Vụ Phong Thánh cho Mẹ Téresa:

Tranh Cãi Về Hoạt Động Bác Ái Của Nữ Tu

Matt Bradley / NBC News

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/snT/TranKevin_07.php

05-Sep-2016

LGT – Giáo hội Công giáo thường bị lên án là một Đế quốc phạm nhiều tội ác chống lại nhân loại, tùy hoàn cảnh lịch sử mà biến hóa để sống còn và phát triển. Trong lịch sử gần 2000 năm tồn tại, Vatican đã bị kết án làm gián điệp, trốn thuế, đồng minh với các tên độc tài, bao che tội ác của giáo đoàn, tham nhũng, sống xa hoa, tiêu diệt các nền văn minh bản địa, giết người, rửa tiền, khuynh loát nội tình các nước … và dĩ nhiên, lợi dụng hoạt động từ thiện để cải đạo. Trường hợp “Mẹ Têrêsa” là một trong những trường hợp rõ ràng nhất về khả năng “biến hóa” của Tòa thánh, biến một phụ nữ gian dối thành … Nữ Thánh!

Xin đọc những thông tin dưới đây của Matt Bradley, ký giả của đài truyền hình NBC, viết nhân ngày Giáo hoàng Francis phong thánh cho Bà Têrêsa.

– Sưu tầm của Kevin Trần

Saint Mother Teresa

Rome (4-Chín-2016) - Suốt đời Bà, Bà ta được biết đến như một vị “thánh sống”.

Hôm Chủ nhật, đúng ngày mất thứ 19, tính thần thánh của Mẹ Têrêsa đã được khẳng định bằng một buổi lễ Phong thánh do Giáo hoàng Francis làm chủ lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican.

Đối với đoàn quân những người hâm mộ kiên định của bà, sự vươn lên của người chiến thắng giải thưởng Nobel Hòa bình để đạt tình trạng "thánh hóa" có thể xem như không thể tránh khỏi vì nó hợp lý.

Nhưng đối với một vị nữ tu mà từ lâu, tên tuổi đã là một điển hình cho lòng từ bi đạo đức, thì vụ phong thánh của bà đã bị đáp ứng bởi nhiều tranh cãi.

Phần lớn những lời chỉ trích Mẹ Têrêsa đã tập trung vào cách bà tôn thờ Công giáo thì va chạm với nhu cầu thực sự của người dân nghèo khổ mà bà  định giúp đỡ. Trong con mắt của một số người, đặc biệt là ở Ấn Độ , Bà ta đã đặt danh vọng và lòng mộ đạo lên trên nhiệm vụ trợ giúp của Bà.

Trong các bài phê bình khác về Bà, Bà ta đã bị cáo buộc cung cấp chăm sóc y tế keo kiệt hoặc không đạt tiêu chuẩn; tìm cách cải đạo bệnh nhân của mình; ca ngợi đức đau khổ hơn là cố gắng để giảm bớt khổ đau; thân mật với các nhà độc tài; và quảng cáo những nỗ lực của mình cho giới truyền thông đại chúng đang khao khát những mẫu anh hùng .

Một số những lời chỉ trích nóng bỏng nhất lại đến từ người dân Kolkata - mà trước đây được biết đến như là Calcutta - vốn là thành phố mà Mẹ Têrêsa dành cả cuộc đời mình để giúp đỡ .

Đối với một số cư dân Kolkatans, sự kiện Mẹ Têrêsa tập trung vào khu nghèo nàn của thành phố đã trở thành một cái gì đó giống như ám sát cá nhân nhưng ở đây là ám sát một đô thị.

Theo nhà văn Chitrita Banerji, nhờ Mẹ Teresa - vốn sinh ra ở Skopje, Macedonia hiện nay như Anjezë Gonxhe Bojaxhiu của năm 1910 - tên Kolkata bị trở thành hoen ố như người ta chào mừng cái gọi là "vị thánh của các máng nước".

Người Kolkata bản địa cho rằng nỗi buồn của thành phố của Bà thì không khác gì so với những nỗi buồn khác được  thấy trên khắp Ấn Độ.

Nhà văn Banerji, hiện đang sống ở Massachusetts, cho biết rằng "Các thành phố đều có bản sắc riêng. Chúng có sắc thái đặc biệt. Nhưng vì Mẹ Teresa đã trở nên rất nổi tiếng và đã đoạt giải Nobel, nên Calcutta trở nên mất bản sắc trong tâm trí của thế giới phương Tây. Cố ý hay không, tôi cảm thấy rằng bà ấy đã cướp đi của Calcutta một phần nào đó bản sắc của mình."

Đối với ông Aroup Chatterjee , một bác sĩ ở London, người sinh ra ở Kolkata , hành động phỉ báng một cách có ý thức thành phố của ông là một lời kêu gọi phải hành động.

Sau khi cực kỳ bất mãn về những gì mà ông gọi là sự lặp đi lặp lại một cách sai lầm về đặc tính của thành phố Kolkata trên các phương tiện truyền thông phương Tây, bác sĩ Chatterjee bắt đầu cuộc điều tra riêng gần suốt cuộc đời của mình về những hoạt động toàn cầu của Mẹ Teresa .

Bác sĩ Chatterjee , người đã xuất bản "Mother Teresa: The Final Verdict" (“Mẹ Têrêsa: Phán quyết cuối cùng”), vốn là một bài phê bình Mẹ Têrêsa dài như một cuốn sách vào năm 2003 nói rằng "Cá nhân tôi nghĩ rằng Bà ấy đã làm hại nhiều hơn lợi. Bà ấy rất tàn nhẫn trong cách Bà ấy đối xử với những người đang hấp hối. Tôi nghĩ Bà ấy rao giảng một ý hệ phản khai hóa rất tiêu cực, rất thời trung cổ"

Mother Teresa, No Saint To Hindus

“Mother Teresa, No Saint To Hindus” –

Fraud Charity, Fake “Hospitals”, Crime Network, Stealing Hindu Souls.

[Âm mưu cải đạo của “Mẹ Teresa” đã bị chính những người dân Ấn Độ chống đối: “Mẹ Têrêsa, Không phải vị Thánh của Ấn Giáo” – Từ thiện lừa lọc, “Bệnh viện” gian trá, Mạng lưới Tội ác, Cướp linh hồn của Tín đồ Ấn giáo.]

(Ảnh của missionariesofcharity.wordpress.com)

Một đại diện của Dòng từ thiện toàn cầu rực rỡ của Mẹ Têrêsa, Dòng Các Thừa Sai Bác Ái, từ chối bình luận về chuyện này. Người phụ nữ tại trụ sở chính của Dòng tu tại Kolkata nói qua điện thoại trước khi cúp máy:  "Chúng tôi không phản ứng với những lời chỉ trích. Cảm ơn. Thiên Chúa chúc lành cho bạn. Tạm biệt".

Đối với những người bảo vệ cho Mẹ Têrêsa không thuộc Dòng tu của Bà, việc không tán thành vị nữ tu nhỏ bé nầy hoặc chỉ là những cái tát của sự dối trá trắng trợn, hoặc hoàn toàn lạc đề. Vì đối với hầu hết những người biết Bà ta, hình ảnh của Mẹ Têrêsa như là một một người tìm kiếm sự chú ý thì xa lạ với những ký ức của họ về Bà như một tôi tớ vị tha của Thiên Chúa .

Họ nói rằng nếu những bệnh nhân của Mẹ Têrêsa phải chống chọi để sống sót, đó là bởi vì họ đã chết ở giữa nghèo đói không thể tưởng tượng được.

Nhưng có lẽ quan trọng nhất là Mẹ Teresa, người đã bắt đầu một phong trào toàn cầu của hy vọng trong một nước Ấn Độ đang từ từ chuyển hướng độc tài và giữa một cuộc Chiến tranh lạnh đầy rẫy những nghi ngờ chính trị.

Lucinda Vardey, một nhà văn được một trong những Nhà Xuất bản của Mẹ Têrêsa ủy thác để viết một cuốn sách tên là “A Simple Path” (Một Lối đi Đơn giản) về các ứng viên phong thánh, nói rằng "Điều quan trọng nhất là để chúng ta thấy rằng nó không phải là một cái gì đó từ thời trung cổ hoặc một số vị thánh xa xôi nào đó được nâng lên thành thánh thiện hơn người hay một khuôn mặt xa xôi nào đó”. Bà viết rằng “Đó là một người phụ nữ thật đã dám lấy những rủi ro rất lớn, người có một niềm tin thực sự rằng Chúa Giêsu kêu gọi bà ta làm điều này, và bà ấy đã tiến hành làm nó mà không có bất kỳ hình thức do dự nào" .

Nhưng những lời khen ngợi như thế không có nghĩa gì đối với các nhà phê bình Mẹ Têrêsa. Trong số các nhà phê bình nóng bỏng nhất ta thấy có cố tranh luận gia Christopher Hitchens, mà tài liệu "Hell Angel" (“Thiên thần của Địa ngục”) năm 1994 đã chỉ trích nặng nề Mẹ Têrêsa vì đã tôn vinh khổ đau thay vì cung cấp những chăm sóc đầy đủ cho bệnh nhân.

Phần lớn nội dung của bộ phim tài liệu 23 phút nầy bao gồm giọng nói của Mẹ Têrêsa thảo luận về niềm tin phò sự sống, chống ngừa thai của Bà trong những chuyến viếng thăm quốc tế nổi tiếng. Ông Hitchens, một người vô thần công khai, xem  nhiệm vụ của Bà như một "đồng minh của nguyên trạng" (*) như trường hợp mối quan hệ của Bà với nhà độc tài Haiti Jean - Claude Duvalier, một trong số nhiều nhà độc tài khác .

(*) SH: ý nói "bảo thủ", không chịu tiến bộ.

Christopher Hitchens - Mother Teresa: Hell's Angel

https://www.youtube.com/watch?v=65JxnUW7Wk4

Một nghiên cứu của nước Anh đăng trên tạp chí y khoa The Lancet năm 1994 báo cáo rằng ngay cả những loại thuốc cứu sống cơ bản nhất cũng không được phát cho bệnh nhân còn có thể cứu sống, mà những bệnh nhân nầy vốn nên đưa vào bệnh viện chứ không phải là đưa vào ngôi nhà nổi tiếng của Mẹ Teresa cho người sắp chết.

Đối với một nghiên cứu năm 2003, các nhà nghiên cứu tại Đại học Montreal và Đại học Ottawa đã kiểm tra gần 300 tài liệu của vị nữ tu già nầy.

Báo cáo lưu ý “cách chăm sóc người bệnh khá đáng nghi ngờ, những tiếp xúc chính trị có vấn đề, cách quản lý đáng ngờ của Bà đối với những khoản tiền rất lớn mà Bà ta nhận được, và quan điểm quá giáo điều của Bà ta, đặc biệt về phá thai , ngừa thai , và ly hôn."

Nhưng mối quan tâm của ông Hitchens và của những người khác sẽ chắc chắn bị át đi bởi niềm vui của hàng trăm ngàn người sẽ tham dự Thánh Lễ hôm Chủ Nhật 4-9-2016 (xem tường thuật của Giáo Xứ ĐMLV ngày 05 chín 2016) để vinh danh Bà ta.

(Xem bản tin Anh ngữ ở Phụ Lục)

_________________________________

**Đọc thêm bài:

- Why Mother Teresa is still no saint to many of her critics của Washington Post: https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2015/02/25/why-to-many-critics-mother-teresa-is-still-no-saint/

 

** Những bài viết trước đây về Mẹ Teresa:

- Ngôi nhà ảo tưởng của Mẹ Teresa (Trần Tiên Long)

http://sachhiem.net/TTL/TranTL00.php

- Đâu Là Sự Thực? - Thánh Mẹ Teresa (Trần Chung Ngọc)

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN66_2.php

- Mẹ Teresa: Ánh Sáng và Bóng Tối

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgC/ChristopherHitchens.php


PHỤ LỤC

Mother Teresa's canonization: Controversy mars Nun's work

MATT BRADLEY

Sep 4th 2016 9:45AM

ROME — For much of her life, she was known as the "living saint."
On Sunday, the 19th anniversary of her death, Mother Teresa's sanctity was sealed with a canonization Mass led by Pope Francis at the Vatican's St. Peter's Square.

To her legion of steadfast admirers, the Nobel Peace Prize winner's ascendance to "sanctified" status may look as inevitable as it is justified.

But for a nun whose name has long been a byword for pious compassion, her canonization has been met with controversy.

Much of the criticism of Mother Teresa has focused on how her practice of Catholic devotion collided with the real needs of the impoverished people she set out to help. In the eyes of some, particularly in India, she put fame and piety before her mission of aid.

Among other critiques, she has been accused of offering stingy or substandard medical care; of proselytizing to her patients; of claiming virtue in suffering rather than trying to alleviate it; cozying up to dictators; and of promoting her efforts to a global media eager for heroes.

Some of the most scalding criticism comes from the people of Kolkata — which was formerly known as Calcutta — the city Mother Teresa devoted her life to helping.

For some Kolkatans, Mother Teresa's focus on the city's impoverished amounted to something like urban character assassination.

Thanks to Mother Teresa — born in modern day Skopje, Macedonia as Anjezë Gonxhe Bojaxhiu, in 1910 — the name Kolkata became as tarnished as the so-called "saint of the gutters" was celebrated, according writer Chitrita Banerji.

The Kolkata native argues that her city's sorrows were no different than those found throughout India.

"Cities have identity. They have nuance. Because Mother Teresa became very famous and she won the Nobel Prize, Calcutta became very un-nuanced in the Western worlds' minds," said Banerji, who now lives in Massachusetts. "Intentionally or not, I feel that she robbed Calcutta of a certain part of its identity."

For Aroup Chatterjee, a London-based doctor who was born in Kolkata, the perceived defamation of his city was a call to action.

After he took exception to what he called the repeated mis-characterization of Kolkata in the Western media, Chatterjee began his own, nearly lifelong investigation of Mother Teresa's global operations.

"I personally think that she did more harm than good," said Chatterjee, who published a book-length critique of Mother Teresa in 2003 called "Mother Teresa: The Final Verdict."

"She was very cruel in how she treated people at her home for the dying. I think she preached a very negative, very medieval, obscurantist ideology."

A representative for Mother Teresa's sprawling global charitable order, the Missionaries of Charity, declined to comment for this story.

"No responding to criticism. Thank you. God bless you. Goodbye," the woman at the group's headquarters in Kolkata said over the telephone before hanging up.

To defenders of Mother Teresa outside her order, disapproval of the tiny nun either smacks of outright lies or misses the point entirely. For most who knew her, the image of Mother Teresa as an attention-seeker is alien to their memories of her as a selfless servant of God.

If Mother Teresa's patients struggled, it was because they were already dying in the midst of unimaginable poverty, they say.

Perhaps most importantly, it was Mother Teresa who began a global movement of hope in an India creeping toward authoritarianism and amidst a Cold War rife with political suspicion.

"What is most important is for us to see that it's not something from the medieval times or some distant saint that is sort of held up as holier than thou or a distant figure," said Lucinda Vardey, a writer who was commissioned by one of Mother Teresa's publishers to write a book, called "A Simple Path" about the candidate saint.

"It's a real woman who took great risks, who had a real belief that Jesus called her to do this, and she went ahead and did it without any form of hesitation," she wrote.

Such praise meant little to Mother Teresa's critics. Among the most scalding was the late polemicist Christopher Hitchens, whose 1994 documentary "Hell's Angel" excoriated the nun for glorifying suffering instead of providing adequate care.

Much of the 23-minute film includes sound bites of Mother Teresa discussing her pro-life, anti-contraception beliefs during high-profile international visits. Hitchens — a vocal atheist — took her task for being an "ally of the status quo" for her relationships with Haiti's dictator Jean-Claude Duvalier, among others.

A 1994 study by the UK-based The Lancet medical journal reported that even the most basic, life-saving drugs were not administered to salvageable patients who should have been admitted to a hospital rather than Mother Teresa's famous home for the dying.

For a 2003 study, researchers at the University of Montreal and University of Ottawa examined nearly 300 documents belonging to the elderly nun.

The report noted "her rather dubious way of caring for the sick, questionable political contacts, her suspicious management of the enormous sums of money she received, and her overly dogmatic views regarding, in particular, abortion, contraception, and divorce."

But Hitchens' concerns and those of others will no doubt be drowned out by the joy of hundreds of thousands who are expected to attend Sunday's Mass to pay tribute to her.

Source: http://www.aol.com/article/2016/09/04/mother-teresas-canonization-controversy-mars-nuns-work/21465233/?icid=maing-grid7%7Cmain5%7Cdl2%7Csec1_lnk2%26pLid%3D1331725505_htmlws-main-bb

https://www.youtube.com/watch?v=65JxnUW7Wk4

Sưu tầm của Kevin Trần

 

Trang Thời Sự