VÀI Ý KIẾN NHÂN ĐỌC BÀI

"Niềm tin lầm lạc của giới nghệ sĩ:
Tố Hữu, Brian Đoàn...Làm một người tỉnh thức trên mặt trận tri thức"
Của TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt029-1.php

21 tháng 3, 2009

Toàn bài: 1  2

... (tiếp theo)

Ngày nay, khi nhìn những di hại của cuộc chiến trên đất nước Việt Nam, cùng đọc lại lịch sử cuộc chiến ở Việt Nam qua những tài liệu đã được giải mật cũng như qua hàng trăm tác phẩm của các học giả, giáo sư đại học, ký giả, cựu quân nhân và tướng lãnh Mỹ, kể cả Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara v..v.. chúng ta thấy rõ cuộc chỉến ở Việt Nam sau Hiệp Định Genève là một cuộc chiến sai lầm do Mỹ gây nên.

Như trên đã nói, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant gọi đó là “một trong những cuộc chiến "man rợ nhất" của lịch sử”, và sau 30 năm người Pháp vẫn gọi đó là một cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” (La Sale Guerre) [Xin đọc bài Người Mỹ ở Việt Nam: Bộ Máy Nghiền Thịt (Les Américains au Vietnam: l’Engrenage) của Jacques Dallos, Thạc Sĩ Sử Học, Tiến Sĩ Sử Học, và bài Chiều Sâu của “Cuộc Chiến Nhơ Bẩn” (Au Coeur de la “Sale Guerre”) của André Kaspi, Giáo Sư Đại Học Paris I - Panthéon-Sorbonne trong tập “Les Collections de L’Histoire” (tạm dịch là Những Bộ Sử), số 23, Avril-Juin 2004, xuất bản tại Paris].

Chúng ta cần phải cám ơn những người “phản chiến” đã can đảm, không sợ nguy hại đến bản thân, tích cực góp phần trong công cuộc thức tỉnh lương tâm nhân loại và người dân Mỹ để cuộc chiến phải đi đến kết thúc. Và một khuôn mặt “phản chiến” trong Phật Giáo Việt Nam được thế giới biết đến nhiều nhất và được nhiều người ca tụng, thí dụ như Martin Luther King, Thomas Merton, Alfred Hassler v..v.. chính là Thầy Nhất Hạnh, người đã từng hội kiến với Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert McNamara và Giáo hoàng Paul VI trong cuộc vận động hòa bình cho Việt Nam.

∷∷

Bây giờ xin sang đến vấn đề Bertrand Russell đòi thiết lập một Tòa Án Quốc Tế để xét xử Mỹ trong cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” ở Việt Nam mà tác giả Trần Thị Hồng Sương viết trong đoạn trích dẫn ở trên, hàm ý như vậy là “điên cuồng chống Mỹ”. Vấn đề cần tìm hiểu là tại sao Bertrand Russell lại làm như vậy.

Tuy rằng không thành công để thiết lập một Tòa Án Quốc Tế để xét xử Mỹ, vì sau Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ là cường quốc bậc nhất trên thế giới, muốn làm gì thì làm, chẳng ai có có quyền ngăn cản hay làm gì được. Nhưng Bertrand Russell và 25 người có tên tuổi trong giới trí thức trên thế giới cũng đã tự tạo lên một Tòa Án để xét xử Mỹ trong 2 phiên xử: Phiên thứ nhất ở Stockholm, 2-10 tháng 5, 1967, và Phiên thứ hai ở Roskilde, Denmark, từ 20 tháng 11 đến 1 tháng 12, 1967, dựa trên những bằng chứng và nhân chứng, để đưa ra những kết luận như sau:

Những Kết Luận và Bản Án của Tòa Án

(Conclusions and Verdicts of the Tribunal)

Tòa án tuyên bố những kết luận như sau:

(The Tribunal stated that its conclusions were:)

 

1. Chính Phủ Mỹ có can tội xâm lược Việt Nam theo tinh thần luật quốc tế không? [Has the Government of the United States committed acts of aggression against Vietnam under the terms of international law? Yes (unanimously).]

2. Có những vụ bỏ bom trên những mục tiêu thuần túy dân sự như nhà thương, trường học, bệnh viện điều dưỡng, đập nước v..v… không, và tới mức độ nào? [Has there been, and if so, on what scale, bombardment of purely civilian targets, for example, hospitals, schools, medical establishments, dams, etc? Yes (unanimously).]

We find the government and armed forces of the United States are guilty of the deliberate, systematic and large-scale bombardment of civilian targets, including civilian populations, dwellings, villages, dams, dikes, medical establishments, leper colonies, schools, churches, pagodas, historical and cultural monuments. We also find unanimously, with one abstention, that the government of the United States of America is guilty of repeated violations of the sovereignty, neutrality and territorial integrity of Cambodia, that it is guilty of attacks against the civilian population of a certain number of Cambodian towns and villages.

3. Các chính phủ Úc, Tân Tây Lan và Nam Hàn có phải là đồng lõa của Mỹ trong cuộc xâm lược Việt Nam vi phạm luật quốc tế không? [Have the governments of Australia, New Zealand and South Korea been accomplices of the United States in the aggression against Vietnam in violation of international law? Yes (unanimously).]

The question also arises as to whether or not the governments of Thailand and other countries have become accomplices to acts of aggression or other crimes against Vietnam and its populations. We have not been able to study this question during the present session. We intend to examine at the next session legal aspects of the problem and to seek proofs of any incriminating facts.

4. Chính phủ Thái Lan có phạm tội đồng lõa với Mỹ trong cuộc xâm lược Việt Nam không? [Is the Government of Thailand guilty of complicity in the aggression committed by the United States Government against Vietnam? Yes (unanimously).]

5. Chính phủ Phi Luật Tân có phạm tội đồng lõa với Mỹ trong cuộc xâm lược Việt Nam không? [Is the Government of the Philippines guilty of complicity in the aggression committed by the United States Government against Vietnam? Yes (unanimously).]

6. Chính phủ Nhật Bản có phạm tội đồng lõa với Mỹ trong cuộc xâm lược Việt Nam không? [Is the Government of Japan guilty of complicity in the aggression committed by the United States Government against Vietnam? Yes, (by 8 Votes to 3). The three Tribunal members who voted against agree that the Japanese Government gives considerable aid to the Government of the United States, but do not agree on its complicity in the crime of aggression.

7. Chính phủ Mỹ có phạm tội xâm lược dân tộc Lào không, theo định nghĩa bởi luật Quốc Tế. [Has the United States Government committed aggression against the people of Laos, according to the definition provided by international law? Yes (unanimously).]

8. Quân đội Mỹ có dùng hay thí nghiệm những vũ khí bị cấm bởi luật chiến tranh không? [Have the armed forces of the United States used or experimented with weapons prohibited by the laws of war? Yes (unanimously).]

9. Những tù binh chiến tranh bị quân đội Mỹ bắt có bị đối xử bằng những biện pháp mà các luật chiến tranh cấm không? [Have prisoners of war captured by the armed forces of the United States been subjected to treatment prohibited by the laws of war? Yes (unanimously).]

10. Quân đội Mỹ có đối xử với dân chúng bằng những biện pháp vô nhân đạo bị luật chiến tranh cấm không? [Have the armed forces of the United States subjected the civilian population to inhuman treatment prohibited by international law? Yes (unanimously).]

11. Chính phủ Mỹ có phạm tội diệt chủng dân tộc Việt Nam không? [Is the United States Government guilty of genocide against the people of Vietnam? Yes (unanimously).]

∷∷

Chúng ta thấy, tòa án do Bertrand Russell và Jean Paul Sartre thiết lập đã lên án Mỹ là quân xâm lược Việt Nam và phạm nhiều tội ác ở Việt Nam. Đây có phải là những lời kết án vu vơ không? Chúng ta hãy đọc vài tài liệu sau khi cuộc chiến đã kết thúc lâu của chính người Mỹ:

► Daniel Ellsberg viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

“Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ”.

(In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.)

► Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), các giáo sư ở Đại học Iowa, John Carlos Rowe và Rick Berg kết luận, trang 29, sau khi đưa ra những luận cứ dựa trên những sự kiện bất khả phủ bác:

Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.

(In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

► Bác Sĩ Allen Hassan, một Bác sĩ đã phục vụ tại Việt Nam, đã viết cuốn “Failure To Atone” mà bản dịch tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ dịch là “Không Thể Chuộc Lỗi” (Đúng ra là “tội”, tội ác chứ không phải “lỗi”, lỗi lầm) nói về một số tội ác của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Trước những núi tội ác của Mỹ đối với Việt Nam, Bác sĩ Allen Assen cho rằng: “Bây giờ dù bất cứ làm việc gì, nước Mỹ cũng không thể chuộc lại tội của mình đối với người dân Việt Nam.”

Trước những tài liệu như vậy mà tác giả Trần Thị Hồng Sương có thể phê phán Jean Paul Sartre như sau:

Jean-Paul Sartre ( 1905-1980) đã sống lâu hơn để thấy ra sai lầm của Cộng Sản . Jean-Paul Sartre rất đúng khi nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của Algerie, Trung Quốc, nhưng đã sai khi cùng Bertrand Russel thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

thì chúng ta phải hiểu đầu óc của Trần Thị Hồng Sương thuộc loại nào, và phải chăng Jean Paul Sartre đã sai. Rất có thể Jean Paul Sartre đã thấy ra sai lầm của các chính thể áp dụng sai chủ nghĩa Cộng sản, nhưng thành lập Ủy Ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam thì hoàn toàn không có gì là sai lầm vì đó là bổn phận của những bậc thức giả có lương tri. Vấn đề đặt ra ở đây là Mỹ có phạm những tội ác chiến tranh ở Việt Nam không? Kết luận của Tòa Án thành lập bởi Bertrand Russell và Jean Paul Sartre trên 11 điểm ở trên, và kết quả nghiên cứu của Daniel Ellsberg, 2 Giáo sư đại học Iowa, John Carlos Rowe và Rick Berg, và Bác Sĩ Allen Hassan và nhiều học giả khác có cùng những kết luận tương tự đã trả lời cho câu hỏi này.

Ngoài ra tôi nghĩ, để mở mang kiến thức về chiến tranh Việt Nam và về những tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, tác giả Trần Thị Hồng Sương cũng nên biết đến những tài liệu sau đây:

http://www.metacafe.com/watch/1378462/us_war_crimes_in_vietnam/ [Video]

The Vietnam War Crimes You Never Heard Of By Nick Turse

US News & World Report: The War Over War Crimes in Vietnam

Dan Gilgoff, in US News & World Report (Sept. 6, 2004): Published on Wednesday, May 3, 2000

Vietnam War Is A Study In US Crimes

by Robert Jensen

Robert Jensen is a professor in the Department of Journalism at the University of Texas at Austin. He can be reached at Robert Jensen is a professor in the Department of Journalism at the University of Texas at Austin. He can be reached at rjensen@uts.cc.utexas.edu

US Has Its Own Record of Atrocities

by James Ron and Charles T. Call

James Ron is assistant professor of sociology and political science at Johns Hopkins University. Charles T. Call is assistant professor for research at the Watson Institute for International Studies at Brown University.

Tôi không muốn tiếp tục phê bình Trần Thị Hồng Sương nữa. Chúng ta nay đã biết tác giả thuộc lớp người nào và trình độ kiến thức là bao nhiêu. Nhưng có một câu sau đây của tác giả tôi thấy cần thiết phải giải hoặc:

Giai đoạn 1954-1963 miền Nam chọn lựa tiếp nhận “chủ nghĩa nhân vị” làm hệ tư tưởng chính thống, lấy tư tưởng của Sartre, Camus, Mounier là “nhân vị”, “hiện sinh” làm thành chủ thuyết “Cần Lao Nhân Vị” của ông Ngô Đình Nhu, truyền bá công khai để chống lại “hệ tư tưởng Mác-xít” .

Tôi thực tình không nghĩ rằng tác giả Trần Thị Hồng Sương đã hiểu thế nào là “chủ nghĩa nhân vị” và “Cần Lao Nhân Vị”. Vì thật ra Emmanuel Mounier, khi đưa ra chủ nghĩa nhân vị, đã tìm cách dung hòa hai luồng tư tưởng của Marx và Kierkegaard. Kierkegaard là một triết gia Tin Lành và tin rằng con người không thể không có Thượng đế, lẽ dĩ nhiên, Thượng đế của Ki Tô Giáo.

Mounier muốn tổ hợp tư tưởng của Marx về sự quan trọng của những điều kiện vật chất với niềm tin của Kierkegaard về tâm linh của con người. [Mounier wanted to combine Marx’s insistence on the importance of material conditions with Kierkegaard’s belief in the spirituality of the person.] Đây không phải chỗ để bàn về chủ thuyết nhân vị của Mounier. Chúng ta hãy thử tìm hiểu về “chủ thuyết nhân vị” và rồi “Cần Lao Công Giáo” ở Việt Nam dưới triều nhà Ngô. Điều rõ ràng là Ngô Đình Nhu không đủ khả năng để hiểu về chủ thuyết nhân vị của Mounier. Rất có thể vì Mounier là một triết gia Công giáo, và dù chỉ hiểu lờ mờ, Nhà Ngô với tinh thần ngu Đạo, cũng muốn áp dụng lên dân Việt Nam. Chúng ta hãy đọc vài tài liệu.

Trong cuốn Background to Vietnam, Signet Books, 1965, Bernard Newman viết về chủ thuyết nhân vị của chính quyền Ngô Đình Diệm như sau, trang 117:

“Bất kể hiến pháp viết ra sao, Diệm cai trị như là một nhà độc tài. Triết lý chính trị của ông ta dẫn xuất từ một nhóm người Công giáo Pháp, những người đã lập lên một giáo thuyết được biết là “chù nghĩa nhân vị”. Thuyết này nhấn mạnh đến nhân cách con người để đối lại với quan niệm của Công sản về kỷ luật của quần chúng. Chi tiết về chủ nghĩa này phức tạp, và khó hiểu đối với mọi người không phải là triết gia. Một chuyên gia Mỹ được mời để cố vấn cho hệ thống thuế má của Việt Nam mô tả “chủ nghĩa nhân vị” như là “một sự pha trộn lộn xộn rối răm của những thông tri của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với sự nghi ngờ các tư nhân thương gia, e sợ vốn của ngoại quốc, và với một quan điểm là chẳng có thể hoàn thành được mấy ở Việt Nam mà không có sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền. Trên thực tế, chính quyền đây là chính quyền Diệm.”

[Whatever the constitution might say, Diem rules as a virual dictator. His political philosophy was derived from a group of French Catholics, who formulated a doctrine known as Personalism. It emphasizes human dignity as opposed to the Communist concept of disciplined masses. Its detail is complicated, and difficult of comprehension to all but to a philosopher. An American expert who was called in to advise on the local system of taxation described Personalism as “a confused mélange of papal encyclicals and kintergarten economies, combined with a suspicion of private businessmen, a fear of foreign capital, and an attitude that little could be accomplished in Viet-Nam without direct government control.” In practice, it meant government by Diem.]

Trong cuốn Viet-Nam and the West, Cornell University Press, 1971, Ralph Smith viết, trang 157:

Không chắc là Nhu đã nắm được tất cả những sắc thái của chủ nghĩa hiện sinh của Pháp và Đức tiềm tàng trong tác phẩm của Mounier.

Diệm và Nhu rất ý thức mình là những người cách mạng. Chủ nghĩa nhân vị là triết lý cách mạng của họ. Bất hạnh thay, so sánh với chủ nghĩa Marx, tư tưởng của Mounier có vẻ mơ hồ về vấn đề cách mạng. Được thành lập ở trong và cho một xã hội đã kinh nghiệm cuộc cách mạng của xã hội mình nhiều thế hệ trước, chủ nghĩa nhân vị của Pháp yếu nhất ở những điểm mà Diệm và Nhu cần đến nhất để có thực lực.

[It is unlikely that Nhu grasped all the nuances of the French and German existentialism which underlay Mounier’s writings.

Diem and Nhu were very conscious of being revolutionaries. Personalism was their philosophy of revolution. Unfortunately, compared with Marxism, Mounier’s thought was somewhat vague on the question of revolution. Formulated in and for a society which had experienced its revolution several generations earlier, French Personalism was weakest at the points where Diem and Nhu most needed it to be strong.]

Đó là về “chủ nghĩa nhân vị” của Diệm và Nhu áp dụng để chống lại hệ tư tưởng Mác-xít. Thế còn “Cần Lao Nhân Vị” thì sao?. Bernard Newman viết, Ibid., trang 118:

Người em của Tổng Thống – Ngô Đình Nhu – thành lập đảng “Cách Mạng Cần Lao Nhân Vị”. Đó là một hiệp hội hầu như là dập theo khuôn của Cộng Sản, với các tổ 5 người và các “nhóm hoạt động” – và những phương pháp có tính cách quyết liệt để đối phó với những người đối lập.

[The President’s brother – Ngo Dinh Nhu – initiated a “Revolutionary Personalist Worker’s Party”. It was a society almost on the Communist pattern, with cells of five and “action groups” – and decisive methods dealing with its opponents.]

Như vậy mà Nhu hi vọng có thể dùng “đảng Cần Lao” và chủ nghĩa nhân vị mà ông ta chỉ hiểu lờ mờ để có thể chống lại “hệ tư tưởng Mác-xít” hay sao? Mounier, và cả Sartre lẫn Camus, có được thế giới tôn vinh như Marx không? Vị trí của Marx trong số những tư tưởng gia vĩ đại của thế giới là như thế nào?. Một vài thông tin để khai sáng Trần Thị Hồng Sương về Marx. 1. “Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả đài BBC Radio 4 trong tháng 7, 2005 thì, trong số 20 tư tưởng gia được biết đến, kính trọng, và có ảnh hưởng nhiều nhất, Marx lại được coi như là một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại”??. [BBC Press Release: 13-7-2005: Out of a shortlist of twenty of the best known, most respected and influential philosophical thinkers, nominated by the In Our Time audience, Karl Marx has been voted the Greatest Philosopher of all time by BBC Radio 4 listeners.] Theo bảng kết quả thì David Hume, một nhà nhân bản, xếp hạng 2, Nietzshe hạng 4, Kant hạng 6, và Aquinas của Ki-tô Giáo hạng 7. 2. “Kết quả chọn vĩ nhân của Đức Quốc, với con số tham dự trên 5 triệu người, Karl Marx đứng hàng thứ 3 trong 100 ứng viên, Albert Einstein đứng hàng thứ 10( www.unserebesten.zdf.de).

Lạ nhỉ, cả thế giới trí thức này mù và ngu cả hay sao mà không nhìn và đánh giá Marx như Trần Thị Hồng Sương qua nhân vật quản thủ văn khố là Ngô Đình Nhu với cái chủ thuyết Cần Lao Nhân Vị tào lao mà trên thế giới chẳng có biết nó là cái gì trừ những tên ngu đạo Việt Nam. Ngô Đình Nhu được xếp hạng mấy? Có hạng nào cho Ngô Đình Nhu vì đã tiếp nhận “chủ nghĩa nhân vị” để “sáng tạo” ra cái gọi là “Đảng Cách Mạng (sic) Cần Lao Nhân Vị” ?.

Những người máy chống Cộng như Trần Thị Hồng Sương có vẻ như là tìm ra được một chân lý từ những cái đầu mà không có óc: rằng thân Cộng hay thiên Cộng tất nhiên là sai. Những người này không biết rằng hiện nay trên thế giới có bao nhiêu người theo CS, có bao nhiêu tổ chức CS, có bao nhiêu đảng CS. Hãy vào Internet, đánh chữ “Communism Today” vào chỗ Search thì sẽ thấy. Bật mí cho những người máy chống Cộng biết, hiện nay CS có mặt khắp 5 châu: Âu Châu; Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ; Phi Châu; Á Châu; Úc châu. Nguyên ở Âu Châu, các nước sau đây đều có đảng CS, hội đoàn CS, tổ chức CS v…v…, và tuy các tổ chức này không hoàn toàn nắm quyền nhưng không phải là không có ảnh hưởng trên các mặt văn hóa và xã hội:

Communist Parties today in Europe: Albania, Austria, Belarus, Belgium, Bosnia & Herzegovina, Bulgaria, Czech Republic, Denmark, Finland, France, Germany, Great Britain, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Moldova, Netherland, Norway, Poland, Portugal, Romania, Russia, San Mario, Serbia, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, Switzerland, Ukraine.

Lạ một điều là ở các nước ngoan đạo như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan lại có nhiều tổ chức Cộng sản nhất. Tôi đưa những tài liệu này lên không phải là để bênh vực Cộng Sản, hay để ca tụng Cộng sản, hay để kêu gọi bất cứ ai hãy theo Cộng sản, mà chỉ muốn những người máy chống Cộng hãy nhìn vào thực tế: Trong thế giới tự do này, lý thuyết Cộng Sản không phải là một cái gì có thể loại bỏ trong những luồng tư tưởng của thế giới. Thực tế là, trong thế giới đa nguyên ngày nay, chúng ta không có quyền lên án bất cứ ai về khuynh hướng chính trị của họ, cho nên những người máy chống Cộng, trong khi hành nghề chống Cộng, cần học bài học đầu tiên ở trên OCRegister.com là:

Những người chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà chụp mũ và lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu học vấn.

[Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]

Để kết thúc bài viết này, tôi muốn trích dẫn quan niệm của Johannjs trên Internet, về những dân chống Cộng ở hải ngoại:

Nếu những người [Việt] nào “thù ghét những người Cộng sản vì những gì họ đã làm”, vậy thì họ hãy nên thù ghét những người còn tự cho mình là “người quốc gia” hơn, xét rằng họ đã giúp những kẻ xâm lăng tàn bạo để diệt chủng dân tộc họ… Và ai là những kẻ xâm lăng tàn bạo? Về vấn đề này, không còn phải bàn cãi gì nữa: những người ở đây đều hiểu ai là những kẻ ngoại xâm tàn bạo. Đừng toan tính lật ngược tình thế, cho rằng đó là những người Việt Nam xâm lăng chính quốc gia của họ. Không một người nào có đầu óc lô-gic, Bắc, Nam, sẽ tin được điều này. Ngay chính những kẻ ngoại xâm cũng đã thừa nhận là họ chẳng có nhiệm vụ gì ở miền đất xa xôi đó.

Vì có những người [chống Cộng] như các người, người Việt hải ngoại đã nổi tiếng là những kẻ “nói láo đến cực điểm” và là những kẻ “vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn”.

Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử những người Cộng sản Việt Nam? - Không có một cái nào! Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử nước Mỹ [tự cho là] có quá đạo đức tôn giáo? - Có rất nhiều.. Và đây là một sự kiện đơn thuần

(If anyone should "hate the communists for what they have done", then they should hate even more those who still pretend to be "nationalists", whereas they helped brutal invaders to genocide their people... And who are the brutal invaders? Concerning his question, it was no question: every body here understands who were the brutal foreign invaders. Don't pretend to reverse the situation, into that of the Vietnamese invading their own country! Nobody with a logical mind will listen to that, North, South. Even the invaders themselves have admitted they had nothing to do in that far away land.

Because of people of your kind, the Vietnamese abroad have gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes" (unashamed and absolute pathological liars).
How many international war crime tribunals were set against the Vietnamese "communists"? none. How many international war crime tribunals were set against the so religiously moralist United States of America? many... and that's a simple fact. [This post has been edited by Johannjs: Nov 30, 2004, 12:53 PM ]