốn Thánh Kinh là cuốn sách hay nhất trên thế giới”. Tôi chỉ cười và không có ý kiến. Tôi không muốn hỏi là “Chắc anh đã đọc tất cả các cuốn sách trên thế giới?, và tôi không tin là anh ta đã đọc cuốn Thánh Kinh”. Tôi không muốn mất đi một người bạn tốt. Và từ đó, trong vòng bạn bè tôi tuyệt đối tránh không nói đến tôn giáo hay chính trị vì đó là hai vấn đề rất nhạy cảm. Tôi cảm thấy thoải mái hơn khi viết lên những ý kiến của tôi về tôn giáo và chính trị trên Internet. Nếu có người bạn nào mà ngẫu nhiên đọc được những ý kiến về tôn giáo và chính trị này mà vì lẽ nào đó không đồng ý và đổi bạn thành thù thì tôi cũng đành chịu thôi vì tôi quan niệm rằng, trong giới trí thức, bất đồng quan điểm về tôn giáo hay về chính trị là chuyện rất tự nhiên. Nếu chúng ta, vì không đồng ý với những ý kiến của người khác mà mang lòng sân hận thì chúng ta chỉ tự mình làm khổ mình mà thôi.

Với những người Ca-tô, Friedrich Nietzche đã nhận xét rất đúng: “Những gì mà quần chúng được dạy để mà tin không cần đến lý lẽ, vậy thì ai là người có thể bác bỏ niềm tin đó bằng những lý lẽ.” (What the populace learned to believe without reasons, who could refute it then by means of reasons?). Theo tôi, giáo hội Ca-tô thành công nhất ở điểm có thể thuần hóa tín đồ để họ có một niềm tin không cần biết không cần hiểu, và trở thành những người tuyệt đối vâng lời bề trên mà không thắc mắc. Cũng vì cái “đức vâng lời” có một hậu thuẫn vô giá là cái bánh vẽ trên trời nên một số không nhỏ các nữ tu cũng như các trẻ em, phụ tế hay không, đã để cho các linh mục, các “Chúa thứ hai”, lạm dụng tình dục. Và cũng vì cái “đức vâng lời” này mà nhiều khi các tín đồ có những hành động sai trái mà không biết là mình sai trái, thí dụ như theo Linh mục Hoàng Quỳnh hô “thà mất nước chẳng thà mất Chúa”, Chúa ở trong lòng ai có thể làm mất được, hoặc như thắp nến cầu nguyện với búa, kìm, và xà beng ở Tòa Khâm sứ v…v…, khoan kể đến những hành động phản quốc.

Nhưng thực ra đức tin của người Ca-tô là như thế nào? Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Mary, Weidenfeld and Nicolson, London, 2001, trang 304, của Michael Jordan về những tín lý và đức tin trong Ca-tô Giáo Rô-ma, nhất là về Mary:

Tuy nhiên đức tin cũng cần phải có một mức độ đạo đức nào đó ngoài sự tin vào một nguyên lý trừu tượng. Đức tin cần được xây dựng trên sự tín nhiệm và tin tưởng, sự trung thực của những hứa hẹn lương thiện và thẳng thắn, nếu không thì đức tin đó có ích gì. Nếu đức tin đặt căn bản trên những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán, thì nó trở thành không sao biện minh được và thực ra thì đó có thể gọi là đức tin hay không? Nếu chúng ta vẫn còn là đàn chiên quá ngu dốt và mê tín trong đó sự lừa dối về Mary đã bắt rễ và bóp méo để trở thành một “chân lý không thể sai lầm”, chúng ta có thể tự bào chữa là đã bị lùa vào trong đó. Nhưng ở bình minh của thế kỷ 21, nhiều người chúng ta không thể tự cho phép là ngu dốt hay mê tín, và đức tin bị che mắt của chúng ta phải mở rộng cho những phê bình nghiên cứu đứng đắn. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta biết rằng có sự tin mù quáng ở trong đó và cái hiểu của chúng ta về một Mary giả tưởng đã bị kiểm soát bởi những người đã nhân danh tôn giáo, quyết định bảo vệ quyền lợi và vị thế gia trưởng trong xã hội của mình.

Đức tin không đồng đều một cách phổ quát. Nhiều triệu tín đồ Ca-tô, thí dụ như ở Nam Mỹ [có nên cho thêm Việt Nam vào cái thí dụ này không], phần lớn là ít học và đức tin của họ về Mary vẫn hầu như là đức tin mù quáng. Cũng có những người thuộc lớp có học thức cao ở trong giáo hội đã biết những mánh khóe lừa dối qui mô trong giáo hội nhưng vẫn chọn giải pháp duy trì sự tồn tại của chúng..

Hiển nhiên là hệ thống quyền lực bảo thủ Ca-Tô có lý do để nuôi dưỡng những huyền thoại về Mary và ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng của sự sùng tín Mary của họ. Giáo hội Ca-tô Rô-ma vẫn cương quyết duy trì tín lý về tội tổ tông gian lận lồng vào thế giới bởi người đàn bà đầu tiên, và tồn tại qua “tai họa của Eve”.

Khi thời gian chín mùi, tôi tin rằng hình ảnh Mary, mẹ của Giê-su Ki-tô, sẽ mờ đi. Chân dung của bà ta đã đem xuống cho chúng ta trên những cánh của một huyền thoại lâu đời nhưng ngay cả cái huyền thoại hay nhất trong các huyền thoại cũng phải mờ nhạt đi trong thời gian… Có thể có vài chi tiết lịch sử đúng về bà ta nhưng hầu hết chỉ là một chuyện hoang đường, một sự lừa dối thô thiển. Một phần là, chuyện hoang đường và lừa dối thô thiển này tồn tại để đáp ứng những tham vọng của một thiểu số.

[Yet faith also needs to involve some measure of morality beyond belief in a pure abstract principle. It needs to be built on trust and confidence, the fidelity of promises given honestly and openly, otherwise there is no point in having it. If faith is founded on lies, deceit and calculated manipulation, then it becomes impossible to justify and there even a question mark against whether it can reasonably be called faith. Were we still the largely ignorant and superstitious flock in whom the Marian deception first took root and in whom it became twisted into an “infallible truth”, we might have an excuse for being taken in by it. But at the dawn of the twenty-first century, many of us can no longer claim to be ignorant or superstitious and our blinkered faith becomes open to more serious criticism. This is particularly true when we know that bigotry is involved and that our understanding of a fictious Mary has been controlled by men with vested interests, determined to safeguard their own patriarchal social position in the name of religion.

Faith is not universally practised at the same level. Millions of Catholics, in South America for example, are largely uneducated and their faith in Mary remains almost a blind one. There are also ranks of highly educated men in the church who know the extent of the manipulation and deceit and choose to perpetuate it…

The conservative male hierarchy of Roman Catholicism clearly has reason to nurture the Marian myth and to support the status-quo in her cult. The Roman Catholic Church remains firmly committed to the dogma of original sin foisted on the world by the first woman, and perpetuated through “the curse of Eve”…

In the fullness of time, I believe that the image of Mary, the mother of Christ, will grow dim. Her portrait has been carried down to us on the wings of an enduring myth but even the best of myths tend to fade with the passage of time… She may be able to claim some element of historical truth but she is mostly a fable, a gross deception. In part, it has been perpetrated to suit the self-seeking demands of the few.]

Chúng ta nên để ý đặc biệt đến câu Nếu đức tin đặt căn bản trên những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán, thì nó trở thành không sao biện minh được và thực ra thì đó có thể gọi là đức tin hay không? ở trên. Nghiên cứu về Ca-tô Rô-ma Giáo, chúng ta thấy rõ ràng là các tín đồ đã tin vào những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán của giáo hội. Rất có thể đức tin của các bậc chăn chiên Việt Nam cũng thuộc loại này và truyền lại cho các tín đồ. Tôi sẽ chứng minh từng điểm một về cốt tủy những niềm tin của người Ca-tô qua những tài liệu nghiên cứu của các nhà thần học, học giả, và các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo nói chung.. Tôi không thể đi vào chi tiết những niềm tin này, nhưng tôi sẽ giới thiệu những nguồn tài liệu có trên Internet để mọi người có thể vào đọc dễ dàng. Tất cả những phần trích dẫn đều có ghi rõ xuất xứ trong bản gốc trên Internet, độc giả có thể kiểm chứng dễ dàng.

Tại sao chúng ta có thể khẳng định là các tín đồ Ca-tô Việt Nam đã tin vào những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán của giáo hội? Bởi vì toàn thể cấu trúc của Giáo hội Ca-tô được xây dựng trên những sự ngụy tạo, dối trá. Chúng ta có thể tóm tắt thực chất bộ mặt đó qua nhận định của một cựu Linh mục Dòng Tên Peter Doeswyck như sau:

“Toàn thể cấu trúc của Giáo hội Ca-tô Rô-ma được xây dựng trên những ngụy tạo, những lá thư tông đồ giả mạo, những bài giảng giả mạo, những phép lạ giả mạo, những di tích (của các Thánh) giả mạo, những công đồng giả mạo, và những sắc lệnh giả mạo của các giáo hoàng.”

[Ex-Jesuit Priest, Peter Doeswyck: The entire structure of the Roman Church is built on forgeries, spurious epistles, spurious sermons, spurious miracles, spurious relics, spurious councils, and spurious papal bulls.]

Quả thật vậy, ngày nay, qua những công cuộc nghiên cứu của các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội Ca-tô, điển hình là các Linh mục Joseph McCabe, Emmett McLoughlin, James Kavanaugh, John Dominic Crossan, Peter de Rosa, John P. Meier v…v… và các nhà thần học Ca-tô nổi danh như Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann v…v…; Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, Mục sư Ernie Bringas; các tín đồ Ca-tô như Jodeph L. Daleiden, Randel Helms, Gary Wills… và nhiều học giả chuyên ngành, chúng ta biết rằng, tất cả những điều thuộc giáo lý Ca-tô sau đây mà Giáo hội gọi là tín lý (dogma), bắt các tín đồ phải tin, đều là do Giáo hội ngụy tạo để tạo quyền lực tinh thần cũng như vật chất cho “bề trên”, thuộc giới chăn chiên trên đám tín đồ thấp kém. Những “tín lý” sau đây và sự thực về những tín lý đó trong các tài liệu sẽ làm sáng tỏ điều này.

1. Giáo hội dạy và các tín đồ tin:

-Giáo hội Ca-tô là do chính Chúa Giê-su thành lập, bắt đầu từ Thánh Phê-rô (Peter) và các Giáo hoàng đều là những người kế vị Phê-rô, là đại diện của Chúa trên trần (Vicar of Christ) ở trên trời cũng như ở dưới đất.

Đọc Tân Ước chúng ta thấy rõ là những người viết Tân Ước đều viết rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su, khi mà một số môn đồ của ông ta còn sống. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982: Matthew 16: 27-28, Matthew 24:34, Mark 9: 1, Mark 13:30, Luke 21: 27, 32, John 14: 3.

Những người Ca-tô hãy tự hỏi: “Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống?” Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, như được viết rõ trong Tân Ước.

Muốn biết đạo đức của một số không nhỏ giáo hoàng, đại diện của Chúa trên trần, người Ca-tô thường ca tụng là “đức thánh cha”, người Ca-tô hãy đọc Lịch sử các giáo hoàng: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php. Sau đây là một đoạn ngắn điển hình trong tài liệu này:

Những hồ sơ ghi chép sự việc đương thời không phải là do những kẻ thù của giáo hội viết, mà phần lớn là do những sử gia của chính giáo hội gồm có những giáo hoàng và hồng y: giáo hoàng Victor II, Pius II, hồng y Baronius, giám mục Liutprand, linh mục Salvianus, và các sử gia như Milman, Gerbert, Burchard, Guicciardini, Vacandard, Draper, và nhiều người khác. Đây chính là những người có đầy đủ thẩm quyền đưa ra cái mặt đen tối và ô nhục của giáo hội. Những gì mà chúng tôi trình bày ở đây chỉ là lượm lặt trong thời gian 1500 năm, nhưng chúng tôi nghĩ rằng cũng đủ để bác bỏ mọi điều tự nhận của giáo hội, cho rằng giáo hoàng đã được thánh linh tuyển chọn và hướng dẫn..

Trong “thời đại tăm tối” (the dark ages) những giáo hoàng được thánh linh hướng dẫn này đã giết nhau với nhịp độ 10 giáo hoàng bị giết trong vòng 12 năm (891-903) và 40 trong vòng hơn 100 năm. Giáo hoàng Sergius III là một kẻ giết nhiều người; theo hồng y Baronius và Vulgarius, ông ta đã giết hai vị giáo hoàng tiền nhiệm. Năm 708, Toto, một nhà quý tộc đứng đầu một đám thuộc hạ ô hợp, đã vận động để cho anh hắn được bầu làm giáo hoàng. Đó là giáo hoàng Constantine II, người sau đó bị Christopher, thủ tướng của ông ta, móc mắt ra. Rồi Christopher cùng con của hắn âm mưu chống giáo hoàng Gregory và cũng cho người móc mắt Gregory. Hai đứa cháu của giáo hoàng Leo III là Pascal và Campulus đều là linh mục. Chúng toa rập với nhau mưu đồ thay thế Leo III, thuê một đám giết mướn để giết Leo III khi ông ta đi dạo phố. Việc không thành, chúng đích thân ra tay, kéo Leo III vào một tu viện và giết ông ta tại đó.

Đó chỉ là chuyện thường tình của thời đại. Giáo hoàng Leo V bị một người cũng tên là Christopher hạ bệ, rồi đến lượt tên này cũng bị hạ bệ và cái tên sát nhân giết mấy giáo hoàng tiền nhiệm đã nói ở trên, Sergius III, lên thay. Trong thời đại này, không phải là Thánh Linh tuyển chọn giáo hoàng mà là, theo Hồng y Baronius, những cô gái điếm (scortas). Đó là “luật lệ của những cô gái điếm hạng sang” (rule of the courtesans), đôi khi còn được gọi là “chế độ điếm trị” (Pornocracy), hay là triều đại của các cô gái điếm (reign of the whores). Trong số điếm này có một người mà Baronius gọi là “con điếm vô liêm sỉ”, Theodora, và đứa con gái vô liêm sỉ không kém là Marozia. Cả hai mẹ con đều có con với giáo hoàng Sergius III, và cả hai đều đưa những đứa con hoang của mình lên ngai giáo hoàng - John XI và John XII. John XI bị cầm tù và John XII đã “biến dinh Lateran (nơi giáo hoàng ở, trong Vatican. TCN) thành một ổ điếm”. Không có một tội ác nào mà John XII không làm - giết người, khai gian, thông dâm, loạn luân với hai em, đâm chém và thiến kẻ thù v..v.. Hắn ta chết trong tay của một người chồng bị xúc phạm (vì bị bắt quả tang đang thông dâm với vợ người này.)

Theo sử liệu, hồng y Francone cho người thắt cổ giáo hoàng Benedict VI, sau đó lên làm giáo hoàng Boniface VII, “một con quỷ khủng khiếp vượt mọi con người về tội ác”, theo sử gia Gerbert. Hắn ta cũng chẳng tệ hơn gì giáo hoàng Boniface VIII.. Thật vậy! Để chiếm được cái mũ tiara (mũ ba tầng của giáo hoàng. TCN) hắn đã thủ tiêu giáo hoàng dở hơi Celestine V. Nhưng hắn cũng chẳng hưởng được sự chiến thắng lâu dài vì ngay sau đó hắn bị những người La Mã truất phế. Trong triều đại của một giáo hoàng kế vị, Clement V, sau khi chết hắn còn bị mang ra xét xử và được xem là phạm mọi tội ác, kể cả tội hành dâm với đồng nam (pederasty) và giết người. Và khi Clement chết thì người kế vị hắn, John XXII, phanh phui ra rằng Clement đã quá nhân từ (Tác giả chơi chữ: “Clement had been so very clement” vì clement có nghĩa là nhân từ) nên đã cho người cháu một số tiền tương đương với 5 triệu dô-la, tiền của giáo hoàng. Vào thời gian này, triều đình của giáo hoàng được chuyển đến Avignon, và thánh Phê-rô nay cùng lúc có hai người kế thừa, một người ở Avignon và một người ở Rô-Ma. Nhưng vậy mà cũng chưa đủ vì có khi có tới ba giáo hoàng cùng một lúc - Gregory XII, Alexander V, và John XXIII. Về sau John XXIII bị từ khước, tên thánh bị hủy bỏ, và gần đây tên này (John XXIII) được giáo hoàng kế vị Pius X…

2. Giáo hội dạy và các tín đồ tin:

-Linh mục là những Chúa thứ hai (Alter Christus), có quyền tha tội hay cầm giữ con người, ở trên trời cũng như ở dưới đất.

Hãy đọc “Vấn nạn linh mục loạn dâm”: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN97_2.php

Trong đó có đoạn sau đây:

Giáo hội Ca-tô Rô-ma là Giáo hội “duy nhất” mà trong đó có một số đáng kể “Chúa thứ hai”, alias Linh mục, đi hiếp dâm các chị em nữ tu của Giáo hội (các “sơ”) trên ít nhất là 23 quốc gia [The Catholic Church in Rome made the extraordinary admission yesterday that it is aware priests from at least 23 countries have been sexually abusing nuns.] và trong những trường hợp đặc biệt còn khuyến khích họ đi phá thai [In extreme instances, the priests had made nuns pregnant and then encouraged them to have abortions.] Cho tới nay đã có trên 5000 “Chúa thứ hai”, alias Linh mục, bị truy tố về tội cưỡng dâm, loạn dâm và ấu dâm trong nhiều nước trên thế giới.

3. Giáo hội dạy và các tín đồ tin:

-7 bí tích đều do Chúa Ki Tô thiết lập.

Hãy đọc về thực chất các bí tích trong Ca-tô Rô-ma Giáo:

http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/DuctinCG/DuctinCG03.php

Sau khi luận về các bí tích, linh mục Joseph McCabe đã đưa ra nhận xét châm biếm sau đây:

Đó là 7 bí tích, sự vinh quang và bông hoa đặc biệt của tín ngưỡng Ca-Tô, hệ thống tỉ mỉ nhất về ảo thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được. Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ. Trong nghi thức thực hành và ý tưởng căn bản trong đó, chúng cũng xa lạ và đối ngược với tất cả vấn đề tâm linh trong thời hiện đại như là thuật biến chế kim loại trong thời Trung Cổ và thuật chiêm tinh. Đây là tập hợp những niềm tin mà tín đồ Ca-Tô thông thường tin rằng một ngày nào đó họ sẽ cải đạo toàn thể Hiệp Chủng quốc (Mỹ). Ở mức độ tinh tế, tín đồ Ca-Tô nói rằng, đây chính là tập hợp những niềm tin mà Thiên Chúa Ki-Tô quan tâm hết sức để duy trì chúng trong sắc thái tinh khiết của chúng cho nên Ngài bỏ qua những sự khủng khiếp của thời Trung Cổ và tất cả những sự đồi bại của các giáo hoàng và chế độ giáo hoàng.

4. Giáo hội dạy và các tín đồ tin:

-Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại và quyền năng cứu rỗi của Chúa đối với những người tin Chúa.

Hãy đọc một đoạn trong bài “Vai trò cứu thế của Giê-su, Một hình ảnh cần phải dẹp bỏ” của Giám mục John Shelby Spong: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php;

Một đấng “cứu thế” có nhiệm vụ khôi phục chúng ta trở về tình trạng tiền sa ngã [nghĩa là mù và vô trí. Trước khi sa ngã ăn trái cấm thì cả Adam và Eve đều mù và trần truồng, ngu dốt. TCN] chỉ là sự mê tín trước thời Darwin (Pre-Darwin superstition) và là sự vô nghĩa sau thời Darwin (Post-Darwin nonsense). Một đấng siêu nhiên cứu chuộc đi vào trong thế giới sa ngã của chúng ta để khôi phục sự sáng tạo chỉ là một huyền thoại của đạo thờ Thần (a theistic myth). Do đó, chúng ta phải vứt bỏ cái vai trò “cứu thế” của Giê-su đi. Cái hình ảnh Giê-su trong câu nói “như là một đấng, từ thiên đường xuống để cứu vớt chúng ta” không còn một giá trị nào trong thế giới của chúng ta. Những quan niệm này cần phải nhổ bật chúng lên từ gốc rễ, và vứt bỏ.

và một đoạn trong bài “Huyền thoại cứu rỗi” của Linh mục James Kavanaugh:

http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php

Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một cách diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).

5. Giáo hội dạy và tín đồ tin:

-Chúa Giê-su, sau khi bị đóng đinh trên cây thập giá và đã chết, sau ba ngày lại sống lại và sau 40 ngày tự bay lên trời ngồi bên phải của Chúa Cha.

Hãy đọc «Huyền thoại về Chúa Chết, Sống Lại và bay lên trời»:

http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN86.php

6. Giáo hội dạyvà tín đồ tin:

Ca-tô Rô-ma Giáo là một tôn giáo “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền” v… v…

Hãy đọc «Công giáo Hắc Sử: Lịch sử 5 núi tội ác của Giáo hội Ca-tô”:

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=55

7. Giáo hội dạyvà tín đồ tin:

Bà Maria là “Mẹ Thiên Chúa” (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception), “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Thăng Thiên” (Assumption) hay “Đồng Công Cứu chuộc” (Co-redemptrix) v..v... và đã hiện ra nhiều nơi trên thế giới.

Hãy đọc Sự thực về Đức Mẹ Mary: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN40.php và sự thật về những vụ hiện thân của bà Mary ở Lourdes (Pháp), Fatima (Portugal), và La Vang (Việt Nam) trên: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS7.php

8. Giáo hội dạyvà tín đồ tin:

John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời., và câu tiếp theo, John 3: 18: Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế”

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy là Giê-Su, vì hoang tưởng mình là con Thiên Chúa của Do Thái, nên khẳng định là nhiệm vụ của ông ta xuống trần chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi và còn dạy các môn đồ chỉ được truyền đạo trong dân Do Thái mà thôi, ngoài ra còn tỏ ra thái độ rất ghét những người không phải là Do Thái: Matthew 1: 21, Matthew 15:24: Luke 1: 33(Matthew 15: 21-28), Matthew 10: 5-6, Matthew 10: 23. Vậy các tín đồ Ca-tô Việt Nam hãy tự hỏi nếu mình “tin vào Người” thì mình có bao nhiêu hi vọng được có một cuộc sống đời đời với Chúa trên một thiên đường mà Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu.

Trên đây là những niềm tin chính của các tín đồ Ca-tô ngoài một số niềm tin lặt vặt khác.Vì tất cả những tín lý Ca-tô mà Giáo hội Ca-tô Rô-ma đưa ra đều thuộc loại lừa bịp, dối trá, ngụy tạo như đã được chứng minh qua những tài liệu khả tín trên, cho nên ngày nay, đối với giới hiểu biết, Ca-tô Rô-maGiáo đã lộ nguyên hình bản chất là một tổ chức buôn thần bán thánh, khai thác lòng mê tín của quần chúng thấp kém ở dưới để vơ vét tài sản, tiền bạc. Chúng ta hãy đọc lời thú nhận của Giáo hoàng Leo X trong một bữa tiệc. Nâng cao ly rượu, Giáo hoàng Leo chúc mừng [Raising a chalice of wine into the air, Pope Leo toasted]:

Chúng ta biết được bao nhiêu về những lợi nhuận mà sự mê tín vào cái chuyện hoang đường về đấng Ki-Tô đã mang lại cho chúng ta?

Những người Ca-tô Việt Nam cần phải biết rằng, tất cả những tài liệu nghiên cứu thuộc lãnh vực học thuật trên đều của các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài các Giáo hội Ki-tô, kể cả một số các bậc lãnh đạo và nhà thần học trong Ki Tô Giáo, tuyệt đối không có một tài liệu nào của Phật Giáo hay của Cộng sản. Và những bậc trí thức có lương tâm này đã viết lên những sự thật về chính tôn giáo của họ. Do đó, người Ca-tô Việt Nam không nên sợ sự thật vì từ xưa tới nay, chưa có ai chết hay phải xuống hỏa ngục vì đọc sách để biết sự thật. Vả chăng, nếu họ tin Chúa thì phải tin vào lời Chúa như sau, John 8: 32: “Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ngươi” (Then you will know the truth, and the truth will set you free). Câu này đúng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người Ca-tô Việt Nam, chứ không riêng gì đối với một số người Do Thái theo Giê-su cách đây 2000 năm. Vì sự thật thì phổ quát chứ không phải là “sự thật” qua lời tuyên bố vô căn cứ và chẳng có ai kiểm chứng được của Giê-su: “Ta là con đường, là sự sống, là sự thật..” mà chẳng ai biết đó là sự thật gì. Giải phóng khỏi những gì? Giải phóng khỏi sự ngu muội, khỏi con đường mù lòa tin bướng tin càn, khỏi sự sống trong vòng nô lệ những người vô đạo đức, khỏi sự thật giả dối, khỏi sự mê tín những điều đã không còn giá trị, và nhất là, khỏi gánh nặng Thiên Chúa trên bờ vai và khỏi một ngục tù tâm linh đã giam giữ con người trong bóng tối, và khỏi những bàn tay vô hình bóp nghẹt yết hầu để con người có thể tự do hít thở một bầu không khí trong lành./

Trần Chung Ngọc

Grayslake, Illinois

Đầu Mùa Xuân Tân Mão