VÀI NÉT VỀ “CỤ HỒ”

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls05a.php

17 tháng 5, 2007

Toàn phần: 1 2

__________________

PHỤ LỤC của SH:

I. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC

https://ranlambao.blogspot.com/2015/09/chu-tich-ho-chi-minh-va-nhung-cau.html

Hạ bệ hình ảnh Bác Hồ trong lòng dân là một trong những hoạt động "diễn biến hòa bình" then chốt của những kẻ chống đối và những thế lực đứng sau chúng.

Bọn này mà ở Kim Liên quê mình thì ăn tát mỏi tay. Dân quê mình không cần lý lẽ, đơn giản nếu có ai đó nói xấu Bác Hồ thì nó là thằng đáng ăn tát. Vậy thôi.

Mình từ trước giờ cũng ít khi phản biện những thứ dơ bẩn đó, vì không muốn biến "chủ đề không có tranh cãi" thành "chủ đề đang gây tranh cãi". nhưng mà ngó qua ngó lại trên internet này nó nhan nhản, nên không nói không được.

Này nhân kỷ niệm Quốc Khánh, cũng là ngày mất của Người nên mình chấp bút đôi gạch đầu dòng.

1. "Nhật ký trong tù" không phải của Nguyễn Ái Quốc ?

Gặp thằng nào nói cái này, đừng bao giờ nhảy vào nói chuyện câu chữ với nó làm gì.

Chỉ cần biết rằng, tranh chấp tác quyền chỉ xảy ra khi có nhiều hơn 1 người tuyên bố mình là tác giả. Có ai nhận mình là tác giả của "Nhật ký trong tù" không?

Không phải hem? Vậy tác giả của Nhật ký trong tù là Nguyễn Ái Quốc. Không nói nhiều.

2. Nguyễn Ái Quốc thật đã chết ở TQ, người về Việt Nam làm chủ tịch là một người Tàu?

Trong bức ảnh Bác về thăm quê Kim Liên - Nam Đàn các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy Bác khoác vai một người phụ nữ mặc áo xám trắng và đi cùng dân làng.

Năm 1957, Bác Hồ trở về thăm quê hương.

Người phụ nữ ấy là hàng cố của mình, nhà ngay sát nhà cụ Hoàng Thị Loan mẹ Bác.

Nói thế để các bạn tự hỏi xem có ông TQ nào lại nói giọng Nghệ, thuộc từng hàng cây, ngọn cỏ và con người xứ Nghệ hay không?

Sự thật, khi ở TQ, đã có lần Nguyễn Ái Quốc được báo tử (theo kế của vị luật sư bạn Bác) để tránh sự ráo bắt của giặc.

3. Bác Hồ cũng có vợ?

Cái này đúng, Bác từng làm kết hôn giả với một phụ nữ ở TQ để giả thân phận hoạt động cách mạng.

Ngoài ra Bác không có người vợ đúng nghĩa nào cả.

4. Hồ Chí Minh không phải là "Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới"?

Để tôn vinh những cá nhân kiệt xuất, Unesco sẽ thông qua nghị quyết và có một buổi lễ để tôn vinh những cá nhân này vào các dịp kỷ niệm lớn như 100 năm, 200 năm ngày sinh ...

Trường hợp của Ct HCM, tương tự với việc đã duyệt danh sách học sinh giỏi nhưng buổi lễ tổng kết lại không được diễn ra (Do tình hình chính trị thế giới lúc đó (1990) khiến Unesco bị áp lực trong việc tôn vinh 1 người cộng sản)

Tuy nhiên đã có nghị quyết thông qua, nghĩa là đã công nhận. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh mà Unesco dám công nhận một người Cộng Sản chứng tỏ Bác Hồ trong mắt họ cực kỳ kiệt xuất.

Nguyên văn trong nghị quyết, Unesco gọi Bác là "Great man of Culture". Unesco là tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, nên chúng ta dịch thành "Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới" là không hề sai.

5. Hồ Chí Minh bán nước?

Cái này đã xưa cũ, lịch sử cũng đã trả lời. Đó là luận điệu của các đảng phái chống đối sau CMT8 khi mà trong tình cảnh bị bọn Tưởng Giới Thạch chèn ép, Bác đã đi Pháp và có những thỏa ước để đẩy lùi quân Tưởng.

Sau sự việc này Bác có nói một câu, mình chỉ nhớ mang máng đại ý là "Bác chỉ muốn có một căn nhà nho nhỏ, sớm chiều trông cây nuôi cá, nhưng vì việc nước phải đảm đương".

Có thể nói áp lực dư luận lúc ấy đè lên vai Bác là rất lớn. Mình đọc đến đó cũng ứa nước mắt vì thương Người.

6. Hồ Chí Minh là độc tài tàn ác?

Một số trang mạng xếp Bác nước ngoài, xếp Bác Hồ vào danh sách những kẻ độc tài tàn ác, bên canh những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông ...

Có thể nói đó là những trang mạng chống Cộng thấy rõ. Một số trẻ trâu copy về ra rả như đúng rồi.

Kỳ thực con số người chết trong thống kê suốt thời gian Bác làm lãnh đạo để nói bác là độc tại là chúng nó thống kê nhưng người chết khi Pháp và Mỹ xâm lược.

[SH: Mời xem giải thích các chi tiết về chuyện này trong bài viết: "Nhận Dạng Sắc Dân Cụ Hồ Chí Minh Là Chuyện Nhảm Nhí" (Lý Thái Xuân) chép lại ở phân III dưới đây]

7. Nguyễn Ái Quốc lên tàu kiếm sống chứ không phải "ra đi tìm đường cứu nước"?

Bác lên tàu từ cảng Nhà Rồng năm 1911, năm 1912 Bác đến đất Mỹ, trước tượng nữa thần tự do Bác viết: “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.

Lúc đó Bác vẫn chỉ là anh thợ làm bánh ở khách sạn. Một người đi kiếm sống viết những lời đó để làm gì? Những năm tháng bôn ba của Bác, Bác đã từ chối nhiều cơ hội "làm giàu", và chỉ có một hướng duy nhất đó là tìm thấy được phương cách để cứu lấy dân tộc.

8. Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là người Cộng Sản?

Luận điệu này không hẳn để bôi nhọ Bác, mà đơn giản là để tách ảnh hưởng của Bác ra khỏi hai chữ Cộng Sản nhằm giảm bớt lòng tin vào chính quyền hiện thời.

Bác Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc. Vì thế người ra đi tìm đường cứu nước và gặp được chủ nghĩa cộng sản, người áp dụng chủ nghĩa đó để giải phóng dân tộc.

Hâu như mọi người cộng sản ở Việt Nam, trước khi là cộng sản, họ đều là người theo chủ nghĩa dân tộc, sau khi đã là người cộng sản họ vẫn là người của chủ nghĩa dân tộc.

Chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng là công cụ để họ mang lại lợi ích cho dân tộc. Ngược lại con đường mà họ chọn cho dân tộcc hính là cộng sản.

Hai thứ đó, không bao giờ tách biệt trong con người Bác cũng như Bác Tôn, Bác Duẩn ...

KẾT LẠI:

Bác Hồ một đời vì dân vì nước, và dân cũng chưa thờ sai ai bao giờ. Vì vậy cố bôi nhọ xuyên tạc bằng những luận điệu dơ bẩn chỉ làm các bạn xa rời dòng chảy lịch sử và tương lai của đất nước hơn mà thôi.

Đừng đem những thứ tầm thường của mình mà đo lòng bậc thánh nhân. Bởi đá cuội làm sao biết mặt trời sáng vì đâu.

P/S: Mình xin lỗi tác giả vì không nhớ được tên. Có lẽ là FBer nào đó gốc Nghệ An.

Nguồn: FB Việt Nam thời báo

 

II. BÁC BỎ BỘ PHIM XUYÊN TẠC ... "SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH"

https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bac-bo-bo-phim-xuyen-tac-ve-chu-tich-ho-chi-minh-n20101124110419700.htm

Vừa qua, một nhóm người lưu vong ở hải ngoại đã thực hiện bộ phim tài liệu "Sự thật về Hồ Chí Minh," xuyên tạc lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá và những luận điệu vu cáo của những kẻ thực hiện bộ phim, đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Đào Trọng Khánh đã có bài viết bình luận, bác bỏ những luận điệu sai trái trong bộ phim tài liệu trên.

Sau đây là toàn văn bài viết trên:

Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam.
(Ảnh tư liệu, nguồn Internet)

"Con người hãy cảnh giác!" Câu nói đó lại vang lên trước luận điệu vu cáo, xuyên tạc lịch sử của những kẻ thực hiện bộ phim tài liệu "Sự thật về Hồ Chí Minh." Một bộ phim không có giá trị về mặt tư liệu bởi những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá, được sử dụng tùy tiện để minh họa cho lời dẫn.

Những hình ảnh tàn sát trong phim là những bức ảnh và phim về tội ác của thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong những trận càn quét, được đem gán cho những người kháng chiến yêu nước, những chiến sỹ Cộng sản. Các tác giả phim đã "khôn khéo" lờ đi xuất xứ và nguồn gốc thực sự của những hình ảnh đó. Một dàn nhân vật "chống cộng" điên cuồng được dựng lên làm cái loa phát thanh trong những đoạn phỏng vấn trơ trụi, không có hình ảnh minh họa, không có tính điện ảnh, thường gọi là Radiofilm - loại phim chỉ có lời, giống như radio.

Với âm nhạc và cách mở đầu theo kiểu phường tuồng, bộ phim dựng một màn chữ dẫn lời của Stéphane Coustois: "Người ta bảo lịch sử là khoa học về sự bất hạnh của nhân loại, thế kỷ bạo lực đẫm máu mà chúng ta sống đã xác nhận câu nói đó một cách rộng rãi." Sự thật lịch sử không phải chỉ là như vậy. Những nỗ lực và sáng tạo, những phấn đấu không ngừng cho sự tiến bộ, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại, là những điều cơ bản từ những bước đi thần kỳ của lịch sử trên tình thần nhân văn cao cả, trong đó có sự hy sinh không tiếc thân của những nhà cách mạng trên toàn thế giới. Cách đặt vấn đề mập mờ, phiến diện mang màu sắc bi thảm, đen tối dẫn đến cách diễn giải nội dung bộ phim cũng không ngoài những nhận thức sai lệch một chiều.

Thật vớ vẩn khi một dàn "các nhà quan tâm," phát biểu một cách trầm trọng về ngày sinh và mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sự thật đã được Việt Nam chính thức công bố. Vũ Ngự Chiêu, Trần Gia Phụng nhấn mạnh vào bức thư của Nguyễn Tất Thành, xin học ở trường Pháp năm 1912. Đừng quên đó là thời kỳ "tìm mọi con đường để có thể giúp dân, giúp nước" của Nguyễn Tất Thành. Đó là "từng bước, con người đến với chân lý," cũng như sau này, tìm ra con đường giải phóng dân tộc.

Sống giữa xã hội tư bản, không hiểu được hoạt động của những nhà cách mạng, nên Sophic Quinn Judge đoán mò về quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những người phụ nữ như với nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Thị Minh Khai. "Hình như có chuyện gì đó giữa hai người", bà Quinn nói. Đó không phải là cách làm việc của những nhà nghiên cứu. Thao tác của những nhà nghiên cứu không có "hình như." Chi tiết trong trường đoạn này là đơm đặt và đưa chuyện. Khó có thể tin cậy vào những tiến sỹ như kiểu Vũ Ngự Chiêu "Nhiều năm miệt mài trong những văn khố ngoại quốc" chỉ vì những chuyện ngồi lê đôi mách, chuyện riêng tư của những người khác, không liên quan đến lịch sử.

Sự vu cáo có thể trầm trọng hơn nếu họ phải đối chứng với cơ quan luật pháp ở bất cứ nước nào, đó là trường hợp của Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cầm, Bùi Tín trong chuyện bà Nông Thị Xuân. Người ta không làm bởi không muốn làm buồn lòng những người đã khuất, kể cả cụ Vũ Đình Huỳnh là thân sinh ra nhà văn Vũ Thư Hiên.

Khi biên soạn những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi có dịp được xem bản gốc tập thơ "Nhật ký trong tù," cũng không để ý đến dòng chữ Bác ghi thêm ở ngoài bìa: 1923-1933. Sau nhiều năm có người quan tâm đến chuyện này, ông Nguyễn Huy Hoan - Phó Giám đốc bảo tàng hồi ấy nói rằng: " Người ta không hiểu nên cứ hay suy diễn. Ông cụ ghi thế là nhắc đến cái đại hạn 10 năm theo cách tính của cụ, không phải là thời gian ra đời của tập thơ."

Chuyện nhà thơ Paven Antôncônxki - người đã dịch tập thơ "Nhật ký trong tù" ra tiếng Nga - gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi cũng được biết, kể cả lần gặp Rút Bécsatxki từ Liên Xô sang thăm Việt Nam cũng vậy, với sự cởi mở và lòng khiêm tốn, Người tự tay pha càphê mời khách và nói rằng: "Khi có thì giờ rảnh rỗi, chúng tôi làm thơ. Ở Việt Nam ai cũng làm thơ cả." Người không nhận danh hiệu nhà thơ cao quý, nhưng cả thế giới đã bị thuyết phục bởi vần thơ chân thật của Người. Chiến dịch chống phá, vu cáo của nhóm người lưu vong ở hải ngoại thực là một hành động bỉ ổi.

Nghiên cứu về Di sản Hồ Chí Minh, học tập tư tưởng và đạo đức của Người không chỉ là một công trình nghiên cứu khoa học to lớn, lâu dài mà còn là sự chuyển biến tâm thức của toàn dân tộc hướng về chân-thiện-mỹ. Sự hằn học, vu cáo và xuyên tạc lịch sử là biểu hiện của sự thoái hóa về nhân cách, ngược dòng với chiều tiến hóa và sự thăng tiến tinh thần của nhân loại, tự trói buộc và đánh mất Cội nguồn. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đúng là như vậy. Huyền thoại bao giờ cũng đẹp. Chứa đựng sự bí ẩn của tinh thần lãng mạn, phần siêu việt của nhận thức con người với thế giới. William J.Duiker - nhà báo Mỹ viết trong cuốn sách của ông về Hồ Chí Minh: "Tất cả những con người vĩ đại đều tiềm ẩn một vẻ huyền bí." Ông dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời BécnaPhôn (Bernard Fall)- học giả nghiên cứu về Việt Nam - trong một cuộc phỏng vấn nói: "Người già thích có một vẻ bí ẩn nho nhỏ về mình. Tôi muốn giữ lại một chút những vẻ bí ẩn của riêng mình. Tôi tin rằng anh sẽ hiểu được điều đó."

Huyền thoại Hồ Chí Minh mãi mãi là điều nhân loại trân trọng, tự hào, nhận biết và tìm lời giải đáp.

Theo Vietnam+

 

III. Nhận Dạng Sắc Dân Cụ Hồ Chí Minh Là Chuyện Nhảm Nhí

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiLS1.php 23-May-2016

Mấy năm nay, các diễn đàn điện tử chuyền nhau phổ biến mấy bài viết nhận dạng xác ông Hồ Chí Minh để chứng minh ông "là người Tàu"(!). Lần này, bài viết "Bi mật bên trong xác ướp HCM" được tác giả Huỳnh Tâm "phóng tác" từ đề tài "xác ướp" (xem phần Phụ Đính bên dưới).

Việc này không có ý nghĩa gì cả. Chưa kể, việc làm cũng thiếu nghiêm túc, nếu không muốn nói là gian xảo. Những tấm ảnh lấy từ trên mạng một cách vô tội vạ, có nguồn gốc từ đề tài khác, nhân vật khác, địa dư khác,... không liên quan gì đến chủ thể. Nói gọn lại, "râu ông nọ cắm cằm bà kia," là chuyện trẻ con, không hề đứng đắn. Còn lại, những đoạn văn khác bới bèo ra bọ về những chuyện ngoại sử, vặt vãnh, cũng không ai chú ý là vì chúng không thể đem đổi được công nghiệp với đất nước của ông Hồ.

Ngay cả khi tác giả nhắc đến chuyện báo Polska Times (ngày 05 tháng 3, 2013 11:35:53), xếp hạng ông Hồ nằm trong 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, (Trzynastu najbardziej krwawych dyktatorów w historii XX wieku [GALERIA]) (Ngày 23 tháng 3, báo này đã bỏ tên cụ Hồ ra, xem ở các đoạn kế) cũng vô giá trị vì những lý do sau.

1). Câu nói trong tờ Polska Times về cụ Hồ rằng "qua 24 năm cầm quyền của mình (SH - cụ Hồ) đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu" cho thấy đó chỉ là một sự "đổ tội" một cách nghịch lý và mang tính cách phe phái chính trị, theo phe chống lại quyền lợi của dân Việt Nam, thiếu vô tư, chứ không phải là một việc nghiên cứu khách quan.

Tờ báo đổ hết trách nhiệm về sự tổn thất nhân mạng liên hệ trong cuộc chiến dài 24 năm cho cụ Hồ là kẻ chống ngoại xâm, mà không nói gì đến Pháp, Mỹ, là những kẻ xâm lăng trên lãnh thổ Việt Nam. Chưa kể, tờ báo đã bỏ lơ sự tàn ác của gia đình họ Ngô, vì muốn nhân danh quyền lực, muốn cải đạo toàn dân cho Vatican, dùng chiêu bài "chống Cộng và tố Cộng" đã giết hại oan ức và tra tấn tàn ác biết bao nhiêu người trong 9 năm máu lửa.

2). Hơn nữa, sự xếp hạng của báo này chỉ xét "các nhà độc tài thuộc 3 thể chế chính trị: Phát xít, Cộng sản và Quân phiệt" mà không kể đến những tên độc tài thuộc phe gọi là "Tự Do". Trong khi, sách "Tyrants, History’s 100 Most Evil Despots and Dictators" của Nigel Cawthorne, Barnes & Noble, NY, 2004, (Những Bạo Chúa, 100 Tên Chuyên Quyền và Độc Tài Ác Nhất Trong Lịch Sử) có cả tên Ngô Đình Diệm mà lại không có tên Hồ Chí Minh trong danh sách này. (xem Ba Điều Căn Bản Nhà Ngô Để Lại Cho... Lịch Sử)

"Nhận xét của bạn đọc" dưới bài báo của Polska Times có nhiều ý kiến lên án sự xếp hạng này đã bỏ qua tất cả những tội ác bên phe "tự do," như Mỹ chẳng hạn. Người có tên Leon X viết rằng: "Co za plugawy ranking. Gdzie jest Johnson, Nixon i Bush ? Czy wy myślicie, że macie do czynienia z głupkami ?) tạm dịch là

"Thật là một cách xếp hạng bẩn thỉu! Sao không kể Johnson, Nixon, và Tổng thống Bush? Bạn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với những người ngu đần chắc?"(Có vị nào giỏi tiếng Ba-lan xin góp ý điều chỉnh giùm nếu cần).

Người có tên SŁAWA cho rằng "Do grona krwawych dyktatorów XX wieku, nie wiedzieć czemu nie dopisano dyktatora, który po dziś dzień morduje bezkarnie. Ten dyktator to reżim USA i pod taką nazwą należy go wpisać jak czternastego, który od Korei poprzez Wietnam, Irak, Afganistan i inne konflikty wymordował nie mniej niż 4 mln ludzi różnych narodowości. Dlaczego pomija się te statystyki amerykańskich zbrodni dlaczego świat milcz. Czy Wietnam, Irak czy Afganistan zagrażali światu. Dlaczego światowe organizacje, media pomijają zbrodnie amerykańskie. Przecież oni też podobnie jak Hitler palili żywcem ludzi wystarczy chociażby wspomnieć zbrodnie w Me Lai. Właśnie tam palono ludzi żywcem przy użyciu napalmu, gwałcono i mordowano kobiety, zbijano niewinne i bezbronne dzieci i co o tym wszyscy zapominają. Autor tego zestawienia dyktatorów powinien je pilnie uzupełnić o USA - jako ciągle funkcjonujący reżim dyktatorski." Tạm lược ý là:

Trong số các nhà độc tài đẫm máu nhất trong thế kỷ hai mươi, không biết tại sao không thêm các nhà độc tài mà ngày nay vẫn còn sát hại người ta. Đây là chế độ của các nhà độc tài theo Mỹ lẽ ra thêm vào thứ mười bốn, Hàn Quốc, Iraq, Afghanistan và các cuộc xung đột đã giết không dưới 4 triệu người thuộc các quốc tịch khác nhau. Tại sao bỏ qua những thống kê tội phạm Mỹ, tại sao thế giới im lặng. Việt Nam, Iraq hay Afghanistan có đe dọa thế giới hay không? Tại sao các tổ chức toàn cầu, các phương tiện truyền thông bỏ qua tội ác của Mỹ? Sau cùng, họ cũng giống như Hitler, đốt người còn sống, thậm chí như tội ác ở Mỹ Lai. Đó là nơi đốt người còn sống với bom napalm, hãm hiếp và giết phụ nữ, giết trẻ em vô tội và không thể tự vệ. Tác giả của báo cáo này phải khẩn trương bổ sung những kẻ độc tài do Hoa Kỳ tạo dựng - vẫn còn hoạt động. (Có vị nào giỏi tiếng Ba-lan xin góp ý điều chỉnh giùm nếu cần).

Polska Times

Vì những điểm vô lý đó nên bài báo này không hề được ai chú ý, đã không làm cho thế giới phải nhìn lại hay thắc mắc gì với một nhân vật (cụ Hồ) đã được họ xem là vị cha già của dân tộc Việt Nam.

Cũng có thể vì thế mà, 18 ngày sau (2013-03-23 07:16:06), bài báo được điều chỉnh lại, chỉ nêu ra 12 người trong danh sách mà thôi, [Dwunastu najbardziej krwawych dyktatorów w historii XX wieku [GALERIA] Mười hai nhà độc tài đẫm máu nhất trong lịch sử trong thế kỷ XX] và không có tên cụ Hồ trong đó.

...

Trở lại vấn đề, ông Hồ là người gì cũng không quan trọng, cho dù ai đó có thể chứng minh ông ấy ở bên Tàu, bên Tây, hay bên Nhật đi nữa. Chuyện không quan trọng vì thực tế là ông ấy đã tranh đấu giành lại quyền độc lập cho nước Việt, thoát khỏi cái ô nhục trăm năm nằm dưới quyền của thực dân Pháp, rồi lại của Mỹ. Vậy ông là anh hùng của nước ta. Ông không phải chỉ là một anh hùng bình thường như những anh hùng liệt sĩ bỏ mình vì nước, mà còn là một vĩ nhân đáng kính đối với thế giới, kể cả các thế giới tự do. Các thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới đều tôn kính ông Hồ Chí Minh.

Có một số người muốn phá đổ địa vị cao quí này của ông Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc. Họ cố tình tạo ra những huyền thoại qua việc giao hảo cần thiết với Trung Quốc trong thời kỳ chống Mỹ. 

Cũng có thể đây là những trò chính trị vặt của Trung Quốc để lung lạc sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lúc cần thiết nhất để chống lại sự bành trướng của "Đại Hán". Lịch sử cận đại đã cho thấy chính Trung Quốc ngăn cản không muốn miền Bắc chiến thắng Mỹ ở miền Nam và đã đém quân sang đánh phá Việt Nam, năm 1979 và năm 1984 (xin đọc Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Trung Quốc hằn học vì Việt Nam thắng Mỹ!). Những người Việt hồ đồ đã nhẹ dạ, đã phát triển ý đồ này của Trung Quốc, bỏ công viết những bài phân tích này nọ để chứng minh ông Hồ là người Tàu. Thực tế, không ai buồn xem xét lại những chi tiết trong đó có đáng tin cậy hay không.

Vấn đề là, dù ông Hồ là người nước nào đi nữa cũng không ai bôi xóa được những bằng chứng hiển nhiên về công lao, sự nghiệp vĩ đại của ông: đem lại chủ quyền độc lập cho nước nhà trong gần cả cuộc đời kiên trì tranh đấu cùng với nhân dân Việt Nam.

1. Trong lịch sử nước ta cũng đã từng có trường hợp anh hùng nước Việt gốc là người Tàu. Thí dụ Mặc Cửu là một thương gia người Hoa, nhưng có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ 18.

Mạc Cửu

Tượng Mạc Cửu ở Hà Tiên

 Năm 1708, Mạc Cửu cùng thuộc hạ xin thần phục Chúa Nguyễn. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu.

Gần đây, ngày 7 tháng 9 năm 2008, tại thị xã Hà Tiên đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu  và kỷ niệm 300 năm ngày thành lập trấn Hà Tiên (1708-2008)

2. Ở Hoa Kỳ cũng có trường hợp Marquis de Lafayette là một nhà quý tộc và là sĩ quan của quân đội Pháp.

Marquis de Lafayette

Tượng Marquis de Lafayette ở Điện Công Lý, Metz, miền Đông Bắc nước Pháp

Tượng Lafayette ở Washington DC, Hoa Kỳ

LaFayette đã sang Bắc Mỹ chiến đấu chống lại quân Anh cho Hoa Kỳ trong Cuộc chiến Cách Mạng Mỹ. Là bạn thân của George Washington, Alexander Hamilton và Thomas Jefferson, ông Lafayette cũng là một nhân vật chủ chốt trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 và Cách Mạng Tháng Bảy 1830. Ông là anh hùng của cả hai quốc gia, Pháp và Mỹ. Người ta dựng tượng tướng Marquis de Lafayette ở Washington DC để ghi nhớ ông như một anh hùng dân tộc của nước Mỹ.  

Kết luận

Trở lại vụ "khám xác" cụ Hồ Chí Minh của một số người ăn không ngồi rồi. Dù những bài nghiên cứu có nghiêm túc đến đâu đi nữa, việc làm này cũng đều vô nghĩa. Bất kỳ người nào có công trạng cho nước Việt đều là anh hùng của nước Việt. Ngược lại, bất kỳ người nào, dù là người Việt, đã cố tình liên kết với ngoại bang để cuối cùng làm tổn hại cho nước Việt, đều bị nhân dân ghi nhớ là những tội đồ. Nhất là khi những kẻ đó được thê lực ngoại thù phong ban phẩm trật, huy chương, danh hiệu, hay phong thánh, thì càng chứng tỏ họ đã làm lợi cho giặc mà thôi.

Lý Thái Xuân