Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ

Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt032.php

04 tháng 6, 2009

 

Ngày 3/26/2009, 7:23 AM, tôi nhận được từ một anh bạn, forward qua E-mail, bài “Góp ý với bài: GIÁO HỘI VATICAN CÓ THÁNH THIỆN KHÔNG?“ của Nguyễn Học Tập, với lời nói đầu của Phạm Hồng Lĩnh. Tôi có nói với anh bạn là trước đây, vào tháng 12 năm 2008, tôi đã phê bình bài: “VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ROMA” của Ông Nguyễn Học Tập trên http://www.sachhiem.net/TCNdt/TCNdt24.php trong đó tôi đã chứng minh là:

1. Ông Nguyễn Học Tập viết rất mập mờ những điều ông ta muốn phê bình Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang. Đây là lối viết dùng cưỡng từ một chiều để đoạt lý, vì độc giả không có cách nào có thể kiểm chứng là ông Nguyễn Học Tập phê bình đúng hay sai,

2. Ông Nguyễn Học Tập không hiểu rõ cấu trúc toàn trị của “Giáo Hội Công Giáo Roma”

3. Ông Nguyễn Học Tập viết theo cảm tính và niềm tin cá nhân về những điều “Giáo hội dạy rằng…” Điều này chứng tỏ là ông Nguyễn Học Tập có một kiến thức rất thiếu sót về nội dung Thánh Kinh.4. Ông Nguyễn Học Tập ngụy biện để chống đỡ cho cái mà ông ta gọi là “giáo lý của Chúa Ki-Tô” nhưng không hề cho độc giả biết “giáo lý của Chúa Ki Tô” như thế nào.

Trong bài mới này, để trả lời tác giả có E-mail Address vdv41@yahoo.com (xin xem thư liên hệ liệt kê ở cuối trang này) ông Nguyễn Học Tập cũng chẳng tiến bộ được chút nào, chẳng có sáng kiến gì hơn, vẫn lập lại một số luận cứ cũ và càng ngày càng chứng tỏ là một người tin đạo mù quáng, không hề biết đến những gì xảy ra trong chính giáo hội của ông ấy trước những tiến bộ trí thức của nhân loại, vẫn tin vào những điều mê tín hoang đường của dân tộc Do Thái trong thời bán khai. Thật là tội nghiệp. Do đó, tôi không có ý định phê bình bài này của ông Nguyễn Học Tập.

Nhưng nay, đọc trên sachhiem.net tôi thấy có bài của ông Vương Vũ phê bình bài trên của ông Nguyễn Học Tập, và sau khi đọc lại bài của ông Nguyễn Học Tập, tôi cũng muốn góp thêm vài ý kiến để trình làng độc giả. Nhưng tôi sẽ không phê bình toàn bài, chỉ chọn lọc vài đoạn điển hình mà tôi cho là như vậy cũng đủ để chúng ta có thể nhận rõ thực chất những người Công giáo Việt Nam, kể cả những bậc trí thức như ông Nguyễn Học Tập, đã được giáo hội tẩy não ra sao, và những niềm tin của họ thuộc trình độ nào và trong thời đại nào. Đối với quý độc giả thì đây là bài phê bình bài viết của ông Nguyễn Học Tập. Nhưng đối với các ông Nguyễn Học Tập, Phạm Hồng Lĩnh và “Công giáo đồ Việt Nam” thì đây là một bài có tính cách giáo khoa, bởi vì họ cần phải học thêm nhiều, rất nhiều.

 

Trước khi đi vào phần phân tích bài của ông Nguyễn Học Tập, tôi có vài nhận xét về lời nói đầu của ông Phạm Hồng Lĩnh như sau:

Kính thưa Quý Vị,

Bài viết sau đây của TS Nguyễn Học Tập, theo tôi thì có thể được coi như những lời của một học giả uy tín về đạo Công Giáo . Lời lẽ cũng như những lý luận của bài viết thì lại lịch sự, rõ ràng ...! Rất mong những học "giả vờ" của nhóm Giao Điểm và những kẻ "ăn theo" đang tung hứng chịu bỏ giờ ĐỌC KỸ để học hỏicách cư xử văn minh khi muốn đả phá tôn giáo .

Kính,

Phạm Hồng Lĩnh

tb: Nếu nhóm Giao Điểm các ông không chịu học cách viết cho lịch sự đủ để thuyết phục người đọc thì việc các ông giúp cho csVN chống phá Thiên Chúa Giáo sẽ chẳng những không thành công mà còn có phản ứng ngược . Ở đây tôi muốn nói rằng vì cái lối viết ngược ngạo thô lỗ của các "ông" ..... rất VẸM như LeLyTran, ThienLy, ... mà người không biết về đạo CG sẽ để ý tìm hiểu xem rằng tôn giáo này có chi đặc biệt khiến cho bọn CS và bọn tay sai thù ghét đến thế !!!!

Trước hết, nếu ông Phạm Hồng Lĩnh cho rằng TS Nguyễn Học Tập là một học giả uy tín về đạo Công giáo thì quả thật là rất tội nghiệp cho Công Giáo. Điều này tôi có thể chứng minh rất dễ dàng, vì toàn bài của ông Nguyễn Học Tập không hề có lý luận, mà tất cả chỉ là những niềm tin tôn giáo mù quáng, không cần biết, không cần hiểu, những niềm tin đặc thù của những tín đồ Công giáo thấp kém. Và như vậy cũng chẳng có gì có thể gọi là rõ ràng.

Bản thân tôi không hề biết LeLyTran và ThienLy là ai, cho nên tôi có hỏi Giao Điểm là họ có nằm trong tổ chức Giao Điểm không. Tôi được Giao Điểm trả lời là không, và nếu ở trong Giao Điểm mà viết dưới một nick name nào đó thì Giao Điểm cũng phải biết. Cho nên những gì LeLyTran hay ThienLy viết đều là những ý kiến cá nhân của họ không liên quan gì đến Giao Điểm, dù đôi khi có thể Giao Điểm đã đăng bài của họ, cũng như Giao Điểm đã đăng bài của nhiều người khác mà thường không biết là ai.

Ông Phạm Hồng Lĩnh chống Cộng rất ngu, cho rằng Cộng Sản Việt Nam và bọn tay sai (sic) thù ghét và chống phá Thiên Chúa Giáo. Tôi và Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã viết cả trăm bài về Công giáo, nhưng ông Phạm Hồng Lĩnh thử tìm trong các bài đó có tài liệu nào của Cộng Sản Việt Nam hay không, hay tất cả chỉ là những tài liệu hoặc lấy từ chính cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, hoặc của giới học giả Âu Mỹ trong đó có cả những Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Giáo sư Thần Học Công giáo và các trí thức Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Nói như ông Phạm Hồng Lĩnh thì phải chăng các vị như Hồng Y Silvio Oddi, Tổng Giám Mục Peter de Rosa, Giám mục James A. Pike, Giám mục John Shelby Spong, Linh mục James Kavanaugh, Linh mục Joseph McCabé, Linh mục Emmett McLoughlin, Linh mục John Dominic Crossan, Mục sư Ernie Bringas, các nhà thần học Công giáo như Uta Ranke-Heinemann, Hans Kung, các học giả trí thức Công giáo như Joseph L. Daleiden, Paul Blanshard, Garry Wills, John Cornwell v…v…. hay các khoa học gia như Carl Sagan, Richard Dawkins, Sam Harris, Christopher Hitchens v..v… đều nằm trong Giao Điểm và là tay sai của Cộng sản Việt Nam để chống phá Thiên Chúa Giáo hay sao.

Các ông có muốn chống hay chụp mũ Giao Điểm thì cũng phải thông minh hơn một chút, chứ cứ viết càn như vậy không sợ người ta cười cho hay sao? Tất cả những sự thật về Công giáo đã được phơi bày trên giaodiemonline.com và sachhiem.net và vô số các websites khác trên Internet, vậy chúng tôi cũng chỉ cầu mong cho những “người không biết về đạo CG, và cả những người biết về đạo CG, hãy để ý tìm hiểu xem rằng tôn giáo này có chi đặc biệt” mà người Việt Nam lại đi tin theo một cách mù quáng. Cuối cùng đối với một tôn giáo mà các vị chủ chăn, đại diện Chúa Giê-su ở trên trần, như giáo hoàng John Paul II đã phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “những con chó sói đói mồi đến cướp đi tín đồ của ông ta”, và giáo hoàng Benedict XVI, khi còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, đã phê bình Phật Giáo bằng một câu khá vô giáo dục: “Buddhism is a sort of spiritual autoeroticism” thì các ông nên tự hỏi là có nên phê bình Giao Điểm là không được lịch sự mà không hề dẫn chứng là không lịch sự ở chỗ nào hay không?

 

Bây giờ chúng ta hãy sang bài của ông Nguyễn Học Tập mà anh bạn tôi nhận được từ:

From: huudong42@yahoo.de
Sent: Mar 25, 2009 10:11 AM
Subject: GÓP Ý VỚI BÀI VIẾT-GIÁO HỘI VATICAN CÓ THÁNH THIỆN KHÔNG ?

 - Nguyen Hoc Tap

Trân trọng kính chuyển.

NHDong

Trước hết chúng ta hãy đọc “lý luận” trong đoạn đầu ông Nguyễn Học Tập viết để phản bác ông vdv41@yahoo.com như sau:

Trước hết nhân 3 Sắc Lệnh của thời Trung Cổ, 1449, 1452 và 1493, Anh đã đi đến kết luận bằng câu phản bác mở đầu, trong đó Anh cho rằng:

- " Tất cả đất đai trên quả địa cầu nầy thuộc về thần linh đó và người đại diện thần linh có quyền xử dụng tất cả những gì không do tín đồ của thần linh chiếm hữu...".

Thật ra qua câu nói vừa kể, Anh có cái nhìn hạn hẹp chưa hoàn toàn chính xác, vì hai lý do:

 

1. ► Lý do thứ nhất mà ông Nguyễn Học Tập đưa ra là như sau, nhưng đó không phải là lý do, mà chỉ là những điều mê tín hoang đường mà người Công giáo tin.

a) Lý do trước tiên là đối với người Thiên Chúa Giáo nói chung và người Công Giáo nói riêng, vị mà Anh gọi là " thần linh ", họ gọi là Thiên Chúa và Người không chỉ dựng nên " tất cả đất đai trên quả địa cầu nầy ", mà theo sách Sáng Thế Ký trong Thánh Kinh, Người còn dựng nên cả vũ trụ:

- " Thiên Chúa phán phải có ánh sáng". Liền có ánh sáng" ( Gen 1, 3),

- " Thiên Chúa phán: " Phải có một cái vòm trời giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước. Thiên Chúa làm ra cái vòm trời đó và phân rẽ nước phía dưới với nước phía trên" ( Gen 1, 6-7),

- " Thiên Chúa phán: " Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm" ( Gen 1, 14),

- " Thiên Chúa phán: " Đất phải sinh ra các sinh vật, tùy theo loại, gia súc, loại bò sát và dã thú tùy theo loại " ( Gen 1, 24)...

Tôi không hiểu là ai có cái nhìn hạn hẹp ở đây, không những hạn hẹp mà còn thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn. Lẽ dĩ nhiên người đó chính là Tiến sĩ Nguyễn Học Tập. Chứng minh?

Đối với người Công Giáo Việt Nam thì họ gọi “God” của Do Thái là “Thiên Chúa” nhưng đối với người ngoại đạo thì God của Công giáo chẳng qua cũng chỉ là một vị “thần linh” trong số hàng trăm các thần linh khác trên thế giới. Chắc tiến sĩ Nguyễn Học Tập chưa hề biết đến những tác phẩm như A History of God của Karen Armstrong, hoặc A World Full of Gods của Keith Hopkins, hoặc Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Edited by Richard Cavendish.., hay các God khác như Baal (God của dân Do Thái Canaan), Aton (God của người Ai Cập), Zeus (God của người Hi Lạp), hàng trăm God của người Ấn Độ, Huitzilopochtli (God của người Aztecs), Cha Quạ Sáng Tạo (Father Raven The Creator) của dân Eskimo, God Sáng Tạo Ahura Mazda hay Ohrmazd của người Ba-Tư v...v... Mỗi God như trên, cũng như khoảng 200 God khác trong môn học tôn giáo tỷ giảo, đều có hàng triệu người tin và thờ phụng. Và God của Ki-tô Giáo chỉ là một trong những God có trong những tín ngưỡng khác nhau trên thế giới. Cho nên God của Ki Tô Giáo hay God của bất cứ tôn giáo, nền văn hóa nào, cũng chỉ là một vị Thần. Nếu dịch God là Thiên Chúa thì trên thế giới có không biết bao nhiêu là Thiên Chúa.

Nhưng vấn đề chính là người Công giáo Việt Nam gọi God của họ là “Thiên Chúa” mà không hiểu thế nào là “Thiên”. Thiên là Trời, Địa là Đất, Cử là Cất, Tồn là Còn v..v… Vậy “Thiên Chúa” dịch ra tiếng Việt là “Chúa Trời”. Nhưng Trời là cái gì? Trời ở trong Kinh Thánh là một cái vòm cứng bằng đồng thau, có những cánh cửa để cho các thiên thần mở ra làm mưa, trên đó các thiên thần đêm đêm treo những ngôi sao làm đèn. Quan niệm về Trời trong Kinh Thánh là quan niệm của những người không hiểu biết tí gì về vũ trụ, dù vũ trụ, như ông Nguyễn Học Tập viết ở trên, là do chính Thiên Chúa của ông ấy đã sáng tạo ra bằng cách phán một câu rất ngu xuẩn, ngu xuẩn vì trong vũ trụ không có gì có thể gọi là vòm trời. Tôi không biết rõ, nhưng có thể bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Học Tập là tiến sĩ Thần học nên ông ta mới tin vào những gì viết trong cuốn Kinh Thánh, coi đó là những chân lý mạc khải của Chúa Trời của ông ấy.. Đọc những điều ông ta trích dẫn ở trên từ sách Sáng Thế Ký mà không có điều nào còn có giá trị trí thức trước sự hiểu biết của nhân loại ngày nay, chúng ta thấy rõ như vậy. Vì vậy tôi mới bảo thật là tội nghiệp cho Công giáo nếu ông Nguyễn Học Tập thật sự là một “học giả uy tín về đạo Công giáo”. Và tôi nghĩ ông Phạm Hồng Lĩnh cũng có cùng trình độ như ông Nguyễn Học Tập nên mới tâng bốc ông Tập lên như vậy, trong khi ông Nguyễn Học Tập còn phải “Học thêm” và “Tập viết” nhiều nhiều hơn nữa.

Thật vậy, với sự hiểu biết của con người hiện nay thì câu "Thiên Chúa phán: " Phải có một cái vòm trời giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước. Thiên Chúa làm ra cái vòm trời đó và phân rẽ nước phía dưới với nước phía trên" ( Gen 1, 6-7), trên trở thành ngớ ngẩn và buồn cười vì nó vô nghĩa và huyền hoặc, không hợp với thực tế. Người Công giáo hiểu rằng Trời là trụ xứ của Thần Ki Tô (Christian God) như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời". Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời", nơi Chúa ngự, là "Thiên đường", đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà.

Muốn hiểu vòm Trời của vị Thần của ông Nguyễn Học Tập có hình dạng ra sao, chúng ta hãy đọc lời giải thích của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Công giáo trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn “Tại Sao Không Theo Đạo Chúa”, Tập I, trang 16:

"The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời đó cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian. Nó hình nửa vòng cầu, hoặc như cái chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một số nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng "đồng thau" (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những "cửa trời" đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11)...Cung đình Chúa và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là "trời" (Gen 1:8).

Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, khi Ngài dạy cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat. 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi, như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:4)."

Nhưng ngày nay, cái vòm Trời như được mô tả trong Thánh Kinh đã tan vỡ ra thành từng mảng trước những khám phá của khoa học về vũ trụ. Thế mà ông tiến sĩ Công giáo Nguyễn Học Tập còn mang nó ra, coi như là chân lý không thể sai lầm để mà “lý luận”, nhưng thực ra là mạ lị đầu óc con người. Trong thời buổi này, chỉ có những người không nằm trong sự tiến bộ trí thức của nhân loại mới còn trích dẫn và dựa trên những điều viết trong Thánh Kinh để làm những luận cứ thảo luận. Những điều này chỉ có thể dùng để giảng cho đám tín đồ ở dưới trong các nhà thờ chứ không thể xuất hiện trên những diễn đàn thảo luận trí thức. Nhưng thảm thay, chúng ta thấy trên vài diễn đàn công cộng vẫn còn xuất hiện những bài giảng đạo rẻ tiền dựa trên những điều trích dẫn từ cuốn Thánh Kinh, những điều phi lý trí, phản khoa học thuộc loại mê tín hoang đường.

Khi con người bắt đầu ý thức được rằng, qua những khám phá của Copernicus và Galileo, chẳng có vòm Trời nào để cho "Chúa Trời" ngự trên đó mà phán xét, thưởng phạt con người, thì những nhà bảo vệ tín lý Ki Tô Giáo bèn thay đổi chỗ ở của "Chúa Trời", sửa lại là "Chúa Trời" không ở "trên đó" (up there) mà ở "ngoài đó" (out there), hàm ý ở khắp mọi nơi, hi vọng sự thay đổi này sẽ làm cho con người tin vào "Chúa Trời" hơn. Nhưng, với một vũ trụ được cả thế giới, kể cả Tòa Thánh Vatican, công nhận là vô biên, thiên hà Andromeda gần giải ngân hà của chúng ta nhất cũng cách xa chúng ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng, và vũ trụ gồm cả tỷ thiên hà như vậy, có thiên hà cách xa chúng ta cả 15 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ánh sáng là một khoảng cách vào khoảng 9460800000000 cây số (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu), thì "Chúa Trời" ngự ở đâu? Cả "trên đó" và "ngoài đó" đều không có ý nghĩa. Chưa kể là thay đổi từ "trên đó" thành "ngoài đó" hàm ý bác bỏ một điều tin trong Kinh Tin Kính: "Sau khi chết Chúa Con lên trời ngồi yên bên hữu Đức Chúa Cha". Khoa học tiến tới đâu thì "Chúa Trời" lui tới đó, và hiện nay "Chúa Trời" đã bị đẩy ra khỏi "vòm Trời" tưởng tượng của những người viết Thánh Kinh, và rơi vào cõi hoang tưởng của những người có đầu mà không có óc.

Trải qua 16 thế kỷ, niềm tin tất cả là do "Chúa Trời" tạo ra đã tạo thành đức tin của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ. Nhưng khi nền văn minh hiện đại bắt đầu ló dạng vào đầu thế kỷ 16 thì quan niệm về một Thiên Đường nơi đó "Chúa Trời" ngồi để phán xét những việc thế gian cũng bắt đầu chao đảo và hiện nay thì trở thành Hoang Đường (cái nhà hoang), ít ra là đối với hơn 4 tỷ người trên thế giới, nhất là đối với tuyệt đại đa số những người trong giới trí thức hiểu biết. Muốn chứng minh luận cứ này, chúng ta cần trở lại sự tiến bộ của nhân loại từ khi cuộc cách mạng khoa học bắt đầu.

Có thể nói rằng cuộc cách mạng tư tưởng của Tây phương bắt đầu bằng những công cuộc khảo cứu của Nicolaus Copernicus (1473-1573) khi ông nghiên cứu vũ trụ, khi đó chỉ gồm có mặt trời, trái đất và trăng sao mà con người nhìn thấy trên trời. Ông đưa ra một nhận định phá đổ dứt khoát quan niệm về trời mà con người khi đó cho là trụ xứ của "Chúa Trời". Nhận định của Copernicus có ít người biết đến cho đến khi Galileo Galilei (1564-1642), dựa trên những tư tưởng của Copernicus và trên những kết quả quan sát thực nghiệm, xác định lại quan niệm về vũ trụ và vị thế của trái đất trong vũ trụ. Galilei đi tới kết luận là không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất như đã viết trong Thánh Kinh mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời. Kết luận này làm thay đổi toàn bộ hệ thống tư tưởng của con người về vũ trụ, và làm "lạnh xương sống" giới giáo sĩ Công Giáo, những kẻ buôn bán quyền lực (power brokers) thời đó, những kẻ xây dựng quyền lực trên sự "không thể sai lầm của Thánh Kinh" và trên sự hiểu biết vô cùng giới hạn của quần chúng Tây phương. Nói rõ hơn, trái đất không còn được coi như là đứng yên, trung tâm của vũ trụ như là "lời không thể sai lầm" của "Chúa Trời" trong Thánh Kinh, và vì thực tế là trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian với một vận tốc trên 1 trăm ngàn cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ cho nên không có chỗ nào để cho "Chúa Trời" ngồi yên "trên đó" hay "ngoài đó" mà can thiệp vào việc hàng ngày của thế gian. Muốn theo dõi sự việc trên thế gian để mà can thiệp, "Chúa Trời" cũng phải điên đảo, đảo điên như là trái đất đang điên đảo, đảo điên trong không gian. Cũng vì vậy mà, như trên đã nói, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai, trước sự tiến bộ của khoa học, đã phải thú nhận: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây.". Nếu Giáo hoàng đã thú nhận là không làm gì có cái nhà ở trên trời để cho “Chúa Trời” ngự trên đó thì cũng chẳng làm gì có “Chúa Trời”, vì nếu có thì chúng ta cũng không biết hiện thời ông ta ở đâu, Bến Hải hay Cà Mâu?

Bởi vậy, Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:

Trời là cái gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thần Ki Tô dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thần, và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thần Ki Tô toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?

[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10: What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?]

Tôi thường đọc Kinh Phật và bao giờ cũng thấy câu mở đầu là “Tôi Nghe Như Vậy” (Như Thị Ngã Văn) nghĩa là đích thực có người nghe (Anan), nhớ và kể lại. Nhưng khi tôi đọc Cựu Ước thì mở đầu là những lời “Thánh phán”. Tôi tự hỏi khi đó, ai ở đó mà nghe những lời “Thánh phán”?. Có người giải thích cho tôi, đó là nhưng lời mạc khải của Thiên Chúa cho Moses để viết lại 5 sách đầu của Cựu Ước (Ngũ Kinh).

Nhưng phiền một điều là tất cả các học giả nghiên cứu Kinh Thánh, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đều đồng thuận ở một điểm: Ngũ Kinh (5 sách đầu trong Cựu Ước) không phải là do Môi-se viết mà là do nhiều người khác nhau, thuộc nhiều môn phái khác nhau, viết trong khoảng thời gian 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 6 trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E = Before Common Era), hay Trước Tây Lịch (TTL), nghĩa là bắt đầu viết vào khoảng 400 năm sau khi Môi-se đã chết, vì Môi-se sống trong khoảng thế kỷ 13 TTL. Giả thử chúng ta chấp nhận là Thượng đế của Ki Tô Giáo “sáng tạo” [sic] ra vũ trụ và thế giới cách đây khoảng 6 ngàn năm, nhưng 2700 năm sau, Thượng đế mới mạc khải cho Maisen (Moses) viết lại tác phẩm sáng tạo của mình, nhưng Maisen lại không phải là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy chúng ta phải giải thích làm sao ngoài kết luận là sách Sáng Thế Ký trong Cựu Ước rõ ràng là được viết theo sự hoang tưởng của một số người Do Thái về những hiện tượng xảy ra 3000 năm trước thời đại của họ. Chúng ta nên nhớ, theo Ki Tô Giáo thì Thượng đế “mạc khải” cho Maisen để viết lại Ngũ Kinh, nhưng Ngũ Kinh lại được viết bởi nhiều môn phái khác nhau.

Các môn phái khác nhau đó là :

- Môn phái Yahwistic (viết tắt là J) vì gọi Chúa là Jehovah.

- Môn phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim.

- Môn phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết sách Deuteronomy.

- Môn phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày (sau 500 TTL).

Thật vậy, nếu đọc kỹ, ông ta phải biết rằng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 34: 5-7, Môi-se viết về cái chết của chính mình như sau: “Vậy Môi-se, tôi tớ Chúa qua đời trong đất Mô-Áp, như Chúa đã phán. Ngài (tức là Chúa) chôn ông ta (ngôi ba đấy nhé) tại một thung lũng đối ngang...Môi-se qua đời lúc ông ta (ngôi ba đấy) được 120 tuổi ...”

Nếu đúng là Môi-se viết thì ông không thể dùng ngôi ba “ông ta” để chỉ chính ông. Mặt khác, Môi-se sống trong thế kỷ 13 TTL và chỉ sống có 120 tuổi, trong khi Cựu Ước chỉ được viết từ thế kỷ 9 TTL, vậy bằng cách nào mà Môi-se viết Ngũ Kinh? Do đó tất cả những điều viết trong Sáng Thế Ký chỉ là những huyền thoại, đặc biệt là huyền thoại về “tội tổ tông”. Trước những kết quả nghiên cứu Thánh Kinh bất khả phủ bác của giới học giả, huyền thoại về “tội tổ tông” đã không còn một giá trị trí thức nào ngay trong giới lãnh đạo của Ki Tô Giáo.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cũng như học giả Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết. Nhưng điều lạ là một “Chúa trời” như Giê-su cũng tin rằng Ngũ Kinh (trong Cựu Ước) là do Moses viết. Điều này chứng tỏ đầu óc của Chúa Giê-su có giới hạn. Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses, thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa? Đây là một vấn nạn cho những người có đầu óc nhưng vẫn tình nguyện làm “tôi tớ hầu việc Chúa”.

Ông tiến sĩ Nguyễn Học Tập viết: “theo sách Sáng Thế Ký trong Thánh Kinh, Người (Thiên Chúa) còn dựng nên cả vũ trụ” làm như những gì viết trong Sáng Thế Ký tất nhiên phải đúng. Nhưng trước những bằng chứng về vũ trụ nhân sinh mà khoa học khám phá ra cho tới ngày nay thì sách Sáng Thế Ký của ông Nguyễn Học Tập đáng bao xu để chúng ta có thể tin vào đó. Ngày nay, người ta biết rằng cuốn Thánh Kinh có nhiều sai lầm về thần học cũng như khoa học. Chính Giáo hoàng John Paul II cũng đã phải công nhận thuyết Big Bang, một giải thích hợp lý nhất, trước hàng núi những bằng chứng, về nguồn gốc của vũ trụ, chứ không hoang đường như những lời “thánh phán” tầm bậy trong Cựu Ước, là Thiên Chúa dựng nên cả vũ trụ.. Vậy sách Sáng Thế Ký đâu còn có giá trị gì trong giới trí thức hiểu biết mà ông Nguyễn Học Tập mang ra mà trích dẫn.

 

2. ► Lý do thứ hai mà ông tiến sĩ Nguyễn Học Tập đưa ra để phản bác ông “vdv41” cũng chẳng khác gì lý do thứ nhất vì tất cả đều dựa trên những gì viết trong cuốn Thánh Kinh tào lao của Ki Tô Giáo:

b) Lý do kế đến cho câu xác nhận hạn hẹp của Anh là Đấng mà Anh gọi là vị "thần linh" đó không phải chỉ dựng nên " các tín đồ " thuộc hệ Thiên Chúa Giáo, hay các tín đồ của " Giáo Hội Vatican Có Thánh Thiện Không ? ", mà là dựng nên hai vị tổ tiên loài người, hai vị đó cũng là tổ tiên của Anh. Hay nói một cách gián tiếp hơn, Thiên Chúa cũng dựng nên chính Anh, dù cho Anh có muốn chấp nhận hay không chấp nhận cũng được và hy vọng sau cuộc sống của chúng ta không bao lâu ở trần gian nầy, Anh không phải đến gặp Người và bị Người trách móc, phàn nàn về Anh.

Và Thiên Chúa đã dựng nên tổ phụ loài người, dựng nên mỗi người chúng ta kế đó, " giống hình ảnh Người ", có trí khôn ngoan và lòng ước muốn tự do, phản ảnh lại trí khôn ngoan vô tận và hạnh phúc bất diệt của Người:

- " Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,

Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,

Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ" ( Gen 1, 27).

Và rồi hai vị tổ phụ của nhân loại đó, của cả Anh và tôi, Thiên Chúa giao cho hai vị, giao cho cả nhân loại, cả Anh và tôi, chớ không phải riêng cho các tín đồ của "Giáo Hội Vatican Có Thánh Thiên Không?", đất đai chúng ta đang sống, mà Người dựng nên để " trồng trọt và trông coi":

- " Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Eden để trồng trọt và canh giữ đất đai" ( Gen 2, 15).

Điều đó cho thấy không có lý do gì để " người đại diện thần linh " có độc quyền chiếm hữu, xử dụng tùy hỷ " đất đai không do tín đồ của thần linh chiếm hữu". Đất đai được giao cho hai tổ phụ của cả dòng giống nhân loại, cho cả Anh và tôi, chứ không gì chỉ giao cho các " Giáo Đồ Công Giáo", để rồi từ đó các " Gìáo Đồ Công Giáo " đó có lối giải thích ngụy tạo tùy hỷ.

Chúng ta có thể thấy ngay là những hiểu biết của ông tiến sĩ Công giáo Nguyễn Học Tập về chính tôn giáo của ông ấy là thuộc thế kỷ thứ 17 ở Âu Châu và ông ta đã nhắc lại như con vẹt những gì ông ta đã được nhồi nhét vào trong đầu. Thật là tội nghiệp cho các tín đồ Công giáo Việt Nam, dù là những bậc trí thức như Nguyễn Học Tập, vẫn tiếp tục sống trong cái ngục tù tâm linh đen tối, trong khi chính Giáo hội đã tiến và thay đổi rất nhiều, nhưng vẫn không dám hở ra cho những tín đồ ở dưới biết. Đến đây tôi thấy cần phải mở mang đầu óc của ông Nguyễn Học Tập một chút về những gì đã xẩy ra trong giáo hội của ông. Đây thuộc chương trình giáo dục miễn phí.

Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.

[Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.]

Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì ngày nay, những thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những chuyện hoang đường và mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được.

Sự từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác không đâu rõ hơn trong những thú nhận của Vatican trong vài thập niên qua. Thật vậy, từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) qua vài lời “thánh phán” trong 6 ngày của Thiên Chúa của Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thiên Chúa. Và giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Thiên Chúa, Thiên Chúa của những khoảng trống (God of the Gaps), một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.

Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là:

Thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).

Còn nữa, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố:

Thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).

Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là hai tổ tiên của loài người do Thiên Chúa tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực. Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, và sự luận phạt của Giê-su đối với những tín đồ đạo Giê-su không tin ông ta chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa.

Thật vậy, nhận rõ được tính chất hoang đường, lỗi thời của cái gọi là “tội tổ tông”, kéo theo vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, nên trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau, trang 98-99:

“Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin.”

[We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized… A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.]

Tôi tự hỏi, có bao nhiêu tín đồ Công giáo biết đến những thay đổi trong nội bộ giáo hội Công giáo về căn bản tín ngưỡng trong Công giáo, biết đến những sự kiện lịch sử này, và biết đến những quan niệm sai lầm bắt nguồn từ Kinh Thánh? Tôi nghĩ đa số, trong đó tất nhiên có ông Nguyễn Học Tập, chưa bao giờ nghe đến, hay đã nghe mà coi như là không hề nghe, những lời tuyên bố trước thế giới của giáo hoàng John Paul II. Tôi cũng nghĩ tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo chưa từng đọc đến Kinh Thánh và lẽ dĩ nhiên không có một kiến thức nào, dù là tối thiểu, về những tiến bộ của khoa học và đầu óc con người trên thế giới. Và lẽ dĩ nhiên, các tín đồ cũng chưa bao giờ được nghe các linh mục, mục sư cho biết những điều này trong nhà thờ, dù có thể chính các bậc chăn chiên này cũng đã biết nhưng vẫn dấu kín trước đám tín đồ thấp kém ở dưới để giữ đức tin của tín đồ không bị chao đảo. Tôi tự hỏi, sự hiểu biết của Giáo hoàng John Paul II hay của Giám mục John Shelby Spong đáng tin cậy hơn hay là sự hiểu biết thuộc thế kỷ 17 của ông tiến sĩ Công giáo Nguyễn Học Tập.

Đúng vậy, Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

[Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth for decades – that Jesus was nothing more than a man with a vision; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]

Thật vậy, nếu không sống trong bóng tối thì làm sao ông Nguyễn Học Tập vẫn có thể tin rằng Adam và Eva là hai tổ phụ của cả nhân loại? Và cũng vì mù quáng tin tất cả những gì giáo hội đã nhồi nhét vào trong đầu về cuốn Thánh Kinh, ông Nguyễn Học Tập còn viết một câu mà không ai có thể tưởng tượng là ngày nay ở trên cõi đời còn có người u mê đến độ vẫn còn viết như vậy:

Quyển Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo nói chung và của TRONG GIÁO HỘI VATICAN nói riêng, từ trên 2.000 năm nay, đã được dịch ra trên 138 ngôn ngữ trên thế giới và chưa ai có thể chứng minh được đâu là những sai lầm, " không thánh thiện".

Tôi cảm thấy rất tội nghiệp cho những người như ông Nguyễn Học Tập. Rất có thể ở ngoài đời ông ta có bằng cấp, địa vị, nhưng sự hiểu biết về chính tôn giáo của ông ta có thể nói là một con số không vĩ đại. Cuốn Thánh Kinh đã được dịch ra trên 138 tiếng trên thế giới, đúng. Nhưng có điều là phần lớn các tín đồ Ki Tô Giáo, trong đó có ông Nguyễn Học Tập, chưa hề đọc hoặc chỉ đọc những đoạn bề trên bảo đọc và giảng láo, khoan nói là đọc với một đầu óc sáng sủa, phân tích. Những người đọc cuốn Thánh Kinh kỹ nhất là những học giả. Trong vòng 200 năm nay, các học giả trên thế giới đã nghiên cứu cuốn Thánh Kinh kỹ hơn bất cứ cuốn sách nào khác. Người ta đã nghiên cứu từng câu, từng chữ trong cuốn Thánh Kinh và đối chiếu với những hiểu biết về cổ sử Do Thái, về ngôn ngữ học, v..v… Số tác phẩm nghiên cứu về cuốn Thánh Kinh nhiều đến độ không thể đếm nổi. Ngoài các mặt khác, người ta còn khám phá ra cái mặt đích thực là sai lầm và không thánh thiện của cuốn Thánh Kinh. Sau đây là vài kết quả điển hình.

- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

Và chúng ta có thể vào trang nhà http://www.nobeliefs.com/DarkBible/DarkBibleContents.htm

để có thể đọc toàn bộ cuốn “Cuốn Thánh Kinh Nhọ” (The Dark Bible) với những Chương: Lời Nói Đầu (Foreword); Một lịch sử ngắn về cuốn Thánh Kinh (A Short History of the Bible); Những chuyện Tàn Bạo (Atrocities); Những chuyện về tình dục, tục tĩu, dơ dáy (Sex, Obscenities, Filth); Đạo đức và Mâu Thuẫn (Morality and Contradictions); Thiên Chúa, Satan, Giê-su, Thiên Đường (God, Satan, Jesus, Heaven); Vị Thế Thấp Ở Dưới Của Phái Nữ (The Inferior Status of Women); Tài liệu tham khảo (Bibliography) và Về cuốn Kinh Thánh Nhọ (About the Dark Bible).

Chỉ cần đọc tên các tác phẩm trên chúng ta cũng đủ biết là cuốn Thánh Kinh của ông Nguyễn Học Tập có sai lầm hay không, và có “không thánh thiện” hay không. Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên mà tác giả đều là những người sống trong quốc gia phần lớn theo Ki Tô Giáo, đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ. Và chúng ta cũng nên biết rằng, Công Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. Vì thế nên Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:

Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó – đừng nói là đọc cả cuốn. [Trường hợp này có thể áp dụng cho ông Nguyễn Học Tập và vô số trí thức Công giáo Việt Nam]

Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán phân tích thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi.”

(Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it – much less reads all of it.

If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

Tiến sĩ Ira Cardiff viết không sai. Trường hợp điển hình là của bà Ruth Hurmence Green trong vô số các trường hợp khác, trở thành “vô thần” sau khi đọc Thánh Kinh. Ruth Hurmence Green là một phụ nữ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Tin Lành, hệ phái Methodist [Giám Lý: Hệ phái do John Wesley lập ra vào thế kỷ 18.] Từ nhỏ, chủ nhật đi nhà thờ, học Thánh Kinh, cùng với nhiều đứa trẻ khác tin tất cả vào những truyền kỳ trong Thánh Kinh: “Jonah đã sống trong bụng cá voi 3 ngày, Daniel đã bị ném vào chuồng sư tử, Joshua ra lệnh cho mặt trời ngừng lại v..v..” Bà ta kể: “Là một tín đồ Ki Tô Giáo, mỗi khi đến ngày lễ Phục Sinh, tôi lại được đi xem vở kịch diễn lại khổ nạn của Giê-su (Passion play). Tôi ăn thịt và uống máu ông ta. Tôi nghe được những tiếng than khóc dưới hỏa ngục của Dante (Tác phẩm Inferno của Dante). Tôi nhìn thấy cái đầu của John the Baptist trên một cái khay. Tôi hình dung được con dao của Abraham kề trên cổ đứa con, và xem cảnh nước của trận Hồng Thủy dâng lên..” Nói tóm lại bà ta đã bị tẩy não trong nhiều năm để tin vào những điều hoang đường trong Thánh Kinh, và đưa vào khuôn phép tôn giáo (years of indoctrination). Thời gian là tín đồ thuần thành Ki Tô Giáo của bà Ruth kéo dài tới 60 năm, kể từ khi mới sinh ra đời.

Trong khoảng thời gian này, lẽ dĩ nhiên bà Ruth Hurmence Green, cũng như tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô, chưa bao giờ tự mình đọc cuốn Thánh Kinh, do đó thực sự không biết gì về Thánh Kinh (the great majority of the Christian community are Bible illiterates). Bà ta viết: “Thánh Kinh có lẽ là cuốn sách được bầy bán nhiều nhất, nhiều người mua nhất, và ít được đọc nhất trên thế giới. Đó là cuốn sách bán chạy nhất, nhưng rất hiếm khi được mở ra” (The Bible is probably the most available, most purchased, and least read book in the world. It is the best seller that is rarely oppened). Sau nhận định như trên, Bà ta viết tiếp: “Tôi được dạy Thánh Kinh là một cuốn sách đạo đức và Giê-su là một con người kỳ diệu”.

Nhưng rồi, trong một buổi nói chuyện với người em, một tiến sĩ hóa học, anh ta khuyên bà ta “đừng có phí thì giờ mà đọc Thánh Kinh” (it was a waste of time to read the Bible). Điều này làm bà phật ý, nhưng lại gây sự tò mò trong đầu óc của bà, và bà ta bắt đầu đọc Thánh Kinh. Đọc xong, bà ta thú nhận đã bị một cú “sốc” nặng vì Sự mê tín ngu xuẩn, những chuyện độc ác tàn bạo vô nhân đạo, hiển nhiên vay mượn từ các huyền thoại (trong dân gian), và nhất là những hành động đồi bại của các nhân vật trong Thánh Kinh - tất cả đã làm tôi choáng váng” (The superstitious ignorance, the atrocious inhuman cruelty, the obvious derivation from mythology, and above all the depravity of Bible personalities – they all left me stunned). Từ đó, bà ta đã thoát ra khỏi cùm xích tư tưởng của Giáo hội và trở thành người “vô thần”, như bà ta thường thích thú tự nhận.

Điều này cho thấy, thật đúng như Joseph Lewis đã viết:

“Chỉ những người nào không đọc Thánh Kinh mới tin Thánh Kinh, câu này đã trở thành một từ ngữ thông thường và là một định đề (It has become a common expression and axiom, that only those believe the Bible who have not read it.).

Với nội dung cuốn Thánh Kinh như trên, chúng ta không lấy gì làm lạ khi gần đây, ở Hồng Kông đang có phong trào đòi Ủy Ban Đạo Đức Hồng Kông phải xếp lại Kinh Thánh của Ki Tô Giáo vào loại sách tục tĩu, khiêu dâm, tàn bạo, loạn luân, và Kinh Thánh phải bọc kỹ và bên ngoài phải khuyến cáo độc giả về nội dung, và không được bán cho trẻ em dưới 18 tuổi. [http://news.yahoo.com: More than 800 Hong Kong residents have called on authorities to reclassify the Bible as “indecent” due to its sexual and violent content.. The complaints said the holy book “made one tremble” given its sexual and violent content, including rape and incest. If the Bible is similarly classified as “indecent” by authorities, only those over 18 could buy the holy book and it would need to be sealed in a wrapper with a statutory warning notice.]

Với một trình độ hiểu biết về Thánh Kinh mù quáng như vậy, về phương diện giáo sử ông Nguyễn Học Tập còn ngụy biện nhảm nhí là đất đai mà chúng ta đang sống là Thiên Chúa dựng lên cho cả nhân loại chứ “không có lý do gì để "người đại diện thần linh" [giáo hoàng] có độc quyền chiếm hữu, xử dụng tùy hỷ " đất đai không do tín đồ của thần linh chiếm hữu và ông chống đỡ bằng câu có thuộc tính của con đà điểu: “tôi không phải là một giáo sĩ công giáo, nên tôi không có khả năng và phương tiện kiểm chứng tính cách xác thực của các " Sắc Lệnh" được Anh nêu lên. Tôi chỉ là một tín hữu tầm thường, một người giáo dân.” Đây là điều dối trá, vì với một máy điện toán mà tôi tin rằng ông có, và vào Internet thì ông có thể kiểm chứng tính cách xác thực các sắc lệnh của Giáo hoàng, mọi sắc lệnh chứ không chỉ riêng 3 sắc lệnh mà ông nói đến.

Nếu ông không biết thì tôi cho ông biết, và miễn phí. Những sắc lệnh của giáo hoàng Nicholas V là Dum diversas, 1452, và tiếp theo là sắc lệnh Romanus Pontifex 1455 cho quyền giáo dân đi cướp đất và nô lệ hóa người ngoại đạo:

Chúng tôi ban cho các ông, vua của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bằng những văn kiện này, với quyền lực của tông đồ, được phép đầy đủ và tự do để xâm lăng, săn lùng, bắt giữ, nô dịch hóa dân Saracens (Hồi giáo) và những người theo đạo đa thần và mọi người nào khác không tin và là kẻ thù của Chúa Ki Tô bất cứ họ ở đâu, cùng với những vương quốc, đất đai của các công hầu, các quốc gia, lãnh địa của các ông Hoàng, và các tài sản khác… và bắt những dân chúng trong đó làm nô lệ vĩnh viễn.

[We grant to you, Kings of Spain and Portugal, by these present documents, with our apostolic authority, full and free permission to invade, search out, capture, and subjugate the Saracens and pagans and any other unbelievers and enemies of Christ wherever they may be, as well as their kingdoms, duchies, countries, principalities, and other property… and to reduce their persons into perpetual slavery.]

Và rồi giáo hoàng Calixtus III ban hành lại sắc lệnh này bằng sắc lệnh Etsi cuncti năm 1456; sắc lệnh lại được nhắc lại bởi giáo hoàng Sixtus IV, Aeterni regis, 1481; Giáo hoàng Alexander VI lại lập lại trong sắc lệnh Inter caetera, 1493 [phân chia Thế Giới từ Phi châu đến Mỹ Châu làm hai vùng ảnh hưởng thuộc quyền của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha]; và giáo hoàng Leo X trong văn kiện Precelse denotionis năm 1514 cũng khẳng định quyền của Ki Tô Giáo đi xâm chiếm các nước, cưỡng bách người dân vào đạo, và chiếm đoạt mọi tài sản cho giáo hội.

Ông Nguyễn Học Tập chắc cũng không biết rằng một hội nghị của United Church of Christ ở Hawaii năm 1999 đã ra quyết nghị đòi hủy bỏ các sắc lệnh Dum Diversas của GH Nicholas V, và Inter Caetera của GH Alexander VI như sau:

Sau một chuỗi những “Xét rằng (Whereas..) Hội Nghị đã ra Nghị Quyết như sau:

Do đó, quyết nghị của Hội Nghị, rằng nhân danh United Church of Christ, chủ tịch Paul Sherry hãy kêu gọi lương tâm trong tập thể lãnh đại Công giáo Rô-ma và trong các tổ chức tôn giáo khác hãy thuyết phục Giáo hoàng John Paul II phải hủy bỏ trước năm 2000 các sắc lệnh của Giáo hoàng: Dum Diversas năm 1452 và Inter Caetera năm 1493

[Therefore, be it resolved, that President Paul Sherry on behalf of the United Church of Christ urges and calls upon people of conscience in the Roman Catholic hierarchy and in other organized religions to persuade Pope John Paul II to revoke the Papal Bulls Dum Diversas of 1452 and Inter Caetera of 1493 by the year 2,000.]

Chúng ta thấy sự hiểu biết của ông Nguyễn Học Tập về chính tôn giáo của ông ấy quả thật là thiếu sót rất nhiều. Điều này không lấy gì làm lạ vì hầu như đầu óc của mọi người Công giáo Việt Nam, từ các linh mục cho đến những người được gọi là trí thức và xuống tới đám giáo dân thấp kém đều bị điều kiện hóa như vậy. Họ tin vào những điều không thể tin được, không hề để tâm suy nghĩ xem những điều họ tin có còn giá trị gì trong thời nay nữa không. Tôi không muốn phê bình tiếp ông Nguyễn Học Tập nữa nhưng có một điều ông ta viết rất ẩu về sự không thể sai lầm của những “đức thánh cha” của ông ấy tôi không muốn bỏ qua.

Ông Nguyễn Học Tập viết:

“Tôi thấy cần phải đính chính: không phải chỉ có " Công Giáo Đồ Việt Nam quan niệm là không thể sai lạc", mà bất cứ " Công Giáo Đồ nào trên thế giới " cũng cho là " Đức Thánh Cha " không thể sai lạc… Người Công Giáo tin rằng Đức Thánh Cha không thể sai lạc, chỉ ở phương diện tín lý và luân lý, Đức Thánh Cha không phải là người được đặc ơn bất khả ngộ, ngay cả ở các lãnh vực khác, nhứt là các lãnh vực trần thế. Nói cách khác, đối với các lãnh vực trần thế, khoa học, chính trị, kỷ thuật...Đức Thánh Cha cũng là con người, như bao nhiêu con người khác, bởi đó việc sai lầm về các cách suy xét, phán đoán và hành động vẫn có thể sai lầm như bất cứ ai.

Câu “bất cứ Công Giáo Đồ nào trên thế giới cũng cho là "Đức Thánh Cha" không thể sai lạc” là một khẳng định vô trách nhiệm, vì làm sao ông ta có thể biết Công Giáo Đồ trên thế giới có thực sự cho là “Đức Thánh Cha không thể sai lạc” hay không. Câu này áp dụng cho Công Giáo Đồ Việt Nam thì may ra có thể đúng vì Công Giáo Đồ Việt Nam đã nổi tiếng là cuồng tín và lạc hậu nhất thế giới. Câu trên của ông Nguyễn Học Tập đã làm nẩy ra nhiều vấn đề.

Thứ nhất, phải là bậc có đạo đức luân lý thì mới có thể nói về luân lý đạo đức. Nhưng trong lịch sử Công Giáo, không thiếu gì những “Đức Thánh Cha” can tội loạn dâm, bạo dâm (sadist), loạn luân, độc ác, tàn bạo, giết người, ăn gian, nói dối, ăn cắp, ngụy tạo văn kiện v..v… [Xin đọc http://giaodiemonline.com/2007/06/duccha.htm], nghĩa là những người không có một ý niệm nào về đạo đức và luân lý, vậy thì các “Đức Thánh Cha” này có thể nói gì về luân lý và cả tín lý một cách không thể sai lạc?

Thứ nhì, những sự kiện sau đây có thể khai sáng cho ông Nguyễn Học Tập về vấn đề “Công giáo đồ trên thế giới” đối với những lời dạy của các “Đức Thánh Cha” về phương diện tín lý và luân lý là như thế nào.

Trước hết là về “tín lý” (dogma):

Năm 1854, Giáo hoàng Pius IX tung ra tín lý về Đức Mẹ Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception), nhưng như đã viết ở trên, Giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Tiến Hóa, chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là hai tổ tiên của loài người do Thiên Chúa tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông hay nguyên tội. Vậy làm gì còn có chuyện “thụ thai vô nhiễm nguyên tội” của Mẹ Giê-su? Vậy tín lý này có phải là sai lạc hay không? Thực ra ai cũng biết Giáo hoàng đưa ra tín lý này chỉ để mê hoặc đầu óc của đám tín đồ thấp kém ở dưới, kéo con chiên vào vòng mê tín để dễ bề ngự trị và lợi dụng sự cuồng tín của họ chứ đâu có chuyện hoang đường như vậy.

Năm 1870, chính Giáo hoàng Pius IX lại tung ra tín điều “Giáo hoàng không thể sai lầm khi dạy về tín lý hay luân lý” để bắt con chiên phải tin vào tín lý “thụ thai vô nhiễm nguyên tội” của Mary, và tín đồ, nhất là con chiên Việt Nam, tất nhiên là phải tin vào những chuyện hoang đường như vậy. Nhưng một số lớn Giám mục tin rằng giáo lý về Không Thể Sai Lầm không có căn bản vững chắc để lập thành đức tin, không cần thiết, và có thể làm cho những người phi-Công giáo phật ý. [Robert McClory, Rome Has Spoken…A Guide to Forgotten Papal Statements, and How They Have Changed Through The Centuries, p. 19: Great numbers of the bishops believed the infallibility doctrine was not well founded in the deposit of faith, was unnecessary, and would provoke non-Catholic resentment.] Khi công đồng tuyên bố văn bản sau cùng của giáo lý thì 1/3 số giám mục đã bỏ về nhà, nhiều người để phản đối. [Ibid., p. 19-20: By the time the council proclaimed the doctrine’s final version at St. Peter’s, one-third of the bishops had gone home, many in protest] Từ công đồng Vatican II, nhiều nhà phê bình, đáng kể là linh mục Hans Kung, đã đưa ra lập luận cho rằng Giáo hội phải loại bỏ hoàn toàn cái khái niệm về “Không thể sai lầm” [Ibid., p. 20: Since Vatican II, many critics, notably Fr. Hans Kung, have argued that the church needs to discard the whole notion of infallible expressions..] Như vậy mà ngày nay ông Nguyễn Học Tập còn có can đảm viết rằng: “bất cứ Công Giáo Đồ nào trên thế giới cũng cho là "Đức Thánh Cha" không thể sai lạc”. Thật đúng là một loại tin mù quáng, mù lòa tin bướng tin càn.

Sau đây tôi xin đưa ra vài sự kiện để khai sáng ông Nguyễn Học Tập về vấn đề “ Công giáo đồ trên thế giới” đã cho là “đức thánh cha không thể sai lạc” như thế nào, trước những giáo lý về đạo đức và luân lý của giáo hoàng về “ngừa thai”, “phá thai”, “đồng giống luyến ái” (contraception, abortion, homosexuality) [The Pope and the Vatican are in deadly earnest about the inadmissibility of contraception, abortion and homosexuality in all forms without exception], theo tài liệu của John Cornwell, một học giả Công giáo rất có uy tín về những nghiên cứu về Vatican và Công giáo, trong cuốn “Từ Bỏ Đức Tin: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Ca Tô Giáo “ [Breaking Faith: The Pope, The People, and the Fate of Catholicism]:

Tháng 7 năm 2000, Tổng Giám Mục Christophe Pierre, đại sứ của Tòa Thánh ở Uganda (apostolic nuncio in Uganda) , nơi có 10% dân số bị bệnh Aids, đã khuyên các con chiên hãy đừng đếm xỉa đế những lời dạy của Vatican mà hãy dùng bao cao su để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh AIDS.

Thống kê năm 1999 cho biết, 80% tín đồ Công giáo Mỹ tự quyết định về vấn đề ngừa thai và phá thai.. Năm 2000, 90% dân Đức không coi ngừa thai là có tội, 82% chống lệnh của Vatican là không được làm tình trước khi lấy nhau.

Theo viện nghiên cứu Alan Guttmacher ở Đức thì phụ nữ Công giáo phá thai nhiều hơn phụ nữ Tin Lành 29%.

200,000 tín đồ đồng giống luyến ái (gays) trên thế giới họp nhau ở Rome biểu tình chống chính sách kỳ thị “gay” của Vatican. Giáo hoàng biểu lộ sự “cay đắng” của ông ta trước cuộc biểu tình (The Pope expressed his “bitterness” at the demonstration)

Ở Pháp, 85% dân số theo Công giáo, mỗi năm có 220,000 vụ phá thai, 40% đứa trẻ sinh ra bởi những cặp sống chung với nhau không cưới hỏi.

Theo tờ Kansas City Star, Linh mục ở Mỹ bị bệnh AIDS nhiều hơn là trong dân thường. Trong 14 tiểu bang, số linh mục chết vì bệnh AIDS nhiều hơn gấp đôi số nam nhân trong các tiểu bang đó chết vì bệnh AIDS, và gấp hơn 6 lần số người chết trong dân thường [In 14 States, AIDS death rate among priests is more than double that of all adult males in those states, and more than six times that of the general population]

80% tín đồ Công Giáo Mỹ phản đối Thông Tư Humanae Vitae của Giáo hoàng Paul VI, cấm dùng thuốc ngừa thai. Giáo dân Mỹ đặt vấn đề: “quyền lực ngoại lai ở La Mã lấy căn bản hợp pháp nào để áp đặt trên giáo dân Mỹ” (questioning the legitimacy of foreign, Roman authority over American believers?) và “tại sao mấy ông già độc thân lại phải dạy những tín đồ thông thường về đời sống tình dục của họ” (Why celibate old men presume to tell ordinary men and women how to regulate their sexual lives?) [George A. Kelly, The Battle for the American Church Revisited, Ignatus Press, San Francisco, 1995].

Ở khắp nơi, mỗi khi Giáo hoàng đi đến đâu, Mỹ hay trong thế giới thứ ba, ông ta cũng bị một số giáo dân của ông biểu tình phản đối, mang những biểu ngữ với nhiều lời lẽ rất cực đoan. Sở dĩ có những vụ phản đối này vì, theo tổ chức ACT UP: “chính Giáo hội đã làm cho những cuộc phản đối này xảy ra khi giáo hội quyết định “xía vào những vấn đề công cộng”” (the church itself invited the protests when it decided to “meddle in public affairs”) Khi Giáo hoàng John Paul II đến Mỹ năm 1987, một số đông phụ nữ Mỹ biểu tình phản đối Giáo Hoàng trước Tòa Đại Sứ của Vatican ở Washington,với biểu ngữ Hãy để chuỗi hạt mân côi của ông ở ngoài buồng trứng của chúng tôi (Keep your rosaries off our ovaries);

Ở California, trong một cuộc biểu tình phản đối Giáo hoàng John Paul II, một giáo dân đã giả mặc áo của phụ nữ có thai, tay bồng ba con búp bê nhỏ, và trên áo có viết hàng chữ: “Tử cung của tôi: tài sản của Vatican” (My uterus, property of the Vatican) [Los Angeles Time, Sep. 18, 1987].

Năm 1989, nhiều ngàn người đã biểu tình chống đối “thánh lễ” mi-sa ở nhà thờ St. Patrick ở New York. 130 tín đồ biểu tình ngay trong nhà thờ, làm ngưng cuộc lễ và làm cho Hồng Y O’Connor phải bỏ bài giảng. O’Connor bị tố cáo là một kẻ “cuồng tín” và là một “tên sát nhân”. Những người biểu tình nằm trong nhà thờ, giả chết, và các bao cao su (để ngừa thai) được tung ra. Trong những khẩu hiệu mà những người biểu tình hô, có câu: “Các ông nói, đừng có đ…” “Chúng tôi nói, đ...m...các ông” [You say, don’t fuck”; “We say, fuck you”] , và “Hãy ngừng giết chúng tôi! Hãy ngừng giết chúng tôi!. Chúng tôi không còn chịu đựng được nữa.” Nhiều biểu ngữ viết: “Hồng Y nói láo với giáo dân”. Một người biểu tình lấy một cái bánh thánh - đối với tín đồ đó là thân thể thực của Chúa Ki Tô – và ném xuống sàn nhà.

(In 1989, several thousand protesters led by the AIDS activist group ACT UP demonstrated during a mass at New York’s St Patrick Cathedral. 130 protesters demonstrated in the church itself, stopping mass and forcing Cardinal John O’Connor to abandon his sermon. O’Connor was loudly denounced as a “bigot” and a “murderer”. Demonstrators fell down in the aisles to simulate death, while condoms were thrown. Among the slogans chanted by protesters were “you say, don't fuck"; “We say, fuck you", and “Stop killing us! Stop killing us!. We’re not going to take it anymore.” Placards read “The Cardinal lies to his parishioners”. One protester grabbed a communion wafer – to a believer, literally the body of Christ – and threw it to the floor.) [Robert Goss, Jesus Acted Up, SanFrancisco; HarperSF, 1993)

Năm 1993, khi Giáo hoàng thăm viếng Hoa Kỳ, những người phản đối ở Denver mô tả ông ta như là “kẻ chống đồng giống luyến ái hạng nhất trong thế giới” và lên án Giáo hội Công Giáo phạm “tội kỳ thị phái nữ, chống đồng giống luyến ái, và lạm dụng quyền thế”” (When the Pope visited the US in 1993, protesters in Denver described him as “the biggest homophobe in the world” and accused the Catholic Church of “sins of sexism, homophobia, and abuse of power”)

Năm 2000, một nhóm 20 phụ nữ đã làm gián đoạn thánh lễ Mi-sa ở nhà thờ “Marie, Reine du Monde” ở Montréal, Canada. Họ xịt sơn lên nhà thờ câu “Tôn Giáo – Cái Bẫy Những Kẻ Ngu Đần” (Religion – A Trap of Fools), xịt sơn lên cả bàn thờ những câu phản đối quyền hành của Giáo hội.

Những người biểu tình treo trên tường và những bức tranh của nhà thờ những băng vệ sinh dơ của phái nữ, ném những bao cao su khắp thánh đường, và hô những khẩu hiệu ủng hộ phá thai. Họ cũng còn phá hủy hoặc cướp đi hàng trăm cuốn thánh ca hoặc sách kinh dùng trong lễ Mi-sa.

(Demonstrators stuck used sanitary napkins on pictures and walls, threw condoms around the sanctuary, and shouted pro-abortion slogans. They also destroyed or removed hundreds of hymn books or missals.) [Mark Steyn, American Spectator, May 2000]

Đó là đại khái vài sự kiện điển hình nói lên phản ứng của giáo dân trước những giáo lý về luân lý của các “đức thánh cha” mà ông Nguyễn Học Tập cho rằng “bất cứ Công giáo đồ nào trên thế giới” cũng cho là “đức thánh cha không thể sai lạc”. Hiển nhiên là ông Nguyễn Học Tập đã lấy cái “cho là” của chính mình làm cái “cho là” của “bất cứ Công giáo đồ nào trên thế giới”, hay nói khác đi, lấy “sự cuồng tín, mù lòa tin bướng tin càn, tinh thần nô lệ” của mình làm “sự cuồng tín, mù lòa tin bướng tin càn, tinh thần nô lệ” của mọi Công giáo đồ trên thế giới.

Và gần đây, một làn sóng chỉ trích trên khắp thế giới của những nhà hoạt động cho vấn đề sức khỏe công cộng, những chuyên gia y tế và các chính trị gia, trừ các con chiên A-Na-Mít, đã lên án Giáo hoàng Benedict XVI về một câu vô trách nhiệm của ông ta ở Phi Châu, liên hệ đến tiêu chuẩn luân lý của Vatican: rằng bao cao su không phải là một giải pháp và làm tăng vấn nạn về bệnh AIDS. Cường độ chỉ trích lên đến độ mà khoa học gia Richard Dawkins, Giáo sư người Anh, nhà sinh học lỗi lạc, nổi tiếng, nói tại một đại học ở Tây Ban Nha rằng: “Tôi tự hỏi đặt trên căn bản nào mà một người nào đó có thể nói lá bao cao su sẽ làm tăng bệnh AIDS. Giáo hoàng hoặc ngu, hoặc dốt hay đầu óc lờ mờ.”“bàn tay của Giáo hoàng Benedict XVI sẽ đẫm máu nếu những niềm tin của ông ta được các tín đồ trên thế giới tuân theo.”

Có nhiều người Công giáo vẫn huênh hoang khoe rằng, Công Giáo vẫn sống mạnh, sống lâu, và có nhiều tín đồ nhất. Ho quên rằng, dựa trên một nhận định của Bertrand Russell: “Dù có cả tỷ người tin vào một điều bịp bợm lếu láo thì bản chất điều đó cũng chỉ là điều bịp bợm lếu láo”. Ngoài ra, đúng như Thống Đốc Jesse Ventura của Bang Minnesota đã phát biểu: “KiTô giáo là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số đông” (Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers).

Nhưng số đông người đầu óc yếu kém thì có giá trị gì trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, Công Giáo vẫn sẽ còn sống và sống dai. Điều này không lạ, vì Robert G. Ingersoll đã nói thẳng trước một cử tọa đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn thuyết (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):

Công Giáo La Mã thật sống dai. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.[cunning]

[Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning.]

Không lạ vì trên thế gian còn rất nhiều người thông thái như tiến sĩ Công giáo Nguyễn Học Tập nhưng vẫn u mê về đạo của mình, với đa số giáo dân ở dưới còn thấp kém hơn nhiều, và sự kiện là, hiện nay hơn 70% tổng số giáo dân Công giáo là thuộc các nước trong thế giới thứ ba và ở vài ốc đảo ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Biết bao giờ trên thế gian này mới hết những người ngu dốt và những kẻ xảo quyệt.

Trong bài phê bình ông Nguyễn Học Tập của Vương Vũ có đoạn nhận định khá chính xác về phản ứng của những người Công giáo trước những sự thật về Công giáo như sau:

Hàng giáo sĩ và giáo dân CG VN luôn luôn huênh hoang và rao giảng những "lời hay ý đẹp" trích từ Thánh Kinh . Không bao giờ và chẳng khi nào họ thoáng nhắc hoặc đề cập đến những “lời dở ý xấu " cũng có trong Thánh Kinh . Họ trốn chạy hoặc né tránh chúng như một thứ ác quỷ ghê tởm nhất . Dù những lời lẽ ác độc đó đã công khai hiện diện và rất dễ phát hiện trong TK từ 2000 năm . Mỗi lần bị dồn vào chân tường sự thật, họ dùng tất cả xảo thuật tinh xảo nhất để giảo biện và ngụy giải . Nếu cùng đường, họ dùng chiêu bài " sự huyền nhiệm và siêu việt " của Thiên Chúa mà người trần mắt thịt như chúng ta không thể hiểu để làm bia chống đỡ .

Chỉ có điều, trí tuệ của họ quá kém cỏi, cho nên càng giảo biện và ngụy giải bao nhiêu, họ càng để lộ ra sự vô cùng yếu kém về trình độ cũng như về nghệ thuật phản luận, vì tất cả đều bắt nguồn từ một sự cuồng tín, một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Đọc bài của ông Nguyễn Học Tập chúng ta thấy rõ như vậy. Quả thật là tội nghiệp!

 

Các bài liên quan:

Đối Thoại giữa Vương Vũ và Nguyễn Học Tập

Vài Ý Kiến Về Bài "Giáo Hội Công Giáo Roma" của ông Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)