VÀI NÉT VỀ CÔNG GIÁO & TIN LÀNH :

Sự Khác Biệt & Tình Trạng Ngày Nay

[Một Khảo Luận Qua Các Tài Liệu]

Trần Chung Ngọc

20-May-2007

Toàn bộ: 1 2 3

[ PHẦN II ]

III.- Vài Nét Về ĐứcTin Và Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Tin Lành.

Trong Phần I, chúng ta đã biết, Mục sư Nguyễn Văn Huệ giải thích về đức tin Tin Lành như sau:

Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn, không thêm, không bớt.

Nói khác đi, Tin Lành đặt thẩm quyền của Thánh Kinh lên trên hết vì Tin Lành tin rằng Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa, nên không thể sai lầm. Trước hết chúng ta hãy lấy một ví dụ về “đức tin Tin Lành”, đức tin này có thể gói trọn trong tam đoạn luận như sau như Mục sư Rubem Alves đã trình bày trong cuốn Protestantism and Repression, trang 63:

Tất cả những gì trong Thánh Kinh đều đúng (Everything in the Bible is true)

Thánh kinh viết Moses là tác giả của Ngũ Kinh (The Bible says that Moses is the author of the Pentateuch)

Vậy thì Moses phải là tác giả của Ngũ Kinh (Therefore Moses is the author of the Pentateuch)

Nhưng Mục sư Rubem Alves còn là một nhà nghiên cứu Thánh Kinh lương thiện nên đã đặt vấn đề về tác giả thực của Ngũ Kinh như sau:

Ai viết Ngũ Kinh? Câu trả lời của giáo hội Ki Tô lịch sử cho câu hỏi trên là khẳng định: "Moses viết". Nếu Moses không hề viết Ngũ Kinh thì các tông đồ (ví dụ: Paul và John) đã sai lầm khi họ nói rằng Moses viết. Nếu họ sai lầm trong vấn đề này thì làm sao chúng ta có thể tin họ khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau? Nếu Moses không viết Ngũ Kinh thì Giê-su đã nói láo hay sai lầm khi ông ta nói rằng Moses viết. (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31). Nếu Giê-su thực sự không biết ai viết, tuy rằng ông ta nói rằng ông ta biết, làm sao chúng ta có thể tin ông ta được khi ông ta nói những chuyện trên trời?

(Who wrote the Pentateuch? The response of the historical Christian Church to that question is definite: “Moses wrote them”. If Moses did not write the Pentateuch, then the apostles (e.g., Paul and John) made a mistake when they said that he did. If they erred on this matter, how can we believe them when they deal with truths concerning heaven and the future life? If Moses did not write the Pentateuch, then Jesus lied or erred when he said Moses did. If Jesus did not know this, though he said he did know, how can we believe him when he talks about the thing of heaven?)

Tại sao Mục sư Rubem Alves lại đặt vấn đề như vậy? Chắc hẳn là ông ta đã nghiên cứu kỹ Thánh Kinh và biết đến những kết quả nghiên cứu bất khả phủ bác về xuất xứ cũng như những tác giả viết Ngũ Kinh.

Thật vậy, nếu đọc đã đọc kỹ Ngũ Kinh, ông ta phải biết rằng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 34: 5-7, Môi-se viết về cái chết của chính mình như sau: “Vậy Môi-se [ngôi ba], tôi tớ Thiên Chúa [God] qua đời trong đất Mô-Áp, như Thiên Chúa đã phán. Ngài (tức là Thiên Chúa) chôn ông ta (ngôi ba) tại một thung lũng đối ngang... Môi-se qua đời lúc ông ta (ngôi ba) được 120 tuổi ...”

Và đây là một sự kiện: tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đều đồng thuận ở một điểm: Ngũ Kinh (5 sách đầu trong Cựu Ước) không phải là do Môi-se viết mà là do nhiều người khác nhau, thuộc nhiều môn phái khác nhau, viết trong khoảng thời gian 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 6 trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E = Before Common Era), hay Trước Tây Lịch (TTL) trong khi Môi-se sống trong khoảng thế kỷ 13 TTL. Các môn phái khác nhau đó là :

- Môn phái Yahwistic (viết tắt là J) vì gọi Chúa là Jehovah.

- Môn phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim.

- Môn phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết sách Deuteronomy.

- Môn phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày (sau 500 TTL).

Chúng ta nên để ý là Mục sư Rubem Alves chỉ đặt vấn đề với chữ “Nếu”. Nhưng trước những kết quả nghiên cứu hiện đại nhất thì chữ “Nếu” không còn là một nghi vấn mà đã trở thành một sự kiện: rằng tuyệt đối không phải là Moses viết Ngũ Kinh. Điều này đưa đến một sự kiện khác trong Tân ước: Cả “Chúa Giê-su” lẫn các tông đồ Paul và John đều tin láo, nói láo là chính Moses đã viết Ngũ Kinh. Và như Mục sư Rubem Alves đã viết ở trên: làm sao chúng ta có thể tin họ [Giê-su, Phao-Lồ, Giăng] khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau?

Đúng vậy, những chuyện tầm thường như ai là tác giả của Ngũ Kinh mà cả Chúa lẫn Tông Đồ đều không biết, nói tầm bậy là Moses viết, vậy thì những chuyện trên trời dưới bể mà Chúa và các Tông Đồ nói chẳng qua cũng chỉ là những lời nói tầm bậy, vô căn cứ, thuộc loại ảo tưởng. Nhưng bất hạnh thay, trên cõi đời vẫn không thiếu gì người trong đầu óc có một loại “gen” đặc biệt mà có khoa học gia gọi là “gen của Thượng đế” (God’s gene), nên vẫn cứ tiếp tục tin vào những điều không thể tin được. Đọc Mục sư Nguyễn Hữu Ninh giảng đạo cho tín đồ của ông, cũng như đọc vài tân tòng Tin Lành như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Khuất Minh, Phan Như Ngọc v..v.. , chúng ta thấy họ có cùng một “đức tin Tin Lành” như trên, và họ đang có nỗ lực mang “đức tin những điều nói tầm bậy” này về đầu độc đầu óc người dân Việt Nam.

Chúng ta đã biết, qua vài tài liệu trích dẫn trong Phần I, cuốn Thánh kinh tuyệt đối không phải là những lời mạc khải của Thiên Chúa. Vậy thật ra, thẩm quyền Thánh Kinh nằm ở đâu, ở chỗ nào trong Thánh Kinh? Chúng ta không có cách nào khác là phải đi vào nội dung của cuốn Thánh Kinh.

Thật ra thì ngày nay, những ai còn nói chuyện mạc khải, hay thẩm quyền của Thánh Kinh, thật ra chỉ là những người còn sống trong bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ. Bởi vì, thực tế là, Thánh Kinh có phải là do Thiên Chúa mạc khải hay không thì trong Thánh Kinh, những chuyện loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học v..v... Thật vậy, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác ngày nay.

Chắc có độc giả không thể tin được như vậy. Xin hãy mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc, đọc từ đầu đến cuối, đừng bỏ sót phần nào. Đọc xong sẽ thấy rằng tất cả những chuyện không nên đọc như trên đều nằm trong Thánh Kinh. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong Thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:

- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith ...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Trở Lại Với Chúa Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên đều do các tác giả Mỹ nghiên cứu viết và đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Công Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. Vì thế nên Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:

Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn. Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi."

(Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it - much less reads all of it. If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

Tại sao lại phải vứt bỏ nó đi? Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đã trưởng thành trong một gia đình Ki-tô và trong nền giáo dục Ki-tô trong mấy chục năm đã trả lời thay cho chúng ta trong cuốn The Book of Ruth, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1982, trg. 59-60, sau khi bà ta đọc kỹ cuốn Kinh Thánh, như sau:

"Không có cuốn sách nào mà trong đó mạng sống con người, thật ra là mọi mạng sống, lại rẻ rúng như vậy. Thiên Chúa ác ôn trong Cựu Ước ra lệnh cho dân Do Thái giết, cưỡng hiếp, và tra tấn không thương sót toàn thể dân chúng nhiều quốc gia, "trẻ thơ và sơ sinh, thiếu niên và trinh nữ, và người già cả."..

Không có một trang sách nào trong Kinh Thánh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó. Thật ra, sau mỗi lần tìm hiểu Thánh Kinh tôi lại muốn đi tắm rửa sạch sẽ với xà bông "lye" của bà nội. Và khi tôi thấy Kinh Thánh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng. Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng. Thomas Paine, đấng cứu rỗi thực sự của thế giới, đã tố cáo cuốn Thánh Kinh thay tôi: "Tôi thành thật ghê tởm nó như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác."...

Nếu luật kiểm duyệt được thi hành một cách chặt chẽ, cuốn Kinh Thánh sẽ phải bán dấu diếm dưới quầy hàng"

(There is no other book in which human life, all life in fact, is so cheap. The fiendish Lord of the Old Testament orders the Jews to kill, rape, and torture without pity entire nations, "infant and suckling, young man and virgin, and the man with gray hair."

...There wansn't one page of this book that didn't offend me in some way. In fact, after a session of searching the scriptures, I always wanted to take a bath with Grandma's lye soap. And when I encountered the Bible's disdain for women, I very often almost pitched the good book across the room. I vowed never to be seen in public with an unconcealed Bible in my hands. Thomas Paine, the true savior of the world, denounced the Bible for me: "I sincerely detest it as I detest everything that is cruel."...

Strict censorship would mean that the Bible would have to be sold from under the counter.)

Trên đây chỉ là vài tài liệu điển hình nghiên cứu hiện đại nhất về cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có quyền đặt một câu hỏi với Tin Lành: uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin [Tin Lành] của cuốn Thánh Kinh và cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn nằm ở đâu trong cuốn Thánh Kinh, có nằm trong những kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên không, và có giá trị “mạc khải” không thể sai lầm như họ thường tuyên bố không? Tôi hi vọng Mục sư Nguyễn Văn Huệ hay bất cứ Mục sư nào cũng như tất cả những trí thức Tin Lành có bất cứ bằng cấp nào, kể cả những bằng cấp về Thần Học, hãy giải đáp rõ ràng câu hỏi trên cho chúng tôi hay. Đây là vấn đề tìm hiểu trí thức, không phải là vấn đề vi phạm tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo.

Sau đây chúng ta hãy đi vào phần tìm hiểu làm sao mà Tin Lành có thể có được lớp tín đồ có những “đức tin Tin Lành” thuộc loại như vậy, để có thể tạo thành cấu trúc quyền lực trong Tin Lành. Mục sư Rubem Alves có viết rõ, trang 71:

Vậy, có gì khác nhau giữa các tín đồ Tin Lành và tín đồ Công giáo? Không có gì cả, tuyệt đối không có gì. Tin Lành bác bỏ những định chế mà Công Giáo dựng lên như là những cơ cấu để kiểm soát ý thức. Nhưng sự say mê nồng nhiệt vào những điều tin chắc của mình [vào cuốn Thánh Kinh] đã bắt buộc họ phải tạo nên một “lựa chọn có chức năng khác”. Thoạt nhìn, giải pháp này có vẻ khác biệt. Nhưng chức năng của sự tuyên xưng đức tin thì giống như vai trò “thầy dạy đạo” [vai trò tự nhận của Giáo hội Công giáo]

(What, then, separates Protestants from Catholics? Nothing, absolutely nothing. Protestantism rejected those institutions which were set up by Catholicism as mechanisms for the control of consciousness. But its passion for certainties compelled it to create a “functional alternative”. At first sight the solution may appear to be different. But the function of the confessions is exactly the same as that of the magisterium.)

Như vậy, cái gọi là sự “lựa chọn có chức năng khác” thật ra không ngoài việc đúc nặn đầu óc của tín đồ vào trong một khuôn mà nội dung chỉ là những điều hoang đường: tin tất cả vào cuốn Thánh Kinh và đặt sinh mạng vào sự “cứu rỗi” của Giê-su. Nhưng làm thế nào mà Tin Lành có thể nhốt các tín đồ vào cái tù ngục tâm linh đó. Không còn gì rõ ràng hơn là sự phân tích của chính một Mục sư Tin Lành, Rubem Alves về vấn đề cải đạo vào Tin Lành.

Trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp” (Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1985), Mục sư Tin Lành Rubem Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil, đã phân tích rất sâu sắc về mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo: Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài 22 trang giấy, từ 22 đến 46. Đây là một cuốn sách, dày 215 trang, rất hữu ích cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Tin Lành, từ cấu trúc tình cảm, nhận thức thực tại, cho đến phương pháp tẩy não, nhồi sọ những giáo điều mà Tin Lành chấp chặt bất kể đến những bằng chứng về lô-gic, về khoa học, về xã hội, những bằng chứng trái ngược với Kinh Thánh một cách rất hiển nhiên. Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong mục “Cải Đạo và Cảnh Khổ” (Conversion and Suffering), trang 43-44, để thấy rõ Tin Lành đã lợi dụng những tình trạng khủng khoảng về vật chất và tinh thần của con người như thế nào để kéo họ vào trong vòng mê tín của Tin Lành:

Sự phân tích vấn đề của chúng tôi đưa đến kết luận là, kinh nghiệm cải đạo là sự đáp ứng của một tình trạng khủng khoảng. Sự cải đạo giải quyết một ngõ bí tình cảm.

Đó là tại sao giáo hội phát triển nhanh hơn trong những địa phương ở đó những tiến trình xã hội đã gây ra sự khổ, đặc biệt là từ hoàn cảnh ngoài lề xã hội và sự sụp đổ ý nghĩa của cuộc đời.. Những địa phương như vậy là ưu tiên số một của các nhà thờ ở địa phương, mà những nỗ lực để tạo nên đời sống trong giáo hội được chú trọng trong những địa phương này.

Tôi không nói điều gì mới lạ đối với những người Tin Lành. Không có sự cải đạo (vào Tin Lành) nếu không có sự khủng khoảng, không có sự cải đạo mà không có sự khổ. Cải đạo là một quá trình mà con người hấp thụ sự khổ thành một ý nghĩa mới của cuộc đời và làm cho nó có ý nghĩa...

Có phải là khó hiểu không khi mà (vai trò của) Chúa Giê-su không thể rao giảng được cho những người cảm thấy mình an toàn, hạnh phúc, cho những người cảm thấy đời sống thật đáng sống, cho những người không đang ở trong cơn khủng khoảng? Có phải là kỳ cục không khi mà Chúa Ki-Tô chỉ có thể trình bày và làm cho có ý nghĩa trong những tình trạng bệnh hoạn trong đó con người bị nhiễm bởi sự bất an, bởi những cảm xúc tội lỗi, và sợ hãi cái chết? Thật ra nhiệm vụ của những nhà truyền bá phúc âm là gì? Nhiệm vụ của họ là gán cho một cơn khủng khoảng những cái tên thần học trong khi nguồn gốc của nó chỉ là tâm lý xã hội. Nhà truyền bá phúc âm tìm cách khơi động một cơn khủng khoảng mà con người có thể không cảm thấy trước, rồi từ đó, và chỉ từ đó, họ mới có thể tuyên bố: “Chúa Ki-Tô là giải đáp”

Chúng tôi bắt buộc phải kết luận rằng thế giới chỉ mở chỗ cho Chúa Ki-Tô khi nó cảm thấy ốm đau, bệnh hoạn. Có một lý do thần học nào để giải thích là tại sao sự sợ hãi cái chết lại là những bí tích đặc quyền của sự cứu rỗi? Nói cách khác, kinh nghiệm cải đạo giả định là điểm gặp nhau giữa Thiên Chúa và thế giới là sự khổ và thống khổ. Có phải là có một cách nhìn thực tại một cách tự mãn trong sự đau khổ (sadomasochistic vision of reality) tiềm ẩn ở đàng sau giả định như vậy? [Tác giả dùng từ sadomasochistic nghĩa là phối hợp của sadism (thỏa mãn trong sự độc ác) và masochism (cảm thấy thích thú khi bị thống trị hay bị bạc đãi). Về điểm này, Tin Lành không khác gì Công Giáo. Trong cuộc hành hương trước đây tại Lộ Đức (Lourdes), Giáo hoàng John Paul II đã phát biểu là ngài chia sẻ sự đau đớn vật chất của các tín đồ và bảo đảm với họ là những sự đau đớn bệnh hoạn của họ là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa. (Pope John Paul II joined thousands of other ailing pilgrims at Lourdes... telling them he shares in their physical suffering and assuring them that the burden is part of God’s “wondrous plan”.)]

Sự khổ được biến đổi thành một dạng ân sủng, vì nó mang đến cho kẻ tội lỗi một cơ hội để gặp Chúa Ki-Tô. [Ở đây, chúng ta lại thấy Tin Lành và Công giáo gặp nhau ở điểm này. Thật vậy, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát những “cơ sở từ thiện” (sic) của bà Teresa, và đã viết trong cuốn “Mother Teresa: Beyond The Image” (Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Đã Được Dựng Lên) là: “Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa Ki-Tô và để truyền đạo... Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc từ thiện bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm việc thiện, chứng tỏ lòng “từ bi” (sic) của bà.” (Xin đọc bài Đâu Là Sự Thực? trên trang nhà Giao Điểm).] Sự khổ càng lớn thì những cơ hội truyền đạo càng nhiều. Có phải chăng điều này hàm ý là Giáo hội được đặt trong một vị thế khó hiểu là thường cầu nguyện cho nhân loại bị khổ nhiều hơn để cho con người có thể chấp nhận thông điệp của giáo hội? Đây là câu hỏi mà Dietrich Bonhoeffer [Một nhà thần học Ki-tô bị chết trong nhà tù của Đức Quốc Xã] đặt trước Giáo hội.

Vậy những nhà biện hộ cho đức tin Ki-tô, những người mang những “tin lành” thực sự đã làm những gì?

Họ chứng tỏ cho những người đang ở trong tình trạng an toàn, hài lòng, hạnh phúc, thực ra là chẳng sung sướng gì, tuyệt vọng, và không ý thức được rằng mình đang ở trong tình trạng nghiêm trọng mà mình không biết gì về nó, từ đó chỉ có họ (những nhà truyền bá phúc âm) mới có thể cứu được. Bất cứ ở nơi nào mà có sự khỏe mạnh, sức sống, sự an toàn, bình dị, họ dò xét để kiếm những trái cây ngọt ngào [những kẻ nhẹ dạ, cả tin, không có mấy đầu óc] để gặm nhấm hoặc kiếm chỗ đặt những cái trứng độc hại của họ trong đó. Họ đặt mục tiêu số một vào cách đưa con người vào tình trạng tuyệt vọng nội tâm, và từ đó những người này sẽ hoàn toàn lệ thuộc họ. [Bonhoeffer].

Cải đạo (theo Tin Lành) là một giải đáp cho một vấn nạn đau đớn. Người ta bắt đầu đi từ cải đạo đến một quan niệm về thế giới có tác dụng ngăn ngừa sự tái xuất hiện của kinh nghiệm bất an tiên khởi. Mục đích [của cải đạo] là đuổi đi sự sợ hãi. Nếu sự cải đạo đã đủ để chứng minh có thể đuổi đi sự sợ hãi, tâm thức con người sẽ gắn chặt vào kinh nghiệm cải đạo và vào quan niệm mới về thế giới. Đó là tại sao mọi lý luận không có tác dụng ở trình độ này. Chúng ta có thể đưa ra mọi thứ bằng chứng – lô-gic, khoa học, hay bất cứ bằng chứng nào khác – để kêu gọi người cải đạo suy tư về kinh nghiệm cải đạo của họ. Bằng chứng này bị bác bỏ ngay lập tức bởi người tân tòng. [Bởi vì người tân tòng sợ phải đối diện lại với một tâm thức bất an như trước.] 1

Nơi trang 84-85, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết rõ những người tân tòng đã cải đạo vào Tin Lành như thế nào và tâm thức của họ đã bị cộng đồng Tin Lành thay đổi như thế nào để họ có thể được chấp nhận trong “hội thánh” (sic) Tin Lành. Đọc xong đoạn sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao những tín đồ tân tòng Tin Lành như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng hay Nguyễn Huệ Nhật lại như những con vẹt, nhắc lại y chang những điều mà họ được truyền dạy trong những cộng đồng Tin Lành:

Tình trạng của một kẻ tân tòng giống như tình trạng của một đứa trẻ lần đầu tiên đi đến trường học. Họ không biết gì hết. Kiến thức sẽ được dàn xếp để truyền cho họ bởi một người [tự cho là] đã có kiến thức (về Tin Lành). Quá trình học tập là một quá trình tập sự. Sự tương giao xã hội giữa hai bên không phải là một sự tương giao bình đẳng. Ông thầy và kẻ tập sự, thầy dạy giáo lý và kẻ tân tòng học hỏi, không ở cùng một trình độ. Một người là thuộc cấp của người kia; do đó quyền lực nằm trong phương trình này. Những người dạy giáo lý là những người có quyền năng áp đặt những định nghĩa về thực tại của mình; những kẻ tân tòng học hỏi là những người không có quyền giữ những định nghĩa về thực tại của mình..

Ngay cả trước khi những kẻ tân tòng học hỏi bất cứ điều gì về thế giới, họ được dạy để tự coi mình như là không biết gì. Những kiến thức của họ được để trong dấu ngoặc và được dạy phải nghi ngờ. Họ không được phép viện ra những điều mà họ cho là họ biết để phê bình loại kiến thức mà “hội thánh” muốn chuyển đạt cho họ. Tại sao vậy? Vì kiến thức có trước của họ là tài sản từ các thời kỳ tăm tối và bị đầy đọa từ trước. Đầu óc của họ được đưa về tình trạng của những trang giấy trắng. Họ không có gì để nói; nhiệm vụ của họ là nghe. Là những kẻ tập sự và học hỏi, họ phải tuân phục định chế của giáo hội trong yên lặng. Nay họ biết rằng định chế đó có độc quyền về sự hiểu biết tuyệt đối, do đó có độc quyền để nói.

Như vậy, trong thế giới Tin Lành, quá trình học hỏi bắt đầu bằng một bài học thuộc loại đặc biệt về mối giao hệ xã hội: những người dạy giáo lý nói, những kẻ học hỏi ngồi yên; những người dạy giáo lý giảng dạy, những kẻ học hỏi nhắc lại. Nếu những kẻ học hỏi không biết là mình tin cái gì (như những người giảng dạy tự cho là mình đã biết), họ không đủ tư cách để nói. Đúng là những kẻ tân tòng được tự do tỏ lộ tình cảm của mình. Nhưng họ không thể nói điều gì về sự hiểu biết của họ. Đó là tại sao loại ngôn từ thích hợp của những kẻ tân tòng học hỏi là nhắc lại, như sách giáo lý (của Tin Lành) đã minh họa rõ ràng. Những sách giáo lý là sách đầu tiên để cho những kẻ tân tòng tập sự và học hỏi. Chúng chứa những câu hỏi và những câu trả lời viết sẵn. Khi nào thì những kẻ tân tòng học hỏi hiểu sách giáo lý của Tin Lành? Khi họ có thể đọc thuộc lòng những câu trả lời in sẵn trong đó. Sự học hòi của cộng đống Tin Lành được định nghĩa theo loại kiến thức đó, và sự kiểm tra sự học hỏi của những kẻ tân tòng là khả năng nhớ và nhắc lại những câu hỏi và câu trả lời trong sách giáo lý. Theo cách này tâm thức tập thể của cộng đồng Tin Lành được in vào đầu óc và tâm thức của thành viên. Thế còn vấn đề tự do tìm hiểu thì sao? Thế còn vấn đề để cho những kẻ tân tòng học hỏi tự mở mang trí tuệ? Không thể tìm thấy ở đâu trong đạo Tin Lành. 2

Điều này, Mục sư Rubem Alves viết không sai. Không phải là những điều trên chỉ áp dụng cho những tân tòng mà còn cho mọi tín đồ. Chúng ta hãy đọc một tin trên tờ Newsweek ngày 26 tháng 3, 2007 về nhận định của một tín đồ Tin Lành về cái gọi là tự do học hỏi trong Tin Lành:

“Rất hiếm khi mà các Mục sư khuyến khích tín đồ đặt câu hỏi, nghiên cứu, suy nghĩ sâu xa và tìm hiểu các tôn giáo khác bằng một đầu óc cởi mở. Tư tưởng chính xác tỉ mỉ thì đáng nghi ngờ. Những trí thức, đặc biệt là phụ nữ trí thức không được hoan nghênh. Trong kinh nghiệm của tôi, các mục sư chỉ muốn tín đồ tin, tuân phục và đóng nhiều tiền.”

(Dorothy LaBounty, Newsweek, March 26, 2007, p. 20: Ministers rarely challenge congregants to ask questions, do research, think deeply or explore other faiths with anything like open mind. Rigorous thought is suspect. Intellectuals, especially intellectual women, are not particularly welcome. In my experience, ministers just want congregations to believe, obey and donate – generously.)

Ngoài ra, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết, trang 34, là Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi [ở đây chúng ta cần hiểu, tội lỗi đây là tội tổ tông], và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.). Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó , con người chỉ có một cách: chấp nhận Chúa Ki-Tô là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior) tuy rằng ngày nay, trước sự tiến bộ của nhân loại, tin vào quyền năng “cứu rỗi” của Giê-su đã trở thành một điều mê tín vô nghĩa, chỉ còn sót lại trong đám tín đồ thấp kém. Thật vậy, nhân loại không sinh ra trong tội lỗi, không cần đến sự “cứu rỗi” của Giê-su, như chính giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khẳng định trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die) như sau:

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong phép rửa. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, sẽ mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không được rửa. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước-thời-Darwin và một sự vô nghĩa sau-thời-Darwin."

(We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense)

Với những hiểu biết như trên về sự cải đạo vào Tin Lành, rồi đọc một vài bài của các tân tòng Tin Lành Việt Nam, chúng ta thấy Mục sư Rubem Alves viết không sai một mảy may, và cũng thấy rõ đầu óc của họ thuộc loại không thể nào chữa nổi vì hầu như con người của họ đã bị điều kiện hóa qua những thủ đoạn truyền đạo của Tin Lành.. Để chứng minh tôi xin trích dẫn vài điều của Mục Sư Tin Lành [sic] Trần Long thuộc Liên Đoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt Nam, lấy tư cách của một “môn đồ của Chúa Jesus” để gửi một “Thông Điệp Phước Lành [sic]” cho “Nhà Cầm Quyền Việt Nam”, một thông điệp, xin lỗi quý độc giả vì tôi không kiếm được từ nào thích hợp hơn, có thể nói là ngu xuẩn và mê tín nhất thế gian, [ngu không có nghĩa là ít học hay thất học, mà là không biết rõ sự thật, không chấp nhận sự thật trước những bằng chứng hiển nhiên, và tiếp tục nhận giả làm chân, và xuẩn là hành động một cách vô ý thức vì cái ngu của mình] để kêu gọi nhà cầm quyền hãy từ bỏ nền văn hóa dân tộc để theo nền văn hóa Tin Lành, cũng là nền “văn hóa thiên đàng” (Ở trên thế giới này làm gì có cái gọi là “văn hóa Tin Lành” hay “văn hóa thiên đàng”, có chăng chỉ là nền văn hóa mù quáng, hay văn hóa mê tín, hay văn hóa hoang tưởng của Tin Lành) mà mục sư Trần Long cho là nền văn hóa của cả nhân loại, có nghĩa là biến nước Việt Nam thành nước Tin Lành [Trần Long viết: Phục hồi bản sắc văn hóa của dân tộc là để văn hóa Tin Lành tuôn chảy trong lòng dân tộc- vì đây là văn hóa của dân tộc Việt Nam cũng là văn hóa toàn thế giới. .]

Trước hết, chúng ta hãy thử đọc một đoạn trong cái thông điệp quái gở này mà Nhà Nước phải kiên nhẫn chịu đựng sự lạm dụng quyền tự do một cách ngu xuẩn để viết bậy, viết nhảm nhí nấp sau bình phong tự do tín ngưỡng. Nhà Nước nên nghe lời đề nghị của Charlie Nguyễn trước đây, không nên nhân nhượng với loại người coi thường chính quyền và dân tộc này.

Trần Long: Với tư cách là người Việt Nam và môn đồ của Chúa Jesus; với tư cách là người của Đức Chúa Trời trong đất nước được gọi là tự do tín ngưỡng, tôi có trách nhiệm trên đất nước mình đang ở, tôi phải tuân thủ luật pháp nhà nước mà Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm nhà nước nầy cầm quyền, nhưng chúng tôi cũng có trách nhiệm tuân thủ luật pháp của Chúa Jesus – là lời Đức Chúa Trời.

Quý độc giả có thấy ai viết bậy như cái ông Mục sư này không và chúng ta sẽ phải đánh giá đầu óc của ông ấy thuộc loại nào? Có phải là một đầu óc mê tín đặc nên mới có thể viết lên một câu đầy mâu thuẫn và vô nghĩa?

Thật vậy, Trần Long là môn đồ của Chúa Jesus thì không có tư cách gì ngoài tư cách của một con chiên. Mà con chiên thì không làm gì có tư cách của một con người, vì thuộc một đàn cừu, để người ta chăn dắt đi đâu thì đi đó. Hơn nữa, đối với mục sư Trần Long thì Jesus là Chúa, là Đức Chúa Trời, nhưng đối với những người ngoại đạo như chúng tôi, và cả những người trí thức trong đạo Ki-Tô, những người đã từng nghiên cứu kỹ Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, thì Jesus không có cái gì xứng đáng để gọi là Chúa hay Đức Chúa Trời. Khoan kể đến hơn 90% người dân Việt Nam cũng như hơn 4 tỷ người trên thế giới không biết hay không muốn biết Jesus là ai. Do đó muốn bàn đến quốc sự Việt Nam, ông Trần Long chỉ có thể lấy tư cách của một công dân Việt Nam chứ không thể lấy tư cách của một môn đồ của Chúa Jesus, một người Do Thái đã chết từ 2000 năm nay, và không có liên hệ gì đến dân tộc Việt Nam. Chỉ có một điều sơ đẳng này mà mục sư Trần Long cũng không hiểu, tưởng rằng mang cái nhãn hiệu “môn đồ của Chúa Jesus” ra là vinh hạnh lắm. Nếu mục sư Trần Long biết đến những nghiên cứu về Jesus của giới trí thức Âu Mỹ trong 200 năm nay thì cái nhãn hiệu “môn đồ của Chúa Jesus” chẳng có gì là vinh hạnh, mà rất có thể là một biểu hiện của sự ô nhục (a badge of shame).

Sau đây, để hiểu thêm đầu óc của người Mục sư Tin Lành Việt Nam thuộc loại nào, và sự nguy hại của Tin Lành lên đến mức nào, tôi xin trích dẫn một số điều viết trong cái gọi là “thông điệp phước lành” của mục sư Trần Long, với vài lời phê bình của tôi, để chúng ta có thể thấy đầu óc và kiến thức của họ tệ hại như thế nào.

- Người mà Đức Chúa Trời cắt cử bổ nhiệm để quản trị, là người làm theo lòng và ý muốn của Ngài. Tôi phải tuân thủ luật pháp nhà nước mà Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm nhà nước nầy cầm quyền, nhưng chúng tôi cũng có trách nhiệm tuân thủ luật pháp của Chúa Jesus – là lời Đức Chúa Trời [Ngài đã chết ở Jerusalem cách đây 2000 năm rồi, làm sao mục sư Trần Long biết được ý Ngài đã bổ nhiệm Nhà Nước Việt Nam lên cầm quyền, và có thật là Ngài đã bổ nhiệm và đã lấy tư cách gì để bổ nhiệm Nhà Nước Việt Nam hay là Nhà Nước Việt Nam đã lên cầm quyền sau khi thành công chiến đấu đuổi con cái của Ngài về Pháp rồi về Mỹ?. Người Tin Lành u mê đến độ tin rằng tất cả các chính quyền trên thế gian này đều do Đức Chúa trời của họ cắt cử bổ nhiệm. Nhưng mục sư Trần Long viết mà không hiểu là mình viết cái gì vì nếu như ông ta viết, chính quyền Việt Nam hiện nay là do Đức Chúa Trời của ông ta bổ nhiệm, thì đó chính là ý Chúa rồi, và luật Pháp của Chính Quyền Việt Nam chính là luật pháp của Chúa rồi, còn gì nữa? Nếu Chúa toàn năng toàn trí của ông Trần Long không tin tưởng là chính quyền mình bổ nhiệm sẽ làm theo ý mình thì bổ nhiệm để làm gì, để chống Chúa? Nhưng luật pháp của Chúa Jesus là cái gì? Jesus chỉ có một luật: “Đứa nào tin Ta thì Ta cho lên thiên đường (mù), còn đứa nào không tin thì Ta sẽ đầy đọa nó xuổng hỏa ngục để ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt.” ]

- Hễ ai tin Chúa Jesus theo tiêu chuẩn Kinh Thánh thì trở nên công dân Thiên Quốc, trở nên con của Đức Chúa Trời. [Tiêu chuẩn nào trong Kinh Thánh? Tiêu chuẩn trong những cuốn sách nghiên cứu Thánh Kinh liệt kê ở trên?? và Thiên Quốc là ở đâu??]

- Sự khó khăn mà các tín hữu Tin Lành …lại đến từ ngay chính bậc cầm quyền của mình [Thì nhà cầm quyền do chính Chúa Jesus bổ nhiệm để thực thi ý Chúa, vậy phàn nàn cái gì?]

- Tôi gởi đến quí cấp thông điệp nầy, nhắn nhủ Lời của Đức Chúa Trời dành cho quí cấp [Khi được Chúa Jesus bổ nhiệm thì Chúa Jesus đã nhắn nhủ lời Chúa rồi.]

- Tổ tiên chúng ta khao khát dân tộc Việt Nam tin nhận Chúa Jesus để được cứu rỗi. Vì vậy, niềm tin vào Chúa Jesus phù hợp với tổ tiên của dân tộc Việt Nam. [Nói bậy, tổ tiên nào khao khát? từ bao giờ? Tổ tiên ta có mặt trên đất nước ra là cũng mấy ngàn năm trước khi Jesus sinh ra đời, vậy có biết Jesus là ai? Cái tên Do Thái này mới được các thừa sai Công Giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, và hầu hết những người tin nhận Jesus thuộc thành phần thấp kém trong xã hội, ít học hay mù chữ, mù lòa tin bướng tin càn, cam tâm đi làm nô lệ cho mấy tên giáo sĩ ngoại quốc xanh để được ăn một cái bánh vẽ “cứu rỗi” trên trời. Những người Tin Lành ngày nay đa số cũng đều như vậy cả.]

- Người Tin Lành cám ơn Chúa Trời là Đấng ban cho gạo cơm, mưa nắng, sức khỏe, sự sống, và con cái. [Mục sư Trần Long cũng quên cám ơn Chúa Trời cũng là Đấng ban cho những siêu vi trùng, những quái thai, ung thư, bão tố, lụt lội, chiến tranh và trăm ngàn điều bất hạnh khác]

- Các ngươi – Đảng Cộng sản khá xây bỏ, xây bỏ đường lối xấu của mình. Sao các ngươi muốn chết, hỡi các đảng viên không kính sợ Đức Chúa Trời ? (Ê-xê-chi-ên 33: 11) [Chẳng phải là đảng viên mà trên thế giới hiện nay có trên 4 tỷ người không kính sợ “Đức Chúa Trời” và không cần biết “Đức Chúa Trời” là ai?? Sự hù dọa này chỉ có Trần Long sợ]

Trên đây là vài nét điển hình về những niềm tin và trình độ của một ông Mục sư Tin Lành Việt Nam, khoan nói đến đám tín đồ thấp kém ở dưới. Tôi có cảm tưởng là những câu viết ở trên của Mục sư Trần Long là của một người điên chứ không phải là của một người có đầu óc bình thường. Chúng ta thấy rõ nghệ thuật nhồi sọ tẩy não của Tin Lành thật là đáng sợ và không sai mảy may với những nhận định của Mục sư Rubem Alves ở trên. Nhưng thật ra, chúng ta không thể quy trách hoàn toàn cho những người truyền đạo, bởi vì đó là nghề nghiệp của họ, dùng bất cứ thủ đoạn nào để kéo những người đang ở trong cơn khủng khoảng tinh thần và vật chất vào mớ xiềng xích tâm linh của Tin Lành. Họ thành công vì một phần khá nhiều thuộc căn trí thấp kém và yếu kém của những kẻ tân tòng. Nếu căn trí của những kẻ tân tòng không yếu kém, nếu lòng tự tin, tự trọng của họ không mất đi, nếu đầu óc của họ có khả năng suy luận dù chỉ là tối thiểu, thì làm sao họ có thể bị thuyết phục bởi những điều thuộc loại mê tín, hoang đường đã quá lỗi thời của Tin Lành?

Chẳng trách là Mục sư Tin Lành Ernie Bringas đã nhận định trong cuốn “Theo Đúng Như Trong Sách (Kinh Thánh): Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Gây Nên Bởi Quyền Năng Thánh Kinh” [Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority], trang bìa sau: đầu óc của đa số tín đồ Ki Tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, có một khuyết tật, họ là nạn nhân của một khoảng cách kiến thức đặt họ vào trình độ hiểu biết tôn giáo thích hợp nhiều hơn với thế kỷ 17”. [Christians are victims of a knowledge gap which places them at a level of religious understanding much more appropriate to the 17th century].

Sau quá trình được nhồi sọ và tẩy não, người Tin Lành tin rằng chỉ cần đặt tất cả đức tin vào Jesus thì họ sẽ trở thành người công chính (Justification by faith alone). “Justification by faith alone” có nghĩa là chỉ cần tin vào Chúa thì sẽ đuợc Chúa tuyên bố hay làm cho một người tội lỗi là công chính trước Chúa [Justification is God’s act of declaring or making a sinner righteous before God]. Đây là một tín điều rất hấp dẫn đối với những người Tin Lành. Dù họ không phải là người công chính, dù họ là người đã làm đủ mọi tội ác, nhưng chỉ cần tin vào Jesus là tức khắc họ trở thành công chính. Tất cả là do đức tin vào ân sủng của thiên chúa chứ không liên quan gì đến những hành động tốt xấu hàng ngày. Cũng vì vậy mà người Tin Lành đưa ra chính sách diệt chủng dân da đỏ ở Mỹ Châu, giết người hàng loạt, thiêu sống thổ dân, mang bệnh đậu mùa đến để diệt thổ dân v..v.. nhưng vẫn tin rằng đối với thiên chúa thì mình vẫn là người công chính. Cho nên, sự nguy hại của Tin Lành chính là ở tín lý này, vì họ có thể làm bất cứ điều gì miễn là giữ vững đức tin vào thiên chúa. Và cũng vì vậy cho nên tôi thường dịch thoát “Justification by faith” là “Đức tin biện minh cho tất cả” cho đúng với tinh thần của tín điều này, vì cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục Chúa Ki-Tô (The formula calls not for doing but for surrendering to Christ). Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion). Vì vậy, Samuel Butler đã nhận định: “Người Ki Tô Giáo không sợ tội lỗi, chỉ sợ sự thật”

Cũng sau quá trình nhồi sọ và tẩy não, người Tin Lành tin rằng mình ở trong cộng đồng những nhà truyền giáo, mọi người đều là những nhà truyền giáo, có bổn phận phải mang “tin mừng” của Chúa đến khắp thế gian, và chúng ta phải công nhận là niềm tin này là một yếu tố để Tin Lành phát triển. Không chỉ có Mục sư mới giảng đạo mà mọi tín đồ cũng phải gánh vác nhiệm vụ truyền đạo qua những điều mà họ đã được nhồi sọ, có cậy cũng không ra. Bởi vậy, những nhà truyền giáo Tin Lành, Mục sư cũng như tín đồ, kiến thức về đạo đều giống nhau và ở trình độ rất thấp vì thuộc loại nhắm mắt mà tin không cần đến lý luận. Họ hầu như không biết gì về thực chất các tôn giáo và truyền thống văn hóa địa phương, những nơi mà họ được phép đến truyền đạo, họ chỉ biết những điều trong chương trình đào tạo của họ, để xuyên tạc, hạ thấp các đạo khác. Họ tin rằng cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo có thể giải đáp được mọi vấn đề, và coi tất cả những gì phi Ki-Tô hay những tôn giáo phi Ki-Tô đều thấp kém, là sản phẩm của Satan. Vì vậy, đi tới đâu Tin Lành không chỉ đơn giản truyền đạo mà còn đặt hết nỗ lực vào một chiến dịch bôi bác, xuyên tạc, hạ thấp các tôn giáo khác và đả phá mọi nền văn hóa truyền thống của các địa phương. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong những bài viết của những tân tòng Tin Lành như Nguyễn Huệ Nhật, Lê Anh Huy v..v…

Chúng ta đã biết, Tin Lành đặt nặng trên vấn đề tin, nhắm mắt mà tin, tin vào sự tuyệt đối của Thánh Kinh, tin vào sự cứu rỗi của Giê-su, cứ tin thì sẽ được tất cả, hay đức tin biện minh cho tất cả (justification by faith) như tôi đã giải thích ở trên.. Cho nên, đối với Tin Lành, nếu thực tế sai với Thánh Kinh thì phải loại bỏ thực tế, nếu khoa học mà phù hợp với Thánh Kinh thì đó là khoa học tốt (Good science), nếu khoa học mà không phù hợp với Thánh Kinh thì đó là khoa học xấu (Bad science). Bởi vậy, cho tới ngày nay mà những tín đồ tân tòng Tin Lành như “Tiến sĩ” Lê Anh Huy ở Mỹ, Khuất Minh, Phan Như Ngọc, Trần Long ở Việt Nam v..v.. vẫn còn cố gắng bác bỏ thuyết Tiến Hóa bằng những lý luận rất ấu trĩ trong khi từ Giáo Hoàng Công giáo John Paul II cho tới các nhà thần học trong Ki Tô Giáo đều đã phải chấp nhận thuyết Tiến Hóa trước những bằng chứng tràn ngập trong nhiều bộ môn khoa học.

Do đó những tín đồ Tin Lành thường là những người, về vấn đề tôn giáo, không bao giờ cần dùng đến lý trí, đến khả năng phán đoán của con người, hay nói cách khác là tự chấp nhận từ bỏ thân phận làm người để trở thành những tôi tớ hèn mọn của Chúa, xiêng năng hầu việc Chúa, như họ thường tự nhận, với một ảo vọng là sẽ được Chúa “cứu rỗi”, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, cho họ sống một cuộc sống đời đời bên Chúa trên một thiên đường ở trên các tầng mây mà chính Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu. Thật vậy, Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy, nếu không có thiên đường trên các tầng mây, không có hỏa ngục nơi lòng đất, thì ý nghĩa của khả năng “cứu rỗi” của Giê-su, và sự luận phạt của Giê-su đối với những người không tin ông ta, đầy đọa họ xuống hỏa ngục để bị thiêu đốt trong ngọn lửa vĩnh hằng, chẳng qua chỉ là những điều mê tín man rợ hoang đường thuộc thời bán khai ở Trung Đông. Và hiển nhiên, hi vọng một cuộc sống đời đời bên cạnh Chúa trên thiên đường thực chất chỉ là một ảo tưởng của những người không có mấy đầu óc.

Nói tóm lại Tin Lành có ba giáo lý căn bản về đức tin: 1) Tin vào tính tuyệt đối của Thánh Kinh [Sola Scriptura =Bible alone]; 2) Tin Giê-su là đấng cứu rỗi duy nhất cho mình [Sola Fide = Faith alone]; và 3) Nhiệm vụ truyền đạo của mọi tín đồ [Priesthood of all believers].

Nhưng ngày nay, cả ba đức tin trên đều không còn căn bản thuyết phục. Tôi có thể phê bình chi tiết về ba giáo lý này để chứng minh nhận định trên nhưng việc này đòi hỏi nhiều thì giờ và chiếm nhiều chỗ, không thích hợp trong bài này. Cho nên, tôi chỉ nói lên vài lời ngắn gọn. Thứ nhất, khoa học ngày nay và hằng hà sa số những nghiên cứu về Thánh Kinh đã chứng minh rằng Thánh Kinh không phải là do Thượng đế mạc khải viết ra, hơn nữa còn chứa rất nhiều sai lầm về khoa học và thần học, ngoài những đoạn không thể đọc được thuộc loại ác độc, dâm ô, loạn luân v..v… chiếm hơn nửa cuốn Thánh Kinh; Thứ nhì, những nghiên cứu về nhân vật Giê-su đã chứng tỏ Giê-su chỉ là một người thường sống với một ảo tưởng mình là con của Thượng đế của người Do Thái trong Cựu Ước; và Thứ ba, những nhà truyền giáo Tin Lành không đủ kiến thức để có thể đối thoại hay tranh luận với những người ngoại đạo về chính những giáo lý của họ, khoan nói đến những chủ đề về khoa học, xã hội học v..v...

Tuy vậy, chúng ta không thể hi vọng là Tin Lành sẽ biến mất khỏi thế gian. Vì Tin Lành có rất nhiều tiền bạc và phương tiện để truyền đạo. Nhưng vấn đề chính là trên thế gian này không thiếu gì những người đầu óc yếu kém, và trước những nghệ thuật rất tinh vi để buôn Thần bán Thánh trên TV [TV God Business], các nhà truyền giáo đã thu vào hàng trăm triệu đô-la mỗi năm, cộng với niềm tin vào một thiên chức truyền đạo, nên Tin Lành, tuy suy thoái ở phương trời Âu Mỹ, vẫn có thể thành công ở các nơi mà dân trí còn thấp và đời sống kinh tế khó khăn. Cách đây hơn 1 thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã giải thích điều này. [Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà hùng biện nổi danh của Mỹ (A celebrated orator of 19th century America). Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Peoria, Illinois. Edgar Lee Master, một thi sĩ, đã đưa ra nhận xét: "Đối với những người yêu chuộng tự do ở khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ ở Hoa Kỳ không biết đến Robert G. Ingersoll, hãy nhớ rằng ông ta đã giúp để cho quý vị được tự do." (To the lovers of liberty everywhere, but chiefly to the youth of America who did not know Robert G. Ingersoll, remember that he helped to make you free.)] Ingersoll đã nói thẳng trước một cử tọa đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn thuyết (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):

"Tại sao Tin Lành Giáo sẽ còn tồn tại? Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì ngu đần.” (Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.)

Quần chúng mê tín thì đã đành nhưng các Mục sư thì không hẳn là ngu đần. Họ chỉ ngu về đạo [ý của Ingersoll] nhưng rất giỏi về những mánh lới làm tiền. Kỹ nghệ thương vụ buôn thần bán thánh trên TV (TV God Business) ở cao điểm thu vào khoảng 2 tỷ đô-la mỗi năm. Những khuôn mặt truyền đạo trên TV [Televangelists] nổi tiếng nhất là Jim Bakker, Jimmy Swaggart, Pat Roberson, Oral Roberts, Jerry Falwell. Tất cả có cùng một sách lược: mang thiên đường ra dụ và đem hỏa ngục ra dọa. Nạn nhân của họ là khoảng 20% tín đồ Ki Tô, khoảng 45 triệu, tự nhận là những nhà truyền giáo Ki tô [evangelical Christians], coi như là một thiên chức, và được khuyến khích đóng tiền hậu hĩ cho các tổ chức truyền giáo trên TV. Trên màn ảnh bao giờ cũng có số phone gọi miễn phí để đóng tiền bằng những thẻ mua chịu. Tiền của tín đồ họ dùng như thế nào? Điển hình là Jim Bakker và vợ mua xe Mercedes, Rolls-Royce, áo lông cừu, đi máy bay riêng, làm chưồng chó có không khí điều hòa (air-conditioned) và tiêu $3000 cho đám cưới của con chó với con chó hàng xóm [Xin đọc: The Great Unfrocked của Matthew Parris, trang 338-39]; Jimmy Swaggart khiêm tốn hơn, tiêu $80000 cho những tấm thảm Đông Phương, $50000 cho một cái piano. Lẽ dĩ nhiên, những tín đồ đóng tiền cho Bakker, tưởng là đóng tiền để phục vụ Chúa, không hề biết những chuyện này cho đến khi báo chí phanh phui và những thần tượng bán vé lên thiên đường cho họ bị đưa ra tòa.

Qua phần phân tích về đức tin và cấu trúc quyền lực của Tin Lành ở trên, chúng ta thấy rõ Tin Lành là một hiểm họa, một họa rất nguy hiểm cho nhân loại nói chung, cho Việt Nam nói riêng, nếu Việt Nam để cho Tin Lành tự do truyền đạo. Tại sao? Vì các tín đồ Tin Lành đều là nô lệ của cuốn Kinh Thánh, nô lệ của những điều hoang đường trong Kinh Thánh, nô lệ của những điều không còn thích hợp trong thế giới tiến bộ ngày nay. Kinh Thánh, một cuốn sách chủ trương độc thần không khoan nhượng, và hơn 50% chứa những chuyện giết người hàng loạt tàn bạo, loạn luân, vô đạo đức v..v.., nhưng tất cả những chuyện trên Tin Lành đều bỏ qua, và chỉ tập trung vào sự nhồi sọ các tín đồ về một sự “cứu rỗi” hoang đường xuất sinh từ ảo tưởng của một người Do Thái, Giê-su, đã chết và táng xác cách đây gần 2000 năm. Hiểm họa Tin Lành chính là ở chỗ có một đức tin mù quáng này. Do đó, một học giả, Neale Donald Walsch, đã nhận định trong cuốn The New Revelations, trang 51: “Những nhà bảo thủ Tin Lành tin rằng con đường tiến tới là con đường đi giật lùi, giật lùi về đúng những lời nguyên thủy của cuốn Kinh Thánh – một cuốn sách phải đọc nguyên văn, và áp dụng từng câu từng chữ.” (Fundamentalists believe that the way forward is the way backward, to the original and exact words of the Holy Scripture – to be read verbatim, and applied literally). Vì quốc gia, vì dân tộc, Việt Nam không nên để cho cái tế bào ung thư Tin Lành lan tràn trong xã hội Việt Nam, có cơ hội đầu độc đầu óc người Việt.

Để đối phó với sự truyền đạo của Tin Lành, phương thức hữu hiệu nhất là mở mang dân trí và nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Hi vọng Việt Nam đang đẩy mạnh chiều hướng này. Cùng lúc mọi người dân hiểu biết phải có can đảm, cương quyết phanh phui ra những thủ đoạn giảng đạo láo lếu và làm tiền của Tin Lành. Vấn nạn là những người bị dụ vào đạo không đủ kiến thức để đặt ra những câu hỏi về Thánh Kinh, về Chúa v..v… cho nên vẫn bị những luận điệu lừa bịp đượm màu sắc mê tín của Tin Lành quyến rũ. Điều rõ ràng nhất trong những xã hội Âu Mỹ, nơi đây dân trí tương đối cao và đời sống vật chất tương đối thoải mái, nên hiện tượng Ki Tô Giáo suy thoái khắp nơi, không phương cứu vãn, đã là một hiện tượng không ai có thể phủ nhận. Và đây chính là chủ đề tôi muốn trình bày trong phần tới.

 

Kỳ Tới: THỰC TRẠNG SUY THOÁI CỦA CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

Toàn bộ: 1 2 3

_________________________________________________________

1 Our analysis has led us to the conclusion that the experience of conversion is a response to a crisis situation. It resolves an emotional impasse.

That is why the Church grows more rapidly in areas where social processes are causing suffering, particularly from anomie and the collapse of meaning-structures...Such areas should be given top priority by the churches, that efforts to build up church life should be concentrated in them...

I am not saying anything that is news to Protestants. There is no conversion without crisis, no conversion without suffering. Conversion is a process whereby one assimilates suffering to a new meaning-structure and thus makes it meaningful...

Isn’t it curious that Christ cannot be prached to people who feel secure and happy, to people who feel that life is worth living, to people who are not going through a crisis? Isn’t it odd that Christ can only be proclaimed and made meaningful in morbid situations where people are infected with existential anxiety, guilt feelings, and terror of death? What really is the task of the evangelists? His or her task is to give theological names to a crisis that could well be psychosocial in origin. The evangelist seeks to activate a crisis which might not have been sensed befored, so that then, and only then, he or she can proclaim that “Christ is the answer.”

We are forced to conclude that the world makes room for Christ only when it feels ill, when it has come down with some sickness. Is there some theological reason why dread of death and guilt are the privileged sacraments of salvation? To put it another way, the experience of conversion presupposes that the meeting-point between God and the world is suffering and anguish – the world’s state of pain and sickness. When there is health and happiness, language about God loses its meaningfulness. Isn’t there a sadomasochistic vision of reality buried underneath such presupposition?

Suffering is transformed into a blessing, because it provides an opportunity for the sinner to encounter Christ. The greater the suffering, the greater the opportunities for evangelists! Doesn’t that suggest that the Church is being put in the curious position of praying for more human suffering so that human hearts will be more receptive to its message? That was a question which Dietich Bonhoeffer posed to the Church.

What do the apologists for the Christian faith, the bearers of the “good news” really do?

They demonstrate to secure, content, happy mankind that it is really unhappy and desperate, and merely willing to realize that it is in severe traits it knows nothing at all about, from which only they can rescue it. Wherever there is health, strength, security, simplicity, they spy luscious fruit to gnaw at or to lay their pernicious eggs in. They make it their object first of all to drive men to inward despair, and then it is all theirs (Bonhoeffer).

Conversion is a solution to a painful problem. One starts from conversion to structure a world whose function is to prevent the reappearance of anxiety. The aim is the exorcism of the terror. Now if the conversion has proved adequate in exorcising this terror, consciousness will be firmly glued to that conversion-experience and its attendant cognitive worldview. That is why arguments won’t work at this level. You may offer all sorts of evidence – logical, scientific, or whatever – to call to convert’s basic experience into question. It will immediately and flatly rejected by the convert.

2 The situation of the new converts is akin to that of children going to school for the first time. They know nothing. Knowledge will be mediated to them by a person who has knowledge. The learning process is a process of apprenticeship. The social interaction between two parties involved is not an interaction between equals. Master and apprentice, teacher and learner, are not the same level. One is subordinate to the other; hence power is involved in the equation. The teachers are those who have the power to impose their definition of reality; the learners are those who do not have the power to maintain their definition of reality..

Even before new converts learn anything about the world, they are taught to view themselves as people who know nothing. Their own knowledge is placed between parentheses and called into doubt. It is not permissible for them to appeal to what they think they know in order to criticize the knowledge that the church community wishes to transmit to them. Why? Because their knowledge is a heritage from their earlier period of darkness and damnation. Their minds are reduced to blank pages. They have nothing to say; their job is to listen. As apprentices and learners, they must submit silently to the church institution. They now know that the institution has the monopoly on absolute knowledge, hence a monopoly on the right to talk.

In the Protestant world, then, the learning process begins with a lesson in a particular kind of social relationship: the teachers speaks, the learners keep quiet; the teachers teach, the learners repeat. If the learners do not know what they believe, they are not qualified to speak. It is true that the converts are free to sing their emotions. But the discourse of knowledge is still impossible. This is why the proper mode of speech for the learners is repetition, as catechisms clearly illustrate. Catechisms are primers for apprentice-learners. They contain questions and ready-made answers. When do learners know their catechism? When they can recite by heart the printed answers in it. The learning of the church community is defined in terms of that knowledge, and the test of learning is the ability to memorize and repeat the catechism questions and answers. In this way the collective conscience of the community is imprinted as truth on the mind and conscience of the individual member. What about free inquiry? What about let the converts break their own ground? That is nowhere to be found.


Trang Trần Chung Ngọc