VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ07.php

14-Apr-2018

0   1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

PHẦN III

KHỔ NẠN CỦA NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ CHÂN CHÍNH

Từ ngàn xưa, bất kỳ chế độ độc nào cũng đều có chủ trương sử dụng bạo lực để cưỡng bách người dân dưới quyền phải cúi đầu tuân lệnh chính quyền. Các nhà lãnh đạo của bất kỳ chế độ độc tài nào cũng chỉ biết đến quyền lợi của bản thân, của gia đình và phe nhóm hay tôn giáo của mình mà không cần biết đến nguyện vọng cũng như nỗi thống khổ và lòng uất hận của muôn dân. Sẵn có quyền lực trong tay, họ tự đặt ra hàng trăm thứ luật lệ để bóc lột và đàn áp muôn dân. Sẵn có lực lượng quân đội, công an, mật vụ và an ninh trong tay, họ tha hồ tự tung tự tác, gieo tai giáng họa, đè đầu cỡi cổ nhân dân để được hả hê phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ái oăm thay! Họ lại thích được nhân dân xưng tụng và suy tôn như là vị ”lãnh tụ anh minh”, ”nhà chí sĩ yêu nước” và ”anh hùng dân tộc”. Họ muốn được các nhà viết sử ghi lại thời họ nắm quyền cai trị như là ”thời hoàng kim” trong lịch sử và phải tôn họ lên hàng ”vĩ nhân của đất nước”. Dĩ nhiên, các nhà viết sử chân chính, không thể bán rẻ lương tâm mà ”bẻ cong ngòi bút” để suy tôn những quân bất chính, đại gian đại ác, hoặc những kẻ ”rước voi về giầy mả tổ” hay những hạng người cam tâm muối mặt bán nước cho quân cướp ngoại thù thành những ”nhà ái quốc”. Chính vì không thể bán rẻ lương tâm nghề nghiệp để chiều theo ý muốn của những tên bạo chúa hay thế lực đương quyền mà các nhà viết sử chân chính thường hay bị bạo lực gieo tai giáng họa, gây ra không biết bao nhiêu là khổ nạn nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Không những bản thân của người viết sử phải mang khổ nạn, mà cả đến gia đình và bà con thân thiết của họ cũng bị vạ lây.

Tiền nhân ta vẫn thường nói ”trung ngôn nghịch nhĩ”, ”sự thật mất lòng” và “sự thật thuờng hay làm trái tai người nghe”. Nói lên sự thật ở ngoài đời đã là một sự khó khăn như vậy thì việc nói lên sự thật lịch sử lại càng khó khăn hơn nữa. Lý do dễ hiểu là vì nói lên sự thật lịch sử là nói lên tất cả những việc làm tốt và không tốt cùng những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của những người nắm quyền lãnh đạo trong lịch sử. Tư tưởng gia L. Mansfield nói rằng ”Sự thật càng lớn bao nhiêu thì sự phỉ báng càng lớn bấy nhiêu”. Cho nên kẻ nào dám nói lên sự thật lịch sử thì tất nhiên là sẽ bị thế lực có liên hệ với những nhân vật đã có tội với dân tộc chĩa mũi dùi vào để thù ghét. Cũng vì thế mà họ thường hay bị phỉ báng và trả thù.  Nhưng dù là bị thù ghét, phỉ báng và trả thù, lương tâm của người viết sử chân chính vẫn không thể làm gì khác hơn là phải nói lên sự thật của lịch sử.

Trong phần này, người viết xin trình bày những khổ nạn của những người muốn viết lên sự thật trong quá khứ. Những khổ nạn này gây ra bởi bạo quyền đương thời hay bởi những thế lực chìm đã từng đỡ đầu hay sát cánh với bạo quyền mà ra lệnh cho bọn cuồng tín tay sai khủng bố để bịt miệng thế nhân, với chủ tâm che đậy và lấp liếm những tội ác của chúng hầu đánh lừa hậu thế.

Phần III này gồm có các chương sau đây:

 Chương 7: Chuyện Anh Em Quan Thái Sử Bá Trong Thời Đông Châu
Chương 8: Khổ Nạn Của Các Nhà Trí Thức Âu Châu Dám Nói Lên Sự Thật
Chương 9: Khổ Nạn Của Các Nhà Viết Sử Chân Chính Trong Thời Cận Và Hiện Đại
Chương 10: Trường Hợp Cựu Thiếu Tướng Đỗ Mậu
Chương 11: Kinh Nghiệm Bản Thân Của Người Viết
Chương 12: Chuyện Đòi Treo Cờ Và Xé Cờ
Chương 13: Nhận Xét Về Những Kẻ Gây Ra Khổ Nạn Cho Các Nhà Viết Sử Chân Chính
Chương 14: Vì Đâu Nên Nỗi

CHƯƠNG 7

CHUYỆN ANH EM QUAN THÁI SỬ BÁ TRONG THỜI ĐÔNG CHÂU

Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, Tề Linh Công vì say mê người thứ thiếp là Nhung-từ mà quay ra phế bỏ Thái-tử Quang để lập người cháu của Nhung-từ, giống như Trịnh Sâm say mê Đặng Thị Huệ mà phế bỏ Thế-tử Trịnh Tông để lập Trịnh Cán là con của Đặng Thị Huệ. Thấy việc phế lập bất minh, quyền thần Thôi Chữ bèn cùng Khánh Phong làm đảo chánh, Tề Linh Công khiếp sợ, hộc máu ra mà chết. Thái-tử Quang được bọn quyền thần Thôi Chữ và Khánh Phong đưa lên làm vua nước Tề lấy niên hiệu là Tề Trang Công. Thôi Chữ được phong làm tướng quốc (tương đương với thủ tướng). Sau khi lên ngôi một thời gian, Tề Trang Công vì lòng háo sắc mà vong ân bội nghĩa, tư tình với thứ thiếp của Thôi Chữ là Đường Khương. Thôi Chữ căm hận, rồi cùng thuộc hạ lập mưu tìm cách giết được Tề Trang Công ở ngay trong tư dinh của mình.  Sách Đông Châu Liệt Quốc ghi lại tình khúc của khúc phim lịch sử này như sau:

Tề Trang Công vừa đến nội thất thì thấy nàng Đường Khương trang điểm cực kỳ lộng lẫy,  bước ra đón tiếp. Nhưng nàng chưa kịp nói lời nào thì một con thị tỳ đã chạy đến thưa: “Quan Tướng Quốc kêu khô cổ, cần uống mật thang.”

Nàng Đường Khương nói với Tề Trang Công:  “Thiếp xin phép Chúa Công đi lấy mật thang rồi sẽ trở lại.” Nói xong, nàng Đường Khương mở cửa hông đi mất.

Tề Trang Công đứng nơi lan-can chờ đợi mãi. Bỗng nghe bên dưới có tiếng gươm giáo khua rổn-rang. Tề Trang Công thất kinh nghĩ thầm: ”Chỗ này sao có quân lính?”

Tề Trang Công toan tìm đường trở ra thì hai bên quân giáp sĩ đã nổi dậy, và có tiếng Đường Vô Cửu (gia thần của Thôi Chữ và là con riêng cùa Đường Khương với chồng  trước là Đường Công) hét lớn: “Ta phụng mạng quan Tướng Quốc đến bắt tên dâm tặc.”

Tề Trang Công nói:  “Ta đã biết rồi. Vậy ngươi để ta được vào nhà thái miếu tự vận mà tạ tội có được chăng?” 

Đường Vô Cửu nói: ”Ta chỉ biết đến đây giết đứa dâm tặc, chớ không biết vua chúa là ai. Đừng nói đến chuyện nhà thái miếu.”

Tề Trang Công bất đắc dĩ phải nhẩy qua cửa sổ, toan leo tường bỏ chạy, nhưng bị Đường  Vô Cửu bắn theo một mũi tên, té nhào xuống lầu chết mất. Đường Vô Cửu sai người rung mấy tiếng chuông làm hiệu.

Bấy giờ trời đã lờ mờ tối. Giả Thụ (gia thần của Thôi Chữ) từ bên trong bưng đèn ra nói với Giả Cử (vệ sĩ của Tề Trang Công): “Trong dinh có biến. Xin các ngài vào cứu giá.” Giả Cử liền cầm kiếm lần mò vào, nhưng vừa vào đến bên trong thì bị Thôi Cương (gia thần của Thôi Chữ) nhẩy ra đâm chết.

Còn Châu Sước và Công Tôn Ngao không hiểu cớ sự làm sao, vừa bước vào thì bị Thôi Thành (người của Thôi Chữ) chặn lại, truyền quân giáp sĩ vây phủ. Hai người đánh một hồi, giết quân giáp sĩ rất nhiều.

Bỗng có Đông Quánh Yển bước ra hét lớn: “Hôn quân đã bỏ mạng rồi, các người còn chiến đấu làm chi. Hãy giữ gìn thân mình mà thờ vua mới.” 

Châu Sước quăng gươm xuống đất nói: “Ta là một kẻ đi trốn, được vua Tề trọng đãi. Nếu vua Tề chết, ta còn sống làm chi.” Nói xong, đập đầu vào vách tự vận. Nhưng đầu Châu Sước cứng quá nên vách tường bị vỡ ra mấy miếng.

Công Tôn Ngao thấy Châu Sước chết, cũng chết theo. Đội vũ dũng của vua Tề hay tin đều lần lượt chết hết.

Chỉ có Vương Hà và Lư Bố Quý bàn nhau: “Chết theo cũng chẳng ích gì. Chi bằng bỏ trốn để sau này có cơ hội để báo thù cho Chúa.” 

Bàn xong, Vương Hà bỏ trốn sang nước Cử. Còn Lư Bố Quý bỏ trốn sang nước Tấn. Trước khi đi, Lư Bố Quý dặn người em là Lư Bố Miết rằng: “Ta trốn đi rồi, em phải cầu cạnh bọn Thôi Chữ và Khánh Phong, cố xin cho ta về nước  để ta tìm cách báo thù cho Chúa Công.”  Lư Bố Miết tuân lời, xin vào làm tôi cho Khánh Phong. Khánh Phong dùng Lư Bố Miết làm gia thần.

Bấy giờ các quan Đại-phu nước Tề nghe tin Thôi Chữ nổi loạn đều đóng cửa, nằm trong  dinh, không ai dám đến cả. Chỉ có Án Anh đến thẳng tận nhà Thôi Chữ, ôm xác Tề Trang Công khóc. Khóc một hồi lâu lại ra về. Đường Vô Cửu thấy vậy, nói với Thôi Chữ: “Án Anh mến tiếc vua Tề tất sanh lòng khác, nên giết đi.” Thôi Chữ nói: “Án Anh được tiếng là kẻ hiền, nếu giết đi sẽ làm cho lòng các quan khủng khiếp.”

Án Anh đến nhà Trần Tu Vô (cháu tằng tôn của Trần Kính Trọng) nói: “Sao ngài không lo việc lập tân quân?”  Trần Tu Vô đáp: “ Quyền bính trong nước ta thì có họ Cao và họ Quốc, còn kẻ khởi loạn là họ Thôi và họ Khánh, thế thì các người ấy mới định đoạt nổi.” Án Anh tức giận bỏ ra về, Trần Tu Vô gọi lại nói:”Ta không bao giờ tùng phục kẻ loạn thần đâu.”

Nói xong, Trần Tu Vô trốn sang nước Tống. Án Anh lại đến dinh Cao Chỉ và Quốc Hạ để bàn việc lập tân quân. Cao Chỉ và Quốc Hạ nói: “Binh quyền hiện đang ở trong tay họ Thôi và họ Khánh, chúng tôi làm gì nổi!” Án Anh thở dài, ra về.

Khánh Phong sai con là Khánh Xá đi bắt những dư đảng của Tề Trang Công, và đuổi ra khỏi nước. Còn Thôi Chữ sai người đến triệu họ Cao và họ Quốc đến lập vua mới. Họ Cao và họ Quốc lại nhường quyền ấy cho Thôi Chữ.

Thôi Chữ nói: “Con vua (Tề) Linh Công là Công Tôn Chữ Cửu, tuy còn nhỏ tuổi, song mẹ là con gái   quan Đại Phu nước Lỗ tên gọi Thục Tôn Kiều Như. Nếu lập người ấy thì nước ta có thể giao hiếu với nước Lỗ được.  Các quan triều thần đều tuân theo. Thôi Chữ lập Công Tử Chữ Cửu lên làm vua, hiệu là Tề Cảnh Công.

Bấy giờ Tề Cảnh Công còn nhỏ, việc triều chính đều do tay Thôi Chữ và Khánh Phong định liệu cả.  Thôi Chữ đưa các quan đến nhà thái miếu cùng nhau tuyên thệ rằng: ”Nếu kẻ nào không đồng tâm với họ Thôi và họ Khánh thì có mặt trời soi-xét”.

Các quan đều sợ uy của Thôi Chữ, ai cũng thề như thế cả, chỉ có Án Anh thề rằng:”Tôi nguyện đồng tâm với bất cứ ai có lòng trung quân ái quốc. Nếu sai lời có mặt trời soi- xét”.

Thôi Chữ và Khánh Phong giận đỏ mặt. Cao Chỉ và Quốc Hạ đều nói: “Lời thề của Án Anh đúng theo lẽ phải. Vì việc làm của hai quan Tướng Quốc ngày nay  là trung quân ái quốc kia mà! Thôi Chữ và Khánh Phong tuy không hài lòng, song cũng phải bỏ qua. Kế đó, Thôi Chữ sai quan Thái-sử Bá đem sử ra chép.

Thôi Chữ nói: “Nhà ngươi nên chép rằng vua Trang Công bị sốt rét mà chết.”

Thái-sử Bá không nghe, chép rằng:”Ngày Ất Hợi, tháng năm mùa hạ, Thôi Chữ giết vua Quang hiệu là Tề Trang Công”.

Thôi Chữ giận lắm, giết chết Thái-sử Bá. Ba người em Thái-sử Bá tên là Trọng, Thúc và Quí. Trọng cũng lại chép y như vậy. Thôi Chữ bắt Trọng giết đi. Thúc lại cũng chép y như thế. Thôi Chữ lại bắt Thúc giết nữa. Quí lại giữ y lời như vậy.

Thôi Chữ tức giận hỏi: “Ba cái đầu đã rơi mà người không sợ sao?” Quí đáp: “Chép sử mà chép sai là điều nhục, thà chết còn hơn. Ngày xưa Triệu Xuyên giết vua,  Triệu Thuẫn đang làm Tướng Quốc mà phải mang tiếng giết vua. Đổng Thừa vẫn chép như vậy, đâu có gì là lạ. Nếu cho việc giết vua là nhục, sao còn có kẻ làm?”

Thôi Chữ thở dài bước ra.  Chẳng bao lâu có quan Nam Sử Thị đến.

Quí hỏi: “Ngài đến đây có việc chi chăng?” Nam Sử Thị nói: “Ta nghe anh em nhà ngươi bị chết cả. Sợ bỏ sử không ai chép, nên phải đến đây để giữ lấy cái việc ngày Ất Hợi tháng năm mùa hạ vừa rồi.”

Quí đưa cho Nam Sử Thị xem, Nam Sử Thị mới chịu lui về. Thôi Chữ lấy làm xấu hổ đem Giả Thụ giết đi, đổ tội giết vua để tránh tiếng cho mình.” (Mộng Bình Sơn. Sđd., trang 595-97).

NHẬN XÉT

Qua câu chuyện lịch sử trên đây, chúng ta rút ra được những bài học: 

Thứ nhất, đứng trước một biến cố thay bậc đổi ngôi, đối với bọn quyền thần Thôi Chữ và Khánh Phong hét ra lửa mửa ra khói, Án Anh vẫn ung dung tự tại với những hành động đúng theo cái dũng của kẻ sĩ ”Uy vũ bất năng khuất”. Trong khi mọi người đều cúi đầu răm-rắp tuân lệnh thề theo lời thề sắp đặt sẵn của Thôi Chữ giống như đàn chó Pavlov nghe theo tiếng chuông rung, thì chỉ có riêng Án Anh, không những đã không phát thanh theo ”tiếng chuông rung Pavlov”, mà lại còn hiên ngang thách thức vời bọn quyền thần họ Thôi và họ Khánh bằng cách sửa lại lời thề theo ý của ông: ”Tôi nguyện đồng tâm với bất cứ ai có lòng trung quân ái quốc. Nếu sai lời có mặt trời soi-xét

Thứ hai, quan niệm về trung quân ái quốc của Án Anh cũng khác hẳn với quan niệm trung quân ái quốc của bọn ngụy Nho đương thời hay bọn cuồng nô Gia-tô vô tổ quốc ngày nay. Chúng ta thấy khi biết Tề Trang Công bị giết hại, Án Anh vẫn can đảm đến nhà quyền thần Thôi Chữ ôm xác khóc thương mà không sợ làm như vậy là chọc giận bọn quyền thần Thôi Chữ và Khánh Phong mà hậu quả có thể chính bản thân và gia đình sẽ bị nguy hại. Việc khóc thương Tề Trang Công của ông chỉ là một thứ lòng thương hại của một con người đối với một người thân quen, chứ không phải là một thứ tình cảm xót xa thương tiếc như bọn ngu trung Châu Sước và Công Tôn Ngao.

Thứ ba, nói đến chữ trung, người chính Nho như Án Anh có quan niệm khác hẳn với bọn Ngụy Nho và những bọn Việt gian hay bè lũ gia nô tay sai của các tên bạo chúa của các chế độ độc tài. Trong khi bọn này hiểu chữ trung là trung thành với cá nhân người cầm quyền hay với chế độ của các nhà độc tài chuyên chính hoặc là với các thế lực Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 và mấy tên bạo chúa do các thế lực ngoại bang mang về Việt Nam cho nắm chính quyền, thì những người chính Nho như Án Anh lại hiểu chữ trung là trung thành với quốc gia dân tộc. Vì thế cho nên, sau khi Tề Trang Công chết rồi, ông đã chạy đôn chạy đáo hết đến nhà Trần Tu Vô, lại đến nhà họ Cao và họ Quốc, lo lập tân quân để ổn định quốc gia. Đến khi lập tân quân, Thôi Chữ bắt mọi người có mặt phải tuyên thệ theo lời thề sắp đặt sẵn của Thôi Chữ thì ông sửa lại lời thề để nói lên cái quan niệm về chữ trung của những người chính Nho như ông. Quan niệm về chữ trung của ông cũng được thể hiện rõ sau này khi ông vâng lệnh Tề Cảnh Công đi sứ sang nước Sở. Tại đây ông đã nói với cả vua Sở Linh Vương và triều đình nước Sở rằng:

 ”Người có chí lớn không thấy những việc nhỏ mọn. Người hiểu xa không nghĩ những việc  tầm thường trước mắt. Ông vua vì nước mà chết, bề tôi nên chết theo. Chết như thế mới gọi là trung quân ái quốc. Còn một ông vua chết không phải vì nước mà bề tôi chết theo, đó chỉ là cái tình riêng. Tôi dẫu hèn mạt nhưng quyết không liều chết để mua lấy cái hư danh ấy. Vả lại, mỗi khi quốc biến bỏ nước mà đi, là kẻ không biết yêu nước. Người trung nghĩa phải lấy nước làm trọng. Nước mất là vua mất. Nước còn có thể lập lên vua khác để trị nước. Xem thế thì trung quân phải biết ái quốc”. (Mộng Bình Sơn. Sđd., trang 748).

Tác giả sách Đông Châu Liệt Quốc cũng khẳng định rõ về ý nghĩa của chữ trung như sau:

Cái ”trung” có rất nhiều mặt. Vua phải, nghe theo là trung. Vua không phải, bỏ vua đi cứu  nước cũng là trung. Phò một tên hôn quân để cho nước yếu hèn tức là không trung với nước. Cái trung ấy chỉ là trung với cá nhân mà thôi. Một đàng trung với nước, một đàng trung với cá nhân, cái nào trọng?” (Mộng Bình Sơn. Sđd., trang 662).

Thứ tư, quan Thái-sử Bá chỉ vì đã cương quyết chép sử theo sự thật lịch sử mà không chịu bẻ cong ngòi viết để chép theo ý của bạo quyền đến nỗi phải bị giết. Cái gương của người anh bị giết như vậy mà người em kế tiếp là Trọng cũng không run sợ, vẫn chép sử đúng theo sự thật như người anh vừa bị giết đã ghi. Người em thứ ba là Thúc cũng vẫn cương quyết không chịu lùi bước trước cường quyền để rồi sẵn sàng nhận lãnh cái chết, chứ không chịu uốn mình bẻ cong ngòi bút, viết sai sự thật. Đến người em thứ tư là Quý cũng nhất định giữ nguyên lời viết mà các ông anh đã cương quyết hy sinh thân mạng để giữ vững lương tâm của người viết sử khiến cho Thôi Chữ phải chùng tay. Còn nữa, tưởng rằng Thái-sử Quý cũng theo số mệnh của ba người anh, Nam-sử Thị vội vàng lật đật đến để thi hành sứ mạng giữ vững lời viết ”Ngày Ất Hợi, tháng năm mùa hạ, Thôi Chữ giết vua Quang hiệu là Tề Trang Công”.

Bài học lịch sử trên đây cho chúng ta thấy rằng việc ghi lại những sự thật lịch sử đúng như là đã xẩy ra rất là vô cùng quan trọng đối với các nhà viết sử chân chính, rằng viết lên sự thật lịch sử thường thường là phải hứng chịu mọi sự nguy hiểm do bạo quyền và tay sai của các thế lực liên hệ với bạo quyền gây ra.

.

Trang Nguyễn Mạnh Quang