Tôi đọc: “NHÌN LẠI NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA”

của Nguyễn Văn Trung

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt002.php

08 tháng 10, 2007

 

Một người bạn gửi E-mail cho tôi giới thiệu bài của ông Nguyễn Văn Trung viết về Ông Phạm Công Thiện trên trang nhà Thông Luận. Có lẽ đã từ lâu lắm rồi tôi không đọc Thông Luận, không phải vì tôi không có thì giờ, mà chỉ là tôi không có thì giờ để đọc Thông Luận. Nhưng nhận được E-mail của anh bạn, nghe đến đại danh của ông Nguyễn Văn Trung, đại ca của ông Nguyễn Văn Lục, người thường viết tào lao trên Đàn Chim Việt, nên tôi cũng tò mò, vào Thông Luận xem ông Trung viết cái gì về ông Thiện. Vào đó mới biết là bài viết về ông Thiện là bài số 4 trong một loạt 7 bài viết dưới chủ đề “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua” mà ông Trung viết từ năm 2003 ở Montréal và San Jose, nay được Thông Luận đưa lên.

Tôi đã gắng hết sức đọc đủ cả 7 bài của ông Trung. Đọc xong, tôi thấy, không phải bây giờ mới thấy, ông Nguyễn Văn Trung là người biết nhiều, nhưng từ biết đến sử dụng cái biết của mình một cách đứng đắn và trí thức thì ông Trung còn phải đi một quãng đường rất dài, không những thế, có vẻ như ông Trung còn thiếu một chút lương thiện trí thức. Tôi viết câu này là có cơ sở và sẽ chứng minh nó khi điểm qua vài đoạn trong bài của ông Trung. Mặt khác, cách đây nhiều năm tôi đã có hai bài phê bình ông Nguyễn Văn Trung và cho tới bây giờ, qua 7 bài của ông Trung tôi vừa đọc, tôi thấy cái nhìn của ông về lịch sử, về Công Giáo và Phật Giáo, hầu như không thay đổi từ hồi ông viết “luận án tiến sĩ dài 164 trang” về Phật Giáo trong một đại học Công Giáo từ đầu thập niên 1960..

Toàn phần bài của ông Trung dài hơn 100 trang trên máy điện toán của tôi và nói đến nhiều vấn đề tôi không mấy quan tâm và không muốn biết, cho nên trong bài này tôi chỉ có vài ý kiến về vài đoạn ông Trung viết về lịch sử, về Phật Giáo và Công Giáo. Lịch sử là lịch sử chung của người Việt, Phật Giáo [những lời Phật và các Tổ Sư dạy] là Đạo của tôi, còn Công Giáo [tôn giáo thờ thần Jehovah và Jesus] là tôn giáo của ông Trung. Đạo và tôn giáo có nghĩa khác nhau.

Cách đây nhiều năm, tôi đã đọc bài ông Phạm Công Thiện phê bình luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Trung trình ở Viện Cao Học Triết Công Giáo (Institut Supérieur de Philosophie) ở Louvain, Bỉ, do một nhóm anh chị em sinh viên Phật tử Huế, in lại năm 1973, in lại với lý do mà tôi xin trích dẫn vài đoạn đầu như sau:

Trong suốt 80 năm Pháp thuộc, Phật Giáo đã đóng giữ vai trò tôn giáo của một dân tộc bị trị, gánh chịu cả những khuất nhục và xuyên tạc đến từ giai cấp thống trị và bọn tay sai bản xứ. Văn hóa và tôn giáo ngoại lai ồ ạt du nhập vào cùng lúc với chế độ thực dân. Và chế độ càng được củng cố vững chãi hơn do sự trực tiếp hay gián tiếp của những người làm văn hóa bản địa.

Trong suốt 9 năm dưới chế độ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng cùng một tình trạng ấy tái diễn cho Phật Giáo, với những biến tướng ít nhiều sai khác, vì những tương quan lực lượng đã đổi mới và vì Phật Giáo đã có những dấu hiệu báo trước sự vươn mình hồi sinh lớn mạnh. Những thế lực văn hóa ngoại lai, dầu che đậy dưới chiêu bài chủ nghĩa nhân vị hay núp bóng trong những giảng đường đại học, cũng tấn công Phật Giáo với cùng một ý đồ, cùng một luận điệu đã được hấp thụ từ trời Tây. Trường hợp Nguyễn Văn Trung với luận án Tiến sĩ về Phật Giáo ở Đại học Công Giáo Louvain chỉ là một trường hợp điển hình.

Nói là điển hình, và cần phải được nêu ra lại ở đây do việc tái bản lại bài phê bình tập luận án, vì hiện tại, cũng ngay trong những giảng đường đại học Việt Nam ở Huế, ở Saigon, vẫn đang có những vị giáo sư tuy kiến thức về Phật Học và Quốc Học chỉ là con số không, nhưng vẫn thích nói về giáo lý Phật Giáo bằng cái giọng trịch thượng, khinh bỉ. Họ tưởng là mình đang sống một thời Trung Cổ về văn hóa, và sinh viên hay quần chúng chỉ là những con chiên ngu muội đã từ khước quyền sử dụng lý trí và óc phán đoán…

Văn phong trong bài phê bình luận án tiến sĩ 164 trang của ông Trung là loại văn phong độc nhất vô nhị, chỉ có thể là của một trí thức thuộc loại vô thượng thiên tài như ông Phạm Công Thiện. Hình như ngôn ngữ Việt Nam thiếu danh từ để mô tả ông Thiện. Nhưng những điều ông ta phê bình ông Trung về cái hiểu của ông Trung về Phật Giáo thì quả là mạnh mẽ nhưng không phải là không đúng, nó như là mũi tên cắm thẳng vào hồng tâm của ông Trung. Và ông Trung đã né tránh vấn đề này trong bài viết về ông Phạm Công Thiện, nhưng lại “trả đũa” ông Thiện bằng những chi tiết về đời tư ông Thiện chẳng dính dáng gì đến nội dung của bài phê bình. Đây là chiến thuật “character assassination” quen thuộc của những người không đủ khả năng thảo luận trí thức trên những luận cứ.

Tôi chưa được hân hạnh đọc luận án của ông Trung viết về Phật Giáo, nhưng qua vài đoạn trích dẫn trong bài phê bình của ông Thiện, tôi thấy cái hiểu của ông Trung không khác gì cái hiểu của các thừa sai Công Giáo thuộc thế kỷ 18, dựa trên niềm tin không cần biết không cần hiểu về Công Giáo để viết hời hợt và sai lạc về Phật Giáo với chủ ý hạ thấp Phật Giáo. Điều này chúng ta không lấy gì làm lạ, vì tới giữa thập niên 1990Giáo Hoàng John Paul II còn viết tầm bậy về Phật Giáo trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng”,Hồng Y Thiết Giáp Ratzinger, nay là Giáo hoàng Benedict XVI, còn nói bậy về Phật Giáo, huống chi là một tín đồ cỡ ông Trung viết luận án về Phật Giáo (sic) để trình trong một viện cao học triết Công Giáo vào đầu thập niên 1960. Cái bằng tiến sĩ thuộc loại này, theo một nghĩa nào đó, chỉ tương đương với những bằng tiến sĩ thần học trong Công Giáo, một môn học mà đa số học giả hiện đại cho rằng “không có chủ đề và những nhà thần học nói mà không biết là mình nói cái gì”, chỉ có giá trị trong nội bộ Công Giáo vì phù hợp với chủ trương nhồi sọ của Công Giáo, hoặc tương đương với “Phép Giảng 8 Ngày” của Alexandre de Rhodes..

Trong bài 4, viết về ông Phạm Công Thiện, ông Nguyễn Văn Trung phàn nàn:

Sau đảo chánh 01/11/1963, ông Phạm Công Thiện xuất bản cuốn “Hố thẳm tư tưởng”, dành một chương phê phán luận án tiến sĩ của tôi với một thái độ khinh bỉ, trịch thượng, mạt sát thậm tệ. Cuốn sách bán chạy, dư luận bàn tán sôi nổi vụ “ông Phạm Công Thiện phê phán ông Nguyễn Văn Trung”, chờ đợi tôi lên tiếng đối đáp; nhưng cho đến nay tôi vẫn giữ im lặng, không có một lời nói công khai nào.(1)

Đọc bài ông Phạm Công Thiện Phê Bình Luận Án Tiến Sĩ Triết Học Của Nguyễn Văn Trung, chúng ta thấy quả nhiên ông Thiện đã “phê phán luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung với một thái độ khinh bỉ, trịch thượng, mạt sát thậm tệ.” Chúng ta hãy thử đọc lại vài điều xem ông Thiện đã phê bình ông Trung như thế nào?

Phạm Công Thiện phê bình, trang 9-10: Đọc xong tập luận án, dù vô tình đến thế nào, cũng thấy ngay rằng Nguyễn Văn Trung là một người học vấn nông cạn lôi thôi, và bởi nông cạn lôi thôi nên trở thành nguy hiểm. Giọng điệu Nguyễn Văn Trung mơ hồ bất nhất, tất cả lý luận đều nông cạn và cóp nhặt kẻ khác, kiến thức triết học Tây phương hãy còn kém cỏi (đó là chưa nói kiến thức quá sơ đẳng của Nguyễn Văn Trung về Phật học).

Nguy hiểm và ngu xuẩn hơn nữa, tất cả lý luận và giọng điệu của Nguyễn Văn Trung được điều khiển bởi một thủ đoạn không đứng đắn; tại sao Nguyễn Văn Trung không có can đảm đả phá chỉ trích Phật Giáo bằng một ngôn ngữ trực tiếp ngay thẳng? Tại sao phải nói quanh quẩn rào trước đón sau, khen một đôi giòng trịch thượng để rồi kết luận bằng những ý tưởng đả phá quá non dại.?

Lập trường của Nguyễn Văn Trung (tạm gọi) là lập trường Thiên Chúa Giáo theo điệu thần học của Thánh Thomas d’Aquin. Thực ra thì Nguyễn Văn Trung cũng chưa nắm được Tinh thể của tư tưởng Thánh Thomas d’Aquin; Nguyễn Văn Trung chỉ lấy ra vài ba ý tưởng ấy để đả kích Phật Giáo. Về Phật học, Nguyễn Văn Trung hoàn toàn không hiểu gì cả. Mà ngay đến triết học Tây phương, anh cũng không nắm vững..

Nếu anh hiểu nổi Aristote và St. Thomas d’Aquin thì anh sẽ không bao giờ viết một tập luận án buồn cười, kỳ quặc, nông nổi, lôi thôi như vậy.

Trang 28: Nguyễn Văn Trung hoàn toàn dốt nát về Phật học, Nguyễn Văn Trung cũng lại hoàn toàn dốt nát về Tư Tưởng Tây Phương. Sự dốt nát ấy trở nên trầm trọng vì nó đưa người ta đồng lõa với một thế lực; với những thế lực đang tàn phá Việt Nam hiện nay.

Trang 34-35: Nguyễn Văn Trung luôn luôn nói đến “cảm thông”, “trao đổi”, “đối thoại”, “tha nhân”, “tôi anh” v..v… Nhưng sự thực như thế nào?

Tất cả những quyển sách của Nguyễn Văn Trung viết đều được hướng dẫn bởi một ý định: rao truyền một ý thức hệ (Công Giáo)

Khi một người rao truyền một ý thức hệ, khi người ấy nói “đối thoại”, “thông cảm”, “tha nhân” v..v.. thì phải hiểu rằng đối thoại để rao truyền, thông cảm để rao truyền và tha nhân là người được rao truyền.

…Từ lâu tôi không muốn nhắc đến tác phẩm của Nguyễn Văn Trung; tôi muốn quên tên anh như quên một thói xấu trong chính đời mình. Đối với tôi, Nguyễn văn Trung không phải chỉ là tên anh, mà là tượng trưng cho sự nông cạn, nô lệ, phá sản của giới trí thức [Công Giáo. TCN] Việt Nam hiện nay. Tên ấy gợi lên sự học vấn lừng khừng, suy tư thiếu máu, cóp nhặt thiếu thông minh, kiêu ngạo ngu xuẩn, lưu manh nguy hiểm.

Thật quả đây là những lời phê phán rất nặng nề đối với Nguyễn Văn Trung, một người vẫn thường tự hào là một trí thức Công Giáo. Trong bài viết về ông Phạm Công Thiện, ông Nguyễn Văn Trung có viết là “ông Thiện thú nhận với tôi đại ý như sau: Tôi viết bài phê bình anh để thỏa mãn những uất ức bất mãn của giới Phật giáo coi anh là tiêu biểu cho trí thức Việt Nam nói chung và trí thức Công giáo nói riêng. Tôi xin hứa với anh sẽ bỏ bài đó trong lần tái bản sách sắp tới. Ông Phạm Công Thiện đã giữ lời hứa.”

Tôi không hiểu ông Thiện có thực sự nói câu trên hay không vì câu trên rất mơ hồ và sai với sự thực. Thứ nhất, giới Phật Giáo là giới nào, và tại sao lại phải uất ức bất mãn về một bản văn quá thấp kém của một người ngoại đạo xuyên tạc đạo của mình? Trước những thủ đoạn cố ý xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo của người ngoại đạo, người Phật tử chỉ cảm thấy thương hại những tác giả bị vô minh sai khiến và nếu có thể tìm cách dạy dỗ họ để cho họ trở về với sự lương thiện trí thức, trở về với dân tộc, chứ sao lại phải uất ức và bất mãn? Thứ nhì, giới Phật giáo nào coi ông Nguyễn Văn Trung là tiêu biểu cho trí thức Việt Nam? Ông Trung rất có thể tiêu biểu cho giới trí thức Công Giáo với luận án tiến sĩ 164 trang của ông ấy trình trong một đại học Công giáo ở Bỉ, nhưng không thể nào tiêu biểu cho trí thức Việt Nam, khoan kể chúng ta hiểu thế nào là trí thức. Chúng ta sẽ thấy về sau, ông Trung quan niệm trí thức là người có bằng cấp, bằng cấp của một đại học Công Giáo như ông ấy chẳng hạn.

Ông Trung cũng nêu lên sự kiện là trong ấn bản sau này của cuốn Hố Thẳm Tư Tưởng ông Thiện đã tự ý bỏ đi bài phê bình này. Nhưng tôi cho rằng ông Thiện bỏ đi vì nhận thấy những lời phê phán nặng nề của mình không thích hợp với một bài phê bình văn học chứ không phải vì ông Thiện phê bình sai những điểm trong luận án của ông Thiện. Vì vậy, ông Trung đã thú nhận là cho đến nay tôi vẫn giữ im lặng, không có một lời nói công khai nào.”. Tại sao, vì không có cách nào ông Trung có thể bác bỏ những phê bình của ông Thiện về sự hiểu biết của ông Trung về Phật Giáo cũng như chủ đích hạ thấp Phật Giáo của ông Trung dựa trên tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo. Ông Trung chỉ có thể tự biện một cách yếu ớt như sau:

Tôi viết về Phật giáo, coi Phật giáo là một triết học như những triết học khác trong lịch sử tư tưởng nhân loại, và nghĩ rằng tôi có quyền tự do nhận định, hiểu theo ý tôi, đúng hay sai, người đọc cũng có quyền tự do phê bình trên bình diện tư tưởng. Trong khi người đọc lại không tách rời triết học khỏi Phật giáo như một tôn giáo và thậm chí còn coi người không tin đạo Phật không thể hiểu được Phật giáo, và như vậy chỉ có thể là hiểu sai. Nếu người viết về Phật giáo là Công giáo Việt Nam càng không thể được tách rời khỏi cái nhìn đầy thiên kiến, mặc cảm và oán hận đối với người Công giáo, và do đó chỉ có thể có ý đồ, âm mưu xuyên tạc, tiêu diệt Phật giáo.

Ông Trung hãy tự vấn lương tâm với tất cả sự lương thiện trí thức, điều mà tôi nghi là ông không có mấy, xem ông viết cái luận án tào lao về Phật Giáo [sẽ chứng minh trong một phần sau] có phải là có ý đồ xuyên tạc Phật Giáo hay không? Và ông Trung nên giải thích là Phật tử chúng tôi tại sao lại phải có mặc cảm hay oán hận đối với người Công Giáo. Mặc cảm vì không được như người Công Giáo nằm trong một giáo hội hoàn toàn lệ thuộc Vatican, đã có thành tích “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc” như lịch sử đã ghi rõ [sẽ chứng minh trong một phần sau], và oán hận vì không được làm dân Chúa?? Ông Trung nên nghĩ lại những điều mình viết, đừng mang cái mặc cảm và oán hận của chính mình để đội lên đầu chúng tôi, mặc cảm vì là người Công Giáo, thuộc một giáo hội mà lịch sử đen tối của nó đã chứng minh rằng bạo tàn nhất thế giới, giết nhiều người vô tội nhất thế giới qua những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng thiêu sống phù thủy với những màn tra tấn bằng những hình cụ man rợ nhất thế giới v..v.., vượt xa cả Hitler và Stalin cộng lại, vì vậy mà Giáo hoàng John Paul II đã phải chính thức xưng thú trước nhân loại 7 núi tội ác của Công Giáo. Muốn thế nào thì thế, các ông không có cách nào có thể xóa bỏ những sự thực lịch sử này, và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày lại những sự thực lịch sử này để cho dân chúng Việt Nam biết rõ về Công Giáo, chừng nào mà các ông còn cứ cố tình xuyên tạc lịch sử để che dấu những sự thực lịch sử về cái đạo Công Giáo của các ông. Đây không phải là vấn đề chống đạo hay xâm phạm tín ngưỡng của người khác mà là vấn đề mở mang dân trí, tôn trọng những sự thực lịch sử tôn giáo, bất kể tôn giáo đó là tôn giáo nào. Và phải chăng các ông oán hận vì Phật Giáo đã làm sập mưu toan Công Giáo hóa miền Nam của Ngô gia và làm “mất nước” (sic) của các ông.

Lẽ dĩ nhiên ông Trung có quyền coi Phật Giáo như là một triết học và có quyền tự do nhận định. Nhưng triết học Phật Giáo rộng mênh mông như biển cả vậy đến kiếp nào ông mới có thể tìm hiểu hết triết học Phật Giáo. Phật Giáo có “thiên Kinh vạn quyển”. Ông Trung muốn nói đến triết nào của Phật Giáo? Hoa Nghiêm? Duy Thức? Bát Nhã? Lăng Nghiêm? Lăng Già? Pháp Hoa? ..ad infinitum. Mặt khác, triết học Phật Giáo không phải để hý luận như các triết học khác, mà để tu tập. Không nắm được điều này thì tất cả những nhận định của ông chỉ như là đứng ngoài cổng ngõ của Chùa và phê bình về trong Chùa. Dù sao thì nếu nhận định của ông nằm trong một trong hai điều sau đây thì người khác cũng có quyền phê bình nhận định của ông. Một là, ông chưa đủ trình độ để hiểu về một phần nhỏ của triết lý Phật Giáo và hai là, dựa theo cái biết rất hời hợt về một khía cạnh triết học Phật Giáo của mình, ông đã cố tình xuyên tạc Phật Giáo với ý đồ đề cao và rao truyền ý thức hệ Công Giáo. Tôi cho rằng, những nhận định của ông Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo là sự tổ hợp của cả hai điều trên. Vì từ trước cho tới nay, những học giả có tên tuổi nghiên cứu về Phật Giáo một cách nghiêm chỉnh, và số này không thiếu ở phương trời Âu Mỹ, chưa thấy ai lại nhận định sai lầm một cách quá ấu trĩ và lạc lõng như ông Nguyễn Văn Trung. Điều này chúng ta thấy rất rõ ràng trong một số bài viết của ông trước đây cũng như trong bài “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua” gần đây. Và sự tổ hợp này không chỉ thấy ở ông Trung mà còn thấy ở hầu hết các trí thức Công Giáo khi họ viết về Phật Giáo.


Muốn biết nhận định của ông Trung về Phật Giáo ra sao, chúng ta cần trở lại vài đoạn trong chính luận án tiến sĩ của ông. Tôi chỉ nêu lên đây để độc giả đọc chứ không phê bình, vì ông Phạm Công Thiện đã phê bình rồi, và thực ra không đáng để phê bình. Chỉ cần đọc những đoạn sau đây độc giả sẽ thấy tôi viết như trên không phải là quá đáng. Đây nhé, ông Trung viết trong luận án tiến sĩ của ông ấy:

Điểm qua tư tưởng Phật Giáo trong những giai đoạn khác nhau, một lần nữa chúng ta lại có thể thấy rằng siêu hình học thật khó mà hiểu biết bao [nghĩa là tư tưởng Phật Giáo không thể hiểu được môn siêu hình học của Tây Phương]. Hoặc là người ta đã lầm lẫn siêu hình học với vật lý học, hoặc là, trái lại người ta đã cho nó như là tâm linh thuần túy. Dù sao thì hai quan điểm này cũng đều là những sai lầm tai hại.

[En parcourant la pensée bouddhique à ses différentes étapes, nous avons pu encore une fois de plus nous rendre compte combien le métaphysique est difficile à saisir. Tantôt on l’a confondu avec le physique, tantôt, au contraire on l’a assimilé au spirituel pur. D’un côté come de l’autre, les erreurs sont également funestes. (trang 109)]

Chúng ta có đáng bỏ thì giờ ra để phê bình đoạn trên không? Nhưng ông Thiện đã mất công phê bình chi tiết đoạn trên rồi, và có thể coi đó như là một bài học giáo khoa cho ông Trung. Ngoài ra ông Thiện còn vạch ra những sai lầm quá kỳ quặc của ông Trung như “lầm lẫn Nagasena với Nagarjuna, lầm lẫn Bhutathata với Bhutatathata mà bất cứ một người học Phật sơ đẳng nào cũng không thể lầm lẫn được”, cùng những sai lầm quá nông cạn (từ ông Thiện dùng) trong luận án của ông Trung như sau:

1. Phật Giáo chỉ có Tiểu Thừa mới là Phật Giáo.

2. Phật Giáo Đại Thừa chỉ là Bà La Môn Giáo (tr. 131)

3. Phật Giáo không nắm được hiện tượng biến dịch (devenir) [tr. 118-119]

4. Phật Giáo không giải thích ý nghĩa đích thực của Trung Đạo (tr. 119-124)

5. Phật Giáo Nguyên Thủy đã tự đánh lừa một cách nặng nề (tr. 119-124)

6. Đức Phật đã xem NGÃ như là một thực tại siêu hình (tr. 130)

7. Phật Giáo không giải thích nổi hiện tượng luân hồi (tr. 133)

8. Phật Giáo chỉ là “cãi chữ”, đó chỉ là những “ngón, những thủ đoạn Phật Giáo (tr.133)

9. Phật Giáo Nguyên Thủy hoàn toàn duy vật (tr. 144-145)

10. Phật Giáo Nguyên Thủy là nạn nhân của chính luận lý học của họ, vì thế không giải thích nổi hiện tượng biến dịch (tr. 148)

11. Phật Giáo ho àn to àn chối bỏ trần gian hữu hình này (tr. 47)

12. Phật Giáo khác Thiên Chúa Giáo vì Thiên Chúa Giáo cứu chuộc lại trần gian này (tr. 47-48)

13. Đức Phật chỉ có tài phá hủy, chứ không thể xây dựng (tr. 65, 85)

14. Phật Giáo thiếu và nghèo ngữ vựng siêu hình (tr. 66)

15. Phật Giáo Nguyên Thủy cũng đã xa nguyên thủy (tr. 75)

16. Phật Giáo là theo duy nghiệm chủ nghĩa (tr. 86)

17. Những thầy chùa cũng chỉ là thầy chùa (tr. 91)

18. Phật Giáo luôn luôn cực đoan, không hề biết mực thước (tr.91) v..v..và v..v..

Trên đây là những nhận định của ông Trung về “Triết Học Phật Giáo”, có đáng để cho chúng ta phải quan tâm đến cái luận án tiến sĩ tào lao này không. Điều khó hiểu đối với tôi là tại sao ông Phạm Công Thiện lại phải mất công đi phê bình một luận án ở trình độ này. Nhưng nếu ông Thiện đã phê bình thì chúng ta cũng nên biết là ông Thiện có phê bình ông Trung một câu rất đúng là ông Trung đã viết về Phật Giáo “theo điệu luận lý học nhà trường”. Nhà trường đây chúng ta phải hiểu là “nhà trường Công Giáo ở Louvain”. Do đó, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy nhà trường dạy sao và quan niệm về Phật Giáo ra sao thì ông Trung chỉ nhắc lại như con vẹt mà không hiểu mình nói cái gì. Ông Thiện còn nói rõ hơn thế nào là luận lý học nhà trường: “Luận lý học nhà trường (Louvain) không được đi trên đường suy tưởng oanh liệt qua Platon, Aristote, Kant, Descartes, Hegel, Nietzsche, Heidegger, mà chỉ là quái thai của tinh thần suy tưởng bắt đầu từ Aristote và thành hình quyết liệt nơi Thomas d’Aquin..”. Vậy chúng ta cũng nên biết một chút về Thomas Aquinas (tiếng Mỹ).

Thomas Aquinas (1225-1274) là triết gia ưa chuộng của Công Giáo vì ông ta đã hòa hợp và khai triển tư tưởng của Aristote với giáo lý Công Giáo. Thành quả lớn nhất của Aquinas đối với Công Giáo là ông ta đã đưa ra năm luận cứ để chứng minh là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo hiện hữu, khai triển những luận cứ (arguments) về vũ trụ (cosmology) và bản thể (ontology).. Chúng ta cũng nên biết rằng, Công giáo ngày nay vẫn còn chấp nhận 5 luận cứ của Aquinas [để mê hoặc tín đồ về sự hiện hữu của Thiên Chúa] tuy rằng những triết gia hiện đại đã hầu như đồng thanh bác bỏ cả 5 luận cứ của Aquinas [Philip Stokes, Philosophy: 100 Essential Thinkers, Enchanted Lion Books, New York, 2003, p. 51: “Versions of Aquinas’ cosmological and ontological arguments are still accepted by the Catholic Church today, though modern philosophers have almost unanimously rejected all five of Aquinas’ Ways.”] Thật vậy, trước những khám phá của khoa học về vũ trụ, về tiến hóa, về sinh học, về cổ sinh vật học, về nhân chủng học v..v.. những luận cứ của Aquinas cũng như tất cả những luận cứ để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa chỉ còn một chỗ ở trong bảo tàng viện và ở trong những cái đầu mà không có óc của các tín đồ. Ngày nay “Thiên Chúa của những khoảng trống” (God of the gaps) của Ki Tô Giáo đã nằm trong một khoảng trống hẹp đến độ không thể cựa quậy được. Bởi vậy Giáo hoàng Benedict XVI mới phải than là Âu Châu, cái nôi của Thiên Chúa Giáo trước đây, đang sống như là không hề có Thiên Chúa mà cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi của Jesus.

Trên đây là đại khái chuyện giữa ông Trung và ông Thiện và trong “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua” ông Trung đã để ra một bài dài viết về ông Thiện, phàn nàn là ông Thiện đã khinh bỉ, trịch thượng, phê bình mạt sát mình, và để “trả đũa”, mượn những lời trong một bức thư của một người bạn tên Hiệp nào đó ở Paris, đưa ra vài chi tiết về đời tư ông Thiện và hạ thấp ông Thiện chỉ là dân tự học (autodidact), không được dạy ở đại học công nên đố kỵ, bất mãn, ganh tị với ông Trung, người có tài lý luận hơn ông Thiện và được dạy ở đại học công v..v.., nhưng tuyệt đối không nói đến chuyện ông Thiện phê bình luận án của mình đúng hay là sai. Tôi cho như vậy là thiếu lương thiện trí thức. Tôi không biết rõ ông Thiện tốt nghiệp từ đại học nào và với văn bằng nào. Có người ở Vạn Hạnh cho biết ông ta tốt nghiệp ở Sorbonne, một đại học rất nổi tiếng ở Pháp và trên thế giới, nhưng tôi chưa kiểm chứng được. Tôi chỉ biết ở Việt Nam ông Thiện đã là Khoa Trưởng của một phân khoa ở đại học Vạn Hạnh, ông ta đã dạy Triết Tây Phương ở đại học Toulouse, Pháp, và dạy Phật Học ở Viện Phật Học Los Angeles, Hoa Kỳ. Còn ông Trung thì chúng ta đã biết ông đã tốt nghiệp từ một trường Công Giáo ở Louvain, Bỉ. Nếu những điều ông Trung viết mượn lời của ông bạn Hiệp ở Paris là thực thì chúng ta thấy ngay, về môn Triết hay Văn Học, sự tuyển mộ giáo sư vào đại học văn khoa Saigon hay đại học Huế không đặt trên tiêu chuẩn khả năng mà phần lớn chỉ là bè phái tôn giáo như chính ông Trung đã vô tình thú nhận trong vài đoạn của ông mà tôi sẽ trình bày sau..

Bây giờ chúng ta hãy điểm qua vài đoạn trong bài “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua” của ông Trung để thấy con người và bộ mặt thực của ông Trung là như thế nào. Đoạn sau đây ông Trung nói về phản ứng của Phật Giáo trước sự kiện Đại Học Văn Khoa Saigon đưa vào chương trình giảng dạy những cuốn sách đả phá Phật Giáo:

Sau 1963, trong tình hình mới, ông (Phạm Công Thiện) mượn danh nghĩa Phật giáo để bày tỏ công khai nỗi niềm bất mãn của ông, một người Công giáo, nhưng ông đã không cho dư luận biết như đã cho tôi biết. Tuy nhiên ông đã bày tỏ một cách quyết liệt, tàn nhẫn những bất mãn, uất ức cùa những người mang danh Phật giáo [sic] có cùng một tình cảnh tâm trạng với ông. Những bất mãn, uất ức này lần lần được bộc lộ qua Đại hội văn hóa Phật giáo sau 10 năm đảo chính 1/11/1963, và sau 1975 được nhắc lại trong các sách báo mang danh Phật giáo hải ngoại (đặc biệt ở Hoa Kỳ). Trong các tài liệu in ronéo tường thuật Đại hội văn hoá Phật giáo, người đọc qua các phê phán tố cáo của những ông Lê Văn Siêu, Thạch Trung Giả, thấy nổi bật một khẳng định là có chèn ép khống chế Phật giáo trong văn hóa giáo dục, xuất phát từ những âm mưu, ý đồ đen tối nằm trong một hệ thống, có chương trình kế hoạch, có người điều khiển như Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền, Nguyễn Văn Trung, là những người Công giáo. Dẫn chứng cụ thể được mang ra đả kích là cuốn Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh, trong chương trình giảng dạy tại Đại học văn khoa Sài Gòn, mặc dầu tác phẩm phê phán Phật giáo của nhà nho này do giáo sư Lê Ngọc Trụ vẫn giảng dạy từ nhiều năm tại Đại học, trước khi Thanh Lãng làm trưởng ban Việt văn. Những người am hiểu lề lối giảng dạy đại học đều biết chương trình giảng dạy thường do chính giáo sư phụ trách đề ra và được ban khoa thông qua mà thôi).

Vấn đề đặt ra là trong những thời Diệm, Thiệu tại sao Đại Học Văn Khoa lại chọn những cuốn như “Sãi Vãi” của Nguyễn Cư Trinh, “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính vào chương trình giảng dạy ở Đại Học Văn Khoa? Vì giá trị văn chương, vì là những tác phẩm nghiên cứu về Phật Giáo trong lãnh vực học thuật, hay chỉ vì có nội dung đả kích Phật Giáo? Ông Trung có thể trả lời câu hỏi này không? Nhưng câu trả lời cho câu hỏi này đã nằm trong lời phát biểu của Lê Văn Siêu trong Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo tổ chức tại Saigon năm 1974 về cuốn “Sãi Vãi”: “Ta chỉ nên có nụ cười đối với người nho sĩ thiển cận này (Nguyễn Cư Trinh, tác giả cuốn “Sãi Vãi”). Nhưng nếu còn phải dài lời thêm, là vì sách (Sãi Vãi) có đủ giọng đùa cợt thô bỉ và thiếu tế nhị, đủ điệu bộ và cử chỉ lố lăng, cả thiếu giáo dục nữa, không xứng đáng với cái danh nho sĩ, vậy mà chẳng hiểu sao người ta đem vào chương trình dạy học để kẻ tung người hứng, thật là tội nghiệp.”

Với một nội dung và văn phong như vậy, cuốn “Sãi Vãi” có xứng đáng để dùng là sách giáo khoa dạy sinh viên hay không? Phải chăng đối với giới khoa bảng Công Giáo như ông Trung, cuốn Sãi Vãi có giá trị để dạy sinh viên vì cuốn sách này chứa những giọng đùa cợt thô bỉ, thiếu tế nhị, điệu bộ và cử chỉ lố lăng, và thiếu giáo dục để đả phá Phật Giáo? Mà không phải chỉ có ở Đại Học Văn Khoa, mà ở bậc Trung Học, chương trình Triết ban C, D không nói gì đến các quan điểm Đông Phương như Phật Giáo, Lão Giáo. Nếu không phải là những chương trình giảng dạy này xuất phát từ những âm mưu, ý đồ đen tối nằm trong một hệ thống, có chương trình kế hoạch, có người điều khiển v..v.. thì là cái gì? Mặt khác, Đại Học Văn Khoa có dạy về Công Giáo và Siêu Hình Học Công Giáo hay không? Và về Công Giáo có dạy những đặc thù lịch sử của Công Giáo như “Những sự kiện về ngăn chặn sự tiến bộ trí thức của nhân loại”; “các cuộc Thánh Chiến”; “những tòa hình án xử dị giáo”; “những cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy”; “lịch sử các “đức thánh cha” như Clement, Borgia v..v..” không, và tại sao không? Trả lời đúng những câu hỏi này là chúng ta thấy rõ vấn đề. Chúng ta cũng còn nhớ, trong cuốn Sử Thế Giới của học giả Nguyễn Hiến Lê, chỉ viết một chút về Thời Trung Cổ theo tài liệu của Will Durant mà chính quyền Công Giáo đã cấm không cho dạy rồi. Vì vậy, luận điệu cãi lấy được của ông Trung “Những người am hiểu lề lối giảng dạy đại học đều biết chương trình giảng dạy thường do chính giáo sư phụ trách đề ra và được ban khoa thông qua mà thôi” chỉ là một cách ngụy biện thiếu lương thiện để che dấu ý đồ thực sự của “những nhân viên giảng huấn nổi tiếng về quan điểm phiến diện, hạn hẹp, và kỳ thị đối với Phật Giáo” (Báo Độc Lập, số 1538, thứ Năm 09-01-1975, trang 1).

Đến đây chúng ta cần ôn lại một chút về Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo Lần Thứ Nhất, từ 21 đến 24 tháng 12, 1974 [Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo Lần Thứ Hai đã được tổ chức ở Saigon trong 2 ngày 15 và 16 tháng 7, năm 2006]. Sau đây là vài dư luận báo chí và quan điểm liên quan đến Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo Lần Thứ Nhất.

Sóng Thần, số 1059, ngày 30-12-1974, trang 7: Sau khi Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo lên án hai tác phẩm “Sãi Vãi” và “Việt Nam Phong Tục” là cố tình xuyên tạc Văn Hóa Phật Giáo, ông Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên (Ngô Khắc Tỉnh) đã tức khắc chỉ thị cho ông Khoa Trưởng Trường Đại Học Văn Khoa Saigon khẩn cấp lập phúc trình về hai tác phẩm mà hiện nay đang giảng dạy cho ban Việt Văn của Phân Khoa này; Thứ Trưởng đặc trách Đại Học Bùi Xuân Bào, nghiên cứu và giải quyết những điều trên.

Cảm Nghĩ của Thích Như Đức: Thái độ của Đại Hội nêu lên vấn đề trên không phải để tranh hơn thua, mà là chính vì không muốn người khác phải đui mù một cách vô lý [chứ không phải là vì bất mãn, uất ức như ông Trung hoang tưởng. TCN] Đại Hội không muốn những người xuyên tạc Phật Giáo đem độc khí phà hơi vào dân tộc này vì một khi xuyên tạc Phật Giáo cũng chính là xuyên tạc những gì cao quí nhất của dân tộc, xuyên tạc Phật Giáo tức xuyên tạc truyền thống tư tưởng Việt Nam. Phật Giáo không muốn người ta dại dột chà đạp chính những gì mà người ta đang thụ hưởng. Thái độ phỉ báng của Phan Kế Bính, Nguyễn Cư Trinh là thái độ lỗi thời không đáng nhắc lại ở đây. Bản quyết nghị của Đại Hội muốn cảnh tỉnh những tên tay sai tự nhận là nhà văn hóa tại Viện Đại Học Saigon đang cố ý khơi dậy và bám víu vào đống tro tàn ấy để phục vụ cho mưu đồ cá nhân phe đảng và tôn giáo của mình. Đó là thái độ của những con người phi văn hóa. Bản chất của văn hóa tự nó đã không bao giờ có những thái độ như thế.Thái độ vô minh xuyên tạc như thế ở một phương diện nào đó đã vô tình đề cao Phật Giáo. Thái độ phản đối của Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo nằm trong tính chất vị tha và lòng bao dung, muốn giác ngộ và cảnh tỉnh những con người lạc lối trong lòng dân tộc. [chứ không phải là vì bất mãn, uất ức như ông Trung hoang tưởng. TCN] Tuy họ cũng ăn thở cái không khí đầy màu sắc Phật Giáo, nhưng họ lại cố tình phủ nhận họ và phủ nhận ông cha họ, những “ý thức”, những “niềm tin” mới đem lại vài thế kỷ gần đây đã làm họ trở thành con người phản bội (dân tộc). Thế nhưng có điều oái ăm là họ luôn miệng nói đến dân tộc, “về nguồn về cội”, về truyền thống, về dân tộc tính, họ đem nọc độc phun xốn xang lên đầu gần 20 ngàn sinh viên Văn Khoa Saigon từ trước đến nay. Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo đã phải đau lòng mà nhắc đến điều đó.

Hải Triều Âm, số 9 & 10: Từ thời Pháp thuộc, sang chế độ Ngô gia, đến những năm cách mạng và phản cách mạng tiếp theo cho đến tận giờ (tháng 9, 1974), Phật Giáo vẫn đang là nạn nhân của những thế lực phi dân tộc. Từ những trại giam thời đô hộ, những bộ máy áp chế thời nhà Ngô, cho đến những diễn đàn Đại Học mà quần chúng Phật tử đã phải đóng góp thuế khóa để xây nên, trong lúc này, chủ đích duy nhất vẫn lộ ra ở đấy: đó là bằng những phương thức khủng bố hay thủ thuật bóp méo và xuyên tạc, làm cho Phật Giáo và Văn Hóa Phật Giáo trở thành một cái gì lố bịch, ngoại lai. Cũng lố bịch và ngoại lai như chính thế lực tinh thần ẩn nấp đằng sau những mưu định thâm độc kia. Ấy là chưa nói tới có khi người ta dám chứng minh rằng Phật Giáo đã đưa đường cho quân xâm lăng Trung Quốc, cốt để che lấp với chính lương tâm mình niềm tủi hổ. [Và ngày nay người ta đang cố gắng mở chiến dịch quy tội làm “mất nước” (sic) cho Phật Giáo. TCN]

Bút Thép, số 1117, 28-12-1974, trang 1: Đại hội cũng cực lực lên án hai tác phẩm đã được phổ biến sâu rộng từ nhiều chục năm nay là “Sãi Vãi” và “Việt Nam Phong Tục” của Nguyễn Cư Trinh và Phan Kế Bính đã cố tình xuyên tạc văn hóa Phật Giáo mà hai tác phẩm này đang được giảng dạy cho sinh viên tại Đại Học Văn Khoa Saigon. Đại hội đã nêu đích danh tác giả đã viết bài liên quan đến Phật Giáo trong một tập san do Đại học Minh Đức (đại học y khoa Công Giáo) ấn hành, mà theo Đại Hội, thì đã cố tình xuyên tạc, đả phá giáo lý căn bản của Phật Giáo, và bôi nhọ đạo Phật tại Việt Nam.Từ vài tài liệu trên, chúng ta thấy rõ là các “nhà văn hóa Công Giáo Việt Nam” [sic], trong đó có Nguyễn Văn Trung, đã theo đúng sách lược của Giáo hội Công Giáo hoàn vũ: “mở mang nước Chúa bằng cách xuyên tạc, hạ thấp các tôn giáo khác”. Sách lược này đã được áp dụng ở nhiều nơi, không chỉ ở Việt Nam, điển hình năng nổ nhất là ở Thái Lan, một xứ Phật Giáo. Luận án tiến sĩ của ông Trung, như ông Thiện đã vạch rõ, cũng nằm trong sách lược này. Và cho đến ngày nay, ông Trung vẫn theo đuổi sách lược này. Để chứng minh, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của ông Nguyễn Văn Trung trong đó ông đã nhận định về Phật Giáo như thế nào.

Nguyễn Văn Trung: Tôi có thể nói gì ở tư thế một người bị cáo oan [??] như vậy? Đành phải im lặng thôi. Tuy nhiên, tôi chịu đựng im lặng không phải trong tâm trạng bực tức, oán hận; trái lại, với thái độ không những thông cảm mà còn đau xót, chia sẻ nỗi niềm tủi nhục mà ông Trần Quang Phúc đã biểu lộ trước “không khí ảm đạm”, “tình cảnh bi đát” của Phật giáo vắng bóng trong các sinh hoạt văn hoá giáo dục trước 1963. Sở dĩ tôi có thể thông cảm, chia sẻ vì tôi hiểu được vấn đề, mà tiếng Pháp gọi là le fond de problème (căn bản của vấn đề). Đó là tình trạng chậm tiến của Phật giáo trong khuôn khổ thế giới hiện đại. Bây giờ người ta thay thế từ ngữ “chậm tiến” để gọi là “đang phát triển”, tránh va chạm tự ái. Nhìn trong viễn tượng đang phát triển, việc so sánh được đánh mốc bằng khái niệm trước sau, chậm hơn, nhanh hơn mà nguyên nhân hoặc do yếu tố khách quan của hoàn cảnh hay yếu tố chủ quan nội bộ quyết định.Ông Nguyễn Văn Trung viết đoạn trên ra cái điều kẻ cả nhưng hơi lưu manh [mượn từ của Phạm Công Thiện] vì Phật Giáo không hề tủi nhục và cũng không hề ở trong “hoàn cảnh bi đát” hay “không khí ảm đạm” vì vắng bóng trong các sinh hoạt văn hoá giáo dục trước 1963. Vắng bóng trong các sinh hoạt văn hóa như dạy “Sãi Vãi” ở đại học văn khoa nhưng không hẳn là vắng bóng trong tâm thức của tuyệt đại đa số người dân Việt. Viết như vậy là ông Trung không hiểu gì về tinh thần Phật Giáo, cũng như luận án tiến sĩ về Phật Giáo của ông Trung chỉ là viết về Phật Giáo của riêng ông Trung, chứ không phải là về Phật Giáo của người Việt. Tính lưu manh (tôi bắt buộc phải dùng từ nặng nề này của ông Thiện vì không có từ nào chính xác hơn) của ông Trung thể hiện rõ trong đoạn mở đầu bài viết về Phạm Công Thiện:

Tôi nhìn lại “Những chặng đường đã qua” trong tinh thần cố gắng nhận ra trách nhiệm về phân minh những gì tôi đã viết, đã làm là đúng hay sai, đã gây hiểu lầm, phiền lòng, xúc phạm đến người khác hay đến những niềm tin xác tín của họ bất kể là thế nào.

Nhưng trong bài “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua”, trong nhiều đoạn ông Trung tiếp tục viết bậy, gây hiểu lầm và xúc phạm đến Phật Giáo theo cái nhìn rất thiển cận và lệch lạc của ông, thí dụ như đoạn trên chẳng hạn. Thật vậy, ông Trung tự cho là mình hiểu cái gọi là “căn bản của vấn đề” là tình trạng chậm tiến của Phật giáo trong khuôn khổ thế giới hiện đại. Bây giờ người ta thay thế từ ngữ “chậm tiến” để gọi là “đang phát triển”, tránh va chạm tự ái.”.

Chậm tiến hay không thì còn tùy theo người ta nhận định vấn đề như thế nào. Nhìn vào lịch sử các tôn giáo, và nếu so sánh với Công Giáo thì quả thật Phật Giáo chậm tiến. Phật Giáo chậm tiến vì Phật Giáo không có một cấu trúc toàn trị để nắm giữ các tín đồ như đám nô lệ. Phật Giáo chậm tiến vì Phật Giáo không có một nền thần học để mê hoặc tín đồ tin mù quáng vào những điều mê tín hoang đường. Phật Giáo chậm tiến vì Phật Giáo không có các cuộc thánh chiến, các tòa án xử dị giáo, các cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy v..v.. giết hại hàng trăm triệu sinh mạng vô tội để mở mang nước Phật. Phật Giáo chậm tiến vì trong hơn 2500 truyền đạo, Phật Giáo chưa hề làm đổ một giọt máu của người dân vô tội. Phật Giáo chậm tiến vì Phật Giáo không có sách lược mang gạo ra mua tín đồ: “theo đạo có gạo mà ăn”. Và Phật Giáo chậm tiến vì Phật Giáo không có đi theo gót những quân thực dân xâm lược để mở mang nước Phật hay ăn cướp đất đai của ngoại đạo để xây Chùa. Đó là những sự chậm tiến của Phật Giáo so với những sự “tiến mau, tiến mạnh” của Công Giáo.

Nhưng nhìn theo một khía cạnh khác thì những sự chậm tiến như trên của Phật Giáo lại là những sắc thái văn minh tiến bộ nhất trên thế giới, như thến giới ngày nay đã công nhận. Như vậy Phật Giáo rất bằng lòng với những sự chậm tiến của mình so với Công Giáo, và ngày nay, Phật Giáo đang nở rộ trên thế giới cũng chính vì những sự chậm tiến này.

Nhưng đọc tiếp mấy đoạn sau của ông Trung chúng ta thấy ông Trung muốn nói rằng tình trạng chậm tiến của Phật Giáo là Phật Giáo không có ông Sư nào như Linh Mục Cao Văn Luận làm Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, như Linh Mục Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, Linh Mục tiến sĩ Hoàng Quốc Trương dạy ở Đại Học Khoa Học Saigon, hay có tiến sĩ ở Bỉ như ông Nguyễn Văn Trung dạy ở Đại Học Văn Khoa. Ông Trung đã quên rằng, nếu không phải ở dưới thời Diệm với chính sách tôn giáo trị thì những người có tư cách và học vị như Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Lập làm sao có thể làm được Viện Trưởng một Trường Đại Học, so với tư cách và học vị của Giáo Sư Nguyễn Quang Trình, Viện Trưởng Viện Đại Học Saigon. Tôi đã từng dạy ở Đại Học Khoa Học Saigon cùng với Linh mục Hoàng Quốc Trương, nhưng ở ban Vật Lý, và Đại Học Khoa Học không phải chỉ có Linh mục Hoàng Quốc Trương là Giáo sư, mà còn biết bao giáo sư khác, học vị không kém gì Linh mục Trương, và không phải là tín đồ Công Giáo, thí dụ như các Giáo Sư Nguyễn Chung Tú, Đặng Đình Áng, Nguyễn Đình Ngọc v..v.. Vậy có gì mà phải mang ra khoe?

Có vài chi tiết trong bài “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua” ông Trung viết để bênh vực nhà Ngô, ông Nhu, ông Cẩn nhưng vì không có đầu óc nên trái lại đã chứng minh cho chúng ta bộ mặt thực của chính sách gia đình trị của nhà Ngô và sự thao túng của nhà Ngô trong lãnh vực giáo dục ở miền Nam, nhất là giáo dục Đại Học. Ngoài ra ông Trung cũng còn cố ý bẻ queo lịch sử để ca tụng ông Nhu ông Cẩn. Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của ông tiến sĩ Công Giáo Nguyễn Văn Trung

Giả sử hồi 1956-1957, các Thượng toạ Minh Châu, Nhất Hạnh đã về nước, thì có thể đã được ông Cẩn đề nghị làm Viện Trưởng Đại Học Huế. Dưới mắt gia đình họ Ngô, việc thành lập Đại Học Huế mang một ý nghĩa chính trị: củng cố, giữ vững Huế như một tiền đồn của miền Nam có nhiều người theo đạo Phật. Vậy tiến cử những vị trí thức Phật tử tu sĩ gốc miền Trung vào vai trò lãnh đạo đại học là điều hợp tình hợp lý.

Còn nếu có dư luận cho mấy nhà sư này là thiên cộng hay cộng sản thì lại càng đáp ứng đường lối gọi là chuyển hướng những người kháng chiến cũ của ông Nhu ông Cẩn. Không có ông sư phải dùng ông cha, và ai nấy đều biết linh mục Cao Văn Luận cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp kể trên, không thể thiên vị, kỳ thị.

Thứ nhất, chúng ta thấy, chức Viện Trưởng Viện Đại Học Huế là do ông Ngô Đình Cẩn đề nghị. Vậy chúng ta cũng nên biết Ngô Đình Cẩn là người như thế nào. Thay vì lấy một đống tài liệu dài 90 trang về Ngô Đình Cẩn trong cuốn “Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm” của Nguyệt Đam và Thần Phong, chúng ta hãy đọc vài dòng trích dẫn về Ngô Đình Cẩn trên Wikipedia:

Ngô Đình Cẩn (1911-9 tháng 5, 1964) là em út trong gia đình, là người tin cậy và ở dưới Tổng Thống đầu tiên của Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Diệm cho ông ta cai quản miền Trung, từ Phan Thiết đến vĩ tuyến 17, ở đây hắn ta cai trị như một nhà độc tài. Căn cứ hoạt động của hắn ta là Huế từ đó hắn điều khiển quân đội riêng và mật vụ của hắn.

Những dính líu của hắn vào buôn lậu, tham nhũng cũng như cách cai trị độc tài của hắn đã làm cho hắn nổi tiếng. Hắn giúp dẹp tan những nhóm quốc gia chống Cộng khác như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt.

Là người ít học nhất trong gia đình, Cẩn chưa bao giờ xuất ngoại, và là người duy nhất trong gia đình không được học chương trình giáo dục Tây phương.

Cẩn không có một chức vụ gì chính thức trong chính phủ nhưng trên thực tế được coi như là một “lãnh chúa miền Trung”. Hắn có quyền lực hầu như là không giới hạn ở trong vùng, thường xía vào những cuộc hành quân quân sự và chống Việt Cộng theo kiểu được mô tả là “phong kiến thời Trung Cổ”. Hắn ta có quân đội và mật vụ riêng để chống Việt Cộng cũng như để dẹp tan và cầm tù những người bất mãn đối lập. Hắn ta được coi như là người đàn áp nhất trong những anh em nhà Ngô để dẹp đối lập, bằng tra tấn và những trại cải tạo. Quần chúng biết là hắn đã dính líu vào những vụ buôn lậu gạo ra ngoài Bắc và thuốc phiện ở Á Châu qua ngả Lào, và độc quyền buôn bán quế chi.

Sau cuộc đảo chánh, những mồ tập thể chứa 200 xác chết đã được tìm thấy trên đất đai của hắn. Lãnh sự Hoa Kỳ ở Huế, ông John Helble, xác định sự hiện hữu của những dãy chuồng tù tối tăm ở kho vũ khí của Pháp trước giống như chững nhà tù tối tăm nhơ bẩn trong thế kỷ 18 [ở Âu Châu của Công Giáo. TCN] Dân thành phố (Huế) tin rằng Cẩn là một tên sát nhân tập thể. Hai ngày sau cuộc đảo chánh (1-11-1963) nhiều ngàn dân thành phố giận dữ đi hơn 3 cây số đến nhà Cẩn đang ở với mẹ già, đòi trả thù.. Cẩn đã đào thoát vào một Nhà Dòng Công Giáo. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải đối diện với điều khó xử: chứa chấp Cẩn có nghĩa là bảo vệ một chế độ tham nhũng và độc tài đã từng giết và tra tấn nhiều trăm ngàn dân của chính mình.”

[Ngô Đình Cẩn (1911May 9, 1964) was a younger brother, confidant and subordinate of South Vietnam's first president Ngô Đình Diệm. Diem put Can in charge of the central Vietnam, stretching from Phan Thiet in the south to the border at the 17th parallel, where the latter ruled as a dictator. His base of operations was in Huế, from where he operated his private armies and secret police. His involvement in smuggling, corruption as well as his autocratic rule earned him notoriety… He helped to crush other anti-communist nationalist groups such as the Viet Nam Quoc Dan Dang (Vietnamese Nationalist Party) and the Dai Viet (Great Vietnam Party). Regarded as the least educated of his family,[3] Can had never travelled outside Vietnam and was the only one to have not received a European education.[4 Can held no formal position in the government but was regarded, in effect as the warlord of central Vietnam. He had almost unlimited power in the region, often interfering with army operations and against the Vietcong in a style described as "feudal". He ran his own personal army and secret police, which fought the Vietcong, as well as crushing and imprisoning other dissidents. He was regarded as the most oppressive of the Ngo brothers in crushing dissent, using torture and re-education camps. He was widely believed to be involved in illegal smuggling of rice to North Vietnam on the black market and opium throughout Asia via Laos, as well as monopolising the cinnamon trade.[

(After the coup) Mass graves containing 200 bodies had been found on his land. The US consul in Huế, John Helble, confirmed the existence of rows of 18th century style dungeons with filthy, dark cells in an old French arsenal. The town's citizens believed that Can was a mass murderer. Two days after the coup ended on November 2, thousands of angry town people walked two miles to Can's house on the city's outskirts where he lived with his aged mother, demanding vengeance. Can had already escaped to a Catholic seminary. The US State Department was faced with a dilemma: sheltering Can would associate them with protection of a corrupt and authoritarian regime that had killed and tortured hundreds of thousands of its own people.]

Trong bài “Ngô Đình Diệm: 7 Nguyên Nhân Thất Bại”, Bùi Kha đã trích dẫn đoạn sau đây, rất phù hợp với Wikipedia:

Ở miền Trung, Ngô Đình Cẩn, em út của ông Diệm, là một lãnh chúa. Vì ít học nên sự tham nhũng và tàn bạo của ông Cẩn thuộc loại ngoại hạng. Ông Cẩn cho người ném lựu đạn vào tiệm thuốc Tây của dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đường Trần Hưng Đạo, Huế, để lấy 200 ngàn đồng (bằng 200 triệu thời ông Thiệu). Ông cùng với bà Cả Lễ (chị ruột ông Cẩn) buôn bán gạo với chính phủ miền Bắc. Dưới trướng có các đảng viên Cần Lao Công Giáo và Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bủa ra khắp nơi nên Ngô Đình Cẩn tha hồ kinh tài, buôn lậu và nắm trọn vẹn nền kinh tế quốc gia trên toàn lãnh thổ miền Trung và Cao Nguyên. Ông Cẩn còn cho tay chân thân tín đứng đấu thầu các công trình xây cất lớn như khách sạn, cầu cống, phi trường. Ông làm chủ nhiều khách sạn ở các thành phố lớn và các nơi du lịch như Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, có nhà bào chế thuốc Tây, có hãng kỹ nghệ bông vải lớn nhất miền Nam, Vinatexco. Ngoài ra, ông còn buôn bán thuốc phiện từ Lào về. Không có một dịch vụ nào kiếm ra tiền mà ông Cẩn bỏ qua. Từ việc giết những người giàu có để cướp của, vu khống bắt giam và tra tấn cho đến lúc nào nạn nhân dâng hết tài sản cho ông mới được tha mạng (VNMLQHT, tr. 526-530).

Chúng ta cũng biết, dân miền Trung gọi Cẩn là một tên “đồ tể” và trên thực tế Cẩn không ở trong ngành giáo dục, không có bằng cấp học vị gì, chỉ được ông anh Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách gia đình trị phong làm cố vấn miền Trung, nhưng nổi tiếng là “Lãnh Chúa Miền Trung”, và với thành tích nhơ bẩn như trong các tài liệu trên, vậy mà muốn đề nghị cho ai làm Viện Trưởng Viện Đại Học Huế thì người ấy được làm. Như vậy cái chức Viện Trưởng này có giá trị gì, và những người nhận chức này như Linh mục Cao Văn Luận có cảm thấy nhục nhã không? Ông Nguyễn Văn Trung viết như trên đã vô tình cho chúng ta thấy bộ mặt thật của chính quyền Công Giáo trị, gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Và tại sao lại phải đề nghị một Thầy Tu Phật Giáo hay Công Giáo vào chức vụ đó. Ở Saigon, Viện Trưởng Viện Đại Học Saigon là Nguyễn Quang Trình, có bằng Tiến Sĩ của Pháp và ở trong ngạch của Pháp. Ngoài Huế không có trí thức Phật Giáo nào khác hay sao, nếu ông Cẩn muốn đề nghị làm, đúng ra là cho làm, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế? Ngoài linh mục Cao Văn Luận với bằng Cử Nhân Triết Học không còn ai có khả năng và đạo đức hơn ông Luận hay sao? Mà Cao Văn Luận là ai? Có tai tiếng gì ở Huế không? Vấn đề đạo đức ra sao? Ngày nay ai cũng biết [Xin đọc “Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị” của Lê Trọng Văn và bài “Đầu Hàng” của Vân Xưa]. Như vậy, rõ ràng là nhà Ngô đã toàn quyền thao túng về vấn đề bổ nhiệm nhân sự, không đặt căn bản trên khả năng, mà chỉ đặt trên chính sách gia đình trị, tôn giáo trị.

Một đoạn khác của ông Trung, một lần nữa, lại vạch rõ chính sách trên của chính quyền Diệm:

“…nhiều người bị cấm dạy ở các đại học công như Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm bị Tổng Giám mục Ngô Đình Thục không cho dạy ở Đại học Huế.”

Vậy là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục nắm quyền muốn cho ai dạy ở đại học Huế thì cho, mà muốn cấm ai thì cấm. Là một nhà tu Công Giáo, là Tổng Giám Mục địa phận Huế, lo việc chăn dắt con chiên vào cái thòng lọng của Công Giáo, tại sao ông Thục lại có cái quyền này. Một lần nữa, không hiểu vì vô ý, hay vì đầu óc kém cỏi, mà ông Trung lại vạch cho chúng ta thấy bộ mặt thực của chính quyền Ngô Đình Diệm và gia đình họ Ngô. Ông Trung có hối hận vì đã viết những đoạn trên không?

Ông Trung cũng còn quảng cáo cho đường lối không bao giờ có của Nhu và Cẩn: Còn nếu có dư luận cho mấy nhà sư này là thiên cộng hay cộng sản thì lại càng đáp ứng đường lối gọi là chuyển hướng những người kháng chiến cũ của ông Nhu ông Cẩn.

Cái bất lương trí thức của ông Trung là ở chỗ này, và ông viết cho ai đọc đây? Lịch sử đã ghi rõ ông Diệm và gia đình họ Ngô đã vi phạm Hiệp Định Genève, mở chiến dịch “Tố Cộng” khắp nước để săn lùng trả thù những người kháng chiến cũ, và giết bừa bãi cả dân lành để cướp của, một thủ đoạn rất nổi tiếng của ông Cẩn ở miền Trung, và đi kèm với chính sách cưỡng bức cải đạo người dân. Wikipedia đã viết ở trên về chế độ gia đình Công Giáo trị là chế độ tham nhũng và độc tài đã từng giết và tra tấn nhiều trăm ngàn dân của chính mình. Nhiều báo chí và sách vở ngoại quốc đã đưa ra con số nạn nhân trong 9 năm dưới chế độ Diệm mà trong chiến dịch “Tố Cộng” đã giết bừa bãi cả Cộng cũng như bị vu cho là Cộng để cướp của, con số lên tới từ 90000 tới 300000 (3 trăm ngàn) tùy theo tài liệu, chưa kể là mấy trăm ngàn người ngồi tù. [Hãy đọc, thí dụ như Vietnam Why Did We Go của Baron Avro Manhattan, hoặc những tài liệu ngoại quốc trong bài “Vài Nét Về Cụ Diệm” của TCN] Vậy đó là đường lối chuyển hướng những người kháng chiến cũ của ông Nhu ông Cẩn hay sao ??. Mặt khác, nhiều tài liệu cũng như ông Trung đã thú nhận, là ông Cẩn và đám tay sai miền Trung đã thẳng tay săn lùng khủng bố và giết bừa bãi Cộng và không Cộng cho nên miền Trung mới tương đối an ninh hơn các vùng khác.

Cách đây nhiều năm, tôi đã phê bình bài "Gia-Tô Giáo, Phật Giáo Qua Một Số Sách Báo Của Cộng Đồng Người Việt ở Miền Nam Hoa Kỳ" của ông Nguyễn Văn Trung, và ngày nay, chúng ta thấy ông ta lại lập lại một số ý kiến trong bài “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua”. Thí dụ như, ông vẫn cho là Phật Giáo đố kỵ, uất ức với Công Giáo, và số Tăng Ni có bằng cấp kém hơn số Linh Mục và Giáo dân Công Giáo. Chúng ta hãy đọc đoạn lập lại trong bài “Nhìn Lại…” sau đây của tiến sĩ Công Giáo Trung:

"Trong bản tường trình của hội tài trợ Á Châu hồi 1965, có nói đến "con số 20000 tăng ni ở Việt Nam thì chưa đầy 20 người có học ở nước ngoài, kể cả 12 người đang du học, trong đó có 4 ở Hoa Kỳ và không hơn 30 người được cấp bằng cử nhân ở Việt Nam". Như vậy số trí thức trong giới tăng ni kể là quá ít."

Nếu chỉ có bằng cấp, thí dụ như bằng tiến sĩ của ông Trung, mà cho ông Trung là trí thức thì thật đúng là đã phỉ báng giới trí thức. Chắc hẳn ông Nguyễn Văn Trung quan niệm rằng phải có bằng cử nhân trở lên mới được gọi là trí thức? Và như vậy, ông Nguyễn Văn Trung nhất định phải là các bậc "đại trí thức" vì có bằng cấp cao hơn cử nhân? Nhưng quan niệm trí thức như vậy thì quá hẹp hòi và thiển cận. Từ lấy được một mảnh bằng tới là một trí thức, đúng nghĩa là một trí thức, thì còn rất xa. Những người hiểu biết không ai dựa vào mảnh bằng để đánh giá bất cứ ai là trí thức. Viết luận án về Phật Giáo như ông Trung thì có xứng đáng là một trí thức không? Hành xử như ông Thục với mấy bằng tiến sĩ và cử nhân có xứng đáng được gọi là một trí thức hay không? Một lũ gia nô thời Diệm, bằng cấp đầy mình có xứng đáng là những trí thức không. Đạo đức của Cao Văn Luận và ngay cả đạo đức của Nguyễn Văn Trung có xứng đáng là những trí thức không? v.. v… và v.. v..

Nhưng Phật Giáo quan niệm trí thức như thế nào? Quan niệm về trí thức trong Phật Giáo đã được Phạm Trọng Chánh & Lê Hữu Liêm viết trong Bông Sen số 19, tháng 8 năm 1994. Hai tác giả trên cũng là những người có bằng cấp cao, không thua kém bất cứ ai, nếu chỉ kể về bằng cấp

Đã có nhiều định nghĩa về người trí thức. Nhưng trong tinh thần Bồ Tát Đạo của Phật Giáo Đại Thừa, ở đây có thể đưa ra một quan niệm khác về người trí thức: người trí thức là người có trí tuệ và từ bi, có tinh thần và hành động phụng sự bình đẳng tha nhân, hay nói cách khác đó là ngưòi biết nghĩ và làm cho kẻ khác một cách vô vị lợi. "Con nguyện yêu thương và phụng sự muôn loài." Đó là nhật lịnh hành động của người trí thức theo quan điểm Phật Giáo. "Tôn kính, yêu thương và phụng sự bình đẳng chúng sanh, tức là tôn kính, yêu thương và phụng sự chư Phật. Làm cho chúng sanh hoan hỉ tức là làm cho chư Phật hoan hỉ." (Kinh Hoa Nghiêm) Đó là lý tưởng và tinh thần của người trí thức Phật Giáo. Trong quan niệm này, tất cả mọi Phật tử hiểu biết và áp dụng được Phật Pháp vào cuộc đời, vào xã hội, đều được coi là những người trí thức thời đại của Phật Giáo và của đất nước Việt Nam."

Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng, suốt trong thời kỳ Pháp thuộc và trong 9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Phật Giáo bị chèn ép và kỳ thị đủ mọi bề, chứ không phải là Phật Giáo không có những người có khả năng. Vì vậy, Phật tử sơ cơ chúng tôi không bao giờ cảm thấy thấp kém hay đố kỵ hay bất uất ức vì không có bằng cấp như người khác, khoan nói đến các bậc tu hành như các Tăng Ni trong Phật Giáo. Và nếu hội đủ duyên thì Phật Giáo sẽ lại vươn lên mà không có sức nào cản được. Nhìn vào số các Tăng Ni ngày nay đi du học ở ngoại quốc, có đủ loại văn bằng ở các đại học nổi tiếng trên thế giới, dù các Tăng Ni chỉ coi đó như là đánh dấu một quá trình học hỏi, chúng ta thấy rõ Ông Trung đã dựa vào quan niệm hẹp hòi của mình để đánh giá các Tăng Ni không có bằng cấp trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước nhà ..

Sau cùng tôi muốn khai sáng cho ông Trung một vấn đề lịch sử về thực dân và Công giáo. Ông Trung viết, lập lại một luận điệu ông đã đưa ra từ nhiều năm trước:

Về chuyện Thực Dân, có sự kiện đông đảo người Việt Nam không Công giáo, có thể chia rẽ thù địch nhau nhưng lại đồng tình về lối nhìn đối với người Việt Nam công giáo. Ngay cả trí thức làm luận án tiến sĩ bằng tiếng nước ngoài như ông Lê Thành Khôi phê phán nhà Nguyễn thật nghiêm khắc về mọi mặt, trừ chính sách đối với công giáo. Việc cấm đạo, bách hại người công giáo, theo ông, được biện minh như lý do bảo vệ an ninh quốc gia (raison d'État). Không thiếu gì những người ngoài công giáo theo Tây, cộng tác với Tây, nhưng chỉ người công giáo mới bị nhắc đến chỉ vì cái tôn giáo họ theo. Bao lâu người không công giáo còn coi người công giáo là vật tế thần, bung xung để che giấu những yếu kém biện minh những bất lực thất bại của mình hay triệt để hơn nữa bao lâu chưa dám nhìn lại mình qua người công giáo xem mình đã Tây hoá, nghĩa là đã Kitô hoá đến mức độ nào. về văn hoá và do đó tố cáo người công giáo là tự phê, tự tố cáo, không thể nói đến hòa hợp hòa giải dân tộc về mặt tín ngưỡng…

Là bậc tạm gọi là trí thức như ông, theo nghĩa ông có văn bằng tiến sĩ, ông không thể không biết đến lịch sử Việt Nam. Việt Nam có bao giờ có truyền thống cấm đạo hay tàn sát người theo đạo chỉ vì họ theo đạo? Tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên kéo dài suốt từ đời Lý Trần tới thời cận đại, và chính Linh Mục Lương Kim Định cũng phải thú nhận là Thiên Chúa Giáo du nhập Việt Nam đã làm cho khối người Việt Nam đang sống hòa thuận với nhau trở thành chia rẽ làm hai khối Lương Giáo đầy e dè nghi kỵ. Dưới thời các triều Nguyễn, Nho sĩ cầm quyền và Phật Giáo cũng bị những khó khăn hạn chế như mọi tôn giáo khác, nhưng tại sao lại chỉ có mình Gia Tô Giáo bị cấm đạo và giáo dân bị tàn sát? Các nhà khảo sử không ai phủ nhận việc cấm đạo và chính sách khắc nghiệt của các triều Nguyễn đối với Gia Tô Giáo, nhưng tất cả đều phải có nguyên nhân. Những nguyên nhân này không bao giờ được các nhà viết sử thực dân hay Gia-Tô nhắc tới. Những nguyên nhân này là gì, hiện nay tài liệu có khá đầy đủ, tôi tin rằng ông có thể kiếm ra một cách dễ dàng. Nếu ông vì quá bận chưa có thì giờ đọc về lịch sử Việt Nam và các tài liệu hiện hữu về vấn đề cấm đạo thì tôi xin trích dẫn vài tài liệu sau đây để cho vấn đề được sáng tỏ:

1. Ông Lý Chánh Trung, một trí thức Công giáo, trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc nhận định rằng:

"Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng từ khi Giáo hội (La Mã) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "Tà Thần", đốt sách vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai.

...Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo dưới các Vua triều Nguyễn là một hành động bất nhân và sai lầm. Nhưng nếu chúng ta tự đặt mình vào địa vị các vị Vua ấy, và cái khung cảnh tâm lý thời đó, thì có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn" (Ông Lý Chánh Trung đã không xét đến những khung cảnh xã hội, chính trị đã tạo ra cái khung cảnh tâm lý đó. TCN)

2. Trong cuốn "Giáo sĩThừa Sai và chính sách thuộcđịa của Pháp tạiViệtNam (1857-1914)", Tiến sĩ Cao Huy Thuần viết như sau:

"Những người viết sử "thực dân" và những người viết sử của Phái Bộ Truyền Giáo đã cho xuất bản rất nhiều sách về điểm mà họ gọi là "sự đàn áp tôn giáo" ở Việt Nam. Một tác giả Thiên Chúa Giáo VN cũng đã có viết một tập giáo khoa - được giải thưởng Hàn Lâm Viện Pháp - để dùng cho các học sinh Trung học Pháp, trong đó y giải thích cho các độc giả trẻ rằng các Vua VN, vào thế kỷ thứ 19, đã "đàn áp" các tín đồ đạo cao quí của Tây Phương như thế nào. Chúng tôi hi vọng rằng các tài liệu công bố trong thiên khảo cứu này cũng đủ khá hùng hồn để chấm dứt các ngụy tạo đó. Thật vậy, cái gọi là "đàn áp tôn giáo" đó sự thực chỉ là những biện pháp tự vệ mà mọi nước bị ngoại xâm và nội loạn đe doạ đều bị buộc phải dùng đến nếu không muốn nhận chịu nguy cơ sụp đổ. Nếu đạo Thiên Chúa VN bị bài xích, thì việc đó, chính yếu là do các người đại diện cho đạo; những người này, bằng những hoạt động tai hại và ý muốn thống trị của họ, rút cục đã làm cho người VN thấy Chúa Christ là tay sai của xâm lăng thuộc địa và văn hóa".

3. Trong cuốn “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine", bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Đình Đầu, Yoshiharu Tsuboi viết như sau:

"Linh mục Louvet gợi lại việc phái bộ Montigny đã tới Đà Nẵng năm 1847 để diệu võ dương oai rồi thảm bại rút lui để lại bao khó khăn cho thừa sai và tín hữu. Theo Louvet, phái bộ Montigny đã gây chuyển hướng trong tính cách của sự bách hại như sau: "...từ phạm vi tôn giáo chuyển sang phạm vi chính trị, người công giáo không chỉ nguyên thuần là một kẻ theo tà đạo, tự mình tách rời ra khỏi đời sống công dân và gia đình do chối từ việc thờ cúng tổ tiên, mà còn là bạn bè của người ngoại quốc, là kẻ phản bội và phản nghịch từng kêu gọi quân xâm lăng đến chiếm lĩnh nước mình." Sự thật Louvet chỉ nhắc lại một lập luận mà giám mục Pellerin đã quảng diễn từ trước...

Một lập luận như vậy đánh dấu thật rõ ràng sự thay đổi trong não trạng các thành viên hội Thừa Sai của Paris, vì lập luận ấy đã cho biết sự thật lịch sử: tại Việt Nam, nơi mà tinh thần hòa đồng tôn giáo đã thấm sâu vào xã hội, không có lý do gì, nhất là khi vẫn có trật tự xã hội, lại đi bách hại đạo công giáo với tính cách là một đạo giáo. Đã từ lâu, điều làm cho người ta e ngại là sự hiện diện và hoạt động của các thừa sai bị coi như là những tác viên của Tây phương có nhiệm vụ phá hại nền đạo đức và chính trị của nước Việt Nam. Chúng tôi đã xem xét kỹ hoạt động của các thừa sai, bởi vì chúng tôi tin là hội thừa sai Paris và các giáo sĩ của hội này đã là những kẻ "dẫn đường" chính cho chính quyền Pháp tại Việt Nam"

4. Trong cuốn Việt Nam Pháp Thuộc Sử, Giáo sư Phan Khoang viết:

"Những người đề xướng cuộc chinh phục nước Nam là mấy sĩ quan hải quân của hạm đội Pháp ở biển Trung Quốc..nhưng hoạt động hăng hái hơn cả để làm cho chính phủ Pháp quyết định là các giáo sĩ, nhứt là giáo sĩ Huc, Giám mục Retord, Giáo sĩ Libois và Giám Mục Pellerin..

Vì các giáo sĩ ngoại quốc truyền giáo phản đối kịch liệt ý kiến châm trước việc thờ cúng tổ tiên nên năm 1742 giáo hoàng Benoit XIV ra sắc lệnh kết án sự thờ cúng tổ tiên, và vì thế, từ đó người ta thấy những sự cấm đoán, những hình phạt các vua, chúa nước ta thi hành với giáo sĩ, giáo đồ càng xảy ra nhiều, nghiêm ngặt, nặng nề hơn."

5. Trong cuốn Việt Nam Chiến Sử, tác giả Phạm Văn Sơn viết:

"Dưới mắt Vua Minh Mạng các tu sĩ Tây phương ngoài việc truyền giáo còn là những gián điệp lợi hại nhất của đế quốc và các tàu buôn cùng sứ thần của họ cũng có những công tác bí mật, vậy "kính nhi viễn chi" là hơn."

6. Trong cuốn Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Namm, Nicole-Dominique Lê viết như sau:

"Theo quan điểm của những nhà lãnh đạo VN thì các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia. Từ bỏ những thờ phượng tôn giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội truyền thống. Nhưng nghiêm trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau."

(Les missionaires, selon l'optique des dirrigeants Vietnamiens, étaient coupables de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur pays. Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les faisaient vivre en marge de la société traditionnelle. Mais chose plus grave, on reprochait aux prêtres et aux chrétiens la scission du pays en deux clans religieux opposés.)

"Được thành lập một cách cuồng tín, những người Thiên Chúa Giáo VN đã có một ý thức giai cấp; họ tự cảm thấy tách biệt khỏi đại khối dân tộc, khác biệt và cao quý hơn, vì họ đã nhận được ánh sáng của Thượng Đế. Họ khinh miệt những người phi-TCG, những người đã theo những nghi lễ mọi rợ và mê tín. Nhưng những người phi-TCG cũng khinh miệt không kém những kẻ theo đạo, thường là xuất thân từ giai cấp hạ tiện, những người chẳng mất mát gì khi theo một tôn giáo khác, một tôn giáo từ chối gia tài của xứ sở. Nhất là giai cấp văn thân càng ghét họ hơn, vì, không những họ từ bỏ những truyền thống tổ tiên, mà tệ hơn nữa, kêu gọi ngoại nhân đến với họ, xin ngoại nhân che trở và cho họ việc làm, hầu hạ và phục tùng ngoại nhân như là các ông chủ duy nhất. Về phía Gia-Tô giáo, họ không làm gì để xóa bỏ hay ít ra là làm giảm bớt cái tiếng xấu của họ, trái lại, khi chắc rằng người Pháp sẽ ngự trị ở ngoài Bắc, và tin rằng thời cơ của họ đã tới, họ đã phạm nhiều sự lạm dụng không thể tha thứ được."

(Formés fanatiquement, les chrétiens Vietnamiens ont acquis une conscience de classes; ils se sentaient à part du reste de la nation, différents et supérieurs, car ils avaient recu la lumière du Dieu. Ils méprisaient les non-chrétiens, qui pratiquaient des rites barbares et superstitieux. Mais les non-catholiques ne méprisaient pas moins les convertis qui, le plus souvent de basse extraction, n'avaient rien à perdre en suivant une autre religion qui niait à elle seule l'héritage du pays. La classe lettrée surtout les détestait car, non seulement ils reniaient leurs traditions ancestrales, mais pire encore, ils appelaient à eux les étrangers, leur demandant protection et emploi, les servant et leur obéissant comme à des maitres incontestés. Du côté catholique, rien ne fut entrepris pour effacer ou tout au moins atténuer la mauvaise réputation qui leur était faite. Bien au contraire, lorsqu'ils furent certains que la France allait désormais s'installer au Nord, ils commirent d'impardonable abus, croyant leur heure est arrivée.)

7. Trong cuốn Annam-Tonkin 1885-1896, Charles Fourniaux viết:

"Căn bản của lực lượng này (với mục đích đồng hóa toàn phần dân chúng để tạo một "Đông Dương của Pháp", bằng cách phá hoại văn minh cổ truyền và những văn thân gìn giữ nền văn minh này) nằm trong 600,000 giáo dân Thiên Chúa Giáo mà các thừa sai là những ông chủ tuyệt đối. Họ sống trong các làng mạc hoặc phần làng mạc riêng biệt, vì các thừa sai nhất định bảo vệ họ để khỏi bị ảnh hưởng xấu của người "Lương" và người Âu châu. Nhưng nhất là vì niềm tin và tác phong của họ đã làm cho đồng bào của họ coi họ như là những kẻ bội giáo và phản bội quốc gia. Họ không còn trung thành với sự thờ cúng tổ tiên, không tôn trọng những lễ lạc cổ truyền và phong tục tập quán. Thật vậy, có phải là từ những năm 70 họ đã chẳng là những "nội ứng của Pháp", làm tình báo cho kẻ thù và giúp đỡ kẻ thù, và cung cấp đa số trợ quân cùng những kẻ phản bội quốc gia khát máu như tên Trần Bá Lộc?"

(La base de cette force (visant à l'assimilation complète de la population pour construire une "France Indochinoise", en détruisant la civilisation traditionnelle et ses gardiens que sont les Lettrés) réside dans les 600,000 chrétiens sur lesquels règnent en maitres absolus les missionnaires. Ils vivent en villages ou quartiers de villages séparées, car les missionnaires tiennent à les protéger des influences néfastes des "paiens" et des européens. Mais surtout leur foi et leur comportement les fait apparaitre à leurs compatriotes comme des rénégats et des traitres. Ils sont infidèles aux pratiques du culte des ancêtres, ne respectent ni les fêtes traditionnelles ni les coutumes. Enfin n'ont-ils pas été depuis le début des années 70 les "Francais de l'intérieur", renseignent et aident l'ennemi, fournissant le gros des recrues de forces supplétives et des traitres sanglants comme Trần Bá Lộc?) (Trần Bá Lộc là tên tay sai Gia-Tô đắc lực nhất của Pháp trong sự đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, nổi tiếng là tàn bạo và tham lam. Leo từ lính cơ của Pháp lên tới tri phủ (1886) hắn đã "chặt nhiều đầu" kháng chiến quân, chính hắn viết như thế, và còn bắt bớ những người có liên hệ với kháng chiến để tống tiền dưới hình thức "bồi thường", được Pháp khen thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh hạng 3: theo tài liệu A30 (75), hộp 19, Thư Khố Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại.)

8. Trong cuốn La Place du Catholicisme dans les Relations Entre la France et le Vietnam, de 1851 à 1870, nhà trí thức Gia Tô Étienne Võ Đức Hạnh viết:

"Dưới triều Vua Tự Đức, một số lớn người Thiên Chúa Giáo VN làm tình báo cho Pháp...Dưới triều Tự Đức, do sự xúi dục của các giáo sĩ, người TCG và phi-TCG, âm thầm hoặc công khai, chống đối lại vị Vua tại vị hơn là nhà Nguyễn vì nhiều lý do...Chỉ có một điều khác biệt: người TCG có cùng chung mục tiêu với nước Pháp, còn người phi-TCG thì không."

(Sous Tu Duc, un grand nombre de catholiques Vietnamiens sont d'intelligence avec les Francais... Au jours de Tu Duc, Chrétiens et non-chrétiens, à l'instigation des missionnaires, résistent ici sourdement, là ouvertement au roi régnant mieux à la dynastie des Nguyen pour plusieurs motifs.. Une seule différence: les chrétiens font cause commune avec la France, les non-chrétiens les combattent)

9. Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874, Mark W. McLeod viết:

"Sau đó, những đạo dụ khắc nghiệt hơn được ban hành mỗi khi Vua Tự Đức phải đối diện với bằng chứng là các giáo sĩ Gia Tô và các giáo dân dính líu vào những cuộc nội loạn hay đứng về phía một quyền lực ngoại quốc."

(Subsequent, more severe edicts were issued whenever Tu Duc was confronted with evidence that the Catholic missionaries or the indigeneous Catholics were involved in internal rebellions or were in league with a foreign power.)

"Nguyên tắc của Vua Minh Mạng để đối phó với những người Gia Tô VN như sau: trước hãy giáo dục sau mới dùng đến hình phạt. Như vậy, các viên chức trước hết phải khuyên hóa những người Gia Tô để cho họ tỉnh ngộ và hối cải những tội ác của họ.."

(Minh Menh's principle for dealing with the Vietnamese Catholics was the following: "first we must educate; only afterward do we punish". Accordingly, officials were first to "advise and instruct" the Catholics so that they would "awaken" and repent their crimes."

10. Trong cuốn Vietnam's Will to Live, Helen B. Lamb viết châm biếm như sau:

"Những công tác của những giáo sĩ như là Cha Retord gồm có thu thập tin tức về vùng bờ biển, sông ngòi, và sự phòng vệ Huế. Ngoài việc là một nguồn tin tức chủ yếu cho hải quân Pháp, những giáo sĩ còn làm những sách-động viên, nhân danh 450,000 giáo dân mà họ tuyên nạp vào giữa thế kỷ thứ 19, sẵn sàng đưa một quốc gia 10 triệu người vào vòng chết chóc và tàn phá toàn diện - lẽ dĩ nhiên là để cứu quốc gia này."

(The labors of such missionaries as Father Retord had included intelligence on coastal areas, rivers, and the defense of Hue. Besides being a vital source of information for the French navy, the missionaries played the role of outside agitators who, in the name of 450,000 Vietnamese converts they claimed by the mid-19th century, were willing to plunge a country of 10 million people into wholesale death and destruction - in order, of course, to save it.)

11. Trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques, Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi trích dẫn tài liệu sau đây trong cuốn “Vie de Mgr. Puginier”:

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân TCG thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân TCG, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tìng trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

(Sand les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

12. Trong cuốn Dieu et César, Linh mục Trần Tam Tĩnh viết như sau:

“Cho tới khi chết ngày 25 tháng 4/1892, giám mục Puginier đã hoạt động không ngưng nghỉ ngày nào để củng cố địa vị của nước Pháp tại xứ ông đã nhận là quốc gia mới. Người ta còn giữ được mấy chục bản ghi chú và những tin tức tình báo có mang chữ ký của ông trong những Văn Khố của Bộ Thuộc Địa. Một phần nhờ vào các tin tức tình báo của giám mục mà quân Pháp có thể dẹp tan quân đội kháng chiến của Việt Nam. Trung tâm kháng chiến khốc liệt nhất là ở Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Đó là một làng được tăng cường bởi một vòng đai lũy tre, những ụ kháng chiến, những hầm trú ẩn, và một hệ thống hầm giao thông được xếp đặt một cách tinh vi. Để "bình định" làng này, quân đội Pháp đã kéo tới 2,250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger. Cuộc tấn công của Pháp ngày 18 tháng 12/1886 bị đẩy lui. Quân Pháp bao vây để tìm kiếm một chiến thuật mới. Sung sướng thay cho họ, một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này trở thành thống chế nổi tiếng của Pháp trong đệ nhất Thế Chiến), đã nghĩ đến việc cầu sự trợ giúp của Cha Trần Lục, cha xứ Phát Diệm và là Phó Tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh. Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân TCG đến giúp quân Pháp. Và Ba Đình bị thất thủ."

(Jusqu'à sa mort le 25 Avril 1892, Mgr Puginier ne restait pas une journée sans travailler à affermir la position de la France dans son pays d'adoption. On conserve des dizaines de Notes et renseignements portant sa signature dans les Archives du Ministère des Colonies. Et en partie grâce à ses renseignements, les Francais purent écraser la résistance armée des Vietnamiens. La résistance la plus farouche étai menée à Ba Đình, Thanh Hóa, sous la direction de Đinh Công Tráng. C'était en apparence un village fortifié avec une ceinture de bambous, des remparts, des tranchées et boyaux de communication savamment disposés. Le moral des combattants était très haut. Pour le "pacifier", les Francais envoyèrent une force de 2500 soldats, 25 canons, 4 canonnières sous le commandement du colonel Metzinger. L'attaque du 18 Décembre 1886 fut repoussée. Les francais durent l'assiéger et cherchant une nouvelle tactique. Heureusement pour eux, un jeune officier, le capitaine Joffre (qui deviendra le fameux maréchal de France pendant la première guerre mondiale), pensa à demander l'aide du père Trần Lục, curé de Phát Diệm et vice-roi pour la pacification des provinces de Thanh Hoa, Nghe An et Ha Tinh. Celui ci avec la bénédiction de Mgr Puginier vint à la rescousse des Francais avec 5000 chrétiens. Et Ba Đinh fut pris.)

Trên đây chỉ là vài tài liệu trong kho tàng tài liệu rất phong phú hiện hữu. Ông Nguyễn Văn Trung có dám phủ nhận sự kiện lịch sử là giáo dân Công giáo đã góp một phần lớn trong cuộc chinh phục Việt Nam của thực dân Pháp không. Xin mời ông lên tiếng. Lẽ dĩ nhiên cũng có những người phi Công giáo hợp tác với Pháp, làm thuê cho Pháp, nhưng vì miếng cơm manh áo chứ không phải là những người phản bội quê hương như những giáo dân Công giáo, dưới quyền sai khiến của các linh mục bản địa và những cha cố ngoại quốc.

Tôi nghĩ viết như trên kể ra cũng đủ để chúng ta thấy rõ con người và đạo đức “trí thức” của ông Nguyễn Văn Trung.

Tôi viết bài này như một lời cảnh báo cho các trí thức Công Giáo, đừng có tiếp tục xuyên tạc Phật Giáo với mục đích đề cao đạo của mình, vì xét cho cùng, thực chất Công Giáo tuyệt đối không có gì để đề cao cả, xét về cấu trúc, giáo lý, và lịch sử, nhất là so với Phật Giáo. Phải chăng vì cái mặc cảm của Công Giáo đối với Phật Giáo mà từ xưa tới nay, từ Vatican đến các giáo hội địa phương, từ Giáo hoàng, Hồng Y cho đến các “trí thức” Công Giáo luôn luôn tìm cách xuyên tạc, dèm pha, hạ thấp Phật Giáo. Nhưng họ quên mất một chân lý: không phải bị xuyên tạc, dèm pha, hạ thấp mà Chánh Pháp không còn là Chánh Pháp, và không phải là được thổi phồng đề cao mà Tà Pháp trở thành Chánh Pháp. Chánh, Tà đã phân biệt rõ ràng qua nội dung Kinh Điển, qua lịch sử truyền đạo, qua tư cách đạo đức của các vị chủ chăn, qua những cuộc chiến tranh tôn giáo v..v… mà lịch sử nhân loại đã ghi rõ.

Về phương diện cá nhân, bản thân tôi không có gì phải đố kỵ, uất ức, bất mãn hay thù ghét người Công Giáo cả. Tôi quen biết khá nhiều người Công Giáo, giáo dân cũng như các linh mục, thí dụ như linh mục Thanh Hùng ở Milwaukee trước đây, linh mục Văn ở Việt Nam, cùng dạy với linh mục Nguyễn Văn Thính ở Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Đà-Lạt, Sơ Lương và mấy sơ khác trước đây ở Milwaukee. Tôi còn nhớ, trước ngày 30 tháng 4, 1975 một hai tháng gì đó, Linh mục Nguyễn Văn Thính còn mời tôi và giáo sư Nguyễn Tiến Ích đi ăn một bữa ở nhà hàng bàn chuyện thời sự. Và tôi tin rằng trong giới bình dân Công Giáo có rất nhiều người tốt, hiền lành, khả ái. Nhưng giới trí thức Công giáo thì có vấn đề, và đó là điều rất khó hiểu đối với tôi. Đáng lẽ ra, họ phải cởi mở, lương thiện hơn những giáo dân thấp kém của họ, nhưng thực tế, như chúng ta thường thấy, lại không phải vậy.

Về vấn đề học thuật (scholarship), tôi thấy giới trí thức Công Giáo có một vấn đề, một vấn đề rất nghiêm trọng. Trong giới “trí thức” Công Giáo, tôi tin rằng cũng có nhiều người thông minh, có đầu óc và khả năng hiểu biết, nhưng có vẻ như, đúng như Mục Sư Ernie Bringas đã nhận định: về phương diện tín ngưỡng, đầu óc của các tín đồ Ki Tô Giáo thuộc loại đầu óc khuyết tật (an astrolabe mind) theo nghĩa đã cũ kỹ thuộc thế kỷ 17, và có một điểm mù tôn giáo (religious blind spot) trong đó. Căn nguyên của vấn đề chính là vì họ không đọc Thánh Kinh, chỉ nghe những lời giảng vụn vặt một chiều ngoài ngữ cảnh trong Thánh Kinh của các bề trên. Họ không tự mình tìm hiểu Thánh Kinh, đặt hết cả niềm tin vào những lời diễn giải Thánh Kinh của Giáo hội, không biết rằng những diễn giải đó nhiều khi không có căn bản trong Thánh Kinh, chỉ có mục đích mê hoặc đầu óc tín đồ và tự tạo quyền lực cho giới giáo sĩ. Những tín lý và những “bí tích” có tính cách ma thuật của Giáo hội Công Giáo đều thuộc loại này. Sau đây là một vấn đề căn bản và nghiêm trọng nhất đối với những người Việt Nam ở trong “hội thánh Công Giáo”:

Người Công Giáo Việt Nam da vàng, nếu họ đọc kỹ Tân Ước thì họ sẽ thấy rằng Giáo Hội Công Giáo của họ đã được giới giáo sĩ thế tục ngụy tạo dựng lên không có căn cứ trong Thánh Kinh. Thật vậy, họ được dạy và tin rằng Giáo hội Công Giáo của họ là do Chúa Giê-su thành lập, truyền lại cho Tông Đồ Phê-Rô làm Giáo Hoàng, và rồi các Giáo Hoàng kế tiếp là những thừa kế của Phê-rô, là đại diện của Chúa (Vicars of Christ) trên trần, có quyền tha tội và cho họ lên thiên đàng v..v.. Nhưng tất cả những điều “giáo hội dạy rằng…” này đều chỉ là ngụy tạo, bởi vì nếu đọc Tân Ước chúng ta thấy không bao giờ Giê-su có ý định thành lập một Giáo hội như Giáo hội Công giáo ngày nay. Nếu Giê-su không thành lập Giáo hội Công Giáo như Giáo hội dạy tín đồ thì làm gì có Giáo hoàng thừa kế làm đại diện cho ông ta ở trên trần. Những nhà thần học nổi tiếng của Công Giáo như Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, Domicic Crossan v..v.. đều khẳng định là Giê-su không bao giờ có ý muốn thành lập Giáo hội Công Giáo như Giáo hội dạy, vì điều này trái ngược hẳn với những điều viết về Giê-su trong Tân Ước.

Thật vậy, trong Tân Ước, cả 4 Phúc Âm: Matthew 16: 27-28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:27, 32; John 14:3, đều viết rõ là Giê-su tin rằng Ngày Tận Thế đã sắp tới, và ông ta sẽ trở lại ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy không có lý do gì để lập ra một giáo hội để truyền bá giáo lý, nếu có, của ông, cả ngàn năm sau. Ngoài ra, trong Tân Ước cũng viết rõ, nhiệm vụ của Giê-su xuống thế chỉ là để cứu dân Do Thái mà thôi (Matthew 10: 5-7), do đó ông ta ra lệnh cho các tông đồ chỉ được đi rao giảng đạo của ông, nếu có thể gọi là đạo, ở những vùng đất Do Thái mà thôi, (Matthew 15: 24, 10: 23), không làm gì có chuyện đi rao giảng khắp thế giới, chưa kể là cái hiểu về thế giới thời đó, theo Thánh Kinh, chỉ là một miền đất phẳng, giới hạn trong cái tầm nhìn của con người. Ngoài ra ông ta còn coi người phi-Do Thái như là chó (Matthew 15: 21-28). Và Thánh Paul khẳng định, theo lời mạc khải của Thiên Chúa: Hebrew 13: 8: “Giê-su Ki Tô luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi.” (Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever). Điều này có nghĩa là nhiệm vụ xuống trần, chủ trương cứu chuộc người Do Thái v.. v.. của Giê-su không bao giờ thay đổi. Vậy quý vị mong cái gì ở Giê-su? Tôi không hiểu các trí thức Công Giáo có biết đến những điều này hay không. Giáo dân thường ở Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm v.. v.. không biết thì đã đành, nhưng chẳng lẽ các linh mục và các trí thức Công Giáo cũng lại chưa bao giờ đọc đến những đoạn này trong Tân ước hay sao. Hay quý vị chỉ vì một điểm mù tôn giáo trong đầu mà vẫn tiếp tục tự giam mình trong sự lừa dối của Giáo hội đã kéo dài cả 2000 năm nay. Hay đã biết mà không dám nói ra vì muốn duy trì quyền lực của bản thân, hay sợ không thể đối phó với khoảng trống trong tâm hồn khi mất đi chỗ bám víu, hay sợ không thể đi vững trên đường đời một khi không còn cặp nạng để chống dựa?? Dù sao thì có phải thật là đáng thương và đáng tội nghiệp hay không ??.


Chú thích:

(1) Nội dung này đăng trên website của ĐHKHXH&NV TP.HCM:
http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1844:ong-phm-cong-thin-&catid=100:vn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid=161